You are on page 1of 18

Phần 1: Tây Bắc

1. Vị trí địa lí:


 Về mặt hành chính, Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện
Biên, Sơn La, Hòa Bình.
 Tổng diện tích vùng Tây Bắc khoảng 5,645 triệu ha, chiếm 10,5% diện tích
cả nước.
 Dân số Tây Bắc chỉ khoảng 4,5 triệu người.
 Một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông
Hồng, nhưng vành đai hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú
Thọ mà đôi khi có cả tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tuy nhiên, hiện nay, trụ sở
Ban Chỉ đạo Tây Bắc đặt tại thành phố Yên Bái - tỉnh lỵ tỉnh Yên Bái nên
Yên Bái vẫn thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam.
2. Đặc điểm tự nhiên
2.1 Địa hình:

 Vùng này nổi tiếng với địa hình đa dạng và thú vị, chủ yếu là vùng núi đồ sộ
kéo dài từ hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn, với chiều
dài tới 180km và rộng khoảng 30km, là một trong những tuyệt tác thiên
nhiên đáng kinh ngạc với những đỉnh núi cao chót vót, đạt đến 2800 -
3000m. Không chỉ dừng lại ở đó, vùng địa hình này còn có dãy núi Sông Mã
dài hơn 500km, cao trên 1800m. Đồng thời, giữa hai dãy núi này là một khu
vực đồi núi thấp, thuộc lưu vực sông Đà, hay còn được gọi là lòng sông Đà.
Trong vùng Tây Bắc, các sông lớn như sông Đà chiếm số đông, còn các sông
suối nhỏ như thượng nguồn sông Mã cũng xuất hiện đầy quyến rũ.
 Dãy cao nguyên đá vôi kéo dài từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, có thể chia
nhỏ thành cao nguyên Tà Phình và cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản. Ngoài ra
còn có các lưu vực như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
 Địa hình Tây Bắc với lịch sử hình thành của vùng Tây Bắc đã bắt đầu từ 500
triệu năm trước và không ngừng biến đổi theo thời gian. Do đó, tập trung
nhiều loại khoáng sản: đồng, chì, kẽm ở Sơn La; đất hiếm tại Lai Châu. Hơn
nữa, vùng Tây Bắc có diện tích rừng lớn, đất đai đa dạng thuận lợi cho phát
triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Ngoài ra, vùng
này còn có trữ lượng thủy điện lớn và tập trung nhiều danh lam thắng cảnh
như: hang động, thác nước, hồ Ba Bể, cây cối, cây cổ thụ,...
 Bất lợi: Đất cao, cắt xẻ, có nhiều hẻm vực, độ dốc lớn khiến cho việc khai tài
nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc phát triển cơ sở hạ tầng,
phát triển giao thông gặp nhiều khó khăn. Với địa hình này, tần suất sạt lở
đất, đá do lũ quét gây ra ảnh hưởng đến giao thông, người và tài sản tăng
cao. Ở những nơi địa hình không bằng phẳng có thể xảy ra động đất.
nguồn
2.2 Khí hậu

 Khí hậu Tây Bắc khá phức tạp, điển hình là mùa khô hạn kéo dài cộng với
lượng gió Tây khô nóng gây khó khăn cho cây trồng và vật nuôi.
 Vào tháng 12 đến tháng 1 thường xuyên có sương muối và băng giá.
 Vào đầu mùa mưa thường có gió lốc, mưa đá, lũ ống và lũ quét.
 Vùng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng từ độ cao từ 800 -
3000m nên khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi có khí hậu ôn đới
(Sìn Hồ).
 Nền khí hậu Tây Bắc nhìn chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2
- 3 độ, tổng số giờ nắng khoảng 1870 giờ/năm do ảnh hưởng của độ cao.
 Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn
ở các thung lũng.
 Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%, ở các tiểu vùng có
độ chênh lệch từ 2 – 5%.
 Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500 mm/năm.
Vì vùng Tây Bắc nằm xa biển so với vùng Đông Bắc nên lượng ẩm thấp. Là
tiểu vùng có mùa Đông muộn, nhưng ấm hơn so với vùng Đông Bắc; do có
dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; đồng thời,
vào đầu mùa Hạ nơi đây chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên mùa
Đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.
 Do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi, dòng sông, khe suối,..nên có nơi có
mùa đông ấm áp (thung lũng Mường Lau) nơi lại có mùa đông giá rét (Mộc
Châu). Ngoài ra còn có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: gió Lào, gió
lạnh địa phương, mưa đá, sương muối, băng giá…

3. Đặc điểm văn hóa

3.1 Dân cư:

Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng
với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều
người biết đến. Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh
những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây
Bắc.Dân cư thưa thớt,chủ yếu là 3 tập người:Thái ,H’Mông, Dao.
Các dân tộc đa dạng về nhóm ngôn ngữ:
 Nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, Tạng Miến.
 Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer
 Nhóm ngôn ngữ Việt- Mường
 Nhóm ngôn ngữ Thái-Kadai.
Ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm
ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để
phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác.
Vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ
Mông - Dao, Tạng Miến với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát
nương, làm rẫy,.. và điều này phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.

