You are on page 1of 40

| HbA1c | U-Albumin | CRP | D-Dimer |

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


Máy phân tích NycoCard®READER II

Axis-Shield PoC AS
Kjelsåsveien 161, N-0884 Oslo, Norway

[1]
[2]
GIỚI THIỆU
Máy phân tích NycoCard® READER II
| HbA1c | U-Albumin | CRP | D-Dimer |

Máy phân tích NycoCard® READER II là máy đo phản xạ quang học chạy bằng pin nhỏ gọn,
dùng để đo tín hiệu phản xạ từ bề mặt mẫu trên các test thử NycoCard® HbA1c/ U-Albumin
/ CRP/ D-Dimer và tính toán nồng độ tương ứng. Phạm vi đo là các tín hiệu trong 3 dải
quang phổ khác nhau có thể nhìn thấy được.
Máy gồm 2 bộ phận: bộ phận chính là thân máy có chức năng phân tích - tính toán kết quả,
và bút đọc để phát, nhận và đo tín hiệu.

THÀNH PHẦN MÁY


▪ Thân máy 01 ▪ Vòng đai bút 10
▪ Bộ sạc nguồn 01 ▪ Bảng đệm 01
▪ Pin sạc 03 ▪ Hướng dẫn sử dụng 01
▪ Khay chuẩn định màu trắng 10
▪ Đầu bút 10
Hãy kiểm tra đầy đủ các thành phần khi mua máy. Nếu phát hiện bị thiếu hoặc hư hại,
hãy thông báo ngay và yêu cầu nhà phân phối thay thế.

[3]
CẤU TẠO

(1) Thân máy: chứa bộ vi xử lý (microprocessor) bên trong.


(2) Các phím điều khiển máy
(3) Màn hình LCD
(4) Cáp nối Bút đọc với thân máy
(5) Bút đọc: phát, nhận và đo tín hiệu
(6) Nắp ô chuẩn định, bên dưới là khay chuẩn định màu trắng
(7) Bảng đệm để đặt máy và test thử lên trên trong quá trình xét nghiệm
(8) Giá bút
(9) Khay chuẩn định màu trắng
(10) Đi-ốt cảm ứng sáng/ tối
(11) Các cặp đi-ốt phát tín hiệu (đỏ, xanh lá cây, xanh dương)
(12) Đi-ốt quang (photodiode) nhận tín hiệu.
(13) Vòng đai bút (đai bút)
(14) Đầu bút

• Không được đổi bút đọc giữa máy này với máy khác vì bất kỳ lý do nào. Mỗi
máy đã lưu dữ liệu chuẩn định cho bút đọc kèm theo nó.
• Luôn đặt bút đọc đúng cách vào giá bút ngay sau khi sử dụng để bảo vệ kính
quang khỏi bị bẩn hoặc hư hại.

[4]
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Bút đọc có 3 cặp đèn đi-ốt phát tín hiệu là đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Căn cứa theo loại
test thử đã chọn từ menu của máy, các cặp đi-ốt tương ứng sẽ phát tín hiệu rọi vào bề mặt
mẫu trên test thử. Tín hiệu phản xạ được đi-ốt quang nhạy cảm ánh sáng nhận về, so sánh
với màu trắng, và đo.
Đặt bút đọc đặt lên test thử, trượt vỏ bút xuống cho chụp kín mặt test thử làm cho bề mặt
mẫu tối hoàn toàn – đi-ốt cảm ứng sáng/ tối sẽ kích hoạt cho bút bắt đầu đo.
Trong khi đang đo, phải giữ yên bút luôn thẳng đứng để đảm bảo rằng ánh sáng bên
ngoài không thể lọt tới bề mặt mẫu thử.
Hiệu chỉnh (màu đen)
Quy trình hiệu chỉnh tự động của máy là để bù trừ các ảnh hưởng do nhiễu xạ ánh sáng bên
trong đầu bút hoặc từ trường. Máy tự động hiệu chỉnh mỗi khi bật mở và bút phải đang
nằm đúng cách trên giá bút, tức là đầu bút nằm trong không gian tối hoàn toàn, không có
test thử.
Hiệu chỉnh có ý nghĩa rất quan trọng mỗi lần bật mở máy hoặc thay đầu bút mới.

Chuẩn định màu trắng


Chuẩn định màu trắng là cần thiết để đo và điều chỉnh do sự khác nhau về môi trường cũng
như giữa các đầu bút. Chuẩn định màu trắng thực hiện bằng khay chuẩn định màu trắng
chuyên dụng – luôn nằm dưới nắp ô chuẩn định để tránh ánh sáng và bụi bẩn.
Chuẩn định màu trắng bắt buộc phải thực hiện trước mỗi lần đo đơn lẻ, không
thường xuyên hoặc trước khi đo 1 loạt test thử (tối đa mỗi loạt đo không được quá
20 lần).

LẮP ĐẶT MÁY VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC


Máy làm việc tối ưu trong môi trường từ 18 – 25°C và phải được bảo vệ khỏi bụi bẩn và ánh
nắng trực tiếp của mặt trời.
Trước khi sử dụng, hãy chắc chắn rằng:
• Máy được đặt trong điều kiện nhiệt độ phòng
• Máy không tiếp xúc với nước hoặc bất kỳ dung dịch nào khác
• Không đặt máy cạnh nguồn từ trường nào – yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của máy.

3 pin NiMH (1.2 V) cấp kèm theo máy có thể sạc lại bằng bộ sạc nguồn đi kèm.
Với máy mới, hãy sạc pin cho đầy trước khi sử dụng.

Các ổ cắm với bộ sạc nguồn, với bút đọc và với máy tính RS-232 nằm ở sau thân máy.
• Chắc chắn rằng điện áp nguồn phù hợp với yêu cầu của bộ sạc.
• Lắp pin vào máy đúng chiều theo dấu điện cực quy định trên máy.
• Nối bút đọc hoặc máy tính với máy phải hết sức thận trọng nhẹ nhàng. Chỉ tháo
bút đọc khỏi máy trong trường hợp bắt buộc như khi phải di chuyển.
• Bút đọc phải luôn được bịt bằng nắp bảo vệ hoặc để đúng cách trên giá bút nếu
đã tháo nắp bảo vệ.

[5]
SỬ DỤNG MÁY
Phím điều khiển chức năng:
Thiết bị được điều khiển bằng 3 phím chức năng:
• Phím ON/SELECT: Để bật mở thiết bị, chọn menu chính và menu phụ.
• Phím ENTER: Để kích hoạt chế độ đã chọn bởi phím SELECT.
• Phím QUIT: Để thoát khỏi menu hoặc chức năng hiện tại

Menu: có 4 menu chính


1. Calibrate (Chuẩn định): chuẩn định màu trắng.
2. Enter Test (Chọn test thử): vào các menu phụ để chọn loại test thử.
1) HbA1c
2) D-Dimer
3) U-Albumin
4) CRP Serum/ Plasma (huyết thanh/ huyết tương)
5) CRP Whole Blood (Máu toàn phần)
3. Options (Cài đặt) - bao gồm 3 menu phụ:
1) New white (Trắng mới): để đo giá trị trắng mới khi có thông báo lỗi chuẩn định
màu trắng “Error Recalibrate”. Lưu ý rằng, giá trị màu trắng tham chiếu có thể
thay đổi theo thời gian, kể cả khi đã thay đầu bút hoặc khay chuẩn định màu trắng
mới.
2) [HbA1c]: chọn đơn vị đo cho HbA1c: %; mmol/mol hoặc đồng thời % &
mmol/mol.
3) Enter Language (Chọn ngôn ngữ): chọn ngôn ngữ hiển thị
4. Off (Tắt máy): nhấn ENTER để tắt máy. Nhấn phím QUIT và ENTER đồng thời cũng có
thể tắt máy bất kể đang ở vị trí nào trong menu.

[6]
QUY TRÌNH ĐO CỦA MÁY
Ba bước sau đây là bắt buộc thực hiện trước khi xét nghiệm với máy:
Bước 1. Máy tự động hiệu chỉnh (màu đen)
Bật mở máy khi bút đọc vẫn ở trên giá bút, máy sẽ tự động hiệu chỉnh.
Không chạm tay vào bút khi máy đang hiệu chỉnh cho đến khi có tín hiệu
bíp thông báo hiệu chỉnh đã kết thúc.

• Chắc chắn rằng đầu bút không bị bẩn hoặc trầy xước.
• Chắc chắn rằng giá bút khô, sạch và bút đang ở trên giá đúng cách.
Bước 2. Chuẩn định màu trắng
Nhấn phím SELECT để chọn CALIBRATE, nhấn ENTER và làm theo
hướng dẫn trên màn hình:
- Open lid (hãy mở nắp ô chuẩn định): mở nắp ô chuẩn định, bên dưới
có khay chuẩn định màu trắng.
- Place pen (hãy đặt bút đọc lên khay chuẩn định): đặt đầu bút lên
khay chuẩn định màu trắng, trượt vỏ bút xuống cho chụp kín bề mặt
khay. Giữ yên tư thế đó và chờ
- Active, waiting...(máy đang chuẩn định, hãy chờ...)
- Calibrated (chuẩn định xong): máy đã chuẩn định thành công. Trả
bút đọc lại giá bút.
- Close lid (hãy đậy nắp ô chuẩn định): đậy nắp ô chuẩn định lại để
bảo vệ khay chuẩn định màu trắng.
• Chắc chắn rằng khay chuẩn định màu trắng là sạch và không trầy xước
• Chỉ mở nắp ô chuẩn định khi màn hình có yêu cầu. Đừng quên đậy nắp ô chuẩn
định lại ngay sau khi chuẩn định xong.
Bước 3. Chọn loại test thử và đo
Chọn “ENTER TEST” trên MENU của máy, nhấn phím ENTER. Nhấn tiếp
SELECT để chọn loại test thử cần đo, rồi ENTER và làm theo hướng dẫn
trên màn hình:
- Place pen (hãy đặt bút đọc lên test thử): đặt đầu bút lên test thử,
trượt vỏ bút xuống che kín bề mặt test thử. Giữ yên tư thế đó và chờ.
- Active, waiting...(máy đang đo, hãy chờ...)
- Kết quả: Tín hiệu bíp cùng với kết quả hiển thị trên màn hình. Trả
bút đọc lại giá bút. Đọc và ghi kết quả.
• Trong khi đo, các test thử phải được đặt trên bảng đệm đi kèm với máy. Nếu
không, kết quả có thể không chính xác.
• Hãy tuân thủ các quy định an toàn xét nghiệm khi tiếp xúc, làm việc với mẫu máu.
Lưu ý rằng đầu bút và vòng đai bút có thể tiếp xúc với mẫu phẩm.
• Thông báo “Active Wait...” cho biết máy đang thực hiện đo. Chắc chắn rằng thông
báo đó không hiển thị trước khi vỏ bút đã che kín bề mặt test thử.
Máy sẽ tự động tắt sau 10 phút nếu không sử dụng.

