You are on page 1of 110

Đại Học Y - Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Bộ Môn: Chấn Thương Chỉnh Hình - PHCN

Chuyên Đề
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG CHỈNH HÌNH

Học viên
1. Trần Quốc Tuấn
2. Ngô Tấn Đạt
3. Phan Thanh Quyết
4. Ating Nhơn
Lớp CKI – CTCH 2019
Nội dung chuyên đề

1. Kỹ thuật cắt lọc vết thương.


2. Kỹ thuât KHX đinh nội tủy, Kirschner,
Rush, Chỉ thép.
3. Kỹ thuật cố định ngoài.
4. Kỹ thuật khâu gân, mạch máu, thần kinh, nối
chi và chuyển gân.
5. Kỹ thuật giải phóng thần kinh và gân thường
gặp.
6. Kỹ thuật tiêm quanh gân, chọc dò khớp và
tiêm khớp.
KỸ THUẬT CẮT LỌC VẾT THƯƠNG
1. Định nghĩa:
Vết thương: là nhưng tổn thương có gây ra rách da và niêm mạc.
Vết thương phần mềm: là các vết thương chỉ làm tổn thương mô mềm:
da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân, cơ.
Vết thương gãy xương hở: là các vết thương làm thông ổ gãy ra môi
trường bên ngoài
Vết thương thấu khớp: là các vết thương làm thông ổ khớp ra môi trường
bên ngoài.
2.Phân loại vết thương:
Phân loại Đặc điểm
Kim chích, đạp đinh, súc vật cắn …
Vết thương đâm chọc nhỏ Tổn thương giải phẫu ít
Có thể nhiễm trùng, dị vật bên trong vết
thương, uốn ván…
Vật sắc bén cắt
Vết thương sắc gọn Tổn thương giải phẫu đáng kể
Chảy máu có thể gây shock chấn thương
Thám sát kĩ mạch máu, thần kinh, gân cơ

Da bị lóc ra khỏi mô bên dưới mang theo cả


Vết thương lóc da cân nông hoặc không
Da lóc có thể rời hẳn hoặc còn cuống
Lóc da rộng nguy cơ shock chấn thương cao
Mất hoặc lóc da rông làm lộ các mô bên dưới
Chấn thương nặng: máy cuốn, hỏa khí, TNGT
Vết thương giập nát tốc độ cao
Có nhiều mổ tổn thương cùng lúc
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Figure 1: Vết thương đâm chọc vùng khuỷu tay

Figure 2: Vết thương trong gãy hở xương


Figure 3: Vết thương lóc da vùng gót chân

Figure 4: Vết thương dập nát cẳng chân

- Cắt lọc vết thương là một kỹ thuậ rất phổ biến và quan trọng trong phẫu
thuật chỉnh hình, cắt lọc kỹ lưỡng và đủ sạch là khâu quan trọng nhất trong
việc chống nhiễm trùng.
- Về nguyễn tắc cắt lọc hầu như đạt được sự thống nhất rất lớn giữa các tác
giả là : Thực hiện cắt lọc kỹ lưỡng, từ ngoài vào trong, từ nông đến sâu, bộc lộ
vết mổ đủ lớn để không bỏ sót và lặp đi lặp lại đến khi vết thương sạch
3. Thời điểm cắt lọc.
- Các quan điểm trước đây vẫn luôn đề cập tới “Quy tắc 6 giờ” trong gãy
hở, tuy nhiên nhưng nghiên cứu sau nay các tác giả bắt đầu nghi ngờ về “Quy
tắc 6h”, Các tác giả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn giữa
các nhóm cắt lọc trước 6h và trước 24h. Trong phòng tránh nhiễm trùng cho gãy
xương hở, thời điểm từ lúc bị tai nạn đến khi được cắt lọc ít quan trọng hơn các
yếu tố khác chẳng hạn như cắt lọc đủ sạch, che phủ mô mềm phù hợp, chuẩn bị
phòng mổ và đội ngũ nhân lực tốt.
4. Rửa da trước khi mổ:
Dung dịch sát trùng được khuyến cáo để rửa da là Iodophor hoặc Chlorhexidine,
các dung dịch này tiêu diệt vi khuẩn bên ngoài thâm nhập và giảm số lượng vi
khuẩn thường trú trên da để giảm tỷ lệ nhiễm trùng.
Iodophor: là thành phần hoạt chất trong các chế phẩm bôi da Betadine, nó
thâm nhập vào thành tế bào của vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc Protein và axit
nucleic quan trọng.

Figure 5: Dung dịch Betadine


Chlorhexidine gluconate (CHG): Thâm nhập vào thành tế bào của vi sinh
vật, phá vỡ cấu trúc, nó có hiệu quả chống lại hầu hết vi khuẩn.
Figure 6: Dung dịch Chlorhexidine gluconate
- Trong trường hợp vết thương quá bẩn hoặc lớn thì không nên để chà lên
trực tiếp vết thương mà chỉ cần dùng nước muối sinh lý rửa vết thương cho trôi
bớt bùn đất và dị vật.

5. Sử dụng garo
Có nhiều tranh cãi về việc sử dụng Garo trong quá trình cắt lọc, quan điểm
cũ cho rằng sử dụng garo có thể làm tổn thương các mô đã vốn thiếu oxy và
đánh giá khả năng sống của cơ, tuy nhiên sau này càng có nhiều ý kiến cho thấy
rằng, việc Garo không ảnh hưởng tới các mô còn sống nếu garo trong thời gian
ngắn từ 30 tới 60p, mà nó còn giúp cắt lọc triệt để hơn, ngăn ngừa mất máu
không cần thiết.
6. Cắt lọc
Cắt lọc cần thực hiện ky lưỡng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ nông đến
sâu, không để bỏ sót và lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi vết thương sạch.
7. Da
Đánh giá vết thương da, hướng và mép vết thương, da xung quanh, các dấu hiệu
lóc ngầm hay lột găng
Khi mở rộng vết thương thường đi theo trục của chi bất kể hướng ban đầu của
vết thương, tuy nhiên lưu ý không ra các vạt da có góc nhỏ hơn 60 độ
Mở rộng vết tương cần rộng để kiểm tra toàn bộ vết thương và xương, tránh để
lại các ngóc ngách khi bơm rửa tạo ổ tồn đọng
Khi rạch da chú ý không tách da ra khỏi lớp dưới da và cân, vì có thể làm giảm
khả năng sống của da, làm tăng nguy cơ hình thành khoang chết hay khối máu
tụ.
Mặc dù là không giữ lại phần da chết nhưng phải tránh việc cắt bỏ các vạt da
một cách bừa bãi, đặc biệt là chi trên, các vạt da còn sống có thể che phủ 1 phần
xương lộ ra ngoài và giúp hạn chế xoay da và mô mềm che xương
Khi có vạt da nghi ngờ khả năng sống thì vẫn nên giữa lại vì có thể cắt lọc thì 2
Các vạt da còn cuống nuôi thì tuyệt đối không đục hình lưới vì làm tổn thương
mạch máu nuôi vạt da, nên đặt ODL sau khi khâu vạt da thích hợp
8. Cân
Cần cắt lọc nhưng cần bị tách rời, nham nhở, hay nghi ngờ không còn sống thì
cần cắt bỏ triệt để
9. Cơ
Cắt lọc các cơ và các cấu trúc sâu hơn càn thực hiện hết sức cẩn thận, tránh bỏ
sót cơ hoại tử vì nó là môi trường cho vi khuẩn phát triển
Đánh giá khả năng sống của cơ bằng 4 “C”
+ Khả năng co (Contractability): Thường PTV sẽ dùng dao điện kích
thích vào cơ để đánh giá khả năng co của cơ
+ Màu sắc (Color): Các cơ chết thường tái nhợt, dễ mủn hơn
+ Trương lực (Consistency)
+ Khả năng chảy máu (Capacity to bleed).