3.2 Tổ chức xã hội

Xã hội truyền thống của các tộc người cư trú ở Tây Bắc rất phong phú, điều
này phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của họ, về đặc điểm tộc người ở đây,
mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt:

 Người Thái: Khu vực chúa đất cai quản gọi là mường và có bộ máy cai trị
cũng như có luật lệ riêng. Mỗi mường có một mường trung tâm và các
mường ngoại vi. Chúa đất cai quản toàn mường, con trai cả của chúa đất sẽ
cai quan rmường trung tâm, các con trai thứ và các cháu sẽ cai quản các
mường phụ thuộc. Bộ máy thống trị toàn mường lớn gọi là Xiêng hay
Chiềng. Trong quan hệ họ hàng của người Thái có 3 mối quan hệ đặc trưng,
đó là: Ải Noong, Lúng Ta và Nhím Sao
 Người H'mông: Bộ máy Sao Phải cai quản một bản, thống lý cai quản một
vùng, ngoài ra còn có các phó thống lý, lý dịch. Những người trong bộ máy
cai trị thường là người đứng đầu các dòng họ. Trong xã hội truyền thống của
người Hmông, quan hệ cố kết dòng họ là nét đặc trưng nhất, nó được biểu
hiện ở 2 hình thức: cố kết rộng và cố kết hẹp.
 Người Khơ Mú: Người Khơ mú có nhiều dòng họ, các dòng họ của họ
thường mang tên cây, cỏ hay chim, thú. Các quan hệ của họ chủ yếu dựa
theo nhóm hôn nhân.
 Các dân tộc khác như Kháng, Xinh Mun, tổ chức xã hội truyền thống của họ
cũng tương tự như ở người Khơ Me. Họ đều có quá trình dài lâu trong lịch
sử là những người bị phụ thuộc và trở thành người làm công như lệ nông cho
các chúa đất người Thái.

PHẦN 2: VIỆT BẮC

1. Vị trí địa lí:

Hiện nay, nói tới Việt Bắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Tuy nhiên, ranh giới vùng văn hóa
Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này. Nghĩa là, nó bao gồm cả phần đổi núi của các
tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh.
Trên bản đồ, vùng đất này nằm ở những vĩ độ cao nhất, trong các vĩ tuyến từ 21 độ
đến 23 độ vĩ Bắc

2. Đặc điểm tự nhiên:

Vì trên bản đồ, vùng đất này nằm ở những vĩ độ cao nhất, trong các vĩ tuyến từ 21
độ đến 23 độ vĩ Bắc nên đây là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển
tiếp từ tự nhiên nhiệt đới sang nhiệt đới.

Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung, tụ lại ở Tam Đảo, các cánh
cung này mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc và phán hướng lối quay ra biển, thứ tự từ
trong ra biển là các cánh cung: sông Gâm. Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và Đông
Triều. Các dãy núi đều thuộc loại có độ cao trung bình và thấp. Một số núi có độ
cao là Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiều Liên Ti (2403m) và Pu Ta Ca (2274m).

Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thống các sông Cầu,
sông Thương, Lục Nam; hệ thống các sông này chảy ra Biển Đông là trục giao
thông giữa miền núi và miền xuôi. Sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng chảy theo
hướng Nam - Bắc là thủy lộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nét đặc trưng của hệ
thống sông ở đây là độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh
nhất. Mặt khác, trong vùng còn có nhiều hố như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen,....
3. Đặc điểm văn hóa:

Tất cả những đặc điểm trong vẽ điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của vùng Việt
Bắc đều sẽ tác động đến văn hóa của vùng này.

3.1 Văn hóa vật chất.


Người Tày - Nùng có hai loại nhà chính: nhà sàn và nhà đất
 Nhà sàn là dạng nhà phổ biến. Có hai loại nhà sàn: sàn hai mái và sàn
bốn mái. Nếu là nhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp
hơn hai mái chính. Cửa có thể mở ở mật trước hoặc đầu hồi, cầu thang
lên xuống bằng tre, gỗ, nhưng số bực bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc
chẵn.
 Nhà đất là loại nhà xuất hiện ngày cảng nhiều, nhưng cũng có rất
nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về quy mô, kết cấu, bố cục bên
trong.
Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đây là một loại nhà đặc biệt,
vừa có tính chất nhà đất lại vừa mang tính chất nhà sàn.

3.2 Trang phục


Trang phục của người Tày - Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính,
địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương.
Y phục của nam giới Tày theo một kiểu, gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn
đội đầu và giày vải. Chiếc-áo 4 thân được cắt may theo kiểu xề ngực, cổ áo tròn,
cao, không có cầu vai, tà áo xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước ngực, cùng 2 túi. Hàng
cúc của áo này bao giờ cũng là 7 cái. Quần của nam giới được may theo kiểu đũng
chéo, cả quần lẫn áo của nam giới Tày được may bằng vải chàm. Về đồ trang sức,
họ ít dùng đổ trang sức. Vì vậy, trang phục của người đàn ông Tày khá giản dị,
không có sự trang trí bằng hoa văn.

