You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO CÁ NHÂN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 2


LỚP YTCC21
Thời gian: Từ ngày 02 - 06/1/2024

Họ và tên sinh viên: ………………………………………………

ĐIỂM BÁO CÁO CÁ NHÂN

CN ………………….

Thừa Thiên Huế, ngày12 tháng 01 năm 2024


NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG
CHỐNG BỆNH SXH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TỔ 3, PHƯỜNG PHƯỜNG
ĐÚC, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2024
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Đây là
bệnh truyền qua côn trùng trung gian là muỗi vằn phổ biến nhất hiện nay. Biến đổi khí hậu, trái
đất nóng lên, gia tăng thương mại, du lịch cùng với bùng nổ dân số, đô thịhóa không theo
kếhoạch, thiếu các biện pháp phòng chống hiệu quả đã làm cho SXH hiện nay trở thành một vấn
đềsức khỏe cộng đồng rất quan trọng. Hiện nay, SXH Dengue vẫn chưa có thuốc đặc trị, chưa có
vắc-xin phòng ngừa hiệu quả. Diệt véc tơ là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh
SXH Dengue và biện pháp này cũng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trong chiến lược
phòng chống sốt xuất huyết Dengue toàn cầu giai đoạn tiếp theo.
Ở Việt Nam hiện nay là một trong 5 nước có gánh nặng SXH Dengue cao nhất ở khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương. Từ năm 2009 đến nay, trung bình hàng năm Việt Nam có hơn 119.000 ca
Sốt xuất Dengue nhập viện, hơn 50 ca tử vong mỗi năm. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định,
tỷ lệ tử vong do SXH của cả nước 8 tháng đầu năm 2023 là 0,02% (thấp hơn tỷ lệ tử vong do
SXH giai đoạn 2016-2020 là 0,03%), thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (Timor
Leste 1,2%, Indonesia 0,89%, Philippines 0,51%, Campuchia 0,2%, Lào 0,18%, Malaysia 0,06).
Ở tại TP Huế theo thống kê từ cơ quan chức năng, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Thừa Thiên
Huế có hơn 630 ca SXH (SXH), trong đó TP Huế có 245 ca bệnh, tiếp đó Nam Đông: 90 ca,
Quảng Điền: 65 ca..., phát hiện trên 240 ổ dịch nhỏ. Từ đầu tháng 11-2023, bệnh SXH có chiều
hướng gia tăng do thời tiết thất thường, nắng mưa xen kẽ, thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển
và truyền bệnh, có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn ở diện rộng. Trung tâm Y tế TP. Huế đã
phun hóa chất chủ động, phun xử lý môi trường bảo vệ cho trên 11.200 hộ gia đình. Cùng với đó,
huy động lực lượng tổ chức những đợt thau vét bọ gậy ở 36 xã/phường.
Câu hỏi đặt ra chính là bên cạnh các yếu tố kinh tế, xã hội, tập quán, kiến thức, thái độ, thực
hành về phòng chống SXH Dengue và cũng như các biện pháp giáo dục sức khỏe mà chúng ta đã
và đang thực hiện liệu có nâng cao kiến thức của người dân hay không và các yếu tố nào liên
quan đến việc nâng cao kiến thức của người dân trong phòng chống SXH Dengue. Xuất phát từ
đó nghiên cứu này: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXH Dengue
của người dân phường Phường Đúc, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024” được thực
hiện với các mục tiêu sau: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh
SXH Dengue và một số yếu tố liên quan ở người dân phường Phường Đúc, Thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2024.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người được phỏng vấn tỉnh táo hoàn toàn, có đủ khả năng tiếp xúc, trả lời các câu hỏi
và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Người vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu.

- Người trong tình trạng không tỉnh táo, sức khoẻ không cho phép trả lời những câu hỏi
của người nghiên cứu.

- Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.4. Địa điểm nghiên cứu

2.4.1. Địa điểm nghiên cứu

- Tổ 3, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang.

- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập dựa trên phiếu thu thập thông tin
hồ sơ bệnh án được soạn sẵn

- Cỡ mẫu: 20 người dân tổ 3, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phương pháp chọn mẫu: Được CTV dân số hướng dẫn và phân công cho tiếp cận hộ
gia đình.

- Nội dung nghiên cứu

+ Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: họ và tên, tuổi, giới, trình độ học vấn
(TĐHV), nghề nghiệp.

