You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

<TÊN ĐỀ TÀI ĐATN>


(chữ hoa, 18pt, đậm, căn giữa)

<Họ và tên sinh viên>


(chữ thường, 14pt, đậm, căn giữa)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CNKT CƠ ĐIỆN TỬ

HÀ NỘI, 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

<TÊN ĐỀ TÀI ĐATN>


(chữ hoa, 18pt, đậm, căn giữa)

<Họ và tên sinh viên>


(chữ thường, 14pt, đậm, căn giữa)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CNKT CƠ ĐIỆN TỬ

Cán bộ hướng dẫn: (chữ thường, 14pt, đậm)


(ký tên)

Cán bộ đồng hướng dẫn: (nếu có - chữ thường, 14pt, đậm)


(ký tên)

HÀ NỘI, 2023
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Phiếu giao nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp theo qui định của Khoa, yêu cầu có chữ ký
của giáo viên hướng dẫn và xác nhận của Bộ môn.
Trường hợp có 2 giáo viên hướng dẫn thì sẽ cùng ký tên.
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp
ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến………………….. giảng viên Bộ
môn………………..- trường …………………. người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ……………………..
nói chung, các thầy cô trong Bộ môn ……………………….. nói riêng đã dạy dỗ
cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em
có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, luận
văn này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của
mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Thiết kế và thi công một hệ thống mô hình bơm nước tự động, trong đó sử dụng
cảm biến siêu ầm để xác định mức nước, rồi gửi dữ liệu vào PLC S71200 để điều
khiển và giám sát hệ thông..
Các thành phần hệ thống:
+ Cảm biến siêu âm HC-SR04
+ Bộ điều khiển Arduino Nano
+ IC truyển đổi số sang tương tự MCP4921
+ Bơm nước chìm.
+ Hệ thống bể nước
+ Bộ điều khiển PLC S7 1200 AC/DC/Relay
Giải pháp và công nghệ áp dụng:
+ Sử dụng kiến thức về lập trình đối với arduino
+ Sử dụng một số cảm biến: cảm biến siêu âm.
+ Sử dụng công cụ lập trình, Arduino IDE
+ Sử dụng ngôn ngữ lập trình C cho arduino
+ Sử dụng công cụ lập trình, thiết kế điều khiển giám sát cho PLC trên Tia Portal
V16
Giới hạn đề tài
Trong phạm vi cho phép em chỉ thi công trên mô hình. Trong thời gian thực hiện đề
tài là có hạn, với lượng kiến thức truyền đạt trong suốt khóa học và khả năng có
hạn, Đề tài này chỉ tập trung vào việc xác định mực nước trong bể chứa nước và
thực hiện điều khiển 2 bơm nước theo các chu trình khác nhau.
MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ..................................................................................................
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN............................................................................................
MỤC LỤC..............................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU MÔ HÌNH HỆ THỐNG BƠM NƯỚC......................................
1.1 Giới thiệu về đề tài.........................................................................................................
1.1.1. Vai trò của nước đối với con người trong nền kinh tế quốc dân............................
1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển ngành kỹ thuật cấp nước trên thế giới và Việt
Nam..................................................................................................................................
1.3. Đặt vấn đề.....................................................................................................................
1.4. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................
CHƯƠNG 2. CƠ SƠ LÝ THUYẾT......................................................................................
2.1. Động cơ bơm nước.......................................................................................................
2.1.1. Khái niệm...............................................................................................................
2.1.2. Phân loại máy bơm nước........................................................................................
2.1.3. Cấu tạo của máy bơm nước chìm ly tâm................................................................
2.2.4. giới thiệu bơm nước mini sử dụng trong đề tài......................................................
2.2. Cảm biến siêu âm..........................................................................................................
2.2.1. Khái niệm...............................................................................................................
2.2.2. Cấu tạo...................................................................................................................
2.2.3. Nguyên lý hoạt động..............................................................................................
2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của cảm biến sóng siêu âm.............................................
2.2.5. Ứng dụng của cảm biến siêu âm............................................................................
2.2.6. Giới thiệu về cảm biến siêu âm HC-SR04 sử dụng trong đề tài..........................
2.3. IC DAC.......................................................................................................................
2.3.1. Giới thiệu về IC DAC MCP4921.........................................................................
2.3.2. Ứng dụng DAC MCP4921...................................................................................
2.3.3. Cách sử dụng DAC MCP4921.............................................................................
2.4. Aptomat.......................................................................................................................
2.4.1. Khái niệm và yêu cầu cần thiết của aptomat........................................................
2.4.3. Cơ cấu truyền động cắt aptomat...........................................................................
2.4.4 Móc bảo vệ............................................................................................................
2.4.5 Nguyên lý làm việc của aptomat...........................................................................
2.5. Tổng quang về PLC....................................................................................................
2.5.1. Giới thiệu chung về PLC.....................................................................................
2.5.2. Cấu trúc, nguyên lý hoạt động của PLC..............................................................
2.5.3. Các hoạt động xử lý bên trong.............................................................................
2.5.4. Bộ điều khiển trung tâm.......................................................................................
CHƯƠNG 3. LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG..................................................
3.1. Yêu cầu công nghệ của hệ thống bơm nước...............................................................
3.1.1. Cấu trúc phần cứng hệ thống................................................................................
3.1.2. Nguyên lý hoạt động............................................................................................
3.2. Thiết kế mô hình.........................................................................................................
3.2.1. Sơ đồ đấu nối PLC...............................................................................................
3.2.2. Mô hình thực tế....................................................................................................
3.3. Chương trình điều khiển.............................................................................................
3.3.1. Lưu đồ thuật toán.................................................................................................
3.2.2. Các đầu vào ra......................................................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cấu tạo bơm ly tâm.....................................................................................6
Hình 2.2. Bơm chìm mini 8W.....................................................................................7
Hình 2.3. Cảm biến siêu âm giúp xác định mức nước..............................................10
Hình 2.4. Cảm biến siêu âm HC-SR04.....................................................................11
Hình 2.x. IC DAC 12-bit MCP4921.........................................................................12
Hình 2.x. Sơ đồ chân IC MCP4921..........................................................................12
Hình 2.x. Sơ đồ đấu nối arduino với MCP4921.......................................................14
Hình 2.5. Aptomat một cực.......................................................................................15
Hình 2.6. Aptomat hai cực........................................................................................15
Hình 2.7. Aptomat ba cực.........................................................................................16
Hình 2.8. Cấu tạo Aptomat.......................................................................................17
Hình 2.9. Cơ cấu nhả khớp tự do của Aptomat.........................................................19
Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý aptomat dòng điện cực đại...........................................20
Hình 2.11. Sơ đồ nguyên lý aptomat điện áp thấp....................................................20
Hình 2.12. Sơ đồ nguyên lý aptomat dòng điện cực tiểu..........................................21
Hình 2.13. Sơ đồ nguyên lý aptomat công suất ngược.............................................21
Hình 2.14. Nguyên lý chung về cấu trúc của bộ PLC...............................................23
Hình 2.15. Sơ đồ cấu trúc phần cứng của bộ lập trình PLC.....................................24
Hình 2.16. Chu kỳ thực hiện vòng quét của CPU trong bộ PLC..............................25
Hình 2.17. Sự khác biệt giữa PLC S7-200 và PLC S7-1200 siemens......................29
Hình 2.18. Cấu tạo của bộ điều khiển Siemens CPU S7-1200.................................29
Hình 2.19. Cấu hình giao tiếp của PLC S7-1200......................................................32
Hình 3.1. Sơ đồ đấu nối plc với động cơ..................................................................33
Hình 3.2. Đấu nối cảm biến với Ảduino...................................................................34
Hình 3.3. Bảng điện..................................................................................................34
Hình 3.4. Bể bơm nước.............................................................................................35
Hình 3.5. Lưu đồ thuật toán chương trình điều khiển hệ thống bơm nước...............36
Hình 3.6. Giao diện điều khiển giám sát hệ thống....................................................41
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp
hóa- hiện đại hóa. Vì thế, tự động hóa đóng vai trò quan trọng.
Tự động hóa giúp tăng năng suất , độ chính xác và tăng hiệu quả quá trình
sản xuất. Để có thể thực hiện tự động hóa sản suất, bên cạnh các máy móc cơ khí
hay diện, các dây chuyền sản xuất..v…v, cũng cần các bộ điều khiển để điều khiển
chúng. Trong các thiết bị hiện đại được đưa vào các dây chuyền sản xuất tự động đó
không thể không kể đến PLC.
PLC là một thiết bị điều khiển đa năng được ứng dụng rộng rãi trong công
nghiệp để điều khiển hệ thống theo một chương trình được viết bởi người sử dụng.
Nhờ hoạt động theo chương trình nên PLC có thể sử dụng để điều khiển nhiều thiết
bị máy móc khác nhau. Nếu muốn thay đổi quy luật hoạt động của máy móc thiết bị
hay hệ thống sản xuất tự động, đơn giản là ta chỉ cần thay đổi chương trình điều
khiển. Các đối tượng mà PLC có thể điều chình rất đa dạng từ máy bơm, máy cắt,
máy khoan, lò nhiệt…đến các hệ thống phức tạp như: băng tải, hệ thống chuyển
mạch tự động (ATS), thang máy, dây chuyền sản xuất…v..v.
Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình học tập tại trường, nhóm em đã thống
nhất làm đề tại: “ Thiết kế mô hình trạm bơm nước tự động sử dụng PLC S7-1200
“.

