You are on page 1of 69

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN CUỐI KÌ


Môn học: Khởi sự kinh doanh
Mã môn học: MGT10H

ĐỀ TÀI: DỰ ÁN KINH DOANH SẢN PHẨM CỦA


TIỆM BÁNH BALANCED CRAVE

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vân Hà


Nhóm thực hiện: Nhóm 10
Lớp: K23CLC-QTA
Ca học: Thứ 3 ca 4

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN CUỐI KÌ


Môn học: Khởi sự kinh doanh
Mã môn học: MGT10H

ĐỀ TÀI: DỰ ÁN KINH DOANH SẢN PHẨM CỦA


TIỆM BÁNH BALANCED CRAVE

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vân Hà


Nhóm thực hiện: Nhóm 10
Lớp: K23CLC-QTA
Ca học: Thứ 3 ca 4

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023

2
YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN
1. Thông tin chung:
Tên học phần/ Mã học phần/ Tín Số phần áp dụng
Áp dụng cho đào tạo trình
chỉ (chia theo yêu cầu
độ và phạm vi đánh giá:
(phù hợp với thạc sĩ, đại học, cao đáp ứng chuẩn đầu
(thạc sĩ, đại học, cao đẳng)
đẳng) ra)
BÀI TẬP LỚN gồm
Áp dụng cho bài thi đối với Khởi sự kinh doanh
01 phần tương ứng
đào tạo trình độ đại học chính Mã: MGT10H Số tín chỉ: 03
với chuẩn đầu ra
quy tín chỉ.
học phần
Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh
viên (có thể ghi danh sách sinh viên nếu áp dụng Tên người đánh giá/ giảng viên
bài tập nhóm) (*)

Hạn nộp
Ngày sinh viên nhận yêu cầu (Nếu quá hạn, sinh Thời điểm nộp bài của sinh
của BÀI TẬP LỚN viên chỉ đạt điểm tối đa viên
là Đạt)
Bản thảo: lần lượt các
tuần tùy theo chủ đề
Buổi học thứ 6
được phân công
Bài hoàn chỉnh: 15/12/2023
Trình bày, trả lời phản
biện

Dự án kinh doanh sản phẩm bánh của Balanced Crave


Tiêu đề bài tập lớn

3
2. Yêu cầu đánh giá: Trong bảng sau, sinh viên chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập
lớn của sinh viên theo hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra.
Chỉ dẫn
Thứ
trang viết
tự Nội dung yêu cầu Thứ tự Nội dung yêu cầu đối với Thứ tự
trong bài
Chuẩ đối với Chuẩn tiêu chí các tiêu chí đánh giá theo phần áp
tập lớn của
n đầu đầu ra học phần đánh giá chuẩn đầu ra học phần dụng
sinh viên
ra
(*)
Ứng dụng vào 1 1.Sự cần thiết (10 điểm) Phần 3 14
trong hoạt động 2 2. Tính khả thi (15 điểm) Phần 4 18
2-3
kinh doanh thực
3 3. Tính độc đáo (10 điểm) Phần 5 25
tiễn:
4 4. Kế hoạch sản xuất kinh
Phần 6 28
doanh (10 điểm)
5. Kết quả tiềm năng của
5 Phần 9 55
dự án (15 điểm)
6. Nguồn lực thực hiện
6 Phần 7 46
(10 điểm)
7. Các kênh truyền thông
7 Phần 8 49
(10 điểm)
8. Trình bày và trả lời
8
phản biện (20)

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:

Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham
khảo được sử dụng trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.

4
Chữ ký xác nhận của sinh viên (*): Ngày 15 tháng 12 năm 2023
Nguyễn Thu Hương

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN:

Áp dụng cho đào Họ tên người đánh


Đại học Chính quy
tạo trình độ: giá
Tên học phần/
Họ tên sinh viên/
Mã học phần/ Khởi sự kinh doanh- MGT18A
Nhóm sinh viên
Tín chỉ
Tiêu chí đánh Nội dung yêu cầu đối với các tiêu chí đánh giá theo Điểm
giá của từng chuẩn đầu ra học phần
chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra 4
4) Vận dụng Sinh viên làm bài theo nhóm (từ 3-7 thành viên) để hoàn
vào trong hoạt thành sản phẩm là một Bản báo cáo dự án kinh doanh
động kinh doanh hoàn thiện. Nhóm sinh viên sẽ trình bày kết quả dự án
thực tiễn của của mình trước giảng viên. Điểm của các thành viên trong
mình (Hiện thực nhóm sẽ được đánh giá dựa trên mức độ đóng góp của
hóa ý tưởng kinh các thành viên tham gia theo báo cáo được gửi kèm bản
doanh ) báo cáo có xác nhận của nhóm trưởng và các thành viên
tham gia. Tiêu chí chấm điểm:
1.Sự cần thiết (15 điểm)
2. Tính khả thi (15 điểm)
3. Tính độc đáo (10 điểm)
4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh (10 điểm)

5
5. Kết quả tiềm năng của dự án (15 điểm)
6. Nguồn lực thực hiện (10 điểm)
7. Các kênh truyền thông (10 điểm)
8. Trình bày và trả lời phản biện (20 điểm)

ĐIỂM

PHẢN HỒI BÀI TẬP LỚN CHO SINH VIÊN

Phản hồi của người đánh giá đến sinh viên (áp dụng cho từng phần trong BÀI TẬP
LỚN):

Kế hoạch hành động đề xuất cho sinh viên:

Phản hồi của sinh viên đến người đánh giá(*):

Chữ ký của người đánh


Ngày
giá 1
Chữ ký của người đánh
Ngày
giá 2

6
Chữ ký của sinh viên (*) Ngày (*)
PHẦN DÀNH CHO BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH (KHOA/ BỘ MÔN):

ĐÃ XÁC NHẬN YES € NO € NGÀY:


……………………………………………
XÁC NHẬN BỞI :
TÊN NGƯỜI XÁC NHẬN :

4. Danh sách đóng góp của các thành viên


DANH SÁCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Tổng điểm BTL:
Ký và ghi rõ họ Điểm
Mức độ tên thi
STT Họ và tên Mã sinh viên
đóng góp (Ký sẵn khi nộp
bài)
1 Nguyễn Thu Hương 23A4030169 34%
2 Đặng Minh Phương 23A4030286 33%
3 Ngô Ngọc Trâm Anh 23A4030014 33%
(Ví dụ: Nếu tổng điểm BTL là 45 => A được 45x0.23 = 10.35 => 10 điểm; B được
45x0.17 = 7.65 => 8 điểm)

7
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................10
NỘI DUNG...................................................................................................................12
1. Đặt vấn đề..................................................................................................................12
2. Giới thiệu về doanh nghiệp......................................................................................13
2.1. Tên thương hiệu...................................................................................................13

2.5. Danh mục sản phẩm.............................................................................................14

3. Sự cần thiết................................................................................................................14
3.1. Điểm đau của khách hàng....................................................................................14

3.2. Lý do chọn sản phẩm...........................................................................................15

3.3. Giải pháp..............................................................................................................16

4. Tính khả thi...............................................................................................................18


4.1. Định vị giá trị sản phẩm.......................................................................................18

4.2. Đánh giá thị trường, nhu cầu của sản phẩm.........................................................18

4.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô..............................................................................18

4.2.2. Khảo sát khách hàng.........................................................................................21

4.3. Tiềm lực của doanh nghiệp..................................................................................21

4.3.1. Nguồn vốn.........................................................................................................21

4.3.2. Nhân lực............................................................................................................22

4.3.3. Khả năng cạnh tranh.........................................................................................22

4.3.4. Cơ hội phát triển...............................................................................................24

5. Tính độc đáo..............................................................................................................25


6. Kế hoạch sản xuất kinh doanh................................................................................28
6.1. Kế hoạch sản xuất................................................................................................28

6.2. Kế hoạch bán hàng...............................................................................................35

7. Nguồn lực thực hiện.................................................................................................45

8
7.1 Xác định các nguồn lực.........................................................................................45

7.2 Các chi phí sản xuất..............................................................................................45

7.3 Kế hoạch tổ chức nhân sự.....................................................................................46

8. Các kênh truyền thông.............................................................................................48


8.1. Mạng xã hội, sàn thương mại điện tử..................................................................49

8.2. Truyền miệng.......................................................................................................53

8.3. Bán hàng trực tiếp trong hội chợ..........................................................................54

9. Kết quả tiềm năng dự án.........................................................................................54


9.1. Danh mục chi phí.................................................................................................54

9.2 Bảng theo dõi doanh thu.......................................................................................55

9.3 Bảng theo dõi mua nguyên liệu............................................................................56

9.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................57

9.5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................................................................59

10. Định hướng phát triển trong tương lai................................................................61


11. Những rủi ro cơ bản..............................................................................................63
11.1. Rủi ro môi trường..............................................................................................63

11.2. Rủi ro hoạt động.................................................................................................64

11.3. Rủi ro tài chính...................................................................................................64

11.4. Rủi ro thương hiệu.............................................................................................65

11.5. Rủi ro chiến lược................................................................................................65

KẾT LUẬN...................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67

9
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, xu hướng dinh dưỡng bền vững, tốt cho sức khỏe cá
nhân và thân thiện với môi trường đã ngày càng chiếm giữ vị thế quan trọng trong tâm
trí của người tiêu dùng Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm đến môi
trường và xã hội, mà còn là sự chăm sóc bản thân và tạo ra một lối sống lành mạnh.
Các con số từ Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo làm rõ rằng 67% người tiêu dùng
Việt Nam tìm kiếm các sản phẩm có nhãn hiệu xanh hoặc có chứng nhận bền vững,
trong khi 82% ưu tiên mua hàng "Made in Vietnam". Ngoài ra, người tiêu dùng cũng
có xu hướng chọn những sản phẩm tự nhiên, hữu cơ, không chứa chất bảo quản hay
hóa chất độc hại. Họ cũng mong muốn có những giải pháp tiện lợi và an toàn để tiếp
cận các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sức khoẻ, như giao hàng tận nhà, tư vấn
trực tuyến,..

Không chỉ những yếu tố về sức khỏe và môi trường, mà còn sự ảnh hưởng mạnh
mẽ từ công nghệ và mạng xã hội trong đời sống hàng ngày. Việc sử dụng công nghệ
thông minh và mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của người tiêu dùng
Việt Nam với 97% người lớn có điện thoại thông minh và tỷ lệ sử dụng Internet gần
80%. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp F&B, đặc biệt là
trong lĩnh vực thực phẩm, để tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.

10
Hình 1.1: Số liệu thống kê năm 2022

Từ những nhận định trên, ngành F&B với thị trường thực phẩm bền vững đang
mở ra những cơ hội lớn cho các startup. Nhận thức rõ về tiềm năng này, chúng tôi,
nhóm sinh viên Khóa 23 Khoa Quản trị Kinh doanh Học Viện Ngân Hàng, đã quyết
định triển khai dự án startup Balanced Crave - Cân bằng trong từng miếng bánh.
Balanced Crave là một giải pháp ăn uống lành mạnh, tiện lợi kết hợp sự sáng tạo, chất
lượng, và tính bền vững sẽ mang đến một trải nghiệm mới mẻ và thiết thực cho người
tiêu dùng Việt Nam.

11
NỘI DUNG

1. Đặt vấn đề

Với cuộc sống bận rộn và áp lực ngày nay, con người có xu hướng tiêu dùng sản
phẩm đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, điều này dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe bởi
vì sản phẩm đồ ăn nhanh thường ít dinh dưỡng và nhiều chất béo, đường, chất bảo
quản. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về vấn đề
thừa cân, béo phì trong xã hội. Theo thống kê WHO đưa ra vào năm 2022, con số hơn
1 tỉ người mắc bệnh béo phì bao gồm: 650 triệu người lớn, 340 triệu thanh thiếu niên,
39 triệu trẻ em; và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng mỗi ngày. WHO cho biết
tỷ lệ béo phì đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975 và đã tăng gần 5 lần ở trẻ em và thanh
thiếu niên. Béo phì ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi từ mọi nhóm xã hội, ở cả các nước phát
triển và đang phát triển.

Đặc biệt là đối với nhân viên văn phòng ngồi làm việc bên máy tính 8
tiếng/ngày; ít vận động, khung giờ ăn uống và nghỉ ngơi thất thường,... thì con số này
đang trở nên báo động. Theo thống kê nội bộ, trong quý II/2023, tỷ lệ nhân sự của các
doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus mắc các vấn đề sức khỏe liên quan
đến chuyển hóa chiếm tỉ lệ cao trên tổng số 14.000 người tham gia, bao gồm: thừa cân
- béo phì (chiếm 44%), rối loạn lipid máu (chiếm 44%), gan nhiễm mỡ (chiếm 28%),
tăng men gan (chiếm 18%), tăng acid uric (chiếm 10%).

