You are on page 1of 12

1. Anh (chị) hiểu như thế nào về phương pháp nghiên cứu trong dạy học văn?

- PP nghiên cứu bước đầu xây dựng cho HS kỹ năng phân tích và cắt nghĩa văn học.
- Có nhiều cách thực hiện PP nghiên cứu:
+ GV nêu vấn đề nghiên cứu tổng hợp hoặc chia nhỏ vấn đề thành những phần phù hợp với trình độ HS để các em giải
quyết.
+ GV đề xuất chủ đề học tập và nghiên cứu cho các buổi học có tính chất thảo luận, tự quản.
+ GV chọn những vấn đề nhỏ thuộc phạm trù mĩ học, đạo đức, văn học trong tác phẩm... để HS nghiên cứu trên cơ sở
những tư liệu thích hợp do GV hướng dẫn.
VD: Giá trị nhân văn trong tác phẩm “Chí Phèo” thông qua:
1. Chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.
2. Chi tiết thị Nở mang bát cháo hành qua cho Chí Phèo .
- PP nghiên cứu có tác dụng phát triển tư duy nghệ thuật cho HS ở mức độ cao nhất.
- Đòi hỏi ở HS một trình độ bao quát tư liệu nhiều hơn, trình độ vận dụng tri thức tổng hợp nhằm tự lực giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu ở mức độ độc lập khá cao.
VD: - Tại sao có một nhà cách mạng lại nhận định rằng nội dung cảm động nhất của bài thơ Tràng giang là tình yêu đất
nước?
- Tại sao lại nói thơ Huy Cận nói chung và bài thơ Tràng giang nói riêng mang màu sắc triết lí?
- Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, em có suy nghĩ gì về đời sống tinh thần của con người, của dân tộc trước năm 1945?
- Vì sao Thạch Lam lại đặt tên cho truyện là “Hai đứa trẻ”? Thử đặt lại tên tác phẩm theo sự cảm, hiểu của mình.
-Có hai cách xác định chủ đề truyện ngắn này. Có người cho là cuộc sống tối tăm nơi phố huyện ngày xưa; có người cho
là niềm khát khao ánh sáng của những con người tối tăm nơi phố huyện ngày xưa. Em hãy lựa chọn cho mình cách hiểu
phù hợp nhất và giải thích lí do vì sao?
a. Khi dạy Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại) (SGK 10, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo), anh (chị) có thể đề xuất những
vấn đề gì cho HS nghiên cứu?
-Theo em vì sao con người thuở sơ khai lại hình thành nên những câu chuyện về những vị thần sáng tạo vũ trụ?
-Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phủ hợp
không?Vì sao?
- Qua truyện Thân Trụ Trời và truyện Prô-mê-tê và loài người, bạn có nhận xét gì về nội dung của các thần thoại thuộc
hai nên văn hóa khác nhau?
-Việc sử dụng ngồi kể thứ nhất trong VB trên có ưu thế gì so với ngôi thứ ba? (với VB Gặp Ka-ríp và Xi-la)
b. Khi dạy Bài 8: Đất nước và con người (Truyện) (SGK 10, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo), anh (chị) có thể đề xuất những
vấn đề gì cho HS nghiên cứu?
-hình dung của em qua Bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” và qua cảm nhận của nhân vật trữ tình như thế nào?
-Nêu một số hiểu biết của em về những cuộc kháng chiên chống giặc ngoại xăm của nước ta ở thêd kỉ XX.
2. Theo anh (chị), môn văn trong nhà trường phổ thông có những nhiệm vụ cơ bản nào? Hãy trình bày cụ thể
nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn cho HS. Lấy ví dụ và phân tích ví dụ.
- Góp phần phát triển một cách toàn diện nhân cách cho HS trên nhiều phương diện:
 Về phẩm chất
- Nhiệm vụ của môn văn trong nhà trường phổ thông là góp phần hình thành, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất nhân văn
cho người học.
- Chú trọng đến sự phát triển cá nhân, nhằm đạt được mục tiêu đầu tiên và cơ bản của các ngành nhân văn là“tạo ra những
con người biết suy nghĩ độc lập, có tư duy phản biện, và có những kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào xã hội với tư
cách là một chủ thể tự do”.
- Dạy văn như một cách phát triển những phẩm chất cá nhân của mỗi người.
 Về hiểu biết
- Dạy văn có nhiệm vụ cung cấp cho HS những hiểu biết về thế giới bên ngoài, xã hội và con người vì TPVC chứa đựng
trong nó những nguồn tri thức vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích.
- Hiểu thế giới bên ngoài để hiểu chính bản thân mình. Nhận thức để tự nhận thức.
- Giúp cho thế giới tinh thần, trí tuệ của chúng ta được giàu có hơn, rộng mở và tinh tế hơn.
- Cung cấp cho HS những hiểu biết có hệ thống về lịch sử văn học, lí luận văn học.
- Kiến thức chỉ thực sự trở thành tài sản của HS một khi kiến thức đó được tiếp nhận thông qua sự vận động của bản thân
chủ thể HS.
VD: -Ngữ văn lớp 10, Bài 1: Tạo lập thế giới (thần thoại) gồm các bài (Thần Trụ Trời, Prô-mê-tê và loài người, Đi san
mặt đất) giúp cho học sinh khám phá thế giới, lí giải nguồn gốc sự xuất hiện của vũ trụ và các sự vật tự nhiên dưới góc độ
dân gian.
VÍ DỤ: Giáo viên cung cấp thêm thông tin về “ Những di sản văn hoá” bài 4 sách Ngữ Văn 10 ngoài những bài học có
sẵn trong sách giáo khoa giáo viên cần cung cấp thêm những thông tin mới cho học sinh ví dụ như: giới thiệu thêm về
những di sản văn hoá VN như Vịnh Hạ Long, Quần thể danh thắng Tràng An, các lễ hội di sản văn hoá phi vật thể khác
như Hội Đua Bò Bảy Núi, Nhã Nhạc… hay những di sản văn hoá ở tại địa phương, bằng những hình ảnh video trực quan
sinh động. Từ đó cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức bên ngoài và xã hội thêm phong Phú đa dạng.
 Về tâm hồn:
- Dạy học văn góp phần bồi dưỡng tính thẩm mỹ, làm tăng yếu tố cảm xúc, sáng tạo, khuyến khích cách nghĩ, cách tiếp
xúc cá nhân với văn bản tác phẩm một cách trực tiếp và tự do.
