You are on page 1of 147

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT
-----*-----

NGUYỄN ĐƢ́C LICH


̣

“KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG”


VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
VÀ CÁC NƢỚC LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐƢ́C LICH


̣

“KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG”


VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
VÀ CÁC NƢỚC LIÊN QUAN

Chuyên ngành : Luật Quố c tế

Mã số : 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa hoc̣ : TS. Nguyễn Lan Nguyên

Hà Nội – 2013
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU

Chƣơng 1. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TỔNG QUAN VỀ KHAI


THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG 5
1.1. Các quan niệm về khai thác chung 5
1.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cơ chế khai thác chung dòng sông Mê Kông 8
1.2.1. Điề u ước quố c tế phổ cấ p toàn cầ u 8
1.2.2. Điề u ước quố c tế khu vực 13
1.2.3. Điề u ước quố c tế lưu vực 14
Chƣơng 2. THƢ̣C TRẠNG KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG
MÊ KÔNG GIƢ̃ A CÁC QUỐC GIA TRONG LƢU VƢ̣C 39

2.1. Pháp luật một số nước hạ lưu vực sông Mê Kông 39
2.1.1. Pháp luật của Lào 39
2.1.2. Pháp luật của Campuchia 40
2.1.3. Pháp luật của Thái Lan 40
2.1.4. Pháp luật của Việt Nam 41
2.2. Thực tiễn khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các quố c gia
trong lưu vực 49
2.2.1. Cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung dòng sông
Mê Kông 49

2.2.2. Quá trình hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông 54

2.2.3. Đánh giá tác đô ̣ng đố i với Viê ̣t Nam 66


Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM XÂY DƢ̣NG VÀ GIẢI PHÁP HOÀ N
THIỆN CƠ CHẾ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG DÒ NG
SÔNG MÊ KÔNG 76
3.1. Nguyên tắ c, mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác khai
thác chung dòng sông Mê Kông 76
3.1.1. Nguyên tắ c xây dựng và hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai
thác chung dòng sông Mê Kông
76
3.1.2. Mục tiêu xây dự ng và hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai thác
chung dòng sông Mê Kông 78
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế h ợp tác khai thác chung dòng sông
Mê Kông 80
3.2.1. Thông qua khuôn khổ pháp lý 80
3.2.2. Thông qua hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i giao 86
3.2.3. Thông qua hơ ̣p tác kinh tế 87
3.2.4. Thông qua vai trò của các tổ chức quố c tế 90

KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 102
DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT

ACMECS : Hợp tác Kinh tế Ayeyawadi - Chao Phraya - Mekong

ADB : Ngân hàng Phát triể n Châu Á

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BDP : Quy hoạch Phát triển Lưu vực

CLMV : Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam
CLV : Tam giác phát triển

CNMC : Uỷ ban sông Mê Công Campuchia

ECAFE : Hô ̣i đồ ng Kinh tế về Châu Á và Trung Đông

EIA : Đánh giá tác động môi trường

ESCAP : Hô ̣i đồ ng Kinh tế – Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương

GMS : Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng

IRN : Tổ chức ma ̣ng lưới Sông ngòi Thế giới

LMI : Cơ chế hơ ̣p tác sáng kiế n các nước ha ̣ nguồ n Mê Kông

MPCC : Tiểu ban Mê Công về Biến đổi khí hậu

MRC : Uỷ hội sông Mê Công quốc tế

MRCS : Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Công quốc tế

NGO : Tổ chức phi chính phủ

NMC : Uỷ ban sông Mê Công quốc gia

NMCS : Ban thư ký Uỷ ban sông Mê Công quốc gia

PDIES : Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin và dữ liệu

PMFM : Thủ tục Duy trì Dòng chảy trên Dòng chính
PNPCA : Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thoả thuận

PWQ : Thủ tục Chất lượng nước

PWUM : Thủ tục Giám sát sử dụng nước

RBC : Uỷ ban Lưu vực sông

RBO : Tổ chức Lưu vực sông

TNMC : Uỷ ban sông Mê Công Thái Lan

USD : Đô la Mỹ

VNMC : Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam

WB : Ngân hàng thế giới

WCD : Ủy ban thế giới về Đập


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỔ

Số hiệu,
Tên Sơ đồ Trang
Sơ đồ

Sơ đồ 1 Tổ chức Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế (MRC) 30


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lưu vực sông Mê Kông trải dài qua lãnh thổ 6 nước là Trung Quốc,
Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Nguồ n nước sông Mê
Kông là tài nguyên vô cùng quý giá của các quố c gia lưu vực nói chung và cư
dân số ng quanh lưu vực nói riêng . Trong nhiề u thâ ̣p kỷ qua các quố c gia đã
tiế n hành khai thác tài nguyên này mô ̣t cách tự do đă ̣c biê ̣t là các quố c gia
thươ ̣ng nguồ n và gây ra những tác đô ̣ng xấ u đế n môi trường của lưu vực.

Theo Tiến sĩ C.Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban sông Mê Kông quố c
tế , "...Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to
tát về thủy điện, về dẫn thủy nhập điền cũng như khả năng phòng lụt, một
nguồn năng lượng bị bỏ quên...”[73]. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, có hai vấn
đề chính gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc
phá hủy những chỗ chảy xiết của đoạn sông Mê Kông. Một loạt các đập thủy
điê ̣n đã được xây dựng trên các nhánh của dòng sông này, đáng kể nhất là đập
tại Mạn Loan (1.500MW), Đại Triều Sơn (1.350MW), Cảnh Hồng
(1.350KW), Nọa Trác Độ và đặc biệt đập Tiểu Loan (4.200MW) tại Trung
Quố c mới hoàn thành cao nhất thế giới tới 292 m với sức chứa tương đương
toàn bộ các hồ chứa của vùng Đông Nam Á cộng lại và khoảng hơn một chục
đập khác đang được thi công và nghiên cứu để triể n khai xây dựng trong thời
gian tới ở tỉnh Vân Nam – Trung Quố c [31]. Các nước Lào , Thái Lan và
Campuchia cũng đang có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước nhưng hiện
đang bị người dân và các quốc gia khác phản đối... Mặc dù hiện nay vẫn chưa
có con số thống kê đầy đủ về tác hại sẽ có tác động như thế nào đến các nước
hạ nguồn sông Mê Kông, đă ̣c biê ̣t là Việt Nam.

Trong mối tương quan về khai thác và sử dụng nguồn lợi trên sông Mê
Kông, đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi về khai thác chung tài
nguyên nước dòng sông Mê Kông , tác động đối với Việt Nam và kiế n nghị
các giải pháp hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung giữa các quốc gia lưu
vực sông Mê Kông . Bởi lẽ hiện nay , việc khai thác chung dòng sông Mê
Kông đang đặt ra nhiều vấn đề mà các quố c gia phải ngồi lại với nhau bàn
bạc, thống nhất để khai thác có hiệu quả nhất nguồn nước mà dòng sông
mang lại. Và đặc biệt hơn , Việt Nam là quốc gia nằm ở cuối sông Mê Kông .
Do vậy, việc khai thác tự do của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông sẽ
tác động tiêu cực và gây hậu quả không lường về dòng chảy, môi trường sinh
thái… Chính vì lẽ đó mà tác giả đã mạnh dạn chọn “Khai thác chung dòng
sông Mê Kông” Vấ n đề đặt ra đố i với Viê ̣t Nam và các nước liên quan là đề
tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề
sông Mê Kông nhưng chủ yế u các bài viế t , đề tài nghiên cứu ho ặc sách
chuyên khảo đều xem xét dưới khiá ca ̣nh kinh tế , môi trường và hợp tác quốc
tế như: Nguyễn Trầ n Quế – Kiề u Văn Trung : Sông và tiểu vùng Mê K ông –
Tiề m năng và hợp tác phát triển quố c tế – NXB Khoa học Xã hội 2001; Maria
Serena I.Diokno and Nguyen Van Chinh: The MeKong arranged &
rearranged (Cấu trúc và tái cấu trúc khu vực sông Mê Kông) – NXB Mekong
Press 2006; Nguyễn Thị Hồng Nhung: Vai trò của chính quyền địa phương
trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng – NXB Khoa học Xã hội
2011; Nguyễn Thị Hoàn: Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
trong hợp tác phát triển vùng sông Mê Kông – Hội thảo Đại học Kinh tế Quốc
Dân; Nguyễn Công Trọng: Sông Mê Kông – những tiềm năng kinh tế: Qua
nghiên cứu của Uỷ ban điều phối hạ lưu sông Mê Kông (1957-1972) – Tạp
chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam 2008. Ngoài ra còn có một luận án, luận văn
cũng nghiên cứu về vấn đề nguồn nước nhưng ở mức chung theo pháp luật
quốc gia, pháp luật quốc tế như: Đinh Công Tuấn: Pháp luật bảo vệ nguồn
nước ở Việt Nam, thực trạng – phương hướng hoàn thiện – Luận án tiến sĩ
(LA.GVLA 000525); Nguyễn Hải Hà An: Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ
môi trường nước theo các lưu vực sông - Luận văn Thạc sĩ 2010; Tiêu Thị
Hà: Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam – Luận văn
Thạc sĩ 2010; Đỗ Thị Ngọc Bích : Luật Tài nguyên nước – thực trạng và
phương hướng hoàn thiê ̣n – Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ 2010… Các công trình khoa
học trên đều đi sâu vào phân tích làm rõ lý luận và thực tiễn về pháp luật bảo
vệ nguồn nước quốc tế nói chung. Tuy nhiên, chưa có công triǹ h nào nghiên
cứu sâu về cơ s ở pháp lý cũng như thực tiễn của hoạt động hợp tác khai thác
chung dòng sông Mê Kông giữa các nước và đánh giá tác động của việc khai
thác chung đó đối với Việt Nam.

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cƣ́u

3.1. Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về khai thác
chung dòng sông Mê Kông, lấy đó làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây
dựng và hoàn thiện cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông trong
giai đoạn hiện nay. Luận văn có mục đích nâng cao nhâ ̣n thức và hiể u biế t sâu
hơn về cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông, làm rõ các cơ sở
pháp lý , sự tác động ảnh hưởng cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn cơ chế khai thác chung sông Mê Kông giữa các quốc gia
liên quan với Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên luận văn cần làm rõ các nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ cơ sở pháp lý về khai thác chung dòng sông Mê Kông.
- Nghiên cứu pháp luâ ̣t của mô ̣t số nước liên quan về viê ̣c khai thác
chung sông Mê Kông và thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng khai thác chung đó . Đồng
thời đánh giá những tác động và ảnh hưởng của viê ̣c khai thác chung
đố i với Viê ̣t Nam.
- Kiế n nghi ̣ các giải pháp hoàn thiện cơ chế khai thác chung dòng sông
Mê Kông giữa các quốc gia với Viê ̣t Nam.

4. Đối tƣợng nghiên cứu

Hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông đươ ̣c diễn ra trên các liñ h
vực khác nhau như : hơ ̣p tác khai thác tài nguyên thiên nhiên , hơ ̣p tác giao
thông, hơ ̣p tác thương ma ̣i và du lich
̣ , hơ ̣p tác năng lươ ̣ng… nhưng Luận văn
này tập trung nghiên cứu về khai thác c hung tài nguyên nước dòng sông Mê
Kông trên cơ sở pháp lý mà các quố c gia đã ký kế t . Đồng thời đánh giá thực
trạng, sự tác động của hoạt động khai thác chung và những ảnh hưởng đến
Việt Nam. Luận văn đề xuất các kiến nghi va
̣ ̀ giải pháp hoà n thiê ̣n cơ chế hơ ̣p
tác khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các quốc gia với Việt Nam.

5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u


Viê ̣c nghiên cứu , đánh giá các vấ n đề trong luâ ̣n văn dựa trên cơ sở
phương pháp luâ ̣n của Chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng và Chủ nghĩa duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: phương pháp phân tić h , tổ ng hơ ̣p , so sánh , điề u tra , khảo sát ...kế t hơ ̣p
giữa lý luâ ̣n với thực tiễn.

6. Kết cấu của luâ ̣n văn


Ngoài phần mở đầu , kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
thì luận văn bao gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề pháp lý tổng quan về khai thác chung dòng
sông Mê Kông.

Chương 2: Thực tra ̣ng khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các
quố c gia trong lưu vực
Chương 3: Quan điể m xây dựng và giải pháp hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác
khai thác chung dòng sông Mê Kông.
Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TỔNG QUAN VỀ

KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG

1.1. Các quan niệm về khai thác chung

Thông thường, khái niệm khai thác chung được hiểu là hoạt động có
thể diễn ra ở vùng đất liền, các sông quốc tế, lưu vực sông quốc tế và ở các
vùng biển khơi. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, hoạt động này thường được tiến
hành phổ biến hơn tại các vùng biển vì lý do là các đường ranh giới phân định
biển chưa được xác định. Trong khi đó khai thác chung các sông quốc tế, lưu
vực sông quốc tế được tiến hành dựa vào sự tự nguyện hay thỏa thuận vì các
con sông đó nằm ở quốc gia nào thì quốc gia đó có quyền khai thác. Do đó,
mô hình khai thác chung sông quốc tế, lưu vực sông quốc tế vẫn chưa có
nhiều trên thực tiễn.

Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, đầy đủ về khai
thác chung. Về mặt thuật ngữ, trong các tài liệu, văn bản pháp lý hiện nay sử
dụng từ tiếng Anh là “Joint development”, dịch sang tiếng Việt là “hợp tác
phát triển”, “phát triển chung” hoặc “khai thác chung”. Cũng có nhiều nhà
khoa học cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về khai thác chung. Theo tiến
sĩ William Onorato: “Khai thác chung là một cơ chế mà theo qua đó toàn bộ
vấn đề tranh chấp biên giới được gác sang một bên để tạo bầu không khí hợp
tác về chính trị ngay từ ban đầu xung quanh việc khai thác” [11]. Theo
nghiên cứu của Trung tâm Đông Tây (Hawaii – Hoa Kỳ), các luật gia đã đưa
ra khẳng định: “Khai thác chung thường được sử dụng như một thuật ngữ
chung, bao gồm các hoạt động từ việc hợp nhất hóa các tài nguyên có trong
khu vực đến việc đơn phương khai thác tài nguyên có chung ở ngoài đường
ranh giới quy định và các hình thức đa dạng nằm giữa hai dạng này” [11].
Theo tiến sĩ luật học Robin R. Churchil – Khoa Luật, Trường Đại học xứ
Wales (Anh) lại cho rằng: “Khai thác chung được coi như là một khu vực tại
đó hai hoặc nhiều quốc gia có, theo luật quốc tế, các quyền chủ quyền về
thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên của khu vực đó và khai thác
dưới một dạng chung nào đó hoặc một sự dàn xếp chung” [11].

Theo Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã đưa ra định nghĩa về khai thác chung trong lĩnh vực biển theo các tiếp
cận khác nhau như sau [11]:

- Với tính chất là một hành vi pháp lý: “Khai thác chung là cách ứng xử
của hai hay nhiều quốc gia, trong bối cảnh đang tranh chấp phân định
ranh giới chủ quyền quốc gia trên biển hoặc tuy không có tranh chấp
hay có tranh chấp đã được giải quyết nhưng thấy cần thiết có sự hợp
tác, cùng nhau khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên ở một vùng
biển nhất định, dựa trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các
bên liên quan”.
- Với tính chất là một quan hệ pháp luật: “Khai thác chung là quan hệ
giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc các tổ chức kinh tế được Nhà nước
cho phép, ủy quyền), trên cơ sở thỏa thuận thống nhất các vấn đề pháp
lý và thực tiễn liên quan đến phân định ranh giới chủ quyền quốc gia
trên biển, trong việc thiết lập và duy trì trong một thời gian nhất định
cơ chế hợp tác cùng khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên ở một
vùng biển nhất định, dựa trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa
các bên liên quan…”.
- Với tính chất là một chế định pháp luật: “Chế định khai thác chung là
tổng hợp các quy định pháp lý luật quốc tế và quốc gia về các vấn đề
liên quan đến cơ chế hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc các tổ
chức kinh tế được Nhà nước cho phép, ủy quyền) cùng khai thác, quản
lý các nguồn tài nguyên ở một vùng biển nhất định, dựa trên cơ sở bình
đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan”.
Khai thác chung có vai trò rất quan trọng bởi cơ chế này sẽ làm mền
hóa những xung đột, căng thẳng giữa các quốc gia hữu quan. Giải pháp này
có thể tạm thời gác lại hoặc hạn chế tranh chấp có thể kéo dài ảnh hưởng đến
quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước, hạn chế tình trạng căng thẳng có
dẫn đến hoạt động chạy đua vũ trang hoặc xung đột vũ trang.

Mặt khác, khai thác chung là giải pháp tạm thời, không ảnh hưởng đến
việc phân định cuối cùng, nên cũng có thể đáp ứng được nhu cầu khai thác tài
nguyên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Đối với những khu vực đang tồn
tại tranh chấp, các quốc gia không thể đơn phương tiến hành khai thác, nó sẽ
làm cho tình trạng tranh chấp trở nên xấu đi. Thỏa thuận khai thác chung sẽ
tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc về việc khai thác, phân chia lợi nhuận,
giải quyết tranh chấp về lợi ích kinh tế nên việc phân định sau này sẽ dễ dàng
hơn. Như vậy có thể nói rằng, khai thác chung góp phần vào việc giải quyết
các tranh chấp về sử dụng nguồn nước sông quốc tế.

Là một quốc gia nằm cuối hạ lưu vực sông Mê Kông, Việt Nam đã và
đang phải đối mặt với những vấn đề như việc khai thác của các quốc gia
thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng rất lớn đế môi trường sinh thái, dòng
chảy, lượng nước tưới tiêu cho nông nghiệp…Vì vậy , nghiên cứu một cách
khoa học, có hệ thống về khai thác chung dòng sông Mê Kông giữ a các quố c
gia với Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần giải quyết mối quan hệ
hài hòa về lợi ích chung xuất phát từ việc khai thác chung nguồ n nước sông
Mê Kông với các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua, vừa bảo vệ được môi
trường phía cuối hạ nguồn sông Mê Kông để phục vụ cho mục đích phát triển
kinh tế - xã hội của vùng đồ ng bằng sông Cửu Long và các vùng khác có
nhánh sông Mê Kông chảy qua.
1.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cơ chế khai thác chung dòng sông Mê Kông

1.2.1. Điều ƣớc quố c tế phổ cấ p toàn cầ u

Từ đầ u thể kỷ XX , Hô ̣i nghi lầ


̣ n thứ hai của Hô ̣i quố c liên về thông tin
và quá cảnh đã thông qua Công ước 1923 về phát triể n thủy điê ̣n có thể có
những tác đô ̣ng đế n hai hay nhiề u quố c gia nhằ m ta ̣o điề u kiê ̣n thúc đẩ y sự
hơ ̣p tác trong liñ h vực năng lươ ̣ng thủy điê ̣n giữa các quố c gia . Công ước trên
là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh vực sử dụng nguồn nước
quố c tế vào mu ̣c đích phi giao thông nhưng Công ước chưa có hiê ̣u lực do
không có đủ số quố c gia phê chuẩ n . Đóng góp quan tro ̣ng nhấ t của Công ước
này là việc hình thành một số nguyên tắc về hợp tác giữa các quốc gia liên
quan, trong đó quan tro ̣ng nhấ t là nghiã vu ̣ trao đổ i thông tin và nghiã vu ̣
thương lươ ̣ng giữa các quố c gia có liên quan khi các công trình thủy điê ̣n mà
các quốc gia thành viên tiến hành có thể gây ra những tác động bất lợi cho các
quố c gia khác . Các nguyên tắc trên đã góp phần hình thành những nguyên tắc
và quy phạm cơ bản đầu tiên trong lĩnh vực luật về sử dụng các nguồn nước
quố c tế .

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về sử dụng
nguồn nước là nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý các dòng sông quốc
tế. Quy tắc Helsinki 1966 của Hội Luật quốc tế được coi là văn bản quốc tế
đầ u tiên quy định về viê ̣c sử du ̣ng các nguồ n nước quố c tế với nguyên tắ c :
“Mỗi quốc gia lưu vực trong phạm vi lãnh thổ của mình có quyền được chia
sẻ công bằng và hợp lý trong viê ̣c sử dụng hữu ích tài nguyên nước của một
lưu vực sông quố c tế ” (Điề u 4).

Quy tắc Helsinki 1966 tuy chỉ là mô ̣t văn bản của mô ̣t tổ chức quố c tế
phi chin
́ h phủ nhưng nó thực sự đánh dấ u mô ̣t c ái mốc quan trọng trong quá
trình phát triển của luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục đích
phi giao thông. Ý nghĩa quan trọng của Quy tắc Helsinki 1966 đươ ̣c thể hiê ̣n
ở một số điểm sau:

Thứ nhấ t, Quy tắ c là mô ̣t văn bản đầ u tiên tâ ̣p hơ ̣p những tâ ̣p quán quố c
tế đươ ̣c công nhâ ̣n rô ̣ng raĩ trong thực tiễn điề u ước và thực tiễn quố c gia , và
qua đó đã góp phầ n quan tro ̣ng cho viê ̣c pháp điể n hóa luâ ̣t về sử du ̣ng các
nguồ n nước quố c tế .

Thứ hai , Những nguyên tắ c như chia sẻ công bằ ng nước của lưu vực
sông quố c tế , nghĩa vụ bảo vệ môi trường nước và nghĩa vụ trao đổi thông
tin…đươ ̣c quy đinh
̣ trong Quy tắ c đã góp phầ n to lớn cho sự phát triể n tiế n bô ̣
luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế.

Thứ ba, Quy tắ c đã đưa ra mô ̣t khái niê ̣m rấ t mới mẻ trong liñ h vực luâ ̣t
về sử du ̣ng các nguồ n nước đươ ̣c chia sẻ giữa hai hay nhiề u quố c gia : Khái
niê ̣m lưu vực sông quố c tế . Khái niệm này là một xuất phát điểm quan trọng
cho viê ̣c quản lý tổ ng hơ ̣p nguồ n nước của mô ̣t lưu vực sông quố c tế và đồ ng
thời cũng là mô ̣t giải pháp hiê ̣u quả duy nhấ t mà chắ c chắ n là các quố c gia
ven lưu vực sông phải lựa chọn.

Sau khi ra đời, nhiề u quy đinh


̣ trong Quy tắc Helsinki 1966 đã đươ ̣c các
quố c gia ven nguồ n nước quố c tế áp du ̣ng rô ̣ng raĩ và đươ ̣c đưa vào nhiề u
điề u ước về sử du ̣ng nước ở nhiề u khu vực khác nhau trên thế giới . Nhiề u
điề u ước quố c tế song phương và khu vực đã đươ ̣c hiǹ h thành trên cơ sở của
các quy định trong Quy tắc này . Điể n hiǹ h là Tuyên bố chung về nguyên tắ c
sử du ̣ng nước ở ha ̣ lưu vực sông Mê Kông 1975 (gọi tắt là Tuyên bố chung
1975) của bố n nước ha ̣ lưu sông Mê Kông đã gầ n như phản ánh toàn bô ̣
những nguyên tắ c cơ bản trong Quy tắc Helsinki 1966.

Vào năm 1997, Công ước của Liên hơ ̣p quố c về Luâ ̣t sử du ̣ng các
nguồ n nước quố c tế vào các mu ̣c đích phi giao thông , mô ̣t điề u ước phổ câ ̣p
toàn cầu với nội dung khá toàn diện trong lĩnh vực sử dụng nguồn nước quốc
tế (gọi tắt là Công ước 1997). Công ước gồ m 37 điề u, 1 Phụ lục về Trọng tài
và Tuyên bố về cách hiểu một số điều trong Công ước. Mô ̣t trong những đóng
góp quan trọng của Công ước cho việc phát triển luật về sử dụng nguồn nước
quố c tế là Công ước đã đưa ra đươ ̣c khái niê ̣m “nguồ n nước quố c tế ” tương
đố i toàn diê ̣n , đươ ̣c các quố c gia công nhâ ̣n rô ̣n g raĩ . Khái niệm nguồn nước
đươ ̣c đinh
̣ nghiã trong Công ước là mô ̣t hê ̣ thố ng các nguồ n nước mă ̣t và nước
ngầ m ta ̣o thành mô ̣t thể thố ng nhấ t qua những mố i quan hê ̣ với nhau về vâ ̣t
chấ t và thông thường chảy vào mô ̣t điể m cuố i cùng . Mô ̣t nguồ n nước đươ ̣c
gọi là một nguồn nước quốc tế khi các phần của nguồn nước đó nằm trên lãnh
thổ của hai hay nhiề u quố c gia.

Công ước cũng đã đưa ra các nguyên tắ c cu ̣ thể như nguyên tắ c sử du ̣ng
công bằ ng và hơ ̣ p lý nguồ n nước quố c tế (Điề u 5); nghĩa vụ không gây hại
đáng kể (Điề u 7); nghĩa vụ trao đổi thông tin và tham khảo liên quan đến
những tác đô ̣ng qua biên giới quố c gia (Điề u 11 và Điều 17); nghĩa vụ bảo vệ
môi trường nguồ n nước (Điề u 20,21,22 và Điều 23). Những nguyên tắ c và
quy pha ̣m cơ bản nói trên đã đươ ̣c ghi nhâ ̣n rô ̣ng raĩ trong các điề u ước song
phương, điề u ước khu vực và các văn bản ghi nhớ liên quan đế n hơ ̣p tác khai
thác chung dòng sông Mê Kông giữ các quố c gia trong lưu vực.

Công ước 1997 đã đưa ra các nguyên tắ c và quy pha ̣m mới buô ̣c các
quố c gia có nguồ n nước quố c tế chảy qua phải tuân thủ chă ̣t che:̃

- Ghi nhâ ̣n nghiã vu ̣ của các quố c gia thành viên phải tiế n hành những
biê ̣n pháp cầ n thiế t để đa ̣t đươ ̣c viê ̣c sử du ̣ng nguồ n nước quố c tế mô ̣t cách tố i
ưu và bề n vững (Điề u 5). Đây là mô ̣t nguyên tắ c cực kỳ cầ n thiế t cho viê ̣c
quản lý nguồn nước quốc tế một cách hợp lý;

- Đưa ra các yế u tố để xác đinh


̣ thế nào là sử du ̣ng hơ ̣p lý và công bằ ng
nguồ n nước quố c tế (Điề u 6);
- Khẳ ng đinh
̣ nghiã vu ̣ hơ ̣p tác chung giữa các quố c gia ven nguồ n
nước để giải quyế t những vấ n đề nảy sinh trong quá triǹ h s ử dụng, phát triển,
bảo tồn các nguồn nước quốc tế (Điề u 8);

- Xác định rõ ràng nghĩa vụ trao đổi tư liệu và thông tin trên cơ sở
thường xuyên là nghiã vu ̣ rấ t cầ n thiế t cho viê ̣c sử du ̣ng và phát triể n bề n
vững nguồ n nước quốc tế (Điề u 9);

- Tạo ra một cơ chế trao đổi thông tin , tư liê ̣u, trao đổ i và thương lươ ̣ng
giữa các quố c gia liên quan đế n viê ̣c thực hiê ̣n các dự án và các biê ̣n pháp
đươ ̣c hoa ̣ch đinh
̣ có thể gây ra những tác đô ̣ng bấ t lơ ̣ i cho các quố c gia ven
nguồ n nước khác (Điề u 11,12,13,14,15,16,17,18 và Điều 19);

- Đưa ra nghiã vu ̣ bảo vê ̣ môi trường mô ̣t cách toàn diê ̣n trong đó
không chỉ bao gồ m nghiã vu ̣ bảo vê ̣ môi trường nước và còn bảo vê ̣ hê ̣ sinh
thái của cả nguồn nước và môi trường bên ngoài nguồn nước (Điề u 20, Điề u
22 và Điều 23);

- Xác định nghĩa vụ hợp tác để ngăn chặn và giải quyết hậu quả của
những trường hơ ̣p khẩ n cấ p (Điề u 27 và Điều 28).

Những nguyên tắ c và quy phạm mới nói trên là những phát triển rất
quan tro ̣ng của luâ ̣t về sử du ̣ng các nguồ n nước quố c tế , đồ ng thời là những
quy pha ̣m điề u chin
̉ h các quố c gia trong hơ ̣p tác khai thác chung nguồ n
nước sông quố c tế . Bên ca ̣nh đó , Công ước 1997 còn có những điểm hạn
chế nhấ t đinh
̣ :

Thứ nhấ t , trong khi có ưu điể m là đã nêu bâ ̣t đươ ̣c khía ca ̣nh ngăn
chă ̣n những tác đô ̣ng bấ t lơ ̣i ở mức đô ̣ đáng kể qua biên giới quố c gia ,
nghĩa vụ không gây hại nêu tr ong Điề u 7 của Công ước cũng giảm nhẹ
trách nhiệm của những quốc gia gây hại đối với các quốc gia bị gây hại .
Dường như trách nhiê ̣m của quố c gia gây ha ̣i chỉ nảy sinh trong trường hơ ̣p
họ vi phạm Điều 5 và Điều 6 về sử du ̣n g công bằ ng và hơ ̣p lý nguồ n nước .
Mô ̣t khi các quố c gia thực hiê ̣n nghiêm chin̉ h nghiã vu ̣ sử du ̣ng công bằ ng
và hợp lý , và không gây hại đáng kể cho các quốc gia khác thì việc gây hại
qua biên giới quố c gia ở mức đô ̣ không bi ̣ coi là “đáng kể ” sẽ đươ ̣c chấ p
nhâ ̣n. Với quy đinh
̣ như vâ ̣y , Công ước đã không giải quyế t đươ ̣c vấ n đề
biể n đổ i dầ n dầ n chấ t lươ ̣ng của nguồ n nước , tức là về lâu dài không ngăn
chă ̣n đươ ̣c tình tra ̣ng ô nhiễm nguồ n nước .

Thứ hai, khung thời gian để thực hiê ̣n các nghiã vu ̣ thủ tu ̣c về viê ̣c trao
đổ i và thương lươ ̣ng giữa các quố c gia liên quan có lẽ là chưa thić h hơ ̣p. Theo
Điề u 17 của Công ước, nế u có chứng cứ là các dự án hoă ̣c các biê ̣n pháp được
hoạch định có thể gây ra những tác động bất lợi ở mức độ đáng kể qua biên
giới quố c gia thì các quố c gia gây ha ̣i và quố c gia có thể bi ̣gây ha ̣i sẽ có
nghĩa vụ thương lượng để đạt được một giải pháp công bằng trong v iê ̣c xử lý
những hâ ̣u quả của những tác đô ̣ng bấ t lơ ̣i đó . Quố c gia dự đinh
̣ tiế n hành các
dự án hoă ̣c các biê ̣n pháp hoa ̣ch đinh
̣ có thể gây ra những tác đô ̣ng bấ t lơ ̣i qua
biên giới quố c gia sẽ phải kiề m chế tiế n hành hoă ̣c cho phép tiế n hành các dự
án hoặc các hoạch định đó trong thời gian là 06 tháng. Mô ̣t khung thời gian
như vâ ̣y là không đủ để các quố c gia liên quan tìm đươ ̣c mô ̣t giải pháp . Thực
tiễn giải quyế t các tranh chấ p liên quan đế n viê ̣c tiế n hành các dự án liên quan
đến nguồn nước quốc tế thường kéo dài rất lâu, có khi hàng chục năm.

Công ước 1997 đươ ̣c đánh giá là văn bản pháp lý tiên phong và toàn
diê ̣n nhấ t trong viê ̣c điề u chin̉ h các quan hê ̣ của c ác quốc gia có sử dụng
chung nguồ n nước quố c tế . Tầ m quan tro ̣ng của Công ước thể hiê ̣n ở mô ̣t số
điể m sau:

Thứ nhấ t , Công ước là mô ̣t điề u ước khung phổ câ ̣p toàn cầ u đầ u tiên
trên thế giới đươ ̣c Liên hơ ̣p quố c thông qua với sự tham gia rỗng raĩ của các
quố c gia thành viên Liên hơ ̣p quố c . Ngay trong quá triǹ h thảo luâ ̣n ta ̣i Ủy ban
Luâ ̣t pháp quố c tế và Ủy ban Pháp lý của Liên hơ ̣p quố c , Dự thảo Công ước
đã là mô ̣t cơ sở quan tro ̣ng cho viê ̣c ký kế t nhiề u điề u ước song phương và
khu vực về sử du ̣ng nước.

Thứ hai, Công ước đã góp phầ n pháp điể n hóa và phát triể n tiế n bô ̣ mô ̣t
loạt các nguyên tắc và quy phạm luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sử dụng các
nguồ n mước quố c tế vào các mu ̣c đić h phi giao thông , tạo ra nền tảng quan
trọng nhất của luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế.

Như vâ ̣y, Công ước ra đời là mô ̣t khung pháp lý đầ u tiên thiế t lâ ̣p ra các
tiêu chuẩ n cho sự hơ ̣p tác giữ a các quố c gia trong sử du ̣ng nguồ n nước quố c
tế và là nguồn quan trọng được cụ thể hóa trong các điề u ước quố c tế song
phương và đa phương của quá trình hợp tác khai thác chung lưu vực sông Mê
Kông. Nhưng hiê ̣n ta ̣i Công ước đang mở ra cho các quốc gia theo dõi để phê
chuẩ n và để Công ước chính thức có hiê ̣u lực thì cẩ n phải có sự phê chuẩ n của
ít nhất 35 nước, nhưng đế n nay mới chỉ có 25 nước phê chuẩ n.

1.2.2. Điều ƣớc quố c tế khu vƣ̣c

Số lươ ̣ng các điề u ước khu vực quy đinh
̣ riêng về hơ ̣p tác giữa các quố c
gia trong liñ h vực sử du ̣ng và giữ giǹ nguồ n nước quố c tế không nhiề u. Thông
thường, các điều ước khu vực chỉ đưa ra các nguyên tắc và quy định rất chung
về viê ̣c bảo vê ̣ môi trường khu vực và những nguyên tắ c và quy đinh
̣ chung
đó đươ ̣c áp du ̣ng cho mo ̣i liñ h vực môi trường , trong đó có nguồ n nước đươ ̣c
chia sẻ giữa hai hay nhiề u quố c gia trong khu vực . Đáng chú ý trong số các
điề u ước này là Công ước Châu Phi 1968 về bảo tồ n tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên; Đinh
̣ ước 1971 Asuncion về sử du ̣ng các sông quố c tế ở Châu
Mỹ; Hiê ̣p đinh
̣ 1985 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về bảo
tồ n tự nhiên và các nguồ n tà i nguyên thiên nhiên ; Công ước 1992 về bảo vê ̣
các nguồn nước và hồ quốc tế của Hội đồng Châu Âu.

Nhìn chung, trừ những văn bản pháp lý của Cô ̣ng đồ ng Châu Âu , các
điề u ước khu vực của các khu vực khác chỉ đưa ra những hướ ng dẫn chung
hoă ̣c những nguyên tắ c có tiń h chấ t khuyế n nghi ̣đố i với các quố c gia trong
khu vực trong liñ h vực sử du ̣ng nước chứ không góp phầ n giải quyế t thực sự
các vấn đề liên quan đến việc sử dụng , giữ giǹ và phát tri ển các nguồn nước
quố c tế mô ̣t cách cu ̣ thể .

1.2.3. Điều ƣớc quố c tế lƣu vƣ̣c

Các điều ước quốc tế lưu vực gồm các điều ước quy định những
khía cạnh cụ thể của việc quản lý tài nguyên nước ở lưu vực một nguồn
nước quố c tế hoă ̣c để điề u chỉnh mô ̣t phầ n nguồ n nước đươ ̣c chia sẻ giữa
các quốc gia lưu vực . Các điều ước thuộc loại này có thể được chia thành
các nhóm sau đây :

- Các Hiệp định liên quan đến việc phát triển chung và toàn d iê ̣n mô ̣t
lưu vực nguồ n nước quố c tế ;

- Các Hiệp định hợp tác giữa các quốc gia lưu vực trong khuôn khổ của
các thể chế được thiết lập , nhằ m mu ̣c đić h sử du ̣ng nguồ n nước quố c tế trong
lưu vực;

- Các Hiệp định liên quan đến sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính giữa các
bên tài trơ ̣ (các quốc gia và tổ chức quốc tế tài trợ ) và các quốc gia ven nguồn
nước quố c tế , nhằ m phát triể n các nguồ n nước quố c tế .

Các điều ước quốc tế lưu vực có mô ̣t vai trò rấ t quan tro ̣ng trong viê ̣c
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình khai thác các nguồn nước
quố c tế . Tuy nhiên, các điều ước quốc tế thuộc loại này có số lượng không
nhiề u và đa ̣i diê ̣n điể n hin
̀ h cho loại điều ước quốc tế lưu vực này là các tuyên
bố , hiê ̣p đinh
̣ về hơ ̣p tác khai thác chung sông Mê Kông với những điề u ước
cụ thể sau:
1.2.3.1.Tuyên bố chung về nguyên tắ c sƣ̉ du ̣ng nƣớc ở ha ̣ lƣu vƣ̣c
sông Mê Kông 1975 (gọi tắt là Tuyên bố chung 1975)

Tuyên bố chung 1975 đã được thông qua sau một thời kỳ hợp tác trong
cơ chế của Ủy ban Mê Kông và đã chứa đựng nguyên tắc về việc sử dụng tài
nguyên nước sông Mê Kông. Mục tiêu của bản Tuyên bố chung năm 1975 về
nguyên tắc sử dụng nước là: “Bảo đảm sao cho viê ̣c duy trì, phát triển và khai
thác tài nguyên nước của lưu vực được tiến hành tốt nhất vì lợi ích của tất cả
các quốc gia trong lưu vực” (Điều II).

Điề u I của Tuyên bố chung 1975 đã đưa ra định nghĩa về lưu vực, quốc
gia lưu vực khẳng định được quyền khai thác tài nguyên nước của quốc gia
nằm trong lưu vực sông Mê Kông:

“Lưu vực tập trung nước” là phầ n diê ̣n tích đi ̣a lý nằ m trên các quố c
gia của lưu vực , xác định bởi đường phân thủy c ủa hệ thống các nguồn nước
trong lưu vực Mê Kông kể cả nước mặt và nước ngầ m mà nước ngầ m đó cung
cấ p cho nước mặt hoặc ngược lại được nước mặt cung cấ p”.

“Quố c gia lưu vực” có nghiã là một quố c gia mà lãnh thổ bao tr ùm
một phầ n lưu vực tập trung nước của dòng sông này và quố c gia đó sẽ công
bố và xác đi ̣nh hiê ̣u lực của Bản tuyên bố về nguyên tắ c này”.

Như vâ ̣y, nô ̣i dung khái niê ̣m lưu vực trong Tuyên bố chung 1975 đã
quy đinh
̣ giố ng với Quy tắ c Hen-sinh-ki 1966.

Nội dung chính của Tuyên bố chung 1975 cũng như tên gọi của Tuyên
bố này là quy định về những nguyên tắc sử dụng nước ở Hạ lưu vực sông Mê
Kông. Do vậy Tuyên bố chung 1975 đã quy định nguyên tắc cơ bản trong
việc sử dụng nước đó là nguyên tắc công bằng và hợp lý tại Điều V : “Những
dự án riêng biê ̣t trên dòng chính sẽ được hoạch đi ̣nh và xây dựng sao cho phù
hợp với viê ̣c khai thác toàn bộ hê ̣ thố ng tài nguyên nước của lưu vực và sử
dụng nó một cách có lợi, mỗi quố c gia lưu vực trong đi ̣a phận lãnh thổ của
mình có quyền được hưởng một phần lợi ích công bằng và hợp lý.

Mỗi dự án phải được thừa nhận là có thể thực hiê ̣n được về mặt kỹ
thuật, xác đáng về mặt kinh t ế, hợp với yêu cầ u về mặt xã hội và với chủ
quyề n của các quố c gia lưu vực”.

