You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


MÔN KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y HỌC VÀ THÍ NGHIỆM


BÁO CÁO SEMINAR

GVHD: Ths. Lê Cao Đăng

Lớp: L01
SVTH:
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Thanh Hiền Hoa 2113388
2 Nguyễn Anh Quang 2112095
3 Trần Lê Bảo Trân 2110608

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2023


MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 1

1.1. Các loại mô trong cơ thể ..................................................................... 1


1.2. Cấu trúc của cơ xương ........................................................................ 1
1.3. Tính chất và hoạt động sinh lý ........................................................... 2
1.4. Đo điện cơ và EMG tích hợp .............................................................. 2
II. PHƯƠNG PHÁP ĐO: .................................................................................. 3

2.1. Đo dẫn truyền thần kinh (đo qua bề mặt da): .................................. 3
2.2. Ghi điện cơ bằng điện cực kim (đo trong cơ): .................................. 4
III. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM ......................................................................... 5

IV. LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT ĐO ĐÚNG HAY SAI .................................. 5

4.1. Căn chỉnh (calibration) ....................................................................... 5


4.2. Đối chiếu so sánh ................................................................................. 5
4.3. Khác biệt ở hai tay............................................................................... 7
4.4. Khác biệt ở nam và nữ ........................................................................ 7
4.5. Cải thiện kết quả .................................................................................. 8
V. NÂNG CẤP THIẾT BỊ................................................................................. 8
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các loại mô trong cơ thể
Để duy trì cân bằng nội môi thì trong cơ thể có các loại cơ: cơ tim, cơ trơn, cơ
xương
- Cơ tim: có ở trong tim, khi cơ co sẽ đẩy máu lưu thông và cung cấp chất dinh
dưỡng.
- Cơ trơn: nằm trong thành của các cơ quan rỗng như ruột, mạch máu hoặc phổi,
sự co cơ trơn dùng để thay đổi đường kính trong các cơ quan rỗng và điều chỉnh
sự di chuyển vật chất qua đường tiêu hóa, kiểm soát huyết áp hoặc điều hòa
luồng không khí trong chu kì hô hấp.
- Cơ xương: thường gắn vào bộ xương, sự co cơ làm chuyển động bộ phận của cơ
thể và thực hiện công cơ học.
1.2. Cấu trúc của cơ xương
Cơ xương gồm hàng trăm sợi cơ ( tế bào hình trụ riêng lẻ) được liên kết với
nhau bằng mô liên kết. Được kích thích co bóp bởi các dây thần kinh vận động
mang tín hiệu dưới dạng xung thần kinh từ não hoặc tủy sống đến cơ xương.
Mô tả đơn vị thần kinh vận động

Một đơn vị vận động là một tế bào thần kinh vận động và tất cả các sợi cơ mà tế
bào thần kinh vận động đó chi phối:
- Tế bào thần kinh vận động: là tế bào thần kinh chịu trách nhiệm kích thích co
cơ. Tế bào thần kinh vận động nằm trong tủy sống hoặc não và phân nhánh
thành các đầu mút thần kinh.
- Đầu mút thần kinh: là phần cuối của sợi trục tế bào thần kinh vận động, nó tiếp
xúc với các sợi cơ.
- Sợi cơ: là tế bào cơ có khả năng co lại và tạo ra lực.
➔ Các xung thần kinh từ tế bào thần kinh vận động lan truyền dọc theo sợi trục
thần kinh của tế bào thần kinh vận động đi đến đầu mút thần kinh. Tại đầu mút

