You are on page 1of 23

Câu 1: Năm kế hoạch là năm thường, doanh nghiệp có 4 xe ô tô và 5 cần cẩu

bốc dỡ hàng hóa, mỗi thiết bị cần 1 người phục vụ và làm việc 3 ca/ 1 ngày đêm,
có nghỉ lễ và chủ nhật. Ngày làm việc thực tế bình quân trong năm kế hoạch dự
kiến là 278,5 ngày. Số lao động phục vụ của doanh nghiệp là:
A. 28
B. 29
C. 30
D. 31

Giải:

H&c= NCDK / NNK= [ 365-(11+1x52) ] / 278,5 = 1,08


LcnPv = n x K x Hdc = (4 + 5) x 3 x 1,08 = 29 (người)

Câu 2: Thị trường lao động là cơ sở để dự báo:


A. Cung nhân lực từ bên ngoài doanh nghiệp
B. Số công nhân viên trong toàn doanh nghiệp
C. Ngày công vắng mặt bình quân của công nhân
D. Số ngày nghỉ lễ theo quy định

Câu 3: Biểu hiện của............. là lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm
A. Tổ chức lao động khoa học
B. Năng suất lao động
C. An toàn lao động
D. Mức thời gian

Câu 4: Dự báo cầu nhân lực không:


A. Giúp doanh nghiệp dự tính được nhu cầu nhân lực

B. Giúp doanh nghiệp chủ động nhân lực kỳ kế hoạch


C. Giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh
D. Giúp doanh nghiệp hoàn thiện nội quy lao động

Câu 5: Phân tích hiện trạng và xu hướng biến động nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp là cơ sở để:
A. Dự báo cung nhân lực nội bộ
B. Dự báo cung nhân lực từ thị trường
C. Dự báo cầu nhân lực
D. Xác định số ngày nghỉ lễ theo luật định

Câu 6: Năm kế hoạch, doanh nghiệp cần sản xuất ra 85.000 sản phẩm với mức
sản lượng là 8sp/ca. Ngày làm việc thực tế bình quân trong năm kế hoạch là
280 ngày, hệ số hoàn thành kế hoạch sản xuất là 1,01. Số công nhân cần để sản
xuất sản phẩm là:
A. 36
B. 37
C. 38
D. 39
Giải:

LCNTTK = QK / (MSL x NNK × Im) = 85.000 / ( 8 x 280 x1,01 ) = 37,57 = 38 (người)


Câu 7: Năng suất lao động không là cơ sở để:

A. Dự báo cầu nhân lực


B. Phân công công việc
C. Xây dựng văn hóa tổ chức
D. Lập kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 8: Ưu điểm của lập kế hoạch năng suất lao động bằng chỉ tiêu hiện vật:
A. Khó tính được năng suất lao động của những sản phẩm dở dang
B. Không tính năng suất lao động cho bộ phận quản lý
C. Không chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường.
D. Khó so sánh kết quả những người sản xuất các sản phẩm khác nhau.

Câu 9: Ngày nghỉ con ốm bình quân một công nhân năm báo cáo được tính
trên:
A. Số lao bình quân của doanh nghiệp năm báo cáo
B. Số lao động nữ đang làm việc tại doanh nghiệp
C. Số lao động nữ có ngày nghỉ con ốm đang làm việc tại doanh nghiệp
D. Số lao động có ngày nghỉ con ốm đang làm việc tại doanh nghiệp

Câu 10: Ngày làm việc thực tế bình quân một lao động trong năm kế hoạch
không phụ thuộc vào
A. Chế độ làm việc của doanh nghiệp
B. Ngày vắng mặt bình quân của một lao động năm kế hoạch
C. Số giờ vắng mặt bình quân trong ca của một lao động
D. Số lao động của doanh nghiệp năm báo cáo

Câu 11: Mục đích của hoạch định nhân lực là:
A. Có đủ cầu nhân lực đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
B. Tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp
C. Có đủ số lượng và chất lượng nhân lực phù hợp nhất đáp ứng nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh
D. Đảm bảo chất lượng nhân lực phù hợp

Câu 12: Khi lập kế hoạch năng suất lao động, tổng sản lượng không đổi, năng
suất lao động giảm thì số công nhân:
A. Tăng
B. Ổn định
C. Không đổi
D. Giảm

Câu 13: Quan điểm lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố không ảnh hưởng đến:
A. Kế hoạch quỹ tiền lương
B. Kế hoạch năng suất lao động
C. Kế hoạch tuyển dụng nhân lực
D. Xác định số ngày nghỉ lễ theo quy định

Câu 14: Dự báo cầu nhân lực không dựa trên cơ sở:
A. Khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện
B. Khả năng thay đổi vị trí công việc của nhân lực trong doanh nghiệp
C. Cơ cấu sản phẩm
D. Quỹ thời gian làm việc thực tế của người lao động năm kế hoạch

Câu 15: Cầu thị trưởng về sản phẩm là cơ sở dự báo:


A. Cầu nhân lực
B. Cung nội bộ doanh nghiệp
C. Cung bên ngoài doanh nghiệp
D. Số lao động đến tuổi nghỉ hưu của doanh nghiệp

Câu 16: Dự báo cầu nhân lực theo năng suất lao động dựa trên:
A. Cơ cấu nhân lực trong doanh nghiệp
B. Tổng sản lượng dự kiến kỳ kế hoạch
C. Mức lương bình quân của một lao động kỳ báo cáo
D. Thời gian làm việc thực tế bình quân của một lao động

Câu 17: Phân tích hình thức thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương, mức tiết kiệm
tuyệt đối quỹ lương (Aftđ)=0 cho biết:
A. Hoàn thành kế hoạch quỹ lương
B. Vượt chi quỹ lương

C. Tiết kiệm quỹ lương


D. Sử dụng sai mục đích

Câu 18: Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên dùng để dự báo:
A. Cung nhân lực bên ngoài
B. Thời gian làm việc thực tế kỳ báo cáo
C. Cầu nhân lực
D. Quỹ lương của doanh nghiệp kỳ báo cáo

Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng:


A. Hoạch định nhân lực giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi của thi
trường
B. Tiến bộ khoa học kỹ thuật không ảnh hưởng tới hoạch định nhân lực
C. Vai trò của hoạch định nhân lực không giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận
D. Hoạch định nhân lực chỉ nghiên cứu hao phí sức lao động của người công
nhân

Câu 20: Năm báo cáo, số lao động của doanh nghiệp là 2031 người. Năm kế
hoạch dự kiến số lao động giảm 2%. Số lao động năm kế hoạch là: *
A. 1990
B. 50
C. 2.072
D. 1991

Câu 21: Để cải thiện năng suất lao động NSLĐ kỳ kế hoạch, doanh nghiệp dự
kiến sử dụng các biện pháp: Áp dụng máy móc thiết bị mới vào sản xuất làm
NSLĐ tăng 8%; Chế thử sản phẩm làm NSLĐ giảm 5%; Nâng cao giờ công
làm việc hữu ích trong ca làm NSLĐ tăng lên 16%; Nâng cao trình độ lành
nghề làm NSLĐ tăng lên 12%. Tốc độ tăng NSLĐ do tổng hợp các biện pháp
đề ra năm kế hoạch:
A. 1.33
B. 1,35
C. 1.47
D. 1.49
Giải: = 108% x 95% x 116% x 112% = 1,33

Câu 22: Khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện là cơ sở để:
A. Dự báo cung nhân lực từ thị trường lao động
B. Dự báo cung nhân lực nội bộ doanh nghiệp
C. Dự báo cầu nhân lực
D. Xác định số ngày nghỉ lễ theo quy định

Câu 23: Khi hoạch định thời gian lao động, ngày công chế độ năm của doanh
nghiệp là 303 được áp dụng trong trường hợp tuần làm việc:

A. 48 giờ
B. 46 giờ
C. 44 giờ
D. 40 giờ

Giải: =303 / 52 (tuần/năm) = 5,83 = 6 (ngày/tuần)


1 ca= 8h => 6 x 8 = 48h

Câu 24: Năm báo cáo doanh nghiệp có 950 lao động. Dự kiến năm kế hoạch
có 22 người đến tuổi nghỉ hưu, 9 người cân nhắc lên vị trí quản lý, 10 người có
dự định nghỉ việc chuyển sang công ty khác. Cung nội bộ của doanh nghiệp
năm kế hoạch là:
A. 909 người
B. 918 người
C. 920 người
D. 922 người
Giải: = 950 - 22 -10=918 ( người)

Câu 25: Hoạch định nhân lực không nghiên cứu:


A. Nhu cầu về nhân lực
B. Số lao động sẵn có bên trong tổ chức
C. Cung nhân lực

D. Các giải pháp bán hàng hiệu quả

Câu 26: Nếu những yếu tố khác không đổi, số lượng sản phẩm kế hoạch giảm
thì cầu nhân lực của doanh nghiệp sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Vừa tăng vừa giảm

Câu 27: Năm kế hoạch là năm thường, chế độ làm việc của doanh nghiệp là
48h/tuần, ngày công vắng mặt là 22 ngày. Số ngày làm việc thực tế bình quân
1 lao động năm kế hoạch là:
A. 302
B. 280
C. 313
D. 304
Giải: N TTK = N CĐK - N VMK =365 - (11 + 1 x 52) - 22 = 280

Câu 28: Phương pháp ước lượng trung bình là một trong các phương pháp:
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Lập kế hoạch năng suất lao động

D. Lập kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 29: Năm kế hoạch, doanh nghiệp có ngày công chế độ là 302 ngày, ngày
công vắng mặt là 22,75 ngày. Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 lao động
năm kế hoạch là:
A. 279,25
B. 280,25
C. 281,25
D. 282,25

Câu 30: Sự phát triển của thị trường lao động là nhân tố ảnh hưởng đến
A. Cung nhân lực từ thị trường lao động
B. Cung nhân lực nội bộ doanh nghiệp
C. Cầu nhân lực
D. Xác định số lao động trực tiếp sản xuất kỳ kế hoạch

Câu 31: Phương pháp dự báo cầu nhân lực theo lượng lao động hao phí không
dựa trên:
A. Dự báo về tổng lượng lao động hao phí để hoàn thành số lượng sản phẩm
B. Khối lượng công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp
C. Mức lương bình quân của lao động trong doanh nghiệp
D. Hệ số tăng năng suất dự kiến

Câu 32: Phương pháp phân tích xu hướng không dùng để:
A. Lập kế hoạch năng suất lao động
B. Số ngày nghi lễ trong năm kế hoạch
C. Dự báo cầu nhân lực
D. Dự báo kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 33: Xác định chất lượng nhân lực cần có của doanh nghiệp năm kế hoạch
là nội dung của:
A. Dự báo cung bên ngoài doanh nghiệp
B. Dự báo cung nội bộ doanh nghiệp
C. Dự báo cầu nhân lực
D. Dự báo quỹ tiền lương

Câu 34: Phân tích hình thức thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương, mức tiết kiệm
tuyệt đối quỹ lương (Aftđ)>0 cho biết:
A. Hoàn thành kế hoạch quỹ lương
B. Vượt chi quỹ lương
C. Tiết kiệm quỹ lương
D. Sử dụng sai mục đích

Câu 35: Phân tích hình thức thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương, mức tiết kiệm
tuyệt đối quỹ lương (Aftđ) <0 cho biết:

A. Hoàn thành kế hoạch quỹ lương


B. Vượt chi quỹ lương
C. Tiết kiệm quỹ lương
D. Sử dụng sai mục đích

Câu 36: Phát biểu nào đúng nhất về “Dự báo cung nhân lực nội bộ”:
A. Quá trình dự báo lượng công nhân lực thông qua việc phân tích hiện trạng
nhân lực trong doanh nghiệp và thống kê các biến động về nhân lực
B. Quá trình dự đoán chất lượng lao động cần bổ sung cho doanh nghiệp trong
năm kế hoạch
C. Quá trình dự đoán khả năng cung ứng lao động từ thị trưởng
D. Quá trình dự đoán số lao động cần bổ sung trong năm kế hoạch