Theo quy định trên thì mỗi dự án sử dụng nước trên dòng chính do
quốc gia thực hiện phải nằm trong kế hoạch phát triển lưu vực do Ủy ban Mê
Kông lập ra. Các quốc gia có quyền bình đẳng trong việc sử dụng tài nguyên
nước nằm trong lãnh thổ của quốc gia mình. Tuy nhiên, các quốc gia phải sử
dụng một cách có ích, tránh lãng phí và không ảnh hưởng đến quyền sử dụng
của quốc gia khác.

Bố n quố c gia lưu vực sông Mê Kông có quyền sử dụng công bằng tất
cả các tài nguyên nước chứa trong lưu vực bao gồm cả phụ lưu và nguồn
nước gầ m . Tại Điều XXIII , Tuyên bố chung 1975 quy đinh:
̣ “...những tầ ng
chứa nước ngầ m hoặc dòng nước ngầ m mà cấ p nước c ho dòng chính , hay
ngược lại được dòng chính cấ p , sẽ bị chi phối bởi điều khoản áp dụng đối với
lưu vực của bản tuyên bố về nguyên tắ c này...”.

Tuyên bố chung 1975 đã phân biê ̣t và quy đinh
̣ cu ̣ thể đố i với viê ̣c sử
dụng n ước trên dòng chính và phụ lưu (dòng nhánh ) của lưu vực sông Mê
Kông. Dòng chính có nghĩa là sông Mê Kông , nước dòng chiń h là tài nguyên
chung thuô ̣c quyề n sở hữu của các quố c gia lưu vực đươ ̣c quy đinh
̣ cu ̣ thể ta ̣i
Điề u VIII v à Điều X của Tuyên bố chung 1975. Tài nguyên nước sông Mê
Kông là tài sản chung của các quố c gia trong lưu vực cho nên các quố c gia
đều có quyền sở hữu và sử dụng như nhau , không mô ̣t quố c gia nào có quyề n
sử du ̣ng ưu tiên hơn q uố c gia khác . Và một quốc gia cũng không được quyền
ngăn cản viê ̣c sử du ̣ng nước hơ ̣p lý của quố c gia khác trong thời điể m hiê ̣n ta ̣i
với lý do đòi giành quyề n sử du ̣ng nước của miǹ h trong tương lai.
Trong thứ tự ưu tiên sử du ̣ ng nước dòng chiń h sông Mê Kông , Tuyên
bố chung 1975 đã áp du ̣ng linh hoa ̣t quy đinh
̣ ưu tiên trong Quy tắ c Hen-sinh-
ki cho phù hơ ̣p với hoàn cảnh và thời điể m đó , cụ thể như sau: “sử dụng nước
sông Mê Kông cho nhu cầ u sinh hoạt và đ ô thi ̣ phải được ưu tiên hơn bấ t kỳ
loại sử dụng nào, trừ phi các quố c gia lưu vực có thỏa thuận khác” . Như vâ ̣y
so với giai đoa ̣n hơ ̣p tác trước năm 1957, Tuyên bố chung 1975 đã quy đinh
̣
viê ̣c sử du ̣ng nước cho sinh hoa ̣t và đô th ị được ưu tiên hơn các loại hình sử
dụng nước khác, trên cả hình thức sử du ̣ng cho giao thông thủy.

Tuyên bố chung 1975 quy định rõ trách nhiệm của các quốc gia lưu vực
trong hợp tác khai thác chung nguồn nước sông Mê Kông cụ thể như sau:

a) Trách nhiệm không gây hại: Điều III quy định “...Bấ t kỳ viê ̣c sử
dụng riêng rẽ nào tài nguyên đó phải được nghiên cứu xem nó ảnh hưởng đến
chấ t lượng và sự cân bằ ng nước của lưu vực ra sao” . Trong trường hợp gây
thiệt hại đáng kể tới các quốc gia khác do hoạt động sử dụng nước của quốc
gia mình thì đều phải bồi thường một cách thỏa đáng và trong mỗi dự án sử
dụng nước các quốc gia lưu vực phải đề cập đến việc xác định và thực hiện
bồi thường. Trong quá trình xây dựng, khai thác, quản lý một dự án mà gây
thiệt hại đáng kể trên lãnh thổ quốc gia khác trong lưu vực sẽ phải bồi thường
một cách thích đáng, không bỏ qua một trường hợp đặc biệt nào. Mỗi hiệp
định dự án cụ thể sẽ phải đề cập đến việc xác định và thực hiện bồi thường
(Điều IX).

Tuyên bố chung 1975 quy định cụ thể về trách nhiệm không gây hại.
Về nguyên tắc thì các quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên nước lưu vực
sông Mê Kông không được gây nên những thiệt hại cho quốc gia khác. Nếu
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường một cách thỏa đáng, tức là bồi thường
theo đúng với hậu quả thiệt hại đã xảy ra. Và để việc bồi thường được khả thi,
Tuyên bố chung 1975 yêu cầu mỗi dự án sử dụng nước phải có điều khoản
quy định trách nhiệm và mức bồi thường khi có thiệt hại.
b) Trách nhiệm thông tin: Tuyên bố chung 1975 quy định các quốc
gia có trách nhiệm thông tin tới các quốc gia lưu vực khác khi sử dụng nước
của dòng chính: “Một quố c gia hoặc nhiề u quố c gia trong lưu vực , có hoặc
không có liên quan về lãnh thổ , nế u đi ̣nh làm mộ t dự án trên dòng chính thì
phải cung cấp trước cho những quốc gia khác trong lưu vực , để có sự thỏa
thuận chính thức một bản nghiên cứu chi tiế t về tấ t cả những ảnh hưởng có
hại có thể xẩy ra , bao gồ m cả những tác độ ng trước mắ t và lâu dài đế n sinh
thái môi trường mà có thể dự đoán trước mắt và lâu dài đến sinh thái môi
trường mà có thể dự đoán được sẽ xẩy ra trong lãnh thổ của những quố c gia
khác trong lưu vực do hậu quả một dự án đề nghị xây dựng trên dòng
chính...” (Điều XVII).

Bất kỳ dự án sử dụng tài nguyên nước trên dòng chính sông Mê Kông
phải được các quốc gia chấp thuận, nên trước khi có quyết định chính thức dự
án được xây dựng có đảm bảo nguyên tắc sử dụng công bằng tài nguyên nước
hay không, các quốc gia phải được biết thông tin tổng thể về dự án để nghiên
cứu xem dự án có ảnh hưởng đến lưu vực không.

c) Trách nhiệm bảo vệ và duy trì tài nguyên nƣớc: Các quốc gia lưu
vực sông Mê Kông đã quy định trách nhiệm bảo vệ và duy trì tài nguyên
nước. Điều IV, Tuyên bố chung 1975 quy định rõ:

“Các quố c gia lưu vực sẽ đảm bảo duy trì nguồ n nước của lưu vực
bằ ng cách áp dụng mọi biê ̣n pháp thích hợp cầ n thiế t để:

1. Duy trì lưu lượng và chấ t lượng nước


2. Ngăn ngừa viê ̣c sử dụng không tố t, lãng phi và gây ô nhiễm”.
“Các quố c gia lưu vực sẽ áp dụng những biê ̣n pháp hợp lý để bảo đảm
viê ̣c kiểm soát có phố i hợp tài nguyên nước , bao gồ m viê ̣c chố ng lũ , điề u tiế t
dòng chảy, cải thiện giao thông thủy , hạn chế nạn xâm nhập , tiêu nước thích
hợp và sử dụng có hiê ̣u quả cao tài nguyên đó” (Điều VIII).
Ngoài ra, Điều XXIV, Tuyên bố chung 1975 quy định: “Khi khai thác
các nguồn nước của mình, mỗi quố c gia lưu vực sẽ áp dụng những biê ̣n pháp
thực tế và hợp lý cầ n thiế t để tránh hoặc giảm đế n mức thấ p nhấ t các ảnh
hưởng có hại đế n cân bằ ng môi trường sinh thái của lưu vực hoặc của một
phầ n lưu vực”.

Tài nguyên nước sông Mê Kông có thể bị suy giảm nghiêm trọng nếu
các quốc gia làm nhiễm bẩn, suy thoái đến chất lượng nước. Do vậy, Tuyên
bố chung 1975 đã nêu rõ trách nhiệm bảo vệ và duy trì tài nguyên nước sông
Mê Kông thuộc trách nhiệm các quốc gia lưu vực và đồng thời thông qua bản
Tuyên bố chung 1975 đã thể hiện sự quan tâm của các quốc gia đến việc bảo
vệ môi trường sinh thái lưu vực.

d) Trách nhiệm hợp tác: Trách nhiệm hợp tác trong việc sử dụng tài
nguyên nước lưu vực sông Mê Kông đòi hỏi mọi hoạt động sử dụng nước trên
dòng chính phải được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia lưu vực. Điều XX
quy định: “Viê ̣c lấ y nước dòng chính ra ngoài lưu vực của một quố c gia ven
sông sẽ phải có sự thỏa thuận của tấ t cả các quố c gia lưu vực , thông qua một
thỏa ước dự án”.

“Các dự án trên dòng sông Mê Kông chính phải được khảo sát , quy
hoạch và thiết kế theo những tiêu chuẩn và định mức phù hợp với bản tuyên
bố về nguyên tắ c này và được sự thỏa thuận trong từng thời gian của tấ t cả
các quốc gia lưu vực thông qua Ủy ban” (Điều XV).

Việc sử dụng nước chỉ được coi là công bằng nếu như việc sử dụng
nước đó dựa trên cơ sở quy hoạch khai thác toàn diện do Ủy ban cùng xây
dựng và chấp thuận.

Quy định về trách nhiệm hợp tác trong việc sử dụng tài nguyên nước
nói trên rất chặt chẽ, bảo vệ cho quyền lợi của các quốc gia nằm ở hạ lưu,
kém lợi thế về vị trí địa lý, cho nên đây cũng chính là lý do mà Thái Lan
không phê chuẩn Tuyên bố chung 1975.

Tóm lại, Tuyên bố chung 1975 về nguyên tắc sử dụng nước ở hạ lưu
vực sông Mê Kông đã tạo nên một khuôn khổ pháp lý giữa bốn quốc gia nằm
ở hạ lưu vực sông Mê Kông. Chính vì vậy, ba quốc gia thành viên là Lào,
Campuchia và Việt Nam đều nhất trí áp dụng Bản tuyên bố này. Nhưng Thái
Lan không đồng ý thực hiện văn bản pháp lý này vì cho rằng Tuyên bố chung
1975 do Ủy ban Mê Kông quốc tế thông qua nhưng chưa được chính phủ các
quốc gia lưu vực phê chuẩn trong đó có Thái Lan. Tuy nhiên lý do Thái Lan
không muốn thực hiện là vì Tuyên bố chung 1975 sẽ cản trở việc chuyển
nước từ dòng chính để thực hiện dự án tưới tiêu với quy mô lớn cho vùng
Đông Bắc của Thái Lan và các dự án khác nữa. Do đó, Bản Tuyên bố chung
1975 do đại diện của các quốc gia hạ lưu vực sông Mê Kông lúc đó ký kết đã
không thực hiện trên thực tế. Và cho đến nay, trong lịch sử lập pháp của bốn
quốc gia lưu vực thì Tuyên bố chung 1975 vẫn giữ nguyên được giá trị là một
tài liệu cần nghiên cứu do những điểm tiến bộ về nội dung của Bản Tuyên bố
và là cơ sở tham khảo để các quốc gia lưu vực hoàn thiện hơn nữa các quy
định về hợp tác khai thác chung sông Mê Kông trong giai đoạn hiện nay.

1.2.3.2. Hiêp̣ đinh


̣ về hơ ̣p tác phát triể n bền vƣ̃ng lƣu vƣ̣c sông Mê
Kông 1995 (gọi tắt là Hiệp định Mê Kông 1995)

Từ năm 1992, sau khi Hội đồng Dân tộc Tối cao Campuchia đề nghị
được quay lại Ủy ban Mê Kông, bốn quốc gia đã tiến hành đàm phán nhằm
xây dựng một khuôn khổ pháp lý quốc tế trong giai đoạn mới. Nội dung chính
trong các cuộc họp là văn kiện pháp lý cơ bản của Ủy hội Mê Kông và vấn đề
được đặt ra là Tuyên bố chung 1975 sẽ được thực hiện hay thay thế. Thái Lan
vẫn khẳng định quan điểm không thực hiện Tuyên bố chung 1975 và đưa ra
điều kiện nếu duy trì Tuyên bố chung 1975 thì sự hợp tác bốn bên không thể
tiếp tục được.

Sau ba năm đàm phán và thương lượng, do khu vực đã có nhiều thay
đổi lớn về chính trí, kinh tế, xã hội, bốn quốc gia đã chấp thuận những quan
điểm mới trong đó đồng ý thay thế các nguyên tắc trong Tuyên bố chung
1975. Do vậy ngày 05/4/1995, tại Chiềng Rai , Thái Lan , Ủy hội sông Mê
Kông quốc tế (MRC) ra đời với việc tham gia của bốn quốc gia thành viên :
Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam . Các quốc gia đã ký Hiệp định về
hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông (gọi tắt là Hiệp định Mê
Kông 1995) với 6 chương, 42 điều.

Hiệp định Mê Kông 1995 là khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc hợp
tác khai thác chung tài nguyên nước sông Mê Kông nhằm thực hiện mục đích
hợp tác và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông đúng như tên gọi và lời
mở đầu của Hiệp định: “...Khẳ ng đi ̣nh lại quyế t tâm tiế p tục hợp tác và thúc
đẩy trên tinh thầ n xây dựng và cùng có lợi trong viê ̣c phát triển bề n vững , sử
dụng bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu
vực sông Mê Kông cho các đời số ng của tấ t cả các quố c gia ven sông , phù
hợp với nhu cầ u bảo vê ̣ , gìn giữ , nâng cao và quản lý các điề u kiê ̣n môi
trường và thủy sinh của lưu vực và duy trì cân bằ ng sinh thái đặc biê ̣t của lưu
vực sông này ...” với mục tiêu cơ bản là hợp tác nhằm “phát triển mọi tiề m
năng vì lợi ích bề n vững của tấ t cả các quố c gia ven sông Mê Kông và ngăn
ngừa sử dụng lãng phí nước trong lưu vực sông Mê Kông” (Điều 2).

Hiệp định Mê Kông 1995 đã quy định ba nguyên tắc hợp tác để khai
thác chung tài nguyên nước: Nguyên tắc bảo vệ môi trường và cân bằng sinh
thái, Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Nguyên tắc sử
dụng công bằng và hợp lý.
Một là: Nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng và cân bằng sinh thái
Nguyên tắc bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái được các quốc gia
lưu vực nhất trí quy định thành một nguyên tắc riêng, bởi vì các quốc gia đã
“Thừa nhận lưu vực sông Mê Kông và các tài nguyên thiên nhiên liên quan
và môi trường là tài sản thi ên nhiên có giá tri ̣ to lớn của tấ t cả các nước ven
sông vì lợi ích kinh tế , xã hội và đời sống nhân dân”. Do đó các quốc gia phải
có trách nhiệm bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái của lưu vực sông Mê
Kông. Bất cứ một kế hoạch sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực và tài
nguyên liên quan khác không được gây ô nhiễm về môi trường hoặc những
ảnh hưởng có hại khác. Các quốc gia thực hiện đúng nguyên tắc này thì đồng
thời cũng đã thực hiện được nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý tài
nguyên nước.

Hai là: Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Với quyết tâm hợp tác trong việc sử dụng, bảo vệ, quản lý tài nguyên
nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Kông, các quốc gia đã
thỏa thuận được và nhất trí thống nhất việc hợp tác khai thác các tài nguyên
đó phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bình
đẳng về chủ quyền, tức là các quốc gia đều có quyền sử dụng tài nguyên nước
lưu vực sông Mê Kông. Các quốc gia không được đưa ra những lý do và hoạt
động gây cản trở việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước của quốc gia khác.

Các quốc gia lưu vực có chủ quyền bình đẳng trong việc sử dụng đồng
thời cũng có chủ quyền trong việc bảo vệ tài nguyên nước. Các quốc gia có
quyền bảo vệ tài nguyên nước trong lãnh thổ của mình được tuân theo một
chu trình thủy văn tự nhiên, không bị ảnh hưởng về chất lượng và số lượng
nước. Nếu một quốc gia có hoạt động sử dụng nước mà gây thiệt hại thì các
quốc gia khác có quyền phản đối và yêu cầu quốc gia đó phải chấm dứt hoạt
động, bồi thường thiệt hại.

Ba là: Nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý


Đây là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế cũng được áp dụng quy định
cụ thể tại Điều 5 của Hiệp định: “Sử dụng nước hê ̣ thố ng sông Mê Kông một
cách công bằng và hợp lý trong lãnh thổ của mình theo hoàn cảnh và các điề u
kiê ̣n liên quan , cầ n tuân thủ Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài
lưu vực”.
Hiệp định không quy định rõ thế nào được hiểu là “hoàn cảnh và các
điều kiện liên quan” như Tuyên bố chung 1975 nhưng các quốc gia có thể vận
dụng cách xác định các yếu tố liên quan được quy định tại Điều VI của Tuyên
bố chung 1975 như sau:
“1. Đi ̣a lý lưu vực , nhấ t là diê ̣n tích lưu vực tập trung nước nằ m trên
lãnh thổ của mỗi quốc gia lưu vực.

2. Thủy sản, thủy lực, nhấ t là phầ n cung cấ p nước của mỗi quố c gia
lưu vực.

3. Khí hậu ảnh hưởng đến lưu vực.

4. Viê ̣c sử dụng nước trước đây trong lưu vực, nhấ t là viê ̣c sử dụng hiê ̣n
tại.

5. Những nhu cầ u kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia lưu vực.

6. Số lượng dân cư phụ thuộc vào nguồ n nước lưu vực trong mỗi quố c
gia lưu vực.

7. Phí tổn tương đối của những giải pháp lựa chọn để thỏa mãn các
nhu cầ u kinh tế , xã hội của mỗi quốc gia lưu vực.

8. Tiề m năng có thể sử dụng được của các tài nguyên khác.

9. Viê ̣c loại trừ phí tổ n không cầ n thiế t trong sử dụng nước của lưu vự
.c

10. Khả năng có thể đền bù cho một hoặc nhiều quốc gia lưu vực để
giải quyết những xích mích giữa các quố c gia dùng nước.
11. Mức độ có thể thỏa mãn nhu cầ u của một quố c gia lưu vực mà
không gây thiê ̣t hại lớn cho quố c gia khác trong lưu vực.

12. Tỷ lệ chi phí – hiê ̣u ích của mỗi dự án có xét đế n phí tổ n và lợi ích
xã hội, kinh tế và tài chính . Bao gồ m cả phí tổ n và lợi ích ở phía thượng , hạ
lưu công trình”.

Nhưng một điểm mới của Hiệp định Mê Kông 1995 trong việc xác định
quốc gia sử dụng nước có công bằng và hợp lý hay không là do dự án đó có
tuân theo Quy chế sử du ̣ng nước và chuyể n nước ra ngoài lưu vực không. Đây
chính là những quy định về tiêu chuẩn pháp lý kỹ thuật đảm bảo cho việc sử
dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước.

Ngoài ra, Hiệp định Mê Kông 1995 quy định các quốc gia lưu vực phải
thông báo cho Ủy ban Liên hợp – cơ quan điều hành của Ủy hội sông Mê
Kông, những dự án sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực, cụ thể
như sau:

“Trên các dòng nhánh của của sông Mê Kông , kể cả Tonle Sap , sử
dụng nước trong lưu vực và chuyển nước ra ngoài lưu vực cầ n phải thông báo
cho Ủy ban Liên hợp.

Trên dòng chính sông Mê Kông:

1. Trong mùa mưa:


a) Sử dụng nước trong lưu vực cầ n phải thông báo cho Ủy ban Liên hợ
.p

b) Chuyển nước ra ngo ài lưu vực cần phải tham vấn trước để đi đến
thỏa thuận trong Ủy ban Liên hợp.

2. Trong mùa khô:

a) Sử dụng nước trong lưu vực cầ n phải tham vấ n trước để đi đế n thỏa
thuận trong Ủy ban Liên hợp.
b) Bấ t kỳ dự án chuyển nước ra ngoài lưu vực nào cầ n phải được Ủy
ban Liên hợp nhấ t trí bằ ng một thỏa thuận cụ thể cho từng dự án trước khi
tiế n hành chuyển nước như đã đề xuấ t . Tuy nhiên, nế u có một lượng nước
thừa vượt quá các đề xuấ t sử dụng của tấ t cả các bên trong mùa khô, được Ủy
ban Liên hợp kiểm chứng và nhấ t trí xác nhận thì viê ̣c chuyển lượng nước
thừa đó ra ngoài lưu vực cầ n phải tham vấ n trước”.

Như vậy, Hiệp định Mê Kông 1995 đã quy định cụ thể nguyên tắc sử
dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông quốc tế có tính đến
đặc điểm cụ thể của sông Mê Kông, đó là yêu cầu phải thông báo cho Ủy ban
Liên hợp về đề nghị sử dụng nước trong lưu vực, chuyển nước ra ngoài lưu
vực trên các dòng nhánh và sử dụng nước trong lưu vực trên dòng chính trong
mùa mưa. Đây cũng có thể coi như là trách nhiệm thông tin đảm bảo cho việc
sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông.

a) Về trách nhiệm thông tin: Hiệp định Mê Kông 1995 yêu cầu các
quốc gia phải “cung cấp kịp thời các thông tin về đề xuất sử dụng nước của
một nước ven sông Mê Kông cho Ủy ban Liên hợp theo cách thức, nội dung
và quy định tại Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực tại
Điều 26” – Chương II Hiệp định Mê Kông 1995.

Các quốc gia phải tham vấn trước để có một thỏa thuận trong Ủy ban
Liên hợp về đề nghị chuyển nước ra ngoài lưu vực trong mùa mưa, sử dụng
nước trong lưu vực vào mùa khô. Và bất kỳ dự án chuyển nước ra ngoài lưu
vực trên dòng chính vào mùa khô phải được Ủy ban Liên hợp chấp thuận
thông qua một thỏa thuận cụ thể của từng dự án trước khi tiến hành chuyển
nước như đã đề nghị. Thuật ngữ “Tham vấn trước” tức là quốc gia thông
báo kịp thời cùng với các số liệu và thông tin bổ sung cho Ủy ban Liên hợp ;
để các quố c gia ven sông Mê Kông khác có thể trao đổ i và đánh giá tác đô ̣ng
của đề xuất sử dụng nước đó đối với việc sử dụng nước . Tuy nhiên việc
“tham vấ n trước không phải là quyề n phủ quyế t sử dụng nước hoặc là quyề n
đơn phương sử dụng nước của bấ t kỳ quố c gia ven sông nào mà không xét
đến quyền của các quốc gia ven sông khác” – Chương II Hiệp định Mê
Kông 1995.

b) Về trách nhiệm không gây hại: Cùng với các quy định cụ thể về
thông tin, tham vấn trước khi chuyển nước ra ngoài lưu vực trong mùa mưa,
sử dụng nước trong lưu vực vào mùa khô thì Hiệp định cũng đưa ra quy định
cụ thể để ngăn ngừa và ngừng ảnh hưởng có hại tới nguồn nước sông Mê
Kông. Cụ thể tại Điều 7: “Nỗ lực tránh, giảm thiểu tới mức thấp nhấ t và giảm
nhẹ các ảnh hưởng có hại xẩy ra đối với môi trường , đặc biê ̣t đố i với chấ t
lượng nước và số lượng nước , các hệ sinh thái thủy sinh (hê ̣ sinh thái) và cân
bằ ng sinh thái của hê ̣ thố ng sông Mê Kông do viê ̣c phát triển và sử dụng tài
nguyên nước sông Mê Kông hoặc xả chấ t thải và dòng hồ i quy gây ra . Khi
một hoặc nhiề u quố c gia được thông báo với những bằ ng chứng rõ ràng về
viê ̣c đang gây ra các thiê ̣t hại đáng kể cho một hoặc nhiề u quố c gia ven sông
khác do sử dụng nước và /hoặc xả thải vào sông Mê Kông thì quố c gia hoặc
các quốc gia đó phải ngưng ngay lập tức nguyên nhân gây hại đó cho tới khi
nguyên nhân gây hại được xác định”.

Đồng thời, Hiệp định Mê Kông 1995 cũng xác định rõ trách nhiệm của
quốc gia gây hại và cách giải quyết các thiệt hại đó: “Tại nơi các ảnh hưởng
gây hại đáng kể đố i với một hoặc nhiề u quố c gia ven sông do viê ̣c sử dụng
nước và /hoặc xả thải vào sông Mê Kông của bấ t kỳ một quố c gia ven sông ,
các bên liên đới phải xác định tất cả các yếu tố liên quan , nguyên nhân, mức
độ thiê ̣t hại và trách nhiê ̣m gây hại của quố c gia đó , phù hợp với các nguyên
tắ c của Luật quố c tế về trách nhiê ̣m quố c g ia và xem xét và giải quyế t mọi
vấ n đề , khác biệt và bất đồng một cách thân thiện và kịp thời thông qua các
biê ̣n pháp hòa bình quy đi ̣nh tại Hiê ̣p đi ̣nh này và phù hợp với Hiế n chương
Liên hợp quố c”.
Không chỉ dừng lại ở quyền được khai thác tài nguyên nước trên các
dòng nhánh, dòng chính sông Mê Kông mà Hiệp định cũng quy định rõ nghĩa
vụ hợp tác trong việc duy trì dòng chảy trên dòng chính sông Mê Kông là
nghĩa vụ bắt buộc với các quốc gia lưu vực: “Hợp tác trong viê ̣c d uy trì dòng
chảy trên dòng chính từ việc lấy và xả nước trữ hoặc các hoạt động thường
xuyên khác, trừ trường hợp có hạn và/hoặc có lũ li ̣ch sử xảy ra:
A. Không nhỏ hơn dòng chảy tự nhiên tháng nhỏ nhấ t chấ p nhận được
trong từng tháng mùa khô,
B. Đảm bảo dòng chảy ngược tự nhiên chấ p nhận được trên sông
Tonle Sap trong mùa mưa; và
C. Đảm bảo đỉnh lũ trung bình ngày không lớn hơn lưu lượng lũ tự
nhiên trung bình trong mùa lu.̃ ..” (Điều 6).
Hiệp định Mê Kông 1995 đã ghi nhận những nhận thức mới của cả bốn
quốc gia thành viên trước những biến đổi về chính trị, kinh tế và xã hội trong
khu vực. Trong khuôn khổ hợp tác mới các quốc gia ven sông nói chung và
Việt Nam nói riêng đã lập nên một trang mới trong hợp tác khai thác, phát
triển, quản lý và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong
khu vực sông Mê Kông.
Hiệp định Mê Kông 1995 là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các
nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong
lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác
trong vùng hạ lưu sông Mê Kông, nhằm đạt được phát triển bền vững, góp
phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng
điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mê Kông . Đồng thời,
góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hơ ̣p quố c và thực
hiện các Công ước quốc tế khác liên quan quản lý, khai thác, phát triển tài
nguyên nước và bảo vệ môi trường nước.
Hiệp định Mê Kông 1995 còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng
cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mê
Kông và các quốc gia khác trong khu vực. Hiệp định này được coi là một
trong những văn bản pháp lý về tổ chức lưu vực sông có tính tiên phong nhất
trên thế giới; đồng thời khẳng định cam kết của các quốc gia tham gia ký kết
trong hợp tác trên tất cả các lĩnh vực của phát triển, sử dụng, quản lý bền
vững và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực
sông Mê Kông.
1.2.3.3. Thông qua Tuyên bố Hua Hin 2010

Ngày 05/4/2010 tại Hua Hin (Thái Lan) đã diễn ra Hội nghị cấp cao Ủy
hội sông Mê Kông quốc tế lần thứ nhất với sự tham gia của Thái Lan, Việt
Nam, Lào, Campuchia với các đối tác chiến lược Trung Quốc, Mianma và các
quốc gia và các tổ chức tài trợ quốc tế. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố
chung Hua Hin cam kết mạnh mẽ bốn quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê
Kông tiếp tục hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững, sử dụng quản lý hợp lý
tài nguyên nước và tài nguyên liên quan của hạ lưu sông Mê Kông; khẳng
định thành tựu to lớn của Ủy hội trong 15 năm qua; nêu bật các cơ hội và
thách thức trong thời gian tới như thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu.

Tuyên bố chung Hua Hin đã khẳ ng đinh


̣ mô ̣t cách rõ ràng tầm nhìn hiện
tại của lưu vực sông Mê Kông: "Một lưu vực sông Mê Kông thịnh vượng về
kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường.” và đưa ra tầm nhìn
của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế: “Một tổ chức lưu vực sông có tầm cỡ trên
thế giới, tự chủ về tài chính, phục vụ cho các quốc gia Mê Kông đạt được tầm
nhìn của Lưu vực”.

Tuyên bố chung Hua Hin đã đánh giá vai trò , sứ mệnh của Ủy hô ̣i sông
Mê Kông quố c tế : “Thúc đẩy và điều phối sự quản lý và phát triển bền vững
tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan khác vì lợi ích chung của các
nước và phúc lợi của người dân”.
Trên cơ sở đánh giá đươ ̣c các thách thức mà các quố c gia trong lưu vực
sông Mê Kông sẽ phải đố i mă ̣t “... bao gồm gia tăng dân số và tăng trưởng
kinh tế mạnh mẽ . Chúng tôi cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác để giải quyết những
thách thức cấp bách trong Lưu vực Mê Kông , bao gồm: giảm nhẹ thiệt hại về
người và tài sản do lũ lụt và thiê ̣t hại do hạn hán ; kết hợp xem xét tính bền
vững trong phát triển thuỷ điện; đảm bảo quản lý hiệu quả nước cho nông
nghiệp, đặc biệt như là một phần trong chiến lược quản lý hạn ; chuẩn bị các
biê ̣n pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để giải quyết những nguy cơ cao về
đói nghèo và mất an ninh lương thực trong các cộng đồng dễ bị tổn thương;
quản lý sự suy giảm chất lượng nước , mất các vùng ngập nước và nạn phá
rừng có thể gây ra những rủi ro đối với đa dạng sinh học và sinh kế người
dân; quản lý hiệu quả hơn nguồn thuỷ sản tự nhiên hiếm có của lưu vực , và
hạn chế các rủi ro liên quan đến phát triển giao thô ng thủy trong Lưu vực” .
Từ đó , việc hợp tác hơn nữa trong thời gian tới giữa Chính phủ các nước
thành viên là rất cần thiết nhằm tối ưu hoá việc sử dụng đa mục tiêu tài
nguyên nước và vì lợi ích chung của tất cả các nước ven sông, để tránh bất kỳ
tác động bất lợi nào do các hiện tượng tự nhiên và con người gây ra, và bảo
vệ giá trị lớn lao của các hệ sinh thái tự nhiên và cân bằng sinh thái.

Các quốc gia thành viên mong muốn Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế tập
trung vào các ưu tiên sau:

 Phê chuẩn và th ực hiện Chiến lược Phát triển lưu vực dựa trên Quản lý
Tổ ng hơ ̣p Tài nguyên nước;
 Tăng cường các nỗ lực để bảo vệ hiê ̣u quả người dân khỏi nguy cơ lũ lụt ,
hạn hán và nước biển dâng bao gồm thiết lập các hệ thống dự báo và cảnh
báo trên toàn lưu vực;
 Hỗ trợ một khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm khuyến khích vận tải và
thương ma ̣i đường thuỷ;
 Nghiên cứu và giải quyế t các mối đe dọa đến sinh kế do biến đổi khí hậu
và hợp tác với các đối tác vùng khác trong giải quyết ô nhiễm khói bu ̣i;
 Giám sát và áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng nước ở các khu
vực ưu tiên của Lưu vực;
 Sử dụng bền vững hiện tại và trong tương lai nguồn tài nguyên nước và tài
nguyên liên quan, đa dạng thuỷ sinh, đất ngập nước và tài nguyên rừng
trong Lưu vực;
 Xác định và đưa ra khuyến cáo về các cơ hội và thách thức của phát triển
thuỷ điện và các cơ sở hạ tầng khác trong Lưu vực, đặc biệt các rủi ro đối
với nỗ lực bảo vệ an ninh lương thực và sinh kế;
 Tiếp tục cải thiện việc thực hiện các Thủ tục trao đổi và chia sẻ thông tin
số liệu; Thủ tục theo dõi sử dụng nước; Thủ tục thông báo, trao đổi trước
và thoả thuận và Thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính và hoàn tất
Thủ tục chất lượng nước;
 Tìm hiểu và xác định các cơ hội mở rộng hợp tác với các đối tác đối thoại
và đối tác phát triển hiện tại của Uỷ hội ; đă ̣c biê ̣t trong giải quyế t các vấ n
đề về tài nguyên nước và thách thức biến đổi khí hậu , cũng như xác đinh
̣
các đối tác phát triển mới và các bên liên quan khác.
1.2.3.4. Thông qua Ủ y hô ̣i sông Mê Kông

Ủy hội sông Mê Kông (MRC) đươ ̣c thành lâ ̣p trên cở sở Hiê ̣p đinh
̣ về
hơ ̣p tác phát triể n bề n vững lưu vực sông Mê Kông năm 1995 đánh dấ u đươ ̣c
sự thố ng nhấ t giữa các quố c gia thành viên trong viê ̣c thà nh lâ ̣p mô ̣t cơ quan
chung để điề u hành, quản lý và giám sát việc khai thác chung sông Mê Kông .
Ủy hội sông Mê Kông có tư cách của một tổ chức quốc tế , bao gồ m cả viê ̣c
thỏa thuận và thực hiện nghĩa vụ với các nhà tài t rơ ̣ hoă ̣c cô ̣ng đồ ng quố c tế
(Điề u 11 – Hiê ̣p đinh
̣ Mê Kông 1995).

Cơ cấ u tổ chức của Ủy hô ̣i sông Mê Kông gồ m có ba cơ quan thường
trực là: 1. Hô ̣i đồ ng; 2. Ủy ban Liên hợp; 3. Ban thư ký.

Campuchia Lào Thái Lan Việt Nam


Hộ i đồng

(Cấp bộ trưở ng)

Các nhà tài trợ Ủy ban sông

Mê Kông

quốc gia

Ủy ban Liên hợp (Cấp


vụ trưởng hoặc cao
hơn)

Ban Thư ký Ủy hội sông


Mê Kông

Sơ đồ 1: Tổ chức Ủy hội sông Mê Kông quố c tế

(Nguồn: Ủy hội sông Mê Kông)

+ Hội đồ ng của Uỷ hội sông Mê Kông

̣ cao nhấ t của Ủy hô ̣i . Thành viên Hội


Hô ̣i đồ ng là cơ quan quyế t đinh
đồ ng gồ m mô ̣t thành viên ở cấ p Bô ̣ và trong nô ̣i các (không thấ p hơn cấ p Thứ
trưởng) ở mỗi quốc gia ven sông tham gia Hiệp định và là người có thẩm
quyề n ra quyế t đinh
̣ thay mă ̣t Chiń h phủ miǹ h (Điề u 15).
Chủ tịch Hội đồng sẽ có nhiệm kỳ một năm và luân phiên theo vần chữ
cái tên của các quốc gia tham gia. Hô ̣i đồ ng sẽ ho ̣p thường kỳ it́ nhấ t mỗi năm
mô ̣t lầ n và có thể triê ̣u tâ ̣p ho ̣p không chiń h thức khi cầ n thiế t hoă ̣c theo yêu
cầ u của mô ̣t quố c gia thành viên . Hô ̣i đồ ng có thể mời các quan sát viên tham
dự các phiên họp nếu thấy thích hợp.

Hô ̣i đồ ng có các chức năng cu ̣ thể :

- Ra các chính sách , quyế t đinh


̣ và các chỉ đa ̣o cầ n thiế t liên quan đế n
viê ̣c thúc đẩ y , hỗ trơ ̣ , hơ ̣p tác và điề u phố i trong các hoa ̣t đô ̣ng và dự án
chung trên tinh thầ n xây dựng và cùng có lơ ̣i nhằ m phát triể n bề n vững , sử
dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của
lưu vực sông Mê Kông , bảo vệ môi trường và các điều kiện thủy sinh trong
lưu vực ,

̣ các vấ n đề chiń h sau : thông qua quy chế của Ủy ban Liên
- Quyế t đinh
hơ ̣p và quy chế sử du ̣ng nước và chuyể n nước ra ngoài lưu vực và các dự án /
chương trin
̀ h lớn thuô ̣c quy hoa ̣ch này ; lâ ̣p ra các hướng dẫn về tài trơ ̣ và trợ
giúp kỹ thuật cho các dự án và chương trình phát triển và nếu thấy cần thiết
mời các quố c gia tài trơ ̣ điề u phố i các hoa ̣t đô ̣ng hỗ trơ ̣ của ho ̣ ta ̣i phiên ho ̣p
nhóm tư vấn các nhà tài trợ,

- Tiế p nhâ ̣n, xem xét và giải quyết các vấn đề, các khác biệt và bất đồng
do bấ t kỳ ủy viên nào trong Hô ̣i đồ ng , Ủy ban Liên hợp hoặc bất kỳ quốc gia
thành viên nào trình lên về các vấn đề nảy sinh từ Hiệp định này.

+ Ủy ban Liên hợp

Ủy ban Liên hơ ̣p là cơ quan điề u hành của Hô ̣i đồ ng với thành phầ n
bao gồ m mô ̣t thành viên của mỗi quố c gia tham gia , cấ p không thấ p hơn
lãnh đạo Vụ /Cục với ít nhất mỗi năm 2 phiên ho ̣p thường kỳ và có thể triê ̣u
tâ ̣p các phiên ho ̣p bấ t thường khi cầ n thiế t , hoă ̣c theo yêu cầ u của mô ̣t quố c
gia thành viên .

Uỷ ban Liên hợp có các chức năng cụ thể sau:

- Thực hiê ̣n các chính sách và quyế t đinh


̣ của Hô ̣i đồ ng và các nhiê ̣m
vụ khác do Hội đồng giao.

- Lâ ̣p quy hoa ̣ch phát triể n lưu vực và đinh


̣ kỳ xem xét và sửa đổ i nế u
cầ n thiế t ; trình Hội đồng thông qua quy hoạch phát triển lưu vực và các dự
án/chương trin
̀ h phát triể n chung đươ ̣c thực hiê ̣n theo quy hoa ̣ch và tráo đổ i
trực ti ếp với các nhà tài trợ hoặc thông qua phiên họp nhóm tư vấn để tìm
kiế m tài trơ ̣ và hỗ trơ ̣ kỹ thuâ ̣t cầ n thiế t để thực hiê ̣n các dự án /chương trin
̀ h.

- Thường xuyên thu nhâ ̣p, câ ̣p nhâ ̣t và trao đổ i các thông tin và số liê ̣u.

- Tiế n hành các nghiên cứu và các đánh giá thić h hơ ̣p để bảo vê ̣ môi
trường và duy trì cân bằ ng sinh thái của lưu vực sông Mê Kông.

- Phân công nhiê ̣m vu ̣ và giám sát các hoa ̣t đô ̣ng của Ban thư ký và các
chính sách, quyế t đinh,
̣ dự án và chương triǹ h ; thông qua chương triǹ h công
tác hàng năm do Ban Thư ký chuẩn bị.

- Xem xét giải quyế t các vấ n đề và khác biê ̣t có thể nảy sinh giữa các
kỳ họp của Hội đồng do một ủy viên Ủy ban Liên hợp hoặc mô ̣t quố c gia
thành viên đưa ra liên quan đến các vấn đề nảy sinh và khi cần thiết trình lên
Hô ̣i đồ ng.

- Xem xét và thông qua các nghiên cứu và chương triǹ h đào ta ̣o nhân
lực cho các quố c gia thành viên đang thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng liên quan và
cầ n thiế t trong lưu vực sông Mê Kông.

