You are on page 1of 22

lOMoARcPSD|27007980

KTE309 - dfdcsf

Luật học (Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)
lOMoARcPSD|27007980

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÁO CÁO GIỮA KỲ


MÔN: KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC


TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM

Lớp tín chỉ : KTE309(GD1-HK1-2223).1


Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Phương Mai
Thực hiện bởi : Nhóm 2

1. Nguyễn Ngọc Hiệp : 2114110111


2. Đào Thanh Huyền : 2114110138
3. Phạm Thị Mỹ Lệ : 2114110157
4. Đặng Văn Quang : 2111110233
5. Bùi Tú Quyên : 2114110261

Hà Nội, tháng 9 năm 2022

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

MỤC LỤC

1. LỜI MỞ ĐẦU 3
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý thuyết 4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến xuất khẩu 4
2.1.2. Một số lý thuyết thương mại quốc tế cơ bản 4
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
2.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 9
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10
3.1. Phương pháp nghiên cứu 10
3.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 10
3.1.2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 10
3.2. Mô hình nghiên cứu 10
3.2.1. Xác định dạng của mô hình 10
3.2.2. Giải thích các biến số và nguồn dữ liệu cho các biến số 11
4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN 12
4.1. Mô tả tương quan và thống kê 12
4.1.1. Mô tả thống kê số liệu 12
4.1.2. Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình 13
4.2. Kết quả ước lượng, kiểm định và thảo luận 14
4.2.1. Kết quả ước lượng mô hình 15
4.2.2. Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình 15
4.2.3. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 16
4.2.4. Thảo luận 17
5. KẾT LUẬN 18
6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Giải thích các biến độc lập trong mô hình 11


Bảng 2. Mô tả thống kê số liệu 12
Bảng 3. Mô tả biến giả FTA 13
Bảng 4. Mô tả tương quan giữa các biến 13
Bảng 5. Kết quả ước lượng và kiểm định 14
Bảng 6. Kết quả kiểm đa cộng tuyến 15

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

1. LỜI MỞ ĐẦU
Thủy sản là một trong mười mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn 1997
– 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đã tăng 11 lần, từ 758 triệu USD lên
8,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 10%. Việt Nam nhiều năm liên
tiếp đứng trong top năm nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Như vậy, có thể thấy
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước mà còn là nguồn cung ứng quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng thủy sản
trên toàn thế giới.
Nghiên cứu và đánh giá tổng quan về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam, nhóm tác giả nhận thấy tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
các thị trường chủ lực trong giai đoạn 2012 – 2018 tuy nhìn chung có sự tăng trưởng
vượt bậc – năm 2018 đã tăng hơn 40% so với năm 2012 – nhưng, trong đó vẫn tồn tại
sự bất ổn – riêng năm 2015 gần như quay trở về mốc xuất phát năm 2012. Mặt khác, tuy
lý thuyết và các nghiên cứu đã cho thấy một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới kim ngạch xuất khẩu là tỷ giá hối đoái thực nhưng, hiện đang tồn tại hai quan điểm
trái ngược nhau về tác động của yếu tố này tới kim ngạch xuất khẩu.
Xác định được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu nhằm xác định
tác động của tỷ giá hối đoái thực tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam để có
thể chủ động đưa ra chính sách hợp lý, phòng ngừa sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng
tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta, trong phạm vi học phần Kinh tế lượng,
nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của tỷ giá hối đoái thực tới
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam”.
Trọng tâm của bài nghiên cứu là sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu
thông thường OLS (Ordinary Least Square) để ước lượng và phân tích mô hình, để xác
định, đo lường tác động của tỷ giá hối đoái thực cũng như một số yếu tố khác tới kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý về mặt chính sách.
Nhóm thực hiện nghiên cứu dựa trên số liệu của 24 quốc gia – là các thị trường
nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018, trung bình chiếm tới
81% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn này. Số liệu đều
được thu thập từ các nguồn thứ cấp uy tín như World Bank, Trade Map, Trung tâm
WTO và Hội nhập.
Nhóm tác giả xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Thị Phương
Mai – giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã luôn nhiệt tình và kịp thời hướng dẫn, cung
cấp các kiến thức chuyên môn, giúp đỡ nhóm trong quá trình triển khai, nghiên cứu làm
rõ vấn đề của bài tiểu luận để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu đúng tiến độ và
cấu trúc.
3