Giữa nam giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong
trang phục. Trong khi đó trang phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú . Người
phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ nữ Tày mặc chiếc áo lót
trong màu trắng. Y phục nữ Tày - Nùng gồm có áo cánh, áo dài 5 thân, quấn, thắt
lưng, khăn đội đấu, hài vải đồ trang sức cũng đơn giản, ngày trước chị em thường
đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân và xà tích bằng bạc. Chiếc khăn của phụ nữ Tày
là khăn vuông, khi lễ tết, họ buộc thêm chỉ đỏ, xanh quanh vành khăn rối thắt nút ra
phía sau. Phụ nữ người Nùng có khác đôi chút là họ thường bịt răng văng, ưa thích
đố trang sức bằng bạc như vòng chân, vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, hoa tai v.v…

3.3 Ẩm thực
Tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt
Bắc có hương vị riêng.
Việc chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt
tiếp thu kỹ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v.... Họ chế biến ngô
một cách tỉnh tế. Ngô được giã, hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh
thức ăn chính là gạo tẻ, những việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được
chú trọng. Trong ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn. Các loại xôi màu hấp dẫn
thường có mặt trong ngày lễ tết của cư dân Tày - Nùng Thịt lợn, thịt vịt quay
thường được làm cầu kỳ như thịt lợn quay Lạng Sơn, vịt quay Thất Khê.

3.4 Tín ngưỡng tôn giáo


Tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con người tới
thần, bản mệnh, trời - đất, tổ tiên. Các thần linh của họ rất đa tạp. Có khi là nhiều
thần như thần núi, thần sông, thần đất,... ngoài ra lại có các vua, có Giàn Thiên.
 Ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của
mường hay của bản.
 Ý thức về gia đình, dòng họ được củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên.
Mỗi gia đình có một ban thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà.
Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ vua bếp.
Diện mạo tôn giáo Việt Bắc cũng có những nét khác biệt, Các tôn giáo như Khổng
giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở
Việt Bắc. Chùa thờ Phật ít hơn dưới đồng bằng, nhưng cũng có những chùa đáng
lưu ý như: chùa Hang, chùa Úc Kỳ ở Bắc Thái, chùa Diên Khánh, chùa Linh
Quang, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh (Lạng Sơn). Tam giáo được cư dân Tày
tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng ở mức độ thấp, trong sự kết hợp với các
tín ngưỡng vật linh hồn có từ lâu đời trong dân gian.

3.5 Văn học dân gian


Văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác
phẩm điển hình như: thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví câu đố, đồng dao,
dân ca,..

3.6 Lễ hội
Lễ hội của cư dân Tày - Nùng rất đa dạng và phong phú. Ngày hội của toàn cộng
đồng là hội “Lồng tồng”, diễn ra gồm hai phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước
thánh đình và thần nông ra noi mở hội ở ngoài đồng.

3.7 Sinh hoạt văn hóa


Nhắc đến sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng Việt Bắc, không thể không nói đến
sinh hoạt hội chợ - đây là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng là nơi để nam nữ
thanh niên trao duyên, tỏ tình. Đây được xem là một trong những nét đặc trưng
trong sinh hoạt văn hóa vùng Việt Bắc

PHẦN 3: BẮC BỘ

1. Vị trí địa lí:

 Về vị trí địa lý: Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu
quốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam. Vị trí này khiến cho
nơi đây trở thành vị trí để tiến tới các vùng khác trong nước và trong khu vực
Đông Nam Á. Nơi đây là mục tiêu xâm lược hàng đầu của tất cả bọn xâm
lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng
chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư có thể giao lưu và
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
 Vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh bao gồm: Hà Tây, Nam Định, Hà
Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, phần
đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. (Cũng cần lưu ý thêm về Nghệ An, Hà
Tĩnh ngay từ thời văn minh Văn Lang – u Lạc, thậm chí ngược lên xa hơn,
Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn gắn bó với Bắc Bộ).

2. Đặc điểm tự nhiên


2.1 Địa hình
Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, địa hình
thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Từ độ cao 10 –
15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa
hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp uống như
“Gia Lương” (Bắc Ninh), có núi “Thiên Thai” nhưng vẫn là vùng trũng như:
Hà Nam, Nam Định là vùng thấp nhưng vẫn có núi như phế tích “Chương
Sơn”, núi “Đọi”…
2.2 Khí hậu
Khí hậu vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ vô cùng độc đáo. Đây là vùng duy
nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung
bình dưới 18 độ C. Do đó khu vực này có khí hậu bốn mùa với mỗi mùa
tương đối rõ nét; nhưng cũng vì lý do này mà khu vực châu thổ Bắc Bộ cấy
được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Khí hậu khu vực này tương đối thất
thường, gió mùa Đông Bắc vừa lạnh vừa ẩm gây cảm giác khó chịu, gió mùa
hè nóng và ẩm.
2.3 Sông ngòi
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Có các
dòng sông lớn như sông “Hồng”, sông “Thái Bình”, sông “Mã” cùng các
mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai
mùa khô và mưa, thủy chế của các dòng sông và nhất là sông “Hồng” cũng
có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy
lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ cũng theo chế độ nhật
triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống.

