You are on page 1of 1

I) Mở bài

-Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút kí, truyện của Nguyễn
Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn trong sáng, giàu chất thơ, cốt truyện
tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát. Lặng lẽ Sapa là kết quả chuyến
công tác của Nguyễn Thành Long ở Lào Cai năm 1970, in trong tập “GIữa trong
xanh” (1972). Nhân vật chính trong tác phẩm là anh thanh niên làm việc ở trạm khí
tượng. Đó là một người lao động mới với những phẩm chất: yêu đời, yêu nghề, say
mê và có trách nhiệm cao trong công việc; có tình cảm nồng hậu hiểu khách luôn biết
quan tâm tới mọi người và rất khiêm tốn.
II) Thân bài
- Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:
+ Anh sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600mm “ Xung quanh anh chỉ có
cây cỏ và mây mù lạnh lẽo” công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí
địa cầu”, cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm
dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công
việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
-> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ. Đó là hoàn cảnh khó khăn rất
lớn nhưng anh thanh niên vẫn có ý chí, nghị lực để vượt qua.
- Phẩm chất của anh thanh niên :
+ Sự cởi mở, chân thành: ngay khi biết tin ông họa sĩ và cô kĩ sư sẽ lên thăm nhà,
anh thanh niên liền chạy như bay lên nhà, ko phải để dọn dẹp hay gắp chăn mà là anh
lại lên hái một bó hoa rực rỡ sắc màu để trao tặng cho cô kỹ sư, rồi pha một ấm trà
mời ông họa sĩ.
+ Sợ cởi mở của anh còn thể hiện qua nhiều chỗ như việc anh kể giới thiệu các đồ vật
cho công việc như về cái thùng đo mưa, về máy nhật quang kính hay về cái Vin…
=> Anh rất hiếu khách, “ thèm người “
+ Đặc biệt ở chỗ khi nói chuyện với bác họa sĩ, anh có nói công việc có lúc ghi và
báo về lúc 1h sáng cónửa đêm đang nằm trong chăn, trong cái trời rét đậm thì chỉ
muốn tắt cái đồng hồ đi thế mà những lúc đó anh lại phải dậy để làm công việc. Tuy
khó khăn là thế nhưng anh lại nói rằng công việc của mình nói chung là dễ và ko một
lời phàn nàn về công việc hay một lời nói rằng mình ghét công việc này.
=> anh rất yêu công việc của mình, coi công việc này như một lẽ sống của anh,
=> anh thanh niên là người có nếp sống, phong cách s ống
đẹp và có tinh thần lạc quan, yêu đời
III) kết bài
Và qua đoạn trích, ta còn thấy ở anh sự cởi mở, chân thành và lòng hiếu
khách. Dù chỉ là gặp gỡ tình cờ, ông ha\ọa sĩ và cô kĩ sư là những vị khách mới quen
nhưng anh thanh niên đã tỏ ra rất hào hứng khi được trò chuyện, tâm sự với khách.
Anh nhiệt thành kể cho khách nghe công việc và cuộc sống của mình một cách say
sưa, không chút e dè; anh đếm từng giây, từng phút trôi qua để không bỏ lỡ dịp hiếm
có được trò chuyện cùng khách. Như vậy, chỉ với một đoạn văn ngắn, qua lời kể của
anh thanh niên, người đọc thấy hiện lên ở anh những vẻ đẹp thật đáng quý trong suy
nghĩ, hành động, tâm hồn và tình cảm, anh chính là hiện thân cho vẻ đẹp của con
người lao động thời kì mới

You might also like