You are on page 1of 6

TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


-------- ---------------
Số: 5456/CT-TTHT TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2014
V/v: chi phí hoa hồng

Kính gửi:Công ty Cổ phần Pin Ắc Quy Miền Nam


Địa chỉ: 321 Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Q. 1, TP.HCM
Mã số thuế: 0300405462
Trả lời văn bản số 449/PA-KTTC ngày 23/06/2014 của Công ty về chi phí hoa hồng môi giới; Cục Thuế TP có
ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT (GTGT).
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) (áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2014 trở đi):
- Tại Khoản 1, Điều 6 quy định các điều kiện khoản chi được tính vào chi phí được trừ: “Trừ các khoản
chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các
điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã
bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá
trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà
đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường
hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp
phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ
quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi
phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông
tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
...”
- Tại Khoản 2.21, Điều 6 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“Phần vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi
giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa,
dịch vụ cho khách hàng.
Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động
thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra. Đối với hàng hóa nhập
khẩu thì giá mua của hàng hóa bán ra bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường (nếu có). Đối với hoạt động kinh doanh đặt thù như xổ số, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược,
casino thì tổng chi phí được trừ không bao gồm chi phí trả thưởng.
Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:
- Khoản hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các
đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá.
- Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận
được khoản hoa hồng thì phải kê khai tính vào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng
thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.
- Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc nước ngoài (nếu có) như: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm
dò, khảo sát, phỏng vấn, thu nhập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên
cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị
trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triễn lãm thương mại: chi phí mở
phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu
sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm
trưng bày, giới thiệu.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có
phát sinh khoản chi hoa hồng môi giới bán hàng theo hợp đồng môi giới ký với các Công ty môi giới thì
khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 6
Thông tư số 78/2014/TT-BTC và thuộc khoản chi bị khống chế theo quy định tại Khoản 2.21 Điều 6 Thông tư
số 78/2014/TT-BTC Công ty môi giới cung cấp dịch vụ môi giới cho Công ty phải lập hóa đơn GTGT và tính
thuế GTGT theo thuế suất 10%.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

KT. CỤC TRƯỞNG


Nơi nhận: PHÓ CỤC TRƯỞNG
- Như trên;
- P. KT1;
- P. PC;
- Lưu (TTHT, HC).
161524-2031/14 thêu
Trần Ngọc Tâm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TÀI CHÍNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 01/1998/TT-BTC Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 1998
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện chi phí dịch vụ, hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp nhà nước
Thi hành Điều 29 Nghị định số 59/CP ngày 3-10-1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính
và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi phí dịch
vụ, hoa hồng môi giới áp dụng trong doanh nghiệp Nhà nước như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


1. Những thuật ngữ sau đây được hiểu là:
1.1. "Hoa hồng môi giới" là khoản tiền trả cho người làm môi giới cho các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2. "Chi phí dịch vụ tạo việc làm" là khoản tiền trả cho người làm dịch vụ mà dịch vụ đó tạo thêm việc
làm cho doanh nghiệp, sau đây gọi tắt là chi phí dịch vụ.
Thông tư này không áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm và đại lý bảo
hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.
Hoa hồng để trả cho những người làm đại lý không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. Hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ chỉ được chi khi người làm môi giới, người làm dịch vụ thực sự
cung cấp các hoạt động môi giới, tạo thêm việc làm cho doanh nghiệp để các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.
3. Mức chi hoa hồng môi giới, mức chi phí dịch vụ phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế của từng hoạt động
môi giới hoặc dịch vụ mang lại.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Xây dựng quy chế về chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ để áp dụng trong doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi
hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp. Hội đồng Quản
trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có
Hội đồng quản trị) phê duyệt quy chế nói trên và gửi cho cơ quan tài chính (cơ quan quản lý vốn, cơ quan
thuế) để giám sát thực hiện.
Căn cứ vào quy chế được duyệt, tuỳ theo từng nghiệp vụ mua bán hoặc cung ứng dịch vụ phát sinh trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà Giám đốc doanh nghiệp quyết định chi hoa hồng cho từng
hoạt động môi giới, hoặc từng chi phí dịch vụ.
2. Những nội dung cơ bản phải được thể hiện trong quy chế của doanh nghiệp:
a. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng được hưởng tiền chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ là các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài
nước) có làm môi giới hoặc dịch vụ tạo việc làm cho doanh nghiệp.
Chi hoa hồng môi giới không áp dụng đối với các đối tượng sau theo quy định tại Nghị định 59/CP ngày
3/10/1996 của Chính phủ:
Đại lý những mặt hàng theo Hợp đồng đại lý hoặc các khách hàng được chỉ định của doanh nghiệp theo
những mặt hàng đã được xác định theo hợp đồng mua bán với doanh nghiệp.
Các chức danh quản lý của doanh nghiệp.
Chi phí hoa hồng môi giới muốn được tính vào chi phí hợp lý thì cần
những chứng từ gì?
Câu hỏi: Chi phí hoa hồng môi giới muốn được tính vào chi phí hợp lý thì cần những
chứng từ gì?