[7]
BẢO DƯỠNG
Các phụ kiện của máy có thể thay thế được là: Khay chuẩn định màu trắng , đầu bút và vòng
đai bút. Hãy kiểm tra thường xuyên các phụ kiện trên và thay thế ngay nếu chúng bị bẩn
hoặc hư hỏng, trầy xước.
Thay thế đầu bút: Cẩn thận dùng ngón các tay để tháo đầu bút, rồi thay vào đầu bút mới.
Thay thế vòng đai bút : Một tay giữ thân bút và tay kia khéo léo gỡ vòng bút ra. Thay thế
vòng mới, chắc chắn rằng vòng mới đã khít và đúng vị trí.
Thay thế khay chuẩn định màu trắng: Nhấn đầu nhỏ của khay xuống để bật nhẹ đầu kia
lên. Thay khay chuẩn định mới vào đúng vị trí.
• Không được chạm vào mặt các đi-ốt quang học của bút đọc.
• Mọi vết bẩn, trấy xước của đầu bút và khay chuẩn định đều có thể cho kết quả
sai.
Thay thế pin:
Bước 1: Dùng tua vít để tháo nắp hộp pin
Bước 2: Tháo pin cũ.
Bước 3: Lắp pin mới theo đúng chiều điện cực quy định trên máy
Bước 4: Lắp trả lại nắp hộp pin.

Các pin mới thay phải được sạc cho đầy trước khi sử dụng máy.

[8]
LỖI THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH XỬ LÝ
Lỗi thông thường Nguyên nhân Cách xử lý
Thông báo không hiệu 1. Đầu bút bẩn hoặc bị trầy 1. Thay đầu bút mới. Khởi
chỉnh được “Adjust xước động lại máy, hiệu chỉnh và
ERROR”. 2. Nhiệt độ môi trường thay chuẩn định màu trắng
đổi liên tục hoặc ở trong môi 2. Đo New White (Trắng
trường ngưng tụ mới). Khởi động lại máy,
hiệu chỉnh và chuẩn định
màu trắng.
Thông báo pin yếu 1. Pin đã cạn. 1. Sạc lại pin.
“Battery low” 2. Pin lắp vào máy chưa chắc 2. Lắp lại pin.
chắn, đúng cách. 3. Thay toàn bộ pin mới
3. Một pin nào đó bị ngắn
mạch, không sạc được
Màn hình trống rỗng hoặc 1. Pin đã cạn 1. Sạc lại pin.
không thể đọc được 2. Ánh sáng môi trường quá 2. Tăng ánh sáng môi trường
mờ, yếu hoặc thay đổi vị trí máy
Màn hình mờ dần trong 1. Pin đã cạn. 1. Sạc lại pin.
khi đang hiệu chỉnh
“Adjusting”.
Hiển thị thông báo lỗi 1. Khay chuẩn định màu 1. Thay khay chuẩn định
chuẩn định “Calibrate trắng bị bẩn, trầy xước hoặc màu trắng mới và chuẩn
white/ ERROR! đổi màu toàn bộ định lại
Recalibr.” 2. Giá trị màu trắng của máy 2. Đo giá trị màu trắng mới.
đã thay đổi theo thời gian. 3. Thay đầu bút mới. Khởi
3. Đầu bút bẩn hoặc bị trầy động lại máy, hiệu chỉnh và
xước chuẩn định màu trắng
Thông báo “Calibrate 1. Chưa cắm đúng cách cáp 1. Kiểm tra và cắm lại đúng
white Active Wait...” bị nối bút với máy cách rồi chuẩn định lại
treo trên màn hình
Máy không tiếp tục hoạt 1. Môi trường xung quanh 1. Giảm độ sáng môi trường
động sau thông báo quá sáng hoặc đang bị trực xung quanh, tránh trực tiếp
“Place pen” to “Active. tiếp dưới ánh nắng mặt trời dưới ánh nắng mặt trời.
Wait…”. Hiệu chỉnh và chuẩn định
màu trắng
Thông báo “RAM ERROR” Cơ sở dữ liệu bị lỗi 1. Liên hệ với nhà phân phối
/ “Test data error”
Trên đây là các lỗi có thể gặp trong quá trình sử dụng máy phân tích NycoCard® READER II. Nếu đã
áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng mà lỗi vẫn tồn tại, hãy liên lạc với Nhà phân phối để được tư
vấn, trợ giúp.

[9]
CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Các ký hiệu viết tắt sau đây có thể được sử dụng trên nhãn và hướng dẫn của máy phân tích
NycoCard® READER II và các phụ kiệm đi cùng với máy.
Ký hiệu/ viết tắt Diễn giải
Phù hợp với tiêu chuẩn Cộng Đồng Chung Châu Âu 98/79/EC đối với
thiết bị chẩn đoán y tế In Vitro
Thiết bị chẩn đoán y tế In Vitro
Mã sản phẩm
Lô sản xuất
Số sê-ri

Nhà sản xuất

Hạn dùng (năm-tháng)

Khoảng nhiệt độ bảo quản

Hướng dẫn sử dụng

Cảnh báo, lưu ý

Ký hiệu tái chế, tái sử dụng

Cảnh báo lây nhiễm sinh học

Phù hợp với tiêu chuẩn Cộng Đồng Chung Châu Âu 2002/96/EC về
tiêu hủy các thiết bị điện tử (WEEE)

Dòng điện 1 chiều


Vị trí của pin
Có bảo vệ cách ly cấp II IEC 417
Điện cực, cực dương (+) ở giữa
LED Đi-ốt phát xạ (Light Emitting diode)
LCD Màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display)

[10]
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Tên sản phẩm Máy phân tích NycoCard® READER II
Kích thước thân máy (LxWxH) 200x170x70 mm
Kích thước bút đọc (LxD) 144x29.5mm
Trọng lượng 540g (bao gồm bút đọc và pin)
Màn hình LCD, 2x16 ký tự
Bộ vi xử lý Intel 80 C32
Dung lượng bộ nhớ 64 Kbytes
Dung lượng lưu trữ 2 Kbytes
Nguồn điện Pin sạc, Bộ nguồn sạc pin
Quy định an toàn IEC61010-1, IEC 61010-2-101, IEC 61326-2-6
Điều kiện làm việc Nhiệt độ:15~35°C* (Tối ưu là 18~25°C). Độ ẩm RH:
0-90%. Tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời hoặc quá
mờ yếu. *Xem thêm HDSD các loại Test thử
Bảo quản và vận chuyển Nhiệt độ: (- 40)~70°C
Độ ẩm RH: 10-93% trong điều kiện 40°C
Pin nguồn Chỉ sử dụng loại Pin sạc NiMH, AA, 1.2 V
Bộ nguồn sạc pin Kiểu 9725 Mascot.
Kích thước 75x32x40mm (không kể chân cắm)
Đầu vào: 100-240 VAC
Đầu ra: 9VDC/6W
Trọng lượng: 65g
Chân cắm đồng trục: 3630+,
L: 12.0mm/ D1: 2.1mm/ D2: 5.5mm

[11]
THÔNG TIN MÃ SẢN PHẨM
Sản phẩm Mã sản phẩm. Quy cách
Máy Phân tích NycoCard® READER II 1113117 1 bộ
Khay chuẩn định màu trắng 1047782 1x10 chiếc/ bộ
Đầu bút 1047780 1x10 chiếc/ bộ
Vòng đai bút 1047781 1x10 chiếc/ bộ

BẢO HÀNH
Tập đoàn Axis-Shield PoC cam kết bảo hành 12 tháng về chất lượng tính từ thời điểm giao
nhận máy cho khách hàng - thông qua nhà phân phối được ủy quyền.
Sản phẩm được bảo hành miễn phí nếu lỗi thuộc về nhà sản xuất và mức bảo hành cao nhất
là thay thế cho khách hàng máy mới.
Mọi lỗi do khách hàng sử dụng không đúng hướng dẫn, sử dụng sai mục đích hoặc không
tuân thủ các lưu ý, cảnh báo đã nêu trong hướng dẫn sử dụng đều không được bảo hành
miễn phí. Trong trường hợp này, khách hàng phải chịu mọi phí tổn vận chuyển, sửa chữa
hoặc thay thế phụ kiện do Nhà phân phối hoặc Tập đoàn Axis-Shield PoC thực hiện.