…………., ngày 3 tháng 11 năm 2023


Người thực hiện
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU MÔ HÌNH HỆ THỐNG BƠM NƯỚC
1.1 Giới thiệu về đề tài
1.1.1. Vai trò của nước đối với con người trong nền kinh tế quốc dân
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống
con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trường
nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ
( tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò
trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước.
Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ
thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống
tinh thần cho dân ( một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể không
có máu).
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết
các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…
1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển ngành kỹ thuật cấp nước trên thế giới và Việt
Nam
Theo lịch sử ghi nhận hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã
vào năm 800 TCN. Điển hình là công trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự
chảy, trong thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo đường ống
dẫn nước đến các nhà quyền quí và bể chứa công cộng cho người dân sử dụng. 300
năm TCN đã biết khai thác nước ngầm bằng cách đào giếng. Người Babilon có
phương pháp nâng nước lên độ cao khá lớn bằng ròng rọc, guồng nước. Thế kỷ thứ
XIII, các thành phố ở châu Âu đã có hệ thống cấp nước. Thời đó chưa có các loại
hóa chất phục vụ cho việckeo tụ xử lý nước mặt, người ta phải xây dựng các bể lắng
có kích thước rất lớn (gần như lắng tĩnh) mới lắng được các hạt cặn bé. Do đó công
trình xử lý rất cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây dựng lớn. 1600 việc dùng
phèn nhôm để keo tụ nước được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha phổ biến tại
Trung Quốc.
1800 các thành phố ở châu Âu, châu Mỹ đã có hệ thống cấp nước khá đầy
đủ.
thành phần như công trình thu, trạm xử lý, mạng lưới …
1810 hệ thống lọc nước cho thành phố được xây dựng tại Paisay- Scotlen.
1908 việc khử trùng nước uống với qui mô lớn tại Niagara Falls, phía Tây
nam New york.
Thế kỷ XX kỹ thuật cấp nước ngày càng đạt tới tình độ cao và còn tiếp tục
phát triển, các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng phong phú và hoàn thiện.
Thiết bị dùng nước trong nhà luôn được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người
sử dụng.Kỹ thuật điện tử và tự động hóa cũng được sử dụng rộng rãi trong cấp thoát
nước.Có thể nói kỹ thuật cấp nước đã đạt đến trình độ rất cao về công nghệ xử lý,
máy móc trang bị thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong vận hành, quản
lý.
Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu bằng khoan giếng mạch
nông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cũ vào năm 1894. Nhiều đô thị
khác như Hải Phòng, Đà Nẵng…hệ thống cấp nước đã xuất hiện, khai thác cả nước
ngầm và nước mặt.
Hiện nay hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cấp nước.Nhiều trạm cấp
nước đã áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần Lan,
Australia…Những trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên
tiến và tự động hóa.
Hiện nay Đảng và nhà nước đang quan tâm đến vấn đề cấp nước cho nông
thôn, đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực cấp nước cần phải đóng góp sức mình
và sáng tạo nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu thực tế.
1.3. Đặt vấn đề
Ngày nay, tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt vẫn diễn ra trầm trọng. Đặc
biệt nhất là ở những nơi như: khu vực nông thôn, vùng biên giới, hải đảo… ở đó
người dân vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch. Họ vẫn đang sử dụng
những nguồn nước bị ô nhiễm từ sông, hồ hoặc suối. Mặc dù họ vẫn đang khát khao
có được một nguồn nước sạch để sử dụng. Do đó nhu cầu đặt ra là cần phải xây
dựng một trạm cấp nước sinh hoạt để cung cấp nước cho người dân. Tuy nhiên do
hoàn cảnh của người dân ở khu vực này vẫn còn khó khăn cho nên nếu xây dựng
một trạm cấp nước với quy mô lớn và hiện đại như ở các khu đô thị và thành phố
lớn thì sẽ cần một nguồn kinh phí rất lớn, kéo theo là giá thành bán nước cho người
dân sẽ ở mức cao, làm cho họ sẽ cảm thấy e ngại và lo lắng về chi phí trong việc sử
dụng nước. Chính vì lý do đó, và đồng thời cũng vận dụng những kiến thức đã
được học tại nhà trường vào công việc thực tế, củng cố những kiến thức chuyên
ngành liên quan từ đó em đã quyết định chọn đề tài: “Thiết kế mô hình trạm bơm
nước tự động sử dụng plc s7 1200”. Đề tài này được thực hiện để mô phỏng cho
một trạm cấp nước, bởi vì thế trong đề tài này em cố gắng tìm kiếm và sử dụng
những thiết bị ở mức chi phí thấp nhưng vẫn có công dụng tương đương so với
những thiết bị hiện đại, để từ đó hoàn thiện đề tài tốt nhất trong khả năng của mình.
1.4. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu và nghiên cứu về các thiết bị liên quan đến ngành cấp thoát nước.
- Rèn luyện khả năng tìm kiếm tài liệu cũng như việc bản thân tự nghiên cứu cho
sinh viên
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế mô hình cho bản thân cũng như sử dụng những phần
mềm liên quan.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dựa trên phương pháp nghiên cứu và phân tích đặc tính của các loại thiết bị
điện công nghiệp, đồng thời áp dụng các kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn em đã thiết kế được mô hình trạm bơm nước tự động sử
dụng plc s7 1200 theo đúng yêu cầu của mình đề ra ,do thời gian có hạn cũng như
kiến thức của bản thân còn hạn chế nên trong đồ án này em chỉ giới hạn thiết kế
mạch với quy mô của một trạm cấp nước nhỏ,trong đó em chỉ sử dụng hai động cơ
bơm nước chính hoạt động theo chương trình đã cài đặt sẵn.
CHƯƠNG 2. CƠ SƠ LÝ THUYẾT
2.1. Động cơ bơm nước
2.1.1. Khái niệm
Máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài (cơ
năng, điện năng, thủy năng ..vv.. ) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ
vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ
thống đường ống.
2.1.2. Phân loại máy bơm nước
Người ta chia máy bơm nước ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như:
nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy
bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm ... Trong đó thường
dùng đặc điểm thứ nhất để phân loại máy bơm; theo đặc điểm này máy bơm được
chia làm hai nhóm: Bơm động học và Bơm thể tích.
Bơm động học:
Trong buồng công tác của máy bơm động học, chất lỏng được nhận năng
lượng liên tục từ cánh bơm truyền cho nó suốt từ cửa vào đến cửa ra của bơm. Loại
máy bơm này gồm có những bơm sau:
Bơm cánh quạt (gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục, cánh chéo ): Trong
loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác ( BXCT ) sẽ truyền trực
tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại bơm này thường
có lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là cột nước ) và hiệu suất
tương đối cao, do vậy thường được dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước
khác
Bơm xoắn: Chất lỏng qua các rãnh BXCT của máy bơm sẽ nhận được năng
lượng để tạo dòng chảy xoắn và được đẩy khỏi cửa ra BXCT. Người ta dùng máy
bơm này chủ yếu trong công tác hút nước hố thấm, tiêu nước, cứu hỏa...
Bơm tia: Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên ngoài có động
năng lớn phun vào buồng công tác của bơm nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm
này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và dùng trong
thi công.
Bơm rung: Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van giao động qua lại
với tần số cao gây nên tác động rung cơ học lên dòng chất lỏng để hút đẩy chất
lỏng. Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng và giếng
mỏ. Bơm khí ép: Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước có trọng lượng riêng
nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước để dâng nước cần bơm lên cao. Loại bơm này
thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước giếng.
Bơm nước va ( bơm Taran ): Lợi dụng hiện tượng nước va thủy lực để đưa
nước lên cao. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng cấp nưóc
cho vùng nông thôn miền núi.
- Bơm thể tích:
Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của
buồng công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Máy bơm nước thể tích có những
loại sau:
Bơm pít tông: Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại có chu kỳ trong buồng
công tác để hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu lượng nhỏ
nên trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc công nghiệp.
Bơm rô to: Dùng cơ cấu bánh răng hoặc bánh vít, cánh trượt đặt ở chu vi
phần quay của bơm để đẩy chất lỏng. Bơm này gồm có: bơm răng khía, bơm pít
tông quay, bơm tấm trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng
nước ... Bơm rô to có lưu lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp Ngoài ra
còn có rất nhiều loại bơm động học và bơm thể tích khác được sử dụng trong thực
tế sản xuất và đời sống.
2.1.3. Cấu tạo của máy bơm nước chìm ly tâm
a. Cấu tạo