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.
Từ khái niệm chung về xuất khẩu, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của xuất
khẩu như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu vượt qua phạm vi quốc gia, liên quan đến các thương nhân
nước ngoài nên nó liên quan đến các vấn đề về luật pháp thương mại, phong tục tập
quán, văn hóa kinh doanh, ngôn ngữ của các nước,...
Thứ hai, xuất khẩu gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền quốc gia khác nhau
nên nó liên quan đến vấn đề thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau
chịu ảnh hưởng bởi các nhóm yếu tố của quốc gia xuất khẩu, nhóm các yếu tố của quốc
gia nhập khẩu và nhóm các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu như tỷ giá
hối đoái, phong tục tập quán khu vực và quốc tế, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa,
khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế,...
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị thu về của một quốc gia (hoặc một doanh
nghiệp) khi xuất khẩu một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ trong một kỳ nhất định (thường
là quý hoặc năm), sau đó quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.
Như vậy, có thể hiểu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của một quốc gia là tổng giá
trị mà quốc gia đó thu được từ hoạt động xuất khẩu thủy sản trong một kỳ nhất định
(thường là quý hoặc năm), sau đó quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.
2.1.2. Một số lý thuyết thương mại quốc tế cơ bản
a. Quy luật về lợi tế so sánh của David Ricardo
Kế thừa quan điểm của Adam Smith, năm 1817 David Ricardo đưa ra quy luật
về lợi thế so sánh. Lý thuyết này nói rằng một nước có thể nâng cao mức sống và thu
nhập của nước mình bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng hóa có năng
suất cao hơn nước khác và thực hiện phân công lao động quốc tế để trao đổi. Nói một
cách khác, năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định sản lượng xuất khẩu của
các mặt hàng trong một quốc gia.
b. Lý thuyết Heckscher - Ohlin
Hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil
Ohlin (vào năm 1933) chứng tỏ rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt
trong độ sẵn có các yếu tố sản xuất. Trong đó, các yếu tố sản xuất được hiểu là đất đai,
lao động và vốn. Các nước có độ sẵn có các yếu tố khác nhau, và điều đó giải thích
những sự khác biệt về giá cả các nhân tố; cụ thể, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá
4

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

cả của nhân tố đó càng rẻ. Lý thuyết Heckscher - Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất
khẩu những hàng hoá mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó.
c. Lý thuyết cung, cầu, thương mại một ngành hàng của Krugman và Obstfed
Về cầu nhập khẩu một ngành hàng của một quốc gia, Krugman và Obstfed đưa
ra công thức tính độ co giãn của cầu nhập khẩu theo giá, cho biết sự biến động của lượng
cầu nhập khẩu trước sự thay đổi của giá nhập khẩu; ngoài ra Krugman và Obstfed còn
cho rằng: tỷ giá hối đoái, thu nhập của nước nhập khẩu, các chính sách thương mại của
nước nhập khẩu và chính sách phá giá của nước xuất khẩu là các yếu tố khác ảnh hưởng
đến cầu nhập khẩu của một quốc gia đối với một ngành hàng.
Về cung xuất khẩu một ngành hàng của một quốc gia, Krugman và Obstfed đưa
ra công thức tính độ co giãn của cung xuất khẩu theo giá, cho biết lượng cung xuất khẩu
thay đổi trước thay đổi của giá xuất khẩu; ngoài ra Krugman và Obstfed còn cho rằng
các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung xuất khẩu của một quốc gia là: giá trong nước, tỷ
giá hối đoái, khả năng sản xuất trong nước, mức vốn đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu,
giá lao động trong nước, giá nguyên liệu đầu vào và chính sách thương mại của nước
xuất khẩu.
d. Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế
Mô hình này ứng dụng trong thương mại, dự đoán rằng trao đổi thương mại song
phương phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng. Mô hình
này được sử dụng lần đầu tiên bởi Jan Tinbergen vào năm 1962 và được áp dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên
dòng chảy thương mại giữa các quốc gia. Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế
A và B được biểu diễn theo công thức sau:
EXABt = K*GDPAt β1 *GDPBt β2 *DISABβ3 *ε
Trong đó:
EXABt: Kim ngạch trao đổi thương mại giữa quốc gia A và B tại năm t
GDPAt và GDPBt quy mô kinh tế của hai quốc gia A và B tại năm t
DISAB: Khoảng cách giữa hai quốc gia
β1, β2, β3: Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mô hình
ε: Sai số ngẫu nhiên
Qua mô hình, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm định và bổ sung những biến
số khác phù hợp với điều kiện thực tế từng quốc gia như: GDP theo đầu người, tỷ giá
hối đoái, tỷ lệ lạm phát, sự tham gia vào các tổ chức thương mại, đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào nước xuất khẩu, hàng rào trong thương mại quốc tế,…
Tổng quan lại 4 lý thuyết vừa nêu trên, có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng tới kim
ngạch xuất khẩu của một nước đến từ ba nhóm: nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung,
nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu và nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy thương mại.
5