AXIS-SHIELD PoC AS
P.O. Box 6863 Rodeløkka NO-0504 Oslo, Norway www.axis-shield-poc.com
ISO 9001 and ISO 13485 certified company

[12]
Test thử HbA1c
Loại mẫu phẩm: Máu mao mạch/tĩnh mạch
có hoặc không chất chống đông (EDTA, heparin, NaF)

CHỈ ĐỊNH
NycoCard® HbA1c là test chẩn đoán In-vitro dùng cho máy phân tích NycoCard® Reader II
để đo tỷ lệ Hemoglobin kết đường (glycated hemoglobin, Glycohemoglobin) - % HbA1c
trong máu toàn phần.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


NycoCard® HbA1c là xét nghiệm nhanh bằng phương pháp ái lực boronate. Một bộ kit thử
bao gồm các test thử có màng thấm, các ống hóa chất và dung dịch rửa. Ống hóa chất bao
gồm chất chỉ điểm đặc biệt để ly giải hồng cầu, kết tủa hemoglobin và cộng hợp a-xít bo
(boronic acid) màu xanh dương để liên kết với những hemoglobin kết đường (glyco-
hemoglobin).
Sau khi nhỏ mẫu máu vào ống hóa chất, ngay lập tức các hồng cầu được ly giải, các
hemoglobin bị kết tủa và cộng hợp a-xít bo sẽ liên kết với glycohemoglobin. Một đơn vị thể
tích của hỗn hợp này được nhỏ vào ô nhận mẫu của test thử. Toàn bộ các kết tủa bao gồm
hemoglobin, cộng hợp đã liên kết, cộng hợp dư thừa chưa liên kết bị chặn lại trên màng.
Nhỏ tiếp dung dịch rửa, phần cộng hợp dư thừa chưa liên kết sẽ bị đẩy tiếp ra khỏi màng.
Dùng máy NycoCard® READER II để đo cường độ ánh sáng phản xạ màu xanh dương (từ
glycohemoglobin) và màu đỏ (từ Hemoglobin toàn phần). Tỷ lệ giữa chúng tương ứng với tỷ
lệ HbA1c trong máu.

[13]
THÀNH PHẦN KIT THỬ
Test thử 24 test/ kit Dạng khay nhựa tròn màu trắng, ô nhận mẫu ở
chính giữa với màng thấm.
Ống hóa chất R1 1 x 24 x 0.2 mL Dung dịch đệm Glycinamide chứa a-xít bo (Boronic
acid) và chất tẩy đựng trong ống nghiệm.
Dung dịch rửa R2 1 x 2.0 mL Dung dịch đựng trong lọ bao gồm NaCL và chất tẩy
trong môi trường đệm Morpholine

Vật tư không đi kèm, nhưng phải có:


 Ống mao dẫn 5µL hoặc Pipette 5µL để lấy mẫu
 Pipette 25µL và các đầu côn 50~100µL
 Kẹp giữ ống mao dẫn

Thiết bị đo
Đo kết quả bằng máy NycoCard® READER II.

ĐẶC TÍNH CỦA TEST THỬ


Độ đặc hiệu
Test thử NycoCard® HbA1c đo tổng hemoglobin kết đường (GHb, glycated hemoglobin)
nhưng cho giá trị HbA1c đã chuẩn hóa.

Tiêu chuẩn
NycoCard ® HbA1c phù hợp với Phương pháp đo HbA1c tham chiếu IFCC. Đơn vị đo HbA1c
có thể tùy chọn (%, mmol/mol...) theo nhu cầu.

Khoảng đo
+ Với máy phân tích NycoCard® READER II (sê-ri máy (SN) ≥ 59681): 3-18% HbA1c
+ Với máy phân tích NycoCard® READER II (sê-ri máy (SN) < 59681: 4-15% HbA1c

Thang đo: 0.1% HbA1c

Độ chính xác
Hệ số biến thiên CV (coefficient of variation) ≤ 5%

Hạn chế của test thử


 Các mẫu tán huyết với Hb >3 g/100 mL có thể làm cho kết quả bị sai.
 Với mẫu máu có HbA1c bình thường, nồng độ tăng cao glucose, bilirubin, lipid hoặc
fructosamine không ảnh hưởng hoặc không đáng kể đến kết quả xét nghiệm.
 Máy phân tích NycoCard® READER II chỉ tự động hiệu chỉnh trong khoảng Hb từ 6-
18g/100 mL.

[14]
BẢO QUẢN VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH
Kit thử còn nguyên hộp
Hạn dùng ghi trên nhãn có giá trị nếu bảo quản liên tục ở nhiệt độ 2-8°C trong hộp nguyên
gốc còn niêm phong của nhà sản xuất. Tránh để kit thử ở nhiệt độ trên 25°C, độ ẩm cao hoặc
trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tránh đông băng.

Kit thử đã mở nắp


o Test thử: Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-25°C) và chỉ đựng trong túi nguyên
gốc, tránh độ ẩm quá thấp RH<20% hoặc quá cao >70%.
o Test thử phải để trong phòng khoảng 30 phút cho cân bằng với nhiệt độ phòng (20-
25°C) trước khi sử dụng.
o Ống hóa chất R1: Bảo quản tối và liên tục ở nhiệt độ 2-8 °C. Ở nhiệt độ phòng, hóa chất
chỉ bảo quản tối đa được 6 giờ.
o Ống hóa chất R1 phải để trong phòng, khoảng 30 phút cho cân bằng với nhiệt độ phòng
(20-25°C) trước khi sử dụng (hoặc bằng cách giữ trong lòng bàn tay ấm khoảng 30
giây)
o Dung dịch rửa R2: Có thể bảo quản trong tủ mát hoặc nhiệt độ phòng (2-25°C).
o Dung dịch rửa R2 phải để trong phòng khoảng 30 phút cho cân bằng với nhiệt độ
phòng (20-25°C) trước khi sử dụng.
o Mẫu máu toàn phần (có chất chống đông) bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ 2-8°C.
Tránh sử dụng mẫu máu bị tán huyết (Xem mục “ Lỗi thường gặp và cách xử lý”). Tránh
đông băng. Mẫu phẩm phải để trong phòng khoảng 30 phút cho cân bằng với nhiệt độ
phòng (20-25°C) trước khi sử dụng.

Lưu ý quan trọng trước khi làm xét nghiệm!


 Chỉ sử dụng cho mục đích chẩn đoán In-Vitro (IVD).
 Không được sử dụng lẫn thành phần kit thử giữa các lô sản xuất khác nhau. Để tránh
nhầm lẫn, hãy hủy hết các hóa chất còn thừa sau mỗi lần sử dụng hết test thử của bộ kit.
 Không sử dụng kit thử đã hết hạn sử dụng.
 Các thành phần kit thử và mẫu phẩm phải để trong phòng khoảng 30 phút cho cân bằng
với nhiệt độ phòng (20-25°C) trước khi sử dụng.
 Đừng quên lắc đảo đầu ống hóa chất R1 ít nhất 2 lần trước mỗi lần sử dụng.
 Tuân thủ nghiêm ngặt tuần tự, không gián đoạn các bước xét nghiệm.
 Luôn sử dụng găng tay y tế khi tiếp xúc với hóa chất và bệnh phẩm.
 Trong quá trình xét nghiệm, luôn sử dụng đầu côn mới cho mỗi lần sử dụng pipette.
 Không bao giờ được chạm tay hoặc đầu côn pipette vào màng thấm của test thử.
 Vặn chặt các nắp lọ hóa chất sau mỗi lần sử dụng.
 Hóa chất (R1, R2) có chứa chất bảo quản sodium azide NaN3 (< 0.1%), là loại hóa chất độc
hại. Vì vậy cần tránh để chạm tới mắt và da. Dùng nhiều nước để rửa nếu không may bị đổ,
tràn ra ngoài hoặc chạm vào mắt/ da.
 Ngoài ra, dung dịch rửa R2 có chứa morpholine (50 mmol/L) cũng là loại hóa chất độc hại.
Hãy tránh để chạm tới mắt và da.
 Phải chuẩn định màu trắng cho máy phân tích NycoCard® READER II trước mỗi hoặc một
loạt lần đo (xem quy trình đo của máy).

[15]
CÁC BƯỚC XÉT NGHIỆM
Bước 1 – lấy 5μL mẫu phẩm bằng ống mao dẫn 5μL.
Loại mẫu phẩm: máu tĩnh mạch từ ống nghiệm/ máu mao mạch từ
đầu ngón tay bằng kim chích hoặc dung dịch chứng (để kiểm định).
Cách lấy mẫu: Dùng kẹp lấy ống mao dẫn, đặt một đầu ống chạm vào
bề mặt mẫu phẩm, mẫu sẽ tự động hút lên đầy ống.
Lưu ý: Tránh có bọt khí bên trong ống hoặc thừa mẫu bám bên ngoài
thân ống.
Bước 2 – Kết tủa hemoglobin
 Mở nắp ống hóa chất R1 và thả ống mao dẫn đã đầy mẫu vào
 Đậy chặt nắp ống lại và lắc đều khoảng 5-10 giây. Để ủ mẫu trong
vòng 2 phút, tối đa là 3 phút.
Lưu ý: Nếu thời gian ủ không đúng, kết quả sẽ không chính xác. Hãy sử
dụng thiết bị đo thời gian để đảm bảo yêu cầu.
Bước 3 – Gắn mẫu phẩm
 Tiếp tục nhẹ nhàng lắc đều ống sau khi ủ xong
 Mở nắp ống, dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 25 uL mẫu đã
kết tủa vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để mẫu phẩm thấm hết xuống màng. Khoảng 30 giây
Lưu ý: Giữ cho đầu côn cao hơn màng khoảng 0.5 cm. Tránh có bọt khí
hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.
Bước 4 – Rửa
 Dùng Pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 25 uL dung dịch rửa R2
vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để dung dịch thấm hết xuống màng. Khoảng 30 giây
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.

Bước 5 – Đo và đọc kết quả trong vòng 5 phút


 Chọn “ENTER TEST” trên MENU của máy, nhấn phím ENTER.
 Nhấn phím SELECT chọn “HbA1c”, nhấn phím ENTER.
 Tiến hành đo theo các hướng dẫn trên màn hình:
- Place pen (hãy đặt bút đọc lên test thử): đặt đầu bút lên test thử,
trượt vỏ bút xuống che kín bề mặt test thử. Giữ yên tư thế đó và
chờ.
- Active, waiting...(máy đang đo, hãy chờ...)
- Kết quả: Tín hiệu bíp cùng với kết quả hiển thị trên màn hình.
Trả bút đọc lại giá bút. Đọc và ghi kết quả.