Câu 37: Nội dung của dự báo cung nhân lực không bao gồm:
A. Xác định xu hướng nghỉ việc của người lao động trong doanh nghiệp kỳ kế
hoạch
B. Dự báo số lao động từ doanh nghiệp sẵn sàng làm việc ở kế hoạch
C. Xác định khả năng cung ứng lao động từ thị trường cho doanh nghiệp để
đáp ứng nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh kỳ kế hoạch
D. Xác định số lao động cần có của doanh nghiệp năm kế hoạch

Câu 38: Vai trò dự báo cung nhân lực không bao gồm là :
A. Giúp doanh nghiệp chủ động về vấn đề nhân lực
B. Giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá phân tích và dự báo khả năng có
bao nhiêu người sẵn sàng làm việc trong doanh nghiệp để so sánh với nhu cầu
nhân lực
C. Giúp cung cấp các thông tin về nhân lực cần thiết và tiên đoán những biến
động về nhân lực có thể diễn ra
D. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm quỹ lương kỳ báo cáo

Câu 39: Dự đoán khả năng nguồn nhân lực sẵn sàng làm việc cho doanh
nghiệp là vai trò của:
A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo cung nhân lực
C. Dự báo năng suất lao động kỳ kế hoạch
D. Dự báo quỹ tiền lương năm kế hoạch

Câu 40: Cung cấp thông tin nguồn nhân lực nội bộ trong doanh nghiệp là vai
trò của:
A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo cung nhân lực
C. Dự báo năng suất lao động kỳ kế hoạch
D. Dự báo quỹ tiền lương năm kế hoạch

Câu 41: Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo cung nhân lực là:
A. Chính sách tiền lương của doanh nghiệp ngoài ngành
B. Thị trường lao động
C. Kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ngoài ngành

D. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ngoài ngành

Câu 42: Nhân tố không ảnh hưởng đến dự báo cung nhân lực là:
A. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
B. Xu hướng biến động nguồn nhân lực trong nội bộ doanh nghiệp
C. Cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp
D. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp ngoài ngành

Câu 43: Phân tích hiện trạng nhân lực của doanh nghiệp không là cơ sở:
A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo cung nhân lực
C. Dự báo số lượng nhân lực hàng năm
D. Dự báo thời gian làm việc thực tế bình quân trong năm

Câu 44: Thị trường lao động là nhân tố ảnh hưởng đến
A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo số lượng lao động gián tiếp của doanh nghiệp
C. Dự báo cung nhân lực bên ngoài
D. Dự báo số lao động trực tiếp của doanh nghiệp

Câu 45: Xu hướng biến động nguồn nhân lực nội bộ doanh nghiệp là cơ sở:
A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo cung nhân lực nội bộ
C. Dự báo số lao động trực tiếp
D. Dự báo thời gian làm việc thực tế bình quân trong năm

Câu 46: Khả năng thay đổi vị trí công việc của nhân lực trong doanh nghiệp là
CƠ SỞ:
A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo cung nhân lực nội bộ
C. Dự báo cung nhân lực bên ngoài
D. Dự báo thời gian làm việc thực tế bình quân trong năm

Câu 47: Cân đối cung cầu nhân lực không giúp doanh nghiệp:
A. Nhìn nhận đánh giá đúng hiện trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp đến
kỳ dự báo
B. Chủ động kế hoạch tuyển dụng nhân lực
C. Chủ động kế hoạch đào tạo nhân lực
D. Chủ động thay đổi nội quy lao động

Câu 48: Nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu hụt nhân lực trong doanh nghiệp
là:
A. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
B. Đổi mới công nghệ hiện đại
C. Tăng lương cho người lao động
D. Tăng phúc lợi cho người lao động

Câu 49: Nguyên nhân có thể dẫn đến dư thừa nhân lực trong doanh nghiệp là:

A. Đưa thêm sản phẩm mới vào sản xuất


B. Đổi mới công nghệ hiện đại
C. Mở rộng quy mô sản xuất
D. Mở thêm chi nhánh ở các tỉnh thành

Câu 50: Cân đối cung cầu nhân lực là :


A. So sánh giữa kết quả dự báo cung nội bộ và dự báo cầu nhân lực trong
doanh nghiệp
B. So sánh quy mô cung cầu nhân lực toàn doanh nghiệp và so sánh cung cầu
nhân lực về từng loại lao động kỳ báo cáo
C. Hoạt động giúp doanh nghiệp có đầy đủ nhân lực cần thiết nhằm đáp ứng
kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch
D. So sánh giữa kết quả cung nội bộ và cầu nhân lực trong doanh nghiệp

Câu 51: So sánh giữa kết quả dự báo cung nội bộ và dự báo cầu nhân lực
trong doanh nghiệp là nội dung của hoạt động:
A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo cung nhân lực
C. Cân đối cung - cầu nhân lực
D. Dự báo năng suất lao động năm kế hoạch

Câu 52: Cung nhân lực nội bộ vượt cầu nhân lực cho thấy:
A. Doanh nghiệp đang dư thừa nhân lực
B. Doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân lực
C. Doanh nghiệp đang đủ nhân lực
D. Doanh nghiệp đang vừa thừa vừa thiếu nhân lực

Câu 53: Cơ sở dự báo cung nhân lực nội bộ:


A. Thị trường lao động
B. Xu hướng biến động nguồn nhân lực nội bộ doanh nghiệp
C. Kế hoạch sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp
D. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp năm kế hoạch

Câu 54: Cơ sở dự báo cung nhân lực bên ngoài thị trường là:
A. Thị trường lao động
B. Kế hoạch sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp
C. Kế hoạch quỹ tiền lương của doanh nghiệp ngoài ngành
D. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp năm báo cáo

Câu 55: Nhận gia công, làm thuê là một trong những giải pháp giúp doanh
nghiệp giải quyết tình trạng:
A. Thiếu hụt lao động
B. Dư thừa lao động
C. Cân bằng cung - cầu nhân lực
D. Cầu lao động vượt cung lao động nội bộ

