You are on page 1of 134

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Tuần 1,2 Ngày soạn : 4/9/2023


Tiết 1,2
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Vai trò của nhà ở.
- Đặc điểm của nhà ở.
- Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
2. Về năng lực:
- Phát hiện sự khác biệt giữa nhà ở và công trình khác.
- Mô tả được đặc điểm nhà ở và vai trò của nó với con người.
- So sánh được kiến trúc nhà ở một số vùng miền khác nhau của Việt Nam
- Vận dụng thông qua tìm tòi, khám phá thêm một số kiến trúc khác trong thực tiễn
3. Về phẩm chất: Ham học hỏi thông qua việc tìm hiểu thêm kiến trúc khác ngoài thực tiễn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Các tranh giáo khoa về nhà ởcó trong danh mục thiết bị tối thiểu môn Công nghệ lớp 6.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 10 phút)
a. Mục tiêu: Huy động khả năng quan sát của học sinh; phát hiện ra một số điểm khác biệt
giữa nhà ở với các loại nhà, công trình xây dựng khác.
b. Nội dung: HS được yêu cầu mô tả ngôi nhà của em, trong đó mô tả bên ngoài, nêu rõ các
phòng (hoặc khu vực) khác nhau trong nhà và vai trò của các khu vực đó.
c. Sản phẩm: Nhà mái ngói, có 4 phòng: phòng khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV: Cuộc sống con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà Trả lời được câu
ở? hỏi.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 1


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời
câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con
người. Để biết được vai trò của nhà ở, dặc điểm chung của nhà ở thì
chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau Trả lời được câu
hỏi.

Em hãy xác định tên gọi các kiểu kiến trúc nhà ở trên
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời
câu hỏi trên.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 2


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Để biếtđược kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
thì chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của nhà ở (khoảng 58 phút)
Nội dung 1. Tìm hiểu vai trò của nhà ở(12’)
a.Mục tiêu: Nêu được các vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
b. Nội dung: Vai trò của nhà ở.
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 1. Vai trò của nhà ở
- Là công trình được
xây dựng với mục
đích để ở
- Bảo vệ con người
trước những tác động
xấu của thiên nhiên
và xã hội.
- Phục vụ các nhu cầu
sinh hoạt của cá nhân
hoặc hộ gia đình.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 3


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận
nhóm và cho biết vì sao con người cần nhà ở. Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận
nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở(16’)
a.Mục tiêu: Nêu được cấu tạo của ngôi nhà. Trình bày được cách bố trí không gian bên trong
ngôi nhà.
b. Nội dung: Đặc điểm chung của nhà ở
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cấu tạo chung của ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau II. Đặc điểm chung của
nhà ở
1. Cấu tạo chung của
ngôi nhà
Nhà ở thường bao gồm
các phần chính là móng
nhà, sàn nhà, khung nhà,
tường, mái nhà, cửa ra
GV: Bùi Thị Thi Thơ 4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Mái nhà Cửa ra vào vào, cửa sổ

Tường
Khung nhà

Cửa số
Sàn nhà

Móng nhà

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả
lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả
lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 2. Cách bố trí không
gian bên trong
- Nhà ở thường
được phân chia
thành các khu vực
chức năng như khu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 5


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
vực sinh hoạt
chung, khu vực
nghỉ ngơi, khu vực
thờ cúng, khu vực
nấu ăn, khu vực vệ
sinh,...
- Nhà ở còn mang
tính vùng miền, phụ
thuộc vào các yếu tố
vị trí địa lí, khí hậu,
kinh tế, văn hoá, xã
hội.
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận
nhóm và Nhận biết được những khu vực chức năng nào trong ngôi
nhà?
Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận
nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 3: Tìm hiểu kiến trúc nhà ở nông thôn (9’)
a.Mục tiêu: Nhận biết được kiến trúc nhà ở vùng nông thôn
b. Nội dung: Nhà ở vùng nông thôn
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau III. Kiến trúc nhà ở đặc

GV: Bùi Thị Thi Thơ 6


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
trưng của Việt Nam
1. Nhà ở nông thôn truyền
thống
- Các khu vực chức năng
trong nhà thường được xây
dựng tách biệt.
- Tùy điều kiện của từng gia
đình mà khu nhà chính có thể
được xây dựng ba gian hai
chái, hay năm gian hai chái.
- Các gian nhà được phân chia
? Nhà ở nông thôn có kiến trúc như thế nào
bằng hệ thống tường hoặc cột
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp
nhà.
bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 4: Tìm hiểu kiến trúc nhà ở thành thị(10’)
a.Mục tiêu: Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở thành thị
b. Nội dung: Nhà ở thành thị
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS hoàn thành 2. Nhà ở thành thị
trong thời gian 5 phút. a. Nhà mặt phố
HS nhận nhiệm vụ. - Nhà ở thường được thiết kế nhiều tầng.
- Nhà mặt phố được thiết kế để có thể vừa ở
vừa kinh doanh
b. Nhà chung cư
GV: Bùi Thị Thi Thơ 7
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
- Nhà chung cư được xây dựng để phục vụ
nhiều gia đình.
- Nhà được tổ chức thành không gian riêng
dành cho từng gia đình được gọi là các căn
hộ và không gian chung như khu để xe, khu
mua bán, khu sinh hoạt cộng đồng,...
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn.
HS chấm điểm PHT1 của bạn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nội dung 5: Tìm hiểu kiến trúc nhà ở khu vực đặc thù(10’)
a.Mục tiêu: Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở khu vực đặc thù
b. Nội dung: Nhà ở khu vực đặc thù
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu nhà ở khu vực đặc thù
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 2. Nhà ở các khu vực
đặc thù
a. Nhà sàn
- Nhà sàn là kiểu nhà
được dựng trên các cột
phía trên mặt đất, phù hợp
với các đặc điểm về địa
hình, tập quán sinh hoạt
của người dân. - Nhà sàn
được chia thành hai vùng

GV: Bùi Thị Thi Thơ 8


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
không gian sử dụng:
+ phần sàn là khu vực
sinh hoạt chung, để ở và
nấu ăn
+ phần dưới sàn thường
là khu vực chăn nuôi và
nơi cất giữ công cụ lao
động
b. Nhà nổi
- Nhà nổi là kiểu nhà
được thiết kế có hệ thống
phao dưới sàn giúp nhà
có thể nổi trên mặt nước.
- Nhà có thể di động hoặc
cố định

Nhà nổi
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo
luận nhóm và mô tả cấu trúc của nhà sàn và nhà nổi
Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
3. Hoạt động luyện tập (khoảng 14 phút)
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái quát về nhà ở
GV: Bùi Thị Thi Thơ 9
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 4 phút. Hoàn thành
bài kiểm tra
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS làm bài kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả. Yêu cầu HS trao đổi bài cho
nhau, chấm.
HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Nhiệm vụ 2. Luyện tập về vật liệu làm nhà ở
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau Hoàn thành
bài tập

d d
GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút.
Bài tập: Hãy xác định các kiểu kiến trúc nhà ở trong hình a, b, c, d?
Thực hiện nhiệm vụ 2
GV: Bùi Thị Thi Thơ 10
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm
và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động vận dụng (8’)
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần
đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS về nhà nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có chức năng phù Bản ghi trên
hợp với các thành viên trong gia đình em. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp giấy A4.
lại cho GV.

Thực hiện nhiệm vụ 1


HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.

Chuyển giao nhiệm vụ 2


GV yêu cầu HS về nhà xác định kiểu nhà em đang ở thuộc kiến trúc nào. Bản ghi trên
Mô tả đặc điểm kiến trúc đó. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV. giấy A4.

Thực hiện nhiệm vụ 2

GV: Bùi Thị Thi Thơ 11


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.

PHỤ LỤC 1.
* ĐỀ KIỂM TRA
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Vai trò của nhà ở đối với con người là
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động
xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
B. Là công trình được xây dựng với mục đích không để ở, bảo vệ con người trước những tác
động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia
đình.
C. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động
xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia
đình.
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động
xấu của thiên nhiên, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Câu 2. Nhà ở bao gồm các phần chính sau
A.móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B. sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
C.móng nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
D.móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Câu 3. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
B. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ
sinh
C. khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
* Phiếu học tập 1.
Cho các hình ảnh sau

GV: Bùi Thị Thi Thơ 12


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Nhà mặt phố Nhà chung cư


Em hãy hoàn thành bảng sau thể hiện kiến trúc nhà mặt phố và nhà chung cư
Kiến trúc nhà ở thành thị
Nhà mặt phố Nhà chung cư

GV: Bùi Thị Thi Thơ 13


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Tuần 3 Ngày soạn : 17/9/2023
Tiết 3
BÀI 2. XÂY DỰNG NHÀ Ở
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Các vật liệu làm nhà , các bước chính xây dựng nhà ở : thiết kế, thi công thô,
hoàn thiện
2. Về Năng lực
-Kể được tên một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.
-Mô tả một số bước chính trong xây dựng nhà ở.
-Mô tả được một số vật liệu xây dựng và tác dụng của nó trong xây dựng nhà ở. Đề xuất được
loại vật liệu phù hợp để sử dụng làm nhà sàn.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề.
3.Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi
trường.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
-Các tranh giáo khoa về bài Xây dựng nhà ở có trong danh mục thiết bị tối thiểu. - Hình ảnh,
video về các bước xây dựng nhà ở.
-Mẫu vật về một số loại vật liệu như: đá, gạch, cát, gỗ,..
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1:Khởi động( khoảng 12 phút)
a.Mục tiêu
Giúp tạo tâm thế và gợi nhu cầu nhận thức của HS, một sự tò mò của HS về điều gì tạo nên sự
khác biệt trong việc xây dựng các ngôi nhà hiện nay và trước kia, những yếu tố nào tạo nên
một ngôi nhà bền, đẹp,... từ đó kích thích HS mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b. Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học
c. Sản phẩm: Giải quyết được tình huống
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV: Bùi Thị Thi Thơ 14
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
GV đưa ra tình huống: Giải quyết
được tình
huống

Đây là một ngôi nhà đẹp. Điều gì tạo nên một ngôi nhà bền đẹp? Nhà ở trên
được xây dựng như thế nào và bằng vật liệu nào?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình
huống trên
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình huống trên.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Để xác định được ngôi nhà trên sử dụng vật liệu nào thì
chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV đưa ra tình huống: Giải quyết
được tình
huống

GV: Bùi Thị Thi Thơ 15


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Đây là một ngôi nhà đẹp. Điều gì tạo nên một ngôi nhà bền đẹp? Nhà ở trên
được xây dựng theo một quy trình như thế nào?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình
huống trên
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình huống trên.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Để xây dựng nhà ở cần tuân theo một quy trình nhất định.
Vậy nhà ở được xây dựng theo quy trình như thế nào thì chúng ta vào bài
hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vật liệu làm nhà( khoảng 28 phút)
a.Mục tiêu: Kể được tên một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 16


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
b. Nội dung: Vật liệu làm nhà ở
c. Sản phẩm: Hoàn thành PHT
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu vật liệu để làm nhà ở
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS thảo luận I. Vật liệu làm nhà ở
nhóm, hoàn thành trong thời gian 5 phút. - Gỗ
HS nhận nhiệm vụ. + Tính chất: Có khả năng chịu lực tốt, dễ
tạo hình, tuổi thọ cao
+ Ứng dụng: Làm khung nhà, mái nhà,
sàn nhà, giá đỡ, nội thất, vật liệu cách
nhiệt
- Gạch
+ Tính chất: Có khả năng chịu lực và cách
nhiệt tốt, tuổi thọ cao
+ Ứng dụng: Làm tường nhà, xây cột trụ
- Đá
+ Tính chất: Có khả năng chịu lực cao và
chống ẩm, tuổi thọ rất cao.
+ Ứng dụng: Làm tường nhà, xây cột trụ
- Thép
+ Tính chất: Chịu lục và chịu nhiệt tốt,
không bị nứt, ít bị cong vênh.
+ Ứng dụng: Làm khung nhà, cột nhà.
- Cát
+ Tính chất: Hạt nhỏ, cứng.
+ Ứng dụng: Kết hợp với xi măng, nước
tạo ra vữa xây dựng.
- Xi măng:
+ Tính chất: Có khả năng kết dính, tạo độ
dẻo
+ Ứng dụng: Kết hợp với cát, nước, tạo ra
vữa xây dựng.
-Ngoài ra còn có các vật liệu khác như
kính, thạch cao...
Thực hiện nhiệm vụ

GV: Bùi Thị Thi Thơ 17


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS nhận nhóm và phân công nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu của GV.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Định hướng nghề nghiệp cho HS
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu một video về nghề kỹ sư xây dựng *Kỹ sư xây dựng
cho HS - Kỹ sư xây dựng là người tốt nghiệp
GV yêu cầu HS xem và thảo luận trao đổi chuyên ngành xây dựng tại trường đại
nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi sau trong thời học
gian là 2 phút. - Công việc chính của người kĩ sư xây
? Kỹ sư xây dựng tốt nghiệm chuyên ngành gì dựng là thiết kế, tổ chức thi công, kiểm
? Công việc chính của người kỹ sư xây dựng là tra, giám sát quá trình thi công các công
gì trình xây dựng để đảm bảo đúng thiết kế.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở
Hoạt động 2 tìm hiểu các bước chính xây dựng nhà ở( khoảng 28 phút)
Nội dung 1: Tìm hiểu bước thiết kế (10’)
a.Mục tiêu: Mô tả bước thiết kế trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Thiết kế
c. Sản phẩm: Sơ đồ khối các bước chính xây dựng nhà ở. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Bùi Thị Thi Thơ 18
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các bước chính để xây dựng một ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp làm các nhóm, phát giấy Ao cho các II. Các bước chính xây dựng nhà ở
nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ Sơ đồ khối các bước chính xây dựng
khối mô tả các bước chính xây dựng nhà ở. Thời nhà ở
gian 3 phút Thiết kế
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thi công thô

Hoàn thiện

Thực hiện nhiệm vụ


HS nhận nhóm, nhận giấy A0, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo
luận nhóm và vẽ sơ đồ khối mô tả các bước chính xây dựng nhà ở.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu bước thiết kế
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra tình huống sau: Cho bản thiết kế ngôi nhà như hình vẽ 1. Thiết kế
- Thiết kế giúp hình
dung được ngôi nhà
của sau khi xây dựng,
đảm bảo các yếu tố kĩ
thuật để ngôi nhà
vững chắc. - Thiết kế
sẽ giúp cung cấp
thông tin để chuẩn bị
vật liệu, kinh phí
tương ứng.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 19


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

? Tại sao thiết kế là bước chuẩn bị quan trọng trước khi nhà ở được
thi công
GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình
huống. Thời gian là 3 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận
nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu các bước thi công thô xây dựng nhà ở(9’)
a.Mục tiêu: Mô tả bước thi công thô trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Thi công thô
c. Sản phẩm: Bản ghi giấy A5.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu 1 video về quá trình thi công thô 2. Thi công thô
của ngôi nhà - Các công việc chính của bước thi công thô
GV: Bùi Thị Thi Thơ 20
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. gồm: làm móng nhà, làm khung tường, xây
GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc tường, cán nền, làm mái, lắp khung cửa, làm
trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của hệ thống đường ống nước, đường điện.
mỗi HS là trong thời gian 2 phút Kể tên các - Vai trò: giúp các bước hoàn thiện sau này
công việc chính của thi công thô và nêu vai được tiện lợi và tiết kiệm chi phí
trò của thi công thô.
Thực hiện nhiệm vụ
HS xem vi deo.
HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu
trong thời gian 4 phút.
GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nhận xét bài làm của bạn
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, A4, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo
luận nhóm và ghi vào giấy A4 mô tả công việc đang thực hiện mỗi hình và sau đó
sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính của công việc hoàn thiện nhà ở .
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nội dung 3: Tìm hiểu bước hoàn thiện trong xây dựng nhà ở(9’)
a.Mục tiêu: Mô tả bước hoàn thiện trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Hoàn thiện
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: Bùi Thị Thi Thơ 21


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau II. Các bước chính xây
dựng nhà ở
a b
3.Hoàn thiện
- Hoàn thiện là công đoạn
góp phần tạo nên không
gian sống với đầy đủ
công năng sử dụng và
tính thẩm mĩ của ngôi
nhà.
- Các công việc chính của
c d e bước hoàn thiện gồm: trát
và sơn tường, lát nền, lắp
đặt các thiết bị điện, nước
và nội thất.

GV chia lớp làm các nhóm, phát giấyA4 cho các nhóm, yêu cầu
các nhóm thảo luận và ghi vào giấy A4 mô tả công việc đang
thực hiện mỗi hình và sau đó sắp xếp các hình theo thứ tự các
bước chính của công việc hoàn thiện nhà ở. Thời gian 3 phút
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, A4, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo
luận nhóm và ghi vào giấy A4 mô tả công việc đang thực hiện mỗi hình và sau đó
sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính của công việc hoàn thiện nhà ở .
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
3. Hoạt động 4. Luyện tập ( khoảng 12 phút)

GV: Bùi Thị Thi Thơ 22


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về xây dựng nhà ở
b. Nội dung: Xây dựng nhà ở
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm. Hoàn thành bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS làm bài tập sau Hoàn thành
Bài tập: Hãy xác định một số loại vật liệu cơ bản được dùng để xây dựng bài tập
các ngôi nhà a, b, c, d trên.

GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút.

Thực hiện nhiệm vụ 1


HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm
và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau Báo cáo nhóm.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 23


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

a b

c d e

GV chia lớp làm các nhóm, phát giấy A4 cho các nhóm, yêu
cầu các nhóm thảo luận và ghi vào giấy A4 mô tả công việc
đang thực hiện mỗi hình và sau đó sắp xếp các hình theo thứ tự
các bước chính xây nhà ở. Thời gian 3 phút
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, A4, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo
luận nhóm và ghi vào giấy A4 mô tả công việc đang thực hiện mỗi hình và sau đó
sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính xây nhà ở GV theo dõi và giúp đỡ
các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
4. Hoạt động 4:Vận dụng( khoảng 10 phút)
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Xây dựng nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:

GV: Bùi Thị Thi Thơ 24


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: Bản ghi trên
1.Vật liệu được dùng trong xây dựng nhà ở theo thời gian đã thay đổi như giấy A4.
thế nào
2. Ở nơi em sống, những vật liệu chính được sử dụng để xây dựng nhà ở là
gì? Hãy giải thích về việc sử dụng các vật liệu đó
Trả lời câu hỏi và ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau:
1.Mô tả các bước chính trong xây dựng nhà ở gia đình em.
Trả lời câu hỏi và ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.

PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập 1. Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau
Vật liệu Tính chất Ứng dụng

GV: Bùi Thị Thi Thơ 25


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Gạch

Cát

Tuần 4,5 Ngày soạn : 24/9/2023


Tiết 4,5
BÀI 3. NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

GV: Bùi Thị Thi Thơ 26


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
1. Về kiến thức: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh, cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong gia đình.
2.Về Năng lực
-Mô tả được những đặc điểm cơ bản của ngôi nhà thông minh.
- Đề xuất những ý tưởng để cải tạo để ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà thông minh.
- Nhận biết và vận dụng được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm,
hiệu quả.
- Mô tả được một số hệ thống điều khiển thông minh và tác động của nó trong đời sống gia
đình.
-Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về nhà thông minh.
-Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
-Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình.
- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Các tranh, ảnh về ngôi nhà thông minh.
- Video giới thiệu về ngôi nhà thông minh.
- Mô hình ngôi nhà thông minh.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 10 phút)
a. Mục tiêu
Hoạt động này giúp tạo tầm thế và gợi nhu cầu nhận thức của HS, một sự tò mò thích thú và
mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b. Nội dung
HS xem video dẫn nhập về ngôi nhà thông minh và trả lời các câu hỏi.
c. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng câu chuyện hoặc video về một ngôi nhà thông minh làm dẫn nhập và hỏi HS: Liệu
có gì đặc biệt trong ngôi nhà đó hay công nghệ mang lại sự tiện nghi trong ngôi nhà như thế
nào? Ở hoạt động này, GV cho HS phát biểu tự do những gì mình quan sát được hay phỏng

GV: Bùi Thị Thi Thơ 27


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
đoán, tưởng tượng của mình về ngôi nhà đó. GV sử dụng tình huống này để dẫn dắt vào nội
dung chính của bài học.
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu về ngôi nhà thông minh ( khoảng 20 phút)
a.Mục tiêu: Mô tả được những đặc điểm cơ bản của ngôi nhà thông minh.
b. Nội dung: Ngôi nhà thông minh
c. Sản phẩm: Hoàn thành PHT
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm về ngôi nhà thông minh
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu 1 video về ngôi nhà thông minh I. Ngôi nhà thông minh
Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. 1. Khái niệm ngôi nhà thông minh
GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc - Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được
trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán
mỗi HS là trong thời gian 2 phút nêu khái tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ
niệm ngôi nhà thông minh. đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn,
đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng
lượng.
Thực hiện nhiệm vụ
HS xem vi deo.
HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu
trong thời gian 1 phút.
GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nhận xét bài làm của bạn
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu các nhóm hệ thống điều khiển tự động, bán tự động trong ngôi
nhà thông minh
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS hoàn thành 2. Các nhóm hệ thống điều khiển tự động,
trong thời gian 5 phút. bán tự động trong ngôi nhà thông minh

GV: Bùi Thị Thi Thơ 28


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS nhận nhiệm vụ. - Nhóm hệ thống an ninh, an toàn: điều khiển
ca-mê-ra giám sát, khoá cửa, báo cháy,...
- Nhóm hệ thống chiếu sáng: điều khiển thiết
bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa,...
- Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ: điều
khiển điều hoà nhiệt độ, quạt điện,...
- Nhóm hệ thống giải trí: điều khiển tivi, hệ
thống âm thanh,...
- Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia
dụng: điều khiển tủ lạnh, máy giặt,...
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn.
HS chấm điểm PHT1 của bạn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
3. Hoạt động 3:Tìm hiểu về đặc điểm của ngôi nhà thông minh( khoảng 15 phút)
a.Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của ngôi nhà thông minh
b. Nội dung: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia học sinh làm 6 nhóm đặt tên là nhóm II. Đặc điểm của ngôi nhà thông
chuyên gia số 1, nhóm chuyên gia số 2, nhóm minh
chuyên gia số 3, nhóm chuyên gia số 4, nhóm 1. Tiện ích
chuyên gia số 5, nhóm chuyên gia số 6. Nhiệm - Các thiết bị trong ngôi nhà thông
vụ của các nhóm chuyên gia như sau: minh có thể được điều khiển từ xa
Nhóm chuyên gia số 1,2: Tìm hiểu về đặc điểm thông qua các ứng dụng được cài đặt
tiện ích của ngôi nhà thông minh và trình bày ra trên các thiết bị như: điện thoại thông
GV: Bùi Thị Thi Thơ 29
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
giấy hai nội dung sau minh, máy tính bảng có kết nối in-tơ-
1. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được nét.
điều khiển nhờ thiết bị nào? - Các hệ thống, thiết bị thông minh
2. Các hệ thống thiết bị thông minh trong ngôi trong ngôi nhà có thể hoạt động dựa
nhà hoạt động dựa trên yếu tố nào? trên thói quen của người sử dụng
Nhóm chuyên gia số 3,4: Tìm hiểu đặc điểm an 2. An ninh, an toàn
ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh và trình - Các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh
bày ra giấy nội dung sau báo tới chủ nhà các tình huống gây mất
1. Các thiết bị sẽ giúp ích như thế nào trong an ninh, an toàn như: có người lạ đột
trường hợp mất an ninh, an toàn nhập, quên đóng cửa hay những nguy
2. Hình thức cảnh báo để đảm bảo an ninh, an cơ cháy nổ có thể xảy ra.
toàn là gì? - Các hình thức cảnh báo có thể là đèn
Nhóm chuyên gia số 4,5: Tìm hiểu đặc điểm tiết báo, chuông báo, tin nhắn hay cuộc gọi
kiệm năng lượng của ngôi nhà thông minh và tự động tới chủ nhà.
trình bày ra giấy nội dung sau 3.Tiết kiệm năng lượng
1. Việc thiết kế, lắp đặt các thiết bị có ý nghĩa - Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển,
như thế nào trong việc tiết kiệm năng lượng giám sát việc sử dụng hợp lí các nguồn
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ của mỗi nhóm năng lượng trong ngôi nhà, từ đó giúp
chuyên gia là 5 phút. tiết kiệm năng lượn
GV chia nhóm 1,2 với nhóm 3,4 và nhóm 5, 6. - Tận dụng các nguồn năng lượng tự
Nhiệm vụ thứ nhất của nhóm học tập: Từng nhiên như gió, ánh sáng, năng lượng
thành viên trình bày nội dung đã tìm hiểu từ mặt trời giúp ngôi nhà vừa tiết kiệm
nhóm chuyên gia cho các thành viên khác. Thời năng lượng vừa thân thiện với môi
gian thực hiện nhiệm vụ thứ nhất là 4 phút. trường.
Nhiệm vụ thứ 2: Hoàn thành PHT. Thời gian là 4
phút.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thành lập nhóm chuyên gia và thực hiện nhiệm vụ được giao
theo nhóm.
HS tìm hiểu nội dung và thảo luận trên giấy.
HS chủ động ghi nhớ kiến thức đã được hình thành từ nhóm
chuyên gia.
HS hình thành nhóm học tập. Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm học
tập
GV yêu cầu các nhóm học tập trao đổi sản phẩm PHT cho nhau.
GV cung cấp đáp án PHT cho các nhóm học tập để các nhóm học
tập xác định số câu trả lời đúng.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 30


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Các nhóm xác định câu trả lời đúng.
Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm nhận xét nhóm khác.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.
4. Hoạt động 4:Tìm hiểu về các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
gia đình( khoảng 20 phút)
a.Mục tiêu: Nêu được khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình.
Nhận biết được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình. Sử dụng được một số
biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, có hiệu quả
b. Nội dung: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả trong
gia đình
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu 1 video về cách sử dụng năng III. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
lượng tiết kiệm và có hiệu quả trong gia quả trong gia đình
đình. 1.Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và
Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. có hiệu quả trong gia đìn
GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu
trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của quả trong gia đình là sử dụng năng lượng
mỗi HS là trong thời gian 2 phút nêu khái đúng lúc, đúng chỗ; sử dụng ít năng lượng
niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và có mà vẫn đảm bảo được nhu cầu.
hiệu quả trong gia đình.
Thực hiện nhiệm vụ
HS xem vi deo.
HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu
trong thời gian 2 phút.
GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 31


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia
đình
Chuyển giao nhiệm vụ
GV phân chia lớp thành các nhóm, yêu cầu 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
các nhóm thảo luận và đưa ra được các biện trong gia đình
pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và - Thiết kế nhà phải đảm bảo tính thông
hiệu quả trong gia đình. Thời gian là 5 phút. thoáng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự
HS nhận nhiệm vụ. nhiên.
- Sử dụng các vật liệu có khả năng cách
nhiệt tốt.
- Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện
với môi trường như năng lượng gió, năng
lượng mặt trời.
- Sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện đúng
cách, tiết kiệm năng lượng
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm
và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
5. Hoạt động 5 :Luyện tập (khoảng 15 phút)
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về ngôi nhà thông minh
b. Nội dung: Ngôi nhà thông minh
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm. Hoàn thành bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Bùi Thị Thi Thơ 32
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS làm bài tập sau Hoàn thành
Bài tập 1: Lựa chọn hệ thống phù hợp trong ngôi nhà thông minh bài tập
Mô tả Hệ thống
Ở một vài nơi trong nhà, đèn tự động bật lên khi trời tối, ?
tắt đi khi trời sáng.
Có màn hình cho biết hình ảnh của người khách đang ?
đứng
Đèn tựở động
cửa rabật
vào.
lên và chuông tự động kêu khi có người lạ ?
di chuyển
Tivi tự động mở kênh truyền trong nhà.thích.
hình yêu ?
Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để ?
chiếu sáng.
Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống ?
GV
cho yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút.
đủ mát.
Bài tập: Hãy xác định một số loại vật liệu cơ bản được dùng để xây dựng
các ngôi nhà a, b, c, d trên.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm
và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV chia lớp làm các nhóm, phát giấy A0, cho các nhóm, yêu cầu Báo cáo nhóm.
các nhóm thảo luận và ghi vào giấy A0 xây dựng phương án tiết
kiệm năng lượng cho ngôi nhà. Thời gian 3 phút
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo
luận nhóm và ghi vào giấy A0 xây dựng phương án tiết kiệm năng lượng cho ngôi

GV: Bùi Thị Thi Thơ 33


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
nhà .
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
6. Hoạt động 6 :Vận dụng (khoảng 10 phút)
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Ngôi nhà thông minh
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau Trả lời được
1.Bạn Huy nói: "Nhà thông minh biết mình đang ở đâu trong ngôi nhà để bật câu hỏi
và tắt điện như thế thật là tiết kiệm". Bạn Lan nói: "Nhà thông minh lắp đặt rất
nhiều thiết bị điều khiển sử dụng năng lượng điện như vậy thật sự cũng không
tiết kiệm". Hãy nêu nhận xét về các ý kiến trên.
2.Nếu được lắp đặt các hệ thống thông minh trong ngôi nhà của mình thì em sẽ
lắp đặt những hệ thống gì? Hãy lí giải về sự lựa chọn của em.
HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau:
Liệt kê các biện pháp đã được thực hiện tại gia đình em để sử dụng hiệu
quả năng lượng và tiết kiệm
GV: Bùi Thị Thi Thơ 34
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập 1. Cho một số hệ thống trong ngôi nhà thông minh

Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau


Hệ thống trong ngôi nhà thông minh
Hệ thống an ninh, an toàn
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
Hệ thống giải trí
Hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng
PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỌC TẬP 2(PHẦN II)
Câu 1. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống
1.Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển..............

GV: Bùi Thị Thi Thơ 35


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
2. Các hệ thống, thiết bị thông minh trong ngôi nhà có thể dựa trên........................
Câu 2. Trình bày đặc điểm an ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh
............................................................................................................................................. Câu 3.
Đặc điểm tiết kiệm của ngôi nhà thông minh được thể hiện như thế nào?
.............................................................................................................................................
PHỤ LỤC 3. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. Em hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau
1.Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như
A. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.
B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối in-tơ-net.
C. Điều khiển, máy tính không có kết nối in-tơ-net.
D. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.
2. Hệ thống, thiết bị thông minh trong ngôi nhà có thể hoạt động dựa trên
A. thói quen của con người.
B. sở thích của con người. C. yêu quý của con người.
D. quý mến của con người
3. Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:
A. Có người lạ đột nhập, quên đóng cửa. B. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
C. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
D. Có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
4. Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như
A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo.
B. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
D. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
Câu 2. Trình bày đặc điểm tiết kiệm năng lượng của ngôi nhà thông minh?
Tuần 6,7,8 Ngày soạn : 1/10/2023
Tiết 6,7,8 Ngày dạy:
BÀI 4. THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
- 5 nhóm thực phẩm chính: nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ, chất
đạm, giàu vitamin, giàu chất khoángbữa ăn hợp lí và thói quen ăn uống khoa học
2. Về năng lực

GV: Bùi Thị Thi Thơ 36


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính.
- Trình bày được giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ Con
người.
- Hình thành được thói quen ăn uống khoa học.
- Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến
thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.
- Giao tiếp với người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trong giờ học.
3. Phẩm chất
- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết | trong và
sau giờ học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng vào cuộc sống hằng ngày.
- Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng
đối với sức khoẻ của chính mình và gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh “Thực phẩm trong gia đình” có trong danh mục thiết bị tối thiểu môn Công nghệ 6.
-Hình ảnh, tranh, video về các loại thực phẩm có trong cuộc sống hằng ngày.
-Mẫu vật thật về một số loại thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá,...
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
Giúp HS sẵn sàng tâm thể bước vào giờ học và tạo nhu cầu tìm hiểu về nội dung bài học.
b. Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học
c. Sản phẩm: Đọc tên được một số loại thực phẩm thông dụng.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra hình ảnh về một số loại thực phẩm thông dụng Đọc tên được
một số loại
thực phẩm
thông dụng.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 37


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 3 phút để viết
tên của của các loại thực phẩm được trình chiếu.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và nêu tên đúng loại thực phẩm.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV dẫn dắt vào bài mới: Mặc dù có nhiều loại thực phẩm phục vụ nhu cầu
ăn uống của con người. Nhưng các loại thực phẩm đó có 5 chất dinh dưỡng
đó là chất đạm, chất béo, chất đường và tinh bột, chất vitamin và chất
khoáng. Cụ thể các loại thực phẩm đó chứa chất dinh dưỡng nào, có vai trò
như thế nào đối với cơ thể con người chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động 2 :Tìm hiểu về một số nhóm thực phẩm chính( khoảng 30 phút)
a.Mục tiêu: Nhận biết được một số thực phẩm chính. Trình bày được giá trị dinh dưỡng, ý
nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người.
b. Nội dung: Một số nhóm thực phẩm chính: Nhóm thực phẩm giàu chất đạm, nhóm thực
phẩm giàu chất đường bột, nhóm thực phẩm giàu chất béo.
c. Sản phẩm: Xếp loại các loại thực phẩm vào cùng một nhóm. Báo cáo hoạt động nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Nhận biết được một số thực phẩm chính
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra hình ảnh về một số loại thực phẩm thông dụng I.Một số nhóm thực phẩm
chính
Thực phẩm chia làm các
nhóm: Nhóm thực phẩm

GV: Bùi Thị Thi Thơ 38


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Gạo Thịt lợn Thịt gà Cá cung cấp chất đường, chất
tinh bột; nhóm thực phẩm
cung cấp chất đạm; nhóm
thực phẩm cung cấp chất
béo; nhóm thực phẩm cung
Mỡ lợn Rau muống Cà chua cấp vitamin; nhóm thực
phẩm cung cấp chất khoáng

Đường Bưởi Lạc Dầu TV


Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. GV yêu cầu HS
ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy.
Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút phân loại các
loại thực phẩm trên thành các nhóm thực phẩm và đặt tên
cho chúng
Thực hiện nhiệm vụ
HS xem hình ảnh chiếu
HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu
trong thời gian 2 phút.
GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nhận xét bài làm của bạn
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nhiệm vụ 2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất đường bột,
nhóm thực phẩm giàu chất béo
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp làm thành 6 nhóm. 1.Nhóm thực phẩm cung cấp chất tinh
GV phát cho mỗi nhóm 01 giấy A0. Nhiệm bột, chất đường và chất xơ
vụ của mỗi nhóm là tìm hiểu về một chất - Nguồn gốc: ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa,
dinh dưỡng cụ thể. mật ong, trái cây chín, rau xanh – Chức năng:
- Nhóm 1, 2: Nhóm thực phẩm cung cấp nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi
chất tinh bột, chất đường hoạt động của cơ thể. Chất xơ hỗ trợ cho hệ

GV: Bùi Thị Thi Thơ 39


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
+ Nguồn gốc: tiêu hoá.
+ Chức năng: 2. Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm
- Nhóm 3,4: Nhóm thực phẩm cung cấp chất - Nguồn gốc: thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa,
đạm các loại đậu, hạt điều.
+ Nguồn gốc: - Chức năng là thành phần dinh dưỡng
+ Chức năng: để cấu thành cơ thể và giúp cơ thể phát triển
- Nhóm 3: Nhóm thực phẩm cung cấp chất tốt.
béo 3.Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo
+ Nguồn gốc: - Nguồn gốc: mỡ động vật, dầu thực vật, bơ.
+ Chức năng: - Chức năng: cung cấp năng lượng cho cơ
HS nhận nhiệm vụ. thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo
vệ cơ thể và giúp chuyển hoá một số loại
vitamin.
Thực hiện nhiệm vụ
HS hình thành nhóm; nhận giấy A0.
HS tiến hành thảo luận, trao đổi, thống nhất với nhau, hoàn thành yêu cầu
nội dung của GV đề ra.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm về góc làm việc của từng
nhóm. Nhóm cử đại diện trình bày để GV và các bạn nhận xét.
HS trình bày sản phẩm của nhóm, lắng nghe nhận xét của GV và các bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu nhóm thực phẩm cung cấp vitamin
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT1 và yêu cầu 4. Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin
HS hoàn thành trong thời gian - Vitamin có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, tham gia
5 phút. vào quá trình chuyển hoá các chất giúp cơ thể khoẻ mạnh .
HS nhận nhiệm vụ. - Nguồn cung cấp và vai trò của một số vitamin
Loại Nguồn thực Vai trò chủ yếu
vitamin - Trứng,
Vitamin phẩm cung bơ,cấpdầu - Giúp làm sáng mắt.
A cá. - Làm chậm quá
-Ngũ cốc, cà chua. - Kích thích ăn uống.
Vitamin B - Thịt lợn, thịt bò - Góp phần vào sự phát
gan, trứng, sữa, cá. triển của hệ thần kinh.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 40


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Các loại hoa quả - Làm chậm quá trình
-
Vitamin c có múi, có vị lão hoá.
chua như cam, - Làm tăng sức bền
Vitamin - Bơ, sữa, trứng, Cùng với canxi giúp
D dầu cá. kích thích sự phát
- Gan. - Tốt cho da.
Vitamin E - Hạt nảy mầm. - Bảo vệ tế bào.
- Dầu thực vật.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn.
HS chấm điểm PHT1 của bạn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu nhóm thực phẩm cung cấp chất khoáng
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT2 và yêu cầu 4. Nhóm thực phẩm cung cấp chất khoáng
HS hoàn thành trong thời gian - Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động
5 phút. của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu,...
HS nhận nhiệm vụ. - Mỗi loại chất khoáng có vai trò riêng đối với cơ thể và
phần lớn đều có trong thực phẩm
Loại Nguồn thực
Vai trò chủ yếu
chất phẩm cung cấp
khoáng - Thịt, cá, gan, Tham gia vào quá trình
Sắt
trứng. cấu tạo hồng cầu trong
- Sữa, trứng. Giúp cho xương và răng
Canxi
- Rau xanh. chắc khoẻ.
- Các loại hải Tham gia vào quá trình
lốt
sản, dầu cá. cấu tạo hooc môn tuyến
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận PHT2 và hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu HS trao đổi PHT2 cho nhau.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 41


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS đổi phiếu cho nhau.
GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT2 của bạn.
HS chấm điểm PHT2 của bạn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
3. Hoạt động 3:Tìm hiểu về việc ăn uống khoa học ( khoảng 25 phút)
Nội dung 1: Tìm hiểu ăn uống hợp lý (10’)
a.Mục tiêu: Nêu được khái niệm ăn uống hợp lý.
b. Nội dung: Bữa ăn hợp lý
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm trên giấy Ao.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh sau II. Ăn uống hợp lý
1. Bữa ăn hợp lý
- Bữa ăn hợp lí là bữa
ăn có sự kết hợp đa
dạng các loại thực
phẩm cần thiết, theo
tỉ lệ thích hợp để
cung cấp vừa đủ cho
nhu cầu của cơ thể về
năng lượng và chất
dinh dưỡng.

Bữa 1 Bữa 2
GV chia lớp làm các nhóm, GV phát giấy A0 cho các nhóm.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành ghi nội dung sau vào
giấy A0, trong thời gian 5 phút
1. Kể tên các món có trong bữa ăn trên:
GV: Bùi Thị Thi Thơ 42
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
2. Kể tên các chất dinh dưỡng có trong món ăn trên:
3. Lượng thức ăn trên có đủ dùng cho 4 người không?
4. Món ăn trên có cảm giác ngon miệng không?
HS quan sát hình ảnh và nhận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, phân công nhiệm vụ, tiến hành
thảo luận và hoàn thành nội dung yêu cầu của GV.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu ăn uống hợp lý (15’)
a.Mục tiêu: Biết ăn uống hợp lý.
b. Nội dung: Thói quen ăn uống khoa học
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thói quen ăn uống khoa học
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra tình huống như sau: 3 bạn Lan, Hằng, Thu ngồi 2. Thói quen ăn uống khoa
nói chuyện với nhau làm thế nào có thói quen ăn uống khoa học
học để con người có sức khỏe tốt. - Ăn đúng bữa: Mỗi ngày cần
Lan cho rằng: Lúc nào thích thì ăn, chỉ ăn những món mình ăn 3 bữa chính: Bữa sáng;
thích như gà rán, nem rán, những món ăn hàng quán, vỉa hè, bữa trưa; bữa tối.
trà sữa. - Ăn đúng cách: Tập trung,
Hằng thì bảo: Cần ăn đủ 1 ngày 3 bữa sáng, trưa, tối; ăn nhai kĩ và cảm nhận hương vị
đúng cách nhai kĩ; chỉ ăn loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh món ăn, tạo bầu không khí
an toàn thực phẩm được chế biến cẩn thận. thân mật, vui vẻ.
Thu thì nêu ý kiến: Một ngày ăn 3 sáng, trưa, tối. Có thể ăn - Đảm bảo vệ sinh an toàn
những món mình thích. thực phẩm: Thực phẩm lựa
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong thời gian 4 phút và chọn, bảo quản, chế biến cẩn
đưa ra ý kiến của nhóm ghi vào giấy A4. thận, đúng cách.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 43


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm
và trả lời được câu hỏi và ghi vào giấy A4.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV chia bảng làm 3 phần tương ứng với vị trí câu trả lời của đồng ý với ý
kiến bạn Lan, Hằng, Thu.
GV yêu cầu các nhóm lên dán ý kiến của mình lên bảng. Đại diện nhóm
trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và
bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Định hướng nghề nghiệp
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu một video về nghề chuyên gia dinh *Chuyên gia dinh dưỡng
dưỡng cho HS - Chuyên gia dinh dưỡng là người nghiên
GV yêu cầu HS xem và thảo luận trao đổi cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, đồng
nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi sau trong thời thời tư vấn cho mọi người về lối sống
gian là 2 phút. lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể
? Công việc chính của chuyên gia dinh dưỡng khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.
là gì - Chuyên gia dinh dưỡng thường làm
? Chuyên gia dinh dưỡng làm việc ở đâu việc tại các bệnh viện, phòng khám y tế
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức
khỏe.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở

GV: Bùi Thị Thi Thơ 44


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
4. Hoạt động 4:Luyện tập ( khoảng 15 phút)
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng
b. Nội dung: Thực phẩm và dinh dưỡng
c. Sản phẩm: Xếp được các loại thực phẩm vào các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Xếp được
Bài tập 1: Hãy sắp xếp các thực phẩm dưới đây vào các nhóm sau: Nhóm các loại thực
thực phẩm cung cấp chất tinh bột, chất đường và chất xơ; nhóm thực phẩm phẩm vào
cung cấp chất đạm; nhóm thực phẩm cung cấp chất béo. các nhóm.