[16]
ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI KẾT QUẢ
Thận trọng khi phân tích kết quả xét nghiệm HbA1c, đặc biệt lưu ý đến tiểu sử bệnh, kết quả
khám và các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ kết quả hoặc kết quả không phù hợp với triệu
chứng lâm sàng, cần phải xét nghiệm lại hoặc sử dụng phương pháp khác. Thường xuyên
kiểm định máy bằng dung dịch chứng để chắc chắn rằng hệ thống xét nghiệm NycoCard®
đang hoạt động tốt, tin cậy.

Giá trị tham chiếu: Đối với người không bị đái tháo đường, HbA1c thấp hơn 6%.

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG


Các dung dịch chứng với các giá trị chuẩn dùng để kiểm định về chất lượng hóa chất và đặc
tính của test thử. Không sử dụng dung dịch chứng đã đông khô.

[17]
LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ
Lỗi thường gặp Nguyên nhân Xử lý
Kết tủa không phủ hết Đã nhỏ nhầm hỗn hợp kết tủa Xét nghiệm lại: chú ý nhỏ nhanh hỗn hợp
mặt màng (có các vết lên vách ô nhận mẫu hoặc nhỏ sau khi ủ vào chính giữa ô nhận mẫu
màu trắng trên màng) quá chậm
Đã bị bọt khí khi nhỏ hỗn hợp Xét nghiệm lại: chú ý tránh có bọt khí
kết tủa vào ô nhận mẫu
Đã bảo quản test thử không Xét nghiệm lại với test thử còn chất lượng,
đúng quy định đã được bảo quản đúng cách
Không thấy kết tủa nào Lắc không đủ trước khi ủ. nghĩa Xét nghiệm lại: chú ý lắc đều ống hóa chất
trên mặt màng là máu chưa ra hết khỏi ống sau nhỏ mẫu và trước khi ủ
mao dẫn
Máy phân tích Nồng độ Hb của mẫu thấp hơn Xét nghiệm lại: lấy gấp đôi (10 µL) mẫu
NycoCard® READER II khoảng hoạt động của máy) máu bằng 2 ống mao dẫn 5 µL rồi cùng thả
hiển thị thông báo vào 1 ống hóa chất R1. Máy sẽ cho kết quả
““Hb conc. too low” chính xác.
(nồng độ Hb quá thấp)
Máy phân tích Nồng độ Hb của mẫu cao hơn Xét nghiệm lại: vẫn lấy 5 µL mẫu máu bằng
NycoCard® READER II khoảng hoạt động của máy) ống mao dẫn 5 µL, dồn 2 ống hóa chất R1
hiển thị thông báo vào 1 ống. Máy sẽ cho kết quả chính xác.
“Reduce Hb conc.” Thể tích dung dich rửa R2 cho Xét nghiệm lại: Chắc chắn rằng đã nhỏ
(nồng độ Hb lớn hơn vào test thử quá ít đúng thể tích 25 µL dung dịch rửa R2 vào
khoảng hoạt động của test thử.
máy)
Kết quả thấp bất Hóa chất R1 chưa đạt nhiệt độ Xét nghiệm lại: Chắc chắn rằng hóa chất R1
thường phòng (20-25°C) trước khi sử đã cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi
dụng sử dụng.
Hóa chất R1 đã được bảo quản Xét nghiệm lại: Chắc chắn rằng hóa chất R1
ở nhiệt độ phòng (20-25°C) đã được bảo quản đúng cách.
nhưng đã bị ánh sáng mặt trời
rọi vào
Mẫu phẩm bị tán huyết Xét nghiệm lại: Sử dụng mẫu máu tươi
hoặc không bị tán huyết.
Dung dịch rửa R2 Hóa chất R1 chưa đạt nhiệt độ Xét nghiệm lại: Chắc chắn rằng hóa chất R1
không thể thấm hết phòng (20-25°C) trước khi sử đã cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi
xuống màng dụng sử dụng.
Mẫu phẩm bị tán huyết Xét nghiệm lại: Sử dụng mẫu máu tươi
hoặc không bị tán huyết.

[18]
Test thử U-ALBUMIN
Loại mẫu phẩm: Nước tiểu

CHỈ ĐỊNH
NycoCard® U-ALBUMIN là test chẩn đoán In-vitro dùng cho máy phân tích NycoCard®
Reader II để đo nồng độ thấp của Albumin trong nước tiểu.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


NycoCard® U-ALBUMIN là xét nghiệm nhanh bằng phương pháp miễn dịch, pha rắn. Mẫu
phẩm sau khi pha loãng được nhỏ vào ô nhận mẫu, thấm xuống qua màng. Các phân tử
albumin có trong mẫu bị lớp màng phủ sẵn kháng thể đơn dòng đặc hiệu anti-Albumin chặn
lại. Tại đây, sau khi nhỏ thêm dung dịch cộng hợp kháng thể keo vàng, chúng sẽ liên kết với
cộng hợp bởi phản ứng kiểu bánh kẹp “sandwich”. Phần cộng hợp vàng còn dư lại, sau khi
nhỏ tiếp dung dịch rửa, sẽ bị dung dịch rửa đẩy tiếp ra khỏi màng.
Nếu Albumin có trong mẫu phẩm, màng sẽ chuyển sang màu tím với cường độ màu tương
ứng với nồng độ Albumin. Cường độ màu này được đo bằng máy phân tích NycoCard®
READER II.

[19]
THÀNH PHẦN KIT THỬ
Test thử 24 test/ kit Dạng khay nhựa tròn màu trắng, ô nhận mẫu ở
chính giữa với màng thấm phủ sẵn kháng thể đơn
dòng anti-Albumin.
Dung dịch pha loãng R1 24 x 1.0 mL Dung dịch đệm Phosphate (pH 5.6), dung môi hữu
cơ (<10%) và một lượng nhỏ sắc tố màu vàng.

Dung dịch cộng hợp R2 1 x 2.0 mL Dung dịch đựng trong lọ chứa kháng thể đơn
dòng anti-Albumin gắn kết trên các hạt vàng siêu
nhỏ trong môi trường đệm borate
Dung dịch rửa R3 1 x 2.0 mL Dung dịch đựng trong lọ chứa NaCL trong môi
trường đệm Phosphate (pH 7.4)

Vật tư không đi kèm, nhưng phải có:


 Ống mao dẫn 5µL hoặc Pipette 5µL để lấy mẫu
 Pipette 25µL và các đầu côn 50~100µL
 Kẹp giữ ống mao dẫn

Vật tư không đi kèm, nhưng phải có:


 Pipette 50µL và các đầu côn 50~100µL
 Máy phân tích NycoCard® READER II

Thiết bị đo
Đo kết quả bằng máy phân tích NycoCard® READER II.

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA TEST THỬ


Độ đặc hiệu
Test thử sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu anti-Albumin của người. Các thành phần
khác của nước tiểu không có phản ứng chéo với Albumin trong quá trình xét nghiệm.

Tiêu chuẩn
Test thử NycoCard® U-ALBUMIN được chuẩn định và đạt tương đương với các xét nghiệm
ERM®-DA470 (IFCC/ BCR/CAP).

Khoảng đo: 5-200 mg/L

Thang đo: 1 mg/L

Độ chính xác
Hệ số biến thiên CV (coefficient of variation) ≤ 10%

Hạn chế của kit thử


 Kết quả không bị ảnh hưởng nếu các chất gây nhiễu có nồng độ thấp hơn nồng độ liệt
[20]
kê tương ứng dưới đây:
Glucose (50 mmol/L) Creatinine (60 mmol/L)
Nitrite (10 mmol/L) NaCl (500 mmol/L)
Acetone (2.4 g/L) IgA (0.5 g/L)
IgG (0.5 g/L) Hemoglobin (0.05 g/L)
Myoglobin (0.5 g/L) β2-microglobulin (250 mg/L)
Bilirubin (50 mg/L) Urea (200 g/L) or pH.
 HSA (human serum albumin) - nếu có trong mẫu sẽ làm kết quả cao hơn so với thực tế
nếu nồng độ hemoglobin cao hơn 0.5 mg/L.

BẢO QUẢN VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH


Kit thử còn nguyên hộp
Hạn dùng cho kit thử ghi trên nhãn có giá trị nếu bảo quản liên tục ở nhiệt độ 2-8°C trong
hộp gốc còn niêm phong của nhà sản xuất. Tránh để kit thử ở nhiệt độ trên 25°C, độ ẩm cao
hoặc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tránh đông băng.

Kit thử đã mở nắp


o Test thử: Test thử phải bảo quản liên tục ở nhiệt độ 2-8 °C và có thể dùng ngay từ tủ
bảo quản mà không cần phải cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi xét nghiệm. Kit thử
chỉ giữ được ổn định khoảng 8 tuần ở nhiệt độ phòng (độ 15-25°C).
o Dung dịch pha loãng R1: Có thể bảo quản trong tủ mát hoặc nhiệt độ phòng (2-25°C).
Dung dịch pha loãng phải cho cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi làm xét nghiệm.
o Dung dịch cộng hợp R2: Dung dịch cộng hợp phải được bảo quản liên tục ở nhiệt độ
2-8 °C và có thể dùng ngay từ tủ bảo quản mà không cần phải cân bằng với nhiệt độ
phòng trước khi xét nghiệm. Dung dịch chỉ giữ được ổn định khoảng 8 tuần ở nhiệt độ
phòng (độ 15-25°C).
o Dung dịch rửa R3: Có thể bảo quản trong tủ mát hoặc nhiệt độ phòng (2-25°C) và có
thể dùng ngay từ tủ bảo quản mà không cần phải cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi
xét nghiệm.
o Mẫu nước tiểu: bảo quản được 14 ngày ở nhiệt độ 2-8°C mà nồng độ albumin không
bị thay đổi đáng kể.
o Mẫu đông băng: có thể thể bảo quản được 12 tuần ở nhiệt độ -20°C và chỉ có thể đông
băng và rã đông để làm xét nghiệm 1 lần.
o Mẫu đã pha loãng: Mẫu đã pha loãng bởi dung dịch pha loãng R1 có thể bảo quản
được 14 ngày trong tủ mát hoặc nhiệt độ phòng (2-25°C).

