You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH


------  ------

BÁO CÁO QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG


ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP
NHẬT BẢN & ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Nhóm thực hiện : Nhóm 3


GVHD : TS. Vũ Thị Nữ

Bình Định, 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT TÊN THÀNH VIÊN MỨC ĐỘ THAM GIA
1 Bùi Thị Kim Thúy 95%
2 Trần Thị Bích Hồng 95%
3 Hồ Nguyễn Đắc Tâm 85%
4 Trần Thị Kim Chung 100%
5 Nguyễn Thị Thanh Hằng 100%
6 Trần Tấn Lộc 95%

2
MỤC LỤC

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN


I. Nét nổi bật ngành nông nghiệp ở Nhật Bản...................................5
1.1 Mô hình sản xuất...............................................................................5
1.2 Hợp tác xã nông nghiệp (Jas)............................................................5
II. Chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp Nhật Bản..............................5
2.1. Mô hình sản xuất nông sản..............................................................5
2.2. Thu hoạch.........................................................................................6
2.3. Phân phối............................................................................................6
III. Đánh giá về chuỗi cung ứng nông nghiệp của Nhật Bản...........7
IV. Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng nông
nghiệp của Việt Nam...........................................................................................8
4.1. Đánh giá về chuỗi cung ứng nông nghiệp của Việt Nam................8
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp của Việt
Nam...................................................................................................................9

3
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN
I. Nét nổi bật ngành nông nghiệp ở Nhật Bản
1.1. Đặc điểm của nền nông nghiệp Nhật Bản:
Nền nông nghiệp Nhật Bản mang nhiều đặc điểm nổi bật biến nền nông nghiệp
quốc gia này trở thành “kiểu mẫu” bởi các đặc điểm sau:
– Thứ nhất, nông nghiệp Nhật Bản tuy phát triển nhưng lại chỉ chiếm tỉ trọng
khoảng 1%, nắm vai trò thứ yếu. Diện tích đất trồng rất ít chỉ chiếm chưa đầy 14%
diện tích lãnh thổ. Điều kiện thiên nhiên không ủng hộ, xong thứ họ thu về lại đạt kết
quả đáng mơ ước.
– Thứ hai, nền nông nghiệp Nhật Bản ưu tiên phát triển theo hướng thâm canh,
ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để
tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.
Thứ ba, mặc dù diện tích đất trồng trọt ít, đất không màu mỡ, phì nhiêu, điều
kiện thiên nhiên ban tặng cũng chẳng ưu ái, hỗ trợ, nhưng lúa gạo vẫn được trồng trên
đất nước Nhật, là cây trồng chính với diện tích chiếm khoảng 50% diện tích đất canh
tác. Ngoài ra, họ còn trồng các cây trồng phổ biến như chè, thuốc lá, dâu tằm,…
– Thứ tư, về chăn nuôi ở quốc gia này tương đối phát triển. Họ chuyên tâm
chăn nuôi chính với các con vật như lợn, gà, bò nhằm cung cấp, đáp ứng một nhu cầu
lớn của thị trường tiêu thụ.
– Thứ năm, hải sản cũng được chú trọng, sản lượng hải sản đánh bát hàng năm
cao chủ yếu với các loại cá thu, cá ngừ, tôm, cua,… Nghề nuôi trồng thủy sản được
chú trọng thúc đẩy và phát triển. Họ tập trung vào nuôi trồng tôm, sò, trai lấy ngọc,
rong biển,… nhiều hơn.
– Một đặc điểm khác của nông nghiệp Nhật Bản là cam kết mạnh mẽ về chất
lượng và hương vị. Là một quốc gia khắt khe và khó tính, họ có yêu cầu rất cao về
chất lượng các sản phẩm, đề cao tính an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó,
chất lượng các sản phẩm nông sản của Nhật đều đạt được các yêu cầu tiêu chuẩn khắt
khe nhất.
1.2 Hợp tác xã nông nghiệp (Jas)
Nếu bạn tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp ở Nhật Bản dưới bất kỳ hình thức
nào, bạn không thể bỏ qua những mắt xích đầu tiên trong chuỗi. Đó sẽ là mối quan hệ
giữa nông dân Nhật Bản và hợp tác xã nông nghiệp quốc gia. Nông nghiệp ở Nhật Bản
bị chi phối bởi một hợp tác xã lớn có tên là Nông nghiệp Nhật Bản (JA). JA quy định
các phương pháp trồng trọt mà nông dân sẽ sử dụng và đổi lại, họ sẽ giúp nông dân
bán sản phẩm thu hoạch được thông qua các kênh phân phối của họ.
Tuy nhiên, các hợp tác xã địa phương không phải là tổ chức được các thành
viên của họ kiểm soát độc lập. Họ được tập trung hóa theo hệ thống phân cấp từ trên
xuống dưới một bộ máy quan liêu đứng đầu được gọi là Liên minh Hợp tác xã Nông
nghiệp Trung ương, Nông nghiệp Nhật Bản Zen-Chuu .