Figure 7: Đánh giá cơ trong cắt lọc


Cơ có thể tổn thương nghiêm trọng dù chỉ có một vết thương nhỏ, nên cần mở
rộng và thám sát kĩ tất cả các cơ, các khoang khác nhau để loại trừ tổn thương
cơ ngầm.
Khi có tình trạng rứt nguyên ủy toàn bộ cơ thì thường sẽ cắt bỏ cơ chỉ giữ lại
gân, và sẽ khâu gân vào gân cơ bên cạnh
10.Xương
Mức độ tổn thương xương có thể khác với tổn thương mô mềm, việc lấy bỏ
hoặc giữa lại mảnh xương tùy thuốc vào cở sở còn mạch máu nuôi hay không?,
và mảnh đó ở vị trí thân xương, hành xương hay mặt khớp
Thân xương: Các mảnh xương bị bong màng xương, không có mạch máu
nuôi thì phải lấy bỏ dù bất kể lớn hay bé vì đó là nguồn lây nhiễm, khi giữ lại
cần đánh giá kĩ khả năng sống của mảnh rời, đối với các mảnh xương lớn sau
khi làm sạch kĩ có thể gắn tạm thời nhằm mục đích giữ chiều dài và trục xương
khi nắn, sau khi bất động có thể lấy bỏ đi.
Figure 8: Gãy xương có mảnh thứ 3
Hành xương: Vì là vùng xương xốp nên khả năng tái thông mạch và lành
xương cao hơn, nên nếu không nhiễm khuẩn nặng thì có thể giữ lại
Mặt khớp: cần giữ lại các mảnh xương và cố định lại tránh biến chứng mất
xương thứ phát và cập kênh mặt khớp
11.Tưới rửa
- Dung dịch tưới rửa
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước muối sinh lí (NaCl 0.9%) là dung dịch tốt nhất
cho việc tưới rửa vết thương vì ít ảnh hương tới nồng độ nội môi tế bào.
Figure 9: Dung dịch nước muối sinh lý
- Lượng tưới rửa
Nguyên tắc là đủ lượng nước để làm giảm số lượng v khuẩn, loại bỏ máu tụ và
di vật, giải pháp cho ô nhiễm là pha loãng
Khuyến cáo khuyên dùng 3L cho hãy hở độ I, 6L cho độ II, và 9L cho độ III
(Phân độ Gustilo-Anderson)
- Áp lực tưới rửa
Áp lức tưới rửa cao có thể làm giảm tải lượng vi khuẩn xuống 100 lần nhưng có
khả năng đẩy vi khuẩn vào sâu trong mô hơn, gây tổn hại tới xương và mô xung
quanh, áp lực thấp (14 psi) có hiệu quả tương đương với rửa áp lực cao (70psi)
và lại ít tác hại tới các mô hơn
Vì vậy khuyến cáo đưa ra là nên tưới rửa dưới áp lực thấp (14psi) và lặp đi lặp
lại
- Dung dịch pha vào nước muối sinh lí
Thường có 3 nhóm được đưa vào
+ Kháng khuẩn: thường dùng là Povidone – iodine(betadine),
Chlorhexidine gluconat, Oxy già, dung dịch có khả năng chống lại hoạt động vi
khuẩn, virus và nấm nhưng việc thêm vào dung dịch nước muối sinh lí không
đem lại lợi ích gì mà còn có nhước điểm, Betadine nhuộm màu vết thương các
mô làm ảnh hưởng tới việc cắt lọc vết thương, có thể gây độc cho mô lành, gân
và xương, Oxy già có khả năng gây thuyên tắc khí.
+ Kháng sinh: nhằm mục đích phòng nhiễm trùng tại chỗ, và thường
dùng là 2 nhóm Amynoglycosides và Vancomycin, tuy nhiên lại làm giảm chức
năng của nguyên bào xương ảnh hương tới sự liên xương.

Figure 10 kháng sinh vancomycin


Figure 11 Kháng sinh Gentamycine thuộc nhóm
Aminoglycoside
+ Xà phòng: chỉ có loại bỏ vi khuẩn mà không diệt được chúng, ngoài ra
còn gây hại tới mô sống xung quanh
Tóm lại: không có lợi ích khi thêm các dung dịch này vào nước muối
sinh lí khi tưới rửa
12.Đóng vết thương
Việc đóng kín hay để hở và trì hoãn đóng vết thương là một câu hỏi lớn, nó tùy
thuộc vào vết thương, khả năng cắt lọc, và đánh giá của PTV.
- Đóng da thì đầu
+ Chỉ định:
• Gãy hở độ I, II, IIIA không tổn thương mạch máu
• Vết thương không mất da trước hay sau cắt lọc
• Thang điểm Ganga: điểm da 1 hoặc 2, tổng điểm dưới 10
• Thời gian từ lúc chấn thương là dưới 12 giờ
• Mép vết thương còn rỉ máu và khi khâu không quá căng
• Cố định xương bên trong hay ngoài phải vững
+ Chống chỉ định:
• Gãy hở độ IIIC
• Điểm Ganga: điểm da từ 3 điểm trờ lên, tổng điểm trên 10
• Bệnh nhân đa chấn thương nặng
• Có các bệnh lí nền, các bệnh mạch máu ngoại vi
• Có bệnh lí đái tháo đường
Thang điềm Ganga:
Da Điểm
Vết thương không mất da
• Không lộ xương 1
• Lộ xương 2
Vết thương mất da
• Không lộ xương 3
• Lộ xương 4
Vết thương vòng quanh chu vi mất da 5

Xương
• Gãy ngang, chéo, mảnh cánh bướm <50% chu vi 1
• Mảnh cánh bướm >50% chu vi
• Gãy nát không mất xương 2
• Gãy mất xương <4cm 3
• Gãy mất xương >4cm 4
5

Gân cơ – thần kinh


• Tổn thương bán phần 1 gân cơ 1
• Tổn thương 1 gân cơ toàn bộ nhưng có thể sửa chữa 2
• Tổn thương không sữa chữa 1 gân cơ, mất 1 phần khoang 3
gân cơ 4
• Mất một khoang gân cơ 5
• Mất hai khoang gân cơ trở lên, đứt kìa
Cộng 2 điểm với mỗi yếu tố sau
• Thời điểm cắt lọc sau chấn thương >12h
• Nhiễm bẩn rác hữu cơ, nước cống hay đất
• Tuổi >65
• Tiểu đường hay bệnh lí tim mạch
• Đa chấn thương ngực bụng
• Huyết áp thấp (HA tâm thu <90mmHg)
• Chấn thương nặng khác cùng

- Để hở da
Nhưng vết thương chống chỉ đính đóng da thì đầu, các vết thương cần theo dõi
để cắt lọc lại cần để hở
Các vết thương khi cắt lọc sạch nhưng có sưng nhiều hoặc do mất da rộng,
không thể đóng kín ngay thì đầu thì có thể sử dụng VAC hoặc kĩ thuật shoelace
để che phủ tạm thời chờ đóng da
+ Shoelace: là kĩ thuật đóng vết thương trì hoãn bằng cách kéo da từ từ,
được thực hiện bằng cách như kéo dây giày, tuy nhiên kĩ thuật này không phù
hợp với các vết thương da quá mỏng hoặc thiếu máu nuôi.

Figure 12 Kỹ thuật khâu shoedace trong đóng vết thương


+ VAC (Vacuum assisted wound closure): Đóng vết thương có hỗ trỡ hút
chân không
Giúp thay thế việc thay băng thương xuyên, giảm tỉ lệ nhiễn trung bệnh viện,
kích thích sự phát triển mô hát
Nghiên cứu chỉ ra hút áp suất -125mmHg trong khoản 7 phút có tác dụng tăng
lưu lượng máu đến mô bị tổn thương gấp 4 lần, giúp tăng phát triển mô hạt,
giảm phù nề, tăng khả năng thải vi khuẩn.
Figure 13 Kỹ thuật đặt VAC trong điều trị vết thương hở da
+ Chỉ định
• Các vết thương da rộng
• Vết thương có các khoảng chết
• Vết thương lộ xương
• Vết thương lộ gân và dây chằng
• Vết thương thấu khóp kèm mất mô mềm
+ Chống chỉ định
• Có da bị hoại tử và giả mạc
• Viêm xương không được điều trị
• Vết thương lộ mạch máu và thần kinh
• Vế thương lộ chỗ thông nối mạch máu
Kỹ thuât KHX đinh nội tủy, Kirschner, Rush, Chỉ thép
I.Đinh nội tủy (Intramedullary Nails: IMN):
- Lịch sử phát triển của IMN

Figure 14 Lịch sử phát triển của đinh nội tủy


Figure 15 Lịch sử phát triển đinh nội tủy có chốt
- Định nghĩa: kỹ thuật cố định trong nội tủy cho phép đặt một dụng cụ vào trong
lòng tủy của một xương dài.
+ Ưu điểm
- Dụng cụ trong lòng tủy giúp giữ được thẳng trục của xương
- Có thể làm kín được, giúp giảm bóc tách mô mềm, bảo tồn được sự toàn vẹn
của ổ gãy
- Hướng của trục chịu lực trùng lới trục của xương
Figure 16: Đinh nội tủy xương đùi
+ Khuyết điểm
• Kích thước lòng tủy giới hạn kích thước đinh
• IMN không chốt không kiểm soát xoay tốt bằng nẹp hay cố định ngoài
• IMN có khoan lòng tủy gay ảnh hưởng mạch máu nuôi xương
+ Phân loại đinh
• Đinh Kuntscher cổ điển ( vừa chặt, không khóa)
Figure 17: Đinh Kunscher
• Đinh đặc có chốt
• Đinh rỗng với khoan tủy và có chốt
• Đinh rỗng không khoan tủy có chốt
+ Chỉ định
• Gãy thân xương dài
• Các loại gãy
• Gãy mới
• Chậm lành xương và không lành xương
• Gãy bệnh lý
+ Chống chỉ định
• Trẻ em: do còn sụn tăng trưởng
• Nhiễm trùng chưa ổn định
• Không có lòng tủy
• Nguy cơ nhiễm trung cao: gãy hở
Figure 18: Xương đùi trẻ em, còn sụn tăng trưởng
+ Cơ sinh học
• Hình dạng học của đinh ảnh hưởng đến độ cứng (Rigidity), độ khỏe
(Strength), tương tác với xương
• Độ cong theo chiều của trục xương: ít cong hơn xương nên có sự không
tương xứng nhẹ giữa đinh và xương giúp tăng lực ma sát, kiểm soát 1
phần di lệch xoay, gập góc, chồng ngắn
• Về thiết diện của đinh:
Không rãnh: tăng độ cứng, chống lại lực xoắn
Dạng ba lá: tăng độ khỏe của đinh, nhưng giảm độ cứng và chống
xoắn (khoảng 15%), đinh dễ đóng, có cử động nhỏ tại ổ gãy giúp
tạo cale xương nhanh
Gai: giúp tăng độ cứng và chóng lực xoắn
Figure 19: Tương quan của đinh nội tủy và lòng tủy xương