[21]
QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM
Lưu ý quan trọng trước khi làm xét nghiệm!
 Chỉ sử dụng cho mục đích chẩn đoán In-Vitro (IVD).
 Không được sử dụng lẫn thành phần kit thử giữa các lô sản xuất khác nhau. Để tránh
nhầm lẫn, hãy hủy hết các hóa chất còn thừa sau mỗi lần sử dụng hết test thử của bộ kit.
 Không sử dụng kit thử đã hết hạn sử dụng.
 Dung dịch pha loãng R1 và mẫu phẩm phải để trong phòng khoảng 30 phút cho cân bằng
với nhiệt độ phòng (20-25°C) trước khi sử dụng. Còn dung dịch cộng hợp R2, dung dịch
rửa R3 và test thử có thể dùng ngay từ tủ mát mà không cần cân bằng nhiệt độ phòng.
 Nên đánh dấu mã bệnh nhân trên ống dung dịch pha loãng để tránh nhầm lẫn.
 Tuân thủ nghiêm ngặt tuần tự, không gián đoạn các bước xét nghiệm.
 Luôn sử dụng găng tay y tế khi tiếp xúc với hóa chất và bệnh phẩm.
 Trong quá trình xét nghiệm, luôn sử dụng đầu côn mới cho mỗi lần sử dụng pipette.
 Không bao giờ được chạm tay hoặc đầu côn pipette vào màng thấm của test thử.
 Vặn chặt các nắp lọ hóa chất sau mỗi lần sử dụng.
 Các hóa chất (R1, R2, R3) có chứa chất bảo quản sodium azide NaN3 (< 0.1%), dung dịch
rửa R1 có chứa dung môi hữu cơ gây khó chịu cho da và mắt, là các hóa chất độc hại. Vì vậy
cần tránh để chạm tới mắt và da. Dùng nhiều nước để rửa nếu không may bị đổ, tràn ra
ngoài hoặc chạm vào mắt/ da.
 Phải chuẩn định màu trắng cho máy phân tích NycoCard® READER II trước mỗi hoặc một
loạt lần đo (xem quy trình đo của máy).

Loại mẫu phẩm: mẫu nước tiểu của người hoặc dung dịch chứng (để kiểm định)
Xét nghiệm này không đòi hỏi phải xử lý đặc biệt đối với mẫu phẩm. Tuy nhiên, nếu mẫu
hoặc dung dịch chứng, sau pha loãng vẫn còn bị đục thì cần phải ly tâm hoặc lọc trước khi
tiến hành xét nghiệm. Có thể lấy ngẫu nhiên mẫu nước tiểu vào sáng sớm để làm xét nghiệm
sàng lọc micro-albuminuria.

[22]
Các bước xét nghiệm
Bước 1 – Pha loãng mẫu phẩm
 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL mẫu hoặc dung
dịch chứng vào ống dung dịch pha loãng R1.
Lưu ý: Dung dịch pha loãng và mẫu phẩm phải được cân bằng với nhiệt
độ phòng (15-25°C) trước khi sử dụng.

Bước 2 – Gắn mẫu phẩm


 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL mẫu phẩm đã pha
loãng vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để mẫu phẩm thấm hết xuống màng (khoảng 50 giây).
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.

Bước 3 – Gắn cộng hợp


 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL dung dịch cộng
hợp R2 vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để cho dung dịch thấm hết xuống màng (khoảng 50 giây).
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.

Bước 4 – Rửa lần 2


 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ ngay 50µL dung dịch
rửa R3 vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để cho dung dịch thấm hết xuống màng (khoảng 50 giây).
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.

Bước 5 – Đọc kết quả trong vòng 5 phút


 Chọn “ENTER TEST” trên MENU của máy, nhấn phím ENTER.
 Nhấn phím SELECT chọn “U-ALBUMIN”, nhấn phím ENTER.
 Tiến hành đo theo các hướng dẫn trên màn hình:
- Place pen (hãy đặt bút đọc lên test thử): đặt đầu bút lên test thử,
trượt vỏ bút xuống che kín bề mặt test thử. Giữ yên tư thế đó và
chờ.
- Active, waiting...(máy đang đo, hãy chờ...)
- Kết quả: Tín hiệu bíp cùng với kết quả hiển thị trên màn hình.
Trả bút đọc lại giá bút. Đọc và ghi kết quả.

[23]
ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI KẾT QUẢ
Thận trọng khi phân tích kết quả xét nghiệm U-ALBUMIN, đặc biệt lưu ý đến tiểu sử bệnh,
kết quả khám và các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ kết quả hoặc kết quả không phù hợp
với triệu chứng lâm sàng, cần phải xét nghiệm lại hoặc sử dụng phương pháp khác. Thường
xuyên kiểm định máy bằng dung dịch chứng để chắc chắn rằng hệ thống xét nghiệm
NycoCard® đang hoạt động tốt, tin cậy.

Giá trị tham chiếu


Với người bình thường, Albumin được bài tiết trong nước tiểu ở mức 5-20 µg/phút (30
mg/24 giờ) và cho nồng độ albumin là 20 mg/L với khối lượng tiểu bình thường.

Giá trị tăng cao


Albumin niệu (Microalbuminuria) là khi albumin bài tiết liên tục tăng cao tới 30-300 mg/24
giờ, cho nồng độ albumin 20-200 mg/L với khối lượng tiểu bình thường.
Tốc độ bài tiết albumin (UAER) biểu thị bằng µg/phút trong khoảng thời gian lấy nước tiểu
đã ấn định:

(Calbumin x Vurine)/(Khoảng thời gian lấy nước tiểu, phút) = µg/phút


( Trong đó: Calbumin = Nồng độ albumin, mg/L; Vurine = Tổng khối lượng nước tiểu, mL)

Kiểm định chất lượng


Dung dịch chứng dùng để kiểm định chất lượng hóa chất và đặc tính của test thử. Kết quả đo
được phải đảm bảo nằm trong khoảng giá trị ghi trên nhãn lọ.

[24]
LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ
Lỗi Nguyên nhân Xử lý
Màu trên màng không đều- Có bọt khí trong quá trình nhỏ mẫu Xét nghiệm lại: tránh có bọt khí
có đốm trắng vào ô nhận mẫu
Kết quả thấp bất thường Lượng mẫu phẩm pha loãng nhỏ Kiểm tra pipette (thay mới 1
vào ô nhận mẫu không đủ lần/ năm). Chắc chắn rằng
đầu côn đã lắp chặt vào
pipette. Xét nghiệm lại
Ống dung dịch pha loãng chưa đạt Để các ống dung dịch pha loãng
tới nhiệt độ phòng (15-25°C) trước trong phòng cho đạt tới nhiệt
khi làm xét nghiệm độ phòng (15-25°C) trước khi
làm xét nghiệm. Xét nghiệm lại
Kết quả cao bất thường Lượng mẫu phẩm pha loãng nhỏ Kiểm tra pipette (thay mới 1
vào ô nhận mẫu bị thừa lần/ năm). Chắc chắn rằng
đầu côn đã lắp chặt vào
pipette. Xét nghiệm lại
Mẫu đã pha loãng bị đục làm tăng Làm sạch mẫu đã pha loãng
đáng kể thời gian mẫu thấm xuống bằng ly tâm hoặc lọc. Xét
màng. nghiệm lại
Nhỏ hóa chất sau vào quá sớm Xét nghiệm lại. Chắc chắn
trong khi hóa chất cho vào trước rằng mọi hóa chất cần phải
đó chưa thấm hoàn toàn xuống thấm hoàn toàn xuống màng
màng trước khi nhỏ hóa chất tiếp
theo

[25]
Test thử CRP
Loại mẫu phẩm: huyết thanh, huyết tương hoặc máu toàn phần

CHỈ ĐỊNH
NycoCard® CRP là test chẩn đoán In-vitro dùng cho máy phân tích NycoCard® Reader II để
phát hiện CRP (C-reactive protein, protein phản ứng C) trong huyết thanh, huyết tương
hoặc máu toàn phần.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


NycoCard® CRP là xét nghiệm nhanh bằng phương pháp miễn dịch, pha rắn. Mẫu phẩm sau
khi pha loãng được nhỏ vào ô nhận mẫu, thấm xuống qua màng. Các protein phản ứng C
(CRP) có trong mẫu bị lớp màng phủ sẵn kháng thể đơn dòng đặc hiệu CRP chặn lại. Tại đây,
sau khi nhỏ thêm dung dịch cộng hợp kháng thể keo vàng, chúng sẽ liên kết với cộng hợp
này bởi phản ứng kiểu bánh kẹp “sandwich”. Phần cộng hợp vàng còn dư lại, sau khi nhỏ
tiếp dung dịch rửa, sẽ bị dung dịch rửa đẩy tiếp ra khỏi màng.
Nếu CRP có trong mẫu phẩm, màng sẽ chuyển sang màu đỏ-nâu với cường độ màu tương
ứng với nồng độ CRP. Cường độ màu này được đo bằng máy phân tích NycoCard® READER
II.

