You are on page 1of 6

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trước tới nay, nhà vệ sinh công cộng luôn được thiết kế chỉ dành cho hệ nhị
nguyên giới, tức chỉ có 2 sự lựa chọn duy nhất: hoặc là nam, hoặc là nữ. Tuy nhiên,
trong sự phát triển của thế giới hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các nhóm
giới nằm bên ngoài hệ nhị nguyên giới. Câu hỏi “Làm thế nào để những người thuộc
các nhóm giới nằm bên ngoài hệ nhị nguyên giới cảm thấy an toàn và riêng tư khi sử
dụng nhà vệ sinh công cộng?” vẫn luôn là một câu hỏi cần tìm lời giải đáp.

II. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT


Để có thể giúp những người thuộc các nhóm giới nằm bên ngoài hệ nhị nguyên giới
nói chung và những người chuyển giới nói riêng được cảm thấy an toàn khi sử dụng
nhà vệ sinh công cộng, chúng ta cần thiết kế lại hệ thống nhà vệ sinh công cộng, loại
bỏ đi hệ thống vốn từ xưa chỉ dành cho những người thuộc hệ nhị nguyên giới -
chúng ta cần một nhà vệ sinh chung cho tất cả các giới (for all genders).

Theo mình, sẽ có 2 cách triển khai nhà vệ sinh chung cho mọi giới:

1) Xây dựng Single-user restrooms (Nhà vệ sinh chỉ dành cho 1 người)
- Single-user restroom tức trong 1 phòng vệ sinh sẽ chỉ cho 1 người sử dụng trong 1
lượt và trong đó sẽ có riêng bồn cầu và bồn rửa.

Ưu Nhược

- Bất kì mọi giới đều có thể sử dụng bởi - Sẽ không phù hợp đối với những nơi
đó là nhà vệ sinh chung không phân biệt công cộng không có nhiều không gian
giới. Người phi nhị nguyên giới sẽ không xây dựng nhưng yêu cầu một số lượng
cần băn khoăn nên lựa chọn nhà vệ sinh lớn phòng vệ sinh.
nam hay nữ. - Chi phí xây dựng đắt đỏ hơn so với việc
- Mỗi người khi sử dụng sẽ có một xây dựng nhà vệ sinh chung thông
thường.
không gian riêng, giảm tình trạng quấy - Chi phí lau dọn vệ sinh cũng đắt đỏ
rối, bạo lực. hơn (theo như Paco Underhill, tác giả
cuốn Why We Buy: The Science of
- Nhà vệ sinh chỉ dành riêng cho 1 Shopping, sự chênh lệch chi phí có thể
lên tới 30%)
người sử dụng như vậy sẽ giảm tình
trạng người sử dụng thuộc phi nhị
nguyên giới cảm thấy ngại ngùng, khó
xử khi thực hiện những nhu cầu cá
nhân của mình và gặp phải sự phán
xét.

- Một số thiết kế Single-user restrooms hợp lý:


Nguồn: rethinkaccess.com và naca.org

2) Xây dựng Multi-user restrooms (Nhà vệ sinh chung cho tất cả mọi người)
- Multi-user restrooms tức khu vực bồn rửa sẽ là khu vực chung cho tất cả mọi
người, bồn cầu sẽ thuộc các stall riêng tư.

Ưu Nhược

- Bất kì mọi giới đều có thể sử dụng bởi - Sự xuất hiện của cả tất cả các giới
đó là nhà vệ sinh chung không phân biệt trong 1 không gian chung có thể gây
giới. Người phi nhị nguyên giới sẽ không nên những khó xử, bất tiện nhất định
cần băn khoăn nên lựa chọn nhà vệ sinh (Ví dụ: Đối với nữ đeo hijab, trước đây ở
nam hay nữ. phòng vệ sinh vốn chỉ dành cho nam và
- Những cha mẹ có con nhỏ cũng sẽ nữ, họ có thể thoải mái chỉnh sửa hijab
không còn phải lựa chọn nhà vệ sinh của mình. Tuy nhiên khi xuất hiện phòng
nào để đi cùng con, giảm tình trạng trẻ vệ sinh chung cho tất cả các giới, họ sẽ
con đi tới nhà vệ sinh công cộng một không thể làm vậy được nữa do theo
mình và bị quấy rối. đạo, phụ nữ hồi giáo không thể cho đàn
- Những người cao tuổi cần có người ông thấy tóc của mình)
chăm sóc bên cạnh cũng không còn gặp - So sánh với việc sử dụng Single-user
khó khăn khi lựa chọn nhà vệ sinh nào
để sử dụng. restroom, phụ nữ khi sử dụng Multi-
user restrooms có nguy cơ gặp phải
quấy rối cao hơn (Theo Andrew
Gilligan, The Times in 2018)
- Để từng stall tạo được sự riêng tư cho
người sử dụng bằng cách lắp đặt vách
ngăn cao, có gương, hệ thống đèn và
báo cháy riêng… tổng chi phí có thể sẽ
cao hơn so với việc xây dựng nhà vệ
sinh công cộng ban đầu dành cho nam
và nữ.

- Multi-user restrooms (Phòng vệ sinh chung cho nhiều người) sẽ cần được thiết kế
khéo léo để giảm tình trạng khó xử giữa các giới khi ở một không gian chung.
+ Một số thiết kế Multi-user restrooms hợp lý:
Nguồn: architecturaldigest.com và naca.org

- Một số lưu ý khi thiết kế để giúp giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng Multi-user
restrooms (Nhà vệ sinh chung cho tất cả mọi người):
+ Thiết kế sao cho không có các kẽ hở giữa các stall, thiết kế vách ngăn kéo dài từ
trần nhà tới mặt đất, giúp cho từng stall được thêm riêng tư, giảm tình trạng quấy rối.
+ Thiết kế cho từng stall một chiếc gương riêng, giúp người sử dụng có thêm sự
riêng tư, thoải mái khi thực hiện các nhu cầu cá nhân (ví dụ như chỉnh sửa lại tóc
tai, quần áo, lớp makeup, hijab…)
+ Từng stall có khóa an toàn, biểu thị rõ là hiện có người đang sử dụng.
+ Tạo một không gian thoải mái qua âm nhạc, thiết kế thêm cây cối, có một không
gian mở…
+ Có các bảng chỉ dẫn hợp lý, tạo sự thoải mái cho tất cả mọi người.
III. NHẬN XÉT:
Dù là Single-user restrooms (Nhà vệ sinh chỉ dành cho 1 người) hay Multi-user
restrooms (Nhà vệ sinh chung cho tất cả mọi người) mình thấy đều có tính khả thi.
Sẽ cần dựa vào mức độ sử dụng, không gian, kinh phí… của từng nơi công cộng để
xác định được xây dựng nhà vệ sinh nào sẽ hợp lý hơn.

You might also like