Tôm Thịt bò Ngô Gạo tẻ

Bơ Khoai lang Mỡ lợn Rau bắp cải


1. HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS tự suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Báo cáo, thảo luận
1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau
Bài tập 2: Cho 3 bữa ăn sau

GV: Bùi Thị Thi Thơ 45


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Trong 3 bữa ăn trên, bữa ăn nào đảm bảo tiêu chí của bữa ăn hợp lý nhất?
Vì sao?
GV yêu cầu HS cùng bàn, trao đổi thảo luận và hoàn thành bài tập trong
thời gian 2 phút.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS cùng bàn trao đổi, thảo luận và hoàn thành bài tập.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ.
5. Hoạt động 5:Vận dụng( khoảng 10 phút)
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Thực phẩm và dinh dưỡng
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: Bản ghi trên
Hãy quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong giấy A4.
một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm của gia đình
mình?. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Thực hiện nhiệm vụ 1
GV: Bùi Thị Thi Thơ 46
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau:
Hãy đề xuất một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa
học cho gia đình của mình.
Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.

PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập 1. Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau
Loại vitamin Nguồn thực phẩm cung cấp Vai trò chủ yếu
Vitamin A
Vitamin B
Vitamin C
Vitamin D
Vitamin E

PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập 2. Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau

Loại chất khoáng Nguồn thực phẩm cung cấp Vai trò chủ yếu

Sắt

GV: Bùi Thị Thi Thơ 47


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Canxi

lốt

GV: Bùi Thị Thi Thơ 48


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Tuần 9 Ngày soạn : 22/10/2013
Tiết 9 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Hs làm bài vào giấy thi


Đề
I, TRẮC NGHIỆM: ( 7 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1.(0,5đ): Nhà ở là nơi
A. trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
B. trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, gắn kết giữa các thành viên trong một lớp học.
B. tổ chức các buổi tiệc sinh nhật, đám cưới...của cá nhân có nhu cầu.
C. làm việc, học tập của các bạn học sinh trong một tập thể lớp.
Câu 2. (0,5đ). Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi
B. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ
sinh.
C. Khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. Khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
Câu 3. (0,5đ)Nhà nổi thường có ở khu vực nào của nước ta?
A. Tây Bắc B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng Sông Cửu Long C. Trung du Bắc Bộ.
Câu 4. (0,5đ)Khu vực ngủ nghỉ thường bố trí ở nơi nào trong ngôi nhà?
A. Nơi ồn ào B. Nơi yên tĩnh
C. Nơi ánh sáng mạnh D. Nơi đông người
Câu 5. (0,5đ)Vật liệu có sẵn trong tự nhiên:
A. Xi măng, đá, cát B. Cát, đá, tre
C. Sắt, tre, xi măng D. Ngói, tôn, tre
Câu 6 (0,5đ): Trong xây dựng nhà ở, bước nào giúp hình thành khung cho mỗi ngôi nhà?
A, Thi công thô B. Thiết kế
C. Chuẩn bị vật liệu D. Hoàn thiện
Câu 7(0,5 đ): Hãy sắp xếp trình tự các bước chính xây dựng nhà ở :
A. Thi công thô – thiết kế - hoàn thiện
B. Thiết kế - Thi công thô – hoàn thiện
C. Chuẩn bị vật liệu – thi công thô – hoàn thiện
D. Chuẩn bị vật liệu – thiết kế - hoàn thiện.
Câu 8(0,5 đ) : Nhà bạn An đang thực hiện sơn tường và lát nền, đó là những công việc trong
bước nào của việc xây dựng nhà ở?
A. Thi công thô B. Thiết kế
C. Chuẩn bị vật liệu D.Hoàn thiện
Câu 9 (0,5 đ). Điều khiển lò vi sóng, điều khiển bình nóng lạnh trong ngôi nhà thông minh
thuộc nhóm hệ thống nào sau đây?
A. Hệ thống chiếu sáng. B. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ.
C. Hệ thống giải trí. D. Hệ thống điều khiển thiết bị gia dụng.
Câu 10(0,5đ). Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh:
GV: Bùi Thị Thi Thơ 49
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
A. Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh- Hoạt động.
B. Hoạt động- Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh
C. Nhận lệnh-Xử lý- Chấp hành
D. Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành- Hoạt động.
Câu 11(0,5đ): Khói trong nhà bếp bốc lên, ngay lập tức chuông báo động vang lên là thể hiện
đặc điểm nào sau đây của ngôi nhà thông minh?
A. Tiện ích. B. An ninh an toàn
C. Tiết kiệm năng lượng. D. Thân thiện với môi trường.
Câu 12(0,5đ): Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như :
A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo.
B. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
D. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
Câu 13. (0,5đ) Để tiết kiệm năng lượng trong gia đình chúng ta nên:
A. tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
B. sử dụng hết các đèn trong nhà vào buổi tối.
C. không cần lau chùi, bảo dưỡng các thiệt bị điện, sử dụng cho đến khi hỏng.
D. nên sử dụng loại quạt có công suất mạnh nhất để có thể mát nhất.
Câu 14:(0,5đ)Tiết kiệm năng lượng giúp:
A. Giảm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
B. Giảm ô nhiễm môi trường sống
C. Giảm biến đổi khí hậu
D. Giảm hiệu ứng nhà kính

II, TỰ LUẬN ( 3 điểm):


Câu 1 (2 điểm): Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở nào? Mô tả các khu vực chức năng trong
ngôi nhà của gia đình em.
Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra biểu hiện sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm trong gia đình em. Đề
xuất việc làm cụ thể để sử dụng năng lượng trong gia đình em sao cho tiết kiệm.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 50


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Tuần 10,11,12 Ngày soạn : 29/10/2023
Tiết 10,11,12 Ngày dạy:
BÀI 5. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
-Vai trò ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo
quản chế biến thực phẩm
- Một số phương pháp bảo quản thực phẩm: làm lạnh và đông lạnh, làm khô, ướp.
- Một số phương pháp chế biến thực phẩm sử dụng nhiệt, chế biến thực phẩm không sử dụng
nhiệt
2. Về năng lực
- Nêu được ý nghĩa, vai trò của bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.
- Trình bày được những vấn đề cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm.
-Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.
- Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến
thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.
- Giao tiếp với người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trong giờ học.
3. Phẩm chất
- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết trong và sau
giờ học.
-Có ý thức vận dụng kiến thức về bảo quản và chế biến thực phẩm vào cuộc sống hằng ngày.
-Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được việc bảo quản và chế biến thực phẩm đối với sức
khoẻ của chính mình và gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh “Phương pháp bảo quản thực phẩm” “Phương pháp chế biến thực phẩm” có trong danh
mục thiết bị tối thiểu môn Công nghệ lớp 6.
- Video “An toàn vệ sinh thực phẩm trong gia đình” có trong danh mục thiết bị tối thiểu môn
Công nghệ lớp 6.
GV: Bùi Thị Thi Thơ 51
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
- Bộ dụng cụ “Chế biến món ăn không sử dụng nhiệt “Tỉa hoa, trang trí món ăn” có trong danh
mục thiết bị tối thiểu môn Công nghệ lớp 6.
- Hình ảnh, tranh, video về ngộ độc thực phẩm, các phương pháp bảo quản thực phẩm, các
phương pháp chế biến thực phẩm, cách chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt có sử
dụng nhiệt,...
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 15 phút)
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV đưa ra hình ảnh về một số món ăn Hoàn thành
nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và
cho biết thực phẩm đã được bảo quản và chế biến thành món ăn ngon như
thế nào?
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và nêu tên đúng loại thực phẩm.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 52


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
GV dẫn dắt vào bài mới: Thực phẩm phải bảo quản chu đáo, cẩn thận; chế
biến đa dạng, phong phú; cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho
cơ thể. Vậy cần tiến hành bảo quản và chế biến thực phẩm như thế nào thì
chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV đưa ra hình ảnh về một số món ăn Hoàn thành
nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và
cho biết thực phẩm đã được chế biến thành món ăn ngon như thế nào?
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và nêu tên đúng loại thực phẩm.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV dẫn dắt vào bài mới: Thực phẩm phải được chế biến đa dạng, phong
phú; cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Vậy có
những phương pháp chế biến thực phẩm nào thì chúng ta vào bài hôm
nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đưa ra tình huống: cho các loại thực phẩm như sau Giải
quyết
tình
GV: Bùi Thị Thi Thơ 53
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
huống.

? Làm thế nào để có món ăn như sau

GV yêu cầu HS cùng bàn trao đổi thảo luận nhóm với nhau. Thời gian 1 phút.
Giải quyết tình huống.
HS tiếp nhận tình huống
Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi thảo luận với nhau.
HS giải quyết tình huống.
Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện trả lời. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 54


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV dẫn dắt nội dung bài mới: Để từ thực phẩm trên có món ăn trên thì chúng ta
cần phải tiến hành trộn hỗn hợp tạo thành món sa-lát hoa quả. Vậy món sa-lát
hoa quả được tiến hành như thế nào thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập
2. Hoạt động2 :Tìm hiểu khái quát về bảo quản và chế biến thực phẩm( khoảng 25 phút)
Nội dung 1. Tìm hiểu khái quát về bảo quản và chế biến thực phẩm(9’)
a.Mục tiêu: Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm. Trình bày
được những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Nội dung: Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. Hoàn thành nhiệm vụ.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh sau, yêu cầu HS quan sát I. Khái quát về bảo quản
và chế biến thực phẩm
1.Vai trò, ý nghĩa của bảo
quản và chế biến thực phẩm
- Bảo quản thực phẩm có vai
trò làm chậm quá trình thực
phẩm bị hư hỏng, kéo dài
thời gian sử dụng mà thực
phẩm vẫn được đảm bảo
Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. GV yêu cầu HS chất lượng và chất dinh
ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy. dưỡng.
Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành
yêu cầu sau
1.Thực phẩm có thể bị hư hỏng do những nguyên nhân nào?
2. Làm thế nào đế hạn chế các tác nhân gây hư hỏng thực
phấm
HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS xem hình ảnh chiếu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 55


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu
trong thời gian 2 phút.
GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nhận xét bài làm của bạn
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh sau, yêu cầu HS quan sát I. Khái quát về bảo quản
và chế biến thực phẩm
1.Vai trò, ý nghĩa của bảo
quản và chế biến thực phẩm
- Chế biến thực phẩm là quá
trình xử lí thực phẩm để tạo
ra các món ăn được đảm bảo
Gạo Cơm chất dinh dưỡng, sự đa dạng
và hấp dẫn.

Thịt lợn Thịt kho tàu


GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian
2 phút và trả lời câu hỏi sau:
1.Nêu cảm nhận của em về các thực phâm trước và sau khi
được chế biến ở trên?
2. Vì sao nên chế biến thực phẩm trước khi sử dụng?
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời được câu hỏi
trên.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 56


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2. Tìm hiểu an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm(9’)
a.Mục tiêu: Trình bày được những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Nội dung: An toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm.
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. Hoàn thành nhiệm vụ.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm an toàn thực phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh sau 2.An toàn thực
phẩm trong bảo
quản và chế biến
thực phẩm
* Khái niệm an toàn
thực phẩm
- An toàn vệ sinh
thực phẩm là các biện
pháp, điều kiện cần
GV
thiết để giữ cho thực
Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. GV yêu cầu HS ghi tên
phẩm không bị biến
của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của mỗi
chất; không bị chất
HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành yêu cầu sau
độc, vi khuẩn có hại
1.Thực phẩm trên có thể sử dụng trong bảo quản và chế biến
xâm nhập giúp bảo vệ
không?
sức khoẻ con người
2. Thực phẩm cần đảm bảo yêu cầu như thế nào thì được đem bảo
quản và chế biến?
HS quan sát hình ảnh và nhận nhóm.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 57


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, phân công nhiệm vụ, tiến hành
thảo luận và hoàn thành nội dung yêu cầu của GV.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi bảo quản và
chế biến
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành các nhóm 2. An toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến
(8HS/1 nhóm) thực phẩm
GV phát cho mỗi nhóm các phiếu * Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi bảo
mầu có ghi các cụm từ. GV yêu quản và chế biến thực phẩm
cầu các nhóm sắp xếp đúng các - Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy
biện pháp để đảm bảo an toàn thực để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng;
phẩm khi bảo quản và chế biến. - Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín;
Thời gian thảo luận 2 phút. -Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm;
- Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm
sống và thực phẩm chín.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm
và sắp xếp đúng các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm khi bảo
quản và chế biến
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm lên dán ý kiến của mình lên bảng. Đại diện nhóm
trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và
bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 58


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nội dung 3: Tìm hiểu một số phương pháp bảo quản thực phẩm(10’)
a.Mục tiêu: Trình bày được một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến.
b. Nội dung: Một số phương pháp bảo quản thực phẩm
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT và yêu cầu II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm
HS thảo luận và hoàn 1.Làm lạnh và đông lạnh
thành PHT trong thời gian - Làm lạnh và đông lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ
5 phút. thấp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
HS nhận nhiệm vụ - Làm lạnh: Bào quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ
1°c đến 7°c, thường được dùng để bảo quản thịt, cá, trái cây,
rau củ,... trong thời gian ngắn từ 3 đến 7 ngày.
- Đông lạnh: Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ
dưới 0°c, thường được dùng để bảo quản thịt, cá,... trong thời
gian dài từ vài tuần đến vài tháng.
2. Làm khô
- Làm khô là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao làm bay hơi
nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng
thực phẩm
- Áp dụng: dùng để bảo quản nông sản và thuỷ - hải sản.
3. Ướp
- Ướp là phương pháp trộn một số chất vào thực phẩm để
diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực
phẩm.
- Áp dụng: bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ tiến hành thảo luận, hoàn
thành yêu cầu của GV.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Đại diện nhóm nhận xét
nhóm khác.
Đại diện nhóm trình bày. Đại diện nhóm nhận xét nhóm khác.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 59


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.
4. Hoạt động 4:Tìm hiểu về một số phương pháp chế biến thực phẩm ( khoảng 25 phút)
Nội dung 1: Tìm hiểu một số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt(15’)
a.Mục tiêu: Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
b. Nội dung: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành các nhóm. III. Một số phương pháp chế biến thực phẩm
(8HS/nhóm) 1.Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
GV chia bảng làm 4 phần. Giáo a.Luộc
viên giới thiệu: Một số phương - Khái niệm: Luộc là phương pháp làm chín thực
phát chế biến thực phẩm có sử phẩm trong nước, được dùng để chế biến các loại
dụng nhiệt là luộc, kho, nướng, thực phẩm như: thịt, trứng, hải sản, rau, củ,...
rán. Tương ứng tên 4 phương - Ưu điểm: phù hợp chế biến nhiều loại thực
pháp chế biến thực phẩm có sử phẩm, đơn giản và dễ thực hiện.
dụng nhiệt được viết ở một phần - Hạn chế: một số loại vitamin trong thực
bảng. phẩm có thể’ bị hoà tan trong nước.
GV phát cho mỗi nhóm học sinh b. Kho
các phiếu mầu(mỗi nhóm 1 mầu) - Khái niệm: Kho là làm chín thực phẩm trong
có ghi cụm từ chỉ khái niệm, ưu lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà, được
và nhược điểm của từng phương dùng để chế biến các loại thực phẩm như: cá,
pháp chế biến thực phẩm có sử thịt, củ cải,...
dụng nhiệt. - Ưu điểm: món ăn mềm, có hương vị đậm đà.
GV yêu cầu các nhóm sắp xếp - Hạn chế: thời gian chế biến lâu.
khái niệm, ưu và nhược điểm c. Nướng
đúng với từng phương pháp chế - Khái niệm: Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức
biến thực phẩm có sử dụng nhiệt. nóng trực tiếp của nguồn nhiệt, được dùng để chế biến
Thời gian 4 phút. các loại thực phẩm như: thịt, cá, khoai lang, khoai tây
HS nhận nhiệm vụ. - Ưu điểm: món ăn có hương vị hấp dẫn.
- Hạn chế: thực phẩm dễ bị cháy, gây
biển chất.
D. Rán (chiên)

GV: Bùi Thị Thi Thơ 60


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
- Khái niệm: Rán là làm chín thực phẩm trong chất béo
ở nhiệt độ cao, được dùng để chế biến các loại thực
phẩm như: thịt gà, cá, khoai tây, ngô
- Ưu điểm: món ăn có độ giòn, độ ngậy.
- Hạn chế: món ăn nhiều chất béo.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận
và hoàn thành nội dung yêu cầu của GV.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm lên dán phiếu mầu đúng lên
phần bảng tương ứng với khái niệm, ưu và nhược điểm
của từng phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng
nhiệt.
Đại diện nhóm lên dán phiếu mầu đúng lên phần bảng
tương ứng với khái niệm, ưu và nhược điểm của từng
phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu một số phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt(10’)
a.Mục tiêu: Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
b. Nội dung: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhóm thực phẩm cung cấp vitamin
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT1 và yêu cầu 2. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
HS hoàn thành trong thời gian a. Trộn hỗn hợp
5 phút. - Khái niệm: Trộn hỗn hợp là phương pháp trộn các thực
HS nhận nhiệm vụ. phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín, kết hợp với các gia vị
tạo thành món ăn. Trộn dầu dấm, nộm,... là những món ăn

GV: Bùi Thị Thi Thơ 61


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
được chế biến bằng phương pháp này.
- Ưu điểm: dễ làm, thực phẩm giữ nguyên được màu sắc,
mùi vị và chất dinh dưỡng.
- Hạn chế: cầu kì trong việc lựa chọn, bảo quản và chế
biến để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
b.Muối chua
- Khái niệm: Muối chua là phương pháp làm thực phẩm
lên men vi sinh trong thời gian cần thiết, được dùng để chế
biến các loại thực phẩm như: rau cải bắp, rau cải bẹ, su
hào.
- Ưu điểm: dễ làm, món ăn có vị chua nên kích thích vị
giác khi ăn.
- Hạn chế: món ăn có nhiều muối, không tốt cho dạ dày
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn.
HS chấm điểm PHT1 của bạn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Định hướng nghề nghiệp
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu một video về nghề đầu bếp cho HS *Chuyên gia dinh dưỡng
GV yêu cầu HS xem và thảo luận trao đổi - Đầu bếp là tên gọi dành cho những
nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi sau trong thời người chế biến món ăn ở các nhà
gian là 2 phút. hàng, quán ăn, khách sạn,...
? Đầu bếp thường là công việc ở địa điểm nào? - Nghề đầu bếp đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên
? Nghề đầu bếp đòi hỏi những đặc tính nào nhẫn và khéo léo.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 62


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở
5. Hoạt động 5:Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt( khoảng 20 phút)
Nội dung 1. Lập danh mục vật liệu và dụng cụ cần thiết(5’)
a. Mục tiêu: Chọn được những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài thực hành.
b. Nội dung: Vật liệu và dụng cụ thực hành.
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm tiến hành liệt I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
kê các dụng cụ và vật liệu cần thiết - Nguyên liệu: Táo: 2 quả, dứa: 1 quả; dưa
cho bài thực hành. chuột: 1 quả; thanh long: 1 quả; cà chua bi: 3
quả; chanh: 1 quả; sữa đặc: 40g; mật ong: 2 thìa
canh; sốt mai-o-ne (mayonnaise): 50g; rau xà
lách: 1 cây; đường: đủ dùng.
- Dụng cụ: Dao thái, thớt, bát (tô) to, đĩa to.
Thực hiện nhiệm vụ
HS kiểm tra lại vật liệu và dụng cụ thực hành đã
được phát và chuẩn bị.
Gv bao quát lớp, hỗ trợ các nhóm thực hiện nhiệm
vụ.
Các nhóm thống nhất kết quả làm việc, lập danh mục
vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 63


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.
Nội dung 2: Thực hành quy trình làm món sa-lát hoa quả (10’)
a.Mục tiêu: Trình bày được quy trình thực hiện chế biến món sa-lát hoa quả. Tự chuẩn bị được
dụng cụ và nguyên liệu thực hành. Thực hiện làm được món sa- lát hoa quả theo đúng quy
trình và đảm bảo an toàn thực phẩm.
b. Nội dung: Quy trình làm món sa-lát hoa quả
c. Sản phẩm: Món sa-lát hoa quả (dành cho 3-4 người ăn.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đàm thoại, thuyết trình nêu quy trình chế II. Nội dung và trình tự thực hành
biến món ăn sa-lát hoa quả Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu + Các loại trái cây: làm sạch, gọt vỏ, bỏ
+ Các loại trái cây: làm sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, hạt, thái miếng vừa ăn.
thái miếng vừa ăn. + Rau xà lách: tách rời các lá, rửa sạch.
+ Rau xà lách: tách rời các lá, rửa sạch. Bước 2: Trộn
Bước 2: Trộn + Làm nước sốt: Cho sữa đặc, mật ong,
+ Làm nước sốt: Cho sữa đặc, mật ong, sốt sốt mai-o-ne, đường vào bát to rồi
mai-o-ne, đường vào bát to rồi trộn đều. trộn đều.
+ Trộn hoa quả với nước sốt: cho tất cả hoa quả + Trộn hoa quả với nước sốt: cho tất cả
đã sơ chế vào bát đựng nước sốt, dùng thìa đảo hoa quả đã sơ chế vào bát đựng nước sốt,
đều để nước sốt ngấm vào các loại hoa quả. dùng thìa đảo đều để nước sốt ngấm vào
Bước 3: Trình bày món ăn các loại hoa quả.
+ xếp lá xà lách lên đĩa, cho sa- lát lên trên. Bước 3: Trình bày món ăn
+ Trình bày món ăn cho đẹp mắt, hấp dẫn + xếp lá xà lách lên đĩa, cho sa- lát lên
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và thực hiện trên.
quy trình như trên. Sau đó hoàn thành bản báo + Trình bày món ăn cho đẹp mắt, hấp
cáo thực hành. dẫn
Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận để đề ra phương án thực hiện yêu
cầu của GV.
Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên
của nhóm mình. Thực hiện.
Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành chế biến
món ăn sa-lát hoa quả.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên hướng dẫn, điều
chỉnh kịp thời các thao tác thực hành của HS

GV: Bùi Thị Thi Thơ 64


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hiện trước
toàn lớp.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ.
6. Luyện tập: 10’
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về bảo quản và chế biến thực phẩm
b. Nội dung: Bảo quản và chế biến thực phẩm
c. Sản phẩm: Hoàn thành được bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Hoàn thành
Bài tập 1: . Em hãy cho biết những sản phẩm dưới đây được bảo quản bằng được bài tập.
phương pháp nào. (Lưu ý: Một sản phẩm có thể được xử lí kết hợp nhiều
phương pháp bảo quản).