Câu 56: Giải pháp doanh nghiệp không sử dụng khi cung nhân lực nội bộ
vượt cầu nhân lực:

A. Nghỉ luân phiên


B. Cho các tổ chức khác thuê nhân lực
C. Sử dụng lao động thời vụ
D. Vận động nghỉ hưu sớm

Câu 57: Sử dụng lao động thời vụ là một trong những giải pháp giúp doanh
nghiệp giải quyết tình trạng :
A. Thiếu hụt lao động
B. Dư thừa lao động
C. Cân bằng cung - cầu nhân lực
D. Cung lao động nội bộ vượt cầu lao động

Câu 58: Tuyển dụng thêm lao động là một trong những giải pháp nhằm giải
quyết tình trạng:
A. Dư thừa lao động
B. Thiếu hụt lao động
C. Cân bằng cung - cầu nhân lực
D. Cả A và C

Câu 59: Cho nghỉ việc luân phiên là một trong những giải pháp giúp doanh
nghiệp giải quyết tình trạng:
A. Thiếu hụt lao động
B. Dư thừa lao động
C. Cân bằng cung - cầu nhân lực
D. Cầu lao động vượt cung lao động nội bộ

Câu 60: Giải pháp doanh nghiệp thường không sử dụng khi gặp tình trạng
thiếu hụt lao động.
A. Đào tạo bồi dưỡng nhân lực
B. Khuyến khích nghỉ hưu sớm
C. Sử dụng lao động thời vụ
D. Đổi mới công nghệ

Câu 61: Giải pháp doanh nghiệp không sử dụng khi gặp tình trạng dư thừa lao
động:
A. Nhận gia công, làm thêm
B. Cho nghỉ việc tạm thời
C. Sử dụng lao động thời vụ
D. Khuyến khích nghỉ hưu sớm

Câu 62: Chia sẻ công việc là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp
giải quyết tình trạng:
A. Thiếu hụt lao động
B. Dư thừa lao động
C. Cân bằng cung - cầu nhân lực
D. Cầu lao động vượt cung lao động nội bộ

Câu 63: Cho thuê lại lao động là chính sách không được doanh nghiệp sử
dụng khi:

A. Cung vượt cầu nhân lực


B. Cung không đáp ứng cầu nhân lực
C. Doanh nghiệp cân bằng nhân lực
D. Dư thừa lao động

Câu 64: Trong dự báo cung nhân lực, số liệu về khả năng chuyển việc hoặc bỏ
việc của người lao động là căn cứ của phương pháp:
A. Ma trận chuyển đổi xác suất
B. Tính theo lao động định biên
C. Tính theo thời gian lao động hao phí
D. Biểu đồ thay thế

Câu 65: Chính sách doanh nghiệp không nên sử dụng khi đang thiếu nhân lực:
A. Tuyển dụng lao động mới
B. Thuê lao động thời vụ
C. Cho nhân viên nghỉ việc luân phiên
D. Huy động nhân viên làm thêm giờ

Câu 66: Giải pháp doanh nghiệp không nên sử dụng khi đang dư thừa nhân
lure:
A. Cho nhân viên nghỉ việc luân phiên
B. Cho tổ chức khác thuê nhân lực
C. Thuê lao động thời vụ
D. Khuyến khích nghỉ hưu sớm

Câu 67: Phát biểu nào sau đây đúng nhất về “Dự báo cung nhân lực”:
A. Quá trình dự đoán trước số lượng, chất lượng lao động có thể cung cấp cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
B. Quá trình dự đoán lượng cung nhân lực thông qua việc phân tích hiện trạng
nhân lực trong doanh nghiệp
C. Quá trình dự đoán khả năng cung ứng lao động từ thị trường
D. Quá trình dự đoán số lượng lao động cần bổ sung trong năm kế hoạch

Câu 68: Giúp doanh nghiệp sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ tiền lương là vai trò
của:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Kế hoạch tăng năng suất lao động
C. Kế hoạch quỹ tiền lương
Kế hoạch tăng quỹ tiền lương

Câu 69: Lập kế hoạch tiền lương theo tiền lương bình quân dựa trên
A. Lao động biên năm kế hoạch
B. Tỷ lệ trích tiền lương trong doanh thu kỳ kế hoạch
C. Tiền lương bình quân kỳ kế hoạch
D. Khối lượng sản phẩm sản xuất

Câu 70: Khi lập kế hoạch quỹ tiền lương cần tuân thủ nguyên tắc: “Tốc độ
tăng năng suất lao động bình quân...... tốc độ tăng tiền lương bình quân”:

A. Nhỏ hơn
B. Lớn hơn
C. Bằng
D. Không liên quan

Câu 71: Khi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương, chỉ tiêu
mức tiết kiệm tương đối quỹ tiền lương:
A. Có tính đến hệ số hoàn thành sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp
B. Không tính đến hệ số hoàn thành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
C. Không tính đến các biện pháp để tiết kiệm quỹ tiền lương kế hoạch
D. Không tính đến các biện pháp tăng năng suất lao động

Câu 72: Phương pháp nào sau đây không dùng để lập kế hoạch quỹ tiền lương
trong doanh nghiệp:
A. Theo doanh thu
B. Lao động định biên
C. Ma trận chuyển đổi
D. Định biên mức chi phí tiền lương

Câu 73: Lập kế hoạch quỹ tiền lương theo phương pháp lao động định biên
xác định dựa trên
A. Hệ số lương vị trí công việc bình quân năm kế hoạch
B. Doanh thu năm kế hoạch
C. Định mức chi phí tiền lương cho một sản phẩm
D. Khối lượng sản phẩm sản xuất

Câu 74: Nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí lao động là vai trò của:
A. Lập kế hoạch tiền lương
B. Lập kế hoạch bán hàng
C. Dự báo cầu lao động
D. Dự báo cung lao động

