You are on page 1of 195

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

NGHIỆP VỤ BÌNH DƯƠNG


CÔNG TY NGHIỆP VỤ AN TOÀN

KHÓA HUẤN LUYỆN


ATLĐ-VSLĐ CHO NGƯỜI LÀM
CÔNG TÁC QUẢN LÝ
(Nhóm 1 – 27/2013/TT-BLĐTBXH)
Trình bày: Bùi Trọng Nhân
Giảng viên Huấn luyện ATLĐ-VSLĐ

Bình Dương, 12/2014


Thông tin cá nhân
• Bùi Trọng Nhân (Mr)
• Kỹ sư An toàn Lao động (4/2007)

• 9/2006 - 4/2013

• 5/2013 – 8/2014

• Hiện tại

2
VUI LÒNG
• Không nghe điện thoại và để
chế độ rung.

• Đóng góp ý kiến

• Có mặt đúng giờ

3
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Theo Điều 4 – 27/2013/TT-BLĐTBXH
Người làm công tác quản lý (Nhóm 1) bao gồm:
a/ Giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp; người đứng đầu và
cấp phó các chi nhánh; người phụ trách hành chính, nhân sự;
quản đốc phân xưởng hoặc tương đương
b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ
gia đình có sử dụng lao động;
c) Thủ trưởng và cấp phó: đơn vị sự nghiệp; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hộiđóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao
động.
QUAN ĐIỂM VỀ ATLĐ-VSLĐ
• Tai nạn là điều tất yếu của sản xuất.

• ATVSLĐ là trách nhiệm của cán bộ ATLĐ

• Làm an toàn là chỉ có CHI, không có lợi ích


gì.

5
Ý nghĩa kinh tế
Chi phí trực tiếp:
– Chi phí chữa trị
– Tiền bồi thường cho người lao động
– Phí bảo hiểm

Chi phí gián tiếp:


– Thời gian làm việc bị mất
– Máy móc hư hỏng
– Hiệu suất thấp
– Giao hàng chậm
– Hao phí vật liệu trong sản xuất
– Chi phí đào tạo công nhân mới
– v .v .

6
KHỞI ĐỘNG

7
NỘI DUNG
 Chính sách, pháp luật về ATLĐ-VSLĐ

 Tổ chức, quản lý và thực hiện các qui định về ATLĐ-VSLĐ

 Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và các biện
pháp khắc phục, phòng ngừa
PHẦN MỞ ĐẦU

THỰC TRẠNG
VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH
NGHỀ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

9
TAI NẠN LAO ĐỘNG

• Nguồn: Cục An toàn lao động, Bộ LĐTBX


10 H
THỐNG KÊ THEO ĐỊA PHƯƠNG

11
YẾU TỐ GÂY CHẤN THƯƠNG

12
NGUYÊN NHÂN

13
NGUYÊN NHÂN

13.9

Người sử dụng lao


13.4 động
Người lao động

Khác
72.7

14
BỆNH NGHỀ NGHIỆP
• Số BNN được bảo hiểm: 29

• Số người mắc: ~ 28.000 (cuối 2013)

• Các bệnh phổ biến:


– Bụi phổi: 74%
– Điếc do tiếng ồn: 17%
– Nhiễm độc benzen, sạm da nghề nghiệp

15
THIỆT HẠI
 Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình
người chết và những người bị thương,...): 71,85 tỷ đồng,

 Thiệt hại về tài sản: 6,27 tỷ đồng,

 Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động: 153.658 ngày.

16
NỘI DUNG
 Chính sách, pháp luật về ATLĐ-VSLĐ

 Tổ chức, quản lý và thực hiện các qui định về ATLĐ-VSLĐ

 Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và các biện
pháp khắc phục, phòng ngừa

 Thời gian: 16 giờ


PHẦN I
CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

18
NHỮNG QUI ĐỊNH CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ-VSLĐ
 Mục đích

 NLĐ được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh


không bị TNLĐ-BNN

 NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về


ATLĐ-VSLĐ

19
PHẦN 1
 1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ

 1.2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ

 1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ về ATLĐ-VSLĐ

 1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo...công trình để thực hiện
các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ-VSLĐ
PHẦN 1
 1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ

 1.2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ

 1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ về ATLĐ-VSLĐ

 1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo...công trình để thực hiện
các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ-VSLĐ
1.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG
VBPL VỀ ATLĐ-VSLĐ
HIẾN PHÁP 2013

Luật (Bộ luật)/Pháp lệnh

Nghị định, Quyết định TTCP

Thông tư,
Quyết định
Chỉ thị Thông tư Quy chuẩn
của Bộ
của Bộ trưởng liên tịch kỹ thuật
trưởng
22
1.1.1 Hiến pháp 2013
• Điều 20
– Khoản 1: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình
thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm”

• Điều 35:
– Khoản 2: “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều
kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ
nghỉ ngơi”
– Khoản 3: “Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động,
sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”.

23
1.1.1 Hiến pháp 2013 (tt)
• Điều 38
- Khoản 1: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe,
bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực
hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”

• Điều 57:
– Khoản 2: “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng
quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”

24
1.1.1 Hiến pháp 2013 (tt)

• Điều 10
“Công đoàn Việt Nam là tổ chức CT-XH của giai cấp CN và NLĐ
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ;….”

25
1.1.2 Luật (Bộ Luật)/Pháp lệnh
• Bộ Luật Lao động (2012)
– Chương VII: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
– Chương IX: An toàn lao động, vệ sinh lao động
• Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989)
• Luật Bảo hiểm xã hội (2006), BHYT (2008 & 2014)
• Luật Bảo vệ môi trường (2014-1/1/2015)
• Luật Phòng cháy, chữa cháy (2001 & 2013)
• Luật An toàn vệ sinh thực phẩm (2010)
• Luật chuyển giao công nghệ (2006)
• Luật Công đoàn (2012)

• Luật xử lý vi phạm hành chính (2012) 26


1.1.3 Nghị định/QĐ của TTg CP
• Nghị định 45/2013/NĐ-CP: Thời gian làm việc, thời gian
nghỉ ngơi và ATLĐ-VSLĐ
• Nghị định 60/2013/NĐ-CP: Thực hiện qui chế dẫn chủ
tại cơ sở

• Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Xử phạt hành chính trong


lĩnh vực lao động, BHXH,…

• Nghị định 105/2014/NĐ-CP Hướng dẫn Luật BHYT 2014

27
1.1.4 Thông tư (Bộ & liên Bộ)
 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
• HD về chế độ thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
• HD thực hiên chế độ trang bị PT BVCN
• Các qui định về một số công việc không được sử dụng lao động nữ,
lao động chưa thành niên, lao động dưới 15 tuổi
• Bồi dưỡng và trợ cấp tai nạn lao động, BNN
• Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
• Công tác huấn luyện ATLĐ-VSLĐ
• Quản lý ATLĐ-VSLĐ, sức khỏe NLĐ, BNN
• Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kì về TNLĐ
• Danh mục nghề, công việc nặng nhoc, độc hại, nguy hiểm
• Quản lý và kiểm định an toàn máy móc, thiết bi, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động
• …
28
1.1.4 Thông tư (Bộ & liên Bộ)
 Thông tư liên tịch BLĐTBXH-BYT
• 01/2011/TTLT: HD tổ chức thực hiện công tác ATLĐ-VSLĐ

• 29/2000/TTLT: Danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV/AIDS


không được làm

• 12/2012/TTLT: HD khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kì về tai
nạn lao động

• 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện các quy định về


BNN

• 36/2014/TT-BCT: Qui định về Huấn luyện KTAT Hóa chất (8/12/2014)

29
1.1.5 Tiêu chuẩn, Quy chuẩn
• Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nhà nước (TCVN, QCVN)

• Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp ngành (TCXDVN, QVXDVN,…)

• Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): Ban hành trên cơ sở nghiên cứu, vận


dụng các quy định của nhà nước cho phù hợp với thưc tế của
doanh nghiệp. Thông thường đó là các Quy trình, hướng dẫn thực
hiện công việc.

30
PHẦN 1
 1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ

 1. 2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ

 1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ về ATLĐ-VSLĐ

 1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo...công trình để thực hiện
các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ-VSLĐ
1.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
• Văn bản hướng dẫn: Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 18/4/2003

• Đối tượng áp dụng:


– NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động
– Bao gồm cả người học nghề, tập nghề

• Phạm vi áp dụng
– Tất cả các tổ chức có sử dụng lao động (trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà VN tham gia có qui định khác)

32
1.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
 Tai nạn lao động (Điều 3, 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT):
“Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong, bao gồm:
a) Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Tai nạn xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm
vụ khác theo sự phân công của NSDLĐ hoặc người
được NSDLĐ uỷ quyền bằng văn bản;
c) Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đang thực hiện các nhu
cầu sinh hoạt cần thiết như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn
bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú,
tắm rửa, đi vệ sinh.
33
1.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
 Tai nạn lao động:
Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động xảy ra
tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm:
a) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở
đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở;
b) Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong
khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao
động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn,
nghiên cứu thực tế)

34
1.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
 Bệnh nghề nghiệp (08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
“Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác
động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính”.

Hiện này, có 29 BNN được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp.

