You are on page 1of 7

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT: ĐẠI SỐ


CHƯƠNG III: MA TRẬN – ĐỊNH THỨC – HPT TUYẾN TÍNH

A. MA TRẬN VÀ CÁC PHÉP TOÁN

I. Các khái niệm

1. Khái niệm ma trận

 
 
 a11 a12 .........a1n 
Một ma trận cỡ m x n là một bảng số hình chữ nhật gồm m hàng, n cột: A =  a21 a22 .........a2n 
 
 ..... ...... ........... 
a 
 m1 am2 ..........amn 

2. Hai ma trận bằng nhau

Hai ma trận A và B gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng cỡ và các phần tử tương ứng của chúng

bằng nhau.

II. Các phép toán của ma trận

1. Phép cộng ma trận

Cho hai ma trận cùng cỡ A = [aij ]mxn và B = [bij ]mxn . Tổng A + B là ma trận cỡ m x n xác định bởi

A + B = [aij + bij ]mxn

Chú ý:

1. Ma trận đối của ma trận A = [aij ]mxn ký hiệu là − A , xác định bởi − A = [-aij ]mxn

2. Hiệu của hai ma trận cùng cỡ A và B, ký hiệu là A-B xác định bởi

A − B = A + ( −B)

2. Phép nhân một số với ma trận

Cho ma trận A = [aij ]mxn trên trường K và số k ∈ K. Tích của số k và A được xác định bởi

kA = [kaij ]mxn

➔ Nhân số k với ma trận A là nhân k vào mỗi phần tử của A


_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3. Phép nhân ma trận với ma trận

A = [aik ]mxp và B = [bkj ]pxn là các ma trận cỡ m x p và p x n tương ứng. Tích AB là ma trận C = [cij ]mxn

cỡ m x n, ở đó phần tử cij (1  i  m,1  j  n) được xác định bởi công thức

p
cij = ai1b1j + ai 2b2 j + .... + aip bpj =  aik bkj
k =1

Phần tử cij của ma trận C = AB được tính bằng cách nhân tương ứng các phần tử trên hàng i của A

với các phần tử cột j của B rồi cộng lại.

b1 j
b2 j
ai1 ai 2 ..... aip
cij = > x  b...pj
hàng i cua A

(Cột j của B)

Lưu ý: tích AB chỉ được xác định khi số cột của A bằng số hàng của B. Hơn nữa, ma trận tích AB

có số hàng bằng số hàng của A, có số cột bằng số cột của B

4. Ma trận chuyển vị

Ma trận chuyển vị của ma trận A = [aij ]mxn ký hiệu là At , xác định bởi At = [bij ]nxm trong đó bij = a ji

với mọi i= 1,2,3…..,n và j=1,2,3,….,m

➔ Ma trận chuyển vị At có thể có được tử ma trận A bằng cách viết hàng của A thành cột của

At hoặc viết cột của A thành hàng của At một cách tương ứng.

B. ĐỊNH THỨC

I. Các khái niệm

1. Phép biến đổi sơ cấp

1. Đổi chỗ hai hàng (hay hai cột) cho nhau

2. Nhân một hàng (hay một cột) với một số khác 0

3. Cộng vào một hàng (t.ư. một cột) một bội của hàng (t.ư. một cột) khác

2. Phép thế

+) Một phép thế bậc n là một song ánh f : {1, 2,....,n} → {1, 2,....,n} .
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

+) Gọi Sn là tập hợp các phép thế bậc n.

 1 2 .... n 
Phép thế bậc n thường được viết dưới dạng f =  
 f (1) f (2) ..... f (n) 

Số các phép thế bậc n là Sn = n!

+) Dấu của phép thế f , ký hiệu là sign ( f ), được xác định bởi

1
sign( f ) =  bằng 1 nếu f là phép thế chẵn, bằng -1 nếu f là phép thế lẻ
 −1
3. Định thức của ma trận vuông

+) Cho ma trận vuông cấp n: A = [aij ]mxn . Định thức của A là một số, ký hiệu là det(A) hoặc A

được xác đinh bởi công thức

Det(A) = A =  sign(σ)a
σSn
a a
1σ(1) 2σ( 2)....... nσ( n)

Định thức của ma trận vuông cấp n gọi là định thức cấp n.