Câu 75: Đội ngũ cán bộ lao động tiền lương không có nhiệm vụ:
A. Lập kế hoạch quỹ tiền lương
B. Tham mưu tư vấn về kế hoạch quỹ tiền lương
C. Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch tiền lương
D. Quyết định kế hoạch quỹ tiền lương trong doanh nghiệp khác

Câu 76: Quan điểm của người sử dụng lao động không ảnh hưởng đến
A. Lập kế hoạch quỹ tiền lương
B. Ngày công vắng mặt bình quân
C. Kế hoạch năng suất lao động
D. Lập kế hoạch đào tạo

Câu 77: Nhân tố không ảnh hưởng đến lập kế hoạch quỹ tiền lương:
A. Khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cùng lĩnh vực
B. Khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

C. Quan điểm của người sử dụng lao động


D. Đội ngũ cán bộ lao động tiền lương

Câu 78: Phát biểu nào sau đây đúng về “Kế hoạch quỹ tiền lương”:
A. Xác định tổng quỹ lương chi trả cho người lao động của doanh nghiệp
trong năm báo cáo
B. Xác định tổng quỹ lương cần chi trả cho người lao động của doanh nghiệp
trong năm kế hoạch
C. Xác định tổng quỹ lương chi trả cho người lao động quản lý của doanh
nghiệp trong năm báo cáo
D. Xác định tổng quỹ lương chi trả cho lao động quản lý của doanh nghiệp
năm kế hoạch

Câu 79: Lập kế hoạch quỹ tiền lương theo doanh thu được xác định dựa trên:
A. Lao động biên năm kế hoạch
B. Tỷ lệ trích tiền lương trong doanh thu kỳ kế hoạch
C. Hệ số cấp bậc công việc bình quân
D. Khối lượng sản phẩm sản xuất

Câu 80: Số công nhân năm kế hoạch là 300 người, lao động quản lý bằng 10%
công nhân. Tiền lương bình quân một lao động năm kế hoạch của doanh
nghiệp là 8 triệu đồng/ tháng. Quỹ lương năm kế hoạch của doanh nghiệp là:
A. 30.680 triệu đồng
B. 32.742 triệu đồng
C. 34.668 triệu đồng
D. 31.680 triệu đồng
Giải: LQL= 300 × 10% = 30 người
Quỹ lương năm kế hoạch = (300 + 30 ) × 8 × 12=31.680

Câu 81: Số công nhân năm kế hoạch là 450 người, lao động quản lý bằng 12%
công nhân. Tiền lương bình quân năm kế hoạch của doanh nghiệp là 8,5 triệu/
tháng. Quỹ lương năm kế hoạch của doanh nghiệp là:
A. 30.816 triệu đồng
B. 51.408 triệu đồng
C. 34.668 triệu đồng
D. 38.520 triệu đồng
Giải: Quỹ lương năm kế hoạch = (450 +450 × 12% ) × 8,5 × 12=51.408

Câu 82: Lập kế hoạch quỹ tiền lương theo tiền lương bình quân dựa trên
A. Lao động biên năm kế hoạch
B. Tỷ lệ trích tiền lương trong doanh thu kỳ kế hoạch
C. Số lao động bình quân kỳ kế hoạch
D. Khối lượng sản phẩm sản xuất

Câu 83: Thành phần quỹ tiền lương kế hoạch không bao gồm:
A. Tiền lương thời gian
B. Tiền lương sản phẩm
C. Tiền chỉ cho hoạt động đào tạo

D. Tiền thưởng có tính chất lương

Câu 84: Chủ động về nguồn trả lương cho doanh nghiệp là vai trò của:
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Lập kế hoạch quỹ tiền lương
D. Lập kế hoạch năng suất lao động

Câu 85: Lập kế hoạch quỹ tiền lương theo phương pháp lao động định biên
được xác định dựa trên:
A. Lao động biên năng kế hoạch
B. Doanh thu năm kế hoạch
C. Định mức chi phí tiền lương trong một sản phẩm
D. Khối lượng sản phẩm sản xuất

Câu 86: Những yếu tố khác không đổi, năng suất lao động giảm thì nhân lực
của doanh nghiệp sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Vừa tăng vừa giảm

Câu 87: Kế hoạch thời gian lao động là cơ sở để:


A. Dự báo cầu nhân lực
B. Dự báo cung nội bộ
C. Dự báo ngày nghỉ phép bình quân của một lao động kỳ kế hoạch
D. Dự báo cung bên ngoài thị trường

Câu 88: Ngày nghỉ phép bình quân của một lao động năm báo cáo được tính
trên:
A. Số lao động bình quân của doanh nghiệp năm báo cáo
B. Số lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đủ 12 tháng trở lên
C. Số lao động trong doanh nghiệp không bao gồm lao động đang trong thời kỳ
kỷ luật
D. Số lao động đã và đang làm việc trong nghiệp

Câu 89: Tiến bộ khoa học kỹ thuật không ảnh hưởng đến
A. Cung nhân lực
B. Cầu nhân lực
C. Thời gian vắng mặt do nghỉ phép
D. Kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 90: Yếu tố nào không thuộc môi trường bên ngoài khi phân tích phục vụ
hoạch định nhân lực :
A. Các quy tắc ứng xử của xã hội
B. Điều kiện kinh tế xã hội
C. Cán bộ làm công tác hoạch định nhân lực của doanh nghiệp
D. Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật

Câu 91: Bản chất của hoạch định nhân lực là:
A. Xác định cầu nhân lực khả năng cung ứng nhân lực của doanh nghiệp
B. Đề xuất giải pháp bán hàng hiệu quả
C. Xác định hiệu quả của hoạt động lao động có ích
D. Quản trị các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất

Câu 92: Trong hoạch định nhân lực, bộ phận quản trị nhân lực không có trách
nhiệm:
A. Lập kế hoạch quỹ thời gian làm việc thực tế bình quân của một lao động
B. Lập kế hoạch năng suất lao động
C. Lập kế hoạch quỹ tiền lương
D. Lập kế hoạch phát triển sản phẩm

Câu 93: Quy mô cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp là cơ sở để
dự báo:
A. Cầu nhân lực
B. Cung nhân lực nội bộ
C. Quỹ tiền lương
D. Cung nhân lực từ bên ngoài