• Đường tính tăng: khi tăng đường kính đinh lên 1mm thì tăng độ vững lên
38%
- Khoan lòng tủy: Có nhiều ý kiến về việc khoan lòng tủy hay không khoan
lòng tủy trong việc đóng đinh nội tủy
Thuận lợi Bất lợi
• Tạo ống tủy thẳng trục, tăng • Phá hủy hệ thống mạch máu
diện tích tiếp xúc giữa đinh và nôi tủy
xương, tăng kích thước đinh • Nguy cơ tắc mạch máu do mỡ
giúp tăng độ vững chắc (đặc biệt ở những bệnh nhân đa
• Là một hình thức làm mới mặt chấn thương)
ổ gãy • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
• Hoại tử xương do nhiệt

Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hệ thống mạch máu màng
cương trong sẽ phục hồi trong vòng 2-4 tuần.
Figure 20: Hình ảnh so sánh giữa khoan lòng tủy và không khoan
lòng tủy
1-2 % nhiễm trùng ở những bệnh nhân khoan tủy trong gãy hở xương đùi
độ I,II và tăng lên 4-5% trong độ IIIA, 21% trong gãy hở xương chày nói chung.
Hoại tử nhiệt: thương do đầu khoan bị cùn, tăng đường kín khoan 1 cách
đột ngột, vì vậy tăng đường kín khoan mỗi lần lên 0.5mm, dùng đầu khoan sắc
và rãnh sâu giúp giảm nhiệt độ
Thuyên tắc mỡ:tắc mạch máu do mỡ xảy ra 90% trường họp gãy xương
đùi, trong đó chỉ có 3-4% tiến triển thành hội chứng TMMDM, tăng áp lực tùy
thuộc vào độ sắc, loại khoan, lực đẩy lúc khoan, Không khoan lòng tủy liên
quan ít biến chứng phổi hơn khoan lòng tủy nhưng không có ý nghĩa thống kê.
KỸ THUẬT CHUNG
- Tư thế bệnh nhân: không giớ hạn phẫu trường, C-arm có khả năng tiếp cận
được toàn bộ phẫu trường
Figure 21: Tư thế bệnh nhân và C-arm trong đóng đinh xương đùi
- Tư thế bệnh nhân

Figure 22: Đóng đinh đùi tư thế nằm nghiêng


Figure 23: Tư thế đóng đinh đùi nằm ngửa

Figure 24: Tư thế đóng đinh đùi ngược dòng


Figure 25: Tư thế trong đóng đinh xương chày
- Lựa chọn dụng cụ
+ Chiều dài đinh: đo đinh ở chi lành đội diện, trên lâm sàng thì đối với
xương đùi đo từ đỉnh mấu chuyển đến khe khớp gối ngoài trừ 2 đến 3cm, còn
với xương chày thì từ khe khớp gối ( có thể ngoài hoặc trong) đến mặt trước khe
khớp cổ chân trừ đi 2 đến 3cm
+ Đường kín đinh: đo đường kín lòng tủy của xương trên X-Quang tại vị
trí có lòng tủy nhỏ nhất đối với đinh không khoan lòng tủy, chú ý trên phim có
độ phóng đại 100% cần tính đến độ phóng đại (1,09 với xương đùi và 1,07 với
xương chày), đối với đinh có khoan lòng tủy thì cảm giác đường kín lúc khoan
sẽ tốt hơn đo trên film X-Quang.
- Điểm vào đinh
Tùy vào đinh và xương để có điểm vào thích hợp
+ Xương đùi:
Đối với loại đinh chỉ có 1 chiều công trước sau thì điểm vào sẽ là hố
móng tay, còn với loại đinh có 2 chiều công (trong trước sau và trong ngoài) thì
điểm vào sẽ là đỉnh mấu chuyển
Figure 26: Các điểm vào đinh, màu đỏ là vào hố móng tay, màu xanh là vào
đỉnh mấu chuyển, màu xanh da trời là vào mấu chuyển lớn
Khi đóng đinh đùi ngược dòng thì điểm vào sẽ là giao điểm của trục
xương trên điểm bám dây chằng chéo sau 1cm.
Figure 27: Điểm vào khi đóng đinh đùi ngược dòng
+ Xương chày
Điểm vào thường sẽ và diện tam giác của xương chày
Figure 28: Điểm vào trong đóng đinh xương chày
Figure 29: Điểm vào của xương chày
+ Nắn các di lệch
Figure 30: Kỹ thuật sử dụng đinh schanz để nắn di
lệch

Figure 31: Kỹ thuật sử dụng vis poller trong nắn các di lệch
Figure 32: Kỹ thuật nắn di lệch chồng ngắn và di lệch xa bằng
đinh nội tủy

+ Khoan tủy
Bắt đầu từ só nhỏ nhất (thường là số 8 với đùi và 7 với xương chày),
khoan nhẹ nhàng, tăng dẫn mỗi lần là 0.5mm, vận tốc khoan 2/3 bình thường,
trong quá trình khoan thấy chậm dần và ngừng từng lúc thì dự báo kẹt, xử trí sẽ
là giữ lực khoan như cũ, lùi khoan cùng chiều lúc khoan, lay đầu khoan, lần đầu
khoan qua ổ gãy nên kiểm tra C-arm để chắc chắn khoan đi đúng hướng, nên
khoan tay lần đầu sau đó chuyển qua khoan bằng phương pháp khác
Figure 33: Kỹ thuật khoan lòng tủy
+ Kiểm soát trục chi
- Chiều dài chi: mở nắn chính xác các di lệch hoặc đo với chi đối diện
- Còn với di lệch xoay: sử dịch kĩ thuật Cable, hình dạng của mấu chuyển,
cortical step sign, và sự khác biệt đường kính 2 đoạn gãy
Figure 34: Kỹ thuật Cable
Figure 35: Kỹ thuật Cortical step sign

Figure 36: Dấu hiệu mấu chuyển bé


+ Chốt vis
Đặt đinh có thể gây di lệch xa, nên chốt vis xa trước và sử dụng kĩ thuật gõ dồn
để nén ép ổ gãy, việc bắt vis chốt động hay tĩnh tùy thuộc vào tình trạng của ổ
gãy

Figure 37: Các kiểu lỗ vis chốt


Figure 38: Kỹ thuật định vị và bắt chốt vis xa
II. Đinh Rush và chỉ thép
1. Đinh Rush
Figure 39: Kết họp xương đùi băng đinh Rush
Figure 40: Cơ chế lực của đinh Rush
Đinh Rush dựa trên nguyên tắc 3 điểm tì
Đường kính của đinh chiếm 40% lòng tủy
2. Chỉ thép
Tension band (Chỉ thép) phải được dặt bên phía lực căng
Figure 41: Kỹ thuật KHX theo nguyên tắc tension band
Figure 42: Nguyên lí hoạt động của kỹ thuật tension band
Xương phải chịu được lực nén
Phần xương phía bên đối diện đặt dụng cụ (bên chịu lực nén) phải còn nguyên
vẹn

Figure 43: Áp dụng nguyên tắc tesion band trong KHX


Figure 44: Nguyên lí nén ép của tension band
Figure 45: Các vị trí thường kết hợp xương theo nguyên tắc Tension band:
Xương bánh chè, mấu động lớn xương cánh tay, mỏm khuỷu xương trụ, đầu
dưới xương mác
Figure 46: Gãy nẹp do cơ chế nén ép
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH NGOÀI
1. Định nghĩa:
Cố định ngoài (CĐN) là phương tiện cố định xương, trong đó các đinh hoặc
kim được cắm vào các đoạn xương khác nhau, các đinh này lại được cố định
vào nhau bằng một dụng cụ đặt bên ngoài cơ thể
- Phân loại giải phẫu trong cố định ngoài
Phân loại xương trong CĐN
Loại xương nằm lệch tâm (xương có Loại xương nằm chính tâm (xương
1 phần nằm ngay dưới da) được bao quanh bới mạch máu thần
• Xương bả vai kinh, gân cơ)
• Xương trụ • Xương cánh tay
• Xương bàn tay • Xuong quay
• Xương chậu • Xương đùi
• Xương chày • Xương mác
• Xương bàn chân • Xương ngón tay, ngón chân

Phân loại theo vùng của chi


vùng Đặc điểm
Vùng an toàn Vùng xương nằm ngay dưới da
Vùng ít an toàn Vùng có các đơn vị gân cơ
Vùng nguy hiểm Vùng có mạch máu, thần kinh

- Ý nghĩa
+ Tốt nhất là gắn vào vùng an toàn, xương nằm ngay dưới da
+Trong trường hợp không thể gắn ở vùng an toàn thì có thể gắn vào vùng
ít an toàn, không
2. Ứng dụng của CĐN
- Bất động xương gãy tương đối vững chắc
- Bất dộng xa ổ gãy, tránh được dị vật ở ổ gãy
- Không bất động khớp, giúp bệnh nhân có thể vận động sớm, trừ khi có
chỉ định khớp
- Kéo nén các đoạn xương gãy được
- Tùy vào CĐN mà có thể nắn chỉnh được các di lệch
- Thuận lợi cho chăm sóc vết thương
- Kéo dài chi
- Điều trị khớp giả, khớp giả mất đoạn, khớp giả nhiễm trùng
- Nắn chỉnh biến dạng bẩm sinh hay mắc phải
- Nắn chỉnh các co rút khớp
- Bất động chống sốc trong gãy khung chậu