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Dựa trên nền tảng lý thuyết vừa nêu cũng như các nghiên cứu đi trước, trong bài
nghiên cứu này, nhóm xác định 4 yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sẽ được áp dụng trong mô hình, bao gồm:
● Tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND, hiệp định thương mại tự do là hai
yếu tố đến từ nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy thương mại.
● Dân số nước nhập khẩu, GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu là hai yếu tố
đến từ nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
Trong đó, yếu tố trọng tâm nghiên cứu là tỷ giá hối đoái thực nước nhập
khẩu/VND.
a. Tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND (RER)
Trong chế độ bản vị hối đoái: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của
một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác. Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa
đã được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế
và quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa quốc gia.
Theo cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/ nội tệ) thì tỷ giá hối đoái thực nước nhập
khẩu/VND là giá thực của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ. Ví dụ: tỷ giá EUR/VND
trên thị trường Việt Nam ngành 27/07/2016 là 24.347VND, ở đây giá của 1 EUR đã
được biểu hiện trực tiếp bằng VND.
Công thức tính:
𝑇ỷ 𝑔𝑖á ℎố𝑖 đ𝑜á𝑖 𝑡ℎự𝑐 𝑛ướ𝑐 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢/𝑉𝑁𝐷
𝐶𝑃𝐼 𝑐ủ𝑎 𝑛ướ𝑐 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢
= 𝑇ỷ 𝑔𝑖á 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 ×
𝐶𝑃𝐼 𝑐ủ𝑎 𝑉𝑖ệ𝑡 𝑁𝑎𝑚
Lý thuyết về tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở cho thấy nếu tỷ giá hối đoái
thực tăng (đồng nội tệ được coi là giảm giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài) sẽ làm
cho xuất khẩu hàng hóa trong nước tăng (Krugman và Obstfed, 2012, trang 323).
Lý thuyết lợi thế so sánh dưới góc độ tiền tệ cho rằng sự biến động tỷ giá có ảnh
hưởng đến xuất khẩu của các quốc gia. Việc phá giá đồng nội tệ sẽ khiến cho giá đồng
nội tệ giảm đi so với ngoại tệ mạnh. Vì vậy, các quốc gia xuất khẩu nhiều hơn sẽ nhận
lượng ngoại tệ nhiều hơn, từ đó kích thích tăng trưởng xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái thực thông thường sẽ có sự thay đổi lên xuống. Nếu đồng tiền
của một quốc gia mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ đắt
đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Ngược lại, một đồng tiền yếu sẽ làm cho hàng
hóa xuất khẩu của một quốc gia rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn ở thị trường nước ngoài.
Do đó, có thể thấy tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND (theo cách yết giá
trực tiếp) có ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

b. Dân số nước nhập khẩu (POP)


Căn cứ vào một số lý thuyết của trường phái kinh tế cổ điển như lý thuyết lợi thế
so sánh của David Ricardo, hay quy luật lợi tức giảm dần của Thomas Robert Malthus
cho thấy, dân số của các quốc gia phản ánh mức tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó. Khi
dân số tăng, nhu cầu hàng hóa cũng do đó mà tăng theo. Điều này thúc đẩy các quốc gia
nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ các quốc gia xuất khẩu.
Yếu tố dân số nước nhập khẩu cũng đã được các nghiên cứu sau này bổ sung vào
mô hình lý thuyết hấp dẫn thương mại. Dân số nước nhập khẩu thể hiện quy mô thị
trường nhập khẩu. Theo lý thuyết thì dân số nước nhập khẩu càng nhiều thì khả năng
nhập khẩu càng nhiều, từ đó làm tăng xuất khẩu của nước xuất khẩu.
Do đó, có thể thấy dân số nước nhập khẩu có tác động thuận chiều tới kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường nước đó.
c. GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu (PPP)
GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh “mức
thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá
mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính
sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân.
Vì vậy, với một số lượng dân số nhất định, ổn định trong một thời kì, thu nhập
bình quân đầu người của quốc gia đó tăng, điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế của
nước đó đang tăng tốc, đồng thời nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên, đây là
điều kiện thuận lợi giúp cho các nước đối tác có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm của mình.
Có thể thấy GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu có tác động thuận
chiều tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường nước đó.
d. Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Các nhà kinh tế thường phân tích tác động của FTA dựa vào khái niệm “tạo lập
thương mại” và “chuyển hướng thương mại”. Những khái niệm này được phát triển bởi
nhà kinh tế Viner (1950).
Chuyển hướng thương mại làm cho các nước thành viên sử dụng nguồn lực kém
hiệu quả hơn, bằng việc chuyển hướng mua hàng hóa với chi phí thấp hơn từ các nước
không phải là thành viên sang hàng hóa có chi phí cao của các nước thành viên. Tác
động của chuyển hướng thương mại chỉ làm thay đổi đối tác thương mại, mà không làm
tăng phúc lợi và đẩy sản xuất ra xa lợi thế so sánh.
Tạo lập thương mại là việc các nước thành viên thay thế việc sản xuất một mặt
hàng nội địa có chi phí sản xuất cao bằng một mặt hàng nhập khẩu có chi phí sản xuất
thấp hơn từ nước thành viên do dỡ bỏ rào cản thuế quan, điều này giúp cho người tiêu
dùng nước thành viên nhập khẩu được sử dụng hàng hóa với chi phí rẻ hơn, còn nước
7