Câu 94: Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm không là cơ sở để:


A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Xác định quỹ tiền lương trong doanh nghiệp
D. Xác định số ngày công vắng mặt bình quân của doanh nghiệp

Câu 95: Cho một xí nghiệp sản xuất thời gian làm việc thực tế trong ca là 7,85
giờ. Thời gian để bảo dưỡng và sửa chữa mỗi máy hết 30 phút. Mức phục vụ
mỗi người là:
A. 15,7 máy/người/ca
B. 15,2 máy/người/ca
C. 15,8 máy/người/ca
D. 15,5 máy/người/ca

Câu 96: Giúp doanh nghiệp biết được diễn biến cung ứng nhân lực nội bộ là
một trong các vai trò của:
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Kế hoạch năng suất lao động
D. Kế hoạch quỹ tiền lương
Câu 97: Cung nhân lực nội bộ doanh nghiệp là:
A. Nhân lực đã, đang có trong doanh nghiệp hoặc sẵn sàng làm việc khi cần
B. Nhân lực bên ngoài doanh nghiệp
C. Số lượng và chất lượng nhân lực cần có trong doanh nghiệp

D. Nhân lực sẵn sàng làm việc cho doanh nghiệp

Câu 98: Thống kê các biến động về nhân lực trong doanh nghiệp là cơ sở để
xác định:
A. Cầu nhân lực
B. Cung nhân lực nội bộ
C. Cung nhân lực bên ngoài thị trường
D. Mức năng suất lao động của công nhân

Câu 99: Mục đích bao quát nhất của hoạch định nhân lực là:
A. Có đủ cầu nhân lực đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
B. Lợi nhuận doanh nghiệp đạt được tối đa
C. Có đủ số lượng và chất lượng nhân lực phù hợp nhất đáp ứng nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh
D. Đảm bảo chất lượng nhân lực phù hợp

Câu 100: ....là quá trình dự đoán các nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Lập kế hoạch năng suất lao động
D. Lập kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 101: Vị thế, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến
A. Cầu nhân lực
B. Kế hoạch năng suất lao động
C. Dự tính số lượng công nhân trực tiếp sản xuất kế hoạch
D. Xác định ngày cộng vắng mặt của doanh nghiệp

Câu 102: Dự báo cầu nhân lực không dựa trên cơ sở:
A. Khối lượng công việc cần phải thực hiện
B. Xu hướng biến động nguồn lực trong doanh nghiệp
C. Cơ cấu sản phẩm
D. Quỹ thời gian làm việc thực tế của người lao động năm kế hoạch

Câu 103: Phương pháp ước lượng trung bình là một trong các phương pháp:
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Lập kế hoạch năng suất lao động
D. Lập kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 104: Cơ sở của dự báo cầu nhân lực không phải là:
A. Thị trường lao động
B. Khả năng thay đổi vị trí công việc của lao động
C. Khối lượng công việc cần phải thực hiện
D. Mức thời gian cho 1 đơn vị công nghiệp

Câu 105: Khi hoạch định thời gian lao động ngày công chế độ năm nhuận của
doanh nghiệp là 251 được áp dụng trong trường hợp tuần làm việc:

A. 48h
B. 44h
C. 46h
D. 40h
Giải: = 251 / 52= 5 (ngày)=> 5x8=40h

Câu 106: Yếu tố không ảnh hưởng đến dự báo cung nhân lực từ thị trường lao
động:
A. Cầu nhân lực kỳ kế hoạch
B. Thông tin thị trường lao động
C. Cung nhân lực từ nội bộ doanh
D. Cầu nhân lực của doanh nghiệp khác lĩnh vực

Câu 107: Hoạch định nhân lực không dựa trên cơ sở:
A. Tổ chức lao động
B. Năng suất lao động
C. Kế hoạch thời gian
D. Kế hoạch quỹ tiền lương của doanh nghiệp khác lĩnh vực

Câu 108: Xác định cầu nhân lực kế hoạch của doanh nghiệp không bao gồm:
A. Xác định số lượng nhân lực cần có khi kế hoạch
B. Xác định chất lượng nhân lực cần có kế hoạch
C. Xác định thời gian có đủ nhân lực kế hoạch
D. Xác định số lượng nhân lực hiện có trong doanh nghiệp

Câu 109: .......là quá trình xác định được số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực cần có của doanh nghiệp tại thời điểm tương lai
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Dự báo cung - cầu nhân lực
D. Dự báo cung - cầu nhân lực và hoạch định chính sách

Câu 110: Doanh nghiệp A thay đổi chế độ làm việc từ 48h/tuần xuống 40h/
tuần thì ngày làm việc chế độ năm sẽ:
A. Tăng 26 ngày
B. Giảm 26 ngày
C. Tăng 52 ngày
D. Giảm 52 ngày

Câu 111: Năm kế hoạch doanh nghiệp có ngày công chế độ là 303 ngày ngày,
ngày công vắng mặt là 21,75 ngày. Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao
động năm kế hoạch là:
A. 280,25

B. 281,25
C. 282,25
D. 283,25

Câu 112: Thông tin từ hồ sơ nhân lực là cơ sở để:


A. Dự báo cung nhân lực từ thị trường lao động
B. Dự báo cung nhân lực từ nội bộ doanh nghiệp
C. Dự báo cầu nhân lực
D. Dự báo cầu nhân lực quản lý

Câu 113...... được hiểu là quá trình xác định cầu nhân lực, khả năng cung ứng
nhân lực của doanh nghiệp và đề ra các giải pháp, chính sách để đảm bảo cân
đối cung - cầu nhân lực :
A. Cung nhân lực
B. Cầu nhân lực
C. Hoạch định nhân lực
D. Năng suất lao động

Câu 114: Năm kế hoạch doanh nghiệp cần sản xuất 150.000 sản phẩm với mức
sản lượng là 32 sản phẩm/ca. Ngày làm việc thực tế bình quân trong năm là
275,2 ngày, dự kiến công nhân có khả năng hoàn thành mức bình quân là 110%.
Số công nhân sản xuất là:
A. 17