Trả lời:
Tại Khoản 1, mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài
chính, quy định: chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nếu khoản chi đó thoả mãn 2
điều kiện sau:
“- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, để Chi phí hoa hồng môi giới được tính vào chi phí SXKD khi xác định thu
nhập chịu thuế thì phải cóhoá đơn, chứng từ hợp pháp, đó là:
- Trường hợp Công ty chi trả hoa hồng môi giới cho khách hàng là các tổ chức kinh doanh:
+ Hợp đồng môi giới: trong đó quy định cụ thể về khoản chi môi giới phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá của đơn vị.
+ Hoá đơn GTGT do khách hàng xuất cho Công ty với thuế suất thuế GTGT 10%.
+ Chứng từ giao, nhận tiền.
- Trường hợp Công ty chi hoa hồng môi giới cho các cá nhân:
+ Hợp đồng môi giới: trong đó quy định cụ thể về khoản chi môi giới phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá của đơn vị.
+ Chứng từ giao, nhận tiền.
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN do Công ty xuất cho khách hàng mỗi lần chi trả hoa hồng cho
khách hàng.
Căn cứ quy định trên, nếu đơn vị phát sinh chi phí hoa hồng môi giới mà có đủ chứng từ đã nêu
ở trên và không vượt mức chi khống chế quy định tại điểm 2.19, mục IV, phần B Thông tư số
130/2008/TT-BTC thì được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hoa hồng môi giới bán hàng có được ghi nhận vào chi phí hợp
lý?
Thứ Năm, ngày 11 tháng 8 năm 2016

Việc doanh nghiệp trả tiền hoa hồng môi giới trong hoạt động kinh doanh rất thường xảy ra
nhưng không phải khoản hoa hồng môi giới nào cũng được công nhận là chi phí hợp lý.

Hoa hồng môi giới là gì?

Theo Luật Thương mại số 36/2005/QH11 tại Điều 150 có quy định :

"Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên
môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc
đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi
giới"

Như vậy, hoa hồng môi giới là khoản tiền doanh nghiệp trả cho người làm môi giới cho các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bán được hàng, hoặc hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.

Lưu ý: Hoa hồng môi giới khác với hoa hồng trả cho người làm đại lý, hoa hồng đại lý bán hàng
đúng giá có lẻ chúng ta sẽ bàn trong một dịp khác.

Điều kiện để ghi nhận hoa hồng môi giới vào chi phí được trừ khi tính thuế:

+ Trường hợp cá nhân không kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật và
có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, khoản chi phí hoa hồng môi giới bán hàng phải đáp
ứng đầy đủ các chứng từ sau:

- Hợp đồng môi giới giữa Công ty và các cá nhân,

- Hóa đơn, chứng từ theo quy định (mua hóa đơn lẻ của cơ quan thuế, cá nhân tự nộp thuế GTGT
và thuế TNCN),

- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi phí hoa hồng từng lần có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên.
+ Trường hợp cá nhân không kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật và
có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống, khoản chi phí hoa hồng môi giới phải đáp ứng
đầy đủ các chứng từ sau:

- Hợp đồng môi giới giữa Công ty và các cá nhân,

- Chứng từ chi tiền (không nhất thiết chuyển khoản),

- Khấu trừ thuế TNCN 10% với mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên khi trả thu nhập cho cá
nhân (doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo quy định).

- Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn theo mẫu số 01/TNDN kèm theo
Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

+ Trường hợp là tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), khoản chi phí hoa hồng môi giới bán hàng phải
đáp ứng đầy đủ các chứng từ sau:

- Hợp đồng môi giới giữa hai bên,

- Hóa đơn của bên nhận hoa hồng theo quy định,

- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi phí hoa hồng từng lần có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên.

Các căn cứ pháp lý:

- Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sừa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số
78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và
Điều 1 Thông tư so 151/2014/TT-BTC),

- Khoản 25, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC,

- Khoản 1, Điều 13, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.

- Điều 2, 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

You might also like