3. Đặc điểm văn hóa


3.1 Nét ẩm thực
Bắc Bộ là nơi định cư lâu đời của tổ tiên nên từ món ăn đến cái mặc đều
được sàng lọc và trở thành chuẩn mực không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc
thích những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhè nhẹ từ các nguyên
liệu như dấm, mè và mẻ nhưng độ chua của những món ăn thì ít hơn người
miền Nam và vẫn giữ được đầy đủ hương vị truyền thống nhất. Điều đặc biệt
trong những món ăn của Bắc Bộ là các vị món ăn thường tuân theo quy luật
âm dương ngũ hành nên chúng thường hài hòa, dịu nhẹ. Phở là một món ăn
truyền thống đặc trưng cho văn hóa Bắc Bộ, nước dùng phở trong, ngọt bởi
xương bò và được sử dụng sá sùng khô để tạo mùi vị đặc biệt. Bát phở của
người miền Bắc thường chỉ ăn kèm với tương ớt và vài quả ớt cùng các loại
rau húng để tạo nên hương vị đặc biệt nhất.
3.2 Văn hóa ứng xử với thiên nhiên
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt đã chinh phục được thiên nhiên
cụ thể là việc đào mương, đắp bờ, đắp đê,...điều này góp phần tạo nên diện
mạo đồng bằng như ngày nay. Các con đê đã được tạo dựng dọc các con
sông thuộc hệ thống sông “Hồng” và sông “Thái Bình”.
Đối với đời sống sinh hoạt thường ngày cũng thể hiện được sự gần gũi với
thiên nhiên thông qua các ngôi nhà ở của các cư dân Bắc Bộ. Ở đây thường
không có chái và xung quanh nhà thường có những hàng rào cây dâm bụt và
những bụi chuối để tạo bóng mát.
3.3 Trang phục:
Theo văn hóa Bắc Bộ, cách ăn mặc của cư dân ở khu vực này cũng thể hiện
sự thích ứng với thiên nhiên, màu sắc trang phục chủ đạo là màu nâu. Đàn
ông đi làm với y phục là chiếc quần lá tọa, chiếu áo cánh màu nâu sống. Đàn
bà thì chiếc váy có màu thẫm còn áo màu nâu.
Vào dịp lễ tết hay lễ hội hè thì trang phục có phần khác biệt hơn. Đàn ông thì
quần trắng, áo dài the, chít khăn đen, đàn bà sẽ mặc áo dài mớ ba mớ bảy.
Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.
3.4 Các di tích văn hóa
Khi nhắc đến Bắc Bộ, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những di tích lịch sử
mang đậm truyền thống văn hóa Bắc Bộ như: đền, đình, chùa, miếu,... Nhiều
di tích văn hóa nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước như
đền “Hùng”, khu vực “Hoa Lư”, thành “Cổ Loa”, chùa “Hương”, chùa
“Dâu”, chùa “Bái Đính”, chùa “Tây Phương”.
Không chỉ gây ấn tượng với các di tích, thắng cảnh đẹp mà Bắc Bộ còn được
biết đến là nơi sở hữu kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể
loại như: thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyền trạng.
Không chỉ thế, ca dao miền Bắc còn có phần trau chuốt, góp phần mang lại
văn hóa Bắc Bộ đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra, Bắc Bộ còn
nổi tiếng với các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian như hát quan họ, hát
xoan, hát chầu văn, hát trống quân, hát chèo, múa rối.

3.5. Văn hóa lễ hội

Lễ hội là một hình thức thể hiện tín ngưỡng của văn hóa Bắc Bộ góp phần
tạo dựng nên nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Các tín
ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như tục thờ Thành hoàng, thờ mẫu, thờ
ông tổ nghề đều tổ chức hàng năm ở hầu hết các làng quê Bắc Bộ. Các lễ hội
truyền thống của miền Bắc như hội chùa “Hương” (Hà Tây), hội đền “Hùng”
(Phú Thọ), hội “Gióng” ( Hà Tây), hội “Lim” (Bắc Ninh) là kết quả của
những tinh hoa văn hóa dân tộc được kế thừa chọn lọc qua các thời kỳ lịch
sử. Những lễ hội ấy đã mang lại một nét tiêu biểu trong văn hóa của vùng
châu thổ Bắc Bộ.

Bắc Bộ là vùng đất có bề dày lịch với những giá trị văn hóa, phong tục
truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Văn hóa Bắc Bộ là sự giao
hòa giữa tự nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy
bản sắc dân tộc và kết hợp có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.

