You are on page 1of 51

Signature Not Verified

Ký bởi: Công ty TNHH Vạn Niên


Ký ngày: 28/11/2018 17:58:34

Hướng Dẫn Sử Dụng


Máy Xét Nghiệm Miễn Dịch CL-900i

1
Mục Lục

A- Tổng quan máy CL-900i……………………………………………..4


1. Tổng quan……………………………………………………………………4

2. Nguyên lý hoạt động…………………………………………………………4

2.1 Phương thức 1 bước……………………………………………………………..5

2.2 Phương thức 2 bước……………………………………………………………...6

B- Tổng quan phần cứng….……………………………………………..8


1. Hệ thống gắp mẫu……………………………………………………………10

2. Hệ thống lấy chất thử………………………………………………………...12

3. Hệ thống lấy mẫu…...………………………………………………………..15

4. Hệ thống cung cấp chất tạo nền ……………………………………………..16

5. Hệ thống phản ứng - đo kiểm quang học…………………………………….18

6. Hệ thống phân tán và lọc hóa chất…………………………………………...19

7. Hệ thống vận chuyển cu-vét……..…………………………………………..20

8. Hệ thống pha trộn chất phản ứng………………………………………...…..21

C- Vận hành máy……….……………………………………………...23


1. Màn hình chính………………………………………………………………23

2. Thực hiện hiệu chuẩn………………………………………………………...26

3. Thực hiện kiểm tra chất lượng……………………………………………….29

2
4. Thực hiện việc chạy mẫu (sample) ………………………………………….36

5. Quá trình kiểm tra định kỳ…………………………………………………...38

6. Một số lỗi hay gặp ở máy…..………………………………………………..51

3
A. Tổng quan máy CL-900i
1. Tổng quan
Máy CL-900i là thiết bị phân tích miễn dịch huỳnh quang dung để xét nghiệm tính
chất của huyết thanh, huyết tương và các dung dịch cơ thể người khác.

2. Nguyên lý hoạt động


Máy hoạt động ở với 2 phương thức: phương thức 1 bước và phương thức 2 bước.
Tùy theo sự cần thiết của xét nghiệm mà chúng ta sử dụng chúng.

4
2.1 Phương thức 1 bước:

Phương thức 1 bước được mô tả như hình dưới đây:

5
2.2 Phương thức 2 bước:

Trong phương thức 2 bước, chúng ta chia làm 2 loại: 2 bước 1 lần phân tán – lọc hóa
chất và 2 bước 2 lần phân tán – lọc hóa chất.

2.2.1 Phương thức 2 bước 1 lần phân tán – lọc hóa chất:

6
2.2.2 Phương thức 2 bước 2 lần phân tán – lọc hóa chất:

7
B. Tổng quan Phần cứng
Máy CL-900i bao gồm các bộ phận chính sau:

● Bộ phận phân tích:


Bao gồm hệ thống lấy mẫu, hệ thống lấy chất thử, hệ thống xử lý mẫu, hệ thống
chất tạo nền, hệ thống phản ứng – đo kiểm quang học, hệ thống phân tán và lọc
hóa chất, hệ thống vận chuyển cu-vét, hệ thống trộn hóa chất, hệ thống nhận diện
mã vạch của mẫu, hệ thống nhận diện mã vạch của chất thử.
● Bộ phận thao tác và hiển thị kết quả.
Bao gồm hệ thống máy tính, màn hình hiển thị (tùy chọn), máy đọc mã vạch
cầm tay, hệ thống phần mềm phân tích.
● Đầu ra là máy in dùng để in kết quả và các dữ liệu khác.
● Các thành phần bổ trợ: các thùng chứa chất thải, hộp đựng cu-vét sau sử dụng.

(1) Bộ phận lắp ráp kẹp (2) Bộ phận lắp ráp mẫu (3) Bộ phận nạp cuvet (4) Bộ phận phân tán

Hình 1.1.1: Hình ảnh bộ phận phân tích

8
(1) Băng chuyền mẫu (2) Băng chuyền mẫu và thuốc thử

Hình 1.1.2: Băng chuyền mẫu và thuốc thử

(1) Nắp và băng truyền thuốc thử

(2) Nắp trên của băng truyền mẫu

(3) Nút điều khiển băng chuyền thuốc thử mẫu

Hình 1.1.3: Vỏ băng chuyền mẫu, thuốc thử và các nút điều khiển 9
(1) Ổ cắm điện, cổng mạng (2) Cửa chống bụi (3) Cổng kết nối chất lỏng

Hình 1.1.4: Hình ảnh mặt sau

1. Hệ thống gắp mẫu:


Hệ thống gắp mẫu thực hiện di chuyển mẫu đến vị trí lấy mẫu đã định, và sau đó đưa
khay đựng mẫu về vị trí cũ. Phần này bao gồm:

+ Các đường rãnh của khay đựng mẫu.

+ Bộ phận vận chuyển mẫu.

+ Bộ phận đọc mã vạch của mẫu

+ Các khay đựng

● Các đường rãnh của khay đựng mẫu:


Máy gồm 6 rãnh đựng mẫu, mỗi rãnh gồm 10 vị trí. Các rãnh được đánh dấu từ
1 đến 6 theo hướng từ trái sang phải.

