You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


______________

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS KHẨN CẤP


PHỤC VỤ Y TẾ CÔNG CỘNG CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN BÙNG PHÁT DỊCH BỆNH COVID-19

Nhóm thực hiện : Nhóm 1


Môn học : Logistics và vận tải quốc tế
Lớp tín chỉ : TMA305(GĐ1-HK2-2223).7
Giảng viên giảng dạy : Th.S Lê Minh Trâm

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - NHÓM 1

STT Chi tiết nhiệm vụ

MSSV Họ tên Điểm GK


Theo Theo
Tiểu luận Video
lớp nhóm

- III.2. Đánh giá


1 1 2013710002 Bùi Thị Ngọc Anh - Hiệu chỉnh tiểu - Diễn viên
luận

- Quay phim
- Edit
2 2 2014710005 Đỗ Thị Quỳnh Anh - III.2. Đánh giá
- Tổng hợp bình
luận

- III.1. Thực trạng


3 3 2014720002 Lê Quỳnh Anh - Lập bảng phân - Diễn viên
công

- Diễn viên
4 4 2014710007 Lê Thị Minh Anh - IV. Giải pháp - Tổng hợp bình
luận

- Diễn viên
5 5 1911110018 Lưu Lan Anh - IV. Giải pháp - Tổng hợp bình
luận

- I. Giới thiệu - Kịch bản


6 6 2014720004 Nguyễn Hồng Mai Anh - Lời mở đầu - Tổng hợp bình
- Kết luận luận
- II. Cơ sở lý luận
Nguyễn Phương Anh
7 7 2011710005 - Phân công công - Kịch bản
(Nhóm trưởng)
việc trong nhóm

- III.1. Thực trạng


8 8 2013710011 Nguyễn Ngọc Anh - Hiệu chỉnh tiểu - Diễn viên
luận
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài: ..........................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu: ..............................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................2

3.1 Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................2

3.2 Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................2

4. Kết cấu của tiểu luận:...............................................................................................2

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS


KHẨN CẤP PHỤC VỤ Y TẾ CÔNG CỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
BÙNG DỊCH COVID-19 ................................................................................................4

1. Tổng quan về hoạt động Logistics ...........................................................................4

1.1 Khái niệm về hoạt động Logistics .....................................................................4

1.2 Các hoạt động Logistics .....................................................................................4

1.3 Vai trò của hoạt động Logistics .........................................................................5

2. . Tổng quan về hoạt động Logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng ...................6

2.1 Khái niệm về y tế công cộng khẩn cấp ..............................................................6

2.2 Tổng quan về hoạt động Logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng ...............7

3. Thực tiễn về hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt Nam
trong giai đoạn bùng phát dịch COVID - 19 (Giai đoạn 2019 - 2021) ......................10

3.1 Tình hình tổng quan .........................................................................................10

3.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên logistic ...................................10

3.3 Một số kết quả .................................................................................................11

i
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS KHẨN CẤP
PHỤC VỤ Y TẾ CỘNG ĐỒNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN BÙNG PHÁT DỊCH
BỆNH COVID-19 .........................................................................................................12

1. Tình hình logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng ............................................12

1.1 Chuỗi cung ứng lạnh phục vụ phân phối vaccine ............................................12

1.2 Hệ thống thông tin logistic ..............................................................................15

1.3 Phân phối các thiết bị y tế ................................................................................16

2. Đánh giá tình hình logistics khẩn cấp ....................................................................21

2.1 Điểm mạnh: .....................................................................................................21

2.2 Điểm yếu:.........................................................................................................23

2.3 Cơ hội ..............................................................................................................24

2.4 Thách thức .......................................................................................................25

CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS KHẨN CẤP PHỤC VỤ Y TẾ CÔNG CỘNG TẠI VIỆT
NAM ..............................................................................................................................27

1. Điều phối nguồn lực và quản lý cung ứng: ............................................................27

2. Tăng cường sự phối hợp và liên kết giữa các bộ, ngành và địa phương: ..............27

3. Tăng cường khả năng quản lý và vận hành hệ thống Logistics: ............................27

4. Đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người tham gia hoạt động Logistics: ...28

5. Thúc đẩy sự hợp tác công tư, tận dụng được nguồn lực và cơ sở vật chất từ các
doanh nghiệp tư nhân, rõ ràng về cơ sở pháp lý và vấn đề lợi nhuận cho các doanh
nghiệp ........................................................................................................................28

6. Xây dựng trung tâm logistics y tế ..........................................................................28

KẾT LUẬN .......................................................................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................................31

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Quy trình phân phối vắc-xin ...............................................................................13
Hình 1.2 Mẫu xe vận chuyển tích hợp của THACO..........................................................14
Hình 1.3 Chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế phục vụ COVID 19 ......................................20

iii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nửa thế kỷ gần đây, thế giới đã phải chịu sự tấn công của nhiều làn sóng dịch
bệnh, mà đáng chú ý nhất là dịch SARS - CoV - 1 bùng phát năm 2003, dịch Ebola bùng
phát năm 2014 và dai dẳng nhất là dịch COVID - 19 bùng phát vào cuối năm 2019. Sự xuất
hiện không thể tránh khỏi của những mầm bệnh mới diễn ra với tần suất ngày càng nhiều
đã và đang là mối đe dọa không hề nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng. Cộng đồng y tế thế
giới cũng đã cảnh báo về sự nguy hại của những chủng virus và biến chủng virus mới đối
với sức khỏe của người dân toàn cầu, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế khi
mà virus có thể dễ dàng lây lan sang nhiều quốc gia với tốc độ chóng mặt. COVID - 19
chính là một ví dụ điển hình về mầm bệnh mới với tốc độ lây lan cao, không thể đoán trước
thời điểm cũng như địa điểm lây lan. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có
chính sách ứng phó COVID - 19 kịp thời và hiệu quả nhất thế giới. Tuy nhiên, kế hoạch
phòng chống của chúng ta vẫn chưa đủ để ứng phó với sự khó lường của dịch bệnh, hậu
quả là nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội đã chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, đặc biệt là
lĩnh vực y tế.
Tại Việt Nam, COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng y tế và tạo áp lực lớn cho
nguồn tài chính nhân lực. Người dân khó tiếp cận dịch vụ y tế vì cách ly xã hội, phong tỏa,
hệ thống giao thông bị gián đoạn. Hệ thống y tế quá tải do thiếu nhân lực và các thiết bị y
tế thiết yếu. COVID - 19 còn làm gia tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân có bệnh nền
nặng. Hiện tượng lây nhiễm chéo trong bệnh viện càng làm trầm trọng vấn đề thiếu nhân
lực và khiến người dân không dám đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Đội ngũ bác sĩ
y tá phải gánh chịu khối lượng công việc nhiều hơn, nghỉ ngơi ít hơn, căng thẳng gia tăng
trong khi thu nhập giảm, việc đào tạo đội ngũ y bác sĩ ứng phó với dịch COVID - 19 cũng
gặp nhiều hạn chế. Vắc xin và thiết bị y tế trở thành yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm
soát dịch bệnh. Thế nhưng việc tìm kiếm nguồn cung đã là rất khó khăn khi toàn thế giới
đều phải đối mặt với vấn đề thiếu vắc xin và thiết bị y tế, kể cả là những nước phát triển.

1
Tiếp đến là vấn đề quản lý, phân phối, dự trữ… sao cho hiệu quả, không để lãng phí tài
nguyên.
Sau hàng loạt những bài học kinh nghiệm từ trong nước cũng như quốc tế, Việt Nam đã
nhận thức sâu sắc về vấn đề thiết lập các hoạt động hỗ trợ y tế công cộng để ứng biến với
các tình huống khẩn cấp, trong đó logistics đóng một vai trò quan trọng trong truyền tải
thông tin và hàng hóa, vắc xin, thiết bị y tế và vật dụng cứu trợ phục vụ y tế công cộng.
Tiểu luận này đánh giá thực trạng hoạt động logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng tại
Việt Nam trong thời kỳ bùng phát COVID – 19 và từ đó đề xuất các giải pháp cho hoạt
động logistics phục vụ y tế công cộng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của tiểu luận là nhằm đưa ra giải pháp cho hoạt động logistic phục vụ y tế
công cộng tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch. Để giải quyết vấn đề này,
nhóm chúng em thực hiện những nội dung sau đây: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt
động logistic khẩn cấp phục vụ y tế cộng đồng; phân tích đánh giá thực trạng hoạt động
logistic phục vụ y tế cộng đồng của Việt Nam, lấy bối cảnh dịch COVID - 19; nghiên cứu
đề xuất một số giải pháp để làm tăng tính hiệu quả của hoạt động logistic khẩn cấp phục
vụ y tế công cộng của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt Nam, nhằm rút kinh
nghiệm và đề ra giải pháp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về những hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt Nam
trong giai đoạn bùng phát dịch COVID - 19 (2019-2021), trong đó tập trung vào hai vấn
đề chính: Chuỗi phân phối vắc xin và chuỗi cung ứng thiết bị y tế.
4. Kết cấu của tiểu luận:
Tiểu luận gồm các phần, chương như sau: Phần mở đầu, Phần nội dung (Gồm 3 chương),
Phần kết luận, Tài liệu tham khảo.

