You are on page 1of 8

Mối quan hệ giữa việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp và sở hữu tổ

chức đối với chi phí sử dụng vốn vay doanh nghiệp tại Hà Nội
Keywords: Chi phí sử dụng vốn vay; sở hữu tổ chức; tránh thuế; HNX

1. Giới thiệu
Lợi nhuận doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hành vi tránh thuế doanh nghiệp của
các doanh nghiệp tại Việt Nam. Doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì mức thuế
TNDN càng giảm, chứng tỏ có hiện tượng né thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Các doanh nghiệp tận dụng chế độ thuế hiện hành để giảm mức thanh toán thuế bằng
cách giảm lợi nhuận chịu thuế (Noor et al., 2009) và từ đó tăng lợi nhuận hiện tại cũng
như giá trị sau thuế của công ty (Chung et al., 2002; Noor et al., 2009; Salehi et al.,
2019). Tuy nhiên, việc tránh thuế có thể làm giảm giá trị công ty trong các trường hợp
chi phí liên quan trực tiếp đến các chi phí kế hoạch thuế của doanh nghiệp, chẳng hạn
như chi phí thích nghi và chi phí quản trị (Fuadah & Kalsum, 2021; Wang, 2010).
Theo Graham và Tucker (2005), tiết kiệm từ việc tránh thuế có thể được xem xét
trong việc lập kế hoạch tài chính, vì đó là một hình thức tài trợ giúp giảm sự phụ thuộc
của doanh nghiệp vào việc vay nợ từ bên ngoài. Hơn nữa, việc tránh thuế tăng cường
tính linh hoạt tài chính, do đó tăng chất lượng tín dụng, giảm nguy cơ phá sản (Lim,
2009), và giảm chi phí trung bình của vốn của doanh nghiệp (Monila, 2005).

Lý do chính cho tình trạng tránh thuế của các doanh nghiệp chung là doanh nghiệp
đang gặp hạn chế tài chính mạnh, doanh nghiệp cần nguồn vốn cho hoạt động luân
phiên, và các quỹ đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức chỉ giảm bớt áp lực này, từ đó
mức độ tránh thuế của doanh nghiệp cũng có thể được khống chế hiệu quả. Xem xét
về tác động của hạn chế tài chính đối với việc tránh thuế của doanh nghiệp, khi doanh
nghiệp gặp hạn chế tài chính, họ sẽ có xu hướng giảm các khoản chi phí nội bộ của
doanh nghiệp, vào thời điểm này, việc giảm gánh nặng thuế của doanh nghiệp là một
lựa chọn mà hầu hết doanh nghiệp sẽ thực hiện, đối với các doanh nghiệp gặp hạn chế
tài chính mạnh, mức độ tránh thuế càng cao hơn, vậy việc tránh thuế có làm giảm chi
phí sử dụng vốn vay hay không? Mối quan hệ giữa việc tránh thuế và chi phí nợ vay
dưới sự tác động của sở hữu tổ chức là gì?
Nghiên cứu này sử dụng mô hình được đề xuất bởi Lim vào năm 2009 để đạt được
mục tiêu nghiên cứu đã được đề cập thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng.

2. Tổng quan các nghiên cứu trước


Hành vi tránh thuế cũng có thể đại diện cho các hành động chủ quan của người quản
lý doanh nghiệp cho mục đích cá nhân. Điều này có nghĩa là việc tránh thuế có thể
làm tăng không đối xứng thông tin tại doanh nghiệp. Chung et al. (2002) cho thấy việc
tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức có thể cải thiện chất lượng quản trị công ty và
hạn chế việc thao túng lợi nhuận thông qua phương pháp kế toán. Một số nghiên cứu
thực nghiệm (Utkir, 2012) xác nhận tác động kiểm soát của cổ đông tổ chức trên thị
trường Malaysia, nhưng các tài liệu khác (Lim, 2009; Sunarto & Widjaja, 2021) lại
cho thấy điều ngược lại trên thị trường Hàn Quốc và Indonesia. Cũng có nghiên cứu
cho thấy tại các công ty được quản lý tốt, đo bằng mức độ sở hữu cổ đông tổ chức,
việc tránh thuế có ảnh hưởng tích cực đối với giá trị doanh nghiệp (Desai &
Dharmapala, 2009). Tóm lại, chưa có sự nhất trí trong cuộc tranh luận về cơ hội quản
lý và việc tránh thuế.
Việc tránh thuế có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí nợ bằng cách tạm thời tận
dụng việc tiết kiệm số tiền phải trả cho nhà nước. Ngoài ra, điều này có thể bao gồm
vấn đề chi phí đại diện do sự tách rời giữa quản lý và sở hữu, kết quả là việc tránh
thuế có thể phục vụ nhu cầu cá nhân của người quản lý. Trong quá khứ, tài liệu liên
quan đến việc tránh thuế của doanh nghiệp thường được phân tích từ mức độ thi hành
thuế và quản lý doanh nghiệp, cho đến nay, ít có nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ
giữa việc tránh thuế và sở hữu tổ chức đối với chi phí vốn doanh nghiệp tại Việt Nam.
Do đó, chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ này tại các công ty niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội tại Việt Nam.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu


- Các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

3.2 Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc
tránh thuế thu nhập doanh nghiệp và sở hữu tổ chức đối với chi phí sử dụng
vốn vay doanh nghiệp tại Hà Nội.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Thành phố Hà
Nội.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thu thập và sử dụng dự liệu, số liệu trong
khoảng thời gian 10 năm từ 2012-2022.
4.Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong bài là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trong Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong
giai đoạn từ 2012-2022. Để đảm bảo tính thống nhất về số liệu, tác lược bỏ các doanh
nghiệp có đặc điểm tài chính đặc biệt, bao gồm các doanh nghiệp tài chính và bảo
hiểm, ngân hàng, công ty bất động sản, các công ty có thông tin tài chính không được
tiết lộ trong thời gian nghiên cứu và các doanh nghiệp có thuế thu nhập âm đến hạn.

4.2 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật trong mô hình phân tích hồi quy để phân tích mối quan
hệ giữa việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp và sở hữu tổ chức đối với chi phí sử
dụng vốn vay doanh nghiệp tại Hà Nội giai đoạn 2012 đến 2022.
Phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan được thực hiện để xem xét các đặc
điểm về giá trị trung bình, tối đa và tối thiểu của biến cũng như tương quan giữa các
biến trong mô hình. Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện phân tích hồi quy bằng phần mềm
STATA để phân tích mối quan hệ giữa việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp và sở
hữu tổ chức đối với chi phí sử dụng vốn vay doanh nghiệp của các công ty trong mẫu.
Để bắt đầu, chúng tôi sử dụng mô hình OLS, mô hình Hiệu ứng Cố định (FEM) và mô
hình Hiệu ứng Ngẫu nhiên (REM). Sau đó, để xác định mô hình nào là phù hợp hơn,
tác giả tiếp tục sử dụng kiểm tra Hausman và kiểm tra Brеusсh-Раgаn.

5.Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

5.1 Gỉa thuyết nghiên cứu


Theo quy định trên khoản chi phí lãi vay vốn ngân hàng của công ty được trừ khi tính
thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 4 Thông tư
96/2015/TT-BTC. Theo Bhojraj và Sengupta (2003), chi phí nợ của doanh nghiệp có
thể bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của nó, như rủi ro phá sản, chi phí đại diện và bất
cân xứng thông tin. Do đó, doanh nghiệp thường tránh thuế để tăng dư lượng tài chính
và cải thiện chất lượng tín dụng, từ đó giảm chi phí nợ. Graham và Tucker (2005)
nghiên cứu 44 doanh nghiệp có hành vi tránh thuế trong giai đoạn từ năm 1975 đến
2000, với các kết quả tương tự. Họ cho thấy rằng doanh nghiệp thường sử dụng tránh
thuế để thay thế việc sử dụng nợ và giảm chi phí vay. Dựa trên kết quả nghiên cứu
này, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:
H1: Việc tránh thuế có mối tương quan âm với chi phí sử dụng vốn vay của

doanh nghiệp

Desai và Dharmapala (2009) xây dựng một mô hình thể hiện sự tương quan giữa việc
tránh thuế và hành vi biến dạng lợi nhuận. Để che giấu hành vi tránh thuế khỏi cơ
quan thuế, quản lý có thể thực hiện các biện pháp hạn chế sự kiểm soát của cổ đông.
Ashbaugh-Skaife et al. (2006) giải thích chi phí của nợ dựa trên lý thuyết đại diện.
Theo đó, các chủ nợ có thể bị thiệt hại bởi bất cân xứng thông tin do hành vi của
người quản lý hoặc cổ đông tận dụng bằng cách chuyển tài sản của người cho vay cho
họ. Ngoài ra, sở hữu của tổ chức liên quan đến việc tránh thuế bị tương quan âm, được
giải thích bởi Desai và Dharmapala (2009). Các cổ đông tổ chức có thể sử dụng quyền
thống trị của họ để hạn chế hành vi trốn thuế của quản lý, đồng thời giới hạn bất cân
xứng thông tin. Điều này cũng là kết quả trong nghiên cứu của Chung et al. (2002).
Dựa trên nghiên cứu của họ, sở hữu tổ chức có thể ảnh hưởng đến chi phí của nợ gián
tiếp vì cho rằng tỷ lệ sở hữu tổ chức cao hơn của một doanh nghiệp sẽ làm giảm chi
phí đại diện và chi phí nợ. Bhojraj và Sengupta (2003) và Nguyen Minh và Hiep
(2019) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động trực tiếp của sở hữu tổ chức lên
chi phí nợ tại một doanh nghiệp. Các công ty có tỷ lệ sở hữu tổ chức cao thường có
chi phí nợ thấp hơn do sự uy tín cao hơn. Dựa trên đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết thứ
hai như sau:
H2: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư tổ chức có mối tương quan âm với chi

phí nợ doanh nghiệp.