1
đó thì các xung thần kinh giải phóng chất dẫn truyền thần kinh làm kích thích
các sợi cơ co lại.
1.3. Tính chất và hoạt động sinh lý
Mức độ co cơ xương được kiểm soát bởi:
- Kích hoạt số lượng đơn vị vận động mong muốn trong cơ
- Kiểm soát tần số xung thần kinh vận động trong mỗi đơn vị vận động.
Cơ xương ở trạng thái nghỉ ngơi biểu hiện một hiện tượng trương lực nhằm duy
trì cơ ở trạng thái sẵn sàng. Cơ xương có phản ứng với các tải trọng khác nhau
tương ứng. Ví dụ, nỗ lực của các cơ được sử dụng khi đi trên mặt đất nhỏ hơn
nỗ lực của các xơ đó khi leo cầu thang.
Các cơ xương thực hiện công việc tối đa cấp tính hoặc công việc dưới mức tối
đa mãn tính có tính chất lặp đi lặp lại cuối cùng sẽ mệt mỏi. Một số chất thải
tích lũy cũng kích thích các thụ thể đau ở mô liên kết xung quanh và gây ra tình
trạng chuột rút ở cơ xương, một dấu hiệu chung của tình trạng lưu lượng máu
đến cơ không đủ.
1.4. Đo điện cơ và EMG tích hợp
Điện cơ đồ (EMG) là một thủ thuật chẩn đoán giúp ghi lại hoạt động điện của
cơ xương để đánh giá chức năng dây thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố
thần kinh của cơ.
Từ đó tùy theo sự tổn thương kinh hay rối loạn co cơ mà xác định được bệnh lý
thần kinh hay cơ để đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
EMG thường được thực hiện cùng với đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCS).
NCS được dùng để phát hiện tổn thương dây thần kinh, có thể dẫn đến đau,
ngứa ran hoặc yếu cơ.
Khi một đơn vị vận động được kích hoạt tạo ra xung điện dẫn truyền rất yếu (
dưới 100 microvolt) nhưng nhiều sợi được dẫn truyền dẫn đến chênh lệch điện
áp ở lớp da, khuếch đại và ghi lại những thay đổi về điện áp trên da gọi là đo
điện cơ.
Tín hiệu EMG là kết quả được ghi lại của hai hoạt động điện sinh học chính:
• Sự lan truyền của các xung thần kinh vận động và sự truyền của chúng tại
các điểm nối thần kinh cơ của một đơn vị vận động
• Sự lan truyền các xung cơ bởi các cơ và hệ thống ống T dẫn đến khớp nối
kích thích-co rút.
EMG tích hợp, giải pháp "tính trung bình," hiển thị mô hình hoạt động cơ
xương chính xác hơn bằng cách loại bỏ nhiễu và tính toán mức trung bình động.
Để đo công cơ học hệ thống BIOPAC sẽ ghi đồng thời ba dải thông tin:
• Lực bạn tác dụng lên đầu dò ( lực kế tay)
• Tín hiệu điện do cơ tạo ra trong quá trình co

2
• Dạng sóng tích hợp, là dấu hiệu cho thấy mức độ hoạt động của cơ. cơ bắp.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐO:
2.1. Đo dẫn truyền thần kinh (đo qua bề mặt da):
Định nghĩa:
Đo dẫn truyền thần kinh là kỹ thuật sử
dụng máy ghi điện cơ sử dụng dòng điện
một chiều kích thích lên dây thần kinh
với tần số và cường độ nhất định phụ
thuộc vào yêu cầu của từng kỹ thuật đo,
nhằm mục đích kích thích dây thần kinh
sinh ra đáp ứng về phía ngoại vi hoặc
trung tâm sau đó sẽ được ghi lại các đáp ứng tại các vị trí cơ do dây thần kinh chi
phối hoặc tại dây thần kinh đó dưới dạng các biểu đồ sóng từ đó phát hiện được
các bất thường về dẫn truyền điện học dây thần kinh, khớp nối thần kinh – cơ,
các bệnh lý cơ, bệnh lý rễ thần kinh và neuron vận động.
Các xét nghiệm:
Xét nghiệm đo dẫn truyền thần kinh thường quy đang được ứng dụng phổ biến
trên lâm sàng hiện nay nhằm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý thần kinh bao gồm:
Đo dẫn truyền vận động dây thần kinh, đo dẫn truyền cảm giác dây thần kinh, đo
sóng F, phản xạ H, test kích thích lặp lại liên tục, phản xạ blink.
Quy trình:
Người bệnh ngồi ở tư thế giãn cơ.
Kỹ thuật viên sát khuẩn các vùng da cần khảo sát.
Dán điện cực ở các vị trí trên đường đi của dây thần kinh cần đánh giá để do tốc
độ dẫn truyền thần kinh – cơ đối với chỉ định đo tốc độ dẫn truyền (dựa vào chỉ
định của Bác sĩ).
Dùng điện cực lưỡng cực khích thích các vị trí khảo sát (trên đường đi của dây
thần kinh cần khảo sát).
Máy tính sẽ ghi lại sóng xung điện do co cơ gây ra và phân tích cho ra các chỉ số
của các sóng.
Mục đích:
Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn thương
tủy sống, chấn thương dây thần kinh).
Chẩn đoán hoặc khẳng định những nghi ngờ bệnh lý thần kinh ngoại biên (do
tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch, do đái tháo đường…).
Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu chi, mỏi, chuột
rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm…).