- TPVC luôn chứa đựng trong nó những tình cảm, những xúc động có ý nghĩa toàn nhân loại, những niềm rung động
mãnh liệt nhất, sâu sắc nhất, tiêu biểu nhất cho con người.
- Maka rencô từng nói: “nếu chúng ta không giáo dục tình cảm nhân loại thì có nghĩa là chúng ta không giáo dục cái gì
cả” -> phải tôn trọng tình cảm, mà tình cảm do nghệ thuật mang đến
- Dạy văn mà chỉ chú trọng đến hiểu biết, coi nhẹ những tình cảm nhân loại, những tình cảm thẩm mĩ có nghĩa là không
dạy văn chương mà dạy một thứ xã hội học dung tục, chỉ làm cái công việc nhàm tẻ của sự minh họa.
VD: -Ngữ văn lớp 10 tập 2, Bài 6: Nâng niu kỉ niệm có bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng giúp HS hiểu thêm về:
- Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp dẫu chịu nhiều gian khổ nhưng vẫn kiên
cường, bất khuất, anh dũng và vẫn có một tâm hồn lãng mạn.
-Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người: làm cho đời sống tâm hồn của con người
trở nên phong phú, có chiều sâu; là động lực, điểm tựa để con người nhìn vào và phát triển.
- Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong sáng tác thơ ca: là chất liệu, cảm hứng cho các sáng tác thơ ca
 Về kĩ năng
Giờ học Văn phải gần hơn với cái nhu cầu có thật:
+ Làm cách nào để diễn đạt tốt; + Để xây dựng được niềm vui đọc sách.;+ Để phát triển theo khả năng của mỗi cá nhân;+
Để phát triển“khả năng độc lập tư duy, phán đoán sắc bén, ra quyết định hợp lý và giải quyết vấn đề có hiệu quả”;+ Có kỹ
năng diễn đạt và giao tiếp thành công với người khác.
 Về hành động
- Nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, của con người, của cuộc đời gắn liền với ý thức và khát vọng vươn lên cái đẹp 2
cái cao thượng, bảo vệ cái đẹp và sáng tạo cái đẹp.
- Một câu thơ hay, một áng văn tuyệt mĩ khơi dậy những cảm hứng sáng tạo và khát vọng sống cao thượng, sống có ý
nghĩa và có ý thưc hơn.
Có sự kết nối giữa việc học Văn, dạy Văn với việc xây dựng một nền tảng nhân văn cho cá nhân.
- Hình thành một văn hoá cá nhân để tạo ra một trí thức trẻ của xã hội với một chuẩn mực nhất định về văn hoá.
- Để thực hiện mục tiêu này cần nhiều thay đổi đồng bộ. Thay đổi đầu tiên dễ thực hiện và có thể bắt đầu ngay từ các nhà
giáo là thay đổi phương pháp.
- Vì sự lạc hậu về phương pháp đã cản trở sự tiếp thụ nội dung khoa học tiên tiến (Phan Trọng Luận).
=> Đòi hỏi bản lĩnh của người thầy. Trong một thế giới tự do hơn, thầy cũng cần biết cách chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự
khác biệt của học trò.
3. Theo anh (chị) thế nào là phương pháp dạy học văn? Khi quyết định sử dụng PP này hay PP khác trong quá
trình dạy học, người GV cần xem xét các yếu tố nào?
-Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
-Về mặt triết học, có thể hiểu: phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung.
-Mục đích, nội dung công việc sẽ xác định việc dùng phương pháp này hay phương pháp khác. Nhưng phương pháp, cách
thức làm cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung mà tác động trở lại nội dung.
-Một phương pháp có thể sử dụng theo nhiều cách để tạo nên hiệu quả. Do vậy khi GV quyết định sử dụng PP này hay PP
khác trong quá trình dạy học cần xem xét các yếu tố sau:
- Mục tiêu bài học;- Nội dung bài học ;- Trình độ HS ;- Phương tiện giảng dạy: tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm...
=> Có tính đến các yếu tố trên thì giờ học mới có thể đạt hiệu quả cao
4. Theo anh (chị), môn văn trong nhà trường phổ thông có những nhiệm vụ cơ bản nào? Hãy trình bày cụ thể
nhiệm vụ cung cấp những hiểu biết cho HS. Lấy VD và phân tích VD.
5. Anh (chị) hiểu như thế nào về phương pháp dạy học truyền thống. PP này có những ưu, nhược điểm gì? Để
nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học này người giáo viên cần làm gì?
Các phương pháp dạy học truyền thống như giảng (diễn giảng, thuyết trình), đàm thoại (phát vấn, đặt câu hỏi), luyện tập
luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học, đặc biệt là dạy học văn học sử.
- Ưu điểm: GV vừa giải thích vừa minh họa tư liệu văn học hoặc bình luận một số bài văn, đoạn văn, câu thơ tiêu biểu
làm cho việc lĩnh hội tri thức của HS thêm phong phú.
- Nhược điểm: + Mang nặng bản chất tái hiện, làm cho HS thụ động.
+ Nguồn kiến thức chỉ đóng khung trong vốn hiểu biết của người thầy.
+ Ít cho HS tiếp xúc trực tiếp và tự tìm kiến thức.
+ HS chỉ ghi nhớ và vận dụng kiến thức ở dạng có sẵn.
-Các phương pháp dạy học truyền thống chưa khái quát được đặc điểm hoạt động dạy học chung cho các phân môn, chưa
thể hiện được sự kết hợp hài hòa thành tựu nghiên cứu của khoa học văn học và khoa học giáo dục.
* Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần:
- Nắm vững những yêu cầu.
- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như:
+ kỹ thuật mở bài, + kỹ thuật trình bày, giải thích, + kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại…
6. Anh (chị) hãy trình bày cụ thể hoạt động tìm tòi phân tích trong quá trình xâm nhập, chiếm lĩnh tác phẩm
văn chương. Cho VD cụ thể
a. Hoạt động phân tích là cách thức tháo gỡ tất cả những yếu tố, tương quan vốn không tách rời nhau trong chỉnh thể
nghệ thuật.
