You are on page 1of 112

TỔNG QUAN SIÊU ÂM CƠ

XƢƠNG KHỚP

BSCK1. LÊ THANH LIÊM – MEDIC


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN IX. VÀI BỆNH LÝ
II. KỸ THUẬT THƢỜNG GẶP
III. CHỈ ĐỊNH X. KẾT LUẬN
IV. CƠ
V. GÂN
VI. DÂY CHẰNG
VII. NHỮNG THÀNH PHẦN
KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
2. Sụn khớp
3. Xương
4. Bệnh sụn xương ngoài khớp
5. U phần mềm
6. Dây thần kinh
VIII. ẢNH GIẢ.
I. TỔNG QUAN
• Bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp, phần lớn liên
quan đến chấn thương và viêm, liên quan đến hoạt
động thể thao hay nghề nghiệp mà gân căng quá mức
hay chấn thương lập đi lập lại.

• Gân cơ của các chi nằm nông nên rất thích hợp để
khảo sát bằng siêu âm với đầu dò tần số cao (7,5 
20 MHz).
I. TỔNG QUAN
• Siêu âm tần số cao là kỹ thuật hiển thị tức thì duy
nhất, với độ phân giải không gian tốt.
• Siêu âm chi phí thấp, đơn giản, tiện lợi, và sẵn có nên
có thể chỉ định đầu tiên.
• Hạn chế: cấu trúc khảo sát nhỏ, một số vùng bị che
khuất bởi cấu trúc xương và có khả năng tạo ảnh giả
do kỹ thuật.
• Việc ấn chẩn bằng siêu âm cho biết tương quan giữa
tổn thương với vị trí đau.
• Ngoài ra, siêu âm giúp theo dõi điều trị và hướng dẫn
can thiệp.
II. KỸ THUẬT
• Đầu dò Linear 7,5 – 12 MHz là lựa chọn tốt nhất để
siêu âm gân.
• Đầu dò cong 3,5 – 5 MHz khảo sát sâu và rộng hơn,
nhưng có thể tạo ảnh giả.
• Dùng tấm đệm khi khảo sát các gân nằm rất nông và
những vùng bề mặt không bằng phẳng.
• Luôn luôn khảo sát một cách có hệ thống, so sánh
vùng tương tự đối bên.
• Cần phối hợp giữa hình ảnh cắt ngang và cắt dọc để
tạo ra sự tiếp cận không gian ba chiều.
• Kết hợp giữa siêu âm B – mode và Doppler có độ
nhạy cao với vi tuần hoàn.
II. KỸ THUẬT
Cách khắc phục giới hạn bề rộng đầu dò:
(1) Dùng kết hợp với đầu dò Convex để xem toàn cảnh.
(2) Chia đôi màn hình siêu âm sau đó nối hình thủ công.
(3) Dùng máy siêu âm có phần mềm tạo hình toàn cảnh Panorama.

Nối hình thủ công.


Hình Panorama.
III. CHỈ ĐỊNH
Chỉ định siêu âm MSK bao gồm (not limited):
1. Đau hoặc rối loạn chức năng.
2. Chấn thương mô mềm hoặc xương.
3. Bệnh lý gân hoặc dây chằng.
4. Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc bệnh lý lắng
đọng tinh thể (crystal deposition disease).
5. Vật thể trong khoang khớp (Intra-articular bodies).
6. Tràn dịch khớp.
7. Dây thần kinh: chèn ép (entrapment), chấn thương,
bệnh lý dây thần kinh, khối u, hoặc sai khớp nhẹ.
AIUM Practice Guideline for the Performance of a Musculoskeletal
Ultrasound Examination, 2012 by the American Institute of Ultrasound in Medicine.
III. CHỈ ĐỊNH
8. Đánh giá mô mềm: khối u, phù nề, hoặc tụ dịch.
9. Phát hiện ngoại vật trong mô mềm.
10. Lập kế hoạch và hướng dẫn thủ thuật xâm lấn.
11. Dị tật bẩm sinh hay phát triển.
12. Đánh giá sau phẫu thuật hau sau thủ thuật.