Lạp xường Cá khô Các loại mứt


HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS tự suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Báo cáo, thảo luận
1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
GV: Bùi Thị Thi Thơ 65
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau Hoàn thành
Bài tập 2: Cho 3 bữa ăn sau bài tập
Hãy quan sát các món ăn có trong mâm cơm và cho biết các món ăn đó đã
được chế biến bằng phương pháp nào? Có món ăn nào mà phương pháp
chế biến chưa được giới thiệu ở trong bài?

GV yêu cầu HS cùng bàn, trao đổi thảo luận và hoàn thành bài tập trong
thời gian 2 phút.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS cùng bàn trao đổi, thảo luận và hoàn thành bài tập.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ.
Đánh giá, tổng kết tiết thực hành(5’)
a.Mục tiêu: Đánh giá, điểu chỉnh quá trình thực hiện chủ đề học tập; giao nhiệm vụ học tập cho
bài mới.
b. Nội dung: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ, đưa ra các vấn đề cần rút kinh nghiệm; giao
nhiệm vụ học tập mới.
c. Sản phẩm: Bản tự đánh giá của nhóm và cá nhân.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần

GV: Bùi Thị Thi Thơ 66


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá và nhận xét theo phiếu đánh giá 2 và Bản tự đánh giá
3. của nhóm và cá
HS tiếp nhận nhiệm vụ. nhân.
Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu tự đánh giá số 2 và 3.
Báo cáo, thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét.
HS nghe và ghi nhớ.
7. Hoạt động 7: Vận dụng( khoảng 7 phút)
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Bảo quản và chế biến thực phẩm
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: Bản ghi trên
Trong gia đình em thường hay sử dụng phương pháp bảo quản thực giấy A4.
phẩm nào? Em có đề xuất sử dụng thêm phương pháp bảo quản nào
không ? Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Thực hiện nhiệm vụ 1
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: Bản ghi trên
Hãy cùng với người thân trong gia đình lựa chọn và chế biến một giấy A4.
món ăn có sử dụng nhiệt.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 67


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Thực hiện nhiệm vụ 2
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Chuyển giao nhiệm vụ 3
GV yêu cầu HS về nhà mô tả quy trình làm món sa- 1 bản ghi giấy A4.
lat hoa quả sữa chua . Ghi vào giấy A4. Nộp lại cho
GV buổi học sau.
Thực hiện nhiệm vụ 3
HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
Báo cáo, thảo luận
Cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung
cho nội dung vừa nêu.
Xin ý kiến của GV.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
PHỤ LỤC 1. PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống
1. Làm lạnh và đông lạnh là phương pháp sử dụng …………………………………
2. Làm lạnh: Bào quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1°c đến 7°c, thường được dùng để
bảo quản …….... trong thời gian ngắn từ ……………………………...
3. Đông lạnh: Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ dưới 0°c, thường được dùng để bảo
quản…… trong thời gian dài từ ………………………………….
Câu 2. Em hãy nêu cách tiến hành phương pháp làm khô? Phương pháp làm khô được áp dụng
để bảo quản loại thực phẩm nào/
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ ...............
.........................................................................................................................
Câu 3. Em hãy nêu cách tiến hành phương pháp ướp? Phương pháp ướp được áp dụng để bảo
quản loại thực phẩm nào/
........................................................................................................................................

GV: Bùi Thị Thi Thơ 68


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
........................................................................................................................................ ...............
.........................................................................................................................
PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập 1. Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau
Các phương pháp chế biến không sử dụng Trộn hỗn hợp Muối chua
nhiệt
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm
PHỤ LỤC 1. BÁO CÁO THỰC HÀNH. MÓN RAU XÀ LÁCH TRỘN SỐT
MAYONAISE
Nhóm:
Họ và tên:
1.......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
3.......................................................................................................................................
4.......................................................................................................................................
Tiêu chuẩn đánh giá
- Nguyên liệu trong món ăn không bị nát.
- Màu sắc hài hoà
- Có vị vừa ăn, thanh mát.
PHỤ LỤC 2
Phiếu đánh giá tổng hợp
Tên nhóm.................................lớp.....................................
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 GV
Sản
phẩm(90%)
Ý thức
(10%)
Điểm trung
bình
(ĐTB)

Cách tính điểm


+ Điểm trung bình của nhóm
ĐTB= (sản phẩmx9 +ý thứcx6):10
+ Điểm cá nhân
Điểm cá nhân =(YTCN+ĐTB)/2

GV: Bùi Thị Thi Thơ 69


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
TT Họ và tên Điểm Ghi chú
1
2
3
4

PHỤ LỤC 3
Phiếu đánh giá điểm ý thức cá nhân trong quá trình hoạt động nhóm(YTCN)
TT Họ và tên Tiêu chí đánh giá
Hợp tác nhóm, Hoàn thành Ý thức tổ Tổng
chủ động, sáng nhiệm vụ chức, kỷ điểm
tạo được giao luật
Điểm tối đa: 1 Điểm tối đa: 1 Điểm tối đa: 10
1
1
2
3
4

- Mức điểm cho tiêu chí hợp tác, trách nhiệm


Mức độ Chưa tốt Tốt Rất tốt
Có sự hợp tác với các Chủ động, có trách Chủ động có trách
thành viên trong nhóm nhiệm với công việc nhiệm cao với công
nhưng vẫn còn hạn chế; được giao. việc được giao, có sự
chưa chủ động trong việc sáng tạo trong việc
phối hợp nhóm làm việc. thực hiện nhiệm vụ kết
quả tích cực
Điểm 1 3 5
đánh giá
- Mức điểm cho tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ
Mức độ Không thực Hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành rất
hiện nhiệm vụ một phần tốt
được giao
Điểm đánh giá 0 1 3 4
- Mức độ cho tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật
Mức độ Đi muộn, không nghiêm túc trong giờ Chấp hành nội quy tốt
Điểm đánh 0 1

GV: Bùi Thị Thi Thơ 70


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
giá

GV: Bùi Thị Thi Thơ 71


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Tuần 13,14 Ngày soạn : 19/11/2023
Tiết 13,14 Ngày dạy:
Bài 6. Dự án: BỮA ĂN KẾT NỐI YÊU THƯƠNG
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Năng lực
- Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.
-Thiết kế được thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình. b) Năng lực chung
-Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức, kĩ năng từ các nguồn tài liệu và cuộc sống thực tiễn để
thực hiện dự án.
- Tạo thành nhóm để cùng nhau tìm hiểu kiến thức liên quan đến dự án, lắng nghe và phản
biện, đánh giá các bài báo cáo dự án trên nguyên tắc tôn trọng và xây dựng.
- Xác định được các yêu cầu, biết tìm hiểu các thông tin liên quan và đề xuất được giải pháp
giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án.
2. Phẩm chất
-Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu để mở rộng hiểu biết về dinh dưỡng, thực phẩm, cách chế biến
các món ăn; có ý thức vận dụng kiến thức về dinh dưỡng và nấu ăn vào cuộc sống hằng ngày.
-Có trách nhiệm với bản thân và gia đình về việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản và chế biến món
ăn.
gia uu an.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Học sinh
Giáo viên - Tiêu chí đánh giá dự án (dành cho GV đánh giáHS, HS tự đánh giá).
- Tiêu chí và hướng dẫn phụ huynh đánh giá dự án của HS.
- Nguyên vật liệu, đồ dùng thực hiện
món ăn.
- Video slide poster báo cáo dự án.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động giới thiệu dự án( khoảng 45 phút)

GV: Bùi Thị Thi Thơ 72


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
- Thời gian giới thiệu dự án; 1 tiết.
- Địa điểm: Trên lớp học.
- Nội dung giới thiệu:
+ Ý nghĩa của dự án: Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp Con
người sống khoẻ mạnh, mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp, đoàn viên, là
khoảnh khắc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
+ Nhiệm vụ của dự án:
• Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình.
. Tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho bữa ăn.
+ Tiến trình thực hiện dự án SGK:
-Hình thức báo cáo dự án: Qua video hoặc bài thuyết trình.
-Cấu trúc bài báo cáo:
+ Mở bài: Giới thiệu tên, lớp, ý nghĩa của dự án.
+ Thân bài: Các bước thực hiện dự án,
+ Kết bài: Cảm nhận sau khi hoàn thành dự án.
-Cách thức đánh giá dự án:
+ Phụ huynh HS: Đánh giá 50% điểm qua việc quan sát quá trình HS thực hành ở nhà.
+ GV và HS: Đánh giá 50 % điểm qua việc HS báo cáo dự án trên lớp.
- Thời gian nộp dự án: Sau 1 tuần. -Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án.
2. Hoạt động thực hiện dự án
- Thời gian thực hiện dự án: 1 tuần.
- Địa điểm: Ở nhà.
-Nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình.
+ Lên được thực đơn (bữa trưa/ bữa tối) cho gia đình.
+ Lên danh sách thực phẩm.
+ Làm báo cáo dự án
3. Hoạt động báo cáo dự án( khoảng 45 phút)
- Thời gian thực hiện: 1 tiết.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 73


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
- Địa điểm: Trên lớp học.
- Nhiệm vụ trong giờ bảo cáo:
Giáo viên Học sinh báo cáo dự án
Học sinh khác
- Ổn định lớp.
- Thời gian báo cáo: 3 phút.
-Lắng nghe.
- Đưa ra tiêu chí đánh giá
- Thời gian phản hồi nhận giả bài báo cáo theo
-Quy định thời gian báo cáo
- Rút kinh nghiệm sau
- Chuẩn lại kiến thức, kĩ năng
- Nhận xét bài báo cáo và ghi điểm.
1. Kết quả đánh giá cuối cùng của HS Có bổn mức đánh giá, điểm được làm tròn đến 0,5:
-Mức 1: Từ 8,0 đến 10,0 điểm.
-Mức 2: Từ 6,5 đến 7,5 điểm.
- Mức 3: Từ 5,0 đến 6,0 điểm. fi
-Mức 4: Dưới 5 điểm - Không đạt.
2. Đánh giá của GV
- Đánh giá của GV = Nội dung (60%) + Hinh thức (20%) + Phong cách (10%) + | Trả lời câu
hỏi (10%).

GV: Bùi Thị Thi Thơ 74


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Tuần 15,16 Ngày soạn : 03/12/2023
Tiết 15,16
BÀI 7.TRANG PHỤC TRONG ĐỜI SỐNG
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
- Vai trò của trang phục một số loại trang phục, đặc điểm của trang phục, một số loại vải thông
dụng để may trang phục
2.Về năng lực
-Xác định được những vật dụng là trang phục.
Mô tả được các vai trò của trang phục.
- Phân loại được trang phục theo các tiêu chí khác nhau.
- Mô tả được một số đặc điểm của trang phục.
- Kể tên, xác định được nguồn gốc, tính chất của một số loại vải thông dụng.
- Đánh giá, lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu của bản thân về trang phục. -Nhận biết
được các loại vải thông qua việc đọc thông tin trên nhãn quần áo.
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được góp ý; chủ động
tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
| -Chủ động đề xuất mục đích/x hợp tác khi được giao nhiệm vụ; hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm;
biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc
-Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; biết
chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động
chung khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sử dụng trang phục trong cuộc
sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 75


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Tranh minh hoạ về trang phục trong đời sống (Theo danh mục thiết bị tối thiểu).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
Huy động sự hiểu biết của HS liên quan tới việc nhận biết trang phục qua các thời kì; phát hiện
ra sự khác nhau của trang phục thời nguyên thuỷ với trang phục con người đang sử dụng ngày
nay,... Gợi sự tò mò và tạo tâm thể học tập cho HS vào nội dung bài học.
b) Nội dung
HS được yêu cầu trả lời câu hỏi về trang phục của con người thời nguyên thuỷ và trang phục
của con người hiện nay theo sự hiểu biết của bản thân.
c) Sản phẩm
Báo cáo về sự khác nhau giữa trang phục thời nguyên thuỷ với trang phục hiện nay của con
người,
d) Tổ chức thực hiện:
-GV cho HS quan sát hình ảnh người nguyên thuỷ và con người ngày nay, đặt câu hỏi nhằm
khơi gợi hiểu biết trong thực tiễn của HS. Từ đó định hướng HS vào câu hỏi mở đầu trong
SGK. Câu hỏi gợi ý: Trang phục của con người thời nguyên thuỷ làm từ vật liệu nào? Trang
phục của con người hiện nay được làm từ vật liệu nào? Trang phục thay đổi, phát triển như thế
nào giữa thời đại nguyên thuỷ và hiện nay?
| -Gợi ý trả lời: trang phục thời nguyên thuỷ chủ yếu được làm từ da thú, vỏ và lá cây. Trang
phục ngày nay rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng, được làm từ rất nhiều các loại chất liệu
khác nhau, trong đó, quần áo thường được làm từ nhiều loại vải với tính chất khác nhau.
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu về vai trò của trang phục( khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu
- Xác định được các vật dụng là trang phục.
- Trình bày được vai trò của trang phục.
b) Nội dung
HS được yêu cầu kể tên các vật dụng được cho là trang phục mà HS đang sử dụng hằng ngày,
sau đó đưa ra khái niệm về trang phục. HS đọc SGK và quan sát hình để thực hiện nhiệm vụ
trong hộp chức năng Khám phá (trang 40 SGK), rút ra kết luận về các vai trò của trang phục và
ghi vào vở.
c) Sản phẩm
GV: Bùi Thị Thi Thơ 76
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS kể tên được những vật dụng là trang phục và trình bày được các vai trò của trang phục.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV cho HS quan sát hình ảnh về một số I. VAI TRÒ CỦA TRANG PHỤC
vật dụng trong đời sống của con người, Trang phục có vai trò che chở bảo vệ cơ
yêu cầu HS lựa chọn những vật dụng được thể con người 1 số tác động có hại của thời
cho là trang phục. Từ đó, đưa ra khái niệm tiết và môi trường. Đồng thời trang phục
về trang phục. góp phần tôn lên vẻ đẹp của người, nhờ sự
- Đối với hộp chức năng Khám phá: GV lựa chọn trang phục phù hợp với đặc điểm
yêu cầu HS đọc mục I trong SGK, quan cơ thể hoàn cảnh sử dụng.
sát Hình 7.2 và cho biết những nhân vật
trong hình sử dụng trang phục gì và chỉ ra
vai trò của các bộ trang phục đó, Định
hướng trả lời câu hỏi: Trong Hình 7.2 gồm
có hướng dẫn viên du lịch, HS, thầy giáo,
người bảo vệ. Trong đó, có hướng dẫn
viên du lịch mặc áo dài, HS mặc đồng
phục, thầy giáo mặc áo sơ mi và quần âu,
bác bảo vệ mặc đồng phục bảo vệ. Các bộ
trang phục này đều có chung các vai trò là:
bảo vệ cơ thể con người; nhận biết thông
tin cơ bản về người mặc như giới tính,
nghề nghiệp; nâng cao vẻ đẹp của con
người. Ví dụ, ngoài chức năng chính là
bảo vệ cơ thể con người, bộ áo dài còn cho
biết thông tin và làm đẹp cho
có hướng dẫn viên. Đồng phục của HS cho
biết người tham quan là các bạn HS. Bộ sơ
mi, quần âu, cặp sách cho biết người mặc
là thầy giáo. Đồng phục bảo vệ cho biết
người mặc làm nghề bảo vệ.
-GV yêu cầu HS liên hệ một số ngành,
nghề cần trang phục đặc biệt như ảo
blouse của bác sĩ để bảo vệ cơ thể khỏi
mầm bệnh, vi khuẩn từ bệnh nhân; trang

GV: Bùi Thị Thi Thơ 77


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

phục bảo hộ của lính cứu hoả,... để bảo vệ


cơ thể khỏi bụi, hơi nóng,...

3. Hoạt động 3:Tìm hiểu về phân loại trang phục ( khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu
-Liệt kế được một số cách phân loại trang phục.
-Kể tên và phân loại được trang phục theo các cách đó.
b) Nội dung
- HS đọc hiểu được sơ đồ phân loại trang phục để xác định các cách phân loại trang phục và
ghi vào vở; thực hiện được nhiệm vụ kể tên và phân loại trang phục trong hộp chức năng
Luyện tập (trang 42 SGK).
c) Sản phẩm
HS kể tên và phân loại được các trang phục đang sử dụng trong đời sống hằng ngày.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV sử dụng sơ đồ Hình 7.3 SGK để yêu II. MỘT SỐ LOẠI TRANG PHỤC
cầu HS đưa ra một số cách để phân loại Sơ đồ trong SGK
trang phục. Theo các tiêu chí đó, trang
phục được phân loại như thế nào,
-GV sử dụng sơ đồ Hình 7.3 SGK để yêu
cầu HS đưa ra một số cách để phân loại
trang phục. Theo các tiêu chí đó, trang
phục được phân loại như thế nào.
-GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.4 SGK,
kể tên các trang phục có trong hình và
phân loại chúng theo các cách khác nhau
trong Hình 7.3. Ngoài ra, GV có thể đưa ra
hình ảnh các loại trang phục khác nhau và
yêu cầu HS phân loại theo một số tiêu chí
khác.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 78


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

4. Hoạt động 4:Tìm hiểu về một số đặc điểm của trang phục( khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu
-HS mô tả được một số đặc điểm cơ bản của trang phục.
b) Nội dung
- HS được yêu cầu quan sát hình ảnh các bộ trang phục khác nhau để chỉ ra những điểm khác
biệt giữa các bộ trang phục, kết hợp với đọc SGK, ghi các đặc điểm của trang phục vào vở. HS
thực hiện nhiệm vụ trong hộp Khám phá (trang 42 SGK) để làm rõ hơn về sự khác nhau trong
mỗi đặc điểm.
c) Sản phẩm
- Báo cáo của HS/nhóm HS. d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh một số III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANG PHỤC
bộ trang phục để mô tả những điểm tạo Đặc điểm của trang phục của căn cứ để lựa
nên chọn ,sử dụng và bảo quản trang phục
sự khác biệt giữa các bộ trang phục đó, kết Chất liệu
hợp đọc thông tin trong SGK, khái quát
một số đặc điểm của trang phục. Kiểu dáng

-GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động


Khám phá, chỉ ra sự khác nhau về kiểu
dáng, màu sắc và đường nét giữa hai bộ
trang phục trong Hình 7.5. Gợi ý đáp án: 1
bộ quần áo dài, 1 bộ quần áo ngắn; 1 áo có
cổ, cài cúc, trang trí bằng nơ, kết hợp màu
trắng và xanh; 1 áo chui đầu, không có cổ
áo, hoạ tiết kẻ sọc màu cam,...