4
JA đưa ra chính sách về cách trồng trọt thực phẩm mà nông dân tuân thủ. Nếu
họ tuân theo các quy trình được nêu trong hướng dẫn của họ, sử dụng phân bón, thuốc
trừ sâu, hạt giống và máy móc mà họ yêu cầu, nông dân sẽ được khen thưởng khi có
thể bán sản phẩm của mình vào chuỗi phân phối JA. JA cũng bán phân bón, thuốc trừ
sâu, hạt giống và máy móc cho nông dân, thường với giá cao hơn giá họ có thể mua ở
các nước khác. Đây là một trong những lý do khiến sản phẩm của Nhật Bản đắt hơn so
với các sản phẩm cùng loại ở nước ngoài và cuối cùng là tại sao nó đắt hơn trong các
siêu thị.
II. Chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp Nhật Bản

Chuỗi cung ứng thực phẩm Nhật Bản


Người nông dân ở đầu chuỗi cung ứng với tư cách là người sản xuất. Sau khi
sản phẩm được thu hoạch, sản phẩm sẽ được chuyển đến kho JA để phân phối. Từ đó,
nó được những người bán buôn chọn để đi đến các chợ đầu mối địa phương. Hoặc
người nông dân bán trực tiếp tại chợ đầu mối. Tại chợ bán buôn, sản phẩm được bán
đấu giá cho các nhà bán buôn trung gian và người mua được ủy quyền phục vụ cho các
chuỗi bán lẻ hoặc cửa hàng thực phẩm lớn. Sau khi sản phẩm được bán đấu giá, khoản
thanh toán đầu tiên sẽ diễn ra. Tại thời điểm này, người bán buôn nhận được hoa hồng,
JA nhận được hoa hồng và người nông dân nhận được số dư.
Từ đó, người bán buôn trung gian sẽ bán sản phẩm cho những người mua khác,
họ sẽ phân phối sản phẩm đó đến tất cả các loại cửa hàng từ cửa hàng nhỏ đến cửa
hàng bán lẻ lớn. Cuối cùng, chúng sẽ được người tiêu dùng mua và thanh toán. Tại
thời điểm này, người bán buôn trung gian nhận được hoa hồng, nhà phân phối nhận
được hoa hồng và nhà bán lẻ nhận số dư còn lại.

5
2.1. Mô hình sản xuất nông sản
- Tại Nhật Bản, nông nghiệp sẽ được sản xuất theo mô hình trang trại quy mô
lớn hoặc sản xuất nhỏ lẻ của hộ nông dân. Người nông dân thường sử dụng nhiều máy
móc hiện đại phục vụ trong quá trình nuôi trồng nông sản. Điều đó giúp giảm được
thời gian, chi phí lao động mà còn tăng năng suất sản lượng.
- Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật bản rất chuyên nghiệp, thông thường
họ làm quanh năm mà không có mùa vụ như ở VN. Nhật bản điển hình với hệ thống
nuôi trồng nông sản trong nhà kính. Khi vào mùa phù hợp thì họ mở nhà kính ra để lấy
môi trường tự nhiên, nhưng khi khí hậu hay thời tiết không ủng hộ thì họ đóng nhà
kính lại. Bên cạnh đó, người nông dân còn trang bị các hệ thống cần thiết như hệ thống
tưới tiêu nhỏ giọt, quạt thông gió, hệ thống đo, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tự động,…
- Mô hình nuôi trồng hữu cơ: Người Nhật tin rằng nông sản được nuôi trồng
trong môi trường sạch thì mới an toàn và khỏe mạnh nên việc trồng nông sản hữu cơ
rất được ưa chuộng và phổ biến. Tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học mà dùng
phân bón hữu cơ vi sinh lên men để sử dụng. Bởi vì các hóa chất sẽ làm hỏng đất, bên
cạnh đó còn không tốt cho thực phẩm. Việc sử dụng phân bón hữu cơ vừa bảo vệ môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa rẻ, tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc
mua phân bón hóa học. Với việc canh tác hữu cơ nên chuyên viên địa phương sẽ cùng
với người nông dân thường xuyên kiểm tra chất lượng vệ sinh đồng ruộng cũng như
chất lượng vệ sinh của nông sản. Khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh là yếu tố quyết định
xem sản phẩm có được đem đi tiêu thụ hay không.
2.2. Thu hoạch
Với các mô hình trang trại lớn thì máy móc thiết bị công nghệ là không thể
thiếu trong quá trình thu hoạch. Người nông dân không cần dùng nhiều nguồn nhân
lực mà vẫn có thể thu hoạch nông sản nhanh và đúng giờ. Tiết kiệm được thời gian và
chi phí thuê lao động.
Nông sản thường được thu hoạch vào buổi sáng. Đây là thời điểm mà nông sản
đạt độ tươi ngon nhất, đảm bảo chất lượng có thể đem đi tiêu thụ. Nông dân Nhật bản
có các cách bảo quản sau thu hoạch rất tốt, có nhiều loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch
xong họ bảo quản được những vài tháng mà chất lượng vẫn như mới thu hoạch.