10
(1) Vị trí trộn substrate (2) Hệ thống lấy mẫu

(2) Giếng rửa làm sạch đầu dò


Hình 1.1.5: Hệ thống trộn chất lỏng phản ứng
● Bộ phận vận chuyển mẫu:
Bộ phận vận chuyển mẫu bao gồm các động cơ và thanh chạy giúp vận chuyển
mẫu từ khay đựng mẫu lên vị trí làm việc.

Hình 1.1.5: Bộ phận vận chuyển mẫu


11
● Máy đọc mã vạch:
Khi khay đựng mẫu được đưa vào thông qua bộ phận vận chuyển mẫu, đến vị
trí đọc, máy sẽ tự động đọc mã vạch và hiển thị lên màn hình.
● Khay đựng mẫu:
Khay đựng mẫu có 10 vị trí đựng mỗi cái. Tiêu chuẩn của các loại ống đựng
mẫu khác nhau:

2. Hệ thống lấy chất thử


Hệ thống lấy chất thử được sử dụng để giữ và đem phản ứng với mẫu trong cu-vét. Nó
bao gồm:

+ Đĩa quay chứa lọ chất thử

+ Nút bấm điều khiển

+ Máy đọc mã vạch.

+ Lọ chất thử

● Đĩa quay chứa lọ chất thử:


Bộ phận này được đặt ở góc phải của máy phân tích. Nó sẽ giữ các lọ chất thử và
mang chúng đến vị trí đã định trước cho đầu dò hút.
Đĩa quay này có 25 vị trí và được cung cấp hệ thống làm lạnh để giữ nhiệt độ
chất thử duy trì từ 2-8oC.

12
(1) Nắp đậy (2) Đĩa quay chứa lọ chất thử (3) Nút bấm điều khiển

Hình 1.2.1: Đĩa quay chứa lọ chất thử

● Nút bấm điều khiển:


Nút bấm này được sử dụng để quay đĩa chứa lọ chất thử. Khi giữ nút bấm, đĩa sẽ
quay liên tục cho đến khi nút bấm được nhả ra.
Nút bấm chỉ hoạt động khi nắp đĩa quay chứa lọ chất thử được mở.
Nó có 3 trạng thái hoạt động:
+ Nhấp nháy: trạng thái nắp đĩa quay mở và cần được đóng lại. Ta cũng có thể
gặp trạng thái này khi dừng tạm thời để thêm chất thử vào đĩa.
+ On: trạng thái đĩa quay đang hoạt động, không được mở nắp (nếu mở sẽ gây lỗi)
+ Off: trạng thái đĩa quay đang không hoạt động và có thể mở nắp
● Máy đọc mã vạch:
Khi lọ chất thử được đưa vào, máy đọc sẽ tự động quét mã vạch trên đó rồi sẽ
hiển thị ra màn hình.
● Lọ chất thử
Lọ chất thử bao gồm 4 phần nhỏ Ra, Rb, Rc, Rd, chứa chất thử để phản ứng.
Lọ chất thử có 2 loại: 100 test và 50 test

13
Hình 1.2.2: Lọ chất thử

Thể tích chất thử:


Ra:25-50ul,1ul mỗi lần tăng
Rb:25-125ul,1ul mỗi lần tăng
Rc:20-50ul,1ul mỗi lần tăng
Rd:25-50ul,1ul mỗi lần tăng

Cách đưa lọ chất thử vào đĩa quay:

Chú ý trước khi sử dụng lọ chất thử, ta cần phải xoay trước bánh răng cưa phía
dưới để phân tán hóa chất trong lọ, tránh hóa chất đọng lại một chỗ.

14
3. Hệ thống lấy mẫu:
Hệ thống thực hiện lấy mẫu và lấy chất thử, cũng như việc rửa đầu dò. Nó sẽ
hút mẫu và chất thử rồi thả vào cu-vét để phản ứng và phân tích
Hệ thống bao gồm đầu dò, bộ phận vận chuyển đầu dò, xi lanh và các đường
ống.
Hệ thống chỉ có một đầu dò, mỗi lần sẽ hút mẫu từ 10-200 µL và hút chất thử
20-200 µL với độ tăng 1 µL mỗi lần.
Đầu dò sẽ được rửa cả trong lẫn ngoài bằng hóa chất ở trong giếng rửa.

(1) Đầu dò (2) Giếng rửa (3) Phần điều khiển đầu dò (4) Xi lanh
Hình 1.3.1:Hệ thống lấy mẫu

15
4. Hệ thống cung cấp chất tạo nền.
Hệ thống này thực hiện phân phối và làm nóng chất tạo nền trước khi cho vào
cu-vét sau khi tiến hành xong quá trình phân tán và lọc hóa chất.
Hệ thống bao gồm lọ đựng chất tạo nền, bộ phận phân phối và bộ phận làm
nóng.