35
1.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
 Chế độ bồi thường (10/2003/TT-BLĐTBXH)
 Điều kiện để được bồi thường
- Người bị TNLĐ hoặc BNN mà suy giảm khả năng lao động
(KNLĐ) từ 5% trở lên.
- Nguyên nhân do lỗi của NSDLĐ theo kết luân của biên bản điều
tra TNLĐ hoặc theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối
với BNN.
 Mức bồi thường
- Ít nhất 30 tháng lương và phụ cấp nếu bị chết hoặc suy giảm
KNLĐ từ 81% trở lên
- Ít nhất 1,5 tháng lương và phụ cấp nếu bị suy giảm KNLĐ từ 5%
đến 10%.
- Nếu suy giảm KNLĐ từ trên 10% đến dưới 81% thì tính theo
công thức sau: Tbt = 1,5 + [(a-10) x 0,4)]
36
trong đó a là tỷ lệ suy giảm KNLĐ (%)
1.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
 Chế độ trợ cấp (10/2003/TT-BLĐTBXH)
 Điều kiện để được trợ cấp
- TNLĐ xảy ra do lỗi trực tiếp của NLĐ (căn cứ biên bản điều tra
TNLĐ)
- Một số trường hợp đặc biệt khác: tai nạn do các yếu tố khách
quan: thiên tai, hỏa hoạn…có liên quan đến công việc, nhiệm vụ
lao động).
 Mức trợ cấp
- Ít nhất 12 tháng lương và phụ cấp nếu bị chết hoặc suy giảm
KNLĐ từ 81% trở lên
- Ít nhất 0,6 tháng lương và phụ cấp nếu bị suy giảm KNLĐ từ 5%
đến 10%.
- Nếu suy giảm KNLĐ từ trên 10% đến dưới 81% thì tính theo
công thức sau: Ttc = Tbt x 0,4
37
1.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
 Chế độ trợ cấp BHXH ( Điều 38 đến 48 Luật BHXH)
 Điều kiện để được trợ cấp
- Được xác định là bị TNLĐ hoặc BNN
 Mức trợ cấp
- Trợ cấp 1 lần nếu suy giảm KNLĐ từ 5% đến 30%
Ttc = (5 + [(a-5) x 0,5])*c + (0,5 + [(b - 1) x 0,3]) *d

- Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm KNLĐ trên 30%
Ttc = (0,3 + [(a - 30) x 0,02])*c+ (0,05 + [(b-1) x 0,03])*d
a: tỷ lệ suy giảm KNLĐ (%)
b: số năm đóng BHXH (năm)
c: Mức lương cơ sở (1,15 triệu)
d: Tiền công đóng bảo hiểm xã hội
38
39
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Quản lý sức khỏe
• Văn bản hướng dẫn: Thông tư 19/2011/TT-BYT và
08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH, 12/2006/TT-BYT

• Một số qui định chính


– NLĐ phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng.
– Khám sức khỏe định kì ít nhất 6 tháng/lần, khám phát hiện BNN
theo qui định.
– Xây dựng phương án xử lý cấp cứu TNLĐ phù hợp

41
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
• Văn bản hướng dẫn: khoản 3 Điều 104, 105 Bộ Luật Lao động 2012 và
Thông tư số 16-LĐTBXH/TT ngày 23/4/1997
• Quy định
- “Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối
hợp với Bộ Y tế ban hành (Điều 104)
- Ít nhất 30 phút nghỉ ngơi nếu làm việc ban ngày
- Ít nhất 45 phút nghỉ ngơi nếu làm việc vào ban đêm (22 giờ - 6 giờ
sáng hôm sau (Điều 105)

42
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Bồi dưỡng hiện vật
• Điều kiện để xét:
- Làm các chức danh nghề trong Danh mục nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm theo qui định của pháp luật hoặc
- Môi trường làm việc có ít nhất 01 yếu tố vượt tiêu chuẩn vệ sinh
theo qui định của BYT hoặc
- Trực tiếp tiếp xúc với nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
• Mức bồi dưỡng (Phụ lục 01 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH)
- Mức 1: 10.000 đồng
- Mức 2: 15.000 đồng
- Mức 3: 20.000 đồng
- Mức 4: 25.000 đồng

43
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Bồi dưỡng hiện vật
• Văn bản hướng dẫn: Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH
• Nguyên tắc bồi dưỡng hiện vật
- Hưởng đủ suất nếu làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm,
độc hại từ 50% thời gian trở lên.
- Hưởng ½ suất nếu làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm,
độc hại dưới 50% thời gian.
- Làm thêm tính theo số giờ làm thêm tương ứng.
- Bồi dưỡng tại chổ theo ca làm việc, trừ trường hợp làm việc lưu
động, phân tán, ít người thì cấp hiện vật cho NLĐ
- Không được trả tiền thay hiện vật; không đưa vào lương.

44
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Văn bản hướng dẫn: Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH

• PTBVCN: những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người


lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc
hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động
của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình
lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết

45
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Điều kiện cấp phát:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động
xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư
thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm
việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong
rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
46
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Nguyên tắc cấp phát, sử dụng:
- NSDLĐ phải thực hiện các biện pháp về CN-TB-KTAT, VSLĐ để loại
trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức
có thể được, cải thiện ĐKLĐ trước khi thực hiện trang bị PTBVCN.
- Cấp phát theo danh mục qui định, trừ trường hợp chưa có trong danh
mục thì trang bị phù hợp đồng thời báo cáo cơ quan quản lý nhà nước để
bổ sung.
- Thời hạn sử dụng phù hợp với yêu cầu công việc trên cơ sở tham
khảo ý kiến của công đoàn cơ sở.
- Nghiêm cấm phát tiền hoặc giao cho NLĐ tự đi mua.
- NSLĐ có trách nhiệm hướng dẫn NLĐ sử dụng đúng cách.
- Đối với một số PTBVCN có yêu cầu kỹ thuật cao: định kì kiểm tra,
bảo dưỡng. 47
1.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Nguyên tắc cấp phát, sử dụng:
- Có biện pháp đảm bảo vệ sinh và kiểm tra định kì đối với PTBVCN
sử dụng tại nơi dơ bẩn, dễ nhiễm độc.

- NLĐ bắt buộc phải sử dụng khi được cấp phá.

- NLĐ không phải tra tiền

- NSDLĐ có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ.

48
1.2.3 MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÔNG
ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ
 Văn bản hướng dẫn: Điều 160 Bộ Luật lao động 2012 và
26/2013/TTLT-BLĐTBXH-BYT
 Các điều kiện không được sử dụng lao động nữ (tất cả đối tượng)
1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con
theo danh mục của thông tư 26/2013/TTLT-BLĐTBXH. Tổng cộng có 35
nghề
2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước: đổ bêtông
dưới nước, thợ lặn; nạo vét cống ngầm,…

3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.

49
1.2.3 MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÔNG
ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ
 Văn bản hướng dẫn: Điều 160 Bộ Luật lao động 2012 và
26/2013/TTLT-BLĐTBXH-BYT
 Các điều kiện không được sử dụng lao động nữ đang có thai
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- 38 công việc thuộc phần A (như trên)

- 39 công việc khác được nêu trong phần B tại thông tư 26/2013

50
1.2.4 ĐKLĐ CẤM SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN.
 Văn bản hướng dẫn: Điều 165 Bộ Luật lao động 2012 và
10/2013/TT-BLĐTBXH
1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người
chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d) Phá dỡ các công trình xây dựng;
đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức
của người chưa thành niên.
51
1.2.4 ĐKLĐ CẤM SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
 Văn bản hướng dẫn: Điều 165 Bộ Luật lao động 2012 và
10/2013/TT-BLĐTBXH
2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn,
nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo
đức của người chưa thành niên.

52
PHẦN 1
 1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ

 1.2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ

 1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ

 1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo...công trình để thực hiện
các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ-VSLĐ
Thông tin cá nhân
• Bùi Trọng Nhân (Mr)
• Kỹ sư An toàn Lao động (4/2007)

• 9/2006 - 4/2013

• 5/2013 – 8/2014

• Hiện tại

54
1.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Văn bản PL: Một số điệu trong Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 138:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng,
bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố
có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu
tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nhà
xưởng đạt các QCKTQG về ATLĐ, VSLĐ hoặc đạt các tiêu chuẩn về
ATLĐ, VSLĐ tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc
của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm,
có hại, cải thiện ĐKLĐ, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi
làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây
55
dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm ATLĐ, VSLĐ.
1.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Văn bản PL: Một số điều trong Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 154. Nghĩa vụ đối với lao động nữ
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm
việc.

 Điều 137. Bảo đảm ATLD-VSLĐ tại nơi làm việc


1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở
để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ thì chủ đầu tư, NSDLĐ phải lập
phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ đối với nơi làm việc
của NLĐ và môi trường.

56
1.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Văn bản PL: Một số Điều trong Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 139. Cán bộ ATLĐ-VSLĐ
Cử người làm công tác ATLĐ-VSLĐ. Đối với những cơ sở sản
xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN và sử
dụng từ 10 lao động trở lên NSDLĐ phải cử người có chuyên môn phù hợp
làm cán bộ chuyên trách về ATLĐ-VSLĐ

 Điều 140. Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp


a) Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ
tổ chức diễn tập;
b) Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu
kịp thời khi xảy ra sự cố, TNLĐ;
c) Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng
ngay hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây TNLĐ-BNN

57
1.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Văn bản PL: Một số điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 142. Tai nạn lao động
2. Người bị TNLĐ phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ TNLĐ, BNN và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm
việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo
định kỳ theo quy định của Chính phủ.
 Điều 144. Trách nhiệm đối với NLĐ bị TNLĐ-BNN
1. Thanh toán 20%- phần chi phí đồng chi trả và những chi phí
không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia bảo
hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi
điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho NLĐ bị TNLĐ,
BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 145
của Bộ luật này.
58
1.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Văn bản PL: Một số điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động
“….phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định
định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật
an toàn lao động.
 Điều 148. Kế hoạch ATLĐ-VSLĐ
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử
dụng lao động phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao
động và cải thiện điều kiện lao động.