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

thành viên xuất khẩu sẽ sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn. Tác động của tạo lập thương
mại làm tăng lợi ích của các nước thành viên, vì nó tạo điều kiện cho quá trình chuyên
môn hóa trong hoạt động sản xuất nhờ lợi thế so sánh.
Tác động của FTA trong dài hạn chủ yếu từ khía cạnh hội nhập với kinh tế thế
giới thông qua các thỏa thuận từ việc xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho
dòng hàng hóa luân chuyển xuyên biên giới. Ngoài ra, tác động phổ biến nhất của FTA
thông qua thương mại đó là tăng quy mô và đa dạng của nền kinh tế, chuyển giao công
nghệ và FDI, thúc đẩy chuyên môn hóa và tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu
(Krugman, Obstfeld và Meltiz, 2012).
Như vậy có thể thấy, FTA giữa Việt Nam với quốc gia đối tác có tác động dương
tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường nước đó.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Konstantinos Kepaptsoglo và cộng sự (2010) đã tổng hợp hơn 50 công trình
nghiên cứu đã vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế từ mô hình lý
thuyết (1) của Jerrey H. Bergstrand (1985) của nhiều tác giả từ năm 1999 đến năm 2009
để kiểm tra tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau.
Kết quả nghiên cứu hầu hết cho rằng GDP, GNP, GDP bình quân đầu người của quốc
gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu có quan hệ cùng chiều và khoảng cách địa lý giữa
quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu có quan hệ ngược chiều với xuất khẩu.
Tuy nhiên, như đã đề cập trong lời mở đầu, các nghiên cứu về tác động của tỷ giá
hối đoái thực đến xuất khẩu đang cho thấy hai nhóm kết quả đối lập nhau.
Các nghiên cứu của Usman Haleem và cộng sự (2005), Lutengano Mwinuka và
Felix Mlay (2015), Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015), Trần Nhuận Kiên và
Ngô Thị Mỹ (2015) cho thấy tỷ giá hối đoái hoặc tỷ giá hối đoái thực tác động dương
lên khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu, điều này phù hợp với sở lý thuyết (Krugman và
Obstfed, 2012, trang 323).
Xét riêng về mặt hàng thủy sản, Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015) đã
nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái và các yếu tố khác đến giá trị xuất khẩu thủy
sản Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ bằng việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong
thương mại quốc tế. Với dữ liệu nghiên cứu hàng năm ở giai đoạn 2006 – 2014 của 26
quốc gia Âu Mỹ và Việt Nam với 243 quan sát. Nghiên cứu thực hiện phương pháp hồi
quy kết hợp đồng thời phương pháp OLS, FEM và REM bằng phần mềm Eview8. Kết
quả cho thấy GDP của quốc gia xuất khẩu, GDP của quốc gia nhập khẩu, dân số của các
quốc gia, tỷ giá hối đoái (VND/USD) tác động dương, khoảng cách địa lý tác động âm
đến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trong khi đó, nghiên cứu của Grafoute Amoro và Yao Shen (2013), Mohammed
B. Yusoff and Ahmed Hossain Sabit (2015), Sirikul Tulasombat và cộng sự (2015), Trần
8

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015), lại cho thấy kết quả là tỷ giá hối đoái hoặc
tỷ giá hối đoái thực tác động âm lên khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu, trái ngược với cơ
sở lý thuyết (Krugman và Obstfed, 2012, trang 323) nhưng cũng đã đưa ra những lời
giải đáp thỏa đáng và đáng lưu ý.
Cũng xét cho xuất khẩu thủy sản, Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa
(2015) đã vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại để phát hiện và đo lường
mức độ tác động của các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Dữ
liệu nghiên cứu hàng năm từ 2010 – 2014 của 30 quốc gia nhập khẩu thủy sản từ Việt
Nam. Nghiên cứu thực hiện phương pháp hồi quy kết hợp đồng thời phương pháp OLS,
FEM và REM bằng phần mềm Eview8. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP của Việt
Nam, GDP của các quốc gia nhập khẩu, GDP/đầu người của các quốc gia nhập khẩu,
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và nước nhập khẩu tác động dương; tỷ giá
VND/tiền tệ của các quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý từ Hà Nội đến thủ đô các
quốc gia nhập khẩu tác động âm đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho ta thấy, về cơ bản, tác động của các yếu tố
như GDP/đầu người của quốc gia nhập khẩu, dân số quốc gia nhập khẩu, hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và nước nhập khẩu là phù hợp với lý thuyết, tuy nhiên
xét riêng tác động tỷ giá hối đoái thực thì vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ.
2.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, trong phần trọng tâm của bài
nghiên cứu này, nhóm sẽ đi tìm hiểu sự tác động của các yếu tố sau tới kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam: tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND (yết giá trực
tiếp), GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, hiệp định
thương mại tự do.
Trong đó đặc biệt lưu ý tới yếu tố tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND
nhằm bổ sung nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam, từ đó hàm ý những chính sách giúp làm gia tăng cũng như
giảm bớt biến động xấu của kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này.
Giả thuyết nghiên cứu được nhóm xây dựng:
● Tỷ giá hối đoái thực tế nước nhập khẩu/VND tương quan thuận hoặc ngược chiều
với kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
● GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu tương quan thuận chiều với kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
● Dân số nước nhập khẩu tương quan thuận chiều với kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam.
● Hiệp định thương mại tự do tương quan thuận chiều với kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam.
9