2.3. Phân phối


Các hình thức phân phối sản phẩm:
- Chợ đầu mối đấu giá: Những chợ đầu mối ở Nhật Bản được xem là mắt xích
then chốt nhất trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho các nông dân Nhật Bản. Tiêu
biểu là Chợ đầu mối đấu giá Ota. Chợ Ota được xây dựng như một chợ tổng hợp cho
rau quả, hải sản và hoa vào năm 1989.
Hàng ngày, đúng giờ, xe của chợ đầu mối sẽ đến trực tiếp nông trại và thu gom
nông sản về kho vận. Tại đây, sản phẩm sẽ được phân loại và đóng hộp theo chất
lượng, trọng lượng, kích thước và mẫu mã. Sau đó dán tem nhãn và địa chỉ người sản
xuất cùng các thông tin liên quan vào hộp, đồng thời có đánh mã để có thể dễ dàng

6
quản lý. Riêng mặt hàng hoa thì được nông dân đóng gói, dán tem nhãn ngay tại nông
trại. Kỹ thuật viên sẽ nhập toàn bộ thông tin, số liệu về lượng hoa và những lưu ý miêu
tả chi tiết về sản phẩm để gửi cho sàn đấu giá. Việc đấu giá dựa vào tiêu chuẩn cao
cấp hoặc thứ cấp và ước lượng có bao nhiêu người mua cao cấp, có bao nhiêu người
mua thứ cấp theo quy luật cung cầu. Các sản phẩm đấu giá phải công khai các thông
tin liên quan cho khách hàng tham gia sàn đấu. Điều đó tạo ra tính minh bạch về sản
phẩm, tạo lòng tin đến khách hàng. Chợ Ota vẫn thường xuyên cung cấp thông tin
phản hồi của khách hàng và có in định kỳ các catalogue giới thiệu các mặt hàng. Chợ
hoạt động lúc 5h30 phút sáng.
+ Tại khu vực đấu giá rau quả: Trước khi vào sàn đấu giá, tất cả người mua
hàng sẽ được phát mũ có đánh số trong thời gian đấu giá để người quản lý khu vực có
thể dễ dàng kiểm soát được tổng số người tham gia đấu giá. Trước khi bắt đầu đấu giá,
khách hàng sẽ được thưởng thức các món ăn được làm từ một số mặt hàng nông sản
đấu giá của ngày hôm đó. Những món ăn này đều được người của chợ Ota chuẩn bị
sẵn. Đây là cách để chuẩn bị tinh thần trả giá cao hơn của người mua , đồng thời giúp
họ thư giãn hơn trước những quyết định đầu tư của mình. Vào sàn đấu giá, người điều
khiển sẽ bắt đầu với các mức giá khởi điểm. Những mức giá này cho thấy hình thức
bán hàng phần nào đáp ứng tâm lý tiêu dùng của người dân Nhật Bản.
+ Tại sàn đấu giá hoa: Do tính chất ổn định về chủng loại và số lượng nên hệ
thống máy tính được trang bị và khách hàng không cần đội nón đánh số. Mỗi phiên
đấu giá một mặt hàng nông sản có khoảng 600 công ty tham dự. Mỗi khách hàng có
một máy tính nối mạng được đặt trên các khán đài. Khi đến lượt sản phẩm nào, các
thông số về giá, xuất xứ, chất lượng đều được hiện lên các bảng điện tử và trên máy
tính của các khách hàng. Sau khi nhân viên đấu giá giơ món hàng lên, chỉ 10 giây sau
giá được chốt lại, ai là người trả giá cao nhất sẽ sở hữu lô hàng. Ngay sau đó, tất cả
mọi thông tin về sản phẩm từ xuất xứ, công ty mua, giá cả đều được niêm yết công
khai trên mạng Internet nên đơn vị phân phối hay bán lẻ cũng không thể bán đắt cho
người tiêu dùng.
- Các trung tâm bán lẻ của hội nông dân tỉnh: Nông sản sau khi thu hoạch và
đóng gói sẽ được vận chuyển đến nhà kho của trung tâm bán lẻ thuộc hộ nông dân
tỉnh. Hệ thống trung tâm đầu mối này có mặt hầu hết ở các vùng quê Nhật Bản. Tại
đây , các loại nông sản sẽ được phân loại theo trọng lượng và mẫu mã . Giá cả được ấn
định theo tiêu chuẩn loại tốt nhất trong toàn bộ lo hàng. Khi đã quyết định giá chính
xong, nông dân sẽ xem xét các sản phẩm còn lại và tổng hợp các sản phẩm còn lại rồi
thẩm định giá. Giá có thể tăng hay giảm tùy theo mùa vụ. Sau khi thu mua, trung tâm
sẽ phân loại, chọn lọc , đóng gói sau đó bán cho khách hàng.
- Các trung tâm bán lẻ của hợp tác xã: Các hộ nông dân nhỏ lẻ thường đem
sản phẩm đến bán ở đây. Họ thực hiện các thao tác trên máy tính, xác nhận thành viên
hợp tác xã, tự ấn định giá thành sản phẩm rồi in nhãn giá dán vào các mặt hàng sản
phẩm đem đến bán ngày hôm đó và bày sản phẩm ra quầy. Tiền bán hàng sẽ gửi cho
nông dân theo tháng khi các nhân viên của hợp tác xã có số liệu thống kê cụ thể lượng
nông sản bán ra trong tháng. Hợp tác xã là mô hình phân phối điển hình tại Nhật Bản.

