You are on page 1of 5

THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG LĨNH VỰC NÔNG

NGHIỆP: NHÂN NHANH CÂY TRỒNG VỚI SỐ LƯỢNG LỚN


ĐỐI TƯỢNG: CÂY NGÔ, CÂY LÚA
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp được Đảng và Nhà nước ta xác định “là lợi thế quốc
gia, trụ đỡ của nền kinh tế” vì vậy, việc tìm ra phương thức nhân giống mới nhằm
sản xuất được lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn là có ý nghĩa cấp thiết.
Nhân giống bằng công nghệ tế bào là một trong những phương pháp hữu hiệu khắc
phục được những hạn chế của các phương pháp truyền thống.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình, cách thí nghiệm trong việc nhân nhanh giống cây lúa,
cây ngô bằng việc ứng dụng công nghệ tế bào.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp thực tiễn
4. Nội dung
I .Tổng quan về công nghệ tế bào
II .Nhân giống cây trồng qua nuôi cấy phát sinh phôi soma
III .Tổng kết nghiên cứu
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Khái quát
Công nghệ tế bào trong nhân giống cây trồng là một phần quan trọng của lĩnh
vực nông nghiệp hiện đại. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có lịch sử phát triển từ lâu
trên thế giới với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
2. Cơ sở lý thuyết
a. Học thuyết tế bào
b. Tế bào thực vật
c. Cấu trúc của tế bào thực vật
d. Kĩ thuật dùng trong nuôi cấy mô
a) Học thuyết tế bào
Theo Schleiden và Schwann: Mỗi cơ thể động thực vật đều bao gồm những
thể tồn tại hoàn toàn độc lập, riêng rẽ và tách biệt, đó chính là tế bào. Có thể nói
Schleiden và Schwann là hai ông tổ của học thuyết tế bào.
b) Tế bào thực vật
Tế bào thực vật là tế bào nhân thực có ở cây xanh, sinh vật nhân thực quang
hợp thuộc giới Plantae. Đặc điểm nổi bật của chúng bao gồm các vách tế bào tiểu
chứa cellulose, các hemicellulose và pectin, sự hiện diện của plastid với khả năng
để thực hiện quá trình quang hợp và lưu trữ tinh bột, một không bào lớn có tác
dụng điều chỉnh áp lực turgor, sự vắng mặt của tiên mao hoặc trung tử, ngoại trừ
trong các giao tử, và một phương pháp độc đáo của phân chia tế bào liên quan đến
sự hình thành của một tấm tế bào hoặc phragmoplast ngăn cách các tế bào con mới.
c) Các kĩ thuật dùng trong nuôi cấy mô
 Nuôi cấy phôi
 Nuôi cấy mô và cơ quan tách rời
 Nuôi cấy mô phân sinh
 Nuôi cấy bao phấn
 Nuôi cấy tế bào đơn
3. Tiểu kết
Qua tổng quan vấn đề nghiên cứu cho thấy, công nghệ tế bào thực vật trong
nhân giống cây trồng đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, mang lại hiệu
quả cao trong nhân giống với số lượng lớn. Những vấn đề lí thuyết được xác định
là cơ sở cho những nội dung được trình bày trong những phần tiếp theo. Đó là Tế
bào thực vật, cấu trúc của tế bào thực vật, kỹ thuật dùng trong nuôi cấy mô.

II. NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG QUA PHÁT SINH PHÔI SOMA

1. Khái quát về phôi soma


Phôi soma được hình thành không thông qua quá trình tạo mô sẹo được gọi
là phôi vô tính, tế bào phôi vô tính có thể được tạo ra trực tiếp và nhân sinh khối
bằng hệ thống nuôi cấy thích hợp. Những tế bào phôi vô tính này có khả năng tái
sinh thành cây hoàn chỉnh. Phôi soma là kỹ thuật mang lại nhiều hiệu quả cao
trong nhân giống cây trồng
2. Sự phát sinh phôi soma
Những tế bào trong phôi hợp từ biểu hiện được gen cần thiết cho chương
trình phát triển phôi. Giai đoạn trước khi hình thành tế bào phôi soma là tế bào tiền
phôi. Tế bào tiền phôi phân chia để hệ thống tế bào phôi trực tiếp gọi là sự phát
sinh tế bào phôi trực tiếp
Có nhiều tế bào phát sinh tế bào phôi không cần chất kích thích, có nhiều tế bào
cần Auxin để tiến hành phân bào trước khi phát sinh tế bào phôi. Có nhiều tế bào
hình thành phôi từ mô sẹo, trong trường hợp này sự phát sinh phôi soma được tiến
hành gián tiếp
3. Các giai đoạn trong quá trình sinh phôi
 B1: Chọn mẫu cấy phù hợp cho việc tái sinh nhân nhanh cây. Khử mô nuôi
cấy sau khi đã xác định được mẫu cấy . Lựa chọn môi trường nuôi cấy phù
hợp
 B2: Cấy Mô
 B3: Nhân nhanh.
 B4: Tạo cây hoàn chỉnh
 B5:.Đưa cây ra vườn ươm.