Figure 47: CĐN Ilizarov trong kéo dài chi


3. Biến chứng của CĐN
- Nhiễm trùng chân đinh
- Tổn thương mạch máu, thần kinh
- Vỡ xương khi đặt
- Chèn ép khoang
- Cứng khớp
- Đau tại vùng xuyên da
- Cồng kềnh khó chịu
- Di lệch thứ phát
- Gãy đinh, gãy khung
Phân loại CĐN
Theo cấu trúc Theo chức năng Theo cơ chế chịu lực
- CĐN thẳng: gồm - CĐN cố định đơn - CĐN một mặt
1,2 hay 3 thanh thuần (Judet, phẳng: các đinh,
đặt dọc song song - CĐN cố đinh và kim trên mỗi đoạn
vơi trục chi: kéo nén (Muller, gãy chỉ nằm trên
Muller, Nguyễn Nguyễn Văn một mặt phẳng
Văn Nhân … Nhân .. ) chứa trục dọc của
- CĐN vòng: gồm - CĐN cố định, kéo thân xương
các vòng trong nén và nắn thụ - CĐN hai mặt
hoặc 1 phần vòng động (Orthofix, phẳng: các đinh,
tròn, chi được Hoffmann) kim trên mỗi đoạn
lồng vào trong - CĐN cố định, kéo gãy nằm trên 2
các vòng tròn, các nén và nắn chủ mặt phẳng khác
vòng tròn này nối động (Ilizarov, nhau chưa trục
với nhau bằng các Muller cải tiến dọc thân xương
thanh thẳng: CĐN …)
Ilizarov
- CĐN kết hớp:
Nhiều CĐN phối
hợp vòng và
thẳng: CĐN
khung chậu, CĐN
gần khớp, CĐN
chữ T
Figure 48: CĐN một mặt phẳng, một bên

Figure 49: CĐN một mặt phẳng 2 bên


Figure 50: CĐN Hoffman

Figure 51: CĐN Orthofix


Figure 52: CĐN 3 thanh xương đùi
Figure 53: CĐN Khung chậu
Figure 54: CĐN chữ T
4. Nguyên tắc chung khi đặt CĐN
- Đánh giá tổn thương: Nhằm mục đích xem CĐN có phải là phương
pháp tốt nhất, nếu lựa chọn CĐN thì sẽ chọn CĐN nào, phối hợp hay
đơn thuầ
- Không xuyên đinh vào ổ gãy
- Đinh ở phía khớp càng gần khớp, các đinh phía ổ gãy càng gần ổ gãy
càng tốt
- Chọn hướng xuyên kim, tránh tổn thương mạch máu thần kinh
- Rạch da bằng dao tại vị trí đặt đinh, bóc tách tới xương tại vị trí rạch
da, dùng kelly rách mô, hoạc dùng ống bảo vệ
- Khoan mồi với mũi khoanm với tốc độ chậm
- Khi gắn dinh vào xương nên dùng khoan tay hoặc dụng cụ vặn đinh
bằng tay
- Chọn đinh schanz sao cho phần răng chỉ bắt qua vỏ kia
Figure 55: Kỹ thuật bắt đinh shantz qua xương
- Đặt các khớp trong tư thế thích hợp nhất
- Trước khi kết thúc phải lau sạch, siết ốc kĩ càng
- Chăm sóc chân đinh, tránh để nhiễm trung
- Nếu cần nắn chỉnh thì cần kéo dần hết di lệch chồng ngắn sau đó mới
chỉnh các di lệch khác.
- Kiểm tra thường xuyên các ốc và bù-lon
- Tập vận động chủ động nhẹ nhàng
- Đánh giá mức độ vững chắc để cho bệnh nhân tập đi sớm
5. Một số khung CĐN thường dùng
CĐN Muller: là CĐN một mặt phẳng, có thể dùng một bên hay hai bên,
dùng cho gãy thân xương, chỗ gãy cách mặt khớp ít nhất là 5cm, sau khi đặt
khung Muller thì chỉ có thể ép hoặc kéo hai mặt gãy với nhau, không chỉnh
được nữa, do vậy phải nắn hết di lệch trước khi đặt khung.
Figure 56: CĐN Muller
- Nắn chỉnh ổ gãy thẳng trục
- Lắp vào mỗi đầu xương 1 đinh, sao cho 2 đinh này song song
- Lắp 2 thanh CĐN và cố định chặt
- Gắn tiếp 2 đinh gần ổ gãy, càng gần ổ gãy càng tốt nhưng phải ngoài ổ
gãy
CĐN gần khớp: dùng cho các gãy xương gần khớp, gồm cung tròn, thanh
chéo và thanh thẳng
Figure 57: CĐN gần khớp gối
- Cắm đinh thứ nhất phía trong
- Cắm đinh ở phía ngoài
- 2 đinh này không nên thẳng hàng và tạo 1 góc < 180 độ
- Cắm đinh thứ 3
- Gắn cung tròn
- Nắn chỉnh ổ gãy, có thể nắm vòng cung này để nắn chỉnh
- Gắn thanh thẳng, cố định thanh thẳng vào thân xương
- Gắn thanh chéo, siết các ốc
CĐN chữ T: là loại CĐN thường dùng trong gãy xương vùng cổ chân, hoặc
đầu dưới xương chày
Figure 58: CĐN Chữ T
- Xuyên đinh 1 vào xương gót (vị trí là trung điểm đường nối giữa mắt
cá trong và gót), xuyên đinh 2 vào chỏm xương bàn I, sao cho 2 đinh
song song
- Gắn thanh ngang và cố định
- Nắn và cố định tạm thời ổ gãy
- Gắn 2 thanh dọc
- Xuyên đinh cố định vào thân xương chày
CĐN khung chậu: là CĐN kết hợp, dùng trong gãy khung chậu, nhằm mục
đích điều trị hoặc chống shock, cấu tạo gồm 2 trục đỡ là hai thanh cong, 2 thanh
ngang và 1 thanh chéo
Figure 59: CĐN Khung chậu
- Xuyên đinh thứ 1 cách gai chậu trước trên 2cm, cắm đinh vào mào
chậu, hướng chếch đinh từ trước ra sau từ ngoài vào trong khoảng 30
độ
- Xuyên đinh thứ 2 bằng cách rạch da dưới cung bẹn cách gai chậu
trước trên 2cm và vào trong 2cm, dùng kelly tách mô mềm xác định
gai chậu trước dưới, cắm đinh vào vị trí này theo hướng hơi chếch từ
ngoài vào trong và từ dưới lên trên khoảng 10 độ để tránh đinh vào ổ
cối
- Xuyên 2 đinh vào xương chậu bên đối diện
- Đặt trục đỡ đinh hình cong và cố định, cách mào chậu khoảng 3cm
- Đặt 2 thanh ngang vào trục đỡ đinh, tạo thành hình song song, nhưng
chưa siết ốc
- Nắn chỉnh: nếu 1 bên cánh chậu bị di lệch lên cao thì nắn chỉnh bằng
cách cẳng chân bên di lệch gần sát vào đùi, gác cổ chân lên đùi bên
lành để làm bữa cánh chậu và toác khớp mu hoặc toác ổ gãy ở phần
trước của khung chậu, đồng thời là toác khớp cùng chậu, người phụ
cầm trục đỡ của bên cánh chậu lên cao đẩy xuống, người còn lại kéo
cẳng chân xuống, đưa chân về vị trí cũ kiểm tra hết chồng ngắn chưa,
nếu chưa thì tiếp tục nắn, nắn ép hoặc bữa khung chậu tùy theo gãy
khung chậu, siết chặt và cố định thanh ngang
- Đặt thanh chéo vào vị trí đường chéo, tăng đẩy hoặc kéo ngắn vào tùy
theo loại gãy cho đến khi thấy đủ chặt
CĐN ba thanh: là CĐN 2 mặt phẳng, thường dùng trong xương đùi

Figure 60: CĐN 3 thanh

- Xuyên đinh và cố định giống khung muller trên một mặt phẳng
- Xuyên đinh nghiêng 1 góc 15 độ so với mặt phẳng đinh kia, chú ý có
thể liên kết thanh thứ 3 vào mặt phẳng kia
- Gắn thanh ngang cố định mặt phẳng thứ 2
- Siết ốc gắn giữa 2 mặt phẳng
CĐN Illizarow: là CĐN đa mặt phẳng, thường dùng trong điều trị ngắn chi,
hoặc khớp giả, khớp giả nhiễm trùng.
Figure 61: CĐN Ilizarov
- Đặt khung vòng Illizaro vào vị trí cần đặt CĐN
- Xuyên các đinh Kishner, chú ý tránh mạch máu, thần kinh
- Căng đinh K và cố định
- Có thể nén ép hay kéo giãn tùy vào mục đích
Kỹ thuật khâu nối gân, mạch máu, thần kinh và kỹ thuật nối chi,
chuyển gân
Kỹ thuật khâu nối thần kinh
1.Định nghĩa: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên có thể do nguyên
nhân bên ngoài hoặc bên trong dây thần kinh làm mất dẫn truyền liên lạc của
luồng thần kình giữa trung ương và ngoại vi
Cấu trúc thần kinh gồm 3 thành phần chính: Thân, sợi trục và đuôi gai
Cấu trúc của dây thần kinh gồm:
- Bao ngoài dây thần kinh: là bao liên kết ngoài cùng
- Bao bó sợi: lớp mô bao quanh từng bó sợi
- Bao sợi trục: là lớp trong nhất của mô liên kết
2.Phân loại tổn thương
- Gồm có 2 phân độ thường dùng:
+ Phân độ seddon: gồm 3 độ
• Độ I: mất dẫn truyền thần kinh
• Độ II: đứt sợi trục thần kinh
• Độ II: đứt dây thần kinh

Figure 62: Phân độ Seddon


+ Phân độ sunderland gồm 5 độ:
• Độ I: mất dẫn truyền thần kinh
• Độ II: đứt sợi trục thần kinh
• Độ III: đứt dây thần kinh, bao bó sợi còn nguyên
• Độ IV: đứt dây thần kinh, bao bó sợi tổn thương
• Độ V: dây thần kinh bị đứt hoàn toàn