- Là cách tìm hiểu các chi tiết, hình tượng, kết cấu nội tại, phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm nhằm:
+ phát hiện, khám phá tương quan giữa chúng để có cái nhìn cụ thể và sâu hơn những yếu tố làm nên chỉnh thể tác phẩm;
+ nắm bắt tư tưởng chủ đề TP và chiều sâu ý nghĩa các yếu tố, chi tiết và chỉnh thể tác phẩm; + nắm bắt thái độ, tình cảm,
ý đồ nghệ thuật, tài nghệ tác giả; + từ đó có nhận thức chung sâu sắc về tác phẩm.
b. Hoạt động tìm tòi phân tích cần tập trung vào hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.
- Chú ý đến kết cấu nội tại của thế giới nghệ thuật với những chi tiết, tình huống, xung đột như là những bộ phận quan
trọng của chỉnh thể tác phẩm.
- Cũng cần chú ý đến những yếu tố ngoài văn bản như: bối cảnh xã hội, văn hóa nghệ thuật, nhà văn... có thể giúp cho
việc phân tích, khái quát nội dung tư tưởng và ý nghĩa tác phẩm
c. Tổ chức cho HS tìm tòi phân tích nhân vật cần tập trung vào: ngoại hình, hành động, tâm lí, ngôn ngữ, về quan hệ giữa
các nhân vật và hoàn cảnh, tình huống, về chiều sâu khái quát ý nghĩa của nhân vật
VÍ DỤ : Cho HS tìm tòi phân tích nhân vật trong tác phẩm “ Ánh Trăng” - Nguyễn Duy
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Tổ chức thảo luận nhóm:
Đọc hiểu chi tiết
Hai khổ thơ đầu
Tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hoàn thành phiếu học tập sau:
1. Trăng gắn bó với nhân vật trữ tình trong những hoàn cảnh nào?
2. Lúc ấy tình cảm người và trăng như thế nào?
3. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về tình cảm giữa người và trăng?
4. Vì sao khi ấy nhân vật trữ tình cảm nhận trăng là tri kỉ và con người có tình nghĩa với trăng? Lúc ấy phong cách sống
của nvtt như thế nào?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Tổ chức hoạt động cá nhân:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hai khổ thơ đầu cho em cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ của nhà thơ là vầng trăng như thế nào? để người: “ ngỡ
không bao giờ quên”?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Hai khổ thơ tiếp
Tổ chức hoạt động chung cả lớp:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Từ các dữ kiện có trong đoạn thơ, em hãy cho biết người lính năm xưa có cuộc sống hiện tại như thế nào?
2. Mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và trăng như thế nào?
3. Em hiểu thế nào là “người dưng” và “người dưng qua đường”?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở.
Tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Theo em, tại sao lại có sự lãng quên như vậy? Từ nguyên nhân dẫn đến sự xa lạ giữa người và trăng, tác giả muốn nói với
chúng ta điều gì ?
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở..
7. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về phương pháp giảng bình
- Bình văn chính là nói lại nội dung cảm thụ văn học của mình đến người nghe cùng cảm thụ như mình.
- “Bình thơ là từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay” (Hoài Thanh).
- Lời bình đều có đặc trưng chung là mang màu sắc cảm xúc và tính chủ quan của đánh giá thẩm mĩ.
- Người GV thông qua sự hiểu biết và rung cảm về bài thơ, bài văn có nhiệm vụ làm sao cho HS cũng rung cảm và hiểu
biết về bài văn một cách đúng đắn, sâu sắc.
*Nguyên tắc bình:
- Phải hiểu, cảm sâu sắc bài văn, người bình văn có là bạn tri âm với nhà văn mới tạo ra được tiếng nói tri âm với người
nghe.
- Hiểu biết về tác phẩm nhuần nhuyễn đến độ biến thành rung động cảm xúc, tình cảm chủ quan mới có khả năng gây
cảm và truyền cảm.
- Để khỏi lấn át hay nói lạc tiếng nói nhà văn, cần ý thức về mức độ bình giảng và bao giờ cũng lấy tác phẩm làm cơ sở.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình: nhờ bình mà lời giảng thêm sâu, giảng không bình thì ý gọn và thô, bình
không giảng thì ý đồ miên man xa vời.
a)Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du).
Nguyễn Du đã đặt câu hỏi ra với đời, với muôn đời: liệu ba trăm năm lẻ, có thể là hơn ba trăm năm sau, có ai khóc Tố
Như (hiệu của Nguyễn Du) chăng? Nàng Tiểu Thanh sau ba trăm năm thì đã có ít ra một người là nhà thơ khóc thương
nàng. Câu hỏi đặt ra cho đời cũng là cho mình mà không lời đáp, bị rơi vào hư không. Nói với quá khứ, nói với tương lai
như thế, thổn thức về một người phụ nữ cách ngàn dặm, chết đã ba trăm năm, ta như thấy Nguyễn Du thổn thức trăn trở
biết bao! Không phải chỉ một người, mà là cả dân tộc ta, cả nhân loại tiến bộ nữa chỉ hai trăm năm, đã long trọng kỉ niệm
ngày sinh của thi hão, ghi tên ông vào danh sách những danh nhân văn hóa của thế giới. Hắn là, Nguyễn Du và những
"nàng Kiều", "nàng Tiểu Thanh" ở dưới suối vàng cũng ngậm cười, "nỗi hờn kim cổ" của họ đã được trả, thân phận con
người, nhất là người phụ nữ đã được giải phóng khỏi những áp bức, bất công và đã được coi trọng về tài năng, địa vị xã
hội, đã được tự do yêu thương và sống hạnh phúc.
b)Mây biếc về đâu bay gấp gấp,/Con cò trên ruộng cánh phân vân.Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,/Hoa lạnh chiều
thưa sương xuống dần. (Trích Thơ duyên – Xuân Diệu)
Từ sự thay đổi của lòng mình, nhà thơ nhìn ra vạn vật xung quanh. Tất cả đều đổi thay như được chinh phục bởi một sức
manh thần diệu. Vạn vật không còn vô tư, vô cảm nữa, vạn vật cũng có cảm xúc, có linh hồn, cũng biết yêu thương, xao
động như con người. Từ một đám mây, một cánh cò, một cánh chim, một bông hoa, một giọt sương, tất cả đều có sự trăn
trở bên trong, của tâm trạng “lần đầu rung động nỗi thương yêu”. Một niềm khát khao giao cảm với đời, mà đời với Xuân
Diệu không chung chung tí nào, đời là cái gót sen đang “bước điềm nhiên” kia. Thèm muốn nhưng cũng đầy “phân vân”,
con cò đã họa lên nỗi lòng của thi nhân nên “con cò trên ruộng cánh phân vân”. Xuân Diệu đã đặt chân lên mảnh đất của
thơ hiện đại, vì xét đến cùng nghệ thuật của thơ hiện đại là nghệ thuật của tâm linh. Tuy Xuân Diệu chưa thoát khỏi
“trọng lực” của thơ cổ điển nhưng trong âm điệu cám dỗ của câu thơ thất ngôn, Xuân Diệu cũng đủ trưng bày thế giới
tinh thần trẻ trung, cởi mở của thi nhân.
8. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về phương pháp dạy học so sánh? Cho ví dụ và phân tích ví
dụ.
-Trong giảng dạy văn học cũng vậy, so sánh là một biện pháp rất hiệu quả và phổ biến để giúp học sinh hiểu sâu hơn,
chính xác hơn những nét về nội dung tư tưởng cũng như những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
-Tuy nhiên, khả năng và giới hạn so sánh không chấp nhận trường hợp lạm dụng tùy tiện, chủ quan mà đòi hỏi phải được
xác định trên nguyên tắc chặt chẽ và có cơ sở khoa học xác đáng.
-So sánh những sáng tác của cùng một tác giả qua các thời kì khác nhau cũng sẽ giúp ta làm rõ sự chuyển biến hay phát
triển trong quan niệm sáng tác cũng như thế giới quan của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
-So sánh là một trong những biện pháp rất cần thiết trong phân tích và dạy học tác phẩm văn chương vì:
+ So sánh đúng chỗ, đúng lúc, đúng phạm vi sẽ giúp cho thế giới thẩm mĩ của học sinh được phát triển tự nhiên và phong
phú.;+ Bản thân việc phân tích tác phẩm được thuận lợi hơn, sâu sắc hơn.
-Những nguyên tắc so sánh:
+Dựa vào cơ cấu nội tại của tác phẩm và những mối liên hệ hữu cơ vốn có của TP với cuộc sống sản sinh và nuôi dưỡng
nó;+ Lạm dụng so sánh sẽ dẫn tới việc thoát li tác phẩm => đi sang lĩnh vực XH học dung tục;+Không được lấy nội dung
so sánh thay thế cho việc khám phá, phân tích bản thân tác phẩm;+ Những liên hệ so sánh ngoài tác phẩm không được
làm đứt mối với đường dây chủ đề của tác phẩm=> Một liên tưởng vượt quá giới hạn sẽ biến việc phân tích thành một
công việc luận bình không có căn cứ.
- Khi so sánh phải tôn trọng tính chỉnh thể của tác phẩm => Không được tách một từ ngữ, một chi tiết, một hình ảnh ra
khỏi chỉnh thể để so sánh với những yếu tố ít nhiều có liên quan với tác phẩm rồi bình luận một cách chủ quan, xa rời chủ
đề tác phẩm
VD: Bài học "Chiếc thuyền ngoài xa"
-Qua sự so sánh hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài, học sinh thấy được những điểm tương đồng và khác
biệt như sau:
-Tương đồng:Cả hai nhân vật đều là những người phụ nữ chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.;Cả hai nhân vật đều có tình yêu
thương gia đình sâu sắc.
-Khác biệt:+Bà cụ Tứ là người mẹ hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân
vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam;+Người đàn bà hàng chài là người có bản lĩnh,
sức sống mãnh liệt. Bà chấp nhận sống chung với người chồng vũ phu, tàn bạo vì thương con, vì muốn giữ gìn mái ấm
gia đình.
9. Tại sao trong quá trình thiết kế một giáo án, người giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở. Cho ví
dụ và phân tích ví dụ.
-Gợi mở là biện pháp“dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện, phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm
bằng hệ thống câu hỏi dựa vào những vấn đề then chốt về nội dung và nghệ thuật... giúp các em mở rộng, đào sâu hoạt
động nhận thức, thật sự động não để phân tích, bình giá các hiện tượng khoa học”.
-Bằng con đường đàm thoại, gợi mở, giáo viên sẽ tạo cho lớp học một không khí tự do suy nghĩ, tự do phát biểu trực tiếp
ý kiến và bộc lộ khả năng cảm thụ của mình => giúp GV hiểu cụ thể con người HS hơn.
-Hệ thống câu hỏi gợi mở thường tập trung vào đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
-Phương pháp này phù hợp với việc giảng dạy nêu vấn đề và phát triển tư duy cho HS.
-PP gợi mở còn được gọi là PP nghiên cứu bộ phận hay PP phát kiến. Những câu hỏi gợi mở vừa hấp dẫn về nội dung vấn
đề, vừa phải có ý nghĩa nghệ thuật và hình thức mới.
-Biện pháp gợi mở như vậy có khả năng phát triển óc tư duy, phê phán của học sinh, giúp các em tự rèn luyện các kĩ năng
phân tích, đánh giá tác phẩm văn học.
-Tuy nhiên, câu hỏi yêu cầu phải được chuẩn bị thật kĩ càng, phù hợp với tâm lí, đặc điểm của từng đối tượng học sinh và
phù hợp với chương trình, nội dung, đặc điểm của tác phẩm.
VD Bài học: "Chí Phèo" của Nam Cao
-Câu hỏi gợi mở kiến thức:
+Chí Phèo là một nhân vật điển hình của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Em hãy phân tích những nét tiêu
biểu của nhân vật này?;+Phân tích quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo?;+Ý nghĩa của hình tượng Chí Phèo trong tác
phẩm?
-Câu hỏi gợi mở kỹ năng:
+Hãy tóm tắt nội dung tác phẩm "Chí Phèo" bằng một đoạn văn?;+Phân tích mối quan hệ giữa Chí Phèo và Thị Nở trong
tác phẩm?;+Hãy viết một bài văn phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm "Chí Phèo"?;
-Câu hỏi gợi mở thái độ:+Em có suy nghĩ gì về số phận của Chí Phèo?;+Qua tác phẩm "Chí Phèo", em rút ra được bài học
gì cho bản thân?
10. Thế nào là dạy học văn theo tình huống? Thử xây dựng một tình huống cụ thể từ một bài học trong sgk và
phân tích tình huống ấy.
- Là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực
tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.
-Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác
nhau, gắn với thực tiễn nhằm: + Góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn.+ Rèn
luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học
sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm.
VD: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình. Anh/ Chị hãy viết bài
văn (khoảng 600 chữ) bàn luận về ý kiến trên.
VD: Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để
nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.
-Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
VD Bài học: "Chí Phèo" của Nam Cao
-Tình huống: Cả lớp đang thảo luận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao. Một học sinh đặt ra
câu hỏi:
"Theo em, nếu Chí Phèo không bị đẩy vào con đường tha hóa thì số phận của anh sẽ ra sao?"
-Phân tích tình huống: Tình huống này có vấn đề cần giải quyết, đó là số phận của Chí Phèo nếu anh không bị đẩy vào
con đường tha hóa. Vấn đề này có tính tương tác với học sinh, khiến học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để trả lời. Vấn
đề cũng kích thích được tư duy, sáng tạo của học sinh, bởi không có đáp án đúng hoặc sai, mỗi học sinh có thể đưa ra
những suy nghĩ, quan điểm của riêng mình.
Để giải quyết tình huống này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận về những nguyên nhân
dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo. Sau đó, các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình và cùng nhau trao đổi, thống
nhất ý kiến. Cuối cùng, giáo viên có thể tổng kết lại ý kiến của học sinh và đưa ra những suy nghĩ, quan điểm của bản
thân.=>Việc giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức trọng tâm về nhân vật Chí Phèo,
đồng thời phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
11. Thế nào là dạy học giải quyết vấn đề? Nếu dạy bài Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (trong SGK 10 Chân trời sáng
tạo, trang 92, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022), anh chị sẽ chuẩn bị những vấn đề gì cho HS giải quyết?
-Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát
triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề.
-Việc học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải
quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
-Một tác phẩm, một số phận nhân vật chỉ có thể trở thành đối tượng tư duy của người đọc khi họ nhận ra trong đó một
tình huống, một vấn đề khiến họ rung động và khao khát muốn tìm hiểu, khám phá.
- Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa
biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của HS với tác giả, giữa HS với nhau về một vấn đề trung tâm nào đó trong
tác phẩm.
VD1: Có nhà văn cho rằng có thể lấy cái tên Chị Dậu mà đặt tên cho tác phẩm Tắt đèn. Em thấy có thể được
chăng?/VD2: Tại sao về sau tác giả Nam Cao lại không chấp nhận cái tên Đôi lứa xứng đôi đặt cho truyện ngắn Chí Phèo.
Hai tên truyện phản ánh hai quan niệm khác nhau của người đặt tên truyện như thế nào? * Quá trình dạy học nêu vấn đề
chia thành 5 giai đoạn:
- Tìm hiểu vấn đề.;- Xác định những vấn đề cần giải quyết.;- Ðưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề.;-
Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm, kiến thức đã có.;- Thử nghiệm giải pháp thích
hợp nhất.
=> Như vậy dạy học nêu vấn đề là hình thức dạy học trong đó GV tổ chức những tình huống có vấn đề, giúp người học
nhận thức nó, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải dưới sự hướng dẫn của GV. Kiểu dạy học này phát huy được tính
tích cực sáng tạo của HS.
VD: HTS- Việc chủ tướng nói lên nồi lòng của mình có tác dụng như thế nào đối với tướng sĩ? Em hãy liên hệ với tinh
thần yêu nước yêu độc lập dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh
-Hãy nêu một số nét độc đáo đã tạo nên sức thuyết phục người đọc cả nhận thức và tình cảm của bài văn?Qua những nét
nghệ thuật độc đáo đó, bài Hịch cho ta thấy được điều gì?
- Phần cuối bài Hịch, TQT kêu gọi tướng sĩ điều gì? Vi sao?
- Việc Trần Quốc Tuấn nói với tướng sĩ rằng "Nếu các ngươi … tức là kẻ nghịch thù" điều đó thể hiện thái độ gì của ông
đối với tướng sĩ và kẻ thù?
- Lịch sử đã chứng minh như thế nào cho chủ trương kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư của Trần Quốc Tuấn
1. Anh/chị hãy vận dụng những hiểu biết về các kĩ thuật dạy học và các phương pháp dạy học văn để thiết kế kế hoạch
giảng dạy phần “Tìm hiểu không gian, thời gian, và nhân vật” trong tác phẩm Thần Trụ Trời, ở SGK 10 bộ Chân
trời sáng tạo, tập 1, trang 13-15, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.
Hoạt động 3: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu: - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, nhân vật
-Biết phân tích chi tiết tiêu biểu về không gian, thời gian, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chính thể tác phẩm
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS Dự kiến sản phẩm

NV1: II. Tìm hiểu chi tiết


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Không gian, thời gian trong thần thoại
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK: - Không gian: vũ trụ đang trong quá trình tạp
1. Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện. lập: Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối
2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện tăm, lạnh lẽo.
thần thoại. - Thời gian: cổ sơ, không xác định và mang
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tính vĩnh hằng: Thuở ấy, chưa có thế gian,
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu 1 và 2. cũng như có muôn vật và loài người.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Các hình ảnh đất phẳng như cái mâm vuông,
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất
lớp nghe, nhận xét. giáp nhau gọi là chân trời,... khá quen thuộc
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập trong các thần thoại giải thích về nguồn gốc
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. thế giới. Dù cách miêu tả không gian trời đất
Nhiệm vụ 2: như thế trong thần thoại không còn phù hợp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập với nhận thức thế giới của độc giả ngày nay
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có nhận xét gì về không gian và thời gian nhưng nó vẫn có sức hấp dẫn riêng vì nó cho
trong thần thoại? Rõ ràng, đây là tưởng tượng của người xưa và chúng ta hiểu người xưa, trong thế giới hoang
không đúng khoa học. Vậy giá trị không gian, thời gian ở đây là gì? sơ thuở ban đầu, đã hình dung về vũ trụ, thế
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập giới như thế nào.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. 2. Nhân vật thần thoại
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhân vật: là một vị thần có hình dáng
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. khổng lồ, sức mạnh phi thường để thực hiện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập công việc sáng tạo thế giới.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - Thần Trụ Trời được phác họa bằng những
Nhiệm vụ 3: nét đơn giản: Chân thần dài không thể tả xiết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập nên bước một bước là có thể từ vùng này đến
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Nhân vật thần thoại vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi
trong VB này là ai? Nhân vật đó được miêu tả như thế nào? khác; thần đứng dậy, ngẩng đầu là có thể đội
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trời lên.
- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. Phác họa những nét riêng của một vị thần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Trụ Trời, có thể đội trời, đắp cột chống trời
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. nên cũng khó lẫn với nhân vật khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

2. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học và các phương pháp dạy học văn để thiết kế kế hoạch giảng dạy phần
“Tìm hiểu tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4”
trong tác phẩm Thơ duyên của Xuân Diệu, trong SGK 10 bộ Chân trời sáng tạo, trang 68, tập 1, Nxb Giáo dục Việt
Nam, năm 2022.
Hoạt động 4: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nâm được đặc diẽm không gian, thời gian, nhân vật trong truyện Thơ duyên.
b. Nội dụng: HS sử dụng SGK, chất lọc kiến thức để tiến hành trà lời câu hỏi vẽ VB Thơ duyên.
c. Sản phẩm học tập: Câu trà lời của HS và kiên thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Thơ duyên.
d. Tô chức thực hiện:

HĐ của giáo viên và học sinh dự kiến sản phẩm

-Nhiêm vụ 2: Tìm hiếu bức tranh thiên nhiên chiều thu II. Tìm hiếu chi tiết
Bước 1: GV chuyến giao nhiệm vụ học tập 1. Bức tranh thiên nhiên chiều Thu
GV yêu câu HS dọc lại khổ thơ 1, 2, 4 và làm việc theo nhóm, hoàn thành Khố thơ 1: Một chiều thu với cái đẹp rất
phiếu học tập cột riêng:
"Sắc thái tự nhiên" để hoàn thành tìm hiếu về - Những từ ngữ chỉ mỗi quan hệ giữa các sự
Bức tranh thiên nhiên chiêu thu. vật trong khố 1: hòa, ríu rít, dõ, qua.
Khổ thơ Sắc thái thiên Duyên tình - Khổ thơ 2: Con đường nhỏ, trong làn gió
nhiên anh và em yểu điệu, cây lá lả lơi như mời gọi bước
Khổ 1 chân lứa đôi.
Khổ 2,3 => Các yếu tố tổng hòa với nhau tạo thành
Khổ 4 một cái duyên. Chiều thu tươi vui, trong
Khổ 5 sáng, hữu tình, huyền diệu. Tạo nên bức
- GV hướng dẫn HS trả lời qua các câu hỏi dân đất: tranh với không gian, thời gian gợi duyên
+ Tìm những từ ngữ chỉ mỗi quan hệ giữa các sự vật trong khó 1, 2. Đó là tình, một cái thơ rất đẹp, đáng yêu, yêu
mỗi quan hệ như thể não? kiêu.
+ Khô thơ 4, cảnh vật có sự thay đối như thể nào so với khô thơ 1, 2 - Khố thơ 4:
+ Từ đó em hãy phân tích, so sánh sự tương đồng và khác biệt của thiên + Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm
nhiên ở khô thơ thứ nhất và thứ tư. mây cô đơn, cánh chim cô độc... đều tìm về
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập nơi chốn của mình.
- HS thảo luận theo bàn, tóm tất. + Nghệ thuật nhân hóa: mây bay, cánh cò
Bước 3: Bảo cáo kết quả hoạt động và thảo luận phân vân, chim nghe... và các tính từ gấp
- GV mới 1 - 2 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu câu cả lớp gấp, phân vân → bước chuyển sự sống của
nghe, nhận xét vạn vật
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm Các hình ảnh đều đơn lẻ, cô độc: áng mây,
vụ học tập: cánh chim đang vội vã, phân vân tìm nơi
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. chốn
- Gv bố sung: của mình khi chiều lạnh dần buông.
Cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khố 1 và khổ
4 đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu
cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khát khao lứa đôi.
Ở khổ 1 là bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình
ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn
tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào
thu tựa như tiếng đàn lan toa địu dàng, sâu lắng trong không gian. Đến
khổ 4, cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: "chiều thưa" với "sương
xuống dần". Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim...
đang vội vã, phân van" tim nơi chốn của mình khi chiều lạnh dần buông.

3. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học văn và các phương pháp dạy học văn để thiết kế kế hoạch giảng dạy phần
“Tìm hiểu nhân vật và lời nhân vật sử thi” trong trích đoạn Đam Săn chiến thăng Mtao Mxây, ở SGK Chân trời sáng
tạo, tập 1, trang 37-41, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản (50 phút)
a) Mục đích: HS nắm được nội dung, ý nghĩa văn bản.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm II. Đọc hiểu văn bản
vụ học tập 1. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng
GV chuyển giao nhiệm vụ: - Đăm săn khiêu chiến: thách đấu (ta thách nhà ngươi đọ dao với ta), đe dọa (ta sẽ lấy
* Hoạt động nhóm: cái sàn hiên nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra), sử dụng
GV chia học sinh thành các cách nói khinh miệt, coi thường Mtao Mxây (đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng,
nhóm( mỗi nhóm 4 bạn) ta cũng không thèm đâm nữa là).
Câu 1: Hãy tóm tắt diễn biến - Mtao Mxây đáp lại, bộc lộ rõ sự run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, mỗi
trận đánh và so sánh tài năng, bước mỗi đắn đo).
phẩm chất của hai tù trưởng. - Diễn biến cuộc chiến:
Câu 2: Phân tích những câu * Hiệp 1: ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra), sử dụng cách nói khinh
nói và hành động của đông miệt, coi thường Mtao Mxây (đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không
đảo dân làng đối với việc thèm đâm nữa là).
thắng thua của hai tù trưởng - Mtao Mxây đáp lại, bộc lộ rõ sự run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, mỗi
để chỉ ra thái độ và tình cảm bước mỗi đắn đo).
của cộng đồng Êđê với mục - Diễn biến cuộc chiến:
đích của cuộc chiến nói * Hiệp 1:
chung, đối với người anh - Mtao Mxây múa khiên trước. Khiên hắn lạch xạch như quả mướp khô => bộc lộ rõ sự
hùng sử thi nói riêng. kém cỏi.
Câu 3: Phân tích cảnh ăn - Đăm Săn đứng xem Mtao Mxây múa khiên, không nhúc nhích => thái độ bình tĩnh,
mừng chiến thắng của Đăm thản nhiên, bộc lộ rõ bản lĩnh của chàng.