2
Phần nội dung của tiểu luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương I. Cơ sở lý thuyết, thực tiễn về hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế
công cộng của Việt Nam trong giai đoạn bùng phát dịch COVID - 19
Chương II. Phân tích thực trạng hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng
của Việt Nam giai đoạn bùng phát dịch COVID - 19
Chương III. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
Logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt Nam

3
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS KHẨN CẤP PHỤC VỤ Y TẾ CÔNG CỘNG CỦA
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN BÙNG DỊCH COVID-19
1. Tổng quan về hoạt động Logistics
1.1 Khái niệm về hoạt động Logistics
- Theo Hội đồng Quản lý Logistics Hoa Kỳ (Council of Logistics Management –
CLM):
“Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển,
dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi
tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.”
- Theo Điều 233, Luật Thương mại 2005:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để
hưởng thù lao.”
1.2 Các hoạt động Logistics
Hoạt động Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục và có quan hệ mật thiết, tác
động qua lại với nhau, theo đó bao gồm các hoạt động:
- Mua hàng, quản lý vật tư
Đây là hoạt động đầu vào của quá trình logistics. Theo đó, Logistics quản lý dòng vận
động của nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến nhà sản xuất sao cho tối ưu hoá chi phí.
Hoạt động này không tác động trực tiếp đến khách hàng của doanh nghiệp
- Quản lý đơn hàng, hệ thống thông tin
Là hoạt động quản lý luồng vận động của thông tin 2 chiều từ nơi xuất phát đầu tiên đến
nơi tiêu thụ cuối cùng. Theo đó, hoạt động logistics xử lý và tiếp nhận, truyền tải thông tin
liên quan về các đơn đặt hàng.

4
Hiện nay, hoạt động này đã sử dụng các các hệ thống xử lý đơn hàng ứng dụng KHKT,
được coi là trung tâm để DN tiếp nhận thông tin chính xác, có kế hoạch cung ứng chính
xác
- Quản lý kho bãi và bao gói
Là các hoạt động quản lý việc cất giữ nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm, bán thành
phẩm. Đồng thời quản lý việc bố trí kho hàng (địa điểm, thiết kế, cách sắp xếp, di chuyển)
sao cho hạn chế tối đa chi phí. Bên cạnh đó, việc quản lý việc thiết kế bao bì, sao cho dễ
dàng thuận tiện và đảm bảo thời gian nhanh chóng cho các hoạt động để quản lý thông tin
(đảm bảo đúng mã vạch, mã đơn hàng, bảo vệ hàng hóa,…)
- Dự trữ tồn kho hợp lý
Hoạt động logistics đảm bảo việc xác định sao cho lượng hàng dự trữ hợp lý, tối ưu nhất
để không phát sinh chi phí lưu kho, đồng thời quản lý chất và lượng hàng tồn kho một cách
có hiệu quả
- Dịch vụ khách hàng
Các hoạt động của Dịch vụ khách hàng trong Logistics bao gồm: hỗ trợ khách hàng, xử
lý đơn hàng, theo dõi vận chuyển, giải quyết khiếu nại và tư vấn khách hàng.
1.3 Vai trò của hoạt động Logistics
1.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Hoạt động Logistics là một trong những chuỗi hoạt động kinh tế quan trọng trong hoạt
động KT của một quốc gia. Logistics đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp và
vận chuyển một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong
một thời điểm nào đó.
Đồng thời, Logistics hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, là mắt
xích cho mọi hoạt động sản xuất kinh, kinh doanh, mua bán của các loại hàng hóa, dịch vụ
trong nền kinh tế quốc dân.
1.3.2 Đối với doanh nghiệp
Hoạt động Logistics được coi như một bộ phận có chức năng kinh tế trong doanh nghiệp,
có tác động đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ khác của doanh nghiệp. Hoạt

5
động này là công cụ giúp cho doanh nghiệp có thể lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm
soát các dòng dịch chuyển hàng hóa, thông tin, tiền tệ và các hoạt động kinh doanh chính
sao cho doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Đồng thời,
logistics cũng giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu chi phí và
tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khi hoạt động logistics được thực hiện hiệu quả, nó có thể giúp tăng cường sự linh hoạt
của chuỗi cung ứng, giảm thiểu thời gian chu kỳ sản xuất và tăng cường khả năng phục vụ
khách hàng.
1.3.3 Đối với xã hội
Logistics đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ được vận chuyển đến người tiêu dùng
một cách nhanh chóng, an toàn và đáp ứng nhu cầu của họ. Nó giúp giảm thiểu thời gian
và chi phí vận chuyển, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung ứng. Khi hoạt động
logistics được thực hiện hiệu quả, nó có thể giúp giảm thiểu lượng khí thải và ô nhiễm do
vận chuyển và sản xuất, cải thiện môi trường sống của con người. Ngoài ra, hoạt động
logistics còn giúp tăng cường tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với thay đổi của thị
trường và nhu cầu của khách hàng.
2. Tổng quan về hoạt động Logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng
2.1 Khái niệm về y tế công cộng khẩn cấp
Y tế công cộng khẩn cấp là sự xuất hiện đột ngột của các sự kiện có thể gây ra các vấn
đề sức khỏe cộng đồng lớn, chẳng hạn như các bệnh truyền nhiễm quy mô lớn, các bệnh
chưa rõ nguyên nhân và những sự kiện khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng
đồng.
Đặc trưng của nó bao gồm nguyên nhân đa dạng, xảy ra đột ngột, khác biệt về phân bố,
mức độ lan tỏa của những hành động dự báo và mức độ nghiêm trọng của các mối nguy.
Các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng đòi hỏi số lượng lớn các nguồn cung cấp khẩn
cấp trong một thời gian ngắn, điều này phá vỡ nghiêm trọng cán cân cung và cầu trong
chuỗi cung ứng.

6
Kể từ khi bùng phát ở Việt Nam, COVID-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Với số lượng người nhiễm bệnh ngày càng tăng và khu vực bị nhiễm bệnh càng mở rộng,
các thành phố phải thực hiện cách ly, giao thông đình trệ, vật tư phòng chống dịch bệnh
thiếu hụt. Do đó, việc cung cấp hiệu quả vắc xin và vật tư y tế trở thành mắt xích chính của
logistics khẩn cấp. Hoạt động logistics khẩn cấp lại trở thành đầu mối quan trọng trong cứu
trợ và giảm nhẹ thiệt hại, đảm bảo vật chất đối với sự an toàn và duy trì cuộc sống của
người dân.
2.2 Tổng quan về hoạt động Logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng
2.2.1 Khái niệm hoạt động Logistics khẩn cấp
Logistics khẩn cấp là quá trình quản lý và triển khai các hoạt động Logistics và quản lý
chuỗi cung ứng chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo việc cung cấp hàng hóa, vật tư, thiết bị,
dịch vụ và các yếu tố khác trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất trong tình huống
khẩn cấp, như các tình huống thảm họa, chiến tranh, đại dịch hoặc bất kỳ sự cố nào có thể
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng của một tổ chức, thậm chí
tới nền kinh tế và xã hội của một quốc gia. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Logistics
khẩn cấp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự cung ứng đầy đủ và liên tục của trang
thiết bị y tế, thuốc và vật tư y tế cho các cơ sở y tế.
Hoạt động Logistics trong ngành y tế bao gồm các hoạt động như quản lý kho, lập kế
hoạch, điều phối vận chuyển, phân phối, kiểm soát chất lượng và đánh giá hiệu quả. Nó
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp các sản phẩm y tế đến đúng
nơi, đúng thời điểm và đúng số lượng cần thiết trong thời gian ngắn do y tế là một ngành
đặc thù, đòi hỏi sự chính xác, tốc độ và độ tin cậy cao.
2.2.2 Vai trò của hoạt động Logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng
- Đảm bảo tính khả dụng của các sản phẩm y tế:
Hoạt động logistics giúp đảm bảo rằng các sản phẩm y tế như thuốc, vật tư y tế và dụng
cụ y tế được phân phối đến các cơ sở y tế một cách nhanh chóng và đầy đủ để đáp ứng nhu
cầu của bệnh nhân.
- Tối ưu hóa quá trình cung ứng:

7
Hoạt động logistics trong ngành y tế giúp tối ưu hóa quá trình cung ứng các sản phẩm y
tế từ nhà sản xuất đến người dùng cuối. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận
chuyển và đảm bảo rằng sản phẩm đến được người dùng một cách nhanh chóng và đúng
lúc.
- Quản lý kho và dữ liệu:
Hoạt động logistics giúp quản lý kho và dữ liệu về các sản phẩm y tế, đảm bảo rằng kho
luôn đầy đủ và sắp xếp một cách khoa học để đáp ứng nhu cầu của các cơ sở y tế.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm:
Hoạt động logistics trong ngành y tế giúp đảm bảo chất lượng của các sản phẩm y tế
bằng cách kiểm soát chất lượng và đảm bảo rằng các sản phẩm đến tay người dùng (bệnh
nhân) là chất lượng cao và an toàn.
- Giảm thiểu chi phí:
Hoạt động logistics trong ngành y tế giúp giảm thiểu chi phí cho các cơ sở y tế và các
nhà sản xuất bằng cách tối ưu hóa các quy trình cung ứng và đảm bảo sự hiệu quả trong
việc quản lý kho và dữ liệu.
2.2.3 Đặc điểm của hoạt động logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng
- Tính đột ngột:
Hoạt động logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng có tính đột ngột cao do đặc thù của
các tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như đại dịch COVID-19. Trong tình huống này, yêu
cầu cung cấp đồ y tế, thiết bị y tế và thuốc khẩn cấp tăng đột ngột, và điều này đòi hỏi các
hoạt động logistics khẩn cấp phải được triển khai nhanh chóng và hiệu quả để đáp ứng nhu
cầu khẩn cấp. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất so với logistics thông thường.
Tính đột ngột của hoạt động logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng đòi hỏi sự linh
hoạt và sẵn sàng phản ứng nhanh trong việc quản lý và vận hành. Điều này đòi hỏi các cơ
quan, đơn vị tham gia phải có kế hoạch ứng phó khẩn cấp và đưa ra các biện pháp khẩn
cấp để đáp ứng nhu cầu trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Tính không chắc chắn:

8
Rất khó dự đoán nhu cầu trước khi một sự kiện xảy ra, ví dụ, sau khi bùng phát COVID-
19, nguồn cung vắc xin và trang thiết bị y tế thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào dịch
bệnh và phương thức lây truyền.
Sự không chắc chắn còn xuất hiện trong việc ước tính nhu cầu vật tư y tế và thiết bị y
tế. Trong tình huống khẩn cấp, nhu cầu sử dụng vật tư và thiết bị y tế có thể tăng đột ngột
và đòi hỏi sự cung ứng nhanh chóng, tuy nhiên việc ước tính nhu cầu chính xác trong tình
huống này là khó khăn.
Ngoài ra, sự không chắc chắn còn liên quan đến việc đưa ra quyết định và lựa chọn trong
hoạt động logistics khẩn cấp. Trong tình huống khẩn cấp, các quyết định phải được đưa ra
nhanh chóng và có tính chất ngẫu nhiên, tuy nhiên các quyết định này có thể gây ra tác
động lớn đến hoạt động logistics khẩn cấp và có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt
động.
- Tính kinh tế:
Hoạt động logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng có tính kinh tế cao do đặc thù của
các tình huống khẩn cấp. Trong các tình huống này, chi phí đầu tư vào hoạt động logistics
khẩn cấp phải được đưa ra nhanh chóng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của cộng
đồng.
Song, nếu như Logistics thông thường cần phối hợp hiệu quả các hoạt động và lợi ích
kinh tế, trong khi logistics khẩn cấp tập trung vào lợi ích công cộng, thời gian hơn là lợi
ích kinh tế.
- Thời gian:
Yêu cầu của hoạt động logistics khẩn cấp là nhanh chóng. Những người ra quyết định
về hoạt động logistics cần phải nhanh chóng phán đoán, lựa chọn phương tiện vận chuyển
hiệu quả nhất và con đường ngắn nhất, đảm bảo vận chuyển kịp thời, tối ưu chi phí và đầy
đủ hàng cấp cứu đến nơi cần thiết để đáp ứng được nhu cầu khẩn cấp của bệnh nhân hoặc
cơ sở y tế tại thời điểm đó.

9
3. Thực tiễn về hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt Nam
trong giai đoạn bùng phát dịch COVID - 19 (Giai đoạn 2019 - 2021)
3.1 Tình hình tổng quan
Trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19, hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế
công cộng của Việt Nam đã được triển khai rất hiệu quả. Các hoạt động logistic này bao
gồm vận chuyển và phân phối các thiết bị y tế, thuốc và vật tư y tế cho các cơ sở y tế trên
toàn quốc.
Các bước quan trọng trong hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt
Nam trong giai đoạn này bao gồm:
- Tổ chức triển khai các đội ngũ vận chuyển và phân phối tới các cơ sở y tế trên toàn
quốc.
- Điều phối các chuyến bay, tàu chở hàng và các phương tiện vận tải khác để đưa
thiết bị y tế và vật tư y tế từ các nơi sản xuất tới các cơ sở y tế.
- Đảm bảo an toàn và tiêu chuẩn về vệ sinh trong quá trình vận chuyển và phân phối
các sản phẩm y tế.
- Theo dõi và quản lý hàng hóa, đảm bảo các sản phẩm y tế được vận chuyển và phân
phối đúng địa điểm và đúng thời gian.
- Điều chỉnh kế hoạch và thực hiện các biện pháp khẩn cấp nếu có sự cố xảy ra trong
quá trình vận chuyển và phân phối sản phẩm y tế.
3.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên logistic
Ngoài ra, trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19, Việt Nam cũng đã triển khai nhiều
biện pháp để đảm bảo an toàn cho nhân viên logistic, bởi lẽ đây là một trong những cá thể
then chốt trong việc đảm bảo hoạt động y tế khẩn cấp được diễn ra kịp thời. Các biện pháp
này bao gồm:
- Cung cấp trang thiết bị bảo vệ cá nhân và y tế đầy đủ cho nhân viên logistic.
- Đảm bảo sự thông tin và đào tạo đầy đủ về các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho
nhân viên logistic.

10
- Điều chỉnh lịch trình làm việc của nhân viên logistic để giảm thiểu sự tiếp xúc và
giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
- Thực hiện kiểm tra y tế định kỳ cho nhân viên logistic để phát hiện sớm các trường
hợp nhiễm COVID-19.
3.3 Một số kết quả
Với các biện pháp và hoạt động logistic khẩn cấp được triển khai như vậy, Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng trong
giai đoạn bùng phát dịch COVID-19. Đặc biệt, Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của các
cơ sở y tế và nhân dân về vật tư y tế và thiết bị y tế, giúp nâng cao khả năng chữa trị bệnh
cho người dân.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản
xuất sản phẩm y tế trong quá trình triển khai hoạt động logistic khẩn cấp. Điều này đã đóng
góp tích cực vào việc nâng cao năng lực sản xuất và phân phối vật tư y tế và thiết bị y tế
trong thời điểm khó khăn này.
Ngoài ra, nước ta cũng đã đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp vận
chuyển và phân phối sản phẩm y tế, giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của các cơ
sở y tế và giảm thiểu áp lực cho hệ thống y tế.
Về tổng thể, hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt Nam trong
giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn
cần tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động logistic khẩn cấp để đáp ứng được
nhu cầu y tế của người dân và hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh
trong tương lai.

