You are on page 1of 2

PHẦN 1: KHÁI QUÁT

1. Bối cảnh lịch sử


- Năm 1900 thực dân Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định trên đất nước
ta -> chuyển sang khai thác thuộc địa xây dựng trật tự mới ( thời kỳ Pháp thuộc )
- 1904 – 1908 Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Đông Kinh của
Phan Châu Trinh
- 12/1927, khởi nghĩa Nguyễn Thái Học ở Yên Bái
- Năm 1919, xã hội phân hóa sâu sắc chia thành nhiều tầng lớp khác nhau
- 3-2-1930 thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương
- 5/1930 – 4/1931 Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
- 09/1940 quân Nhật đến Đông Dương
- 23/11/1940 khởi nghĩa Nam Kỳ
- 19/05/1941 thành lập Mặt trận Việt Minh
- 09/05/1945 Nhật hất Pháp khỏi Đông Dương
- 19/08/1945 Quyết định Tổng khởi nghĩa của mặt trận Việt Minh
- 02/09/1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố độc lập
https://duxuandonlocphattai.com/lich-su-viet-nam-chia-lam-may-giai-doan/
2. Mỹ thuật Việt Nam nói chung giai đoạn năm 1900 – 1945
- Thoát khỏi nghệ thuật khuyết danh, đào tạo chính quy, sáng tạo nghệ thuật thàng
phong trào
- Các hội đoàn nghệ thuật do chính quyền hoặc nghệ sĩ thành lập hoạt động khá hiệu
quả : SADEAL triễn lãm lớn năm 1935, 1936, 1937, 1939, Hiệp hội các nghệ sĩ Đông
Dương chủ trương phát triển sơn mài, FARTA do sinh viên thành lập , tổ chức 2 triển
lãm năm 1943 – 1944
- Các hội đoàn và hoạt động triễn lãm mỹ thuật phát triển mạnh mẽ:
+ Salon Unique do chính quyền thành lập và triễn lãm năm 1943
+ Một số triễn lãm cá nhân của các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Hồ Văn Lái, Hoàng
Kiệt, Nguyễn Cao Thương, Nguyễn Gia Trí,..
+ Triễn lãm của Trường Mỹ thuật Đông Dương 11/1944
- Xuất hiện nhiều sách báo về nghệ thuật
- Đề tài nghệ thuật phong phú đa dạng và theo xu hướng Hiện thực và Lãng mạn
- Từ những kết quả đã đạt được qua các cuộc triển lãm chính quyền thuộc địa mở ra
một số trường mỹ nghệ:
+ Năm 1901 lập trường mỹ nghệ Thủ Dầu Một với 4 bộ môn : gỗ, điêu khắc, khảm xà
cừ, đúc đồng.
+ Năm 1907 lập trường mỹ nghệ Biên Hòa đào tạo về gốm, sứ và đúc đồng.
+ Năm 1913 lập trường nghệ thuật bản xứ Gia Định.
+ Năm 1920 mở rộng địa bàn ra Bắc, lập trường nghệ thuật thực hành ở Hà Nội, dạng
đúc đồng, làm đồ mộc, chạm bạc, làm ren,..
+ Năm 1925 lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương: hội họa, điêu khắc và kiến
trúc.
Triễn lãm tại Trường Mỹ thuật
- Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã trở thành trung tâm mỹ thuật có uy tín
nhất thời thực dân ở khu vực Đông Dương ( Victor Tardieu thành lập)

Chợ hoa Hà Nội 1929 – Victore Tardieu Victor Tardieu ( Hiệu trưởng 1925-1937)
+ 1925 – 1945, Đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp được đào tạo tại trường Mỹ thuật
Đông Dương.
+ Xu hướng nghệ thuật Ấn tượng, Lãng mạn, Hiện thực với các đề tài như: Phong
cảnh, thiếu nữ, hoa, sinh hoạt.
+ Có các tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ,…
https://redsvn.net/tong-quan-ve-my-thuat-viet-nam-thoi-phap-thuoc-1885-1945-2/

You might also like