Kiểm tra siêu âm MSK nên được thực hiện khi có một
lý do y tế hợp lệ. Không có chống chỉ định tuyệt đối.

AIUM Practice Guideline for the Performance of a Musculoskeletal


Ultrasound Examination, 2012 by the American Institute of Ultrasound in Medicine.
III. CƠ
1. Mô học
• Cơ có 2 thành phần là các sợi
cơ cấu tạo bởi các tế bào cơ và
mô liên kết nâng đỡ.
• Sợi cơ  Bao sợi cơ (vô
mạch)  Bó sợi cơ  Bó cơ
 Bao bó cơ (chứa mạch máu
nhỏ)  Bao cơ.
• Khi gộp các đầu cơ lại, các
vách sẽ tạo nên gân.
• Cấu tạo bên trong của cơ thay
đổi tùy theo hướng các bó cơ.
III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng
• Đặc trưng bởi lớp phản âm kém (các bó sợi cơ) và
những dải phản âm dày (bao bó cơ và bao cơ).
• Cắt dọc sẽ thấy các đường phản âm dày, song song.
• Hình cắt ngang, cơ phản âm kém, rải rác những chấm
và vạch kích cỡ khác nhau, phân bố không đều.

• Cạm bẩy :
– Vách gian cơ giống vùng xơ hóa.
– Mạch máu trong cơ có thể nhầm với máu tụ nhỏ.
– Ảnh giả phản âm dội lại nhiều lần tạo ra các mặt phân cách
giống cân mạc cơ.
III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng
III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng

Co cơ và hình ảnh
siêu âm
III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng
• Doppler mạch máu cơ trước (a,b) và sau vận động (c,d)
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
• Có 2 loại ngoại lai và nội tại.
• Tổn thương nội tại, tiêu biểu nhất là tổn thương trong
thể thao.
• Tổn thương ngoại lai là hậu quả của chấn thương trực
tiếp từ ngoài, hoặc đụng giập hoặc xuyên thấu.
• 3 yếu tố quyết định độ nặng của tổn thương: bề mặt,
vị trí và lượng máu chảy.
• Vị trí: chủ yếu ở gần nơi bám của các sợi cơ.
• Các yếu tố nguy cơ : Cơ bám vào hai khớp, Cơ có
bám tận ngắn, cơ bám trên cân.
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Phải so sánh và khảo sát động khi co cơ và khi ép. Các
dấu hiệu trên siêu âm xuất hiện 24-48 giờ sau tai nạn.
• Rách sợi cơ : tụ dịch trong cơ.
• Máu tụ : có hình ảnh thay đổi theo thời gian, tụ dịch và tổ chức
hóa  tiêu máu cục  tạo nang (ban đầu phản âm dày, sau đó
dần dần giảm phản âm, trống âm).
• Hủy cấu trúc : đám echo kém hay echo dày.
• Rách cân mạc : cân mạc mờ hay biến mất hoàn toàn.
• Tổn thương cân đơn độc: Biểu hiện dày cân ngoại biên hay
dày một nếp trong cơ. Máu tụ giữa các cân.
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Biến chứng
• Biến chứng sớm : Huyết khối tĩnh mạch, huyết khối chèn ép
hoặc hội chứng chèn ép khoang.
• Biến chứng muộn : Máu tụ mạn tạo nang, sẹo xơ hoá, thoát vị
cơ, vôi hóa và cốt hóa .
Sẹo xơ : echo dày, có giảm âm phía sau.
Vôi hóa : dãy phản âm dày, có bóng lưng, thường kết hợp
với mô xơ sẹo.
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Phân loại theo Peetrons, có 4 mức độ :
• Grade 0 : Siêu âm bình thường hay tổn thương giải phẫu tối
thiểu với máu tụ kín đáo.
• Grade 1 : Vùng phản âm kém hoặc dày, không đồng nhất,
không rõ nét, kèm dày cân không tụ máu.
• Grade 2 : Đứt một phần với máu tụ, không có co rút cơ.
Chọc hút khi phản âm kém và đè ép được.
• Grade 3 : Đứt hoàn toàn, kèm co rút cơ.
Siêu âm cho phép xác định chẩn đoán cấp cứu, tiên lượng và thực
hiện chọc hút giải áp máu tụ hay bilan tiền phẫu.
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ • Grade 1
• Grade 0
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ

Grade 2

Grade 3
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Tổn thƣơng cân đơn thuần
• Giới hạn ở xương nơi cân bám, cứng hơn và kém đàn
hồi hơn các sợi cơ.
• Dày cân ngoại biên hay dày một nếp trong cơ, không
kèm tổn thương rõ ràng các bó cơ.
• Máu tụ giữa các cân có khi nhiều, cần chọc hút dưới
siêu âm(cơ bụng chân trong-cơ may).
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Tổn thƣơng cân đơn thuần
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Máu tụ tạo nang
Tổn thương cơ bụng chân
trong sau 3 tháng
Không đau nhưng mất chức
năng mức độ trung bình
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Sẹo xơ hóa
Chấn thương cũ không đau:
Hình ảnh sẹo sinh âm
Ấn lõm chủ yếu do co cơ
Không có tín hiệu Doppler
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Thoát vị cơ
Di chứng đứt cân, thường không đau
Khối sờ chạm được, thể tích thay đổi, chủ yếu do co cơ
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Thoát vị cơ
Siêu âm >> MRI
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Vôi hóa và cốt hóa
Biến chứng thường nhất ở máu tụ trong cơ

Ngày 3 Ngày 21
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Nhiễm trùng
• Siêu âm giúp phân biệt áp xe cơ với viêm mô tế bào,
nhưng khó phân biệt giữa áp xe với máu tụ và khối u
hoại tử.
• Cần xác định có hoặc không có ngoại vật (kim loại,
thủy tinh, gỗ, …) và xác vị trí chính xác của nó trong
ổ áp xe. Ngoại vật thường biểu hiện dạng đường
thẳng, có phản âm, có thể có bóng lưng.
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Nhiễm trùng
• Viêm cơ
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Nhiễm trùng
• Áp xe
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Nhiễm trùng
• Ngoại vật
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Nhiễm trùng
• Ngoại vật
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Nhiễm trùng
• Ngoại vật
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Nhiễm trùng
• Ngoại vật
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Viêm cơ cốt hoá (Myositis Ossificans).
• Chấn thương chiếm ½ các nguyên nhân
• Đặc trưng bởi một khối đau có thể xuất hiện nhanh
(vài ngày hoặc vài tuần), tồn tại vài tuần rồi khỏi tự
nhiên.
• Ban đầu là một khối trung mô giả viêm hóa cốt dần từ
ngoại biên đến trung tâm. Hình ảnh tiến triển trong
một thời gian ngắn.
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Viêm cơ cốt hoá

• Bn nữ 15 tuổi, đau vai trái 1 tháng.


www.aium.org/loginRequired/membersOnly/caseChallengeSingle.aspx?caseId=12
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.2. Viêm cơ cốt hoá
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.3. Teo cơ
• Sợi cơ thoái hóa mỡ tăng phản âm, đặc và mờ, mất hình dạng
bình thường, vách gian cơ biến mất, chỉ có cân cơ còn tồn tại.
• Siêu âm không đặc hiệu nhưng khu trú vị trí cơ tổn thương và
hướng dẫn sinh thiết.

atrophy of the
teres minor muscle
J Ultrasound Med 2004; 23:1031–1034
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.4. Bƣớu cơ
• Bướu ác tính thường có phản âm kém, tăng sinh mạch
máu và làm mất liên tục sợi cơ.
• Bướu phản âm dày thường là bướu mỡ lành tính, giới
hạn rõ, theo chiều sợi cơ, không có tín hiệu Doppler
mạch máu bên trong.
III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.4. Bƣớu cơ
Sarcoma cơ
IV. GÂN
1. Mô học
• Các sợi collagen - chất nền, xếp thành bó song song nhau.
Màng gân bao bọc quanh gân và tạo các vách nội gân.
• Máu nuôi gân rất nghèo nàn, sự trao đổi chất phần lớn thông
qua chất nền. Càng lớn tuổi, số lượng chất nền và nguyên bào
sợi giảm, số lượng sợi và khối lượng mỡ tăng lên.
IV. GÂN
1. Mô học

- Một số gân đi vào bao


hoạt dịch, một số khác
được bọc bởi mô
quanh gân, số còn lại
được cố định bởi mô
nâng đỡ.

