You are on page 1of 35

Chương 1:

1. Thông tin kế toán quản trị được cung cấp cho:


A. Đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là nội bộ
doanh nghiệp
B. Đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
C. Các nhà quản trị ở các cấp độ quản lý trong doanh nghiệp
D. Cho tất cả nhân viên trong doanh nghiệp
2. Nội dung trên các báo cáo của kế toán quản trị:
A. Do Bộ tài chính quy định
B. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của tổ chức cho cổ đông
C. Được thiết kế nhằm cung cấp thông tin của các nhà quản trị các cấp trong tổ
chức
D. Có tính khách quan vì chỉ phản ánh lại những sự kiện đã xảy ra trong kỳ báo
cáo
3. Mục tiêu của kế toán quản trị là:
A. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tình hình sử
dụng vốn của doanh nghiệp
B. Xử lý các dữ liệu kế toán để cung cấp thông tin phục vụ cho các chức năng
hoạch định; tổ chức; điều hành; kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị.
C. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài
doanh nghiệp
D. Tất cả đều sai
4. Thông tin kế toán quản trị cung cấp có đặc điểm là:
A. Chính xác, linh hoạt, có tính bắt buộc, hướng về tương lai
B. Linh hoạt, không có tính bắt buộc, hướng về tương lai
C. Chính xác, tuân thủ những nguyên tắc nhất định, có tính bắt buộc, hướng về
quá khứ
D. Linh hoạt, không có tính bắt buộc, hướng về quá khứ
5. Điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị là:
A. Đối tượng cung cấp thông tin
B. Thông tin phản ánh quá khứ
C. Thông tin phải chính xác
D. Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp
6. Tính linh hoạt của thông tin kế toán quản trị thể hiện ở:
A. Tính chất thông tin
B. Phạm vi cung cấp thông tin
C. Kỳ báo cáo thông tin
D. Tính chất thông tin, phạm vi cung cấp thông tin, kỳ báo cáo thông tin
7. Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán quản trị là:
A. Hệ thống các kỹ thuật đánh giá để phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp có bị ảnh hưởng bởi những mong muốn chủ quan của nhà quản lý hay
không
B. Những giá trị và quy tắc hướng dẫn các thành viên ứng xử đạo đức phục vụ lợi
ích chung của nghề nghiệp và của xã hội
C. Một chứng nhận kế toán quản trị của CMA hoặc CIMA cần phải có trước khi
bắt đầu nghề kế toán quản trị
D. Hệ thống những tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thực hành kế toán và kiểm
toán chuyên nghiệp

8. Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên quản trị do IMA công bố,
để đảm bảo tính chính trực thì những người hành nghề kế toán quản trị phải có
trách nhiệm:
A. Không tham gia hỗ trợ bất cứ hoạt động nào có thể làm tổn hại đến uy tín nghề
nghiệp
B. Cung cấp thông tin hợp lý và khách quan
C. Hành động phù hợp với các quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp có liên quan.
D. Không được sử dụng thông tin bảo mật để tạo lợi ích cho bên thứ ba
9. Kế toán quản trị hiện đại có đặc điểm là:
A. Tính linh hoạt
B. Tính tiêu chuẩn hóa
C. Tính phức tạp
D. Tính chính xác
10. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán chi phí
B. Kế toán chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị và kế toán tài chính
C. Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán chi phí và kế toán tài chính
D. Kế toán tài chính là một bộ phận của kế toán chi phí
11. Trong một nền kinh tế toàn cầu:
A. Giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ tập trung vào giữa các quốc gia
trên cùng Châu lục
B. Lực lượng lao động bị cấm di chuyển giữa các quốc gia trừ những người nói
nhiều thứ tiếng
C. Khách hàng có ít sự lựa chọn
D. Khách hàng và các đối thủ cạnh tranh đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế
giới.

Chương 2:

12. Loại chi phí nào sau đây thay đổi theo cùng tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt
động trong phạm vi phù hợp
A. Biến phí cấp bậc
B. Định phí
C. Biến phí tỷ lệ
D. Chi phí hỗn hợp
13. Khoản thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương
án khác là
A. Chi phí chìm
B. Chi phí thích hợp
C. Chi phí cơ hội
D. Chi phí chênh lệch
14. Khi quyết định mua thiết bị mới hay tiếp tục sử dụng thiết bị cũ thì giá trị còn lại
của thiết bị là:
A. Chi phí chìm
B. Chi phí thích hợp
C. Chi phí cơ hội
D.Chi phí chênh lệch
15. Khoản chi phí nào dưới đây là định phí:
A. Chi phí vật liệu dùng sản xuất sản phẩm
B. Chi phí thuê nhà xưởng
C. Chi phí hoa hồng bán hàng
D. Chi phí lương và các khoản trích theo lương trả cho nhân công trực tiếp

16. Định phí hàng tháng của cửa hàng bán thức ăn nhanh là 30.000.000đ, biến phí
bình quân 1 suất ăn là 15.000đ. Khi số lượng bán trong tháng là 3.000 suất, giá
bán mỗi suất là 30.000đ. Tổng biến phí là:
A. 30.000.000đ
B. 90.000.000đ
C. 45.000.000đ
D. 75.000.000đ
17. Định phí hàng tháng của cửa hàng bán thức ăn nhanh là 30.000.000đ, biến phí bình
quân 1 suất ăn là 15.000đ. Khi số lượng bán trong tháng là 3.000 suất, giá bán mỗi suất là
30.000đ. Tổng chi phí là:

A. 30.000.000đ
B. 90.000.000đ
C. 45.000.000đ
D. 75.000.000đ

18. Định phí hàng tháng của cửa hàng bán thức ăn nhanh là 30.000.000đ, biến phí bình
quân 1 suất ăn là 18.000đ. Khi số lượng bán trong tháng là 3.000 suất, giá bán mỗi suất là
30.000đ. Tổng số dư đảm phí là:

A. 60.000.000đ
B. 90.000.000đ
C. 54.000.000đ
D. 36.000.000đ

19. Định phí hàng tháng của cửa hàng bán thức ăn nhanh là 30.000.000đ, biến phí bình
quân 1 suất ăn là 18.000đ. Khi số lượng bán trong tháng là 3.000 suất, giá bán mỗi suất là
30.000đ. Lợi nhuận là:

A. 6.000.000đ
B. 90.000.000đ
C. 54.000.000đ
D. 36.000.000đ

20. Định phí hàng tháng của cửa hàng bán thức ăn nhanh là 30.000.000đ, biến phí bình
quân 1 suất ăn là 18.000đ. Khi số lượng bán trong tháng là 3.000 suất, giá bán mỗi suất là
30.000đ. Chi phí bình quân 1 suất ăn là:

A. 10.000đ
B. 18.000đ
C. 28.000đ
D. 30.000đ

21. Định phí hàng tháng của cửa hàng bán thức ăn nhanh là 30.000.000đ, biến phí bình
quân 1 suất ăn là 18.000đ. Dự kiến bán trong tháng là 3.000 suất, giá bán mỗi suất là
30.000đ. Thực tế số suất ăn bán được trong tháng là 3.200 suất. Lúc này chi phí bình
quân mỗi suất ăn:
A. 10.000đ
B. 27.375đ
C. 28.000đ
D. 9.375đ
22. Số dư đảm phí thay đổi khi:
A. Đơn giá bán thay đổi
B. Biến phí đơn vị thay đổi
C. Đơn giá bán và biến phí thay đổi
D. Tất cả đều đúng
23. Một ví dụ về định phí là:
A. Tổng chi phí vật liệu gián tiếp
B. Tổng tiền lương làm theo giờ
C. Chi phí điện năng
D. Chi phí khấu hao theo đường thẳng
24. Một chi phí có tổng số không thay đổi nhưng thay đổi khi tính trên đơn vị sản phẩm
là:
A. Chi phí đã hết hạn
B. Biến phí
C. Định phí
D. Chi phí hỗn hợp
25. Chi phí chuyển đổi không bao gồm:
A. Lao động trực tiếp
B. Nguyên liệu trực tiếp
C. Khấu hao nhà xưởng
D. Lương của giám đốc phân xưởng
26. Chi phí chuyển đổi không bao gồm:
A. Lao động trực tiếp
B. Nguyên liệu trực tiếp
C. Khấu hao nhà xưởng
D. Lương của giám đốc phân xưởng
27.Chi phí chăm sóc khách hàng tại công ty Khải Hoàng cao nhất trong năm là
120.000.000đ tương ứng số lượt phục vụ là 1.000 khách hàng, vào tháng có ít khách hàng
nhất là 600 khách hàng, chi phí phục vụ 90.000.000 đ. Theo phương pháp cực đại cực
tiểu, bình quân chi phí phục vụ cho 1 khách hàng là:

A. 120.000 đ
B. 150.000 đ
C. 75.000 đ
D. 135.000 đ
28.Chi phí chăm sóc khách hàng tại công ty Khải Hoàng cao nhất trong năm là
120.000.000đ tương ứng số lượt phục vụ là 1.000 khách hàng, vào tháng có ít khách hàng
nhất là 600 khách hàng, chi phí phục vụ 90.000.000 đ. Theo phương pháp cực đại cực
tiểu, khi không có khách hàng thì định phí của chi phí chăm sóc khách hàng là:

A. 30.000.000 đ
B. 120.000.000đ
C. 90.000.000 đ
D. 45.000.000 đ
29. Công ty Putnam sản xuất giá đỡ máy vi tính. Trong kỳ có giá vốn hàng hàng bán là
$107,000, trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ là $20,000; trị giá thành phẩm hoàn thành
trong kỳ là $57,000. Trị giá thành phẩm đầu kỳ là:

A. $70,000
B. $77,000
C. $157,000
D. $127,000
30. Công ty Putnam sản xuất giá đỡ máy vi tính. Trị giá thành phẩm tồn đầu kỳ là
$70,000; trị giá thành phẩm hoàn thành trong kỳ là $50,000; trị giá thành phẩm tồn kho
cuối kỳ là $20,000. Trong kỳ có giá vốn hàng bán là:

A. $70,000
B. $90,000
C. $100,000
D. $120,000
31. Công ty Putnam sản xuất giá đỡ máy vi tính. Trong kỳ có giá vốn hàng hàng bán là
$120,000, trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ là $70,000; trị giá thành phẩm tồn cuối kỳ là
$30,000. Trị giá thành phẩm sản xuất trong kỳ là:

A. $70,000
B. $80,000
C. $90,000
D. $100,000
Chương 3, 4:

32. Phiếu thời gian lao động trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc được lập:

A. Hàng ngày cho mỗi công nhân.


B. Hàng quý cho mỗi công nhân.
C. Hàng ngày cho nhiều công nhân.
D. Hàng quý cho nhiều công nhân.
33.Phiếu chi phí công việc trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc được sử dụng
để:

A. Tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
ước tính và tính giá thành sản phẩm đơn vị.
B. Xác định chi phí nguyên liệu trực tiếp.
C. Xác định chi phí nhân công trực tiếp
D. Xác định số lượng sản phẩm sản xuất.
34. Khi phân bổ chi phí sản xuất chung cho đơn đặt hàng, cho công việc, kế toán phản
ảnh trên tài khoản theo bút toán:
A. Nợ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)/ Có TK Chi phí sản xuất
chung (TK 627)
B. Nợ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)/ CÓ TK Phải trả cho
người bán (TK 331).
C. Nợ TK TK Nguyên vật liệu (TK 152)
Có TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154).
D. A và C đều đúng.

35.Khi đơn đặt hàng hoàn thành, thành phẩm sẽ được chuyển từ bộ phận sản xuất sang
nhập kho thành phẩm, kế toán phản ảnh trên tài khoản theo bút toán:
A. Nợ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)/ Có TK Phải trả cho người
bán (TK 331).
B. Nợ TK Thành phẩm (TK 155)/ Có TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK
154)
C. Nợ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)/ Có TK Phải trả cho người bán
(TK 331).
D. A và C đều đúng.
36. Để xác định chi phí sản xuất chung ước tính cho từng đơn đặt hàng, cho từng công
việc, căn cứ vào:
A. Tổng chi phí nhân công trực tiếp công phát sinh cho đơn đặt hàng
B. Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính và tổng giờ lao động thực tế cho
từng đơn đặt hàng
C. Tổng giờ công phát sinh cho đơn đặt hàng
D. Tổng giờ máy phát sinh cho đơn đặt hàng
37.Chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu là:
A. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân
bổ.
B. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân
bổ
C. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế bằng với chi phí sản xuất chung ước tính phân
bổ
D. Tổng chi phí sản xuất thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất dự toán.
38.Nếu chêch lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước
tính lớn và ảnh hưởng trọng yếu thì được phân bổ cho các đối tượng có liên quan như:

A. Sản phẩm dở dang đầu kỳ, thành phẩm tồn kho, giá vốn hàng bán.
B. Chỉ phân bổ cho thành phẩm tồn kho
C. Sản phẩm dở dang cuối kỳ, thành phẩm tồn kho, giá vốn hàng bán.
D. Chỉ phân bổ cho giá vốn hàng bán.

39.Công ty Alpha áp dụng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Công ty thực hiện đơn đặt hàng PB 15 với số liệu thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
100.000.000đ, chi phí nhân công trực tiếp 30.000.000đ. Số giờ lao động trực tiếp sử dụng
sản xuất đơn hàng là 100 giờ. Công ty dự kiến sử dụng 105 giờ để hoàn thành đơn hàng
trên với đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính là 20.000đ/giờ. Giá thành đơn
hàng PB 15 là:
A. 130.020.000 đ
B. 130.000.000 đ
C. 132.100.000 đ
D. 132.000.000đ
40. Công ty Alpha áp dụng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Chi phí sản xuất chung thực tế 30.000.000đ, chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ
trong kỳ là 29.500.000đ. Mức chênh lệch này được xem là nhỏ, sẽ được xử lý:
A. Không cần ghi nhận
B. Nợ TK giá vốn hàng bán 500.000đ /Có TK chi phí sản xuất chung 500.000đ
C. Nợ TK giá vốn hàng bán 29.500.000đ /Có TK chi phí sản xuất chung
29.500.000đ
D. Nợ TK chi phí sản xuất chung 500.000đ /Có TK giá vốn hàng bán 500.000đ

