You are on page 1of 2

Bài tập 2.

1 Cấu tạo địa chất tại một khu vực có mặt đất bằng phẳng như sau: kể từ mặt đất
tự nhiên đến độ sâu 5 m là lớp đất cát hạt trung (lớp đất số 1) có dung trọng tự nhiên trên
mực nước ngầm γ1 = 18,2 kN/m3, dung trọng dưới mực nước ngầm γsat1 = 19,3 kN/m3, hệ
số Poisson ν=0.2; từ 5 -12 m là lớp cát pha (lớp đất số 2) có dung trọng tự nhiên γ2 = 20,2
kN/m3, dung trọng dưới mực nước ngầm γsat2 = 21,3 kN/m3, hệ số Poisson ν=0.3. Mực
nước ngầm nằm cách mặt đất 2 m. Xem dung trọng của nước γw = 10 kN/m3. Xác định và
vẽ biểu đồ phân bố ứng suất tổng, ứng suất hữu hiệu theo phương đứng và ngang do trọng
lượng bản thân đất theo độ sâu, biểu đồ áp lực nước lỗ rỗng theo độ sâu.
Bài tập 2.2 Cho một lực thẳng đứng Q = 800 KN tác dụng trên mặt đất.
Tính ứng suất σz tại các điểm: A(0,0,3), B(-1,0,3), C(-2,0,2).
Bài tập 2.3 Có tải trọng q = 500 KN/m2 phân bố đều trên diện tích hình chữ nhật có L =
20 m; B = 10m. Tính σz tại những điểm nằm dưới tâm diện chịu tải ở các độ sâu 5 m; 10
m và 15 m.
Bài tập 2.4 Hai móng A và B đứng cạnh nhau. Móng A có kích thước L × B = 6 m x 3 m
và ứng suất dưới đáy móng phân bố cường độ q1 = 150 KN/m2; Móng B có kích thước L
× B = 2 m x 2 m và ứng suất dưới đáy móng phân bố cường độ q2 = 120 KN/m2.
Xác định giá trị ứng suất σz tại hai điểm M(z = 3 m), N (z = 1,5 m) như trên hình, do cả
hai móng A và B tác động.
M

2m
3m

6m 4,5m 2m

Hình 2.a Bài tập 2.4


Bài tập 2.5 Một diện chịu tải thẳng đứng phân bố đều q = 110 kN/m2, hình chữ nhật
có kích thước 3 m × 4 m đặt trên mặt nền đất có khối lượng thể tích tự nhiên ρ = 1700
kg/m3. Mực nước ngầm ở rất sâu.
Tính tổng ứng suất thẳng đứng (của trọng lượng bản thân đất và tải ngoài) bên dưới
tâm diện chịu tải, ở các độ sâu 1 m, 2 m và 3 m.
Bài tập 2.6 Ứng suất tác dụng dưới đáy móng hình băng có bề rộng B = 2b = 2 m có cường
độ q = 150 KN/m2. Xác định các thành phần ứng suất σz, σx, τzx tại các điểm nằm trên trục
đi qua tâm móng ở các độ sâu 1 m, 2 m, 4 m.

Hình 2.c Bài tập 2.6

You might also like