59
1.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Văn bản PL: Một số Điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 150. Huấn luyện ATLĐ-VSLĐ
1. NSDLĐ, cán bộ ATLĐ-VSLĐ phải tham dự khóa huấn luyện
ATLĐ-VSLĐ, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức
hoạt động dịch vụ huấn luyện ATLĐ-VSLĐ thực hiện.
2. NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện ATLĐ-VSLĐ cho NLĐ, người
học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy
định về ATLĐ-VSLĐ cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc
phạm vi quản lý của NSDLĐ.

 Điều 151. Thông tin về ATLĐ-VSLĐ


…thông tin đầy đủ về tình hình TNLĐ, BNN, các yếu tố nguy hiểm,
có hại và các biện pháp bảo đảm ATLĐ-VSLĐ tại nơi làm việc cho NLĐ

60
1.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Văn bản PL: Một số Điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho NLĐ
1. …phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại
công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm,…phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, kể
cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa
phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, NLĐ là người khuyết tật,
người chưa thành niên, người cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất
06 tháng một lần.
6. …phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của NLĐ và hồ sơ theo dõi tổng
hợp theo quy định của Bộ Y tế.
7. NLĐ làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi
hết giờ làm việc phải được NSDLĐ bảo đảm các biện pháp khử độc, khử
trùng.

61
1.3.2 NGHĨA VỤ CỦA NLĐ
 Văn bản PL: Một số điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 138. Khoản 2. Người lao động có nghĩa vụ
a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về ATLĐ-VSLĐ có
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
b) Sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang cấp; các thiết
bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây TNLĐ-BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và
khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của NSDLĐ.

 Điều 150. Huấn luyện ATLĐ-VSLĐ


3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao
động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.

62
1.3.3 QUYỀN CỦA NLĐ
 Văn bản PL: Một số điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 140. Xử lý sự cố, ứng phó khẩn cấp
2. NLĐ có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà
vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi
thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN, đe dọa nghiêm trọng tính mạng
hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp.
NSDLĐ không được buộc NLĐ tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi
làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
 Điều 142. Tai nạn lao động
2. Người bị TNLĐ phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

63
1.3.3 QUYỀN CỦA NLĐ
 Văn bản PL: Một số điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 145. Người bị TNLĐ-BNN (Xem thêm mục 1.2.1)
1. NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ
TNLĐ-BNN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà
NSDLĐ chưa đóng BHXH, thì được NSDLĐ trả khoản tiền tương ứng với
chế độ TNLĐ, BNN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
3. NLĐ bị TNLD-BNN mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả
năng lao động từ 5% trở lên thì được NSDLĐ bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm từ
5,0% đến 10% KNLĐ; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền
lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm KNLĐ từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị suy giảm
KNLĐ từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ.
4. Trường hợp do lỗi của NLĐ thì NLĐ cũng được trợ cấp một
khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
64
1.3.3 QUYỀN CỦA NLĐ
 Văn bản PL: Một số điều Bộ Luật Lao động 2012
 Điều 152. Chăm sóc sức khỏe
3. NLĐ làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc BNN phải được
khám BNN theo quy định của Bộ Y tế.
4. NLĐ bị TNLĐ, BNN phải được giám định y khoa để xếp hạng
thương tật, xác định mức độ suy giảm KNLĐ và được điều trị, điều dưỡng,
phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. NLĐ sau khi bị TNLĐ, BNN nếu còn tiếp tục làm việc, thì được
sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám
định y khoa lao động.
7. NLĐ làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi
hết giờ làm việc phải được NSDLĐ bảo đảm các biện pháp khử độc, khử
trùng.

65
PHẦN 1
 1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ

 1.2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ

 1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ về ATLĐ-VSLĐ

 1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo...công trình


để thực hiện các hoạt động liên quan thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ
1.4.1 QUI ĐỊNH VỀ CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN MM-TB-VT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM
NGẶT VỀ ATLĐ-VSLĐ
 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2012, Điều 10 Nghị định 45/2013/NĐ-CP
1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để
SX, sử dụng, bảo quản, lưu giữ MM-TB-VT, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ, VSLĐ thì chủ đầu tư, NSDLĐ phải lập phương án về các biện
pháp bảo đảm ATLĐ-VSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trường,
trình cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo
công trình, cơ sở.
2. Phương án này phải có các nội dung chính sau đây:
a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ
công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh
trong quá trình hoạt động;
d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy
67
hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
1.4.2 QUI ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH, ĐĂNG KÝ
MM-TB-VT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ
ATLĐ-VSLĐ
 VBPL hướng dẫn
- 05/2014/TT-BLĐTBXH: Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ (25 đối tượng)

- 06/2014/TT-BLĐTBXH: Qui định hoạt động kiểm định KTAT

- 07/2014/TT-BLĐTBXH: Ban hành 27 quy trình kiểm định KTAT

- 05/1999/TT-BYT: HD khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhạn


được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về VSLĐ

- 136/2004/QĐ-BCN và 14/2011/TT-BCT: Ban hành danh mục Máy,


TB, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù
68
1.4.2 QUI ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH, ĐĂNG KÝ
MM-TB-VT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ
ATLĐ-VSLĐ
 Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng
1. Ký hợp đồng với Tổ chức kiểm định để thực hiện kiểm định lần
đầu, định kỳ hoặc bất thường các đối tượng kiểm định; căn cứ vào hiệu lực
ghi trên Giấy chứng nhận kết quả kiểm định để kiểm định định kỳ đúng thời
hạn.
2. Lưu giữ lý lịch và các biên bản, Giấy chứng nhận kết quả kiểm
định của các đối tượng kiểm định. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc
cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải
bàn giao đầy đủ các tài liệu này cho người mua (hoặc thuê lại) các đối
tượng kiểm định.
4. Thực hiện các kiến nghị của Tổ chức kiểm định trong việc đảm
bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được
tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt
yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định
69
1.4.2 QUI ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH, ĐĂNG KÝ
MM-TB-VT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ
ATLĐ-VSLĐ
 Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng
5. Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu hoặc khi đưa
các đối tượng kiểm định từ tỉnh, thành phố thuộc trung ương khác đến sử
dụng, thì phải gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) phiếu khai báo sử
dụng thiết bị và bản phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (lần đầu, bất
thường) đến Sở LĐ-TB-XH địa phương nơi sử dụng các đối tượng kiểm định;
phải lưu giấy xác nhận khai báo sử dụng các đối tượng kiểm định do Sở LĐ-
TB-XH địa phương cấp.
6. Báo cáo tình hình kiểm định với Sở LĐ-TB-XH địa phương nơi sử
dụng các đối tượng kiểm định khi được yêu cầu.
7. Quản lý, sử dụng các đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại
các QCKTQG về ATLĐ tương ứng do Bộ LĐTBXH ban hành.

70
PHẦN 2

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC


HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ
ATLĐ-VSLĐ

71
Mục đích
• Thiết lập có hệ thống để:
– Xác định quyền hạn và trách nhiệm

– Duy trì và cải tiến hệ thống

– Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp luật

– Giảm thiểu và phòng tránh tai nạn LĐ, Bệnh


nghề nghiệp
72
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
1. Hội đồng bảo hộ lao động (BHLĐ)
a/ Điều kiện thành lập:
Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người thì
phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động. Đối với các cơ sở lao động khác
thì có thể thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, nếu thấy cần thiết và đủ
điều kiện để hoạt động
b/ Thành phần: tối đa 9 người
• Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng;
• Đại diện BCH Công đoàn hoặc đại diện NLĐ nơi chưa có tổ chức công
đoàn làm Phó chủ tịch Hội đồng;
• Trưởng bộ phận hoặc cán bộ AT-VSLĐ của cơ sở là ủy viên thường
trực kiêm thư ký Hội đồng
• Thành viên có liên quan
73
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

1. Hội đồng bảo hộ lao động (BHLĐ)


c/ Nhiệm vụ:
• Tham gia, tư vấn với NSDLĐ và phối hợp các hoạt động trong việc xây
dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch ATVSLĐ và
các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện ĐKLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN;

• Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện ATVSLĐ định kỳ 6 tháng và hằng
năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có quyền
yêu cầu NSDLĐ thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

74
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

2. Bộ phận An toàn-vệ sinh lao động


a/ Điều kiện thành lập:

TT Số lượng LĐ trực tiếp Qui định BP ATVSLĐ


1 Dưới 300 Ít nhất 01 cán bộ bán chuyên trách
2 300 – 1.000 Ít nhất 01 cán bộ chuyên trách
3 Trên 1.000 Thành lập Phòng/Ban ATVSLĐ hoặc bố trí
ít nhất 02 cán bộ chuyên trách

TH không bố tri được thì có hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực qui định.
b/ Qui định chuyên môn:
Có chuyên môn, nghiệp vụ về KTAT, KTVS, Môi trường,PCCC.
Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động của cơ sở
75
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
2. Bộ phận An toàn-vệ sinh lao động
c/ Chức năng - Nhiệm vụ:
 Chức năng: tham mưu, giúp việc cho NSDLĐ trong việc tổ chức thực
hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động ATVSLĐ.
 Nhiệm vụ:
• a) Phối hợp với các bộ phận có liên quan tiến hành các công việc sau:
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm
ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ;
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư
và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
- Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hằng năm và đôn đốc, giám sát
việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu
khẩn cấp;
76
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM VỀ ATVSLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
2. Bộ phận An toàn-vệ sinh lao động
c/ Chức năng - Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy
định về ATVSLĐ.
- Tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động;
- Kiểm tra về ATVSLĐ theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận
sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Kiểm tra môi trường lao động,ATTP (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn
công nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề
nghiệp; đề xuất với NSDLĐ các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe.
b) Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ;
c) Đề xuất với NSDLĐ biện pháp khắc phục các tồn tại về ATVSLĐ.