3
Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống cổ
tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh
đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh.

2.2. Ghi điện cơ bằng điện cực kim (đo trong cơ):
Định nghĩa:
Kim kết nối với máy tính sẽ được đâm vào
cơ và thu dữ liệu EMG. Dữ liệu thu được
(dưới dạng biểu đồ, âm thanh hoặc số)
được bác sĩ chuyên khoa diễn giải để đánh
giá cơ hoạt động khi nghỉ ngơi và khi cử
động có tốt không.
Ở các trường hợp tổn thương dây thần kinh
ngoại biên thoái hóa sợi trục, có thể phát
hiện bằng cách dùng điện cực kim đâm vào
bắp cơ mà dây thần kinh đó chi phối nhằm
ghi nhận các điện thế tự phát của cơ và các đơn vị vận động. Đây là phương pháp
ghi điện cơ kim.
Quy trình:
Người bệnh thư giãn cơ, sát trùng vùng da cần khảo sát bằng điện cực kim, đâm
điện cực kim xuyên da vào cơ, đâm kim từng nấc một để khảo sát các hoạt động
điện do kim đâm gây ra.
Để kim nằm yên trong bắp cơ đang thư giãn hoàn toàn nhằm tìm các hoạt động
điện tự phát của cơ nếu có
Bệnh nhân co cơ một cách nhẹ nhàng để các đơn vị vận động phát xung rời rạc,
thực hiện khảo sát hình ảnh của từng điện thế của đơn vị vận động;
Sau đó bệnh nhân co cơ mạnh dần nhằm khảo sát hiện tượng kết tập của các đơn
vị vận động cho tới mức bệnh nhân co cơ tối đa - xem hình ảnh giao thoa của các
đơn vị vận động. Khi ghi quan sát các sóng ghi được trên màn hình cần nghe cả
âm thanh của các sóng phát ra.
Mục đích:
Ghi điện cơ được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân có các triệu chứng của rối
loạn thần kinh hay cơ như:
• Chẩn đoán các tổn thương cơ do thần kinh, do bệnh ở cơ hoặc các bệnh lý khác;
• Rối loạn cơ như viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ. Có thể kết hợp với sinh thiết cơ để
xác định chẩn đoán.
• Chẩn đoán, tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương như chấn thương
dây thần kinh, chấn thương cột tủy sau tai nạn. Việc đo điện cơ giúp xác định vị
trí, mức độ tổn thương dây thần kinh để bác sĩ đưa ra tiên lượng về thời gian hồi
phục.
• Chẩn đoán hoặc loại trừ các rối loạn ảnh hưởng tới thần kinh vận động ở não
4
hoặc tủy sống như xơ cứng cột bên teo cơ, bại liệt.
• Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng như yếu chi, đau ở chi, mỏi, tê cứng,
chuột rút, bồn chồn, dị cảm, rối loạn cảm giác da,…
• Chẩn đoán bệnh ảnh hưởng tới khớp nối thần kinh - cơ như bệnh nhược cơ.
• Chẩn đoán hoặc khẳng định nghi ngờ các bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái
tháo đường, tăng ure máu hoặc rối loạn chuyển hóa - miễn dịch.
• Xác định vị trí những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc chèn ép như hội chứng
ống cổ tay - cổ chân, chèn ép rễ thần kinh; bệnh thần kinh vận động, viêm dây
thần kinh, bệnh rễ thần kinh (đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống), bệnh
đơn dây thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh.

III. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


1. Để quan sát và ghi lại trương lực cơ xương được phản ánh bởi mức hoạt động
điện cơ bản liên quan đến cơ ở trạng thái nghỉ.
2. Để ghi lại lực siết cơ tối đa cho tay phải và tay trái.
3. Để nghe âm thanh EMG và liên hệ cường độ âm thanh với việc huy động đơn vị
vận động.
4. Xác định lực siết tối đa của tay phải và tay trái và so sánh sự khác biệt giữa nam
và nữ.
5. Để quan sát, ghi lại và liên hệ việc huy động đơn vị vận động với sức mạnh co
bóp của cơ xương tăng lên.
6. Để ghi lại lực do cơ siết chặt, EMG và EMG tích hợp tạo ra khi gây mệt mỏi.