11
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS KHẨN CẤP PHỤC VỤ Y TẾ CỘNG ĐỒNG CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN BÙNG PHÁT DỊCH BỆNH COVID-19
1. Tình hình logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng
Theo Prnewswire (2020), thị trường chuỗi lạnh toàn cầu được định giá 4,7 tỷ USD vào
năm 2019 và dự kiến sẽ đạt mức 8,2 tỷ USD vào năm 2025; tăng trưởng với tốc độ trung
bình năm là 12,5% trong giai đoạn 2020-2025.
Yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chuỗi lạnh là sự tăng cao của nhu
cầu về các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như dược phẩm, vắc-xin, thực phẩm đặc biệt
là trong giai đoạn thực hiện giãn cách cộng đồng. Do đó, từ đầu năm 2020 đến nay, các
nhà cung cấp dịch vụ logistics chuỗi lạnh đã liên tục phải cải tiến quy trình, công nghệ để
đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước và người tiêu dùng trong điều kiện “bình thường mới”.
1.1 Chuỗi cung ứng lạnh phục vụ phân phối vaccine
Tại Việt Nam có 8 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, gồm:
AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (SPUTNIK V), Vero Cell, Pfizer/BioNTech, Vắc xin
Spikevax (Moderna), vắc-xin Janssen, vắc-xin Hayat-Vax và vắc-xin Abdala. Các loại vắc-
xin nêu trên cần được bảo quản trong nhiệt độ từ 2°C to 8°C,trong quá trình vận chuyển để
có thể đảm bảo chất lượng. Đặc biệt đối với 2 loại vắc-xin Pfizer/BioNTech và Moderna
cần được lưu trữ ở nhiệt độ từ -80°C đến -20°C.
Cách bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì chất lượng vắc-xin sẽ không đảm
bảo, dẫn đến khả năng sinh kháng thể để phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến.
Chính vì vậy, các cơ sở y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về bảo quản vắc xin
như : nhiệt độ, cách bảo quản và sử dụng, tủ lạnh bảo quản.
Quy trình vận chuyển và phân phối vắc-xin ngừa covid-19 bao gồm 5 hành trình. Trước
tiên, vắc-xin nhập khẩu được vận chuyển tới các cảng hàng không chính tại Việt Nam;
được tiếp nhận và bảo quản tại trung tâm lưu trữ Quốc gia hoặc kho Khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh. Vắc xin được bảo quản tại đây để Bộ Y tế và Viện dịch tễ Trung ương kiểm
định chất lượng. Sau đó, được chuyển từ trung tâm lưu trữ Quốc gia hoặc Khu vực tới CDC

12
tỉnh, thành phố, hoặc kho tại các quân khu bằng phương tiện chuyên dụng. Sau khi có quyết
định phân bổ trong vòng hai ngày vắc xin được bảo quản trong hòm lạnh và được chuyển
từ kho tuyến tỉnh hoặc kho quân khu xuống trung tâm y tế huyện. Tiếp theo, vận chuyển
đến các điểm tiêm chủng bằng xe ô tô hoặc xe máy. Trong hoặc sau khi kết thúc buổi tiêm
chủng vẫn còn vắc xin, sẽ được chuyển về kho huyện hoặc bảo quản ngay tại điểm tiêm
chủng có tủ lạnh bảo quản vắc-xin (Hình 1.1)

Hình 1.1 Quy trình phân phối vắc-xin

Theo Quyết định số 23/QĐ-BYT ngày 7/7/2008 và hướng dẫn của Dự án Tiêm chủng
mở rộng (TCMR), yêu cầu đối với quá trình vận chuyển và bảo quản vắc-xin được hướng
dẫn như sau:
1. Đối với vận chuyển hàng không, vắc-xin được vận chuyển trong các thùng lạnh, có
dụng cụ theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thùng lạnh
2. Đối với vận chuyển bằng đường bộ, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh
chuyên dụng có các thiết bị theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển hoặc
vắc-xin được bảo quản trong hòm lạnh và vận chuyển bằng ôtô
Các thiết bị theo dõi nhiệt độ được đặt trong các thiết bị lạnh để theo dõi nhiệt độ trong
quá trình bảo quản và vận chuyển vắc-xin bao gồm nhiệt kế, thiết bị ghi nhiệt độ tự động,
chỉ thị đông băng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin... Tùy theo loại thiết bị theo dõi nhiệt độ mà
được sử dụng thích hợp với thiết bị lạnh hoặc loại hình vận chuyển tương ứng.

13
Tại Việt Nam, trước khi đại dịch covid-19 bùng nổ trên toàn thế giới, chưa có hệ thống
dây chuyền bảo quản vaccine ở nhiệt độ âm sâu đối với vaccine Moderna và Pfizer. Năng
lực tối đa của hệ thống y tế dự phòng vẫn còn thấp, tại Hà Nội cũng chỉ bảo quản được gần
1,3 triệu liều vắc-xin ở nhiệt độ 2-8 độ C. Chính vì vậy, khi vaccine covid-19 được nhập
vào Việt Nam đã gặp cản trở trong việc thiếu hụt cơ sở vật chất bảo quản, phải dựa vào
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, những đơn vị có cơ sở vật
chất bảo quản vaccine COVID-19. Năm 2021, để có thể đáp ứng được về nhiệt độ bảo quản
của các loại vắc-xin đặc biệt như Pfizer-BioNTech và Moderna, Việt Nam chỉ có duy nhất
3 kho tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng bảo quản vắc xin âm sâu
của Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC có thể đáp ứng điều kiện lưu trữ và bảo
quản tới ba triệu liều vắc-xin cùng lúc.
Với mục tiêu tối đa hóa nguồn lực, vận chuyển vắc xin an toàn, đảm bảo chất lượng tới
các điểm tiêm chủng trong thời gian ngắn nhất, chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19
toàn quốc đã huy động rất nhiều nguồn lực từ Chính Phủ tới các doanh nghiệp công lập và
tư nhân trên toàn quốc. Các đơn vị quân đội chuẩn bị lực lượng vận hành hơn 1.300 xe vận
chuyển vaccine Covid-19 và thiết lập 8 kho lạnh tại các đầu mối. Công ty cổ phẩn ô tô
Trường Hải (THACO) sản xuất và trao tặng 63 xe chuyên dụng vận chuyển vắc xin (Hình1.2)

Hình 1.2 Mẫu xe vận chuyển tích hợp của THACO

14
Trước đại dịch covid-19 Logistics chuỗi lạnh vẫn còn trong giai đoạn mới phát triển
ở Việt Nam, các thiết bị vận tải trang bị cho cold chain so với các nước khác còn thiếu
chuyên nghiệp, rất nhiều xe không có cách nhiệt tiêu chuẩn, bảo quản xe vận chuyển. Xe
tải đông lạnh hiện đại cũng thiếu trầm trọng, các loại xe đông lạnh và cách nhiệt đúng
chuẩn được sử dụng rất thấp. Ngoài ra, việc thiếu các thiết bị làm lạnh chuyên nghiệp như
tủ đông, công suất của kho lạnh và xe vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên đối mặt với sự bất ngờ
về tình huống đại dịch, Việt Nam đã có thể huy động ổn định và cải thiện chất lượng chuỗi
cung lạnh nhằm phục vụ cho y tế khẩn cấp.
1.2 Hệ thống thông tin logistic
Đại dịch covid-19 bùng phát, các quốc gia trên thế giới không ngừng tích cực ứng dụng
các thành quả công nghệ tiên tiến trong vấn đề phòng và chống dịch bệnh. Các nền tảng kỹ
thuật số, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI),
Internet vạn vật (IoT) đã không ngừng được áp dụng để đưa ra các giải pháp như máy đo
thân nhiệt kỹ thuật số, camera cảm biến phát hiện triệu chứng bệnh, các ứng dụng truy vết,
etc.
Để có thể kiểm soát cũng như vận hành một cách hiệu quả để đảm bảo được hệ thống
thông tin Logistics được chính xác và dễ dàng thì việc ứng dụng Công nghệ thông tin
(CNTT) là một phương pháp không thể thiếu.
Tuy nhiên, trước đại dịch covid-19, hệ thống thông tin logistic trong lĩnh vực y tế ở Việt
Nam vẫn còn phân tán, tách rời và chưa tích hợp. Các hệ thống này không tuân theo bất kỳ
tiêu chuẩn kết nối nào gây khó khăn cho việc tích hợp và liên kết dữ liệu y tế. Cộng với
việc hạ tầng CNTT trong lĩnh vực y tế chỉ mới đáp ứng ở mức độ cơ bản, một số bệnh viện
có hạ tầng CNTT chưa đáp ứng đúng với quy mô và còn lạc hậu. Hạ tầng CNTT ngành y
tế cấp cơ sở, các hệ thống vận hành CNTT cùng chung tình trạng không được tính toán
trước cho nhu cầu ứng dụng dài hạn đã gây khó khăn cho các phương pháp kết nối giữa
các hệ thống thông tin y tế trong thời điểm dịch bệnh bùng phát dẫn tới nhiều trường hợp
như sai sót thông tin, việc cập nhật số liệu sau tiêm còn nhiều vấn đề, chưa có hệ thống
quản lý toàn quốc.

