You are on page 1of 14

LƯỢNG GIÁ VI SINH

1. Khái niệm xoắn khuẩn:


A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có lông
B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động @
C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân
D. Không di động
2. Đặc điểm cấu tạo tế bào của vi khuẩn:
A. Có nhân điển hình
B. Không có nhân
C. Không có màng nhân@
D. Có bộ máy phân bào
3. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn :
A. Protein và polipeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô@
B. Protein và polipeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô
C. Không có enzym nội bào
D. Chứa nội độc tố
4. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn:
A. Có tính thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển điện tử... @
B. Là nơi tổng hợp nhân của vi khuẩn
C. Là nơi tổng hợp các Ribosom cho tế bào
D. Là nơi bám của các lông của vi khuẩn
5. Đặc điểm vách của vi khuẩn Gram âm:
A. Gồm nhiều lớp petidoglycan nên có tính vững chắc
B. Bên ngoài vách còn có lớp lipopolysaccharit@
C. Tính đặc hiệu kháng nguyên thấp
D. Cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit
6. Một trong những tính chất sau không thuộc đặc tính của vách vi khuẩn:
A. Quyết định tính kháng nguyên thân
B. Có tính thẩm thấu chọn lọc@
C. Là nơi tác động của một số kháng sinh
D. Là nơi mang các điểm tiếp nhận đặc hiệu cho thực khuẩn thể
7. Đặc điểm vách tế bào vi khuẩn:
A. Quyết định nên hình thể của vi khuẩn@
B. Quyết định tính chất gây bệnh của vi khuẩn
C. Được cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit (LPS)
D. Bao bên ngoài vỏ của vi khuẩn
8. Đặc điểm cấu tạo vỏ của vi khuẩn:
A. Là một lớp vỏ cứng bao ngoài vách, có vai trò bảo vệ vi khuẩn
B. Là một lớp nhầy, lỏng lẻo, không rõ rệt bao quanh vi khuẩn@
C. Mọi loại vi khuẩn đều có vỏ khi gặp điều kiện không thuận lợi
D. Chỉ những trực khuẩn Gram âm mới có vỏ
09. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của nha bào của vi khuẩn:
A. Mọi loài vi khuẩn trong điều kiện sống không thuận lợi đều có khả năng sinh
nha bào.
B. Ở trạng thái nha bào vi khuẩn vẫn có khả năng gây bệnh
C. Màng nha bào bao bên ngoài nhân AND
D. Nha bào có hai lớp vách trong và ngoài@
10. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng
B. Vi khuẩn chuyển hóa được là nhờ các enzym nội và ngoại bào@
C. Vi khuẩn chuyển hóa được nhờ có các enzym ngoại bào
D. Chỉ những vi khuẩn ký sinh trong tế bào mới gây được bệnh
11. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất như nội độc tố, vitamin...
B. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng
C. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng@
D. Enzym ngoại bào có vai trò thực hiện quá trình chuyển hóa phức tạp
12. Đặc điểm các loại môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi khuẩn:
A. Môi trường cơ bản: phải đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho đa số vi
khuẩn. @
B. Môi trường cơ bản: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng nhanh
C. Môi trường chuyên biệt: là môi trường cơ bản có thêm hồng cầu
D. Môi trường chuyên biệt: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng chậm
13. Họ vi khuẩn đường ruột có đặc điểm chung:
A. Gồm nhiều loại trực khuẩn Gram âm, Gram dương sống ở ống tiêu hoá của
người
và động vật.
B. Là các vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa.
C. Hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện. @
D. Kỵ khí tuyệt đối.
14. Họ vi khuẩn đường ruột có đặc điểm:
A. Xắp xếp thành đôi hay thành chuỗi
B. Có thể sinh bào tử, một số có vỏ
C. Trực khuẩn Gram âm@
D. Trực khuẩn Gram âm hoặc Gram dương
Đáp án: C15. Đặc điểm sinh vật học của Salmonella:
A. Vi khuẩn chỉ phát triển được ở nhiệt độ 370C
B. Sinh nha bào nếu điều kiện môi trường không thuận lợi
C. H2S (-)
D. Oxidase (-)@
16. Đặc điểm gây bệnh sốt thương hàn của Salmonella:
A. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể theo đường tiêu hoá, đường hô hấp
B. Vi khuẩn bám trên bề mặt niêm mạc ruột non làm niêm mạc bị hoại tử
C. Vi khuẩn nhân lên trong hạch mạc treo ruột@
D. Phải có khoảng 102 - 103 vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá
mới có khả năng gây bệnh.
17. Thử nghiệm Koch chứng tỏ miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao là:
A. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào@
B. Đáp ứng miễn dịch thể dịch
C. Phản ứng trung hoà độc tố
D. Đáp ứng của cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
18. Đặc điểm sinh vật học của nhóm Clostridium:
A. Trực khuẩn Gram (+), hiếu khí kỵ khí tuỳ ngộ
B. Trực khuẩn Gram (-), kỵ khí tuyệt đối
C. Trực khuẩn Gram (+), kỵ khí tuyệt đối@
D. Trực khuẩn Gram (+), hiếu khí tuyệt đối
19. Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid:
A. Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh@
B. Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh
C. Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh
D. Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh
20. Một số khái niệm về nhiễm trùng:
A. Bệnh nhiễm trùng thể ẩn: trạng thái bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
B. Bệnh nhiễm trùng cấp tính: diễn tiến bệnh nhanh, sau đó bệnh nhân thường tử
vong.
C. Bệnh nhiễm trùng mạn tính: bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội. @
D. Nhiễm trùng tiềm tàng: người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng.
21. Tính gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào:
A. Độc lực của vi sinh vật@
B. Độc tố của vi khuẩn gây bệnh xâm nhập
C. Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể
D. Đường xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể
22. Đặc điểm của bệnh nhiễm trùng mạn tính:
A. Bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội@
B. Bệnh kéo dài, không có dấu hiệu lâm sàng
C. Hay gặp hơn các thể bệnh nhiễm trùng khác
D. Thường không tìm thấy vi sinh vật gây bệnh trong bệnh phẩm
23. Coagulase của một số vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan chất tạo keo và sợi cơ của cơ thể.
B. Làm tan hồng cầu.
C. Giúp vi khuẩn bám chắc vào niêm mạc đường hô hấp.
D. Làm đông kết huyết tương. @
24. Ngoại độc tố của vi khuẩn có tính chất:
A. Được giải phóng ra trong quá trình vi khuẩn bị ly giải.
B. Gây rối loạn điển hình đặc biệt. @
C. Tính kháng nguyên mạnh do bản chất là glycopeptid.
D. Bị hủy ở 100°C sau 30 phút.
25. Các tính chất của nội độc tố vi khuẩn:
A. Tính kháng nguyên thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.
B. Có kháng độc tố điều trị.
C. Chỉ được giải phóng ra khi tế bào vi khuẩn bị ly giải. @
D. Chịu nhiệt kém.
26. Các tính chất của nội độc tố vi khuẩn:
A. Có ở các Clostridium, bạch hầu, tả, E. coli, Shigella.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram âm. @
C. Độc tính rất mạnh.