77
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
2. Bộ phận An toàn-vệ sinh lao động
d/ Quyền hạn:
1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công
việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp
khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ để thi hành các biện pháp
bảo đảm ATLĐ, đồng thời phải báo cáo NSDLĐvề tình trạng này.
2. Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc
đã hết hạn sử dụng.
3. Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ TNLĐ theo
quy định pháp luật hiện hành.
4. Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình
hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ.

78
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
2. Bộ phận An toàn-vệ sinh lao động
d/ Quyền hạn:
5. Tham gia góp ý về lĩnh vực ATVSLĐ tại các cuộc họp xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi
công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà
xưởng, máy, thiết bị.
6. Tổng hợp và đề xuất với NSDLĐ giải quyết các đề xuất, kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người
lao động.
7. Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất
khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong BHLĐ, ATVSLĐ.

79
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3. Bộ phận y tế
a/ Điều kiện thành lập:

TT Số lượng LĐ trực tiếp Cán bộ Y tế


1 Từ 500 – 1.000 Ít nhất 01 nhân viên y tế có trình độ
chuyên ngành y
2 Trên 1.000 Thành lập trạm hoặc phòng hoặc ban y
tế có ít nhất 01 y sĩ hoặc 01 bác sỹ đa
khoa

3 Dưới 500 hoặc không thực Ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe với
hiện được như mục 1, 2 một trong các cơ quan y tế: trạm y tế
phường xã; phòng khám đa khoa; bệnh
viên/trung tâm y tế quận, huyện
80
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3. Bộ phận y tế
b/ Chức năng - Nhiệm vụ:
1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho NSLĐ và trực tiếp thực hiện việc
quản lý sức khỏe NLĐ.
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại cơ
sở lao động và sơ cứu, cấp cứu các trường hợp TNLĐ;
b) Quản lý tình hình sức khỏe của NLĐ, bao gồm: Tổ chức khám SK
định kỳ; khám BNN; lưu giữ và theo dõi hồ sơ SK tuyển dụng, hồ sơ khám
SK định kỳ, hồ sơ BNN (nếu có);
c) Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu
theo ca sản xuất (nếu có) và theo phân xưởng sản xuất;
d) Xây dựng các nội quy về VSLĐ, các yếu tố nguy cơ gây BNN và
các biện pháp dự phòng để NLĐ tham gia phòng tránh;
81
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3. Bộ phận y tế
b/ Chức năng - Nhiệm vụ:
đ) Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế ; chuẩn bị sẵn sàng
các phương án và tình huống cấp cứu TNLĐ tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ
cấp cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn;
e) Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,
đảm bảo ATVSTP cho NLĐ; phối hợp với bộ phận ATVSLĐ để triển khai
thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong MTLĐ, hướng dẫn
các phân xưởng và NLĐ thực hiện các biện pháp VSLĐ;
g) Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho
người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có kết quả khám sức
khỏe định kỳ là loại IV, loại V hoặc mắc BNN;
h) Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho NLĐ về ảnh hưởng
của các yếu tố có hại phát sinh trong MTLĐ đến sức khỏe và các biện pháp
dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp82sơ
cứu, cấp cứu TNLĐ thông thường tại nơi làm việc;
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3. Bộ phận y tế
b/ Chức năng - Nhiệm vụ:
• i) kiểm tra, giám sát MTLĐ; quản lý hồ sơ VSLĐ của cơ sở; đề xuất các
khuyến nghị và biện pháp cải thiện ĐKLĐ và nâng cao sức khỏe NLĐ;
• k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện cho
những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khỏe;
• l) Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe,
thương tật cho người lao động bị TNLĐ, BNN;
• m) Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế
Bộ, ngành (nếu có) để quản lý sức khỏe của NLĐ; tiếp nhận và thực hiện
đầy đủ chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ y tế
• n) Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, BNN của NLĐ với
cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có).
83
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
4. An toàn vệ sinh viên (ATVSV)
a/ Tổ chức
1. Mỗi tổ sản xuất trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
2. ATVSV là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên
môn và KTAT-VSLĐ), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các
quy định ATVSLĐ và được người lao động trong tổ bầu ra.
3. ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của BCH công
đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở "Quy
chế hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên".

84
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
4. An toàn vệ sinh viên (ATVSV)
b/ Nhiệm vụ
1. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, PT.BVCN;
nhắc nhở tổ trưởng, chấp hành các quy định về ATVSLĐ.
2. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy
ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ của NLĐ trong tổ;
phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị.
3. Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, các biện pháp, phương án làm
việc ATVSLĐ trong phạm vi tổ, tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an
toàn đối với NLĐ mới đến làm việc ở tổ,...
4. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ,
biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu
an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.
85
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
4. An toàn vệ sinh viên (ATVSV)
c/ Quyền hạn
1. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của
ATVSV; riêng đối với ATVSV trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian
thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng
sản xuất.
2. Yêu cầu NLĐ trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo
đảm ATVSLĐ, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, TNLĐ.
3. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
phương pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp
tổ chức.

86
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
5. Công đoàn cơ sở
a/ Nhiệm vụ
1. Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thỏa ước lao
động tập thể trong đó có các điều khoản về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục NLĐ, NSDLĐ thực hiện tốt các
quy định của pháp luật về ATVSLĐ; chấp hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, các
biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an
toàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm
ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn.
3. Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công
việc sau: xây dựng nội quy, quy chế quản lý ATVSLĐ; xây dựng kế hoạch
ATVSLD; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách BHLĐ, biện pháp
bảo đảm an toàn, sức khỏe NLĐ; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động
ATVSLĐ để tham gia với NSDLD.
87
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
5. Công đoàn cơ sở
a/ Nhiệm vụ

4. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh
phong trào bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; động viên khuyến khích
người lao động phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị, máy, công nghệ nhằm
cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động.

5. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công
tác bảo hộ lao động cho cán bộ đoàn và mạng lưới an toàn - vệ sinh viên.

88
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM VỀ ATVSLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
5. Công đoàn cơ sở
b/ Quyền hạn
1. Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế,
nội quy quản lý về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự
kiểm tra do cơ sở lao động tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an
toàn - vệ sinh lao động, thực hiện các chế độ chính sách an toàn - vệ sinh
lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động.
3. Kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp an toàn -
vệ sinh lao động và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo
đúng các quy định của pháp luật.
4. Tham gia điều tra tai nạn lao động; tham dự các cuộc họp kết luận của
các đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở
lao động.
89
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
6. Quản đốc phân xưởng (tương đương)
a/ Nhiệm vụ & Quyền hạn
1) Tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới
tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện
pháp làm việc an toàn trước khi giao việc cho họ;
2) Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được
huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức an toàn - vệ sinh lao động đạt yêu
cầu;
3) Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các
biện pháp bảo đảm ATVSLLD, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang
bị PTBVNCN đã được cấp phát;
4) Thực hiện, kiểm tra và đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi
người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy
trình, biện pháp làm việc an toàn và vệ sinh;
90
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
6. Quản đốc phân xưởng (tương đương)
a/ Nhiệm vụ & Quyền hạn
5) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch ATVSLĐ, xử lý
kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, đoàn
thanh tra, kiểm tra có liên quan và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài
khả năng giải quyết của phân xưởng;
6) Thực hiện khai báo, báo cáo kịp thời mọi TNLĐ xảy ra trong phân
xưởng theo quy định;
7) Phối hợp với Chủ tịch Công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự
kiểm tra về ATVSLĐ, tạo điều kiện để mạng lưới ATVSV trong phân xưởng
hoạt động có hiệu quả;
Quyền: Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận NLĐ không
đủ trình độ và tạm đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các
quy định bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ.
91
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
7. Tổ trưởng sản xuất (tương đương)
a/ Trách nhiệm
1) Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc NLĐ thuộc quyền quản lý
chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt
PTBVCN, thiết bị an toàn và thiết bị cấp cứu y tế;
2) Tổ chức nơi làm việc bảo đảm ATVSLĐ; kết hợp với ATVSV thực hiện tốt
việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an
toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;
3) Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu ATVSLĐ trong sản
xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra TNLĐ, sự cố
thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời;
4) Kiểm điểm đánh giá tình trạng ATVSLĐ và việc chấp hành các quy định
về ATVSLĐ trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ;

92
2.1 Tổ chức
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
7. Tổ trưởng sản xuất (tương đương)
b/ Quyền hạn

…từ chối nhận người không có đủ trình độ chuyên môn và KT ATVSLĐ vào
làm việc; từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có
nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của tổ viên và báo cáo kịp thời với
cấp trên để xử lý.

93
2.2 Kế hoạch BHLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

1. Căn cứ lập kế hoạch


a) Chi phí công tác an toàn - vệ sinh lao động năm trước; nhiệm vụ,
phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm
kế hoạch;
b) Những thiếu sót tồn tại trong công tác ATVSLĐ được rút ra từ các
sự cố, vụ TNLĐ, cháy nổ, BNN, các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công
tác ATVSLĐ động năm trước;
c) Các kiến nghị của NLĐ, của tổ chức công đoàn và của các đoàn
thanh tra, kiểm tra;
d) Các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn - vệ sinh lao
động, bảo hộ lao động.