15
Cũng vào đầu giai đoạn sau khi nhận được lô vắc-xin đầu tiên từ nước ngoài, kế hoạch
tiêm chủng đồng bộ chưa thiết lập tại các địa phương cần triển khai dẫn đến tại nhiều điểm
tiêm diễn ra tình trạng không kiểm soát được số lượng hoặc thông tin người dân đến tiêm,
một số điểm tiêm số người tiêm ít hơn số vắc xin được vận chuyển đến, một số điểm tiêm
lại thiếu vắc xin để tiêm cho người dân đến tiêm.
Ở giai đoạn đầu của đại dịch xuất hiện nhiều loại ứng dụng khai báo y tế, truy vết như:
Bluezone, NCovi, VneID, tokhaiyte, khai báo mã QR, Sổ sức khỏe điện tử. Tuy nhiên từ
cuối tháng 9 năm 2021, ứng dụng PC-COVID quốc gia được đưa vào sử dụng và trở thành
ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tích hợp toàn bộ tính năng của
các ứng dụng nêu trên. Nhằm tối ưu hóa trong quá trình tổng hợp dữ liệu của hệ thống
thông tin y tế logistic để có thể dễ dàng đề ra phương án phân bổ nguồn vắc-xin hợp lý cho
giai đoạn sau của chiến dịch tiêm chủng toàn quốc.
1.3 Phân phối các thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, phương tiện vận chuyển
chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Theo WHO, hiện
nay có khoảng 10.500 chủng loại trang thiết bị y tế khác nhau trên thị trường. Trang thiết
bị y tế gồm bốn nhóm trang thiết bị sau:

● Các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ cho công tác chẩn
đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực
y tế;
● Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm: Phương tiện chuyển thương (Xe
chuyển thương, xuồng máy, ghe máy chuyển thương, xe ô tô cứu thương). Xe
chuyên dùng lưu động cho y tế (X. Quang, xét nghiệm lưu động, chuyên chở vắc
xin…);
● Dụng cụ, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm được sử dụng cho công tác chuyên môn
trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Vật tư bằng nhựa: Bơm kim tiêm, kim
luồn tĩnh mạch, dây truyền dịch, găng tay y tế, ống thông, ống dẫn lưu, túi máu,
ambu thổi ngạt, chai nhựa, đầu cone lọc vô trùng, Cuvette…Vật tư bằng thủy tinh:

16
Pipette, Micropipette, Lamen, Bình đong… Dụng cụ, vật tư bằng kim loại: Dao mổ,
khoan xương, mũi khoan sọ não, đinh nẹp cố định, hệ thống cố định xương, khung
đóng đinh chốt, kim chọc tủy sống, mỏ vịt, bộ phẫu thuật các loại…;
● Các loại dụng cụ, vật tư cấy, ghép trong cơ thể gồm: Xương nhân tạo, nẹp vít cố
định xương, van tim, máy tạo nhịp tim, ống nong mạch, điện cực ốc tai, thủy tinh
thể...

Ngoài ra, theo Điều 4 Nghị định 98/2021/NĐ-CP, trang thiết bị y tế được phân làm 4
loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang
thiết bị y tế đó:

● Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.


● Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.
● Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.
● Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.
Trong thời gian COVID-19, chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế tập trung vào các thiết bị,
máy móc hỗ trợ chữa trị bệnh nhân như: Máy thở, máy thở di động, thiết bị ECMO, máy
monitor (thiết bị theo dõi tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân), khẩu trang N95, đồ bảo hộ,
xe cấp cứu, các vật tư y tế, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ có liên quan.
Theo báo Đầu tư, 90% trang thiết bị y tế tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nhà sản
xuất hoặc nhà cung ứng nước ngoài, cụ thể: Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đức,...
Trong bối cảnh dịch bệnh, nước ta cũng nhận được viện trợ từ một số tổ chức như: Quỹ
Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA),
các tổ chức, công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
Đối với thiết bị y tế được nhập khẩu từ nước ngoài, nhà nhập khẩu đóng vai trò nhà phân
phối. Thiết bị y tế được nhập khẩu thông qua đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
Đối với thiết bị y tế được sản xuất trong nước, nhà phân phối nhập hàng từ nhà sản xuất
trong nước và phân phối trang thiết bị y tế đến các cơ sở y tế công, bệnh viện.

17
Tuy nhiên để nhập khẩu và phân phối các trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D (mức độ
rủi ro trung bình trở lên), điều kiện của cơ sở mua bán đối với bên mua là khá cao và chặt
chẽ:

● Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, chuyên
ngành y, dược, hóa học, sinh học hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên
hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại
trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
● Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau
đây:
○ Kho bảo quản:
■ Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế
được bảo quản,
■ Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm,
■ Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn
sử dụng.
■ Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi
giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.Trường
hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải
có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang
thiết bị y tế.
Ngoài ra, hầu hết các máy móc y tế có chi phí tương đối cao, phải hạn chế tối đa những
rủi ro khi di chuyển đến các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh. Vì vậy nên vận chuyển thiết
bị y tế là rất quan trọng, đòi hỏi những công ty vận chuyển có kinh nghiệm lâu năm, trang
bị quy trình làm việc an toàn và hiệu quả.
Để đảm bảo an toàn suốt chặng đường vận chuyển thiết bị y tế thì nhất định phải đáp
ứng được những điều kiện dưới đây:

18
- Toàn bộ các thiết bị, máy móc sử dụng trong ngành y tế có giá trị cao cũng như đa
dạng về kích thước và trọng lượng. Do đó, phải có những loại xe nâng cẩu hiện đại
và chuyên dụng để đưa các thiết bị lên container.
- Đơn vị vận chuyển phải trang bị hệ thống xe container đa dạng, đáp ứng được nhiều
loại kích thước máy cũng như không bị chồng chéo, xô lệch suốt quá trình vận
chuyển.
- Quy trình đóng gói phải được giám sát đặc biệt, nên sử dụng các thùng carton dày
dặn, có xốp hay giấy chống sốc bên trong để giảm thiểu các rủi ro. Ngoài ra, đối với
các kiện máy dễ vỡ, cần có ghi chú bên ngoài để đơn vị vận chuyển cẩn thận, nhẹ
tay.
Riêng đối với các loại máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, cần chuẩn bị
các loại giấy tờ hợp lệ như hóa đơn, giấy chứng nhận xuất nhập hàng,... để bộ phận hải
quan kiểm tra và cho lưu hành.
Trong một số trường hợp đặc biệt như COVID-19, trang thiết bị y tế được các nhà phân
phối vận chuyển đến kho dự trữ quốc gia, các kho dã chiến theo quy định của Bộ Y tế. Tại
đây, trang thiết bị y tế được kiểm tra, xử lý phân kiện và vận chuyển đến các cơ sở y tế,
bệnh viện.
Việc mua sắm trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế và bệnh viện công được các cơ quan
có nhiệm vụ thực hiện thông qua luật Đấu thầu. Ngoài ra, đối với các cơ sở y tế tư nhân,
trang thiết bị y tế được nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước, thông qua các nhà phân
phối được vận chuyển đến các cơ sở y tế tư nhân phục vụ khám chữa bệnh. Quá trình này
hoàn toàn do cơ sở y tế tư nhân chủ động lên kế hoạch mua sắm, tìm kiếm nhà cung ứng
và lựa chọn nhà phân phối. Việc mua sắm trang thiết bị y tế hiện nay, chủ yếu do địa
phương hay cơ sở y tế ký hợp đồng với các nhà phân phối. Mỗi cơ sở y tế có nhiều nhà
phân phối khác nhau và ngược lại, mỗi nhà phân phối cung ứng cho nhiều cơ sở y tế khác
nhau.

19
Hình 1.3 Chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế phục vụ COVID 19

Vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa khan hiếm,
giá cả hàng hóa nhiều biến động, vì vậy việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, hóa chất, các sinh
phẩm cho phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh càng trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, mua sắm trong lĩnh vực y tế có lúc, có nơi xuất phát từ nhu cầu bị động,
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật. Đặc biệt trong
thời gian xảy ra dịch bệnh COVID-19, nhiều gói thầu phải mua theo hình thức chỉ định
thầu rút gọn, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp khẩn cấp để phục vụ cho nhu cầu chống
dịch.
Thêm vào đó, việc thực hiện nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21-6-2021 của Chính
phủ quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp
công lập chưa tự chủ về tài chính, chưa thống nhất dẫn đến việc đấu thầu, mua sắm bị
chững lại, chưa tổ chức thực hiện việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản, hàng
hóa, dịch vụ.
Việc phân phối hàng diễn ra lẻ tẻ và chồng chéo gây lãng phí cho các nhà phân phối
cũng như tạo ra nhiều khó khăn cho các bệnh viện trong việc đồng bộ quản lý và, tốn nhiều
thời gian và nhân lực cho việc giao nhận hàng hóa theo từng đơn mua sắm. Vấn đề đặt ra
cần một trung tâm phân phối riêng cho thiết bị y tế hàng hóa được tổng hợp về một địa