41.Công ty Bingo có số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ là 1.000 sp, mức độ hoàn thành
60% đối với chi phí chuyển đổi. Trong kỳ số lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất là
9.000 sp. Cuối kỳ, hoàn thành 8.000 sp, còn dở dang 2.000 sp mức độ hoàn thành chi phí
chuyển đổi là 70%. Sử dụng phương pháp trung bình, số lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương của chi phí chuyển đổi là:
A. 10.000 sp
B. 9.400 sp
C. 8.600 sp
D. 9.000 sp
42. Công ty Bingo có số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ là 1.000 sp, mức độ hoàn thành
60% đối với chi phí chuyển đổi. Trong kỳ số lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất là
9.000 sp. Cuối kỳ, hoàn thành 8.000 sp, còn dở dang 2.000 sp mức độ hoàn thành chi phí
chuyển đổi là 70%. Sử dụng phương pháp FIFO, số lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương của chi phí chuyển đổi là:
A. 10.000 sp
B. 9.400 sp
C. 8.800 sp
D. 9.000 sp
43. Công ty Samco sử dụng phương pháp trung bình trong hệ thống kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu dở dang đầu kỳ
là 20.000 ngàn đồng. Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ 180.000 ngàn đồng. Số
lượng sản phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí nguyên vật liệu là 10.000 sản
phẩm. Chi phí nguyên vật liệu tính cho một sản phẩm là:
A. 20 ngàn đồng
B. 18 ngàn đồng
C. 2 ngàn đồng
D. 16 ngàn đồng
44.Công ty Samco sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu dở dang đầu kỳ là 20.000
ngàn đồng. Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ 180.000 ngàn đồng. Số lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí nguyên vật liệu là 10.000 sản phẩm. Chi phí
nguyên vật liệu tính cho một sản phẩm là:
A. 20 ngàn đồng
B. 18 ngàn đồng
C. 2 ngàn đồng
D. 16 ngàn đồng
45.Công ty Samco sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn
thành đối với chi phí nguyên vật liệu 100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn
vị cho chi phí vật liệu là 5 ngàn đồng và chi phí chuyển đổi là 6 ngàn đồng. Tổng chi phí
sản phẩm dở dang cuối kỳ là:
A. 172.000 ngàn đồng
B. 220.000 ngàn đồng
C. 120.000 ngàn đồng
D. 100.000 ngàn đồng
46. Công ty Samco sử dụng phương pháp trung bình trong hệ thống kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Đầu kỳ, có 10.000 sp dở dang, với tỷ lệ
hoàn thành đối với chi phí nguyên vật liệu là 70%, chi phí chuyển đổi là 50%. Trong kỳ,
đưa vào sản xuất 90.000 sp. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn thành đối với
chi phí nguyên vật liệu 100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn vị cho chi phí
vật liệu là 10 ngàn đồng và chi phí chuyển đổi là 5 ngàn đồng. Số lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu là:
A. 100.000 sp
B. 92.000 sp
C. 97.000 sp
D. 93.000 sp
47.Công ty Samco sử dụng phương pháp trung bình trong hệ thống kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Đầu kỳ, có 10.000 sp dở dang, với tỷ lệ hoàn
thành đối với chi phí nguyên vật liệu là 70%, chi phí chuyển đổi là 50%. Trong kỳ, đưa
vào sản xuất 90.000 sp. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn thành đối với chi phí
nguyên vật liệu 100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn vị cho chi phí vật liệu
là 10 ngàn đồng và chi phí chuyển đổi là 5 ngàn đồng. Số lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là:
A. 100.000 sp
B. 92.000 sp
C. 87.000 sp
D. 93.000 sp
48. Công ty Samco sử dụng phương pháp trung bình trong hệ thống kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Đầu kỳ, có 10.000 sp dở dang, với tỷ lệ
hoàn thành đối với chi phí nguyên vật liệu là 70%, chi phí chuyển đổi là 50%. Trong kỳ,
đưa vào sản xuất 90.000 sp. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn thành đối với
chi phí nguyên vật liệu 100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn vị cho chi phí
vật liệu là 10 ngàn đồng và chi phí chuyển đổi là 5 ngàn đồng. Tổng giá thành sản phẩm
là:
A. 1.200.000 ngàn đồng
B. 1.350.000 ngàn đồng
C. 1.105.000 ngàn đồng
D. 1.145.000 ngàn đồng
49.Công ty Samco sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Đầu kỳ, có 10.000 sp dở dang, với tỷ lệ hoàn
thành đối với chi phí nguyên vật liệu là 70%, chi phí chuyển đổi là 50%. Trong kỳ, đưa
vào sản xuất 90.000 sp. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn thành đối với chi phí
nguyên vật liệu 100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn vị cho chi phí vật liệu
là 10 ngàn đồng và chi phí chuyển đổi là 5 ngàn đồng. Số lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu là:
A. 100.000 sp
B. 92.000 sp
C. 97.000 sp
D. 93.000 sp
50. Công ty Samco sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Đầu kỳ, có 10.000 sp dở dang, với tỷ lệ hoàn
thành đối với chi phí nguyên vật liệu là 70%, chi phí chuyển đổi là 50%. Trong kỳ, đưa
vào sản xuất 90.000 sp. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn thành đối với chi phí
nguyên vật liệu 100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn vị cho chi phí vật liệu
là 10 ngàn đồng và chi phí chuyển đổi là 5 ngàn đồng. Số lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là:
A. 100.000 sp
B. 92.000 sp
C. 87.000 sp
D. 93.000 sp
51.Công ty Samco sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Đầu kỳ, có 10.000 sp dở dang, với tỷ lệ hoàn
thành đối với chi phí nguyên vật liệu là 70%, chi phí chuyển đổi là 50%. Chi phí sản xuất
của sản phẩm dở dang đầu kỳ là 150.000 ngàn đồng. Trong kỳ, đưa vào sản xuất 90.000
sp. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn thành đối với chi phí nguyên vật liệu
100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn vị cho chi phí vật liệu là 10 ngàn đồng
và chi phí chuyển đổi là 5 ngàn đồng. Tổng giá thành sản phẩm là:
A. 1.200.000 ngàn đồng
B. 1.350.000 ngàn đồng
C. 1.105.000 ngàn đồng
D. 1.255.000 ngàn đồng
52. Công ty Samco sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Đầu kỳ, có 10.000 sp dở dang, với tỷ lệ hoàn
thành đối với chi phí nguyên vật liệu là 70%, chi phí chuyển đổi là 50%. Chi phí sản xuất
của sản phẩm dở dang đầu kỳ là 150.000 ngàn đồng. Trong kỳ, đưa vào sản xuất 90.000
sp. Cuối kỳ, có 20.000 sp dở dang có tỷ lệ hoàn thành đối với chi phí nguyên vật liệu
100%, chi phí chuyển đổi là 60%. Nếu chi phí đơn vị cho chi phí vật liệu là 10 ngàn đồng
và chi phí chuyển đổi là 5 ngàn đồng. Tổng chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là:
A. 260.000 ngàn đồng
B. 300.000 ngàn đồng
C. 180.000 ngàn đồng
D. 200.000 ngàn đồng

Chương 6: Phân tích CVP

53. Doanh thu hòa vốn thay đổi khi thay đổi kết cấu hàng bán vì:
A. Tổng doanh thu thay đổi
B. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thay đổi
C. Tổng định phí thay đổi
D. Tổng biến phí thay đổi
54. Kết cấu chi phí là:
A. Tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu
B. Tỷ lệ phần trăm của biến phí tính trên tổng chi phí
C. Tỷ lệ phần tram của tổng chi phí chi phí trên tổng doanh thu
D. Mối quan hệ tỷ trọng của từng loại biến phí, định phí trong tổng chi phí
55. Những doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động lớn là những doanh nghiệp có kết cấu chi
phí và tỷ lệ số dư đảm phí:
A. Định phí chiếm tỷ trọng lớn, biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ lệ số dư đảm
phí lớn.
B. Biến phí chiếm tỷ trọng lớn, định phí chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ lệ số dư đảm phí
lớn.
C. Định phí chiếm tỷ trọng lớn, biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ lệ số dư đảm phí
nhỏ.
D. Định phí chiếm tỷ trọng nhỏ, biến phí chiếm tỷ trọng lớn và tỷ lệ số dư đảm
phí nhỏ.
56. Doanh nghiệp X năm trước bán được 43.000 sản phẩm Y, với đơn giá bán 40.000đ,
biến phí đơn vị 25.000đ, tổng định phí trong năm 480.000.000đ. Sản lượng hòa vốn của
doanh nghiệp là:

A. 23.000 sản phẩm.


B. 32.000 sản phẩm
C. 30.000 sản phẩm.
D. 35.000 sản phẩm

57. Doanh nghiệp X năm trước bán được 10.000 sản phẩm Y, với đơn giá bán
100.000đ/sp, biến phí đơn vị 75.000đ/sp, tổng định phí trong năm 150.000.000đ. Tổng số
dư đảm phí là:

A. 250.000.000đ
B. 750.000.000đ
C. 150.000.000 đ
D. 100.000.000đ
58. Doanh nghiệp X năm trước bán được 10.000 sản phẩm Y, với đơn giá bán
100.000đ/sp, biến phí đơn vị 75.000đ/sp, tổng định phí trong năm 150.000.000đ. Lợi
nhuận của doanh nghiệp là:

A. 250.000.000đ
B. 750.000.000đ
C. 150.000.000 đ
D. 100.000.000đ
59. Doanh nghiệp X năm trước bán được 10.000 sản phẩm Y, với đơn giá bán
100.000đ/sp, biến phí đơn vị 75.000đ/sp, tổng định phí trong năm 150.000.000đ. Độ lớn
đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp là:

A. 1,5
B. 2,5
C. 10
D. 5
60. Doanh nghiệp X năm trước bán được 10.000 sản phẩm Y, với đơn giá bán
100.000đ/sp, biến phí đơn vị 75.000đ/sp, tổng định phí trong năm 150.000.000đ Số lượng
sản phẩm tiêu thụ là bao nhiêu để hòa vốn:
A. 5.000 sp
B. 6.000 sp
C. 10.000 sp
D. 11.000 sp
61. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng-Lợi nhuận (CVP) yêu cầu chi phí
phải được phân loại:

A. Cả biến phí và định phí

B. Định phí, chi phí hỗn hợp hoặc biến phí

C. Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

D. Chi phí định mức và chi phí thực tế

62. Số dư đảm phí là chênh lệch giữa:

A. Doanh thu trừ biến phí đơn vị

B. Giá bán trừ tổng biến phí

C. Giá bán trừ biến phí đơn vị

D. Doanh thu trừ tổng giá vốn hàng bán

63. Để xác định sản lượng hòa vốn, công thức nào sau đây được sử dụng:

A. Tổng định phí/số dư đảm phí đơn vị

B. Tổng định phí/tỷ lệ số dư đảm phí

C. Tổng chi phí/số dư đảm phí đơn vị

D. Tổng chi phí/tỷ lệ số dư đảm phí

64. Để xác định doanh thu hòa vốn, công thức nào sau đây được sử dụng:

A. Tổng định phí/số dư đảm phí đơn vị

B. Tổng định phí/tỷ lệ số dư đảm phí

C. Tổng chi phí/số dư đảm phí đơn vị

D. Tổng chi phí/tỷ lệ số dư đảm phí

65. Số dư đảm phí tăng khi:

A. Giá bán tăng, biến phí đơn vị tăng


B. Giá bán tăng, biến phí đơn vị không đổi

C. Giá bán giảm, định phí giảm

D. Giá bán không đổi, biến phí đơn vị tăng

66. Số dư an toàn là:

A. Tỷ lệ số dư đảm phí

B. Chênh lệch giữa số dư đảm phí dự toán và số dư đảm phí thực tế

C. Chênh lệch giữa doanh thu dự toán và số dư đảm phí dự toán.

D. Chênh lệch giữa doanh thu dự toán và doanh thu hòa vốn

67. Để xác định sản lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu, công thức nào sau đây được sử
dụng:

A. (Tổng định phí+Lợi nhuận mục tiêu)/số dư đảm phí đơn vị

B. (Tổng định phí+Lợi nhuận mục tiêu)/tỷ lệ số dư đảm phí

C. (Tổng chi phí+Lợi nhuận mục tiêu) /số dư đảm phí đơn vị

D. (Tổng chi phí+Lợi nhuận mục tiêu) /tỷ lệ số dư đảm phí

68. Để xác định doanh thu đạt lợi nhuận mục tiêu, công thức nào sau đây được sử dụng:

A. (Tổng định phí+Lợi nhuận mục tiêu)/số dư đảm phí đơn vị

B. (Tổng định phí+Lợi nhuận mục tiêu)/tỷ lệ số dư đảm phí

C. (Tổng chi phí+Lợi nhuận mục tiêu) /số dư đảm phí đơn vị

D. (Tổng chi phí+Lợi nhuận mục tiêu) /tỷ lệ số dư đảm phí

69. Để xác định độ lớn đòn bẩy hoạt động (DOL), công thức nào sau đây được sử dụng:

A. Tổng định phí/Lợi nhuận

B. Tổng số dư đảm phí/Lợi nhuận

C. Tổng số dư đảm phí/tổng định phí

D. Lợi nhuận/Tổng định phí


70. Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí của công ty Thompsom có
số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Doanh thu 400.000; tổng biến phí 125.000; tổng số dư
đảm phí 275.000; định phí 200.000; lợi nhuận trước thuế 75.000. Tỷ lệ số dư đảm phí của
công ty Thompsom là:

A. 18,75%

B. 31,25%

C. 68,75%

D. 81,25%

71. Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí của công ty Thompsom có
số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Doanh thu 400.000; tổng biến phí 125.000; tổng số dư
đảm phí 275.000; định phí 200.000; lợi nhuận trước thuế 75.000. Độ lớn đòn bẩy kinh
doanh (DOL) của công ty Thompsom là:

A. 1,45

B. 2,67

C. 3,67

D. 5,33

72. Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí của công ty Thompsom có
số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Doanh thu 400.000; tổng biến phí 125.000; tổng số dư
đảm phí 275.000; định phí 200.000; lợi nhuận trước thuế 75.000. Doanh thu hòa vốn của
công ty Thompsom là:

A. 200.000 ngàn đồng

B. 290.909 ngàn đồng

C. 300.000 ngàn đồng

D. 325.000 ngàn đồng

73. Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí của công ty Thompsom có
số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Doanh thu 400.000; tổng biến phí 125.000; tổng số dư
đảm phí 275.000; định phí 200.000; lợi nhuận trước thuế 75.000. Số dư an toàn của công
ty Thompsom là:
A. 200.000 ngàn đồng

B. 75.000 ngàn đồng

C. 100.000 ngàn đồng

D. 109.091 ngàn đồng

74. Công ty Thompsom có số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Đơn giá bán 400; biến phí
đơn vị 300; định phí 200.000. Số lượng sản phẩm cần bán để đạt hòa vốn là:

A. 2.000 sản phẩm

B. 667 sản phẩm

C. 500 sản phẩm

D. 1.167 sản phẩm

75. Công ty Thompsom có số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Đơn giá bán 400; biến phí
đơn vị 300; định phí 200.000. Công ty mong muốn lợi nhuận đạt được 50.000 (ngàn
đồng) thì số lượng sản phẩm cần bán là bao nhiêu?

A. 1.000 sản phẩm

B. 1.167 sản phẩm

C. 2.500 sản phẩm

D. 1.667 sản phẩm

76. Công ty Thompsom có số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Đơn giá bán 400; biến phí
đơn vị 300; định phí 200.000. Công ty mong muốn lợi nhuận đạt được 50.000 (ngàn
đồng) thì doanh thu cần đạt được là bao nhiêu?

A. 400.000 ngàn đồng

B. 466.800 ngàn đồng

C. 666.800 ngàn đồng

D. 1.000.000 ngàn đồng


77. Công ty Thompsom có số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Đơn giá bán 300; biến phí
đơn vị 200; định phí 210.000. Công ty mong muốn lợi nhuận đạt được 10% doanh thu thì
bán bao nhiêu sản phẩm?

A. 3.000 sản phẩm

B. 2.000 sản phẩm

C. 2.100 sản phẩm

D. 700 sản phẩm

78. Công ty Thompsom có số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Đơn giá bán 300; biến phí
đơn vị 200; định phí 210.000. Năm 2021, tiêu thụ 4.000 sản phẩm. Công ty mong muốn
năm 2022, lợi nhuận tăng 10%. Để đạt mục tiêu này, doanh thu năm 2022 cần phải: (Giả
sử các yếu tố khác không đổi)

A. Tăng 10%

B. Tăng 5%

C. Tăng 4,76%

D. Giảm 4,76%

79. Công ty Thompsom có số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Đơn giá bán 300; biến phí
đơn vị 200; định phí 210.000; lợi nhuận trước thuế 190.000. Công ty mong muốn năm
2022, lợi nhuận tăng 20.000 (ngàn đồng). Để đạt mục tiêu này, số sản phẩm cần bán thêm
là: (Giả sử các yếu tố khác không đổi)

A. 200 sản phẩm.

B. 67 sản phẩm

C. 100 sản phẩm

D. 700 sản phẩm.

80. Công ty Thompsom có số liệu như sau (đvt: ngàn đồng): Đơn giá bán 300; biến phí
đơn vị 200; định phí 210.000; lợi nhuận trước thuế 190.000. Công ty mong muốn năm
2022, lợi nhuận tăng 20.000 (ngàn đồng). Để đạt mục tiêu này, số sản phẩm cần bán năm
2022 là: (Giả sử các yếu tố khác không đổi)

A. 4.700 sản phẩm.


B. 4.067 sản phẩm

C. 4.100 sản phẩm

D. 4.200 sản phẩm.

81. Công ty T&T sản xuất và tiêu thụ 2.000 sản phẩm A và 3.000 sản phẩm B. Giá bán
sản phẩm A, B lần lượt là 10 (triệu đồng) và 5 (triệu đồng); biến phí đơn vị sản phẩm A,
B là 7 (triệu đồng) và 3 (triệu đồng); tổng định phí 9.000 (triệu đồng). Công ty cần bán
bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn?