(1) Lọ đựng chất tạo nền 1 (2) Lọ đựng chất tạo nền 2
Hình 1.4.1: Hệ thống cung cấp chất tạo nền

● Lọ đựng chất tạo nền:


Gồm 2 lọ, và hoạt động theo lượt. Khi một lọ được sử dụng hết hệ thống sẽ tự
động chuyển sang dùng lọ còn lại và chúng ta sẽ cần phải thay thế ngay lập tức.
Trước khi sử dụng, ta cần đưa chất tạo nền về trạng thái cân bằng, thông qua
việc giữ các lọ này ở ngoài môi trường nhiệt độ phòng khoảng 6h trở lên.

16
Lưu ý việc xoáy nhẹ nắp lọ sau khi đặt vào máy để giúp cho chất tạo nền có thể
chảy xuống ống dễ dàng hơn.
Mỗi lọ sẽ sử dụng được từ 300-500 test, thông tin về hạn sử dụng và số Lot sẽ
được hiển thị thông qua mã vạch trên thân lọ.
● Nút bấm điều khiển:
Hệ thống cung cấp chất tạo nền có 2 nút bấm tương ứng với 2 lọ đựng ở 2 phía.

(1) Nút bấm lọ số 1 (2) Nút bấm lọ số 2


Hình 1.4.2: Nút bấm điều khiển hệ thống cung cấp chất tạo nền

Các nút bấm này gồm 3 trạng thái hoạt động:


+ ON: Chất tạo nền đang sử dụng, không cho phép thay đổi.
+ Nhấp nháy: Chất tạo nền bị quá hạn hoặc hết, cần phải thay mới.
+ OFF: Chất tạo nền đầy đủ, sẵn sàng cho sử dụng, không cần thay.
● Bộ phận phân phối:
Bộ phận này sẽ đưa chất tạo nền từ lọ vào cu-vét. Thể tích mỗi lần sẽ là 200µl.
● Bộ phận làm nóng:
Chất tạo nền trước khi đưa vào cu-vét sẽ được làm nóng ở đây đến khi đạt được
nhiệt độ cần thiết.

17
5. Hệ thống phản ứng – đo kiểm quang học

Hệ thống phản ứng – đo kiểm quang học bao gồm bộ phận phản ứng và bộ phận kiểm
tra quang học.

● Bộ phận phản ứng:


Bộ phận này là một đĩa quay được đặt ở góc trái của máy phân tích. Nó bao
gồm 3 vòng (trong, giữa và ngoài). Trong đó vòng trong và giữa sử dụng để ủ cho
cu-vét chứa mẫu và chất thử phản ứng với nhau. Vòng ngoài sừ dụng để ủ cu-vét
sau khi đưa chất tạo nền vào và đo kiểm quang học.

(1) Bộ phận phản ứng (2) Khay đệm đựng cu-vét


Hình 1.5.1: Bộ phận phản ứng

Sau khi hoàn thành đo kiểm quang học, cu-vét sẽ tự động được đưa ra thùng
chứa.

18
● Bộ phận kiểm tra quang học:
Bộ phận kiểm tra quang học bao gồm mô đun đếm photon và mô đun chuẩn.

Mô đun đếm photon sẽ đo đạc mật độ ánh sáng phát ra từ hợp chất trong cu-vét, và
tính toán kết quả thông qua công thức có sẵn.

Mô đun chuẩn tạo ra nguồn sáng ổn định để thực hiện việc hiệu chuẩn mô đun đếm
photon. Nó sẽ đánh giá sự ổn định, độ chính xác trong suốt quá trình đánh giá thiết bị.

Bước sóng sử dụng ở đây là 500 ~ 600 nm.

6. Hệ thống phân tán và lọc hóa chất:

Hệ thống bao gồm 4 pha hoạt động. Khi cu-vét hoàn thành quá trình ủ ở bộ phận phản
ứng, nó sẽ được đưa sang hệ thống phân tán và lọc hóa chất nhằm tách phần mẫu – chất
thử phản ứng và các hóa chất còn thừa ra.

Hệ thống này bao gồm đĩa quay và bộ phận phân tán, lọc hóa chất. Tại mỗi pha hoạt
động, cu-vét sẽ được phân tán và lọc các hóa chất thừa thông qua hệ thống từ trường và
việc sử dụng dung dịch rửa.

Hình 1.6.1: Hệ thống phân tán và lọc hóa chất

19
7. Hệ thống vận chuyển cu-vét

Hệ thống được đặt ở góc bên trái của máy phân tích, có chức năng vận chuyển và
phân phối cu-vét đến các vị trí cần thiết.

Cu-vét được đặt trên 2 khay, và đưa vào khung giữ định sẵn bằng tay. Mỗi khay có
thể chứa được 88 cái. Trạng thái của vị trí đặt cu-vét sẽ hiển thị thông qua đèn báo
bên ngoài:

+ ON: vị trí đặt khay đó đang hoạt động, không kéo ra ngoài.

+ Nhấp nháy: không có cu-vét trên khay hoặc khay đang được chọn hoặc khay đã

được đưa ra ngoài. Ta cần đưa khay mới vào hoặc đưa khay cũ ra.