- Bao hoạt dịch có cấu


trúc hình ống hai vách,
vách trong sát gân, hai
vách nối nhau ở 2 đầu.
IV. GÂN
2. Hình ảnh siêu âm gân bình thƣờng
• Gân và cân phản âm dày.
• Trên mặt cắt dọc có hình sợi mảnh, có thể di động, dễ
nhận biết khi ở trong cơ nhưng giới hạn không rõ khi
bao quanh bởi mô mỡ có phản âm.
• Trên mặt cắt ngang có hình chấm nhỏ, cho số đo
chính xác nhất về độ dày gân.
• Lưu ý: là phản âm của gân phụ thuộc vào hướng giữa
chùm sóng âm và sợi gân, những đoạn không thẳng
góc có phản âm kém.
• Bao hoạt dịch phản âm kém nhẹ.
IV. GÂN
2. Hình ảnh siêu âm gân bình thƣờng
IV. GÂN
2. Hình ảnh siêu âm gân bình thƣờng
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
a. Chấn thƣơng gân
• Đứt gân là hậu quả của chấn thương mạnh.
• Yếu tố nguy cơ: bất thường hình thái (mỏ chim, gai
chỗ bám gân hay gai xương), tổn thương thoái hóa
mạn tính, bệnh thấp, bệnh gout, điều trị corticoid tại
chỗ, thừa cân, tuổi cao, …
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
a. Chấn thƣơng gân
• Siêu âm tĩnh và động, so sánh đối bên.
• Đứt gân cấp :
– Mất liên tục các sợi gân (từng phần hay hoàn toàn) ;
– Tụ máu (thường nhỏ) ;
– Mãnh xương trong trường hợp rứt mãnh xương ;
– Khiếm diện gân do gân tụt lại trong trường hợp đứt hoàn
toàn.
– Có thể đứt ngang gân hoặc đứt theo trục gân.
– Gân dày, không đồng nhất, tràn dịch bao gân, có thể có
dịch trong bao hoạt dịch hoặc khớp lân cận.
– Kích thước chỗ đứt quyết định điều trị.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
a. Chấn thƣơng gân
• Đứt gân cấp : Đứt gân toàn phần
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
a. Chấn thƣơng gân
• Đứt gân cấp : Rách bán phần
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
• Mất vững (trật hay bán trật gân):
– Hậu quả đứt dây chằng hay mô nâng đỡ giữ gân và bao
gân, thường ở gân dài như đầu dài gân nhị đầu cánh tay,
các gân mác, các gân duỗi các ngón…
– Siêu âm động được lựa chọn trong chẩn đoán.

