You are on page 1of 3

Bài dịch 2

Nhận dạng Việt Nam


Trên bản đồ thế giới rộng lớn, Việt Nam chỉ là một nước nhỏ nằm khiêm tốn ở rìa phía đông
của bán đảo Đông Dương, thuộc Đông Nam Á lục địa. Diện tích của lãnh thổ này chỉ ở cỡ
trung bình (330.900km2), còn kém Indonêxia, Mianma (Miến Điện) và Thái Lan nhưng dân
số lại tương đối cao đạt đến 99.855.920 người (dân số hiện tại của Việt Nam tính đến ngày
19/9/2023, theo trang Danso.org, theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc). Dân số Việt Nam
hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp
hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 320 người/km2.
(Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)
Những dữ liệu địa lý ban đầu
Phần lớn mọi người đều có thể đọc trên bản đồ vị trí địa lý của Việt Nam. Đất nước này nằm
trong phạm vi của 33°2' bắc và 8°30′ bắc, kéo dài từ Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang) đến xóm Mũi (huyện Năm Căn, tỉnh Minh Hải). Điểm cực tây nằm ở 102°10′ ở kinh
đông (xã Apa Chải, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) còn điểm cực đông trên đất liền là ở
109°24′ kinh đông trên bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa).
Như vậy đất nước này có chiều dài gấp khoảng 4 lần chiều rộng. Nơi rộng nhất chừng 500km
nối liền Móng Cái (Quảng Ninh) với bắc Điện Biên (tỉnh Lai Châu), nơi hẹp nhất – tính ra
chưa được 50km – là ở khoảng cuối đường 20 trên biên giới Việt – Lào với Đồng Hới
(Quảng Bình). Tính chất dài và hẹp của lãnh thổ làm cho nó mang đặc tính của một bán đảo,
ít nhất xét về mặt khí hậu vì ảnh hưởng của biển len lỏi đến khắp nơi, trừ phần phía bắc vì
gần vào khối Hoa Nam (Trung Quốc) nên ít nhiều mang tính lục địa.
Ở phía ngoài của lãnh thổ đất liền, Việt Nam còn có thềm lục địa và vô số các đảo và quần
đảo lớn nhỏ bao bọc: ở gần nhất và quen được nói đến nhất là các đảo của vịnh Hạ Long, ở
xa nhất là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển đông, cũng như các đảo Phú Quốc
và Thổ Chu ở vịnh Thái Lan. Do đó, trong một chừng mực nào đó. ta có thể coi rằng, Việt
Nam cũng thuộc khu vực Đông Nam Á có biển.
Lãnh thổ trên đất liền gồm đến khoảng 2/3 diện tích là đồi núi nhưng cũng có những đồng
bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu, sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Hồng ở phía bắc và
của hệ thống sông Cửu Long (Mêkông) ở phía nam. Giữa hai châu thổ đó là một chuỗi đồng
bằng lớn nhỏ phân bổ dọc theo duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa xuống đến Phan Thiết.
Trong điều kiện của mưa gió mùa thường kèm theo bão tố. mạng lưới sông suối rậm rạp đã
chia cắt miền núi từ hàng chục triệu năm với sự tiếp tay của chế độ nhiệt-ẩm làm đá dễ bị
phong hóa và làm cho đường đi lối lại không đến nỗi quá khó khăn, kể cả trên dãy Trường
Sơn. Ngoài ra, những khối núi và cao nguyên ở Việt Nam hoặc là tiếp tục những mạch núi từ
Hoa Nam hay bắc Lào đến, hoặc ngược lại lan ra trên một phần lãnh thổ của một số nước kế
cận, thí dụ như trường hợp của Tây Nguyên. Điều đó làm cho Việt Nam từ trước đến nay vẫn
là một lãnh thổ tương đối “mở” ra phía các nước lân bang, không kể về phía biển.
(Trích từ “Việt Nam – lãnh thổ và các vùng địa lý”, Lê Bá Thảo, 1998, nhà xuất bản Thế
giới, Hà Nội, tr7-9)
Thème 2
Identifier Vietnam
Sur la vaste carte du monde, le Vietnam apparaît comme un petit pays modeste situé à l'est de
la péninsule indochinoise, dans la partie orientale du continent d'Asie du Sud-Est. Sa
superficie territoriale est simplement moyenne (330 900 km²), inférieure à celle de