Đồng thời, sau một thời gian khảo sát thị trường và từ chính những trải nghiệm
bản thân, nhóm nhận ra vấn đề nhức nhối của phần lớn đối tượng tham gia khảo sát là
sự lo lắng về vấn đề dinh dưỡng trong các sản phẩm bánh ngọt. Bánh ngọt là món ăn
yêu thích của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, theo khảo sát, phần lớn các sản phẩm bánh ngọt
được tiêu thụ hiện nay trên thị trường chứa lượng đường khá cao khiến khách hàng
quan ngại khi sử dụng, và chưa thực sự có những giải pháp ăn uống phù hợp, lành
mạnh hơn để thay thế món ăn này.

12
Từ những thống kê trên, việc cần một giải pháp ăn uống lành mạnh, tiện
lợi, nhanh chóng hơn là điều vô cùng cần thiết

Biểu đồ 1.2. Mức độ sẵn sàng đón nhận sản phẩm bánh mì kem lạnh handmade theo
khảo sát của Balanced Crave

2. Giới thiệu về doanh nghiệp

2.1. Tên thương hiệu

Nhóm đặt tên thương hiệu là Balanced Crave có nghĩa là “Khao khát sự cân
bằng”. Trong cuộc sống, sự cân bằng là điều vô cùng cần thiết. Tại Balance Crave,
nhóm tin rằng mỗi bữa ăn đủ đầy và cân bằng dinh dưỡng cũng không kém phần quan
trọng. Xuất phát điểm từ niềm đam mê và khát khao tìm được sự cân bằng trong mỗi
chiếc bánh, Balanced Crave mong muốn trao đến khách hàng những sản phẩm chất
lượng, thơm ngon, bổ dưỡng, được tinh giảm lượng đường tối đa sao cho phù hợp với
khẩu vị mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

2.2. Slogan

Với slogan “Cân bằng trong từng miếng bánh”, Balanced Crave muốn gửi gắm
một thông điệp rằng hãy duy trì lối sống cân bằng và thưởng thức niềm vui trong từng
miếng bánh. Từ đó, Balanced Crave mong muốn khách hàng có thể tận hưởng niềm vui
của việc thưởng thức đồ ngọt mà không phải lo lắng về sức khỏe hay cân nặng. Chúng
tôi tin rằng, sự cân bằng giữa hương vị ngon miệng và thành phần dinh dưỡng có thể
làm cho mỗi miếng bánh trở nên đặc biệt, mang lại trải nghiệm thú vị và lành mạnh
hơn cho khách hàng.

13
2.3. Tầm nhìn

Balanced Crave định hướng trở thành doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm
bánh ngọt ít đường chất lượng, uy tín tại thị trường trong nước, biến sản phẩm trở
thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống khách hàng và một trong những sự lựa
chọn hàng đầu để thay thế các giải pháp ăn uống kém lành mạnh thông thường.

2.4. Sứ mệnh

Balance Crave ra đời với sứ mệnh mang đến cho khách hàng những chiếc bánh
được tạo ra bởi sự tận tụy của đội ngũ sáng tạo và sự kết hợp hoàn hảo của những
nguyên liệu sạch - tươi ngon - cân bằng dinh dưỡng. Balance Crave không chỉ đơn
thuần là một thương hiệu bánh, mà còn là lối sống, là sự lựa chọn cho sức khỏe của
bạn.

2.5. Danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm hiện tại của Balanced Crave bao gồm:

- Sản phẩm lõi: bánh mì tươi kem lạnh

- Sản phẩm bổ sung: trà và nước uống trái cây thanh mát

3. Sự cần thiết

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành thực phẩm với ngày càng nhiều các
món ăn đa dạng đã dẫn đến việc nhiều người tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về sức
khỏe. Việc cân bằng trong chế độ ăn uống, sao cho người tiêu dùng có thể tận hưởng
trọn vẹn hương vị món ăn mà vẫn đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể không quá mức
là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Sau khi tìm hiểu thị trường, nhóm nhận
thấy một số điểm đau thường thấy ở khách hàng tiềm năng như sau:

3.1. Điểm đau của khách hàng

Nỗi đau về tài chính - Financial Pain Point

Qua khảo sát thị trường, nhóm nhận thấy khách hàng mục tiêu của mình đang
phải chi trả số tiền lớn cho các sản phẩm bánh ngọt. Điều này có thể trở thành cản trở

14
lớn trong việc duy trì lượng khách hàng ổn định về lâu dài. Về phía khách hàng, họ
luôn mong muốn có thể sử dụng sản phẩm với giá thấp hơn.

Nỗi đau về quy trình - Process Pain Point

Qua khảo sát thị trường, nhóm nhận thấy khách hàng mục tiêu phản ánh về
những khó khăn trong quá trình mua sản phẩm. Thứ nhất, hầu hết khách hàng chưa tìm
được sản phẩm phù hợp cho mục tiêu cân bằng dinh dưỡng và khẩu vị bánh. Thứ hai,
hiện nay nhiều sản phẩm bánh không rõ bảng thành phần, do đó khách hàng cảm thấy
thiếu an toàn khi sử dụng sản phẩm. Thứ ba, mẫu mã bánh không bắt mắt, khi khách
hàng nhận sản phẩm cảm thấy thất vọng khi bánh không giống như trên ảnh có thể do
vận chuyển, nhà sản xuất,...

Nỗi đau về sự hỗ trợ - Support Pain Point

Để tạo được ấn tượng tốt và có nhiều khách hàng trung thành, cần tạo cho khách
hàng sự hỗ trợ tốt nhất. Sau khi khảo sát, nhiều khách hàng phản ánh rằng họ từng rời
bỏ nhiều thương hiệu do không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ phía người bán trong
suốt quá trình trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ.

3.2. Lý do chọn sản phẩm

Nhóm đã khảo sát và nhận thấy các sản phẩm ít đường nói chung và thực phẩm
bánh ít đường nói riêng đang trở thành xu hướng tiêu dùng. Do khách hàng ngày càng
có nhận thức cao về vấn đề bảo vệ sức khỏe nên thị trường này là vô cùng tiềm năng.
Sản phẩm bánh mì kem lạnh của Balanced Crave khắc phục được các điểm đau của
khách hàng, học hỏi những điểm mạnh từ những đối thủ cạnh tranh đi trước và cải
thiện được những điểm yếu họ chưa làm được.

Các thành viên trong nhóm đều đã có kiến thức về bán hàng do đã từng làm việc
ở vị trí này và kết hợp với các kiến thức được học tại trường. Nhóm có một thành viên
có kinh nghiệm làm bánh sẽ phụ trách hoàn toàn công đoạn sản xuất, hai thành viên
còn lại sẽ phụ trách chính về Marketing và Sale.

15
3.3. Giải pháp

Thấu hiểu được những nhức nhối, điểm đau của người tiêu dùng, nhóm đem tới
khách hàng sản phẩm “bánh mì tươi kem lạnh ít đường”, được sản xuất được chế biến
trong ngày, với nguyên liệu làm từ bánh mì tươi, không có chất bảo quản, được tỉ lệ và
cân bằng một cách kỹ lưỡng, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho một bữa ăn. Dưới đây là
bảng thành phần của sản phẩm:

● 250gr bột mì Bakers’ Choice số 13

● 30 gr bột mì Bread flour số 11

● 5gr men instant vàng: Đảm bảo sự nở phồng hoàn hảo và kết cấu mềm mịn của
bánh.

● 150gr kem sữa tươi Whipping cream: Tạo độ mềm mịn, béo ngậy cho kem lạnh,
làm cho lớp kem trở nên thơm ngon và mềm mại.

● 42 gr bơ lạc: Đem lại hương vị thơm ngon, độ ẩm và độ béo cho bánh mì.

● 330ml sữa tươi không đường: Tạo độ ẩm cho bánh

● 3 trái trứng gà: Cung cấp chất đạm và độ ngon cho bánh, làm cho bánh thêm
sánh mịn

● Muối: Đảm bảo cân bằng hương vị

● Chất tạo ngọt tự nhiên stevia, erythritol: Thay thế thay đường mía truyền thống,
tốt hơn cho sức khỏe

16
Hình 1.3. Sản phẩm của Balaced Crave

Hạn sử dụng: Ăn ngay khi mở hộp, có thể bảo quản trong ngăn mát 3 ngày.

Công dụng:

 Sản phẩm được tinh giảm lượng đường tối đa nhưng vẫn đảm bảo giữ được
hương vị thơm ngon của bánh, phù hợp với những người đang chú trọng đến
việc giữ gìn sức khỏe và duy trì lối sống ăn uống cân bằng

 Sản phẩm không sử dụng đường mía thông thường, thay bằng các chất tạo ngọt
tự nhiên như stevia hay erythritol. Đây là hai loại chất tạo ngọt được đánh giá
tốt nhất để thay thế cho đường mía và hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn

 Nạp đủ năng lượng cho một bữa ăn, sử dụng cho bữa sáng hoặc bữa ăn phụ
trong ngày.

17
4. Tính khả thi

4.1. Định vị giá trị sản phẩm

Khi lối sống "ăn sạch - uống lành" trở thành xu hướng trong thời đại mới, các
sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giảm việc sử dụng đường tinh luyện đang trở
nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày càng quan tâm và sẵn
sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Ngoài các mối lo
ngại về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn, có
nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường trở thành yếu tố tiên quyết ảnh hưởng
đến lựa chọn của người tiêu dùng. Vì vậy, nhóm nhận thấy những giá trị sản phẩm
mang lại đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhóm khách hàng:

● Nguyên liệu chất lượng

● Công thức sáng tạo

● Đầy đủ dinh dưỡng

● Tiện lợi

● Bảo vệ môi trường

● Mức giá phải chăng

● Thông điệp ý nghĩa về sức khỏe

4.2. Đánh giá thị trường, nhu cầu của sản phẩm

4.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô

a. Môi trường chính trị và pháp luật

Các chính sách pháp luật của Việt Nam có tác động trực tiếp đến các doanh
nghiệp startup và đổi mới sáng tạo. Việt Nam được nhận định có quyền tự do thành lập
doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh, hệ thống pháp luật và thể chế thị trường xác lập
và tôn trọng đầy đủ quyền sở hữu tốt hơn so với các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Trong những năm qua, Luật doanh nghiệp đã trải qua các sửa đổi, bổ sung theo hướng

18
cải cách, mang lại luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh. Cùng với đó là hàng
loạt các chính sách, chỉ thị tác động mạnh mẽ đến tinh thần khởi nghiệp của các doanh
nghiệp. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng quy định cụ thể nội dung hỗ trợ cho
hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đang từng bước hoàn thiện một số
chính sách khuyến khích đầu tư cho doanh nghiệp start-up, thể hiện cam kết cải thiện
môi trường kinh doanh và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

Vì vậy, đây là nền tảng thuận lợi cho một startup như Balanced Crave có thể tự
do phát triển và triển khai ý tưởng kinh doanh của mình mà không bị hạn chế nhiều về
mặt pháp lý. Đây cũng là tiền đề để doanh nghiệp hoàn thiện các hồ sơ đăng ký thành
lập doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh, xác nhận quyền sở hữu pháp lý, đồng thời
cam kết tính minh bạch để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia huy động vốn.

b. Môi trường kinh tế

Bối cảnh tình hình kinh tế của Việt Nam năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn
và thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh do suy
thoái toàn cầu. Mặc dù GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, nhưng các doanh
nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, đang phải đối mặt với vấn đề giảm đơn
hàng và khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự đồng hành
tích cực của Chính phủ, thể hiện thông qua các chính sách hỗ trợ và giải pháp linh hoạt
cho thấy vẫn còn nhiều điểm sáng trong công cuộc khởi nghiệp cho các doanh nghiệp.
Chính sách tiền tệ đột phá, đặc biệt là việc giảm lãi suất điều hành, được thực thi nhằm
hỗ trợ thanh khoản và giải quyết vấn đề thiếu vốn cho doanh nghiệp. Đồng thời, mức
lương cơ bản cũng tăng lên làm tăng khả năng tiêu thụ của người dân, tạo ra một môi
trường thuận lợi cho các sản phẩm và dịch vụ mới, đặc biệt là những sản phẩm có giá
trị gia tăng và đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.

Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp như Balanced Crave, thách thức lớn đặt
ra là làm thế nào để sáng tạo ra sản phẩm có giá trị, gia tăng nhu cầu của khách hàng và
duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế suy thoái,
việc nhận diện và tận dụng những cơ hội, đồng thời thể hiện tính linh hoạt và khả năng
chủ động trong quá trình phát triển là vô cùng quan trọng để vượt qua những khó khăn.

c. Môi trường văn hóa - xã hội

19
Người Việt Nam hiện nay có mong muốn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh
thần để giảm nguy cơ mắc các bệnh và kéo dài tuổi thọ. Theo khảo sát từ Công ty
nghiên cứu thị trường Cimigo, có đến 41% người tham gia khảo sát sẵn sàng giảm
lượng đường trong món ăn để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Không chỉ
dừng lại ở việc ăn uống lành mạnh hơn, tiêu chuẩn sống healthy của người Việt ngày
càng toàn diện, bao gồm khỏe về thể chất, tinh thần, thân hình đẹp và sống có trách
nhiệm với môi trường. Đặc biệt, thế hệ Gen Y và Gen Z năng động, sử dụng mạng xã
hội thành thạo càng làm các hashtag #sốngxanh #sốnglànhmạnh #healthy #healthyfood
#bảovệmôitrường được đẩy lên đầu xu hướng tìm kiếm trong thời gian gần đây. Trên
Social Media, trung bình mỗi tháng có khoảng 200,000 thảo luận về sống lành mạnh
được tạo ra trên mạng xã hội. Các “tips” để giữ gìn vóc dáng và chia sẻ chế độ ăn uống
đang khơi dậy các cuộc thảo luận sôi nổi trên mọi nền tảng Facebook, Instagram,
Tiktok với hàng trăm nghìn lượt chia sẻ trực tuyến.

Nhận thấy nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các loại đồ ăn ít đường, tốt cho sức
khỏe đang ngày một tăng cao, kết hợp với xu hướng “healthy” bùng nổ hiện nay, đây
chính là lợi thế của Balanced Crave để triển khai các điểm mạnh của sản phẩm và sử
dụng các nền tảng trực tuyến để “bắt trend”, đón đầu xu hướng tiêu dùng mới của
người Việt.

d. Môi trường công nghệ

Thời kỳ công nghệ 4.0 mở ra cánh cửa cho doanh nghiệp startup trong việc mở
rộng quy mô và tiếp cận thị trường. Sự nở rộ của công nghệ thông tin cho phép doanh
nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng và sử dụng các công cụ phân tích để hiểu rõ hơn về
hành vi và mong muốn của họ, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, tiếp cận và
tương tác với đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng với chi phí hiệu quả. Cùng
với đó, sự phổ biến của điện thoại thông minh, sàn thương mại điện tử (Shopee,
Lazada), mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok) và ứng dụng giao đồ ăn nhanh
giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn và thuận tiện hơn bao giờ hết,
đồng thời mang lại lợi ích song phương cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Việc biết
tiếp cận và triển khai các nền tảng công nghệ là yếu tố tiên quyết để mở rộng quy mô
cũng như gia tăng độ nhận diện thương hiệu trong giai đoạn early stage của một startup
còn non trẻ.

20
Tận dụng những lợi thế sẵn có, Balanced Crave sẽ sử dụng triệt để các công cụ
này để xúc tiến bán hàng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu và quảng cáo sản phẩm
đến khách hàng mục tiêu.

4.2.2. Khảo sát khách hàng

Bảng khảo sát của nhóm đã thu thập thông tin từ 100 mẫu, chủ yếu là sinh viên
và giới trẻ (18-22 tuổi) đang sinh sống và học tập tại Hà Nội. Dựa vào kết quả khảo sát,
nhóm đánh giá thị trường tiêu thụ bánh ngọt ở Hà Nội ở mức ổn định, với 55% trong số
họ thường xuyên ăn bánh ngọt và 38% có thói quen tiêu thụ. Đồng thời, sản phẩm
“bánh mì tươi kem lạnh 100% handmade” nhận được sự đón nhận tích cực từ khách
hàng với 57,7% cho biết họ rất hứng thú, điều này cho thấy nhu cầu sử dụng của sản
phẩm là khá lớn.

Bên cạnh đó, họ cũng có mức độ quan tâm cao đối với các sản phẩm mới, đặc
biệt là trong các tiêu chí như giá cả phải chăng, khẩu phần vừa đủ, và bao bì đẹp. Việc
tận dụng nền tảng trực tuyến và giữ vững mức giá 50.000-100.000 đồng là chìa khóa
để thu hút và giữ chân khách hàng. Do đó, tiềm năng phát triển của Balanced Crave
trong thị trường là rất lớn vì sản phẩm của nhóm đáp ứng đầy đủ nhu cầu và các tiêu
chí trên của đối tượng khách hàng mục tiêu.

4.3. Tiềm lực của doanh nghiệp

4.3.1. Nguồn vốn

Để thực hiện hoạt động kinh doanh, nguồn vốn của Balanced Crave bao gồm
nguồn vốn nguyên vật liệu (nguyên liệu làm bánh, hộp, túi đựng, sticker,...), vốn chi
cho hoạt động marketing và các chi phí khác. Tiềm lực của doanh nghiệp là có chi phí
đầu vào khá thấp, thành phẩm làm ra rẻ, quá trình sản xuất đơn giản nhanh chóng,
không phải sử dụng quá nhiều máy móc. Đặc biệt, thị trường bánh ngọt có khả năng
sinh lời cao và không kén chọn đối tượng khách hàng, sẽ cho lại doanh thu ngay lập
tức và hoàn vốn nhanh chóng mà không phải huy động quá nhiều vốn đầu tư ban đầu.

Tổng nguồn vốn ban đầu nhóm huy động cho dự án là 3.000.000 (đồng). Nhóm
gồm 3 thành viên, mỗi người đóng góp 1.000.000 (đồng).

21
4.3.2. Nhân lực

Hiện tại, với đội ngũ 3 thành viên, Balanced Crave tự tin rằng đã sở hữu đủ
tiềm lực để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Tất cả các thành viên đều có
kiến thức chuyên môn vững và kỹ năng quản trị đã được đào tạo và trải nghiệm trên
trường lớp. Điều này không chỉ là cơ sở vững chắc mà còn là nền tảng để biến những
kỹ năng này thành hành động và thành công thực tế trong môi trường kinh doanh.
Đồng thời, mỗi thành viên trong nhóm đều mang lại những giá trị và kỹ năng riêng
biệt, có chung nhiệt huyết, đam mê và sự sáng tạo, góp phần tạo nên những giá trị khác
biệt, lợi thế cạnh tranh nổi bật cho doanh nghiệp để có điểm khởi đầu tốt trong giai
đoạn early stage này.

4.3.3. Khả năng cạnh tranh

a. Bản đồ cạnh tranh

Balanced After You Bánh kem Shop bánh


Crave Dessert tươi Yonsei handmade “Cô
gái bán bánh"

Sản phẩm có giá x x


thành rẻ

Sản phẩm có bao x x


bì đẹp mắt, thân
thiện với môi
trường

Sản phẩm thông x x x x


dụng

Sản phẩm độc đáo x

22
Sản phẩm có giá x x x x
trị dinh dưỡng cao

Sản phẩm phù x x


hợp với khẩu vị
phần lớn người
tiêu dùng Việt
Nam

Mức giá Thấp Cao Cao Trung bình -


120.000
45.000 - 200.000 - 130.000 -
VNĐ/sản phẩm
85.000 250.000 140.000
VNĐ/sản VNĐ/sản VNĐ/sản
phẩm phẩm phẩm

Bảng 1.1. Bản đồ cạnh tranh

b. Điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, trên thị trường địa bàn thành phố Hà Nội, sản phẩm bánh mì kem lạnh
chưa phổ biến. Do đó, thị trường phát triển của Balanced Crave là vô cùng tiềm năng.
Đây là một sản phẩm có tính mới mẻ, độc đáo khi kết hợp các hương vị truyền thống
phổ biến với khẩu vị người dân Việt (bánh mì) với một thành phần mới lạ đang được
ưa chuộng (kem lạnh).

Các sản phẩm tương tự đến từ After You Dessert hay Yonsei đều được biết đến
là những thương hiệu lớn với các sản phẩm làm “khuynh đảo” thị trường. Tuy nhiên,
các sản phẩm này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:

● After You Dessert và Yonsei là 2 thương hiệu đến từ Thái Lan và Hàn Quốc,
không có chi nhánh tại Việt Nam nên khi muốn trải nghiệm bánh, khách hàng
cần ghé tận nơi mua hoặc đặt bánh xách tay qua các shop online.

23
● Giá thành sản phẩm của After You Dessert và Yonsei tương đối cao, dao động
từ 200.000 - 250.000 VNĐ cho một hộp bánh 6 lát bánh After You Dessert hoặc
130.000 - 140.000 VNĐ cho 1 chiếc bánh Yonsei. Trong khi Balanced Crave
cung cấp sản phẩm với giá 85.000 đồng cho hộp 4 lát bánh.

● After You Dessert và Yonsei cần vận chuyển xa, tốn nhiều thời gian và cách bảo
quản cũng có thể ảnh hưởng tới độ tươi ngon, chất lượng của bánh và nhu cầu
của những khách hàng đang cần bánh trong thời gian gấp.

● Theo khảo sát của chúng tôi và những video, bình luận trên mạng xã hội, hương
vị bánh After You Dessert được nhận xét là quá ngọt so với khẩu vị chung của
người tiêu dùng Việt Nam.

● Các tiệm bánh handmade bán nhiều sản phẩm bánh ngọt, không tập trung vào
nghiên cứu và phát triển 1 loại bánh nên chất lượng, hương vị có thể chưa đáp
ứng trực tiếp “điểm đau” của khách hàng.

Ra đời sau những sản phẩm trên thị trường, Balanced Crave học hỏi được những
điểm mạnh từ các đối thủ đi trước, đồng thời khắc phục những hạn chế của họ từ giá
thành, quà đi kèm, chất lượng dịch vụ và lợi ích đối với cộng đồng. Bánh mì kem lạnh
của Balanced Crave tự hào khi là sự kết tinh của hương vị và dinh dưỡng, khắc phục
hầu hết những “điểm đau” của khách hàng mà các sản phẩm khác chưa làm được,
mang đến tính mới lạ cho sản phẩm.

4.3.4. Cơ hội phát triển

Nhóm nhận định rằng thị trường F&B, đặc biệt là thị trường bánh ngọt đang có
tiềm năng phát triển mạnh mẽ, lợi nhuận cao, khả năng hoàn vốn nhanh chóng. Bên
cạnh đó, sản phẩm “bánh mì kem lạnh” chưa thực sự phổ biến tại Hà Nội và các đối
thủ cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế cho thấy đây là cơ hội để nhóm mang đến những
sản phẩm thực sự độc đáo, giá trị, phù hợp với xu hướng “ăn sạch - uống lành” đang nở
rộ.

Nhóm đánh giá cơ hội phát triển của Balanced Crave là rất lớn vì nhóm có thể
khắc phục tốt hầu hết những nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, điều quan trọng là

24
triển khai các chiến lược giá và chiến lược marketing ban đầu để thu hút đối tượng
khách hàng, nhận diện và định vị thương hiệu ngay từ bước đầu.

Qua việc đánh giá tính khả thi, Balanced Crave tự tin có khả năng phát triển,
mở rộng sản xuất - kinh doanh, tạo ra nhiều giá trị, đáp ứng không chỉ là nhu cầu
ăn uống mà còn là những giá trị “deep value” cho khách hàng.

5. Tính độc đáo

Xã hội ngày càng phát triển, các sản phẩm được buôn bán trên thị trường ngày
càng nhiều, lĩnh vực F&B cũng không phải ngoại lệ. Ngành thực phẩm và dịch vụ ăn
uống (F&B) là ngành có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh, muốn tồn tại và trụ
vững, doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi để thích ứng cũng như nhạy bén nắm
bắt cơ hội từ xu hướng tiêu dùng mới. Nhận thấy điều này, Balanced Crave ra đời
mang những tính độc đáo riêng, khác biệt với những sản phẩm đang có mặt trên thị
trường. Balanced Crave đã từng bước khảo sát các đối tượng khách hàng với nhiều độ
tuổi, thu nhập, hành vi tiêu dùng khác nhau để nghiên cứu các công thức độc đáo, có sự
khác biệt nhất định và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là
những khía cạnh tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của Balanced Crave:

● Về sản phẩm

Thứ nhất, nhóm đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm này để giảm lượng đường
mà vẫn đảm bảo vị ngon của chiếc bánh mì tươi kem lạnh. Thay vì sử dụng đường mía
truyền thống, nhóm đã chọn sử dụng các thành phần thay thế và các chất tạo ngọt tự
nhiên như stevia và erythritol. Stevia chứa các phytochemical và chất dinh dưỡng, có
thể giúp giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu và điều hòa insulin. Đồng thời,
erythritol còn có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, điều hòa mức độ chất béo và
cholesterol trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ tăng cân, mà còn là lựa
chọn lý tưởng cho những người có tiểu đường, vì sản phẩm này không gây tăng đột
ngột của đường huyết. Hiện nay, trên thị trường trong nước và quốc tế, sản phẩm này
chưa có ít đường.