• Hậu quả trên cơ sau đứt gân: teo cơ và thoái hóa


mỡ.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
• Mất vững (trật hay bán trật gân):
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân
• Thường gặp ở hoạt động nghề nghiệp và thể thao, có
thể ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần sợi gân.
• Trên mô bệnh học có hiện tượng tăng tuần hoàn và
phù nề.
• Siêu âm :
– Viêm gân cấp, gân dày lên, bờ không rõ, giảm phản âm,
tăng tưới máu trên siêu âm Doppler.
– Viêm gân mạn tính, gân có thể biến dạng, gồ ghề, có thể có
vôi hóa.
– Siêu âm Doppler có thể dùng để theo dõi đáp ứng điều trị.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân vôi hóa cấp tính
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân vôi hóa cấp trên nền mạn tính
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
c. Viêm bao hoạt dịch quanh gân :
• Chấn thương lập đi lập lại và nhiễm trùng là nguyên
nhân thường gặp nhất của viêm bao hoạt dịch quanh
gân cấp.
• Siêu âm thấy dịch trong bao gân dù lượng rất ít, có
thể có phản âm của mảnh vụn bên trong nếu viêm bao
gân mủ.
• Trong viêm bao hoạt dịch quanh gân mạn, bao hoạt
dịch dày lên, phản âm kém, có thể có ít hoặc không
có dịch. Bao gân dày có thể cản trở vận động của gân
(Viêm bao gân De Quervain).
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
c. Viêm bao hoạt dịch quanh gân :
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
• Rất có ái lực với mô hoạt dịch.
• Siêu âm giúp phát hiện tổn thương sớm hơn XQ, nhờ vậy bệnh
nhân được điều trị sớm và giảm biến chứng.
• Biểu hiện trong khớp: viêm bao hoạt dịch (synovitis), ăn mòn
xương (bone erosion).
- Viêm màng hoạt dịch là sự thay đổi bệnh lý thấy sớm nhất. Cả siêu âm
và MRI có thể phát hiện trước khi có hiện tượng ăn mòn xương.
- Ăn mòn xương: rất phổ biến, có mặt trong 97% bệnh nhân, thường ở
giai đoạn trể. Đó là hình ảnh gián đoạn bề mặt xương trong khớp, thấy
ở 2 mặt cắt vuông góc nhau, bên trong chứa dịch hay mô viêm.
• Biểu hiện ngoài khớp: nốt thấp (Rheumatoid nodules), viêm
bao gân (Tenosynovitis).
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
• Nốt thấp:
- Dễ dàng phát hiện bằng siêu âm, Đó là nốt giảm âm, giới hạn rõ, ít
mạch máu bên trong.
- Thấy ở 30% bệnh nhân và hầu như chỉ thấy ở những người có RF (+),
giai đoạn mãn tính, đặc biệt là trên mặt duỗi.
• Siêu âm rất hiệu quả trong chẩn đoán viêm bao gân dạng thấp:
- Thường ảnh hưởng ở bàn tay, cổ tay, nhất là gân duỗi cổ tay trụ.
- Màng mạch của bao gân có phản âm kém rất rõ, tăng tưới máu đáng kể,
đôi khi có dịch.
- Gân cũng bị dày, không đồng nhất, bờ lồi lõm.
- Giai đoạn sau gân mỏng rõ rệt, có thể rách bán phần hoặc toàn phần.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp

VIÊM BAO HOẠT DỊCH KHỚP CỔ TAY / Bệnh nhân nữ, 36


tuổi Viêm khớp dạng thấp.

Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound


Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp

ĂN MÒN XƢƠNG
(mũi tên): Bệnh nhân
nữ 59 tuổi Viêm khớp
dạng thấp. Gân Duỗi
gân ngón giữa nằm phủ
lên chỗ ăn mòn xương
(dấu sao)

Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound


Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp

NỐT THẤP:
Nốt phản âm kém, không
đồng nhất, nằm phía trên bề
mặt lưng đoạn gần xương
trụ ở bệnh nhân nữ 42 tuổi.
Bề mặt duỗi là ở vị trí điển
hình.

Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound


Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh nhân nữ 33 tuổi Viêm khớp dạng thấp :