Figure 63: Phân độ sunderland


3.Kỹ thuật khâu nối dây thần kinh
Kỹ thuật khâu bao ngoài dây thần kinh: thường khâu nhanh, không
cần kình hiển vi có độ phóng đại lớn, nhưng có nhiều khuyết điểm, Edshage chỉ
ra rằng khâu bao ngoài dây thần kinh có đẹp bao nhiêu đi nữa thì bên trong dây
thần kinh cũng xảy ra tình trạng mất định hướng các bó sợi và các bó sợi sẽ
không thẳng trục, đầu các bó sợi sẽ bị cong gập lại
Chỉ định: ngày nay ít được chỉ định thường áp dụng khi khâu thần kinh lớn gần
rể không định hướng được bó thần kinh
Kỹ thuật khâu bao bó sợi: thương đòi hỏi kính hiển vi có độ phóng đại
lớn và chỉ khâu 9.0 và 10.0, thao tác đòi hỏi chính xác và thời gian kéo dài
nhưng giúp cho các bó sợi tiếp giáp nhau chính xác và tái sinh đúng hướng
thẳng trục
Chỉ định: khâu các thần kinh ít bó sợi như thần kinh đầu ngón tay, thần kinh
sural, hay các sợi thần kinh được định vị các bó chính xác
Kỹ thuật khâu bao ngoài – bao bó sợi: được Bourrel đưa ra 1970, ưu
điểm là mũi khâu đi qua và làm thẳng hàng cùng lúc các bó sợi và bao ngoài,
các bó sợi ở bên ngoài được xếp thẳng hàng, số lượng mũi khâu ít và ít bóc tách
bó sợi
Chỉ đinh: Khâu các thần kinh lớn ỏ chi như thần kinh giữa, trụ, quay, chày, mác
Kỹ thuật ghép thần kinh: áp dụng với các tổn thương mất đoạn thần
kinh, thần kinh được lấy để ghép là thần kinh cảm giác ít quan trọng và có khả
năng được bù trừ bởi các thần kinh xung quanh như thần kinh hiển ngoài, thần
kinh bì cẳng tay trong
Figure 64: Kỹ thuật ghép thần kinh
Kỹ thuật ghép thần kinh giống kỹ thuật nối thần kinh, không cần quay
đầu thần kinh như ghép tĩnh mạch vào động mạch
2. Kỹ thuật khâu gân:
Có nhiều phương pháp để khâu gân
Figure 65: Các phương pháp khâu nối gân
Figure 66: Mũi khâu khóa nối
Figure 67: Kỹ thuật khâu gân Pulvertaft
3. Kỹ thuật khâu mạch máu:
Có nhiều phương pháp nối mạch máu nhỏ như: nối bằng kim chỉ khâu, nối
bằng keo dán tổng hợp, keo fibrin, nối bằng laser, bằng máy … nhưng khâu nối
bằng chỉ vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất
- Khâu tận – tận
o Kỹ thuật Cobbett: các mũi khâu chuẩn cách nhau 120 độ và sau
đó là khâu các mũi khâu trung gian, để thực hành khâu 2 mũi
chuẩn 0 độ và 120 dộ rồi khâu các mũi trung gian, sau đó lật
mạch máu lại và khâu mũi chuẩn thứ 3, cuối cùng là khâu các
mũi khâu trung gian hoàn chỉnh.
o Kỹ thuật Nathan: Khâu mũi khâu đầu tiên ở chỗ sau nhất trên
chu vi mạch máu và sau đó lần lượt khâu các mũi khâu đối diện
nhau từ dưới lên trên nhằm tránh việc lật mạch máu
Figure 68: Kỹ thuật khâu nối mạch máu tận - tận
- Khâu tận – bên:
o Mở một lỗ trên thành mạch máu vừa bằng thiết diện cắt chéo
của mạch máu cần được khâu nối
o Khâu hai mũi khâu chuẩn cở cực trên và cực dưới của lỗ cắt,
nếu cần thì khâu thêm hai mũi khâu chuẩn nữa và sau đó khâu
các mũi khâu trung gian
Figure 69: Kỹ thuật khâu nối mạch máu tận – bên
- Kỹ thuật ghép mạch máu: thường dùng tĩnh mạch để ghép, trong quá
trình ghép mạch thì đổi chiều của tĩnh mạch, do tĩnh mạch có các van
tĩnh mạch
Figure 70: Kỹ thuật ghép mạch máu
Khâu các mạch máu nhỏ chỉ cần khâu các mũi khâu đơn, kim khâu xuyên
qua toàn bộ thành mạch máu, trước khi khâu cần phải cắt sạch ngoại mạc ở hai
đầu, trong khi khâu cần phải rửa bằng nước muối sinh lý pha Heparin, và sau
khi khâu cần thử các thử nghiệm thông mạch, thử nghiệm phổ biến là Milking
test
4. Kỹ thuật nối chi
- Định nghĩa:
+ Đứt lìa: là tổn thương đứt rời hoàn toàn chi khỏi cơ thể không còn dính
bất kì cấu trúc nào
Figure 71: Đứt lìa bàn tay
+ Đứt gần lìa: Phần gần lìa còn dính với cơ thể bằng một cấu trúc như
gân cơ, thần kinh hay cầu da. Các mạch máu bị tổn thương và không có bằng
chứng tuần hoàn ở phần xa, cầu da nhỏ hơn ¼ chu vi chi.

Figure 72: Đưt gần lìa ngón cái


- Phân loại theo mức độ tổn thương
- Đứt lìa sắc gọn: thường do bị chém hoặc máy cắt, khâu nối thuận lợi,
tỷ lệ thành công cao, phục hổi chức năng tốt
- Nhóm tổn thương có dập: có tổn thương mô mềm xung quanh, cân
nhắc khâu nối
- Tổn thương nhổ rứt: bao gồm tổn thương lột găng, tổn thương phần
mềm, mạch máu thần kinh nhiều vị trí khác nhau, tiên lượng nặng nề,
khó phục hổi
Chỉ định và chống chỉ định khâu nối chi: là tiêu chuẩn quan trọng nhất khi
quyết định khâu nối, cần lựa chọn bệnh nhân theo các yếu tố sau
- Đánh giá tổng trạng bệnh nhân, tình trạng tâm thần hiện tại, bệnh lí
nội khoa nguy hiểm, tiểu đường, bệnh lí mạch máu ngoại vi, chấn
thương kèm theo
- Tuổi: nếu còn trẻ thì cố gắng khâu nối, bệnh nhân lớn tuổi vẫn khâu
nối nếu không có chống chỉ định
- Mức độ tổn thương: không khâu nối khi đứt lìa nhiều tầng, phần đứt
lìa dập nát nghiêm trọng
- Vị trí tổn thương: khối lượng chi càng lớn càng gặp nguy cơ tai biến
sau nối
- Đứt rời kèm theo các chấn thương khác thì cần cân nhắc và đánh giá
cẩn thận
- Thời gian thiếu máu: đối với da và mô dưới da và gân xương có thể
chịu đứng thiếu máu tối đa 24h nếu để lạnh ở nhiệt đố 4-8 độ, 8-12 giờ
nếu ở nhiệt độ phòng, còn với mô cơ thì 8 giờ với nhiệt độ lạnh và 6
giờ nếu ở nhiệt độ phòng.
- Phương thức bảo quản mô: cần bảo quản đúng cách, là yếu tốt quan
trọng để quyết định thành công, đối với phần đứt lìa thì cần rửa sạch
bằng nước chín nguội, bao ngoài bằng lớp gạc hoặc vải sạch, cho vào
túi nhựa, cột miệng túi rồi cho túi này vào một túi khác chứa đá hoặc
thùng đá lạnh, còn với mỏm cụt thì rửa sạch, băng ép có trọng điểm,
chỉ garo khi máu vẫn chảy
Figure 73: Kỹ thuật bảo quản chi bị đứt lìa
- Nguyện vọng của gia đình và bệnh nhân
Tiến trình khâu nối chi
• Khi khâu nối chi có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân do giải
phóng một lượng độc tố từ chi đứt rời vào cơ thể, nên cần hồi sức tích
cực bệnh nhân
• Tê mê: có thể gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
• Cắt lọc và đánh dấu:
- Rửa mỏm cụt và chi đứt lìa bằng nước muối sinh lí
- Cắt lọc vết thương thật tốt, đảm bảo quy luật khâu nối mô khỏe với
nhau để đảm bảo thành công (không hình thành cục máu đông và ít
nhiễm trùng tại vị trí khâu)
- Công việc cắt lọc mạch máu và thần kinh nên thực hiện dưới kính hiển
vi
- Tìm và đánh dấu các gân và tĩnh mạch, động mạch, thần kinh
- Nên làm ngắn xương: giúp dễ KHX, không làm căng mạch máu thần
kinh khi khâu, nhưng cần phải tính toán để ngắn vừa đủ
Figure 74: Kỹ thuật làm ngắn xương
- Cần bảo toàn khớp nếu có thể
- Kết hợp xương bằng các phương tiện thích hợp và đủ vững