Hình 2.1. Cấu tạo bơm ly tâm


Cấu tạo của máy bơm ly tâm gồm có 6 bộ phận chính: trục, bánh xe công tác,
bộ phận hướng ra, bộ phận hướng vào, ống hút và ống đẩy.
- Trục bơm của máy ly tâm thường được chế tạo bằng thép hợp kim. Trục
bơm của máy sẽ được lắp với bánh công tác nhờ mối ghép then.
- Bánh công tác của máy bơm ly tâm có kết cấu 3 dạng chính là một cánh mở
hoàn toàn, một cánh mở một phần và cánh kín. Cấu tạo bánh công tác được đúc
bằng gang và thép nên rất chắc chắn và an toàn. Các bề mặt cánh dẫn và đĩa bánh
công tác có độ nhẵn tương đối tốt giúp hạn chế về tổn thất, hao mòn. Phần Roto của
máy ly tâm được tạo nên bởi bánh công tắc lắp trên trục của bơm với các chi tiết
nhỏ được cố định với trục. Bánh công tác và Roto luôn được cân bằng tĩnh và cân
bằng động giúp cho quá trình làm việc bánh công tác không bị cọ xát vào thân bơm.
- Các bộ phận dẫn hướng vào, bộ phận dẫn hướng ra, ống hút, ống đẩy được
làm bằng gang đúc hoặc tôn hàn, cao su. Với cấu tạo đặc biệt, máy bơm ly tâm có
những ưu điểm vượt trội là rất khoẻ, động cơ thường với công suất rất lớn.
b. Nguyên lý
Bơm ly tâm là loại bơm theo nguyên lý lực ly tâm. Nước được dẫn vào tâm
quay của cánh bơm. Nhờ lực ly tâm, nước bị đẩy văng ra mép cánh bơm. Năng
lượng bên ngoài thông qua cánh bơm đã được truyền cho dòng nước, một phần tạo
nên áp năng,một phần tạo thành động năng khiến nước chuyển động.Trước khi máy
bơm làm việc, cần phải làm cho thân bơm (trong đó có bánh công tác) và ống hút
được điền đầy chất lỏng, thường gọi là mồi bơm.
Khi máy bơm làm việc, bánh công tác quay, các phần tử chất lỏng ở trong
bánh công tác dưới ảnh hưởng của lực ly tâm bị văng từ trong ra ngoài, chuyển
động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy
của bơm. Đồng thời, ở lối vào của bánh công tác tạo nên vùng có chân không và
dưới tác dụng của áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của máy bơm
nước, chất lỏng ở bể hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút, đó là quá trình hút
của bơm. Quá trình hút và đẩy của bơm là quá trình liên tục, tạo nên dòng chảy liên
tục qua bơm.
Bộ phận dẫn hướng ra (thường có dạng xoắn ốc nên còn gọi là buồng xoắn
ốc) để dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy được điều hòa, ổn định và còn có
tác dụng biến một phần động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.
2.2.4. giới thiệu bơm nước mini sử dụng trong đề tài
Bơm chìm mini 8W - 220V

Hình 2.2. Bơm chìm mini 8W


- Công suất: 8W Đẩy cao: 1.2m với đầu ống Phi 14mm Q max: 300 lít/h
- Điện áp: 220/ 240-50Hz
Đặc tính nổi bật
- Máy bơm chìm mini chất lượng cao, vận hành êm không gây tiếng ồn.
- Máy Có đế cao su dính chặt và giảm rung lắc trong quá trình vận hành.
- Dễ dàng lắp đặt và cực kỳ nhỏ gọn.
- Máy ngâm chìm trong nước không có hiện tưởng rò rỉ điện, an toàn tuyệt đối khi
sử dụng.
- Bền bỉ, tiết kiệm điện năng.
2.2. Cảm biến siêu âm
2.2.1. Khái niệm
Cảm biến siêu âm là thiết bị cảm biến điện tử, được dùng để đo khoảng cách
của một đối tượng mục tiêu bằng cách phát ra sóng siêu âm, sau đó âm thanh phản
xạ được chuyển đổi thành tín hiệu điện. Tín hiệu sẽ được xử lý và thông báo ở đầu
ra. Bộ phát của cảm biến có khả năng tạo ra âm thanh nhờ sử dụng tinh thể áp điện.
Còn bộ thu có vai trò tiếp nhận âm thanh đến và đi từ các vị trí.
2.2.2. Cấu tạo
Thiết bị cảm biến siêu âm được cấu tạo bởi một bộ phận chính là đầu dò phát
ra tín hiệu. Đầu dò của cảm biến hoạt động tương tự như một microphone để nhận
và phát siêu âm.
Các thiết bị đầu dò cảm biến sóng siêu âm này đều có cấu tạo chung bao gồm:
- Bộ phát: Bộ phận được cấu tạo từ gốm, với đường kính cỡ 15mm, hoạt động dựa
trên chuyển động bằng máy rung để tạo ra các sóng siêu âm truyền trong không khí.
- Bộ thu: Với nhiệm vụ hình thành các rung động cơ học tương thích với sóng siêu
âm và chuyển đổi thành năng lượng điện ở đầu ra của bộ thu.
- Bộ điều khiển: Bộ phận sử dụng mạch điện tích hợp để điều khiển sự truyền sóng
siêu âm của bộ phát, từ đó đánh giá được khả năng nhận tín hiệu và kích thước của
bộ thu.
- Nguồn điện: Nguồn 1 chiều cung cấp năng lượng cho thiết bị cảm biến thông qua
mạch ổn áp.
2.2.3. Nguyên lý hoạt động
Cảm biến siêu âm hoạt động dựa trên quá trình phát và thu nhận tín hiệu; hệ
thống cảm biến sẽ liên tục phát ra các sóng âm có tần số cao hơn mức mà con người
có thể nghe và có tốc độ lan truyền nhanh, mạnh. Khi các sóng âm này gặp phải bề
mặt vật cản như chất rắn hay chất lỏng thì sẽ tạo ra các bước sóng phản xạ lại. Thiết
bị cảm biến sẽ tiếp nhận sóng phản xạ, phân tích và xác định chính xác khoảng cách
từ cảm biến đến vật cản.
2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của cảm biến sóng siêu âm
Ưu điểm
Sóng siêu âm giúp người sử dụng có thể đo khoảng cách từ điểm phát đến
vật thể mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp. Do đó, thiết bị này rất hữu dụng, có thể
dùng để đo các chất lỏng có độ ăn mòn cao, nguy cơ gây hại đến cơ thể.
Ngoài chất lỏng, các sóng siêu âm còn có thể lan truyền trong nhiều môi
trường khác như: không khí, chất rắn,… để phát hiện và đo khoảng cách giữa các
vật. Hệ thống cảm biến siêu âm có độ nhạy cao nên thời gian phản hồi nhanh, độ
chính xác cao với sai số khá nhỏ, chỉ rơi vào khoảng trung bình là 0,15% trong
khoảng cách 2m.
Nhược điểm
Do hoạt động dựa vào sóng siêu âm nên hệ thống cảm biến siêu âm có thể bị
nhiễu tín hiệu bởi các sóng cao tần hoặc do lắp đặt chưa đúng cách. Người dùng nên
đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để lắp đặt và sử dụng chính xác.
2.2.5. Ứng dụng của cảm biến siêu âm
Cảm biến siêu âm phát hiện vật cản
Trên các dòng phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, ở phần đầu xe và
đuôi xe đều được trang bị cảm biến siêu âm đo khoảng cách.
Cảm biến siêu âm giúp đo khoảng cách
Cảm biến siêu âm khi hoạt động sẽ phát ra 1 chùm tia sóng hình nón xuống
vị trí cần đo khoảng cách. Thông thường cảm biến siêu âm dùng để đo khoảng cách
từ cảm biến xuống bề mặt sản phẩm trên băng chuyền trong các nhà máy sản xuất.
Nếu khoảng cách từ cảm biến xuống bề mặt sản phẩm đột ngột thay đổi thì
khả năng là sản phẩm đó đang bị móp, méo hoặc đang bị nứt. Dựa vào đó cảm biến
sẽ báo động và loại sản phẩm đó ra khỏi băng chuyền.
Cảm biến siêu âm đo mức nước
Hình 2.3. Cảm biến siêu âm giúp xác định mức nước
Cảm biến siêu âm cho phép xác định khoảng cách từ cảm biến đến bề mặt
chất lỏng một cách nhanh chóng bất kể độ trong hay đục của nước như thế nào. Do
vậy thiết bị này trở thành một trợ thủ đắc lực, không thể thiếu đối với ứng dụng này.
Các cảm biến này thường được trang bị khả năng kháng nước để có thể làm việc
hiệu quả trong điều kiện ẩm ướt.
Cảm biến vân tay siêu âm bảo mật
Các thiết bị điện thoại thông minh hiện nay đã có hỗ trợ cảm biến vân tay
siêu âm. Cảm biến này hoạt động dựa trên công nghệ “3D Sonic Sensor”, bằng cách
thu lại sóng âm bị phản hồi lại từ làn da của bạn. Nó sẽ ghi lại thông tin chi tiết của
vân tay để có thể mở khóa màn hình điện thoại.
Ngoài ra cảm biến siêu âm còn được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác
như:
- Phát hiện điểm bất thường
- Phát hiện người tới gần
2.2.6. Giới thiệu về cảm biến siêu âm HC-SR04 sử dụng trong đề tài