Săn và dân làng để làm rõ * Hiệp 2:
thái độ, cách nhìn nhận của - Đăm Săn múa: một lần xốc tới chàng vượt đồi tranh; chạy vun vút qua phía đông, vun
tác giả về nghĩa thời đại của vút qua phía tây.
cuộc chiến tranh bộ tộc và - Mtao Mxây: bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
tầm vóc người anh hùng - Mtao Mxây đuối sức, cầu cứu Hơ Nhị cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được
trong sự phát triển của cộng miếng trầu, sức mạnh của chàng tăng lên gấp bội.
đồng. * Hiệp 3:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Đăm Săn múa khiên: chàng múa trên cao, gió như bão, chàng múa dưới thấp, gió như
* Hoạt động cá nhân: HS đọc lốc. Chàng dùng cây giáo thần đâm vào Mtao Mxây nhưng không được => cầu xin sự
lại văn bản, suy nghĩ. trợ giúp của thần linh.
* Hoạt động nhóm: * Hiệp 4:
- HS thảo luận , ghi câu trả - Được sự trợ giúp của thần linh, Đăm Săn đuổi theo và giết chết kẻ thù.
lời vào giấy nháp. => Cuộc giao chiến cho thấy bản lĩnh, tài năng của Đăm săn cũng như sự kém cỏi,
- HS trong từng nhóm thống huênh hoang của Mtao Mxây. Làm nên chiến thắng của Đăm Săn, có sự trợ giúp của
nhất ý kiến và ghi câu trả lời miếng trầu của Hơ nhị, sự ủng hộ của thần linh. Trên thực tế, sự trợ giúp, ủng hộ này
vào bảng phụ. chính là biểu tượng cho sự tiếp sức, ủng hộ của cộng đồng đối với người anh hùng của
Bước 3: Báo cáo kết quả và mình.
thảo luận 2. Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng
Hs báo cáo kết quả trên bảng - Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng được thể hiện rõ qua cuộc đối thoại
phụ, treo kết quả các nhóm giữa Đăm Săn với dân làng (nô lệ) của Mtao Mxây khi chàng đến từng nhà kêu gọi mọi
khác quan sát, nhận xét, phản người đi theo mình.
biện - Số lần đối đáp: 3 => trong tác phẩm tự sự dân gian, con số 3 tiêu biểu cho số nhiều,
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn không tính xuể.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá - Ba lần đối đáp có sự khác nhau:
kết quả thực hiện nhiệm vụ + Lần 1: Đăm Săn gõ vào 1 nhà.
GV: Nhận xét, rút kinh + Lần 2: Đăm Săn gõ vào tất cả các nhà.
nghiệm về kết quả của từng + Lần 3: Đăm Săn gõ vào mỗi nhà trong làng.
nhóm và chuẩn hóa kiến => Cả ba lần, dân làng đều ủng hộ, đi theo Đăm Săn => Mọi người ra về đông và vui
thức. như đi hội.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi
với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.
+ Thể hiện sự yêu mến, tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng
- Phần cuối của đoạn trích chủ yếu hướng đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với
những trường đoạn dài, những câu cảm thán, hô ngữ, những kiểu so sánh trùng điệp
liệt kê sự vui sướng, tấp nập, giàu có
=> sự lựa chọn của nghệ nhân sử thi là có dụng ý: kể về chiến tranh mà lòng vẫn
hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết và thống nhất, lớn mạnh
của cộng đồng tộc người.
=> Sự lựa chọn ấy nói lên khát vọng lớn lao mà tộc người cùng thời đại gửi gắm vào
những cuộc chiến tranh bộ tộc, vào người anh hùng sử thi. Trong cảnh ăn mừng chiến
thắng, hình tượng Đăm Săn trở thành hình tượng trung tâm miêu tả của bức tranh với
sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công.

4. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học văn và các phương pháp dạy học đề để thiết kế kế hoạch giảng dạy phần
“Tìm hiểu đề tài, chất liệu, và hình tượng tranh dân gian Đông Hồ” trong văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của
văn hóa dân gian Việt Nam của An Chương, trong SGK Chân trời sáng tạo, trang 83-85, Nxb Giáo dục Việt Nam,
năm 2022.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a)Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những di sản văn hóa. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ
ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể trữ tình.
b)Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Những di sản văn hóa.
c)Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những di sản văn hóa.
d)Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu tranh Đông Hồ II. Tìm hiểu chi tiết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Tranh Đông Hồ
tập - Đề tài: Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng
-GV yêu cầu HS đọc văn bản, thảo luận theo cặp ngày như gà, lợn, trâu, bò,...; những góc khuất của đời sống nông
đôi và trả lời các câu hỏi: thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức
+ Em có nhận xét gì về đề tài, chất liệu giấy vẽ, tranh Đông Hồ.
màu sắc của tranh Đồng Hồ - Chất liệu: giấy điệp, chồi lá thông để quét lên.
+ Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình - Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gi
chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ
văn bản. vang; ...
+ Tranh Đông Hồ được bán trong dịp nào? → Sử dụng bốn gam màu chủ đạo.
+ Xác định nội dung các mục 1, 2, 3 của văn bản. - Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao
Nội dung các mục này đã bố sung thông tin cho gồm:
nhau và góp phần thế hiện thông tin chính của + Vẽ mẫu.
văn bản như thế nào? + Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo + Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm "tay co" đóng
cặp để tóm tắt. sau lưng ván in, úp ván xuống "bìa" để quét đẫm màu;
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
luận + Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm
- GV mời 1 - 2 HS trình bày phần tóm tắt trước đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. lần in.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Mục 1,2,3 của văn bản trên đã góp phần nổi bật ý chính của văn
học tập bản: tranh
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Đông Hồ là gì, trông như thế nào, chất liệu và cách làm ra một bức
tranh ra sao.
Nhiệm vụ 2: Đặc điểm nghệ thuật qua văn bản Đây là những ý giúp người đọc thấy và hiểu rõ được điều mà tác
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp văn bản và trả lời: giả muốn nói đến là gì.