PHẦN 4: TRUNG BỘ

1. Vị trí
Miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay mặt về Đông thì
trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là Biển Đông, sau lưng là dãy Trường
Sơn.
Miền Trung được chia làm ba khu vực
 Bắc Trung bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên-Huế
 Tây nguyên gồm có : Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm
Đồng
 Duyên Hải Nam Trung bộ : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận
Trung Bộ có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du và
miền núi phía Bắc; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa
– Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước
Lào và Campuchia. Dải đất Trung Bộ được bao bọc bởi những dãy núi chạy
dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo
hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
2. Đặc điểm khí hậu
Địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là
những dãy núi đồi tách tử Trường Sơn đâm ngang ra biển. Nếu tính từ Tam
Điệp, đèo Ba Dội thuộc xứ Thanh thì cứ một đèo, một đèo lại một đèo, lặp đi
lặp lại qua đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông,… Đây
chỉ là các đèo con, chứ thật ra vẫn còn nhiều đèo khác, chẳng hạn đèo Lý
Hòa, núi Lễ Dễ (hay núi Ma Cô) ở giữa Quảng Bình, đèo Bình Đê ở khoảng
giữa Quảng Ngãi và Bình Định.
Về khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam đất
nước, ở miền Trung, lại gặp gió Tây rất khó nóng, thổi từ Lào qua, tạo ra sự
khô ran cho miền Trung.
2.1 Khu vực bắc trung bộ:
Vào mùa hè thời tiết khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao.
Đặc biệt tại một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiệt độ có thể lên tới 40-42
độ C. Đặc biệt vào thời điểm này trong năm, gió mùa Tây Nam hoạt động
mạnh, gió Lào thổi vào dãy Trường Sơn tạo nên hiện tượng gió giật dẫn đến
thời tiết cực kỳ khô nóng, ẩm thấp. Về mùa đông, do ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, toàn bộ Bắc Trung Bộ nhiệt độ giảm, trời rét, kèm theo mưa do
hơi nước từ biển vào nên lạnh hơn so với khí hậu miền Bắc vào mùa đông,
thường là khô ráo nhưng không có mưa.
2.2 Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
Ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, mùa đông khá thoải mái do ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc gần như không có do dãy Bạch Mã chắn ngang. Tuy
nhiên, mùa hè khá nóng do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh và thổi từ
vịnh Thái Lan qua dãy Trường Sơn tạo nên hiệu ứng khô và ấm, khắp miền
Trung tình trạng khô hạn và mưa khá nghiêm trọng. Vào mùa khô, nhiệt độ
tăng cao, độ ẩm giảm mạnh khiến đất đai, cây cối, sông ngòi gần như cạn
kiệt. Đặc biệt, đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng tự nhiên do nhiệt độ cao, cây cối
khô héo. Điều này làm tổn hại lớn đến bầu không khí xanh.
Mùa khô hạn hán, mùa mưa có lũ, lụt, bão, từ tháng 9 hàng năm, nhất là
tháng 10, 11 miền Trung liên tục xảy ra các trận bão dữ dội, lượng mưa dao
động từ 250 - 450mm khu vực. Lượng mưa liên tục kéo dài gây ra xói mòn
và lũ quét ở nhiều nơi
2.3 Khu Vực Tây Nguyên
Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Vào mùa mưa, những trận mưa như trút nước có thể gây ra lũ quét và đường
lầy lội gây khó khăn cho việc di chuyển. Vào tháng 7 và đầu tháng 8, mưa có
thể xuất hiện liên tục. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 ° C, với tháng Ba
và tháng Tư là hai tháng nóng nhất và khô nhất. Lượng mưa trung bình hàng
năm khoảng 1.900 mm đến 2.000 mm và chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
Do chênh lệch độ cao, khí hậu ở cao nguyên nên khi lên độ cao khoảng
500m thì tương đối mát và mưa nhiều, ở vị trí cao hơn như cao nguyên có độ
cao 1000m thì khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ quanh năm, đặc trưng của khí hậu
núi cao. Đắk Lắk và Đắk Nông có độ cao thấp hơn và nhiệt độ cao hơn so
với các tiểu vùng phía Bắc và phía Nam.

3. Đặc điểm văn hóa

 Vùng văn hoá Trung Bộ phải là một vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa
Chămpa. Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hoá hữu thể còn tồn tại trên mặt
đất. Đó là các tháp Chăm phơi sương gió cùng năm tháng
 Trung Bộ là vùng đất được người Việt khai phá theo kiểu tiệm tiến. Sự cộng
cư với người Chăm, thái độ ứng xử với những vốn văn hoá hiện diện trên
mặt đất tàng ẩn dưới lòng đất theo bản chất hiền hoà của người Việt tạo cho
sự giao lưu văn hoá ở đây có những điểm khác biệt.
3.1 Tín ngưỡng tôn giáo
Trước hết, người Việt tiếp nhận những di sản văn hoá của người Chăm, Việt
hoá biến thành di tích văn hoá của mình. Tháp Chăm, đền Chăm khi người
Chăm ra đi thì người Việt thờ cúng, sử dụng. Chẳng hạn như tháp Bà ở Nha
Trang vốn là một ngôi tháp của người Chăm, được người Việt sử dụng, coi
như nơi thờ tự linh thiêng của tín ngưỡng thờ Mẫu- một tín ngưỡng của
người Việt.
3.2 Nhà ở
Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở truyền thống vùng Trung Bộ là
tổng thể ngôi nhà bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề.
Trong đó, nhà trên là nơi tôn nghiêm đặt bàn thờ tổ tiên còn nhà dưới là
không gian sinh hoạt dành cho các thành viên trong gia đình. Tại vùng Trung
Bộ, nhà trên và nhà dưới thường được thiết kế vuông góc với nhau và cùng
hướng về sân phơi phía trước nhà. Đa số nhà ở vùng Trung Bộ được xây với
hình thức bốn mái có đầu hồi.
3.3 Văn hóa ẩm thực
Du lịch qua từng nơi nhưng chỉ khi thưởng thức ẩm thực của mỗi vùng, du
khách mới cảm nhận rõ sự khác biệt đầy tinh tế, góp một phần tạo nên bản
sắc riêng cho nền ẩm thực Việt. Những món ăn Việt Nam luôn được cho là
vô cùng đa dạng, đa dạng từ Bắc chí Nam, mỗi một vùng miền đều có những
đặc sản riêng, đa dạng, hài hòa âm dương.
Có thể thấy rằng ẩm thực chính là một phần cần thiết giúp mang lại sự khác
biệt và ấn tượng cho văn hóa miền Trung nói riêng và văn hóa nước ta nói
chung. Ẩm thực miền Trung tương đối cầu kỳ, chú trọng từ hình thức, cách
giải thích cho đến tên gọi món ăn, nổi bật nhất là Huế – nơi được xem là cái
nôi của ẩm thực miền Trung.
Văn hóa ẩm thực ở Huế được chia ra làm hai loại khác nhau là ẩm thực Cung
đình và ẩm thực dân Dân gian. Dù là cao lương mỹ vị hay dân dã mộc mạc
thì đều làm say lòng thực khách ngay từ lần thưởng thức trước tiên. Một vài
món ăn đặc sản của miền Trung được nhiều khách du lịch yêu thức như mì
quảng, cao lầu, bánh bèo, bún bò Huế, bánh bột lọc, chả ram