+ Kiến thức đầy đủ của người dân về SXH

+ Thái độ của người dân về phòng chống bệnh SXH

+ Thực hành của người dân về phòng chống bệnh SXH


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng

Đặc điểm Số lượng


Tuổi
Từ 18 – 64 14
≥ 65 6
Giới
Nam 8
Nữ 12
Trình độ học vấn
Tiểu học 1
THCS 5
THPT 8
Trung cấp, cđ, đh, sau đh 6
Khác (ghi rõ) 0
Nghề nghiệp
Nông 0

Công nhân 6

Cán bộ, công chức 1

Học sinh, sinh viên 3

Khác : - già hưu trí 5


- Lao động tự do 3
- Nhân viên 1
- Buôn bán 1

Nhận xét:
+ Tuổi: Đa số người dân tham gia phỏng vấn từ 18-64 tuổi (14 người)

+ Giới tính: Giới tính đối tượng nghiên cứu phân khá đều cho cả nam và nữ, mức độ
chênh lệch không cao với nam (8 người) và nữ (12 người).
+ Trình độ học vấn: Học vấn chủ yếu của người tham gia là THPT (8 người).
+ Nghề nghiệp: chủ yếu là công nhân (6 người) và người hưu trí (5 người).
Bảng 2: Kiến thức về bệnh SXH
Câu hỏi Trả lời Số lượng
Anh chị đã nghe Có 18
nói về bệnh SXH không 2
chưa?

Theo anh/chị tác Virus 11


nhân nào gây nên Vi khuẩn 0
bệnh SXH? Ký sinh trùng 0
Muỗi 11
Khác 0

Theo anh/chị bệnh Không biết 0


SXH lây như thế Ăn, uống chung với người 12
nào? bệnh SXH
Nói chuyện với người bệnh 11
SXH
Tiếp xúc qua da 5
Dùng chung bơm kim tiêm với 0
người bệnh SXH
Do muỗi truyền 18
Khác 0

Nếu do muỗi, Không nghe/không biết 2


anh/chị có biết Muỗi nhà/ muỗi vằn/ muỗi hoa 15
muỗi gì gây nên Tất cả các loại muỗi 1
không? Khác 0

Theo anh/chị muỗi Không biết 1


gây bệnh SXH Ban ngày 0
thường chích vào Ban đêm 2
lúc nào? Sáng sớm và chiều tối 12
Khác: Chạng vạng 5

Theo anh/chị muỗi Không biết 0


thường đẻ trứng ở Lu, vại trữ nước 18
đâu? Bể nước mưa 18
Lọ hoa 4
Các dụng cụ đọng nước 17
Khác

Theo anh/chị SXH Không biết 3


có thể gặp ở đối Trẻ em, thiếu niên 4
tượng nào? Người già 4
Người có sức đề kháng kém 4
Người lao động nặng 1
Ai cũng có thể bị 14
Khác

Theo anh/chị SXH Không biết 0


có triệu chúng gì Sốt cao liên tục 18
Nổi mẫn, phát ban 13
Đau nhức người 13
Đau đầu dữ dội vùng trán 11
Chảy máu cam, chảy chân răng 5
Đau bụng, buồn nôn 11
Đi ngoài phân đen 6
Khác

Theo anh/chị, có Có 18
phòng được bệnh Không 0
SXH không?

Theo anh/chị có Đậy kín các dụng cụ chứa 18


biện pháp nào để nước
phòng bệnh SXH? Thay rửa thường xuyên các 8
dụng cụ chứa nuốc
Thả cá vào bể nước 12
Loại trừ, thu gom xử lý các 14
dụng cụ đọng nước không cần
thiết: lốp xe, chai lọ,...
Phun hóa chất diệt muỗi 18
Sử dụng nhang xua muỗi 10
Phòng muỗi cắn: ngủ mắc 18
màn, mặc quần áo dài,...
Khác 0

