You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Mã số: ECO808

Số tín chỉ: 02

Giảng viên: TS. Võ Hồng Đức

Mục tiêu môn học


 Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ tác động đến mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của các quốc gia, cũng như con người ở khắp mọi nơi
trên thế giới, làm thay đổi phương thức điều hành kinh tế của chính phủ các quốc gia,
thay đổi ứng xử của người tiêu dùng, cũng như thay đổi phương thức quản trị, điều
hành hoạt động của các doanh nghiệp, các công ty. Ngày nay, khó mà chứng minh
được một công ty hoạt động hoàn toàn nội địa và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
quốc tế. Một công ty kinh doanh nông sản trên một vùng đất nội địa, sử dụng lao động
địa phương và tiêu thụ nông sản nội địa thì ít nhiều cũng có nhập một phần phân bón,
thuốc trừ sâu từ một quốc gia láng giềng, hoặc nếu không thì giá bán nông sản của
công ty này trên thị trường nội địa cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của giá bán các nông
sản cùng loại nhập khẩu từ một quốc gia khác. Vì vậy, thay vào khái niệm công ty nội
địa, khái niệm “công ty quốc tế” trở nên rất phổ biến. Khái niệm này đề cập đến một
công ty nếu không đầu tư, hay huy động vốn quốc tế thì ít nhất cũng giao thương quốc
tế hoặc chịu ảnh hưởng của giao thương quốc tế. Và các vấn đề từ thuế quan, lãi suất,
tỉ giá không còn được xem là xa lạ đối với bất cứ công ty nào trong môi trường kinh
doanh hiện nay. Vấn đề quản trị tài chính công ty quốc tế vì thế trở nên rất cấp thiết.
 Môn học này giúp nghiên cứu sinh thấy được các cơ hội, lợi ích và chi
phí những rủi ro của môi trường kinh doanh quốc tế đối với hoạt động quản trị tài chính
của công ty mình, bàn luận các chính sách quản trị các rủi ro nhằm tận dụng các cơ hội
và lợi ích cũng như hạn chế tối đa các chi phí trong kinh doanh quốc tế.
 Môn học sẽ cung cấp các kiến thức tổng quan về các yếu tố quốc tế tác
động lên hoạt động của các công ty quốc tế, bao gồm yếu tố tỉ giá, giá cả hàng hóa
quốc tế, lãi suất, lạm phát thông qua trình bày các vấn đề vĩ mô như Cán cân thanh
toán quốc tế, Các điều kiện cân bằng quốc tế, Hệ thống tiền tệ quốc tế. Tiếp theo, môn
học sẽ đi sâu vào các vấn đề vi mô của quản trị tài chính công ty quốc tế bao gồm
Quản trị rủi ro tỉ giá, Tài trợ quốc tế, và Các thị trường tài chính quốc tế.

Phương pháp giảng dạy


Nghiên cứu sinh được cung cấp các tài liệu đọc, tài liệu bài giảng đầy đủ (cả
tiếng Việt lẫn tiếng Anh) với mục tiêu tạo điều kiện cho học viên tự đọc, tự học và tư
duy. Các buổi học trên lớp được tổ chức theo phương thức bàn luận, do vậy học viên
được khuyến khích phát biểu, chủ động tham gia nêu ý kiến, quan điểm và các câu hỏi.

Tài liệu đọc và tham khảo


[1] Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Tài chính quốc tế, In lần thứ hai. NXB Thống kê.
[2] Lê Phan Diệu Thảo (2015), Tài chính quốc tế = International Finance. Phương Đông
[3] Eun, Resnick (2015), International Financial Management, McGraw - Hill
[4] Moosa Imad A. (2010), International finance: an analytical approach, McGraw-Hill
[5] Alan C. Shapiro (2013), Multinational Financial Management, 10 th ed. John Wiley &
Sons.

Yêu cầu của môn học


Vì nội dung của môn học này có tính kế thừa, chủ đề sau được phát triển từ các
chủ đề trước nên nghiên cứu sinh cần tham gia đầy đủ các buổi giảng. Để chuẩn bị tốt
cho các buổi học, nghiên cứu sinh cần đọc trước các tài liệu cho chủ đề sắp tới, bên
cạnh đó làm bài tập đầy đủ cho các chủ đề đã học nhằm kịp thời trang bị đủ các kỹ
năng tính toán cũng như kịp thời nắm bắt các kiến thức cần thiết, tiền đề cho các nội
dung các buổi học tiếp sau.

Đánh giá môn học


Kết quả môn học được đánh giá dựa vào hai phần. Phần thứ nhất là bài tập cá
nhân (50%) khi nghiên cứu sinh nộp đúng hạn. Phần thứ hai là thi cuối kỳ (50%).
Nghiên cứu sinh được khuyến khích bàn luận, học nhóm với nhau khi làm bài tập, tuy
nhiên mỗi cá nhân cần làm và nộp bài tập độc lập cho riêng mình, không sao chép một
cách thiếu tư duy. Lưu ý là việc làm bài tập là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ của
nghiên cứu sinh, các bài tập này khá tương tự với đề thi cuối kỳ của môn học.