- Kiế n nghi ̣lên Hô ̣i đồ ng thông qua cơ cấ u tổ chức , điề u chỉnh và cấ u
trúc lại Ban thư ký.
+ Ban thư ký

Ban thư ký là cơ quan thường trực đảm bảo các dich
̣ vu ̣ hành chí nh và
kỹ thuật cho Hội đồng và Ủy ban Liên hợp , đă ̣t dưới sự điề u hành của Ủy ban
Liên hơ ̣p, có trụ sở tại Phnom Pênh, Campuchia.

Chức năng và nhiê ̣m vu ̣ của Ban thư ký:

̣ và nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c Hô ̣i đồ n g và Ủy ban Liên


- Thực hiê ̣n các quyế t đinh
hơ ̣p giao,

- Cung cấ p các dich


̣ vu ̣ kỹ thuâ ̣t , quản lý tài chính và tư vấn theo yêu
cầ u của Hô ̣i đồ ng và Ủy ban Liên hơ ̣p,

- Giúp Ủy ban Liên hợp trong việc thực hiện và quản lý dự án và
chương trin
̀ h,

- Duy trì cơ sở dữ liệu và thông tin,

- Chuẩ n bi ̣cho các phiên ho ̣p của Hô ̣i đồ ng và Ủy ban Liên hơ ̣p

Lãnh đạo Ban thư ký là Cán bộ điều hành trưởng do Hội đồng bổ
nhiê ̣m theo đề nghi ̣của Ủy ban Liên hơ ̣p . Giúp việc cho Cán bộ đ iề u hành
trưởng có mô ̣t Trơ ̣ lý do Cán bô ̣ điề u hành trưởng cử với sự chấ p thuâ ̣n của
Ủy ban Liên hợp.

Ủy hội sông Mê Kông có quy chế hoạt động riêng biệt và được cụ thể
hóa theo “Hiê ̣p đi ̣nh hoạt động của Ủy hội sông Mê K ông quố c tế ” đươ ̣c ký
kế t ngày 26/4/2000. Trong nô ̣i dung của Hiê ̣p đinh
̣ khẳ ng đinh
̣ rấ t rõ tư cách
pháp lý của Ủy hội là một tổ chức liên Chính phủ.

Như vâ ̣y, Ủy hội sông Mê Kông được bốn quốc gia thành lập năm 1995
thực sự là một tổ chức quốc tế , đa ̣i diê ̣n cho các quố c gia để quản lý có hiê ̣u
quả tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông. Khác với Ủy ban Mê Kông 1957
và Ủy ban lâm thời Mê Kông 1978, Ủy hội sông Mê Kông 1995 có một cơ
̉ h. Cơ quan cao nhấ t của Ủy hô ̣i là Hô ̣i đồ ng , Hô ̣i đồ ng
cấ u tổ chức hoà n chin
có quyền thay mặt chính phủ các quốc gia thanh viên ra những quyết định
trong viê ̣c sử du ̣ng và quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông. Dưới Hô ̣i đồ ng
là Ủy ban Liên hợ p, cơ quan thực hiê ̣n những chính sách , quyế t đinh
̣ của Hô ̣i
đồ ng. Hô ̣i đồ ng vả Ủy ban Liên hơ ̣p hoa ̣t đô ̣ng thông qua các kỳ ho ̣p . Cơ
quan thường trực của Ủy hô ̣i là Ban thư ký dưới sự chỉ đa ̣o của mô ̣t Cán bô ̣
điề u hành trưởng.

Trong các khuôn khổ hợp tác vùng hiện nay trong lưu vực sông Mê
Kông, MRC là tổ chức có lịch sử hợp tác lâu dài nhất, có mạng lưới giám sát,
hỗ trợ kỹ thuật ổn định, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan,
đồng thời là tổ chức có chức năng xây dựng các khung pháp lý vùng, bao gồm
những quy chế có tính ràng buộc cao đối với các quốc gia thành viên về chia
sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên nước và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh
thái lưu vực sông bên cạnh chức năng thúc đẩy các dự án phát triển chung.

Với chức năng xây dựng các khung pháp lý vùng, Ủy hội sông Mê
Kông đã ban hành được khung pháp lý quốc tế mới bao gồm:
 Thủ tục trao đổi và chia sẻ thông tin số liê ̣u 2001 (PDIES);
 Thủ tục về theo dõi sử dụng nguồn nước 2003 (PWUM);
 Thủ tục thông báo, tham vấ n trước và thỏa thuâ ̣n 2003 (PNPCA);
 Thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính 2006 (PMFMS); và
 Thủ tục về chất lượng nước 2011.
Các văn kiện trên là những công cụ pháp lý quan trọng để các quốc gia
thành viên của Ủy hội thực hiện tốt cam kết đã ký trong Hiệp định Mê Kông
1995.

Trong hơn 15 năm qua, Ủy hội sông Mê Kông đã đạt được những thành
quả nổi bật: Xây dựng khung pháp lý sử dụng tài nguyên nước và tăng cường
đối thoại về phát triển tài nguyên nước trong vùng, đặc biệt thúc đẩy quá trình
quy hoạch toàn lưu vực có tính điều phối thông qua quản lý tổng hợp tài
nguyên nước; nghiên cứu thủy sản và đa dạng sinh học thủy sinh, đưa ra hỗ
trợ quyết định môi trường; mở rộng và tăng cường mạng giám sát, xây dựng
cơ sở dữ liệu, thúc đẩy quản lý và giảm nhẹ tác động của lũ lụt và hạn hán;
giúp các quốc gia thành viên mở rộng các cơ hội thương mại quốc tế thông
qua phương tiện giao thông thủy an toàn, hiệu quả hơn và các khuôn khổ pháp
lý cho giao thông thủy xuyên biên giới, xác định sự cân bằng giữa các cơ hội
và nguy cơ của các dự án thủy điện đang được kiến nghị , khởi động quá trình
giúp đỡ người dân trong lưu vực để thích ứng với biến đổi khí hậu ; mở rộng
hợp tác giữa Ủy hô ̣i sông Mê Kông với các đối tác khu vực , vùng và quốc tế,
bao gồm, các đối tác đối thoại (Trung Quốc và Mianma) và các đối tác phát
triển khác.

Với những thành tựu quan tro ̣ng đã đa ̣t đươ ̣c chúng ta thấ y rõ vai trò
của Ủy hội sông Mê Kông trong quản lý và khai thác chung tài nguyên nước
phục vụ cho lơ ̣i ić h chin
́ h đáng của các quố c gia lưu vực sông Mê Kông . Tuy
nhiên, Ủy hội sông Mê Kông còn có một số hạn chế sau:

̣ Mê Kông 1995 đã trao cho Ủy hô ̣i có quyề n giải


Thứ nhấ t : Hiê ̣p đinh
quyế t những tranh chấ p và bấ t đồ ng l iên quan đế n viê ̣c thực hiê ̣n và giải thić h
̣ thông qua Hô ̣i đồ ng và Ủy ban Liên hơ ̣p . Khi có bấ t đồ ng và tranh
Hiê ̣p đinh
chấ p nảy sinh, Ủy hội phải cố giải quyết vấn đề đó trong trường hợp “Ủy hội
không thể giải quyế t khác biê ̣t và bấ t đồ ng trong thời hạn nhấ t đi ̣nh , vấ n đề
đó phải được ki ̣p thời trình lên các Chính phủ để giải quyế t bằ ng thương
lượng thông qua kênh ngoại giao ...” (Điề u 35). Như vâ ̣y, trên thực tế Ủy hô ̣i
chỉ có quyền xem xét vấ n đề bấ t đồ ng và tranh chấ p có thể đươ ̣c giải quyế t
kịp thời không, sau đó Ủy hô ̣i chuyể n cho Chiń h phủ các quố c gia thành viên .
Hiê ̣p đinh ̣ Hô ̣i đồ ng và Ủy ban Liên hơ ̣p đươ ̣c
̣ Mê Kông 1995 không quy đinh
ra những phán quyế t về tranh chấ p , bấ t đồ ng và giá tri ̣pháp lý của những
phán quyết này như thế nào . Vì vậy, Ủy hội sông Mê Kông sẽ gặp khó khăn
khi thực hiê ̣n quyề n ha ̣n này.

Thứ hai: Hiê ̣p đinh ̣ Ủy ban Liên hơ ̣p


̣ Mê Kông 1995 không quy đinh
của Ủy hô ̣i có quyề n thành lâ ̣p Ban kiể m soát các dự án sử du ̣ng tài nguyên
nước. Ban này sẽ giúp Ủy ban Liên hơ ̣p quản lý và theo dõi các dự án có thực
hiê ̣n theo đúng kế hoa ̣ch mà các quố c gia đã thông báo cho Ủy ban Liên hơ ̣p
hay không.

Thứ ba: Hiê ̣p đinh


̣ Mê Kông 1995 quy đinh
̣ mỗi dự án sử du ̣ng nước
phải thông báo cho Ủy ban Liên hợp của Ủy hội sông Mê Kông và tùy theo
dự án sử du ̣ng hay chuyể n nước trong mùa khô và mùa mưa , Ủy ban Liên hợp
có quyề n quyế t đinh
̣ hoă ̣c chấ p thuâ ̣n dự án đó . Tuy nhiên , Hiê ̣p đinh
̣ Mê
Kông 1995 cũng không quy định trong trường hợp Ủy ban Liên hợp sau khi
nhâ ̣n đươ ̣c thông báo , nghiên cứu thấ y dự án có khả năng vi pha ̣m nguyên tắ c
̣ thì Ủy ban
sử du ̣ng công bằ ng, hơ ̣p lý tài nguyên nước hay vi pha ̣m Hiê ̣p đinh
Liên hơ ̣p có quyề n ra quyế t đinh
̣ điǹ h chỉ viê ̣c thực hiê ̣n dự án.

Thứ tư: Hiê ̣p đinh


̣ Mê Kông 1995 chưa được Trung Quốc và Mianma
phê chuẩn tham gia nên việc vắng mặt hai quốc gia này trong thành phần Ủy
hô ̣i sông Mê Kông sẽ khiến những nỗ lực của Ủy hội trở nên khó khăn hơn
với lý do là những cam kết ràng buộc giữa các thành viên của Ủy hội là hoàn
toàn không có hiệu lực đối với Trung Quốc và Mianma. Vì hai quốc gia này
có một phần lãnh thổ nằm phần thượng nguồn lưu vực, đóng góp gần 18%
tổng lượng dòng chảy sông Mê Kông nhưng không tham gia cơ chế hợp tác
Mê Kông. Đặc biệt là Trung Quốc đã và đang phát triển mạnh hàng loạt các
công trình hồ chứa thủy điện lớn trên dòng chính sông Mê Kông , gây ra
những quan ngại và tác đô ̣ng tiêu cực cho các quốc gia hạ lưu . Bên cạnh đó ,
các quốc gia thành viên Ủy hô ̣i sông Mê Kông cũng thiếu nguồn lực trong
việc giải quyết các vấn đề liên quan đến những tác động, hậu quả do việc xây
dựng các đập thủy điện, tình trạng ô nhiễm...
Những ha ̣n chế trên của Ủy hô ̣i sông Mê Kông là những kiế n nghi ̣về
viê ̣c hoàn thiê ̣n Ủy hô ̣i để Ủy hô ̣i thực sự là mô ̣t thể chế quố c tế đảm bảo sự
hơ ̣p tác khai thác chung tài nguyên nước sông Mê Kông vì lơ ̣i ić h thực sự
giữa các quố c gia thành viên.

Ngoài ra, các điều ước quốc tế song phương và đa phương về sử dụng
nước là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n lớn nhấ t trong các điề u ước về sử du ̣ng các nguồ n nước
quố c tế . Các điều ước này có thể phân thành các nhóm chủ yếu như sau:

- Các hiệp định khung thành lập ủy ban chung để tạo điều kiện thuận
lơ ̣i cho viê ̣c trao đổ i thông tin và tham khảo về nguồ n nước , hoă ̣c liên quan
đến nguồn nước, đươ ̣c chia sẻ;

- Các hiệp định về quản lý tổng hợp một lưu vực nguồn nước quốc tế;

- Các hiệp định về nghiên cứu các sử dụng tiềm tàng và phát triển
nguồ n nước, hoă ̣c lưu vực sông quố c tế ;

- Các hiệp định về cách sử dụng cụ thể của mô ̣t nguồ n nước hay lưu
vực quố c tế cho các mu ̣c đić h giao thông, đánh cá, thủy lợi, thủy điện;

- Các hiệp định về kiểm soát các loại tác động bất lợi về nước (lũ lụt,
xói mòn, nhiễm mă ̣n) của một lưu vực nguồn nước quố c tế ;

- Các hiệp dịnh về kiểm soát chất lượng nước và bảo vệ môi trường của
nguồ n nước quố c tế ;

- Các hiệp định về trợ giúp kỹ thuật và tài chính giữa các nhà tài trợ ,
các tổ chức quốc tế và một quốc gia lưu vực;

Với sự đa da ̣ng của các điề u ước song phương trên chúng ta thấ y rõ
đươ ̣c vai trò chủ đa ̣o của các điề u ước đó trong viê ̣c thúc đẩ y hơ ̣p tác và giải
quyế t những bấ t đồ ng giữa các quố c gia liên quan , nảy sinh trong quá trình sử
dụng các nguồn nước quốc tế . Trong số các loa ̣i điề u ước đươ ̣c liê ̣t kê ở trên
thì có thể kể đến các Hiệp ước Sarada (1920); Hiệp ước Kosi (1954); Hiệp
ước Gandak (1959) giữa Ấn Độ và Nepal ; Hiê ̣p ước 1960 về lưu vực s ông
Indus giữa Ấn Đô ̣ và Pakitxtan ; Hiệp ước sông Hằng 1977 giữa Ấn Độ và
Bangladesh; Hiê ̣p ước 1977 về lưu vực sông Kagera ; Hiê ̣p ước 1978 về hơ ̣p
tác trong việc sử dụng sông Amazon ; Hiê ̣p ước 1980 về cơ quan quyề n lực
sông Niger; ) đến Thỏa thuận sử dụng nước và năng lượng lưu vực Syr Darya
giữa Kazakhstan và Uzbekistan...

Nhìn chung lại với sự phát triển của các quan hệ quốc tế về hợp tác
khai thác chung các nguồ n nước quố c tế thông qua viê ̣c ký kế t các điề u ước
quố c tế khu vực , điề u ước quố c tế lưu vực hay điề u ước quố c tế song phương
là một tất yếu và là sự lựa chọn hữu hiệu nhất để giải quyết các mâu thuẫn ,
bấ t đồ ng trong viê ̣c chia sẻ tài nguyên nước của các quố c gia ven cá c nguồ n
nước quố c tế , đă ̣c biê ̣t trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay khi nước là tài nguyên số ng
còn của các quốc gia trên thế giới và cũng không loại trừ các quốc gia lưu vực
sông Mê Kông. Đứng trước thách thức đó , đòi hòi các quố c g ia lưu vực sông
Mê Kông phải cam kế t ma ̣nh mẽ hơn nữa trong viê ̣c thực thi các điề u ước đã
ký kết và tiến hành xây dựng các điều ước quốc tế mới phù hợp với xu thế
mới trong quan hê ̣ hơ ̣p tác khai thác chung lưu vực sông Mê Kông.
Chƣơng 2

THƢ̣C TRẠNG KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG

GIƢ̃ A CÁC QUỐC GIA TRONG LƢU VƢ̣C

2.1. Pháp luật một số nƣớc hạ lƣu vực sông Mê Kông

2.1.1. Pháp luật của Lào

Có thể khẳng định rằng phần quan trọng nhất của tài nguyên nước
sông Mê Kông nằm ở lãnh thổ của Lào . Chính vì vậy , trong hê ̣ thố ng pháp
luâ ̣t của Lào cũng đã ban hành các quy pha ̣m pháp luâ ̣t về khai thác và
quản lý tài nguyên nước nói chung , trong đó có nguồ n nước sông Mê
Kông. Cụ thể là Luâ ̣t nước và tài nguyên nước đươ ̣c Quố c hô ̣i thông qua
ngày 11/10/1996. Tại Chương VIII về Hợp tác quốc tế liên quan đến việc sử
dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển nước và tài nguyên nước có quy đinh
̣ cu ̣
thể :

“Điều 44. Phát triển và Quản lý nước và tài nguyên nước giữa các
nước

Việc khai thác, sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước
và nước giữa các quốc gia phải được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế
và điều ước quốc tế đã ký kết và các công ước ví như : việc sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước và nước giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và các nước
láng giềng phải được thực hiện dựa trên sự công bằng, hợp lý, bình đẳng và
tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự chủ.

Điều 45. Giải quyết các tranh chấp giữa các nước liên quan đến
nước và tài nguyên nước

Tranh chấp phát sinh giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với các
nước láng giề ng liên quan đến khai thác , sử dụng, quản lý, bảo vệ tài nguyên
nước và nước và phòng ngừa thiệt hại nước phải được giải quyết thông qua
Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Chính phủ của các quốc gia
có liên quan dựa trên tình hữu nghị và bình đẳng bằ ng các kênh ngoại giao
và theo quy định của điều ước quốc tế được ký kết và công nhận bởi Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào…”

2.1.2. Pháp luật của Campuchia

Cũng giống như quốc gia Lào , Campuchia cũng là thành viên của Ủy
hô ̣i sông Mê Kông vì vâ ̣y Campuchia luôn cam kế t tuân thủ các điề u ước mà
mình đã ký kết với các quốc gia trong lưu vực và đồng thời cũng được nô ̣i
luâ ̣t hóa bằ ng các quy pha ̣m pháp luâ ̣t cu ̣ thể như : Luâ ̣t quản lý tài nguyên
nước ngày 29/6/2007 có quy định: “Vương quốc Campuchia có các quyền và
nghĩa vụ tham gia trong việc sử dụng , phát triển và quản lý cũng như chia sẻ
công bằng và hợp lý của các lưu vực sông quốc tế trong lãnh thổ của mình ,
phù hợp với các nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mà Campuchia là
thành viên.

Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng sẽ đặc biệt chú ý đến việc sử dụng tối
ưu và hiệu quả của lưu vực sông Mê Kông trong tất cả các lĩnh vực bao gồm
điều hướng và giao thông vận tải , phù hợp với các nguyên tắc quản lý tài
nguyên nước tổ ng hợp” (Điề u 34).

Ngoài ra, các quy định liên quan đến tài nguyên nước của Campuchia
cũng được quy định cụ thể như: Hiến pháp mới của Vương quốc Campuchia
1993 (Điều 58 và Điề u 59); Luật Bảo vệ môi trường và Quản lý tài nguyên
thiên nhiên năm 1996 (Điều 8); Luật Quản lý Thủy sản 2005; Thông tư số 01
ngày 11 tháng 01 năm 1999 về "Chính sách thực hiện bền vững hệ thống thủy
lợi ", và Nghị định Hoàng gia về Quản lý lưu vực sông năm 1999…

2.1.3. Pháp luật của Thái Lan


Hiê ̣n ta ̣i , pháp luật của Thái Lan chưa có đạo luật cụ thể nào về tài
nguyên nước . Trong Hiến pháp của Thái Lan quy định rằng nhà nước ban
hành chính sách với liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bao
gồm cả nước. Nhà nước có thẩm quyền quy định các quy tắc thiết kế để hỗ trợ
và phát triển việc sử dụng bền vững tài nguyên nước; đảm bảo người dân có
đủ nước cho nông dân; giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện điều kiện ảnh hưởng
đến sức khỏe, phúc lợi và chất lượng cuộc sống. Hiến pháp quy đinh
̣ rằng
công chúng sẽ có cơ hội tham gia vào sự phát triển của các chính sách và quy
định về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Hiê ̣n nay, các bản dự thảo Luật Tài nguyên nước của Thái Lan đề u
đươ ̣c đưa ra lấ y ý kiế n và quy định rằng nước thuộc phạm vi công cộng và
người sử dụng được hưởng các nước trên đất của họ. Quyền nước có thể được
giao dịch, ngoại trừ trong thời gian hạn hán, khi Chính phủ có thể hạn chế sử
dụng nước. Dự thảo luật tài trợ mọi người quyền nước cho sử dụng trong
nước cơ bản trong khi thúc đẩy quản lý tốt, sử dụng bền vững và hiệu quả; và
phát triển, bảo vệ, phục hồi và bảo tồn tài nguyên nước. Dự thảo Luật cũng
quy định về sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý tài nguyên và
thành lập các tổ chức nước ở cấp quốc gia, lưu vực sông và tiểu lưu vực, bao
gồm cả các tổ chức sử dụng nước.

Chính phủ Thái Lan đã tái cơ cấu quản trị của ngành nước và thành lập
Ủy ban lưu vực sông, nhưng vẫn chưa ban hành một đạo luật nước toàn
diện. Rào cản trong việc áp dụng pháp luật đã có những lo ngại về việc thiếu
sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình này vì chưa có mô ̣t văn bản
pháp lý chính thức nào để các bên thực hiện. Điề u này đòi hỏi Chiń h phủ Thái
Lan càng phải quyế t tâm hơn nữa để ban hành mô ̣t đa ̣o luâ ̣t về nước trong giai
đoa ̣n hơ ̣p tác khai thác chung nguồ n nước sông Mê Kông.

2.1.4. Pháp luật Việt Nam


Có thể khẳng định rằng , ngay sau khi Viê ̣t Nam tham gia ký kế t điề u
ước lưu vực trong hợp tác khai thác chung sông Mê Kông với “Tuyên bố
chung về nguyên tắ c sử dụng nước ở hạ lưu vực sông Mê Kông 1975” thì đã
triể n khai viê ̣c thành lâ ̣p Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam. Ngày 18/8/1978,
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định thành lập Ủy ban sông Mê
Kông Việt Nam dưới sự chỉ đa ̣o trực tiế p của Bô ̣ trưởng Thủy lơ ̣i. Tiế p đó ,
khi Viê ̣t Nam tham gia ký kế t “Hiệp định về Hợp tác phát triển bền vững lưu
vực sông Mê Kông” với các nước Campuchia , Lào, Thái Lan , Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 860/TTG ngày 30/12/1995 về chức
năng nhiê ̣m vu ̣, quyề n ha ̣n và tổ chức bô ̣ máy của Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t
Nam. Đồng thời, ngày 28/3/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 186/TTG về viê ̣c tăng cường thực hiê ̣n Hiệp định về Hợp tác phát triển bền
vững lưu vực sông Mê Kông. Trong thời kỳ từ 1995 – 2010 với hoạt động của
mình, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã đóng góp đáng k ể vào hoạt động
chung của quốc gia và Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, tích cực phối hợp với
các cơ quan trong nước đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên nước, giám sát
số lượng và chất lượng nước xuyên biên giới; đẩy mạnh việc lồng ghép các
hoạt động của Mê Kông vào hợp tác song phương và đa phương...; đóng góp
tích cực vào việc xây dựng chiến lược của Ủy hội để thực hiện Hiệp định Mê
Kông 1995; đàm phán và ký kết Bộ Quy chế về sử dụng nước; tích cực thúc
đẩy các hoạt động của Ủy hội; và thực hiện các chương trình và dự án then
chốt của Ủy hội.

Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ mới, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam thay thế
Quyế t đinh
̣ số 860/TTG.

Theo Quyết định 114/QĐ-TTg, Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam là tổ


chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý hoạt
động hợp tác với Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế nhằm phát triển, sử dụng, bảo
vệ tài nguyên nước và các tài nguyên khác liên quan trên toàn lưu vực sông
Mê Kông nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên thuộc lưu
vực sông Mê Kông nói riêng với các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược hoạt động của Ủy ban sông
Mê Kông Việt Nam; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo các hoạt động hợp tác với Ủy hội sông Mê Kông quốc tế; các
chương trình, dự án về phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên khác liên quan trên phạm vi lưu vực
sông Mê Kông.

- Làm đầu mối hợp tác với các quốc gia thành viên để cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông.

- Phối hợp theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển
bền vững tài nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên khác liên quan của lưu
vực sông Mê Kông; bảo vệ quyền lợi của Việt Nam thông qua quy hoạch tổng
thể và các dự án hợp tác Mê Kông toàn lưu vực, đặc biệt là các dự án trên
dòng chính; tổ chức tuyên truyền về phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và
bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên khác liên quan của lưu vực
sông Mê Kông.

- Làm đầu mối hợp tác với các quốc gia trong lưu vực, các nước, các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đề xuất các
dự án hợp tác quốc tế trên phạm vi lưu vực sông Mê Kông nhằm bảo vệ và
phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan của các nước thành viên và Ban
Thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế quy định quy chế quản lý và thực hiện
các dự án Mê Kông quốc tế; tham gia các cuộc họp của Ủy hội sông Mê Kông
quốc tế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết luận các cuộc họp.

- Tổ chức nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia thượng nguồn tới các
vùng lãnh thổ của Việt Nam có sông Mê Kông chảy qua; tác động của các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong lưu vực sông Mê
Kông có tác động xuyên biên giới khi được Chính phủ giao.

- Tham gia hỗ trợ các địa phương thuộc lưu vực sông Mê Kông quản lý
tổng hợp tài nguyên nước thông qua việc tham gia lập và củng cố các tổ chức
quản lý lưu vực sông trong lưu vực sông Mê Kông tại các vùng này.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan
liên quan phân bổ vốn đối ứng trong các dự án Mê Kông Việt Nam và các dự
án toàn lưu vực mà Việt Nam tham gia; tham gia thẩm định quy hoạch và các
dự án liên quan trong lưu vực sông Mê Kông của các ngành và các tỉnh thuộc
đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Đây chin
́ h là các văn bản pháp lý cụ thể hóa các cam kết mà Việt Nam
đã tham gia ký kế t và khẳng định địa vị pháp lý của Ủy ban sông Mê Kông
Viê ̣t Nam. Ngoài ra , trong hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t quố c gia cũng đề cấ p đế n nô ̣i
dung hơ ̣p tác khai thác chung tài nguyên nước c ũng như trách nhiệm của Việt
Nam đã đươ ̣c ban hành từ rấ t sớm như Luâ ̣t Bảo vê ̣ môi trường năm 1993,
Luâ ̣t Tài nguyên nước năm 1998 và Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chiń h
phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước có quy đinh
̣ cu ̣ thể ta ̣i
Chương VI Quan hê ̣ quố c tế về tài nguyên nước . Tiế p đó Luâ ̣t Bảo vê ̣ môi
trường năm 2005 và đặc biệt là Luâ ̣t Tài nguyên nước 2012 có quy định cụ
thể ta ̣i Chương VII như sau:

“Điều 66. Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
Nhà nước Việt Nam áp dụng những nguyên tắc sau đây trong việc điều
tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia, phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, hợp tác quốc tế và giải
quyết tranh chấp về nguồn nước liên quốc gia:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các
nước có chung nguồn nước;

2. Bảo đảm công bằng, hợp lý và phát triển bền vững trong khai thác, sử
dụng nguồn nước liên quốc gia;

3. Không làm phương hại tới quyền và lợi ích của các nước có chung
nguồn nước phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên;

4. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và
các điều ước quốc tế liên quan.

Điều 67. Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với
nguồn nước liên quốc gia

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt
Nam liên quan đến nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng
hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và
lợi ích của Việt Nam.

3. Ủy ban nhân dân các cấp tại vùng biên giới có nguồn nước liên quốc
gia chảy qua khi phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước,
chất lượng của nguồn nước trên địa bàn phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Tài nguyên
và Môi trường.

Điều 68. Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước

1. Nhà nước Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng,
phát triển tài nguyên nước, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học về tài
nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

2. Nhà nước Việt Nam khuyến khích, hợp tác trao đổi các thông tin có
liên quan đến nguồn nước liên quốc gia; phối hợp nghiên cứu và lập quy
hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phối hợp phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tạo thuận lợi cho việc
quản lý và thực hiện các dự án liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.

3. Nhà nước Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức quốc tế về tài
nguyên nước và các tổ chức lưu vực sông quốc tế có liên quan tới Việt Nam
nhằm thúc đẩy hợp tác, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước
liên quốc gia.

Điều 69. Giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia

Khi giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia có liên
quan đến các nước trong lưu vực sông, các vùng biển thuộc chủ quyền ngoài
việc áp dụng những nguyên tắc quy định tại Điều 66 của Luật này, còn phải
tuân theo những quy định sau đây:

1. Mọi tranh chấp, bất đồng về chủ quyền trong việc điều tra cơ bản,
bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra giữa các nước có chung nguồn nước
trong đó có Việt Nam được giải quyết trên cơ sở thương lượng, phù hợp với
điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
và thông lệ quốc tế.
2. Mọi tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia xảy ra trong
lưu vực sông có tổ chức lưu vực sông quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tham gia được giải quyết trong khuôn khổ tổ chức lưu vực
sông quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Bên cạnh đó, các quy định về hợp tác quốc tế và thực hiện các điều ước
quốc tế về lưu vực sông và tổ chức điều phối lưu vực sông được quy định tại
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về Quản lý
lưu vực sông đã quy đinh
̣ cu ̣ thể về hơ ̣p tác quố c tế và thực hiê ̣n cá c điề u ước
về lưu vực sông ta ̣i Chương VI:
“Điều 28. Hợp tác quốc tế về lưu vực sông
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện
hợp tác quốc tế về lưu vực sông, có nhiệm vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan thực
hiện các thủ tục đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về lưu vực sông theo
quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các cam kết, Điều ước quốc tế liên
quan đến tài nguyên nước; việc thu thập, trao đổi dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước lưu vực sông theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Đại diện cho Chính phủ Việt Nam trong việc chủ trì đàm phán các văn
bản pháp lý quốc tế về tài nguyên nước; tham gia giải quyết các tranh chấp
quốc tế về tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông;
d) Theo dõi tình hình các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các cam kết
quốc tế liên quan đến lưu vực sông mà Việt Nam là thành viên.
2. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:
a) Xây dựng, duy trì, củng cố quan hệ hợp tác quốc tế và thực hiện các
Điều ước quốc tế về lưu vực sông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được phân công;
b) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình hợp tác quốc tế
và thực hiện Điều ước quốc tế về lưu vực sông để Bộ Tài nguyên và Môi
trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 29. Gia nhập tổ chức lưu vực sông quốc tế
1. Việc gia nhập tổ chức lưu vực sông quốc tế được thực hiện theo pháp
luật về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối đại diện cho Chính phủ Việt
Nam tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ về việc cử đại diện tại tổ chức lưu vực
sông quốc tế; quyết định việc cử chuyên gia làm việc tại tổ chức hợp tác lưu
vực sông quốc tế”.
Mô ̣t nô ̣i dung quan trong nữa về quản lý tài nguyên nước nói chung
trong đó có tài nguyên nước biể n đã đươ ̣c Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm
2012 đó là Luâ ̣t Biể n Viê ̣t Nam với mu ̣c tiêu là khai thác bề n vững tài nguyên
biể n đi đôi với viê ̣c giữ gin
̀ , bảo vệ tài nguyên và môi trưởng biển . Đây đươ ̣c
coi là đa ̣o luâ ̣t quan tro ̣ng góp phầ n hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng các quy đinh
̣ p háp
luâ ̣t của Viê ̣t Nam về khai thác tài nguyên nước nói chung.

Song song với việc ban hành các quy định về quản lý tài nguyên nước
trong các văn bản pháp luật có hiệu lực quốc gia thì Việt Nam cùng với các
nước trong lưu vực sông Mê Kông tiến hành ký kết song phương các văn bản
pháp lý thể hiện nội dung về hợp tác khai thác chung tài nguyên nước sông
Mê Kông như: Bản ghi nhớ ký ngày 3/7/2012 tại Phnompenh giữa Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ trưởng Bộ trưởng Tài nguyên
nước và Khí tượng Campuchia, hai nước sẽ cùng thực hiện “Nghiên cứu tác
động thủy điện dòng chính sông Mê Kông tới vùng châu thổ Mê Kông trên
lãnh thổ mỗi nước”. Nghiên cứu sẽ đánh giá tổng hợp về môi trường, kinh tế
và xã hội từ những tác động của các đập thủy điện dòng chính sông Mê Kông
tới các hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội vùng châu thổ Mê Kông. Phía Lào
sẽ được mời cùng tham gia thực hiện nghiên cứu.

Ngoài ra, Viê ̣t Nam cũng đã phê chuẩ n , tham gia, gia nhâ ̣p nhiề u điề u
ước quốc tế về bảo vệ môi trường , trong đó có môi trường nước như : Công
ước về đất ngập nước 1971, Công ước Luâ ̣t Biể n 1982...

Như vâ ̣y, trong hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam luôn có các quy đinh
̣ cu ̣
thể về hơ ̣p tác khai thác nguồ n tài nguyên nước quố c tế nói chung và lưu vực
sông Mê Kông nói riêng . Viê ̣t Nam luôn mong muố n cùng với các quố c gia
trong lưu vực sông Mê Kông tiế n hành khai thác nguồ n nước mô ̣t cách công
bằ ng và hơ ̣p lý . Viê ̣t Nam luôn cam kế t thực hiê ̣n đầ y đủ các quy đinh
̣ miǹ h
đã ký kế t để đảm bảo chính quyề n lơ ̣i của mình.

2.2. Thƣ̣c tiễn khai thác chung dòng sông Mê Kông giƣ̃a các quố c gia
trong lƣu vƣ̣c

2.2.1. Cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung dòng sông Mê
Kông

Sông Mê Kông dài 4.909 km, là con sông Mê Kông dài thứ 12 bắt
nguồn từ trên vùng núi cao 5000 m của cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc.
Tổng diện tích toàn lưu vực là 795.000 km2, gồm một phần chảy qua Trung
Quốc, Mianma, một phần ba chảy qua Thái Lan, toàn bộ Lào và Campuchia,
một phần năm chảy qua lãnh thổ Việt Nam đổ ra Biển Đông [65].

Sông Mê Kông được chia làm hai phần, Thượng lưu vực gồm phần
diện tích nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và Mianma có diện tích 189.000 km 2
(chiếm 24% diện tích lưu vực) và phần Hạ lưu vực, gồm phần diện tích nằm ở
bốn nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có diện tích là 606.000 km2
(chiếm 76% diện tích lưu vực).

Có thể nói rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông Mê
Kông rất đa dạng và dồi dào. Nhưng tài nguyên tự nhiên phân bố không đều
giữa phần tả ngạn và hữu ngạn ở vùng thượng lưu sông Mê Kông. Vùng
Đông Bắc Thái Lan đất rộng nhưng ít nước, trong khi đó quốc gia Lào có
nguồn nước phong phú thì diện tích đất canh tác lại rất hạn chế. Trong phạm
vi lưu vực có 5 vùng hình thái đất đai chính đó là: vùng núi phía Bắc, cao
nguyên Korat, vùng núi phía Đông, vùng Đồng bằng và vùng cao nguyên phía
Nam. Trong đó, mỗi vùng đều có điều kiện địa chất riêng biệt. Các hoạt động
canh tác ở đây là trồng lúa, trồng hoa màu…
Bên cạnh đó, chế độ mưa ở lưu vực sông Mê Kông rất đa dạng. Lượng
mưa trên toàn lưu vực nói chung là nhiều nhưng phân bố không đều khiến cho
tất cả các vùng trong lưu vực hàng năm đều bị hạn hán với mức độ và thời
gian thay đổi theo từng nơi từng năm. Khoảng 88% lượng mưa hàng năm tập
trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình trong hạ lưu
sông Mê Kông trong năm khoảng 1672 mm. Đây được đánh giá là nguồn
nước mưa bổ sung hàng năm dồi dào cho lưu vực sông Mê Kông [20].

Chế độ thuỷ văn của dòng sông Mê Kông rất đặc trưng với tổng diện
tích lưu vực sông Mê Kông là 795.000 km2, thuộc lãnh thổ Trung Quốc ,
Mianma, Lào, Thái Lan , Campuchia và Việt Nam . Trong năm trung bình ,
sông Mê Kông đổ ra biển khoảng 475 tỷ m3, lưu lươ ̣ng trung biǹ h khoảng
15.000 m3/s [65]. Trong số đó, khoảng 18% đổ vào từ thượng lưu với diện
tích bằng 24% toàn lưu vực, và khoảng 55% từ các chi lưu phía tả ngạn thuộc
Lào và Campuchia bao gồm 28% tổng diện tích lưu vực. Vùng Đông Bắc
Thái Lan gồm 19% diện tích lưu vực chỉ cung cấp 10% dòng chảy, các vùng
còn lại của lưu vực với diện tích bằng 29% toàn khu vực, cung cấp 17% dòng
chảy [65].

Những con số nêu trên thể hiện rõ tài nguyên phong phú của lưu vực
sông Mê Kông, đặc biệt là tài nguyên nước sông Mê Kông góp phần rất lớn
tạo nên một vùng nông nghiệp của khu vực Mê Kông trú phú với các vựa lúa
lớn như Thái Lan, Việt Nam.

Không thể phủ nhận được những vai trò to lớn mà sông Mê Kông đem
lại cho các quốc gia có sông chảy qua. Sông Mê Kông quả xứng đáng là mạch
máu chính cho các nước hạ nguồn của nó. Khoảng 70 – 80% lương thực sản
xuất ở các quốc gia Thái Lan, Lào, Mianma và Việt Nam đều lấy nước từ
sông Mê Kông, khoảng 50% diện tích lưu vực sông Mê Kông được sử dụng
để sản xuất nông nghiệp và chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định lưu vực
sông Mê Kông là vựa lúa lớn nhất thế giới với hai cường quốc xuất khẩu lúa,
gạo lớn là Thái Lan và Việt Nam. Gầ n 70 triệu dân dọc theo lưu vực sông Mê
Kông sử dụng nguồn nước này để sản xuất, sinh sống và sinh hoạt hàng ngày.
Do đó, tài nguyên nước sông Mê Kông được khẳng định là quan trọng nhất,
được quan tâm nhiều nhất [51].

Tiềm năng thuỷ điện của sông Mê Kông và các con sông Mê Kông
nhánh của nó là rất dồi dào. Sông Mê Kông xếp thứ 10 trên thế giới về khối
lượng nước. Tiềm năng thuỷ điện của dòng sông ước tính 1000 tỷ KWh/năm
về sản lượng [65]. Trong tiềm năng này, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
chiếm phần lớn nhất, tiếp đến là Mianma, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Dọc theo dòng sông và các sông nhánh của sông Mê Kông có thể xây dựng
hơn 100 nhà máy thuỷ điện lớn và vừa, 14 đập thuỷ điện đã và đang xây dựng
trong lãnh thổ tỉnh Vân Nam có công suất ước tính tổng cộng 20.000 MW
[31]. Và các quốc gia khác cũng đã và đang xây dựng các con đập thuỷ điện
trên dòng sông Mê Kông để phục vụ phát triển kinh tế nhưng có một thực
trạng báo động đã và đang đặt ra là các quốc gia phải ngồi bàn bạc và thống
nhất với nhau để chia sẽ lợi ích và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Ngoài ra, sông Mê Kông còn cung cấp cho các quốc gia đó nguồn lợi thuỷ
sản, giao thông đường thuỷ, du lịch….

Với những đánh giá chung về tiềm năng của sông Mê Kông thì vai trò
của sông Mê Kông lại càng được khẳng định rõ ràng đối với các quốc gia
trong lưu vực.

Phần quan trọng nhất của tài nguyên nước sông Mê Kông nằm ở lãnh
thổ Lào. Quốc gia này có tỷ trọng nước và tiềm năng thủy điện lớn nhất
trong các quốc gia hạ lưu vực với 13.000 MW [31]. Do tiềm năng thủy điện
trên những phụ lưu vực sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Lào lớn cho nên Lào
đã tiến hành sử dụng nước bằng việc xây dựng công trình thủy điện để xuất
khẩu cho một số quốc gia trong lưu vực. Từ đầu thập niêm 70, Lào đã xây
dựng trên phụ lưu vực sông Mê Kông nhà máy thủy điện Nậm Ngừm để
bán điện cho Thái Lan và hiện nay Lào cũng đang triển khai ký kết với các
đối tác bên ngoài để tiến hành thăm dò, xây dựng và khai thác các nhà máy
thủy điện khác.