Hình 2.4. Cảm biến siêu âm HC-SR04


Cảm biến siêu âm HC-SR04 (Ultrasonic Sensor) được sử dụng rất phổ biến
để xác định khoảng cách vì RẺ và CHÍNH XÁC. Cảm biến HC-SR04 sử dụng sóng
siêu âm và có thể đo khoảng cách trong khoảng từ 2 -> 300cm, với độ chính xác
gần như chỉ phụ thuộc vào cách lập trình.
VCC (5V), trig (chân điều khiển phát), echo (chân nhận tín hiệu phản hồi),
GND (nối đất)
Cảm biến siêu âm SR04 sử dụng nguyên lý phản xạ sóng siêu âm. Cảm biến
gồm 2 module.1 module phát ra sóng siêu âm và 1 module thu sóng siêu âm phản
xạ về. Đầu tiên cảm biến sẽ phát ra 1 sóng siêu âm với tần số 40khz. Nếu có chướng
ngại vật trên đường đi, sóng siêu âm sẽ phản xạ lại và tác động lên module nhận
sóng. Bằng cách đo thời gian từ lúc phát đến lúc nhận sóng ta sẽ tính được khoảng
cách từ cảm biến đến chướng ngại vật.
Khoảng cách = (thời gian * vận tốc âm thanh (340 m/s) / 2
Thông số kỹ thuật cảm biến HC-SR04
- Điện áp: 5V DC
- Dòng hoạt động: < 2mA
- Mức cao: 5V
- Mức thấp: 0V
- Góc tối đa: 15 độ
- Khoảng cách: 2cm – 450cm (4.5m)
- Độ chính xác: 3mm
2.3. IC DAC
2.3.1. Giới thiệu về IC DAC MCP4921
Để giao tiếp truyền dữ liệu về mực nước từ arduino về PLC. Ta sử dụng MCP4921
IC DAC 12-bit với giao thức giao tiếp dữ liệu SPI
Hình 2.5. IC DAC 12-bit MCP4921
MCP4921 là IC chuyển đổi tín hiệu digital sang analog (DAC) 2,7 - 5,5V, công suất
thấp, DNL thấp với đầu ra đệm 2X tùy chỉnh và giao thức SPI.
MCP4921 là bộ DAC có độ chính xác cao và hiệu suất nhiễu thấp cho các ứng dụng
công nghiệp cần hiệu chuẩn hoặc bù tín hiệu (chẳng hạn như nhiệt độ, áp suất và độ
ẩm).

Hình 2.6. Sơ đồ chân IC MCP4921


Số chân Tên chân Mô tả
1 VDD Đầu vào cấp nguồn điện dương (2,7V đến 5,5V)
2 CS Đầu vào chọn chip
3 SCK Đầu vào xung clock nối tiếp
4 SDI Đầu vào dữ liệu nối tiếp
Đầu vào đồng bộ được sử dụng để chuyển cài đặt bộ
5 LDAC
DAC từ bộ chốt dữ liệu nối tiếp đến chốt dữ liệu đầu ra.
6 VREFA Đầu vào điện áp DACB (AVSS sang VDD)
7 AVSS Chân mass analog
8 VOUTA Đầu ra DAC
2.3.2. Ứng dụng DAC MCP4921
MCP4921 là IC DAC 12-Bit hữu ích cho nhiều ứng dụng. MCP4921 là DAC có độ
chính xác cao và hiệu suất nhiễu thấp cho các ứng dụng công nghiệp cần hiệu chuẩn
hoặc bù tín hiệu (chẳng hạn như nhiệt độ, áp suất và độ ẩm).
Các linh kiện MCP4921 sử dụng kiến trúc chuỗi điện trở, với những ưu điểm là sai
số DNL thấp, hệ số nhiệt độ tỷ lệ thấp và thời gian ổn định nhanh. Các linh kiện này
cho phép phạm vi nhiệt độ rộng. MCP492X có các đầu vào đệm kép, cho phép cập
nhật đồng thời bằng cách sử dụng chân LDAC. Các linh kiện này có thể kết hợp
mạch khởi động lại nguồn (POR) để đảm bảo nguồn điện. MCP4921 có các
package PDIP, SOIC, MSOP và TSSOP. Những linh kiện này rất hữu ích khi cần
đo lường chính xác,
IC MCP4725 có điện áp tham chiếu, giả sử là 5V (V ref = VDD = 5V) và điện áp
tham chiếu này được chia ra 4096 phần (212) và dựa trên giá trị digital được đặt từ
0 đến 4095, chúng ta có thể nhận được một phép tính analog chính xác điện áp
tương đương.
Ví dụ: nếu điện áp tham chiếu là 5V và đặt giá trị digital là 2048, thì sẽ nhận được
điện áp đầu ra là 2,5V vì 2048 bằng một nửa của 4096. Thậm chí còn có giá trị bước
nhỏ là 1,22mV (5V / 4096 = 1,22mV). Có thể giảm nếu sử dụng 3V làm điện áp
tham chiếu (sẽ cho giá trị bước 3V / 4096 = 0,73mV).
2.3.3. Cách sử dụng DAC MCP4921
MCP4921 là DAC có chuỗi đầu ra điện áp. Linh kiện bao gồm bộ khuếch đại đầu
vào, bộ khuếch đại đầu ra, bộ đệm tham chiếu, mạch điều khiển tắt và reset. Giao
tiếp dữ liệu nối tiếp tuân theo giao thức SPI. MCP492X hoạt động từ nguồn cung
cấp 2,7V đến 5,5V.

Hình 2.7. Sơ đồ đấu nối arduino với MCP4921


2.4. Aptomat
2.4.1. Khái niệm và yêu cầu cần thiết của aptomat
a. Khái niệm
Aptomat còn có tên gọi khác là CB (Circuit Breaker), hay cầu dao tự động.
Aptomat là loại khí cụ dùng để tự động ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn
mạch, sụt áp v.v…Thường gọi là aptomat không khí vì hồ quang dập tắt trong
không khí. Aptomat làm việc ở chế độ dài hạn nghĩa là chỉ số dòng điện chạy qua
aptomat tùy ý. Aptomat ngắn mạch được trị số dòng điện lớn đến vài chục
Kiloampe.
b. Yêu cầu
Yêu cầu đối với aptomat như sau:
- Chế độ làm việc ở định mức của aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn,
nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua aptomat lâu bao nhiêu cũng được. Mặt
khác mạch vòng dẫn điện của aptomat phải chịu được dòng điện ngắn mạch lớn khi
có ngắn mạch lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.
- Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn có thể đến vài chục
Kiloampe. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, aptomat phải đảm bảo vẫn làm việc
tốt ở
dòng định mức.
- Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện dòng của các thiết bị điện, hạn chế
sự
phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, aptomat phải có thời gian cắt bé. Muốn
vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong
aptomat.
Để thực hiện yêu cầu thao tác có chọn lọc aptomat cần phải có khả năng điều chỉnh
dòng điện tác động và thời gian tác động.
Những thông số cơ bản của aptomat bao gồm: Dòng điện định mức I đm, điện.
áp
định mức Uđm, dòng điện ngắt giới hạn và thời gian tác động.
Thời gian tác động của aptomat là thông số quan trọng. Thời gian này được
tính từ lúc xảy ra sự cố đến khi mạch điện bị ngắt hoàn toàn:
t = t0 + t1 + t2
Trong đó:
- t0 : thời gian từ thời điểm xảy ra ngắn mạch đến khi dòng điện đạt tới trị số tác
động I = Itđ. Thời gian t0 phụ thuộc vào giá trị của dòng điện khởi động và tốc độ
tăng của dòng điện di/dt phụ thuộc vào thông số của mạch điện ngắt.
- t1 : thời gian kể từ khi I = Itđ đến khi tiếp điểm của aptomat bắt đầu chuyển
động, thời gian này phụ thuộc vào các phần tử bảo vệ, cơ cấu ngắt, kết cấu của tiếp
điểm, trọng lượng phần động. Nếu t1 ≥ 0,01 thì aptomat có thời gian tác động bình
thường. Đối với aptomat tác động nhanh, thời gian t1 = 0,002 đến 0,008s.
- t2 : thời gian cháy của hồ quang, phụ thuộc vào giá trị của dòng điện ngắt và
biện pháp dập hồ quang.
c. Phân loại Aptomat
1. Theo kết cấu
Gồm 3 loại:
 Một cực:

Hình 2.8. Aptomat một cực


 Hai cực

Hình 2.9. Aptomat hai cực


 Ba cực
Hình 2.7. Aptomat ba cực
2. Theo thời gian thao tác
Gồm 2 loại:
Tác động tức thời.
 Tác động không tức thời.
3. Theo công cụ bảo vệ
 Aptomat cực đại theo dòng điện.
 Aptomat cực tiểu theo điện áp.
 Aptomat cực tiểu theo dòng điện.
 Aptomat dòng điện ngược.
d. Cấu tạo của aptomat
Hình 2.8. Cấu tạo Aptomat
1) Cần gạt
2) Cơ cấu ngắt mạch
3) Hệ thống tiếp điểm
4) Ngõ vào dây điện
5) Thanh lưỡng kim (rơle nhiệt)
6) Hiệu chỉnh vít (do nhà sản xuất quy định)
7) Cuộn dây nam châm điện(rơle từ)
8 ) Buồng dập hồ quang
e. Tiếp điểm.
Hệ thống tiếp điểm gồm tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động. Yêu cầu của tiếp
điểm là ở trạng thái đóng,điện trở tiếp xúc phải nhỏ để giảm tổn hao do tiếp xúc.
Khi ngắt dòng điện rất lớn ,các tiếp điểm phải đủ độ bền nhiệt, độ bền điện động để
không bị hư hỏng do dòng điện ngắt gây nên.
Tiếp điểm của atptomat thường làm bằng hợp kim gốm chịu được hồ quang
như:
bạc – vonfram,đồng –vonfram,bạc –niken…
Aptomat thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và tiếp
điểm hồ quang) hoặc có ba cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính ,tiếp điểm phụ và tiếp
điểm hồ quang).
Hai cấp tiếp điểm
Tiếp điểm hồ quang có vai trò bảo vệ tiếp điểm chính trong quá trình đóng
ngắt mạch điện. Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang sẽ được đóng trước sau đó
đến tiếp điểm chính và ngược lại đối với khi cắt mạch.
Ba cấp tiếp điểm
Trong quá trình làm việc nếu mạch điện xảy ra sự cố thì tiếp điểm chính sẽ
được mở ra trước, sau đó đến tiếp điểm phụ,cuối cùng là tiếp điểm hồ quang.Ngược
lại nếu đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước ,tiếp theo là tiếp điểm phụ và
cuối cùng là tiếp điểm chính. Do vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang nên
bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Như vậy , tiếp điểm phụ có nhiệm vụ bảo
vệ tiếp điểm chính không cho hồ quang cháy lan vào làm hư hỏng.
2.4.2. Hộp dập hồ quang.
Để aptomat dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện
thì người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là:
 Kiểu nửa kín: Thiết bị được đặt trong vỏ kín của atptomat và có lỗ thoát
khí.Kiểu này có giới hạn dòng điện cắt nhỏ hơn 50kA.
 Kiểu hở: Kiểu này được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50kA hoặc
điện áp lớn hơn 1000V.
Trong buồng dập hồ quang người ta thường xếp những tấm thép thành lưới
ngăn để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ
quang.
Việc dập tắt hồ quang còn phụ thuộc vào tính chất của lưới điện. Ví dụ như:
Cùng một thiết bị dập hồ quang, khi làm việc ở mạch xoay chiều với điện áp 500V
thì có thể dập tắt được hồ quang của dòng điện đến 40kA, nhưng khi làm việc ở
mạch điện một chiều với điện áp 440V thì có thể cắt được dòng điện đến 20kA.
2.4.3. Cơ cấu truyền động cắt aptomat.
Cơ cấu truyền động cắt aptomat gồm: cơ cấu đóng cắt và khâu truyền động
trung gian.
 Truyền động đóng cắt aptomat có 2 cách: bằng tay và bằng cơ điện (điện từ,
động cơ điện).
- Điều khiển bằng tay (núm gạt): được thực hiện với các aptomat có dòng định
mức không lớn hơn 600A.
- Điều khiển bằng cơ điện : được sử dụng trong các aptomat có dòng điện lớn hơn
(đến 1000A).
 Truyền động trung gian: cơ cấu tự do trượt khớp được sử dụng rộng rãi trong
các aptomat

Hình 2.9. Cơ cấu nhả khớp tự do của Aptomat


Cơ cấu nhả khớp tự do: a) vị trí đóng; b) vị trí mở; c) vị trí chuẩn bị đóng lại.
2.4.4 Móc bảo vệ.
Móc bảo vệ là một bộ phận quan trọng của aptomat, nhờ có nó mà khi mạch
điện có sự cố xảy ra thì nó sẽ tự động cắt dòng để bảo vệ thiết bị.
 Móc bảo vệ quá dòng điện (quá tải)
Để bảo vệ thiết bị không bị quá tải và ngắn mạch thì dòng điện của móc bảo
vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Do vậy người ta thường
dung hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ và được đặt bên trong aptomat.
Móc kiểu điện từ: cuộn dây được mắc nối tiếp với mạch chính,cuộn dây này có tiết
diện lớn chịu dòng tải và có ít vòng. Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì
phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm cho tiếp điểm của aptomat
mở ra.
Móc kiểu rơle nhiệt: kiểu này có kết cấu giống như rơle nhiệt có phần tử phát
nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự
do để mở tiếp điểm của aptomat khi có quá tải.Tuy vậy, khi có dòng quá tải tăng vọt
một cách đột ngột thì kiểu này không thể ngắt nhanh được dòng điện.
Vì vậy để aptomat thực hiện tốt được nhiệm vụ thì người ta thường tổng hợp
cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt.
 Móc bảo vệ sụt áp (điện áp thấp)
Kiểu móc này có kết cấu tương tự như rơle điện áp, cuộn dây được mắc song
song với mạch điện chính. Cuộn dây này được quấn ít vòng và dây có tiết diện nhỏ
để chịu điện áp nguồn. Khi có sự cố sụt áp, lực hút điện từ không đủ để hút phần
ứng, lò xo phản lực đẩy phần cứng làm nhả khớp tự do và tiếp điểm được mở ra.
2.4.5 Nguyên lý làm việc của aptomat.
a) Nguyên lý làm việc của aptomat dòng điện cực đại:

Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý aptomat dòng điện cực đại


Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, aptomat được giữ ở trạng thái
đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động.
Bật aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và
phần ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn
hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc
3, móc 2 được thả tự do, lò xo 1 kéo tiếp điểm động ra khỏi tiếp điểm tĩnh, kết quả
các tiếp điểm của aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.
b) Nguyên lý làm việc của aptomat điện áp thấp:

Hình 2.11. Sơ đồ nguyên lý aptomat điện áp thấp


Bật aptomat ở trạng thái ON, với điện áp định mức nam châm điện 11 và
phần ứng 10 hút lại với nhau.
Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng lò xo 9 kéo móc 8
bật lên, móc 7 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của
aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.
c) Nguyên lý làm việc của aptomat dòng điện cực tiểu:

Hình 2.12. Sơ đồ nguyên lý aptomat dòng điện cực tiểu


Nguyên lý làm việc của aptomat dòng điên cực tiểu: nó tự động ngắt khi
dòng điện trong mạch nhỏ hơn dòng điện chỉnh định Icđ. Khi I < Icđ lực điện từ của
nam châm điện 1 không đủ sức giữ nắp 2 nên lực kéo của lò xo 3 sẽ kéo tiếp điểm
động ra khỏi tiếp điểm tĩnh, mạch điện bị ngắt. Aptomat dòng điện cực tiểu dùng để
bảo vệ máy phát khỏi chuyển sang chế độ động cơ khi nhiều máy phát làm việc
song song. Vì có nhiều nhược điểm nên ít sử dụng, đang dần thay thế bằng aptomat
công suất ngược.
d. Nguyên lý làm việc của aptomat công suất ngược:

Hình 2.13. Sơ đồ nguyên lý aptomat công suất ngược


Nguyên lý làm việc của aptomat công suất ngược, nó tự động cắt mạch điện
khi hướng truyền công suất thay đổi (khi dòng điện thay đổi chiều). Nếu năng lượng
truyền thuận chiều, từ thông của cuộn dây dòng điện và cuộn dây điện áp của nam
châm 1 cùng chiều với nhau, lực điện từ lớn hơn lực của lò xo 3, aptomat đóng. Khi
chiều dòng điện thay đổi (công suất truyền ngược), lực điện từ của nam châm điện
tỷ lệ với bình phương hiệu hai từ thông do dòng điện và điện áp sinh ra, do đó lực
điện từ giảm đi rất nhiều, không thắng nổi lực kéo của lò xo 3, mấu giữa thanh 4 và
đòn 5 bật ra, lò xo ngắt 6 kéo tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh, mạch điện bị
ngắt.
2.5. Tổng quang về PLC
2.5.1. Giới thiệu chung về PLC
PLC viết tắt của Programmable Logic Controlle, là thiết bị điều khiển lập
trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic
thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một
loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích
(ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì
hay các sự kiện được đếm. Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay
OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập
trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở
ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối ( bộ điều
khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Lập trình dể dàng , ngôn ngữ lập trình dể học .
- Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản , sửa chữa.
- Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp
- Hoàn toàn tin cậy trog môi trường công nghiệp .
- Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính, nối mạng, các
Modul mở rộng.
- Giá cả có thể cạnh tranh được.
Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế cho các phần cứng Relay dây nối và
các Logic thời gian .Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng
nhớ và tính dể dàng cho PLC mà vẫn bảo đảm tốc độ xử lý cũng như giá cả …
Chính điều này đã gây ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công
nghiệp. Các tập lệnh nhanh chóng đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm ,
định thời , thanh ghi dịch … sau đó là các chức năng làm toán trên các máy lớn …
Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn , số lượng I / O
nhiều hơn.
Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình
điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được
xác định bởi một chương trình . Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của
PLC, PLC sẽ thực hiện viêc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy nếu
muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công nghệ , ta chỉ cần thay đổi
chương trình bên trong bộ nhớ của PLC . Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ
được thực hiện một cách dể dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với
các bộ dây nối hay Relay .
Hiện nay với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử đã cho phép chế
tạo các hệ vi xử lý liên tiếp, dựa trên cơ sở của bộ vi xử lý, các bộ điêu khiển logic
có khả nẳng lập trình được (PLC) đã ra đời, cho phép khắc phục được rất nhiều
nhược điểm của các hệ điều khiển liên kết cứng trước đây, việc dùng PLC đã trở
nên rất phổ biến trong công nghiệp tự động hoá. Có thể liệt kế các ưu điểm chính
của việc sử dụng PLC gồm:
- Giảm bớt việc đấu nối dây khi thiết kế hệ thống, giá trị logic của nhiệm vụ điều
khiển được thực hiện trong chương trình thay cho việc đấu nối dây.
- Tính mềm dẻo cao trong hệ thống.
- Bộ nhớ: Cổng ngắt và đếm tốc độ cao khối vi xử lý trung tâm.
- Hệ điều hành Bộ đếm vào – ra Bộ định thời Bộ đếm Bit cơ Cổng vào ra
Onboard Quản lý ghép nối Bus của PLC
- Bộ nhớ vào ra:
Hình 2.14. Nguyên lý chung về cấu trúc của bộ PLC
2.5.2. Cấu trúc, nguyên lý hoạt động của PLC
a. Cấu trúc
Tất cả các PLC đều có thành phần chính là :
Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong ( có thể mở rộng thêm một số bộ
nhớ ngoài EPROM ).
Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC, Các
Modul vào /ra. Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm môt đơn vị
lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có
đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung . Nếu đơn vị
lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi
nào chương trình đã được kiểm tra và sẳn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ
nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ trợ cho việc
viết, đọc và kiểm tra chương trình . Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng
RS232, RS422, RS458, …
Đối với PLC cỡ nhỏ các bộ phận thường được kết hợp thành một khối. Cũng
có một số hãng thiết kế PLC thành từng mô đun để người sử dụng có thể lựa chọn
cấu hình PLC cho phù hợp mà ít tốn kém nhất, đồng thời đáp ứng được yêu cầu ứng
dụng. Một bộ PLC có thể có nhiều mô đun nhưng thành phần cơ bản nhất của phần
cứng trong bộ PLC bao giờ cũng có các khối sau:
Hình 2.15. Sơ đồ cấu trúc phần cứng của bộ lập trình PLC
Dựa vào sơ đồ khối ta thấy PLC gồm có 4 khối chính đó là: Khối nguồn,
khối vi xử lý – bộ nhớ, khối đầu vào, khối đầu ra. Thông thường các tín hiệu xuất
nhập đầu ở dạng số (1- 0), còn nếu tín hiệu là dạng liên tục thì ta cần gắn các khối
xuất nhập ở dạng liên tục (Analog).
 Mô đun nguồn: (Moudule)
Là khối chức năng dùng để cung cấp nguồn và ổn định điện áp cho PLC hoạt
động. Trong công nghiệp người ta thường dùng điện áp 24V một chiều. Tuy nhiên
cũng có bộ PLC sử dụng điện áp 220V xoay chiều.
 Mô đun CPU (Centrol rocessor Unit module):
Bao gồm bộ vi xử lý và bộ nhớ
 Mô đun nhập: (Input Module)
Tín hiệu vào: Các tín hiệu đầu vào nhận các thông tin điều khiển bên ngoài
dạng tín hiệu Logic hoặc tín hiệu tương tự. Các tín hiệu Lôgic có thể từ các nút ấn
điều khiển các công tắc hành trình, tín hiệu báo động, các tín hiệu của các quy trình
công nghệ,…Các tín hiệu tương tự đưa vào của PLC có thể là tín hiệu điện áp từ các
căn nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ cho một lò nào đó hoặc tín hiệu từ máy phát tốc,
cảm biến.
 Mô đun xuất (Output Module):
Trong PLC thì Module xuất cũng hết sức quan trọng không kém module
nhập. Nó có thể có 8 hoặc 16 ngõ ra mà trên một Module xuất, do vậy người sử
dụng có thể kết nối nhiều module lại với nhau để được số ngõ ra phù hợp. Đối với
những ứng dụng nhỏ thì cần 16 ngõ ra. Những ứng dụng lớn hơn có thể dùng tới 26
hoặc 256 ngõ ra. Cũng giống như Module nhập thì các ngõ ra của Module xuất là
các tiếp điểm của rơle, khả năng chịu tải lớn 220V/1A. Nếu muốn khống chế phụ tải
công suất lớn thì thông qua các thiết bị trung gian như: CTT. Aptomat. Triac…
b. Nguyên lý hoạt động của PLC

