You are on page 1of 6

TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG

1. Công dụng
Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn cho các trục của hai cụm
(hoặc cho các trục của một cụm), có các đường tâm trục thay đổi vị trí tương đối so
với nhau khi làm việc.
Yêu cầu đối với truyền động các đăng:
+ Đảm bảo truyền tốt mô men xoắn ở bất kỳ góc độ nào mà không có tải trọng
động, va đập lớn do mô men quán tính gây ra.
+ Kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc bảo dưỡng.
+ Độ tin cậy và hiệu suất truyền lực cao.
2. Phân tích kết cấu truyền động các đăng
Trên xe КamАZ-5410 truyền động các đăng được bố trí gồm 2 trục các đăng:
trục các đăng một nối giữa hộp số và cầu giữa, trục các đăng hai dẫn động cầu sau
nối giữa cầu giữa và cầu sau, kết cấu của 2 trục các đăng này tương tự như nhau
nhưng khác về kích thước.
Nguyên lý làm việc:
Khi trục chủ dộng quay đi một góc α, lúc đó nạng 2 cùng đường tâm trục A-A
của trục chữ thập 3 cũng quay đi một góc tương tự, đồng thời trục chữ thập 3 với
đường tâm B-B cùng với nạng 4 và 5 được truyền chuyển động quay và chúng có
cùng giá trị góc quay, trục chữ thập có thể quay quanh tâm trục A-A và nạng 4,
cùng trục 5 có thể quay quanh tâm trục B-B khi góc quay γ thay đổi. Như vậy trục
chữ thập 3 cùng với nạng 4 tham gia hai chuyển động quay, do vậy trục 1 quay
được một góc α thì trục 5 quay được một góc β trong đó α≠ β.
Góc lệch tâm của các đường tâm trục của các trục nối bởi các đăng khác tốc
phụ thuộc vào cấu tạo của các nạng các đăng và thông thường trong khoảng
15÷200.
2.4 CẦU CHỦ ĐỘNG.
Cầu chủ động là cụm tổng thành cuối cùng trong hệ thống truyền lực, cầu chủ
động dùng để truyền , tăng và phân phối mô men xoắn đến các bánh xe chủ động.
Đồng thời nó còn đảm nhận chức năng nhận các phản lực từ mặt đường lên xe và
đỡ toàn bộ trọng lượng của xe phân bố lên nó. Cầu chủ động bao gồm: truyền lực
chính, vi sai, bán trục và vỏ cầu.
3. Truyền lực chính
Truyền lực chính dùng để tăng mô men xoắn, truyền và biến đổi phương truyền
lực đi một góc 900 từ truyền động các đăng đến cơ cấu vi sai, thông thường sử
dụng một cặp bánh răng nón để đổi phương truyền.
Yêu cầu đối với truyền lực chính:
+ Phải đảm bảo tỉ số truyền cần thiết để phù hợp với chất lượng kéo và tính
kinh tế nhiên liệu tốt nhất.
+ Có kích thước chiều cao hợp lý (không lớn) để tăng khoảng sáng gầm xe.
+ Đảm bảo độ cứng vững, làm việc không ồn để tăng thời gian làm việc.
Bánh răng côn chủ động cầu giữa khác bánh răng côn chủ động cầu sau là có
moay ơ dài hơn để bó trí cơ cấu khóa vi sai, ở bánh răng côn dẫn động cầu giữa có
lỗ để bố trí trục dẫn động cầu sau , bánh răng dẫn động cầu sau có lỗ then hoa dùng
để nối với trục chủ động cầu sau, các bánh răng còn lại được đặt trên các te hộp
giảm tốc bằng hai ổ bi côn, các ổ côn này có thể lắp lẫn cho cả 2 cầu.
Trong quá trình làm việc, các ổ đỡ trục của các bánh răng và bề mặt của bánh
răng sẽ bị mòn và dần xuất hiện khe hở ổ và giảm diện tích tiếp xúc của các răng