5.2 Mô hình nghiên cứu

Để kiểm tra H1 và H2, tác giả sử dụng mô hình được đề xuất bởi Lim (2009) như sau:

CODi,t=α1+α2BTDi,t+α3TAi,t+α4INSTi,t+α5AGEi,t+α6LEVi,t+α7CFOi,t+α8SIZEi,t+εit

Trong đó:

COD là biến phụ thuộc mô tả chi phí sử dụng vốn vay được tính bằng khoản chi phí

lãi trong năm chia cho trung bình nợ ngắn hạn và dài hạn trong năm (Pittman và

Fortin, 2004).

Các biến độc lập và biến kiểm soát được tác giả thể hiện thông qua bảng mô tả các

biến dưới đây.

Mã hóa Loại biến Định nghĩa Cách tính Nguồn


biến
BTD Biến độc lập Chênh lệch thuế Sự chênh lệch Bhojraj and
sách (Book-tax giứa Sengupta
difference) lãi ròng trước (2003),
thuế và thu nhập Graham and
chịu thuế chia cho Tucker (2005),
tổng tài sản Desai
and
Dharmapala
(2009)
TA Biến độc lập Khoản dồn tích Khoản dồn tích = Bhojraj and
(Total Accruals) Lợi nhuận ròng - Sengupta
Tiền mặt thu vào (2003),
từ hoạt động kinh Graham and
doanh Tucker (2005),
Desai
and
Dharmapala
(2004)
INST Biến độc lập Sở hữu tổ Tỷ lệ cổ phiếu Ashbaugh-
chức(Institution của một công ty Skaife et al.
al ownership) được nắm giữ bởi (2006),
các tổ chức tài Bhojraj and
chính lớn như quỹ Sengupta
đầu tư, công ty (2003), Desai
bảo hiểm, ngân and
hàng, quỹ hưu trí Dharmapala
và các tổ chức tài (2004)
chính khác
AGE Biến kiểm Độ tuổi hoạt Năm nghiên cứu - AGE - Lim
soát động của doanh Năm thành lập (2009)
nghiệp doanh nghiệp
LEV Biến kiểm Tỷ lệ đòn bẩy Tổng nợ chia cho Petersen and
soát tổng tài sản Rajan (1994)
CFO Biến kiểm Dòng tiền từ Tổng số tiền thu Lim (2009)
soát hoạt động kinh vào từ hoạt động
doanh kinh doanh
chia cho tổng tài
sản
SIZE Biến kiểm Quy mô doanh Quy mô = LN Carey et al.
soát nghiệp ( Tổng tài sản) (1993)

6.Quy trình nghiên cứu


● Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.

● Bước 2: Tham khảo, tìm kiếm lỗ hổng nghiên cứu từ các nghiên cứu trước.

● Bước 3: Xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

● Bước 4: Xây dựng bản thảo và biểu đồ nghiên cứu chính thức.
● Bước 5: Tiến hành thu thập dữ liệu.

● Bước 6: Xử lý và phân tích dữ liệu.

● Bước 7: Trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề xuất

7.Cấu trúc bài nghiên cứu

Cấu trúc gồm Phần mở đầu, Phần nội dung và Tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu

được chia thành 05 chương với nội dung cụ thể, như sau

Tóm tắt

Mục lục

Danh mục bảng

Danh mục biểu

Danh mục từ viết tắt

Chương 1: Giới thiệu.

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước

1.2 Giới thiệu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.6 Mục đích của bài nghiên cứu

1.7 Cấu trúc của bài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

2.1 Khái niệm

- Tránh thuế

- Sở hữu tổ chức

- Chi phí sử dụng vốn vay

- …

2.2 Các học thuyết và lý thuyết liên quan …


2.3 Gỉa thuyết nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2 Mô hình nghiên cứu

3.3 Đo lường các biến

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

4.1 Thống kê mô tả

4.2 Phân tích tương quan

4.3 Phân tích hồi quy

4.4 Kiểm định giả thuyết

Chương 5: Kết luận

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

5.3 Hạn chế của nghiên cứu

5.4 Hướng phát triển của đề tài

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

You might also like