IV. LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT ĐO ĐÚNG HAY SAI


4.1. Căn chỉnh (calibration)
1. Đảm bảo tính chính xác các giá trị khi đo, nếu không sẽ xuất hiện sai số trong
dữ liệu thu được.
2. Kiểm soát và loại bỏ một số yếu tố gây nhiễu có thể ảnh hưởng đến tín hiệu.
3. Cân chỉnh đảm bảo sự tương thích giữa các thành phần của hệ thống đo lường
bao gồm cả điện cực và phần mềm xử lý .
4. Kiểm tra và cân chỉnh vị trí của điện cực trên cơ bắp để đảm bảo rằng chúng đặt
đúng vị trí trên da để thu được tín hiệu EMG chất lượng cao.
5. Đối chiếu dữ liệu đo lường với tín hiệu tham chiếu hoặc tiêu chuẩn đã biết trước
để đảm bảo tính chính xác của hệ thống đo lường.
4.2. Đối chiếu so sánh

5
L01:
Ở dữ liệu đo sự trương lực cơ xương, dữ liệu đo có đường cơ sở bị lệch lên mức 0
(cụ thể là khoảng 0.5) -> điều này có thể giải thích như sau:
+ ở các khoảng cơ nghỉ hoàn toàn giữa các lần co bóp, người thực hiện không
hoàn toàn thư giãn cơ mà vẫn thực hiện sự co bóp ở mức độ thấp nhất
+ thiết bị đã cũ và không được calib thường xuyên.
Ở vị trí được khoanh đỏ, là nơi giao nhau cuả tín hiệu tay thuận và không thuận,
điểm bắt đầu chạm đáy là khi bắt đầu đo tay trái là sau khi tạm dừng kết quả tay
phải, k có tín hiệu đầu vào nên tin hiệu tai đó chạm đáy.

L02:
Tín hiệu xanh lá (EMG tích hợp): k bắt đầu ở vạch 0 – có khả năng do thiết bị cũ k
được calib thường xuyên.
Tiến hiệu xanh dương (lực co cơ): bắt đầu ở vạch 0

6
Các yếu tố gây nhiễu: Từ thiết bị MP30 : Do thiết bị quá cũ làm cho phần cứng và
dây dẫn thu tín hiệu không tốt dẫn đến sai sót trong kết quả đầu ra. Hơn nữa, đôi
lúc sẽ xảy ra hiện tượng giật lag ở phần mềm trên máy tính dẫn đến kết quả đưa ra
có sai sót.
Từ người thực hiện : Thứ nhất sai ở quy trình đo, điển hình là quá trình hiệu chuẩn
(calibration) không đảm bảo dẫn đến đường calib bị lệch khỏi quy chuẩn. Thứ hai,
điện cực đính lên tay không đủ chắc chắn, hoặc gel điện cực có vấn đề dẫn đến tín
hiệu thu được sẽ bị nhiễu. Thứ ba, do bóp tay cầm không đúng như hướng dẫn làm
kết quả có nhiều sai sót.
4.3. Khác biệt ở hai tay
Yếu tố thứ nhất : Do thực nghiệm, khi tay thuận đã thực hiện quá nhiều lần trước đó,
hoặc do quá trình hiệu chuẩn diễn ra quá lâu dẫn đến cơ xương ở tay thuận mỏi dần,
khả năng phục hồi cơ cũng giảm đáng kể khiến cho kết quả ở tay thuận chênh lệch
đáng kể so với tay nghịch.

Yếu tố thứ hai : Do chênh lệch chỉ số đơn vị vận động (motor unit) ở cơ xương tay
thuận và tay nghịch. Sự thuận tay này thường liên quan đến sự phân nhánh của não.
Tính dễ bị kích thích không đối xứng trong hệ thống vỏ não đã được quan sát thấy
trong nhiều thí nghiệm.