B. 16
C. 15
D. 14

Câu 115: Vai trò của hoạch định nhân lực không phải là:
A. Cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng
B. Cơ sở cho định biên nhân sự
C. Cơ sở cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
D. Cơ sở giúp cho doanh nghiệp dự trữ hàng hóa tốt nhất

116: Phát biểu nào sau đây đúng về cầu nhân lực trong doanh nghiệp:
A. Là số lượng và chất lượng nhân lực cần thiết để hoàn thành số lượng sản
phẩm của tổ chức trong một thời kỳ nhất định
B. Là quy mô nhân lực mà người sử dụng nhân lực chấp nhận thuê ở các điều
kiện nhất định
C. Là số lượng và chất lượng nhân lực mà người sử dụng lao động chấp nhận
thuê để hoàn thành hình mục tiêu sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất
dinh
D. Là lượng nhân lực tương ứng với mỗi chức danh nhân sự hiện đang làm việc
hoặc sẵn sàng làm việc cho tổ chức khi cần

Câu 117: Tổng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm A là 960.000
giờ. Thời gian làm việc thực tế trong năm kế hoạch 1.700 giờ, hệ số hoàn thành
năng suất là 1,1. Số công nhân cần thiết để sản xuất sản phẩm A:

A. 67
B. 35
C. 58
D. 51

Câu 118: Năm kế hoạch là năm thường doanh nghiệp có ngày công chế độ là
276 ngày, ngày công nhân vắng mặt bình quân của một lao động kỳ là 24,6.
Ngày làm việc thực tế bình quân một lao động năm kế hoạch là:
A. 252,4
B. 225,5
C. 226,4
D. 251.4

Câu 119: Năm kế hoạch là năm thường doanh nghiệp có ngày công chế độ là
302 ngày, ngày công nhân vắng mặt là 22 ngày. Số ngày làm việc thực tế bình
quân một lao động năm kế hoạch là:
A. 254
B. 280
C. 302
D. 304
Câu 120: Hoạch định nhân lực không nghiên cứu:
A. Nhu cầu về nhân lực
B. Cung nhân lực
C. Số lao động sản có bên trong tổ chức
D. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm

Câu 121: .....không là căn cứ giúp doanh nghiệp xác định số công nhân sản
xuất trực tiếp kỳ kế hoạch
A. Cung nhân lực
B. Cầu nhân lực
C. Thời gian vắng mặt do nghỉ phép
D. Kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 122: Dự báo cầu nhân lực theo phương pháp mức sản lượng không dựa
trên:
A. Mức sản lượng trong ca
B. Tổng sản lượng dự kiến kỳ kế hoạch
C. Ngày công làm việc thực tế bình quân của một công nhân kỳ kế hoạch
D. Mức lương bình quân của một lao động kỳ báo cáo

Câu 123: .....là trường hợp một số loại lao động cung nội bộ không đáp ứng
cầu, nhưng lại ở loại lao động khác cung nội bộ vượt cầu là trường hợp

A. Thừa nhân lực


B. Thiếu nhân lực
C. Cân bằng
D. Vừa thừa, vừa thiếu

Câu 124: Người lao động làm việc trong môi trường bình thường ngày công
chế độ là 26 ngày/ tháng thì chế độ làm việc của doanh nghiệp là:
A. 48h/ tuần
B. 44h/ tuần
C. 40h/ tuần
D. 42h/ tuần

Câu 125: Năm kế hoạch dự kiến tổng thời gian để hoàn thành sản phẩm là
140.000 giờ. Giờ công làm việc thực tế bình quân một lao động năm kế hoạch là
1980,5 giờ. Khả năng hoàn thành mức của công nhân là 110%. Số công nhân
cần dùng để sản xuất sản phẩm trong năm kế hoạch là:
A. 63
B. 65
C. 64
D. 66
Câu 126: Trình độ của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là cơ sở để:
A. Dự báo cầu nhân lực

B. Dự báo cung nhân lực từ nội bộ doanh nghiệp


C. Cung nhân lực từ bên ngoài thị trường
D. Xác định mức phục vụ của công nhân sản xuất

Câu 127: Năm kế hoạch doanh nghiệp có ngành công chế độ 303 ngày. Ngày
công vắng mặt bình quân là 28 ngày, giờ công làm việc thực tế trong ca là 7,8.
Giờ công làm việc thực tế trong năm kế hoạch:
A. 2184
B. 2145
C. 2100
D. 2061,5

Giải: TNK=NTTK x TTTK = (303 - 28) × 7,8 = 2145


Câu 128: Giờ công làm việc thực tế trong ca năm báo cáo là 7,5 giờ, năm kế
hoạch dự kiến giờ công làm việc thực tế giảm 3%. Giờ công làm việc thực tế
trong ca năm kế hoạch là:
A. 7,50
B. 7,73
C. 7,57
D. 8,0
Giải: = 7,5 x 103% = 7,73

Câu 129: Cho một xí nghiệp sản xuất thời gian làm việc thực tế trong ca là 7,75
giờ. Thời gian để bảo dưỡng và sửa chữa lỗi máy hết 25 phút. Mức phục vụ mỗi
người là:

A. 16 máy/người/ca
B. 15 máy/người/ca
C. 15,3 máy/người/ca
D. 18,6 máy/người/ca

Câu 130: Hoạch định.... là quá trình dự đoán lượng cung nhân lực thông qua
việc phân tích hiện trạng nhân lực trong doanh nghiệp, thống kê các biến động
về nhân lực trong doanh nghiệp:
A. Cung nhân lực nội bộ
B. Cung nhân lực bên ngoài
C. Cầu nhân lực
D. Thời gian làm việc thực tế bình quân kỳ kế hoạch

Câu 131: Năm kế hoạch doanh nghiệp có 200 máy cần bảo dưỡng và sửa chữa,
làm việc 3 ca/ ngày đêm, hệ số điều chỉnh là 1,15, với mức phụ là 15 máy/ công
nhân. Số công nhân phục vụ cần có là:
A. 10
B. 46
C. 42
D. 29