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Để phục vụ mục đích nghiên cứu, nhóm đã tiến hành thu thập số liệu ở dạng thứ
cấp. Số liệu được thu thập là của 24 quốc gia: Belgium, Canada, China, Colombia,
Denmark, Egypt, France, Germany, Isarel, Italy, Japan, Korea, Netherlands, Philipines,
Portugal, Russia, Saudi Arabia, Singapore, Spain, Sweden, Switzerland, Thailand,
United Kingdom, Unites States, trong giai đoạn 2012 – 2018. Có tất cả 168 quan sát.
Số liệu của mô hình ở dạng dữ liệu bảng, nguồn số liệu được lấy từ Ngân hàng
Thế giới (World Bank), Bản đồ thương mại của Tổ chức Thương mại Quốc tế (Trade
Map) và Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI).
Nhóm sử dụng phần mềm Excel và Stata để xử lý sơ lược số liệu, áp dụng phương
pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS để nghiên cứu dựa trên số liệu đã xử lý.
3.1.2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Phương pháp phân tích hồi quy: tìm quan hệ của một biến (biến phụ thuộc) vào
một hay nhiều biến khác (biến độc lập) nhằm mục đích ước lượng, kiểm định hoặc dự
báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi đã biết giá trị của các biến độc lập.
Chạy phần mềm Stata, ước lượng các hệ số của mô hình bằng phương pháp bình
phương tối thiểu thông thường (OLS). Từ phần mềm Stata ta dễ dàng:
● Dùng kiểm định Ramsey RESET để xem mô hình có bỏ sót biến hay không.
● Xét phân tử phóng đại phương sai VIF nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến.
● Dùng kiểm định Breusch – Pagan - Godfrey kiểm định phương sai sai số thay
đổi.
● Dùng kiểm định Jacque – Bera để kiểm tra sai số ngẫu nhiên có tuân theo phân
phối chuẩn hay không.
● Dùng Correlation matrix để tìm ma trận tương qua giữa các biến.
● Dùng kiểm định F để nhận xét sự phù hợp của mô hình.
3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.1. Xác định dạng của mô hình
Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước được đề cập ở mục 2., nhóm
xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
EXP =f(RER, PPP, POP, FTA)
Trong đó:
● EXP: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (nghìn USD)
● RER: Tỷ giá hối đoái thực tế của nước nhập khẩu/VND
● PPP: GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu (USD)
● POP: Tổng dân số nước nhập khẩu (nghìn người)
10

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

● FTA: Hiệp định thương mại tự do.


Để thể hiện mối tương quan giữa biến phụ thuộc (EXP) và các biến độc lập (RER,
PPP, POP, FTA) ta xác định các dạng mô hình sau:
a. Mô hình phân tích hồi quy tổng thể (Dạng log – log: giảm bớt biên độ biến động)
lnEXP = β0 + β1.lnRER + β2.lnPPP + β3.lnPOP + β4.FTA + ui
Trong đó:
● lnEXP: Biến phụ thuộc; lnRER, lnPPP, lnPOP, FTA: Các biến độc lập
● β0: Hệ số chặn; β1, β2, β3, β4: Các hệ số góc
● ui: sai số ngẫu nhiên của tổng thể, đại diện cho các yếu tố khác ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng không được đề cập đến.
b. Mô hình phân tích hồi quy mẫu:
lnEXP = 𝛽̂ 0 + 𝛽̂ 1.lnRER + 𝛽̂ 2.lnPPP + 𝛽̂ 3.lnPOP + 𝛽̂ 4.FTA + ei
Trong đó:
● lnEXP: Biến phụ thuộc; lnRER, lnPPP, lnPOP, FTA: Biến độc lập
● 𝛽̂ 0: Hệ số chặn; 𝛽̂ 1, 𝛽̂ 2, 𝛽̂ 3, 𝛽̂ 4: Các ước lượng hệ số góc của mô hình
● ei: Phần dư, ước lượng của sai số ngẫu nhiên.
3.2.2. Giải thích các biến số và nguồn dữ liệu cho các biến số
Mô hình gồm 5 biến:
● Biến thụ thuộc: lnEXP – Logarit tự nhiên của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, dữ liệu cho biến này được lấy từ website của World Bank.
● Biến độc lập:
Bảng 1. Giải thích các biến độc lập trong mô hình
Biến Dấu kỳ Nguồn dữ
Ý nghĩa Hệ số Diễn giải
số vọng liệu
Logarit tư nhiên của tỷ Khi RER tăng
lnRER giá hối đoái thực nước β1 +/- thì EXP tăng Worldbank
nhập khẩu/VND hoặc giảm
Logarit tự nhiên của
Khi PPP tăng
lnPPP GDP bình quân đầu Β2 + Worldbank
thì EXP tăng
người nước nhập khẩu
Logarit tự nhiên của Khi POP tăng
lnPOP Β3 + Worldbank
dân số nước nhập khẩu thì EXP tăng
FTA Hiệp định thương mại Khi có FTA Trung tâm
(biến tự do (nhận giá trị tương Β4 + với nước nhập WTO và
giả) ứng là 1 hoặc 0 nếu có khẩu thì EXP Hội nhập

11

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

hoặc không có FTA nào sẽ tăng so với


có hiệu lực) khi không có
4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả tương quan và thống kê
4.1.1. Mô tả thống kê số liệu
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh su EXP RER PPP POP FTA để mô tả
thống kê số liệu, ta thu được kết quả:
Bảng 2. Mô tả thống kê số liệu

Giá trị Giá trị nhỏ Giá trị lớn


Biến Số quan sát Độ lệch chuẩn
trung bình nhất nhất

EXP 168 184930.3 255866.8 9799 1063639

RER 168 9826.574 8585.509 6.097 26823.06

PPP 168 34782.13 20955.35 2444.29 86605.56

POP 168 116202.8 270831 5312.437 1392730

FTA 168 0.298 0.459 0 1


Nguồn: Chạy lệnh su EXP RER PPP POP FTA trong STATA thu được kết quả
Nhìn vào bảng trên, ta thấy:
● EXP (kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018): số
quan sát là 168, giá trị trung bình là 184930.3 nghìn USD, độ lệch chuẩn là
255866.8, giá trị nhỏ nhất là 9799 nghìn USD, giá trị lớn nhất là 1063639 nghìn
USD.
● RER (tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND giai đoạn 2012 - 2018): số quan
sát là 168, giá trị trung bình là 9826.574, độ lệch chuẩn là 8585.509, giá trị nhỏ
nhất là 6.097, giá trị lớn nhất là 26823.06.