Yếu tố thứ ba : Do đời sống, việc sử dụng cơ bắp ưu tiên một bên trong thời gian dài
cũng có thể coi là phương pháp tập luyện vừa phải, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc và
chức năng của cơ, từ đó khiến kết quả của hai bên tay sẽ chệnh lệch nhau khá lớn

4.4. Khác biệt ở nam và nữ


Kích thước bàn tay liên quan đến độ bám: xương càng dài -> cơ càng dài -> số
lượng đơn vị co bóp (sarcomeres) kết hợp càng nhiều. Tùy nhiên, khác biệt này là
không đáng kể nếu tốc độ co bóp của cơ dài và cơ ngắn được duy trì như nhau.
Với bất kỳ vận tốc rút ngắn nhất định nào, cơ có sợi dài hơn sẽ duy trì lực cao hơn
cơ ngắn, đặc biệt khi vận động với tốc độ cao (đúng khi tỉ lệ cấu trúc cơ, chiều dài
cánh tay đòn và gân không đổi)

Giảm lượng máu cung cấp cho cơ đang hoạt động sẽ dẫn đến mỏi cơ nhanh hơn do
lượng oxy cung cấp cho cơ giảm và sự tích tụ nhanh chóng các chất chuyển hóa

7
gây cản trở chức năng co bóp. Trong các cơn co thắt đẳng cự được duy trì ở mức
từ thấp đến trung bình, khi cơ không bị tắc hoàn toàn, lưu lượng máu ở nam giới
có thể bị hạn chế nhiều hơn so với nữ giới ở cùng cường độ co bóp. Điều này là do
nam giới thường khỏe hơn nữ giới và do đó tạo áp lực tiêm bắp nhiều hơn lên
động mạch nuôi. . Như vậy, khi nam giới mạnh hơn nữ giới về cơ gấp khuỷu tay
và cơ nắm tay thì thời gian dẫn đến việc mỏi cơ của nữ dài hơn nam giới. Phụ nữ
được tưới máu cơ nhiều hơn nam giới khi tập luyện ở cùng cường độ tương đối,
điều này có khả năng giải thích một số khác biệt về giới tính trong tình trạng mỏi
cơ.

Nam thường có tỉ lệ cơ bắp cao hơn so với nữ do yếu tố gen và hormone nam giới
(như testosterone) thúc đẩy sự phát triển cơ bắp. Testosterone, hormone nam giới,
thường được biết đến với vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp và phục
hồi sau tập luyện. Sự thiếu hụt testosterone có thể làm giảm khả năng phục hồi cơ.

Chuyển hóa lipid trong cơ xương của phụ nữ có liên quan đến sự hiện diện của
estrogen.

Ở nam có khối lượng cơ bắp lớn hơn ở nữ, được giải thích bởi hormone giới tính.

Chuyển hóa cơ xương: Trong quá trình tập luyện sức bền toàn cơ thể với cường độ
từ trung bình đến cao, phụ nữ cũng oxy hóa nhiều chất béo và ít carbohydrate hơn
nam giới khi so sánh ở cùng cường độ tập luyện tương đối -> ở nữ có sự trao đổi
chất chậm hơn và các sợi cơ có khả năng chịu mỏi cao hơn nam giới

4.5. Cải thiện kết quả


Thứ nhất : Đọc kỹ hướng dẫn đo cũng như quy trình thí nghiệm trước khi bắt đầu
thực hiện đo.

Thứ hai : kiểm tra độ hoàn thiện của dụng cụ, đặc biệt là điện cực (có bị thiếu gel
hay dán không chặt không) và dây dẫn (có đứt hay bị uốn xoắn không).

Thứ ba : kiểm tra đầu vào các kênh có đúng với hưỡng dẫn.

V. NÂNG CẤP THIẾT BỊ


NEURO – MEP – MICRO (máy điện cơ 2 kệnh)

8
Thiết bị có nhiều ưu điểm lớn :

Thứ nhất, nhỏ gọn, dễ dàng mang nhiều nơi, không cồng kềnh, cho phép thực hiện
nhiều bài test về điện cơ, đường dẫn truyền thần kinh và điện thế. Có một số phép
đo như :

Phép ghi thần kinh cơ điện : Đường dẫn truyền vận động và cảm giác, sóng F, phản
xạ Hoffmann, kĩ thuật phân tích đoạn nhỏ, …

Điện cơ : Hoạt động điện tự phát, điện thế hoạt động, điện cơ lớn (Macro EMG),
phản xạ nhắm mắt, phản xạ cùng (Sacral reflex), phản xạ hàng hang
(Bulbocavernous reflex), Galvanic phản ứng da...