A. 3.750 sản phẩm.

B. 750 sản phẩm

C. 3.600 sản phẩm

D. 1.800 sản phẩm.

82. Công ty T&T sản xuất và tiêu thụ 2.000 sản phẩm A và 3.000 sản phẩm B. Giá bán
sản phẩm A, B lần lượt là 10 (triệu đồng) và 5 (triệu đồng); biến phí đơn vị sản phẩm A,
B là 7 (triệu đồng) và 3 (triệu đồng); tổng định phí 9.000 (triệu đồng). Công ty cần bán
bao nhiêu sản phẩm A và B để hòa vốn?

A. 3.750 sản phẩm A

B. 1.500 sản phẩm A và 2.250 sản phẩm B

C. 1.500 sản phẩm B và 2.250 sản phẩm A

D. 3.750 sản phẩm B

ANSWER: B

83. Công ty T&T sản xuất và tiêu thụ 2.000 sản phẩm A và 3.000 sản phẩm B. Giá bán
sản phẩm A, B lần lượt là 10 (triệu đồng) và 5 (triệu đồng); biến phí đơn vị sản phẩm A,
B là 7 (triệu đồng) và 3 (triệu đồng); tổng định phí 9.000 (triệu đồng). Công ty cần bán
bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi nhuận 12.000 (triệu đồng)?

A. 8.750 sản phẩm.

B. 10.000 sản phẩm

C. 20.000 sản phẩm


D. 8.400 sản phẩm.

ANSWER: A

( Tính số dư đảm phí bình quân>tính sản lượng HV)

84. Công ty T&T sản xuất và tiêu thụ 2.000 sản phẩm A và 3.000 sản phẩm B. Giá bán
sản phẩm A, B lần lượt là 10 (triệu đồng) và 5 (triệu đồng); biến phí đơn vị sản phẩm A,
B là 7 (triệu đồng) và 3 (triệu đồng); tổng định phí 9.000 (triệu đồng). Doanh thu hòa vốn
của công ty là?

A. 26.250 triệu đồng.

B. 15.000 triệu đồng.

C. 20.000 triệu đồng.

D. 35.000 triệu đồng.

85. Công ty Alpha bán mỗi sản phẩm giá 120 (ngàn đồng), biến phí đơn vị hiện tại 65
(ngàn đồng). Nếu giảm biến phí đơn vị còn 58 (ngàn đồng), tỷ lệ số dư đảm phí sẽ:

A. Giảm 8%

B. Tăng 8%

C. Giảm 5,77%.

D. Tăng 5,77%.

86. Công ty Alpha bán mỗi sản phẩm giá 200 (ngàn đồng), tỷ lệ số dư đảm phí 40%.
Trong năm tới, dự kiến biến phí đơn vị tăng 10 (ngàn đồng), giá bán không thay đổi. Tỷ
lệ số dư đảm phí mới là:

A. 60%

B. 35%

C. 40%

D. 55%

87. Doanh nghiệp X năm 2021 bán được 10.000 sản phẩm Y, với đơn giá bán mỗi sản
phẩm là 100 (ngàn đồng), biến phí đơn vị 75 (ngàn đồng), tổng định phí trong năm
150.000 (ngàn đồng). Năm 2022, mỗi sản phẩm bán ra tặng kèm một món quà trị giá 5
ngàn đồng/sp. Số lượng sản phẩm hòa vốn sẽ:
A. Tăng 6.000 sản phẩm
B. Tăng 7.500 sản phẩm
C. Tăng 1.500 sản phẩm
D. Giảm 1.500 sản phẩm
88. Doanh nghiệp X có năng lực sản xuất tối đa 10.000 sản phẩm. Năm 2021, công ty
bán 8.000 sản phẩm với đơn giá bán mỗi sản phẩm là 100 (ngàn đồng), biến phí đơn vị 75
(ngàn đồng), tổng định phí trong năm 150.000 (ngàn đồng). Có khách hàng đề nghị mua
2.000 sản phẩm với mức giá 90% giá bán hiện tại, đồng thời sử dụng bao bì và đóng thêm
thông tin của khách hàng làm phát sinh chi phí mỗi sản phẩm 5 ngàn đồng. Giá bán tối
thiểu mỗi sản phẩm cho đơn hàng này là bao nhiêu để đạt mức lợi nhuận 25.000 (ngàn
đồng):
A. 92,5 ngàn đồng
B. 105 ngàn đồng
C. 110 ngàn đồng
D. 100 ngàn đồng
89. Doanh nghiệp X có năng lực sản xuất tối đa 10.000 sản phẩm. Năm 2021, công ty bán
8.000 sản phẩm với đơn giá bán mỗi sản phẩm là 100 (ngàn đồng), biến phí đơn vị 75
(ngàn đồng), tổng định phí trong năm 150.000 (ngàn đồng). Có khách hàng đề nghị mua
2.000 sản phẩm với mức giá 90% giá bán hiện tại, đồng thời sử dụng bao bì và đóng thêm
thông tin của khách hàng làm phát sinh chi phí mỗi sản phẩm 5 ngàn đồng. Nếu thực hiện
đơn hàng trên, lợi nhuận của công ty:
A. đạt 20.000 ngàn đồng
B. Tăng 20.000 ngàn đồng
C. Không thay đổi
D. Giảm 20.000 ngàn đồng
90. Doanh nghiệp X năm 2021 bán được 10.000 sản phẩm Y, với đơn giá bán mỗi sản
phẩm là 100 (ngàn đồng), biến phí đơn vị 75 (ngàn đồng), tổng định phí trong năm
150.000 (ngàn đồng). Doanh nghiệp mong muốn lợi nhuận năm X +1 tăng 10% thì doanh
thu phải tăng bao nhiêu?
A. Tăng 10%
B. Tăng 4%
C. Tăng 25%
D. Không thay đổi
Chương 7
91.Martin có thông tin chi phí sản phẩm là $40, lợi nhuận mong muốn trên mỗi sản phẩm
là $12. Tỷ lệ số tiền tăng thêm là:
A. 23%
B. 70%
C. 30%
D. 130%
92.New Age sử dụng phương pháp chi phí mục tiêu để tính giá sản phẩm. Công ty dự
kiến bán 400.000 sản phẩm, lợi nhuận mong muốn 0,7 ngàn đồng mỗi sản phẩm, chi phí
mục tiêu là 336.000 ngàn đồng. Giá bán mục tiêu mỗi sản phẩm là?

