You are on page 1of 5

QUẢN TRỊ TIỀN MẶT

**********
Hình 1: Sơ đồ luân chuyển tiền mặt

Các chứng khoán có tính thanh khoản cao

Đầu tư tạm thời bằng cách Bán những chứng khoán có


mua những chứng khoán tính thanh khoản cao để
có tính thanh khoản cao bổ sung cho tiền mặt

Dòng thu tiền mặt Dòng chi tiền mặt


- Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt Tiền mặt - Chi lương
- Thu tiền bán hàng trả chậm… - Chi mua hàng hóa…

Nhận xét: Các chứng khoán có tính thanh khoản cao đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
tiền mặt ở mức độ mong muốn.

A. Mô hình Baumol (Mô hình EOQ trong quản trị tiền mặt)
(Mô hình này được xây dựng dựa trên giả định rằng doanh nghiệp có dòng tiền ròng ổn định.
(dòng tiền ròng = dòng tiền thu – dòng tiền chi; ở đây, dòng tiền chi luôn lớn hơn dòng tiền thu
và mức chênh lệch nay là không đổi)).
I. Lý thuyết.
Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần dự trữ một lượng tiền mặt (ký hiệu lượng tiền mặt dự trữ
này là M) và sẽ dùng nó để trang trải cho các hóa đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt M
được sử dụng hết, doanh nghiệp sẽ bán những chứng khoán có tính thanh khoản cao để có lại
lượng tiền mặt M như ban đầu. Quá trình này được lặp đi lặp lại theo thời gian. Ta có thể diễn tả
tình hình tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp theo đồ thị sau (xem hình 2).
Hình 2: Tồn quỹ tiền mặt theo mô hình Baumol

Số dư tiền mặt

M/2

Thời gian
Trong đó:
- M: Quy mô tiền mặt dự trữ của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là (Các ý nghĩa khác của
M): 1. Mức tồn quỹ tiền mặt ban đầu. 2. Mức tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm ngay sau khi bán
chứng khoán để bổ sung tiền mặt. 3. Lượng tiền mặt cần phải được bổ sung trong mỗi lần giao
dịch chứng khoán để bù đắp tồn quỹ.
- M/2: Mức tồn quỹ tiền mặt bình quân trong kỳ.
Với:
- Mn: Tổng mức tiền mặt giải ngân trong kỳ.
- Cb: Chi phí cho một lần bán chứng khoán có tính thanh khoản cao.
- i: Tỷ suất sinh lời cơ hội của tiền mặt dự trữ, có thể lấy theo lãi suất của chứng khoán ngắn hạn
có tính thanh khoản cao.
Ta có:
Chỉ tiêu Cách tính Công thức
Số lần bán chứng khoán Tổng nhu cầu tiền mặt trong kỳ / Lượng tiền mặt được
= = Mn / M
trong kỳ bổ sung sau mỗi lần bán chứng khoán.
Tổng chi phí giao dịch Chi phí một lần bán chứng khoán x Số lần bán chứng
= = Cb x (Mn / M)
bán chứng khoán trong kỳ khoán trong kỳ
Tiền lãi bị bỏ qua Tỷ suất sinh lời cơ hội của tiền mặt dự trữ x Mức tồn
= = i x (M / 2)
do nắm giữ tiền mặt quỹ tiền mặt bình quân trong kỳ
Tổng chi phí liên quan đến Tổng chi phí giao dịch bán chứng khoán trong kỳ + Cb x (Mn / M)
= =
tiền mặt tồn quỹ trong kỳ Chi phí cơ hội (Tiền lãi bị bỏ qua) do nắm giữ tiền mặt + i x (M / 2)
Gọi: M* là lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (Tức là: Lượng dự trữ tiền mặt giúp tối thiểu hóa tổng
chi phí liên quan đến tiền mặt tồn quỹ trong kỳ), có:

M* =

II. Bài tập.


Bài 1: Đầu năm 2014, giám đốc tài chính của công ty Hạnh Phúc đang nghiên cứu để quyết định
chính sách dự trữ tiền mặt tốt nhất cho công ty. Một số thông tin liên quan thu thập được như
sau:
- Công ty hiện đang có số dư tiền mặt là 800 triệu đồng.
- Công ty dự kiến trong suốt năm 2014, hàng tháng, tiền chi ra phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường, luôn vượt mức tiền thu về từ các hoạt động ấy là 345 triệu
đồng.
- Nếu phải bán chứng khoán ngắn hạn, công ty sẽ phải trả cho nhà môi giới khoản tiền là
0,5 triệu đồng cho một lần bán, ngoài ra, không còn chi phí nào khác.
- Lãi suất hàng năm khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao là 7%.
- Công ty không có ý định dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn và giao dịch thu chi tiền
mặt của công ty diễn ra gần giống với mô hình Baumol.
Yêu cầu: Dựa vào các thông tin đã cho, anh (chị) hãy tư vấn cho công ty Hạnh Phúc bằng cách
trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu của công ty là bao nhiêu?
b. Hiện tại, công ty có nên gia tăng số tiền đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hay không?
Nếu có thì quy mô gia tăng là bao nhiêu?
c. Trong năm 2014, công ty phải bán chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao bao
nhiêu lần để bù đắp tiền mặt trong chi tiêu?

Bài 2: Hiện tại, công ty Thành Công đang sử dụng mô hình Baumol để quản lý tiền mặt. Lãi suất
hàng năm của các loại chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao là 7,5%. Chi phí giao dịch
mà công ty phải chịu mỗi khi bán chứng khoán ngắn hạn là 500.000 đồng. Yêu cầu: Dựa vào các
thông tin đã cho, anh (chị) hãy suy luận xem tổng nhu cầu tiền mặt trong năm của công ty Thành
Công là bao nhiêu? Biết rằng: Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu của công ty được xác định là 200
triệu đồng.

Bài 3: Một doanh nghiệp duy trì một tài khoản riêng biệt cho việc thanh toán bằng tiền mặt.
Tổng số tiền thanh toán là 100 triệu đồng/tháng và đều đặn trong suốt các tháng. Các chi phí
hành chính và giao dịch của việc chuyển tiền đến tài khoản thanh toán này là 100.000 đồng mỗi
lần chuyển. Các chứng khoán thanh khoản trên thị trường có lãi suất 12%/năm.
1. Hãy ấn định số lượng tiền mỗi lần chuyển để có thể tối thiểu hóa được chi phí duy trì tài
khoản đặc biệt này?
2. Xác định số lần chuyển tiền tối ưu trong một năm?
3. Nếu chi phí hành chính và giao dịch mỗi lần của việc chuyển tiền tới tài khoản tăng gấp
đôi thì số lượng tiền tối ưu mỗi lần chuyển là bao nhiêu?
4. Tiếp nối với câu 3, nếu lãi suất của các chứng khoán thanh khoản trên thị trường một năm
cũng tăng gấp đôi thì số lượng tiền tối ưu mỗi lần chuyển là bao nhiêu?

B. Mô hình Miller – Orr


I. Lý thuyết.
Hình 3: Tồn quỹ tiền mặt theo mô hình Miller – Orr

Khi số dư tiền mặt chạm mức Mmax,


doanh nghiệp sẽ tiến hành mua chứng
Lượng tiền mặt (đơn vị tiền tệ)
khoán có tính thanh khoản cao, với lượng
tiền được sử dụng là vừa đủ để đưa số dư
tiền mặt giảm xuống mức M*

