You are on page 1of 13

TIẾT 78,79 CHỦ ĐỀ: SO SÁNH

A. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ


1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện phép tu từ
so sánh.
- Hiểu mô hình cấu tạo của phép so sánh và các kiểu so sánh thường gặp.
- Hiểu được tác dụng của so sánh trong văn chương và khi nói hoặc viết.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được phép so sánh, phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong
văn bản và chỉ ra được tác dụng của nó.
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được các so sánh đúng, so
sánh hay.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, tích cực học tập, ý thức trau dồi làm giàu
vốn từ ngữ tiếng Việt sử dụng có hiệu quả phép so sánh trong viết văn miêu tả
và giao tiếp.
- Bồi dưỡng, phát huy năng lực, phẩm chất: Chủ động trong giao tiếp; Yêu cái
đẹp, hướng đến những giá trị Chân- Thiện- Mĩ.
4. Năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực riêng.
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực hợp tác
B. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp
- Sử dụng phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề,
giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, động não, kỹ thuật tia chớp, kĩ thuật bản đồ
tư duy, dạy học qua trò chơi.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch thực hiện chủ đề, bài soạn, tư liệu, hệ thống bài tập, phiếu học tập,
giấy khổ lớn, bút dạ.
- Sơ đồ tư duy, phần mềm trình chiếu, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu trước bài học trang 24-25/SGK và trang 41-42/SGK
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà: Hoàn thiện các bài tập SGK trước tiết học thứ hai
của chủ đề.
- Bài thuyết trình về các loại so sánh; Bài thuyết trình về tác dụng của một phép
so sánh.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Tổ chức:

Tiết Ngày
Lớp Sĩ số Ghi chú (Dạy đến....)
thứ dạy
1 Dạy hết phần III
6
2 Dạy phần IV, luyện tập và phần vận dụng.
2. Kiểm tra:
Kiểm tra việc chuẩn bị cho chủ đề của học sinh
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Khởi động.
Kĩ thuật: Phân tích phim video
Hoạt động Dạy- Học Nội dung kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS hoạt động cá nhân
GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát
Lòng mẹ ( Nhạc và lời của Y Vân)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (theo yêu
cầu và hướng dẫn)
? Trong bài hát em vừa nghe, lòng mẹ được
ví như thế nào?
? Qua việc ví von đó, em cảm nhận được gì
về lòng mẹ?
Bước 3: Báo cáo kết quả: Lòng mẹ bao la như biển Thái
- GV gọi HS báo cáo kết qủa, nhận xét. Bình, dạt dào.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện Tình mẹ tha thiết như dòng suối
nhiệm vụ: GV Nhận xét về mức độ chính hiền ngọt ngào
xác, phù hợp của các kết quả thực hiện Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều
nhiệm vụ học tập. rì rào
=> GV dẫn vào chủ đề Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều
rì rào
...
Qua cách so sánh ví von ấy, nhạc
sĩ Y Vân đã gợi lên hình ảnh
lòng mẹ, tình mẹ thật bao la, tha
thiết, trìu mến, ngọt ngào, gần
gũi. Đông thời, tác giả gieo vào
lòng ta tình cảm yêu kính và
niềm hạnh phúc vô bờ khi đời ta
có mẹ...
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Phương pháp: Vấn đáp- Gợi mở I. SO SÁNH LÀ GÌ?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học 1. Ngữ liệu:
tập a. Trẻ em như búp trên cành
HS hoạt động cá nhân: Biết ăn ngủ, biết học hành là
HS đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi. ngoan
Tìm các tập hợp từ chứa hình ảnh so b. ...trông hai bên bờ, rừng đước
sánh? dựng lên như hai dãy trường thành
Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vô tận
vật, sự việc nào được so sánh với nhau? c. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả
Dựa vào cơ sở nào có thể so sánh như con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng
vây? dễ mến
So sánh như vậy có tác dụng gì?
Ở ngữ liệu c: Con mèo được so sánh
với con gì? Hai con vật này có đặc điểm
gì giống và khác nhau?
Sự so sánh ở ngữ liệu c có gì khác so
với cách so sánh ở ngữ liệu a,b?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các học sinh suy nghĩ
Bước 3: HS báo cáo kết quả và nhận
xét
HS trả lời, HS khác nêu ý kiến nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ 2. Nhận xét:
GV Nhận xét về mức độ chính xác, phù * Ngữ liệu a,b
hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ + Tập hợp từ chứa hình ảnh so
học tập. Chốt kiến thức cơ bản. sánh:
- búp trên cành
- hai dãy trường thành vô tận
+ Sự vật, sự việc được so sánh với
nhau:
- Trẻ em - búp trên cành
- Rừng đước - hai dãy trường thành.
+ Có thể so sánh như vậy vì giữa
chúng có nét tương đồng về đặc
điểm, tính chất:
+ Non nớt, bụ bẫm, chứa chan hi
vọng, cần được nâng niu, chăm sóc.
+ Cao, dài, chắc chắn, hùng vĩ.
+ Tác dụng:
- Nổi bật cảm nhận người viết:
+ Gợi hình ảnh trẻ thơ đáng yêu và
tình cảm trân trọng, nâng niu gửi
gắm hi vọng của Bác.
+ Gợi cảm giác choáng ngợp, sững
sờ của nhân vật An trước vẻ đẹp
hùng vĩ của rừng đước Cà Mau và
gợi tình yêu mến, tự hào về thiên
nhiên đất nước.
* Ngữ liệu c
- Giống: về hình thức: Lông vằn
- Khác: Chỉ ra sự tương phản giữa
hình thức và tính chất của sự vật
(Con mèo hiền, hổ dữ)
- Không tạo ra hình ảnh mới
- Không tăng sức gợi hình, gợi cảm
® So sánh lôgíc, hay so sánh thông
*Phân biệt so sánh lô-gic và so sánh tu thường.
từ: 3. Kết luận:
- So sánh lô-gic: Không tạo ra hình ảnh - So sánh là đối chiếu sự vật, sự
mới, không tăng sức gợi hình, gợi cảm. việc này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng làm tăng sức gợi
Từ phân tích ngữ liệu, em hiểu thế nào hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
là so sánh? Tác dụng của so sánh trong * Ghi nhớ: SGK Tr- 24
khi nói và viết?
Kĩ thuật: Thảo luận nhóm: II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học SÁNH
tập 1. Ngữ liệu.
GV chia lớp thành 3 nhóm: + Trẻ em như búp trên cành
Thời gian: 3 phút Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Nội dung: ...trông hai bên bờ, rừng đước dựng
? Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh lên như hai dãy trường thành vô tận
so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I
vào mô hình phép so sánh vào phiếu học
tập và nhận xét về cấu tạo của phép so + Trường Sơn: chí lớn ông cha
sánh trong các câu sau đây: Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng
N1: Ngữ liệu a,b SGK Tr- 24 trào.
N2: Ngữ liệu a SGK Tr- 25
N3: Ngữ liệu b SGK Tr- 25 + Như tre mọc thẳng, con người
Phiếu học tập: không chịu khuất.
Vế A Phương Từ Vế B
(Sự vật diện so (Sự vật
được so so sánh sánh dùng để so
sánh) sánh)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu
Bước 3: HS báo cáo kết quả và nhận
xét
HS đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, HS
nhóm khác nêu ý kiến nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ 2. Nhận xét
GV Nhận xét về mức độ chính xác, phù Vế A Phương Từ so Vế B
hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ (Sự diện sánh (Sự vật
học tập của mỗi nhóm; nhận xét thái độ vật so sánh dùng
học tập; khen ngợi nhóm tích cực. được để so
GV chốt kiến thức. so sánh)
sánh)
Trẻ như búp
em dựng lên như trên
Rừng cao ngất cành
đước hai dãy
trường
thành
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một
phép so sánh gồm 4 phần:
- Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được
so sánh.
- Vế B: nêu tên sự vật, sự việc dùng
để so sánh với sự vật, sự việc nói ở
vế A.
- Từ ngữ chí phương diện so sánh.
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ
so sánh).
*Sự biến đổi linh hoạt của cấu tạo
một phép so sánh:

Vế A Phương Từ Vế B
(Sự vật diện so (Sự vật
được so so sánh sánh dùng để
so sánh)

sánh)
chí lớn Trường
ông cha Sơn
lòng mẹ Cửu Long
la sóng
trào

+ Mô hình cấu tạo đầy đủ của một


phép so sánh gồm 4 phần:
- Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được
Từ việc tìm hiểu ngữ liệu, hãy nêu mô so sánh.
hình cấu tạo của phép so sánh? - Vế B: nêu tên sự vật, sự việc dùng
để so sánh với sự vật, sự việc nói ở
vế A.
- Từ ngữ chí phương diện so sánh.
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ
so sánh).
+ Sự biến đổi linh hoạt của cấu tạo
một phép so sánh:
- Câu a: vắng mặt từ ngữ chỉ
phương diện so sánh và từ so sánh
thay bằng dấu hai chấm .
- Câu b: Từ so sánh và vế B được
đảo lên trước vế A.
=>Trong thực tế mô hình cấu tạo có
thể biến đổi linh hoạt:
- Lược bớt các từ ngữ chỉ phương
diện so sánh và từ so sánh.
- Vế B có thể đảo lên trước vế A
cùng với từ so sánh.
c. Kết luận
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một
phép so sánh gồm 4 phần.
Trong thực tế mô hình cấu tạo có
thể biến đổi linh hoạt
* Ghi nhớ SGK- Tr25

Bài tập nhanh:


1. Xác định phép so sánh trong ngữ
liệu sau và nhận xét về cấu tạo của
phép so sánh đó?
a. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
(Ca dao)
b. Người là Cha là Bác là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu)
Gợi ý:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Vế A1
Non xanh, nước biếc như tranh họa
Vế A2 Vế A2 VếB
đồ
=> Có nhiều vế A
b. Người là Cha là Bác là Anh
Vế A Vế B1 Vế B2 Vế B3
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
=>Có nhiều vế B, nhiều từ so sánh
2. Từ ”Người Cha” trong câu thơ sau
chỉ ai, vì sao em có thể hiểu như vậy?
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Người Cha: chỉ Bác Hồ vì giữa Bác và
người cha có nhiều điểm tương đồng về
ngoại hình, phẩm chất...Nhưng vế A đa
bị ẩn đi chỉ còn vế B=> Phép so sánh
ngầm (Ẩn dụ)
Phương pháp: Vấn đáp- Tái hiện III. CÁC KIỂU SO SÁNH
1. Ngữ liệu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Những ngôi sao thức ngoài kia
tập Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng
HS hoạt động cá nhân con.
Thời gian 3 phút Đêm nay con ngủ giấc tròn
HS đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Tìm phép so sánh trong khổ thơ? (Trần Quốc Minh)
Em có nhận xét gì về các từ so sánh?
Hãy nêu thêm các từ so sánh mà em
biết?
Dựa vào đó cho biết có mấy kiểu so
sánh?
Tìm ví dụ về so sánh ngang bằng và
không ngang bằng?
Vậy có những kiểu so sánh nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ trả lời theo câu hỏi
Bước 3: HS trình bày kết quả và nhận 2. Nhận xét
xét * Phép so sánh:
HS trình bày ý kiến, HS khác nêu ý kiến - Những ngôi sao thức chẳng bằng
nhận xét. mẹ đã thức vì chúng con.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
nhiệm vụ * Hai phép so sánh trên sử dụng các
GV Nhận xét về mức độ chính xác, phù từ ngữ so sánh khác nhau:
hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ + Phép so sánh 1: chẳng bằng-> so
học tập; nhận xét thái độ học tập; khen sánh không ngang bằng (Chẳng
ngợi HS tích cực. như, hơn, kém,…)
GV chốt kiến thức. + Phép so sánh 2: là -> so sánh
ngang bằng. (như, y như, tựa như,
giống như, như là…)
3. Kết luận
- Có hai kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng.
* Ghi nhớ: SGK Tr42
Phương pháp: Vấn đáp- Gợi mở IV. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học 1. Ngữ liệu: SGK Tr42.
tập Những ngôi sao thức ngoài kia
HS hoạt động cá nhân Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng
Thời gian 5 phút con.
Nội dung: Đêm nay con ngủ giấc tròn
Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
sánh trong đoạn thơ này là gì?
Gợi ý:
Phép so sánh gợi lên cho em hình ảnh
người mẹ như thế nào?
Qua đó em có cảm nhận gì về tình cảm
của tác giả với mẹ?
Qua tìm hiểu ngữ liệu, em thấy so sánh
có tác dụng gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ trả lời theo câu hỏi
Bước 3: HS trình bày kết quả và nhận
xét
HS trình bày ý kiến, HS khác nêu ý kiến
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
GV Nhận xét về mức độ chính xác, phù 2. Nhận xét.
hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ *Phép so sánh thứ nhất:
học tập; nhận xét thái độ học tập; khen + Gợi hình:
ngợi HS có cảm nhận sâu sắc. - Ngôi sao thức: Ngôi sao của thiên
GV chốt kiến thức. nhiên thức suốt đêm thâu, tỏa sáng
lấp lánh làm đẹp cho vạn vật.
- Chẳng bằng mẹ thức: mẹ không
chỉ thức một đêm mà mẹ thức nhiều
đêm, lo lắng, chăm chút, nâng niu
nuôi con trưởng thành.
+ Gợi cảm:
- Cảm nhận tình yêu thương bao la,
sự tần tảo bền bỉ, đức hi sinh thầm
lặng của mẹ, thiên nhiên bất tận
không sánh nổi tình mẹ.
- Lòng biết ơn sâu sắc của con
với mẹ.
*Phép so sánh thứ hai: Mẹ là ngọn
gió của con suốt đời:
+ Gợi hình:
Ngọn gió mát lành nâng giấc con
ngủ, xua tan mệt mỏi.
+ Gợi cảm:
- Cảm nhận được sự bình yên,
hạnh phúc ngọt ngào khi được sống