l'Indonésie, du Myanmar (Birmanie) et de la Thaïlande, mais sa population est relativement
élevée, atteignant 99 855 920 personnes (population actuelle du Vietnam au 19/9/2023, selon
le site Danso.org, sur la base des données les plus récentes des Nations unies). La population
vietnamienne représente actuellement 1,24% de la population mondiale. Le Vietnam occupe
la 15e place dans le monde en termes de population parmi les pays et les territoires. La
densité de la population au Vietnam est de 320 personnes/km². (Source:
https://danso.org/viet-nam/)
Les données géographiques initiales
La plupart des gens peuvent lire la position géographique du Vietnam sur une carte. Ce pays
s'étend dans la plage de 33°2' nord à 8°30' nord, s'étirant de la passe de Lung Cu (district de
Dong Van, province de Ha Giang) jusqu'au hameau de Mui (district de Nam Can, province de
Minh Hai). Le point le plus à l'ouest se trouve à 102°10' de longitude est (commune d'Apa
Chai, district de Muong Te, province de Lai Chau), tandis que le point le plus à l'est sur le
continent est à 109°24' de longitude est sur la péninsule de Hon Gom (province de Khanh
Hoa).
Ainsi, le pays a une longueur environ quatre fois sa largeur. Le point le plus large est
d'environ 500 km, reliant Mong Cai (Quang Ninh) au nord de Dien Bien (province de Lai
Chau), tandis que le point le plus étroit, mesuré à moins de 50 km, est près de la fin de la
route 20 à la frontière entre le Vietnam et le Laos, près de Dong Hoi (Quang Binh). La nature
allongée et étroite du territoire lui confère des caractéristiques de péninsule, du moins en ce
qui concerne le climat, en raison de l'influence de la mer qui s'étend partout, sauf dans la
partie nord qui est proche du bloc Hoa Nam (Chine) et a donc une influence plus
continentale.
À l'extérieur du territoire continental, le Vietnam possède également un plateau continental et
de nombreuses îles et archipels, grands et petits, qui l'entourent : les îles de la baie d'Ha Long
sont les plus proches et les plus célèbres, tandis que les archipels de Hoang Sa et Truong Sa
dans la mer de l'Est, ainsi que les îles de Phu Quoc et Tho Chu dans le golfe de Thaïlande,
sont les plus éloignés. Ainsi, dans une certaine mesure, on peut considérer que le Vietnam fait
également partie de la région maritime de l'Asie du Sud-Est.
Le territoire continental comprend environ 2/3 de sa superficie en collines et montagnes, mais
il y a aussi de vastes plaines alluviales, résultat de l'accumulation du système fluvial du
fleuve Rouge au nord et du système du fleuve Cuu Long (Mékong) au sud. Entre ces deux
plaines se trouve une chaîne de plaines côtières le long de la mer du Centre, de Thanh Hoa à
Phan Thiet.
Sous des conditions de moussons souvent accompagnées de tempêtes, le dense réseau de
rivières et de ruisseaux a divisé les régions montagneuses depuis des dizaines de millions
d'années, avec la collaboration du régime chaud-humide qui a facilité l'érosion et a rendu les
voies de passage relativement accessibles, même sur la chaîne de Truong Son. De plus, les
chaînes de montagnes et les hauts plateaux au Vietnam soit prolongent les chaînes de
montagnes du sud de la Chine ou du nord du Laos, soit s'étendent vers le territoire de certains
pays voisins, comme c'est le cas pour le Hauts Plateaux du Centre. Cela fait du Vietnam,
jusqu'à présent, un territoire relativement "ouvert" vers les pays voisins, sans tenir compte du
côté maritime.
(Extrait de "Viêt Nam - territoire et régions géographiques", Lê Bá Thảo, 1998, éditions Thế
giới, Hanoï, pp. 7-9)

You might also like