Đối với Thái Lan, với tốc độ phát triển nền kinh tế của mình, Thái Lan
rất cần đến sức nước của sông Mê Kông để xây dựng thủy điện. Ngoài ra, là
một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cho nên Thái Lan cũng
cần rất nhiều nước để tưới tiêu cho những cánh đồng lớn. Hơn một nửa vùng
đất có thể trồng trọt được của Thái Lan nằm ở vùng Tây Bắc ngoài lưu vực
sông Mê Kông bị thiếu nước. Vùng Đông Bắc Thái Lan là bình nguyên rộng
lớn, có gần 10 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 6 triệu ha đất trồng
lúa, số lượng dân cư đông nhưng mưa ít, đất đai khô cằn, nước ở các phụ lưu
sông Mê Kông khai thác chỉ tưới được khoảng 1 triệu ha [20]. Do đó, hiện
nay Thái Lan đã và đang triển khai kế hoạch phát triển vùng Đông Bắc trong
vài thập kỷ tới, vì vậy sẽ có nhu cầu lớn về việc chuyển nước từ sông Mê
Kông cho những mục đích sử dụng nông nghiệp và công nghiệp.

Phần quan trọng thứ ba về tài nguyên nước sông Mê Kông nằm trên
lãnh thổ Campuchia. Thiên nhiên đã ban tặng cho Campuchia phần lưu vực
sông Mê Kông với nguồn tài nguyên đa dạng về đất và nước (3 triệu ha đất
nông nghiệp, trong đó 1,8 triệu ha trồng lúa) [20]. Campuchia có Biển hồ
thuộc phụ lưu vực sông Mê Kông là nơi điều hòa nước trong mùa lũ và chứa
nước trong mùa khô nên nước này không bị gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của
sông. Ngoài ra Biển hồ chứa một khối lượng cá khổng lồ cung cấp cho người
dân sống xung quanh khu vực và để xuất khẩu.

Đối với Việt Nam, sông Mê Kông đã bồi đắp phù sa hàng năm cho 3,9
triệu ha đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long – hạ lưu châu thổ sông Mê Kông
[32], làm cho chất lượng đất ở đây rất thuận lợi cho cây lúa và các loại cây
nông nghiệp khác phát triển. Chính vì vậy mà khu vực này đã trở thành một
vựa lúa lớn của cả nước, là nguồn lương thực đảm bảo cho an ninh lương thực
quốc gia.
Như vậy, bốn quốc gia lưu vực đếu rất quan tâm đến việc sử dụng tài
nguyên nước sông Mê Kông do những nhu cầu khác nhau. Campuchia cần
nước để tưới; Lào cần nước để xây dựng thủy điện, phát triển nông nghiệp,
công nghiệp; Thái Lan cần nước để tưới cho đất đai ở vùng Đông Bắc; Việt
Nam muốn tăng lưu lượng dòng chảy của nước trong mùa khô để hạn chế sự
xâm nhập mặn vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với các quốc gia ở thượng lưu vực sông Mê Kông gồm có Mianma
và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Đây là các quốc gia đã và đang tiến hành
khai thác triệt để nguồn nước chảy qua quốc gia đó. Riêng Trung Quốc chiếm
phần quan trọng thứ hai về tài nguyên nước sông Mê Kông. Trong hợp tác
khai thác chung sông Mê Kông rất cần có các thông tin quy hoạch khai thác
dòng chính sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Cho đến nay, Trung
Quốc chưa tham gia hợp tác Mê Kông nhưng trên thực tế thì Trung Quốc đã
và đang xây dựng rất nhiều dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông.

Cũng chính do những nhu cầu khác nhau giữa các quốc gia trong lưu
vực sông Mê Kông cho nên mỗi quốc gia có sự quan tâm khác nhau đến quá
trình sử dụng và phát triển tài nguyên nước riêng. So với các quốc gia ở hạ
lưu, Trung Quốc có nền kinh tế phát triển bậc nhất, lại nằm ở vị trí địa lý
thuận lợi là ở đầu nguồn sông Mê Kông nên Trung Quốc có nhiều ưu thế
trong quá trình sử dụng nước. Tiếp đến là Mianma, Lào, Thái Lan,
Campuchia và cuối cùng là Việt Nam. Nước ta ở vị trí địa lý bất lợi nhất, nằm
ở cuối hạ lưu vực sông Mê Kông trước khi chảy ra Biển Đông nên phải gánh
chịu mọi ảnh hưởng của sông, mùa kiệt nước mặn từ biển xâm nhập vào châu
thổ, mùa lũ nước dâng cao ngập cả Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên trong quan hệ quốc tế, lợi ích giữa các quốc gia thường đan
xen với nhau và cùng hợp tác với nhau dựa trên cơ chế thỏa thuận. Quá trình
hợp tác chung khai thác tài nguyên nước sông Mê Kông với đầy đủ bốn nước
thành viên tham gia vào năm 1957 bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam. So với một số lưu vực sông quốc tế khác trên thế giới, lưu vực
sông Mê Kông hợp tác muộn hơn do tình hình bất ổn định về chính trị trong
khu vực. Tuy nhiên, bốn quốc gia đã bước đầu tạo nên một khuôn khổ pháp lý
quốc tế đảm bảo cho việc sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông.

2.2.2. Quá trình hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông

Lưu vực sông Mê Kông có sáu quốc gia cùng chia sẻ tài nguyên nước
chung nhưng hai quốc gia ở thượng lưu là Mianma và Trung Quốc không
đồng ý hợp tác và tham giam ký kết những hiệp định , hiệp ước quốc tế liên
quan đến việc sử dụng tài nguyên nước với bố n quốc gia hạ lưu . Bời vì
Mianma và Trung Quốc cho rằng tài nguyên nước của sông Mê Kông chảy
qua lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền tuyệt đối mà họ được hoàn toàn sử
dụng và khai thác không cần phải có sự đồng ý hay sự hợp tác của các quốc
gia cùng lưu vực. Trung Quốc coi, phần thượng nguồn sông Mê Kông là “nội
thủy”. Và một trong những lý do nữa khiến Trung Quốc không tham gia hợp
tác chính là muốn được phát triển tài nguyên nước một cách tự do , tránh sự
nhòm ngó và can thiệp của các nước hạ lưu. Cho nên sự hợp tác trong lưu vực
sông Mê Kông chỉ diễn ra trong bố n quốc gia hạ lưu là Lào , Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam.

Sự hợp tác giữa bốn quốc gia hạ lưu trong việc khai thác chung nguồn
nước sông Mê Kông được chia làm các giai đoạn sau:

a) Giai đoạn trƣớc năm 1957

Ở thời gian này , giao thông thủy trên sông Mê Kông luôn là vấ n đề
quan tâm hàng đầ u với Thực dân Pháp ở Đông Dương , vì Pháp nhận thấy
sông Mê Kông là cấ u nố i trao đổ i buôn bán và thương ma ̣i giữa các nước
Đông Dương thuô ̣c Pháp với Trung Quố c . Cho nên mô ̣t thời gian sau khi
Pháp xâm lược nước ta từ năm 1863 đến 1926, những hiê ̣p ước do Pháp ký
kế t với Chính phủ Xiêm (Thái Lan ngày nay ) lúc đó chỉ liên quan đến giao
thông thủy. Bắ t đầ u từ năm 1926, những hiê ̣p ước quy đinh
̣ về vấ n đề sử du ̣ng
nước cho mu ̣c đić h khác ngoài giao thông thủy mới dẫn đươ ̣c xuấ t hiê ̣n . Văn
bản pháp lý quốc tế đầ u tiên là Công ước giữa Pháp và Xiêm quy đinh
̣ về
quan hê ̣ của Xiêm với các nước Đông Dương ngày 25/8/1926. Công ước này
quy đinh
̣ các nước Đông Dương và Xiêm đề u có quyề n bắ t đánh cá trên sông
Mê Kông, tuy nhiên các quố c gia c hỉ được sử dụng những công cụ đánh bắt
thủ công và trên tầu cỡ nhỏ.

Công ước Pari về hoa ̣t đô ̣ng giao thông thủy trên sông Mê Kông ngày
29/12/1954 đã quy đinh
̣ mô ̣t nguyên tắ c chung viê ̣c sử du ̣ng nước cho những
mục đích công nghiệ p và nông nghiê ̣p . Điề u 4, Công ước quy đinh
̣ : “Tuân
theo những quy đi ̣nh của hiê ̣p ước về giao thông thủy , các quốc gia ven sông
công nhận cho các quố c gia khác quyề n sử dụng trên lãnh thổ của họ , nước
sông Mê Kông , các phụ lưu và những luồ ng giao thông thủy cho những mục
đích công nghiê ̣p và nông nghiê ̣p”.

Như vâ ̣y trong những năm 50, ngoài vấn đề sử dụng nước sông Mê
Kông truyề n thố ng là cho giao thông thủy , các quốc gia lưu vực sông Mê
Kông đã quy đinh
̣ n hững hình thức sử du ̣ng khác phu ̣c vu ̣ cho nông nghiê ̣p ,
công nghiê ̣p và đánh cá . Tuy nhiên những quy đinh
̣ này chỉ là quy đinh
̣ phu ̣ ,
còn quyền ưu tiên vẫn là sử dụng cho mục đích giao thông thủy.

Trong thời kỳ này , để hợp tác chă ̣t chẽ trong viê ̣c sử du ̣ng tài nguyên
nước chung các quố c gia đã thành lâ ̣p tổ chức Mê Kông quôc tế : năm 1926
thành lập Hội đồng Cao cấp Thường trực Mê Kông (The Parmanent High
Commission of the Mekong); năm 1950 thành lập Hội đồng Tư vấ n Mê Kông
(The Consultative Commission of the Mekong ) và năm 1954 thành lập Hội
đồ ng Mê Kông (The Mekong Commission ). Chức năng chiń h của ba Hô ̣i
đồ ng là điề u tra và tư vấ n cho chiń h phủ các quố c gia thành viên về các vấ n
đề liên quan đế n sử du ̣ng tài nguyên nước sông Mê Kông . Những nghi quyế
̣ t
của Hội đồng chỉ có giá trị pháp lý khi có sự chấp thuận của Chính phủ các
quố c gia thành viên . Những quy đinh
̣ về tổ chức và thủ tu ̣c của các Hô ̣i đồ ng
rấ t đơn giản, thời gian hoa ̣t đô ̣ng của Hô ̣i đồ ng đề u ngắ n, đă ̣c biê ̣t là Hô ̣i đồ ng
Mê Kông đã không hoa ̣t đô ̣ng . Hô ̣i đồ ng Mê Kông thành lâ ̣p năm 1954, sau
đó không hoa ̣t đô ̣ng và giải thể năm 1956.

b) Giai đoạn tƣ̀ năm 1957 đến 1977

Bắ t đầ u giai đoa ̣n này , sự hơ ̣p tác giữa bố n quố c gia lưu vực đươ ̣c sự
trơ ̣ giúp của tổ chức Hô ̣i đồ ng Kinh tế về Châu Á và Trung Đông (ECAFE),
mô ̣t tromg năm Ủy ban khu vực của Hô ̣i đồ ng Kinh tế và Xã hô ̣i của Liên hơ ̣p
quố c. Từ năm 1974 tổ chức này đổ i tên thành Hô ̣i đồ ng Kinh tế – Xã hội
Châu Á và Thái Bin
̀ h Dương (ESCAP). Năm 1955, Ban thư ký của ECAFE
đã thành lâ ̣p mô ̣t nhóm chuyên gia nghiên cứu mở rô ̣ng Mê Kông . Hai năm
sau, nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị một bản báo cáo ủng hộ sự tiếp cận quốc tế
để phát triển sông Mê Kông . Nô ̣i dung báo cáo kêu go ̣i hơ ̣p tác chă ̣t chẽ giữa
bố n quố c gia ven sông trong viê ̣c thu thâ ̣p dữ liê ̣u , kế hoă ̣ch sử du ̣ng và phát
triể n tài nguyên nước.

Bản báo cáo đã được ECAFE thông qua ở kỳ họp lần thứ 13 vào tháng
3 năm 1957. Trong cuô ̣c ho ̣p này, đa ̣i diê ̣n của bố n quố c gia ven sông đã đồ ng
ý với bản báo cáo của ECAFE và nhất trí đưa nội dung chính này vào bản
tuyên bố chung . Ngày 17/9/1957, Chính phủ của Thái Lan , Campuchia, Lào
và Việt Nam đã thông qua Quy chế thành lập tổ chức quốc tế liên chính phủ
đó là Ủy ban Điề u phố i nghiên cứu Ha ̣ lưu sông Mê Kông (sau đây go ̣i là Ủy
ban Mê Kông 1957). Ủy ban Mê Kông bao gồm có bốn thành viên với các đại
diê ̣n toàn quyề n đươ ̣c các quố c gia thành viên chỉ đinh
̣ (Điề u 1). Chủ tịch của
Ủy ban do các quốc gia thành viên luân phiên nhau một năm một lần (Điề u
2). Chức năng chính của Ủy ban là: “thúc đẩy, giám sát, kiểm soát, quy hoạch
và nghiên cứu các dự án phát triển nguồn nước hạ lưu vực sông Mê Kông”
(Điề u 4)

Trong Quy chế của Ủy ban Mê Kông quy đinh


̣ mố i quan hê ̣ đă ̣c biê ̣t
giữa ECAFE và Ủy ban Mê Kông. Cuô ̣c ho ̣p của Ủy ban phải có mă ̣t của các
quố c gia thành viên, quyế t đinh
̣ phải đươ ̣c sự nhấ t trí . Ban thư ký của ECAFE
có thể tham dự bất kỳ cuộc họp nào của Ủy ban và có thể phát biểu liên quan
đến các vấn đ ề đang được xem xét (Điề u 5). Ủy ban cũng phải trình những
báo cáo hàng năm tới các chính phủ của các quốc gia thành viên và ECAFE ,
cũng như gửi tới các tổ chức quốc tế hoặc các chính phủ khác nếu Ủy ban xét
thấ y cầ n thiế t (Điề u 6). Ủy ban có thể mời đại diện một số cơ quan đặc biệt
của Liên hợp quốc tham dự cuộc họp (Điề u 7)

Trong Ủy ban Mê Kông có Ban tư vấ n đươ ̣c Ủy ban thành lâ ̣p năm
1958: “Ban tư vấ n có nhiê ̣m vụ cung cấ p cho Ủy ban những đề nghi ̣ liên quan
đến tài nguyên nước sông Mê Kông , giúp đỡ Ủy ban trong việc lập kế hoạch ,
lãnh đạo , phố i hợp nghiên cứu , điề u tra và những hoạt động khác trong
chương trình công viê ̣c hàng năm của Ủy ban . Chuyên viên trong Ban tư vấ n
là những chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, kinh tế và luật pháp”.

Năm 1963, Ủy ban đã thành lập Ban thư ký có chức năng chính : “Lập
chương trình cho hạ lưu vực Mê Kông ; Quản lý khía cạnh tài chính c ủa các
dự án được các tổ chức và chính phủ tham gia (bao gồ m chính phủ nước
ngoài và các tổ chức quốc tế ); Phố i hợp các dự án phát triển khác trong lưu
vực”. Ban Thư ký do Trưởng điề u hành Ủy ban lañ h đa ̣o . Trong viê ̣c thực
hiê ̣n chức năng , Trưởng điề u hành giữ liên hê ̣ với Ban thư ký của ECAFE và
tuân theo sự hướng dẫn và chỉ đa ̣o của Ban thư ký ECAFE về những vấ n đề
chính sách. Như người đứng đầ u Ban thư ký , Trưởng điề u hành trơ ̣ giúp Ủy
ban thực hiê ̣n những công viê ̣c thường ngày , đă ̣c biê ̣t chuẩ n bi ̣những đề nghi ̣
trơ ̣ giúp từ các quố c gia tài trơ ̣ và các tổ chức quố c tế , chuẩ n bi ̣những báo cáo
cho Ủy ban , kiể m soát viê ̣c thực hiê ̣n những dự án trong khuôn khổ của Ủy
ban đươ ̣c các quố c gia thành viên chấ p thuâ ̣n , đàm phán với chiń h phủ quố c
gia thành viên , chỉ đạo và phối hợp những công việc về thu thập dữ liệu cần
thiế t liên quan đế n sông Mê Kông.

Ủy ban Mê Kông do bốn quốc gia thành lâ ̣p đã hoa ̣t đô ̣ng trong 18 năm
(từ năm 1957 đến năm 1995), trong thời gian này Ủy ban đã có nhiề u đóng
góp vào việc quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông . Những hiê ̣p
ước quốc tế đầu tiên ký kết sau khi thành l ập Ủy ban Điều phối nghiên cứu
Hạ lưu sông Mê Kông 1957 đều liên quan đến phát triển thủy điện , như Công
ước 1965 quy đinh
̣ viê ̣c cung cấ p điê ̣n giữa Lào và Thái Lan (dự án phu ̣ lưu
Nâ ̣m Pong – Thái Lan và dự án Nậm Ngừm – Lào), mă ̣c dù những dự án này
liên quan đế n viê ̣c trao đổ i điê ̣n giữa Lào và Thái Lan nhưng Công ước vẫn có
sự tham gia ký kế t của Campuchia , Viê ̣t Nam, cơ quan điề u hành của Ủy ban
Mê Kông quố c tế , Ban thư ký ECAFE.

Ủy ban Mê Kông quốc tế đã tiế n hành đươ ̣c 69 kỳ họp mặc dù khu vực
của các nước hạ lưu lúc đó đang có sự bất ổn về chính trị và đồng thời nhận
đươ ̣c nhiề u nguồ n viê ̣n trơ ̣ quố c tế cho viê ̣c nghiên cứu, khảo sát…

Mô ̣t đóng góp quan tro ̣ng của Ủy ban là tại cuộc họp lần thứ 68 của Ủy
ban Mê Kông quố c tế từ 29/01 đến 03/02/1975 tại Viên Chăn thì các quốc gia
đã thông qua Tuyên bố chung về nguyên tắ c sử du ̣ng nước ở ha ̣ lưu sông Mê
Kông. Tuyên bố này đã đưa ra các mục tiêu: “Bảo đảm sao cho viê ̣c duy trì ,
phát triển và khai thác tài nguyên nước của lưu vực được tiến hành tốt nhất vì
lợi ích của tấ t cả các quố c gia trong lưu vực ; Đẩy mạnh hợp tác khu vực trên
cơ sở quản lý đúng đắ n tài nguyên nước của lưu vực...”

Từ năm 1975 đến năm 1977, Ủy ban Mê Kông không thực hiện được
chức năng và nhiê ̣m vu ̣ do những sự kiê ̣n bấ t ổ n về chiń h tri ̣ , quân sự ở
Campuchia và chiế n tranh biên giới ở Viê ̣t Nam, Ủy ban Mê Kông ngừng hoa ̣t
đô ̣ng.
c) Giai đoạn tƣ̀ năm 1978 đến 1995

Do những biế n đô ̣ng về chiń h tri ̣đã ta ̣m ổ n đinh,


̣ năm 1977 Lào và Thái
Lan đề nghi Viê
̣ ̣t Nam và Campuchia trở la ̣i Ủy ban Mê Kông nhưng
Campuchia thì chưa muố n gia nhâ ̣p la ̣i . Ngày 05/01/1978 ba quố c gia đã ký
Tuyên bố thành lâ ̣p Ủy ban Lâm thời sông Mê Kông , thiế u mô ̣t thành viên là
Campuchia, để tiếp tục hoạt động hợp tác nhằm sử dụng và phát triển tài
nguyên nước lưu vực.

Sau 12 năm Ủy ban Lâm thờ i sông Mê Kông hoa ̣t đô ̣ng , ngày
24/6/1991 Campuchia gửi đơn xin gia nhâ ̣p la ̣i tổ chức Mê Kông quố c tế . Từ
ngày 16 đến ngày 18/12/1992, đa ̣i diê ̣n của các quố c gia Campuchia , Lào,
Thái Lan và Việt Nam đã thảo luận vấn đề tiếp tục h ợp tác để sử dụng bền
vững tài nguyên nước sông Mê Kông

Ngày 28/12/1994, tại kỳ họp thứ năm và là kỳ họp cuối cùng của Nhóm
công tác Mê Kông ở Hà Nô ̣i , đa ̣i diê ̣n Vương quố c Campuchia, Cô ̣ng hòa dân
chủ nhân dân Lào , Vương quố c Thái Lan và Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t
Nam đã ký tắ t dự thảo Hiê ̣p đinh
̣ về hơ ̣p tác phát triể n bề n vững lưu vực sông
Mê Kông. Ngày 05/4/1995, tại Chiềng Rai – Thái Lan, đa ̣i diê ̣n bố n quố c gia
đã ký chính thức “Hiê ̣p đi ̣nh về hợp tác phát triển bề n vững lưu vực sông Mê
Kông”. Hiê ̣p đinh
̣ này đã khẳ ng đinh
̣ các quố c gia quyế t tâm tiế p tu ̣c hơ ̣p tác
và thúc đẩy trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi trong việc phát triển bền
vững, sử du ̣ng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước của lưu vực sông Mê Kông.
Các quốc gia thượng lưu sông Mê Kông là Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung
Hoa và Vương quố c Mianma vẫn đứng ở bên ngoài sự hơ ̣p tác này . Phía
Trung Quố c với lâ ̣p luâ ̣n là chỉ có chủ quyền sông quốc gia chứ không có chủ
quyề n sông quố c tế . Đây cũng chính là trở nga ̣i lớn trong quá trình hơ ̣p tác
khai thác chung sông Mê Kông với tư cách pháp lý ràng buô ̣c trách nhiê ̣m của
hai quố c gia trên.
Ở g iai đoa ̣n này , hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông đươ ̣c
triể n khai bằ ng các chương triǹ h cu ̣ thể . Điể n hiǹ h là Chương triǹ h hơ ̣p tác
Tiể u vùng Mê Kông mở rô ̣ng (GMS – Greater Mekong Subregion) với vai trò
đáng ghi nhâ ̣n của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Với mu ̣c tiêu của
ADB là khuyế n khích quá trình tăng trưởng và hơ ̣p tác kinh tế giữa các nước
đang phát triể n là thành viên của ADB . Từ lâu, ADB đã rấ t quan tâm đế n tiể u
vùng lưu vực sông Mê Kông . ADB đã tiế n hành nhiề u hoa ̣t đô ̣ng hỗ trơ ̣ kỹ
thuâ ̣t cho cả sáu nước liên quan . Chẳ ng ha ̣n, ADB đã tiế n hành tài trơ ̣ các dự
án về năng lượng thủy điện cho Lào và Thái Lan.

Sáng kiến về Tiểu vùng Mê Kông mở rộng là một đ ề xuất lớn được đưa
ra vào năm 1992 dưới sự hỗ trơ ̣ của ADB . Sáng kiến này đã được khởi động
sau khi mô ̣t cuô ̣c ho ̣p cấ p Bô ̣ trưởng ta ̣i Hà Nô ̣i năm 1994 đồ ng ý sẽ tăng
cường nỗ lực thúc đẩ y hơ ̣p tác kinh tế ta ̣i tiể u vùng.

Sáng kiến này đã được thúc đẩy bởi nguồn viện trợ phát triển từ bên
ngoài. Từ năm 1992 đến năm 1996, ADB đã cung cấ p các khoản vay tri ̣giá
280 triê ̣u USD cho các dự án đươ ̣c ưu tiên và những khoản viê ̣n trơ ̣ nhằ m hỗ
trơ ̣ kinh tế không hoàn la ̣i khác tri ̣giá 7,6 triê ̣u USD nhằ m giúp đỡ xác đinh
̣
những chương trin
̀ h, dự án và thúc đẩ y tư vấ n [20].

d) Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Đây được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ các chương trình hợp tác
sông Mê Kông. Tại kỳ họp 56 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái
Bình Dương của Liên hợp quốc tháng 7 năm 2000 đã đưa ra tuyên bố thập kỷ
2000 – 2010 là “Thập kỷ hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Kông mở rộng”.

Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Kông là ưu tiên hàng đầu để thu hẹp
khoảng cách phát triển trong lòng ASEAN . Cho tới nay , khoảng 100 dự án
đầu tư được xác định , 23 dự án kỹ thuật được thông qua trị giá 35 triệu USD
cùng với bảy khoản vay khác trị giá một tỷ USD [20] thông qua nguồn vốn
vay của ADB và các tổ chức tín dụng quốc tế khác . Các bên tham gia đều đã
đánh giá được các tác động khi khai thác sông Mê Kông, các cuộc gặp song
phương, đa phương giữa các bên được tiến hành thường xuyên thông qua Ủy
hội sông Mê Kông và theo ý kiến của các bên tham gia. Ngày 5/4/2010 tại
Hua Hin (Thái Lan) đã diễn ra Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Kông quốc
tế lần thứ nhất với sự tham gia của Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia với
các đối tác chiến lược Trung Quốc, Mianma và các quốc gia, các tổ chức tài
trợ quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp lý, Đức, Phần Lan, Liên minh Châu
Âu (EU), ASEAN, WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên), Ngân hàng thế
giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á. Hội nghị đã thông qua tuyên bố
chung Hua Hin cam kết mạnh mẽ bốn quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê
Kông tiếp tục hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững, sử dụng quản lý hợp lý
tài nguyên nước và tài nguyên liên quan của hạ lưu sông Mê Kông; khẳng
định thành tựu to lớn của Ủy hội trong 15 năm qua; nêu bật các cơ hội và
thách thức trong thời gian tới như thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu; nhất trí về
tầm nhìn của lưu vực sông Mê Kông là thịnh vượng về kinh tế, công bằng về
xã hội, lành mạnh về môi trường.

Giai đoa ̣n hơ ̣p tác này đươ ̣c đánh giá là rấ t hiê ̣u quả và thể hiê ̣n rấ t rõ
sự quan tâm của các quố c gia ngoài lưu vực đố i với các chương trình hơ ̣p tác
phát triển chung của lưu vực sông Mê Kông thông qua các chương trình hợp
tác điển hình sau:

* Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS)


Sáng kiến Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) được
khởi xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á. Các nước thành viên
của tiểu vùng Mê Kông mở rộng gồm Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan,
Việt Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp
tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Mianma,
Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu
vùng Mê Kông mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và
thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế
hợp tác Tiểu vùng. Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập
trung vào 9 lĩnh vực chính bao gồm: Giao thông vận tải, Năng lượng , Môi
trường, Du lịch, Bưu chính Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển nguồn
nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó , có 11 chương trình
ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS, bao
gồm: (i) Các tuyến trục bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin liên lạc;
(ii) Hành lang kinh tế Bắc – Nam; (iii) Hành lang kinh tế Đông – Tây; (iv)
Hành lang kinh tế phía Nam; (v) Các tuyến liên kết điện năng và thương mại
điện năng trong khu vực; (vi) Khung khổ chiến lược môi trường; (vii) Tạo
thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới; (viii) Tăng cường sự tham
gia của khu vực tư nhân và khả năng cạnh tranh; (ix) Phát triển nguồn nhân
lực và các kỹ năng; (x) Quản lý nguồn nước và phòng chống lũ; (xii) Phát
triển du lịch tiểu vùng GMS.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần 4, các nhà lãnh đạo GMS đã
thông qua Khung chiến lược Hợp tác mới GMS giai đoạn 2012 – 2022 ưu
tiên tập trung vào các lĩnh vực phát triển các hành lang kinh tế tiểu vùng,
tăng cường kết nối giao thông, phát triển năng lượng bền vững, nâng cao
hiệu quả môi trường...

* Hợp tác Kinh tế ACMECS

ACMECS là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước Campuchia, Lào,
Mianma, Thái Lan và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác kinh tế chung và
song phương để khai thác và phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước
thành viên , nâng cao sức cạnh tranh , thu hẹp khoảng cách phát triển .
ACMECS được thành lập tháng 11/2003 tại Hội nghị Cấp cao Bagan do Thái
Lan đề xuất. Việt Nam chính thức tham gia ACMECS vào tháng 11/2004.

Đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác gồm: (i) Thương mại - Đầu
tư; (ii) Nông nghiệp; (iii) Công nghiệp - Năng lượng; (iv) Giao thông; (v) Du
lịch; (vi) Phát triển nguồn nhân lực; (vii) Y tế. ACMECS thành lập 7 Nhóm
công tác tương ứng với 7 lĩnh vực hợp tác . Mỗi nước ACMECS điều phối ít
nhất mô ̣t lĩnh vực hợp tác, trong đó Thái Lan điều phối hai lĩnh vực là thương
mại - đầu tư và y tế; Việt Nam điều phối hai lĩnh vực là phát triển nguồn nhân
lực và công nghiệp - năng lượng; Campuchia điều phối hợp tác du lịch; Lào
điều phối hợp tác giao thông; Mianma điều phối nông nghiệp.

Hội nghị Cấp cao ACMECS được tổ chức hai năm một lần theo luân
phiên chữ cái tên các nước . Hội nghị Bộ trưởng họp hàng năm . Theo đánh
gía thực tế , hợp tác ACMECS còn tiến triển chậm, chủ yếu là các dự án
song phương.

* Hợp tác Mê Kông – Nhật Bản

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 12 (Philippines, tháng 01/2007), Nhật
Bản đưa ra Chương trình quan hệ đối tác Nhật Bản – Mê Kông vì sự thịnh
vượng chung. Sau đó, Hội nghị Cấp cao Mê Kông – Nhật Bản lần đầu tiên đã
được tổ chức vào tháng 11/2009 tại Tokyo, thông qua Tuyên bố Tokyo làm
nền tảng cho hợp tác giai đoạn 2009 - 2012. Hợp tác được triển khai trên
nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực
hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, bảo vệ môi trường và an ninh nguồn nước sông
Mê Kông.

Tại Hô ̣i nghi ̣cấ p cao lần thứ tư (tháng 4/2012), Lãnh đạo các nước đã
thông qua Chiến lược Tokyo làm nền tảng cho hợp tác giai đoạn 2013 - 2015,
gồm 3 trụ cột hợp tác chính: (i) Tăng cường kết nối trong tiểu vùng Mê Kông
và giữa tiểu vùng Mê Kông với các khu vực và thế giới; (ii) Hợp tác cùng
phát triển giữa các nước Mê Kông và Nhật Bản; (iii) Bảo vệ môi trường và an
ninh con người. Bên cạnh đó, hợp tác Mê Kông – Nhật Bản cũng được triển
khai trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác kinh tế và công nghiệp Mê Kông –
Nhật Bản, Sáng kiến “Thập kỷ Mê Kông xanh” và các chương trình giao lưu
văn hóa, giao lưu nhân dân.

* Hợp tác Mê Kông – Mỹ

Cơ chế hợp tác Sáng kiế n các nước ha ̣ nguồ n Mê Kông (LMI) được
hình thành từ năm 2009 theo sáng kiến của Mỹ, đến nay đã tổ chức được 4
Hội nghị Bộ trưởng và hai cuộc họp Nhóm công tác, đã hoàn chỉnh và thông
qua tài liệu và chương trình hành động LMI 2011 - 2015, mở ra giai đoạn mới
với các chương trình hoạt động và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh LMI, các nước cũng đã thành lập cơ chế hợp tác giữa các
nước LMI và những người bạn (FLM), với Hội nghị Bộ trưởng FLM lần thứ
nhất được tổ chức tháng 7/2011, bao gồm các nước LMI và Úc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, EU, New Zealand, ADB và WB.

Ngoài ra, các nước tiểu vùng sông Mê Kông còn hợp tác với Hàn Quốc,
Ấn Độ.
* Tam giác phát triển (CLV)

Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm
10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông (Việt Nam); Sekong, Attapeu,
Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Campuchia). Năm
2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie
(Campuchia) và tỉnh Champasak(Lào) vào Tam giác phát triể n.
Mục tiêu Tam giác phát triể n nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba
nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo góp phần giữ vững
ổn định, an ninh của cả ba nước. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: giao
thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế.

Bên cạnh các cuộc Hội nghị Cấp cao , ba nước đã nhất trí thành lập Uỷ
ban điều phối chung Tam giác phát triể n , gồm bố n tiểu ban : kinh tế, xã hội -
môi trường, địa phương, an ninh - đối ngoại. Mỗi nước cử một Bộ trưởng làm
đồng Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban điều phối gồm đại diện các Bộ,
ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác. Uỷ ban điều phối chung sẽ họp
thường niên trên cơ sở luân phiên.

Hội nghị cấp cao Tam giác phát triể n lầ n thứ 6 (16/10/2010) đã xem xét
và thông qua Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác phát triể n đến năm 2020
thay thế cho bản Quy hoạch cũ năm 2004 nhằm xác định được phương hướng
hợp tác cụ thể phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực và quốc tế.

* Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (CLMV)
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, tháng 12/2003, Tokyo,
Nhật Bản, Lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam
(CLMV) đã nhất trí tổ chức Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ nhất vào dịp Hội
nghị cấp cao ASEAN 10, cuối tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào. Hội nghị đã
thông qua “Tuyên bố Viên Chăn” về tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế
giữa các nước CLMV. Tuyên bố Viên Chăn khẳng định quyết tâm của các
CLMV tăng cường hợp tác kinh tế với nhau và hội nhập trong các khuôn khổ
hợp tác tiểu vùng Mê Kông, ASEAN và khu vực; đồng thời kêu gọi các nước
và các tổ chức quốc tế tăng cường hỗ trợ bốn nước nhằm thu hẹp khoảng cách
phát triển.

Lĩnh vực hợp tác của khuôn khổ CLMV bao gồm: thương mại, đầu tư,
nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, du lịch và phát triển nguồn nhân lực.
CLMV khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và doanh nghiệp các nước.
CLMV hiện có 7 nhóm công tác chuyên ngành do các nước thành viên
điều phối, cụ thể Việt Nam điều phối nhóm công tác về thương mại - đầu tư,
công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực; Campuchia điều phối nhóm
công tác về du lịch; Lào điều phối nhóm công tác về giao thông; Mianma điều
phối nhóm công tác nông nghiệp và công nghiệp - năng lượng.

Như vâ ̣y, trước năm 1995 các hoạt động hợp tác khai thác chung sông
Mê Kông theo cơ chế đươ ̣c thiế t lâ ̣p từ năm 1957 đươ ̣c tiế n hành khá tić h cực ,
nhưng do điề u kiê ̣n thay đổ i, cơ chế hơ ̣p tác cũ không còn phù hơ ̣p nữa. Trong
khi đó , nhu cầ u sử du ̣ng nước ngày càng tăng cùng với những vấ n đề môi
trường phát sinh buô ̣c các quố c gia lưu vực sông Mê Kông phải có tầ m nhiǹ
và chiến lược mới , cùng bắt tay hợp tác với nhau để phát triển một Mê Kông
phồ n thinh.
̣

2.2.3. Đánh giá tác đô ̣ng đố i với Viêṭ Nam

Tài nguyên nước sông Mê Kông đã và đang nuôi sống khoảng 70 triê ̣u
dân nhưng viê ̣c sử du ̣ng nguồ n nước chưa hơ ̣p lý đã gây ra những vấ n đề làm
suy thoái nguồ n nước và có những tác đô ̣ng ảnh hưởng đế n các hê ̣ sinh thái
khu vực sông Mê Kông . Sự thay đổ i rõ rê ̣t nhấ t là về số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng
nguồ n nước cũng như sự thay đổ i về dòng chảy xuấ t phát từ các yế u tố tự
nhiên và do tác đô ̣ng từ hoa ̣t đô ̣ng của con người trong lưu vực.

Mặc dù được đánh giá là con sông có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và có mức độ đa dạng sinh học cao, lưu vực sông Mê Kông vẫn
được xem là khu vực có nền kinh tế kém phát triển và tỷ lệ đói nghèo cao.
Hiện nay, tất cả các nước trong lưu vực Mê Kông đều tìm cách khai đẩy mạnh
phát triển kinh tế, kể cả việc tìm cách khai thác ngày càng nhiều các lợi thế về
tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê Kông và coi đó
là biện pháp cần thiết để vượt qua nghèo đói. Một trong những tiềm năng to
lớn của sông Mê Kông đó là thuỷ điện.
Theo đánh giá của Uỷ hội sông Mê Kông, tiềm năng thuỷ điện toàn lưu
vực sông Mê Kông có thể khai thác (tiềm năng kỹ thuật) vào khoảng 53.900
MW trong đó phần thượng lưu sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc -
sông Lang Thương là 23.000 MW, Phần hạ lưu vực thuộc bốn quốc gia Lào,
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam là 30.9000 MW (dòng nhánh là 17.900
MW: Lào: 13,000 MW, Campuchia: 2.200 MW, Thái Lan: 700 MW và Việt
Nam: 2,000 MW) [31].

Như vậy với tiềm năng thủy điện lớn thì các quốc gia sẽ tiến hành xây
dựng thủy điê ̣n ngăn đâ ̣p dòng chiń h để điề u chin̉ h dòng chảy và tất yếu sẽ tác
đô ̣ng rấ t lớn đế n môi trường sông Mê Kông . Ở vùng thượng lưu, Trung Quốc
đang hoàn tất các bậc thang thủy điện ở thượng nguồn Lancang: các đập Ma ̣n
Loan (1993-2000) công suất 1500 MW, dung tích hồ 890 triệu m3; Đa ̣i Triề u
Sơn (1995-2000) công suất 1350 MW, dung tích hồ 890 triệu m3 đang hoạt
động; đập No ̣a Trác Đô ̣ s ẽ được hoàn thành vào năm 2014 [30]. Các dự án
thuỷ điện Tiểu Loan (Xiaowan) và No ̣a Trác Đô ̣ (Nuozhadu), với dung tích
hữu ích 9,8 và 12,4 tỷ m3 [31] có thể sẽ tạo ra sự phân phối lại dòng chảy từ
mùa mưa sang mùa khô và làm giảm phù sa dòng chính sông Mê Kông. Đặc
biệt, đập thủy điện khổng lồ Nọa Trác Độ là đập thứ năm của Trung Quốc xây
dựng tại tỉnh Vân Nam, đe dọa hệ sinh thái của dòng sông lớn nhất Đông
Nam Á là sông Mê Kông. Ông Milton Osborne, chuyên gia Đông Nam Á tại
Học viện Lowy (Úc) chuyên khảo sát về chính sách quốc tế đã đưa ra nhận
định rằng: “Mỗi con đập được Trung Quốc xây dựng đều đe dọa tới dòng
chảy của sông Mê Kông, đặc biệt là đập Tiểu Loan và đập Nọa Trác Độ’’
[48].

Song song với Trung Quố c đã và đang tiế n hàng xây dựng các đâ ̣p thủy
điê ̣n thì gần đây Chính phủ các nước Lào, Thái Lan và Campuchia cũng tính
tới việc nghiên cứu tính khả thi của ít nhất 11 dự án xây đập trên dòng chính
của sông Mê Kông ở lưu vực dưới. Đó là những đập thủy điện Pakbeng,
Luangprabang, Sayabouli, Paklay, Sanakham, Latsua và Donasehong ở Lào;
Ban Koum và Pakchom dọc biên giới Lào - Thái Lan và Strung Treng,
Sambor tại Campuchia . Trong đó , Campuchia và Lào đã thiết lập những kế
hoạch xây đập thủy điện trên dòng chính ở hạ lưu sông Mê Kông với tất cả 11
dự án: 9 nằm trong lãnh thổ Lào và 2 trong phần đất của Campuchia. Trong số
9 dự án thủy điện ở Lào (6 ở Bắc Lào, 2 ở Trung Lào và 1 ở Nam Lào)
Xayaburi là đập thủy điện thứ 3 trong chuỗi 6 đập bực thang được dự định
xây dựng ở Bắc Lào [31]. Xayaburi là đề án đầu tiên được đem ra cứu xét và
gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Đập Xayaburi thuộc loại “đập tràn”
với công xuất 1.285MW đang trong quá trình tham vấ n và chờ sự đồ ng thuâ ̣n
của Ủy hội sông Mê Kông và các quốc gia liên quan [62].