Thứ hai, nguyên liệu mà nhóm chọn lựa để làm ra sản phẩm đều có nguồn gốc
an toàn và lành tính, hoàn toàn được công khai trên website bán hàng của Balanced

25
Crave. Từ đó, khách hàng có thể yên tâm khi lựa chọn bánh mì tươi kem lạnh của
nhóm vì sự công khai, minh bạch của sản phẩm.

Thứ ba, bánh mì là món ăn sáng và ăn xế quen thuộc của người Việt Nam bởi
nó đầy đủ dinh dưỡng, tiếp sức cho một ngày dài. Nhận thấy điều này, nhóm chọn sản
phẩm là bánh mì tươi bởi sản phẩm này được sử dụng trong vòng 5 ngày, không chất
bảo quản và phụ gia. Thêm nữa, mỗi chiếc bánh mì tươi quyện cùng nhân kem lạnh
thơm ngon, béo ngậy sẽ làm bùng nổ vị giác của khách hàng, khác xa với chiếc bánh
mì truyền thống quen thuộc mà họ vẫn sử dụng hàng ngày.

● Về dịch vụ

Thứ nhất, mỗi chiếc bánh mì của nhóm không chỉ hoàn thiện về dinh dưỡng và
hương vị, mà còn là một món quà đầy ý nghĩa. Mỗi khi bạn mua một chiếc bánh,
Balanced Crave sẽ tặng kèm cho bạn một chiếc thiệp xinh xắn, mỗi chiếc đều chứa một
thông điệp độc đáo và một phần quà bất ngờ khác nhau. Đây là cách mà nhóm muốn
thể hiện lòng tri ân và tạo sự kết nối tận tâm với khách hàng của mình. Ngoài ra, nếu
khách hàng muốn tự mình tạo ra những thông điệp gửi người thương, nhóm cũng hoàn
toàn sẵn sàng hỗ trợ với mong muốn “Trải nghiệm của khách hàng là ưu tiên số 1”

26
Hình 1.4: Thiệp của Balanced Crave trao tặng khách hàng

Thứ hai, để làm cho trải nghiệm thêm phần đặc biệt hơn, vào mỗi cuối tuần thứ
7 và Chủ Nhật cuối tháng, nhóm dự định tổ chức các buổi workshop đầy sáng tạo. Đây
không chỉ là cơ hội để tăng cường sự nhận diện thương hiệu, mà còn để khách hàng
được tham gia vào quá trình sáng tạo ra chiếc bánh của riêng mình. Tại đây, họ sẽ được
hướng dẫn cách tự mình làm ra những chiếc bánh thơm ngon, học hỏi và tạo ra những
kỷ niệm đáng nhớ.

Thứ ba, đội ngũ giao hàng và trả lời tin nhắn nhiệt tình, nhanh chóng, luôn sẵn
sàng để phục vụ khách hàng. Đặc biệt, Balanced Crave sẽ miễn phí giao hàng đối với
các đơn hàng trong bán kính 5km hay những đơn hàng trị giá 200.000 đồng trở lên.
Điều này tạo nên một trải nghiệm mua sắm thuận tiện và hấp dẫn hơn cho khách hàng

● Về hình ảnh thương hiệu

Thứ nhất, từng sản phẩm hay bài đăng của Balanced Crave đều được chỉn chu từ
hình ảnh cho đến bao bì, mẫu mã sản phẩm. Mọi sản phẩm ra mắt đều gắn liền với logo

27
thương hiệu của Balanced Crave nhằm thu hút sự chú ý và in sâu trong tâm trí của
khách hàng.

Thứ hai, bộ nhận diện thương hiệu của Balanced Crave gắn liền với gam màu be
và xanh lam, đây là hai màu sắc được nhóm nghiên cứu kỹ càng, đặc trưng của hai yếu
tố bánh mì và sự cân bằng. Nhóm mong muốn mang lại cảm giác dịu nhẹ, thư giãn,
đồng thời trở thành bộ nhận diện thương hiệu giản dị nhưng không kém phần tinh tế,
để lại nhiều dấu ấn trong lòng khách hàng.

● Về đội ngũ nhân lực

Thứ nhất, đội ngũ nhân lực của Balanced Crave là những người có niềm đam
mê với ẩm thực và làm bánh, nhóm luôn tìm tòi và học hỏi để mang tới cho khách hàng
những sản phẩm với hương vị hoàn thiện nhất. Nhóm không ngừng cải tiến những
công thức vốn có để ngày càng hoàn thiện trong lòng khách hàng.

Thứ hai, đội ngũ nhân lực phân công công việc một cách rõ ràng, tổ chức họp 1
tuần 1 lần nhằm báo cáo lại công việc 1 tuần qua cũng như những dự định cho tuần
mới. Điều này khiến nhóm trở nên gắn bó, đoàn kết và nắm được tiến độ làm việc của
tất cả các thành viên trong nhóm.

● Về giá trị mang lại cho cộng đồng

Thứ nhất, Balanced Crave luôn ưu tiên sức khỏe khách hàng lên hàng đầu bằng
cách cung cấp sản phẩm bánh mì tươi kem lạnh không chất bảo quản và ít đường, bánh
gồm 4 lát bánh mì tươi nên đảm bảo dinh dưỡng cho bữa sáng hay những bữa xế.

Thứ hai, nhóm mong muốn góp một phần nhỏ trong việc chung tay thúc đẩy vì
một cộng đồng xanh-sạch-đẹp từ những hành động nhỏ nhất. Thay vì sử dụng đồ nhựa,
nhóm sử dụng 100% hộp giấy và hộp bã mía tự phân hủy, thân thiện với môi trường.
Hơn hết, nhóm cũng khuyến khích những khách hàng của Balanced Crave không lấy
túi hay dụng cụ ăn bánh bằng cách ưu đãi 10% cho họ. Từ những hành động nhỏ nhất,
nhóm muốn mình là một phần có ích cho cộng đồng.

28
6. Kế hoạch sản xuất kinh doanh

6.1. Kế hoạch sản xuất

6.1.1. Khảo sát thị trường

Trước khi bước vào thực hiện dự án này, nhóm đã khảo sát khoảng 100 người ở
địa bàn Hà Nội với độ tuổi, thu nhập và hành vi tiêu dùng khác nhau bằng hình thức
khảo sát qua Google Form nhằm xác định nhu cầu và tiềm năng của dự án. Từ đó,
nhóm vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu để xác lập lộ trình tiếp cận và thu hút họ
quan tâm đến sản phẩm mà nhóm cung cấp.

Link khảo sát của nhóm: https://forms.gle/4j6kFa5dUQi9N3jj9

Thông qua 104 câu trả lời khảo sát, nhóm đã xác định nhóm đối tượng quan tâm
đến sản phẩm là nữ chiếm 54,8%, độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi (76%), có mức thu nhập
khoảng 2 triệu - 5 triệu đồng và đặc biệt thói quen ăn bánh ngọt của họ chiếm tới
55,8%. Từ đó, nhóm xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là giới
trẻ, đặc biệt là các bạn nữ ở khu vực Hà Nội.

Hình 1.5: Khảo sát về thói quen tiêu dùng bánh ngọt

Qua khảo sát, nhóm nhận thấy đối tượng khách hàng mục tiêu quyết định mua
sản phẩm lần lượt vì các yếu tố như chất lượng (90,4%), giá thành (70,2%), mẫu mã

29
(56,7%) và thương hiệu (51,9%). Từ đó, nhóm đưa ra một mức giá phù hợp cho các
bạn trẻ với mẫu mã mới mẻ, bắt mắt và chất lượng tốt nhất.

Hình 1.6: Khảo sát về yếu tố quyết định mua hàng

Bên cạnh đó, nhóm cũng khảo sát về mức độ hứng thú của khách hàng đối với
sản phẩm bánh mì tươi kem lạnh và nhận được phản hồi tích cực. Họ rất hào hứng với
sản phẩm của Balanced Crave vì là 100% bánh handmade, độ ngọt bánh vừa phải, khẩu
phần vừa đủ ăn, giá thành phải chăng và bao bì đẹp, bắt mắt.

Hình 1.7: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm

6.1.2. Phân đoạn thị trường

30
● Nhân khẩu học:

- Độ tuổi: dưới 18 tuổi, 18-22 tuổi, 22-30 tuổi và trên 30 tuổi..

- Giới tính: Nam; Nữ; Khác.

- Mức thu nhập: chưa có thu nhập, dưới 2 triệu, 2 triệu - 5 triệu, 5 triệu - 10 triệu
và trên 10 triệu đồng.

● Vị trí địa lý:

- Khu vực nông thôn

- Khu vực thành thị: tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM

● Hành vi người tiêu dùng:

- Lý do mua hàng: Khách hàng yêu thích bánh ngọt, đặc biệt là sản phẩm bánh mì
handmade, đầy đủ dinh dưỡng, tiện lợi cho bữa sáng và đặc biệt là không bị
ngọt gắt.

- Cách thức mua hàng: Nhóm đối tượng khách hàng có xu hướng mua trực tiếp tại
cửa hàng truyền thống và trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook,
Instagram.

- Mong muốn tìm kiếm: Chất lượng sản phẩm tốt, handmade 100%, mẫu mã đa
dạng, giá cả phù hợp, ít đường và có các chương trình khuyến mãi và sản phẩm,
dịch vụ đi kèm…

6.1.3. Thị trường mục tiêu

Balanced Crave hướng đến những khách hàng đang tập trung vào việc duy trì
lối sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng và đặc biệt ưa thích những sản
phẩm “ít đường”; những người có lối sống bận rộn, đang tìm kiếm sự thuận tiện và giá
cả hợp lý khi mua bánh ngọt. Dưới đây là tập khách hàng mục tiêu mà Balanced Crave
muốn hướng tới:

Nhân Giới tính Nam/Nữ

31
khẩu học

Địa lý Hà Nội

Độ tuổi 18-40 tuổi

Thu nhập 3+ triệu đồng/tháng

Công việc Nhân viên văn phòng, sinh viên, nội trợ

Sở thích Yêu thích bánh ngọt, khám phá các loại bánh mới, thích các sản phẩm làm
từ bánh mì tươi

Thái độ, Theo đuổi lối sống khỏe mạnh, quan tâm đến các vấn đề sức khỏe và dinh
quan điểm dưỡng

Hành vi Hành vi xã Chú trọng đến việc tìm kiếm các giải pháp dinh dưỡng hợp lý
hội và tiện lợi để duy trì sức khỏe tốt.

Hành vi Quan tâm đến sự tiện lợi, chất lượng sản phẩm và giá cả phải
mua sắm chăng, phù hợp với ngân sách chi tiêu hàng ngày.

Hành vi sử Sử dụng bánh trong bữa sáng, bữa xế, các buổi hẹn hò, buổi
dụng gặp gỡ bạn bè và người thân

Thói quen - Khám phá các món ăn mới và theo dõi xu hướng ẩm thực trên mạng
xã hội

- Thường mua các sản phẩm bánh tại các ứng dụng giao hàng trực
tuyến hay online

Điểm đau - Lo lắng về cân nặng, sức khỏe khi ăn quá nhiều bánh ngọt

- Không có nhiều thời gian để tự làm bánh

- Khó khăn trong việc ăn uống làm sao để duy trì một lối sống khỏe

32
mạnh khi thực thẩm quá nhiều chất bảo quản, phụ gia

- Khó khăn trong việc tìm kiếm các món ăn mới mẻ có thể thay thế bữa
sáng hay những bữa ăn nhẹ

Mong Tìm được giải pháp ăn uống lành mạnh hơn, bảo đảm sức khỏe nhưng vẫn
muốn phải tiện lợi, tiết kiệm thời gian, đồng thời mức giá phải chăng và phù hợp
với ngân sách chi tiêu hàng ngày

Bảng 1.2: Tập khách hàng mục tiêu của Balanced Crave

6.1.4. Tổ chức hoạt động sản xuất

Sau khảo sát và quá trình nghiên cứu thị trường, Balanced Crave quyết định
phân phối sản phẩm trên 5 nền tảng sau: Facebook, Instagram, Tiktok, Website và sàn
thương mại điện tử Shopee. Đây là những nền tảng đang rất “hot” hiện nay, các bài
viết, hình ảnh, video được đăng tải trên cán nền tảng này có độ phủ lớn, dễ dàng tiếp
cận được đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc thậm chí là khách hàng chưa biết tới sản
phẩm. Mỗi nền tảng là một nơi để Balanced Crave thể hiện thế mạnh của mình, mở
rộng độ nhận diện thương hiệu trong nước nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Mô hình kinh doanh của Balanced Crave là mô hình B2C (Business to Customer), hình
thức mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng.