Bao gân duỗi bàn tay phù nề nhiều và tụ dịch

Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound


Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
e. Bƣớu và giả bƣớu :
• Bướu tế bào khổng lồ, bướu sụn xương, viêm hoạt
mạc dạng lông nốt tích tụ sắc tố (PVNS), nốt thấp
trong gân, u vàng ở bệnh nhân tăng lipid máu, nốt
Tophi trong bệnh Gout,…
f. Hình thái sau mổ : Sẹo xơ, chỉ khâu sau mổ, đóng
vôi.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
f. Bƣớu và giả bƣớu :
Bƣớu đại bào bao gân
V. DÂY CHẰNG
1. Mô học
• Dây chằng có cấu trúc tương tự với gân. Dây chằng
rất mỏng, nhưng có độ đàn hồi cao do chứa lượng lớn
elastin.
V. DÂY CHẰNG
2. Siêu âm dây chằng bình thƣờng
• Dây chằng có hình ảnh dãy phản âm dày nằm sát
xương, bờ rõ, đều đặn, dày 2-3mm, song song thẳng
hàng khi dây chằng ở vị thế căng.
• Khảo sát dây chằng được thực hiện chủ yếu trên
đường cắt dọc.
V. DÂY CHẰNG
3. Hình ảnh siêu âm dây chằng bệnh lý
• Dây chằng bệnh lý có phản âm giảm và bề dày tăng.
• Bong gân là tổn thương dây chằng, cơ chế điển hình là
lực gây toát khớp bên dây chằng bị tổn thương. Bệnh
nhân đau tự nhiên dai dẳng và đau chói.
• Bong gân nhẹ : phản âm kém toàn bộ hay một đầu dây
chằng, gián đoạn một phần chỗ bám, dây chằng vẫn còn
liên tục và thẳng. Có thể có tràn dịch khớp.
• Bong gân nặng : gián đoạn hoàn toàn phần trung tâm dây
chằng hay đầu gắn và có thể giật đứt xương nơi dây
chằng bám, mất tính chất thẳng và căng khi làm nghiệm
pháp động, tràn dịch echo kém viền quanh dây chằng.
V. DÂY CHẰNG
3. Hình ảnh siêu âm dây chằng bệnh lý
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
a. Bao khớp
• Bao khớp cực kỳ mỏng, nhưng khi viêm, chấn thương
bao gân được nhìn thấy dễ dàng hơn nhờ có tụ dịch
xung quanh.
• Để xác định bao khớp cần có điểm tham chiếu giải
phẫu chính xác.
• Trên siêu âm, bao khớp biểu hiện là dãy mỏng, tăng
phản âm. Bình thường rất khó để phân biệt được bao
khớp với gân và dây chằng lân cận.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
a. Bao khớp
• Bao khớp sau khớp vai
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
a. Bao khớp
Đánh giá giai đoạn khớp vai hạn chế: Stage 1
Đau vai khi vận động, tăng dần. Bao khớp sau dày (>1,2mm), giảm sự
mềm mại. Màng hoạt dịch dày, tăng tưới máu. Ít hoặc không tụ dịch.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
b. Màng hoạt dịch
• Là mô liên kết có nguồn gốc trung mô, bao phủ bề
mặt xương, túi hoạt dịch, gân và dây chằng trong
khớp.
• Bình thường màng hoạt dịch mỏng và khó nhận biết
trên siêu âm. Tuy nhiên, khi có sự dày lên của màng
hoạt dịch và tụ dịch trong khoang hoạt dịch hoặc
quanh gân thì siêu âm đánh giá được dễ dàng.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
b. Màng hoạt dịch
Viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
b. Màng hoạt dịch
Tụ dịch trong khớp gối.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
b. Màng hoạt dịch
• Viêm bao hoạt dịch trước và sau điều trị
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
c. Viêm túi hoạt dịch
• Thường gặp ở túi hoạt dịch dưới cơ delta, mỏm
khuỷu, chỏm quay – cánh tay, bánh chè và gót.
Nguyên nhân thường gặp là do vi chấn thương lập lại.
• Giai đoạn cấp, bao hoạt dịch dày, chứa dịch phản âm
trống.
• Giai đoạn mạn tính dịch có phản âm hổn hợp với các
mảnh vụn có phản âm bên trong do các mô hạt, sợi
kết tủa và vôi hóa.
• Siêu âm Doppler thấy tăng tuần hoàn trong vách dày
lên của túi hoạt dịch.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
c. Viêm túi hoạt dịch
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
• Nang hoạt dịch khớp
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
1. Mô học.
• Sụn là mô liên kết chứa 70-80% nước, cấu tạo bởi 3
thành phần: tế bào sụn, chất căn bản sụn và sợi liên
kết.
• Trong hệ thống cơ xương khớp có 2 loại sụn là sụn
hyaline và sụn sợi.
• Sụn hyaline là phổ biến nhất, được tìm thấy ở sụn
khớp và sụn sườn.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
2. Hình ảnh siêu âm bình thƣờng
• Sụn hyaline dãy phản âm kém, đồng nhất, gần như
trong suốt do hàm lượng nước cao, được giới hạn bởi
đường bờ mỏng, phản âm dày và sắc nét.
• Bề mặt nông sụn liên tục với khoang hoạt dịch khớp,
mặt sâu là chỗ tiếp giáp sụn xương. Giao diện sụn –
hoạt dịch mỏng hơn giao diện sụn – xương.
• Đo bề dày sụn bằng siêu âm rất nhanh chóng, không
đau, không xâm lấn và có tính lập lại. Bề dày sụn dao
động từ 0,1 mm ở sụn mặt khớp đốt gần ngón tay, đến
2,6 mm ở lồi cầu xương đùi.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
2. Hình ảnh siêu âm bình thƣờng
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
2. Hình ảnh siêu âm bình thƣờng
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
3. Hình ảnh siêu âm bệnh lý
• Vôi hóa sụn khớp: gặp trong thoái hóa khớp. Trên
siêu âm, có hình ảnh phản âm dày, có thể có bóng
lưng, dạng nốt nhỏ rải rác hoặc dạng dãy dài trong
sụn khớp, nằm ở khoảng giữa bề mặt sụn và giao diện
sụn – xương.
• Lắng đọng urat mặt sụn khớp: gặp trong bệnh
gout. Biểu hiện trên siêu âm là lớp phản âm dày nằm
trên bề mặt sụn khớp, trơn láng, không có bóng lưng
(Double contour sign). Bề dày của lớp này tương
đương với bề dày của giao diện sụn xương.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
3. Hình ảnh siêu âm bệnh lý
• Vôi hóa sụn khớp:
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
3. Hình ảnh siêu âm bệnh lý
• Lắng đọng urat mặt sụn khớp (Double contour
sign):
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
3. Hình ảnh siêu âm sụn chêm
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
2. Sụn khớp
3. Hình ảnh siêu âm rách sụn chêm
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• Siêu âm cũng có thể phát hiện được một số bệnh lý
của xương như: gãy xương, cal xương, huỷ
xương...Đồng thời có thể khảo sát tổn thương mô
mềm lân cận.
• Đối với sụn sườn, siêu âm có ưu thế hơn hẳn X
Quang và CT Scanner trong viêc phát hiện tổn
thương và di lệch.
• Ngoài ra, siêu âm có khả năng phát hiện những
trường hợp gãy xương sườn mà thậm chí không thể
thấy được trên X Quang quy ước, nhất khi gãy ở cung
trước gần chỗ nối sụn xương.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng

Xƣơng Sụn

Điểm nối sụn -Xƣơng

Gãy xƣơng sƣờn


VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• Gãy xương sườn
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• K phổi di căn xương
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• Bướu đại bào xương đùi
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• Bướu đại bào xương đùi
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• Nang xương.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• Viêm cốt tủy xương hàm
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
3. Xƣơng
• Ăn mòn xương
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
4. Bệnh lý sụn xƣơng ngoài khớp
• Osgood-Schlatter và Sinding-Lason-Johansson xảy ra
ở tuổi thiếu niên năng động.
• Bệnh Osgood-Schlatter, siêu âm phát hiện phù nề
lớp sụn phản âm trống, vỡ vụn trung tâm cốt hóa lồi
củ trước xương chày, phù nề lan tỏa gân bánh chè,
viêm túi hoạt dịch sâu dưới bánh chè.
• Bệnh Sinding-Lason-Johansson, là bệnh lý sụn
xương của trung tâm cốt hóa phụ ở cực dưới xương
bánh chè. Siêu âm thấy trung tâm cốt hóa vỡ vụn, lớp
sụn và mô mềm xung quanh phù nề, phản âm kém, kể
cả nguyên ủy dây chằng bánh chè.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
4. Bệnh lý sụn xƣơng ngoài khớp
• Osgood-Schlatter disease
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
4. Bệnh lý sụn xƣơng ngoài khớp
• Sinding-Lason-Johansson disease