D. Bản chất là phức hợp phospholipid A và B.
27. Một vi sinh vật ngoài các yếu tố độc lực còn cần hai yếu tố phải có để
gây được
bệnh nhiễm trùng, đó là:
A. Sự xâm nhập và độc tố
B. Yếu tố bám và xâm nhập@
C. Yếu tố bám và độc tố
D. Độc tố và enzym ngoại bào
28. Enzym ngoại bào protease của vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan hồng cầu
B. Làm tan tơ huyết
C. Làm đông kết huyết tương
D. Làm vô hiệu hóa kháng thể IgA1@
29. Cầu khuẩn là:
A. Những vi khuẩn hình cầu.
B. Những vi khuẩn hình cầu hoặc tương đối giống hình cầu. @
C. Có đường kính trung bình khoảng 1nm.
D. Sắp xếp thành từng đám hay rải rác.
30. Chức năng màng nguyên sinh tế bào vi khuẩn:
A. Thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan. @
B. Là nơi tổng hợp nội độc tố của vi khuẩn Gram âm.
C. Là nơi cung cấp thức ăn cho tế bào.
D. Là nơi tổng hợp các ngoại độc tố của tế bào.
31. Yếu tố độc lực chính quyết định sự nhiễm trùng là:
A. Độc tố của vi khuẩn.
B. Một số enzym ngoại bào của vi khuẩn.
C. Sự xâm nhập và sinh sản của vi khuẩn. @
D. Sự bám vào tế bào của vi khuẩn.
32. Muốn xác định được typ sinh hoá của vi khuẩn đường ruột phải:
A. Xác định tính chất sinh vật hóa học của vi khuẩn@
B. Phải có môi trường phân biệt chọn lọc khá SS
C. Phải có môi trường phân biệt chọn lọc ít Mac conkey
D. Phải có môi trường giàu dinh dưỡng BA
33. Đặc điểm của họ vi khuẩn đường ruột:
A. Là những trực khuẩn Gram âm, có lông quanh thân
B. Là những trực khuẩn Gram dương, di động (+/-)
C. Sử dụng đường glucose, sinh hơi (+/-)@
D. Sinh nha bào hoặc không tuỳ theo loại vi khuẩn
34. Một trong những tính chất sau không phải của vi khuẩn đường ruột:
A. Khử nitrat thành nitrit
B. Catalase (-)
C. Di động (+/-)@
D. Glucose (+)
35. Đặc điểm gây bệnh sốt thương hàn của Salmonella:
A. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể theo đường tiêu hoá, đường hô hấp
B. Vi khuẩn bám trên bề mặt niêm mạc ruột non làm niêm mạc bị hoại tử
C. Vi khuẩn nhân lên trong hạch mạc treo ruột@
D. Phải có khoảng 102 - 103 vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá
mới có khả năng gây bệnh.
36. Salmonella có thể gây ra những bệnh cảnh sau:
A. Viêm dạ dày, hạch mạc treo ruột
B. Nhiễm khuẩn và nhiễm độc thức ăn@
C. Viêm não xơ chai bán cấp
D. Viêm gan mạn tính
37. Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao:
A. Trực khuẩn ngắn, Gram âm
B. Trực khuẩn mảnh, đôi khi phân nhánh@
C. Di động (+), không sinh nha bào
D. Trong điều kiện không thuận lợi có thể sinh nha bào
38. Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao:
A. Kỵ khí tuyệt đối
B. Có tốc độ tăng trưởng chậm hoặc rất chậm@
C. Dễ phát triển trên các môi trường nuôi cấy thông thường
D. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn bắt màu đỏ
39. Yếu tố độc lực chính quyết định sự nhiễm trùng là:
A. Độc tố của vi khuẩn.
B. Một số enzym ngoại bào của vi khuẩn.
C. Sự xâm nhập và sinh sản của vi khuẩn. @
D. Sự bám vào tế bào của vi khuẩn.
40. Ngoại độc tố có tính chất:
A. Độc lực: Không độc bằng nội độc tố.
B. Bản chất: Lipopolysaccharit.
C. Chịu nhiệt cao.
D. Tính kháng nguyên mạnh. @
41. Nội độc tố có tính chất:
A. Là chất độc do vi khuẩn tiết ra trong quá trình phát triển.
B. Có ở các vi khuẩn Gram dương.
C. Bản chất: Lipopolysaccharit. @
D. Tính kháng nguyên mạnh.
42. Các tính chất của đột biến vi khuẩn có đặc điểm:
A. Hiếm: tần suất đột biến từ 106-1011.