Tiếp hợp thần kinh - cơ: test các kích thích lặp,…

Ước tính số lượng đơn vị vận động (MUNE)

Điện thế gợi cảm giác thân thể (SSEP)

Điện thế gợi thị giác (VEP)

Điện thế gợi thính giác (AEP)

Điện thế gợi tính cơ tiền đình (VEMP)

Điện thế gợi về trí tuệ (P300, MMN, CNV, MRCP, P50)

Kích thích từ xuyên sọ (TMS) (Tùy chọn)

9
Thứ hai, có thể kích thích điện với 2 ngõ ra cùng khả năng chuyển hóa điện nhanh
cho phép bác sĩ có thể đặt cùng lúc 2 vị trí cần kích thích lên bệnh nhân khi cần
thiết. Điện cực được thiết kế với mối nối cách li (chống chạm) làm giảm ảnh hưởng
xấu khi di chuyển.

Thứ ba, điện cực kim EMG có khả năng giảm nhiễu tối đa, từ đó cải thiện sự chính
xác trong chuẩn đoán

MAY DO DIỆN CƠ DỒ KHUẾCH DẠI 12 KENH – HÃNG CADWELL

Phương pháp dán điện cực lên da chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu là chủ yếu. Về lâm
sàng, điện cực kim đem lại kết quả chính xác hơn (có khả năng giảm nhiễu tối đa) và
có ý nghĩa hơn trong việc chẩn đoán.
EMG 12 kênh:
+ Kiểm tra đồng thời nhiều vùng cơ quan trọng: Các máy EMG 12 kênh thường được
thiết kế để kiểm tra đồng thời nhiều vùng cơ quan trọng như cơ vai, cơ lưng, cơ đùi, và
cơ bắp chéo bắp chéo.
+ Thiết kế thoải mái và dễ sử dụng: Máy EMG 12 kênh thường có thiết kế nhẹ, thoải
mái khi sử dụng và được trang bị các tính năng như dây đeo điều chỉnh để tối ưu hóa
trải nghiệm người dùng.
+ Phần mềm phân tích và ghi chú: Đa số máy EMG 12 kênh đi kèm với phần mềm tích
hợp cho việc ghi chú và phân tích dữ liệu. Phần mềm này giúp người sử dụng dễ dàng
theo dõi và đánh giá kết quả của các bài kiểm tra.
+ Kết hợp với các cảm biến khác: Máy EMG 12 kênh thường có khả năng kết hợp với
các cảm biến khác như cảm biến chuyển động để cung cấp thông tin toàn diện hơn về
hoạt động cơ bắp.

10
MÁY ĐÓ ĐIỆN CƠ ĐỒ KHUẾCH ĐẠI 2 KÊNH, 4 KÊNH VÀ 8 KÊNH – HÃNG NEUROSOFT

2 kênh: Kênh thiết bị đầu tiên được đặt theo mặc định để kết nối các điện cực để đo độ
dẫn truyền động cơ và kênh thứ hai được sử dụng để cắm các điện cực để đo độ dẫn
truyền cảm giác. Tốc độ lấy mẫu cao, khả năng chống nhiễu tăng đáng kể. -> giúp đo
EMG kim nhanh hơn + cải thiện chất lượng đo EMG kim
+ Hai đầu ra để cắm vào bộ kích thích điện được điều khiển bằng phần mềm. Chúng
cho phép đặt hai điện cực kích thích lên bệnh nhân và kết nối chúng với thiết bị. Trong
quá trình kiểm tra, không cần phải chuyển đổi điện cực vì điện cực kích thích được
chọn bằng cách sử dụng phần mềm.
- 4 kênh: gồm bộ khuếch đại 4 kênh, khả năng chống nhiễu tốt. Bộ kích thích điện cho
phép tạo ra các dạng sóng khác nhau: hình chữ nhật, uốn khúc, hình thang và hình sin.
Thông số kỹ thuật như vậy cho phép ghi lại tín hiệu chất lượng cao ngay cả khi các
thiết bị khác không thể nhận được phản hồi.
- 8 kênh: gồm 2 bộ khuếch đại 4 kênh. Tín hiệu EMG không nhiễu cho phép sử dụng
thiết bị cho cả nghiên cứu EMG thông thường và trong quá trình theo dõi sinh lý thần
kinh trong khi phẫu thuật.

11

You might also like