3.4 Phong tục tập quán


Bên cạnh nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn lôi cuốn khách du lịch ngay
từ lần đầu thưởng thức thì phong tục tập quán cũng là một nhân tố chủ lực
góp một phần tạo nên sự độc đáo cho văn hóa miền Trung. Kiểu như miền
Bắc hay Nam, những phong tục ở miền Trung được thể hiện rõ nét qua dịp
Tết Nguyên Đán.
Ở miền Trung, trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ đầu xuân, bánh tét luôn
bày tỏ hồn quê, là nhịp cầu gắn kết con cháu với tổ tiên cũng như sợi tình
kéo người thêm bền chặt. Về mâm ngũ quả thì người dân nơi đây không quá
câu nệ hình thức, ý nghĩa mà chủ yếu dựa vào sự thành tâm dâng kính tổ
tiên.
Bên cạnh đấy, miền Trung cũng có tục “xông đất” vào sáng mồng một,
Những gia đình sẽ thường nhờ người lớn tuổi còn mạnh khỏe, có vai vế và
uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến
“xông đất” đầu năm mới. Vào sáng mùng một, cả nhà hay được đánh thức
bởi niềm vui năm mới, mọi người thường đến thăm và chúc Tết bà con họ
hàng gần xa.

3.5 Đặc trưng lễ hội


Những lễ hội độc đáo, nổi bật ở miền Trung thường xảy ra vào dịp đầu năm
mới, kéo dài từ ngày 4 tháng Giêng đến 17 tháng Giêng, mang đậm bản sắc
dân tộc với nhiều hoạt động đặc sắc, Những lễ hội này thường tập trung
trọng điểm ở các tỉnh như: Huế, Bình Định, Nghệ An… Chẳng hạn như:
3.3.1 Lễ hội cầu Ngư
Đây chính là lễ hội vô cùng quan trọng của nhân dân làng Thái Dương Hạ,
thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội cầu Ngư
được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, nhằm tưởng nhớ
vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công.
Ông là người có công dạy cho dân nghèo đánh bắt cá và buôn bán ghe mành.
Không thường niên như các lễ hội khác, lễ hội cầu Ngư xảy ra ba năm một
lần và được tổ chức đại lễ rất linh đình, khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian
của các cư dân vùng ven biển.
3.3.2 Lễ hội Lam Kinh
Diễn ra vào ngày 22/8 âm lịch trên mảnh đất Thanh Hóa, quê hương của rất
nhiều vị anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Lê Lai, Lê Khôi, Lê Thạch… Lễ hội
Lam Kinh nhằm mục tiêu tưởng niệm Lê Lợi và các danh tướng nhà Lê đã
có công đánh tan quân Minh xâm lược, giành độc lập và xây dựng quốc gia
phồn vinh.
Trong lễ hội, nổi bật nhất là nghi thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về
đền thờ cùng vô số các trò chơi dân gian truyền thống và những điệu múa
đặc sắc.
3.3.3. Lễ hội Vía Bà
Được mệnh danh là lễ hội linh thiêng bậc nhất miền Trung, diễn ra vào ngày
17 tháng Giêng tại Bình Định, lễ hội Vía Bà nhằm tưởng nhớ công ơn của bà
Đỗ Thị Tân, một phụ nữ hành
nghề đỡ đẻ, giúp nhiều sản phụ trong vùng được “mẹ tròn, con vuông”. Vào
năm 2006, Miếu Bà được UBND tỉnh công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh
và thu hút đông đảo người dân tới xem lễ vào mỗi dịp đầu xuân năm mới

PHẦN 5: TÂY NGUYÊN


1. Vị trí địa lí
+ Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
+ Phía Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
+ Là vùng duy nhất không giáp biển.
- Ý nghĩa:
+ Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận nguồn vật tư kĩ thuật, thiết bị, lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng từ các vùng khác chuyển đến. Ngược lại nguồn
nguyên liệu của vùng cũng dễ dàng vận chuyển đến thị trường tiêu thụ.
+ Giao lưu, buôn bán với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.
+ Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Đặc điểm tự nhiên


Địa hình của Tây Nguyên đặc trưng với bề mặt các cao nguyên xếp tầng
rộng lớn,khá bằng phẳng.Có diện tích đất ba dan lớn nhất cả nước

Khí hậu của Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo (mùa khô kéo dài,
dẫn tới nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng)

Nổi tiếng với nhiều hệ thống sông ngòi,nơi bắt nguồn của nhiều con sông
như sông Ba,sông Đồng Nai,sông Sê San,...có nhiều thác ghềnh,sông có trữ
lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước)