94
2.2 Kế hoạch BHLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

2. Yêu cầu về KH.BHLĐ


- Xây dựng hàng năm, có thể cập nhật nếu có sự thay đổi
- Xây dựng từ cấp tổ sản xuất, phòng, ban trở lên, đồng thời phải được
thông báo để mọi người lao động tham gia ý kiến.
- Nội dung KH.BHLĐ bao gồm:
a) Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;
b) Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc: lắp
đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách
ngăn tiếng ồn, hệ thống chống rung sóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo
nhà tắm, nhà vệ sinh; đo kiểm môi trường lao động …;
c) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;
đ) Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động.
95
2.2 Kế hoạch BHLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3 Nội dung KH.BHLĐ
3.1 Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;
a) Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm
mục đích che, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình,
khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động;
b) Các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;
c) Hệ thống chống sét, chống rò điện;
d) Các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động …
đ) Đặt biển báo;
e) Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy chữa cháy;
g) Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với người lao động;
h) Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ
cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại;
i) Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt ATVSLĐ;
96
k) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
2.2 Kế hoạch BHLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3 Nội dung KH.BHLĐ
3.2 Các biện pháp về KTVSLĐ phòng chống độc hại, cải thiện ĐKLĐ, BVMT
a) Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;
b) Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống
nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền;
c) Xây dựng, cải tạo nhà tắm;
d) Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc;
đ) Đo đạc các yếu tố môi trường lao động;
e) Thực hiện việc xử lý chất thải nguy hại;
g) Nhà vệ sinh;
h) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

97
2.2 Kế hoạch BHLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3 Nội dung KH.BHLĐ
3.3 Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân:

a) Dây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng
cách điện; ủng chịu axít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu
trang chống bụi; bao tai chống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ
trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt v.v….

b) Các trang thiết bị khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

98
2.2 Kế hoạch BHLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3 Nội dung KH.BHLĐ
3.4 Chăm sóc sức khỏe người lao động
a) Khám sức khỏe khi tuyển dụng;

b) Khám sức khỏe định kỳ;

c) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

d) Bồi dưỡng bằng hiện vật;

đ) Điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động; …

99
2.2 Kế hoạch BHLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3 Nội dung KH.BHLĐ
3.5 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động:
a) Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người sử
dụng lao động, người lao động;
b) Chiếu phim, tham quan triển lãm an toàn - vệ sinh lao động;
c) Tổ chức thi an toàn - vệ sinh viên giỏi;
d) Tổ chức thi viết, thi vẽ đề xuất các biện pháp tăng cường công
tác an toàn - vệ sinh lao động;
đ) Kẻ pa nô, áp phích, tranh an toàn lao động; mua tài liệu, tạp chí
an toàn - vệ sinh lao động;
e) Phát các bản tin về an toàn - vệ sinh lao động trên các phương
tiện truyền thông của cơ sở lao động.
g) Các biện pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về
an toàn - vệ sinh lao động khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
100
2.3 Công tác kiểm tra
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

1. Mục đích, ý nghĩa


- Nắm bắt, đánh giá, quản lý được tình hình triển khai và thực hiện kế
hoạch BHLĐ, việc chấp hành quy định, việc thực hiện các giải pháp cải
thiện điều kiện ATVSLĐ tại các cấp của cơ sở.

- Kịp thời phát hiện các thiếu sót của hệ thống để điều chỉnh và có biện
pháp cải thiện phù hợp.

- Giáo dục, nhắc nhở, nâng cao ý thức, trách nhiệm về ATVSLĐ của NLĐ

- Thể hiện sự quan tâm của NSDLĐ đối với công tác ATVSLĐ, đến điều
kiện làm việc của NLĐ

101
2.3 Công tác kiểm tra
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

2. Nguyên tắc thực hiện


- Người, bộ phận và hình thức kiểm tra sao phù hợp với đặc điểm của cơ
sở nhưng phải đảm bảo
 6 tháng/lần ở cấp toàn cơ sở
 3 tháng/lần ở cấp tổ, đội, phân xưởng
 Đầu ca/ngày làm việc hoặc bắt đầu công việc mới ở cấp tổ sản xuất.

- Phải được thực hiện ở mọi khâu của hoạt động sản xuất.

- Phải được ghi chép (lập hồ sơ) để theo dõi và xem xét định kì.

102
2.3 Công tác kiểm tra
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

3. Nội dung kiểm tra (13)


a) Việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ như: khám sức khỏe, khám
phát hiện BNN; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện
vật, khai báo, điều tra, thống kê TNLĐ …;
b) Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản
kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;
c) Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành;
d) Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng
và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các
cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước
…;
đ) Việc sử dụng, bảo quản trang bị PTBVCN, phương tiện kỹ thuật PCCC,
phương tiện cấp cứu y tế;

103
2.3 THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM
TRA VỀ ATVSLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3. Nội dung kiểm tra (13)
e) Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động;
g) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
h) Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;
i) Kiến thức an toàn - vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu,
cấp cứu của người lao động.
k) Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người lao động;
l) Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị
về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động;
m) Trách nhiệm quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động và phong trào
quần chúng về an toàn - vệ sinh lao động.
n) Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
104
2.3 THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM
TRA VỀ ATVSLĐ
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
4. Hình thức kiểm tra

a) Kiểm tra tổng thể ATVSLĐ;


b) Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động
c) Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;
d) Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;
đ) Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
e) Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua;
g) Các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

105
2.3 Công tác kiểm tra
(Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

5. Tổ chức thực hiện Thành lập đoàn kiểm tra


(họp, phân công)

Thông báo kế hoạch kiểm tra

Tiến hành kiểm tra

Lập biên bản kiểm tra

Xử lý kết quả sau kiểm tra 106


2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

1. Phân loại TNLĐ


- Tai nạn lao động chết người: tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi
xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp
cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết
thương do tai nạn lao động gây ra (theo kết luận tại biên bản khám
nghiệm pháp y).

- Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong
những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
Thông tư này.

- Tai nạn lao động nhẹ: tai nạn không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều này.

107
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

2. Khai báo TNLĐ


1. Khi xảy ra tai nạn đối với người lao động tại nơi làm việc thì
người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho NSDLĐ biết.
2. Đối với các vụ tai nạn làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai
nạn nặng trở lên thì cơ sở phải khai báo bằng cách nhanh nhất với Thanh
tra Sở LĐTBXH, Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và cơ quan cấp trên
(nếu có) theo nguyên tắc:
a) Tai nạn xảy ra ở tỉnh nào thì khai báo tại tỉnh đó;
b) Trường hợp người bị tai nạn chết trong thời gian điều trị hoặc
chết do tái phát của chính vết thương do TNLĐ thì cơ sở có người bị chết
phải khai báo với Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh nơi có Đoàn điều tra TNLĐ đã
tham gia điều tra vụ tai nạn đó,
c) Tai nạn xảy ra trong các lĩnh vực: phóng xạ; thăm dò, khai thác
dầu khí; các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không còn phải khai báo với Bộ, ngành quản lý lĩnh vực đó; 108
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

2. Khai báo TNLĐ


3. Tai nạn xảy ra khi NLĐ tham gia giao thông làm chết người hoặc
làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên thì căn cứ vào hồ sơ giải quyết vụ
tai nạn của cơ quan CSGT hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa
phương hoặc giấy xác nhận của Công an khu vực tại nơi xảy ra TNLĐ để
khai báo với Thanh tra LĐTBXH.
4. Người lao động Việt Nam bị chết hoặc bị tai nạn nặng trong thời
gian thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài thì cơ sở trực tiếp quản lý người lao
động đó thực hiện việc khai báo theo nguyên tắc:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai
báo bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở LĐTBXH nơi cơ sở cử người đi đặt trụ sở
chính;
b) Trong trường hợp NLĐ do cơ sở khác cử đi bị chết hoặc bị tai nạn nặng thì trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, cơ sở khác cử đi phải báo
cho cơ sở quản lý người bị tai nạn đó biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi
nhận được tin báo tai nạn, cơ sở quản lý người bị tai nạn phải khai báo với Thanh tra Sở
LĐTBXH tỉnh, nơi cơ sở quản lý người bị tai nạn đặt trụ sở chính; 109
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

3. Điều tra TNLĐ


3.1 Mục đích
- Tìm ra đúng nguyên nhân trên cơ sở đó xác định các biện pháp
khắc phục, phòng ngừa phụ hợp.
- Thực hiện đúng các chính sách, qui định về bồi thường, trợ cấp
cho NLĐ bị TNLĐ.
3.2 Nguyên tắc điều tra TNLĐ
- Khẩn trương, kịp thời

- Đảm bảo tính khách quan

- Cụ thể và chính xác

110
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

3. Điều tra TNLĐ


3.3 Phân cấp điều tra

- Đơn vị xảy ra TNLĐ tổ chức điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động nhẹ,
nặng (có 01 người bị nạn)

- Các cơ quan chức năng (Sở LĐTBXH, Y tế,…) tổ chức điều tra, kết luận
các vụ TNLĐ chết ngừoi, nặng (từ 2 người bị nạn trở lên).

111
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

3. Điều tra TNLĐ


Thành lập đoàn điều tra
3.4 Qui trình điều tra cấp cơ sở

Thu thập bằng chứng (dấu vết,


tài liệu,…)

Lấy lời khai (nạn nhân, nhân


chứng)
Giám định KT, Pháp y (nếu cần
thiết)
Xem xét, đánh giá chứng cứ

Lập và công bô biên bản


điều tra

112
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ


3.4.1 Thành lập đoàn điều tra
- Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được người sử
dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản, trưởng đoàn;
- Ðại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành
công đoàn lâm thời hoặc đại diện tập thể người lao động khi cơ sở chưa
thành lập tổ chức công đoàn, thành viên;
- Người làm công tác an toàn - vệ sinh lao động, thành viên;
- Cán bộ y tế của cơ sở, thành viên;
- Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).