VỚI CÂY LÚA


1. BIẾN DỊ DI TRUYỀN TRONG NUÔI CẤY MÔ LÚA
Đột biến tế bào soma đã được phát hiện bởi nhiều công trình nuôi cấy tế bào
lúa. Nhà khoa học Nhật bản Oono (1978) đã tái sinh cây qua mô sẹo có nguồn gốc
từ hạt của cây nhị bội đồng hợp gồm 75 hạt và đã chứng minh đầy sức thuyết phục
về sự tồn tại của đột biến tế bào soma và di truyền đột biến đó. Oono đã phân tích
800 dòng cây nhận được từ tế bào soma và thế hệ con cái tự thụ.Kết quả cho biết
chỉ có 28,1 % số cây là giống với cây mẹ về các đặc điểm phân tích.
2. THÀNH TỰU TRONG NHÂN GIỐNG LÚA
Nhờ kỹ thuật nuôi cấy bao phấn lúa có thể rút ngắn thời gian chọn giống mới
xuống từ 4 đến 6 thế hệ và tạo ra hàng loạt các dòng thuần mới.
- Ở nước ta, công nghệ đơn bội được áp dụng với hai mục tiêu chính sau:
+ Cố định ưu thế lai thông qua việc rút ngắn thời gian tạo giống thuần chủng
bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn con lai F1
+ Tạo dòng thuần có những đặc tính thích nghi với thụ phấn chéo và mang gen
kết hợp rộng
3. CÁC BƯỚC CHỌN GIỐNG LÚA
Các bước chọn giống có thể tiến hành theo trình tự sau:
- Lai giống có các đặc tính nông học và chất lượng ưu việt với giống mang gen
kháng để tạo ra dòng lai F1
- Nuôi cấy bao phấn con lai F1, tạo ra dòng thuần với các đặc tính khác nhau
- Sử dụng kỹ thuật chỉ thị phân tử để chọn các dòng thuần mang gen kháng
bệnh.
- Khảo nghiệm các dòng thuần chọn lọc trong những điều kiện sản xuất khác
nhau để chọn giống tốt, kháng bệnh.
4. MỤC ĐÍCH
- Tạo các dòng bất dục đực mới và các dòng mang gen kết hợp rộng cho tạo
giống lúa lai.
- Lai xa kết hợp với nuôi cấy mô tế bào trong chọn tạo các dòng kháng sâu
bệnh và các điều kiện bất thuận của môi trường
- Tối ưu hoá môi trường nuôi cấy bao phấn chọn tạo giống lúa hạt dài chất
lượng cao
- Nuôi cấy bao phấn kết hợp với các chỉ thị phân tử để tạo dòng thuần và chọn
dòng, giống mang gen kháng sâu bệnh

VỚI CÂY NGÔ


1. THÀNH TỰU TRONG NHÂN GIỐNG NGÔ
- Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ngô để thu nhận các dòng đơn bội kép đã được
ứng dụng thành công một số các quốc gia trên thế giới
- Khả năng tái sinh cây từ bao phấn và noãn nuôi cấy in vitro nói chung còn
thấp và phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen
- Phương pháp nuôi cấy noãn chưa thụ tinh có thể là một phương pháp thay
thế khắc phục được một số hạn chế trong nuôi cấy bao phấn.
2. QUY TRÌNH NUÔI CẤY BAO PHẤN NGÔ
1. Tạo cấu trúc phôi từ các hạt phấn nuôi cấy. Cấu trúc phôi sau đó có khả năng
phân chia tế bào và biệt hoá cơ quan hình thành cây hoàn chỉnh trong điều kiện
thích hợp.
2. Biệt hoá cơ quan và tái sinh cây đơn bội từ các cấu trúc phôi (giai đoạn tái sinh).
3. Lưỡng bội hoá bộ nhiễm sắc thể của các cây đơn bội tạo thành cây đơn bội kép.

III. KẾT LUẬN

Công nghệ tế bào trong nhân giống cây trồng được gọi là kỹ thuật nuôi cấy
mô. Thực tiễn nhũng thành tựu của kĩ thuật này cho thấy, đây là một phương pháp
tiên tiến để nhân giống cây trồng với số lượng lớn.
Kỹ thuật nuôi cấy mô cho phép nhân giống cây trồng nhanh chóng và hiệu
quả, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nó cũng cho phép nhân bản các
loài cây trồng hiếm và giúp bảo vệ chúng khỏi tuyệt chủng.
Thành viên tổ 3:
1) Hà Thị Khánh Ly
2) Trần Thùy Dung
3) Trần Lê Huyền
4) Lê Thị Thanh Hằng
5) Trần Hà Phương Linh
6) Đoàn Yến Ngân
7) Đào Thái Hạnh Nhi
8) Trần Yến Nhi
9) Mai Thu Bảo Ngọc

You might also like