+ OFF: khay cu-vét không được sử dụng. Khung giữ có thể lôi ra được. Ngoài ra, nếu
vị trí khung 2 bị vô hiệu hóa, đèn chỉ thị sẽ luôn luôn off.

Tay gắp Gripper sẽ vận chuyển cu-vét giữa các vị trí làm việc, giữa bộ phận phản
ứng, khay cu-vét, vị trí pha trộn, hệ thống phân tán.

Thùng chứa chất thải rắn là nơi chứa các cu-vét đã qua sử dụng. có khả năng
chứa từ 100-200 cu-vét.

20
8. Hệ thống pha trộn chất phản ứng

Hệ thống pha trộn chất phản ứng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nhau ở thiết bị
trộn, tùy theo yêu cầu đặt ra:

+ Tự động pha loãng mẫu: trộn mẫu và chất pha loãng theo tỷ lệ được thiết lập.

+ Phương pháp xét nghiệm 1 bước: trộn mẫu và chất thử.

+ Phương pháp xét nghiệm 2 bước với 1 lần phân tán – lọc hóa chất: trộn mẫu và
chất thử đầu tiên, trộn hỗn hợp phản ứng và chất thử thứ hai.

+ Phương pháp xét nghiệm 2 bước với 2 lần phân tán – lọc hóa chất: trộn mẫu và
chất thử đầu tiên, trộn phức hợp mẫu – hạt từ và chất thử thứ hai.

21
(1) Vị trí pha loãng mẫu (2) Vị trí trộn mẫu (3) Bộ phận phản ứng

Hình 1.8.1: Hệ thống pha trộn chất phản ứng

22
C. Vận hành máy:

1. Màn hình chính

Màn hình chính của phần mềm sẽ như sau:

(1) Phần hiển thị trạng thái (2) Phần các chức năng

(3) Khu vực hiển thị thông báo (4) Cửa sổ chính

(5) Phần biểu tượng đường dẫn nhanh

Hình 1.1: Màn hình chính phần mềm

23
1.1 Phần hiển thị trạng thái:

Phần này sẽ thể hiện trạng thái của hệ thống, bao gồm: trạng thái test hóa chất, thời
gian, kết nối máy chủ LIS, máy in, tài khoản sử dụng và trạng thái của chế độ sử dụng.

1.2 Phần các chức năng:

● : sử dụng để chạy mẫu bệnh phẩm và QC, xem trạng thái khay đựng mẫu.

24
● : sử dụng để xem lại kết quả test của bệnh nhân và QC, thống kê kết quả,
những mẫu bất thường.

● : sử dụng để nhập chất thử, xác định/ sửa đổi chất hiệu chuẩn, đưa ra hiệu
chuẩn, xem kết quả hiệu chuẩn, trạng thái của các vật phẩm tiêu hao.

● : sử dụng để xác định/sửa đổi quy tắc và sự kiểm soát các chất QC, tổng
hợp và xem lại kết quả QC

● : sử dụng để cài đặt các thông số hệ thống và hóa chất, thể hiện các nội
dung bảo dưỡng và chuẩn đoán tình trạng máy, xem trạng thái các thành phần của
máy.

● : sử dụng để xem lại, xử lý các thông báo lỗi của phần mềm.

● : sử dụng để thoát ra khỏi phần mềm.


1.3 Khu vực hiển thị thông báo:

Phần này bao gồm 2 dòng, dòng trên sẽ thể hiện lời nhắc hoạt động cho điều khiển
màn hình, dòng dưới sẽ thể hiện thông báo về lỗi hoặc trạng thái máy.

1.4 Cửa sổ chính:

Cửa sổ chính chứa nội dung, nút điều khiển và các chức năng của hệ thống.

1.5 Phần biểu tượng đường dẫn nhanh:

25
● : Biểu tượng khởi động, nếu chọn nó, phần mềm sẽ hiển thị ra cửa sổ Start
Conditions, nơi mà ta có thể bắt đầu lần phân tích mới hoặc tiếp tục test đang
chạy.

● : Biểu tượng dừng khay đựng mẫu (rack), nó được sử dụng để dừng việc vận
chuyển các rack mẫu.

● : Biểu tượng dừng khẩn cấp, nó được sử dụng để dừng mọi test, các test đang
chạy cũng sẽ bị loại bỏ.

● : Biểu tượng STAT, nếu chọn nó, sẽ hiển thị cửa sổ Program STAT Sample,
nó sẽ cho phép ta chạy những mẫu khẩn cấp trước.

● : Biểu tượng sự trợ giúp, bấm vào nó sẽ hiện ra một cửa sổ, chứa những mô tả
về các thông số và sự hoạt động.
2. Thực hiện hiệu chuẩn (Calibration)

2.1 Xác nhận 1 calibrator:

Bước 1: chọn Reagent → CalSetup

Bước 2: chọn Define F1, một cửa sổ hiện ra

26
Bước 3: Dùng máy đọc quét mã vạch (bar code)

Bước 4: Chọn Save để lưu lại thông tin

Bước 5: Chọn Close để thoát

Nếu muốn xác nhận thêm nhiều Calibrator, thực hiện lại bước 3 và 4.