Viê ̣c vâ ̣n hàn h của những dự án đâ ̣p thủy điê ̣n sẽ làm cho hê ̣ sinh
thái của vùng bị thay đổi và suy giảm , đồ ng thời dẫn đế n những tác ha ̣i về
môi trường và xã hô ̣i với các nước phiá ha ̣ lưu vực sông Mê Kông . Cụ thể
như sau:
Thứ nhấ t, thay đổi hình thái dòng chảy sông
Các dự án thủy điện được triển khai trên sông Mê Kông sẽ biến vùng
hạ lưu sông Mê Kông từ một dòng sông sống thành một loạt hồ trữ nước;
nước sẽ chảy chậm hơn, xen kẽ các đoạn dưới đập có dòng chảy thay đổi
rất nhanh theo sự vận hành của đập. Trước đây năng lượng dòng chảy của
dòng sông phân bố tương đối đều khoảng 5-50 MW/kilômét. Sau khi các
đập dựng lên chắn ngang sông thì năng lượng sẽ tập trung khoảng 2.000
MW/đập [61]. Sự thay đổi về việc phân bố năng lượng dòng chảy sẽ gây
ảnh hưởng lớn đến vận chuyển phù sa, vận chuyển chất hữu cơ, xác cây gỗ
trôi, các hố sâu ở đáy sông và tạo ra những thay đổi không thể phục hồi đối
với sự di cư của cá cũng như gây khó khăn cho giao thông thủy và hoạt
động đánh bắt cá của người dân.
Trong mùa khô, gần 100% năng lượng dòng chảy sẽ được dùng để phát
điện và sẽ gây ra hiê ̣n tươ ̣ng thiế u nước , hạn hán cho các vùng sông ở phía hạ
lưu sông Mê Kông.
Thứ hai, tín hiệu sinh học dòng sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Dòng Mê Kông hiện nay có bốn mùa: mùa nước, mùa khô và hai mùa
chuyển tiếp giữa hai mùa này. Hai mùa chuyển tiếp đóng vai trò quan trọng
về mặt sinh thái, chẳng hạn như là tín hiệu sinh học cho sinh vật thủy sinh
trên toàn lưu vực. Khi các đập được xây dựng thì hai mùa chuyển tiếp sẽ bị
rút ngắn hoặc hoàn toàn biến mất. Cá và các loài thủy sinh sẽ không còn nhận
được tín hiệu của dòng sông để sinh sản hoặc thực hiện các quá trình khác
trong vòng đời.
Thứ ba, giảm phù sa và dinh dưỡng về hạ lưu
Tùy theo sự vận hành và sự điều phối vận hành giữa các chủ đầu tư của
các dự án thủy điện , diện tích ngập ở đồng bằng Campuchia và Đồ ng bằ ng
sông Cửu Long , ranh giới ngâ ̣p mặn của Đồ ng bằ ng sông Cửu Long , chế độ
lũ của hồ Tonle Sap (Biể n hồ Campuchia ) sẽ thay đổi theo. Việc điều phối
vận hành các đập này là việc khó bởi vì các đập được đầu tư và vận hành bởi
các nhà đầu tư tư nhân khác nhau.
Các dự án thủy điện đã và đang xây dựng sẽ làm cho mực nước hồ phía
trên đập cao chưa từng có trong lịch sử. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cộng
đồng ven sông và việc sử dụng dòng sông. Nhiều diện tích ở đồng bằng, bờ
sông, cù lao sẽ bị nhấn chìm. Việc giảm năng lượng và lưu tốc dòng chảy sẽ
làm bồi lắng phù sa ở đầu trên của hồ và trong lòng hồ và giảm phù sa trong
dòng chảy bên dưới hồ. Sự giảm phù sa dòng chảy sẽ gây sạt lở bờ sông ở các
đoạn do phù sa bồi đắp và gây mất ổn định dòng ở thủ đô Viên Chăn của Lào
và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. Lượng phù sa giảm cũng sẽ làm giảm
chất dinh dưỡng và sự ổn định đất ở vùng Đồ ng bằ ng sông Cửu Long . Điều
này sẽ làm giảm năng suất sinh học , rừng ngập nước, năng suất thủy sản (đặc
biệt là hồ Tonle Sap hiện đang chiếm 60% sản lượng thủy sản của
Campuchia), năng suất nông nghiệp , năng suất thủy sản của vùng đồ ng bằ ng
sông Cửu Long [61]. Sự giảm phù sa dòng chảy còn gây bất ổn định dòng và
gia tăng sạt lở bờ sông của vùng Đồ ng bằ ng sông Cửu Long.
Thứ tư, diê ̣n tić h đấ t đai sẽ bi ̣mấ t
Các dự án này cũng sẽ sử dụng 135.000 héc ta đất để làm đường sá tiếp
cận và đường truyền tải điện, vì vậy sẽ gây tác động đáng kể đối với đa dạng
sinh học trên cạn. Khoảng 25.000 héc ta đất rừng và 8.000 héc ta đất canh tác
sẽ bị nhấn chìm. Các hồ chứa sẽ làm thay đổi cảnh quan thung lũng sông Mê
Kông do sự ngập nước cao quanh năm ở các nơi này. Khoảng 1.370 ki lô mét
vuông đất ven sông sẽ bị ngập vĩnh viễn và khoảng 17% diện tích đất ngập
nước giữa và ven sông Mê Kông sẽ bị ngập vĩnh viễn [61].
Thứ năm, ảnh hưởng đa dạng sinh học của vùng
Các dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học có tầm quan trọng
quốc tế. Trong đó, 80% các vùng đa dạng sinh học chính dọc theo sông Mê
Kông sẽ bị ảnh hưởng và thâ ̣m chí bi tuyê
̣ ̣t chủng điể n hiǹ h là loài cá tra dầu
khổng lồ của sông Mê Kông sẽ biến mất hoàn toàn. Trên toàn dòng sông ở
vùng hạ lưu vực Mê Kông, hơn 100 loài cá sẽ bị đe dọa tuyệt chủng [61].
Thứ sáu, ảnh hưởng đến đời sống dân cư
Khoảng 29,6 triệu người sống và làm việc trong phạm vi 15 ki lô mét
dọc sông Mê Kông. Khoảng 107.000 người sẽ bị mất nhà cửa, đất đai, và phải
tái định cư. Hơn 2 triệu người trong 47 huyện trong các vùng hồ, các vị trí đập
và ngay bên dưới các đập sẽ bị rủi ro cao nhất đối với các tác động trực tiếp
do sự thay đổi và dao động mực nước nhanh [61].
Như vâ ̣y, các tác độn g của các dự án thủy điê ̣n thì đã nhìn thấ y rõ và
ảnh hường rất lớn đến môi trường và đời sống dân cư của vùng hạ lưu vực
sông Mê Kông trong đó có Viê ̣t Nam đã và đang bị đe dọa.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là phần hạ lưu cuối cùng của sông Mê
Kông có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp
Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông
với diện tích 40.548 km2 và dân số khoảng hơn 17 triệu người [32].
Đặc điểm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
là địa hình bằng phẳng và trũng. Đặc điểm này cùng với một mạng lưới kênh
rạch chằng chịt với nguồn nước ngọt chủ yếu do sông Mê Kông cung cấp và
là vùng cuối cùng về phía hạ lưu con sông nên ngoài các nguồn lợi do là sông
mang lại như phù sa, thuỷ sản, giao thông... vùng này còn chịu đựng những
trận lụt hàng năm và các tác động môi trường do các hoạt động ở thượng lưu.

Nguồn tài nguyên phong phú trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long do
sông Mê Kông mang lại có tầm quan trọng sống còn đối với Việt Nam. Sản
xuất nông nghiệp trong vùng chủ yếu là trồng lúa nước. Mặc dù chỉ chiếm
khoảng 20% diện tích Việt Nam và khoảng hơn 28% dân số, sông Mê Kông
hàng năm mang lại cho Việt Nam hơn 57% tổng lượng nước trung bình của
toàn Việt Nam [32]. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các tiềm
năng về nông nghiệp đóng góp hơn 50% sản lượng lúa gạo và hầu hết kim
gạch xuất khẩu gạo của Việt Nam [32]. Ngoài ra, các ngành kinh tế khác là
thuỷ sản và chế biến với diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm 71% và chiếm
54% sản lượng thuỷ sản của cả nước. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng
thuỷ sản của vùng đạt khoảng 0,5 triệu tấn/năm [32].

Giao thông vận tải thủy là hình thức thông dụng nhất do đặc điểm của
mạng lưới kênh rạch của đồng bằng sông Mê Kông Cửu Long và một nét đặc
trưng là văn hoá chợ nổi của vùng sông nước nơi đây.

Ngoài Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam còn có một số vùng khác
cũng thuộc lưu vực sông Mê Kông như vùng lòng chảo Điện Biên Phủ và phụ
cận thuộc tỉnh Lai Châu (lưu vực sông Mê Kông Nậm Rốm, nhánh Nậm U),
lưu vực sông Mê Kông thuộc tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và vùng Tây
Nguyên. Đây cũng chính là những tiềm năng và cơ hội rất lớn để các địa
phương có dòng sông Mê Kông chảy qua khai thác có hiệu quả phục vụ cho
phát triển kinh tế.
Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một trong những vùng
trọng điểm kinh tế của cả nước, vựa lúa lớn nhất Việt Nam, sông Mê Kông có
một vị trí đặc biệt quan trọng. Nói về vị trí trong lưu vực sông, Đồng bằng
sông Cửu Long nằm ở cuối nguồn nước, được hưởng những lợi thế về sự mầu

mỡ do phù sa sông Mê Kông bồi đắp từ hàng ngàn đời nay và nhận lại toàn bộ
lượng dòng chảy sông sau khi qua các nước thượng lưu. Tuy nhiên, do nằm
cuối nguồn, nước sông Mê Kông đến Đồng bằng sông Cửu Long đã, đang và
sẽ chịu tác động của mọi biến động thiên nhiên và hoạt động của con người ở
các quốc gia thượng lưu. Một trong những tác động đang dấy lên sự lo ngại
sâu sắc của dư luận ở Việt Nam nói riêng và thế giới đối với tương lai của hệ
sinh thái sông Mê Kông nói chung và nguồn nước sông Mê Kông đó là tác
động do việc phát triển thủy điện ồ ạt từ các quốc gia trong lưu vực sông Mê
Kông, đặc biệt là các bậc thang thủy điện trên dòng chính.

Việt Nam là nước duy nhất trong lưu vực không có đập thủy điện trên
dòng chính và sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do nằm cuối nguồn sông Mê
Kông. Từ PhnomPenh chảy qua Việt Nam, sông Mê Kông phân ra hai dòng
chính là sông Tiền và sông Hậu với 9 cửa đổ ra biển vì vậy còn được gọi là hệ
thống sông Cửu Long, lượng nước ở đây chiếm trên 60,4% lượng nước sông
toàn quốc. Nhưng nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông nên 95% lưu lượng nước
Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước nằm ngoài biên giới Việt Nam [53].

Khi nói về phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, có thể
phân thành 2 phần: phát triển thủy điện sông Mê Kông phần thượng lưu vực
trên lãnh thổ Trung Quốc và phát triển thủy điện phần Hạ lưu vực của các
quốc gia Lào, Thái Lan và Campuchia. Như đã nêu trên, Trung Quốc dự kiến
xây dựng trên dòng chính Mê Kông khoảng 15 bậc thang thủy điện, phần lớn
là các trạm thủy điện có hồ điều tiết năm, dung tích từ vài trăm triệu m3 đến
vài chục tỷ m3. Phần Hạ lưu vực Lào, Thái Lan và Campuchia dự kiến xây
dựng bậc thang thủy điện trên dòng chính, trong đó tất cả các bậc thang thủy
điện dự kiến xây dựng phần Hạ lưu vực là các loại thủy điện đập, không có hồ
điều tiết, hoặc chỉ điều tiết ngày.

Điề u đáng chú ý hiê ̣n nay trong kế hoa ̣ch xây dựng đâ ̣p thủy điê ̣n ở ha ̣
lưu thì dự án đâ ̣p thủy điê ̣n Xayaburi của Lào là con đập được xúc tiến xây
dựng đầu tiên trong số 11 con đập đang được lên kế hoạch xây dựng tại dòng
chính của hạ lưu sông Mê Kông. Vào tháng 9/2010, Xayaburi là con đập đầu
tiên được đệ đơn lên Chính phủ các nước thành viên Ủy hội sông Mê Kông
cho phép xây dựng thông qua “Thủ tục thông báo, tham vấ n trước và thỏa
thuận” và theo kế hoạch khi đập Xayaburi đi vào hoạt động thì Lào sẽ xuất
khẩ u điê ̣n cho Thái Lan với vai trò là chủ đầ u tư dự án . Hiê ̣n nay, dự này đã
và đang vất phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luâ ̣n với những tác đô ̣ng khó
lường có thể xảy ra.

Như vâ ̣y, mô ̣t câu hỏi lớn đă ̣t ra n ếu như các d ự án đập thủy điện trên
dòng chính sông Mê Kông đã và đang đư ợc triể n khai s ẽ tác động ra sao đến
môi trường của các quốc gia trong khu vực nói chung và Viê ̣t Nam nói riêng .
Tác động của việc phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông được
nhìn nhận cả hai khía cạnh, tác động tích cực và tác động tiêu cực. Đối với hạ
lưu các công trình thủy điện, tác động tích cực chủ yếu là tác động điều hòa
dòng chảy nếu là thủy điện hồ chứa điều tiết năm. Tuy nhiên việc hồ chứa có
điều hòa dòng chảy cho hạ lưu hay không, tùy thuộc rất nhiều vào chế độ vận
hành của hồ chứa. Hiện nay, vì lới ích kinh tế, phần lớn các hồ chứa thủy điện
đã vận hành theo chế độ phát điện, lợi ích của các ngành dùng nước khác đã
không được đáp ứng và như vậy tác động tích cực của các hồ thủy điện là rất
hạn chế và ngược lại những tác động tiêu cực đã và đang hiện hữu ở khu vực
đồ ng bằ ng này và ảnh hưởng rấ t lớn đế n môi trường sinh thái như dòng chảy ,
chấ t lươ ̣ng nước, lươ ̣ng phù sa, đấ t đai bi ̣nhiễm mă ̣m , nhiễm phèn…và từ đó
ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội của vùng đồng bằng này.

a) Ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái


Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia trong lưu vực
sông Mê Kông, trong đó có những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Thái Lan
đã và đang tận dụng khai thác nguồn tài nguyên nước với tốc độ ngày càng
nhanh. Các dự án thủy điện được xây dựn g trên sông Mê Kông sẽ biến 55%
chiều dài dòng sông ở vùng hạ lưu sông Mê Kông từ một dòng sông sống
thành một loạt hồ trữ nước; nước sẽ chảy chậm hơn, xen kẽ các đoạn dưới đập
có dòng chảy thay đổi rất nhanh theo sự vận hành của đập. Trước đây năng
lượng dòng chảy của dòng sông phân bố tương đối đều khoảng 5-50 MW/ki
lô mét. Sau khi các đập dựng lên chắn ngang sông thì năng lượng sẽ tập trung
khoảng 2.000 MW/đập [53]. Sự thay đổi về việc phân bố năng lượng dòng
chảy sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vận chuyển phù sa, vận chuyển chất hữu cơ ,
xác cây gỗ trôi , các hố sâu ở đáy sông và tạo ra những thay đổi không thể
phục hồi đối với sự di cư của cá cũng như gây khó khăn cho giao thông thủy
và hoạt động đánh bắt cá của người dân khu vực Đồ ng bằ ng sông Cửu Long.

Nằ m ở ha ̣ nguồ n sông Mê Kông nên 95% lưu lươ ̣ng nước Cửu Long
phụ thuộc vào nguồn nước nằm ngoài biên giới quốc gia . Các công trình thủy
điê ̣n quy mô lớn ở Trung Quố c trong những năm qua đã khiế n nguồ n nước
chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt . Viê ̣c giảm dòng chảy trong mùa khô ,
kế t hơ ̣p với biế n đổ i khí hâ ̣u và nước biể n dâng sẽ làm gia tăng sự xâm nhâ ̣p
mă ̣n làm ảnh hưởng đế n sản xuấ t và nuôi trồ ng thủy sản của vùng Đồ ng bằ ng
sông Cửu Long. Theo đánh giá các công trình thủy điện quy mô lớn ở Trung
Quốc trong những năm qua đã khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày
càng cạn kiệt. Việc giảm dòng chảy trong mùa khô, kết hợp với biến đổi khí
hậu và nước biển dâng sẽ làm gia tăng sự xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến
sản xuất và nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu các
công trình thủy điện dòng chính được xây dựng, lượng phù sa về Đồng bằng
sông Cửu Long từ 26 triệu tấn/năm sẽ giảm còn 7 triệu tấn/năm và gia tăng
hiện tượng xói lở bờ sông, mặt khác lại làm suy giảm khả năng làm sạch của
dòng sông [53].

Dòng sông Mê Kông hiện nay có bốn mùa: mùa nước, mùa khô và hai
mùa chuyển tiếp giữa hai mùa này. Hai mùa chuyển tiếp đóng vai trò quan
trọng về mặt sinh thái, chẳng hạn như là tín hiệu sinh học cho sinh vật thủy
sinh trên toàn lưu vực. Khi các đập được xây dựng thì hai mùa chuyển tiếp sẽ
bị rút ngắn hoặc hoàn toàn biến mất. Cá và các loài thủy sinh sẽ không còn
nhận được tín hiệu của dòng sông để sinh sản hoặc thực hiện các quá trình
khác. Các dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học có tầm quan trọng
quốc tế. Trong đó, 80% các vùng đa dạng sinh học chính dọc theo sông Mê
Kông sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có rừng U Minh thuô ̣c tin̉ h Cà Mau.

b) Ảnh hƣởng đến kinh tế – xã hội


Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vựa lúa lớn nhất cả nước
nhưng cũng đang bi ̣giảm sút về diê ̣n tić h , sản lượng lúa do ảnh hưởng của
nguồ n nước tưới tiêu từ thươ ̣ng lưu sông Mê Kông . Đồng thời , việc giảm
lươ ̣ng phù s a từ sông Mê Kông sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng cá biển ,
ngành đánh cá và các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Đặc biệt
ngành thủy sản nói chung, chỉ tính riêng tổn thất cá trắng mỗi năm Đồng bằng
sông Cửu Long sẽ thiệt hại từ 500 triệu đến 1 tỷ USD và sẽ có khoảng 14
triệu nông dân bị ảnh hưởng gián tiếp do có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản [53]. Như vâ ̣y, năng suấ t lương thực và sản lươ ̣ng cá sẽ
tác động rất lớn đến an ninh lương thực - thực phẩm của vùng.
Bên ca ṇ h đó , mô ̣t tác đô ̣ng rõ nét nhấ t từ những hoa ̣t đô ̣ng khai thác
trên là chấ t lươ ̣ng nguồ n nước phía cuố i ha ̣ lưu sông Mê Kông bi ̣suy giảm
nghiêm tro ̣ng và ảnh hưởng rấ t lớn đế n cuô ̣c số ng của cư dân vùng Đồ ng bằ ng
sông Cửu Long. Nguồ n nước bi ̣ô nhiễm và nguy cơ xâm nhâ ̣p mă ̣n ngày cào
cao.
Trước những tác đô ̣ng to lớn của hoạt động khai thác chung sông Mê
Kông đã và đang ảnh hưởng rấ t lớn đế n môi trường sinh thái , kinh tế – xã hội
của Viê ̣t Nam thì đòi hỏi c húng ta phải có những động thái cụ thể , thậm chí là
các bước đi quyết liệt để cùng các quốc gia trong lưu vực ngồi lại bàn bạc với
nhau và đưa ra các biê ̣n pháp cụ thể để ha ̣n chế thấ p nhấ t những tác đô ̣ng đó .
Nhưng để dung hòa được lợi ích của quốc gia lưu vực sông Mê Kông thì một
yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải hợp tác sâu và rộng hơn nữa, đồng
thời xây dựng hệ thống giải pháp toàn diện để thúc đẩy hoạt động hợp tác
khai thác chung tài nguyên nước sông Mê Kông có hiệu quả và bền vững.
Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM XÂY DƢ̣NG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CƠ CHẾ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG

3.1. Nguyên tắ c , mục tiêu xây dựng và hoàn thiêṇ cơ chế hơ ̣p tác khai
thác chung dòng sông Mê Kông

3.1.1. Nguyên tắ c xây dựng và hoàn thiện cơ chế hơ ̣p tác khai thác
chung dòng sông Mê Kông

Hiện nay, trên thế giới xuấ t hiê ̣n không nhiề u mô hình hơ ̣p tác khai thác
chung nguồ n nước sông quố c tế (trừ mô hiǹ h hơ ̣p tác sông Mê Kông ) mà chủ
yế u là các mô hin
̀ h hơ ̣p tác khai t hác chung trên các vùng biển quốc tế như
khai thác chung tài nguyên sinh vâ ̣t (điể n hiǹ h và chủ yế u là khai thác chung
nghề cá ), khai thác chung tài nguyên phi sinh vâ ̣t (điể n hiǹ h và phổ biế n là
dầ u khí, các khoáng sản khác), khai thác chung trong liñ h vực du lich
̣ , nghiên
cứu khoa ho ̣c , giao thông vâ ̣n tải biể n ...[11] Viê ̣c quản lý , khai thác, sử dụng
tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước mới chỉ dừng la ̣i ở mô hình
“Quản lý tổng hợp theo hệ thống lưu vực sông” như mô hiǹ h quản lý lưu vực
sông Murray - Darling (Australia), quản lý lưu vực sông Hoàng Hà (Trung
Quốc), quản lý lưu vực sông của Pháp hay các kinh nghiê ̣m chia sẻ tài nguyên
nước như chia sẻ tài nguyên nước ta ̣i bang Florida, Alabama và Geogia (Mỹ);
chia sẻ tài nguyên nước ta ̣i lưu vực sông Danube, lưu vực sông Nile...
Thông qua kinh nghiệm ở các nước khác trên thế giới và thực tế khai
thác chung sông Mê Kông cho thấy : trên lưu vực sông, không thể chỉ quan
tâm về quy hoạch phát triển và đầu tư các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên
nước như trước đây, mà còn phải quan tâm một cách toàn diện đến các vấn đề
quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước , chống suy thoái chất lượng
nước, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước , bảo vệ cuố i nguồn lưu v ực, dàn xếp các
bất đồng trong sử dụng nước giữa các quố c gia ở thượng và hạ lưu của lưu
vực sông, bảo đảm tôn trọng quyền lợi hợp pháp của các quố c gia khác.

Qua thực trạng môi trường nước lưu vực sông Mê Kông đã phân tích tại
những phần trên, việc trước tiên cần phải làm là xác định phương hướng hoàn
thiện cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông nhằm xây dựng một
hành lang pháp lý cho viê ̣c khai thác , sử dụng, quản lý và bảo vệ môi trường
nước của lưu vực sông , đă ̣c biê ̣t là cá c quố c gia ha ̣ lưu sông Mê Kông , trong
đó có Viê ̣t Nam. Vì vậy, khi xây dựng và hoàn thiện cơ chế hơ ̣p tác sông Mê
Kông cần tuân thủ các nguyên tắ c chủ yếu sau:

Thứ nhấ t, hơ ̣p tác trên cơ sở biǹ h đẳ ng chủ quyề n và toàn ve ̣n lañ h thổ
trong viê ̣c sử du ̣ng và bảo vê ̣ tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông.

Thứ hai , hơ ̣p tác khai thác chung phải bảo đảm quyề n sử du ̣ng công
bằ ng và hơ ̣p lý của các quố c gia trong lưu vực sông Mê Kông và phải phù hơ ̣p
với các nguyên tắc cơ bản của luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế.

Thứ ba , tấ t cả các quố c gia trong lưu vực sông Mê Kông đề u đươ ̣c
tham gia mô ̣t cách công bằ ng và hơ ̣p lý vào viê ̣c phát triể n tài nguyên
nước. Hay nói cách khác , các quố c gia phải đươ ̣c tham gia công bằ ng vào
viê ̣c phát triể n tài nguyên nước nhưng phải hơ ̣p lý tùy theo hoàn cảnh và
điề u kiê ̣n khách quan của từng quố c gia . Nghĩa là , phải tạo ra cơ hội phát
triể n công bằ ng cho tấ t cả các quố c gia chứ không phải là các quố c gia đề u
phải tiến hành khai thác như nhau bởi lưu lượng nước ở các thượng nguồn
và hạ nguồn là khác nhau .

Thứ tư, khai thác và phát triể n tài nguyên nước phải đảm bảo đươ ̣c sự
bề n vững cuả n nguồ n nước lưu vực ; khai thác chung phải đi đôi với viê ̣c giữ
gìn và bảo vệ nguồn nước ; khai thác phải đảm bảo viê ̣c sử du ̣ng tố i ưu nguồ n
nước, tránh khai thác một cách lãng phí để bảo đảm nguồn nước có thể thực
hiê ̣n đươ ̣c chức năng sinh thái của miǹ h.

Thứ năm, hơ ̣p tác khai thác chung phải đươ ̣c tiế n hành trên cơ sở chia
sẻ công bằng các chi phí và lợi ích chung mang lại từ các dự án phát triển
chung theo sự thỏa thuâ ̣n giữa các quố c gia lưu vực sông . Đây đồ ng thời là
mô ̣t trong những yế u tố rấ t quan tro ̣ng thúc đẩ y sự hơ ̣p tác khai thác chung
giữa các quố c gia.

Thứ sáu, các chính phủ trong lưu vực sông Mê Kông cần cân bằng lợi
ích quốc gia (nhu cầ u sử du ̣ng tài nguyên nước cho phát triển kinh tế và nâng
cao đời số ng của cư dân nước miǹ h ) với lơ ̣i ić h cô ̣ng đồ ng các quố c gia cùng
chia sẻ nguồ n nước.

Như vâ ̣y, trong quá triǹ h khai thác chung sông Mê Kông tấ t yế u sẽ nảy
sinh các mâu thuẫn về lơ ̣i ić h giữa các quố c gia và tác đô ̣ng đế n các quố c gia
khác ở cuối hạ nguồn. Do đó, những nguyên tắ c cơ bản trên sẽ là cơ sở để giải
quyế t các vấ n đề này.

3.1.2 Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ chế hơ ̣p tác kha i thác
chung dòng sông Mê Kông

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê
Kông cần phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây:

Một là, từng bước cải thiện môi trường lưu vực sông Mê Kông , gắn khai
thác với phát triển bền vững của các quốc gia trong lưu vực . Cần quán triệt
mục tiêu bảo vệ môi trường nước lưu vực sông trong việc hoạch định, tổ chức
thực hiện các chính sách , chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đặc
biệt đối với Chin
́ h phủ và các Bô,̣ Ban ngành quản lý của các quốc gia.

Hai là, hoàn chỉnh cơ chế quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên nước
ở từng lưu vực sông Mê Kông của từng quốc gia . Yêu cầ u này đòi hỏi các
quố c gia xây dựng cơ chế quản lý và khai thác tài nguyên nước của mình phải
phù hợp với các quy định chung trên cơ sở các văn bản pháp lý mà các quốc
gia đã ký kế t như Hiê ̣p đinh
̣ Mê Kông 1995.

Ba là, các quốc gia lưu vực chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn
thải từ hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t của các quốc gia khác , đă ̣c biê ̣t là các quố c gia
thươ ̣ng lưu với mu ̣c đích kiể m soát chéo lẫn nhau và có những biê ̣n pháp cu ̣
thể để đố i phó với những biế n đổ i nguồ n nước, thâ ̣m chí là khởi kiê ̣n quố c gia
gây ra tác đô ̣ng tiêu cực đó.

Bốn là, hoàn thiện và thống nhất quản lý hệ thống quan trắc môi trường
của các quốc gia . Xây dựng ngân hàng dữ liệu , bảo đảm khả năng dự báo ,
phòng chống thiên tai, ngập lụt và những tác đô ̣ng xấ u nhấ t có thể xảy ra như
sự cố vỡ đâ ̣p thủy điện.

Năm là, hoàn thiện hê ̣ thố ng pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông phải gắn với xây dựng và nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật bảo vệ môi
trường cho các quố c gia và dân cư của các quố c gia đó . Hệ thống pháp luật về
bảo vệ tài nguyên nước và môi trường sông Mê Kông cũng như các quy định
pháp luật khác có liên quan là công cụ quản lý hữu hiê ̣u của các cơ quan
chuyên môn trên lĩnh vực này. Hệ thống đó phải bảo đảm tính đồng bộ, thống
nhất và chặt chẽ; đồng thời, có cơ chế điều chỉnh một cách linh hoạt để phù
hợp với tình hình thực tiễn và những yêu cầu mới đặt ra . Hệ thống pháp luật
bảo vệ tài nguyên nước và môi trường sông Mê Kông phải vừa có tính chất
giáo dục, ngăn ngừa những hành vi vi phạm, vừa đủ mạnh để răn đe, trừng
phạt những quố c gia hay cá nhân , tổ chức cố tình vi pha ̣m . Trong quá trình
này các quố c gia lưu vực cần phải nô ̣i luâ ̣t hóa các quy đinh
̣ chung đã ký kế t
vào pháp luật của quốc gia mình.

Sáu là, xây dựng và duy trì, hoàn thiện tổ chức, cơ cấu và hoạt động của
Ủy hội sông Mê Kông, các Ủy ban liên hợp và các Ủy ban sông Mê Kông của
các quốc gia . Đặc biệt phải hoàn thiện đầy đủ được cơ cấu của Ủy hội sông
Mê Kông bao gồ m Trung Quố c và Mianma . Vì đây là hai quốc gia hi ện nay
chưa tham gia vào Ủy hô ̣i sông Mê Kông.

Như vâ ̣y, để hoàn thiện được cơ chế hợp tác khai thác chung sông Mê
Kông với các mu ̣c tiêu trên đòi hỏi các quố c gia phải ngồ i la ̣i bàn ba ̣c và
thố ng nhấ t đươ ̣c các giải pháp cu ̣ t hể song song, trong đó chú tro ̣ng giải pháp
về mă ̣t pháp lý vì ý chí của các quố c gia lưu vực sông Mê Kông đươ ̣c thể hiê ̣n
trong các văn bản pháp lý mà quố c gia đó ký kế t , phê chuẩ n hoă ̣c tham gia .
Từ đó , củng cố chặt chẽ tí nh pháp lý , tính hiệu lực và tính thực thi của các
văn bản đã ký kế t đồ ng thời củng cố chă ̣t chẽ vai trò thực sự của Ủy hô ̣i sông
Mê Kông.

3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông

3.2.1. Thông qua khuôn khổ pháp lý

Trong bố i cảnh hiê ̣n nay , các quốc gia đã và đang cùng chia sẻ nguồn
nước sông Mê Kông có thể sử du ̣ng luâ ̣t pháp quố c tế như là mô ̣t công cu ̣ đắ c
lực để thúc đẩ y sự hơ ̣p tác với nhau trong liñ h vự c khai thác tài nguyên nước
thông qua viê ̣c ký kế t các điề u ước song phương hoă ̣c đa phương nhằ m:

+ Thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin về nguồn nước mà các quốc gia
cùng chia sẻ, thông tin về những chiń h sách , pháp luật quốc gia về tài nguyên
nước và biê ̣n pháp quản lý đươ ̣c tiế n hành ở mỗi quố c gia.
+ Thỏa thuận về việc sẽ thông báo cho nhau trong những trường hợp
khẩ n cấ p như lũ lu ̣t , sự cố về môi trường , sự cố vỡ đâ ̣p ...để các quốc gia
liên quan có thể đố i phó hoă ̣c hơ ̣p tác đố i phó mô ̣t cách nhanh chóng và có
hiê ̣u quả .

+ Thỏa thuận về hợp tác trong việc trao đổi những kinh nghiệm về
xây dựng những mô hin
̀ h quản lý tài nguyên nước hơ ̣p lý ở từng quố c gia .
Kinh nghiê ̣m về mô ̣t phương thức quản lý nước tiên tiế n ở mô ̣t quố c gia có
thể là những bài ho ̣c rấ t quý giá cho các quố c gia khác trong lưu vực hoă ̣c
trên thế giới .

+ Thỏa thuận về hợp tác trong việc tiến hành các biện p háp cụ thể như
phố i hơ ̣p hành đô ̣ng nhằ m ha ̣n chế ô nhiễm nguồ n nước ; hạn chế xâm mặn ;
xây dựng những tiêu chuẩ n môi trường thích hơ ̣p ; chuyể n giao kỹ thuâ ̣t và
kinh nghiê ̣m về sử du ̣ng tiế t kiê ̣m nước.

+ Thỏa thuận về một kế hoạch sử dụng và phát triển tổng thể nguồn
nước để có thể hơ ̣p tác khai thác chung và bảo vê ̣ có hiê ̣u quả nguồ n nước
sông Mê Kông. Nô ̣i dung của kế hoa ̣ch sử du ̣ng và phát triể n nguồ n nước như
vâ ̣y phu ̣ thuô ̣c vào trình đô ̣ phát triển, nhu cầ u hơ ̣p tác , mức đô ̣ và pha ̣m vi
hơ ̣p tác mà các quố c gia lưu vực sông Mê Kông lựa cho ̣n.

+ Thỏa thuận về việc thiết lập một cơ chế quản lý tài nguyên nước sông
Mê Kông mới cho phù hơ ̣p hoă ̣c củng cố và hoàn thiê ̣n cơ chế đã đươ ̣c ban
hành với phạm vi và mức độ hợp tác của các quốc gia chia sẻ nguồn nước.

+ Thỏa thuận về việc ngăn chặn và giải quyết các bất đồng và tranh
chấ p nảy sinh giữa các quố c gia trong quá trình khai thác nguồn nước sông
Mê Kông.

Như vâ ̣y, dựa trên cơ sở nề n tảng luâ ̣t pháp quố c tế các quố c gia lưu
vực sông Mê Kông sẽ phải tuân thủ nghiêm chin̉ h các điề u ước đã ký kế t để
đa ̣t đươ ̣c các thỏa thuâ ̣n nêu trên nhằ m thể hiê ̣n đươ ̣ c lơ ̣i ić h riêng của miǹ h
nhằ m hài hòa với lơ ̣i ić h chung của các quố c gia khác.

Hiê ̣n nay , cơ sở pháp lý về hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê
Kông dựa trên Hiê ̣p đinh
̣ Mê Kông 1995. Đây là căn cứ pháp lý chung cho
cả bốn quố c gia thành viên theo các nguyên tắ c cơ bản và khung hơ ̣p tác
trong liñ h vực khai thác , bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan
trong vùng ha ̣ lưu sông Mê Kông . Mục tiêu mong muốn là phát triển bền
vững, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương
trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mê Kông ;
góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và thực
hiê ̣n các Công ước quố c tế khá c liên quan ; quản lý , khai thác , phát triển tài
nguyên và bảo vê ̣ môi trường .

̣ Mê Kông 1995 đã ghi nhâ ̣n Ủy hô ̣i sông Mê Kông có thẩ m
Hiê ̣p đinh
quyề n bắ t buô ̣c các nước có dự án khai thác nước trên dòng chiń h sông Mê
Kông phải cung cấ p đầ y đủ thông tin về tác đô ̣ng của dự án . Những thông tin
này có thể được cộng đồng sử dụng để vận động việc nghiên cứu thêm các tác
đô ̣ng xuyên quố c gia hoă ̣c dừng dự án . Bên ca ̣nh đó , Hiê ̣p đinh
̣ Mê Kông
cũng có những ha ̣n chế cầ n khắ c phu ̣c cu ̣ thể:

+ Các thành viên Ủy hội sông Mê Kông không có quyền phủ quyết
(veto) dự án của các nước thành viên,

+ Ủy hội sông Mê Kông không có thẩm quyền về mặt pháp lý ra quyết
đinh
̣ chố ng la ̣i mô ̣t nước thành viên,

Chính vì những hạn chế trên các nước thành viên phải xây dựng được
cơ chế pháp lý cụ thể và có hiê ̣u lực ràng buô ̣c các bên tham gia . Cùng với
yêu cầ u thực tiễn hiê ̣n nay , các quan hệ hợp tác quốc tế về ngu ồn nước có
nhiề u thay đổ i . Điể n hình như dự án đâ ̣p Xayaburi của Lào xây dựng trên
dòng chính sông Mê Kông đã tuân thủ Hiệp định Mê Kông 1995 hay chưa
hay vì Lào cùng với Thái Lan là chủ đầ u tư đang cha ̣y theo lơ ̣i ić h quố c gia .
Vì vậy, theo ý kiế n đề xuấ t , Ủy hội sông Mê Kông cần xem xét việc sửa đổi ,
bổ sung Hiê ̣p đinh
̣ Mê Kông 1995 sao cho phù hơ ̣p với tiǹ h hiǹ h hiê ̣n nay .
Đồng thời, cũng cần phải xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) như mô ̣t bô ̣ luâ ̣t
“mề n” điề u chỉnh hành vi của các quố c gia ven sông cũng như của các tổ
chức, doanh nghiê ̣p và người dân ven sông Mê Kông . Bô ̣ luâ ̣t này sẽ chỉ ra
những điề u nên và không nên đố i với các bên liên quan , trong đó quan tro ̣ng
nhấ t là vai trò của các chính phủ trong lưu vực , nhằ m bảo đảm viê ̣c khai thác ,
sử du ̣ng nguồ n nước sông Mê Kông mô ̣t cách hơ ̣p lý và hiê ̣u quả.

Song song với viê ̣c ban hành các quy pha ̣m mới cũng cầ n phải tăng
thẩ m quyề n giải quyế t cá c vấ n đề liên quan đế n viê ̣c sử du ̣ng nguồ n nước
sông Mê Kông giữa các nước thành viên Ủy hô ̣i mô ̣t cách thực sự và các phán
quyế t của Ủy hô ̣i đưa ra phải có tiń h thực thi ngay trên thực tế .

Ngoài ra, để giải quyết các tranh chấ p giữa các bên trong viê ̣c khai thác
nguồ n nước sông Mê Kông mô ̣t cách hiê ̣u quả thì Ủy hô ̣i sông Mê Kông cùng
với các quố c gia trong lưu vực cầ n ngồ i la ̣i với nhau để bàn ba ̣c viê ̣c thành lâ ̣p
cơ quan giải quyế t tranh chấ p chu yên biê ̣t và có tiń h phán quyế t buô ̣c các bên
phải tuân theo như mô hình Tòa án quốc tế.

Viê ̣c ban hành , thực thi và kiể m soát các quy đinh
̣ về khai thác chung
sông Mê Kông cầ n phải chă ̣t chẽ , thực thi trên thực tế và có giá t rị pháp lý
quốc tế, nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên . Các bên tham
̣ đã đề ra thì Ủy hô ̣i sông Mê Kông hay cơ quan
gia vi pha ̣m các quy đinh
chuyên trách cu ̣ thể có biê ̣n pháp cưỡng chế hoă ̣c thâ ̣m chí là chấ m dứt hoa ̣t
đô ̣ng khai thác của bên vi pha ̣m . Có như vậy , các quy định ban hành mới có
hiê ̣u quả và là công cu ̣ hữu hiê ̣u để phòng ngừa, cảnh báo hành vi vi phạm của
các quốc gia lưu vực sông Mê Kông.
Mô ̣t trong những nô ̣i dung quan trong để t hiế t lâ ̣p đươ ̣c cơ chế pháp lý
toàn diện về sông Mê Kông là các nước cần tham gia đầy đủ vào các tổ chức
và dàn xếp lưu vực. Trung Quốc và Mianma cần sớm trở thành thành viên
chính thức của Ủy hội sông Mê Kông, thể chế toàn diện nhất cho đến nay,
trong quá trình quản lý các vấn đề chung của sông Mê Kông. Nếu được ủy
thác nhiều quyền lực hơn nữa từ các quốc gia có chủ quyền, Ủy hội có triển
vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc điều hòa các lợi ích đa dạng của các
nước trong lưu vực thông qua việc xây dựng các chiến lược và chương trình
hướng tới sự công bằng và bền vững.

