You are on page 1of 6

BÀI 1:

TÌM HIỂU CẤU TẠO MÁY IN PHUN

I. Mục đích thí nghiệm


- Biết cấu tạo các bộ phận chính trong máy in phun.
- Biết cách kiểm tra, kết nối máy in phun.
II. Báo cáo thí nghiệm
1. Các bộ phận chính của máy in phun
a. Hệ thống đầu phun:
- Đầu phun: chứa mảng vi lỗ để phun ra các giọt mực
- Hộp mực (cartridge): chứa các mực in với các màu mực khác nhau. Mỗi
màu được chứa trong một hộp mực.
- Mô tơ điều khiển chuyển động của đầu phun, hộp mực tiến và lùi ngang
qua giấy. Máy có mô tơ để đưa đầu phun về vị trí cố định khi không in
hoặc khi cần thay thế.
- Dây băng để kết nối đầu phun với mô tơ điều khiển
- Thanh dẫn để đảm bảo đầu phun di chuyển chính xác
b. Hệ thống vận chuyển giấy
- Khay nạp giấy: Các máy in thông thường có 2 khay nạp giấy
- Khay tiêu chuẩn (standard tray): dùng cho các loại giấy tiêu chuẩn
- Khay linh hoạt (auxiliary tray): dùng cho các loại phong bì, tem nhãn
hoặc khổ đặc biệt
- Hệ thống lô : kéo giấy từ khay vào và đẩy giấy lên vị trí in khi đầu phun
đã sẵn sàng.
- Mô tơ vận chuyển giấy: truyền động hệ thống lô để giấy vận chuyển
chính xác và liên tục
c. Hệ thống nguồn điện và điều khiển
- Nguồn điện (Power supply): cung cấp năng lượng điều khiển mọi hoạt
động của máy
- Bảng mạch điều khiển (Control circuitry): gồm nhiều vi mạch phức tạp
để điều khiển các hoạt động cũng như giải mã các thông tin từ máy tính
chuyền tới máy in
- Cổng kết nối: Cổng nối USB
2. Đánh giá khả năng in của máy in Epson L1800
- Trang bị đầu phun 1,5pl với công nghệ in nhỏ giọt có thể thay đổi.
- Độ phân giải cao: 5760 x 1440 DPI
- Cải tiến mới được trang bị hệ thống dẫn mực ngoài với 6 hộp mực tương
ứng với 6 màu mực in: B/C/Y/M/LC/LM.
- Hệ thống mực rời đảm bảo hiệu suất cao khi in ấn khối lượng lớn.
- Tốc độ in : 45 giây/ ảnh, 15 trang/ phút màu, 15 trang/ phút đơn sắc.
- Kích thước khổ giấy in đa dạng: A3+, A3, A4, A5, A6, B5, C4, 10 x15,
13 x 18, Letter, phong bì....
BÀI 2:

CĂN CHỈNH MÁY IN PHUN

I. Mục đích thí nghiệm


- Nắm được các thao tác cơ bản để vận hành máy in phun
- Biết cách kiểm tra và căn chỉnh máy in phun
II. Báo cáo thí nghiệm
Các bước tiến hành thí nghiệm
- Bật máy in phun, máy tính PC
- Kiểm tra mực trong cartridge : Tình trạng mực vẫn còn nhiều
- Tiến hành kiểm tra đầu phun :

Dùng công cụ Nozzle check để thực hiện kiểm tra đầu phun : Kết quả trên
tờ in cho thấy đầu phun bị tắc
Nguyên nhân:
+ Mực in đọng trên đầu phun
+ Các tinh thể áp điện bị hư hoặc quá tải
+Lưới lọc bên trong đầu phun bị nghẹt
+Sự cố con chíp điện
+Chất lượng mực in
+ Lưới lọc bị nghẹt nên mực không thể phun ra
+Thay đổi mực in thường xuyên
+Điện áp đầu phun
+Máy in phun để lâu không dùng
Giải Pháp:
Chọn lệnh Clean ngay trên hộp thoại hoặc chọn công cụ Head Clearing.
Tiếp tục thực hiện in kiểm tra đầu phun
Nếu sau khi thực hiện các thao tác cho máy tự vệ sinh đầu phun 3 lần mà
đầu phun vẫn còn tắc. Sử dụng công cụ Power ink Fushing, nhà sản xuất
khuyến cáo chỉ sử dụng công cụ này khi tắc mực nặng trên 50%, không sử
dụng quá 1 lần/ tuần . Máy in sẽ tiến hành xả mực mạnh, phải đảm bảo
mực trong castrige còn trên 50%
Nếu chưa hết tắc ta phải tiến hành tháo rửa đầu phun, hoặc thay mới đầu
phun.
- Kiểm tra tính thẳng hàng của đầu phun
+ Nạp giấy cho máy in
+ Mở hộp thoại print head alignment
+ Máy in sẽ tự động căn chỉnh đầu phun (quá trình căn chỉnh sẽ diễn ra
trong vài phút). Trong khi căn chỉnh máy in sẽ in các mảng màu để đánh
giá tính thẳng hàng của đầu phun.
BÀI 5

THỰC HÀNH XÂY DỰNG KHUNG BAO MÀU TRONG IN PHUN

I. Mục đích
- Nắm được các thao tác cơ bản trong vận hành máy in phun
- Thực hành xây dựng khung bao màu cho máy in phun
II. Nguyên vật liệu và thiết bị
- Các mẫu in thang IT8.7-3
- Giấy in phun (giấy in ảnh)
- Mực in phun Epson L1800 (1 bộ mực 6 màu)
- Phụ kiện máy in: Đầu phun, băng từ, dây curoa
- Máy in Epson L1800
- 1 máy đo phổ kết nối với máy tính
III.

You might also like