2.2 Nhập thông tin Master Curve:

Bước 1: Đưa các lọ Master Curve vào trong đĩa quay chất thử (nhớ phải quay bánh
răng 20-25 lần trước khi sử dụng để tránh hiện tượng chất thử bị đóng cặn)

Bước 2: Chọn Reagent → Cal Setup

Bước 3: Chọn Master Curve F3, một cửa sổ hiện ra

Bước 4: Dùng máy đọc quét mã vạch (bar code)

Bước 5: Chọn Save để lưu lại thông tin

Bước 6: Chọn Close để thoát

Nếu muốn xác nhận thêm nhiều loại Master Curve, thực hiện lại bước 3 và 4.

2.3 Chọn lựa vị trí của lọ Calibrator.


27
Bước 1: Chọn Reagent → Cal Position

Bước 2: Chọn Calibrator mà ta cần chọn lựa vị trí trong danh sách.

Bước 3: Chọn số vị trí của rãnh chứa khay đựng mẫu, và vị trí gồm C0, C1, C2

Bước 4: Ấn Save F8 để lưu lại

Chọn kiểu ống đựng mẫu

Chọn Reagent → Cal Position → Sample Cup F5

Chọn loại ống phù hợp

Ấn Save để lưu lại.

Lấy mẫu theo số lượng dựa trên bảng quy định của hãng khuyến nghị.

28
Bước 5: Đưa khay đựng mẫu đã chứa Calibrator đặt đúng theo vị trí đã chọn ở trên vào
rãnh.

2.4 Thiết lập yêu cầu hiệu chuẩn:

Việc hiệu chuẩn chỉ có thể thực hiện khi thông tin hiệu chuẩn đã được cài đặt, thời gian
Calibration hết hạn và lọ chất Master Curve đã được đưa vào đĩa chất thử.

Bước 1: Chọn Reagent → Reagent/Calibration

Bước 2: Chọn thông số cần thực hiện hiệu chuẩn trong danh sách (Có dòng chữ
Calibration required màu đỏ)

Bước 3: Chọn Cal F5 để yêu cầu hiệu chuẩn

Bước 4: Xác nhận đã thực hiện yêu cầu những test Calibration nào bằng cách chọn
Result → Current → By sample. Ở cột Status nếu xuất hiện dòng chữ Programmed là ta
đã yêu cầu máy thực hiện test.

2.5 Chạy hiệu chuẩn:

Bước 1: Chọn biểu tượng ở phía trên bên phải của màn hình chính

Bước 2: Chọn OK để bắt đầu phân tích

2.6 Xem lại kết quả hiệu chuẩn

Nếu muốn xem kết quả đánh giá của hiệu chuẩn, ta vào Reagent → Calibration Result

Nếu muốn xem dữ liệu hiệu chuẩn, ta vào Reagent → Calibration Result, tìm thông số
muốn xem dữ liệu, rồi chọn Cal Data F2 hoặc chọn Trend F6 để xem đồ thị dữ liệu.

3. Thực hiện kiểm tra chất lượng (QC)

Việc kiểm tra chất lượng (QC) sẽ được thực hiện hàng ngày

29
3.1 Xác nhận thông tin của bộ mẫu dùng QC:

Bước 1: Chọn QC → QC Setup

Bước 2: Chọn Import Control F4, một cửa sổ xuất hiện

Bước 3: Sử dụng máy đọc mã vạch để quét thông tin trên vỏ hộp

Bước 4: Ấn Save để lưu lại thông tin

Nếu ta muốn đưa thêm thông tin các bộ QC khác thì thực hiện lại bước 3 và 4.

3.2 Chọn thông số cần QC:

Bước 1: Chọn QC → QC Setup

Bước 2: Chọn một mã QC ở bên phía tay trái

Bước 3: Chọn Chems F2, một cửa sổ xuất hiện:

30
Bước 4: Chọn các thông số cần thiết, nếu muốn chọn tất cả thì bấm Select All, nếu
không muốn chọn nữa thì bấm Clear.

Bước 5: Ấn OK

3.3 Thiết lập độ chính xác cho kết quả QC

Bước 1: Chọn QC → QC Setup

Bước 2: Chọn một mã QC ở bên tay trái. Các thông số về kết quả QC sẽ được thể hiện ở
khu vực bên tay phải.

31
Bước 3: Chọn giá trị ở cột Mean (giá trị trung bình) và cột SD (độ lệch chuẩn), chọn
đơn vị cho 2 giá trị Mean và SD ở cột Unit.

Bước 4: Ấn Save F8 để lưu lại thay đổi.

3.4 Chọn lựa vị trí cho mẫu QC:

Bước 1: Chọn QC → Control Position

Bước 2: Chọn rãnh (Lane No.) cho mẫu QC, và vị trí mong muốn.

32
Bước 3: Ấn Save F8 để lưu lại thông tin

3.6 Thiết lập mẫu QC:

Bước 1: Chọn Program --> Quality Control

33
Bước 2: Chọn một mã QC phù hợp từ danh sách trong ô Control. Các thông số còn lại
đã được chỉ định cho mã QC đó sẽ được hiển thị tự động (Số thứ tự rãnh đặt Lane No, vị
trí trên khay đặt mẫu Pos, loại thông số).