[26]
THÀNH PHẦN KIT THỬ
Test thử 48 test/ kit Dạng khay nhựa tròn màu trắng, ô nhận mẫu ở
hoặc 24 test/ kit chính giữa với màng thấm phủ sẵn kháng thể đơn
dòng anti-CRP.
Dung dịch pha loãng R1 2(1) x 26 x 0.4 mL Dung dịch đệm Borate (pH 9.0) và chất tẩy đựng
trong các ống nghiệm.
Dung dịch cộng hợp R2 1 x 3.5 mL Dung dịch đựng trong lọ chứa kháng thể đơn
dòng anti-CRP gắn kết trên các hạt vàng siêu nhỏ
Dung dịch rửa R3 1 x 3.0 mL Dung dịch đựng trong lọ bao gồm NaCL và chất
tẩy trong môi trường đệm Phosphate (pH 7.4)
Dung dịch chứng dương C 1 x 0.5 mL Dung dịch đựng trong lọ bao gồm huyết thanh
gốc của người và CRP tinh chế.
Giá trị chứng dương: xem khoảng giá trị tại
mục "range" in trên nhãn lọ.
Ống hút mao dẫn 5µL 60 chiếc Ống thủy tinh rỗng 2 đầu

Vật tư không đi kèm, nhưng phải có:


 Pipette 50µL và các đầu côn 50~100µL
 Kẹp giữ ống mao dẫn

Thiết bị đo
Đo kết quả bằng máy phân tích NycoCard® READER II.

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA TEST THỬ


Độ đặc hiệu
Test thử sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu anti-CRP của người. Các thành phần khác
của máu không có phản ứng chéo với CRP trong quá trình xét nghiệm.

Tiêu chuẩn
Test thử NycoCard® CRP được chuẩn định và đạt tương đương với các xét nghiệm ERM®-
DA470 (CRM 470), IFCC/ BCR/CAP.

Khoảng đo
+ Với máy phân tích NycoCard® READER II, số sê-ri (SN) ≥ 54170:
 Máu toàn phần: 8-200 mg/L.
 Huyết thanh hoặc huyết tương: 5-120 mg/L.

+ Với máy phân tích NycoCard® READER II, số sê-ri (SN) < 54170:
 Máu toàn phần: 8-250 mg/L (Kết quả cao hơn 200 mg/L hiển thị là “Cao hơn 200
mg/L”.
 Huyết thanh hoặc huyết tương: 5-150 mg/L (Kết quả cao hơn 120 mg/L hiển thị là
“Cao hơn 120 mg/L”.

Thang đo: 1 mg/L


[27]
Độ chính xác
Hệ số biến thiên CV (coefficient of variation) ≤ 7%

HẠN CHẾ CỦA TEST THỬ


 Các chất chống đông Heparin, citrate hoặc EDTA không ảnh hưởng đến kết quả xét
nghiệm.
 Nồng độ tăng cao bilirubin, lipid hoặc yếu tố phong thấp (RF, rheumatoid factor) không
hoặc không đáng kể đến kết quả xét nghiệm.
 Mẫu phẩm có chỉ số bạch cầu (Leukocytes) quá cao (> 40x109/L) có thể làm cho kết
quả bị cao hơn nhiều so với thực tế (Tham khảo mục “Lỗi thông thường và cách xử lý”).
 Kết quả đọc từ máy còn phải hiệu chỉnh khi thể tích khối hồng cầu HCT khác 40% (Xem
mục “Ảnh hưởng của thể tích khối hồng cầu HCT”).

BẢO QUẢN VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH


Kit thử còn nguyên hộp
Hạn dùng cho kit thử ghi trên nhãn có giá trị nếu bảo quản liên tục ở nhiệt độ 2-8°C trong
hộp nguyên gốc còn niêm phong của nhà sản xuất. Tránh để kit thử ở nhiệt độ trên 25°C, độ
ẩm cao hoặc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tránh đông băng.

Kit thử đã mở nắp


Tránh để kit thử ở nhiệt độ trên 25°C, độ ẩm cao hoặc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
o Test thử: ổn định cho đến khi hết hạn ghi trên nhãn nếu bảo quản liên tục ở nhiệt độ 2-
8 °C hoặc 6 tuần nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-25°C) và để vào tủ mát sau mỗi
ngày làm việc.
o Dung dịch pha loãng R1: ổn định cho đến khi hết hạn ghi trên nhãn nếu bảo quản liên
tục tủ mát hoặc nhiệt độ phòng (2-25 °C).
o Dung dịch cộng hợp R2: ổn định cho đến khi hết hạn ghi trên nhãn nếu bảo quản liên
tục ở nhiệt độ 2-8 °C hoặc 6 tuần nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-25°C) và để vào tủ
mát sau mỗi ngày làm việc.
o Dung dịch rửa R3: ổn định cho đến khi hết hạn ghi trên nhãn nếu bảo quản liên tục ở
nhiệt độ 2-8 °C hoặc 6 tuần nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-25°C) và để vào tủ mát
sau mỗi ngày làm việc.
o Dung dịch chứng dương: Bảo quản trong tủ mát. Ổn định được 8 tuần nếu bảo quản
liên tục ở nhiệt độ 2-8 °C.

Mẫu phẩm
o Máu toàn phần (có chất chống đông): Bảo quản được 3 ngày ở nhiệt độ 2-8°C.
o Huyết thanh hoặc huyết tương: Bảo quản được 3 ngày ở nhiệt độ 2-8°C. Để bảo quản
lâu hơn, cần đông băng và bảo quản ở nhiệt độ -20°C.
o Mẫu đã pha loãng: Mẫu đã pha loãng bởi dung dịch pha loãng R1 phải làm xét nghiệm
ngay trong vòng 1 giờ (Nếu chất chống đông là EDTA phải xét nghiệm ngay trong vòng
15 phút).

[28]
QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM
Lưu ý quan trọng trước khi làm xét nghiệm!
 Chỉ sử dụng cho mục đích chẩn đoán In-Vitro (IVD).
 Không được sử dụng lẫn thành phần kit thử giữa các lô sản xuất khác nhau. Để tránh
nhầm lẫn, hãy hủy hết các hóa chất còn thừa sau mỗi lần sử dụng hết test thử của bộ kit.
 Các thành phần kit thử và mẫu phẩm phải để trong phòng khoảng 30 phút cho cân bằng
với nhiệt độ phòng (20-25°C) trước khi sử dụng.
 Nếu mẫu huyết thanh đã đông băng, cần phải rã cho tan hoàn toàn trong chậu bằng nước
ẩm 37oC với thời gian khoảng 15 phút.
 Không sử dụng kit thử đã hết hạn sử dụng.
 Tuân thủ nghiêm ngặt tuần tự, không gián đoạn các bước xét nghiệm.
 Đừng quên lắc đảo đầu dung dịch cộng hợp R2 ít nhất 2 lần trước mỗi lần sử dụng.
 Luôn sử dụng găng tay y tế khi tiếp xúc với hóa chất và bệnh phẩm.
 Trong quá trình xét nghiệm, luôn sử dụng đầu côn mới cho mỗi lần sử dụng pipette.
 Không bao giờ được chạm tay hoặc đầu côn pipette vào màng thấm của test thử.
 Vặn chặt các nắp lọ hóa chất sau mỗi lần sử dụng.
 Các hóa chất (R1, R2, R3) có chứa chất bảo quản sodium azide NaN3 (< 0.1%), dung dịch
rửa R1 còn chứa dung môi hữu cơ gây khó chịu cho da và mắt, là các hóa chất độc hại. Vì
vậy cần tránh để chạm tới mắt và da. Dùng nhiều nước để rửa nếu không may bị đổ, tràn ra
ngoài hoặc chạm vào mắt/ da.
 Dung dịch chứng sản xuất từ nguồn máu hiến tự nguyện tại Ngân hàng máu Scandinavian.
Mỗi đơn vị máu được kiểm soát đạt âm tính với kháng nguyên HBs, kháng thể HCV và
kháng thể HIV1/2. Mặc dù vậy, khi tiếp xúc với chúng, cần tuân thủ mọi quy định như đối
với mẫu bệnh phẩm.
 Phải chuẩn định màu trắng cho máy phân tích NycoCard® READER II trước mỗi hoặc một
loạt lần đo (xem quy trình đo của máy).

Loại mẫu phẩm: huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần mao mạch/tĩnh mạch có hoặc
không chất chống đông (heparin, citrate, EDTA)

[29]
Các bước xét nghiệm
Bước 1 – Pha loãng mẫu phẩm
 Dùng ống mao dẫn để lấy 5μL mẫu phẩm.
Loại mẫu phẩm: máu tĩnh mạch từ ống nghiệm/ máu mao mạch từ đầu
ngón tay bằng kim chích hoặc dung dịch chứng (để kiểm định).
Cách lấy mẫu: Dùng kẹp lấy ống mao dẫn, đặt một đầu ống chạm vào bề
mặt mẫu phẩm, mẫu sẽ tự động hút lên đầy ống.
 Thả ống mao dẫn đã đầy mẫu vào ống chứa dung dịch pha loãng R1
 Đậy chặt ống lại và lắc đều khoảng 10 giây.
Lưu ý: Tránh có bọt khí bên trong ống hoặc thừa mẫu bám bên ngoài
thân ống.

Bước 2 – Gắn mẫu phẩm


 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL mẫu phẩm đã pha
loãng vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để mẫu phẩm thấm hết xuống màng (khoảng 30 giây).
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.

Bước 3 – Gắn cộng hợp


 Nhỏ 1 giọt dung dịch cộng hợp R2 vào ô nhận mẫu.
 Để hóa chất thấm hết xuống màng (khoảng 30 giây).
Lưu ý: Giữ cho lọ nhỏ giọt thẳng đứng, cao hơn màng khoảng 1 cm,
tránh chạm vào màng.

Bước 4 – Rửa lần 2


 Nhỏ 1 giọt dung dịch cộng hợp R3 vào ô nhận mẫu.
 Để hóa chất thấm hết xuống màng (khoảng 20 giây).
Lưu ý: Giữ cho lọ nhỏ giọt thẳng đứng, cao hơn màng khoảng 1 cm,
tránh chạm vào màng.