Rừng tự nhiên của Tây Nguyên lên tới gần 3 triệu ha


khoáng sản: bô xít có trữ lượng hơn 3 tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp

3. Đặc điểm xã hội


Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. Đồng thời cũng là vùng thưa
dân nhất nước ta (81 người/km2 năm 2002). Dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở
các đô thị, ven đường giao thông, các nông trường, lâm trường.
Bản sắc dân tộc của người dân nơi đây mang tính chất “làng xã”. Người ta
sống thành từng làng và ở chung với nhau, coi nhau là anh em. Tình người ở
đây, họ sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ nhau. Và nó được thể hiện ở những lần
hội họp, qua các dịp lễ của buôn làng. Từ đó đã tạo nên một bức chân dung
sống động của núi rừng. Về các lễ hội của người dân diễn ra hằng năm theo
mùa, người ta thường có những trò chơi dân gian hay những đôi “rượu ghè”
ngồi lại với nhau để chia sẻ niềm vui cho nhau.
3.1 Văn hóa tinh thần
Văn hóa cồng chiêng: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao
trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số. Cồng chiêng
Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ
có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng
chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng như:
“Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”
Sử thi Tây Nguyên: Trong kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào các
dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị của âm nhạc cồng chiêng, còn phải kể
đến giá trị của sử thi. Đó là những áng anh hùng ca- đó là “sử thi”. Sử thi
hình thành trên nền tảng văn hoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ
đại, trước hết trên nền tảng thần thoại. Thần thoại phản ánh nhận thức của
người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… Gắn liền với phong tục,
tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy. Tây Nguyên là vùng đất sản
sinh khá nhiều sử thi và do đó được các nhà khoa học gọi là “vùng sử thi”
hay “ chiếc nôi của sử thi Việt Nam”. Từ sau sử thi “khan Đam San” của
người Êđê được công bố đầu tiên từ năm 1927, đến nay đã phát hiện được
trên 20 sử thi của các bộ tộc khác nhau. Sử thi Tây Nguyên, là một giá trị
tinh thần, được đồng bào Tây Nguyên lưu giữ trong trí nhớ và được diễn
xướng trong các sinh hoạt cộng đồng
3.2 Lễ hội truyền thống:
 Lễ hội cồng chiêng
 Lễ hội đua voi
 Lễ hội mừng cơm mới,....
Hầu như tất cả lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên đều biểu thị những quan
niệm về con người, về vũ trụ.

3.3 Văn hóa vật chất:


3.3.1 Nhà, ở:
Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây Nguyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của
nó. Đó là những ngôi nhà rông, nhà sàn của người hướng về phía bắc nam để
lấy ánh sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương. Nhà ở: nhà
sàn, Nhà Rông Tây Nguyên là di sản văn hóa gắn liền với lịch sử cư trú lâu
đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhà Rông là ngôi nhà nằm ở khu
vực trung tâm của một làng,đây là ngôi nhà chung và là ngôi nhà lớn nhất.
Dùng làm không gian sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong cộng đồng.
3.3.2 Ẩm thực:
Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các
loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại củ, măng le. Thỉnh thoảng sẽ có cá, thú trong
rừng để cải thiện bữa ăn. Họ nuôi các loại gia súc, gia cầm bằng cách thả
rông ngoài ao, suối và chỉ dùng để cúng tế thần linh hoặc dùng để đãi khách.
Vào lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ
tiên: Cơm Lam.
3.3.3 Trang phục:
Hoa văn trang phục Tây nguyên gắn bó với dáng vóc, thân thể của con người
Tây nguyên, với cuộc hằng hàng ngày, với thiên nhiên của núi rừng. Tuy
vậy, trang phục, cách ăn mặc của các dân tộc cũng có những nét khác nhau ở
mỗi tộc người.
Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chùm, trang trí bằng các
hoa văn màu trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Ba Na là màu chàm xanh,
trang trí nhiều văn hoa đẹp. Trang phục của người Giẻ Triêng là màu đen,
xanh trang trí bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào
Gia Rai chủ đạo là màu trắng hoặc màu chàm.

PHẦN 6: NAM BỘ

1. Vị trí địa lí
Phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía
bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và phía đông bắc giáp với Duyên Hải Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên (miền Trung, Trung Bộ).

2. Đặc điểm tự nhiên


2.1 Địa hình:
 Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ
bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích
khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến
5.700 km.
 Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích
đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt
độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm
thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí hậu
hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ
sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
 Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82% tổng
lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực
giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây Nam.
Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa
lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở
những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng,
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.