5. Hoạt động 5:Tìm hiểu về một số loại vải thông dụng để may trang phục ( khoảng 15
phút)
a) Mục tiêu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 79


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
- Kể tên; xác định được nguồn gốc, tính chất của một số loại vải thông dụng. - Đánh giá, lựa
chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu của bản thân về trang phục. - Nhận biết được các loại
vải thông qua việc đọc thông tin trên nhãn quần áo.
b) Nội dung
- HS đọc SGK để so sánh được nguồn gốc, tính chất của các loại vải khác nhau, hoàn thiện
bảng so sánh vào vở. HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp Kết nối năng lực (trang 43 SGK), đưa
ra được loại vải mà HS thích sử dụng để may trang phục.
c) Sản phẩm
HS trình bày được bảng so sánh về nguồn gốc, tính chất và kể tên một số loại vải.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS đọc SGK, đưa ra tiêu chí IV. MỘT SỐ LOẠI VẢI THÔNG DỤNG
phân loại vải dựa trên nguồn gốc sợi dệt. ĐỂ MAY TRANG PHỤC
Theo đó, vải được chia thành ba loại: vải Vải sợi tự nhiên:được dệt bằng các sợi có
sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi nguồn gốc từ thiên nhiên như sợi
pha. bông ,Sợi Tơ Tằm, sợi len
-GV có thể sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, Vải sợi hóa học
yêu cầu mỗi HS đọc thông tin trong mục
IV, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng -Vải sợi nhân tạo: được dệt bằng các sợi
sau: có nguồn gốc từ gỗ, tre ,nứa

Loại vải
Nguồn gốc | Tính chất Vải sợi thiên nhiên -Vải sợi tổng hợp:được dệt bằng các loại
sợi dây có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ
| Vải sợi nhân tạo Vải sợi hoá học
Vải sợi pha được dệt bằng các sự có kết
| Vải sợi tổng hợp | Vải sợi pha hợp từ hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau
-GV cho mỗi nhóm HS trình bày về một
loại vải, các nhóm khác nghe và nhận xét,
góp ý.
- GV có thể chuẩn bị một số các mẫu vải
khác nhau, yêu cầu HS nhận biết các loại
vải: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học,
vải sợi pha thông qua độ nhàu của vải.
-GV yêu cầu HS nhận biết loại vải thông

GV: Bùi Thị Thi Thơ 80


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

qua việc đọc thông tin in trên nhãn quần


áo trong hộp chức năng Kết nối năng lực.
Lưu ý, thông tin in trên nhãn quần áo, tên
các loại vải thường được viết bằng tiếng
Anh. Sau khi đọc thông tin, có thể cho HS
suy nghĩ, đánh giá và lựa chọn loại vải mà
HS thích sử dụng dựa trên tính chất của
chúng.
-GV lưu ý HS: ngoài thông tin về loại vải,
trên nhãn quần áo còn có một số các thông
tin khác như nhà sản xuất, kích cỡ của
quần áo và cách bảo quản quần áo.
-GV giới thiệu cho HS về nghề dệt lụa
truyền thống tại Việt Nam thông qua hộp
Kết nối nghề nghiệp:

6. Hoạt động 6:Vận dụng ( khoảng 10 phút)


a) Mục tiêu
Giúp HS vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.
b) Nội dung
HS được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu về tên gọi, loại vải tạo ra các loại trang phục HS
thường sử dụng; tìm hiểu trang phục truyền thống của dân tộc hoặc nơi sinh sống.
c) Sản phẩm
HS trả lời được các câu hỏi; lựa chọn được trang phục với chất liệu phù hợp.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS, yêu cầu nộp báo cáo cá nhân. Tuỳ từng vùng, GV sẽ định hướng
HS tìm hiểu về trang phục truyền thống phù hợp.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 81


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Tuần 17 Ngày soạn : 03/12/2023


Tiết 17
ÔN TẬP
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá được kiến thức của theo chương 3: Trang phục và thời trang
2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ


- Tóm tắt được các kiến thức của chủ đề trang phục và thời trang.
- Sử dụng công nghệ : Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm trang phục
và thời phổ biến trong gia đình. Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm trang phục và
thời trong gia đình.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm trang phục và thời trang phù
hợp về chức năng, độ bền, thẩm mĩ, hiệu quả, an toàn. Lựa chọn được sản phẩm trang phục và
thời phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá.
b) Năng lực chung
- Tự nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi. Hợp tác theo
nhóm để khái quát chủ đề trang phục và thời trang.
- Giải quyết vấn đề có gắn với thực tiễn của trang phục và thời trang.
3. Phẩm chất
- Thái độ yêu thích đối với chủ đề trang phục và thời trang và vận dụng vào thực tế gia đình,
địa phương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:


- SGK Công nghệ 6.
- Phiếu học tập.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 82


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
- Giấy A0, A4, bút da, bút màu, nam châm dính bảng.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV khái quát lại kiến thức chủ đề 3
- HS xem tranh, tiếp nhận nhiệm vụ và nêu lên suy nghĩ của bản thân
- GV đặt vấn đề: Để khắc sâu kiến thức đã học chương 3, chúng ta cùng đến với bài ôn tập
chương 3: Trang phục và thời trang.
2. Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Khái quát hoá kiến thức của chủ đề
b. Nội dung: Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ hoàn thiện của HS
d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
- GV chia nhóm HS và phát phiếu hoàn Sơ đồ kiến thức chương 3
thành sơ đồ cho mỗi nhóm( hs gập sách
lại) tự hoàn thiện
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu
hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh
cần sự giúp đỡ.
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức
GV: Bùi Thị Thi Thơ 83
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về nhận biết các loại vải thường dùng trong may
mặc; lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, công việc, sở thích; bảo quản trang phục; các
ký hiệ
u giặt là (ủi) trên trang phục
b. Nội dung: câu hỏi ôn tập trang 53 SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:
1. Trang phục có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
2. Phân loại trang phục theo 1 số tiêu chí và trình bày đặc điểm của trang phục
3. Quần áo có thể được làm từ các loại vải nào?
4. Lựa chọn trang phục co thể dựa trên những tiêu chí nào?
5. Kể tên 1 số loại trang phục em thường mặc và đề xuất phương án phù hợp để bảo quản
chúng
6. thời trang là gì? Hãy lựa chọn phong cách thời trang em yêu thích và giải thích tại sao
4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà:
Nêu ví dụ cụ thể của các biện pháp bảo quản trang phục trong gia đình em
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 84


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

HỌC KỲ 2

GV: Bùi Thị Thi Thơ 85


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Ngày soạn : 5/2/2023


Tuần 21,22v– Tiết 21,22

BÀI 8. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC


Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
Lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục phối hợp trang phục, cách bảo quản trang phục:
làm sạch làm khô làm phẳng cất giữ
2. Về năng lực:
-Xác định được các cơ sở để lựa chọn trang phục. Từ đó lựa chọn được trang phục phù hợp với
bản thân.
- Mô tả được đặc điểm của trang phục phù hợp với một số hoạt động.
- Trình bày được cách phối hợp trang phục.
- Trình bày được các phương pháp làm sạch quần áo.
- Sử dụng và phối hợp trang phục một cách hợp lí, phù hợp với bản thân.
- Lựa chọn được phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại trang phục.
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được góp ý; chủ động
tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
-Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao,
góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trongnhóm khi
hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất
Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sử dụng trang phục trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Tranh vẽ thể hiện cách lựa chọn và phối hợp trang phục về hoạ tiết, kiểu dáng, màu sắc.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 86


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
Huy động tính thẩm mĩ và hiểu biết của HS liên quan tới việc nhận biết trang phục mặc như
thế nào là đẹp, phù hợp,... Gợi sự tò mò và tạo tâm thể học tập cho HS vào nội dung bài học.
b) Nội dung
HS được yêu cầu quan sát hình ảnh về các bộ trang phục khác nhau để trả lời câu hỏi các bộ
trang phục đó đã được phối hợp và sử dụng hợp lí hay chưa dựa trên sự hiểu biết của bản thân.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS về sự cần thiết của việc sử dụng trang phục một cách phù hợp.
d) Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra một số hình ảnh về việc mặc trang phục hợp lí và không hợp lí, cho HS đánh giá
xem cách mặc nào đẹp hơn. Căn cứ vào đâu để đánh giá một người có mặc trang phục phù hợp
hay không? Làm thế nào để lựa chọn, sử dụng trang phục một cách phù hợp, giữ được trang
phục bền, đẹp?
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục
a) Mục tiêu
- Liệt kế được các cơ sở để lựa chọn trang phục.
- Lựa chọn được trang phục phù hợp với bản thân.
b) Nội dung
HS thảo luận để đưa ra được các tiêu chí lựa chọn trang phục và ghi vào vở. HS thực hiện
nhiệm vụ trong hai hộp chức năng Khám phá (trang 45 SGK) để chỉ ra được ảnh hưởng của
đặc điểm trang phục đến người mặc, chỉ ra đặc điểm của trang phục theo lứa tuổi. HS thực hiện
nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (trang 45 SGK) để đề xuất được đặc điểm của
bộ trang phục phù hợp với vóc dáng của HS.
c) Sản phẩm
Bản ghi chép của HS/nhóm HS.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, xác I. LỰA CHỌN TRANG PHỤC

GV: Bùi Thị Thi Thơ 87


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

định các tiêu chí để lựa chọn trang phục Cơ thể con người rất đa dạng về tầm vóc
và hình dáng. Khi lựa chọn trang phục,
gồm: sự phù hợp giữa vóc dáng cơ thể với cần đảm bảo sự phù hợp giữa
đặc điểm trang phục; lứa tuổi, sở thích của
đặc điểm trang phục với vóc dáng cơ thể.
cá nhấn; mục đích sử dụng, điều kiện làm Phối hợp chất | liệu, kiểu dáng, màu sắc,
việc, sinh hoạt; điều kiện kinh tế,... đường nét, hoạ tiết khác nhau có thể tạo ra
các hiệu ứng thẩm mỹ nâng cao vẻ đẹp của
-GV yêu cầu HS đọc thông tin trong Bảng người mặc.
8.1 kết hợp với quan sát các hình ảnh
trong Hình 8.1 để đưa ra nhận xét về ảnh
hưởng của trang phục đến vóc dáng người
mặc (hộp chức năng Khám phá). Gợi ý trả
lời: hình a hoạ tiết kẻ dọc tạo
hình b hoạ tiết kẻ ngang tạo cảm giác béo
ra, thấp xuống, hình c kiểu dáng váy vừa
cơ thể có đường nét chính dọc thân áo,
thân rủ tạo cảm giác gầy hơn; hình d có áo
kiểu thụng, tay bồng tạo cảm giác béo ra.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn (hộp
chức năng Khám phá) để đưa ra một số
đặc điểm về trang phục theo lứa tuổi. GV
có thể đưa ra sẵn một số cụm từ để HS lựa
chọn.
-Gợi ý trả lời:
+ Trang phục trẻ em: vải mềm, dễ thấm
mồ hôi, màu sắc tươi sáng, trang trí sinh
động, kiểu may đẹp, rộng rãi.
+ Trang phục thanh niên: đa dạng về loại
vải, kiểu trang phục, màu sắc tươi sáng. +
Trang phục trung niên: kiểu dáng, màu
sắc, chất liệu trang nhã, lịch sự. + Trang
phục người cao tuổi: kiểu dáng rộng, hoạ
tiết đơn giản, thường dùng màu trầm.
-GV yêu cầu HS đánh giá đặc điểm ngoại
hình của cá nhân để đề xuất được bộ trang
phục có đặc điểm phù hợp (hộp chức năng
Kết nối năng lực). Tuỳ điều kiện thực tiễn,

GV: Bùi Thị Thi Thơ 88


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

GV có thể cho HS lựa chọn, sưu tầm hình


ảnh những bộ trang phục phù hợp với bản
thân HS.

3. Hoạt động 3:Tìm hiểu cách sử dụng trang phục


a) Mục tiêu
- Nêu được cách sử dụng trang phục phù hợp.
-Mô tả được đặc điểm của trang phục phù hợp với một số hoạt động. -Sử dụng trang phục một
cách hợp lí.
b) Nội dung
HS đọc SGK, thảo luận nhóm để chỉ ra được đặc điểm, chất liệu may các bộ trang phục được
sử dụng khi đi học, lao động, dự lễ hội và mặc ở nhà, hoàn thiện bảng so sánh vào vở. HS thực
hiện nhiệm vụ hộp chức năng Khám phá (trang 46 SGK) để chỉ ra được ý nghĩa của bộ đồng
phục HS.
c) Sản phẩm: Báo cáo của HS.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV có thể tổ chức hoạt động theo nhóm, II. SỬ DỤNG TRANG PHỤC
yêu cầu HS quan sát một số bộ trang phục 1.Cách sử dụng trang phục
như quần áo mặc ở nhà, bộ đồ thể thao,
đồng phục đi học và liên hệ thực tiễn để Trang phục đi học có kiểu dáng đơn giản,
xác định hoạt động, hoàn cảnh mặc phù gọn gang, dễ mặc dễ hoạt động có màu sắc
hợp với các bộ trang phục đó; hướng dẫn hài hòa thường được may từ vải sợi pha
HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong
SGK để hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm trang phục
Chất liệu may trang phục
Hoạt động
Đi học | Lao động

GV: Bùi Thị Thi Thơ 89


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Dự lễ hội Mặc ở nhà


-GV có thể đưa thêm hình ảnh nhiều bộ
trang phục khác nhau để HS lựa chọn hoạt
động tương ứng, ví dụ: trang phục thể
thao, biểu diễn nghệ thuật,... Cho HS nhận
biết đặc điểm của các bộ trang phục đó. Ví
dụ: Trang phục thể thao thường làm từ
chất liệu dễ thấm mồ hôi, kiểu dáng dễ cử
động và có thể theo đặc thù của từng môn
thể thao; Trang phục biểu diễn nghệ thuật
đẹp, kiểu cách đa dạng, phong phú, màu
sắc nổi bật,...
-GV yêu cầu HS tìm hiểu một số ý nghĩa
của bộ đồng phục khi đến trường (hộp
chức năng Khám phá) như thể hiện tính
thống nhất, đặc trưng của trường; tạo tâm
thế, sự nghiêm túc khi học tập cho HS; tạo
sự đoàn kết, hoà đồng, bình đãng giữa các
HS,...

4. Hoạt động 4:Tìm hiểu cách phối hợp trang phục ( khoảng 25 phút)
a) Mục tiêu
- Trình bày được cách phối hợp trang phục.
- Phối hợp được trang phục một cách hợp lí.
b) Nội dung
HS liên hệ kiến thức thực tế, đọc SGK để trả lời được câu hỏi cần phối hợp trang phục như thế
nào để nâng cao vẻ đẹp của bộ trang phục. HS thực hiện nhiệm vụ học tập trong hai
hộp chức năng Luyện tập (trang 46, 47 SGK) để xác định được các bộ trang phục được phối
hợp với nhau về màu sắc, hoạ tiết như thế nào. HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng
Kết nối năng lực (trang 47 SGK) để liệt kê được các trang phục cần thiết khi tham gia một hoạt
động cụ thể trong cuộc sống vào vở.
c) Sản phẩm

GV: Bùi Thị Thi Thơ 90


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Báo cáo của HS/nhóm HS.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh để tìm 2. Cách phối hợp trang phục
hiểu nguyên tắc phối hợp trang phục một Để nâng cao vẻ đẹp và sự hợp lý của bộ
cách đồng bộ, hài hoà về màu sắc, hoạ trang phục cần phối hợp trang phục một
tiết,... của quần áo cùng với một số vật cách đồng bộ hài hòa về màu sắc, họa
dụng khác. Trong đó, lưu ý về cách phối tiết ,kiểu dáng của quần áo cùng với một
hợp hoạ tiết, màu sắc. số vật dụng khác
- Tìm hiểu về cách phối hợp hoạ tiết, GV Phối hợp về họa tiết
có thể sử dụng hoạt động Luyện tập để HS
nêu sự phù hợp về hoạ tiết của các bộ Phối hợp về màu sắc
trang phục trong Hình 8.3, đưa ra phương
án thay đổi nếu cần. Trong đó, hình b, c là
cách phối hợp hợp lí, hình a là cách phối
hợp không hợp lí, có thể thay chiếc váy ở
trong hình a thành váy vải trơn có màu
trắng hoặc màu trùng với màu họa ở áo.
-GV dựa vào kiến thức về màu sắc mà HS
đã được học trong môn Mĩ thuật, yêu cầu
HS thảo luận về các cách phối màu dựa
trên vòng màu cơ bản (hộp chức năng
Luyện tập). Ở nội dung này, GV có thể sử
dụng hoạt động thực hành để giúp HS vận
dụng kiến thức vào việc phối màu cho
trang phục. Gợi ý trả lời câu hỏi: Bộ trang
phục trong Hình 8.5a sử dụng cách phối
màu đối xứng, bộ trang phục Hình 8.5b sử
dụng các sắc độ khác nhau trong cùng
một màu, bộ trang phục Hình 8.5c sử dụng
cách phối màu liền kề, bộ trang phục Hình
8.5d là sự kết hợp của màu đen với màu
bất kì.
-GV sử dụng hộp chức năng Kết nối năng

GV: Bùi Thị Thi Thơ 91


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

lực, yêu cầu HS lập danh sách trang phục


cần sử dụng cho bản thân khi đi du lịch
cùng gia đình ba ngày ở biển, trong đó lưu
ý HS về số lượng trang phục, loại trang
phục, màu sắc, chất liệu của trang phục,
phối hợp một số trang phục với nhau.

5. Hoạt động 5:Tìm hiểu cách bảo quản trang phục


a) Mục tiêu
- Nêu được ý nghĩa của việc bảo quản trang phục.
- Kể tên được các hoạt động để bảo quản trang phục.
- Trình bày được các cách cơ bản để làm khô quần áo.
- Mô tả được các bước để làm phẳng quần áo bằng bàn là.
- Trình bày được các cách để cất giữ quần áo.
- Lựa chọn được phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại trang phục.
b) Nội dung
HS đọc SGK, thảo luận nhóm để mô tả về các nội dung làm sạch, làm khô, làm phẳng,
cất giữ và ghi vào vở/ phiếu học tập. HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng
lực (trang 48 SGK) để đưa ra được quy trình giặt quần áo bằng tay hợp lí và ghi vào VỞ; thực
hiện nhiệm vụ hộp chức năng Khám phá (trang 49 SGK) để mô tả được quy trình làm phẳng
quần áo bằng bàn là; thực hiện nhiệm vụ hộp chức năng Kết nối năng lực (trang 49 SGK) để
HS biết cách bảo quản trang phục phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của từng nhóm HS.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. III.BẢO QUẢN TRANG PHỤC
Có thể thiết kế các phiếu học tập và sử 1.Làm sạch
dụng kĩ thuật mảnh ghép để mỗi nhóm HS
tìm hiểu về một nội dung: làm sạch, làm Gặt ướt: làm sạch quần áo cho nước kết
khô, làm phẳng, cất giữ. GV hướng dẫn hợp với các loại bột giặt, nước giặt. Được
HS báo cáo kết quả sản phẩm học tập của áp dụng với quần áo sử dụng hàng ngày

GV: Bùi Thị Thi Thơ 92


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

nhóm. Các nhóm khác nhận xét và đóng Giặt khô làm sạch vết bẩn bằng hóa chất
góp ý kiến. không dùng nước. Được áp dụng với quần
-GV có thể sử dụng hộp Kết nối năng lực áo được làm từ len, tơ tằm, da, lông vũ
để hình thành cho HS năng lực sử dụng 2. Làm khô
công nghệ bằng việc đưa ra quy trình giặt Làm khô quần áo bằng cách phơi ở đâu
quần áo bằng tay phù hợp. Gợi ý đáp án thoáng gió có ánh nắng, tiết kiệm chi phí
Hình 8.6: 2 – 5 – 1- 3 – 7 – 6 – 4- 8. nhưng phụ thuộc vào thời tiết và tốn thời
-GV sử dụng hộp Khám phá để giúp HS gian
tìm hiểu về các bước khi là quần áo. Lưu ý Làm khô quần áo bằng máy, không phụ
HS lựa chọn mức nhiệt độ phù hợp với thuộc vào thời tiết nhưng tiêu hao điện
từng loại vải trên núm điều chỉnh nhiệt độ năng
của bàn là.
3. Làm phẳng
-GV có thể sử dụng hộp Thông tin mở
rộng để lưu ý HS về cách chơi một số loại Để làm phẳng quần áo có thể sử dụng
trang | phục đặc biệt. nhiều phương pháp khác nhau trong đó có
phương pháp phổ biến là sử dụng bàn là?
-GV sử dụng hộp Kết nối năng lực kết hợp
Bảng 8.2 hướng dẫn HS đọc nhãn quần áo 4. Cất giữ
để hình thành cho HS năng lực giao tiếp Những quần áo sử dụng thường xuyên cần
công nghệ. treo bằng móc áo hoặc xếp và gấp gọn
gàng vào tủ theo từng loại.
Những quần áo chưa dùng đến cần bỏ
trong túi để tránh ẩm mốc

-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Có thể thiết kế các phiếu học tập và sử dụng kĩ
thuật mảnh ghép để mỗi nhóm HS tìm hiểu về một nội dung: làm sạch, làm khô, làm phẳng,
cất giữ. GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả sản phẩm học tập của nhóm. Các nhóm khác nhận
xét và đóng góp ý kiến.
-GV có thể sử dụng hộp Kết nối năng lực để hình thành cho HS năng lực sử dụng công nghệ
bằng việc đưa ra quy trình giặt quần áo bằng tay phù hợp. Gợi ý đáp án Hình 8.6: 2 – 5 – 1- 3 –
7 – 6 – 4- 8.
-GV sử dụng hộp Khám phá để giúp HS tìm hiểu về các bước khi là quần áo. Lưu ý HS lựa
chọn mức nhiệt độ phù hợp với từng loại vải trên núm điều chỉnh nhiệt độ của bàn là.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 93


