You are on page 1of 2

Bài 1.

Cho hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện tích đều, mật độ bằng nhau và trái dấu, đặt cách
nhau 5 mm. Cường độ điện trường giữa chúng là 104 V/m. Tính điện thế giữa hai mặt phẳng đó và mật độ
điện tích của chúng.

Bài 2. Hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện tích đều, mật độ bằng nhau và trái dấu, đặt nằm ngang
cách nhau 1 cm. Một hạt mang điện khối lượng m = 5.10-11 g rơi giữa hai bản. Khi không có điện trường,
do sức cản không khí, hạt rơi với vận tốc không đổi 𝑣1 . Khi giữa hai mặt phẳng có hiệu điện thế U = 600
𝑣1
V thì hạt rơi chậm đi với vận tốc 𝑣2 = . Tìm điện tích của hạt.
2

Bài 3. Cho hai mặt trụ đồng trục mang điện đều và bằng nhau và trái dấu có bán kính lần lượt là 3 cm và
10 cm, hiệu điện thế giữa chúng là 50V. Tìm mật độ điện dài trên mỗi mặt trụ và cường độ điện trường tại
điểm ở khoảng cách trung bình cộng của hai bán kính.

Bài 4. Cho một quả cầu tích điện đều với mật độ điện tích khối 𝜌, bán kính a. Tính hiệu điện thế giữa hai
điểm cách tâm lần lượt là a/2 và a.
4𝑦𝑧
Bài 5. Trong chân không, điện thế phân bố theo hàm 𝑉 = . Xác định điện thế và 𝐸 tại điểm
𝑥 2 +1
M(1,2,3). Các đơn vị đo trong hệ SI.

Bài 6. Xác địn điện thế gây ra bởi khối cầu tâm O, bán kính a, tích điện đều với mật độ điện tích
khối 𝜌 > 0 tại những điểm bên trong và bên ngoài khối cầu. Cho biết hệ số điện môi bên trong
và bên ngoài khối cầu đều bằng 1. Xét hai trường hợp:

a) Chọn gốc điện thế tại vô cùng.

b) Chọn gốc điện thế tại tâm O.

Bài 7. Xác định cường độ điện trường và điện thế gây ra bởi hai mặt phẳng song song rộng vô
hạn, cách nhau một khoảng d, tích điện đều với mật độ điện tích bằng nhau và trái dấu. Hệ số
điện môi là 𝜀. Chọn gốc điện thế ở mặt phẳng tích điện âm

You might also like