Figure 75: KHX bằng kim Kirscher trong khâu nối


ngón cái
• Khâu nối động mạch và tĩnh mạch: khâu tĩnh mạch trước có lợi điểm là
tạo ngay được vòng tuần hoàn trong phần đứt lìa, ít mất máu, tuy nhiên
nếu thời gian thiếu máu dìa thì nên khâu động mạch trước nhằm cung cấp
oxy cho các mô rồi mới khâu tính mạch, số tính mạch được khâu phải gấp
hai lần số động mạch mới đảm bảo được máu hồi lưu, nếu mạch máu mất
một đoạn dài thì cần ghép bằng một đoạn tĩnh mạch, sau khi khâu xong
cho Heparine 100UI/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch trước khi mở kẹp mạch
• Khâu nối thần kinh: khâu các dây thần kinh lớn bằng kĩ thuật bao ngoài –
bao bó sợi, còn với thần kinh nhỏ nên khâu bao bó sợi
• Khâu nối gân cơ: có thể khâu gân gấp trước hoặc sau khi khâu mạch máu
thần kinh

Figure 76: Kỹ thuật bóc tách và khâu nối mạch máu, thần kinh

• Có thể đóng da thì đầu hoặc đóng da trì hoãn


5. Kỹ thuật chuyển gân

- Định nghĩa: là phẫu thuật nhằm cải thiện chức năng bị mất bằng phương pháp
chuyển gân
+ Kỹ thuật chuyển gân trong liệt thần kinh quay:
Liệt thần kinh quay không phục hồi làm cẳng tay úp sấp, hơi gấp, các
ngón tay gấp lên nữa chừng, ngón cái khép lại, bàn tay rủ xuống không nhấc lên
được “bàn tay rủ cổ cò”, bệnh nhân không thực hiện được các động tác: duỗi
bàn tay, duỗi các ngón tay, duỗi và dạng ngón cái, ngửa cẳng tay và bàn tay

Figure 77: Dấu hiệu bàn tay rủ trong liệt quay


Phẫu thuật chuyển gân nhằm mục đích: duỗi bàn tay và ngón tay, dạng ngón
cái, ngửa cẳng tay và bàn tay
Chỉ định:
- Liệt thần kinh quay không hồi phục
- Cơ lực cơ gấp bàn tay còn tốt (4/5, 5/5)
- Không có tổn thương thần kinh trụ và giữa phối hợp
- Không có tổn thương phần mềm nặng vùng chuyển gân
Phương pháp chuyển gân:
Phẫu thuật Boyes: Chuyển cơ sấp tròn cho duỗi cổ tay quay ngắn, cơ
gấp nông ngón IV cho duỗi dài ngón 1, duỗi riêng ngón II, cơ gấp nông ngón III
cho duỗi chung, gấp cổ tay quay cho dạng và duỗi ngắn ngón I
Phẫu thuật Riordan: Sấp tròn cho duỗi cổ tay quay ngắn, gấp cổ tay trụ
cho duỗi chung, gan tay dài cho duỗi dài ngón I
Figure 78: Đường rạch da chuyển gan theo phương pháp Riordan
Phẫu thuật Tsuge: Sấp tròn cho duỗi cổ tay quay ngắn, gấp cổ tay quay
qua màng gian cốt cho duỗi chung, gan tay dài cho duỗi dài ngón I
Phẫu thuật Smith: cải biên kĩ thuật phục hồi vận động ngón I từ phương
pháp Tsuge bằng cách treo gân cơ dạng dài ngón I vào chỗ bám tận của gân cơ
cánh tay quay trong tư thế xương bàn 1 dạng tối đa, sau khi đã chuyển hướng
hai cơ này qua đường hầm dưới da ra bờ ngoài cổ tay
Figure 79: Kỹ thuật chuyển gân cơ sấp tròn qua cơ duỗi cổ tay
quay ngắn
+ Kỹ thuật chuyển gân trong liệt thần kinh trụ
Liệt thần kinh trụ không phục hồi làm mất phản xạ trụ sấp, bàn tay vuốt
trụ do teo cơ gian cốt và cơ gun bàn tay, tăng duỗi các đốt gần, giữa và gấp đốt
xa tạo tư thế vuốt, rõ rệt ở ngón 4,5, đồng thời các ngón tay hơi dạng ra, ô mô út
teo nhỏ, bẹt xuống, khe gian đốt lõm xuống để lộ rõ xương bàn tay, mất động
tác dạng và khép các ngón tay

Figure 80: Dấu hiệu vuốt trụ, teo cơ gian cốt trong liệt thần kinh
trụ
Phẫu thuật chuyển gân mục đích sửa biến dạng vuốt trụ
Chỉ định:
- Liệt thần kinh trụ không hồi phục
- Cơ lực cơ gấp cẳng bàn tay còn tốt (4/5, 5/5)
- Không có tổn thương thần kinh quay và giữa phối hợp
- Không có tổn thương phần mềm nặng vùng chuyển gân
Phẫu thuật Capsulodesis Zancolli: Rạch rộng ở gan tay tương đương
khớp bàn ngón, lấy một vạt bao khớp chữ U có cuống ở dưới và kéo vạt lên trên
cao, mở ròng rọc A1, rồi khâu cố định cổ đốt bàn, giữ cho khớp bàn ngón gấp
20 độ

Figure 81: Phẫu thuật Capsulodesis Zancolli


Phẫu thuật Oner: Rạch đường Zigzag ở ngón tay phía gan tay và các
đường rạch ngắn ở trên lồi củ cơ dạng ngón cái và ở phía sau ngón 4 tại khớp
gian đốt gần, tách rời bám tận của gân gấp chung nông, giữ lại bao gân và dây
chằng vòng A1, A2 của ngón tay, xẻ dọc gân gấp chung nông ra làm hai lên gan
tay, chuyển nửa ngoài của gân đưa chéo qua trước gan tay và khâu cố định chỗ
bám tận của cơ khép ngón cái tại nền đốt I ngón cái và ở phía sau thì khâu cổ
định vào chỗ bám tận của cơ dạng ngắn ngón cái, nữa trong của gân lại xẻ làm
đôi, lấy đầu trong cùng kéo xuống dưới và ra sau, khâu vào dây chằng và cân
ngang sâu của dây chằng đốt bàn, còn nữa gân cuối cùng thì luồn lại qua dưới
ròng rọc A2, quặt ngược đầu gân ra trước và khâu cố định vào bao gân gấp giữ
cho đốt 1 ngón tay gấp nhẹ 20 độ
Phẫu thuật Bunell, Littler: Tách rời bám tận gân duỗi chung ngón 2, rút
gân ra khỏi dây chằng mu cổ tay, nối kéo dài gân nhờ gân cơ gan tay dài lớn,
luồn gân ở dưới da, vòng qua bờ trụ của bàn tay và luồn qua gan tay ở sâu, cố
định vào nền đốt 1 ngón cái tại lồi củ cơ khép
Phẫu thuật Boyes: Dùng cơ ngửa dài đưa ra sau cẳng tay và nối dài nó
nhờ gân gan tay dài, luồn gân này vào kẽ đốt bàn 3,4, luồn ra trước gan tay, cố
định vào nền đốt 1 ngón cái, chỗ bám tận cơ khép ngón cái
Phẫu thuật Littler: Tách rời gân gấp chung nông ngón 4 ở bám tận, rút
gân ra khỏi ngón, cho ra gan tay tọa một ròng rọc cân ở gan tay, luôn gân qua
ròng rọc cân rồi cố định ở nền đốt 1 ngón cái tại lồi củ cơ dạng ngón cái
+ Phẫu thuật chuyển gân trong liệt thần kinh giữa
Liệt thần kinh giữa không hồi phục làm ngươi bệnh mất gấp ngón cái,
ngón trỏ, ngón giữa, mất đối chiếu ngón cái

Figure 82: Dấu hiệu bàn tay trong liệt thần kinh giữa
Phẫu thuậ chuyển gân nhằm mục đich làm gấp ngón cái, ngón trỏ, giưa, và đối
chiếu ngón cái
Chỉ định
- Liệt thần kinh giữa không hồi phục
- Cơ lực cơ gấp cẳng bàn tay còn tốt (4/5, 5/5)
- Không có tổn thương thần kinh trụ và quay phối hợp
- Không có tổn thương phần mềm nặng vùng chuyển gân

Phẫu thuật Burkhalter: chuyển gân cơ ngửa dài cho gấp dài ngón cái,
khâu gân gấp sâu ngón 2,3 vào 4,5 chuyển gân phục hồi đối chiếu ngón cái
+ Phẫu thuật chuyển gân trong liệt thần kinh mác chung
Liệt thần kinh mác chung không phục hồi làm người bệnh mất gấp cổ
chân, tạo thành bàn chân rủ, dáng đi bị thay đổi
Phẫu thuật chuyển gân nhằm mục đích gấp đươc cổ chân, chỉnh sửa dáng đi
Phẫu thuật Ober: Chuyển gân chày sau ra trước, luồn dưới da, qua mạc
giữ gân gấp, đính vào nền xương bàn 3

Figure 83: Phẫu thuật chuyển gân cơ chày sau trong điều trị bàn
chân rủ
Kỹ thuật giải phóng thần kinh và gân thường gặp
1. Hội chứng ống cổ tay
Định nghĩa: là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, do thần kinh
giữa bị chèn ép trong ống cổ tay
Giải phẫu: - Ống cổ tay là một khoang ở vùng cổ tay được giới hạn phía trước
là mạc giữa gân gấp và phía sau là các xương vùng cổ tay
- Mạc giữ gân gấp bình thường dày khoảng 1.5mm và dài khoảng
21.7mm, nó như “cái cầu” bắc qua “dòng sông” ống cổ tay và đáy của
“dòng sông” chính là các xương cổ tay
- Các thành phần đi trong ống cổ tay gồm 9 gân gấp (4 gân gấp sâu, 4
gân gấp nông và gân gấp ngón cái dài) và thần kinh giữa
- Khi đi qua ống cổ tay thần kinh giữa cho nhánh vận động và cảm giác
2/3 ngoài và cơ mô cái