12

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

● PPP (GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu giai đoạn 2012 – 2018): số quan
sát là 168, giá trị trung bình là 34782.13 USD, độ lệch chuẩn là 20955.35, giá trị
nhỏ nhất là 2444.29 USD, giá trị lớn nhất là 86605.56 USD.
● POP (tổng dân số của nước đối tác giai đoạn 2012-2018): số quan sát là 168, giá
trị trung bình là 116202.8 nghìn người, độ lệch chuẩn là 270831, giá trị nhỏ nhất
là 5312.437 nghìn người, giá trị lớn nhất là 1392730 nghìn người.
● FTA (biến giả): số quan sát là 168, giá trị trung bình là 0.298, độ lệch chuẩn là
0.459, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 1.
Trong phần mềm STATA, mô tả riêng cho biến giả FTA bằng lệnh tab FTA, ta
thu được kết quả dưới bảng sau:
Bảng 3. Mô tả biến giả FTA

Nguồn: Chạy lệnh tab FTA trong STATA thu được kết quả
Dựa vào bảng trên có thể thấy: biến giả FTA có 168 quan sát, trong đó số quan
sát có giá trị 0 là 118 (chiếm 70.24%), số quan sát có giá trị 1 là 50 (chiếm 29.76%).
4.1.2. Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh corr lnEXP lnRER lnPPP lnPOP để mô
tả tương quan giữa các biến trong mô hình, ta thu được kết quả:
Bảng 4. Mô tả tương quan giữa các biến

Nguồn: Chạy lệnh corr lnEXP lnRER lnPPP lnPOP trong STATA thu được kết quả
a. Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập:
● r(lnEXP, lnPPP) = -0.028: Mức độ tương quan thấp (2.8%). Hệ số tương quan
âm cho thấy lnEXP và lnPPP có mối quan hệ ngược chiều, chiều hướng tác động
không đúng như kì vọng ban đầu.

13

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

● r(lnEXP, lnPOP) = 0.692: Mức độ tương quan khá cao (69.2%). Hệ số tương
quan dương cho thấy lnEXP và lnPOP có mối quan hệ cùng chiều, chiều hướng
tác động đúng như kỳ vọng ban đầu.
● r(lnEXP, lnRER) = -0.190: Mức độ tương quan tương đối thấp (19%). Hệ số
tương quan âm cho thấy lnEXP và lnRER có mối quan hệ ngược chiều, chiều
hướng tác động đúng như kỳ vọng ban đầu.
Như vậy có thể thấy biến POP (dân số nước nhập khẩu) là có tương quan cao
nhất với biến phụ thuộc EXP (kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam).
b. Phân tích tương quan giữa biến độc lập với nhau
● r(lnPPP, lnRER)= 0.493: Mức độ tương quan khá cao (49.3%). Hệ số tương
quan dương cho thấy lnPPP và lnRER có mối quan hệ cùng chiều.
● r(lnPPP, lnPOP) = -0.487: Mức độ tương quan khá cao (48.7%). Hệ số tương
quan âm cho thấy lnPPP và lnPOP có mối quan hệ ngược chiều.
● r(lnRER, lnPOP) = -0.219: Mức độ tương quan tương đối thấp (21.9%). Hệ số
tương quan âm cho thấy lnPOP và lnRER có mối quan hệ ngược chiều.
Như vậy ra có thể thấy mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập trong mô hình
với nhau là không quá lớn. Giá trị của các hệ số tương quan đều bé hơn 0.8, điều này
cho thấy ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
4.2. Kết quả ước lượng, kiểm định và thảo luận
Trong phần mềm STATA, chạy các lệnh sau nhằm ước lượng và kiểm định các
khuyết tật của mô hình:
reg lnEXP lnRER lnPPP lnPOP FTA
est store MH
estat ovtest
estat vif
estat hettest
predict e, res
sktest e
ssc install outreg2
outreg2 [MH] using NHOM2.xls, bdec (3) append
Ta thu được kết quả như sau:
Bảng 5. Kết quả ước lượng và kiểm định
MH
Biến
lnEXP
-0.059**
lnRER
(0.026)

14

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

0.686***
lnPOP
(0.042)
0.646***
lnPPP
(0.063)
0.746***
FTA
(0.125)
-2.122**
Constant
(0.872)
Số quan sát 168
Hệ số xác định R2 0.717
Kiểm định bỏ sót biến Prob > F = 0.186
Kiểm định đa cộng tuyến Mean VIF = 1.55
Kiểm định phương sai sai số thay đổi Prob > chi2 = 0.8367
Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu Prob > chi2 = 0.007
Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1


Nguồn: chạy lệnh trong STATA thu được kết quả
4.2.1. Kết quả ước lượng mô hình
Từ kết quả ở Bảng 5, ta xây dựng được mô hình hồi quy mẫu:
ln(EXP) = -2.122 - 0.059lnRER + 0.646lnPPP + 0.686lnPOP + 0.746FTA + ei
4.2.2. Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình
a. Kiểm định bỏ sót biến độc lập Ramsey RESET
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:
● H0: Mô hình không bỏ sót biến
● H1: Mô hình bỏ sót biến
Tiến hành kiểm định Ramsey’s RESET bằng STATA, chạy lệnh estat ovtest ta
thu được kết quả như trong bảng 5.
Tại mức ý nghĩa 5%, ta nhận thấy [Prob > F] = 0.186 > 0.05
⇨ Không có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.
Kết luận: Mô hình không bị bỏ sót biến. Mô hình được xác định đúng tại mức ý
nghĩa 5%.
b. Kiểm định đa cộng tuyến
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:
● H0: Mô hình không tồn tại đa cộng tuyến
● H1: Mô hình tồn tại đa cộng tuyến
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh estat vif ta thu được kết quả:
15