Bình thƣờng Bệnh lý


VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
5. U phần mềm
• Siêu âm phát hiện và chẩn đoán u phần mềm, định vị
nguồn gốc giải phẫu của tổn thương (cơ, gân, khớp,
thần kinh, mô nâng đỡ), phân biệt khối u đặc và nang,
có tưới máu hay không. Kiểu phân bố mạch giúp
phân biệt khối u với viêm.
• Trên siêu âm Doppler, nghi ngờ ác tính đối với những
khối u không đồng nhất, giới hạn không rõ, tăng tưới
máu nhiều và lan tỏa. Có thể an tâm khi khối u đồng
nhất hoặc chứa dịch, giới hạn rõ, có vôi hóa (có thể
gặp trong vài trường hợp sarcoma), không có tưới
máu hoặc chỉ tưới máu ngoại biên. Tuy nhiên vài u
lành tính cũng tăng tưới máu.
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
6. Dây thần kinh
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
6. Dây thần kinh
• Hội chứng ống cổ tay
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
6. Dây thần kinh
VI. NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC
Schwannoma
6. Dây thần kinh
VII. ẢNH GIẢ
1. Phản âm kém giả (empty tendon)
• Là ảnh giả đáng chú ý nhất trong siêu âm gân.
• Để hiển thị tốt nhất cấu trúc sợi có phản âm của gân, chùm tia
siêu âm phải vuông góc tuyệt đối với trục của gân. Chùm tia
chếch gây phân tán chùm tia tạo ra phản âm kém giả tạo, gây
chẩn đoán nhầm là tổn thương bệnh lý.
• Ảnh giả này xuất hiện trên cả mặt cắt dọc và cắt ngang, luôn
xảy ra với đầu dò cong. Với đầu dò thẳng, nó chỉ xuất hiện khi
trục sợi gân không song song với bề mặt đầu dò.
• Đối vối các gân có đường đi uốn cong, thay đổi vị trí đầu dò
hoặc làm mất chỗ cong của gân bằng cách co cơ sẽ làm ảnh giả
biến mất.
VII. ẢNH GIẢ
1. Phản âm kém giả (empty tendon)
VII. ẢNH GIẢ
2. Reverberation Artifacts
• Xảy ra do chùm sóng âm dội qua lại nhiều lần giữa các mặt
phản âm lân cận, thường xảy ra ở mặt phân cách giữa mô mềm
và khí hoặc xương.
• Hiện tượng này xuất hiện còn được gọi là ảnh giả đuôi sao
chổi (comet tail artifact).
VIII. SIÊU ÂM CAN THIỆP KHỚP
IX. KẾT LUẬN
• Siêu âm cơ xương khớp đơn giản, hiệu quả, kinh tế và
dễ tiếp cận, không sang chấn, có thể lập lại nhiều lần.
• Siêu âm cho phép chẩn đoán các tổn thương gân cơ
và định hướng điều trị, định hướng chỉ định thực hiện
hình ảnh học khác như MRI hay chụp khớp có tiêm
thuốc tương phản.
• Ngoài ra, siêu âm có thể dùng để theo dõi diễn tiến
bệnh, sự lành sẹo trong tổn thương gân cơ, hướng dẫn
chọc hút và sinh thiết.
• Kinh nghiệm kết hợp với siêu âm có độ ly giải cao có
thể thay thế cho cộng hưởng từ trong một số trường
hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. JL Montazel, Annecy, Bài giảng Siêu âm xƣơng khớp thực
hành, Đại học Y Dược - IMSF*- Hôpital Henri-Mondor Créteil.
2. Bs Nguyễn Thiện Hùng, Bài giảng siêu âm Cơ, Gân cơ và
Dây chằng, Giáo trình siêu âm tổng quát 2014.
3. Carol M. Rumack, Stephanie R. Wilson, J. William
Charboneau, Diagnostic Ultrasound, 2005.
4. FabioMartino, Enzo Silvestri, Walter Grassi, Giacomo
Garlaschi, Musculoskeletal Sonography, Springer-Verlag Italia
2006.
5. AIUM Practice Guideline for the Performance of a
Musculoskeletal Ultrasound Examination, 2012 by the
American Institute of Ultrasound in Medicine.
Thank you !

You might also like