You are on page 1of 50

TRIỆU CHỨNG GÃY XƯƠNG

Dành cho sv Y4 YHDP lâm sàng

BS. VŨ NHẬT MINH


Khoa CTCH – BV Thành phố Thủ Đức
Định nghĩa
Nguyên nhân
Cơ chế
Triệu chứng
Phân loại
Biến chứng
Điều trị
I. Định nghĩa
Gãy xương (fracture) là sự mất liên tục của xương do
nguyên nhân cơ học hay bệnh lý
II. Nguyên nhân:
Chấn thương (Traumatic fracture)
- Đa số
- Lực chấn thương theo 2 cơ chế trực tiếp và gián tiếp

Bệnh lý (Pathologic fracture)


U, loãng xương, viêm nhiễm…làm giảm chất lượng xương

Gãy xương do mỏi (Stress/Fatigue fracture)


Lực tác động lặp lại nhiều lần (VĐV)
III. Cơ chế
Trực tiếp (Direct force):
- Lực tác động ngay tại nơi gãy xương
- Thường gãy ngang hoặc nhiều mảnh (gãy nát)
- Thương tổn phần mềm kèm theo

Gián tiếp (Indirect force):


- Lực chấn thương không tác động trực tiếp lên vị trí gãy
- Các dạng: kéo-giật, bẻ cong, xoắn, nén
Direct/Indirect?
IV. TRIỆU CHỨNG
Dấu hiệu chắc chắn
- Biến dạng
- Cử động bất thường
- Lạo xạo xương

ÞSau chấn thương xuất hiện một trong những dấu hiện trên
thì chẩn đoán gãy xương
Dấu hiệu không chắc chắn
- Đau
- Sưng, bầm tím
- Mất cơ năng

=> Các chấn thương phần mềm, trật khớp cũng có các
dấu hiệu này
Hình ảnh học:
* X quang:
∙ X quang qui ước là đủ (đa số trường hợp)

∙ Tiêu chuẩn: tối thiểu 2 bình diện (chếch, Y view, hốc


nách…)
đủ 2 khớp

∙ Trình tự đọc:
xương gãy » vị trí gãy » hình thái đường gãy » kiểu di lệch

* CT scanner: gãy phức tạp, phạm khớp


* MRI: ít dùng (xem xét mô mềm)
V. PHÂN LOẠI
Gãy kín/gãy hở
Kiểu gãy
Đường gãy
Thể di lệch
Theo AO
Gãy xương kín
Ổ gãy không thông với môi trường bên ngoài
Phân độ gãy xương kín theo Oestern & Tscheme (4 độ)
Phân độ chấn thương mô mềm theo AO (IC)
 Độ 0: Không có tổn thương mô mềm hoặc tổn thương nhẹ không
đáng kể. Thường là các gãy xương gián tiếp, không di lệch hoặc ít
di lệch
 Độ I: Có xây xát da nông hoặc do đoạn gãy gây chạm thương mô
mềm. Xương gãy đơn giản hoặc mức độ trung bình
 Độ II: Xây xát da sâu hoặc chạm thương da và cơ khu trú do chấn
thương trực tiếp gây ra. Nếu có đe dọa hội chứng chèn ép khoang
cũng xếp vào gãy xương độ II. Thường là các gãy xương do chấn
thương trực tiếp, mức độ trung bình hoặc nặng. Ví dụ: Gãy các
xương cẳng chân 2 tầng do xe đụng trực tiếp gây ra
 Độ III: Chạm thương da hoặc xây xát da lan rộng, lóc da kín hoặc
dập nát cơ. Có khi có hội chứng chèn ép khoang thực sự hoặc đứt
mạch máu chính. Thường là các loại gãy do chấn thương trực tiếp,
mức độ trung bình hoặc nặng. Xử trí tổn thương phần mềm ở loại
gãy này còn khó khăn hơn cả gãy xương hở độ III
Phân độ tổn thương mô mềm theo AO
IC1: Không tổn thương da
IC2: Sưng tím
IC3: Lóc da ít
IC4: Lóc da ngầm rộng
IC5: Hoại tử da do đụng dập
Gãy xương hở
Ổ gãy thông với môi trường bên ngoài => nguy cơ
nhiễm trùng
Tổn thương mô mềm xung quanh ảnh hưởng điều trị
và tiên lượng
Phân loại theo Gustilo & Anderson (3 độ)
Phân loại Gustilo và Anderson
 Độ I: vết thương dưới 1cm, thường do đầu xương gãy đâm ra,
vấy bẩn và tổn thương mô mềm tối thiểu, xương gãy đơn giản
 Độ II: vết thương trên 1cm, tổn thương mô mềm trung bình,
xương gãy ngang hoặc chéo ngắn đơn giản
 Độ III: tổn thương phần mềm nặng gồm da, cơ, mạch máu, thần
kinh
- IIIA: còn đủ phần mềm che phủ xương dù tổn thương rộng hay
lóc da, tổn thương do năng lượng cao bất kể kích thước vết
thương
- IIIB: tổn thương phần mềm rộng, bong tróc màng xương và lộ
xương, cần vạt da che phủ xương; thương kèm nhiễm khuẩn
nặng
- IIIC: tổn thương động mạch chính cần khâu nối
KIỂU GÃY
 Gãy không hoàn toàn:
- Gãy cong tạo hình (Acute plastic bowing fracture)
- Gãy phình vỏ xương (Torus/Buckle fracture)
- Gãy cành tươi (Greenstick fracture)