trong tình yêu thương của mẹ.
- Lòng kính yêu, biết ơn vô hạn của
con với mẹ.
3. Kết luận
- So sánh vừa có tác dụng gợi hình,
giúp cho việc miêu tả sự vật, sự
việc được cụ thể, sinh động, vừa có
tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình
cảm sâu sắc.
HS đọc ghi nhớ SGK. * Ghi nhớ 42
Hoạt động 3: Luyện tập V. LUYỆN TẬP
Phương pháp trò chơi Bài tập 1. SGK-T25
Thử tài thuyết trình:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- HS 3 nhóm chuẩn bị nội dung thuyết
trình trước lớp về các loại so sánh sưu
tầm được theo gợi ý của bài tập 1 SGK-
T25
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thảo luận theo câu hỏi
Cử đại diện thuyết trình
Bước 3: HS báo cáo kết quả và nhận
xét
Cử đại diện thuyết trình . HS nhóm khác
nêu nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ Một số ví dụ:
GV Nhận xét về mức độ chính xác, phù A. So sánh đồng loại:
hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ a. So sánh người với người:
học tập; nhận xét thái độ học tập; khen - Người là cha, là bác, là anh
ngợi HS có kĩ năng trình bày tốt. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu
GV chốt kiến thức. nhỏ.
b. So sánh vật với vật:
- Sông ngòi kênh rạch càng bủa
giăng chi chít như mạng nhện.
B. So sánh khác loại:
So sánh người với vật:
- Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới nhú như đèn mới
khêu.
So sánh vật với người:
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô
lên hụp xuống như người bơi ếch
giữa những đầu sóng trắng.
D. So sánh cụ thể với cái trừu
tượng:
- Cánh buồm trương to như mảnh
hồn làng.
Trò chơi đuổi hình bắt chữ: Bài tập 2/SGK 26
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Cách tạo nên một phép so sánh: tìm
tập vế B phù hợp.
Chọn một em có năng khiếu làm MC - Khoẻ như voi (hùm, trâu).
dẫn chương trình. - Đen như cột nhà cháy (bồ hóng,
Bước 2, 3 : Thực hiện nhiệm vụ, trả hắc ín, củ tam thất).
lời - Trắng như bông (tuyết, vôi, trứng
Cả lớp quan sát các hình ảnh trên màn gà bóc).
hình gọi tên sự vật, đuổi hình bắt chữ - Cao như núi (cây sào, núi, ...).
cần điền vào chỗ trống để tạo nên một Bài tập 3/SGK 26
phép so sánh
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
GV Nhận xét về thái độ học tập; khen
ngợi HS có kĩ năng trình bày tốt.
GV chốt kiến thức.
Cách tạo nên một phép so sánh: tìm vế
B phù hợp.
Trò chơi: Tiếp sức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
HS hoạt động 3 nhóm
Các thành viên nhóm sử dụng 1bút dạ
có màu khác nhau tiếp sức viết các câu
câu văn có sử dụng phép so sánh trong
các văn bản lên giấy khổ lớn.
- Nhóm 1: Văn bản: Bài học đường đời
đầu tiên
- Nhóm 2: Văn bản: Sông nước Cà Mau
- Nhóm 3: Văn bản: Vượt thác a. Bài học đường đời đầu tiên:
Sau 5 phút đội nào viết được nhiều phép 1. Những ngọn... y như có nhát dao
so sánh hơn sẽ thắng. vừa lia qua.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 2. Hai chiếc răng … như hai lưỡi
HS nhanh tay tiếp sức cho đội mình. liềm máy đang làm việc.
Bước 3: HS báo cáo kết quả và nhận 3. Cái chàng Dế Choắt…như một
xét gã nghiện thuốc phiện.
HS khác nêu ý kiến nhận xét về kết quả 4. Đã thanh niên rồi mà...như người
của đội bạn. cởi trần mặc áo gi-lê.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 5. Đến …chị mới tròn mắt, giương
nhiệm vụ cánh lên, như sắp đánh nhau.
GV Nhận xét về thái độ học tập; khen 6. Mỏ cốc như cái dùi sắt…
ngợi đội tích cưc b. Sông nước Cà mau:
GV chốt kiến thức. 1. [... ]Càng đổ dần về hướng mũi
Cà Mau …chi chít như mạng nhện.
2. [... ] ở đó tụ …bọ mắt đen như
hạt vừng.
3 [... ] chúng cứ bay theo thuyền
từng bầy như những đám mây nhỏ .
4. [... ] cá nước bơi hàng đàn …
như người bơi ếch …trắng.
5. [... ] trông hai bên bờ rừng đước
… như hai dãy trường thành vô tận.
6. [... ] Những ngôi nhà bè ban
đêm…như phố nổi
c. Vượt thác:
1. Dượng Hương Thư như một pho
tượng…
2. Cặp mắt …như một hiệp sĩ của
Trường Sơn…hùng vĩ
3. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn…ở nhà
4. Những động tác ... nhanh như cắt.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học 5. Dọc sườn núi, những cây
tập to....như những cụ già....phía trước.
HS hoạt động nhóm
Chỉ ra phép so sánh? Phân tích tác dụng Bài tập 4:
của phép so sánh?
- Nhóm 1: làm phần a Bài tập 1/SGK 43
- Nhóm 2: làm phần b a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
- Nhóm 3: làm phần c -> So sánh ngang bằng.
-Nhóm 4: d. Xác định các phép so sánh b. Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng
trong đoạn văn trích văn bản “Lá rụng” bầm
của Khái Hưng. Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ mươi
HS trả lời theo câu hỏi -> So sánh không ngang bằng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả và nhận c. Như nằm trong giấc mộng
xét -> So sánh ngang bằng
HS Báo cáo kết quả, HS khác nêu ý kiến Ấm hơn ngọn lửa hồng
nhận xét. -> So sánh không ngang bằng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ * Phân tích:
GV Nhận xét về mức độ chính xác, phù -Tâm hồn: Sự vật trừu tượng không
hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ định lượng được.
học tập. - Một buổi trưa hè: Khái niệm cụ
=> GVchốt kiến thức thể, hình dung bằng kinh nghiệm
sống, cảm xúc gắn với khái niệm
(nắng, ve, hoa phượng)-> Sự nhạy
cảm, phong phú đa dạng trước vẻ
đẹp thiên nhiên và không khỏi bâng
khuâng với những hoài niệm tuổi
trẻ hồn nhiên.
d. Xác định các phép so sánh trong
đoạn văn trích văn bản “Lá rụng”
của Khái Hưng.
+ Câu văn có dùng phép so sánh:
- Có chiếc lá tựa mũi tên...như cho
xong.
- Có chiếc như con chim,...
- Có chiếc nhẹ nhàng....như thầm
- Có chiếc như sợ hãi.....như gần
tới:
- Phép so sánh giúp người đọc hình
dung được những cách rụng khác
nhau của lá. Lá đã rụng kết thúc
một kiếp sống theo quy luật của tự
nhiên, đó là khoảnh khắc có khả
năng gợi liên tưởng nhiều chiều
- Thể thể hiện quan niệm của tác giả
về sự sống và cái chết.Cung bậc
tình cảm khác nhau của con người
trước giây phút từ giã cuộc đời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả và nhận Câu 2:
xét * HS miêu tả bằng lời nói trực tiếp
HS Báo cáo kết quả, HS khác nêu ý kiến với bạn về dượng Hương Thư có
nhận xét. các hình ảnh so sánh để miêu tả
được hình dáng, hoạt động của nhân
vật.
* Hoạt động 4 : Vận dụng * HS miêu tả bằng lời nói trực tiếp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học với bạn về dượng Hương Thư có các
tập ( Có thể làm ở nhà nếu thời gian hình ảnh so sánh để miêu tả được
không đủ) hình dáng, hoạt động của nhân vật.
Hoạt động cá nhân.
Sau khi học xong bài Vượt thác, em hãy
tả lại cho bạn em nghe về dượng Hương
Thư, trong lời tả em có sử dụng 2 kiểu
so sánh đã học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS viết đoạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
GV Nhận xét về các kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập.
GV chốt kiến thức
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Chuyển giao nhiệm vụ học tập (HS làm ở nhà)
Vẽ sơ đồ tư duy của phép so sánh.
Sưu tầm các câu thơ, câu văn có hình ảnh so sánh, chép vào Sổ tay văn học.
E. KẾT THÚC CHỦ ĐỀ
Củng cố: Sử dụng bản đồ tư duy
Khái quát nội dung của chủ đề bằng sơ đồ tư duy
Ý nghĩa của chủ đề: Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự học tập bộ môn; Phát
huy những phẩm chất cần có: Chủ động trong giao tiếp; Yêu cái đẹp, hướng đến
những giá trị Chân- Thiện- Mĩ.
Hướng dẫn về nhà:
+ Hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về So sánh vào làm văn miêu tả, giao tiếp
+ Làm các bài tập đã giao phần vận dụng và mở rộng.
* Nhận xét rút kinh nghiệm:

Thanh Sơn, ngày 8 tháng 12 năm 2018

Người viết

Phan Thi Bích Ngọc

You might also like