Bước 5 – Đọc kết quả trong vòng 5 phút


 Chọn “ENTER TEST” trên MENU của máy, nhấn phím ENTER.
 Nhấn phím SELECT chọn “CRP Serum/Plasma” (với mẫu huyết
thanh, huyết tương hoặc dung dịch chứng) hoặc “CRP Whole
Blood” (với mẫu máu toàn phần), nhấn phím ENTER.
 Tiến hành đo theo các hướng dẫn trên màn hình:
- Place pen (hãy đặt bút đọc lên test thử): đặt đầu bút lên test thử,
trượt vỏ bút xuống che kín bề mặt test thử. Giữ yên tư thế đó và
chờ.
- Active, waiting...(máy đang đo, hãy chờ...)
- Kết quả: Tín hiệu bíp cùng với kết quả hiển thị trên màn hình.
Trả bút đọc lại giá bút. Đọc và ghi kết quả.

[30]
ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI KẾT QUẢ
Thận trọng khi phân tích kết quả xét nghiệm CRP, đặc biệt lưu ý đến tiểu sử bệnh, kết quả
khám và các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ kết quả hoặc kết quả không phù hợp với triệu
chứng lâm sàng, cần phải xét nghiệm lại hoặc sử dụng phương pháp khác. Thường xuyên
kiểm định máy bằng dung dịch chứng để chắc chắn rằng hệ thống NycoCard® đang hoạt
động tốt, tin cậy.

Giá trị tham chiếu


Ở người bình thường, nồng độ CRP thường dưới 5mg/L

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG


Dung dịch chứng dương dùng để kiểm định, chắc chắn về chất lượng hóa chất và đặc tính
của test thử. Kết quả đo được phải đảm bảo nằm trong khoảng giá trị ghi trên nhãn lọ.
Lưu ý: Chọn chế độ đo test thử “CRP Serum/Plasma” từ menu của máy phân tích
NycoCard® READER II.

Ảnh hưởng của thể tích khối hồng cầu HCT (hematocrit)
Chế độ đo CRP máu toàn phần “CRP Whole Blood” từ menu của máy phân tích NycoCard®
READER II được hiệu chuẩn tương đương với CRP huyết thanh với HCT là 40%.
Thông thường, HCT của nữ là 35-44% và của nam là 39-48%
Nếu HCT của bệnh nhân trên thực tế khác với 40%, kết quả đọc từ máy cần phải hiệu chỉnh
cho phù hợp bằng cách nhân với hệ số hiệu chỉnh HCT theo bảng sau đây:

Hct% Hệ số hiệu chỉnh HCT Hct% Hệ số hiệu chỉnh HCT


20-29 0.8 56-58 1.4
30-36 0.9 59-61 1.5
37-42 1.0 62-63 1.6
43-47 1.1 64-65 1.7
48-51 1.2 66-67 1.8
52-55 1.3 68-69 1.9

[31]
LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ
A. Các nguyên nhân có thể cho kết quả thấp Xử lý
bất thường
Lượng mẫu phẩm hút vào ống mao dẫn không Xét nghiệm lại. Chắc chắn rằng ống mao dẫn đã
đủ hút đầy hoàn toàn và không bị bọt khí bên
trong.
Lượng mẫu phẩm pha loãng nhỏ vào ô nhận Kiểm tra pipette (thay mới 1 lần/ năm). Chắc
mẫu không đủ chắn rằng đầu côn đã lắp chặt vào pipette. Xét
nghiệm lại
Thời gian gián đoạn quá lâu (trên 2 phút) giữa Xét nghiệm lại. Thực hiện liên tục, không gián
bước 2 và 3 trong quá trình xét nghiệm đoạn từ bước 2 đến bước 4

B. Các nguyên nhân có thể cho kết quả cao Xử lý


bất thường
Bạch cầu (leukocytes) quá cao (> 40 x 109/L) Làm sạch mẫu đã pha loãng bằng ly tâm. Xét
có thể làm cho mẫu pha loãng bị đục và làm thời nghiệm lại. Nếu cần thiết, xét nghiệm với huyết
gian mẫu thấm qua màng bị kéo dài thanh hoặc huyết tương.
Lượng mẫu phẩm hút vào ống mao dẫn bị thừa Xét nghiệm lại. Chắc chắn rằng mẫu không bám
thừa trên mặt ngoài của ống mao dẫn.
Lượng mẫu phẩm pha loãng nhỏ vào ô nhận Kiểm tra pipette (thay mới 1 lần/ năm). Chắc
mẫu bị thừa chắn rằng đầu côn đã lắp chặt vào pipette. Xét
nghiệm lại
Nhỏ hóa chất sau vào quá sớm trong khi hóa Xét nghiệm lại. Chắc chắn rằng mọi hóa chất
chất cho vào trước đó chưa thấm hoàn toàn cần phải thấm hoàn toàn xuống màng trước khi
xuống màng nhỏ hóa chất tiếp theo
Thời gian gián đoạn quá lâu (trên 2 phút) giữa Xét nghiệm lại. Thực hiện liên tục, không gián
bước 3 và 4 trong quá trình xét nghiệm đoạn từ bước 2 đến bước 4

[32]
Test thử D-dimer
Loại mẫu phẩm: huyết tương

CHỈ ĐỊNH
NycoCard® D-Dimer là test chẩn đoán In-vitro dùng cho máy phân tích NycoCard® Reader
II để phát hiện D-dimer – sản phẩm của quá trình thoái giáng fibrin trong huyết tương.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


NycoCard® D-Dimer là xét nghiệm nhanh theo nguyên lý dòng chảy một chiều, phương
pháp miễn dịch. Sau khi được nhỏ vào ô nhận mẫu của test thử, mẫu huyết tương thấm
xuống qua màng. Các phân tử D-dimer có trong mẫu bị lớp màng phủ sẵn kháng thể đặc
hiệu anti-D-dimer chặn lại. Tại đây, sau khi nhỏ thêm dung dịch cộng hợp vàng kháng thể
đơn dòng đặc hiệu anti-D-dimer, chúng sẽ liên kết với cộng hợp này bởi phản ứng kiểu bánh
kẹp “sandwich”. Phần cộng hợp vàng còn dư lại, sau khi nhỏ tiếp dung dịch rửa, sẽ bị dung
dịch rửa đẩy tiếp ra khỏi màng.
Nếu D-dimer trong huyết thanh cao hơn 0.1 mg/L, màng sẽ chuyển sang màu đỏ với cường
độ màu tương ứng với nồng độ D-dimer. Cường độ màu này được đo bằng máy phân tích
NycoCard® READER II.

[33]
THÀNH PHẦN KIT THỬ
Test thử 24 test/ kit Dạng khay nhựa tròn màu trắng, màng thấm ở
hoặc 6 test/ kit chính giữa có phủ sẵn lớp kháng thể đơn dòng anti-
D-dimer.
Dung dịch cộng 1 x 2 mL Dung dịch đựng trong lọ màu tối, nắp màu đen bao
hợp R1 gồm kháng thể anti-D-dimer gắn kết trên các hạt
vàng siêu nhỏ trong môi trường chất đệm.
Dung dịch rửa R2 1 x 7 mL Dung dịch đựng trong lọ trong suốt, nắp màu trắng
bao gồm BSA và chất tẩy trong môi trường chất
đệm (pH 8.0)
Dung dịch chứng 1 x 1 mL Dung dịch đựng trong lọ trong suốt, nắp màu trắng
dương C bao gồm các sản phẩm do thoái giáng fibrin, BSA và
chất bảo quản trong môi trường chất đệm.
Giá trị chứng dương: xem mục "range" in trên
nhãn lọ.

Vật tư không đi kèm, nhưng phải có:


 Pipette 50µL và các đầu côn 50~100µL

Thiết bị đo
Đo kết quả bằng máy phân tích NycoCard® READER II.

Độ đặc hiệu
Test thử sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu với kháng nguyên mới trong cấu trúc D-
dimer. Các thành phần huyết tương như fibrinogen và fibrin đơn hợp (monomer) không có
phản ứng chéo với D-dimer trong quá trình xét nghiệm. Vi thế có thể nói NycoCard® D-
Dimer là đặc hiệu cho các sản phẩm của quá trinh thoái giáng fibrin.

Tiêu chuẩn
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn quốc tế nào được thiết lập. Test thử NycoCard® D-Dimer được
kiểm định với các xét nghiệm D-dimer ELISA.

Khoảng đo
Khoảng đo: 0.1–20.0 mg/L bằng máy phân tích NycoCard® READER II

Thang đo: 0.1 mg/L

Khoảng chuẩn định: 0.1–10.0 mg/L

Độ chính xác
Hệ số biến thiên CV (coefficient of variation) ≤ 15% với các giá trị đo dưới 10 mg/L và >
15% với các giá trị đo lớn hơn 10 mg/L.

[34]
Hạn chế của test thử
Giá trị bilirubin và hemoglobin tăng cao không ảnh hưởng đến kết quả đo. Tuy nhiên, các
mẫu chứa tế bào/ tiểu cầu/ lipid cao hoặc quá nhớt có thể làm cho kết quả bị cao vì chúng
làm giảm tốc độ dòng thấm. Các mẫu như vậy phải được lọc vô trùng hoặc ly tâm thêm 1 lần
nữa. Chỉ được sử dụng Citrate làm chất kháng đông.

BẢO QUẢN VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH


Hạn dùng cho kit thử ghi trên nhãn có giá trị nếu bảo quản liên tục ở nhiệt độ 2-8°C. Tránh
để kit thử ở nhiệt độ trên 25°C, độ ẩm cao hoặc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
o Test thử: Test thử ổn định cho đến khi hết hạn ghi trên nhãn nếu bảo quản liên tục ở
nhiệt độ 2-8 °C.
o Hóa chất và dung dịch chứng dương: Hạn dùng in trên nhãn có giá trị với các lọ hóa
chất chưa mở nắp và bảo quản liên tục 2-8°C. Sau khi mở nắp, hóa chất chỉ còn ổn định
trong vòng 3 tháng (cho dù hạn dùng ghi trên nhãn có thể dài hơn). Vặn chặt nắp lọ lại
sau mỗi lần sử dụng.