Nhận xét:
Đa số các đối tượng được phóng vấn đã có những hiểu biết về sốt xuất huyết.Người dân
hầu như đều biết nguyên nhân gây SXH là từ muỗi đốt, ngoài ra cũng có nhiều người cho
ý kiến là do virus gây nên. Đa số người dân đều biết do muỗi văn đốt gây bệnh, 2 người
không biết nguyên nhân và 1 người nghĩ do tất cả các loại muỗi.
Khi hỏi về thời gian hoạt động của muỗi có 12 người trả lời là sáng sớm –chiều tối; 2
người trả lời là ban đêm và 5 người trả lời chạng vạng và 1 người không biết. Đa số mọi
người đều biết được môi trường sinh sống của muỗi ở lu,vại trữ nước; bể chứa nước;
dụng cụ chứa nước và lọ hoa. Hơn 1/2 hộ gia đình biết môi trường sống bọ gậy ở nước
cống rảnh.
Số đông trả lời bệnh SXH được gặp ở những đối tượng nào hầu hết cũng đã biết ai
cũng có thể mắc bệnh. Hầu hết người dân đều có hiểu biết tương đối tốt về các triệu
chứng nghi ngờ mắc bệnh SXH. Trong đó các dấu hiệu đặc trưng như sốt cao liên tục,
nổi mẫn, phát ban, đau đầu dữ dội vùng tráng và đau bụng buồn nôn. Một số ít người biết
thêm triệu chứng chảy máu cam, chảy chân răng và đi ngoài phân đen. Có nhiều biện
pháp phòng chống SXH được người dân lựa chọn.
Trong đó, người được phỏng vấn đều cho biết có thể phòng được bệnh SXH và cho
biết các biện pháp sử dụng có hiệu quả như: đậy kín các dụng cụ chứa nước; phun thuốc
diệt muỗi; lật úp lọ, bình thau, chậu khi không sử dụng; phòng muỗi cắn bằng cách mắc
màn khi ngủ và mắc quần áo dài,... được nhiều hộ gia đình sử dụng để phòng chống bệnh
SXH.

Bảng 3: Thái độ về bệnh SXH


Câu hỏi Trả lời Số lượng
Theo anh/chị bệnh SXH Không nguy hiểm
có nguy hiểm không? Nguy hiểm 8
Rất nguy hiểm 10

Anh/chị có nghỉ rằng bản Có 18


thân có thể mắc bệnh SXH Không
không?
Anh/chị có tự nguyện Tự nguyện 18
tham gia các biện pháp Không tự nguyện
phòng bệnh SXH của địa
phương không?

Nhận xét: Về thái độ người được phỏng vấn đều nhận biết được mức độ nguy hiểm của
bệnh SXH, người dân điều nghĩ rằng bản thân có thể mắc bệnh SXH và họ sẵn sàng tự
nguyện tham gia các biện pháp phòng bệnh SXH của địa phương cũng có thể hiểu là do
ngừoi trong độ tuổi trung niên có thái độ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức
khỏe
Bảng 4: Thực hành về phòng chống bệnh SXH
Câu hỏi Trả lời Số lượng
Hiện nay anh chị đang áp Không áp dụng
dụng những biện pháp Loại trừ nơi sinh sản của 13
phòng chống SXH nào? muỗi, diệt bọ gậy
Diệt muỗi trưởng thành 10
Phòng muỗi cắn 18

Anh/chị đang sử dụng Đậy kín những dụng cụ 11


biện pháp nào để loại trừ chứa nước
nơi sinh sản của muỗi? Thả cá vào bể nước 14
Thu gom dụng cụ khônh 13
cần thiết dễ đọng nước:
chai, lọ vỡ, lộp xe hỏng,...
Úp nược các dụng cụ gia 14
đình: xô, chậu, bát,.. sau
khi sử dụng
Khác: Chưa sử dụng 3

Anh/chị đang sử dụng Phun thuốc diệt muỗi 9


những biện pháp diệt muỗi Dùng vợt điện 15
nào? Dùng đèn diệt muỗi 3
Khác: Đập bằng tay 9

Anh/chị phòng chống Mắc màn khi ngủ 18


muỗi đốt bằng cách nào? Xoa dầu hắc lên da khi 8
ngủ
Dùng hương đuổi muỗi 10
Dùng lưới, vải chắn cửa ra 8
vào
Dùng lá có mùi hắc: xoan, 5
xả,..
Khác: Thoa dầu tràm cho 1
con nhỏ

Khi phát hiện bản thân Tự mua thuốc uống


hoặc người thân có dấu Đến các sơ sở y tế 18
hiệu có bệnh SXH, Đến thầy thuốc
anh/chị sẽ xử trí như thế Không làm gì
nào? Khác