Nội dung học phần


Chương 1 Tổng quan quản trị tài chính công ty quốc tế
Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Rủi ro tỷ giá
- Rủi ro chính trị
- Thị trường không hoàn hảo: Cơ sở để tồn tại công ty đa quốc
gia.
- Các sự kiện về các thị trường ngoại hối
Tài liệu đọc: [1], [2] [4] & [5]
Tài liệu phát: Bài giảng: Tổng quan quản trị tài chính công ty quốc tế

Chương 2 Thị trường ngoại hối


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Không gian địa lý của Thị trường ngoại hối
- Các chức năng của thị trường ngoại hối
- Các thành phần tham gia vào thị trường
- Quy mô thị trường
- Các giao dịch thị trường liên ngân hàng
- Tỷ giá hối đoái
- Tương lai ngoại tệ
- Các quyền ngoại tệ: Thị trường quyền mua ngoại tệ, đầu cơ
ngoại tệ và định giá quyền mua
Tài liệu đọc: [1] &[2]
Tài liệu phát: Bài giảng: Thị trường ngoại hối

Chương 3 Cán cân thanh toán quốc tế


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Sự cần thiết của thương mại quốc tế
- Cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái
- Tài khoản cán cân thanh toán
- Dự báo tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán

Tài liệu đọc: [1] [2] [3] & [5]


Tài liệu phát: Bài giảng: Cán cân thanh toán quốc tế

Chương 4 Những điều kiện cân bằng quốc tế


Số tiết 3 tiết
Nội dung:  Các thị trường ngoại tệ
 Một số mối quan hệ căn bản
 Điều kiện ngang giá sức mua
 Điều kiện ngang giá lãi suất
 Các nhân tố tác động lên tỉ giá
Tài liệu đọc: [1] [2] & [5]
Tài liệu phát: Bài giảng: Những điều kiện cân bằng quốc tế

Chương 5 Hệ thống tiền tệ quốc tế


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Tiêu chuẩn của Vàng
- Đại khủng hoảng thế giới
- Tỷ giá thời kỳ 1914-1944
- Hệ thống Bretton Woods
- Vai trò của vàng đến năm 1971
- Môi trường tiền tệ thế giới
- Hệ thống tiền tệ quốc tế
- Cơ chế tiền tệ tạm thời
- Dự trữ quốc tế
- Những sắp xếp của tỷ giá hối đoái
Tài liệu đọc: [1] [2] [3] & [5]
Tài liệu phát: Bài giảng: Hệ thống tiền tệ quốc tế

Chương 6 Quản trị rủi ro thương mại quốc tế


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Rủi ro giao dịch
+ Các loại rủi ro ngoại tệ
+ Đo lường rủi ro giao dịch
+ Quản trị rủi ro giao dịch trong thực tế
- Rủi ro hoạt động
+ Các yếu tố của rủi ro hoạt động
+ Đo lường tác động của rủi ro hoạt động
+ Các ví dụ của rủi ro hoạt động
+ Quản lý rủi ro hoạt động ở cấp chiến lược thông qua đa
dạng hóa
+ Quản lý rủi ro hoạt động thông qua thay đổi các chính
sách hoạt động
+ Quản lý rủi ro hoạt động thông qua thay đổi các chính
sách tài chính
- Rủi ro kế toán
+ Tổng quan về rủi ro kế toán
+ Quản lý rủi ro kế toán
Tài liệu đọc: [1] [2] [3] [4] & [5]
Tài liệu phát: Bài giảng: Quản trị rủi ro thương mại quốc tế

Chương 7 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Nghiệp vụ SWAP
- Tương lai tài chính và ngoại hối
- Các quyền chọn (Options)
- Các quyền chọn tiền (Currency Options)
- Rủi ro lãi suất
- Các kỹ thuật tài chính (Hợp đồng Forwards, hợp đồng
Options, Vài công cụ tài chính, …)
Tài liệu đọc: [1] [2] [4] & [5]
Tài liệu phát: Bài giảng: Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh

Chương 8 Tài trợ quốc tế


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Các công cụ nợ quốc tế
- Tài chính các công ty đa quốc giá và các chi nhánh ở nước
ngoài
- Tài chính các dự án đa quốc gia
- Tài chính cho thương mại quốc tế và tối thiểu hóa rủi ro tín dụng
Tài liệu đọc: [1] [2] & [5]
Tài liệu phát: Bài giảng: Tài trợ quốc tế

Chương 9 Phân tích đầu tư ra nước ngoài


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Quá trình quốc tế hóa
- Kiểm soát tỷ giá và thuế thu nhập công ty ở các khoản đầu tư
quốc tế
- Cơ sở ngân sách vốn quốc tế
- Mô hình ngân sách vốn quốc tế
- Đầu tư quốc tế: Mức tỷ suất chiết khấu là gì?
- Phân tích rủi ro quốc gia và rủi ro chính trị
- Một số thực tế về đầu tư quốc tế
Tài liệu đọc: [3] & [5]
Tài liệu phát: Bài giảng về phân tích đầ u tư ra nước ngoài

Chương 10 Quản trị vốn lưu động đa quốc gia


Số tiết: 3 tiết
Nội dung: - Quản trị tiền mặt
- Kho chứ tập trung
- Mạng lưới liên quan đa chiều
- Quản trị khoản phải thu
- Quản trị hàng tồn kho
- Duy trì vốn lưu động dưới tác động lạm phát
- Tài chính các sự chọn vốn lưu động
- Các loại của văn phòng ngân hàng thương mại

Tài liệu đọc: [4] &[5]


Tài liệu phát: Bài giảng về quản trị vốn lưu động đa quốc gia

You might also like