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

Bảng 6. Kết quả kiểm đa cộng tuyến


Biến VIF 1/VIF
lnPPP 1.65 0.605
lnRER 1.62 0.618
FTA 1.52 0.657
lnPOP 1.42 0.706
Giá trị trung bình 1.55
Nguồn: chạy lệnh estat vif trong STATA thu được kết quả
Qua bảng trên, ta có thể thấy các chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10.
⇨ Không có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
c. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:
● H0: Phương sai sai số không đổi
● H1: Phương sai sai số thay đổi
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh estat hettest thu được kết quả tại bảng 5.
Với mức ý nghĩa 5%, ta thấy [Prob > chi2] = 0.837 > 0.05
⇨ Không đủ cơ sở bác bỏ H0.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình có phương sai sai số không đổi.
d. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:
● H0: Sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn
● H1: Sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh predict e, residuals sau đó chạy sktest e,
ta thu được kết quả tại bảng 5.
Ở mức ý nghĩa 5%, P-value = 0.007 < 0.05
⇨ Bác bỏ giả thiết H0.
Như vậy, sai số ngẫu nhiên không tuân theo phân phối chuẩn.
Tuy nhiên với số quan sát khá lớn như vậy trong mẫu này (168 quan sát) thì các
kết quả kiểm định và dự báo vẫn đáng tin cậy.
e. Kiểm định tự tương quan
Vì dữ liệu sử dụng trong mô hình này ở dạng bảng, bao gồm các quan sát cho
nhiều quốc gia (24 quốc gia) trong nhiều năm (7 năm, từ 2012 – 2018) nên không cần
tiến hành kiểm định tự tương quan trong phạm vi của môn học này.
4.2.3. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
a. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:
16

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

● H0: Hệ số hồi quy của biến độc lập không có ý nghĩa thống kê (βj = 0)
● H1: Hệ số hồi quy của biến độc lập có ý nghĩa thống kê (βj ≠ 0)
Sử dụng kết quả thu được ở bảng 5, ta thấy β0, β1 đều có **; β2, β3, β4 đều có ***
tức là các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê.
b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Mô hình có ý nghĩa khi các hệ số của mô hình không đồng thời bằng không.
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:
● H0 : β 1 = β 2 = β 3 = β 4 = 0
● H1: β12 + β22 + β32 + β42  0
Theo kết quả thu được cho thấy P-value = 0.000 < α = 0.05
⇨ Bác bỏ giả thuyết H0.
Kết luận: mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.
4.2.4. Thảo luận
a. Ý nghĩa các ước lượng của hệ số hồi quy
Mô hình hồi quy mẫu:
ln(EXP) = -2.122 - 0.059lnRER + 0.646lnPPP + 0.686lnPOP + 0.746FTA + ei
Vì các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê nên ta có thể giải thích ý nghĩa
của chúng như sau:
● 𝛽̂ 0= -2.122 (ước lượng cho hệ số chặn): vì mang dấu âm nên không có ý nghĩa
giải thích trong mô hình.
● 𝛽̂ 1= -0.059 (ước lượng cho hệ số hồi quy của lnRER): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu tỷ giá hối đoái thực của nước nhập khẩu/VND tăng
lên 1% thì giá trị kỳ vọng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới
nước đó giảm đi 0.059%. Mối quan hệ giữa lnEXP và lnRER là mối quan hệ
ngược chiều.
● 𝛽̂ 2= 0.646 (ước lượng cho hệ số hồi quy của lnPPP): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu
tăng lên 1% thì giá trị kỳ vọng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
tới nước đó tăng lên 0.646%. Mối quan hệ giữa lnEXP và lnPPP là mối quan hệ
thuận chiều, đúng như kì vọng ban đầu.
● 𝛽̂ 3= 0.686 (ước lượng cho hệ số hồi quy của lnPOP): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu dân số nước nhập khẩu tăng 1% thì giá trị kỳ vọng
của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới nước đó tăng 0.686%. Mối
quan hệ giữa lnEXP và lnPOP là mối quan hệ thuận chiều, đúng như kì vọng.

17

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

● 𝛽̂ 4= 0.746 (ước lượng cho hệ số hồi quy của FTA): Trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước có
FTA với Việt Nam sẽ cao hơn kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
nước không có FTA với Việt Nam là 74.6%, đúng như kỳ vọng ban đầu.
b. Hệ số xác định R2
Hệ số xác định R2 = 0.717 có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 71.7% sự
biến động của biến phụ thuộc.