113
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.2 Thu thập bằng chứng
Hiện trường tai nạn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tìm các chứng cứ liên
quan đến TNLĐ. Khi điều tra cần xem xét:
- Tình trạng máy móc, thiết bị, thông số kỹ thuật
- Sổ sách, báo cáo: lệnh sản xuất, sổ giao ca, phiếu công tác, nhật ký
công trình, biện pháp thi công, quy trình công nghệ….
- Hồ sơ nạn nhân: hợp đồng LĐ, hồ sơ sức khỏe, huấn luyện AT, bằng
cấp chuyên môn,…
- Đo đạc, vẽ lại mặt bằng, chụp lại hiện trường
- Thu thập các vật chứng liên quan khác: nguyên vật liệu, dụng cụ lao
động, PT.BVCN,..
- Tư thế của nạn nhân lúc bị TNLĐ
 Dựng lại hiện trường nếu đã bị xáo trộn.
114
Lập và công bố biên bản hiện trường theo mẫu
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.3 Thu thập lời khai nạn nhân, nhân chứng
- Nhân chứng có 2 loại: trực tiếp (chứng kiến); gián tiếp (nghe nói lại)
- Có 2 cách lấy lời khai
• Lập biên bản theo cách hỏi và đáp
• Yêu cầu nhân chứng viêt trường trình
- Lời khai của nhân chứng cần được xác minh vì:
• Trí nhớ kém, có tật (mắt kém, điếc…), thuật lại không đầy đủ
• Ngại vì sợ mất đoàn kết, thù ghét hoặc ban ơn,…
• Tự thêm bơt, suy diễn
• Bị ép buộc, mua chuộc dẫn đến khai sai sự thật
- Lời khai của nhân chứng phải được lập thành văn bản có chữ ký của
nhân chứng.
115
2.4 KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, BÁO
CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.4 Trưng cầu giám định kỹ thuật, pháp y

- Khi đoàn thanh tra không đủ năng lực đánh giá, kết luận

- Có thể thay đổi giám định nếu kết luận không thỏa đáng

- Thanh tra nhà nước về ATLĐ có quyền trưng cầu các loại giám định.

116
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.5 Xem xét đánh giá chứng cứ . Mục đích:
- Diễn biến của vụ tai nạn lao động;
- Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động (trong đó, phải ghi rõ tai nạn lao
động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hoặc do lỗi
của cả người sử dụng lao động và người lao động, hoặc nguyên nhân khác
không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động);
- Kết luận về vụ tai nạn lao động (trong đó, phải ghi rõ vụ tai nạn đó là
tai nạn lao động hay là trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động hoặc
không phải là tai nạn lao động);
- Mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong
vụ tai nạn lao động;
- Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự
hoặc tái diễn.
- Trách nhiệm khắc phục 117
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.5 Xem xét đánh giá chứng cứ . Lưu ý:
- Độ tin cậy về mặt pháp lý của chứng cứ
- Đánh giá tính khách quan của chứng cứ:
• Xem xét nhân chứng (trực tiếp hay gián tiếp)
• Chứng kiến hay suy diễn
• Mối quan hệ của nhân chứng với nạn nhân
• Có phù hợp với thực tế tại hiện trường.

- Xem xét thận trọng, bảo quản vật chứng chu đáo
- Tìm kiếm sự hợp lý, logic, quan hệ giữa các chứng cứ.

118
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.6 Lập và công bố biên bản và kết luận điều tra
 Yêu cầu về biên bản điều tra
- Chặt chẽ, có tính thuyết phục cao
- Chặt chẽ, phù hợp với thực tế, không rờm rà, mạch lạc dễ hiểu
- Có lý, có tình, có căn cứ khoa hoc và pháp lý.

119
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.6 Lập và công bố biên bản và kết luận điều tra
 Nội dung biên bản điều tra (Phụ lục số 06). Một số nội dung chính:
- Thành phần đoàn điều tra
- Thông tin nạn nhân
- Diễn biến tai nạn
- Hậu quả, thương tích
- Nguyên nhân
- Biện pháp phòng ngừa
- Trách nhiệm khác phục
- Đề nghị xử lý
120
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
3.4 Quy trình Điều tra TNLĐ
3.4.6 Lập và công bố biên bản và kết luận điều tra
 Thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động gồm:
- Trưởng đoàn điều tra (Chủ trì cuộc họp);
- Chủ cơ sở hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản;
- Các thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động;
- Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự
việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
- Ðại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở
- Ðại diện cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở (nếu có);
 Các thành viên tham gia dự cuộc họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung
biên bản điều tra TNLĐ thì được ghi ý kiến và ký tên của mình vào biên bản
cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ.
121
2.4 Khai báo, điều tra TNLĐ
(Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

4 Thống kê, báo cáo TNLĐ

• Trong thời hạn 02 ngày kể từ khi nhận được biên bản điều tra TNLĐ và
biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động phải thống kê

• Thực hiện việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (6 tháng và một
năm) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư
này, theo nguyên tắc:

122
2.5 Thống kê, báo cáo
(Thông tư 1/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
- Cơ sở lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo
quy định hiện hành. Các số liệu thống kê phải được lưu giữ ít nhất là 5 năm
ở cấp phân xưởng và 10 năm ở cơ sở lao động.

- Cơ sở lao động phải thực hiện báo cáo công tác ATLĐ-VSLĐ định kỳ một
năm 2 lần (báo cáo 6 tháng và hằng năm) với cơ quan cấp trên trực tiếp
quản lý và với Sở LTĐTBXH, Sở Y tế, LĐLĐ theo mẫu Phụ lục số 4.

- Báo cáo 6 tháng đầu năm phải gửi trước ngày 5 tháng 7, báo cáo năm phải
gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

123
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 16: Vi phạm quy định về ATLĐ-VSLĐ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây
dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ
sinh lao động;
b) Không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm
việc;
c) Không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp
luật.

124
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 16: Vi phạm quy định về ATLĐ-VSLĐ
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định;
b) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ-VSLĐ đối với nơi
làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công
trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật
tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ;
c) Không bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà
xưởng theo quy định;
d) Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ-VSLĐ hoặc các tiêu
chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sản
xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng
lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu
công nghệ mới;
125
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 16: Vi phạm quy định về ATLĐ-VSLĐ
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây:
• đ) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng
theo quy định;
• e) Không có bảng chỉ dẫn về ATLĐ-VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc
hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
• g) Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo
đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, TNLĐ;
• h) Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an
toàn lao động, vệ sinh lao động ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong
các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây TNLĐ-BNN;
• i) Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế
độ theo quy định;
126
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 16: Vi phạm quy định về ATLĐ-VSLĐ
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây:

• k) Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng;
• l) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm
trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia
bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu
đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y
tế;
• m) Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

127
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 16: Vi phạm quy định về ATLĐ-VSLĐ
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
• a) Buộc NSDLĐ lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ-VSLĐ đối
với nơi làm việc của NLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công
trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị,
vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ khi có hành vi vi phạm
quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

• b) Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh
lao động đã công bố áp dụng về đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c
và Điểm d Khoản 2 Điều này;

128
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 16: Vi phạm quy định về ATLĐ-VSLĐ
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
• c) Buộc NSDLĐ trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế đối với hành vi vi
phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này;

• d) Buộc NSDLĐ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí
không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động
tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp
cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo
hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều này;

• đ) Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho NLĐ cộng với khoản tiền tính theo lãi
suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều này.
129
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 17: Vi phạm về phòng ngừa TNLĐ-BNN
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
người lao động có một trong các hành vi sau đây:
• a) Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;

• b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có
lệnh của người sử dụng lao động;

• c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.

130
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 17: Vi phạm về phòng ngừa TNLĐ-BNN
2. Không tổ chức huấn luyện ATLĐ-VSLĐ cho NLĐ, người học nghề, tập nghề
khi tuyển dụng và sắp xếp lao động theo một trong các mức sau đây:
• a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10
người;
• b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50
người;
• c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến
100 người;
• d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến
300 người;
• đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở
lên.

131
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 17: Vi phạm về phòng ngừa TNLĐ-BNN
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây:
• a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt
động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây TNLĐ, BNN;
• b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe
riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
• c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về ATLĐ-VSLĐ theo quy định;
• d) Sử dụng người làm công tác ATLĐ-VSLĐ Không có chứng chỉ huấn
luyện về ATLĐ-VSLĐ theo quy định;
• đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu
tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
lao động tại nơi làm việc cho người lao động;

132
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 17: Vi phạm về phòng ngừa TNLĐ-BNN
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một trong các hành vi sau đây:
• e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy
định;
• g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy
định;
• h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh
nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y
khoa;
• i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động
làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.

133
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 17: Vi phạm về phòng ngừa TNLĐ-BNN
4. Không trang bị PTBVCN hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về
chất lượng, quy cách theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng
hiện vật cho NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; trả tiền
thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo một trong các mức sau đây:
• a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10
người lao động;
• b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50
người lao động;
• c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến
100 người lao động;
• d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến
300 người lao động;
• đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao
động trở lên.
134
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 17: Vi phạm về phòng ngừa TNLĐ-BNN
5. Phạt tiền người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng các loại
máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
• a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo
cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
• b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo
trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động;
• c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử
dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã
thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
• d) Từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm
đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không
kiểm định định kì theo qui định tại khoản 1 điều 147 của bộ luật Lao động.
135
2.6 Xử phạt hành chính về ATVSLĐ
(Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
 Điều 17: Vi phạm về phòng ngừa TNLĐ-BNN
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
• a) Buộc trả NLĐ khoản bồi dưỡng bằng hiện vật theo mức quy định
• b) Buộc trang bị PTBVCN đầy đủ và đạt tiêu chuẩn về chất lượng,
• c) Buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp
• d) Buộc ngừng sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động;

136
PHẦN 3

CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI


TRONG SẢN XUẤT VÀ BIỆN PHÁP
KHĂC PHỤC PHÒNG NGỪA

137
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1.1 VỆ SINH LAO ĐỘNG
Khoa học nghiên cứu việc quản lý, đánh gia, nhận dạng và kiểm soát
các nguy cơ tác hại nghề nghiệp, có hại đối với sức khỏe NLĐ; đề xuất các
giải pháp cải thiện điều kiện môi trường làm việc nhằm nâng cao và bảo vệ
sức khỏe NLD, phòng tránh BNN.