● Máy móc, thiết bị:

Để làm ra được một chiếc bánh hoàn thiện, nhóm cần có những loại thiết bị,
máy móc sau:

- Lò nướng bánh

- Máy trộn bột

- Dụng cụ đánh trứng

- Cân điện tử

● Nhập nguyên vật liệu:

33
STT Nguyên vật liệu Nhà cung cấp

1 Nguyên liệu làm bánh Nhà cung cấp: Abby

SĐT: 033 620 8998


2 Dụng cụ ăn bánh
Địa chỉ: Ng. 231 P. Chùa Bộc/111 P. Chùa Bộc,
Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
3 Hộp giấy

4 Túi giấy đựng bánh Nhà cung cấp: In Thịnh Phát

SĐT: 0984 842 148

Địa chỉ: Lô D5 - Cụm Làng nghề Triều Khúc,


Thanh Trì, Hà Nội.

5 In thiệp Nhà cung cấp: In Hồ Gươm

SĐT: 0941 31 33 35
6 In logo
Địa chỉ: 31-33-35 Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng,Hà
Nội

Bảng 1.3: Hệ thống nhập nguyên vật liệu

● Bố trí nhân sự:

Nhân sự cốt lõi của nhóm gồm 3 thành viên, mỗi thành viên lại có một thế mạnh
và bù trừ cho nhau từ khâu bán hàng, lập kế hoạch truyền thông, tiến hành sản xuất
bánh,... Cũng chính vì những điểm này, 3 thành viên hội tụ và hợp tác với nhau, nhóm
tin rằng đây là sự kết hợp hoàn hảo vì cả 3 đều có niềm đam mê mãnh liệt với công
việc làm bánh và không ngừng tìm tòi, học hỏi để sáng tạo ra những công thức tuyệt
hảo nhất.

34
● Nghiên cứu công thức:

Trước khi đưa Balanced Crave ra thị trường, nhóm đã cùng nhau nghiên cứu các
công thức, tìm các chất tạo ngọt thay thế cho đường mía truyền thống. Với mong muốn
tạo ra một sản phẩm đảm bảo về sức khỏe và dinh dưỡng nhưng vẫn giữ trọn vẹn
hương vị. May mắn, sau một thời gian ngắn sản phẩm bánh mì tươi kem lạnh của
Balanced Crave ra mắt thị trường đã nhận được những phản hồi tích cực để nhóm có
thêm động lực trau dồi, học hỏi những công thức cải tiến cho sản phẩm hơn nữa.

● Bảo quản sản phẩm:

Vì là sản phẩm bánh mì tươi nên thời gian sử dụng bánh cũng khá ngắn (5 ngày)
và bánh cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy thời gian sử dụng bánh ngắn
nhưng đó lại là lợi thế của sản phẩm vì sản phẩm không sử dụng chất bảo quản gây
nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Bánh thường được làm ngay sau khi nhận được
đơn đặt hàng của khách, đối với các dịp lễ, bánh sẽ được nhóm chuẩn bị sẵn để kịp thời
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

6.2. Kế hoạch bán hàng

6.2.1. Mục tiêu bán hàng

● Mục tiêu lợi nhuận:

- Tăng doanh số bán hàng ít nhất 15% trong năm đầu tiên và duy trì mức tăng
trưởng ổn định trong những năm sau.

- Đảm bảo lợi nhuận tăng lên ít nhất 20% qua mỗi quý bằng cách tối ưu hóa chi
phí và giữ vững giá trị sản phẩm.

● Mục tiêu thị phần kinh doanh:

- Chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực bánh ngọt ít đường với tỷ lệ tăng trưởng 10%
mỗi năm.

- Xây dựng danh tiếng cho cửa hàng qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giữ cho
khách hàng trở lại và thu hút đối tượng mới.

35
● Mục tiêu an toàn trong kinh doanh:

- Bảo đảm an toàn thực phẩm và tuân thủ mọi quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để đối phó với các thách thức có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh, như biến đổi thị trường hoặc tình hình kinh tế
biến động.

● Mục tiêu nhân văn:

- Tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp của
đội ngũ nhân viên.

- Phát triển chính sách lợi ích nhân viên để tăng sự cam kết và sự hài lòng trong
công việc.

- Thực hiện các chiến dịch xã hội hỗ trợ cộng đồng và tạo ra ảnh hưởng tích cực
cho thương hiệu.

6.2.2. Chiến lược marketing (4P)

a. Chiến lược sản phẩm

● Giới thiệu sản phẩm

Tên sản phẩm: Bánh mì kem lạnh

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thực phẩm đang phát triển nhanh chóng, nhu
cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm lành mạnh và ngon miệng đang trở thành ưu
tiên hàng đầu. Một trong những xu hướng nổi bật là sự chuyển đổi từ các sản phẩm
nhiều đường sang những lựa chọn ăn uống ít đường. Điều này không chỉ là sự thay đổi
về khẩu vị mà còn là phản ánh ánh sáng của một lối sống khỏe mạnh và ý thức về dinh
dưỡng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu bánh ngọt. Tuy nhiên,
điểm chung của các sản phẩm này là còn sử dụng nhiều đường hóa học. Điều này có
thể mang đến sự ngon miệng cho khách hàng, tuy nhiên về lâu dài lại có ảnh hưởng

36
không tốt đến sức khỏe người dùng. Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học là nguyên
nhân gây ra các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, và vấn đề về tim mạch. Sau thời
gian nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, chúng tôi chính thức ra
mắt sản phẩm: Bánh mì kem lạnh ít đường.

Bánh mì kem lạnh của nhóm không chỉ đảm bảo độ thơm ngon và tinh tế mà
còn là lựa chọn hoàn hảo cho những người quan tâm đến sức khỏe. Được chế biến từ
nguyên liệu chất lượng cao và ít đường, sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng
thức đồ ngọt mà còn mang lại trải nghiệm ăn uống an toàn và lành mạnh.

● Nhãn hiệu sản phẩm

Tên: Tiệm bánh Balanced Crave

“Balanced” chỉ sự cân bằng, một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố khác nhau
để tạo ra một trải nghiệm ẩm thực hoàn chỉnh và lành mạnh.

“Crave” đề cập đến mong muốn, khao khát được ăn những đồ ăn mình yêu
thích, hướng đến trải nghiệm thưởng thức đặc biệt và ngon miệng.

Việc kết hợp từ “Balanced” và “Crave” không chỉ là một đan xen ngôn ngữ mà
còn là một tuyên bố mạnh mẽ về việc mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa hảo khẩu vị
ngon lành và giá trị dinh dưỡng.

Tên "Balanced Crave" không chỉ là một cái tên, mà là tuyên bố về sự cam kết
của nhóm đối với việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm bánh ngọt hấp dẫn,

37
vừa thỏa mãn mong chờ về hương vị, đồng thời đảm bảo sản phẩm được sản xuất với
lượng đường ổn định, lành mạnh và cân bằng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Điều
này có thể hiện thực hóa tầm quan trọng của việc tạo ra một trải nghiệm ẩm thực thực
tế không chỉ ngon mà còn hỗ trợ một lối sống lành mạnh và cân bằng.

● Bao bì sản phẩm

Balanced Crave cam kết không chỉ mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời mà
còn chú ý đến việc bảo vệ môi trường. Đối với bao bì sản phẩm, nhóm sử dụng hoàn
toàn hộp giấy và túi giấy.

Lựa chọn túi giấy không chỉ là về tính thực tế mà còn về cam kết bền vững. Túi
giấy là vật liệu có thể tái chế và phân hủy tự nhiên, giảm lượng rác thải độc hại cho
môi trường. Điều này đồng thời khuyến khích cộng tham gia vào lối sống bảo vệ môi
trường. Balanced Crave muốn gửi thông điệp về ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã
hội. Nhóm hy vọng rằng bằng cách này, khách hàng cũng sẽ cảm thấy họ đang góp
phần bảo vệ môi trường mỗi khi họ mua sản phẩm từ Balanced Crave.

Nhóm tin rằng lựa chọn bao bì từ túi giấy không chỉ là một quyết định về sản
phẩm mà còn là sự cam kết mãi mãi đối với việc bảo vệ môi trường và chia sẻ trách
nhiệm xã hội.

● Danh mục sản phẩm

Nhóm đã cho ra mắt danh mục sản phẩm bao gồm Bánh mì kem lạnh ít đường
và Trà/ nước trái cây thanh mát.

Sản phẩm nước uống với hai vị trà là Green Tea và Tropical Shower, được làm
từ các loại rau củ và các loại trái cây tươi nguyên chất, không chỉ mang lại lợi ích cho
sức khỏe mà còn cân bằng hương vị khi được dùng kết hợp với bánh.

38
Hình 1.8: Menu của Balanced Crave

● Chiến lược sản phẩm

❖ Tạo sự khác biệt

Bánh mì được đánh giá là một món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam.
Việc sử dụng các loại bánh mì truyền thống trong các bữa ăn đã trở thành thói quen của
nhiều thế hệ. Tuy nhiên, các loại bánh này thường có điểm chung là có hương vị đơn
giản, không mới mẻ, không tạo điểm nhấn và sự thu hút. Điều này có thể gây nhàm
chán trong thực đơn, làm giảm sự hấp dẫn đối với một số người

Balanced Crave mang đến góc nhìn mới mẻ cho khách hàng về khẩu vị đối với
bánh mì tươi. Đến với Balanced Crave, khách hàng không chỉ xua tan nỗi lo về sự ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn được tận hưởng trải nghiệm tuyệt vời về hương
vị.

39
Không chỉ dừng lại ở điểm nhấn về sự cân bằng trong hương vị và dinh dưỡng,
Balanced Crave còn đảm bảo khách hàng sẽ có trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhờ
những ưu đãi nhỏ nhân các dịp lễ hay những chiếc thiệp với các thông điệp đong đầy
yêu thương. Mỗi khách hàng khi mua sản phẩm sẽ được tặng kèm một tấm thiệp mang
những thông điệp khác nhau. Nội dung mà những tấm thiệp này muốn truyền tải là:
“Hãy không ngừng yêu thương bản thân bằng những thói quen sống lành mạnh tốt cho
sức khỏe”. Những tấm thiệp truyền tải những lời nhắn nhủ của nhóm mong muốn sẽ
mang lại cho mỗi vị khách cảm giác được trân trọng và yêu thương. Nhóm cũng sẵn
sàng hỗ trợ nhiệt tình nhất cho các vị khách muốn thiết kế riêng những tấm thiệp đặc
biệt với lời nhắn tâm tình để tặng cho người thân

Nhóm sử dụng bao bì 100% túi giấy để lan tỏa thông điệp sống xanh bảo vệ môi
trường đến người tiêu dùng. Ngoài ra, khi khách hàng không lấy túi và dụng cụ ăn
uống, nhóm sẽ khuyến mãi 10% như một sự cảm ơn nhỏ dành cho khách hàng cũng
như mong muốn chung tay bảo vệ cộng đồng xanh-sạch-đẹp.

❖ Phát triển sản phẩm mới

Nhóm sẽ đầu tư nghiên cứu và phát triển để mang đến cho khách hàng những
hương vị mới và độc đáo. Bằng cách này, nhóm sẽ không ngừng đổi mới các dòng sản
phẩm mới của mình, tạo ra những trải nghiệm thưởng thức mới mẻ và hấp dẫn. Tận
dụng nguồn cảm hứng từ thế giới ẩm thực đa dạng để đáp ứng sự mong đợi của khách
hàng về sự mới lạ và phong cách.

❖ Thêm sản phẩm bổ sung

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhóm mở rộng danh mục sản
phẩm bằng cách bổ sung thêm sản phẩm. Nhóm bổ sung sản phẩm nước trái cây vào
danh mục sản phẩm. Sự kết hợp từ nước trái cây với sản phẩm bánh mì kem lạnh mang
đến cho khách hàng trải nghiệm hương vị tuyệt vời hơn.