5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã thu được những kết quả quan trọng: mô hình đã vượt qua các kiểm
định và giải thích được 71.7% sự phụ thuộc của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam vào các yếu tố theo mức độ tác động giảm dần như sau: hiệp định thương mại tự
do (FTA), dân số của nước nhập khẩu (POP), GDP/đầu người của nước nhập khẩu
(PPP) và tỷ giá hối đoái thực nước nhập khẩu/VND (RER). Trong đó cần lưu ý tỷ giá
hối đoái thực có tác động âm đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Từ kết quả bài nghiên cứu này, nhóm tác giả xin đưa ra một số hàm ý về mặt
chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam một cách
ổn định, bền vững như sau:
Thứ nhất, bởi ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực tới kim ngạch xuất khẩu thủy
sản nói riêng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác nói chung vẫn còn chưa thống
nhất nên Chính phủ cần sử dụng một cách hiệu quả chính sách tỷ giá kết hợp với các
chính sách khác. Để đảm bảo tính ổn định, bền vững thì Chính phủ cần luôn chú ý tới
những biến động tỷ giá hối đoái để kịp thời đưa ra những quyết định phù hợp. Để khuyến
khích xuất khẩu thì Chính phủ có thể tác động đến tỷ giá bằng cách hạ thấp hay nâng tỉ
giá lên tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể, đòi hỏi phải nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng.
Thứ hai, chú trọng quan tâm cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản, tối đa hoá xuất
khẩu vào các thị trường tiềm năng. Bên cạnh việc nâng cao các yếu tố thuộc về đầu vào
và năng lực sản xuất, chính phủ cần phải khai thác tối đa hiệu quả xuất khẩu đối với
những thị trường tiềm năng nhất. Khi xác định thị trường mục tiêu cho xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam cần chú ý đến các nhân tố: quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số, giá
trị và tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người.
Thứ ba, tiếp tục đàm phán, ký kết và hiện thực hóa các Hiệp định thương mại tự
do (FTA). Tận dụng những mặt lợi ích về hàng rào thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu,…
để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đóng góp to lớn
cho nền kinh tế và góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.

18

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

Bên cạnh kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện đề tài, tuy nhóm nghiên
cứu đã nỗ lực và chỉn chu trong các khâu nghiên cứu, nhưng bởi kinh nghiệm nghiên
cứu chưa nhiều và thời gian thực hiện chưa lâu nên nhóm nhận thấy nghiên cứu vẫn còn
một số hạn chế, nhất là khả năng tra cứu tài liệu, đọc hiểu tài liệu bằng ngôn ngữ quốc
tế như Tiếng Anh của nhóm chưa cao nên trong quá trình nghiên cứu chưa tiếp cận trực
tiếp được tới các nghiên cứu đi trước tại nước ngoài để làm tư liệu, cơ sở lý luận, xây
dựng mô hình tốt nhất cho đề tài.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những sự góp ý, nhận xét từ
TS. Vũ Thị Phương Mai và các độc giả để đề tài này được hoàn thiện hơn nữa!
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


● Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Nguyễn Văn Công, 2007, Giáo trình Nguyên lý kinh tế vĩ mô, NXB Lao động, HN.
2. PGS. TS. Nguyễn Quang Dong, 2008, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Giao thông
vận tải, Hà Nội.
3. GS. TS. Nguyễn Quang Dũng, TS. Nguyễn Thị Minh, 2015, Giáo trình Kinh tế
lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Phạm Thị Ngân, 2015, Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Âu Mỹ. [Online] Truy cập tại:
https://123docz.net/document/3005401-cac-yeu-to-anh-huong-den-xuat-khau-thuy-
san-cua-viet-nam-sang-thi-truong-au-my.htm [Ngày truy cập: 16/06/2021].
5. Tạ Thu Thúy, 2017, Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam.
[Online] Truy cập tại: https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-tac-dong-
cua-ty-gia-hoi-doai-den-ngoai-thuong-viet-nam [Ngày truy cập: 19/06/2021].
6. Mai Thị Cẩm Tú, 2015, Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật. [Online] Truy cập tại: https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-
chi-uef/2015-01-02-20/10.pdf [Ngày truy cập: 19/06/2021].
7. Mai Thị Cẩm Tú, 2015, Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá trị xuất khẩu thủy sản
Việt Nam: Nghiên cứu thị trường Nhật và Mỹ. [Online] Truy cập tại: https://user-
cdn.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2016-01-02-26/7.pdf
[Ngày truy cập: 18/06/2021].
8. Trungtamwto.vn, 2021, Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2021
[Online] Truy cập tại: https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-
cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018 [Ngày truy cập: 16/06/2021].
9. Vasep.com.vn, 2020, Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. [Online] Truy cập tại:
http://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh [Ngày truy cập: 16/06/2021].
19

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)


lOMoARcPSD|27007980

● Tài liệu tham khảo tiếng Anh:


10. Andrea Maneschi, 2008, How Would David Ricardo Have Taught the Principle of
Comparative Advantage?, 74 (4), 1167 – 1176.
11. Dean Baker, J. Bradford Delong & Paul Krugman, 2005, Asset Returns and
Economic Growth, 36 (1), 289-330.
12. Thai Tri Do, 2006, A Gravity Model of Trade between Vietnam and 23 European
Countries. Department of Economics and Society, Dalarna University, Sweden.
13. Edward E. Leamer, 1995, The Heckscher-Ohlin Model In Theory And Practice,
International Finance Section, Departments of Economics, Princeton University.
14. Website Bản đồ Thương mại Thế giới, https://www.trademap.org/
15. Website Ngân hàng Thế giới: https://www.worldbank.org/

20

Downloaded by V? Ph??ng Chi (75bmj962@gmail.com)

You might also like