B. Độc lập và đặc hiệu: di truyền cho thế hệ sau.
C. Ngẫu nhiên: đột biến tính chất này không ảnh hưởng đến đột biến
tính chất khác.
D. Vững bền: đặc tính đột biến di truyền cho thế hệ sau. @
43. Các phương thức vận chuyển di truyền:
A. Tiếp hợp: là sự vận chuyển một đoạn AND của vi khuẩn cho nạp vào vi
khuẩn nhận
nhờ sự có mặt của phage.
B. Tải nạp: là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn
nhận
nhờ sự có mặt của phage. @
C. Biến nạp: là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn đực sang vi khuẩn
cái khi
hai vi khuẩn tiếp xúc với nhau.
D.Tải nạp chung hoàn chỉnh: đoạn gien của vi khuẩn cho mang sang nằm tự do
trong
bào tương vi khuẩn nhận.
44. Cấu tạo plasmid của tế bào vi khuẩn:
A. Là những phân tử AND nhỏ.
B. Là những phân tử AND dạng vòng tròn.
C. Là những phân tử AND dạng vòng tròn nằm ngoài nhiễm sắc thể. @
D. Plasmid chỉ nhân lên được cùng với sự nhân lên của tế bào.
45. Trên môi trường đặc, khuẩn lạc của trực khuẩn đường ruột có đặc
điểm:
A. Dạng S: khuẩn lạc tròn, bờ không đều, mặt khô
B. Dạng R: khuẩn lạc xù xì, mặt bóng, dẹt
C. Dạng M: khuẩn lạc nhầy, trơn, tròn, lồi, bóng
D. Đa số khuẩn lạc phát triển nhanh sau 24 - 48 giờ@
46. Đặc điểm kháng nguyên O của vi khuẩn đường ruột:
A. Là kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn
B. Chịu nhiệt kém
C. Bản chất là phức hợp lipopolysaccharit
D. Bản chất là phức hợp protein-polyosid-lipid@
47. Đặc điểm sau không phải của họ vi khuẩn đường ruột:
A. H2S (+/-) khi chuyển hoá một số chất có lưu huỳnh
B. Bị ức chế trên môi trường Mac conkey bởi mối mật@
C. Không sinh nha bào
D. Một số loài hình thể không ổn định khi nuôi cấy trong điều kiện đặc biệt
48. Đặc điểm phát triển của họ vi khuẩn đường ruột trên môi trường lỏng:
A. Vi khuẩn phát triển nhanh, làm đục môi trường@
B. Vi khuẩn phát triển nhanh, tạo váng trên bề mặt môi trường
C. Vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối nên tạo váng trên bề mặt môi trường
D. Vi khuẩn phát triển nhanh nên hay lắng cặn làm cho môi trường trong
49. Trong bệnh sốt thương hàn, bệnh nhân sốt cao li bì là do:
A. Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm khuẩn thuyết
B. Vi khuẩn vào máu kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não
C. Nội độc tố tác động trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba@
D. Ngoại độc tố tác động trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba
50. Trong bệnh sốt thương hàn, vi khuẩn có thể cư trú tại các cơ quan dẫn
đến tình trạng người lành mang bệnh, hay gặp nhất là các cơ quan:
A. Thận, bàng quang
B. Gan, mật, mảng payer
C. Bàng quang, mật@
D. Mảng payer, đại tràng
51. Trong chẩn đoán trực tiếp bệnh thương hàn, tuỳ theo giai đoạn tiến
triển của bệnh để lấy bệnh phẩm, là:
A. Cấy máu ở tuần đầu khi mới phát bệnh cho tỷ lệ dương tính cao@
B. Cấy phân ở tuần đầu khi mới phát bệnh cho tỷ lệ dương tính cao
C. Cấy nước tiểu ở tuần đầu khi mới phát bệnh cho tỷ lệ dương tính cao
D. Cấy máu từ ngày 12-14 của bệnh trở đi mới cho tỷ lệ dương tính cao
52. Trong bệnh thương hàn, thời gian sớm nhất xuất hiện các kháng thể
trong máu có thể phát hiện thấy trong thử nghiệm widal là:
A. Kháng thể O xuất hiện sau 12 - 14 ngày
B. Kháng thể O xuất hiện sau 2 - 4 ngày
C. Kháng thể H xuất hiện sau 7 - 10 ngày
D. Kháng thể H xuất hiện sau 12 - 14 ngày@
53.Tụ cầu vàng có đặc điểm:
A. Là cầu khuẩn Gram (+) và thường xếp thành từng đám@