A. 0,84 ngàn đồng


B. 0,14 ngàn đồng
C. 1,54 ngàn đồng
D. 0,7 ngàn đồng

93. Phát biểu nào sau đây giải thích sự khác biệt giữa định giá cộng vào chi phí và
định giá dựa vào chi phí mục tiêu?
A. Định giá cộng vào chi phí dựa trên giá thị trường, trong khi theo chi phí mục
tiêu dựa vào chi phí sản xuất sản phẩm
B. Chi phí mục tiêu bắt đầu bằng chi phí, trong khi định giá cộng vào chi phí bắt
đầu từ mức giá khách hàng sẵn lòng chi trả
C. Định giá cộng vào chi phí dựa vào chi phí cộng phần tăng thêm, trong khi theo
chi phí mục tiêu bắt đầu với lợi nhuận mong muốn để xác định chi phí cần thiết
sản phẩm tại mức giá xác định.
D. Định giá cộng vào chi phí dựa vào chi phí là chiến lược định giá, trong khi chi
phí mục tiêu không phải là chiến lược định giá.
94. Walter đang xem xét mở rộng sản xuất sản phẩm, có khách hàng sẵn sàng trả giá 2,95
triệu đồng mỗi sản phẩm. Nếu công ty mong muốn lợi nhuận 30% giá bán, chi phí mục
tiêu khi sản xuất sản phẩm này là:

A. 2,065 triệu đồng


B. 0,885 triệu đồng
C. 2,27 triệu đồng
D. 3,84 triệu đồng

95. Tính giá bán theo sản phẩm theo phương pháp trực tiếp, chi phí nền gồm:
A. Biến phí sản xuất đơn vị
B. Biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị
C. Biến phí sản xuất, biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị
D. Định phí đơn vị
96. Khi tính giá bán theo phương pháp toàn bộ, số tiền tăng thêm phải:
A. Bù đắp chi phí sản xuất và hình thành lợi nhuận
B. Bù đắp chi phí quản lý doanh nghiệp và hình thành lợi nhuận
C.Bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và có được mức hoàn vốn mong
muốn
D. Bù đắp định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và hình thành lợi nhuận
97. Công ty định giá bán theo phương pháp toàn bộ. Có các thông tin dự kiến gồm: Số
lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ 12.500sp, chi phí sản xuất: 30 ngàn đồng/sp, chi phí
bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 60.000 ngàn đồng/năm, tài sản hoạt động bình quân:
500.000 ngàn đồng/năm, ROI mong muốn:18%. Giá bán dự kiến là:
A. 30 ngàn đồng/sp
B. 40 ngàn đồng/sp
C. 42 ngàn đồng/sp
D. 50 ngàn đồng/sp
98. Công ty bán sản phẩm giá 60 ngàn đồng/sp, tỷ lệ số tiền tăng thêm theo phương pháp
trực tiếp là 60%. Chi phí nền của sản phẩm là:
A. 37,5 ngàn đồng
B. 24 ngàn đồng
C. 36 ngàn đồng
D. 30 ngàn đồng
99.Công ty đầu tư 6.080.000 ngàn đồng để sản xuất và tiêu thụ 50.000 sp A. Tổng chi phí
khả biến chiếm tỷ lệ 60% doanh thu. Định phí là 1.824.000 ngàn đồng. Tỷ lệ hoàn vốn
đầu tư (ROI) là 20%. Giá bán một sản phẩm theo phương pháp trực tiếp là:
A. 150 ngàn đồng
B. 152 ngàn đồng
C. 160 ngàn đồng
D. 180 ngàn đồng

100. Công ty MK dự kiến lợi nhuận 12% trên giá bán của mỗi sản phẩm. Hiện nay, giá
bán mục tiêu là 750 ngàn đồng/sp. Chi phí mục tiêu mỗi sản phẩm là:
A.650 ngàn đồng/sp
B. 660 ngàn đồng/sp
C.670 ngàn đồng/sp
D. 680 ngàn đồng/sp
101. Công ty H ước tính cần đầu tư 800.000 ngàn đồng để sản xuất và tiêu thụ 20.000 sp
mới mỗi năm. Ở mỗi mức hoạt động này, giá thành đơn vị là 100 ngàn đồng. Chi phí hoạt
động là 500.000 ngàn đồng mỗi năm. Nếu ROI mong muốn là 25%, tỷ lệ số tiền tăng
thêm theo phương pháp toàn bộ để tính giá bán sẽ là:

A. 25%

B. 35%

C. 62,5%

D.100%

Chương 8: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

103.Thông tin thích hợp để lựa chọn phương án kinh doanh là:
A. Chi phí chìm
B. Những khoản thu và chi như nhau giữa các phương án
C. Biến phí sản xuất kinh doanh
D. Những khoản thu và chi phí chênh lệch trong tương lai
104. Công ty B đang nghiên cứu việc loại bỏ sản phẩm A. Sản phẩm này hiện có số dư
đảm phí là 50.000 ngàn đồng. Nếu loại bỏ công ty có thể giảm định phí từ bộ phận này là
30.000 ngàn đồng. Quyết định này có ảnh hưởng đến lợi nhuận chung là:
A. Giảm 5.000 ngàn
B. Giảm 20.000 ngàn
C. Tăng 5.000 ngàn
D. Tăng 20.000 ngàn
105. Quyết định sản xuất hay mua ngoài căn cứ vào:
A. Lợi nhuận chênh lệch giữa hai phương án sản xuất và mua ngoài
B. Lợi ích của doanh nghiệp
C. Lợi nhuận chênh lệch giữa hai phương án sản xuất với mua ngoài và cân nhắc thêm về
mặt chất lượng
D. Chi phí sản xuất

106.Chi phí thích hợp là:

A. Bao gồm tất cả biến phí và định phí


B. Tất cả chi phí phát sinh trong phạm vi phù hợp
C. Chi phí phát sinh trong quá khứ
D. Chi phí dự kiến trong tương lai và có sự khác biệt giữa các phương án

107.Chi phí chìm là chi phí:

A. Không phải chi phí tăng thêm


B. Chi phí không tránh được
C. Đã xảy ra trong quá khứ
D. Không thích hợp cho việc ra quyết định hiện tại

108.Khi quyết định xem xem xét giữ máy cũ hay mua máy mới, người quản lý sẽ bỏ
qua:
A. Giá trị thanh lý ước tính của máy cũ.
B. Chi phí mua máy cũ.
C. Chi phí vận hành máy mới.
D. Giá trị thanh lý ước tính của máy mới
109.Trong một quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, độ tin cậy của nhà cung cấp tiềm
năng là:

A. Không thích hợp là yếu tố ra quyết định


B. Thông tin thích hợp nếu nó có thể được định lượng.
C. Một chi phí cơ hội của việc tiếp tục sản xuất.
D. Một yếu tố quyết định định tính.

110. Khi một nguồn lực khan hiếm, tiêu chí nên được sử dụng để xác định sản xuất là:

A. Số dư đảm phí trên đơn vị sản phẩm


B. Giá bán trên một đơn vị.
C. Số dư đảm phí trên đơn vị nguồn lực khan hiếm.
D. Tổng biến phí sản xuất

111.Chi phí nào sau đây không liên quan đến việc đưa ra quyết định về giá đơn hàng đặc
biệt nếu một số thiết bị của công ty hiện không hoạt động?

A. Lao động trực tiếp


B. Khấu hao thiết bị
C. Chi phí biến đổi của các chi phí tiện ích
D. Chi phí cơ hội của sản xuất
112.Công ty Knox tự sản xuất 10.000 đơn vị của một bộ phận trong quy trình sản xuất
của mình. Các chi phí để thực hiện một sản phẩm là: nguyên liệu trực tiếp $12; lao động
trực tiếp $25; chi phí sản xuất chung biến đổi $13; và chi phí cố định $30. Knox đã nhận
được báo giá $55 từ một nhà cung cấp tiềm năng cho sản phẩm này. Nếu Knox chấp nhận
đề nghị này, 70 % chi phí cố định vẫn sẽ tiếp tục. Công ty Knox sẽ có lợi bao nhiêu nếu
chấp nhận đề nghị:

A. $50.000

B. $150.000

C. $40.000

D. $160.000

113.Công ty Paulson chỉ có 25.000 giờ máy mỗi tháng để sản xuất hai loại sản phẩm. Sản
phẩm X có số dư đảm phí $50 đô la và Sản phẩm Y có số dư đảm phí $64 đô la. Sản
phẩm X cần 5 giờ máy và Sản phẩm Y cần 8 giờ máy. Nếu Công ty Paulson muốn dành
80 % thời gian máy móc của mình cho sản phẩm mang lại thu nhập cao nhất, thì công ty
sẽ có tổng số dư đảm phí là:

A. $250,000

B. $240,000

C. $210,000.

D. $200,000

ANSWER: B

Giải thích:

Số dư đảm phí Số giờ máy Số dư đảm SP có thu nhập


phí/giờ máy cao hơn
X 50 5 10 X
Y 64 8 8

Tổng số giờ máy sử dụng Số dư đảm phí/giờ máy Tổng số dư đảm phí
X 25.000 x80% =20.000 giờ 10 200.000
Y 5.000 giờ 8 40.000
240.000
114. Công ty Manson sản xuất 1 sản phẩm chi phí đơn vị $8, bao gồm biến phí $5 và
định phí $3. Một nhà cung cấp đề nghị bán 10.000 sản phẩm với đơn giá $6. Nếu chấp
nhận đề nghị này, Manson sẽ tiết kiệm được toàn bộ biến phí nhưng định phí thì vẫn tồn
tại. Chi phí nào sau đây là không thích hợp cho phân tích?