7
III. Đánh giá về chuỗi cung ứng nông nghiệp của Nhật Bản
- Chuỗi cung ứng nông nghiệp của Nhật Bản ghi nhận và đánh giá vai trò, giá
trị của khách hàng cực kỳ chính xác. Biết giá trị khách hàng cần là cái gì? (đưa ly kem
với giá 40 triệu tiền VN).
- Nhật Bản có chợ đầu mối đấu giá, tạo ra thị trường lạnh mạnh: là sàn đầu giá
đầu tiên và lớn nhất trên thế giới, sản phẩm khi đưa ra đấu giá, đẩy giá trị cạnh tranh
giữa các người mua, giá trị sản phẩm tăng lên thì giá trị sản phẩm mới được nâng cao.
Nhờ các mô hình chợ đầu mối đấu giá, sản lượng nông sản được tiêu thụ với số lượng
lớn với mức giá ổn định.
- Ngoài ra, còn các mô hình hợp tác xã và các mô hình khác giúp người nông
dân có thể tiêu thụ hàng hóa một cách dễ dàng, đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng
tháng cho người nông dân.
- Người Nhật sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, không gây ngộ độc
thực phẩm, sản phẩm được đưa vào chợ Ota thì khách hàng đều an tâm tin dùng. Cơ
quan kiểm định của Nhật Bản cực kỳ hiệu quả.
- Về diện tích đất trồng: Đất trồng trọt rất khan hiếm ở Nhật Bản, ruộng có kích
thước 50m2, “Dồn điền đổi thửa”. Đất canh tác của Nhật bản cũng ít chất dinh dưỡng
và dễ bị hư hại. Điều đó đã thúc đẩy người dân Nhật bản có những mô hình canh tác
mới với hệ thống nuôi trồng nông sản trong nhà kính phù hợp và hiệu quả.
- Nông dân thu hoạch sản phẩm được quản lý về mặt chất lượng rất là tốt .
Nông sản thường được thu hoạch vào buổi sáng (dưa phải hái trước 6h sáng). Đây là
thời điểm mà nông sản đạt độ tươi ngon nhất, đảm bảo chất lượng có thể đem đi tiêu
thụ.
- Người nông dân không cần lo đầu ra, giá là do người nông dân có quyền quyết
định, miễn sản phẩm của nông dân phải đảm bảo về chất lượng, sản phẩm được đưa
vào siêu thị bán lẻ, siêu thị, chợ đầu mối.
Kết luận: Các mắt xích của chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp Nhật Bản đều
điều phối, kết hợp hoạt động nhuần nhuyễn với nhau.
IV. Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp của
Việt Nam
4.1. Đánh giá về chuỗi cung ứng nông nghiệp của Việt Nam
- Ở Việt Nam chưa ghi nhận và đánh giá vai trò, giá trị của khách hàng cao.
- Sàn đấu giá của Việt Nam chưa được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nông
sản và còn chưa tiếp cận đến người nông dân: Sàn giao dịch hàng hóa nông sản chính
ở Việt Nam là Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), còn gọi là Sở giao dịch hàng
hóa Hà Nội. Đây là sàn giao dịch thuộc sở hữu nhà nước hoạt động dưới sự giám sát
của Bộ Công Thương. VNX tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch các mặt hàng
nông sản khác nhau, bao gồm gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu và hải sản. Ngoài ra, các sàn