+) Cho ma trận vuông cấp n: A = [aij ]mxn . Với mỗi cặp (i, j),1  i, j  n ký hiệu M ij là ma trận vuông

cấp (n-1) có được từ ma trận A bằng cách bỏ đi hàng i và cột j.

Khi đó, ký hiệu Aij = ( −1)i + j det(Mij ) và gọi là phần phụ đại số của aij

4. Tính chất của định thức

Tính chất 1. Với ma trận vuông A, ta có det( A) = det( At )

Tính chất 2. Nếu đổi chỗ hai hàng (hay hai cột) của ma trận thì định thức của nó đổi dấu.

Tính chất 3. Nếu nhân tất cả các phần tử trên một hàng (hay một cột) của ma trận A với một số k

thì được ma trận B với det(B) = k det( A)

Tính chất 4. Nếu ma trận A có hai hàng (hay hai cột) tỷ lệ thì det(A) = 0.

Tính chất 5. Nếu ma trận A = [aij ]mxn có một hàng k (t.ư một cột l ) nào đó mà akj = bj + c j ,1  j  n

(t.ư ail = ei + fi ,1  i  n ) thì định thức của A bằng tổng của hai định thức.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tính chất 6. Nếu cộng vào một hàng (t.ư cột) nào đó của ma trận A một bội của hàng (t.ư cột) khác

của A thì được ma trận B với det(B) = det( A)

Tính chất 7. Định thức của ma trận tam giác bằng tích các phần tử chéo

Tính chất 8. Với mọi ma trận vuông cùng cấp A và B, ta có det( AB) = det( A)det(B)

C. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

I. Các khái niệm

+) Ma trận A  Mn (K) gọi là ma trận khả nghịch nếu tồn tại ma trận B  Mn (K) sao cho

AB = BA = I

Ma trận B gọi là ma trận nghịch đảo của A ký hiệu là B = A −1

Bổ đề: Với mọi A  Mn (K) ta có: C t A = AC t = det( A)I

+) Ma trận A  Mn (K) gọi là ma trận không suy biến nếu det( A)  0

+) Ma trận A  Mn (K) khả nghịch khi và chỉ khi A không suy biến

II. Cách tìm ma trận nghịch đảo

Bài toán: Cho ma trận khả nghịch A =  aij   Mn (K) . Tìm ma trận nghịch đảo A −1

1. Sử dụng các phần phụ đại số

Bước 1. Tính det(A)

Bước 2. Xác định các phần phụ đại số Aij , i, j

1
Bước 3. Lập ma trận C =  Aij  . Áp dụng công thức A −1 = Ct .
det( A)

2. Giải phương trình ma trận

Xét phương trình ma trận AX = I là ma trận đơn vị cấp n. Vì A khả nghịch nên phương trình có

nghiệm duy nhất X = A−1 .

3. Phương pháp biến đổi sơ cấp

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bước 1. Viết ma trận đơn vị cấp n vào sau ma trận A để được ma trận cỡ n x 2n:  A|I  .

Bước 2. Sử dụng các phép biến đổi sơ cấp theo hàng đưa ma trận  A|I  về ma trận có dạng

 I|B Khi đó, B chính là ma trận A −1

D. HẠNG CỦA MA TRẬN

Định nghĩa:

Hạng của ma trận A, ký hiệu là rank(A) hoặc r(A), là cấp cao nhất của các định thức con khác 0

của A

Tính chất:

1. Với mọi ma trận A ta có rank ( At ) = rank(A)

2. Với A là ma trận vuông cấp n, nếu det(A)0 thì rank(A) = n; nếu det(A)=0 thì rank(A)<n.

Chú ý:

1. Hạng của ma trận bậc thang bằng số hàng khác không của nó.

2. Hạng của ma trận không đổi khi áp dụng các phép biến đổi sơ cấp.

-> Ta có thể tìm hạng ma trận A bằng các phép biến đổi sơ cấp theo sơ đồ sau

A →bdsc B: ma trận bậc thang  rank(A) = rank(B) = số hàng khác không của B

E. HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH

I. Định nghĩa

 a11x1 + a12 x2 + .... + a1n xn = b1



 a x + a x + .... + a2n xn = b2
Hệ phương trình tuyến tính m phương trình, n ẩn có dạng  21 1 22 2

am1x1 + am2 x2 + .... + amn xn = bm

1. Dạng ma trận

Ma trận A = [aij ]mxn gọi là ma trận hệ số

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 5


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 b1 
 
b
Ma trận cột B =  2  gọi là cột hệ số tự do
 
 
 bm 

 a11 a12 ... a1n b1 


 
a a22 ... a2n b2 
Ma trận A =  A|B  =  21 gọi là ma trận bổ sung
 ... ... ... ... ... 
 
a am2 ... amn bm 
 m1

 x1 
 
x
Ma trận X =  2  gọi là cột ẩn số
 
 
 xm 

Bây giờ hệ phương trình có thể viết dưới dạng

AX = B.

2. Hệ phương trình Cramer

+) Hệ phương trình AX = B gọi là hệ Cramer nếu A là ma trận vuông và det(A)  0.

det( Aj )
+) Có nghiệm duy nhất ( x1 ,x2 ,.....,xn ) xác định bởi công thức x j = , j = 1, 2,....,n với A j là ma
det( A)

trận nhận được từ ma trận A bằng cách thay đổi cột j của A bởi hệ số tự do B

II. Các phép biến đổi tương đương

Các phép biến đổi trên hệ phương trình sau đây là các phép biến đổi tương đương

1. Đổi chỗ hai phương trình

2. Nhân hai vế của một phương trình với một số khác 0

3. Nhân một phương trình với một số rồi cộng vào phương trình khác.

III. Điều kiện có nghiệm của hệ phương trình tuyến tính

+) Hệ phương trình tuyến tính có nghiệm khi và chỉ khi hạng của ma trận hệ số bằng hạng của ma

trận bổ sung

Hệ quả: Cho hệ phương trình tuyến tính n ẩn số AX = B. Khi đó

1. Rank ( A )  rank(A)  hệ vô nghiệm


_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 6


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Rank ( A ) = rank(A) = n  hệ có nghiệm duy nhất

3. Rank ( A ) = rank(A) = r < n  hệ có vô số nghiệm phụ thuộc vào (n – r) tham số

IV. Phương pháp Gauss giải hệ phương trình tuyến tính

 a11 a12 ... a1n b1 


 
a a22 ... a2n b2 
Bước 1: Lập ma trận bổ sung A =  21
 ... ... ... ... ... 
 
a am2 ... amn bm 
 m1

|
Bước 2: Sử dụng các phép biến đổi sơ cấp theo hàng đưa ma trận A đến ma trận bậc thang A . Từ

đó, xác định rank(A), rank ( A ).

• Nếu rank ( A )  rank(A) thì hệ vô nghiệm.

• Nếu rank ( A ) = rank(A) thì hệ có nghiệm và tiếp tục bước 3


|
Bước 3: Viết hệ phương trình có ma trận bổ sung là A . Hệ này tương đương với hệ đã cho.

V. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất

 a11x1 + a12 x2 + .... + a1n xn = 0



 a21x1 + a22 x2 + .... + a2n xn = 0


am1x1 + am2 x2 + .... + amn xn = 0

Hệ phương trình này có ma hệ số là A = [aij ]mxn và ma trận bổ sung là A =  A|θ  .

Hệ luôn có một nghiệm là (0,0,…..,0) và nghiệm đó được coi là nghiệm tầm thường của hệ. Do đó,

ta luôn có rank ( A ) = rank(A), tức là hệ luôn có nghiệm.

Mệnh đề: Với hệ phương trình tuyến tính thuần nhất (2.8), ta có

1. Hệ có nghiệm không tầm thường  rank(A) < n

2. Hệ chỉ có nghiệm tầm thường  rank(A) = n

__HẾT__

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 7

You might also like