B. Là cầu khuẩn Gram (-) và thường xếp thành từng đám

C. Trên môi trường lỏng nuôi cấy thường mọc tạo thành váng

D. Gây ngộ độc thức ăn bằng nội độc tố

54.Tụ cầu vàng có đặc điểm:


A. Hô hấp hiếu khí

B. Hô hấp kỵ khí.

C. Có khả năng sinh nha bào

D. Hô hấp hiếu – kỵ khí tuỳ tiện@

55. Bệnh viêm tắc tĩnh mạch xoang hang do tụ cầu vàng thường do biến
chứng của:
A. Viêm phổi do tụ cầu. @

B. Mụn đinh râu.

C. Nhiễm trùng nhiễm độc do tụ cầu vàng.

D. Nhiễm trùng tiết niệu do tụ cầu.

56. Độc tố gây ngộ độc thức ăn do tụ cầu có đặc điểm:


A. Là ngoại độc tố, chịu nhiệt và gây nhộ độc thức ăn mạn tính.

B. Là nội độc tố, chịu nhiệt và gây nhộ độc thức ăn cấp tính.

C. Là ngoại độc tố, chịu nhiệt và gây nhộ độc thức ăn cấp tính.
D. Là ngoại độc tố, không chịu nhiệt và gây ngộ độc thức ăn cấp tính. @

57. Enzym gây đông huyết tương của tụ cầu vàng là:
A. Catalase

B. Coagulase@

C. Hyaluronidase

D. Stretokinase

58.Có thể phân biệt giữa tụ cầu vàng và tụ cầu khác nhờ thử nghiệm:
A. Coagulase@

B. Catalase

C. Optochin

D: Bacitracin

59. Về sức đề kháng, tụ cầu vàng có đặc điểm:


A. Dễ bị tiêu diệt trong môi trường có nồng độ muối cao. @

B. Dễ bị tiêu diệt khi ra môi trường xung quanh.

C. Không tồn tại được trong môi trường có nhiệt độ 45oC.


D. Thuộc loại vi khuẩn có sức đề kháng cao trong số các vi khuẩn không sinh
nha bào.

60.Tụ cầu sau khi nuôi cấy vào môi trường lỏng thường có đặc điểm:
A. Nhân lên rất chậm

B. Mọc váng trên bề mặt môi trường. @

C. Mọc làm đục môi trường

D. Mọc lắng xuông đáy môi trường.

61. Loại enzym có tác dụng huỷ hoại mô liên kết giúp vi khuẩn tụ cầu lan
tràn là:
A. Catalase

B. Stretokinase

C. Hyaluronidase@

D. Coagulase–
62. Loại enzym có tác dụng huỷ hoại mô liên kết giúp vi khuẩn tụ cầu lan
tràn là:
A. Catalase

B. Stretokinase@

C. Hyaluronidase

D. Coagulase

63. Tụ cầu vàng có đặc điểm:


A. Khó nuôi cấy trên môi trường thông thường

B. Có sức đề kháng thấp

C. Gây ngộ độc thức ăn nhẹ

D. Có thể gây bệnh ở mọi cơ quan trên cơ thể@

64. Ở Việt Nam, bệnh lỵ trực khuẩn thường do:


A. S. dysenteriae@
B. S. flexneri
C. S. boydii
D. S. sonnei
65. Trực khuẩn Salmonella:
A. Bắt màu Gram dương
B. Có nhiều lông xung quanh@
C. Có khả năng sinh bào tử
D. Cho phản ứng urease dương tính
66. . Vào thời kì ủ bệnh thương hàn, Salmonella phát triển ở:
A. Hạch bạch huyết
B. Ruột non
C. Ruột già@
D. Túi mật
67. Trong tuần đầu sốt thương hàn, thử nghiệm nào có tỷ lệ dương tính cao
nhất:
A. Cấy máu@
B. Cấy phân
C. Cấy nước tiểu
D. Thử nghiệm Widal
68. Nói về thử nghiệm huyết thanh Widal, chọn phát biểu đúng:
A. Là thử nghiệm ngưng kết
B. Tìm kháng thể O và Vi trong huyết thanh bệnh nhân@
C. Dùng trong bệnh lỵ và thương hàn
D. Lấy máu 3 lần cách nhau 1 tuần
69. Biến chứng thường gặp ở bệnh thương hàn:
A. Nhiễm khuẩn huyết
B. Viêm thận
C. Viêm màng não, tủy xương
D. Xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột@
70. Ở môi trường đặc, vi khuẩn đường ruột phát triển cho các loại khuẩn
lạc:
A. Dạng S nhày nhớt, đường kính 2 – 3 mm
B. Dạng R khi cấy ngưng đọng dưới đáy ống nghiệm@
C. Dạng M nhẵn bóng, bờ đều
D. Dạng S khi cấy có xu hướng hòa lẫn vào nhau
71. Vi khuẩn P. myxofaciens thuộc
A. Giống Proteus, tộc Proteeae
B. Giống Providencia, tộc Proteeae@
C. Giống Proteus, tộc Klebsielleae
D. Giống Providencia, tộc Klebsielleae
72. Kháng nguyên K:
A. Có trên 200 loại khác nhau@
B. Hiện diện ở tất cả các vi khuẩn đường ruột
C. Nẳm ở vách tế bào vi khuẩn
D. Có liên hệ đến độc tính của vi khuẩn
73. Vi khuẩn nào xâm lấn niêm mạc ruột, gây tiêu chảy phân có đàm máu:
A. EHEC
B. Salmonella
C. ETEC@
D. EIEC
74. Về điều trị các bệnh do Salmonella gây ra:
A. Đa số các trường hợp viêm ruột không cần dùng kháng sinh, chỉ cần bù nước
và điện
giải
B. Sốt thương hàn và nhiễm khuẩn huyết sang thương khu trú sử dụng kháng
sinh tuân
theo kháng sinh đồ@
C. Kháng sinh đề nghị sử dụng là fluoroquinolonem hoặc cephalosporin thế hệ 3
D. Tất cả đều đúng
75. Loại vi khuẩn nào gây bệnh tiêu chảy bằng cách sản xuất độc tố LT và
ST:
A. EPEC@
B. EIEC
C. ETEC
D. EHEC
76. Shigella nào tiết độc tố shiga?
A. Nhóm A
B. Nhóm B
C. Nhóm C@
D. Nhóm D
77. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng về giống Treponema:
A. Thường được chia làm 3 loài: loài không gây bệnh , loài gây bệnh, loài trung
gian gây
bệnh
B. Loài không gây bệnh chiếm đa số
C. Treponema pertenue gây bệnh ghẻ cóc ở người@
D. Treponema pallidum gây bệnh giang mai ở người
78. Xoắn khuẩn giang mai:
A. Có hình dạng lò xo, nhiều vòng xoắn lượn đều sát nhau
B. Là xoắn khuẩn có màng nhân
C. Có lông và sinh bào tử
D. A và C đều đúng@
79. Xoắn khuẩn giang mai di động được là nhờ
A. Có 3 sợi nhỏ xoắn ngược chiều nhau và bao quanh thân tế bào