Bước 3: Chọn loại ống đựng mẫu trong ô Sample Cup

Bước 4: Chọn Select Rgt F3 để chọn chất thử cho kiểm tra QC (khi có nhiều lọ chất thử
giống nhau)

34
Bước 5: Ấn Save F8 để lưu lại thông tin.

Nếu muốn thực hiện việc thiết lập mẫu QC với các loại khác, bấm Prev F4 hoặc Next F5,
lặp lại các bước từ 2 đến 7.

3.7 Chạy mẫu QC:

Bước 1: Chọn Program → Sample

Bước 2: Xác nhận đã thực hiện yêu cầu những test QC nào bằng cách chọn Result →
Current → By sample. Ở cột Status nếu xuất hiện dòng chữ Programmed là ta đã yêu cầu
máy thực hiện test.

Bước 3: Lấy mẫu theo số lượng dựa trên bảng định sẵn của hãng khuyến nghị.

Đưa mẫu QC vào rãnh, chắc chắn chúng ở đúng vị trí.

Bước 4: Tại màn hính chính, ta chọn để thực hiện việc chạy mẫu QC.

35
3.8 Kiểm tra dữ liệu việc chạy mẫu QC

Chọn Result → Current hoặc History

+ Current hiển thị tất cả dữ liệu trong ngày hiện tại

+ History hiển thị tất cả dữ liệu trước ngày hiện tại

Nếu muốn xem dữ liệu QC rõ hơn thì chọn QC → Result, tại ô Control tìm thông số và
dải ngày cần xem trong QC Date rồi bấm Search F1 để tìm kiếm.

4. Thực hiện việc chạy mẫu (sample)

4.1 Tạo chương trình chạy mẫu thông thường:

Bước 1: Chọn Program → Sample, cửa sổ hiện ra:

36
Bước 2: Ta nhập Sample ID vào ô ID. Dữ liệu này sẽ lấy từ máy chủ LIS

Nhập dữ liệu khay đựng mẫu Rack và vị trí mẫu trên đó Pos.

Bước 3: Chọn lựa dạng mẫu cho test trong ô Sample Type.

Có các sự lựa chọn là: Serum (huyết thanh), Plasma (huyết tương), Urine (nước tiểu),
Amniotic fluid (nước ối), Whole blood (Máu nguyên chất), Other (loại khác).

Bước 4: Chọn thông số cần đo ở cửa sổ chính

Ngoài ra sẽ còn một số chức năng khác ở đây:

Thực hiện một chuỗi các test giống nhau:

Sau khi chọn sample ID, Rack và Pos ở bước 2, ta có thể thiết lập một chuỗi các test cùng một
thông số như vậy bằng cách bấm vào Batch F3, ta nhập số ID muốn kết thúc vào.

37
Như vậy máy sẽ thực hiện các test giống hệt như test của sample ID ban đầu cho đến sample
ID kết thúc.

Chạy test khẩn cấp

Chọn Program → Sample → STAT

Thực hiện pha loãng cho tất cả các test trước khi chạy:

Chọn Program → Sample → Auto dilute

Nếu chỉ muốn pha loãng cho test mình cần làm thì chọn Option F2 → Predilution (chọn Yes)

Xem thông tin bệnh nhân của sample ID:

Nếu cần xem thông tin bệnh nhân, ta chọn Program → Demog F3, chỉnh sửa thì ấn Save F7
để lưu lại.

Chạy một mẫu nhiều lần

Chọn Program → Sample → Option F2 → Replicates và chọn số lần muốn chạy rồi ấn OK

Bước 5: Ấn Save F8

4.2 Chạy mẫu:

Bước 1: Tại màn hình chính, bấm để chạy.

Bước 2: Bấm OK để bắt đầu phân tích.

5. Quá trình kiểm tra định kỳ

5.1 Kiểm tra hàng ngày:

Dưới đây là các công việc chúng ta sẽ cần thực hiện hàng ngày với máy miễn
dịch CL-900i:

38
5.1.1, Kiểm tra kết nối đường ống nước thải, nước rửa:

Kiểm tra lại kết nối giữa đường ống và máy, đường ống và thùng chứa xem có chặt hay
không, vệ sinh nắp của thùng nước rửa.

+ Nước thải: Waste tank

+ Nước rửa: Wash buffer tank

39
5.1.2, Kiểm tra các thành phần tiêu hao:

Chọn Reagent → Consumable Management.

Ta kiểm tra lại trạng thái của 2 lọ chất phát quang (substrate 1 & substrate 2), khay
đựng cu vét thải (Waste bin), khay đựng cu vét sạch (Tray1 cuvette & Tray2 cuvette),
chai nước rửa kim lấy mẫu CD80 (Wash solution), thùng đựng nước thải (Waste tank),
thùng đựng nước rửa (Wash buffer).