Figure 84: Giải phẫu của ống cổ tay


Triệu chứng lâm sàng
- Đau, tê, dị cảm 2/3 ngoài lòng bàn tay, đôi khi đau cả bàn tay và cẳng
tay
- Triệu chứng đau, tê nặng hơn về đêm và khi vận động
- Bệnh nhân nghĩ ngơi và vẫy tay sẽ thấy dễ chịu
- Khi muộn có thể thấy được teo cơ mô cái
Test chẩn đoán
- Tinel:để bệnh nhân nằm ngửa hoàn toàn trên một mặt phẳng, dùng búa
phản xa hoặc ngón tay của người khám gõ liên tục vào ống cổ tay, khi
bệnh nhân có cảm giác điện giật ở đầu ngón tay là dương tính

Figure 85: Tinel’s test


- Phalen’s test: cho bệnh nhân ép phần mu tay của hai bàn tay bệnh
nhân vào nhau, các ngón tay hướng xuống dưới trong vòng 60s, khi
bệnh nhân có cảm giác đau, tê vùng bàn tay cổ tay là dương tính
Figure 86: Phalen's test

- Durkan’s test: người khám dùng 2 ngón cái của mình ấn vào vùng ống
tay và giữ trong 30s, bệnh nhân đau và tê vùng chi phối thần kinh giữa
là dương tính

Figure 87: Durkan's test


Điều trị:
- Nghĩ ngơi, hạn chế vận động
- Nẹp bất động vùng cổ tay
- Vật lí trị liệu
- Tiêm Corticoid
- Phẫu thuật giải phóng ống cổ tay
Phẫu thuật giải phóng ồng cổ tay
- Tư thế tay của bệnh nhân luôn luôn ngửa, nhắm xác đinh các móc
- Rạch da mặt trước cổ tay, từ nếp cổ tay xuống dưới từ 3-4cm, có thể
rạch theo đường chỉ tay
- Bóc tách các lớp tới mạc giữ gân gấp
- Tiến hành cắt mạc giữ gân gấp
- Chú ý 2 cấu trúc dễ bị tổn thương là nhánh thần kinh cho cơ ô mô cái
và động mạch gan tay sâu

Figure 88: Phẫu thuật giải phóng ống cổ tay


Hội chứng GUYON
Hội chứng kênh Guyon: là tình trạng chèn ép thần kinh trụ ở vùng cổ tay
Thần kinh trụ có 2 vị trí dễ chèn ép là khuỷu tay và cổ tay, tương ứng với các
hội chứng
- Hội chứng đường hầm khuỷu tay (cubital tunnel syndrome)
- Hội chứng kênh Guyon (Guyon’s canal syndrome)
Giải phẫu: kênh Guyon là 1 cấu trúc kín dài khoảng 4cm, bắt đầu từ phía trong
mạc giữ gân gấp và kết thúc tại điểm thần kinh trụ chia nhánh ở gân nguyên ủy
các cơ mô út và được giới hạn
- Nền: mạc giữ gân gấp, cơ mô út
- Trần: dây chằng gan cổ tay
- Phía trong: xương đậu, dây chằng móc đậu, cơ dạng ngón út
- Phía ngoài: móc của xương móc

Figure 89: Giải phẫu đường đi và nhánh của thần kinh trụ
Triệu chứng lâm sàng:
- Đau, tê, dị cảm vùng thần kinh trụ chi phối tại 1/3 lòng bàn tay (ngón
5 + ½ ngón 4)
- Yếu hoặc không làm được động tác dạng – khép các ngón, kể cả ngón
cái
- Ở bệnh nhân nặng có thể có: dấu bàn tay vuốt trụ, dấu hiệu teo cơ mô
út, dấu hiệu teo cơ khép ngón cái
Nghiệm pháp
- Froment’s sign (dấu cầm giấy): người khám yêu cầu người bệnh
kẹp chặt tờ giấy giữa ngón 1 và 2, sau đó rút tờ giấy ra khỏi tay
bệnh nhân, nếu dễ dàng thì là dương tính, xác nhận lại một lần
nữa bằng cách yêu cầu bệnh nhân kéo co tờ giấy, nếu bệnh nhân
giữ tờ giấy bằng đốt xa ngón 1 (động tác đối ngón) là chẩn đoán
xác định có tổn thương thần kinh trụ, nên làm test ở cả tay để
đối chứng.
Figure 90: Froment's dign
- Wartenberg’s sign: Cho bệnh nhân đặt tay lên bàn và dạng các
ngón, yêu cầu bệnh nhân khép từ từ các ngón lại, nếu bệnh nhân
khép ngón út không sát ngón 4 là dương tính, chứng tỏ cơ mô út
đã bị tổn thương.
Figure 91: Dấu hiệu Wartenberg’s
- Allen test: giúp chẩn đoán huyết khối hay viêm tắc động mạch
trụ
Điều trị:
- Nghĩ ngơi, hạn chế vận động
- Bất động bằng nẹp
- Vật lí trị liệu
- Giảm đau, NSAID
- Tiêm Corticoid
- Phẫu thuật
Phẫu thuật
- Xác đinh đường rạch da: là giao điểm giữa đường nối giữa kẽ ngón
1,2 với móc xương móc và đường nối giữa kẽ ngón 4,5 và nếp cổ tay.
- Nên giải phóng luôn cả 3 vùng
- Thành phần dễ bị tổn thương nhất là nhánh cho cơ mô út
- Luôn phải xác định móc của xương móc, vì đây là mốc để tìm các
nhánh của thần kinh trụ và dây chằng cần cắt mở

Figure 92: Phẫu thuật giải phóng kênh Guyon's


Hội chứng De Quervain
Định nghĩa: là tình trạng viêm của bao gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón
cái ngắn (khoang gân số 1) thường do sự vận động của cổ tay và ngón 1 lặp lại
quá mức.
Giải phẫu: bao gân dạng dài – duỗi ngắn ngón 1 thuốc khoang 1 trong 6 khoang
của các gân cơ vùng mặt sau cổ tay.
Ngay trên bao gân là nhánh nông thần kinh quay, chia làm 2 nhánh,
nhánh ngoài cho ngón 1 và nhánh trong cho mu tay, khi tổn thương thì thường
tê ngón 1 và mu tay
Phía ngoài là bó mạch quay, phía dưới là động mạch quay vào hố lào
Triệu chứng:
- Sưng đau vùng mỏm trâm xương quay
- Đau tăng khi vận động ngón cái, đau liên tục và tăng về đêm
- Sờ thấy bao gân phía ngoài mỏm trâm quay dày lên
Nghiệm pháp
- Finklestein’s test: cho bệnh nhân làm nắm đấm, các ngón tay
ôm ngón cái, người khám cầm tay bệnh nghiêng trụ, bệnh nhân
thấy đau vùng bao gân dạng dài - duỗi ngắn là dương tính

Figure 93: Nghiệm pháp Finklestein’s


Điều trị
- Nghĩ ngơi, hạn chế vận động
- Nẹp bất động cổ tay ngón 1
- Vật lí trị liệu
- Thuốc NSAID toàn thân, tại chỗ
- Tiêm Corticoid tại chỗ ( trành tiêm vào gân có thể gây đứt gân)
- Phẫu thuật
Phẫu thuật
Xác định đường rạch da: đặt tay bệnh nhân ở tư thế trung tính, cho bệnh
nhân duỗi ngón 1 tối đa, sẽ xuất hiện hố lào, rạch da từ trung điểm đáy hố lào
lên vòng phía sau mỏm trâm quay khoảng 3cm
Bóc tách và giải phóng bao gân khoang số 1, chú ý nhánh nông thần kinh
quay.
Hội chứng ngón tay bật
Định nghĩa:hội chứng ngón tay bât (trigger finger): là tình trạng xảy ra khi gân
gập ngón tay bị “bẫy” trong chính ròng rọc của nó

Giải phẫu:
Hệ thống ròng rọc gân gấp gồm 5 ròng rọc từ A1 đến A5 trong đó A1,A3,
A5 tương ứng với các mức khóp bàn ngón (MP Joint), khớp liên đốt gần (PIP
Joint) và khớp liên đốt xa (DIP Joint), A2 và A4 tương ứng là đốt gần và đốt
giữa ngón, rất quan trọng để ngăn cơ chế dây cung
Figure 94: Giải phẫu ròng rọc vùng ngón tay
Triệu chứng
- Ngón tay khi gập nghe cái “pực” rất khó chịu
- Đau lòng bàn tay giữa khớp liên bàn – ngón
- Ngón tay bị khóa ở tư thế gập
- Có thể sờ thấy ròng rọc A1
Figure 95: Dấu hiệu của viêm bao gân gấp
Phân độ: gồm 4 độ theo Green
- Độ I: Đau ở mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc A1
- Độ II: Vướng ngón tay khi cử động
- Độ III: Khóa ngón tay ở tư thế gấp, cử động thụ động có thể sửa chữa
được
- Độ IV: Khóa ngón tay ở từ thế gấp
Điều trị:
- Nghĩ ngơi, hạn chế vận động
- Vật lí trị liệu
- NSAID toàn thần và tại chỗ
- Tiêm Corticoid tại chổ
- Phẫu thuật
Phẫu thuật
- Đối với ngón 1 thì có thể rạch ngang mức khớp bàn ngón, còn ngón 2
đến 5 thì nên rạch chéo theo đường chỉ tay
- Khi giải phóng ròng rọc thì cho bệnh nhân vận động để kiểm tra gân
được giải phóng hoàn toàn chưa
- Cho bệnh nhân vận động sau phẫu thuật
Figure 96: Phẫu thuật giải phóng vòng gân A1
Kỹ thuật tiêm nội khớp, gân
Kỹ thuật tiêm nội khóp
Chỉ định:
- Chẩn đoán: chóc hút, quan sát dịch khớp và gửi mẫu vét nghiệm
- Điều trị: tháo lưu dịch khớp, tiêm Corticoid và các hoạt chất khác
Chống chỉ đinh:
- Nhiễm trùng hoặc viêm mô tế bào
- Bệnh lý đông cầm máu
- Bệnh nhân không hợp tác
- Tiêm corticoid trong viêm khớp nhiễm trùng
- Thay khớp
- Không quen với đường vào
Nguyên tắc:
- Vô trùng: cần thực hiện vô trùng với tiêm khớp
- Sử dụng kim tiêm và ống tiêm lớn (18G và 20-50ml) trong trường
hợp chọc hút dịch

Figure 97: Kim tiêm 18G


- Chuẩn bị kim tê tủy sống với bệnh nhân béo phì, khớp có nhiều cấu
trúc bao quanh
- Xác định đúng điểm vào khớp
- Xác định chắc chắn vào khớp
Khớp gối:
Có 4 điểm thường dùng là: trước ngoài, trước trong, trên ngoài và trên
trong.