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
-GV có thể sử dụng hộp Thông tin mở rộng để lưu ý HS về cách chơi một số loại trang | phục
đặc biệt.
-GV sử dụng hộp Kết nối năng lực kết hợp Bảng 8.2 hướng dẫn HS đọc nhãn quần áo để hình
thành cho HS năng lực giao tiếp công nghệ.
6. Hoạt động 6:Vận dụng
a) Mục tiêu
Giúp HS vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.
b) Nội dung
HS được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu và lên phương án lựa chọn, sử dụng trang phục cho
bản thân; đề xuất các phương pháp bảo quản trang phục của gia đình một cách hợp lí.
c) Sản phẩm:Báo cáo của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà, yêu cầu nộp báo cáo cá nhân vào buổi học sau. Tuỳ từng
vùng, GV sẽ định hướng HS hình thức báo cáo phù hợp.
Gợi ý trả lời:
1. HS có thể kể tên một số trang phục mà mình có, đặc điểm của chúng về màu sắc, kiểu
dáng,... từ đó, đưa ra một vài cách kết hợp với nhau. Sau khi kết hợp, HS có thể kể ra những
hoạt động, hoàn cảnh phù hợp để sử dụng.
2. HS có thể đề xuất nhiều phương án bảo quản các loại trang phục trong gia đình. Ví dụ: Len
là chất liệu dễ co dãn, vì vậy, nên gấp gọn áo len, khăn len đặt ở trong tủ thay vì treo bằng mắc
áo.
3. Tuỳ hoàn cảnh gia đình, số lượng người, số tủ đựng quần áo để lên phương án sắp xếp quần
áo cả gia đình sao cho hợp lí.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 94


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Ngày soạn : 19/2/2023


Tuần 23 – Tiết 23
BÀI 9. THỜI TRANG
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
Thời trang trong cuộc sống, một số phong cách thời trang
2. Về năng lực
- Phát biểu được khái niệm thời trang.
-Kể tên được các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang.
-Chỉ ra được những đặc điểm thể hiện sự thay đổi của thời trang.
-Mô tả được đặc điểm của trang phục trong một số phong cách thời trang cơ bản.
-Nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
-Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được góp ý; chủ động tìm
kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
-Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao,
góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm khi
hoạt động nhóm.
2. Phẩm chất
Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sử dụng trang phục trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Tranh vẽ thể hiện một số phong cách thời trang phổ biến được sử dụng trong cuộc sống hằng
ngày (Danh mục thiết bị tối thiểu).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 95


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Huy động hiểu biết của HS về trang phục Việt Nam qua các thời kì. Gợi sự tò mò và tạo tâm
thể học tập cho HS vào nội dung bài học.
b) Nội dung
HS trả lời được câu hỏi gọi tên các bộ trang phục của Việt Nam và cho biết các giai đoạn sử
dụng phổ biến các bộ trang phục đó dựa vào kiến thức thực tiễn.
c) Sản phẩm: Báo cáo của HS/nhóm HS.
d)Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra hình ảnh một số bộ trang phục ở Việt Nam qua các thời kì, yêu cầu HS gọitên các
bộ trang phục đó (ví dụ như áo ngũ thần, áo tứ thân, áo dài,...). GV giúp HS thấy được trang
phục có sự thay đổi qua mỗi thời kì. Từ đó, định hướng học sinh vào bài qua cầu hỏi mở đầu.
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu về thời trang trong cuộc sống( khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu
Phát biểu được khái niệm về thời trang, các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang, biểu hiện của sự
thay đổi thời trang.
b) Nội dung
HS trả lời được câu hỏi thế nào là thời trang, thời trang thay đổi được thể hiện như thế nào và
ghi vào vở dựa trên việc đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá
(trang 51 SGK); đọc SGK để trả lời câu hỏi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang.
c) Sản phẩm: Báo cáo của HS/nhóm HS.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1, thảo I. THỜI TRANG TRONG CUỘC SỐNG
luận và đưa ra nhận xét về đặc điểm của Thời trang là những kiểu trang phục được
các bộ trang phục đó. Định hướng HS về sử dụng phổ biến trong xã hội vào một
sự khác nhau, sự phổ biến, khoảng thời khoảng thời gian nhất định
gian sử dụng các bộ trang phục đó. Từ đó,
kết hợp với đọc SGK, đưa ra khái niệm về
thời trang.
- Thông qua hoạt động so sánh giữa các bộ
trang phục trong mỗi thời kì, GV định
hướng HS chỉ ra sự thay đổi của thời trang
được thể hiện như thế nào.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 96


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

-GV có thể sử dụng thêm hình ảnh trang


phục Việt Nam và châu Âu thế kỉ XIX với
trang phục Việt Nam và châu Âu hiện nay,
để HS thảo luận, thấy được điểm khác biệt
về thời trang giữa các nước ở thế kỉ XIX
và thời trang giữa các nước hiện nay. Từ
đó, đưa ra được đặc điểm chung về thời
trang của cả thế giới hiện nay: đa dạng,
phong phú về kiểu dáng, màu sắc, chất
liệu, hoạ tiết; đơn giản, dễ hoạt động hơn
so với trang phục các thế hệ trước.
-GV yêu cầu HS đọc SGK để đưa ra các
yếu tố ảnh hưởng đến thời trang.
-GV lưu ý HS khái niệm về một thời trang,
ngành công nghiệp thời trang.

3. Hoạt động 3:Tìm hiểu một số phong cách thời trang ( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
-Mô tả được đặc điểm của một số phong cách thời trang cơ bản.
-Nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.
b) Nội dung
HS đọc SGK, thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng so sánh về đặc điểm, ứng dụng của bốn
phong cách thời trang cơ bản; thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập (trang 52
SGK) để xác định được trang phục tương ứng với mỗi loại phong cách thời trang đó. HS thực
hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (trang 52 SGK) để tìm hiểu thêm các
phong cách thời trang phổ biến hiện nay và lựa chọn phong cách em yêu thích.
c) Sản phẩm: Bản ghi chép của HS/nhóm HS.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn II. MỘT SỐ PHONG CÁCH THỜI
thiện bảng sau để giúp HS xác định đặc TRANG
điểm của trang phục trong bốn phong cách Phong cách thời trang là cách mặc trang

GV: Bùi Thị Thi Thơ 97


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

thời trang cơ bản hiện nay. | Phong cách | phục tạo nên vẻ đẹp nét độc đáo riêng cho
Đặc điểm của trang phục từng cá nhân và được lựa chọn bởi tính
Ứng dụng Cổ điển Thể thao | cách sở thích của người mặc

| Dân gian | Lãng mạn Phong cách cổ điển là cách mặc trang
phục với hình thức giản dị, nghiêm túc
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động lịch sự.
Luyện tập. Gợi ý đáp án: Hình a - phong
cách lãng mạn, Hình b - phong cách cổ Phong cách thể thao là cách mặc trang
điển, Hình- phong cách thể thao, Hình d- phục có thiết kế đơn giản, đường nét tạo
phong cách dân gian. cảm giác mạnh mẽ, khỏe khoắn, thoải mái
khi vận động
- Ngoài ra, GV sử dụng hộp Kết nối năng
lực để định hướng HS tìm hiểu về một số Phong cách dân gian là cách mặc trang
phong cách thời trang phổ biến hiện nay phục có nét đặc trưng của trang phục dân
qua các kênh thông tin khác nhau. Từ đó, tộc của hoa văn,chất liệu, kiểu dáng
lựa chọn phong cách mà HS yêu thích và lí Trang phục lãng mạn và cách mặc trang
giải tại sao. phục thể hiện sự nhẹ nhàng mềm mại
-GV sử dụng hộp Kết nối nghề nghiệp để thông qua các đường cong, đường uốn
giới thiệu cho HS về nghề thiết kế thời lượn
trang.

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thiện bảng sau để giúp HS xác định đặc điểm của
trang phục trong bốn phong cách thời trang cơ bản hiện nay. Phong cách Đặc điểm của trang
phục
Ứng dụng Cổ điển Thể thao|
Dân gian Lãng mạn
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động Luyện tập.
Gợi ý đáp án: Hình a - phong cách lãng mạn, Hình b - phong cách cổ điển, Hình- phong cách
thể thao, Hình d- phong cách dân gian.
- Ngoài ra, GV sử dụng hộp Kết nối năng lực để định hướng HS tìm hiểu về một số phong
cách thời trang phổ biến hiện nay qua các kênh thông tin khác nhau. Từ đó, lựa chọn phong
cách mà HS yêu thích và lí giải tại sao.
-GV sử dụng hộp Kết nối nghề nghiệp để giới thiệu cho HS về nghề thiết kế thời trang.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 98


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
4. Hoạt động 4:Vận dụng( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
Giúp HS vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.
b) Nội dung
HS được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu về phong cách thời trang của các thành viên trong gia
đình.
c) Sản phẩm:Báo cáo của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà, yêu cầu nộp báo cáo cá nhân vào buổi học sau.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 99


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Ngày soạn : 26/2/2023


Tuần 24, 25 – Tiết 24, 25
BÀI 10. KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
Đồ dùng điện trong gia đình, thông số kỹ thuật của đồ dùng điện trong gia đình, lựa chọn và sử
dụng đồ dùng điện trong gia đình cách an toàn
2. Về năng lực
- Kể tên được một số đồ điện trong gia đình.
-Đọc được thông số kĩ thuật chung của một số đồ dùng điện trong gia đình.
- Nêu được một số nguyên tắc chung trong lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an
toàn và tiết kiệm.
-Chủ động học tập, tìm hiểu cách sử dụng để điện trong gia đình đảm bảo an toàn và tiết kiệm.
- Tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết vấn đề sử dụng sử dụng đồ dùng điện trong
gia đình.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ trong học tập, tham gia các công việc gia đình, có trách nhiệm trong việc đảm | bảo
an toàn và tiết kiệm đối với đồ dùng điện trong gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Video về An toàn điện trong gia đình (Theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
Huy động được những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung
liên quan đến bài học mới. Kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu tiết
học.
b) Nội dung
HS được yêu cầu liệt kê các đồ dùng điện khác nhau ở nhà các em có.
GV: Bùi Thị Thi Thơ 100
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
-GV có thể dẫn dắt và đặt câu hỏi: Ngày nay, đồ dùng điện trong gia đình là những vật dụng
không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Đồ dùng điện trong gia đình ngày càng đa dạng và
hiện đại, đáp ứng nhu cầu phong phú trong sinh hoạt của con người. Với nhiều chủng loại và
chức năng khác nhau, đồ dùng điện trong gia đình giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên
tiện nghi và thoải mái. Vậy đồ dùng điện trong gia đình là gì? Cần lưu ý gì
khi chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Hôm nay,
chúng ta sẽ bắt đầu học Bài 10. Khái quát về đồ dùng điện. Vậy ở nhà các em có những đổ
dùng điện gì? Hãy liệt kê. (GV có thể cho phân nhóm để liệt kê).
-HS thực hiện nhiệm vụ: Liệt kê một số đồ dùng điện trong gia đình em sau đó chia sẻ với lớp
(GV có thể giúp lớp thống kê, kiểm đếm).
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu chung về đồ dùng điện trong gia đình
a) Mục tiêu
Trình bày được kiến thức khái quát về đồ dùng điện trong gia đình.
b) Nội dung
HS được yêu cầu gọi tên và nếu công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.
c) Sản phẩm
Bảng ghi tên và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

- GV yêu cầu HS viết mô tả về ngôi nhà I. Đồ dùng điện trong gia đình
của em (như mục Nội dung) vào vở. Đồ dùng điện trong gia đình là các sản
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao. phẩm công nghệ hoạt động bằng năng
- GV quan sát, gợi ý nếu nhà không chia lượng điện phục vụ sinh hoạt trong gia
thành các phòng thì ghi là các khu vực; có đình
thể nhà ở một khu và bếp, phòng tắm một
khu.
- GV tổ chức thảo luận; gợi ý cho HS nêu
vai trò chung của các ngôi nhà và nhận
xét xem nhà ở có khác với trường học

GV: Bùi Thị Thi Thơ 101


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
như thế nào.
- GV kết luận: (1) Nhà ở có vai trò chung
là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi,
giải trí, … và khác với trường học (các
công trình khác) vì trường học là nơi học
tập (làm việc). (2) Vai trò của nhà ở khác
trường học nên đặc điểm (kiến trúc) của
nó cũng khác; (3) Hơn nữa, mặc dù nhà ở
có vai trò như nhau, nhưng ở mỗi địa
phương khác nhau thì đặc điểm (kiến trúc)
bên trong và bên ngoài của nó cũng khác.
Đó là nội dung chính của bài học này.
Gợi ý hoạt động hợp chức năng Khám phá
trang 55: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn
cho HS: Đọc nội dung mục I SGK và kiểm
tra lại
xem danh sách được liệt kê có phải đồ
dùng điện hay không. Ngoài ra, còn những
đồ dùng điện nào có thể bổ sung thêm.
+ GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS: Nêu ví dụ
về những đồ dùng điện có nhiều tính năng,
nhiều tiện ích phục vụ đời sống con người.
(Có thể liên hệ với bài học về Ngôi nhà
thông minh đã học).
+ GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS:
Quan sát Hinh 10.1 SGK và gọi tên các đồ
dùng điện (hoặc dựa vào danh sách đồ
dùng điện HS đã liệt kê) và nếu công
dụng.
+ GV giúp HS khái quát lại: về đồ điện
trong gia đình và một số đồ dùng điện phổ
biến với những công dụng đặc trưng của
chúng.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 102


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
3. Hoạt động 3:Tìm hiểu về thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình
a) Mục tiêu
Đọc được thông số kĩ thuật chung của một số đồ dùng điện trong gia đình.
b) Nội dung
HS được yêu cầu đọc các thông tin về thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình và
thực hành đọc thông số kĩ thuật của một số đồ dùng điện.
c) Sản phẩm: Bản ghi chép thông số kĩ thuật của một số đồ dùng điện.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS: đọc II .THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ
nội dung mục II – SGK về thông số kĩ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
thuật điện của đồ dùng điện trong gia đình. Thông số kỹ thuật của đồ dùng điện bao
-GV giải thích thêm về ý nghĩa của thông gồm các đại lượng điện định mức chung
số kĩ thuật của đồ dùng điện: Thông số kĩ và các đại lượng điện đặc trưng riêng cho
thuật quan trọng của đồ dùng điện bao các chức năng của đồ dùng điện được quy
gồm các đại lượng điện định mức (điện áp định bởi nhà sản xuất
định mức, công suất định mức) và các đại
lượng đặc trưng cho chức năng của đồ
dùng điện như dung tích của nổi, bình,... Công suất định mức đơn vị là Oát kí hiệu
Các thông số kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ là W
điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ Điện áp định mức đơn vị là Vôn kí hiệu là
thuật. Nếu chúng ta sử dụng nguồn có điện V
áp lớn hơn điện áp định mức của đồ dùng
điện hoặc cho đồ dùng điện làm việc vượt
quá công suất định mức thì sẽ dẫn đến
hỏng đồ dùng điện và gây mất an toàn.
-Gợi ý hoạt động hợp chức năng Thực
hành:
GV hướng dẫn HS: Đọc thông số kĩ thuật
các đồ dùng điện cho trên Hình 10.2, cho
biết các đại lượng điện định mức và thông
số kĩ thuật đặc trưng của chúng:
+ Máy sấy tóc: Đại lượng điện định mức:

GV: Bùi Thị Thi Thơ 103


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

điện áp định mức 220 V – 240 V, công


suất định mức 900 W - 1100 W. Có thể
hiểu với điện áp 220 V, công suất tương
ứng là 900 W và với điện áp 240 V thì
công suất sẽ là 1100 W.
+ Quạt treo tường: Đại lượng điện định
mức: điện áp định mức 220 V, công suất
định mức 46 W. Thông số kĩ thuật đặc
trưng: sải cánh 400 mm.
-Gợi ý hoạt động hợp chức năng Thông tin
bổ sung:
GV có thể bổ sung thêm thông tin: Ngoài
các thông số kĩ thuật, trên các đồ dùng
điện ngày nay còn có thêm nhãn năng
lượng để xác nhận hoặc so sánh khả năng
tiết kiệm năng
lượng của đồ dùng điện đó. Nhãn năng
lượng có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết
kiệm năng lượng, bảo tồn môi trường và
phát triển bền vững. Những sản phẩm có
dán nhãn năng lượng được người dùng tin
tưởng, đánh giá cao và giúp người dùng
tránh chọn mua phải những mặt hàng sử
dụng các công nghệ cũ gây hao phí năng
lượng.

4. Hoạt động 4:Tìm hiểu về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình
a) Mục tiêu
Nếu được một số nguyên tắc chung để lựa chọn được đồ dùng điện trong gia đình an toàn, tiết
kiệm, phù hợp với điều kiện gia đình.
b) Nội dung
HS được yêu cầu đọc các thông tin về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình và thảo luận để
xác định thứ tự ưu tiên theo tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.
GV: Bùi Thị Thi Thơ 104
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
c) Sản phẩm
Bản sắp xếp một số tiêu chí lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình an toàn, tiết kiệm, phù hợp
với điều kiện gia đình.
d)Tổ chức thực hiện:
-Gợi ý hoạt động hộp chức năng Khám phá

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

+ GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy đọc thông III. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG ĐỒ
tin trong mục 1 và sắp xếp thứ tự ưu tiên DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
cần lưu ý khi em quyết định mua một số 1.Lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình
đồ dùng điện mới cho gia đình. (GV có thể
gợi ý HS Lựa chọn loại có thông số kỹ thuật và tính
năng phù hợp có khả năng tiết kiệm
theo các tiêu chí để sắp xếp thứ tự ưu tiên: điện. Lựa chọn các thương hiệu và cửa
thông số kĩ thuật/kiểu dáng tính năng độ hàng uy tín, có giá cả phù hợp với điều
bền/ giá thành/an toàn/tiết kiệm). kiện tài chính của gia đình, thân thiện với
+ GV định hướng HS thảo luận để xác môi trường
định thứ tự ưu tiên theo các tiêu chí khi
lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình
(cũng có thể tranh luận, phản biện mở theo
hai chiều hướng đồng tình hoặc không
đồng tình khi xác định các tiêu chí).

5. Hoạt động 5:Tìm hiểu về an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
a) Mục tiêu
Nếu được một số nguyên tắc chung để sử dụng đồ dùng điện an toàn.
b) Nội dung
HS được yêu cầu tìm hiểu về một số nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ
dùng điện và cho biết chưa thực hiện những lưu ý an toàn nào, để xuất phương án phòng tránh
một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.
c) Sản phẩm
Bản ghi một số nguyên tắc sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn và phương án phòng
tránh một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.
GV: Bùi Thị Thi Thơ 105
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV dẫn dắt và đặt câu hỏi cho HS: Việc 2. An toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong
sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình gia đình
không đúng cách, không cẩn thận có thể An toàn đối với người sử dụng
làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm,
thậm chí có An toàn đối với đồ dùng điện

thể thiệt hại đến tính mạng. Vì vậy, việc


bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô
cùng quan trọng. Các em hãy cùng tìm
hiểu về an toàn khi sử dụng đồ dùng điện
trong gia đình.
-Gợi ý hoạt động hợp chức năng Khám
phá ở trang 58 – SGK:
+ GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy đọc nội
dung 2 và cho biết em chưa thực hiện
những lưu ý an toàn nào khi sử dụng đồ
điện trong gia đình.
+ GV định hướng HS thảo luận để xác
định những tình huống mất an toàn thường
mắc phải khi sử dụng đồ dùng điện trong
gia đình. Ví dụ: dùng tay ướt cắm điện, bật
công tắc điện, sử dụng đồ điện,..; Vừa sạc
điện vừa sử dụng đồ dùng điện có sạc; cho
ngón tay hoặc Ỗcác vật vào cánh quạt
đang quay; Loại bỏ đồ dùng điện cũ hỏng
không đúng cách, khôngđảm bảo an toàn
và vệ sinh môi trường như đập vỡ bóng
đèn hỏng, vứt acquy cũ hỏng bừa bãi gây
nguy hiểm và ô nhiễm môi trường; Cắm
chung nhiều đồ dùng điện có công suất lớn
trên cùng một ổ cắm; Đặt đồ dùng điện nơi
ẩm ướt;...
-Gợi ý hoạt động hợp chức năng Kết nối

GV: Bùi Thị Thi Thơ 106


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

năng lực ở trang 59 – SGK:


+ GV có thể sử dụng video trong danh
mục thiết bị dạy học hoặc sưu tầm các
tranh ảnh, video về các tình huống an toàn
và mất an toàn trong sử dụng đồ dùng điện
trong gia đình để HS phân tích và chỉ ra
những điểm an toàn và mất an toàn. Hoặc
liên hệ với kinh nghiệm, hiểu biết của HS
về một số tình huống trong thực tiễn để
HS thảo luận và đề xuất cách phòng tránh.
Ví dụ: thò tay vào lồng quạt khi quạt đang
hoạt động, sờ vào bóng đèn đang sáng có
nhiệt độ cao, cháy nổ khi dùng đồ dùng
điện trong lúc sạc điện, rò điện khi để các
đồ dùng điện gần nơi ẩm ướt, cháy chập
khi cắm chung nhiều thiết bị điện trên
cùng ổ cắm,...
+ GV định hướng quá trình phân tích thảo
luận để xác định các điểm cần lưu ý đảm
bảo an toàn đối với người sử dụng và an
toàn đối với thiết bị điện.
-Gợi ý hoạt động hội chức năng Kết nối
nghề nghiệp:
GV giới thiệu về Nghề điện dân dụng: Rất
phổ biến và gắn liền với các công việc như
lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện và
các đồ điện trong gia đình. Nghề điện dân
dụng hiện nay đang có nhiều điều kiện
phát triển không những ở thành phố mà cả
ở nông thôn, miền núi và hải đảo. Nghề
điện dân dụng có vai trò quan trọng giúp
đảm đảm đời sống sinh hoạt và lao động
sản xuất của người dân, đảm bảo việc làm
cho nhiều lao động, đồng thời góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của đất nước.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 107