B. Có các sợi trục chạy suốt theo trục nguyên sinh@
C. Có 1 sợi thẳng, dẻo, xuyên qua giữa các vòng xoắn
D. Nhờ cấu trúc lông giúp chuyển động bằng cách xoay vòng
80. Phát biểu đúng về nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai:
A. Nuôi cấy được xoắn khuẩn giang mai trên môi trường nhân tạo Fletcher có
thêm 10%
huyết thanh thỏ
B. Việc giữ chũng xoắn khuẩn giang mai tốt nhất là tiêm truyền xoắn khuẩn vào
tinh
hoàn thỏ@
C. Chưa phân lập được xoắn khuẩn giang mai từ bệnh nhân
D. Nuôi cấy được xoắn khuẩn giang mai trên môi trường BSA có thêm albumin
và acid
béo
81. Kháng thể chống lại Treponema pallidum được phát hiện nhờ:
A. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
B. Phản ứng bất động xoắn khuẩn
C. Phản ứng kết hợp bổ thể
D. Tất cả đều đúng@
82. Cấu trúc xoắn khuẩn giang mai:
A. Trục chất nguyên sinh hình xoắn chứa chất nguyên sinh@
B. Có phức hợp màng – polysaccarid
C. Có nhiều sợi trục nằm ở vách tế bào
D. Nằm ngoài cùng là lớp peptidoglycan
83. Cách lây truyền xoắn khuẩn giang mai là gì?
A. Qua đường niêm mạc, vết thương hở
B. Qua đường sinh dục@
C. Truyền máu có nhiễm xoắn khuẩn giang mai
D. Tất cả đều đúng
84. Xoắn khuẩn giang mai bẩm sinh
A. Phụ nữ có thai bị bệnh giang mai vào tháng 3 đến tháng 5 thai kì có thể
truyền xoắn
khuẩn giang mai cho thai nhi
B. Gọi là giang mai bẩm sinh sớm khi triệu chứng xuất hiện trên đứa trẻ ngay
sau khi
sinh ra được 48h@
C. Gọi là giang mai bẩm sinh muộn khi triệu chứng xuất hiện khi trẻ sinh ra
được 6 đến 8
tuần
D. Giang mai bẩm sinh không để lại di chứng
85. Chuẩn đoán xoắn khuẩn giang mai
A. Chuẩn đoán trực tiếp chỉ sử dụng ở thời kì I
B. Chuẩn đoán gián tiếp sự dụng được ở cả 3 thời kì
C. Chuẩn đoán trực tiếp là tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân@
D. Chuẩn đoán gián tiếp là phương pháp sử dụng PCR
86. Trong phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai, phát biểu sai là:
A. Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai chính xác 100% ở bệnh nhân giang
mai
bẩm sinh và giang mai thời kì III không được điều trị
B. Cho tiếp xúc huyết thanh bệnh nhân và xoắn khuẩn giang mai lấy từ tinh
hoàn thỏ@
C. Nếu huyết thanh có kháng thể, xoắn khuẩn sẽ nằm im
D. Dễ thực hiện nên thường được sử dụng
87. Chọn phát biểu đúng:
A. Bệnh giang mai chỉ xảy ra ở người
B. Mắc bệnh giang mai chủ yếu qua đường sinh dục
C. Là bệnh xã hội đứng hàng thứ 2 sau bệnh AIDS
D. Tất cả đều đúng@
88. Phát biểu sai về điều trị xoắn khuẩn giang mai:
A. Có thể thay thế bằng erythromycin và tetracilin nếu quá mẫn cảm với
pennicilin@
B. Có thể xuất hiện triệu chứng ngộ độc
C. Điều trị giang mai ở thời kì I và II luôn thành công bằng pennicilin