Nhận xét:
Các biện pháp phòng chống SXH được người dân lựa chọn tương đối đồng đều và đều
nhằm đến mục đích loại trừ môi trường sinh sản, trú ẩn của muỗi. Trong đó, biện pháp
ngủ màn được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc SXH,
đa số người dân cho rằng nên đưa đến cơ sở y tế để chữa bệnh.
III. KẾT LUẬN
Qua khảo sát 20 người dân tại phường Phường Đúc, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế về kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh SXH, tôi đưa ra một số kết
luận như sau:

7.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Giới: Nữ (12 người) và nam (8 người) không chênh lệch nhiều. Vì vậy, cuộc
khảo sát này đảm bảo tính khách quan.

Tuổi: tuổi từ 18 – 64 tuổi chiếm khá cao 14 người và tuổi ≥ 65 là 6 người

Trình độ học vấn: chủ yếu là THPT (8 người) còn lại là tiểu học (1 người), THCS (5
người), Trung cấp, cđ, đh, sau đh (6 người).

Về nghề nghiệp: Công nhân và hưu trí chiếm đa số lần lượt là 6 người và 5 người còn
lại phân bố ở các nghề khác.

7.2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

Người dân đã biết và nghe về bệnh sốt xuất huyết (18 người).

Sốt cao liên tục được đa số người dân cho rằng là triệu chứng của sốt xuất huyết,
tiếp đến là triệu chứng da phát ban, xuất huyết, triệu chứng đau nhức người do người dân
lựa chọn và có một vài người dân cho các đáp án khác ở triệu chứng của sốt xuất huyết.

Tất cả người dân “đạt” kiến thức phòng chống sốt xuất chung là 18 người.

7.2. THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

Tất cả người dân đều nhận biết được mức độ nguy hiểm của bệnh SHX ở mức
nguy hiểm trở lên, bản thân cũng khả năng có thể mắc bệnh và đều tự nguyện tham gia
các biện pháp phòng, chống bệnh SXH của địa phương.

7.3. THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN

Dùng vợt điện để diệt muỗi (15), đập muỗi (9), phun thuốc diệt muỗi (9), dùng
đèn diệt muỗi (3).

Người dân đều mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt (18) một số dùng các biện
pháp khác xoa dầu hắc lên da khi ngủ (8), dùng hương đuổi muỗi (10),…sử dụng biện
pháp ngủ màn được nhiều người lựa chọn nhất.
Đa số người dân đều biết cách phòng chống bệnh SXH tránh bị muỗi đốt tốt.

8. KIẾN NGHỊ
Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng
chống sốt xuất huyết là khá cao. Để người dân hiểu được tầm quan trọng việc phòng
chống Sốt xuất huyết nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh Sốt xuất huyết, ngăn chặn dịch xảy
ra trong cộng động nhóm em xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
* Đối với cơ sở y tế:
 Trạm y tế phường Phường Đúc kết hợp với UBND phường tăng cường các biện
pháp truyền thông trực tuyến – trực tiếp về giáo dục sức khỏe để cung cấp kiến
thức đúng, đầy đủ nhằm nâng cao nhận thức và hành động đến người dân. Đảm
bảo người dân trang bị đầy đủ kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu nghi ngờ
bệnh, cách xử trí bệnh Sốt xuất huyết và cách phòng chống.
 Thông tin về bệnh sốt huyết trên loa phát thanh trong các thôn .
 Dựng, dán pano, áp phích về bệnh sốt xuất huyết ở các nơi người dân thường
xuyên đến ( Chợ, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, trạm y tế xã, trung tâm y
tế huyện. các ngã ba, ngã tư lớn trong địa phương,..)
 Đề xuất tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, trang bị bổ sung
phương tiện, dụng cụ phòng chống dịch.
 Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết của
các phường.
* Đối với người dân
 Địa phương còn nhiều hộ trữ nước qua ngày, nên cần hướng dẫn và nhắc
nhở mọi người đậy các dụng cụ chứa nước, thả cá vào các bể nước,
thường xuyên súc rửa dụng cụ chứa nước.
 Phát động phong trào phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh xung quanh
nhà ở.
 Khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần tới các cơ sở y tế để khám và phát
hiện bệnh kịp thời.

You might also like