❖ Tìm kiếm sự đổi mới trong công thức sản xuất

Nhóm không chỉ chú ý đến việc cung cấp hương vị tuyệt vời mà còn chú ý đến
quá trình sản xuất. Bằng cách cải tiến công thức để ngày càng tối ưu hóa lượng dinh

40
dưỡng trong sản phẩm, nhóm đảm bảo rằng mỗi chiếc bánh đều mang đến cho khách
hàng sự tinh tế và chất lượng.

b. Chiến lược giá

Balanced Crave định giá sản phẩm dựa trên mức giá có thể cạnh tranh với các
đối thủ trên thị trường và mức lợi nhuận dự tính của nhóm. Các sản phẩm của Balanced
Crave được định giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường cũng như
các dòng bánh tốt cho sức khỏe. Vì là doanh nghiệp non trẻ nên nhóm quyết định để
mức lợi nhuận vừa phải để thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Một số chiến
lược giá nhóm đã áp dụng như sau:

● Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Nhóm áp dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường trong thời gian đầu khi ra
mắt sản phẩm. Balanced Crave đã áp dụng mức giá ưu đãi giảm 10% cho tất cả các đơn
hàng trong một tuần đầu ra mắt nhằm thu hút nhiều khách hàng. Chiến lược này giảm
giá sản phẩm thấp hơn so với thị trường chung, mang lại cho nhóm một lượng khách
hàng tương đối sau thời gian ngắn. Mức giá sản phẩm của Balanced Crave cũng được
cho là thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

41
Hình 1.9: Ưu đãi chương trình dịp Giáng Sinh

● Chiến lược giá theo combo

Nhóm áp dụng bán combo sản phẩm bánh và nước với mức giá 90.000 VND
cho combo lớn và 55.000 VND cho combo nhỏ. Sản phẩm combo lớn gồm 1 set bánh
lớn và 1 nước, sản phẩm combo nhỏ gồm 1 set bánh nhỏ và 1 nước. Sản phẩm combo
này nhằm thúc đẩy doanh thu, tăng mức bán hàng so với khi bán sản phẩm lẻ.

42
Hình 1.10: Combo dịp lễ Giáng Sinh

● Chiến lược giá khuyến mãi

Nhóm đưa ra các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ như ngày Phụ nữ Việt
Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Black Friday,... Balanced Crave tung
ra các sản phẩm với mức giá rẻ hơn để thúc đẩy doanh số trong những dịp này.

c. Chiến lược phân phối

Balanced Crave hiện nay đang phân phối qua các nền tảng mạng xã hội
Facebook, Instagram, TikTok và Shoppe. Trong tương lai, nhóm dự định mở cửa hàng
vật lý để khách hàng có thể thuận tiện đến mua sản phẩm và phân phối vào các siêu thị
lớn như Winmart, Siêu thị Thành Đô,...

43
d. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

● Quảng cáo

Nhóm sử dụng phương thức chạy quảng cáo chủ yếu trên nền tảng Facebook và
quản lý bằng Meta Business Suite. Đây là nền tảng chủ chốt nhóm xây dựng thương
hiệu cho Balanced Crave. Các bài viết chia sẻ thông tin về dinh dưỡng, sức khỏe; kinh
nghiệm làm bánh; hình ảnh sản phẩm; các chương trình khuyến mãi đều được đăng tải
lên nền tảng này. Do đó, nhóm lựa chọn chạy quảng cáo bài viết nền tảng Facebook để
tăng độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu.

Bên cạnh đó, nhóm chạy quảng cáo trên nền tảng Shopee. Việc dành ngân sách
chạy quảng cáo trên sàn thương mại điện tử này trong thời gian đầu giúp nhóm có được
những lượt bán đầu tiên, giúp đẩy sản phẩm lên top và tiếp cận được đến khách hàng
có nhu cầu. Tại trang Shopee, nhóm có gắn link các nền tảng mạng xã hội khác như
Facebook, Instagram và Tiktok để khi khách hàng truy cập vào cửa hàng có thể tìm đến
các nền tảng khác để theo dõi các chương trình khuyến mãi của shop.

● Xúc tiến bán

Nhóm thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi nhân những dịp lễ để
thức đẩy doanh số bán hàng. Những chương trình khuyến mãi đều được khách hàng
ủng hộ, cụ thể như: giảm giá khai trương 10%, giảm giá ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,
giảm giá ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

● Marketing tương tác

Nhận thấy các nội dung chia sẻ đến chế độ dinh dưỡng và những kinh nghiệm
khi làm bánh được khách hàng quan tâm, nhóm thường xuyên đăng tải các nội dung
liên quan trên các nền tảng Facebook và Instagram để thu hút sự tương tác từ khách
hàng.

6.2.3. Tổ chức hoạt động bán hàng

● Sản xuất

44
Thành viên phụ trách sẽ chịu trách nhiệm mua nguyên liệu làm bánh. Để tránh
rủi ro hàng tồn do lượng đơn hàng chưa ổn định (đặc thù sản phẩm bánh không bảo
quản được lâu), nhóm sản xuất theo đơn đặt hàng. Vào các dịp có chương trình khuyến
mãi, nhóm sẽ chủ động sản xuất trước số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

● Lên bài truyền thông và tư vấn khách hàng

Nhóm đăng bài truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội để tăng độ nhận
diện thương hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng. Thành viên phụ trách
Marketing sẽ lên ý tưởng viết content, lên lịch các bài đăng, thiết kế hình ảnh sản
phẩm, lên kế hoạch các chương trình khuyến mãi.

Thành viên phụ trách sẽ chịu trách nhiệm công việc quản lý các nội dung trên
các trang mạng xã hội của Balanced Crave, bao gồm: Facebook, Instagram, Shopee,
Tiktok.. Đồng thời, người phụ trách sẽ trả lời tin nhắn khách hàng.

● Lên đơn

Sau khi khách hàng lựa chọn và đặt hàng mua sản phẩm, thành viên phụ trách sẽ
lên đơn hàng, bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ và thời gian giao hàng. Nếu khách
hàng có yêu cầu đặc biệt, thành viên phụ trách sẽ ghi chú đơn hàng để hỗ trợ khách
hàng một cách tốt nhất.

Sau khi hoàn tất thủ tục lên đơn, đơn hàng sẽ được chuyển cho người phụ trách
sản xuất. Thông thường, sản phẩm sẽ được tiến hàng sản xuất trong vòng 1 ngày.

● Vận chuyển

Tùy vào thời gian và địa điểm giao hàng, nhóm sẽ quyết định phương thức giao
hàng. Đối với các đơn hàng trong khoảng cách địa lý gần, nhóm sẽ phân chia nhau trực
tiếp giao hàng cho khách. Đối với các đơn hàng có khoảng cách địa lý xa, nhóm sẽ
thuê đơn vị vận chuyển ngoài để giao hàng cho khách với mức giá hợp lý. Các đơn vị
vận chuyển hiện nhóm lựa chọn là Ahamove, Grab.

Đối với các đơn đặt hàng qua nền tảng Shopee, nhóm chọn đơn vị vận chuyển
mặc định là hỏa tốc để đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm.

45
● Chăm sóc khách hàng

Sau khi hoàn tất quá trình giao hàng, nhóm sẽ chủ động nhắn tin với khách hàng
để xin phản hồi về sản phẩm và dịch vụ. Với các đơn hàng khách hàng phản ánh chưa
hài lòng, nhóm sẽ chủ động tìm cách khắc phục tốt nhất để làm khách hàng hài lòng.

7. Nguồn lực thực hiện

7.1 Xác định các nguồn lực

● Con người: Nguồn nhân lực thực hiện dự án là 3 thành viên của nhóm, mỗi
thành viên sẽ phân chia phụ trách tất cả các hoạt động trong suốt vòng đời của
sản phẩm, từ sản xuất, phân phối, vận chuyển, marketing bán hàng và các hoạt
động quản trị, điều hành doanh nghiệp.

● Vốn: Nguồn vốn kinh doanh được thực hiện trên cơ sở vốn góp, với tổng vốn
bao đầu là 3.000.000 đồng.

● Máy móc, thiết bị: lò nướng bánh, máy trộn bột, đánh trứng, cân điện tử.

● Nguyên vật liệu và dụng cụ:

+ Nguyên liệu làm bánh: bột mì, bơ lạc, kem sữa tươi whipping cream, sữa
tươi không đường, trứng gà, muối, chất tạo ngọt tự nhiên.

+ Dụng cụ làm bánh: khuôn bánh, chổi silicon, âu trộn bột, dụng cụ kẹp
gắp.

● Kiến thức: Từ những kỹ năng làm bánh sẵn có, nhóm vẫn tiếp tục học và cải
thiện thêm các phương pháp mới để áp dụng cho sản phẩm hoàn thiện hơn. Các
kỹ năng Quản trị được học tại trường lớp cũng được nhóm áp dụng và sử dụng
như một công cụ đắc lực để trong quản lý, điều hành dự án.

7.2 Các chi phí sản xuất

● Chi phí lao động trực tiếp sản xuất: Không tốn chi phí thuê lao động sản xuất vì
tất cả các công đoạn trong quá trình làm ra sản phẩm đều được thực hiện bởi các
thành viên trong nhóm.

46
● Dự toán chi phí/ tài chính: Dựa trên các tổng kết đã tính về các chi phí sản xuất,
giá thành sản xuất sản phẩm chiếm ~ 30% giá bán sản phẩm, ví dụ một sản
phẩm bánh mì tươi kem lạnh có giá 85.000 VNĐ sẽ có chi phí sản xuất là
25.000 VNĐ (đã bao gồm chi phí nguyên vật liệu, đóng gói, điện nước).

● Dưới đây là bảng dự toán các loại chi phí sản xuất trong vòng 1 năm:

STT LOẠI CHI PHÍ ĐƠN SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN


VỊ

I. Định phí Năm 1 9.200.000

1. Định phí sản xuất Năm 1 9.200.000

a. Chi phí máy móc, thiết bị Năm 1 9.200.000

II. Biến phí Năm 1 292.250.000

1. Biến phí sản xuất Năm 1 292.250.000

1.1 Nguyên vật liệu chính Năm 1 143.850.000

a. Nguyên liệu làm bánh Năm 1 129.000.000

b. Các chi phí khác Năm 1 8.600.000

1.2 Chi phí điện, nước Năm 1 10.800.000

TOTAL 301.450.000

Bảng 1.4: Bảng dự toán chi phí sản xuất trong 1 năm

7.3 Kế hoạch tổ chức nhân sự

7.3.1. Loại hình tổ chức

47
Balanced Crave tổ chức theo loại hình kinh doanh nhóm với 3 thành viên đồng
sáng lập và góp vốn.

 Quy mô: Balanced Crave định hướng kinh doanh theo mô hình online trong 1
năm đầu để thu hồi vốn và đạt được mức lợi nhuận dự tính. Từ năm thứ hai,
nhóm dự tính sẽ mở cửa hàng vật lý tại địa điểm gần khu vực Học viện Ngân
Hàng.

 Ngày thành lập: Balanced Crave được thành lập ngày 25-9-2023

 Đăng ký kinh doanh: Theo Điều 3 Nghị định 39|2007|NĐ-CP và khoản 1, Điều
55 Nghị định 52|2013|NĐ-CP, mô hình kinh doanh của Balanced Crave hiện tại
là hình thức online nên không cần đăng ký kinh doanh.

 Vốn góp ban đầu: Mỗi thành viên trong nhóm góp số tiền 1.000.000 VND. Tổng
số vốn ban đầu là 3.000.000 VND.

 Chủ sở hữu: Balanced Crave được đồng sáng lập bởi 3 thành viên của nhóm với
số vốn góp bằng nhau, bao gồm: Nguyễn Thu Hương, Đặng Minh Phương, Ngô
Ngọc Trâm Anh.

7.3.2. Tổ chức nhân sự

Họ tên Vị trí phụ trách Nhiệm vụ

Nguyễn Thu Leader & Sale - Xây dựng chiến lược toàn diện
Hương Manager
- Chịu trách nhiệm quản lý tất cả
các hoạt động của team

- Thiết lập mục tiêu cụ thể đến đưa


ra các quyết định quan trọng

- Lên kế hoạch các chương trình


khuyến mãi

48
Đặng Minh Marketing & Sale - Xây dựng và phát triển chiến lược
Phương Manager marketing

- Xây dựng content marketing

- Trả lời tin nhắn và comment khách


hàng trên các nền tảng mạng xã
hội

- Chăm sóc khách hàng

Ngô Ngọc Trâm Operation & Finance - Quản lý hoạt động kinh doanh
Anh Manager hàng ngày

- Mua nguyên liệu và dụng cụ làm


bánh

- Trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và


dịch vụ.

- Lên ý tưởng sản phẩm mới

Bảng 1.5: Kế hoạch tổ chức nhân sự

8. Các kênh truyền thông

Hiện nay, doanh nghiệp triển khai truyền thông trên các nền tảng như Facebook,
Instagram, Tiktok và sàn thương mại điện tử Shopee. Với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ và mạng xã hội, Balanced Crave có cơ hội tiếp cận tới nhóm khách hàng
mục tiêu của mình dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhóm không quên những phương thức
truyền thông truyền thống như quảng bá qua các hội chợ hay truyền miệng (Word-of-
mouth).