3. Đặc điểm văn hóa


3.1 Thời gian văn hóa.
Nam Bộ là nơi có nhiều nền văn hóa cổ. Ở suối “Gia Liêu”, hang “Gòn”
(Đồng Nai), “Dầu Giây” (Lộc Ninh, Bình Phước) đã phát hiện những công
cụ đá của người vượn, niên đại khoảng 300.000 năm trước, đồng thời trải
qua sự đứt gãy.
Tóm lại, vào đầu thế kỷ XVI, ngoại trừ vùng cư trú cua cac tôc người bản địa
Stiêng, Chrau, Mạ ở Đông (Nam Bộ). Hầu hết đất đai Nam Bộ đều là hoang
hoá. Kể từ thời điểm đó, các cộng đồng lưu dân người Khmer, người Viêt,
người Hoa, người Chăm mới nối tiếp nhau ̣ tiến vào Nam Bộ, chia nhau khai
khẩn, đào kinh, canh tác, định cư, buôn bán, dần dần biến một vùng đất
hoang vu rộng lớn thành những vùng nông nghiệp trù phú và những đô thị
sầm uất. Nên văn hoá Nam Bộ ̀ cũng từ đó đã hình thành như một kết qu ả
dung h ợp giữa cái nền là văn hoá Việt với những yếu tố tiếp biến từ văn hoá
Chăm, Khmer, Hoa... và cả phương Tây sau này.
3.2 Chủ thể văn hóa.
Nam Bộ cũng là môt vung đât đa tộc người. Tuy nhiên, chủ ̣ thể văn hoá
chính của toàn vùng vẫn là người Viêt. Tộc người đa số mà dân số ở riêng
Nam Bộ lên đến hơn 26 triệu người (chiếm 90,9% dân số của vùng). Riêng ở
vùng Tây Nam Bộ, chủ thể văn hoá chính bên cạnh người Việt còn có người
Khmer và người Hoa.
Do quê quán khác nhau và nhập cư vào những thời điểm khác nhau, nên
người Hoa ở Việt Nam và Nam Bộ nói riêng là một tộc người không thiên về
nguồn gốc và ngôn ngữ.
Đặc điểm văn hóa Nam Bộ.

 Thứ 1: Do người dân ở đây đa số không phải dân bản địa nền văn hóa
của họ là văn hóa vùng đất mới, đó là sự kết hợp giữa truyền thống
văn hóa trong tiềm thức, trong dòng máu, và điều kiện lịch sử tự nhiên
của vùng đất mới.
 Thứ 2: Quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với tốc độ mau lẹ trong ẩm
thực, ngôn ngữ... Mặt khác, Nam Bộ có nhiều vùng văn hóa tín
ngưỡng cùng đan xen tồn tại tạo nên sự đa dạng và phức tạp.

3.3 Cách thức hoạt động sản xuất.


Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân
trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước
rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác.
Là vùng được bồi đắp lượng phù sa màu mỡ bởi 2 hệ thống sông lớn nên
nghề lúa nước phát triển mạnh mẽ. Nam Bộ cũng là vùng trồng cây công
nghiệp lớn nhất nước.
Sở hữu một vùng sông nước lắm thuỷ sinh và được biển bao quanh hai phía,
Nam Bộ cũng là một ngư trường giàu có nhất nước, là cơ sở đề phát triển các
nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Nghề nuôi cá bè trên sông
phát triển ở Đồng Nai, Châu Đốc...
Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển. Bình Dương là nơi có
nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân điêu khắc gỗ, làm đồ gốm
và tranh sơn mài.
Việc giao thương của vùng cũng mang đặc thù sông nước. Từ xưa, các trung
tâm giao thương lớn của vùng đều được hình thành ven bờ sông rạch, thuận
lợi cho việc vận chuyển hàng hoá: Nông Nại Đại phố, Mỹ Tho Đại phố, Sài
Gòn, Cần Thơ... Đặc biệt ở miền Tây còn có các chợ nổi
3.4 Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền
Đến Nam Bộ để khai hoang lập ấp, người Việt cũng theo truyền thống để tổ
chức quần cư thành làng ấp. Tuy nhiên, về nội dung và hình thức, làng ấp
của người Việt Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt với làng quê ở đồng bằng
Bắc Bộ và Trung Bộ.

 Về nội dung, làng ấp của người Việt ở Nam Bộ là một tâp hợp cư dân
đên từ nhiêu vùng, nhiêu họ tộc khác nhau gắn bó với nhau không
phải do quan hệ dòng họ mà chủ yếu là do quan hệ láng giềng.
 Về hình thức, để tiện việc đi lại, làng ấp ở Nam Bộ thường hình thành
dọc theo kinh rạch hoặc trục lộ, không có luỹ tre lang đong kin. Do đó,
tính cố kết cộng đồng của làng ấp Nam Bộ lỏng lẻo hơn làng quê ở
đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.

3.5 Tín ngưỡng


Là một vùng đất đa tộc người nên Nam Bộ cũng là nơi gặp gỡ các tín
ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi sinh thành
những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây chính là vùng đất phong phú
nhất về tin ngưỡng tôn giao ở Việt Nam.
3.6 Phong tục
Phong tục của người Việt Nam Bộ cũng có nguồn gốc từ đồng bằng Trung
và Nam Trung Bộ, nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục của
người Khmer, người Hoa.
3.7 Lễ hội
Lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo bao gồm các lễ hội thường niên của đạo Phật,
đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, hội đền “Linh
Sơn Thánh mẫu” ở núi Bà Đen, lớn nhất là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ” ở núi
Sam và lễ hội “Châu Đốc” là một lễ hội đặc trưng của cư dân Nam Bộ. Hằng
năm thu hút đến 2,5 triệu người hành hương và du khách.
Lễ hội văn hoá - lịch sử bao gồm các lễ tết cổ truyền như: tết Nguyên đán, tết
Đoan ngọ..., các lễ hội tưởng niệm các danh nhân có công mở đất như
Nguyễn Hữu Kính, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu…)

You might also like