20
điểm, đồng bộ trong thông tin đầu ra, đầu vào, xử lý đơn hàng, cải thiện hiệu quả phân
phối.
Vì đây là ngành liên quan đến tính mạng con người, dịch vụ logistics trong phân phối
trang thiết bị y tế đòi hỏi khả năng đáp ứng riêng theo từng nhu cầu, kết hợp kỷ luật chuyên
môn, hoạt động xuất sắc và cải tiến liên tục. Ngoài ra, những yếu tố chuyên môn trong
ngành Dược Phẩm và Y Tế mang tính riêng biệt nên giải quyết bởi các nhóm chuyên gia
và nguồn lực đặc thù. Tuy nhiên, nước ta hiện nay vẫn chưa tận dụng được nguồn lực và
cơ sở vật chất từ các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp logistics trong
công tác phòng chống dịch bệnh.
Việc phân phối do các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo hoặc thuê ngoài các dịch
vụ logistics trong khi nguồn ngân sách có hạn, thiếu thốn về nhân lực và chất lượng nghiệp
vụ logistics. Vướng mắc ở đây là các cơ sở pháp lý chưa rõ ràng và vấn đề lợi nhuận cho
các doanh nghiệp. Cần có sự hợp tác công tư hướng đến hiệu quả trong phân phối trang
thiết bị y tế, về dài hạn đem lại lợi ích cho các bên tham gia và đối tượng sử dụng dịch vụ.
2. Đánh giá tình hình logistics khẩn cấp
Vai trò quan trọng trong hoạt động của các công ty dịch vụ logistics đã được thấy trong
đại dịch COVID-19 vừa qua và sẽ tiếp tục phát triển, góp phần vào việc hồi phục nền kinh
tế sau đại dịch. Cho dù cung cấp Thiết bị bảo hộ lao động (PPE) thiết yếu trên khắp thế
giới hay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khi họ điều chỉnh hoạt động kinh
doanh của mình, lĩnh vực hậu cần đã giúp đảm bảo dòng chảy hàng hóa toàn cầu và cung
cấp một dịch vụ thiết yếu cho xã hội trong thời gian đại dịch vừa qua. Đại dịch đã làm nổi
bật nhu cầu nhu cầu vận tải này hơn bao giờ hết, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ
để giữ cho nền kinh tế ổn định và tiếp tục phát triển trong những năm tới. Nó cũng đòi hỏi
sự nhạy bén và thích ứng nhanh với thị trường đều điều tiết hoạt động, cung cấp hàng hóa
cho thị trường nhanh chóng và kịp thời trong mùa đại dịch này. Và hoạt động logistics khẩn
cấp phục vụ cộng đồng đã được thấy rõ qua các điểm mạnh và điểm yếu sau:
2.1 Điểm mạnh:
- Phân phối chuỗi vắc-xin toàn quốc:

21
Đảm bảo yêu cầu đặc biệt về chuỗi cung ứng từ đầu đến kết thúc quá trình, từ sản xuất
và vận chuyển đến kho và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Trong quá trình vận chuyển Vắc xin,
hoạt động logistics đã thực hiện tốt trong việc vận chuyển từ kho tuyến tỉnh tới các huyện
và các trung tâm y tế tuyến dưới, đảm bảo phân phối vắc xin toàn dân.
- Phục vụ nền kinh tế:
Trong thời gian chống dịch vừa qua, logistics đã thể hiện là ngành dịch vụ trọng yếu của
nền kinh tế. Ngành dịch vụ logistics đã tích cực tham gia các hoạt động chung như: hỗ trợ
các DN xuất khẩu hàng nông hải sản sang thị trường Trung Quốc, các DN kinh doanh kho
bãi đã chủ động giảm 10 - 20% giá cho thuê kho lạnh; tích cực tham gia vận chuyển hàng
hóa cho thị trường nội địa ngoài phục vụ cho xuất nhập khẩu, nhất là hàng phục vụ sản
xuất và tiêu dùng trong thời gian giãn cách xã hội. Để giải quyết khó khăn trong kinh
doanh, các DN đã làm tốt công tác phản biện xã hội, kịp thời phản ánh các ý kiến của DN
qua các hiệp hội, hội để Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ giải quyết nhằm
giảm chi phí dịch vụ logistics như mục tiêu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề ra,
đề xuất các giải pháp, sáng kiến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái thiết
nền kinh tế ứng phó với dịch Covid-19. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giảm 30% thuế
thu nhập năm 2020 cho DN có doanh thu dưới 200 tỷ đồng. DN sẽ được hưởng lợi từ quyết
định này bên cạnh các biện pháp hỗ trợ khác của Chính phủ, góp phần giải quyết một phần
khó khăn cho DN kinh doanh dịch vụ logistics trong sản xuất, kinh doanh.
Trong đại dịch, các hoạt động logistics mới xuất hiện như vận tải đường sắt tàu container
lạnh liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa trọn gói sang Trung Quốc, mở ra hướng xuất
khẩu chính ngạch hàng trái cây và nông sản đông lạnh bằng đường sắt sang Trung Quốc
và từ đó đi Trung Á, châu Âu. Đối với vải tươi xuất khẩu, trước đây chỉ vận chuyển bằng
đường hàng không thì nay được vận chuyển bằng đường biển với những lô hàng vải tươi
đầu tiên xuất sang Singapore, Mỹ và Nhật Bản trong tháng 6 với giá cước vận tải chỉ bằng
1/3 giá cước vận chuyển bằng đường hàng không.
- Chuỗi “xương sống” trong hoạt động cung cấp nhu yếu phẩm tới người dân:

22
Trong suốt thời gian đại dịch, hàng loạt cơ sở kinh doanh phải đóng cửa và người
dân phải đặc biệt tuân thủ yêu cầu giãn cách xã hội để giảm thiểu sự lây lan của đại dịch.
Chính vì vậy, hoạt động logistics lúc này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm
bảo cung ứng thực phẩm và đồ vật cần thiết, đặc biệt là khẩu trang và dung dịch khử khuẩn
tới các khu cách ly, và các hộ gia đình cách ly tại nhà, giúp đảm bảo được quá trình cách
ly được diễn ra.
2.2 Điểm yếu:
- Hệ thống thông tin còn yếu:
Hệ thống thông tin cập nhật chưa đồng bộ, linh hoạt, nhanh chóng, xảy ra lỗi dẫn đến
tình trạng sai sót thông tin. Việc cập nhật số liệu sau tiêm còn nhiều vấn đề, người đã tiêm
nhưng không có thông tin hoặc thông tin bị sai, hiện chủ yếu lưu trữ cục bộ tại các điểm
tiêm, chưa có hệ thống quản lý toàn tỉnh hay toàn quốc. Kế hoạch tiêm chủng đồng bộ chưa
thiết lập tại các địa phương cần triển khai tiêm chủng dẫn đến tại nhiều điểm tiêm diễn ra
tình trạng không kiểm soát được số lượng hoặc thông tin người dân đến tiêm, một số điểm
tiêm số người tiêm ít hơn số vắc xin được vận chuyển đến, một số điểm tiêm lại thiếu vắc
xin để tiêm cho người dân đến tiêm.
- Hoạt động vận tải bị giảm nghiêm trọng:
Các hoạt động logistics như vận tải giảm do dịch vụ thông quan tại các cửa khẩu bị cản
trở, dịch vụ kho bãi, giá cước vận tải cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các cửa khẩu biên giới
giáp Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị quá tải, nay bị ảnh hưởng dịch nên thường xuyên
bị lưu xe, việc thông quan trở nên phức tạp và mất thời gian, từ đó dẫn đến tình trạng hàng
hóa bị hư hỏng, lái xe không muốn bị rắc rối, chậm trễ nên thường từ chối vận chuyển, ảnh
hưởng đến tiến độ giao hàng, việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn khiến cho tài chính
của chủ hàng gặp nhiều vấn đề, kéo theo sự khó khăn cho các DN logistics; doanh thu
ngành vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ giảm mạnh.
- Phân phối thiết bị y tế còn lẻ tẻ:
Trang thiết bị y tế được nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước, thông qua các nhà
phân phối được vận chuyển đến các cơ sở y tế tư nhân phục vụ khám chữa bệnh. Quá trình