49
8.1. Mạng xã hội, sàn thương mại điện tử

Mạng xã hội Hình ảnh

& kênh thương


mại điện tử

Facebook

Instagram

50
Shopee

51
TikTok

Bảng 1.6: Các nền tảng mạng xã hội của Balanced Crave

52
● Facebook

Trong danh sách 17 mạng xã hội phổ biến nhất năm 2022 được sắp xếp dựa trên
số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), Facebook xếp thứ nhất với 2895
triệu người. Facebook có 2,8 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày. Con số này cho thấy
Facebook là một nền tảng vô cùng tiềm năng cho Balanced Crave vì số lượng người
dùng vô cùng lớn. Hơn nữa, Facebook cùng tính năng Facebook Business Suite, những
tin nhắn, bình luận, lượt tương tác sẽ được thống kê lại, giúp nhóm dễ dàng quản lý
page, tránh bỏ sót mong muốn của khách hàng cũng như thuận tiện tổng hợp thông tin
và nghiên cứu hành vi của khách hàng.

Bước đầu tiến vào thị trường, Balanced Crave liên tục đăng tải các bài viết về
sản phẩm lồng ghép với các chủ đề xoay quanh bánh mì tươi kem lạnh, vấn đề an toàn
thực phẩm và sức khỏe. Hơn nữa, nhóm cũng tập trung vào việc chia sẻ và đăng tải các
bài viết mang tính Review vào các hội nhóm trên Facebook như Hà Nội ăn gì? Ở đâu,
Thánh Riviu,... nhằm tăng độ phủ cho thương hiệu và tăng tính chân thực cho sản
phẩm bánh mì kem lạnh của nhóm.

● Instagram

Tương tự với Facebook, Instagram cũng sở hữu lượng lớn người sử dụng nền
tảng này. Theo số liệu thống kê, Instagram có 11,65 triệu người dùng tại Việt Nam vào
đầu năm 2022. Con số này cho thấy phạm vi tiếp cận quảng cáo của Instagram tại Việt
Nam tương đương 11,8% tổng dân số vào đầu năm. Đây là con số đáng mong đợi với
Balanced Crave, hơn nữa, nền tảng Instagram thu hút lượng lớn người trẻ sử dụng, họ
chính là đối tượng mục tiêu mà Balanced Crave mong muốn hướng tới.

Sau một thời gian bán hàng và đăng tải bài viết đều đặn lên Instagram cùng với
việc chạy quảng cáo bài viết lên trên thanh story, Balanced Crave nhanh chóng sở hữu
hơn 1000 lượt theo dõi, đơn hàng cũng bán được nhiều hơn đáng kể. Nhất là vào các
dịp lễ, các bạn trẻ có xu hướng mua những set quà xinh xắn và có tính ứng dụng cao, vì
vậy sản phẩm của Balanced Crave có lợi thế vào những thời điểm này. Tuy nhiên,
Instagram cũng là nơi đầy cạnh tranh nên đội ngũ nhân lực của nhóm không ngừng lên
ý tưởng, bài viết, thiết kế bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

● Tiktok
53
Tuy không phải là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất. Nhưng TikTok là ứng
dụng có thời gian sử dụng trung bình hàng ngày cao nhất. Cụ thể, trung bình lượng thời
gian hoạt động của người dùng trên TikTok đạt 54 phút mỗi ngày. Có thể thấy, TikTok
gần gấp hai lần Facebook với 31 phút/ngày. Đây là một nền tảng mà Balanced Crave
không thể bỏ qua.

Với sự phát triển của TikTok và tác động của hiệu ứng FOMO, Tiktok là nơi lý
tưởng để nhóm tận dụng cơ hội quảng cáo và mở gian hàng tích hợp trực tuyến thông
qua Tiktok Shop. Nhóm tập trung làm các video ngắn, bắt mắt và theo trend để dễ dàng
lên xu hướng. Ở trên Tiktok của Balanced Crave sẽ luôn đi kèm với đường link dẫn tới
Facebook, Instagram, Shopee và hotline mua hàng. Thêm nữa, mỗi video sẽ luôn đính
kèm với hashtag nổi bật như #viral, #trending, #banhmituoikemlanh,...

● Shopee

Shopee là một trang thương mại điện tử lớn tại nhiều quốc gia Đông Nam Á,
Shopee đã xây dựng uy tín trong cộng đồng mạng và cung cấp các phương tiện bảo vệ
người mua, tạo ra môi trường an toàn và đáng tin cậy cho giao dịch thương mại. Nhờ
nền tảng Shopee, khách hàng dễ dàng đặt đơn và nhận đơn hàng nhanh chóng, nhóm
còn được hưởng đãi ngộ từ Shopee như các chương trình khuyến mãi, trợ giá cho
doanh nghiệp.

Tại nền tảng Shopee, khách hàng dễ dàng xem được đánh giá của người khác về
chất lượng sản phẩm của Balanced Crave. Hơn nữa, mọi thông tin về định lượng bánh,
thành phần bánh cũng được nhóm cung cấp đầy đủ và chi tiết, đảm bảo cho sức khoẻ
nên khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn. Các thông tin khác như thời gian nhận được
hàng hay chính sách sản phẩm cũng được đề cập rất rõ ràng.

8.2. Truyền miệng

Marketing thông qua truyền miệng là hình thức không mới nhưng tiết kiệm và
hiệu quả cao. Ở giai đoạn đầu, các thành viên của Balanced Crave đã khéo léo sử dụng
mối quan hệ quen biết cá nhân để đưa Balanced Crave vào thị trường, tăng cường hiệu
ứng tương tác truyền thông. Sau một thời gian kể từ khi sản phẩm ra mắt, nhóm nhận
ra rằng để phát triển và củng cố vị thế trên thị trường, trở thành sự lựa chọn ưa thích
của khách hàng, sự tin tưởng và uy tín là yếu tố quan trọng.
54
Bằng cách tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nhóm đã
có tệp khách hàng nhất định và mở rộng mạng lưới khách hàng mới, đặc biệt là thông
qua sự giới thiệu của những khách hàng trung thành. Những khách hàng có trải nghiệm
tích cực tại Balanced Crave không chỉ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà
còn tiếp tục quảng bá sản phẩm đến nhiều đối tượng hơn.

8.3. Bán hàng trực tiếp trong hội chợ

Balanced Crave nhận thấy sản phẩm của mình rất phù hợp để bày bán tại các hội
chợ, nhờ sự mới lạ, mẫu mã bắt mắt, sản phẩm dễ dàng thu hút được sự chú ý từ khách
hàng. Cụ thể, tại hội chợ, nhóm sẽ bán sản phẩm bánh mì tươi kem lạnh đã được chế
biến sẵn và sản phẩm chưa hoàn thiện để khách hàng được thử trải nghiệm cảm giác
làm ra chiếc bánh của riêng mình.

Để thu hút được khách hàng biết tới gian hàng của Balanced Crave, nhóm sẽ
truyền thông mạnh mẽ trước thời gian hội chợ diễn ra trên các nền tảng. Ngoài ra, để
tiếp cận thêm những khách hàng mới, nhóm cũng khuyến khích khách hàng check-in
tại gian hàng kèm hashtag #Balancedcrave bằng ưu đãi 10% tổng đơn hàng.

9. Kết quả tiềm năng dự án

9.1. Danh mục chi phí

STT LOẠI CHI PHÍ THÀNH TIỀN NOTE

I. Định phí

1. Định phí sản xuất 250.000

a. Chi phí máy móc, thiết bị 250.000

2. Chi phí bán hàng 1.000.000

a. Chi phí quảng cáo 1.000.000

55
b. Chi phí duy trì web 0 Tự quản lý

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 0

a. Lương nhân viên 0 Tự quản lý

II. Biến phí

1. Biến phí sản xuất 100.000

1.1 Nguyên vật liệu chính 2.733.000

a. Nguyên liệu làm bánh 2.533.000

c. Các chi phí khác (bao bì sản phẩm) 200.000

1.2 Chi phí điện, nước 30.000

Bảng 1.7. Bản danh mục chi phí

9.2 Bảng theo dõi doanh thu

Tuần Doanh thu Số đơn hàng

Tuần 1 (1-7/10) 1.224.000 16

Tuần 2 (8-14/10) 755.000 8

Tuần 3 (15-21/10) 955.000 10

Tuần 4 (22-28/10) 600.000 6

Tuần 5 (29/10-4/11) 670.000 7

56
Tuần Doanh thu Số đơn hàng

Tuần 1 (1-7/10) 1.224.000 16

Tuần 6 (5-11/11) 980.000 15

Tuần 7 (12-18/11) 890.000 11

Tuần 8 (19-25/11) 865.000 12

Tuần 9 (26/11-2/12) 680.000 10

Tuần 10 (2-9/12) 615.000 9

Tổng 8.234.000 112

Bảng 1.8. Bảng theo dõi doanh thu

9.3 Bảng theo dõi mua nguyên liệu

Tên nguyên liệu Số lượng Đơn giá (VNĐ) Giá (VNĐ)

Bột mì Baker's’ 10kg 24.000 240.000


Choice số 13

Bread flour số 11 4kg 28.000 112.000

Men instant vàng 50gr 11.000 11.000

57
Whipping cream 3 lít 149.000 447.000

Bơ lạc 2kg 109.000 218.000

Sữa tươi không 5 lít 40.000 200.000


đường

Trứng gà 100 quả 3.000 300.000

Muối hồng 3 lọ 25.000 75.000

Chất tạo ngọt tự 15 hộp 62.000 930.000


nhiên stevia,
erythritol

Bao bì 2 kg 100.000 200.000

Tổng 2.733.000

Bảng 1.9. Bảng theo dõi mua nguyên vật liệu

9.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

STT Đề mục Số liệu

1 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 8.234.000

2 Khoản giảm trừ doanh thu 0

58
3 Doanh thu thuần bán hàng 8.234.000

4 Giá vốn bán hàng 2.733.000

5 Lợi nhuận gộp 4.134.000

6 Chi phí tài chính 0

7 Chi phí bán hàng 1.000.000

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0

9 Lợi nhuận thuần từ kinh doanh 4.501.000

10 Thu nhập khác 0

11 Chi phí khác 380.000

12 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.121.000

13 Chi phí thuế 0

14 Tổng lợi nhuận sau thuế 4.121.000

Bảng 1.10. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

59
9.5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chi tiêu Tên đề mục Thuyết minh Kì bán hàng

I. Lưu chuyển 1. Tiền thu từ bán hàng, Hàng hoá 8.234.000


cung cấp dịch vụ và
tiền tệ từ hoạt
doanh thu khác.
động kinh

doanh
2. Tiền chi trả cho hoạt Bán hàng, 2.733.000
động cung cấp hàng nguyên
hóa, dịch vụ.
vật liệu

3. Tiền chi trả cho người Nhân công 0


lao động.

4. Tiền lãi vay đã trả. 0

5. Thuế thu nhập doanh 0


nghiệp.

6. Thu khác từ hoạt động Tự giao hàng 0


kinh doanh.

7. Chi khác từ hoạt động 0


kinh doanh

60
Lưu chuyển 4.121.000
tiền thuần từ
hoạt động kinh
doanh

II. Lưu chuyển 1. Tiền chi mua sắm xây 0


dựng tài sản cố định
tiền thuần

từ đầu tư 2. Tiền lãi cho vay 0

3. Tiền thu hồi cho vay 0

III. Lưu 1. Lưu chuyển tiền thuần 4.121.000


chuyển tiền từ trong kỳ
hoạt động tài
chính

2. Tiền tương đương tiền 0


trong kỳ

3. Ảnh hưởng của tỷ giá 0


hối đoái

4. Tiền và các khoản 8.234.000


tương đương tiền cuối
kỳ

Bảng 1.11. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

61
10. Định hướng phát triển trong tương lai

● Về sản phẩm

Balanced Crave luôn hướng tới việc cung cấp những sản phẩm chất lượng, dinh
dưỡng và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, trong tương lai nhóm sẽ học hỏi và
sáng tạo ra những công thức mới, cam kết về lượng calo, giúp khách hàng hoàn toàn
yên tâm khi tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, nhóm sẽ cải tiến các hương vị cho bánh mì
tươi kem lạnh thêm vị dâu, socola, vani, ...

Hình 1.11: Định hướng phát triển sản phẩm

● Về phương thức bán hàng

Trong một năm đầu mở bán, nhóm lên kế hoạch kinh doanh theo mô hình 100%
online. Từ năm thứ hai, nhóm định hướng mở cửa hàng vật lý. Với đặc thù sản phẩm là
bánh, khách hàng sẽ có cơ hội được đến trực tiếp để lựa chọn và trải nghiệm sản phẩm
của Balanced Crave. Điều này không chỉ gây hứng thú cho khách hàng mà còn làm

62
tăng độ tin cậy của sản phẩm, đồng thời cũng tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy
nhiên, mở cửa hàng vật lý cần nhiều chi phí nên nhóm sẽ cùng bàn bạc kỹ lưỡng trước
khi đưa ra quyết định cuối cùng.