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

6. Hoạt động 6:Vận dụng( khoảng 25 phút)


a) Mục tiêu
Kết nối kiến thức đã học để vận dụng tìm hiểu về một số đồ dùng điện trong gia đình mình.
b) Nội dung
HS được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ liệt kê một số đồ dùng điện ở nhà, đọc số liệu kĩ thuật
của một số đồ dùng điện đó và tìm hiểu ý nghĩa của các nhãn năng lượng trong việc giúp lựa
chọn đồ dùng tiết kiệm điện.
c) Sản phẩm hoạt động
Bảng liệt kê tên và thông số kĩ thuật của một số đồ dùng điện trong gia đình. Thông tin tìm
hiểu về ý nghĩa của các nhãn năng lượng.
d)Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:
1. Hãy kể tên một số đồ dùng điện có trong gia đình em. Cho biết một số thông số kĩ thuật ghi
trên những đồ dùng điện đó.
Lưu ý: Cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của người lớn trong gia đình để đảm bảo an toàn hoặc tra cứu
thông tin về thông số kĩ thuật trên internet.
Ví dụ: Nồi cơm điện có công suất định mức 1250 W, điện áp định mức 220 V, dung tích 1,8
lít. Quạt bàn có công suất định mức 46 W, điện áp định mức 220 V, sải cánh 400 mm. Bóng
đèn có công suất định mức 5 W, điện áp định mức 110 – 240 V, tuổi thọ 15 000 giờ.
2. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của các nhãn năng lượng và cách lựa chọn đồ dùng điện sao cho tiết
kiệm điện dựa trên nhãn năng lượng.
Ví dụ: Nồi cơm điện có dán nhãn năng lượng so sánh mức 5 sao. Quạt điện có dán nhãn năng
lượng so sánh mức 4 sao.
Hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet về ý nghĩa của các nhãn năng lượng và cách lựa
chọn một số đồ dùng điện sao cho tiết kiệm điện dựa trên nhãn năng lượng.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 108


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Ngày soạn : 12/3/2023


Tuần 26 – Tiết 26
BÀI 11. ĐÈN ĐIỆN
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
Khái quát chung về tiền điện, một số loại bóng đèn : bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh
quang, bóng đèn compact, bóng đèn led.
2. Về năng lực
- Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số loại bóng đèn, vai trò của đèn điện
trong sinh hoạt gia đình.
- Tìm hiểu được cách thức sử dụng các loại bóng đèn cho các không gian chức năng khác nhau
trong gia đình.
- Đưa ra được những lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng các loại bóng đèn hợp lí, hiệu quả,
an toàn và tiết kiệm.
- Chủ động học tập, giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết vấn đề, tìm hiểu cách lựa chọn và
sử dụng đèn điện trong gia đình đảm bảo an toàn và tiết kiệm.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ trong học tập, tham gia các công việc gia đình, có trách nhiệm trong việc đảm bảo an
toàn và tiết kiệm đối với đèn điện trong gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh cấu tạo một số loại bóng đèn: sợi đốt, LED, compact, huỳnh quang (Theo danh mục
thiết bị dạy học tối thiểu).
-Các loại bóng đèn sợi đốt, compact, huỳnh quang, LED (Theo danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 109


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân HS về đèn điện và một | số loại
bóng đèn điện. Kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tấm thế của HS ngay từ đầu.
b) Nội dung
HS được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến những hiểu biết của HS về những loại | đèn
điện thường dùng trong sinh hoạt ở gia đình.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng thông tin bổ sung về câu chuyện lịch sử ra đời của bóng đèn sợi đốt gắn liền với
nhà phát minh Thomas Edison tạo sự sinh động, hấp dẫn để dẫn dắt vào bài và đặt các câu hỏi
liên quan đến những hiểu biết của HS về những loại đèn điện thường dùng trong sinh hoạt ở
gia đình.
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu khái quát chung về đèn điện
a) Mục tiêu
Trình bày được kiến thức khái quát chung về vai trò của đèn điện, một số loại đèn và bóng đèn
phổ biến.
b) Nội dung
HS được yêu cầu tìm hiểu về vai trò của đèn điện, kể tên được một số loại đèn và bóng | đèn
phổ biến.
c) Sản phẩm : Bản ghi chép về vai trò của đèn điện và một số loại đèn điện phổ biến.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS: I. KHÁI QUÁT CHUNG
đọc nội dung mục I – SGK và nêu vai trò Đèn điện là đồ dùng điện dùng để chiếu
của các loại đèn điện có trong Hình 11.1 - sáng ngoài công dụng chiếu sáng một số
SGK. Ngoài ra, còn những loại đèn điện loại đèn điện còn được dùng để sưởi ấm
nào có thể bổ sung thêm? trang trí
| -GV tổng hợp và chuyển tiếp: Bóng đèn
là bộ phận quan trọng và là nguồn phát
sáng của đèn điện, có một số loại bóng đèn
thông dụng như: bóng đèn sợi đốt, bóng
đèn huỳnh quang, bóng đèn compact, bóng
đèn LED. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ tìm

GV: Bùi Thị Thi Thơ 110


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của


một số loại bóng đèn này.

3. Hoạt động 3:Tìm hiểu về một số loại bóng đèn thông dụng
a) Mục tiêu
Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính của một số loại bóng đèn, mô tả được
nguyên lí làm việc của chúng.
b) Nội dung
HS được yêu cầu tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mỗi loại bóng đèn, tìm ra bộ
phận phát sáng và ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng đèn.
c) Sản phẩm
Bản ghi chép về cấu tạo cơ bản và nguyên lý hoạt động của mỗi loại bóng đèn, tìm ra bộ phận
phát sáng và ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng đèn.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS: II . MỘT SỐ LOẠI BÓNG ĐÈN THÔNG
Thực hiện hoạt động Khám phá, đọc lần DỤNG
lượt nội dung mục II SGK để tìm hiểu về 1. Bóng đèn sợi đốt
cấu tạo cơ bản và nguyên lý hoạt động của
mỗi loại bóng đèn, tìm ra bộ phận phát Khi hoạt động dòng điện điện chạy trong
sáng, so sánh về thông số kĩ thuật của từng sợi đốt của bóng đèn làm cho sự đốt nóng
loại và ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng
đèn. 2. Bóng đèn huỳnh quang
-GV định hướng thêm để HS thảo luận về Khi hoạt động sự phóng điện giữa hai điện
việc sử dụng mỗi loại bóng đèn cho từng cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh
loại đèn và những khả năng sử dụng mỗi quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh
loại bóng đèn đó cho mỗi không gian khác sáng
nhau trong gia đình (Lưu ý để HS thảo 3. Bóng đèn compact
luận mở và lập luận, giải thích về những lí
do tương ứng với từng khả năng). Bóng đèn compact là bóng đèn huỳnh
quang có công suất nhỏ có hình chữ U
Gợi ý hoạt động hợp chức năng Thông tin

GV: Bùi Thị Thi Thơ 111


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

bổ sung ở trang 62 – SGK: hoặc có dạng ống xoắn


-GV có thể gợi ý HS đọc thêm thông tin 4. Bóng đèn LED
bổ sung để có được sự so sánh về mức độ Khi hoạt động bảng mạch Led phát ra ánh
tiết kiệm điện và mức độ thân thiện môi sáng và vỏ bóng giúp phân bố đều ánh
trường của các loại bóng đèn. Sáng
-GV cũng nhắc HS về lưu ý khi loại bỏ, xử
lí các bóng đèn cũ hỏng để đảm bảo an
toàn đến sức khoẻ và môi trường.
Gợi ý hoạt động hợp chức năng Kết nối
năng lực ở trang 62 – SGK:
- Hoạt động này giúp HS phát triển năng
lực giải quyết vấn đề dựa trên tình huống
bóng đèn sợi đốt với thông số kĩ thuật 220
V - 40 W bị hỏng cần thay thế, các em sẽ
phântích dựa trên kiến thức đã thu nhận
được từ hoạt động tìm hiểu về mỗi loại
bóng đèn và | thông tin của nhà sản xuất
cung cấp để đưa ra các phương án khác
nhau.
-GV có thể hướng dẫn HS thảo luận nhóm
và đưa ra một số phương án như sau:
+ Thay thế bằng bóng đèn sợi đốt 220 V -
40 W mới.
+ Với độ sáng tương đương, có thể thay
thế bằng bóng đèn compact 220V - 9W.
+ Hoặc với độ sáng tương đương, thay thế
bằng bóng đèn LED 220V - 5 W.
-Có thể gợi ý cho các em thảo luận: Để
đơn giản, có thể thay thế bằng bóng đèn
sợi | đốt có cùng công suất và tốn ít chi phí
để mua; việc thay thế bằng bóng đèn
compact sẽ giúptiết kiệm điện và dùng
được lâu hơn do bóng có tuổi thọ lâu hơn,
nhưng cũng có thể bị ảnh | hưởng bởi môi

GV: Bùi Thị Thi Thơ 112


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

trường nếu quá ẩm thấp, hoặc có thể


không thân thiện môi trường; thay thế
bằng bóng đèn LED sẽ tiết kiệm điện hơn
nhiều và dùng được lâu hơn nữa,...
-GV định hướng và thông tin thêm cho HS
để chỉ ra được với cùng độ sáng như nhau
nhưng các loại bóng đèn thế hệ mới có
công suất nhỏ hơn, tiết kiệm điện hơn và
có tuổi thọ lâu hơn. Và mặc dù giá thành
có thể đắt hơn khi mua ban đầu, nhưng so
với chi phí tiết kiệm được từ điện tiêu hao
và số tiền phải bỏ ra khi thay thế trong
thời gian dài thì đem lại nhiều lợi ích kinh
tế hơn cho gia đình.
Gợi ý hoạt động hợp chức năng Thực hành
trang 63:
-GV chuẩn bị sẵn các loại bóng đèn khác
nhau để HS thực hành quan sát, tìm hiểu
cấu tạo và đọc thông số kĩ thuật của chúng
(có thể chuẩn bị thêm cả các bao bì đựng
bóng đèn có ghi thêm các thông tin về
thông số kĩ thuật để HS tìm hiểu).
-GV hướng dẫn cho HS:
+ Nhận biết và phân loại các loại bóng đèn
(có thể có 2 – 3 bóng đèn cùng một loại).
+ Quan sát, chỉ ra các các bộ phận chính
của mỗi loại bóng đèn, nếu chức năng của
chúng.
+ Đọc các thông số kĩ thuật của mỗi loại
bóng đèn.

4. Hoạt động 4:Vận dụng


a) Mục tiêu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 113


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Kết nối kiến thức đã học để vận dụng tìm hiểu về một số bóng đèn được dùng ở trong các khu
vực khác nhau trong gia đình mình.
b) Nội dung
HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phân loại một số bóng đèn điện ở nhà, đọc thông số kĩ
thuật của các bóng đèn điện, tìm hiểu và đề xuất về các cách sử dụng và thay thế các bóng đèn
cho các khu vực chức năng khác nhau trong gia đình.
c) Sản phẩm
Bảng kê phân loại và thông số kĩ thuật của một số bóng đèn và đề xuất về các cách sử dụng,
thay thế các bóng đèn cho các khu vực chức năng khác nhau trong gia đình.
d)Tổ chức thực hiện:
-GV giao nhiệm vụ HS về nhà:
1. Gia đình em đang sử dụng những loại bóng đèn nào ở khu vực sinh hoạt chung, khu vực
nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn,...? | Để đảm bảo an toàn cho HS, GV nhắc các em nhờ sự giúp đỡ
của người lớn trong gia đình giúp thống kê những loại bóng đèn khác nhau và hỗ trợ đọc các
thông số kĩ thuật của các đèn hoặc tra cứu thông số kĩ thuật qua internet với mỗi bóng đèn
tương ứng.
2. Hãy để xuất phương án thay thế bóng đèn ở gia đình em sao cho tiết kiệm điện năng.
GV nhắc lại kiến thức đã học ở Bài 1 về các khu vực chức năng khác nhau trong nhà và gợi ý
HS tìm hiểu, đề xuất các phương án sử dụng các loại bóng đèn cho các khu vực chức năng đó.
Hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu về những gợi ý cho việc sử dụng mỗi
loại đèn cho các khu vực khác nhau trong gia đình. Ví dụ như: với khu vực sinh hoạt chung, có
không gian rộng lớn như phòng khách, thường sử dụng các bóng đèn có độ sáng lớn, chiếu
sáng rộng như đèn huỳnh quang, đèn ống LED, đèn LED âm trần cho không gian phòng
khách. Với không gian học tập có thể dùng đèn bàn với bóng đèn sợi đốt, bóng đèn LED. Hoặc
với không gian bếp nấu nướng có thể dùng bóng đèn sợi đốt, bóng đèn compact, bóng đèn
LED búp hoặc đèn LED ống,... HS có thể dựa trên thông số kĩ thuật để đưa ra các phương án
thay thế để đảm bảo tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 114


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Ngày soạn : 19/2/2023


Tuần 27 – Tiết 27
ÔN TẬP CHƯƠNG III
Thời gian thực hiện : 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá được kiến thức của theo chương 3: Trang phục và thời trang
2. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
- Tóm tắt được các kiến thức của chủ đề trang phục và thời trang.
- Sử dụng công nghệ : Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm trang phục
và thời phổ biến trong gia đình. Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm trang phục và
thời trong gia đình.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm trang phục và thời trang phù
hợp về chức năng, độ bền, thẩm mĩ, hiệu quả, an toàn. Lựa chọn được sản phẩm trang phục và
thời phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá.
b) Năng lực chung
- Tự nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi. Hợp tác theo
nhóm để khái quát chủ đề trang phục và thời trang.
- Giải quyết vấn đề có gắn với thực tiễn của trang phục và thời trang.
3. Phẩm chất
- Thái độ yêu thích đối với chủ đề trang phục và thời trang và vận dụng vào thực tế gia đình,
địa phương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK Công nghệ 6.
- Phiếu học tập.
- Giấy A0, A4, bút da, bút màu, nam châm dính bảng.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 115


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV khái quát lại kiến thức chủ đề 3
- HS xem tranh, tiếp nhận nhiệm vụ và nêu lên suy nghĩ của bản thân
- GV đặt vấn đề: Để khắc sâu kiến thức đã học chương 3, chúng ta cùng đến với bài ôn tập
chương 3: Trang phục và thời trang.
2. Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Khái quát hoá kiến thức của chủ đề
b. Nội dung: Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ hoàn thiện của HS
d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
- GV chia nhóm HS và phát phiếu hoàn Sơ đồ kiến thức chương 3
thành sơ đồ cho mỗi nhóm( hs gập sách
lại) tự hoàn thiện
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu
hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh
cần sự giúp đỡ.
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 116


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về nhận biết các loại vải thường dùng trong may
mặc; lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, công việc, sở thích; bảo quản trang phục; các
ký hiệu giặt là (ủi) trên trang phục
b. Nội dung: câu hỏi ôn tập trang 53 SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:
1. Trang phục có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
2. Phân loại trang phục theo 1 số tiêu chí và trình bày đặc điểm của trang phục
3. Quần áo có thể được làm từ các loại vải nào?
4. Lựa chọn trang phục co thể dựa trên những tiêu chí nào?
5. Kể tên 1 số loại trang phục em thường mặc và đề xuất phương án phù hợp để bảo quản
chúng
6. thời trang là gì? Hãy lựa chọn phong cách thời trang em yêu thích và giải thích tại sao
4. Hoạt động 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà:
Nêu ví dụ cụ thể của các biện pháp bảo quản trang phục trong gia đình em
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 117


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Ngày soạn : 02/4/2023


Tuần 29, 30– Tiết 29, 30
Bài 12: NỒI CƠM ĐIỆN
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1.Về kiến thức
Cấu tạo nguyên lý làm việc của nồi cơm điện, cách lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện
2. Về năng lực
-Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính của nồi cơm điện.
- Vẽ được sơ đồ khối và mô tả được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện.
- Đọc và hiểu được ý nghĩa thông số kĩ thuật của nồi cơm điện,
-Lựa chọn và sử dụng được các loại nồi cơm điện đúng cách, tiết kiệm, an toàn.
Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ trong nhóm để tìm hiểu về cách sử
dụng nồi cơm điện.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ vận dụng kiến thức đã học về nồi cơm điện vào cuộc sống hằng ngày trong gia đình.
II.Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh cấu tạo và nguyên lí làm việc của nồi cơm điện đơn chức năng (Theo danh mục thiết bị
tối thiểu).
- Nồi cơm điện đơn chức năng (Theo danh mục thiết bị tối thiểu).
III. Tiến trình bài dạy
1. Hoạt động 1: Khởi động( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
Huy động sự hiểu biết, kinh nghiệm của HS liên quan tới việc sử dụng nồi cơm điện; phát hiện
ra ưu điểm của việc sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm so với nấu cơm bằng bếp củi, bếp gas,...
Gợi sự tò mò và tạo tâm thể học tập cho HS vào nội dung bài học.

b) Nội dung

GV: Bùi Thị Thi Thơ 118


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS được yêu cầu trả lời câu hỏi về các cách nấu cơm trước khi có nồi cơm điện, nếu cách sử
dụng và lựa chọn nồi cơm đúng cách, an toàn theo sự hiểu biết của bản thân,
c) Sản phẩm:Câu trả lời của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
- Sử dụng câu hỏi và hình ảnh dưới tiêu đề bài học trong SGK, GV định hướng HS vào chủ đề
bài học thông qua việc đặt câu hỏi nhằm khơi gợi cảm xúc, hiểu biết trong thực tiễn của HS.
- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV nhận xét và kết luận: Cơm thường được nấu bằng bếp gas,
bếp củi trước khi có nồi cơm điện. Nấu cơm bằng nồi cơm điện sẽ tiết kiệm được thời gian cho
người nấu cơm. Để lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện sao cho đúng cách, tiết kiệm và an toàn
cần dựa trên một số lưu ý cụ thể. Những vấn đề đó chính là nội dung HS sẽ học trong bài này.
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo của nồi cơm điện( khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu
Nhận biết và nếu được chức năng của các bộ phận chính của nồi cơm điện.
b) Nội dung
HS được yêu cầu mô tả lại hình dáng, kể tên các bộ phận của nồi cơm điện được sử dụng trong
gia đình HS. Sau đó đọc SGK về cấu tạo và ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ trong hộp
chức năng Khám phá (trang 65 SGK).
c) Sản phẩm
Bản ghi chép câu trả lời của nhóm HS về cấu tạo của nồi cơm điện.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV yêu cầu HS mô tả hình dáng, các bộ I . CẤU TẠO


phận của nồi cơm điện ở gia đình HS đang Nắp nồi
sử dụng.
Thân nồi
-GV gọi đại diện 2 - 3 HS lên trả lời và kết
luận: Thực tế, nồi cơm điện rất đa dạng về Nồi nấu
chủng loại, phong phú về kiểu dáng. Tuy Bộ phận sinh nhiệt
nhiên về mặt cấu tạo, nồi cơm điện thường Bộ phận điều khiển
có một số bộ phận chính.
-Sau đó, GV yêu cầu HS đọc thông tin
trong mục I- SGK. Cấu tạo (trang 64, 65 –

GV: Bùi Thị Thi Thơ 119


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

SGK), tổ chức cho HS thảo luận nhóm


theo gợi ý trong hộp chức năng Khám phá
(trang 65 – SGK) để tìm hiểu cấu tạo và
chức năng các bộ phận chính của nồi cơm
điện.

3. Hoạt động 3:Tìm hiểu nguyên lí làm việc của nồi cơm điện( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
Vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện.
b) Nội dung
HS đọc nội dung nguyên lí làm việc của nồi cơm điện trong SGK, quan sát sơ đồ nguyên lí làm
việc, nhận xét sự khác nhau của các bộ phận của nồi cơm điện giữa chế độ nấu và giữ ấm; vẽ
vào vở sơ đồ khối.
c) Sản phẩm
Bản vẽ sơ đồ khối nguyên lí làm việc của nồi cơm điện trong vở của HS.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS đọc mục II trang 65 II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp
Nồi cơm điện làm việc như thế nào? Quan điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó ngồi
sát Hinh 12.3a và 12.3b và nhận xét sự làm việc ở chế độ nấu
khác nhau về màu sắc giữa các khối chức Khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển
năng trong đó. Giải thích tại sao lại có sự làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt
khác nhau này. nồi chuyển sang chế độ giữ ấm
-GV lưu ý HS về màu sắc ở bộ phận sinh
nhiệt, màu sắc đó thể hiện lượng nhiệt
cung cấp cho nồi nấu nhiều hay ít, tương
ứng với chế độ nấu/giữ ấm ở bộ phận điều
khiển.
- GV yêu cầu HS vẽ vào vở sơ đồ khối sau

GV: Bùi Thị Thi Thơ 120


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

khi đã hiểu và mô tả được nguyên lý làm


việc của nồi cơm điện.