Hiện tại, Ủy hội vẫn chưa bao gồm tất cả các nước trong lưu vực, trong
khi đó, Trung Quốc và Mianma, với tư cách là hai nước thượng nguồn, lại
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cùng quản lý dòng sông theo tinh
thần của Hiệp định Mê Kông năm 1995.

Ngoài ra, các bên khi tiến hành các hoạt động liên quan đến khai thác
nguồ n nước sông Mê Kông phải tiế n hành thông báo , tham vấ n và thỏa thuâ ̣n
với các nước thành viên để đi đến thống nhất chung giữa các bên và không
làm ảnh hưởng đến nguồn nước sông Mê Kông . Điề u đó, đòi hỏi các bên phải
tuân thủ nghiêm ngă ̣t “Thủ tục thông báo , tham vấ n trước và thỏa thuận
(PNPCA)” và cần phải rà soát la ̣i , bổ sung các quy đinh
̣ sao cho phù hơ ̣p với
thực tiễn hiê ̣n nay vào bô ̣ thủ tu ̣c trên.

Hiê ̣n nay , mô ̣t vấ n đề pháp lý rấ t quan tro ̣ng là Viê ̣t Nam vẫn chưa
tham gia phê chuẩ n Công ước Liên Hơ ̣p quố c về Luâ ̣t sử du ̣ng c ác nguồn
nước quố c tế vào các mu ̣c đić h phi giao thông 1997. Mă ̣c dù , Viê ̣t Nam đã
tham gia rấ t tích cực và có những đóng góp quan tro ̣ng vào hoàn thiê ̣n dự thảo
Công ước và là mô ̣t trong số các quố c gia đầ u tiên bỏ phiế u tá n thành Nghi ̣
quyế t thông qua bản văn Công ước . Đây là yêu cầ u cấ p bách đòi hỏi chúng ta
phải hội nhập sâu hơn về lĩnh vực luật pháp quốc tế có như vậy chúng ta mới
bảo vệ được chính mình khi tham gia vào quan hệ quốc tế c ụ thể. Vì vậy, Viê ̣t
Nam nên làm thủ tu ̣c phê chuẩ n Công ước 1997 càng sớm càng tốt vì các lý
do cơ bản sau:

Một là , Công ước phản ánh mô ̣t cách tương đố i đầ y đủ quyề n lơ ̣i của
các nước đang phát triển cùng chia sẻ các ng uồ n nước quố c tế . Đây là mô ̣t
trong số rấ t it́ các công cu ̣ pháp lý quố c tế đươ ̣c soa ̣n thảo với sự tham gia tić h
cực và đầ y đủ của hầ u như tấ t cả các nước đang phát triể n . Các chuyên gia
soạn thảo Công ước đã nghiên cứu , cân nhắ c cẩ n thâ ̣n những từ ngữ sử du ̣ng
trong Công ước nhằ m đảm bảo đế n mức tố i đa có thể quyề n lơ ̣i của các quố c
gia nguồ n nước là những nước đang phát triể n . Viê ̣t Nam là nước đang phát
triể n và nằ m cuố i ha ̣ lưu vực sôn g Mê Kông có thể dựa trên các quy đinh
̣ của
Công ước này cùng với các quy đinh
̣ trong Hiê ̣p đinh
̣ chung về lưu vực sông
Mê Kông để bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i của miǹ h khi bi ̣ảnh hưởng bởi hoa ̣t đô ̣ng khai
thác nguồn nước sông Mê Kông của các quốc gia khác.

Thứ hai , các quy định trong Công ước có phần nghiêng về bảo vệ
quyề n lơ ̣i các nước ha ̣ lưu . Quá trình bỏ phiếu thông qua Công ước đã chứng
tỏ điều này . Cả ba nước bỏ phiếu chống (Trung Quố c , Thổ Nhi ̃ Kỳ và Bun-
run-di) đều là nước thượng lưu . Gầ n như toàn bô ̣ 26 nước bỏ phiế u trắ ng đề u
là các nước thượng lưu. Số còn la ̣i trong tổ ng số 103 nước bỏ phiế u thông qua
Công ước về cơ bản là các nước ha ̣ lưu , trong đó có Viê ̣t Nam [16]. Mô ̣t khi
tham gia, Viê ̣t Nam có thể sử du ̣ng Công ước này như là mô ̣t công cu ̣ pháp lý
điề u chin
̉ h bổ sung các quan hê ̣ hơ ̣p tác Mê Kông mà Viê ̣t Nam là thành viên .
Ngoài ra , mă ̣c dù Trung Quố c không thông qua Công ước và không phải là
thành viên Ủy hội sông Mê Kông , nhưng Viê ̣t Nam vẫn có thể dựa vào Công
ước với tư cách là nguồn cơ sở pháp lý quốc tế làm cơ sở đàm phán với Trung
Quố c về vấ n đề khai thác dòng chiń h thươ ̣ng nguồ n sông Mê Kông.

Thứ ba , Viê ̣t Nam có thể sử du ̣ng Công ước để giải thích và áp du ̣ng
Hiê ̣p đinh
̣ Mê Kông 1995 vì Hiệp định Mê Kông là văn bản còn mang tính
chấ t khung , nên quá trin
̀ h xây dựng pháp luâ ̣t trong hơ ̣p tác Mê Kông và
cụ thể hóa các điều kho ản để thi hành Hiệp định là việc còn phải tiếp tục
tiế n hành .

Như vâ ̣y , công cu ̣ pháp lý đươ ̣c hoàn thiê ̣n theo hướng trên sẽ là nề n
tảng vững chắc cho các quốc gia lưu vực sông Mê Kông hợp tác khai thác
nguồ n nước mô ̣t các h công bằ ng và hơ ̣p lý , đồ ng thời cũng là cơ sở pháp lý
cho Viê ̣t Nam khi giải quyế t các bấ t đồ ng liên quan đế n nguồ n nước sông
Mê Kông . Nhưng mô ̣t câu hỏi đă ̣t ra khi mà viê ̣c khai thác nguồ n nước
sông Mê Kông ảnh hưởng nghiêm tro ̣ ng đế n Viê ̣t Nam thì chúng ta cầ n
phải đưa vấn đề đó ra Liên Hợp quốc để giải quyết thông qua Đại hội đồng ,
Hô ̣i đồ ng Bảo an và các cơ quan chuyên môn của Liên Hơ ̣p quố c , thâ ̣m chí
chúng ta có quyền khởi kiện ra Tòa án Công l ý Quốc tế (ICJ) để xem xét
viê ̣c khai thác đó ảnh hưởng như thế nào đố i với Viê ̣t Nam đồ ng thời để có
những phán quyế t cuố i cùng buô ̣c quố c gia gây ảnh hưởng phải dừng la ̣i và
thâ ̣m chí là bồ i thường thiê ̣t ha ̣i . Đây sẽ là công cu ̣ pháp lý vững chắ c để
chúng ta có thể tự bảo vệ mình trước những tác động trên .

3.2.2. Thông qua hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i giao

Những tranh chấp trước đây trong việc sử dụng nguồn nước và chia sẻ
quyền lợi riêng lẻ của từng quốc gia trong các lưu vực sông Nile thuộc vùng
Đông Bắc Phi Châu, sông Zambezi ở Phi châu, sông Jordan ở Trung Đông...
chúng ta đều thấy rõ được vai trò của ngoại giao trong việc hòa hợp các lợi
ích liên quan đến việc sử dụng nguồn nước của cá c quố c gia. Đây cũng chính
là minh chứng để các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông sử dụng hiệu quả
cơ chế ngoa ̣i giao trong viê ̣c giải quyế t các bấ t đồ ng liên quan đế n khai thác
nguồ n nước sông Mê Kông.
Hiê ̣n nay, viê ̣c khai thá c nguồ n nước sông Mê Kông đang dừng lại ở
lợi ích cục bộ của các quốc gia và tất yếu nảy sinh các mâu thuẫn , bất đồng
trong quá trình khai thác ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Hạn chế việc khai
thác tiêu cực tác động lên dòng sông Mê Kông bằng con đường ngoa ̣i giao là
phù hợp. Khi các bên bấ t đồ ng , hoă ̣c mâu thuẫn lơ ̣i ích thì các quố c gia ngồ i
lại bàn bạc, thương lươ ̣ng hoă ̣c đàm phám trực tiế p với nhau , mỗi bên đề u có
thể đưa ra ý kiế n , lâ ̣p luâ ̣n và yêu cầ u của m ình dễ tìm được tiếng nói chung
dưới hình thức hô ̣i nghi ̣, hô ̣i đàm, diễn đàn ...với tư cách đa ̣i diê ̣n mỗi nước là
cấ p Chính phủ, Bô ̣ trưởng hay người đứng đầ u cơ quan chuyên trách của quố c
gia đó cùng với quyế t tâm chính tr ị cao độ của những người đứng đầu Chính
phủ của các quốc gia đó mới đảm bảo được cơ chế hợp tác khai thác chung
lưu vực sông Mê Kông mới có hiê ̣u quả thực sự.

Trên thực tế , vấ n đề khai thác chung sông Mê Kông đã đươ ̣c tổ chức
nhiề u lầ n , ở nhiều quốc gia với hội nghị cấp cao , hô ̣i nghi ̣thường niên và hô ̣i
nghị mở rộng như với ASEAN , Trung Quố c , Nhâ ̣t Bản ...Điể n hiǹ h là Hội
nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 4 (GMS – 4
diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw - Myanmar, các bên đã thông qua Tuyên bố
chung, nhấn mạnh vấn đề hợp tác bảo vệ môi trường. Theo đó, người đứng
đầu Chính phủ Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt
Nam khẳng định lại cam kết hợp tác khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng
(GMS) và quyết tâm mạnh mẽ hướng tới giai đoạn tiếp theo của các hành
động chung như đã chỉ ra ở khung chiến lược mới.
Đồng thời, các nước GMS thống nhất thúc đẩy khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu, bao gồm việc sử dụng công nghệ thân thiện với khí hậu và
đáp ứng các yêu cầu về giới; đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững
cũng như an toàn và an ninh lương thực. Tuyên bố chung nhấn mạnh, Khung
Chiến lược 10 năm GMS (2012-2022) cần tiếp tục quan tâm tới sự cân đối
giữa phát triển và vấn đề môi trường…Đặc biệt, phía Việt Nam đã đ ề xuất
đưa thêm việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Kông vào
chương trình hợp tác GMS. Bởi trong những năm gần đây, đặc biệt thời gian
qua lũ lụt đã xảy ra trên phạm vi lớn, gây hậu quả nặng nề không chỉ ở Thái
Lan mà còn ở Campuchia, Việt Nam, Lào. Đây chính là ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu chung nhưng cũng bắt nguồn từ việc quản lý và sử dụng nguồn
nước sông Mê Kông thiếu hợp lý.

Hiện nay, nguồn nước này đang có nguy cơ sử dụng không thống nhất,
gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với các nước ở vùng hạ lưu.
Vì vậy, việc đề nghị các nước ở thượng nguồn và hạ nguồn tham gia vào việc
đưa ra những khung hợp tác trong quản lý và sử dụng nguồn nước sông Mê
Kông là một vấn đề hết sức quan trọng và cơ bản mà Chính phủ Việt Nam
cũng như Chính phủ một số nước đề nghị đưa vào khung khuôn khổ hợp tác
này. Mặc dù đề xuất này hiện nay chưa được đưa vào chương trình chính thức
nhưng đã nhận được nhiều tiếng nói đồng thuận. Các nhà lãnh đạo của GMS
cũng nhấn mạnh, việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê
Kông có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chung của khu vực.

3.2.3. Thông qua hơ ̣p tác kinh tế

Hô ̣i nhâ ̣p phát tri ển kinh tế là xu thế tấ t yế u hiê ̣n nay , đă ̣c biê ̣t kh i các
quố c gia trong lưu vực cùng chung khai thác dòng sông Mê Kông đ ể phục vụ
cho lợi ích của quốc gia mình. Khu vực này đang tăng trưởng nhanh chóng và
ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nhu cầ u phát triển thuỷ điện
cùng với nhu cầu tưới tiêu cho hoạt động sản xuất lương thực ngày càng trở
nên cấp bách gây áp lực rất lớn đến nguồn nước sông Mê Kông. Chính vì vậy,
các quốc gia có thể hợp tác với nhau cùng với các tổ chức bên ngoài để phát
triển các nhu cầu trên. Điển hình là khi phát triển hạ tầng tưới tiêu có thể thu
hút đầu tư từ các tổ chức nước ngoài đang mong muốn sản xuất lương thực -
thực phẩm thâm canh và đa dạng hơn.

Các mô hình biến đổi khí hậu đối với dòng chảy trên dòng chính sông
Mê Kông đang thay đổi và dự đoán còn có sự biến đổi mạnh. Các dòng chảy
mùa lũ sẽ lớn hơn nhưng các dòng chảy mùa khô dường như kéo dài hơn.
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi rất dễ bị tổn thương do nước biển dâng. Vì
vậy, quy hoạch liên quan đến nguồn nước phải thích ứng với xu hướng kinh tế
toàn cầu và biến đổi khí hậu để đảm bảo tính bền vững.

Hội nhập kinh tế khu vực một xu hướng quan trọng trong khu vực Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng. Các quốc gia hạ lưu vực sông Mê Kông đều là
thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và là bên ký kết
các hiệp định về hội nhập kinh tế và thúc đẩy các phương pháp tiếp cận cấp
khu vực cho phát triển ngành. Trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê
Kông mở rộng, các quốc gia này đã làm việc cùng nhau về phương pháp tiếp
cận ngành và các chương trình ưu tiên. Các hoạt động ngành năng lượng thúc
đẩy thương mại năng lượng trong khu vực để phát triển tiềm năng năng lượng
của tiểu vùng, tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới điện và đầu tư tư nhân.
Chương trình Môi trường cơ bản (CEP) của Tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng nhằm mục đích cải thiện quy hoạch môi trường và năng lực quản lý để
đánh giá môi trường chiến lược cho các chiến lược và quy hoạch ngành, và
xúc tiến các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý môi trường cần
phải đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa.

Hơ ̣p tác bằ ng các dự án khai thác chung giữa các tổ chức /hơ ̣p tác đa
quố c gia về nguồ n nước , thủy sản , thủy điện , hoă ̣c các tài nguyên khác của
lưu vực sông Mê Kông cũng là xu thế tấ t yế u hiê ̣n nay , đă ̣c biê ̣t khi các quố c
gia châ ̣m phát triể n chưa đủ tiề m lực để khai thác thì viê ̣c hơ ̣p tác với đố i tác
bên ngoài và chuyể n giao công nghê ̣ là con đường ngắ n nhấ t để quố c gia đó
phát triển.

Bên ca ̣nh đó , hơ ̣p tác chă ̣t chẽ với Trung Quố c trong vấ n đề vận hành
và khai thác các công trình đập thủy điện cần phải được đẩy mạnh thường
xuyên và chă ̣t chẽ dựa trên các cơ sở sau:
+ Tăng cường hợp tác với Trung Quốc nhằm phối hợp vận hành các
đập thuỷ điện ở Lancang để bảo đảm lợi ích của việc tăng dòng chảy mùa
khô, giải quyết vấn đề vận chuyển phù sa và cảnh báo sớm. Tương lai của sử
dụng nước ở hạ lưu vực sông Mê Kông phụ thuộc vào dòng chảy mùa khô xả
xuống từ các đập ở Lancang. Thông tin hàng năm và nhiều năm về xả nước,
kế hoạch phát triển dài hạn ở Lancang - Trung Quốc và quy trình vận hành
đập, là những thông tin đầu vào then chốt cho quy hoạch hạ lưu vực sông Mê
Kông. Điều này đòi hỏi một thoả thuận mới, dựa trên kinh nghiệm của Biên
bản ghi nhớ hiện tại giữa Trung Quốc và Uỷ hội sông Mê Kông, bao gồm cả
hệ thống giám sát thuỷ văn tổng hợp. Hành động này khẳng định cam kết lẫn
nhau về phát triển bền vững lưu vực, thúc đẩy chia sẻ lợi ích và tạo điều kiện
trao đổi thông tin trong khi vẫn công nhận chủ quyền quốc gia.

+ Tăng cường điều phối giữa các quốc gia hạ lưu vực sông Mê Kông về
vận hành các đập trên sông nhánh. Việc vận hành có phối hợp các đập trên
sông nhánh là cách đảm bảo độ tin cậy dòng chảy mùa khô hàng năm, điều
này sẽ được thúc đẩy bằng cách cải thiện thực hiện các Thủ tục của Uỷ hội
sông Mê Kông. Đạt được thoả thuận bảo vệ dòng chảy cơ sở mùa khô của
dòng chính sông Mê Kông. Chế độ dòng chảy cơ sở 1985 - 2000 được trình
bày trong Khung Hỗ trợ Ra Quyết định (DSF) của Uỷ hội được coi là rất gần
trạng thái tự nhiên. Bảo vệ chế độ dòng chảy này là rất cần thiết để đáp ứng
các nhu cầu xã hội và môi trường quan trọng. Thủ tục duy trì dòng chảy trên
dòng chính (PMFM) cung cấp cơ chế đảm bảo dòng chảy cơ sở được duy trì
tại 12 điểm then chốt dọc theo dòng chính và cung cấp nền tảng để thống nhất
về các sử dụng nước khác. Cùng với việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng nước
thông qua Thủ tục chất lượng nước (PWQ), việc này sẽ hỗ trợ duy trì các
chức năng tự nhiên của dòng sông.

+ Quản lý rủi ro của các dự án đã cam kết. Các cơ quan quốc gia, các tổ
chức lưu vực sông, các cộng đồng và các nhà đầu tư cần làm việc cùng nhau
về thiết kế và vận hành của các đập trên sông nhánh để giảm thiểu việc giữ lại
phù sa, chất dinh dưỡng và ngăn cản cá di cư, và đạt được thỏa thuận về các
biện pháp quản lý các vùng đất ngập nước có giá trị (cả trên quan điểm hệ
sinh thái và sinh kế). Các cơ hội sẽ được khảo sát để giải quyết các tác động
xã hội của phát triển tài nguyên nước hiện tại thông qua hoạt động xoá đói
giảm nghèo và phát triển khác của quốc gia.

Song song với cơ chế hợp tác kinh tế thì cơ chế hợp tác bảo vệ môi
trường lưu vực sông Mê Kông là một trong những nội dung quan trọng hàng
đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Ủy hội sông Mê Kông. Các quốc
gia trong lưu vực cần phải cân bằng giữa mặt phát triển và bảo vệ môi trường.
Nếu việc phát triển và bảo vệ môi trường tốt, sông Mê Kông sẽ là cầu nối
giữa các quốc gia trong khu vực thông qua các hoạt động phát triển. Nếu các
quốc gia cùng nhau hợp tác khai thác sông Mê Kông trên chiến lược phát
triển bảo vệ môi trường, giảm nhẹ tác động thì dòng sông này sẽ mang lại
nguồn lợi cho Chính phủ và nhân dân các nước quanh lưu vực sông Mê Kông.

3.2.4. Thông qua vai trò của các tổ chức quốc tế

Các tổ chức khu vực như ASEAN cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ cần
thiết. Hiện nay Cộng đồng Văn hóa xã hội ASEAN đã có bản Kế hoạch chi
tiết về quản lý nguồn nước cũng như một số cơ chế khác, song do vấn đề liên
quan đến các khía cạnh khác nhau, nhất là trong lĩnh vực an ninh phi truyền
thống, nên cũng có ý kiến cho rằng các nước ASEAN nên chuyển vấn đề này
sang Cộng đồng Chính trị - An ninh. Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ được
hoàn thành xây dựng vào năm 2015 và do vậy, vấn đề an ninh nguồn nước sẽ
cần sớm được thể chế hóa một bước. Cụ thể đầu tháng 4/2012, Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại Phnôm Pênh - Campuchia đã kêu gọi đẩy
mạnh các nỗ lực chung trong việc quản lý bền vững các tài nguyên nước sông
Mê Kông vì lợi ích của dân cư và sự phát triển bền vững của các nước ven
sông, nhất là các nước hạ nguồn. Trong Hội nghị, người đứng đầu Chính phủ
Việt Nam đề xuất các nước ASEAN cần phải có Tuyên bố về an ninh nguồn
nước Mê Kông.

Cùng với vai trò của ASEAN là tổ chức có liên quan nhất trong khu
vực thì các quốc gia và Việt Nam có thể đưa vấn đề về an ninh nguồn nước
sông Mê Kông lên tổ chức Liên Hợp Quốc nếu chứng minh được những tác
động nghiêm trọng ảnh hưởng đến hạ nguồn từ những hoạt động khai thác của
thượng nguồn sông Mê Kông.

Ngoài ra, các quốc gia bị tác động tiêu cực của hoạt động khai thác
sông Mê Kông cũng cần tranh thủ tiếng nói, các diễn đàn của các tổ chức,
hiệp hội về bảo vệ môi trường để gây áp lực cho các quốc gia đang khai thác
cần phải nhìn nhận và đánh giá lại, thậm chí là phải dừng hoạt động khai thác
để không ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác . Một ví dụ điển hình
khẳng định được vai trò của Liên minh Bảo vệ Mê Kông (Save the Mekong
Coalition) kịch liệt phản đối các kế hoạch xây dựng đập thủy điện trên dòng
chính hạ lưu sông Mê Kông hay vai trò của Tổ chức ma ̣ng lưới Sông n gòi
Thế giới (IRN) đưa ra ý kiế n hoañ xây đâ ̣p thủy điê ̣n trên dòng chiń h sông Mê
Kông it́ nhấ t trong vòng 10 năm. Đồng thời, cũng cần phải tham vấn các ý
kiến đánh giá, các khuyến nghị của các chuyên gia về quản lý lưu vực sông,
quản lý môi trường nước hay tham khảo các mô hình xây dựng đập thủy điện
của các quốc gia trên thế giới để áp dụng vào hoạt động khai thác sông Mê
Kông có hiệu quả.

Có thể nói rằng, việc khai thác ngày càng mạnh mẽ các tài nguyên
trong lưu vực sông Mê Kông nói chung và tiềm năng thủy điện đặc biệt trên
dòng chính ở cả phần thượng lưu và hạ lưu là thách thức ngày càng tăng đối
với hợp tác khai thác chung sông Mê Kông. Đối với phần thượng lưu vực,
việc phát triển các bậc thang thủy điện hoàn toàn được thực hiện bởi chính
Trung Quốc, không hề có sự hợp tác, thỏa thuận hoặc trao đổi với các quốc
gia hạ lưu vực cùng chia sẻ nguồn nước. Hiện nay, các quốc gia hạ lưu vực
cũng bắt đầu tích cực nghiên cứu phát triển tiềm năng thủy điện trên dòng
chính và chuyển nước ra ngoài lưu vực. Mặc dù đã có cơ chế hợp tác sông
Mê Kông với Hiệp định Mê Kông 1995 với những điều khoản khá rõ liên
quan đến những điều kiện phát triển dòng chính, các hoạt động nghiên cứu
đều được thực hiện bằng con đường song phương, chỉ khi có áp lực mạnh
mẽ từ các quốc gia hạ lưu và cộng đồng quốc tế, các quốc gia mới đưa ra
thông báo mang tính cung cấp thông tin qua Ủy hội sông Mê Kông. Do đó
việc tích cực đấu tranh tăng cường cơ chế hợp tác sông Mê Kông để thực
hiện nghiêm túc Hiệp định Mê Kông 1995 là một biện pháp vô cùng quan
trọng để giúp bảo vệ quyền lợi của Việt Nam là quốc gia nằm ở cuối nguồn.
Việc lồng ghép hợp tác sông Mê Kông vào các hợp tác khu vực (ASEAN,
GMS...), các diễn đàn, chương trình hợp tác song phương là một biện pháp
cần được thực hiện nhất quán và liên tục. Đồng thời, thông qua các diễn đàn,
hội nghị Việt Nam cần phải đưa ra tiếng nói của mình cùng, kiên trì đấu
tranh dư luận cùng với các bằng chứng chứng minh những tác động tiêu cực
ảnh hưởng đến môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra,
chúng ta cần phải nghiên cứu các quy tắc cũng như các tiền lệ thành công
của hợp tác quốc tế (giữa Mỹ và Canada trên sông Colombia, giữa Brazil và
Paraguay trên dòng sông biên giới La Plata...) để chủ động đưa ra các kiến
nghị và áp dụng vào thực tiễn hoạt động khai thác chung sông Mê Kông
giữa Việt Nam và các quốc gia liên quan.

Bên cạnh đó Việt Nam cần tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa vào các
cơ chế phối hợp thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông và đồng
thời phải chủ động tiếp tục theo dõi các hoạt động khai thác của các quốc gia
thượng lưu sông Mê Kông. Tiến hành tiếp những nghiên cứu để dự báo trước
những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường vùng Đồng bằng sông
Cửu Long là vô cùng cần thiết để chúng ta chủ động ứng phó những biến
động không lường khi có địa dư chấn và sự cố vỡ đập. Ngoài ra, Việt Nam
cần phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng
bằng sông Cửu Long cho mỗi giai đoạn và đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế
– xã hội để phù hợp với những thay đổi có thể xảy ra do tác động tiêu cực của
hoạt động khai thác sông Mê Kông và biển đổi khí hậu.

Ngoài ra, các nước trong lưu vực sông Mê Kông cần phải tham khảo và
học hỏi, áp dụng các mô hình chia sẻ tài nguyên nước của c ác lưu vực sông
quố c tế và các quố c gia khác sao cho phù hơ ̣p với cơ chế chung của lưu vực
sông Mê Kông. Điể n hin
̀ h là chia sẻ tài nguyên nước tại lưu vực sông Danube
(Đa Nuýp). Vấn đề chính trị là vấn đề quan trọng trong thực hiện chia sẻ tài
nguyên nước trên thế giới. Những khó khăn thực tế về chia sẻ và cùng quản lý
tài nguyên nước tại lưu vực sông Danube là đáng công nhận . Kinh nghiệm
cho thấ y yếu tố chính trị để hợp tác khai thác tài nguyên nước là điều kiện
tiên quyết, có quyết tâm chiń h tri ̣cao thì viê ̣c hơ ̣p tác mới bề n vững và thành
công.

Tiế p theo các nước trong lưu vực sông Mê Kông cầ n phải ho ̣c hỏi mô
hình chia sẻ tài nguyên nước tại Pháp. Các nước trên thế giới đặc biệt là Pháp,
đã thực hiện Quy hoạch lưu vực sông rất thành công và là một trong những
nước có thành tựu lớn trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Tại Pháp,
nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra ở cấp địa phương giữa người dân, cơ quan
cung cấp nước, dịch vụ công và danh sách môi trường để phân bổ tài nguyên
nước giữa các đối tượng sử dụng. Pháp đã xây dựng một số mô hình trong
cách tiếp cận đa ngành nhằm giúp cho các cuộc đàm phán giữa các đối tượng
sử dụng bằng cách hiển thị những hậu quả của các quy tắc phân bổ nước, từ
đó xem xét thái độ và khả năng của họ nhằm thay đổi hành vi của các đối
tượng sử dụng nước. Hệ thống thông tin trong chia sẻ tài nguyên nước của
Pháp được đánh giá thực sự hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nước.
Tất cả các dữ liệu tham khảo của Trung tâm nước Pháp (Sandre) đều được
thống nhất một cách chuẩn và công bố rộng rãi từ năm 1993.
Khai thác chung sông Mê Kông hiê ̣n nay đang đă ̣t ra nhiề u vấ n đề
thách thức với những tác động rất lớn đến môi trường nước cũng như như
những ảnh hưởng tới Viê ̣t Nam. Vì vậy, chỉ có thể thông qua hợp tác khai thác
chung với các giải pháp cu ̣ thể nêu trên mới giải quyế t đươ ̣c vấ n đề và làm hài
hòa lợi ích của các quốc gia , trong đó sẽ ha ̣n chế thấ p nhấ t những tác đô ̣ng
tiêu cực đế n môi trường Viê ̣t Nam.

KẾT LUẬN

Mê Kông là con sông được đánh giá có tiềm năng rất to lớn đặc biệt là
thủy điện. Do đó, các quốc gia đã và đang tiến hành khai thác không hợp lý
ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy của dòng sông, trong đó có một phần dòng
chảy trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên cơ sở làm rõ khuôn khổ pháp lý về khai thác chung sông Mê Kông
cũng như đánh giá được vai trò to lớn của Ủy sông Mê Kông trong quá trình
quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông . Đồng thời trên cơ sở phân tích rõ
thực tra ̣ng khai thác chung dòng sông Mê Kông và những tác đô ̣ng tiêu cực
như: tác động đến môi trường sinh thái, tác động đến kinh tế – xã hội của các
quốc gia hạ lưu vực nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đứng trước
những thách thức nêu trên đòi hỏi các quố c gia ha ̣ lưu vực sông Mê Kông ,
trong đó có Việt Nam phải có những hành động cụ thể buộc các bên phải tuân
thủ nghiêm chỉnh các văn bản pháp lý đã ký kế t , đồng thời bằng con đường
ngoại giao vận động Trung Quốc, Mianma tham gia vào Ủy hội để tiến tới lộ
trình hoàn thiện tổ chức của Ủy hội sông Mê Kông.

Nhằ m giải quyế t các mâu thuẫn , bấ t đồ ng trong viê ̣c chia sẻ tài nguyên
nước sông Mê Kông và đồ ng thời ha ̣n chế những tác đô ̣ng đố i với Viê ̣t Nam .
Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai
thác chung sông Mê Kông với mục đích thắt chặt hơn nữa khuôn khổ hợp tác
giữa các nước lưu vực sông Mê Kông.

Bản thân tác giả luận văn cũng tin tưởng rằng với các kiến nghị giải
pháp đồ ng bô ̣ nêu trên là nguồ n tham khảo cho Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế
và các Ủy ban sông Mê Kông quốc gia , các cơ quan quản lý chuyên ngành bổ
sung vào các quy đinh
̣ của miǹ h để dầ n hoàn thiê ̣n đươ ̣c cơ chế hơ ̣p tác khai
thác chung sông Mê Kông trên tinh thầ n hữu nghi ̣và hơ ̣p tác cùng có lơ ̣i với
mục tiêu cao nhất: “Một lưu vực sông Mê Kông thịnh vượng về kinh tế, công
bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường”[42].

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiế ng Viêṭ

1. Bô ̣ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về bảo
vê ̣ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đại hóa
đấ t nước.
2. Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường (2003), Báo cáo diễn biến môi trường
Viê ̣t Nam 2003 – Môi trường nước.
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia năm 2005.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Chương trình mục tiêu quốc gia
nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
5. Bô ̣ Tư pháp (2010), Báo tổng hợp ng hiên cứu , đánh giá thực trạng
pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, tr 54.
6. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (2006), NXB
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Chính phủ (1999), Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999
quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
8. Chính phủ (2008), Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về
quản lý lưu vực sông.
9. Cơ quan Hơ ̣p tác quố c tế Nhâ ̣t Bản (Jica) (2012), Báo cáo Đánh giá
hiê ̣n trạng quản lý nhà nước về bảo vê ̣ môi trường nước lưu vực sông
và đề xuất giải pháp hoàn thiện, Hà Nội.
10.Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường (2010), Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề bảo vệ môi
trường lưu vực sông, Hà Nội.
11.PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên) (2009), Hợp tác khai thác chung
trong luật biển quố c tế , tr.19-34,173, NXB Tư pháp, Hà Nội.
12.Đa ̣i học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật quốc tế , NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
13.Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (2011), Văn kiê ̣n Đại hội Đại biểu toàn quố c
lầ n thứ XI, NXB Chiń h tri ̣quố c gia, Hà Nội.
14.ThS. Nguyễn Hoài Đức (2012), “Quản lý môi trường theo lưu vực sông
và phát triển bển vững” , Tham luâ ̣n trong Hội thảo Khoa học : Pháp
luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay ,
Hà Nội.
15.Nguyễn Trường Giang (2001), Luật về sử dụng các nguồ n nước quố c
tế , NXB Chính tri ̣quố c gia, Hà Nội
16.Trần Đức Hạ, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Hữu Hòa
(2009), Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
17.Hà Văn Khối (2005), Giáo trình quy hoạch và quản lý nguồn nước,
NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
18.TS. Nguyễn Thi ̣Hồ ng Nhung (2011), Vai trò của chính quyề n đi ̣a
phương trong hợ p tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng , NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
19.Phạm Hữu Nghị (1998), “Xây dựng Luật Tài nguyên nước phù hợp với
hoàn cảnh mới của đất nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3,
tr.21-24.
20.Nguyễn Trầ n Quế , Kiề u Văn Trung (2001), Sông Mê Kông và tiểu vùng
Mê Kông tiề m năng và hợp tác phát triển quố c tế , tr.9, NXB Khoa ho ̣c
xã hội, Hà Nội..
21.Quố c hô ̣i (1998), Luật Tài nguyên nước năm 1998.
22.Quố c hô ̣i (2005), Luật Bảo vê ̣ môi trường năm 2005.
23.Quố c hô ̣i (2012), Luật Tài nguyên nước năm 2012.
24.Quố c hô ̣i (2012), Luật Biển Việt Nam năm 2012.
25.Hoàng Văn Quynh (chủ nhiệm) (2006), “Quá trình hoàn thiện hệ thống
pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Phạm Xuân Sử (2010), “Pháp luật về quản lý tài nguyên nước ở Việt
Nam”, Tham luận trong Hội thảo Quản lý tổng hợp tài nguyên ở Việt
Nam, Hà Nội.
27. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyế t đi ̣nh số 860/TTG ngày 30/12/1995
quy định chức năng nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy
ban sông Mê Kông Việt Nam.
28. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyế t đi ̣nh số 114/QĐ-TTg ngày
15/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam.
29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
30. TS. Nguyễn Quang Tuyế n (2004), “Pháp luâ ̣t về bảo vê ̣ tài nguyên
nước ở nước ta – Thực tra ̣ng và mô ̣t số giải pháp hoàn thiê ̣n” , Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, 11 (199), tr 65-70.
31. TS. Đào Trọng Tứ (2009), “Chính sách phát triển Mê Kông trên quy
mô khu vực: Ảnh hưởng và ứng phó từ Việt Nam”,
(www.nature.org.vn/vn/tai.../HoptacMekong), tr 6.
32. Tổ ng cu ̣c Thố ng Kê (2012), Niên giá m thố ng kê năm 2011,tr
19,61,337, 387,409, NXB Thố ng kê, Hà Nội.
33. Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t Nam (2010), Quyế t đi ̣nh số 68/QĐ-UBMC
về viê ̣c Quy đi ̣nh chức năng , nhiê ̣m vụ , quyề n hạn và cơ cấ u tổ chức
Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t Nam, Hà Nội.
34. Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t Nam (2011), Quyế t đi ̣nh số 126/QĐ-UBMC
về viê ̣c ban hành Quy chế làm viê ̣c của Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t
Nam, Hà Nội.
35.Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t Nam , Kế hoạch hành động thực hiê ̣n chiế n
lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước của
Ủy hội sông Mê Kông, Hà Nội.
36.Ủy ban Mê Kông quố c tế (1975), Tuyên bố chung về nguyên tắ c sử
dụng nước ở hạ lưu vực sông Mê Kông, Viên Chăn, Lào.
37.Uỷ hội sông Mê Kông quố c tế (1995), Hiê ̣p đi ̣nh về hợp tác phát triển
bề n vững lưu vực sông Mê Kông, Chiề ng Rai, Thái Lan.
38.Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế (2000), Hiê ̣p đi ̣nh hoạt động của Uỷ hội
sông Mê Kông quố c tế .
39.Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế (2001), Thủ tục trao đổi và chia sẻ thông
tin số liê ̣u của Ủy hội sông Mê Kông quố c tế, Băng Cố c, Thái Lan.
40.Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế (2003), Thủ tục thông báo , tham vấ n
trước và thỏa thuận, Phnôm Pênh, Campuchia.
41.Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế (2006), Thủ tục duy trì dòng chảy trên
dòng chính, Thành phố Hồ Chí Minh.
42.Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế (2010), Tuyên bố Hua Hin, Thái Lan.
43.Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế (2010), Báo cáo Hiện trạng lưu vực
năm 2010 (Tóm tắt), Viên Chăn, Lào.
44. Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế (2011), Chiế n lược phát triển lưu vực dựa
trên quản lý tổ ng hợp tài nguyên nước cho hạ lưu vực sông Mê Kông
.
45.Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế (2011), Thủ tục chất lượng nước, Thành
phố Hồ Chí Minh.
46.Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế, Kế hoa ̣ch chiế n lươ ̣c 2011-2015.
47.http://baomoitruong.com/news/Truyen-thong-moi-truong/Thuy-dien-
tren-song-Mekong-voi-nhung-nghien-cuu-tac-dong-cua-no-972/

48.http://dantri.com.vn/c36/s36-648650/su-that-dap-khong-lo-cua-trung-
quoc-tren-song-mekong.htm
49. http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/744-nghien-cuu-ban-dau-co-so-ly-
luan-ve-chia-se-tai-nguyen-nuoc-nham-de-xuat-xay-dung-du-an-ve-
chia-se-tai-nguyen-nuoc-cong-bang-hieu-qua-cac-nguon-nuoc-hien-co-
tai-viet-nam.
50. http://monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=25&ID=122
586&Code=KTKD122586

51. http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%AA_K%C3%B4ng

52. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/70517/mot-buoc-tien-
me-kong.html
53. http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/daidoanket.vn/Xay-dap-thuy-
dien-tren-song-Me-Kong-Huy-hoai-mot-he-sinh-thai/7097864.epi
54. http://www.baomoi.com/Tac-dong-tu-song-Mekong-den-DBSCL-ngay-
cang-lon/144/5060958.epi

55. http://www.baomoi.com/Xay -dap-thuy-dien-tren-song-Me-Kong-Huy-


hoai-mot-he-sinh-thai/144/709784.epi

56. http://www.isponre.gov.vn/home/tin-tuc/414-suy-thoai-tai-nguyen-
nuoc-luu-vuc-song-o-viet-nam.
57. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?==tabid=428&CateID=5&I
D=120977&Code=MPMM120977

58. http://www.mrcmekong.org
59. http://www.questia.com/search/mekong
60. http://www.tinmoi.vn/4-nuoc-luu-vuc-song-Me-Kong-tuyen-bo-tang-
cuong-hop-tac-10144434.html

61. http://www.tinmoi.vn/du-an-thuy-dien-mekong-tac-dong-kho-luong-
11566700.html

62.http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120206-tac-dong-cua-cac-dap-thuy-
dien-ha-luu-song-mekong-len-dong-bang-cuu-long

63.http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1053.
64.http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2235
65.http://www.vnmc.gov.vn/newsdetail/239/luu-vuc-song-me-cong.aspx
66.http://www.vrn.org.vn

Tiế ng Anh
67.Anik Bhaduri, Utpal Manna, Edward Barbier, Jens Liebe (2009),
“Cooperation in transboundary water sharing under climate change”.
68.Convention on the Law of the Non-navigational Uses of International
Watercourses,1997.
69.Hiroshi Hori (2000), The Mekong: Environment and Development,
Publisher: United Nations University Press, Place of publication: New
York.
70.Maria Serena I.Diokno and Nguyen Van Chinh (2006): The MeKong
arranged & rearranged, Publisher: Mekong Press.
71.Mekong River Commission (2003) Procedures for Water Use
Monitoring, Phnom Penh, Cambodia.
72.Mike Muller (2009), “Inter-basin water sharing to achieve water
security –A South Afican perspective”
73.Russell H. Fifield, C. Hart Schaaf (1963), The Lower Mekong:
Challenge to Cooperation in Southeast Asia, Publisher: Van Nostrand,
Place of publication: New Jersey, The United States of America.
PHỤ LỤC 1

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC SƢ̉ DỤNG NƢỚC

Ở HẠ LƢU VỰC SÔNG MÊ KÔNG

Chương I

ĐINH
̣ NGHĨA

Điều I: Trừ những trường hơ ̣p cu ̣ thể yêu cầ u phải hiể u khác đi , các từ ngữ
dưới đây ở bấ t kỳ chỗ nào trong bản tuyên bố này đề u có nghiã như sau:

1. “Ha ̣ lưu vực sông Mê Kông (dưới đây go ̣i tắ t là “lưu vực” ) có nghĩa
là phần diện tích lưu vực tập trung nước vào sông Mê Kông ở phía Nam
Trung Quố c.