Nếu phần nào thiếu thì phải bổ sung thêm ( khi sắp hết máy sẽ có cảnh báo dựa trên
thiết lập ban đầu)

5.1.3, Kiểm tra xi lanh:

Bước 1: Mở nắp bảo vệ, ta sẽ thấy xi lanh nằm ở phía trước bên phải của máy phân tích

40
Bước 2: Sử dụng vải khô để lau phần chữ T (T piece)

Nếu vải không bị ẩm thì thực hiện các bước tiếp theo.

Nếu vải bị ẩm thì kiểm tra lại phần chữ T (T piece), vặn chặt lại nó. Nếu vẫn

không được thì báo lại cho kỹ sư.

Bước 3: Sử dụng vải khô để lau pít tong dẫn hướng phía dưới xi lanh (Plunger guide

cap)

Nếu không thấy vải bị ẩm thì thực hiện các bước tiếp theo.

Nếu vải bị ẩm thì vặn chặt lại pít tong. Nếu vẫn không được thì báo lại cho kỹ

sư.

Bước 4: Kiểm tra lại ốc chặn (Retaining screw) phía dưới xi lanh xem có bị lỏng

không. Nếu lỏng thì vặn chặt lại.

41
5.1.4, Kiểm tra kim hút (Probe)

Kiểm tra bên ngoài kim xem có vết bẩn nào không, nếu có phải thực hiện việc rửa bên
ngoài kim (Clean Probe Exterior).

Để thực hiện việc này, ta chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance


Command → Clean Probe Exterior

Ấn Continue để tiếp tục, sau đó chọn Done để hoàn thành

Chú ý máy sẽ thực hiện reset kim hút tự động sau khi hoàn thành.

Tiếp tục kiểm tra bên trong kim bằng cách chọn Utility → Maintenance →
Maintenance → Maintenance Command → Clean Probe Interior

42
Chọn Continue, sau đó máy sẽ tự động thực hiện việc rửa trong 3 lần.

Nếu dòng nước phun ra từ kim thẳng đứng, nhẹ nhàng thì kim không có vấn đề gì.

Nếu dòng nước phun ra bị lệch hoặc mạnh thì có thể kim đã bị tắc. Lúc này cần thực
hiện việc vệ sinh tổng thể (Daily Clean) và kiểm tra lại kim một lần nữa, nếu vẫn không
được thì sẽ liên hệ với kỹ sư.

Chú ý máy sẽ thực hiện reset kim hút tự động sau khi hoàn thành.

43
5.1.5, Làm sạch bên ngoài kim hút của bộ phận phân tán và lọc hóa chất:

Kiểm tra và chắc chắn rằng máy đang ở trạng thái ủ (Incubation) hoặc chờ (Standby)

Chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance Command → Clean


Dispersion Probe/Tubes.

Mở nắp máy phân tích và tháo lần lượt từng kim theo thông báo hiển thị trên màn hình.
Các kim này được đánh dấu theo thứ tự A1, A2, A3, A4.

Ví dụ như ta làm sạch kim A4, vặn đai ốc theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, nhấc
nhẹ nhàng nó ra khỏi đĩa quay. Sau đó sử dụng vải sạch tẩm nước cất để lau kim nhẹ
nhàng từ trên xuống dưới. Ta phải thực hiện hết sức cẩn thận, tránh gây xước hoặc vết
bẩn bám lại kim khi lau. Lắp lại kim A4 vào đúng vị trí, vặn chặt đai ốc.

Thực hiện tương tự với 3 kim còn lại, sau đó chọn Done, khi đó hệ thống sẽ reset tự
động về vị trí chờ.

44
5.1.6, Vệ sinh tổng thể (Daily Clean)

Chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance command → Daily clean

Cho hóa chất rửa (concentrated wash solution – CD80) vào trong pack chất thử 60ml và
đặt nó vào trong vị trí rửa đặc biệt.

Bấm Execute để thực hiện, đợi khi quá trình rửa kết thúc hoàn toàn thì ta bấm Exit để
hoàn thành bước này.

5.1.7, Kiểm tra độ sạch trong ống của máy (Effect check):

Chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance command → Effect


check

(Đối với lần đầu tiên, ta cần cài đặt khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra độ sạch ống
này. Ta chọn Utility → System setup → Instrument F1 → Auto Maintenance setup, chọn
giá trị thời gian hợp lý, hệ thống mặc định là để 4h)

Bấm Execute để thực hiện việc kiểm tra.

Sau khi hoàn thành quá trình, bấm Exit để kết thúc.

5.2 Kiểm tra hàng tuần:

Dưới đây là các công việc chúng ta sẽ cần thực hiện hàng tuần với máy miễn
dịch CL-900i:

45
5.1.1 Thay thế/ Lau rửa kim hút của bộ phận phân tán và lọc hóa chất:

Dụng cụ cần chuẩn bị: 4 kim hút sạch, vải lau sạch, cồn rửa, nước cất, chất rửa CD80,
cốc đựng, thiết bị làm sạch kim, túi sạch.

Chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance Command → Clean


Dispersion Probes/Tubes.

Mở nắp máy, chọn Continue ở cửa sổ hiện ra.