Câu 132: Năm báo cáo các doanh nghiệp sử dụng 350 công nhân chính và 80
công nhân phụ. Dự kiến năm kế hoạch số công nhân tăng 10%. Số công nhân
năm kế hoạch là:
A. 680
B. 473
C. 800
D. 850
Giải:
Cách 1: Tổng số CN là: 350 + 80 = 430 người.=>Số công nhân năm kế hoạch
là: 430 x 110%=473

Cách 2: ΔLTĐ = [(L1 – Lk) / Lk] x 100  10% = (L1 – 430) / 430  l1 = 473 người
Câu 133: Mức sản lượng là căn cứ để xác định:
A. Số công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
B. Số lao động gián tiếp
C. Số lao động quản lý
D. Số lao động chuyên môn nghiệp vụ

Câu 134: Năm kế hoạch, doanh nghiệp cần 450 công nhân chính, công nhân
phụ là 12% công nhân chính. Số công nhân sản xuất của doanh nghiệp là:
A. 420
B. 504
C. 380

D. 407
Giải: Số công nhân phụ là: 450 x 12% = 54 người
Số công nhân sản xuất của doanh nghiệp là: 54+450=504 người

Câu 135: Năm kế hoạch doanh nghiệp có 300 lao động, trong đó 100 lao động
đủ điều kiện để phép 14 ngày, số còn lại đủ điều kiện nghỉ phép 12 ngày. Số
ngày vắng mặt bình quân một lao động do nghỉ phép năm kế hoạch là:
A. 12,67
B. 16,4
C. 10,12
D. 6,06

Giải: Nvmp = [(100×14)+(200×12)] / 300 = 12,67


Câu 136: Giúp doanh nghiệp dự tính được nhu cầu nguồn nhân lực cần thiết
cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong các vai trò của:
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Kế hoạch năng suất lao động
D. Kế hoạch quỹ tiền lương
Câu 137: Phân tích khả năng thay đổi vị trí công việc là cơ sở để :
A. Dự báo cung nhân lực
B. Xác định thời gian vắng mặt bình quân của công nhân trong ca

C. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm


D. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Câu 138: Trong doanh nghiệp dự tính số người lao động có thể vắng mặt do hội
họp 2% việc riêng 1% (tất cả so với ngày công chế độ năm là 277 ngày). Số
ngày công vắng mặt bình quân một lao động năm kế hoạch vì các lý do trên là:
A. 7,59
B. 9,64
C. 8,31
D. 6,67
Giải: = ( 2% +1% ) x 277=8,31

Câu 139: Quy mô cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp là cơ sở để
dự báo:
A. Cung nhân lực
B. Cung nhân lực nội bộ
C. Quỹ tiền lương
D. Số ngày công vắng mặt bình quân của doanh nghiệp

Câu 140: Hoạch định nhân lực được hiểu là quá trình xác định......và đề ra các
giải pháp chính sách để đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực:
A. Cầu nhân lực, khả năng cung ứng nhân lực của doanh nghiệp
B. Lợi nhuận
C. Số lượng nhân lực

D. Nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh

Câu 141: Ngày nghỉ con ốm bình quân 1 công nhân năm báo cáo được tính
trên:
A. Số lao động bình quân của doanh nghiệp năm báo cáo
B. Số lao động ảnh nữ đang làm việc tại doanh nghiệp
C. Số lao động nữ có ngày nghỉ con ốm đang làm việc tại doanh nghiệp
D. Số lao động có ngày nghỉ con ốm đang làm việc tại doanh nghiệp

Câu 142: Cầu thị trưởng về sản phẩm là cơ sở dự báo:


A. Cầu nhân lực
B. Cung nội bộ doanh nghiệp
C. Số lao động đến tuổi nghỉ hưu của doanh nghiệp
D. Cung bên ngoài doanh nghiệp

Câu 143: Ngày làm việc thực tế bình quân một lao động trong năm kế hoạch
không phụ thuộc vào:
A. Chế độ làm việc của doanh nghiệp
B. Ngày vắng mặt bình quân của một lao động năm kế hoạch
C. Số giờ vắng mặt bình quân trong ca của lao động
D. Số lao động của doanh nghiệp năm báo cáo
Câu 144: Biểu hiện của ....... là lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm :
A. Tổ chức lao động khoa học

B. Năng suất lao động


C. An toàn lao động
D. Mức thời gian

Câu 145: Dự báo cầu nhân lực không:


A. Giúp doanh nghiệp dự tính được nhu cầu nhân lực
B. Giúp doanh nghiệp chủ động nhân lực kỳ kế hoạch
C. Giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh
D. Giúp doanh nghiệp hoàn thiện nội quy lao động

Câu 146: Khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện là cơ sở để:
A. Dự báo cung nhân lực từ thị trường lao động
B. Dự báo cung nhân lực nội bộ doanh nghiệp
C. Dự báo cầu nhân lực
D. Xác định số ngày nghỉ lễ theo quy định

Câu 147: Phương pháp phân tích xu hướng không dùng để:
A. Lập kế hoạch năng suất lao động
B. Số ngày nghỉ lễ trong năm kế hoạch
C. Dự báo cầu nhân lực
D. Dự báo kế hoạch tiền lương

Câu 148: Khi lập kế hoạch năng suất lao động, tổng sản lượng không đổi, năng
suất lao động giảm thì số công nhân:

A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Ổn định

Câu 149: Phương pháp ước lượng trung bình là một trong các phương pháp:
A. Dự báo cung nhân lực
B. Dự báo cầu nhân lực
C. Lập kế hoạch năng suất lao động
D. Lập kế hoạch quỹ tiền lương

Câu 150: Dự báo cầu nhân lực theo năng suất lao động dựa trên:
A. Cơ cấu nhân lực trong doanh nghiệp
B. Tổng sản lượng dự kiến kỳ kế hoạch
C. Mức lương bình quân của một lao động kỳ báo cáo
D. Thời gian làm việc thực tế bình quân của một lao động

You might also like