Hình 2.16. Chu kỳ thực hiện vòng quét của CPU trong bộ PLC
Trong quá trình thực hiện chương trình CPU luôn làm việc với bảng ảnh ra.
Tiếp theo của việc quét chương trình là truyền thông nội bộ và tự kiểm tra lỗi. Vòng
quét được kết thúc bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ bộ đệm ảo ra ngoại vi. Những
trường hợp cần thiết phải cập nhật module ra ngay trong quá trình thực hiện chương
trình. Các PLC hiện đại sẽ có sẵn các lệnh để thực hiện điều này. Tập lệnh của PLC
chứa các lệnh ra trực tiếp đặc biệt, lệnh này sẽ tạm thời dừng hoạt động bình thường
của chương trình để cập nhật module ra, sau đó sẽ quay lại thực hiện chương trình.
Thời gian cần thiết để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian vòng quét
(Scan time). Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phải vòng quét nào
cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau. Có vòng quét được thực
hiện lâu, có vòng quét được thực hiện nhanh tuỳ thuộc vào số lệnh trong chương
trình được thực hiện, vào khối lượng dữ liệu được truyền thông trong vòng quét đó.
Một vòng quét chiếm thời gian quét ngắn thì chương trình điều khiển được thực
hiện càng nhanh. Nguyên lý hoạt động dựa trên các bộ phận sau :
 Đơn vị xử lý trung tâm
CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra
chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong
chương trình , sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới
các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc
vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.
 Hệ thống bus
Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường
tín hiệu song song :
Address Bus : Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.
Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.
Control Bus : Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu khiển
đồng bộ các hoạt động trong PLC .
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra
thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho
phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu môt modul đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus , nó sẽ
chuyển tất cả trạnh thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8
đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ
Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt
động của PLC .
Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời
gian hạn chế.
Hê thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O .
Bên cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 118 MHZ. Xung này
quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ
của hệ thống.
 Bộ nhớ
PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp :
- Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O.
- Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các
Relay.
- Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong
bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ .
- Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi
xử lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo .
Với một địa chỉ mới , nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đấu ra, quá trình
này được gọi là quá trình đọc .
- Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bỡi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả
năng chứa 2000 ÷ 16000 dòng lệnh , tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các bộ nhớ
như RAM, EPROM đều được sử dụng .
- RAM (Random Access Memory ) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ
nội dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất.
Để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung
cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM
được dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dùng
CMOSRAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn .
- EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà người sử
dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được . Nội dung của
EPROM không bị mất khi mất nguồn , nó được gắn sẵn trong máy , đã được nhà
sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ
nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC . Trên PG (Programer) có sẵn
chổ ghi và xóa EPROM.
- Môi trường ghi dữ liệu thứ ba là đĩa cứng hoạc đĩa mềm, được sử dụng trong máy
lập trình. Đĩa cứng hoăc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu
những chương trình lớn trong một thời gian dài.
 Kích thước bộ nhớ :
Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 ÷1000 dòng lệnh tùy vào công nghệ
chế tạo.
Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K ÷ 16K, có khả năng chứa từ 2000
÷16000 dòng lệnh.
Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM , EPROM.
 Các ngỏ vào ra I / O
Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối vào các modul (các đầu vào của
PLC), các cơ cấu chấp hành được nối với các modul ra (các đầu ra của PLC).
Hầu hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V , tín hiêu xử lý là
12/24VDC hoặc 100/240VAC.
Mỗi đơn vị I / O có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các
kênh I / O được cung cấp bỡi các đèn LED trên PLC, điều này làm cho việc kiểm
tra hoạt động nhập xuất trở nên dể dàng và đơn giản.
Bộ xử lý đọc và xác định các trạng thái đầu vào (ON,OFF) để thực hiện việc
đóng hay ngắt mạch ở đầu ra.
2.5.3. Các hoạt động xử lý bên trong
a. Xử lý chương trình
Khi một chương trình đã được nạp vào bộ nhớ của PLC , các lệnh sẽ được
trong một vùng địa chỉ riêng lẻ trong bộ nhớ.
PLC có bộ đếm địa chỉ ở bên trong vi xử lý, vì vậy chương trình ở bên trong
bộ nhớ sẽ được bộ vi xử lý thực hiện một cách tuần tự từng lệnh một, từ đầu cho
đến cuối chương trình . Mỗi lần thực hiện chương trình từ đầu đến cuối được gọi là
một chu kỳ thực hiện. Thời gian thực hiện một chu kỳ tùy thuộc vào tốc độ xử lý
của PLC và độ lớn của chương trình. Một chu lỳ thực hiện bao gồm ba giai đoạn nối
tiếp nhau:
• Đầu tiên, bộ xử lý đọc trạng thái của tất cả đầu vào. Phần chương trình phục vụ
công việc này có sẵn trong PLC và được gọi là hệ điều hành.
• Tiếp theo, bộ xử lý sẽ đọc và xử lý tuần tự lệnh một trong chương trình. Trong ghi
đọc và xử lý các lệnh, bộ vi xử lý sẽ đọc tín hiệu các đầu vào, thực hiện các phép
toán logic và kết quả sau đó sẽ xác định trạng thái của các đầu ra.
• Cuối cùng, bộ vi xử lý sẽ gán các trạng thái mới cho các đầu ra tại các modul đầu
ra.
b. Xử lý xuất nhập
Gồm hai phương pháp khác nhau dùng cho việc xử lý I / O trong PLC :
 Cập nhật liên tục
Điều nay đòi hỏi CPU quét các lệnh ngỏ vào (mà chúng xuất hiện trong
chương trình ), khoảng thời gian Delay được xây dựng bên trong để chắc chắn rằng
chỉ có những tín hiệu hợp lý mới được đọc vào trong bộ nhớ vi xử lý. Các lệnh ngỏ
ra được lấy trực tiếp tới các thiết bị. Theo hoạt động logic của chương trình , khi
lệnh OUT được thực hiện thì các ngỏ ra cài lại vào đơn vị I / O, vì thế nên chúng
vẫn giữ được trạng thái cho tới khi lần cập nhật kế tiếp.
 Chụp ảnh quá trình xuất nhập
Hầu hết các PLC loại lơn có thể có vài trăm I / O, vì thế CPU chỉ có thể xử
lý một lệnh ở một thời điểm . Trong suốt quá trình thực thi, trạng thái mỗi ngõ nhập
phải được xét đến riêng lẻ nhằm dò tìm các tác động của nó trong chương trình. Do
chúng ta yêu cầu relay 3ms cho mỗi ngõ vào, nên tổng thời gian cho hệ thống lấy
mẫu liên tục trở nên rất dài và tăng theo số ngõ vào.
Để làm tăng tốc độ thực thi chương trình, các ngõ I / O được cập nhật tới một
vùng đặc biệt trong chương trình. Ở đây, vùng RAM đặc biệt này được dùng như
một bộ đệm lưu trạng thái các logic điều khiển và các đơn vị I / O. Mỗi ngõ vào ra
đều có một địa chỉ I / O RAM này. Suốt quá trình copy tất cả các trạng thái vào
trong I / O RAM. Quá trình này xảy ra ở một chu kỳ chương trình (từ Start đến
End).
Thời gian cập nhật tất cả các ngõ vào ra phụ thuộc vào tổng số I/O được
copy tiêu biểu là vài ms. Thời gian thực thi chương trình phụ thuộc vào chiều dài
chương trình điều khiển tương ứng mỗi lệnh mất khoảng từ 110 s.
2.5.4. Bộ điều khiển trung tâm
a. Giới thiệu PLC S7-1200
– S7-1200 ra đời năm 2009 dùng để thay thế dần cho S7-200. So với S7-200 thì S7-
1200 có những tính năng nổi trội hơn.
– S7-1200 được thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh giúp những
giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200
– S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.
Hình 2.17. Sự khác biệt giữa PLC S7-200 và PLC S7-1200 siemens
Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:
– 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống
như điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng
– 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí
sản phẩm
– 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB)
– 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP
– Bổ sung 4 cổng Ethernet
– Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC

Hình 2.18. Cấu tạo của bộ điều khiển Siemens CPU S7-1200
Các module CPU khác nhau có hình dạng, chức năng, tốc độ xử lý lệnh, bộ
nhớ chương trình khác nhau….
-Các dòng chính của PLC S7-1200:
S7-1200 có 5 dòng là CPU 1211C, CPU 1212C và CPU 1214C, CPU 1215C, CPU
1217C.
PLC S7-1200 CPU 1211C có bộ nhớ làm việc 50KB work memory. Lưu ý không
mở rộng được modul I/O
PLC S7-1200 CPU 1212C có bộ nhớ làm việc 75KB work memory.
PLC S7-1200 CPU 1214C có bộ nhớ làm việc 100KB work memory.
PLC S7-1200 CPU 1215C có bộ nhớ làm việc 125KB work memory.
PLC S7-1200 CPU 1217C có bộ nhớ làm việc 150KB work memory.