2. “Lưu vực tâ ̣p trung nước” là phầ n diê ̣n tích điạ lý nằ m trên các quố c
gia của lưu vực , xác định bởi đường phân thủy của hệ thống các nguồn nước
trong lưu vực Mê Kông kể cả nước mă ̣t và nước ngầ m mà nước ngầ m đó
cung cấ p cho nước mặt hoặc ngược lại được nước mặt cung cấp.

3. “Quố c gia lưu vực” có nghiã là mô ̣t quố c gia mà lañ h thổ bao trùm
mô ̣t phầ n lưu vực tâ ̣p trung nước của dòng sông này và quố c gia đó sẽ công
bố và xác đinh
̣ hiê ̣u lực của Bản tuyên bố về nguyên tắc này.

4. “Quố c gia ven sông” có nghiã là mô ̣t quố c gia lưu vực mà lañ h thổ
có dòng chính Mê Kông làm gianh giới hoặc chảy qua.

5. “Dự án” có nghiã là bấ t kỳ mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng nào , tạm thời hay vĩnh
viễn, có tác động nhất định đến cân bằng hoặc chất lượng nước của lưu vực ,
hoă ̣c đế n viê ̣c sử du ̣ng nguồ n nước của lưu vực đó.
6. “Quố c gia có liên quan về lañ h thổ ” đố i với mô ̣t dự án có nghiã là
mô ̣t hoă ̣c nhiề u quố c gia mà trong đó công triǹ h này đươ ̣c xây dựng.

7. “Ủy ban” có nghiã là Ủy ban phố i hơ ̣p nghiên cứu ha ̣ lưu vực Mê
Kông, như Ủy ban hiê ̣n nay hoă ̣c đươ ̣c thành lâ ̣p la ̣i sau này do sự nhấ t trí của
các quốc gia lưu vực.

8. “Dòng chính” có nghiã là sông Mê Kông , bao gồ m cả các nhánh mà
quố c gia có nhánh đó đề nghi ̣cho đươ ̣c thuô ̣c vào dòng chính và đươ ̣c tấ t cả
các quốc gia lưu vực chấp thuận.

9. Mô ̣t dòng nhánh chiń h là mô ̣t nguồ n nước , trong tiǹ h tra ṇ g tự nhiên
hoă ̣c đã khai thác , đươ ̣c tấ t cả các quố c gia lưu vực thừa nhâ ̣n là có tác du ̣ng
lớn đế n chế đô ̣ dòng chin
́ h.

10. Mô ̣t dòng nhánh phu ̣ là mô ̣t nguồ n nước , trong tình tra ̣ng tự nhiên
hay đã khai thác, không có ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chính.

11. “Hê ̣ thố ng khai thác lưu vực” có nghiã là mô ̣t loa ̣t công triǹ h đươ ̣c
xây dựng và khai thác nhằ m đa ̣t mu ̣c đić h lơ ̣i du ̣ng tổ ng hơ ̣p tố i đa về thủy
lơ ̣i, điê ̣n lực và tài chin
́ h và khai thác c húng như những thành phần của một
hê ̣ thố ng duy nhấ t.

12. “Thỏa ước về dự án” có nghiã là mô ̣t thỏa ước giữa tấ t cả các quố c
gia trong lưu vực , bao gồ m mô ̣t bản triǹ h bày chi tiế t về dự án , quy đinh
̣
quyề n ha ̣n và nghiã vụ của các bên ký kết và dự trù việc thực hiện dự án theo
đúng với các điề u khoản của bản tuyên bố về nguyên tắ c này.

13. “Cơ quan dự án” có nghiã là mô ̣t tổ chức do dự án đó lâ ̣p ra để đầ u
tư, xây dựng và khai thác dự án.

Chương II
CÁC MỤC TIÊU

Điều II: Các mục tiêu của bản tuyên bố chung về nguyên tắc này là:

1. Bảo đảm sao cho việc duy trì , phát triển và khai thác tài nguyên
nước của lưu vực đươ ̣c tiế n hành tố t nhấ t vì lơ ̣i ích củ a tấ t cả các quố c gia
trong lưu vực .

2. Đẩy mạnh hợp tác khu vực trên cơ sở quản lý đúng đắn tài nguyên
nước của lưu vực.

3. Ấn định các nguyên tắc làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu này
.

Chương III

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

PHẦN A: TỔNG QUÁ T

Điều III: Những nguồ n nước của lưu vực – trong tấ t cả các khâu của
chu trin
̀ h thủy văn – tạo ra một tài nguyên thiên nhiên riêng biệt.

Bấ t kỳ viê ̣c sử du ̣ng riêng rẽ nào tài nguyên đó phải đươ ̣c nghiên cứu
xem nó ảnh hưởng đế n chấ t lươ ̣ng và sự cân bằ ng nước của lưu vực ra sao.

Điều IV: Các quốc gia lưu vực sẽ đảm bảo duy trì nguồn nước của lưu
vực bằ ng cách áp du ̣ng mo ̣i biê ̣n pháp thić h hơ ̣p cầ n thiế t để :

2. Duy trì lưu lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng nước
3. Ngăn ngừa viê ̣c sử du ̣ng không tố t, lãng phi và gây ô nhiễm.
Điều V: Những dự án riêng biê ̣t trên dòng chiń h sẽ đươ ̣c hoa ̣ch đinh
̣ và
xây dựng sao cho phù hơ ̣p với viê ̣c khai thác toàn bô ̣ hê ̣ thố ng tài ng uyên
nước của lưu vực và sử du ̣ng nó mô ̣t cách có lơ ̣i , mỗi quố c gia lưu vực trong
điạ phâ ̣n lañ h thổ của min
̀ h có quyề n đươ ̣c hưởng mô ̣t phầ n lơ ̣i ić h công bằ ng
và hợp lý.
Mỗi dự án phải đươ ̣c thừa nhâ ̣n là có thể thực hiê ̣ n đươ ̣c về mă ̣t kỹ
thuâ ̣t, xác đáng về mặt kinh tế , hơ ̣p với yêu cầ u về mă ̣t xã hô ̣i và với chủ
quyề n của các quố c gia lưu vực.

Điều VI : Để xác đinh


̣ thế nào là mô ̣t phầ n công bằ ng và hơ ̣p lý nói
trong điề u V. Phải xét đến tấ t cả các yế u tố có liên quan , bao gồ m không ha ̣n
chế những điề u sau đây:

1. Điạ lý lưu vực , nhấ t là diê ̣n tić h lưu vực tâ ̣p trung nước nằ m trên
lãnh thổ của mỗi quốc gia lưu vực.

2. Thủy sản , thủy lực , nhấ t là phầ n cung cấ p nước của mỗi quố c gia
lưu vực .

3. Khí hậu ảnh hưởng đến lưu vực.

4. Viê ̣c sử du ̣ng nước trước đây trong lưu vực , nhấ t là viê ̣c sử du ̣ng hiê ̣n
tại.

5. Những nhu cầ u kinh tế và xã hô ̣i của mỗi quố c gia lưu vực.

6. Số lươ ̣ng dân cư phu ̣ thuô ̣c vào nguồ n nước lưu vực trong mỗi quố c
gia lưu vực.

7. Phí tổn tương đối của những giải pháp lựa chọn để thỏa mãn các nhu
cầ u kinh tế , xã hội của mỗi quốc gia lưu vực.

8. Tiề m năng có thể sử du ̣ng đươ ̣c của các tài nguyên khác.

9. Viê ̣c loa ̣i trừ phí tổ n không cầ n thiế t trong sử du ̣ng nước của lưu vực.

10. Khả năng có thể đền bù cho một hoặc nhiều quốc gia lưu vực để
giải quyết những xích mích giữa các quốc gia dùng nước.

11. Mức đô ̣ có thể thỏa mañ nhu cầ u của mô ̣t quố c gia lưu vực mà
không gây thiê ̣t ha ̣i lớn cho quố c gia khác trong lưu vực.
12. Tỷ lệ chi phí – hiê ̣u ić h của mỗi dự án có xét đế n phí tổ n và lơ ̣i ić h
xã hội, kinh tế và tài ch ính. Bao gồ m cả phí tổ n và lơ ̣i ić h ở phiá thươ ̣ng , hạ
lưu công trin
̀ h.

Mỗi yế u tố phải đươ ̣c xem xét tùy theo tầ m quan tro ̣ng của nó so với
các yếu tố có liên quan khác, khi xác đinh
̣ thế nào là mô ̣t phầ n hơ ̣p lý và công
bằ ng phải xem xét toàn bô ̣ các yế u tố có liên quan và đi đế n kế t luâ ̣n trên cơ
sở xem xét toàn diê ̣n đó.

Điều VII : Viê ̣c khai thác tài nguyên nước của lưu vực như đươ ̣c xác
đinh
̣ ở điề u V , sẽ dựa trên cơ sở quy hoạch khai thác to àn diện do Ủy ban
cùng xây dựng và chấp thuận . Quy hoa ̣ch đó đươ ̣c go ̣i là quy hoa ̣ch chỉ đa ̣o
lưu vực. Những mu ̣c tiêu chính của quy hoa ̣ch đó là:

Đánh giá tiề m năng tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan
khác của lưu v ực, các nhu cầu riêng biệt của các quốc gia lưu vực . Kiế n nghi ̣
những biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t kinh tế và xã hô ̣i tố t nhấ t để thỏa mañ các nhu cầ u
đó mô ̣t cách công bằ ng.

Quy hoa ̣ch thủy lơ ̣i lưu vực phải đươ ̣c Ủy ban đinh
̣ kỳ xem xét và
duyê ̣t la ̣i nế u cầ n thiế t . Trên cơ sở nhu cầ u , điề u kiê ̣n kỹ thuâ ̣t và các hoàn
cảnh khác có thay đổi.

Điều VIII: Các quốc gia lưu vực sẽ áp dụng những biện pháp hợp lý để
bảo đảm việc kiểm soát có phối hợp tài nguyên nước, bao gồ m viê ̣c chố ng lũ ,
điề u tiế t dòng chảy , cải thiện giao thông thủy , hạn chế nạn xâm nhập , tiêu
nước thích hơ ̣p và sử du ̣ng có hiê ̣u quả cao tài nguyên đó.

Điều IX: Bấ t kỳ hành vi hoă ̣c thiế u sót nào của mô ̣t quố c gia lưu vực
trong viê ̣c xây dựng , khai thác hoă ̣c quản lý mô ̣t công triǹ h mà gây thiê ̣t ha ̣i
lớn trên lañ h thổ mô ̣t quố c gia khác trong lưu vực , không bỏ qua trường hơ ̣p
đă ̣c biê ̣t nào đề u phải bồ i thường thić h đáng , mỗi thỏa ước về dự án phải đề
câ ̣p đế n viê ̣c xác đinh
̣ và thực hiê ̣n viê ̣c bồ i thường như vâ ̣y.
PHẦN B: DÒNG CHÍNH

Điều X: Nước dòng chiń h là mô ̣t tài nguyên thuô ̣c lơ ̣i ić h chung không
mô ̣t quố c gia ven sông nào đươ ̣c quyề n sở hữu nhiề u hơn mô ̣t cách riêng rẽ
mà không có sự thỏa thuận trước của các quốc gia lưu vực, thông qua Ủy ban.

Điều XI : Chủ quyền của một quốc gia ven sông đối với nguồn nước
dòng chính cần phải gắn liền với quyền bình đẳng của các quố c gia ven sông
khác về sử dụng nguồn nước đó.

Sự bin
̀ h đẳ ng về quyề n ha ̣n ở đây không đươ ̣c hiể u là quyề n đươ ̣c chia
phầ n sử du ̣ng nguồ n nước dòng chiń h đề u nhau giữa các quố c gia ven sông ,
mà là quyền bình đẳng của mỗi quố c gia ven sông trong viê ̣c sử du ̣ng nguồ n
nước đó trên cơ sở các nhu cầ u kinh tế và xã hô ̣i của miǹ h, phù hợp với quyền
hạn tương ứng của các quốc gia ven sông khác.

Điều XII: Sử du ̣ng nước dòng chính cho nhu cầ u sinh hoa ̣t và đô thị
phải được ưu tiên hơn bất cứ loại sử dụng nào khác , trừ khi có thỏa thuâ ̣n
khác đi.

Điều XIII: Mô ̣t quố c gia ven sông không thể bi phu


̣ ̉ nhâ ̣n viê ̣c sử du ̣ng
hiê ̣n ta ̣i hơ ̣p lý về nguồ n nước dòng chính để la ̣i giành ch o mô ̣t quố c gia ven
sông khác sử du ̣ng nó trong tương lai.

Điều XIV: Mô ̣t viê ̣c sử du ̣ng đươ ̣c coi là hiê ̣n có (đang tiế n hành) kể từ
lúc bắt đầu thực hiện công việc đầu tiên , tiế p theo là khởi công xây dựng với
mô ̣t nhip̣ đô ̣ khẩ n trương hơ ̣p lý, tiế p đế n là viê ̣c thực hiê ̣n toàn bô ̣ khố i lươ ̣ng
công viê ̣c yêu cầ u cùng với nhip̣ đô ̣ khẩ n trương như thế , trong mô ̣t thời gian
hơ ̣p lý. Tùy theo tầm quan trọng của việc sử dụng này, và tiếp tục cho đến khi
mà viê ̣c sử du ̣ng như thế không còn có hiê ̣u quả nữa.

Mô ̣t viê ̣c sử du ̣ng hơ ̣p lý hiê ̣n có kể từ bấ t cứ mô ̣t ngày đã đinh
̣ nào vẫn
đươ ̣c duy trì , trừ khi các yế u tố luâ ̣n chứng cho sự tồ n ta ̣i của nó kém tro ̣ng
lươ ̣ng hơn các yế u tố khác đươ ̣c nói ở điề u VI , để đưa đến một kết luận như
thế thì phải đươ ̣c mô ̣t tòa án quố c tế có đủ thẩ m quyề n về pháp lý công nhâ ̣n
là việc sử dụng đó phải giảm bớt hoặc chấm dứt để dung hòa với một việc sử
dụng khác song song tồ n ta ̣i hoă ̣c mâu thuẫn lẫn nhau . Nhưng trong trường
hơ ̣p như vâ ̣y , viê ̣c cắ t giảm hoă ̣c chấ m dứt hoàn toàn đó phải có bồ i thường
nhanh chóng và thỏa đáng cho người đang nắ m quyề n sử du ̣ng , trước khi viê ̣c
sử du ̣ng bi ̣cắ t bỏ.

Điều XV: Các dự án trên dòng sông Mê Kông chính phải được khảo
sát, quy hoa ̣ch và thiế t kế theo những tiêu chuẩ n và đinh
̣ mức phù hơ ̣p với bản
tuyên bố về nguyên tắ c này và đươ ̣c sự thỏa thuâ ̣n trong từng thời gian của tấ t
cả các quốc gia lưu vực thông qua Ủy ban.

Điều XVI : Viê ̣c xây dựng khai thác và quản lý công trình trên dòng
chính phải phù hợp với bản tuyên bố về nguyên tắc này và phù hợp với thỏa
ước về dự án có liên quan.

Điều XVII: Mô ̣t quố c gia hoă ̣c nhiề u quố c gia trong lưu vực , có hoặc
không có liên quan về lañ h thổ , nế u đinh
̣ làm mô ̣t dự án trên dòng chiń h thì
phải cung cấp trước cho những quốc gia khác trong lưu vực , để có sự thỏa
thuâ ̣n chính thức mô ̣t bản nghiên cứu chi tiế t về tấ t cả những ảnh hưởng có
hại có thể xẩy ra , bao gồ m cả những tác đô ̣ng trước mắ t và lâu dài đế n sinh
thái môi trường mà có thể dự đoán trước mắt và lâu dài đến sinh thái mô i
trường mà có thể dự đoán đươ ̣c sẽ xẩ y ra trong lañ h thổ của những quố c gia
khác trong lưu vực do hậu quả một dự án đề nghị xây dựng trên dòng chính .
Các thủ tục và mức độ bồi thường thiệt hại phải được nêu trong bản nghiên
cứu nói trên.

Điều XVIII: Thỏa ước về dự án phải ghi rõ lưu lượng lớn nhất và nhỏ
nhấ t tháo qua công trin
̀ h xuố ng ha ̣ lưu mà trong pha ̣m vi có thể công triǹ h này
phải cung cấp xuống hạ lưu mỗi lưu lượng không nhỏ hơn lư u lươ ̣ng biǹ h
quân tháng , trong mùa khô đã qua . Trước khi xây dựng công triǹ h , và mặt
khác phải bảo đảm rằng , trừ những trường hơ ̣p đă ̣c biê ̣t lưu lươ ̣ng ở ha ̣ lưu
công trin
̀ h không đươ ̣c vươ ̣t quá lưu lươ ̣ng lớn nhấ t trong các thời kỳ mùa
mưa đã qua.

Điều XIX: Mỗi biê ̣n pháp hơ ̣p lý cầ n thiế t phải đươ ̣c các quố c gia ven
sông Mê Kông áp du ̣ng khi lấ y nước dòng chiń h nhằ m đảm bảo viê ̣c sử du ̣ng
mô ̣t cách kinh tế và có hiê ̣u quả và ngoài ra còn phải ha ̣n ch ế ô nhiễm nguồn
nước hoàn la ̣i.

Điều XX: Viê ̣c lấ y nước dòng chính ra ngoài lưu vực của mô ̣t quố c gia
ven sông sẽ phải có sự thỏa thuâ ̣n của tấ t cả các quố c gia lưu vực , thông qua
mô ̣t thỏa ước dự án.

PHẦN C

Điều XXI: Mô ̣t dòng nhánh mà đươ ̣c tấ t cả các quố c gia lưu vực công
nhâ ̣n là mô ̣t dòng nhánh chiń h thì sẽ đươ ̣c coi là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n hơ ̣p thành của
cả hệ thống khai thác lưu vực và sẽ bị chi phối bởi những điều khoản áp dụng
đố i với dòng chính của bản tuyên bố về nguyên tắc này.

Điều XXII: Trong trường hơ ̣p mà mô ̣t quố c gia liên quan trong lưu vực
yêu cầ u và nế u đươ ̣c tấ t cả các quố c gia lưu vực đồ ng ý thì bấ t kỳ mô ̣t dòng
nhánh phụ nào và lưu vực của nó c ũng có thể ghép vào hệ thống khai thác
toàn lưu vực. Trong trường hơ ̣p này các nhánh sông phu ̣ đó sẽ bi ̣chi phố i bởi
các điều khoản áp dụng đối với lưu vực của bản tuyên bố về nguyên tắc này.

PHẦN D: CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Điều XXIII: Trong pha ̣m vi cho phép của pháp luâ ̣t điạ phương, những
tầ ng chứa nước ngầ m hoă ̣c dòng nước ngầ m mà cấ p nước cho dòng chính ,
hay ngươ ̣c la ̣i đươ ̣c dòng chiń h cấ p , sẽ bị chi phối bởi điều khoản áp dụng đối
với l ưu vực của bản tuyên bố về nguyên tắ c này , mỗi khi mô ̣t quố c gia lưu
vực sử du ̣ng công bằ ng tài nguyên nước lưu vực của mô ̣t quố c gia lưu vực
khác hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của các nguồn nước đó.

Điều XXIV : Khi khai thá c các nguồ n nước của mình , mỗi quố c gia
lưu vực sẽ áp du ̣ng những biê ̣n pháp thực tế và hơ ̣p lý cầ n thiế t để tránh hoă ̣c
giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng có hại đến cân bằng môi trường sinh
thái của lưu vực hoặc của mô ̣t phầ n lưu vực.

Điều XXV : Mỗi quố c gia lưu vực liên quan cũng sẽ áp du ̣ng những
biê ̣n pháp thực tế và hơ ̣p lý cầ n thiế t như thế để đảm bảo rằ ng dân chúng phải
di chuyể n do hâ ̣u quả của viê ̣c khai thác nguồ n nước đươ ̣c bố trí chỗ ở hợp lý
hoă ̣c đươ ̣c đề n bù công bằ ng, hoă ̣c đươ ̣c cả hai, và mỗi thỏa ước về dự án phải
có những điều khoản về vấn đề này. Đề n bù phải đươ ̣c tiế n hành trước khi lấ y
đấ t.

Điều XXVI: Trừ khi trong thỏa ước về d ự án có quy định khác đi , các
lơ ̣i ích thu đươ ̣c do viê ̣c khai thác tài nguyên nước của ha ̣ lưu vực sẽ đươ ̣c
phân phố i trước hế t trong các quố c gia lưu vực rồ i mới đế n các vùng khác.

Chương IV

TỔ CHƢ́C

PHẦN A: ỦY BAN MÊ KÔNG

Điều XXVII: Viê ̣c sử du ̣ng tài nguyên nước lưu vực sẽ tiế p tu ̣c đươ ̣c
hoạch định bởi một Ủy ban mà đã được Chính phủ của các quốc gia lưu vực
lâ ̣p ra cho tới nay , phù hợp với các điều khoản của bản tuyên bố và nguyên
tắ c này.

PHẦN B: CÁC BAN XÂY DỰNG DỰ ÁN


Điều XXVIII : Mỗi dự án trên dòng chiń h hoă ̣c mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p dự án
trong pha ̣m vi của hê ̣ thố ng khai thác lưu vực , sẽ được thực hiện bởi một ban
xây dựng đề án . Ban này do mô ̣t thỏa ước về dự á n lâ ̣p ra, hoă ̣c chỉ đinh
̣ đúng
thể thức theo đề nghi ̣của Ủy ban.

Các ban xây dựng dự án sẽ được thành lập và hoạt động trên cơ sở các
tiêu chuẩ n và đinh
̣ mức mà sẽ đươ ̣c thố ng nhấ t trong pha ̣m vi có thể , đươ ̣c
nêu rõ trong mỗi thỏa ước về dự án.

Điều XXIX: Mỗi thỏa ước về dự án sẽ có các điề u khoản để ngăn chă ̣n
và giải quyết những vấn đề tranh chấp , bao gồ m những thủ tu ̣c để hòa giải về
trọng tải.

Chương V

TÀI CHÍNH

Điều XXX : Mô ̣t quố c gia hoă ̣c nhiề u quố c gia có liên quan sẽ chiụ
trách nhiệm trước hết về vấn đề đầu tư vào việc khai thác tài nguyên nước lưu
vực. Viê ̣c đầ u tư có thể thực hiê ̣n thông qua mô ̣t ban xây dựng dự án.

Điều XXXI: Trong trường hơ ̣p có hai hay nhiề u quố c gia lưu vực đầ u
tư vố n cho mô ̣t dự án , hoă ̣c cho mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p dự án , thì các phí tổn và lợi ích
liên quan về phầ n các quố c gia đó đươ ̣c phân chia công bằ ng . Những thể thức
đóng góp tài chính sẽ đươ ̣c nói rõ trong thỏa ước về dự án.

Điều XXXII : Viê ̣c phân phố i phí tổ n , lơ ̣i ić h và bồ i thường giữa các
quố c gia liên quan sẽ đươ ̣c đinh
̣ kỳ xem xét la ̣i , nế u cầ n thiế t trên cơ sở thay
đổ i nhu cầ u và hoàn cảnh đề duy trì sự phân chia đươ ̣c công bằ ng.

Điều XXXIII: Viê ̣c phân phố i phí tổ n và lơ ̣i ích tức giữa các chức năng
khác nhau của những công trình lợi dụng tổng hợp sẽ được quy định trong
thỏa ước về dự án ở mỗi trường hợp cụ thể . Nế u các quố c gia lưu vực nhấ t trí
thỏa thuận, thì những thỏa ước về hai hoặc nhiều dự án có thể chuẩn bị đầy đủ
cho các phí tổ n và hoa lơ ̣i của các dự án đó trong tài khoản chung của lưu
vực.

Điều XXXIV : Thỏa ước về dự án sẽ gh i rõ nước tiế p nhâ ̣n và nước
quản lý vốn xây dựng và lợi tức của dự án.

Điều XXXV: Trong các trường hơ ̣p khi tấ t cả các quố c gia lưu vực xét
thấ y là có lơ ̣i và khi đươ ̣c ghi rõ trong thỏa ước về dự án thì Ủy ban có thể
đươ ̣c phép hoa ̣t đô ̣ng trong khả năng của người tiế p nhâ ̣n, người quản lý, hoă ̣c
của cả hai, và trong khả năng vốn của dự án.

Bản tuyên bố chung này được ký tại cuộc họp lần thứ 68 của Ủy ban
Mê Kông quố c tế từ 29/01 đến 03/02/1975 tại Viên Chăn.
PHỤ LỤC 2

HIỆP ĐINH
̣ VỀ HỢP TÁC PHÁ T TRIỂN BỀN VƢ̃ NG

LƢU VƢ̣C SÔNG MÊ KÔNG

CHƢƠNG I

MỞ ĐẦU

Nhắ c la ̣i viê ̣c Chính phủ các nước này thành lâ ̣p Ủy ban Điề u phố i
nghiên cứu ha ̣ lưu sông Mê Kông ngày 17/9/1957 thông qua điề u lê ̣ tổ chức
đươ ̣c Liên hơ ̣p quố c xác nhâ ̣n,

Ghi nhâ ̣n tinh thầ n hơ ̣p tác đă ̣c biê ̣t và sự giúp đỡ lẫn nhau đã thúc đẩ y
công viê ̣c của Ủy ban điề u phố i Nghiên cứu ha ̣ lưu sông Mê Kông và cùng
các thành tựu đã được,

Ý thức được những thay đổi lớn về chính trị , kinh tế , xã hội đã diễn ra
ở các quốc gia trong vùng trong thời giai đoạn này , đòi hỏi cầ n phải có
những nỗ lực để đánh giá la ̣i , xác định lại và xây dựng khuôn kh ổ hợp tác
cho tương lai,

Thừa nhâ ̣n lưu vực sông Mê Kông và các tài nguyên thiên nhiên liên
quan và môi trường là tài sản thiên nhiên có giá tri ̣to lớn của tấ t cả các nước
ven sông vì lơ ̣i ích kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân,

Khẳ ng đinh
̣ la ̣i quyế t tâm tiế p tu ̣c hơ ̣p tác và thúc đẩ y trên tinh thầ n xây
dựng và cùng có lơ ̣i trong viê ̣c phát triể n bề n vững, sử du ̣ng bảo vê ̣ và quản lý
tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông M ê Kông cho
các đời sống của tất cả các quốc gia ven sông , phù hợp với nhu cầu bảo vệ ,
gìn giữ, nâng cao và quản lý các điề u kiê ̣n môi trường và thủy sinh của lưu
vực và duy trì cân bằ ng sinh thái đă ̣c biê ̣t của lưu vực sông này,
Khẳ ng đinh
̣ thúc đẩ y hoă ̣c hỗ trơ ̣ thúc đẩ y cùng tăng trưởng và hơ ̣p tác
tiể u vùng giữa cô ̣ng đồ ng của các quố c gia sông Mê Kông , có xét đến các lợi
ích khu vực có thể đạt được và /hoă ̣c những thiê ̣t ha ̣i có thể tránh hoă ̣c đươ ̣c
giảm nhẹ từ các hoạt động trong lưu vực sông Mê Kông thực hiện trong
khuôn khổ hơ ̣p tác này,

Nhâ ̣n thấ y sự cầ n thiế t để đưa ra mô ̣t cơ cấ u tổ chức chung toàn diê ̣n ,
hiê ̣u quả và có đủ chức năng để thực hiê ̣n Hiê ̣p đinh
̣ này và các dự án , các
chương trin
̀ h , và hoạt động được tiến hành trong hợp tác và điều phối giữa
từng thành viên và cô ̣ng đồ ng quố c tế và để xử lý và giải quyế t các vấ n đề
có thể nảy sinh từ việc sử dụng và p hát triển tài nguyên nước và các tài
nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Kông trên cơ sở thân thiê ̣n , kịp thời
và hữu nghị ,

Tuyên bố các mu ̣c tiêu cu ̣ thể , các nguyên tắc , khung thể chế và các
điề u khoản phu ̣ trơ ̣ sau đây phù h ợp với các mục tiêu và các nguyên tắc của
Hiế n chương Liên hơ ̣p quố c và luâ ̣t quố c tế:

CHƢƠNG II

ĐINH
̣ NGHĨA THUẬT NGƢ̃

Theo các mu ̣c đić h của Hiê ̣p đinh


̣ này, các định nghĩa cho các thuật ngữ
có gạch chân sau đây sẽ được áp dụng trừ phi không phù hợp với ngữ cảnh:

Thỏa thuận nêu ta ̣i Điề u 5: Là quyết định của Ủy ban Liên hợp từ việc tham
vấ n trước và đánh giá về bất kỳ đề xuất sử dụng nước nào liên quan đến việc
chuyể n nước ra ngoài lưu vực trong mùa mưa từ dòng chính cũng như việc sử
dụng nước trong lưu vực hoặc chuyển nước ra ngoài lưu vực từ dòng chính
trong mùa khô . Mục tiêu của thỏa thuận này là để đạt được việc sử dụng tối
ưu và ngăn ngừa lañ g phí nước bằ ng mô ̣t sự nhấ t trí có tính linh đô ̣ng và thực
tế , phù hợp với Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực nêu
tại Điều 26.

Dòng chảy tự nhiên hàng tháng nhỏ nhất chấp nhận đƣợc : Là dòng chảy
tự nhiên hàng tháng nhỏ nhất chấp nhận được trong từng tháng mùa khô.

Dòng chảy ngƣợc tự nhiên chấp nhận đƣợc : Là mức dòng chảy mùa mưa
trên sông Mê Kông ta ̣i Kratie để có dòng chảy ngươ ̣c trên sông Tonle Sap đa ̣t
tới mức tố i ưu đươ ̣c thỏa thuận của Biển Hồ.

Quy hoa ̣ch phát triể n lƣu vƣc̣ : Là công cụ và quá trình lập quy hoạch
thường đươ ̣c Ủy ban Liên hơ ̣p dùng làm cơ sở để xác đinh
̣ , phân loa ̣i và lâ ̣p
ưu tiên các dự án và các chương triǹ h để tim
̀ hỗ trơ ̣ và thực hiện quy hoạch đó
ở cấp lưu vực.

Môi trƣờng: Các điều kiện của các tài nguyên nước và đất , không khí , thực
vâ ̣t và đô ̣ng vâ ̣t hiê ̣n có trong mô ̣t vùng cu ̣ thể.

Thông báo : Cung cấ p kip̣ thời các thông tin về đề xuấ t sử dụng nước của
mô ̣t nước ven sông Mê Kông cho Ủy ban Liên hơ ̣p theo cách thức , nô ̣i dung
và quy định tại Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực tại
Điề u 26.

Tham vấ n trƣớc : Thông báo kip̣ thời cùng với các số liê ̣ u và thông tin bổ
sung cho Ủy ban Liên hơ ̣p như nêu trong Quy chế sử du ̣ng nước và chuyể n
nước ra ngoài lưu vực ta ̣i Điề u 26; để các quốc gia ven sông Mê Kông khác
có thể trao đổi và đánh giá tác động của đề xuất sử dụng nước đó đố i với viê ̣c
sử du ̣ng nước của ho ̣ và các ảnh hưởng khác , là cơ sở đi tới thỏa thuận . Tham
vấ n trước không phải là quyề n phủ quyế t sử du ̣ng nước hoă ̣c là quyề n đơn
phương sử du ̣ng nước của bấ t kỳ quố c gia ven sông nào mà không xét đến
quyề n của các quố c gia ven sông khác.
Đề xuấ t sƣ̉ du ̣ng nƣớc: Là một đề xuất sử dụng nước cụ thể từ hệ thống sông
Mê Kông của mô ̣t quố c gia ven sông , không bao gồ m sử du ̣ng cho sinh hoa ̣t
và ở quy mô không gây tác động đáng kể tới dòng chảy của dòng mình.

CHƢƠNG III

MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HỢP TÁC

Các bên nhất trí:

Điều 1. Các lĩnh vực hợp tác

Hơ ̣p tác trong tấ t cả các liñ h vực phát triể n bề n vững , sử du ̣ng, quản lý
và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê Kông ,
bao gồ m các liñ h vực chin
́ h sau : tưới, thủy điện, giao thông thủy , kiể m soát
lũ, thủy sản, thả bè, giải trí và du lịch để đạt được mức tối ưu việc sử dụng đa
mục tiêu va cùng có lợi cho tất cả các quốc gia ven sông và giảm tới mức thấp
nhấ t các ảnh hưởng có ha ̣i gây ra bởi các hiê ̣n tươ ̣ng tự nhiên và các hoa ̣t
đô ̣ng của con người.

Điều 2: Các dự án, các chƣơng trình và lâ ̣p quy hoa ̣ch

Thúc đẩy, hỗ trơ ,̣ hơ ̣p tác và điề u phố i trong viê ̣c phát triể n mo ̣i tiề m
năng vì lơ ̣i ích bề n vững của tấ t cả các quố c gia ven sông Mê Kông và ngăn
ngừa sử du ̣ng lañ g phí nước trong lưu vực sông Mê Kông , chú trọng và ưu
tiên các dự án phát triể n chung và /hoă ̣c có quy mô lưu vực và các chương
trình lưu vực thông qua lập quy hoạch phát triển lưu vực nhằm xác định , phân
loại và lập hạng ưu tiên cho các dự án và các chương trình hỗ t rơ ̣ và thực hiê ̣n
ở cấp lưu vực.
Điều 3: Bảo vệ môi trƣờng và cân bằng sinh thái

Bảo vệ môi trường , tài nguyên thiên nhiên , điề u kiê ̣n và đời số ng thủy
sinh và cân bằ ng sinh thái của lưu vực sông Mê Kông khỏi bi ̣ô nhiễm hoă ̣c bị
ảnh hưởng có hại khác do các kế hoạch phát triển và việc sử dụng nước và các
tài nguyên liên quan trong lưu vực gây ra.

Điều 4: Bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Hơ ̣p tác trên cơ sở biǹ h đẳ ng chủ quyề n và t oàn vẹn lãnh thổ trong việc
sử du ̣ng và bảo vê ̣ tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông.

Điều 5: Sƣ̉ du ̣ng công bằ ng và hơ ̣p lý

Sử du ̣ng nước hê ̣ thố ng sông Mê Kông mô ̣t cách công bằ ng và hơ ̣p lý
trong lañ h thổ của mình theo hoàn cảnh và các điều kiện liên quan , cầ n tuân
thủ Quy chế sử dụng nước và chuyền nước ra ngoài lưu vực nêu tại Điều 26
và các quy định A và B dưới đây:

A. Trên các dòng nhánh của sông Mê Kông , kể cả Tonle Sap , sử du ̣ng
nước trong lư u vực và chuyề n nước ra ngoài lưu vực cầ n phải thông
báo cho Ủy ban Liên hợp.
B. Trên dòng chính sông Mê Kông:
1. Trong mùa mưa:
a) Sử du ̣ng nước trong lưu vực cầ n phải thông báo cho Ủy ban Liên hơ. ̣p

b) Chuyể n nước ra ngoài lưu vực cầ n phải tham vấ n trước để đi đế n
thỏa thuận trong Ủy ban Liên hợp.

2. Trong mùa khô:

a) Sử du ̣ng nước trong lưu vực cầ n phải tham vấ n trước để đi đế n thỏa
thuâ ̣n trong Ủy ban Liên hơ ̣p.
b) Bấ t kỳ dự án chuyể n nước ra ngoài lưu vực nào cầ n phải đươ ̣c Ủy
ban Liên hơ ̣p nhấ t trí bằ ng mô ̣t thỏa thuâ ̣n cu ̣ thể cho từng dự án trước khi
tiế n hành chuyể n nước như đã đề xuấ t . Tuy nhiên, nế u có mô ̣t lươ ̣ng nước
thừa vươ ̣t quá các đề xuấ t sử du ̣ng của tấ t cả các bên trong mùa khô, đươ ̣c Ủy
ban Liên hơ ̣p kiể m chứng và nhấ t trí xác nhâ ̣n thì viê ̣c chuyể n lươ ̣ng nước
thừa đó ra ngoài lưu vực cầ n phải tham vấ n trước.

Điều 6. Duy tri ̀ dòng chảy trên dòng chính

Hơ ̣p tác trong viê ̣c duy trì dòng chảy trên dòng chính từ việc lấy và xả
nước trữ hoă ̣c các hoa ̣t đô ̣ng thường xuyên khác , trừ trường hơ ̣p có ha ̣n
và/hoă ̣c có lũ lich
̣ sử xảy ra:

D. Không nhỏ hơn dòng chảy tự nhiên tháng nhỏ nhấ t chấ p nhâ ̣n đươ ̣c
trong từng tháng mùa khô,
E. Đảm bảo dòng chảy ngươ ̣c tự nhiên chấ p nhâ ̣n đươ ̣c trên sông Tonle
Sap trong mùa mưa; và
F. Đảm bảo đin
̉ h lũ trung biǹ h ngày không lớn hơn lưu lươ ̣ng lũ tự
nhiên trung bin
̀ h trong mùa lu.̃
Ủy ban Liên hợp sẽ thông qu a các hướng dẫn về vi tri
̣ ́ và mức lưu
lươ ̣ng và theo dõi và có hành đô ̣ng cầ n thiế t để duy trì mức lưu lươ ̣ng quy
đinh
̣ ta ̣i Điề u 26.

Điều 7. Ngăn ngƣ̀a và ngƣ̀ng ảnh hƣởng có ha ̣i

Nỗ lực tránh, giảm thiểu tới mức thấp nhấ t và giảm nhe ̣ các ảnh hưởng
có hại xẩy ra đối với môi trường , đă ̣c biê ̣t đố i với chấ t lươ ̣ng nước và số
lươ ̣ng nước, các hệ sinh thái thủy sinh (hê ̣ sinh thái ) và cân bằng sinh thái của
hê ̣ thố ng sông Mê Kông do viê ̣c phát tri ển và sử dụng tài nguyên nước sông
Mê Kông hoă ̣c xả chấ t thải và dòng hồ i quy gây ra . Khi mô ̣t hoă ̣c nhiề u quố c
gia đươ ̣c thông báo với những bằ ng chứng rõ ràng về viê ̣c đang gây ra các
thiê ̣t ha ̣i đáng kể cho mô ̣t hoă ̣c nhiề u quố c gia ven sông khác do sử du ̣ng nước
và/hoă ̣c xả thải vào sông Mê Kông thì quố c gia hoă ̣c các quố c gia đó phải
ngưng ngay lâ ̣p tức nguyên nhân gây ha ̣i đó cho tới khi nguyên nhân gây ha ̣i
đó đươ ̣c xác đinh
̣ theo quy đinh
̣ ở Điề u 8.

Điều 8. Trách nhiệm của quốc gia gây hại

Tại nơi các ảnh hưởng gây hại đáng kể đối với một hoặc nhiều quốc gia
ven sông do viê ̣c sử du ̣ng nước và /hoă ̣c xả thải vào sông Mê Kông của bấ t kỳ
mô ̣t quố c gia ven sông , các bên liên đớ i phải xác đinh
̣ tấ t cả các yế u tố liên
quan, nguyên nhân, mức đô ̣ thiê ̣t ha ̣i và trách nhiê ̣m gây ha ̣i của quố c gia đó ,
phù hợp với các nguyên tắc của Luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia và xem
xét và giải quyết mọi vấn đề, khác biệt và bất đồng một cách thân thiện và kịp
thời thông qua các biê ̣n pháp hòa biǹ h quy đinh
̣ ta ̣i các Điề u 34 và 35 của
Hiê ̣p đinh
̣ này và phù hơ ̣p với Hiế n chương Liên hơ ̣p quố c.

