You are on page 1of 1

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI TỰ DO MỚI.

1. Hoàn cảnh ra đời.


Tư tưởng tự do kinh tế xuất hiện rất sớm, được thể hiện trong nhiều tác phẩm của các nhà kinh tế
học.
Chủ nghĩa tự do kinh tế là các lý thuyết tư sản coi nền kinh tế chủ nghĩa tư bản là hệ thống hoạt động
tự động, do các quy luật kinh tế khách quan tự phát điều tiết. Tư tưởng cơ bản của nó là tự do kinh
doanh, tự do tham gia thị trường, hạn chế (hay phê phán) sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện, hai trào lưu tư tưởng kinh tế
mới nảy sinh, đó là trường phái “ Tân cổ điển” và trường phái “Keynes” —> Cuối cùng, các học
thuyết kinh tế của J.M.Keynes đã thắng thế.
Tuy vậy sau đó việc vận dụng lý thuyết J.M Keynes về sau không còn hiệu quả.
Những thành tựu bước đầu trong quản lý kinh tế kế hoạch ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng tác động
mãnh mẽ tới tư tưởng tự do kinh tế.
Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế tư sản đã tìm cách khôi phục lại tư tưởng kinh tế tự do có sửa đổi
cho phù hợp với tình hình mới. Từ đó trường phái Tự do mới ra đời.
2. Đặc điểm cơ bản.
Xuất hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Tự do mới xuất hiện và tồn tại ở nhiều nước nhưng tựu chung lại đều có một số điểm nổi bật sau:
- Họ phê phán tư tưởng cực đoan quá thiên về thị tường tự do hoặc quá coi trọng.
-Tư tưởng cơ bản là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết của nhà nước
ở một mức nhất định. Khẩu hiệu của họ là “thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn.”.
- Chịu chi phối bởi phương pháp tâm lý chủ quan của trường phái Cổ điển mới.
- Họ cũng tích cực sử dụng các công cụ, phương pháp, phương tiện toán học trong nghiên cứu và
phân tích kinh tế.

You might also like