Figure 98: Các điểm tiêm vào khớp gối


Tiêm điểm trước ngoài và trong: bệnh nhân gập gối khoảng 90 độ, xác
định gân bánh chè, điểm tiêm ở phía bên ngoài hoặc trong gân bánh chè 1cm,
vùng mềm nhất
Tiêm điểm trên ngoài và trong: bệnh nhân thẳng chân hơi gập gối
nhẹ,điểm vào cách bờ ngoài và bờ trên bánh chè 1cm, tương tự với bên trong
Tiêm khớp gối cạnh bánh chè: bệnh nhân duỗi gối tối đa, điểm vào là
giữa và dưới xương bánh chè

Figure 99: Điểm tiêm vào khớp gối dưới bánh chè
Khớp cổ chân:
Thường 2 điểm thường dùng là: trước trong và trước ngoài
Điểm trước trong: phía trong mắt cá trong khoảng 1cm
Điểm trước ngoài: phía bên ngoài gân duỗi chung các ngón và đường
ngang cổ chân
Figure 100: Điểm tiêm vào khớp cổ chân
Khớp háng:
Đường trước: phía ngoài động mạch đùi 1.5-2cm và dưới dây chằng bẹn
1.5-2cm
Figure 101: Điểm tiêm vào khớp háng từ phía trước
Đường ngoài: phía trên đỉnh mấu chuyển lớn 1cm, và đi chếch lên trên 10
độ
Figure 102: Điểm tiêm khớp háng từ phía ngoài
Khớp khuỷu:
Vị trí tiêm là điểm trung tâm của tam giác với 3 đỉnh là chỏm xương quay
– mỏm khuỷu và lồi cầu ngoài
Figure 103: Điểm tiêm vào khớp khuỷu
Tiêm lồi cầu ngoài: gấp khyur 90 độ, lựa chọn vùng mềm nhất, hướng
kim từ dưới lên, sử dụng lồi cầu ngoài như dấu hiệu “backstop”
Tiêm lồi cầu trong: tương tự lồi cầu ngoài
Khớp vai:
Đường sau: dưới mỏm cùng vai 2cm và trong chỏm xuong cánh tay 1 cm,
chọc kim hướng từ sau ra trước và vào trong
Đường trước: điểm vào dưới mỏm quạ 1cm và ra ngoài 1cm, kim hướng
ra sau và ra ngoài
Figure 104: Điểm tiêm vào khớp vai
Khớp cổ tay:
Điểm vào là giữa khoang số 3 và 4 của cổ tay

Figure 105: Kỹ thuật tiêm khớp cổ tay


- Kỹ thuật tiêm quanh gân
Viêm gân gấp các ngón:
Syringe 1ml, kim 25G
• Bệnh nhân đặt lòng bàn tay lên tư thế ngửa
• Xác định và đánh dấu nốt gồ tại ròng rọc A1 tương ứng với khớp
bàn đốt
• Đâm kim 45 độ so với lòng bàn tay, sâu 1,5 – 1 cm vị trí nốt gồ
đã đánh dấu
• Bơm 1/3 đến 1/4 ống 1cc dung dịch tiêm vào trong khoang giữa
gân và bao gân

Viêm gân dạng duỗi ngón tay cái:


Syringe 1ml, kim 25G
Kỹ thuật tiêm:
• Bệnh nhân đặt cằng tay dọc theo tư thế trung tính, ngón cái gấp
nhẹ
• Xác định khoảng trống giữa hai gân tại nền đốt xương bàn một,
tương ứng với mỏm trâm quay hoặc nơi gồ lên do sự dày của
bao gân
• Đâm kim vào trong khoảng trống giữa hai gân, sau đó đẩy nhẹ
về phía gần hai gân
• Bơm dung dịch tiêm vào trong bao gân
Viêm gân mỏm trên lồi cầu ngoài:
• Cẳng tay sấp, khuỷu gấp 90 độ
• Tiêm vào vị trí bám vào xương của nhóm gân duỗi bám vào
mỏm trên lồi cầu ngoài, kim tiêm 45 độ so với cơ cánh tay
quay
Viêm đầu dài gân cơ nhị đầu:
Syringe 1ml, kim 23G
Kỹ thuật tiêm:
• Bệnh nhân ngồi và nâng khuỷu vuông góc
• Xác định vùng đau của gân khi cậm vào
• Đâm kim xuyên qua da tại vị trí cao nhất vùng gân đau
• Sau đó hướng xuống dưới song song với gân
• Bơm dung dịch tiêm vào vùng giữa gân và bao gân
Viêm gân chóp xoay:
- Viêm điểm bám gân cơ dưới vai :
Syringe 1ml, kim 23G
Kỹ thuật tiêm:
• Bệnh nhân ngồi và xoay ngoài cánh tay 45 độ
• Xác định mỏm quạ, sờ về phía ngoài thấy điểm gồ nhẹ của mấu
động bé trong quá trình xoay cánh tay. Xác định mặt trong của
mấu động bé
• Tiêm đâm kim tại vị trí này, đẩy kim nhẹ ra hướng ngoài và chạm
xương tại vị trí bám của gân
• Bơm mạnh dung dịch vào vị trí bám của gân
- Viêm điểm bám gân cơ dưới gai:
Syringe 2ml, kim 23G
Kỹ thuật tiêm:
• Bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng với cánh tay dạng và xoay
ngoài
• Xác định góc sau của mỏm cùng vai.
• Đâm kim vào điểm giữa của vị trí bám gân. Xuyên qua gân và
chạm xương
- Viêm điểm bám gân cơ trên gai:
• Bệnh nhân ngồi với cằng tay xoay trong đưa sau lưng
• Xác định gân quanh hõm giữa mỏm cùng vai và mấu động trên
đường thẳng hàng với mỏm trên lồi cầu ngoài
• Tiêm vuông góc xuyên qua gân và chạm xương
• Bơm liên tục dung dịch tiêm vuông góc vào trong gân
Viêm điểm bám gân cơ tứ đầu đùi:
Syringe 2ml, kim 25G
Kỹ thuật tiêm:
• Bệnh nhân nằm nửa người trên bàn với đầu gối thả lỏng
• Xác định và đánh dấu vùng đau
• Đâm kim và nghiêng một góc theo chiều ngang và chạm và
xương bánh chè
• Bơm liên tục dọc theo đường vị trí bám.
Viêm gân bánh chè:
Syringe 2ml, kim 23G
Kỹ thuật tiêm:
• Bệnh nhân ngồi với gối duỗi thẳng
• Tay không cầm kim đẩy xương bánh chè từ cực trên xương
bánh chè hướng phía cẳng chân và nghiêng cực dưới lên
• Xác định và đánh dấu tại vùng điểm bám của gân ở cực xa
xương bánh chè
• Đâm kim nghiêng một góc 45 độ so với trục của chi tại vị trí
giữa của điểm bám gân
• Bơm mạnh dung dịch tiêm dọc theo hai hàng

Viêm gân gót: (Không nên tiêm vùng nơi bám gân gót dễ gây đứt gân)
Syringe 2ml, kim 23G
Kỹ thuật tiêm:
• Bệnh nhân nằm sấp, bàn chân thả lỏng ra khỏi cạnh giường
• Tiêm ở vị trí đau chói nhất của túi hoạt dịch gân gót
• Mũi tiêm hướng vuông góc với gân gót.
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng chấn thương chỉnh hình – Pgs Ts Bs Đỗ Phước Hùng
2. Bài giảng kỹ thuật cắt lọc vết thương – Ts. Bs Lê Ngọc Quyên
3. Bài giảng kỹ thuật đóng đinh nội tủy, đinh rush, tension band – Ths Bs
Cao Bá Hưởng
4. Bài giảng kỹ thuật cố định ngoài – Pgs Ts Bs Cao Thỉ
5. Bài giảng kỹ thuật tiêm nội khớp, tiêm gân – Pgs Ts Bs Tăng Hà Nam
Anh
6. Campbell's Operative Orthopaedics 13th
7. AO Principles of Fracture Management
8. Skeletal Trauma Basic Science, Management, and Reconstruction
9. Rockwood and Green s Fractures in Adults 9th
10.Green’s Operative Hand Surgery by Scott W. Wolfe, William C.
Pederson, Robert N. Hotchkiss, Scott H. Kozin, Mark S Cohen
11.Master Techniques In Orthopaedic Surgery Soft Tissue Surgery by
Steven L. M

You might also like