1.2 TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP (TCVN 2288-78) 4 nhóm


- Nhóm vật lý
- Nhóm hóa học
- Nhóm sinh học
- Nhóm tâm lý học

138
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1.2.1 Nhóm 1: Yếu tố vật lý (28 yếu tố)
• Cơ cấu truyền động
• Yếu tố áp suất, áp lực
• Tiếng ồn, rung
• Điện từ, từ trường
• Bụi
• Vi khí hậu

139
Ví dụ

140
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1.2.2 Nhóm hóa học
• Các chất gây bỏng, kích thích da, niêm mạc…: axit, kiềm
• Các chất kích thích đường hô hấp trên và phế quản:
Clo, hơi lưu huỳnh, kim loại nóng chảy
• Các chất gây ngạt: CO2, metan
• Các chất gây độc hệ thần kinh: dung môi, CO,..
• Các chất gây độc với cơ quan nội tạng: hơi kim loại
nặng: chì, mangan, một số dung môi.

141
Hóa chất

142
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1.2.3 Nhóm 3: Nhóm sinh vật học
• Vi sinh vật

• Đại sinh vật: rắn rết, ong đốt

143
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1.2. 4 Nhóm 4: Nhóm tâm lý học
• Quá tải thể lực.
• Căng thẳn trí óc
• Sự đơn điệu của thao tác lao động
•…

144
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1. 3 Nguyên nhân gây phát sinh các mối nguy
nghề nghiệp

– Nguyên nhân kỹ thuật

– Nguyên nhân về tổ chức

– Nguyên nhân vệ sinh công nghiệp

145
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1. 3.1 Nguyên nhân kỹ thuật
- Máy móc chứa các nguy cơ gây nguy hiểm: vùng nguy hiể, nguồn phát
sinh hơi, khí độc, cháy nổ, điện áp, nhiệt, áp suất, tiếng ồn, rung,….
- Thiết kế máy móc không phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, vệ sinh
của người vận hành: khoảng cách, độ cao, tầm với, tư thế, sự đơn
điệu, màu sắc khó nhận dạng,…
- Mức độ an toàn của thiết bị: ổn định về mặt cơ học, cách điện, cách
nhiệt,…
- Thiết bị bảo vệ không phù hợp, không có
- Thiết bị phát tín hiệu, kiểm soát hoạt động không đảm bảo: van an
toàn, nút nhấn khẩn cấp, đồng hồ đo,…
- Vi phạm các nguyên tắc an toàn trong vận hành, kiểm tra
- Thiết bị hổ trợ không đầy đủ: thiết bị hổ trợ công việc nặng nhọc
- PTBVCN không đảm bảo: thảm, găng tay, ủng cách điện, bình Oxy,
mặt nạ phòng độc,… 146
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1. 3. 2 Nguyên nhân tổ chức
- Tổ chức làm việc không hợp lý: không gian làm
việc chật hẹp, gò bó,..
- Bố trí máy sai các nguyên tắc an toàn…
- Bố trí mặt bằng, đường đi lại, lối thoát hiểm không
hợp lý
- Bảo quản vật tư, sản phẩm không hợp lý
- PTBVCN không đúng kích cỡ
- Không thực hiện tốt công tác huấn luyện, hướng
dẫn ATVSLĐ cho NLĐ,…
147
I. VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP
1. 3. 3 Nguyên nhân vệ sinh công nghiệp
- Vi phạm các yêu cầu vệ sinh: thông gió, thoát không khí
độc,…
- Phát thải bụi và hơi khí độc trong môi trường làm việc, rò rỉ
đường ống dẫn khí, hóa chất…
- Điều kiện vi khí hậu không đảm bảo: nhiệt độ, độ ẩm, bức
xạ, vận tốc gió,…
- Chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn
- Tiếng ồn cao
- PTBVCN không đảm bảo yêu cầu vệ sinh: dơ bẩn, không
nơi bảo quản, cất giữ…
- Không thực hiện đúng các yêu cầu vệ sinh: rửa tay, tắm,…
148
II. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
2.1 YẾU TỐ NGUY HIỂM
Các yếu tố tác động một cách đột ngột gây chấn thương
hoặc chết người. Bao gồm
- Các bộ phận truyền động, chuyển động
- Nguồn nhiệt
- Nguồn điện
- Vật rơi, đổ sập
- Vật văng bắn
- Nổ

149
II. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
2.2 YẾU TỐ CÓ HẠI VỚI SỨC KHỎE
Các yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá
giới hạn của TCVS, làm giảm sức khỏe NLD, gây BNN.
- Vi khí hậu
- Tiếng ồn
- Rung
- Bức xạ, phóng xạ
- Chiếu sáng
- Bụi
- Hóa chất độc
- Vi sinh vật gây bệnh
- Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế làm việc, đơn
điệu,… 150
151
Các yếu tố nguy hiểm, có hại

truyền động,
chuyển động Vi khí hậu Hoá chất
độc
Nguồn Nguồn
nhiệt điện
Ánh sáng Vi
Yếu tố Yếu tố sinh vật
nguy có
Vật rơi, hiểm hại
đổ, sập Vật văng, Làm việc
bắn Bụi quá sức

Nổ Nổ
Rung và
vật lý hoá học Ồn
chấn động

152
II. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
2.3 YẾU TỐ CON NGƯỜI
- Không được huấn luyện ATVSLĐ
- Tổ chức lao động không hợp lý
- Không có biện pháp thi công an toàn
- Không trang bị, sử dụng PT. BVCN
- Không tuân thủ qui trình làm việc
- Không thực hiện các qui định
của pháp luât về công tác
ATVSLĐ

153
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.1 Phương pháp chung
- Phỏng vấn NLĐ trực tiếp tiếp xúc với qui trình
công nghệ và các yếu tố dể đánh giá (PP. Dự báo)

- Sử dụng bảng kiểm định để đánh giá các yếu tố


theo qui định (PP. Nhận biết)

- Dùng thiết bị đo để xác định các yếu tố vệ sinh,


môi trường lao động (PP. Định lượng)
154
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm
3.2.1 Đối với máy, thiết bị cơ khí
- Tình trạng cơ cấu bảo vệ, che chắn bộ truyền động
- Biện pháp nối đất bảo vê
- Tình trạng các thiết bị an toàn

155
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm
3.2.2 Đối với thiết bị áp lực
- Thời hạn kiểm định
- Tình trạng của thiết bị đo (đồng hồ), van an toàn
- Nơi đặt thiết bị
- Tình trạng kỹ thuật: sự ăn mòn quá
mức của vỏ,…

156
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm
3.2.3 Đối với hệ thống nối đất, chống sét
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng của
dây, cọc nối đất
- Kết quả đo kiểm điện trở nối đất

157
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm
3.2.4 Kho chứa nguyên vật liệu
- Sự sắp xếp và bố trí hàng hóa trong kho
- Thực hiện các biện pháp PCCC
- Cửa thoát hiểm, thông gió, tĩnh điện
- Phương tiện xử lý khẩn cấp

158
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm
3.2.5 Thiết bị nâng hạ
- Thời hạn kiểm định
- Tình trạng kỹ thuật: ăn mòn, biến dạng,…
- Tình trạng cơ cấu chịu tải: móc, cáp, càng xe,…

159
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm
3.2.6 Hệ thống điện và các thiết bị bảo vệ
- Hệ thống dây dẫn
- Hệ thống phân phối
- Các thiết bị bảo vệ đóng ngắt…

160
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.2 Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm
3.2.7 Hệ thống giao thông nội bộ
- Hệ thống thoát nước, hố ga
- Độ cản trở, thông thoáng đường giao thông nội bộ
- Trình trạng nhà xưởng: mái, sàn, hệ thống thoát nước mưa,…

161
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
3.3 Phương pháp xác định các yếu tố có hại
- Phương pháp định lượng: vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, ánh sáng, tiếng
ồn, rung bằng cách sử dụng các dụng cụ đo

- Sử dụng kết quả khám sức khỏe định kỳ để đánh giá

162
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
(Tham khảo: TCVN 31000:2011)
4.1 Nguyên tắc đánh giá
Thực hiện liên tục, thường xuyên khi có sự thay đổi:
- Khi trang bị máy móc mới
- Sau khi xảy ra sự cố, TNLĐ
- Khi thay đổi qui trình công nghệ
- Thay đổi nguyên vật liệu sử dụng
- Sau khi thực hiện biện pháp giảm thiểu nguy cơ gây tai
nạn, BNN.
- Xem xét định kì

163
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
(Tham khảo: TCVN 31000:2011)
4.2 Yêu cầu khi thực hiện
- Xem xét toàn diện các quá trình sản xuất để xác định
các mối nguy.
- Thiết lập biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro
- Lãnh đạo các cấp có trách nhiệm quản lý rủi ro và chuẩn
bị các điều kiện vật chất kỹ thuật, quản lý để xử lý các yếu tố
nguy hiểm, có hại.