D. Không thể điều trị khi ở thời kì III
89.Tính chất nào thuộc Neisseria gonorrhoeae:
A. Di động
B. Phát triển tốt nếu ủ trong khí trường có 5% CO2@
C. Sinh nha bào
D. Mọc tốt trên các môi trường thông thường
90. Liên quan đến khả năng gây bệnh của Gonococci ở phụ nữ:
A. Nơi nhiễm khuẩn đầu tiên là niệu đạo
B. Viêm buồng trứng làm vô sinh
C. Nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng
D. Cả 3 câu trên đều đúng@
91.Người bệnh có triệu chứng tiểu mủ, làm phết nhuộm Gram dịch tiết niệu
đạo thấy
song cầu Gram (-) hình quả thận, ở trong hay ngoài tế bào bạch cầu đa
nhân. Kết luận:
A. Nhiễm N. meningococci
B. Nhiễm N. sicca
C. Nhiễm N. gonorrhoeae@
D. Nhiễm N. lactamica
92. Vi khuẩn Gonococci xâm nhập chủ yếu vào cơ thể người qua:
A. Đường tiêu hóa
B. Đường máu
C. Đường hô hấp
D. Niêm mạc đường niệu – dục@
93. Liên quan đến khả năng gây bệnh lậu cầu ở nam giới:
A. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng viêm niệu đạo cấp tính@
B. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần
C. Không điều trị gây viêm mạn tính và hẹp niệu đạo
D. Khi đã nhiễm bệnh một lần thì không bị tái nhiễm
94. Khả năng gây bệnh của Neisseria gonorrhoeae, trừ một:
A. Không thể phòng ngừa ở trẻ sơ sinh
B. Ở nam nếu có triệu chứng sẽ gây viêm niệu đạo cấp tính
C. Có thể gây viêm vòi trứng làm hiếm muộn ở nữ
D. Một số vào máu gây nhiễm lậu cầu lan tỏa (DGI) @
95. Về vinh sinh lâm sàng của Gonococci, chọn câu đúng:
A. Bệnh phẩm thường là dịch não tủy
B. Nhuộm Gram thấy nhiều song cầu Gram dương nằm bên trong tế bào bạch
cầu đa
nhân@
C. Định danh nhanh chóng sau 2 ngày nuôi cấy bằng miễn dịch huỳnh quang,
oxidase
(+)
D. Môi trường nuôi cấy không cần chọn lọc
96.Liên quan đến Neisseria gonorrhoeae, chọn câu sai:
A. Được phân lập vào 1879 trong mủ người bệnh giang mai@
B. Điều trị bệnh mạn tính rất khó khăn
C. Vaccin ít có hiệu quả
D. Bị một lần vẫn có thể bị tái nhiễm
97. Neisseria gonorrhoeae là :
A. Cầu khuẩn Gram (+)
B. Cầu khuẩn Gram (-)@
C. Trực khuẩn Gram (-)
D. Trực khuẩn kháng acid- cồn
98.Tính chất của Gonococci, chọn câu đúng nhất:
A. Mọc tốt nếu ủ với 5% CO@
B. Sức đề kháng cao với chất sát khuẩn
C. Nhiễm DGI (lậu cầu lan tỏa) gây mù mắt
D. Chỗ vi khuẩn xâm nhập gây viêm có mủ cấp tính
99. Gonococci (Neisseria gonorrhoeae) còn được gọi là :
A. Não mô cầu
B. Lậu Cầu@
C. Phế Cầu
D. Tụ cầu
100. Lậu cầu được phân lập vào năm 1879 bởi:
A. Neisser@
B. Weischselbaum
C. R. Koch
D. Hansen
101. Lậu cầu khuẩn là loại vi khuẩn:
A. Có sức đề kháng cao với ánh sáng
B. Gram âm, kỵ khí tuyệt đối
C. Có thử nghiệm oxidase dương tính
D. Có thử nghiệm catalase dương tính@

You might also like