Tháo nhẹ nhàng 4 kim hút A1, A2, A3, A4 ra ngoài, chú ý tránh va chạm.

Tháo đầu kết nối ở tấm chắn đằng sau đĩa quay của bộ phận phân tán và lọc hóa chất.

Cài đặt kim hút mới vào khay phân tán và lọc hóa chất (Chú ý tránh va chạm vào các
vật dụng xung quanh và nhãn của kim). Vặn lại đai ốc, kiểm tra xem kim hút có nâng lên
hạ xuống nhẹ nhàng không.

Kết nối lại dây trên tấm chắn, chú ý khi lắp nghe có tiếng click là được.

Chọn tiếp Continue → Done trên cửa sổ thông báo.

Sau khi thay thế kim, ta chọn Maintenance Command →Fluidic Prime → Dispersion
Cycle và đặt giá trị vòng check là 5. Ta bấm Execute để thực hiện quá trình.

46
Quan sát kỹ quá trình check và chắc chắn rằng kim hút đã được thay thế chính xác và
ống không bị dò nước.

Với các ống kim hút cũ đã được tháo ra, sử dụng vải sạch có tẩm cồn để lau phía bên
ngoài, sử dụng thiết bị làm sạch kim để vệ sinh bên trong.

Sau khi vệ sinh bên trong kim hút, ta nối nó với dụng cụ xi lanh (đi kèm trong hộp dụng
cụ) thông qua đầu kết nối.

Ngâm toàn bộ kim hút trong cốc đựng đầy chất tẩy rửa CD80, thực hiện việc kéo đẩy xi
lanh 10 lần nhằm làm sạch kim, sau đó đưa kim quá mặt chất lỏng và đẩy cho hết chất
lỏng còn thừa trong kim ra ngoài.

Đưa kim hút nước cất từ trong một cốc và đẩy cho hết số nước này vào 1 cốc khác nhằm
làm sạch kim. Quá trình này sẽ thực hiện 10 lần.

Sau khi hoàn thành việc trên, tháo bỏ dụng cụ xi lanh, lắc nhẹ để vẩy hết chất lỏng bám
ra ngoài, sử dụng vải sạch để lau khô bên ngoài kim hút và dây dẫn. Đặt ngoài môi
trường sạch trong 1h để đảm bảo ống dẫn và kim hút khô.

Kết thúc quá trình, ta sẽ đưa các kim hút được lau khô vào túi sạch và đóng kín.

5.2 Kiểm tra hàng tháng:

Dưới đây là các công việc chúng ta sẽ cần thực hiện hàng tháng với máy miễn
dịch CL-900i:

5.2.1 Vệ sinh tấm lọc bụi:

47
Tắt máy, mở cover. Lần lượt gỡ từng tấm lọc bụi (Dust screen) theo hình vẽ dưới đây:

Riêng đối với tấm lọc bụi số 2 và 3 (Dust screen 2 và Dust screen 3) ta cần chú ý tháo
tấm chắn ở bên trái và đằng sau máy.

Sử dụng chổi lau và nước sạch để vệ sinh các tấm lọc này, sau đó để khô và lắp lại như
cũ.

5.2.2 Vệ sinh kim phân tán của hệ thống lọc – phân tán hóa chất:

Chắc chắn rằng máy đang ở trạng thái chờ (Standby) hoặc ủ (Incubation).

Chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance Command → Clean


Dispersion Probes/Tubes.

48
Lần lượt tháo từng kim phân tán từ D1, D2, D3, D4 (chú ý không để kim va chạm vào
các thành phần khác hoặc tháo nhầm kim hút A1, A2, A3, A4).

Làm sạch kim hút D1


đến D4 của hệ thống

Sử dụng vải sạch để lau bên ngoài kim cho đến khi kim sạch, không còn bám bẩn.

49
Lắp kim ngược lại hệ thống, kiểm tra lại hệ thống ống dẫn. Nếu lỏng thì phải làm chặt
lại.

5.2.3 Vệ sinh giếng rửa:

Chắc chắn rằng máy đang ở trạng thái chờ (Standby) hoặc ủ (Incubation).

Chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance Command → Clean


Probe Exterior và bấm vào Start

Di chuyển tay cầm của kim hút tránh vị trí giếng rửa để thực hiện bảo dưỡng được dễ
hơn. Ta dùng tăm bông tẩm cồn để vệ sinh giếng rửa, sau đó lau lại bằng tăm bông
thường.

Ấn Finish để kết thúc quá trình này.

5.2.4 Vệ sinh ống trộn hóa chất (Vortexer Hole):

Chắc chắn rằng máy đang ở trạng thái chờ (Standby) hoặc ủ (Incubation).

Chọn Utility → Maintenance → Maintenance → Maintenance Command → Clean


vortexer hole và thực hiện theo các hướng dẫn của phần mềm để kết thúc quá trình.

50
Sử dụng tăm bông tẩm cồn lau nhẹ ống trộn hóa chất (Vortexer Hole)

Chọn Continue → Done để kết thúc quá trình.

6. Một số lỗi hay gặp ở máy

Dưới đây là một số lỗi hay gặp ở máy

51

You might also like