A. $80,000

B. $50,000

C. $30,000.

D. $60,000

115. Công ty Manson sản xuất sản phẩm X qua hai giai đoạn, giai đoạn 1 tạo ra bán thành
phẩm X1 sau đó sản xuất tiếp tục tạo ra X. Khi xem xét có nên tiếp tục sản xuất X sau khi
hoàn thành X1, thông tin nào nào đây là cần xem xét ngoại trừ:

A. Chi phí chế biến thêm

B. Chi phí sản xuất X1

C. Giá bán X

D. Giá bán X1

116. Một công ty đang xem xét việc chấp nhận một đơn hàng đặc biệt. Sản phẩm có đơn
giá bán thông thường là $10, chi phí sản xuất mỗi sản phẩm là $6, bán hàng là $2. Phát
biểu nào sau đây là phù hợp về đơn hàng đặc biệt:

A. Chấp nhận đơn hàng nếu giá bán tối thiểu là $6

B. Chấp nhận đơn hàng nếu giá bán tối thiểu là $8

C. Chấp nhận đơn hàng nếu giá bán tối thiểu là $10

D. Không chấp nhận

117. Ellis có chi phí mỗi sản phẩm $13, gồm biến phí $8 và định phí $5. Giá bán bình
thường là $24. Ellis nhận hai đơn hàng đặc biệt: Alpha đề nghị mua 12,000 sản phẩm với
đơn giá $18 và Beta đề nghị mua 14,500 sản phẩm với đơn giá $16. Giả sử Ellis chỉ còn
đủ năng lực để chấp nhận một đơn hàng, đề nghị của khách hàng nào nên được chọn?

A. Chấp nhận đề nghị của Alpha vì lợi nhuận nhiều hơn đề nghị của Beta $4,000
B. Chấp nhận đề nghị của Alpha vì doanh thu bị giảm thấp hơn Beta $44,000

C. Chấp nhận đề nghị của Beta vì doanh thu cao hơn đề nghị của Alpha $16,000

D. Chấp nhận đề nghị Alpha vì lợi nhuận nhiều hơn đề nghị của Beta $16,500
Bài tập bổ sung
Chương 6: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- Lợi nhuận

Bài 1: Doanh nghiệp gốm Kim Phụng có tình hình sản xuất như sau: x: 1.000 sản phẩm;
g: 100.000 đồng; a: 60.000 đồng; b: 30.000.000 đồng.

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí

2. Xác định sản lượng tại điểm hòa vốn

3. Nếu sản lượng tăng lên 17% thì lợi nhuận tăng 1 lượng bao nhiêu?

4. Để sản lượng tăng 17% doanh nghiệp dự kiến tăng chi phí quảng cáo là 1.500.000
đồng, hỏi doanh nghiệp có thực hiện được biện pháp này hay không?

Bài làm

1.

Báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí

Chỉ tiêu Tổng Đơn vị


1.Doanh thu 100.000.000 100.000
2.Chi phí khả biến 60.000.000 60.000
3.Số dư đảm phí 40.000.000 40.000
4.Chi phí bất biến 30.000.000
5.Lợi nhuận 10.000.000

2. Xác định điểm hòa vốn

Sản lượng hòa vốn = 30.000.000 / (100.000 -60.000) =750 sản phẩm

Doanh thu hòa vốn = 750 x 100.000 = 75.000.000 đồng

3.

Nếu sản lượng tăng lên 17% tương ứng tăng: 1.000 x 17% = 170 sản phẩm

Thì Lợi nhuận tăng là: 170 x 40.000 = 6.800.000 đồng


Vậy, khi sản lượng tăng 17% tức tăng 170 sản phẩm thì lợi nhuận tăng thêm là 6.800.000
đồng.

4. Để sản lượng tăng 17% doanh nghiệp dự kiến tăng chi phí quảng cáo là 1.500.000
đồng, hỏi doanh nghiệp có thực hiện được biện pháp này hay không?

Nếu tăng chi phí quảng cáo 1.500.000đ, sản lượng tăng 17% thì lợi nhuận tăng thêm là:
6.800.000 đ – 1.500.000 đ =5.300.000 đồng

Vậy, doanh nghiệp thực hiện biện pháp tăng chi phí quảng cáo.

Bài 2 (Đã làm)


Bài 3: Có tài liệu về tình hình kinh doanh một loại sản phẩm K tại Công ty ABC năm
2009 như sau:
- Khối lượng tiêu thụ: 25.000 sản phẩm
- Giá bán: 40.000 đồng/sản phẩm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16.000 đồng/sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: 8.500 đồng/sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung: 105.000.000 đồng (Trong đó biến phí sản xuất chung là 1.000
đồng/sản phẩm)
- Tổng chi phí bán hàng: 70.000.000 đồng (Trong đó biến phí bán hàng là 1.200 đồng/sản
phẩm)
- Tổng chi phí quản lý: 27.500.000 đồng (Trong đó biến phí quản lý là 300 đồng/sản
phẩm)
- Năng lực sản xuất tối đa: 42.000 sản phẩm/năm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí?Hãy xác định sản lượng hòa vốn,
doanh thu hòa vốn. (1điểm)
- Khối lượng tiêu thụ: 25.000 sản phẩm
- Giá bán: 40.000 đồng/sản phẩm
- Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm: 27.000 đồng/sản phẩm
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16.000 đồng/sản phẩm
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 8.500 đồng/sản phẩm
+ Biến phí sản xuất chung: 1.000 đồng/sản phẩm
+ Biến phí bán hàng: 1.200 đồng/sản phẩm
+ Biến phí quản lý doanh nghiệp: 300 đồng/sản phẩm
-Tổng định phí: 140.000.000 đ
+ Định phí sản xuất chung:105.000.000 – (25.000 x1.000)=80.000.000 đ
+ Định phí bán hàng: 70.000.000 – (25.000 x 1.200) =40.000.000 đ
+ Định phí quản lý doanh nghiệp: 27.500.000 – (25.000x 300)=20.000.000 đ
Báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí

Chỉ tiêu Tổng Đơn vị


1.Doanh thu 1.000.000.000 40.000
2.Chi phí khả biến 675.000.000 27.000
3.Số dư đảm phí 325.000.000 13.000
4.Chi phí bất biến 140.000.000
5.Lợi nhuận 185.000.000

Sản lượng hòa vốn = 140.000.000/13.000 = 10.769 sản phẩm


Doanh thu hòa vốn = 10.769 x 40.000 =430.769.230 đ

2. Công ty dự định nếu năm tới tăng 26.000.000 đồng chi phí quảng cáo
thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 40%, cho biết có nên thực hiện biện pháp này không?
Tại sao?(1điểm)

Sản lượng tiêu thụ khi tăng 40% là: 25.000 x 140% =35.000 sản phẩm
Định phí lúc này là: 140.000.000 + 26.000.000 = 166.000.000 đ
Lợi nhuận lúc này là: (40.000- 27.000) x 35.000 – 166.000.000 =289.000.000 đ
Công ty nên thực hiện biện pháp này vì lợi nhuận tăng, mức tăng là 104.000.000 đ