giao dịch hàng hóa khu vực và trung tâm thương mại địa phương khác cũng tồn tại
trên khắp Việt Nam, phục vụ các sản phẩm nông nghiệp cụ thể phổ biến ở những khu
8
vực đó. Một hình thức khác là bán đấu giá cổ phần theo lô của công ty cổ phần xuất
nhập khẩu nông sản.
- Các mặt hàng chủ yếu phân phối được là nhờ thương lái. Thương lái mua thì
mặt hàng đó bán chạy, thương lái không mua thì nhà nông dân thua lỗ. Vì vậy, để mặt
hàng được tiêu thụ tốt hơn, Việt Nam nên đầu tư các trung tâm hợp tác xã để người
nông dân có thể tự do đem sản phẩm đến bán và tiêu thụ.
- Nông sản tuy là mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhưng lại vướng phải điểm
yếu phân tán nhỏ lẻ, chưa có bất cứ đầu mối nào xứng tầm để tập trung, đấu giá và
phân phối hàng hóa đi các nơi. Vì vậy Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh
mặt hàng nông nghiệp với các quốc gia khác trên thế giới. Đó là lý do cần xây dựng
một khu trung tâm đầu mối nông sản với hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông
hiện đại để đảm bảo nhu cầu kết nối.
- Hiện nay Việt Nam sản xuất nông sản thường sử dụng quá nhiều thuốc trừ
sâu, thuốc hóa học,… điều đó làm cho đất bị suy thoái và chất lượng sản phẩm không
an toàn. Vì vậy, cấp thiết để Việt Nam xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ
nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi
trường xanh – sạch – đẹp.
- Nông dân Việt Nam chủ yếu làm theo kinh nghiệm, còn dùng nhiều hóa chất,
áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiến tiến vào sản xuất vẫn chưa rộng rãi. Bên cạnh đó,
thu nhập của nông dân Việt Nam chưa cao, bấp bênh.
- Người nông dân thường không được ấn định giá mà quyền ấn định giá thuộc
về các thương lái. Điều đó làm cho giá cả của các mặt hàng không ổn định. Khi
thương lái báo giá thấp thì người nông dân sẽ thua lỗ. Vì vậy cần thiết để người nông
dân tự ấn định giá sản phẩm của mình phù hợp với thị trường. Từ đó tránh được sự
mất cân bằng của giá trên thị trường.
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp của Việt Nam
- Xây dựng khu trung tâm đầu mối nông sản với công nghệ thông tin hiện đại
để liên kết nhu cầu.
- Hỗ trợ người nông dân tự ấn định giá sản phẩm của mình phù hợp với thị
trường.
- Đầu tư các trung tâm hợp tác xã để người nông dân có thể tự do đem sản
phẩm đến bán và tiêu thụ.
- Xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng,
bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Ví dụ nông
dân có thể tạo phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp như cắt cỏ ủ với dấm
đường.
- Khuyến khích, đầu tư sử dụng công nghệ kỹ thuật và nông nghiệp để tiết kiệm
thời gian, tăng năng suất và giảm chi phí thuê lao động.

You might also like