+ Xác định đề tài của văn bản? Chỉ ra một số 2. Đặc điểm nghệ thuật qua văn bản
đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu - Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian
cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng Đông Hồ.
ghép ấy. - Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm
+ Đoạn in nghiêng ở đầu văn bản được gọi là gì? trong văn bản:
Đoạn văn in nghiêng này có vai trò thế nào đối + Đoạn "Giấy in tranh Đông Hồ..in tranh Đông Hồ
với việc truyền tải thông + Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh
tin chính của văn bản? Tết: "Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các
+ Nhan đề, các đề mục có tác dụng như thế nào ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức
trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản ngay trong đình làng.
trên? => Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản
+ Xác định mục đích viết và quan điểm của người giúp những thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng
viết thể hiện trong văn bản trên? Bạn có đồng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng
tình với quan điểm đó hay không? thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.
+ Trong văn bản này có sử dụng phương tiện - Nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản
giao tiếp phi ngôn ngữ nào không? được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lí →
Theo em hiệu quả của phương tiện đó? các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Mục đích viết: giới thiệu về một nét văn hóa dân gian lâu đời
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu 1 và 2 đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ. Từ đó, kêu gọi sự bảo về,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.
luận - Quan điểm của người viết: đảm bảo những thông tin chính xác,
GV mời 2 - 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước khách quan về nghề tranh dân gian Đông Hồ; đồng thời thể hiện
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. suy nghĩ của người viết về nghề truyền thống này và đưa ra sự bảo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

5. Anh/chị hãy vận dụng các kĩ thuật dạy học và các phương pháp dạy học văn để thiết kế kế hoạch giảng dạy phần
“Tìm hiểu tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp trong việc gợi tả hình ảnh người lính trong đoạn thơ: “Tây Tiến
đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm/Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng
kiều thơm/Rải rác biên cương mồ viễn xứ/Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông
Mã gầm lên khúc độc hành” trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, trong SGK 10 Chân trời sáng tạo, trang 8,
tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2022.
HĐ2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Năm được nội dung và ý nghĩa của bải thơ Tây Tiên.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chất lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về VB Tây Tiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Tây Tiến.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm
Nhiêm vụ 3: Hình tượng người • Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thứ 3 vừa kiêu hùng, lãng mạn lại
linh Tây Tiến bi tráng.
Bước 1: GV chuyến giao nhiệm Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
vụ cho HS Quân xanh màu lá dữ oai hùm
• Dựa vào văn bản trong SHS •Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét
cùng phần chuẩn bị ở nhà trước hoành hành làm cho mái tóc bị rụng hết. Hậu quả của bệnh sốt rét rừng để lại là
đó hãy trả lời các câu hỏi sau: màu da xanh xao như màu lá
+ Hình ảnh người lính Tây Tiến Nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ thì nước da xanh xao, đầu không mọc tóc lại có
hiện lên như thế nào ở đoạn 3? vẻ đẹp kiêu dùng, oai phong của con hỗ nơi rừng thiêng. Mọi khổ ải thiếu thốn
+ Tìm hiểu tác dụng của từ ngữ, dường như không phải là văn đề đối với họ.
hình ảnh, vần, nhịp trong việc gợi - Hình ảnh người lính Tây Tiền tuy chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt khó
tả hình ảnh người lính trong đoạn khăn song vẫn rất oai phong, kiêu hùng. Quang Dũng không hề che giấu những
thơ gian khổ nhưng không hề miêu tả nó một cách trần trụi mà lại qua một cái nhìn
+ So sánh hình ảnh người lính đậm chất lăng mạn.
Tây Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Tiến ở đoạn 2 và đoạn 3? Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm .
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Cái nhìn đa chiều đã giúp nhà thơ nhìn qua cái dữ dằn là những tâm hồn rạo rực
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện tình yêu thương. Họ chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc nhưng trong lòng lúc nào
nhiệm vụ học tập cũng hướng về Hà Nội. Ở đó có "dáng kiều thơm". Hình bóng đó cũng chính là
- HS thảo luận theo nhóm để xác động lực tinh thần giúp các anh có thế kiên cường chiến đấu tiêu điệt kẻ thù.
định câu hỏi + Nói về người lính Tây Tiến dường như Quang Dũng chưa từng che giấu đi cái bi
- GV quan sát phần thảo luận của nhưng nó lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn khiến cho cái bi trở
các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nêu thành cái tráng.
cần thiết). Rải rác biên cương mồ viễn xử
Bước 3: Bảo cảo kết quả hoạt Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
động và thảo luận . Áo bào thay chiếu anh về đất
- GV mời đại diện một số nhóm Sông Mã gầm lên khúc độc hành
trả lời cầu hỏi Những nấm mồ rải rác nơi biên cương nói lên một sự bi thương.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng - Hình ảnh đời xanh là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ "chẳng tiếc" thể hiện
nghe, nhận xét phần trả lời của tinh thần tự nguyện sẵn sàng vượt lên cái chết để hiến dâng sự sống, tuổi trẻ cho
nhóm bạn, nêu ý kiến bố sung nghĩa lớn của dân tộc.
(nếu có). Ngườn lính Tây Tiến khi chết đi chỉ có được manh chiếu quấn thân nhưng tác giả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực thay vào đó là "áo bào" sang trọng, Và nhạc khúc tiễn anh là âm thanh gằm réo
hiện nhiệm vụ học tập của dòng sông Mã.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến * Sự bi thương vậy mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính vẫn chói ngời
thức vẻ đẹp lí tưởng và mang dáng dấp chiến sĩ thưở xưa.
→ Tác giả sử dụng các từ Hán Việt :biên cương, viên xứ, chiến trường, áo bào....
Thay vì nói về cái chết tác giả dùng từ "về đất" như một cách làm mờ đi cái bi
thương ắt hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã
Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm
đẫm tinh thần bi tráng.
→ Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng
đài bằng ngôn từ người lính đoàn quân Tây Tiến.
- Điểm khác biệt giữa vẻ đẹp của người lính Tây Tiền trong đoạn 2 và đoạn 3 ở
chỗ: Nếu ở đoạn 2 hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với tâm hồn lãng mạn,
lạc quan, yêu đời thì ở đoạn 3 bên cạnh những nét đẹp ấy hình ảnh người lính còn
được khắc họa với vẻ đẹp bi tráng. Tác gỉa không hề che giấu những mất mát hi
sinh, khó khăn vất vả khi miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, tuy nhiên trước
những nghịch cảnh ấy người lính Tây Tiên vẫn hiện lên với vẻ đep hào hùng oai
phong lẫm liệt.

You might also like