23
này hoàn toàn do cơ sở y tế tư nhân chủ động lên kế hoạch mua sắm, tìm kiếm nhà cung
ứng và lựa chọn nhà phân phối. Việc mua sắm trang thiết bị y tế hiện nay, chủ yếu do địa
phương hay cơ sở y tế ký kết hợp đồng với các nhà phân phối. Mỗi cơ sở y tế có nhiều nhà
phân phối khác nhau và ngược là, mỗi nhà phân phối cung ứng cho nhiều cơ sở y tế khác
nhau. Việc phân phối hàng diễn ra lẻ tẻ và chồng chéo gây lãng phí cho các nhà phân phối
cũng như tạo ra nhiều khó khăn cho các bệnh viện trong việc đồng bộ quản lý, tốn nhiều
thời gian và nhân lực cho việc giao nhận hàng hóa theo từng đơn mua sắm. Vấn đề đặt ra
cần một trung tâm phân phối riêng cho thiết bị y tế để hàng hóa được tổng hợp về một địa
điểm, đồng bộ trong thông tin đầu ra, đầu vào, xử lý đơn hàng, cải thiện hiệu quả phân
phối.
2.3 Cơ hội
- Cơ hội tăng trưởng đáng kể:
Sự tăng vọt đột biến của đơn giá các hoạt động vận chuyển trong năm 2020, thời kỳ
bùng phát dịch bệnh Covid 19, đã gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp lĩnh vực
logistics. Trong năm 2020, giá cước phí vận chuyển đã tăng mạnh, cụ thể hơn 200% so
với mức tại năm 2019. Việc nhiều hãng tàu hủy chuyến do dịch gây ra sự khan hiếm
nguồn cung, dẫn tới giá vận chuyển được đẩy lên cao tới mức chóng mặt. Tình hình dịch
kéo dài, nguồn cung bị thắt chặt làm cho nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất với mức phí vận chuyển cao ngất ngưởng. Tình trạng khan kiếm này
tạo nên sự độc quyền trong cạnh tranh trên phương diện vận chuyển. Điều này cũng sẽ
đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp logistics.
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng y tế:
Đại dịch Covid đã làm nổi bật nhu cầu về chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi và thích
ứng. Nhờ những hoạt động vận chuyển vật tư y tế đáp ứng kịp thời nhu cầu khẩn cấp của
các cơ sở bệnh viện và khu cách ly trong giai đoạn khó khăn, giá trị của logistics đã được
củng cố, nắm giữ vị trí quan trọng. Đồng thời, logistics có cơ hội đóng vai trò làm nhân
tố chủ chốt để tối ưu hóa chuỗi cung ứng y tế tại Việt Nam, nhằm ứng phó tốt hơn với
các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Điều này dẫn đến sự

24
quan tâm ngày càng tăng đối với Việt Nam như một địa điểm sản xuất và nguồn cung ứng
thay thế. Nhờ đó, các công ty logistics Việt Nam có cơ hội cung cấp dịch vụ cho các
khách hàng quốc tế mới muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.
- Xây dựng quan hệ đối tác:
Logistics khẩn cấp có cơ hội xây dựng quan hệ đối tác giữa các tổ chức công và tư nhân
để tạo ra chuỗi cung ứng linh hoạt và thích ứng hơn. Ngoài ra, xây dựng quan hệ đối tác
cũng có thể nâng cao năng lực hậu cần khẩn cấp của Việt Nam để ứng phó với các cuộc
khủng hoảng trong tương lai. Bằng cách cộng tác với các cơ quan và tổ chức công và tư
nhân, logistics khẩn cấp có thể tiếp cận với các nguồn tài trợ và chuyên môn đa dạng,
phát triển các công nghệ và quy trình mới có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng
hoạt động.
2.4 Thách thức
- Lợi nhuận sụt giảm:
Cơ hội lợi nhuận khủng cho ngành logistics cũng tiềm ẩn nguy cơ lao dốc khi các doanh
nghiệp ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này. Theo như dự đoán của Simon Heaney, quản lý cấp cao
của Công ty tư vấn vận tải biển Drewry Shipping Consultants, Anh, hậu đại dịch Covid 19
có thể kéo theo một đợt suy thoái kinh tế trên toàn cầu, dẫn tới sự giảm sút trong nhu cầu
xuất nhập khẩu hay vận chuyển hàng hóa. Các cảng biển và hãng tàu dự đoán cũng sẽ phục
hồi trở lại vào năm 2021, điều này có khả năng gây ra dư thừa công suất vận tải trên quy
mô lớn. Tình trạng cung nhiều hơn cầu tiếp diễn liên tục sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới các
doanh nghiệp logistics.
- Thiếu nhân sự có trình độ:
Tuy có những cơ hội mở ra, song viễn cảnh tình hình dịch kéo dài có khả năng gây ra
vấn đề thiếu nhân sự có trình độ, những người có hiểu biết, nghiệp vụ cần thiết cho ứng
phó khẩn cấp. Từ đó sẽ dẫn đến sự chậm trễ và thiếu hiệu quả trong các hoạt động logistics
khẩn cấp. Nếu không có đủ nhân sự có trình độ, logistics khẩn cấp ở Việt Nam có thể gặp
khó khăn trong việc ứng phó hiệu quả với các đợt tái bùng phát của Covid-19 và các tình
huống khẩn cấp khác, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng cho cộng đồng trong

25
tương lai. Hơn nữa, việc thiếu nhân viên có trình độ hậu cần cũng có thể dẫn đến thiếu sự
phối hợp và liên lạc giữa các đội ứng phó khẩn cấp, khiến các quy trình, hoạt động trở nên
trì trệ. Điều này có thể dẫn đến việc các vật tư và thiết bị quan trọng không được phân phối
đến đúng địa điểm vào đúng thời điểm, gây ra tắc nghẽn và gián đoạn trong hoạt động
logistics.

26
CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS KHẨN CẤP PHỤC
VỤ Y TẾ CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM
Hoạt động Logistics khẩn cấp phục vụ y tế công cộng là một phần quan trọng trong việc
phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Dưới đây là một số giải pháp có thể được
áp dụng để tăng cường hiệu quả của hoạt động Logistics trong giai đoạn bùng phát dịch
bệnh Covid-19 tại Việt Nam:
1. Điều phối nguồn lực và quản lý cung ứng:
Điều phối nguồn lực và quản lý cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng trong
hoạt động Logistics. Cần có một hệ thống quản lý cung ứng hiệu quả để đảm bảo nguồn
lực và thiết bị y tế được cung cấp đầy đủ và kịp thời cho các bệnh viện và cơ sở y tế khác.
Các bệnh viện và trung tâm y tế cần có đủ trang thiết bị y tế, thuốc và vật tư y tế để phục
vụ cho việc chữa trị và phòng chống Covid-19. Vì vậy, cần tăng cường việc phân phối và
lưu trữ các vật tư này để đảm bảo sự sẵn có và đáp ứng nhu cầu khẩn cấp.
2. Tăng cường sự phối hợp và liên kết giữa các bộ, ngành và địa phương:
Sự phối hợp và liên kết giữa các bộ, ngành và địa phương là một yếu tố quan trọng để
đảm bảo hoạt động Logistics diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Các bộ, ngành và địa phương
cần phải tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo các hoạt
động Logistics được triển khai một cách hiệu quả. Để đáp ứng được sự khẩn cấp trong việc
phục vụ y tế công cộng, cần tăng cường đào tạo nhân lực cho các đội ngũ vận chuyển, lưu
trữ và phân phối. Điều này sẽ giúp cải thiện
3. Tăng cường khả năng quản lý và vận hành hệ thống Logistics:
Để đảm bảo hoạt động Logistics được triển khai hiệu quả, cần tăng cường khả năng quản
lý và vận hành hệ thống Logistics. Điều này có thể đảm bảo thông tin về tình trạng của các
hàng hoá được theo dõi, quản lý và vận chuyển một cách hiệu quả. Đồng thời, cần có các
giải pháp công nghệ để đảm bảo hoạt động Logistics được tiến hành nhanh chóng, chính
xác và hiệu quả. Việc sử dụng các giải pháp Logistics thông minh như Internet of Things
(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data,... sẽ giúp cho việc quản lý và phân phối đồ y tế trở