 Gãy hoàn toàn:


- Đơn giản
- 2 tầng
- Nhiều mảnh

 Kiểu gãy đặc biệt:


- Gãy cài
- Gãy lún mất xương
- Gãy nén ép
- Gãy bong sụn tiếp hợp (trẻ em)
Gãy phình vỏ xương
Gãy cành tươi/Gãy bong sụn tiếp hợp
Gãy cong tạo hình
ĐƯỜNG GÃY
Gãy ngang: cơ chế uốn bẻ trực tiếp
Gãy chéo: cơ chế uốn bẻ gián tiếp (đòn bẩy)
Gãy lún, nát: cơ chế dồn nén, ép, năng lượng cao
Gãy vặn xoắn: cơ chế vặn xoắn
Gãy 2 tầng:
Gãy có mảnh rời, mảnh hình chêm (cánh bướm): cơ
chế phối hợp, năng lượng cao
Di lệch
Đoạn xương gãy ở yên vị trí cũ là không dị lệch, nếu bị
dịch chuyển là di lệch
Lấy đầu gần làm chuẩn khi đọc kiểu di lệch
Có 5 kiểu: sang bên, chồng ngắn, xa, gập góc, xoay
Phân loại theo AO
Vị trí: xương (1,2,3,4), vùng (1,2,3,4)
Ex: tên xương-vị trí gãy => gãy xương cánh tay-thân
Hình thái: Loại (A,B,C), nhóm (1,2,3), phân nhóm
(.1/.2/.3)
VI. BIẾN CHỨNG
 Toàn thân, ảnh hưởng tính mạng:
- Choáng chấn thương (Shock)
- Sốc nhiễm trùng (tới muộn) (septic shock)
- Tắc mạch máu do mỡ (Fat embolism)
- Suy thận cấp (HC vùi lấp-Crush syndrome)
 Tại vùng chi bị tổn thương
- Chèn ép khoang (Compartment symdrome)
- Tổn thương mạch máu, thần kinh, mô mềm
- Nhiễm trùng
- Khớp giả, can lệch
- Rối loạn dinh dưỡng
VII. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Sơ cứu
Điều trị thực thụ
Nguyên tắc điều trị
Phòng chống biến chứng đe dọa tính mạng (Ưu tiên)
Điều trị gãy xương và các biến chứng
Nguyên tắc:
- Nắn hết di lệch
- Bất động vững chắc vùng gãy xương
- Bảo tồn mạch máu nuôi xương và mô mềm
- Phục hồi chức năng sớm
Sơ cứu
 Nhanh chóng, chính xác tại nơi chấn thương => giảm đau (sốc chấn
thương) và tổn thương thêm
 Chú ý các trường hợp: Gãy xương cột sống, xương đùi
 Nguyên tắc:
- Đưa nạn nhân ra vùng nguy hiểm
- Bất động ổ gãy bằng nẹp phải đảm bảo đúng (nẹp đủ dài, cột dây đủ vị trí)
- Không cởi quần áo trừ khi cần (bộc lộ vết thương, cởi bên lành trước)
- Không đặt nẹp trực tiếp vào da, vùng lồi của chi
- Gãy kín: bất động tư thế cơ nặng, giữ kéo liên tục
- Gãy hở: bất động theo tư thế gãy, xử lí VT phần mềm, Vt mạch máu kèm
theo
- Treo tay (chi trên), buộc 2 chân (chi dưới)
Điều trị thực thụ
Điều trị bảo tồn
Bó bột, nẹp bột, đeo đai, nẹp vải, băng thun, kéo liên
tục…
- Chỉ định:
Gãy xương không di lệch và di lệch chấp nhận được
Xương đòn, bả vai, xương sườn
Xương sống, xương chậu vững
Hầu hết gãy xương ngoài khớp trẻ em
Gãy ngoài khớp di lệch khi vị trí GP chấp nhận được sau
nắn bất động
Điều trị phẫu thuật:
- Chỉ định:
Không có chỉ định ĐT bảo tồn/ ĐTBT thấy bại
Gãy hở
Gãy phạm khớp
Gãy di lệch ra xa (Lồi cầu, mỏm khuỷu, xương bánh chè)
Gãy xương đùi
Take-home mesages
Có gãy?
Dấu hiệu nguy hiểm (toàn thân => chi)
Kín/hở
Sơ cứu
Điều trị (bảo tồn/phẫu thuật?)
QUESTIONS??????

You might also like