Điều 9. Tƣ̣ do giao thông thủy

Trên cơ sở bình đẳ ng về quyề n tự do giao thông thủy sẽ đươ ̣c bảo đảm
thông suố t trên toàn dòng chính sông Mê Kông không kể đế n biên giới lañ h
thổ , phục vụ giao thông vận tải nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực và đảm bảo
thực hiê ̣n cá c dự án theo Hiê ̣p đinh
̣ này . Sông Mê Kông phải đươ ̣c thông suố t
không bi ̣cản trở bởi các chướng nga ̣i , biê ̣n pháp, hành vi và hoạt động nào có
thể gây ảnh hưởng trực tiế p hoă ̣c gián tiế p tới khả năng giao thông thủy , cản
trở hoă ̣c thường xuyên gây khó khăn đố i với quyề n này . Viê ̣c sử du ̣ng với
mục đích giao thông thủy không được đặt ưu tiên hơn các mục đích sử dụng
khác mà sẽ được lồng ghép trong mọi dự án dòng chính . Các quốc gia ven
sông Mê Kông có thể đă ̣t ra các quy đinh
̣ cho đoa ̣n sông Mê Kông thuô ̣c lañ h
thổ min
̀ h, đă ̣c biê ̣t là các vấ n đề vê ̣ sinh, hải quan, xuấ t nhâ ̣p cảnh, cảnh sát và
an ninh chung.
Điều 10. Tình trạng khẩn cấp

Khi mô ̣t bên nhâ ̣n thấ y có vấ n đề đặc biệt liên quan tới số lượng và chất
lươ ̣ng nước dẫn tới tin
̀ h tra ̣ng khẩ n cấ p đòi hỏi phải đươ ̣c ứng phó ngay , bên
đó phải thông báo và trực tiế p tham vấ n ngay với (các) bên liên quan và với
Ủy ban Liên hợp để có hành động khắ c phu ̣c thić h hơ ̣p.

CHƢƠNG IV. KHUÔN KHỔ VỀ THỂ CHẾ

A.ỦY HỘI SÔNG MÊ KÔNG

Điều 11. Tƣ cách pháp lý

Khung thể chế hơ ̣p tác trong lưu vực sông Mê Kông theo Hiê ̣p đinh
̣ này
gọi là Ủy hội sông Mê Kông quốc tế và theo chức năng của mình có tư cách
của một tổ chức quốc tế , bao gồ m cả viê ̣c thỏa thuâ ̣n và thực hiê ̣n nghiã vu ̣
với các nhà tài trơ ̣ hoă ̣c cô ̣ng đồ ng quố c tế.

Điều 12. Cơ cấ u của Ủ y hô ̣i sông Mê Kông quố c tế

Ủy hội sông Mê Kông quốc tế bao gồ m ba cơ quan thường trực là:

- Hô ̣i đồ ng

- Ủy ban Liên hợp

- Ban thư ký

Điều 13. Tiế p nhâ ̣n tài sản, nghĩa vụ và quyền

Ủy hội sông Mê Kông quốc tế sẽ tiếp nhận tài sản , quyề n và nghiã vu ̣
của Ủy ban Điều phối Nghiên cứu Ha ̣ lưu vực sông Mê Kông (Ủy ban Mê
Kông/Ủy ban lâm thời Mê Kông) và Ban thư ký Mê Kông.

Điều 14. Ngân sách của Ủ y hô ̣i sông Mê Kông quố c tế


Ngân sách của Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế sẽ do Ủy ban Liên hơ ̣p
lâ ̣p ra và đươ ̣ c Hô ̣i đồ ng thông qua và bao gồ m các khoản đóng góp của các
quố c gia thành viên trên cơ sở biǹ h đẳ ng, trừ khi Hô ̣i đồ ng có quyế t đinh
̣ khác
và từ cộng đồng quốc tế (các quốc gia tài trợ) và các nguồn khác.

B. HỘI ĐỒNG

Điều 15. Thành phần Hội đồng

Hô ̣i đồ ng gồ m ủy viên ở cấ p Bô ̣ và là thành viên nô ̣i các (không thấ p
hơn cấ p Thứ trưởng ) từ mỗi quố c gia ven sông tham gia Hiê ̣p đinh
̣ có thẩ m
quyề n ra quyế t đinh
̣ thay mă ̣t Chính phủ mình.

Điều 16. Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng sẽ có nhiệm kỳ một năm và luân phiên theo vần chữ
cái tên của các quốc gia tham gia.

Điều 17. Phiên ho ̣p Hô ̣i đồ ng

Hô ̣i đồ ng sẽ ho ̣p thường kỳ ít nhấ t mỗi năm mô ̣t lầ n và có thể tri ệu tập
họp không chính thức khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của một quốc gia thành
viên. Hô ̣i đồ ng có thể mời các quan sát viên tham dự các phiên ho ̣p nế u thấ y
thích hợp.

Điều 18. Chƣ́c năng Hô ̣i đồ ng

Chức năng của Hô ̣i đồ ng là:

A. Ra các chin
́ h sách, quyế t đinh
̣ và các chỉ đa ̣o cầ n thiế t liên quan đế n
viê ̣c thúc đẩ y, hỗ trơ,̣ hơ ̣p tác và điề u phố i trong các hoa ̣t đô ̣ng và dự án
chung trên tinh thầ n xây dựng và cùng có lơ ̣i nhằ m phát triể n bề n vững ,
sử du ̣ng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan
của lưu vực sông Mê Kông , bảo vệ môi trường và các điều kiện thủy
sinh trong lưu vực theo quy đinh
̣ ta ̣i Hiê ̣p đinh
̣ này,
B. Quyế t đinh
̣ các vấ n đề liên quan khác cần thiết cho thực hiện thành
công Hiê ̣p đinh
̣ này bao gồ m các vấ n đề chiń h sau : thông qua quy chế
của Ủy ban Liên hợp theo Điều 25 và quy chế sử dụng nước và chuyển
nước ra ngoài lưu vực và các dự án / chương trình lớ n thuô ̣c quy hoa ̣ch
này; lâ ̣p ra các hướng dẫn về tài trơ ̣ và trơ ̣ giúp kỹ thuâ ̣t cho các dự án
và chương trình phát triển và nếu thấy cần thiết mời các quốc gia tài trợ
điề u phố i các hoa ̣t đô ̣ng hỗ trơ ̣ của ho ̣ ta ̣i phiên ho ̣ p nhóm tư vấ n các
nhà tài trợ,
C. Tiế p nhâ ̣n , xem xét và giải quyế t các vấ n đề , các khác biệt và bất
đồ ng do bấ t kỳ ủy viên nào trong Hô ̣i đồ ng , Ủy ban Liên hợp hoặc bất
kỳ quốc gia thành viên nào trình lên về các vấn đề nảy sinh từ Hiệp
đinh
̣ này.
Điều 19. Quy chế hoa ̣t đô ̣ng

Hô ̣i đồ ng sẽ thông qua Quy chế hoa ̣t đô ̣ng của miǹ h và nế u thấ y cầ n
thiế t có thể cầ n các tư vấ n kỹ thuâ ̣t.

Điều 20. Quyế t đinh


̣ của Hô ̣i đồ ng

Mọi quyết định của Hội đồ ng phải đươ ̣c nhấ t trí , trừ khi đươ ̣c quy đinh
̣
khác trong Quy chế hoạt động của Hội đồng.

C. ỦY BAN LIÊN HỢP

Điều 21. Thành phần Ủy ban Liên hợp

Ủy ban Liên hợp bao gồm một ủy viên của mỗi quốc gia tham gia , cấ p
không thấ p hơn lañ h đa ̣o Vụ/Cục.

Điều 22. Chủ tịch Ủy ban Liên hợp


Chủ tịch Ủy ban Liên hợp luân phiên ngược theo vần chữ cái tên các
quố c gia thành viên với nhiê ̣m kỳ mô ̣t năm.

Điều 23. Phiên ho ̣p Ủ y ban Liên hơ ̣p

Ủy ban Liên hợp sẽ họp ít nhất mỗi năm hai phiên họp thường kỳ và có
thể ho ̣p các phiên ho ̣p không chính thức khi cầ n thiế t hoă ̣c theo yêu cầ u của
mô ̣t quố c gia thành viên. Uỷ ban Liên hợp có thể mời các quan sát viên tới dự
các phiên họp nếu thấ y thích hơ ̣p.

Điều 24. Chƣ́c năng Ủ y ban Liên hơ ̣p

Các chức năng của Ủy ban Liên hợp là:

A. Thực hiê ̣n các chin


́ h sách và quyế t đinh
̣ của Hô ̣i đồ ng và các nhiê ̣m
vụ khác do Hội đồng giao.
B. Lâ ̣p quy hoa ̣ch phát triể n lưu vực và đinh
̣ kỳ xem xét và sửa đổ i nế u
cầ n thiế t; trình Hội đồng thông qua quy hoạch phát triển lưu vực và các
dự án /chương trin
̀ h phát triể n chung đươ ̣c thực hiê ̣n theo quy hoa ̣ch và
tráo đổi trực tiếp với các nhà tài trợ hoặc th ông qua phiên ho ̣p nhóm tư
vấ n để tim
̀ kiế m tài trơ ̣ và hỗ trơ ̣ kỹ thuâ ̣t cầ n thiế t để thực hiê ̣n các dự
án/chương trình.
C. Thường xuyên thu nhâ ̣p, câ ̣p nhâ ̣t và trao đổ i các thông tin và số liê ̣u
cầ n thiế t để thực hiê ̣n Hiê ̣p đinh
̣ này.
D. Tiế n hành các nghiên cứu và các đánh giá thích hơ ̣p để bảo vê ̣ môi
trường và duy trì cân bằ ng sinh thái của lưu vực sông Mê Kông.
E. Phân công nhiê ̣m vu ̣ và giám sát các hoa ̣t đô ̣ng của Ban thư ký để
thực hiê ̣n Hiê ̣p đinh
̣ nà y và các chính sách , quyế t đinh
̣ , dự án và
chương trình đã đươ ̣c thông qua ở các quy đinh
̣ sau , bao gồ m viê ̣c duy
trì cơ sở dữ liệu và thông tin cần thiết cho Hội đồng và Ủy ban Liên
hơ ̣p thực hiê ̣n các chức năng của mình và t hông qua chương trình công
tác hàng năm do Ban Thư ký chuẩn bị.
F. Xem xét giải quyế t các vấ n đề và khác biê ̣t có thể nảy sinh giữa các
kỳ họp của Hội đồng do một ủy viên Ủy ban Liên hợp hoặc một quốc
gia thành viên đưa ra liê n quan đế n các vấ n đề nảy sinh trong pha ̣m vi
Hiê ̣p đinh
̣ này và khi cầ n thiế t triǹ h lên Hô ̣i đồ ng.
G. Xem xét và thông qua các nghiên cứu và chương triǹ h đào ta ̣o nhân
lực cho các quố c gia thành viên đang thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng li ên quan
và cần thiết trong lưu vực sông Mê Kông nhằm tăng cường năng lực
thực hiê ̣n Hiê ̣p đinh
̣ này.
H. Kiế n nghi ̣lên Hô ̣i đồ ng thông qua cơ cấ u tổ chức , điề u chin̉ h và cấ u
trúc lại Ban thư ký.
Điều 25. Quy chế hoa ̣t đô ̣ng

Ủy ban Liên hơ ̣p sẽ đề xuấ t Quy chế hoa ̣t đô ̣ng của mình trình Hô ̣i
đồ ng thông qua . Ủy ban Liên hợp có thể lập các tiểu ban tạm thời và /hoă ̣c
thường xuyên hoă ̣c các nhóm công tác nế u cầ n thiế t và có thể tham khảo tư
vấ n kỹ thuâ ̣t trừ p hi đã đươ ̣c quy đinh
̣ trong Quy chế hoa ̣t đô ̣ng hoă ̣c các
quyế t đinh
̣ của Hô ̣i đồ ng.

Điều 26. Quy chế sƣ̉ du ̣ng nƣớc và chuyể n nƣớc ra ngoài lƣu vƣ̣c

Ủy ban Liên hợp sẽ chuẩn bị và đề xuất Hội đồng thông qua , cùng với các đề
xuấ t khác , Quy chế sử du ̣ng nước và chuyể n nước ra ngoài lưu vực theo quy
đinh
̣ ở các Điề u 5 và Điều 6, bao gồ m các quy đinh
̣ chiń h sau : 1) Xác lập
khung thời gian cho mùa mưa và mùa khô , 2) Xác lập các vị trí các trạm thủy
văn và xác định và duy trì các yêu cầu về mức dòng chảy tại từng trạm , 3) Đề
ra các tiêu chuẩ n xác đinh
̣ lươ ̣ng nước trong lưu vực và 5) Xác lập cơ chế
giám sát chuyển nước dòng chính ra ngoài lưu vực.

Điều 27. Quyế t đinh


̣ của Ủy ban Liên hợp
Mọi quyết định của Ủy ban Liên hợp phải được nhất trí , trừ khi đươ ̣c
quy đinh
̣ khác trong Quy chế hoa ̣t đô ̣ng của mình.

D. BAN THƢ KÝ


Điều 28. Mục đích của Ban Thƣ ký

Ban Thư ký sẽ giúp Hô ̣i đồ ng và Ủy ban Li ên hơ ̣p về hành chiń h và kỹ
thuâ ̣t và đươ ̣c đă ̣t dưới sự giám sát của Ủy ban Liên hơ ̣p.

Điều 29. Trụ sở Ban Thƣ ký

Trụ sở và cơ cấu cơ quan văn phòng của Ban thư ký sẽ được Hội đồng
quyế t đinh
̣ và nế u thấ y cầ n thiế t mô ̣t Hiê ̣p đinh
̣ trự sở sẽ đươ ̣c đàm phán và ký
kế t với Chin
́ h phủ quố c gia chủ nhà.

Điều 30. Chƣ́c năng Ban Thƣ ký

Các chức năng và nhiệm vụ của Ban Thư ký là:

̣ và nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c Hô ̣i đồ ng và Ủy ban


A. Thực hiê ̣n các quyế t đinh
Liên hơ ̣p giao dưới sự chỉ đa ̣o và chiụ trách nhiê ̣m trực tiế p với Ủy ban
Liên hơ ̣p.
B. Giúp Hội đồng và Ủy ban Liên hợp về kỹ thuật và quản lý tài chính
và tư vấn theo yêu cầu.
C. Lâ ̣p chương trin
̀ h công tác hàng năm và chuẩ n bi ̣t ất cả các kế
hoạch, các văn kiện dự án và chương trình , các nghiên cứu và đánh giá
theo yêu cầ u.
D. Giúp Ủy ban Liên hợp thực hiện và quản lý các dự án và chương
trình theo yêu cầu.
E. Duy trì cơ sở dữ liê ̣u và thông tin theo chỉ đạo.
F. Chuẩ n bi ̣cho các phiên ho ̣p của Hô ̣i đồ ng và Ủy ban Liên hơ ̣p.
G. Thực hiê ̣n tấ t cả các nhiê ̣m vu ̣ khác đươ ̣c giao.
Điều 31. Giám đốc điều hành
Ban Thư ký đă ̣t dưới sự chỉ đa ̣o của Giám đố c điề u hành theo bổ nhiê ̣m
của Hội đồng từ danh sách các ứng cử viên Ủy ban Liên hợp chọn . Bản nội
dung công viê ̣c của Giám đố c điề u hành do Ủy ban Liên hơ ̣p chuẩ n bi va
̣ ̀
đươ ̣c Hô ̣i đồ ng thông qua.

Điều 32. Trơ ̣ lý Giám đố c điều hành

Mọi trợ lý Giám đốc đi ều hành do Giám đốc điều hành tiến cử với sự
̣ Ủy ban Liên hơ ̣p. Trơ ̣ lý phải có cùng quố c tich
chấ p thuâ ̣n của Chủ tich ̣ và có
cùng nhiệm kỳ một năm như Chủ tịch Ủy ban Liên hợp.

Điều 33. Cán bộ ven sông

Cán bộ kỹ thuật ven sông của Ban Thư ký đươ ̣c tuyể n cho ̣n dựa trên
trình độ kỹ thuật và số lượng biên chế dựa trên tiêu chí bằng nhau giữa các
quố c gia thành viên. Cán bộ kỹ thuật ven sông sẽ được làm việc tại Ban Thư ký
không quá hai nhiê ̣m kỳ ba năm, trừ khi Ủy ban Liên hơ ̣p có quyế t đinh
̣ khác.

CHƢƠNG V

GIẢI QUYẾT CÁC KHÁC BIỆT VÀ BẤT ĐỒNG

Điều 34. Nghị quyết thông qua Ủy hội sông Mê Kông quốc tế

Khi có khác biê ̣t hoă ̣c bấ t đồ ng nảy sinh giữa hai hoă ̣c nhiề u b ên tham
gia Hiê ̣p đinh
̣ này về các vấ n đề liên quan đế n Hiê ̣p đinh
̣ và /hoă ̣c các hoa ̣t
đô ̣ng do Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế tiế n hành ta ̣i các đâ ̣p của mình , đă ̣c
biê ̣t liên quan đế n viê ̣c hiể u Hiê ̣p đinh
̣ và các quyề n pháp lý của các bên, Ủy
hô ̣i sông Mê Kông quố c tế trước hế t phải nỗ lực cố gắ ng giải quyế t vấ n đề đó
theo quy đinh
̣ ta ̣i các Điề u 18.C và 24.F.

Điều 35. Quyế t đinh


̣ thông qua các Chính phủ
Trong trường hơ ̣p Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế khô ng thể giải quyế t
khác biệt và bất đồng trong thời hạn nhất định , vấ n đề đó phải đươ ̣c kip̣ thời
trình lên các Chính phủ để giải quyết bằng thương lượng thông qua kênh
ngoại giao và thông báo quyết định của họ cho Hội đồn g để tiế n hành các
bước cầ n thiế t để thực hiê ̣n quyế t đinh
̣ đó . Nế u các Chính phủ thấ y cầ n thiế t
hoă ̣c có lơ ̣i trong ta ̣o điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho giải quyế t vấ n đề đó , các Chính
phủ có thể cùng yêu cầu , sự trơ ̣ giúp củ a trung gian thông qua mô ̣t tổ chức
hoă ̣c mô ̣t bên mà ho ̣ cùng chấ p nhâ ̣n và sau đó tiế n hành giải quyế t theo các
nguyên tắ c của luâ ̣t quố c tế .

CHƢƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙ NG

Điều 36. Hiêụ lƣ̣c thi hành và các Hiêp̣ đinh
̣ có trƣớc Hiêp̣ đinh
̣ này

Hiê ̣p đinh
̣ này se:̃

A. Có hiệu lực thi hành đối với tất cả các bên , kể từ ngày đa ̣i diê ̣n toàn
quyề n đươ ̣c bổ nhiê ̣m của các bên ký kế t , không có hiê ̣u lực hồ i tố
với các hoa ̣t đô ̣ng và dự án trước đo
B. Thay thế Quy chế của Ủy ban Điề u phố i Nghiên cứu Ha ̣ lưu sông Mê
Kông sửa đổ i năm 1957, Tuyên bố chung về các nguyên tắ c sử du ̣ng
nước Ha ̣ lưu sông Mê Kông 1975 và Tuyên bố về Ủy ban Lâm thời
Điề u phố i Nghiên cứu Ha ̣ lưu vực sông Mê Kông nă m 1978, và các
Quy chế hoa ̣t đô ̣ng đươ ̣c thông qua trong các văn kiê ̣n nói trên . Hiê ̣p
đinh
̣ này không thay thế hoă ̣c có giá tri ̣cao hơn các điề u ước , đa ̣o luâ ̣t
hoă ̣c thỏa thuâ ̣n khác mà mô ̣t hay nhiề u bên tham gia trừ phi có bấ t
đồ ng về thuâ ̣t ngữ , phạm vi pháp lý của các vấn đề đó phải được trình
lên các chin
́ h phủ liên quan để xem xét và giải quyế t.
Điều 37. Bổ sung, sƣ̉a đổ i, thay thế và chấ m dƣ́t
Hiê ̣p đinh
̣ này có thể đươ ̣c bổ sung , sửa đổ i , thay thế hoă ̣c chấ m dứt
bằ ng thỏa thuâ ̣n chung của tấ t cả các bên tham gia ta ̣i thời điể m xem xét.

Điều 38. Phạm vi Hiệp định

Hiê ̣p đinh
̣ này sẽ bao gồ m Phầ n mở đầ u và tấ t cả các điề u khoản và
bổ sung nế u có , các Phụ lục , và tấ t cả các thỏa thuâ ̣n khác mà các Bên tham
gia ký kế t theo Hiê ̣p đinh
̣ . Các bên có thể ký kết các thỏa thuận song
phương hoă ̣c đa phương cu ̣ thể hoă ̣c dàn xế p thực hiê ̣n , và quản lý các
chương trình và dự án đươ ̣c thực hiê ̣n trong khuôn khổ của Hiê ̣p đinh
̣ này ,
nhưng không đươ ̣c trái với Hiê ̣p đinh
̣ và không làm ảnh hưởng tới quyề n và
nghĩa vụ của các bên không tham gia ký kết , trừ phi đươ ̣c quy đinh
̣ khác
trong Hiê ̣p đinh
̣ này .

Điều 39. Thành viên mới tham gia Hiêp̣ đinh


̣

Bấ t kỳ mô ̣t Quố c gia ven sông Mê Kông nào khác , nế u chấ p nhâ ̣n các
quyề n và nghiã vu ̣ quy đinh
̣ trong Hiê ̣p đinh
̣ này, đều có thể trở thành một bên
tham gia trên cơ sở đồ ng thuâ ̣n của các thành viên.

Điều 40. Ngừng và Rút khỏi Hiệp định

Bấ t kỳ mô ̣t bên nào tham gia Hiê ̣p đinh


̣ này cũng đề u có thể rút hoă ̣c
̣ Hô ̣i đồ ng Ủy
ngừng sự tham gia của ho ̣ bằ ng văn bản thông báo cho Chủ tich
hô ̣i sông Mê Kông quố c tế , Chủ tịch Hội đồng sẽ xác nhâ ̣n và trao đổ i ngay
với các ủy viên Hô ̣i đồ ng khác . Thông báo ngừng hoă ̣c rút khỏi Hiê ̣p đinh
̣ sẽ
có hiệu lực sau một năm kể từ ngày xác nhận hoặc nhận được thông báo , trừ
khi thông báo đó đươ ̣c rút la ̣i trước đó hoă ̣c cá c bên có thỏa thuâ ̣n khác . Trừ
khi các bên còn la ̣i của Hiê ̣p đinh
̣ thỏa thuâ ̣n ngươ ̣c la ̣i , thông báo này không
đươ ̣c gây tổ n ha ̣i cho bên ra thông báo hoă ̣c giúp ho ̣ né tránh các cam kế t đố i
với các trương chin
̀ h , dự án , nghiên cứ u hoă ̣c các quyề n và lơ ̣i ić h đươ ̣c công
nhâ ̣n bởi mô ̣t bên tham gia, hoă ̣c theo luâ ̣t quố c tế .
Điều 41. Sƣ̣ tham gia của Liên hơ ̣p quố c tế và Cô ̣ng đồ ng quố c tế

Các quốc gia thành viên của Hiệp định này ghi nhận sự đóng góp quan
trọng của Liên hợp quốc , và các nhà tài trợ và cộng đồng quốc tế trong việc
trơ ̣ giúp và hướng dẫn và mong muố n duy trì mố i quan hê ̣ này.

Điều 42. Đăng ký Hiêp̣ đinh


̣

Hiê ̣p đinh
̣ này sẽ đươ ̣c đăng ký và nô ̣p lưu chiể u , bằ ng tiế ng Anh và
tiế ng Pháp, với Tổ ng Thư ký Liên hơ ̣p quố c.

Để làm bằ ng chứng , những người dưới ký dưới đây , đươ ̣c các Chính
phủ ủy quyền, đã ký vào Hiê ̣p đinh
̣ này.

Làm tại Chiềng Rai, Thái Lan ngày 05/4/1995 bằ ng tiế ng Anh và tiếng
Pháp có giá trị ngang nhau . Trong trường hợp không thố ng nhấ t được , thì
bản tiếng Anh, ngôn ngữ soạn thảo Hiê ̣p đi ̣nh, sẽ được sử dụng.

PHỤ LỤC 3

TUYÊN BỐ HUA HIN

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng tôi , những người đứng đầu các Chín h phủ Vương quốc
Cămpuchia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào , Vương quốc Thái Lan , và
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhân dịp Kỷ niệm lần thứ 15 thành lập
Uỷ hội sông Mê Kông Quốc tế (MRC) đã gặp nhau tại Hội nghị Cấp cao lần
thứ nhất ta ̣i Hua Hin, Thái Lan.
Chúng tôi nhắc lại việc ký kết Hiệp định về Hợp tác phát triển bền
vững lưu vực sông Mê Kông (gọi tắt là Hiệp định Mê Kông ) và thành lập Uỷ
hội sông Mê Kông Quốc tế ngày 05 tháng 4 năm 1995 bởi đại diện của Chính
phủ các nước Hạ lưu vực sông Mê Kông, và tái khẳng định cam kết chính trị
của chúng tôi trong viê ̣c thực thi Hiê ̣p đinh.
̣

Chúng tôi nhận thấy việc quản lý bền vững tài nguyên nước ở Hạ Lưu
vực sông Mê Kông có tính quyết định đến nền kinh tế và phúc lợi xã hội của
người dân ven sông và nỗ lực xoá đói giảm nghèo của chính phủ các nước
trong Lưu vực.

Chúng tôi ghi nhận việc thúc đẩy phát triển tài nguyên nước và tài
nguyên liên quan sẽ đóng góp mạnh mẽ vào phát triển kinh tế xã hội của khu
vực, nhưng cũng có thể có tác động tiêu cực đến môi trường Lưu vực và cần
được quan tâm thích đáng.

Chúng tôi khẳng định cam kết mạnh mẽ của bố n nước thành viên Uỷ
hội Mê Kông tiếp tục hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững, sử dụng, bảo
vệ và quản lý tài nguyên nước và tài nguyên liên quan của Hạ lưu vực sông
Mê Kông và đồ ng ý với những tuyên bố sau đây:

NHÌN NHẬN VỀ NHỮNG THÀNH TỰU

Chúng tôi , những người đứng đầ u các Chiń h phủ công nhâ ̣n sự phát
triể n thể chế của Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế từ mô ̣t tổ chức tiền t hân do
Liên Hợp Quốc bảo trợ, Uỷ ban Mê Kông và Uỷ ban Lâm thời Mê Kông, trở
thành một Tổ chức lưu vực sông liên chính phủ độc lập như ngày nay. Việc
nâng cao chủ quyền đối với tổ chức của các nước thành viên đã giúp tăng
cường hợp tác và nâng cao hiệu quả trong suốt thời gian qua.

Chúng tôi hoan nghênh những thành quả to lớn của hơ ̣p tác giữa các
nước thành viên Uỷ hội trong 15 năm kể từ khi ký kết Hiệp định Mê Kông.
Chúng tôi được khích lệ bởi các thành tựu đạt được của Uỷ hội và các
nước thành viên thông qua các cố gắng chung trong việc thực hiện Hiệp định
Mê Kông 1995, bao gồm: tăng cường đố i thoa ̣i về phát triể n tài nguyên nước
trong khu vực; thúc đẩy quá trình lập quy hoạch toàn lưu vực có điều phối áp
dụng các nguyên tắc của Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ; giảm thiểu các
nguy cơ do lũ và phát huy các mặt tích cực của lũ; mở rộng các cơ hội thương
mại quốc tế nhờ giao thôngđường thủy an toàn và hiê ̣u quả hơn và các khuôn
khổ pháp lý cho giao thông thuỷ xuyên biên giới ; xác định cân bằng giữa các
cơ hội và rủi ro của các dự án thuỷ điện đang được đề xuất ; nâng cao kiến
thức về thủy sản và đa dạng sinh học thủy sinh ; cung cấp hỗ trợ ra quyết định
về môi trường ; và khởi xướng quá trình giúp đỡ người dân trong lưu vực để
thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu.

Trong 15 năm qua, tài nguyên nước và tài nguyên liên quan của lưu vực
sông Mê Kông đã đươ ̣c bảo vệ tốt hơn nhờ công tác quản lý môi trường hiệu
quả hơn của các nước thành viên . Các đố i tác và cá c bên liên quan của Mê
Kông cũng hiểu biết rõ hơn về hệ thống sông trù phú và phức tạp này . Chúng
tôi ghi nhận và đánh giá cao những thành quả tích cực này có đươ ̣c thông qua
ý chí hợp tác khu vực mạnh mẽ và các nỗ lực không ngừng trong tăng cường
năng lực quốc gia của các nước thành viên.

Chúng tôi ghi nhận những tiến bộ đạt được trong mở rộng hợp tác giữa
Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế với các đối tác quốc tế , khu vực , và quốc gia,
bao gồ m các đố i tác đố i thoa ̣i , cụ thể là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và
Liên bang Mi-an-ma, và các đối tác phát triển. Chúng tôi đánh giá rất cao việc
chia sẻ số liê ̣u khí tươ ̣ng – thủy văn từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
về tin
̀ h hin
̀ h ha ̣n hán hiê ̣n đang xảy ra và hy vo ̣ng sự hơ ̣p tác này sẽ tiếp tục
đươ ̣c duy trì . Chúng tôi đánh giá cao những cố gắ ng của Ủy hô ̣i sông Mê
Kông quố c tế trong việc tăng cường và mở rô ̣ng hơn nữa mố i quan hê ̣ với
Cô ̣ng hòa Nhân dân Trung hoa , Mi-an-ma và các đố i tác để đa ̣t đươ ̣c các mu ̣ c
tiêu phát triể n của tổ chức.

Chúng tôi ghi nhận Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế đã và đang củng cố
quan hệ hợp tác mới và quan hệ công tác với nhiề u tổ chức quố c tế bao gồ m
ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng (GMS), Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong thúc đẩy phát triển và
quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực Mê Kông.

Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao sự hỗ trợ không ngừng về
chiến lược, tài chính, và kỹ thuật của các đố i tác phát triể n cho phép Uỷ hội
sông Mê Kông quốc tế đi tới thực hiện thành công Hiệp định Mê Kông và trở
thành một tổ chức hiệu quả .

Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Hội
nghị Quốc tế về Quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới t rong mô ̣t thế giới
có nhiều thay đổi được tổ chức trước thềm Hội nghị cấp cao như đã được nêu
trong Báo cáo tóm tắ t kế t quả Hô ̣i nghi. ̣

CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KHU VỰC

Chúng tôi, những người đứng đầu các Chính phủ nhìn n hận có cả cơ
hội và thách thức mà Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế sẽ phải đối mặt trong
thập kỷ tới bao gồm gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ . Chúng
tôi cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác để giải quyết những thách thức cấp bách trong
Lưu vực Mê Kông, bao gồm: giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt
và thiệt hại do hạn hán ; kết hợp xem xét tính bền vững trong phát triển thuỷ
điện; đảm bảo quản lý hiệu quả nước cho nông nghiệp, đặc biệt như là một
phần trong chiến lược quản lý hạn; chuẩn bị các biện pháp thích ứng với biến
đổi khí hậu để giải quyết những nguy cơ cao về đói nghèo và mất an ninh
lương thực trong các cộng đồng dễ bị tổn thương; quản lý sự suy giảm chất
lượng nước, mất các vùng ngập nước và nạn phá rừng có thể gây ra những rủi
ro đối với đa dạng sinh học và sinh kế người dân; quản lý hiệu quả hơn nguồn
thuỷ sản tự nhiên hiếm có của lưu vực , và hạn chế các rủi ro liên quan đến
phát triển giao thông thủy trong Lưu vực.

Xây dựng trên nền tảng vững chắc của 15 năm tăng cường năng lực ,
chúng tôi, khuyến khích Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế đương đầu với những
thách thức này thông qua việc chuẩn bị Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa
trên Quản lý Tổ ng hơ ̣p Tài nguyên nước và Kế hoa ̣ch Chiế n lươ ̣c 2011-2015.
Chúng tôi ghi nhận những cơ hội to lớn cũng đươ ̣c mở ra thông qua tăng
cường quan hệ đối tác chặt chẽ với các đối tác bao gồm cả các đối tác mới
như ASEAN, ADB, GMS, WB và các tổ chức lưu vực sông xuyên biên giới
khác. Chúng tôi khẳng định sự tiếp tục tập trung của Uỷ hội sông Mê Kông
quốc tế đối với sự tham gia tích cực của các bên liên quan bao gồm các tổ
chức dân sự xã hội và tư nhân sẽ tăng cường khả năng của Uỷ hội để đạt được
các mục tiêu phát triển của mình.

TẦM NHÌN CỦ A UỶ HỘI SÔNG MÊ KÔNG QUỐC TẾ

Chúng tôi, các nhà lãnh đạo của bốn Chính phủ ghi nhận:

 Tầm nhìn hiện tại của lưu vực sông Mê Kông: "Một lưu vực sông Mê
Kông thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi
trường.”
 Tầm nhìn của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế: “Một tổ chức lưu vực sông
có tầm cỡ trên thế giới, tự chủ về tài chính, phục vụ cho các quốc gia Mê
Kông đạt được tầm nhìn của Lưu vực”.

 Sứ mệnh của Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế : “Thúc đẩy và điều phối sự
quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan
khác vì lợi ích chung của các nước và phúc lợi của người dân” .
Chúng tôi quyết tâm tăng cường nỗ lực đạt được các mục tiêu này thông qua
các biện pháp tham vấn rộng rãi được lồng ghép và có ảnh hưởng tới các định
hướng chiến lược của Uỷ hội và đảm bảo rằng các mục tiêu của Uỷ hội sông
Mê Kông quốc tế vì các thế hệ tương lai.

LĨNH VỰC HÀNH ĐỘNG ƢU TIÊN

Chúng tôi, các nhà lãnh đạo của bốn Chính phủ tuyên bố rằng, dựa trên
những thành tựu của 15 năm thực hiện Hiệp định Mê Kông, việc hợp tác hơn
nữa trong những năm tới giữa Chính phủ các nước thành viên là rất cần thiết
nhằm tối ưu hoá việc sử dụng đa mục tiêu tài nguyên nước và vì lợi ích chung
của tất cả các nước ven sông, để tránh bất kỳ tác động bất lợi nào do các hiện
tượng tự nhiên và con người gây ra, và bảo vệ giá trị lớn lao của các hệ sinh
thái tự nhiên và cân bằng sinh thái.

Chúng tôi mong muốn Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế tập trung vào các
ưu tiên sau:

 Phê chuẩn và thực hiê ̣n Chiế n lươ ̣c Phát triể n lưu vực dựa tr ên Quản lý
Tổ ng hơ ̣p Tài nguyên nước;
 Tăng cường các nỗ lực để bảo vệ hiê ̣u quả người dân khỏi nguy cơ lũ lụt ,
hạn hán và nước biển dâng bao gồm thiết lập các hệ thống dự báo và cảnh báo
trên toàn lưu vực;
 Hỗ trợ một khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm khuyến khích vận tải và
thương ma ̣i đường thuỷ;
 Nghiên cứu và giải quyế t các mối đe dọa đến sinh kế do biến đổi khí hậu
và hợp tác với các đối tác vùng khác trong giải quyết ô nhiễm khói bụi;
 Giám sát và áp dụng các biện p háp cải thiện chất lượng nước ở các khu
vực ưu tiên của Lưu vực;
 Sử dụng bền vững hiện tại và trong tương lai nguồn tài nguyên nước và tài
nguyên liên quan, đa dạng thuỷ sinh, đất ngập nước và tài nguyên rừng trong
Lưu vực;
 Xác định và đưa ra khuyến cáo về các cơ hội và thách thức của phát triển
thuỷ điện và các cơ sở hạ tầng khác trong Lưu vực, đặc biệt các rủi ro đối với
nỗ lực bảo vệ an ninh lương thực và sinh kế;
 Tiếp tục cải thiện việc thực hiện các Thủ tục trao đổi và chia sẻ thông tin
số liệu, Thủ tục theo dõi sử dụng nước, Thủ tục Thông báo, trao đổi trước và
thoả thuận và Thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính và hoàn tất Thủ tục
chất lượng nước;

 Tìm hiểu và xác định các cơ hội mở rộng hợp tác với các đối tác đối thoại
và đối tác phát triển hiện tại của Uỷ hội ; đă ̣c biê ̣t trong giải quyế t các vấ n đề
về tài nguyên nước và thách thức biế n đổ i khí hâ ̣u , cũng như xác đinh
̣ các đối
tác phát triển mới và các bên liên quan khác.

ĐINH
̣ HƢỚNG

Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Chính phủ khẳng định một lần nữa tinh thần
đoàn kết và cam kết chính trị cao nhất trong thực hiện Hiệp định Mê Kông.

Chúng tôi cam kết cùng nhau hợp tác để đạt được quản lý tổng hợp tài
nguyên nước bề n vững phục vụ phát triển , tăng trưởng kinh tế và xoá đói
giảm nghèo và cải thiện sinh kế trong lưu vực sông Mê Kông. Đồng thời
chúng tôi cũng thấy cần mở rộng các nỗ lực trong bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên của lưu vực Mê Kông vì mục tiêu quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên của lưu vực.

Chúng tôi khẳng định lại sự ủng hộ đối với vai trò của Uỷ hội sông Mê
Kông quốc tế trong hỗ trợ và thúc đẩy phát triển bền vững và có điều phối ,
tăng cường và củng cố quan hệ với các Đối tác đối thoại , ASEAN, GMS,
ADB, WB, các Đối tác phát triển, các tổ chức phi Chính phủ, khu vực tư nhân
và các bên liên quan khác . Nhân dịp này , chúng tôi hoan nghênh và kêu go ̣i
các quốc gia ven sông khác sớm tham gia vào Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế
vì sự phát triển bền vững của lưu vực.

Để phù hợp với Chương trình Hội nhập ASEAN, chúng tôi nhấ n ma ̣nh
sự cầ n thiế t phải ưu tiên nguồn lực , tài chính và tăng cường năng lực cho các
quốc gia thành viên nơi có tỷ lệ đói nghèo cao nhất và nhu cầu kinh tế là cấp
thiết nhất.

Với tình hình phát triển kinh tế không ngừng trong khu vực Mê Kông,
chúng tôi cam kết hướng tới một Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế hoàn toàn
được hỗ trợ tài chính bởi các quốc gia thành viên vào năm 2030. Dựa vào các
mô hình được thông qua bởi các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác trên thế
giới, chúng tôi khuyến khích Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế tích cực tìm hiểu
thêm các phương thức phân cấp thực hiện các chức năng chủ chốt của Uỷ hội
trong quản lý lưu vực sông.

Chúng tôi nhấ t trí những kế t quả đạt được trong việc thực hiện nghị
quyết nêu trong Tuyên bố chung này sẽ được giám sát thông qua Hội đồng Ủy
hô ̣i sông Mê Kông quố c tế . Chúng tôi quyết định Hội nghị Cấp cao của Uỷ
hội Mê Kông quốc tế sẽ được tổ chức 4 năm một lần. Nước chủ nhà sẽ được
luân phiên giữa các quốc gia thành viên Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế theo
thứ tự bảng chữ cái.

Chúng tôi bày tỏ sự cám ơn sâu sắc tới nước chủ nhà Thái Lan vì đã đăng
cai tổ chức Hô ̣i nghi ̣Cấ p cao Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế lầ n thứ nhấ
. t

Thông qua tại Hua Hin, Thái Lan, ngày 5 tháng 4 năm 2010

You might also like