27
nên hiệu quả hơn. Các công nghệ này sẽ giúp cải thiện khả năng theo dõi các sản phẩm y
tế, giảm thiểu tình trạng hao hụt hàng hóa, tăng cường sự liên kết giữa các bên liên quan.
4. Đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người tham gia hoạt động Logistics:
An toàn và bảo vệ sức khỏe cho người tham gia hoạt động Logistics là một yếu tố quan
trọng. Cần đảm bảo rằng những người tham gia hoạt động Logistics được trang bị đầy đủ
trang thiết bị bảo hộ và tiêm vacxin đầy đủ.
5. Thúc đẩy sự hợp tác công tư, tận dụng được nguồn lực và cơ sở vật chất từ các
doanh nghiệp tư nhân, rõ ràng về cơ sở pháp lý và vấn đề lợi nhuận cho các doanh
nghiệp
Nước ta hiện nay vẫn chưa tận dụng được nguồn lực và cơ sở vật chất từ doanh nghiệp
tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp logistics trong công tác phòng chống dịch bệnh. Việc
phân phối do các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo hoặc thuê ngoài các dịch vụ
logistics trong khi nguồn ngân sách có hạn, thiếu thốn về nhân lực và chất lượng nghiệp
vụ logistics. Để có thể tận dụng được các nguồn lực đó, chính phủ cần thiết lập cơ sở pháp
lý rõ ràng về hoạt động sử dụng dịch vụ, đồng thời tính toán chi tiết, cân nhắc đến vấn đề
lợi nhuận cho các doanh nghiệp để có thể mang lại sự cân bằng về lợi ích cho các bên.
6. Xây dựng trung tâm logistics y tế
Các hàng hóa như vaccine, trang thiết bị y tế… vốn được phân phối lẻ tẻ từ nhiều nhà
phân phối đến các cơ sở y tế, bệnh viện. Điều này gây gánh nặng lên việc kiểm soát và
quản lý của cơ quan chính phủ, khó đồng nhất về chất lượng kiểm định. Việc xây dựng
trung tâm logistics y tế được xem là một giải pháp cần thiết. Trung tâm logistics y tế có
vai trò như một điểm tập trung nguồn lực và thông tin liên quan đến cung ứng trang thiết
bị y tế. Hệ thống vận chuyển phức tạp khi có quá nhiều tuyến đường, việc kết nối trực tiếp
nhà phân phối đến các cơ sở y tế, bệnh viện được cải tiến khi kết hợp cơ sở dữ liệu vào
trung tâm logistics y tế trong thực hiện và theo dõi đơn hàng. Các nhà phân phối chỉ cần
chuyển hàng đến một điểm tập trung (trung tâm logistics y tế) và từ đây một mạng lưới vận
chuyển đã được lên kế hoạch và tính toán mang lại sự tối ưu về thời gian, chi phí, nhân lực

28
tham gia vào vận chuyển. Quá trình này không chỉ giúp đồng nhất về chất lượng kiểm định
mà còn tăng hiệu quả đóng gói và giảm hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

29
KẾT LUẬN

Khi xảy ra tình huống bất ngờ, gây quá tải hệ thống y tế thì hoạt động logistic khẩn
cấp phục vụ y tế công cộng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tháo gỡ khó
khăn, làm giảm áp lực lên đội ngũ nhân viên y tế. Tuy đã có những thành tự nhất định khi
xây dựng được một chuỗi phân phối vắc xin toàn quốc kịp thời, đảm bảo nguồn cung thiết
bị y tế tương đối ổn định, hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng của Việt
Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế khi hệ thống thông tin cập nhật chưa đồng bộ, linh hoạt;
hoạt động vận tải suy giảm và phân phối thiết bị y tế còn lẻ tẻ. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở
hạ tầng logistic cũng như nhân lực trình độ cao trong ngành cũng đặt ra thách thức không
nhỏ cho Việt Nam. Dù vậy, tiềm năng để hoạt động logistic khẩn cấp phát triển là khá lớn
khi mà không gian phát triển của ngành này đang còn rộng, nhu cầu gia tăng nhất là khi
vừa trải qua đại dịch và tầm quan trọng của hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công
cộng được ghi nhận rộng rãi. Có thể thấy, Việt Nam cần thiết lập một quy trình hoạt động
hệ thống logistics khẩn cấp để có thể ứng phó với những khủng hoảng có thể xảy ra trong
tương lai.
Bài nghiên cứu đã cơ bản giải quyết những vấn đề về cơ sở lý thuyết, hệ thống hóa
những khái niệm liên quan đến hoạt động logistic khẩn cấp phục vụ y tế công cộng. Đồng
thời chỉ ra được thực trạng và đưa ra những đánh giá sơ bộ về hoạt động logistic khẩn cấp
phục vụ y tế công cộng của Việt Nam giai đoạn bùng phát dịch COVID - 19 để từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động này.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Alexander, P.D.E. (1970) The Egg Hypothesis. Available at: http://emergency-
planning.blogspot.com/2018/07/the-egg-hypothesis.html (Accessed: March 18,
2023).
Burkle, F.M. Jr. (2017) The politics of global public health in fragile states and
ungoverned territories. PLoS Curr., 9, PII
Burkle F.M Jr, Greenough PG (2008) Impact of public health emergencies on modern
disaster taxonomy, planning, and response. Disaster Med Public Health Prep.
Oct;2(3):192-9. doi: 10.1097/DMP.0b013e3181809455. PMID: 18562943.

cand.com.vn (n.d.). Công phu như… bảo quản vaccine COVID-19. [online] Báo Công
an Nhân dân điện tử. Available at: https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-
hinh-su/cong-phu-nhu-bao-quan-vaccine-covid-19-i629751/ [Accessed 20 Mar.
2023].

Frederick M. Burkle Jr. (2019) Challenges of Global Public Health Emergencies:


Development of a Health-Crisis Management Framework, The Tohoku Journal of
Experimental Medicine, Volume 249, Issue 1, Pages 33-41, Released on J-STAGE
September 21, 2019, Online ISSN 1349-3329, https://doi.org/10.1620/tjem.249.33.
Available at: https://www.jstage.jst.go.jp/article/tjem/249/1/249_33/_article/-
char/en
mof.gov.vn. (n.d.). Chi tiết tin. [online] Available at:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM230992.
moh.gov.vn. (n.d.). Vắc-xin cần được bảo quản thế nào? - Tin tổng hợp - Cổng thông
tin Bộ Y tế. [online] Available at: https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-
/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/vac-xin-can-uoc-bao-quan-the-
nao-?inheritRedirect=false [Accessed 20 Mar. 2023].

31
moh.gov.vn. (n.d.). Việt Nam có kho siêu lạnh đầu tiên đủ điều kiện nhập vắc xin
COVID-19 - Tin liên quan - Cổng thông tin Bộ Y tế. [online] Available at:
https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-
/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/viet-nam-co-kho-sieu-lanh-au-tien-u-
ieu-kien-nhap-vac-xin-covid-
19?fbclid=IwAR0Il1QfTHPABgLohFz8547j95g0vaNIzogTOgzVcOnB1WdE-
yUS-Y-yNKM [Accessed 20 Mar. 2023].

Moit.gov.vn. (2022). Available at: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/nganh-


logistics-phat-trien-but-pha-vuot-qua-kho-khan-phuc-hoi-manh-me-sau-dai-
dich-covid-19.html.

Moit.gov.vn. (2023). Available at: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-


nghiep/doc-nhat-vo-nhi-xe-tiem-chung-vaccine-covid-19-luu-dong-made-in-
vietnam-.html [Accessed 20 Mar. 2023].

Phaata. (n.d.). Global supply chain disruption expected through 2022. [online]
Available at: https://phaata.com/en/logistics-market/global-supply-chain-
disruption-expected-through-2022-1059.html [Accessed 20 Mar. 2023].

soyte.ninhbinh.gov.vn. (n.d.). Chuyển đổi số ngành y tế: Xu hướng công nghệ. [online]
Available at: https://soyte.ninhbinh.gov.vn/1217/27199/54282/250190/chuyen-
doi-so/chuyen-doi-so-nganh-y-te-xu-huong-cong-nghe.aspx [Accessed 20 Mar.
2023].
T.V.Đ.Đ., Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp (2021). Phát triển ngành dịch
vụ logistcs dưới tác động của đại dịch Covid-19. [online] Tạp chí Tài chính.
Available at: https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-nganh-dich-vu-logistcs-duoi-
tac-dong-cua-dai-dich-covid-19.html.

32
tcct (2022). Nghiên cứu các tác động của dịch Covid-19 và vai trò của công nghệ lên
các hoạt động trong chuỗi cung ứng và logistics tại Việt Nam. [online] Tạp chí
Công Thương. Available at: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-
cac-tac-dong-cua-dich-covid-19-va-vai-tro-cua-cong-nghe-len-cac-hoat-dong-
trong-chuoi-cung-ung-va-logistics-tai-viet-nam-97794.htm.
Thực trạng và giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 cho doanh nghiệp dịch vụ logistics
Việt Nam. (n.d.). Mt.gov.vn. Retrieved March 17, 2023, from
https://mt.gov.vn/khcn/tin-tuc/76762/thuc-trang-va-giai-phap-ung-pho-voi-dai-
dich-covid-19-cho-doanh-nghiep-dich-vu-logistics-viet-nam.aspx
UNICEF. (2021). COVID-19 Impact on Global Logistics and Supplies. [PDF] Retrieved
from https://www.unicef.org/supply/media/9741/file/COVID-19-Impact-on-
Global-Logistics-and-Supplies-September-2021.pdf
UNICEF (2020), Supply assessment and outlook on non-specific COVID-19 supplies,
Available at:
www.dongnaicdc.vn. (n.d.). Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng,
chống dịch COVID-19. [online] Available at: http://www.dongnaicdc.vn/tang-
cuong-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-phong-chong-dich-covid-19
[Accessed 20 Mar. 2023].

33

You might also like