Loại mẫu phẩm:


+ Mẫu huyết tương không tiểu cầu và chống đông bằng Citrate.
 Lấy máu tĩnh mạch vào ống nghiệm chuyên dụng cho phân tích đông máu (đã chứa Na-
citrate 0.11 M hoặc Na-citrate 0.13 M).
Cách khác: Thêm Na-citrate 0.11 M hoặc Na-citrate 0.13 M vào ống máu toàn phần theo
tỷ lệ thể tích 1:9.
 Ly tâm 15 phút với tốc độ 2000g để thu lấy huyết tương không tiểu cầu.

Lưu ý
 Sau ly tâm, hãy dùng pipette thu lấy huyết tương ở phần trên của ống. Không được
nghiêng ống để gạn lấy huyết tương. Tránh lẫn với các tế bào.
 Mẫu máu sau khi lấy phải ly tâm ngay, chậm nhất là sau 6 giờ.
 Huyết tương thu được phải tiến hành xét nghiệm ngay trong vòng 24 giờ.

+ Mẫu đông băng


Mẫu huyết tương có thể đông băng và bảo quản tới 4 tuần ở nhiệt độ -20°C. Khi sử dụng các
mẫu huyết thanh đã đông băng, cần phải rã cho tan hoàn toàn trong chậu bằng nước ẩm
37oC với thời gian khoảng 15 phút. Nên tiến hành ly tâm lại lần nữa sau rã đông. Tham khảo
mục “Lỗi thường gặp và cách xử lý”.

+ Mẫu đông khô


Các mẫu đông khô làm giảm tốc độ dòng thấm. Các mẫu như vậy phải được lọc vô trùng
hoặc ly tâm trước khi sử dụng. Tham khảo mục “Lỗi thường gặp và cách xử lý”.

[35]
QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM
Lưu ý quan trọng trước khi làm xét nghiệm!
 Chỉ sử dụng cho mục đích chẩn đoán In-Vitro (IVD).
 Không được sử dụng lẫn thành phần kit thử giữa các lô sản xuất khác nhau. Để
tránh nhầm lẫn, hãy hủy hết các hóa chất còn thừa sau mỗi lần sử dụng hết test
thử của bộ kit.
 Các thành phần kit thử và mẫu phẩm phải để trong phòng khoảng 30 phút cho
cân bằng với nhiệt độ phòng (20-25°C) trước khi sử dụng.
 Nếu mẫu đã đông băng, cần phải rã cho tan hoàn toàn trong chậu bằng nước ẩm
37oC với thời gian khoảng 15 phút.
 Không sử dụng kit thử đã hết hạn sử dụng.
 Tuân thủ nghiêm ngặt tuần tự, không gián đoạn các bước xét nghiệm.
 Đừng quên lắc đảo đầu dung dịch cộng hợp R2 ít nhất 2 lần trước mỗi lần sử
dụng.
 Luôn sử dụng găng tay y tế khi tiếp xúc với hóa chất và bệnh phẩm.
 Trong quá trình xét nghiệm, luôn sử dụng đầu côn mới cho mỗi lần sử dụng
pipette.
 Không bao giờ được chạm tay hoặc đầu côn pipette vào màng thấm của test thử.
 Vặn chặt các nắp lọ hóa chất sau mỗi lần sử dụng.
 Các hóa chất có chứa chất bảo quản sodium azide NaN3 (< 0.1%), dung dịch rửa
R1 còn chứa dung môi hữu cơ gây khó chịu cho da và mắt, là các hóa chất độc hại.
Vì vậy cần tránh để chạm tới mắt và da. Dùng nhiều nước để rửa nếu không may
bị đổ, tràn ra ngoài hoặc chạm vào mắt/ da.
 Dung dịch chứng sản xuất từ nguồn máu hiến tự nguyện tại Ngân hàng máu
Scandinavian. Mỗi đơn vị máu được kiểm soát đạt âm tính với kháng nguyên HBs,
kháng thể HCV và kháng thể HIV1/2. Mặc dù vậy, khi tiếp xúc với chúng, cần tuân
thủ mọi quy định như đối với mẫu bệnh phẩm.
 Phải chuẩn định màu trắng cho máy phân tích NycoCard® READER II trước mỗi
hoặc một loạt lần đo (xem quy trình đo của máy).

[36]
Các bước xét nghiệm
Chuẩn bị mẫu phẩm
Loại mẫu phẩm: Huyết tương không tiểu cầu (có chống đông bằng
Citrate).
 Ly tâm 15 phút với tốc độ 2000g để thu huyết tương không tiểu cầu.

Bước 1 – Rửa lần 1


 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL dung dịch rửa R2 vào
ô nhận mẫu của test thử.
 Để hóa chất thấm hết xuống màng.
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.

Bước 2 – Gắn mẫu phẩm


 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL mẫu huyết tương -
không tiểu cầu - không pha loãng hoặc dung dịch chứng (nếu để
kiểm định) vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để mẫu phẩm thấm hết xuống màng.
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.
Không quá 50 giây, mẫu phải thấm được hoàn toàn xuống màng.
Bước 3 – Gắn cộng hợp
 Dùng Pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL dung dịch cộng hợp
R1 vào ô nhận mẫu của test thử.
 Để hóa chất thấm hết xuống màng. Khoảng 50 giây
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.
Không quá 50 giây, hóa chất phải thấm được hoàn toàn xuống
màng.
Bước 4 – Rửa lần 2
 Dùng pipette và đầu côn mới lấy và nhỏ 50µL dung dịch rửa R2 vào
ô nhận mẫu của test thử.
 Để hóa chất thấm hết xuống màng.
Lưu ý: Tránh có bọt khí hoặc chạm đầu côn pipette vào màng.

Bước 5 – Đọc kết quả trong vòng 2 phút


 Chọn “ENTER TEST” trên MENU của máy, nhấn phím ENTER.
 Nhấn phím SELECT chọn “D-dimer”, nhấn phím ENTER.
 Tiến hành đo theo các hướng dẫn trên màn hình:
- Place pen (hãy đặt bút đọc lên test thử): đặt đầu bút lên test thử,
trượt vỏ bút xuống che kín bề mặt test thử. Giữ yên tư thế đó và
chờ
- Active, waiting...(máy đang đo, hãy chờ...)
- Kết quả: Tín hiệu bíp cùng với kết quả hiển thị trên màn hình. Trả
bút đọc lại giá bút. Đọc và ghi kết quả.

[37]
ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI KẾT QUẢ
Tiến hành đo kết quả càng nhanh càng tốt trong vòng 2 phút sau khi dung dịch rửa đã thấm
hết xuống màng.

Kết quả nồng độ D-dimer mg/L thể hiện nồng độ các mảnh vỡ D-Dimer trong mẫu phẩm.
Để chuyển đổi tương đương sang đơn vị fibrinogen (FEU), cần nhân với hệ số 2.

Kết quả bình thường (giá trị tham chiếu)


Ở người bình thường, nồng độ D-dimer thường dưới 0.3 mg/L.

Kết quả bất thường


Nồng độ D-dimer khoảng 0,3 mg/L hay cao hơn được coi là bệnh lý. D-dimer tăng cho thấy
số lượng fibrin quá mức đã hình thành ở một nơi nào đó trong hệ thống mạch máu, Hệ
thống thoái giáng fibrin đã bị kích hoạt, fibrin bị tiêu hủy bởi enzym plasmin thành cách
mảnh vỡ dễ hòa tan, trong đó có D-dimer.
Nồng độ tăng lên của D-Dimer chứng tỏ quá trình tiêu hủy fibrin liên tục, là dấu hiệu của
huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT, Deep Venous Thrombosis), thuyên tắc phổi (PE, Pulmonary
Embolism) và đông máu lan tỏa nội mạch (DIC, Disseminated Intra-vascular Coagulation).

Kiểm định chất lượng


Dung dịch chứng dương dùng để kiểm định, chắc chắn về chất lượng hóa chất và đặc tính
của test thử. Kết quả đo được phải đảm bảo nằm trong khoảng giá trị ghi trên nhãn lọ.

Khuyến nghị
Nên sử dụng test thử D-dimer kết hợp với Hệ thang điểm xác suất trước xét nghiệm (Pre-
test Probability Score System) để loại trừ khả năng khối huyết nghẽn mạch
(Thromoembolism) ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp hoặc trung bình. Nếu kết quả xét
nghiệm không phù hợp với tình trạng lâm sàng và lịch sử bệnh, cần phân tích thận trọng.

LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ


A. Nếu mẫu phẩm không thấm hết xuống màng sau 50 giây, xét nghiện sẽ cho kết quả
sai. Để có kết quả chính xác, phải xử lý mẫu phẩm theo 1 trong 2 quy trình sau đây:
1. Ly tâm một lần nữa khoảng 15 phút, tốc độ 2000g. Lấy huyết thanh ở phần trên của
ống. Chắc chắn rằng tốc độ ly tâm là 2000g (xem mục "chuẩn bị mẫu").
2. Lọc bằng bộ lọc vô trùng (0,22 mm).
Kết quả xử lý mẫu phẩm chỉ được chấp nhận là đạt khi mẫu thấm được hết xuống màng
trong khoảng thời gian không quá 50 giây.

B. Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nhiệt độ quá cao sẽ cho kết quả cao
và nhiệt độ quá thấp sẽ cho kết quả thấp hơn so với thực tế. Để có kết quả chính xác, hãy để
toàn bộ kit thử (mở nắp hộp) và mẫu phẩm trong phòng cho đạt nhiệt độ phòng (20-25°C)
ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm.

[38]
[39]
AXIS-SHIELD PoC AS
Kjelsåsvein 161, PO. Box 6863 Rodeløkka NO-0504 Oslo, Norway
www.axis-shield-poc.com
ISO 9001 and ISO 13485 certified company

NHÀ PHÂN PHỐI, BẢO HÀNH SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM:
Công ty cổ phần Á châu
Số 17 lô 12A, khu đô thị Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84) 3 783 2446/ (84) 3 783 2447
Website: www.amedical.vn; www.accom.vn

[40]

You might also like