M max

Khoảng
dao
động
tiền mặt
M*

M min

Thời gian
Khi số dư tiền mặt chạm mức Mmin, doanh nghiệp sẽ bán
chứng khoán có tính thanh khoản cao, với lượng giá trị được
bán ra là vừa đủ để đưa số dư tiền mặt tăng lên mức M*
Trong đó:
- M max: Giới hạn trên của số dư tiền mặt.
- M min: Giới hạn dưới của số dư tiền mặt.
- M*: Mức tiền mặt theo thiết kế. (Mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu, mức tồn quỹ tiền mặt mục
tiêu).
Với:
- d: Khoảng dao động tiền mặt.
- Cb: Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán.
- δ2: Phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày (Phương sai của thu chi ngân quỹ).
- i: Lãi suất (Chi phí cơ hội của tiền mặt) bình quân 1 ngày.
Ta có:

d=3x

M max = M min + d
M* = M min + (d / 3)
II. Bài tập.
Bài 1: Phòng kế hoạch – tài chính của công ty may Việt Thắng sử dụng mô hình của Merton
Miller và Daniel Orr để xác định số dư tiền mặt tối thiểu là 20 tỷ đồng và tối đa là 80 tỷ đồng.
Yêu cầu: Hãy xác định số dư tiền mặt tối ưu của công ty Việt Thắng? Khi số dư tiền mặt của
công ty Việt Thắng bằng 92 tỷ đồng, công ty nên mua (hay bán) chứng khoán với giá trị bằng
bao nhiêu (giả sử công ty có đủ điều kiện thực hiện giao dịch)? Câu hỏi tương tự với trường hợp
số dư tiền mặt của công ty Việt Thắng bằng 18 tỷ đồng? 30 tỷ đồng?

Bài 2: Công ty Bảo Minh dự định lượng tiền mặt tối thiểu là 7.000 đvtt. Phương sai thu chi ngân
quỹ hàng ngày là 520.000 đvtt2, lãi suất hiệu dụng là 20%/năm, chi phí giao dịch cho mỗi lần
mua hoặc bán chứng khoán là 3 đvtt. Hãy tính lượng tiền mặt tối ưu của công ty Bảo Minh.

Bài 3: Số liệu về dòng tiền mặt ròng (chênh lệch thu chi ngân quỹ) hàng ngày của công ty
Arizona trong 200 ngày gần nhất như sau:
1- Hãy xác định phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày
Dòng tiền mặt ròng Số (phương sai của thu chi ngân quỹ) của công ty Arizona?
hàng ngày (triệu đồng) ngày 2- Biết tỷ suất sinh lời cơ hội của tiền mặt là 10%/năm (Giả
100 - 120 20 định: 1 năm có 360 ngày), chi phí giao dịch chứng khoán mỗi
120 - 140 30 lần là 0,5 triệu đồng. Anh (chị) hãy xác định khoảng dao động
140 -160 100 tiền mặt của công ty theo mô hình Miller- Orr?
160 - 180 50 3- Biết rằng: Công ty yêu cầu lượng tiền mặt tối thiểu cần có
để đảm bảo chi trả các hóa đơn hàng ngày (giới hạn dưới của
cân đối tiền mặt) là 150 triệu đồng, anh (chị) hãy xác định giới hạn trên của cân đối tiền mặt,
mức tiền mặt tối ưu (mức tiền mặt theo thiết kế) và vẽ sơ đồ quản lý ngân quỹ theo mô hình
Miller-Orr cho công ty?

Bài 4: Cả 2 công ty A và B đều quản lý tiền mặt theo mô hình Miller-Orr. Giới hạn kiểm soát
tiền mặt dưới của công ty A và B lần lượt là 100 triệu đồng và 150 triệu đồng. Giới hạn kiểm
soát tiền mặt trên của công ty A và B lần lượt là 220 triệu đồng và 300 triệu đồng. Chi phí cơ hội
của tiền mặt tồn quỹ của công ty A là 10%/năm và của công ty B là 9%/năm. Chi phí cho mỗi lần
giao dịch chứng khoán của công ty A là 2 triệu đồng và của công ty B là 2,5 triệu đồng. Yêu cầu:
1. Xác định mức tiền mặt tồn quỹ tối ưu của mỗi công ty.
2. Dòng tiền mặt ròng hàng ngày của doanh nghiệp nào biến động mạnh hơn? Vì sao?

You might also like