b. Đặc tính kỹ thuật của CPU S7-1200 siemens


Tùy vào ứng dụng điều khiển hệ thống để có thể chọn các model phù hợp.
Module mở rộng PLC S7-1200
PLC S7-1200 có thể mở rộng các module tín hiệu và các module gắn ngoài
để mở rộng chức năng của CPU. Ngoài ra, có thể cài đặt thêm các module truyền
thông để hỗ trợ giao thức truyền thông khác.
Khả năng mở rộng của từng loại CPU tùy thuộc vào các đặc tính, thông số và
quy định của nhà sản xuất.
S7-1200 có các loại module mở rộng sau:
– Communication module (CP).
– Signal board (SB)
– Signal Module (SM)
c. Các tính năng của S7-1200
+ Cổng truyền thông Profinet (Ethernet) được tích hợp sẵn:
Dùng để kết nối máy tính, với màn hình HMI hay truyền thông PLC-PLC
Dùng kết nối với các thiết bị khác có hỗ trợ chuẩn Ethernet mở
Đầu nối RJ45 với tính năng tự động chuyển đổi đấu chéo
Tốc độ truyền 10/100 Mbits/s
Hỗ trợ 16 kết nối ethernet
TCP/IP, ISO on TCP, và S7 protocol
+ Các tính năng về đo lường, điều khiển vị trí, điều khiển quá trình:
6 bộ đếm tốc độ cao (high speed counter) dùng cho các ứng dụng đếm và đo lường,
trong đó có 3 bộ đếm 100kHz và 3 bộ đếm 30kHz
2 ngõ ra PTO 100kHz để điều khiển tốc độ và vị trí động cơ bước hay bộ lái servo
(servo drive)
Ngõ ra điều rộng xung PWM, điều khiển tốc độ động cơ, vị trí valve, hay điều khiển
nhiệt độ…
16 bộ điều khiển PID với tính năng tự động xác định thông số điểu khiển (auto-tune
functionality)
+ Thiết kế linh hoạt:
Mở rộng tín hiệu vào/ra bằng board tín hiệu mở rộng (signal board), gắn trực
tiếp phía trước CPU, giúp mở rộng tín hiệu vào/ra mà không thay đổi kích thước hệ
điều khiển
Mỗi CPU có thể kết nối tối đa 8 module mở rộng tín hiệu vào/ra.
Ngõ vào analog 0-10V được tích hợp trên CPU
3 module truyền thông có thể kết nối vào CPU mở rộng khả năng truyền
thông, vd module RS232 hay RS485
Card nhớ SIMATIC, dùng khi cần rộng bộ nhớ cho CPU, copy chương trình
ứng dụng hay khi cập nhật firmware
Chẩn đoán lỗi online / offline
Lập trình:
Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic. Step7 Basic hỗ trợ
ba ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong
TIA Portal 11 của Siemens.
Giao tiếp:

Hình 2.19. Cấu hình giao tiếp của PLC S7-1200


S7-1200 hỗ trợ kết nối Profibus và kết nối PTP (point to point).
Giao tiếp PROFINET với:
– Các thiết bị lập trình
– Thiết bị HMI
– Các bộ điều khiển SIMATIC khác
Hỗ trợ các giao thức kết nối:
– TCP/IP
– SIO-on-TCP
– Giao tiếp với S7
d. Ứng dụng của PLC Siemens S7 – 1200
Ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng như:
– Hệ thống băng tải, cân định lượng
– Điều khiển đèn chiếu sáng thông minh…
– Điều khiển bơm cao áp, bơm ổn định áp suất
– Máy đóng gói….
– Máy in….
– Máy dệt…..
– Máy trộn, máy nghiền trạm trộn bê tông….
CHƯƠNG 3. LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG
3.1. Yêu cầu công nghệ của hệ thống bơm nước
3.1.1. Cấu trúc phần cứng hệ thống
Dựa vào các điều kiện thực tế và qua tìm hiểu để thực hiện đồ án em tiến
hành xây dựng trạm bơm nước gồm có 2 bơm chính luân phiên hoạt động và dừng
theo mức. Hai đường ống song song nhau. Bố trí thêm 1 aptomat để đóng ngắt
mạch điện dễ dàng.
3.1.2. Nguyên lý hoạt động
Cảm biến siêu âm dùng để xác định mức nước và điều kiển động cơ bơm ở
chế độ tự động. Ở chế độ manual các động cơ bơm được mở đóng tự do theo ý
người điều khiển. Ở chế độ auto các bơm sẽ có cách hoạt động tùy theo mức nước:
Ở mức nước cao 2 bơm sẽ chạy cùng lúc, khi mức nước chuyển sang trung bình 2
bơm sẽ hoạt động luân phiên theo thời gian đã cài đặt trước, khi nước ở mức thấp
các bơm dừng lại. Các bơm sẽ hoạt động trở lại khi nước đạt mức cao.
Điều khiển và giám sát hoạt động của trạm bơm trên màn hình wincc được
thiết kế trên máy tính.
3.2. Thiết kế mô hình
3.2.1. Sơ đồ đấu nối PLC

Hình 3.1. Sơ đồ đấu nối plc với động cơ


Hình 3.2. Đấu nối cảm biến với Ảduino

3.2.2. Mô hình thực tế

Hình 3.3. Bảng điện


Hình 3.4. Bể bơm nước
3.3. Chương trình điều khiển

3.3.1. Lưu đồ thuật toán

Hình 3.5. Lưu đồ thuật toán chương trình điều khiển hệ thống bơm nước
3.2.2. Các đầu vào ra

Bảng 3.1. Các đầu vào.


Các đầu vào
STT Địa chỉ Tên biến Chức năng
1 IW64 Tag_1 Giá trị của cảm biến siêu âm
Bảng 3.2. Các đầu ra.
Các đầu ra
STT Địa chỉ Tên biến Chức năng
1 Q0.0 bom1 Chạy bơm 1
2 Q0.1 bom2 Chạy bơm 2
3.2.3. Chương trình Arduno
#include "MCP_DAC.h"
const int trig = 8; // chân trig của HC-SR04
const int echo = 7; // chân echo của HC-SR04
const float level_H = 4;
const float level_L = 21;
MCP4921 myDAC;
void setup() {
myDAC.begin(10);
Serial.begin(9600); // giao tiếp Serial với baudrate 9600
pinMode(trig, OUTPUT); // chân trig sẽ phát tín hiệu
pinMode(echo, INPUT); // chân echo sẽ nhận tín hiệu
}
void loop() {
float voltage;
unsigned long duration; // biến đo thời gian
float distance; // biến lưu khoảng cách
/* Phát xung từ chân trig */
digitalWrite(trig, 0); // tắt chân trig
delayMicroseconds(2);
digitalWrite(trig, 1); // phát xung từ chân trig
delayMicroseconds(5); // xung có độ dài 5 microSeconds
digitalWrite(trig, 0); // tắt chân trig
/* Tính toán thời gian */
// Đo độ rộng xung HIGH ở chân echo.
duration = pulseIn(echo, HIGH);
// Tính khoảng cách đến vật.
distance = (duration / 2 / 29.412);
/* In kết quả ra Serial Monitor */
Serial.println(distance);
//float distance = f.filterIn(distance1);
//Serial.println(distance1);
if (distance <= level_H) distance = level_H;
if (distance >= level_L) distance = level_L;
voltage = (level_L - level_H - (distance - level_H)) / (level_L - level_H) * 4096;
myDAC.analogWrite(voltage);
Serial.println(voltage);
delay(200);
}
3.2.4. Chương trình điều khiển hệ thống bơm
a. Chương trình điều khiển chính OB1
b. Chương trình chế độ manual FC1

c. Chương trình kích hoạt chế độ auto FC3


d. Chương trình chạy auto ở múc nước cao FC2

d. Chương trình chạy auto ở mức nước trung bình FC4

3.3. Giao diện điều khiển giám sát hệ thống


Hình 3.6. Giao diện điều khiển giám sát hệ thống
KẾT LUẬN
Sau thời gian tìm kiếm tài liệu, thông tin qua mạng internet, sách,báo… cùng
với sự hướng dẫn, tận tình chỉ bảo của thầy, cô trong khoa Điện – Điện tử, biệt là
thầy Nguyễn Đức Hạnh và các bạn trong lớp, đến nay em đã hòan thành được đồ án
tốt nghiệp này. Đó là thiết kế được mạch bơm nước tự động, kết quả cuối cùng là
mạch hoạt động tốt đúng theo như yêu cầu đề ra. Đây là bước khởi đầu cho sự phấn
đấu, cố gắng cho quá trình học tập và làm việc sau này của em. Sau thời gian làm
đồ án em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, thật sự cảm thấy đam mê các
công nghệ, nắm bắt và tổng hợp lại nhiều kiến thức đã học được ở trường.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Đức Hạnh các
thầy cô trong khoa Điện- Điện tử đã cho em kiến thức chuyên ngành cùng những
kinh nghiệm quý báu để cùng với sự nỗ lực của bản thân hoàn thành trọn vẹn đồ án
này.
* Hướng phát triển mô hình
- Hoàn thiện mô hình, nâng cấp chức năng cũng như tính phức tạp của chương trình.
- Khai thác sử dụng thêm nhiều tính năng mới cũng như vận dụng hết kiến thức có
sẵn từ PLC và các phần mềm liên quan.

Người thưc hiện


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.http://tailieu.vn/doc/cap-nuoc-sinh-hoat-va-cong-nghiep-chuong1.272046.html
2. http://webdien.com/d/showthread.php?t=46429
3. Bơm, máy nén, quạt - Nguyễn Minh Tuyền (nhà xuất bản KH-KT Hà Nội 1985)
4. Đo lường không điện - Đại học bách khoa Hà Nội 1971
5. http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-nghien-cuu-su-dung-bien-tan-dieu-khien-toc-do-
cacmay-bom-nuoc-va-on-dinh-ap-suat-trong-duong-ong-scada-cho-tram-2968/
6. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/5323895/cm_id/2902426

You might also like