164
165
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ CÁC YẾU
TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
(Tham khảo: TCVN 31000:2011)
4.3 Nội dung của Đánh giá và Quản lý
- Liệt kê danh mục công việc
- Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, có hại
- Đánh giá mức độ tác động và khả năng xảy ra của các
yếu tố nguy hiểm, có hại
- Xác định các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro
- Thực hiện và theo dõi việc thực hiện các biện pháp
phòng ngừa
- Cập nhật mức độ rủi ro sau khi thực hiện giải pháp kiểm
soát.
166
V. CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐKLĐ,
PHÒNG CHỐNG TNLĐ, BNN
5.1 Các biện pháp kỹ thuật An toàn
- Thiết bị che chắn
- Thiết bị bảo hiểm, phòng ngừa
- Tín hiệu, báo hiệu
- Khoảng cách an toàn
- Cơ cấu điều khiển, phanh hãm
5.2 Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh
- Cải thiện điều kiện vi khí hậu
- Chống bụi
- Chống ồn, rung
- Chiếu sáng hợp lý

167
V. CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐKLĐ,
PHÒNG CHỐNG TNLĐ, BNN
5.3 Biện pháp tổ chức, quản lý

5.4 Phòng chống cháy nổ

5.5 Tâm lý lao động

5.6 Trang bị PT.BVCN (Xem mục1.2.2)

168
V. CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐKLĐ,
PHÒNG CHỐNG TNLĐ, BNN
 Nguyên tắc thực hiện

169
5.1 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
5.1.1 THIẾT BỊ CHE CHẮN
1. Mục đích :
- Cách ly vùng nguy hiểm với người.
- Ngăn ngừa người đi vào vùng nguy hiểm.

2. Yêu cầu :
- Chắc chắn.
- Không trở ngại sản xuất.
- Dễ tháo lắp.

170
5.1 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
5.1.2 Thiết bị bảo vệ, phòng ngừa
• Mục đích :
– Ngăn ngừa các thông số họat động vượt quá trị số an toàn. Van xả
quá áp
– Ngăn ngừa sự cố.

• Nguyên tắc họat động


– Tự động lọai trừ điều kiện nguy hiểm

• Phân lọai :
– Tự phục hồi.
– Phục hồi bằng tay.
– Thay mới.

• Ứng dụng
– Ngăn ngừa quá áp suất, quá điện áp, quá dòng, quá nhiệt, vượt tốc …
171
5.1 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
5.1.3 Tín hiệu, báo hiệu
• Tín hiệu ánh sáng
• Tín hiệu âm thanh
• Màu sơn
• Biển báo
• Tín hiệu tay
• Yêu cầu:
• Dễ nhận biết
• Khả năng nhầm lẫn thấp

172
173
174
5.1 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
5.1.4 Khoảng cách an toàn
Xác định được các khỏang cách an toàn và giới hạn giữa người với công trình, thiết
bị, phương tiện và giữa chúng với nhau nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị trong quá trình họat động
 Khỏang cách an toàn của đường dây tải điện
 Khỏang cách an toàn cháy nổ
 Khỏang cách an toàn phóng xạ

• Khoảng cách An toàn điện

Điện áp kV 1-20 35-110 150 - 200 330 500


Khoảng cách an toàn (m) 2 4 5 6 9
175
5.1 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
5.1.5 Cơ cấu hãm, điều khiển từ xa
- Cơ cấu điều khiển: Nút đóng, mở máy, hệ thống tay gạt,…
- Phanh hãm: phanh cơ, phanh điện, phanh từ
- Khóa liên động
- Điều khiển từ xa: thiết bị nâng,….

176
5.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VỆ SINH
5.2.1 Cải thiện điều khiện vi khí hậu
• Nguy cơ:
– Vận hành lò hơi, xưởng đúc kim loại, hầm lò,…
– Gây rối loạn quá trình trao đổi nhiệt
• Dưới 18 độ C: sinh nhiệt để chống lạnh
• Trên 34 độ C: rối loạn thân nhiệt (không thể thải nhiệt do cơ thể
sinh ra ra bên ngoài)
– Nhu cầu nước hàng ngày:
• Bài tiết: 2,5 lít nước/ngày (tiết niệu và phân)
• Điều kiện thích hợp cho làm việc: nhiệt độ 20 – 25 độ C, độ ẩmL
50-70%, tôc độ gió: 0,2 – 0,4 m/s
• Biện pháp:
– Thông gió và điều hóa không khí: Thông gió tự nhiên, hoặc nhân tạo.
– Làm lán để che nắng, che mưa khi thực hiện công việc ngoài trời
177
5.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VỆ SINH
5.2.2 Chống bụi
Bụi công nghiệp : là các hạt nhỏ của các chất rắn phát sinh trong quá trình sản xuất,
có khả năng tung lên khuếch tán vào không khí và lưu lại một thời gian trong
không khí.

Tác hại của bụi : gây cháy, nổ, giảm khả năng cách điện của thiết bị, mài mòn thiết
bị…

Đối với người : làm tổn thương cơ quan hô hấp, gây các bệnh lý về phổi, tổn thương
mắt …Nguy hiểm nhất là bụi dạng sương mù ( 0,1 – 0,05 10-6 mm)

Biện pháp:
– Thực hiện các biện pháp vệ sinh công bụi
– Che chắn, sử dụng thiết bị lọc, hút bụi
– Trồng nhiều cây xanh.

178
5.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VỆ SINH
5.2.3 Tiếng ồn
• Tác hại của tiếng ồn : gây tổn thương thính giác, rối lọan thăng
bằng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến thị giác.

• Giới hạn tiếng ồn cho phép: 80-90 dbA

Biện pháp:
– Đảm bảo khoảng cách từ nguồn ồn đến vị trí làm việc
– Giảm ồn: bọc lớp cách âm, cách ly,…nguồn ồn

179
5.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VỆ SINH
5.2.4 Rung
Rung : gây biến động chức năng sinh lý, chóng mệt mỏi, di lệch phủ
tạng, sẩy thai, đẻ non…

Biện pháp:
– Sử dụng vật liệu chống rung: đệm cao su, lò xo.
– Gắn chặt vỏ, chân với các bộ phận gây rung của máy
– Cách ly nguồn rung
– Thay đổi vị trí làm việc tránh tiếp xúc
– Sử dụng thiết bị cầm tay không truyền rung
– Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với nguồn rung: dưới 10 phút/lần

180
5.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VỆ SINH
5.2.5 Chiếu sáng hợp lý

Biện pháp:
– Đảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc theo đặc điểm công việc
– Thiết kế nhà xưởng hợp lý để tận dụng ánh sáng trời
– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng

181
5.4 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ
5.4.1 Nguyên nhân cháy
- Tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa
- Tác dụng của năng lượng điện: phòng điện, chập điện,
- Do ma sát: tĩnh điện
- Phản ứng hóa học

182
5.4 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ
5.4.2 Biện pháp phòng chống cháy nổ
 Biện pháp kỹ thuật, tổ chức
• Cách ly thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ gây cháy nổ
• Hạn chế khả năng phát sinh nhiệt
• Hạn chế lưu trữ quá nhiều chất cháy
• Bố trí vật tư hợp lý
• Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy
• Sử dụng vật liệu chống cháy phù hợp
 Biện pháp hành chính
• Tuân thủ các qui định về PCCC
• Xây dựng nội qui cơ sở, đội PCCC cơ sở
 Biện pháp giáo dục, tuyên truyền
• Diễn tập định kì PA. PCCC
• Tổ chức huấn luyện PCCC
183
5.5 TÂM LÝ LAO ĐỘNG

- Xây dựng mối quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động;
- Đảm bảo công bằng
- Khuyến khích NLĐ phát huy sáng kiến
- Xây dựng chính sách về ALVSLĐ phù hợp và đúng qui
định pháp luật
- Bố trí, thiết kế máy móc thiết bị phù hợp với NLĐ

184
5.6 TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
- Sắp xếp nơi làm việc, mặt bằng nhà xưởng, máy
móc gọn gàng, hơp lý
- Có chương trình vệ sinh công nghiệp tốt 5S

185
- C¶i tiÕn viÖc s¾p xÕp vËt liÖu
Lo¹i bá, xÕp gän c¸c vËt liÖu kh«ng cÇn thiÕt
Tríc

186
- C¶i tiÕn viÖc s¾p xÕp vËt liÖu
Lo¹i bá, xÕp gän c¸c vËt liÖu kh«ng cÇn thiÕt

Sau

187
H¹n chÕ vµ tăng hiÖu qu¶ c«ng t¸c n©ng

Sö dông m¸y, thiÕt bÞ hç trî h¹n chÕ thao t¸c n©ng

188
H¹n chÕ vµ tăng hiÖu qu¶ c«ng t¸c n©ng
Thùc hiÖn thao t¸c n©ng cã hiÖu qu¶ vµ an toµn

189
H¹n chÕ vµ tăng hiÖu qu¶ c«ng t¸c n©ng

Kh«ng n©ng vËt nÆng HiÖu chØnh nÒn nhµ


qu¸ møc cÇn thiÕt phï hîp víi sµn xe

190
Tr¸nh ®¬n ®iÖu ®Ó CN kh«ng nhµm ch¸n

Lu«n thay ®æi c«ng viÖc

191
- H¹n chÕ vµ thu ng¾n sù vËn chuyÓn

S¾p ®Æt dông cô theo Dông cô dïng thêng


tÇn sè sö dông xuyªn dïng n»m
trong tÇm tay víi

192
- C¶i tiÕn viÖc s¾p xÕp vËt liÖu

193
- C¶i tiÕn viÖc s¾p xÕp vËt liÖu
Bè trÝ n¬i ®Ó dông cô, vËt dông vµ
®Ó ®óng n¬i quy ®Þnh khoa häc

194
197

HỎI & ĐÁP


CÁM ƠN CÁC ANH CHỊ ĐÃ
LẮNG NGHE

197
‘07-2012
Bùi Trọng Nhân
Email: Nhan.bui113@gmail.com
ĐT: 0989 211 239

198

You might also like