● Xây dựng thương hiệu

Balanced Crave hướng tới trở thành một doanh nghiệp vì cộng đồng, sống lành
mạnh, lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa khẩu vị và dinh
dưỡng. Nhóm muốn hướng đến một xã hội biết đề cao việc chăm sóc sức khỏe bản
thân bên cạnh việc được tận hưởng những món ăn ngon yêu thích, từ đó nâng cao chất
lượng cuộc sống và đẩy lùi các căn bệnh.

Nhóm đặt mục tiêu xây dựng group cộng đồng trên nền tảng mạng xã hội
Facebook với 1.000 thành viên tham gia sau 5 tháng. Mục đích chính của group là chia
sẻ các vấn đề liên quan đến sức khỏe thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm ăn uống, các
công thức món ăn và chế độ ăn lành mạnh.

Bên cạnh đó, nhóm sẽ tổ chức các buổi workshop làm bánh kết hợp với những
chia sẻ về các vấn đề sức khỏe. Điều này nhằm nâng cao hiểu biết của những người
tham gia về việc bảo vệ sức khỏe đúng cách, tránh những rủi ro về sức khỏe vì thiếu
kiến thức (ví dụ nhiều người có xu hướng nhịn ăn để giảm cân, điều này rất gây hại cho
sức khỏe)

Điều này giúp nhóm hướng đến mục tiêu vì cộng đồng, đồng thời cũng là một
phương thức truyền thông thương hiệu của Balanced Crave, tăng độ nhận diện thương
hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu. Những định hướng trên góp phần
khẳng định độ uy tín của thương hiệu với khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị
trường. Nhóm mong muốn rằng khi nghĩ đến chế độ ăn cân bằng, khách hàng sẽ nghĩ
đến thương hiệu Balanced Crave.

11. Những rủi ro cơ bản

11.1. Rủi ro môi trường

11.1.1. Môi trường bên trong

63
● Nhân sự: Balanced Crave có 3 thành viên với những thế mạnh khác nhau nên
đôi lúc làm việc còn xảy ra mâu thuẫn và bất đồng trong quan điểm.

● Marketing: Do mới được thành lập nên lượt tiếp cận và tương tác thông qua các
nền tảng chưa được như mong đợi. Chiến lược marketing chưa bài bản và thực
sự hiệu quả. Balanced Crave muốn tăng lượt truy cập vào fanpage bán hàng phải
bỏ chi phí ra chạy quảng cáo.

Giải pháp đưa ra: Để giải quyết vấn đề về nhân sự, nhóm quyết định họp định
kỳ 1 tuần 1 lần để tất cả mọi người đều có thể nắm được tiến trình công việc, được
đóng góp ý kiến cá nhân, tránh xảy ra mâu thuẫn. Vì nhóm hiểu rằng chỉ có sự đồng
lòng mới có thể giúp Balanced Crave có một tương lai tươi sáng.

Về Marketing, nhóm phân công các thành viên lên bài đều đặn 2-3 bài cho một
tuần để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
Ngoài ra, nhóm cũng tích cực quảng cáo qua các hội nhóm nhằm tăng tính chân thực
hơn cho sản phẩm.

11.1.2. Môi trường bên ngoài

● Đối thủ cạnh tranh: Balanced Crave là doanh nghiệp mới trong lĩnh vực F&B
đầy cạnh tranh và thách thức. Chính điều này là rào cản lớn đối với nhóm vì
khách hàng chưa hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà
nhóm cung cấp. Những đối thủ cạnh tranh nặng ký dường như đã có chỗ đứng
bền vững trong lòng khách hàng.

● Nhu cầu khách hàng: Hiện nay nhu cầu khách hàng ngày một tăng cao và thay
đổi nhanh chóng, khó nắm bắt. Nếu doanh nghiệp thiếu đi những điểm sáng tạo,
độc đáo trong sản phẩm và cách thức truyền thông thì rất dễ bị lãng quên.

Giải pháp đưa ra: Là một doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường,
Balanced Crave đã tìm hiểu kỹ về điểm mạnh/ điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Nhóm
nhận thấy sản phẩm bánh mì tươi kem lạnh của nhóm có sự độc đáo, khác lạ so với các
sản phẩm đã và đang có mặt trên thị trường từ giá cả, hương vị, mẫu mã cho tới dịch
vụ. Đồng thời, nhóm luôn không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm

64
11.2. Rủi ro hoạt động

Hiện tại, Balanced Crave sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của khách nên vẫn còn
tiềm ẩn một số rủi ro như chậm tiến độ giao hàng, khó đáp ứng được những đơn hàng
cần gấp trong ngày. Thêm nữa, nhân lực của nhóm hiện tại đều đang là sinh viên nên
thời gian biểu khá bận rộn, điều này cũng ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất sản phẩm của
nhóm.

Giải pháp đưa ra: Nhóm luôn khuyến khích khách hàng đặt đơn trước để tránh
những trải nghiệm không mong muốn xảy ra. Ngoài ra, vào các dịp lễ, nhóm cũng tiến
hành sản xuất số lượng sản phẩm lớn hơn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách
hàng. Trong tương lai gần, nhóm sẽ thiết lập những khâu dự báo sản xuất và mang đến
cho khách hàng những trải nghiệm nhanh chóng, tuyệt vời.

11.3. Rủi ro tài chính

Phát sinh một số rủi ro về chi phí như lỗi trong quá trình sản xuất khiến cho sản
phẩm bị hủy bán, lỗi trong công đoạn đóng gói gây thiệt hại về bao bì sản phẩm.
Những chi phí này phát sinh không đáng kể, tuy nhiên về lâu dài có thể ảnh hưởng đến
hoạt động của doanh nghiệp.

Giải pháp đưa ra: Đảm bảo kế toán của Balanced Crave ghi lại tất cả các khoản
thu chi trong quá trình hoạt động và các thành viên chủ động báo cáo về các chi phí
khác để quản lý tốt nhất hoạt động tài chính.

Đối với các sản phẩm bị lỗi, Balanced Crave sẽ tùy theo mức độ lỗi của sản
phẩm để có cách điều chỉnh phù hợp nhất sao cho tạo ra ít tổn thất tài chính nhất có thể
như điều chỉnh những phần sản phẩm có thể sử dụng sao cho đảm bảo không gây ảnh
hưởng đến hương vị.

Đối với các lỗi về bao bì sản phẩm, nhóm sẽ cố gắng tái chế những phần hộp/túi
giấy bị hỏng để có thể sử dụng cho đơn hàng tiếp theo.

11.4. Rủi ro thương hiệu

Là một thương hiệu mới thành lập trong thời gian ngắn và mang đến một sản
phẩm độc đáo trên thị trường, Balanced Crave phải đối mặt với rủi ro bị sao chép ý

65
tưởng sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến
thương hiệu do chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu nên vấn đề sao chép bản quyền có
khả năng xảy ra.

Giải pháp đưa ra: Balanced Crave luôn cập nhật những xu hướng mới của thị
trường, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người tiêu dùng để
khẳng định vị thế thương hiệu, gia tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, nhóm cũng đảm bảo
bảo mật công thức và thông tin khách hàng thân thiết. Trong trường hợp bị đạo nhái
thương hiệu, Balanced Crave tin rằng sự uy tín và tận tâm trong từng chất lượng sản
phẩm và dịch vụ chính là sự nổi bật tạo nên sự khác biệt mà không đối thủ nào có thể
sao chép được.

11.5. Rủi ro chiến lược

Balanced Crave là một doanh nghiệp mới với đội ngũ sáng lập còn non trẻ nên
rủi ro về mặt chiến lược là điều khó tránh khỏi. Những ngày đầu mới ra mắt thị trường,
nhóm đã xác định sai chân dung nhóm khách hàng mục tiêu nên việc triển khai bán
hàng có chút khó khăn.

Giải pháp đưa ra: Nhờ sự giúp đỡ từ những người đi trước và ban cố vấn, nhóm
kịp thời nhận ra vấn đề và cùng nhau họp để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
một cách hiệu quả nhất. Có thể thấy, sau một thời gian xem xét lại về chiến lược, hiệu
quả kinh doanh của nhóm được cải thiện đáng kể, đơn hàng của nhóm đã dần đều và ổn
định, đặc biệt là đơn hàng sẽ tăng cao vào các dịp lễ.

66
KẾT LUẬN

Đội ngũ sáng tạo luôn muốn hướng tới một cộng đồng tươi đẹp và khoẻ mạnh,
vì vậy Balanced Crave ra đời nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối về các sản
phẩm “độc hại” trên thị trường. Với sứ mệnh đem đến trải nghiệm đầy mới lạ và thú vị
cho khách hàng, thương hiệu mới của chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để tạo nên sự
khác biệt trong thị trường bánh mì. Điều quan trọng không chỉ là hương vị thơm ngon
của chiếc bánh, mà còn là một trải nghiệm hoàn toàn mới về mẫu mã và dịch vụ.

Chúng tôi mong rằng mỗi chiếc bánh của chúng tôi không chỉ là một tác phẩm
nghệ thuật về hương vị, mà còn là một món quà đầy ý nghĩa. Với sự mới mẻ, độc đáo
từ sản phẩm bánh mì tươi kem lạnh của chúng tôi, chúng tôi tin rằng Balanced Crave
sẽ là một tiệm bánh tiềm năng trên thị trường. Trong tương lai, khi đã đủ nguồn lực và
kinh nghiệm, chúng tôi sẽ nỗ lực đưa Balanced Crave lên một tầm cao mới và trở thành
một giải pháp ăn uống hữu ích cho con người.

67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Http://www.takyfood.com.vn/vn/thoi-quen-an-uong-cua-nguoi-viet-nam.html (no
date) CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT - THỰC PHẨM TÀI KÝ. Available at:
http://www.takyfood.com.vn/vn/thoi-quen-an-uong-cua-nguoi-viet-nam.html
(Accessed: 15 November 2023).
2. https://vietcetera.com/vn/vi-sao-banh-ngot-it-ngot-hay-banh-thuan-chay-ngay-
cang-hot (no date) CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT - THỰC PHẨM TÀI KÝ.
Available at: http://www.takyfood.com.vn/vn/thoi-quen-an-uong-cua-nguoi-
viet-nam.html (Accessed: 15 November 2023).
3. https://www.beemart.vn/kham-pha-mon-banh-after-you-noi-dinh-dam-tai-thai-
lan (no date) CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT - THỰC PHẨM TÀI KÝ. Available at:
http://www.takyfood.com.vn/vn/thoi-quen-an-uong-cua-nguoi-viet-nam.html
(Accessed: 15 November 2023).
4. https://mho.vn/banh-kem-yonsei-han-quoc-sieu-noi-tieng-lz2470230290.html
(no date) CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT - THỰC PHẨM TÀI KÝ. Available at:
http://www.takyfood.com.vn/vn/thoi-quen-an-uong-cua-nguoi-viet-nam.html
(Accessed: 15 November 2023).
5. Xu Hướng thực Phẩm Dinh Dưỡng Của Năm 2023 - Win flavor (2023) MQ
International | Flavors & Foods Ingredients. Available at:
https://mqflavor.com/xu-huong-thuc-pham-dinh-duong/#1_Xu_huong_thuc_pha
m_suc_khoe_ben_vung_Mega-Trend (Accessed: 15 November 2023).
6. Nhờ đâu thị trường F&B việt nam 2023 Vẫn Một Màu Khởi sắc bất chấp Suy
Thoái Kinh tế? (2023) iPOS. Available at: https://ipos.vn/thi-truong-fnb-viet-
nam-2023-van-khoi-sac/ (Accessed: 15 November 2023).
7. Pv (2023) Xu Hướng ăn Uống Lành Mạnh: Sản Phẩm TỰ nhiên và không
đường Lên Ngôi, Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y
tế. Available at: https://suckhoedoisong.vn/xu-huong-an-uong-lanh-manh-san-

68
pham-tu-nhien-va-khong-duong-len-ngoi-169230615075715248.htm (Accessed:
14 December 2023).
8. Person (2023) Kinh tế Việt Nam Vượt ‘Cơn Gió Ngược’, Tạo Thế, Lực và niềm
tin ĐỂ vững vàng tiến lên phía TRƯỚC, baochinhphu.vn. Available at:
https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-vuot-con-gio-nguoc-tao-the-luc-va-
niem-tin-de-vung-vang-tien-len-phia-truoc-102230929131349442.htm
(Accessed: 14 December 2023).
9. Phạm Thị Kim Ngọc, Đ.T.T.T. (2023) Cơ Hội và thách thức đối với hoạt động
Khởi Nghiệp Sáng Tạo ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính. Available at:
https://tapchitaichinh.vn/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-hoat-dong-khoi-nghiep-
sang-tao-o-viet-nam.html (Accessed: 14 December 2023).

69

You might also like