4. Hoạt động 4:Tìm hiểu cách lựa chọn nồi cơm điện phù hợp( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
HS đọc được thông số kĩ thuật của nồi cơm điện. Lựa chọn nồi cơm điện dựa trên những
nguyên tắc chung và phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình.
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng kết nối năng lực và ghi vào vở.
c) Sản phẩm: Bản ghi chép của cá nhân, nhóm HS.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV cho HS ôn lại những nguyên tắc III. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG
chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia 1. Lựa chọn
đình (đã học trong Bài 10 SGK), lưu ý
thêm HS tới thông số về dung tích của nồi Bên cạnh những lưu ý chung khi lựa chọn
cơm điện. đồ dùng điện trong gia đình việc lựa chọn
nồi cơm điện cần quan tâm đến dung tích
- Ở hoạt động này, GV có thể sử dụng hộp chức năng của nồi cơm điện sao cho phù
chức năng Kết nối năng lực và Bảng 12.1 hợp với điều kiện thực tế của gia đình
(trang 66 SGK) để tổ chức hoạt động cho
HS. Đây là một nhiệm vụ học tập để góp
phần phát triển năng lực giao tiếp công
nghệ và đánh giá công nghệ. Lưu ý HS lựa
chọn trên các tiêu chí: số người nhà có trẻ
em), nhu cầu sử dụng,... để lập luận và có
thể đưa ra những sự lựa chọn khác nhau
trong tình huống này.

5.Hoạt động 5:Tìm hiểu cách sử dụng nồi cơm điện an toàn, đúng cách( khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu

GV: Bùi Thị Thi Thơ 121


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
HS nắm được cách thức sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm đúng cách, an toàn và hiệu quả.
b) Nội dung
HS hoạt động nhóm, thảo luận kể tên các công việc cần thực hiện, một số tình huống có thể
gây mất an toàn khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm ở gia đình HS; thực hiện nhiệm vụ trong
hộp chức năng Luyện tập và ghi vào vở.
c) Sản phẩm
Bản ghi chép của HS vào vở.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

2. Sử dụng
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đối, thảo a) Nấu cơm bằng nồi cơm điện
luận, kể tên các công việc cần thực hiện Chuẩn bị
khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm ở
gia đình. GV quan sát, hỗ trợ gợi ý HS khi Nấu cơm
cần thiết. b) Một số lưu ý khi sử dụng
-GV gọi đại diện 2 nhóm HS lên bảng ghi Đặt nồi cơm điện nơi khô ráo thoáng mát
tên các công việc cần thực hiện khi sử Không dùng tay ,vật dụng khác để che
dụng nồi cơm điện để nấu cơm; yêu cầu hoặc tiếp xúc với van thoát hơi của nồi
các nhóm HS khác nhận xét và sắp xếp cơm điện khi nồi đang nấu
các công việc theo thứ tự cần thực hiện khi
nấu cơm. GV nhận xét và kết luận. Không mở nắp nồi để kiểm tra cơm khi
đang nấu
-GV sử dụng gợi ý trong hộp chức năng
Thông tin bổ sung, Luyện tập ở trang 67 - Không dùng các vật cứng ngọn trà sát,
SGK, tổ chức cho HS quan sát, phân tích lau chùi bên trong nồi nấu
những điểm gây mất an toàn cho người và Không nấu quá lượng gạo quy định
thiết bị trong Hình 12.5 – SGK để kiến tạo
tri thức cho HS về một số lưu ý khi sử
dụng nồi cơm điện. HS
ghi nội dung kết quả thảo luận nhiệm vụ
được giao vào vở.

6. Hoạt động 6:Thực hành ( khoảng 20 phút)

GV: Bùi Thị Thi Thơ 122


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
a) Mục tiêu
HS thực hành vận dụng các kiến thức đã tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số kĩ
thuật và cách sử dụng an toàn để thao tác trên nồi cơm điện thực.
b) Nội dung
HS được yêu cầu thực hành trên thiết bị thật, hoàn thiện báo cáo.
c) Sản phẩm
Bản báo cáo thực hành theo mẫu Hình 12.4 trang 66 SGK.
d)Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS thực hành theo trình tự đã nêu trong hộp chức năng Thực hành trang 66
SGK.
7. Hoạt động 7:Vận dụng ( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
HS kết nối được kiến thức đã học về nồi cơm điện vào thực tiễn trong gia đình. Hoạt động này
hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ.

b) Nội dung
HS được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu thông tin về nồi cơm điện mà gia đình đang sử dụng;
quan sát việc sử dụng nồi cơm điện và chỉ ra các điểm chưa an toàn.
c) Sản phẩm
Báo cáo của HS thông tin về quá trình sử dụng nồi cơm điện trong gia đình.
d)Tổ chức thực hiện:
-GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm hiểu thông tin về quá trình sử dụng nồi
cơm điện trong gia đình. Yêu cầu buổi học sau nộp báo cáo kết quả của cá nhân,
- Nội dung tìm hiểu GV có thể tham khảo trong hộp chức năng Vận
dụng trang 67 SGK:
+ Quan sát, tìm hiểu thông tin về loại nồi cơm điện của gia đình hoặc
người thân của em đang sử dụng. Hãy quan sát và cho biết việc sử dụng nổi cơm điện đó đã
đảm bảo an toàn chưa.
+ Tư vấn cho mọi người trong gia đình về cách lựa chọn, sử dụng nồi cơm điện an toàn, hiệu
quả, tiết kiệm.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 123


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
-GV gợi ý cho HS biết nội dungbáo cáo như hình bên.
Ngày soạn : 16/4/2023
Tuần 31 – Tiết 31
BÀI 13. BẾP HỒNG NGOẠI
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1.Về kiến thức
Cấu tạo nguyên lý làm việc của bếp hồng ngoại , cách lựa chọn và sử dụng bếp hồng ngoại
2. Vềnăng lực
- Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính của bếp hồng ngoại.
- Vẽ được sơ đồ khối và mô tả được nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại.
- Đọc và hiểu được ý nghĩa thông số kĩ thuật của bếp hồng ngoại.
-Lựa chọn và sử dụng được bếp hồng ngoại đúng cách, tiết kiệm, an toàn.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ trong nhóm để tìm hiểu về bếp
hồng ngoại.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ vận dụng kiến thức đã học về bếp điện vào cuộc sống hằng ngày
trong gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh cấu tạo và nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại (Theo danh mục thiết bị tối thiểu).
- Bếp hồng ngoại (Theo danh mục thiết bị tối thiểu).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
Huy động sự hiểu biết, kinh nghiệm của HS liên quan tới việc sử dụng bếp hồng ngoại; phát
hiện ra ưu điểm của việc sử dụng bếp hồng ngoại để đun nấu so với các loại bếp khác. Gợi sự
tò mò và tạo tâm thể học tập cho HS vào nội dung bài học.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 124


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
b) Nội dung
HS được yêu cầu kể tên các nguồn năng lượng đang được sử dụng để đun nấu ở nước ta; nêu
ưu điểm khi sử dụng bếp hồng ngoại để đun nấu với các loại bếp khác; nêu một số tình huống
sử dụng bếp hồng ngoại không an toàn theo sự hiểu biết của bản thân.
c) Sản phẩm: Bản ghi chép thảo luận nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
-GV sử dụng câu hỏi dưới tiêu đề bài học trong trang 68 SGK, GV định hướng HS vào chủ đề
bài học thông qua việc đặt câu hỏi nhằm khơi gợi cảm xúc, hiểu biết trong thực tiễn của HS.
- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV nhận xét và kết luận: Bếp hồng ngoại có rất nhiều ưu điểm
so với bếp củi, bếp gas như: không gây ô nhiễm, tiết kiệm,... Để lựa chọn và sử dụng bếp hồng
ngoại sao cho đúng cách, tiết kiệm và an toàn cần dựa trên một số lưu ý cụ thể. Những vấn đề
đó chính là nội dung HS sẽ học trong bài này.
2. Hoạt động 2:Tìm hiểu công dụng, cấu tạo của bếp hồng ngoại
a) Mục tiêu
HS hình thành kiến thức về công dụng và cấu tạo bếp hồng ngoại.
b) Nội dung
HS được yêu cầu mô tả lại hình dáng, kể tên các bộ phận của bếp hồng ngoại được sử dụng
trong gia đình/ nhà người thân của HS. Sau đó đọc SGK về cấu tạo và ghi vào vở kết quả thực
hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (trang 68 SGK).
c) Sản phẩm
Bản ghi chép câu trả lời của nhóm HS về cấu tạo bếp hồng ngoại.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS mô tả lại hình dáng, các I. CẤU TẠO


bộ phận của bếp hồng ngoại được sử dụng Mặt bếp
trong gia đình HS (nếu có). GV nhận xét
câu trả lời của HS và nhấn mạnh cấu tạo Bảng điều khiển
của bếp gồm một số bộ phận chính. Thân bếp
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục Mâm nhiệt hồng ngoại
I. Cấu tạo (trang 68, 69 SGK), tổ chức cho
HS thảo luận nhóm theo gợi ý trong hộp

GV: Bùi Thị Thi Thơ 125


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

chức năng Khám phá (trang 68 SGK) để


tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận
chính của bếp hồng ngoại.
-GV nhận xét và nhấn mạnh lại chức năng
của các bộ phận chính của bếp hồng ngoại.
-GV có thể sử dụng thêm câu hỏi để định
hướng HS:
-GV có thể mở rộng thêm tin của bài học,
giới thiệu thêm cho HS về bếp từ.

3. Hoạt động 3:Tìm hiểu nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại
a) Mục tiêu
HS vẽ được sơ đồ khối mô tả được nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại. Đọc, hiểu được các
kí hiệu ghi trên nhãn bếp hồng ngoại.
b) Nội dung
HS đọc nội dung nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại trong SGK, quan sát sơ đồ nguyên lí
làm việc; vẽ vào vở sơ đồ khối.
c) Sản phẩm
Bản vẽ sơ đồ khối nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại trong vở của HS.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV yêu cầu HS đọc mục II – SGK trang II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
69, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Bếp Khi được cấp điện, mâm nhiệt hồng ngoại
hồng ngoại làm việc như thế nào? Giải nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và làm
thích tại sao khi nấu mặt bếp có bị nóng chín thức ăn
lên.
- GV yêu cầu HS vẽ vào vở Sơ đồ khối
sau khi đã hiểu và mô tả được nguyên lí

GV: Bùi Thị Thi Thơ 126


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

làm việc của bếp hồng ngoại.

4. Hoạt động 4:Lựa chọn và sử dụng bếp hồng ngoại đúng cách
a) Mục tiêu
HS biết cách lựa chọn và sử dụng đúng cách bếp hồng ngoại dựa trên những nguyên tắc chung
và phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình.
b) Nội dung
HS đọc nội dung về lựa chọn và sử dụng bếp hồng ngoại; thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức
năng Luyện tập và ghi vào vở.
c) Sản phẩm
Bản ghi chép của cá nhân, nhóm HS.
d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

-GV cho HS nhắc lại những nguyên tắc III. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG
chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia 1. Lựa chọn
đình (đã học trong Bài 10 SGK), lưu ý
thêm HS về nhu cầu của từng gia đình để Việc lựa chọn bếp hồng ngoại cần quan
lựa chọn loại bếp phù hợp. GV nhận xét và tâm tâm đến nhu cầu sử dụng điều kiện
kết luận về một số lưu ý để lựa chọn bếp kinh tế của gia đình để lựa chọn chức năng
hồng ngoại. chiếu sáng công suất thương hiệu của bếp

-GV tổ chức cho HS thảo luận về những 2. Sử dụng


bước cơ bản khi sử dụng bếp hồng ngoại a) Những bước cơ bản khi sử dụng
và lưu ý trong từng bước. Một số câu hỏi Chuẩn bị
gợi ý:
Bật bếp
Trước khi sử dụng bếp hồng ngoại thì cần
phải làm gì? Tắt bếp

Nếu cố tình sử dụng bếp để nấu khi trên bề


mặt bếp hoặc bên ngoài nồi nấu bị dính
nhiều nước thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Tại sao không nên rút ổ điện ra ngay sau

GV: Bùi Thị Thi Thơ 127


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

khi sử dụng bếp để nấu ăn?


- GV có thể sử dụng hộp chức năng Luyện
tập (trang 70 – SGK) để tổ chức cho HS
luyện tập mô tả các thao tác điều khiển
bếp trên Hình 13.3 – SGK và ghi vào vở.
Đây là nhiệm vụ học tập để góp phần phát
triển năng lực giao tiếp và sử dụng công
nghệ.
-GV tổ chức HS tìm hiểu một số lưu ý khi
sử dụng bếp điện. Sử dụng câu hỏi gợi ý
sau: Nếu không thực hiện các lưu ý khi sử
dụng bếp có thể gây ra những hậu quả như
thế nào?
-Cuối hoạt động này, GV sử dụng hộp
chức năng Thực hành (trang 71 - SGK) để
tổ chức cho HS thực hành tìm hiểu thông
tin và thực hiện thao tác sử dụng bếp trên
thiết bị thật. Đây là nhiệm vụ học tập để
góp phần phát triển năng lực sử dụng công
nghệ của HS.

5. Hoạt động 5:Vận dụng


a) Mục tiêu
HS nhằm kết nối kiến thức đã học về bếp hồng ngoại vào thực tiễn trong gia đình. Hoạt động
này hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ.
b) Nội dung
HS được yêu cầu thực hành trên thiết bị thật, hoàn thiện báo cáo.
c) Sản phẩm
Báo cáo của HS thông tin về quá trình sử dụng bếp điện trong gia đình.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm hiểu thông tin về quá trình sử dụng bếp hồng ngoại trong gia
đình, Yêu cầu buổi học sau nộp báo cáo kết quả của cá nhân.
Nội dung tìm hiểu GV có thể tham khảo trong hộp chức năng vận dụng trang 71 SGK.
GV: Bùi Thị Thi Thơ 128
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

GV: Bùi Thị Thi Thơ 129


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Ngày soạn : 23/4/2023


Tuần 32 – Tiết 32
ÔN TẬP HỌC KÌ 2
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về trang phục và thời trang các loại vải may
mặc thông dụng, cách lựa chọn trang phục, cách sử dụng và bảo quản trang phục,
- Vận dụng những kiến thức của Chương 3 để giải quyết các câu hỏi, bài tập đặt ra xung quanh
chủ đề về trang phục và thời trang.
- Trình bày được tóm tắt những kiến thức, kĩ năng đã học về cấu tạo, nguyên lí làm việc của
một số đồ dùng điện trong gia đình, các biện pháp sử dụng điện an toàn
- Vận dụng được kiến thức đã học ở Chương 4 để giải quyết câu hỏi, bài tập đặt ra xoay quanh
chủ đề về sử dụng đồ dùng điện đúng cách, an toàn, hiệu quả.
2. Về năng lực:
- Tự chủ và tự học, chủ động, tích cực học tập, vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức,
kĩ năng về trang phục và thời trang để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới,
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có
trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về trang phục
và thời trang vào đời sống hằng ngày,vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường hoặc
từ các nguồn tài liệu tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày,
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu kĩ trọng tâm của Chương 3, chương 4
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại các bài đã học, đọc truớc bài Ôn tập Chương 3, chương 4
III. Tiến trình dạy học
1. Hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng chương 1(khoảng 15 phút)
a. Mục tiêu: hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học của Chương 3,chương 4
GV: Bùi Thị Thi Thơ 130
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
b. Nội dung: Mối liên hệ giữa các khối kiến thức của Chương 3:
+ Các loại vải thường dùng trong may mặc,
+ Trang phục,
+ Thời trang,
Mối liên hệ giữa các khối kiến thức của Chương 4:
+ Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện thông dụng trong gia đình,
+ Hướng dẫn sử dụng điện an toàn.
c. Sản phẩm: Sơ đồ khối hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng của Chương 3, chương 4
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
+GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính đã học ở Chương 3.
+ GV đặt câu hỏi dẫn dắt và hướng dẫn HS vẽ sơ đồ luối liên hệ giữa các khối kiểu thức của
Chương 3 trong SHS. Có thể dùng lược đồ tư duy để nhắc lại những ý chính của từng bài trong
Chương 3.
+GV khai triển thêm các nhánh của sơ đồ để tái hiện kiến thức chi tiết của Chương 3.
+ GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hướng dẫn HS hệ thống lại những kiến thức cốt lõi của
Chương 4.
+ GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về mối liên hệ giữa các khối kiến thức và về minh
hoạ Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức của các bài học trong Chương 4, GV có thể sử dụng sơ đồ tư
duy để nhắc lại những ý chính của từng bài học trong Chương 4,
+ GV nhận xét về hoạt động và sản phẩm của các nhóm.
+ GV tổng hợp và phân tích sơ đồ khối hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng của Chương 4.
2. Câu hỏi ôn tập (khoảng 30 phút)
a. Mục tiêu: củng cố, khắc sâu kiến thức của Chương 3, chương 4
b. Nội dung: câu hỏi ôn tập trong SHS và bài tập trong SBT.
c.Sản phẩm: đáp án cho câu hỏi và bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập cá nhân kết hợp với học tập theo nhóm.
+GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và làm bài tập ôn tập trong SHS theo từng cá nhân.
+ GV kết hợp tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để giải quyết một số câu hỏi và bài tập.
+ GV yêu cầu đại điện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV kết hợp với HS nhận xét, góp ý kết quả thảo luận của các nhóm.
+ GV nêu đáp án các câu hỏi và bài tập.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 131


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang

BÀI 14. Dự án: AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Năng lực
- Đọc và hiểu được các kí hiệu ghi trên thiết bị điện trong gia đình.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ điện năng trong gia đình.
- Đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng trong gia đình.
-Sử dụng các thiết bị điện trong gia đình đúng cách, an toàn và hiệu quả.
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong quá trình thực hiện dự
án học tập.
-Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về cách sử dụng điện
năng an toàn, tiết kiện trong gia đình mình.
2. Phẩm chất Có ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm, an toàn và đúng cách.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Hoạt động 1:Giới thiệu dự án( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu:Định hướng sự quan tâm của HS vào chủ đề của dự án.
b) Nội dung
HS được yêu cầu thảo luận một số câu hỏi về vai trò của điện năng trong cuộc sống; sự cần
thiết phải sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng; đọc nội dung mục I và III về nhiệm vụ và
tiêu chí đánh giá dự án.
c) Sản phẩm
Bản báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
GV khai thác những kinh nghiệm, hiểu biết của HS về vai trò của điện năng trong đời sống và
sản xuất thông qua một số câu hỏi định hướng. Từ kết quả trả lời các câu hỏi, GV xác định
được những kiến thức mà HS chưa biết và muốn biết về vấn đề tiết kiệm điện trong gia đình,
từ đó có hứng thú, động lực thực hiện dự án.
Câu hỏi định hướng: + Nếu vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất. + Theo em, điện
năng được sản xuất như thế nào? + Tại sao cần phải sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng?

GV: Bùi Thị Thi Thơ 132


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
Cuối hoạt động này, HS cần nắm vững nhiệm vụ thực hiện dự án (mục I. Nhiệm vụ trong
SGK), các tiêu chí đánh giá của dự án (mục III. Đánh giá trong SGK).
2. Hoạt động 2:Lập kế hoạch và thực hiện dự án( khoảng 35 phút)
a) Mục tiêu
HS lập được kế hoạch và tiến hành thực hiện dự án. HS đọc và hiểu được các kí hiệu ghi trên
thiết bị điện trong gia đình. Đánh giá thực trạng tiêu thụ điện năng trong gia đình. Đề xuất giải
pháp tiết kiệm điện năng trong gia đình. Sử dụng các thiết bị điện trong gia định đúng cách, an
toàn và hiệu quả.
b) Nội dung
HS được yêu cầu thảo luận để đưa ra kế hoạch thực hiện và tiến hành thực hiện dự án.
c) Sản phẩm
Kế hoạch thực hiện của từng nhóm HS; các minh chứng, tư liệu thu thập được trong quá trình
thực hiện dự án.
d)Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án như: phân
công nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm, vai trò của từng thành viên trong nhóm.
HS thực hiện dự án theo tiến trình được nêu trong mục II. Tiến trình thực hiện trong SGK và
hoàn thiện báo cáo của nhóm.
3. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hiện dự án( khoảng 80 phút)
a) Mục tiêu
Giúp nhóm HS tổng hợp và hoàn thiện sản phẩm của nhóm. Thông qua đó sẽ phản ánh lại kết
quả học tập của HS trong quá trình thực hiện dự án.
b) Nội dung
HS báo cáo kết quả thực hiện trên lớp.
c) Sản phẩm
Poster, báo cáo powerpoint, video
d)Tổ chức thực hiện:
- HS báo cáo kết quả thực hiện thông qua hình thức poster hoặc trình chiếu powerpoint, sản
phẩm (nếu có).
-GV theo dõi phần trình bày của các nhóm và các hoạt động của thành viên trong nhóm, lắng
nghe và hỗ trợ các nhóm trả lời câu hỏi của các nhóm khác (nếu cần).

GV: Bùi Thị Thi Thơ 133


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Kim Vang
4. Hoạt động4: Đánh giá dự án ( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu:Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án của HS.
b) Nội dung
HS tham gia đánh giá dự án của nhóm mình và nhóm bạn.
c) Sản phẩm
Điểm đánh giá việc thực hiện dự án của các nhóm HS.
d)Tổ chức thực hiện:
-GV tổ chức cho HS tham gia quá trình đánh giá dự án của các nhóm khác nhau; hoàn thiện
phiếu đánh giá của mình và yêu cầu các nhóm tự đánh giá và cho điểm các thành viên trong
nhóm cũng như đánh giá kết quả của các nhóm khác.
-GV tổng hợp các phiếu đánh giá và công bố kết quả của từng nhóm cũng như của từng HS.
Tuyên dương, khen thưởng, ghi nhận sự cố gắng của các nhóm.

GV: Bùi Thị Thi Thơ 134

You might also like