tại vùng ăn khớp làm tăng khe hở giữa các răng, các khe hở này xuất hiện sẽ làm
giảm độ chính xác ăn khớp giữa các bánh răng của truyền lực chính, vì vậy phải có
các đệm điều chỉnh.
Nguyên tắc điều chỉnh truyền lực chính là điều chỉnh khe hở ổ rồi mới tiến
hành điều chỉnh khe hở ăn khớp của các cặp bánh răng truyền lực chính.
4. Vi sai
Vi sai là một cơ cấu phân phối mô men trong hệ thống truyền lực, nó dùng để
đảm bảo làm cho các bánh xe chủ động quay được với vận tốc khác nhau, đồng
thời dùng để phân chia mô men xoắn cho các bánh xe của một cầu xe chủ động
hoặc cho các cầu chủ động của chung một xe.
4.1. Vi sai giữa các bánh xe
Vi sai giữa các bánh xe (vi sai ở các cầu) xe được dùng làm cơ cấu truyền lực
để phân chia mô men xoắn cho các bánh xe chủ động, đảm bảo động học đúng cho
các bánh xe khi quay vòng hoặc sức cản ở hai bên bánh xe là không như nhau.
4.2. Vi sai giữa các cầu
Vi sai giữa các cầu dùng để phân phối mô men xoắn giữa các cầu chủ động
trên xe КamАZ-5410 , đặt vi sai giữa cầu giữa và cầu sau, việc bố trí vi sai giữa
các cầu này góp phần cải thiện khả năng động học của ô tô tránh được hiện tượng
tuần hoàn công suất.
Vi sai giữa các cầu ở xe КamАZ-5410 là loại vi sai bánh răng côn đối xứng kết
hợp với cơ cấu khóa vi sai (hình 2.16), gồm vỏ vi sai 5 có hai phần lắp ghép cố
định với nhau bằng các bu lông, phần vỏ phía trước (bên trái) có một đoạn trục
được chế tạo liền và nó tỳ lên ổ bi 29, đầu của đoạn trục này có gia công then hoa
để lắp ráp với bích 1 và nhờ mặt bích này để nối với trục các đăng dẫn động từ hộp
số đến bộ vi sai nhờ bộ truyền các đăng kép.
Ở đoạn đuôi moay ơ bánh răng 24 có gia công vành răng ngoài để ăn khớp với
vành răng trong của khớp răng 21, mặt ngoài của khớp răng 21 cũng có gia công
vành răng để ăn khớp với khóa 22 và khớp khóa vi sai 22 này có thể di chuyển dọc
trục bánh răng 24 để ăn khớp với vành răng 30 trên vỏ vi sai nhằm thực hiện việc
khóa vi sai khi cần thiết, càng gài 20 lắp cố định với thanh trượt 11 liên kết với cơ
cấu dẫn động khóa vi sai, vỏ 19 của cơ cấu dẫn động khóa vi sai được kẹp chặt với
vỏ ngoài của bộ vi sai giữa các cầu xe, giữa vỏ 19, nắp 18 có màng cao su 15,
khoang phải màng 15 được nối với van điều khiển khóa vi sai bởi ống dẫn khí nén
26, khoang trái có thanh trượt 11, các lò xo nén 13 và lò xo hồi vị 12 lắp ngoài cốc,
cần của van điều khiển khóa vi sai được đặt ở trong cabin.
5. Bán trục
Bán trục của cầu xe КamАZ-5410 là loại bán trục giảm tải hoàn toàn nó dùng
để truyền mô men xoắn từ bộ vi sai đến các bánh xe chủ động. Đầu trong của bán
trục được lắp ghép then hoa với bánh răng bán trục còn đầu ngoài lắp ghép với
moay ơ bánh xe nhờ các bu lông. Ổ côn phía trong tựa trên vỏ vi sai, còn ở ngoài
gồm hai ổ côn nằm trên moay ơ cố định của bánh xe.
6. Dầm cầu
Công dụng: dầm cầu dùng để đỡ toàn bộ phần trọng lượng treo của ô tô, nhận
và truyền mô men phát sinh do tác động tương hỗ giữa bánh xe với mặt đường,
dầm cầu là vỏ bọc để bảo vệ tránh chảy dầu, lọt nước…vào truyền lực chính, vi sai
và bán trục.

You might also like