3. Phòng sản xuất dự kiến mua thêm một số thiết bị hiện đại trị giá 80.000.000
đồng (Thời gian sử dụng 8 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng) thì sẽ
giảm được chi phí nhân công trực tiếp là 1.000 đồng/sản phẩm. Với sản lượng tiêu
thụ không đổi, hãy xác định lại lợi nhuận cho trường hợp này? Công ty có nên thực
hiện phương án này không? Vì sao?(1điểm)

Định phí lúc này là: 140.000.000 + 80.000.000/8 = 150.000.000 đ


Chi phí khả biến đơn vị: 27.000 – 1.000 = 26.000 đ
Lợi nhuận lúc này là: (40.000 – 26.000) x 25.000 – 150.000.000 =200.000.000đ
Công ty nên thực hiện phương án này vì lợi nhuận tăng 15.000.000 đ

4. Một khách hàng đề nghị mua 17.000 sản phẩm còn lại của Công ty (ngoài khối
lượng bán nêu trên) với điều kiện giá bán không vượt quá 90% giá bán hiện tại. Khách
hàng yêu cầu thay đổi kiểu dáng bao bì, làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng
500 đồng/sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn phải chịu lệ phí giấy tờ xuất khẩu 8.500.000
đồng. Công ty muốn khi bán lô hàng này mang về một khoản lợi nhuận là
90.100.000 đồng. Vậy Công ty nên định giá bán sản phẩm của lô hàng là bao nhiêu và
thương vụ có thực hiện không?(1điểm)
Giá bán tối thiểu phải bù đắp chi phí và có lời.
Giá bán tối thiểu gồm: 33.300 đ
- Chi phí khả biến: 27.000 đ
- Chi phí NVLTT tăng: 500 đ
- Lệ phí xuất khẩu: 8.500.000/17.000 = 500 đ
- Lợi nhuận: 90.100.000/17.000 =5.300 đ
Mức giá khách hàng yêu cầu: 40.000 x 90% = 36.000 đ/ sản phẩm.
Vậy khi định giá bán sản phẩm, công ty có thể thương lượng mức giá từ 33.300đ đến
36.000 đ.
Với mức giá khách hàng yêu cầu giảm giá như trên, công ty có thể thực hiện thương vụ
này.

Chương 7. Định giá bán sản phẩm.

Bài 1

Tại DN X có tài liệu về sản xuất kinh doanh cho 20.000 SPA như sau:

1. CPNLTT một đơn vị sản phẩm là 7.000 đ

2. CPNCTT một đơn vị sản phẩm là 5.000 đ

3. CPSXC một đơn vị sản phẩm là 3.000 đ (trong đó CPKB là 1.000 đ)

4. CP bao bì đóng gói sản phẩm tiêu thụ là 3.000 đ/sp

5. Tổng chi phí quảng cáo hàng năm 18.000.000 đ

6. Tổng CP khấu hao tài sản CĐ của bộ phận bán hàng và quản lý hàng năm là
32.000.000 đ

7. Tổng CP tiền lương của bộ phận bán hàng và quản lý 100.000.000 đ

8. Vốn sử dụng bình quân 300.000.000 đ

9. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn 30%

Yêu cầu:

1. Định giá sản phẩm theo PP toàn bộ.


2. Định giá sản phẩm theo PP trực tiếp.

Giải

1. Định giá sản phẩm theo PP toàn bộ.


a) Xác định chi phí nền cho một sản phẩm.
+ CPNLTT: 7.000 đ
+ CPNCTT: 5.000đ
+ CPSXC: 3.000đ
------------------------------------------------
Chi phí nền (Giá thành sản xuất) : 15.000đ.
b) Xác định giá trị tăng thêm
+CP BH và QL:
 Chi phí bao bì: 3.000 x20.000 = 60.000.000
 Chi phí quảng cáo: 18.000.000.
 Chi phí khấu hao: 32.000.0000
 Chi phí tiền lương: 100.000.000.
-----------------------------------------------------
Tổng chi phí bán hàng và quản lý: 210.000.000đ
+ Lợi nhuận mong muốn: 300.000.000 x 30% = 90.000.000đ
=> Tỷ lệ giá trị tăng thêm:
(210.000.000 + 90.000.000)/(20.000 x 15.000) = 100%
=>Số tiền tăng thêm cho một đơn vị sản phẩm: 15.000 x 100% = 15.000đ
Vậy Giá bán là : 15.000 + 15.000 = 30.000đ

2. Định giá sản phẩm theo PP trực tiếp


a) Xác định chi phí nền cho một sản phẩm.
+ CPNLTT: 7.000 đ
+ CPNCTT: 5.000đ
+ CPSXC KB: 1.000đ
+ CPBH&QLKB (Bao bì): 3.000đ
------------------------------------------------
Chi phí nền (Chi phí khả biến đơn vị) : 16.000đ.
b) Xác định giá trị tăng thêm
+CP bất biến:
 Chi phí sản xuất chung bất biến: 2.000 x20.000 = 40.000.000
 Chi phí quảng cáo: 18.000.000.
 Chi phí khấu hao: 32.000.0000
 Chi phí tiền lương: 100.000.000.
-----------------------------------------------------
Tổng chi phí bất biến: 190.000.000đ
+ Lợi nhuận mong muốn: 300.000.000 x 30% = 90.000.000đ
=> Tỷ lệ giá trị tăng thêm:
(190.000.000 + 90.000.000)/(20.000 x 16.000) = 87,5%
=>Số tiền tăng thêm cho một đơn vị sản phẩm: 16.000 x 87,5% = 14.000đ
Vậy Giá bán là: 16.000 + 14.000 = 30.000đ

Bài 2

Doanh nghiệp M sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm X, có các tài liệu dự kiến năm
nay tổng hợp như sau:

Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong năm 20.000 sản phẩm
Tài sản hoạt động bình quân 3.200.000.000 đồng
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư 18%
Chi phí nguyên liệu một sản phẩm 24.000 đồng/sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp một sản phẩm 12.000 đồng/sản phẩm
Tổng chi phí sản xuất chung trong một năm 150.000.000 đồng
Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 200.000.000 đồng
trong một năm
Trong đó: + Chi phí sản xuất chung bất biến là 90.000.000đồng.

+ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bất biến là 100.000.000đồng.

Yêu cầu:

1. Hãy xác định giá bán sản phẩm X theo phương pháp trực tiếp?
2. Hãy xác định giá bán sản phẩm X theo phương pháp toàn bộ?
3. Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí? Xác định sản lượng hòa vốn và doanh
thu hòa vốn?
4. Doanh nghiệp nghiên cứu hai phương án:
Phương án 1: Giảm giá bán 21,001%, tăng chi phí quảng cáo 50.000.000đồng. Qua biện
pháp này sản lượng tiêu thụ tăng 10%.

Phương án 2: Với giá bán 82.280 đồng/sản phẩm, Doanh nghiệp dự tính cho người quản
lý được hưởng 3.000 đồng cho một sản phẩm bán ra trên mức hòa vốn, đồng thời tăng chi
phí quảng cáo 80.000.000đồng. Qua biện pháp này dự tính sản lượng tiêu thụ tăng 5%.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy cho biết Doanh nghiệp nên chọn phương án nào? Vì sao?

5. Doanh nghiệp dự tính thay đổi mẫu mã sản phẩm làm chi phí khả biến tăng
4.000đồng/sản phẩm, áp dụng chính sách khuyến mãi mua một sản phẩm tặng một món
quà trị giá 5.000đồng/sản phẩm. Giá bán mới là 85.000đồng/sản phẩm. Chi phí quảng cáo
tăng thêm 70.000.000đồng. Lợi nhuận mong muốn là 450.000.000 đồng. Hãy xác định
sản lượng cần tiêu thụ trong trường hợp này?

You might also like