You are on page 1of 18

Bài 7:

Trí Tuệ Nhân Gian


(Tục ngữ)

*****************************

Văn Bản 1:

Những Kinh Nghiệm Nhân Gian Về Thời Tiết


I. Trải nghiệm cùng văn bản
II. Suy ngẫm cùng văn bản.
1. Tìm hiểu đặc điểm thể loại của văn bản
a. Dấu hiệu nhận biết tục ngữ
Dấu hiệu của thể loại tục ngữ Minh chứng thể hiện qua các câu
trong văn bản Những kinh nghiệm
dân gian về thời tiết
Độ dài của các câu: ngắn gọn - Độ dài của các câu: 6 - 14 chữ.

Có nhịp điệu. - Câu 1, 2: nhịp 4/4


- Câu 5: nhịp 2/2/2, 2/2/2/2.
- Câu 6: nhịp 3/3, 3/3.
Hầu hết đều có vần lưng. Ví dụ: Trời nắng chóng trưa, trời mưa
chóng tối.
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Thường có hai vế trở lên. Tất cả các câu đều có ít nhất hai vế.
Nội dung: thể hiện kinh nghiệm của Thể hiện kinh nghiệm của dân gian về
nhân dân về thiên nhiên, lao động sản thời tiết.
xuất, con người và xã hội.

b. Đặc điểm về số chữ, số dòng, số vế


Câu Số chữ Số dòng Số vế
1 8 1 2
2 8 1 2
4 13 1 3
6 14 2 2

c. Đặc điểm về vần


Câu Cặp vần Loại vần Tác dụng của vần
Trưa - mưa Vần cách Tạo ra sự nhịp nhàng, hài hòa
1 về âm thanh, dễ đọc, dễ nhớ
Hạn - tán Vần cách
2
May - bay Vần cách
3
Đài - Hai Vần cách
4
Mưa - vừa Vần cách
5
Năm - nằm Vần cách
6 Sáng - tháng

d. Đặc điểm hình thức câu tục ngữ số 5 so với các câu khác
Câu tục ngữ số 5 có hình thức là một câu lục bát

2. Tìm hiểu chủ đề của văn bản


C Nội dung từng câu Nội dung chung của các câu
âu
1 Kinh nghiệm quan sát thời tiết: Ngày Thể hiện những kinh nghiệm của
nắng, trời quang, sáng sủa thì buổi trưa dân gian về thời tiết.
nóng bức, ngột ngạt đến sớm hơn; còn
ngày mưa, trời âm u nên tối đến sớm
hơn.
2 Kinh nghiệm quan sát thời tiết: Nếu
quanh Mặt Trăng chỉ có một quầng sáng
thì trời còn nắng, nếu có vùng sáng mở
tỏa ra như cái tán là trời sắp mưa.
3 Kinh nghiệm dự báo thời tiết: Khi trời
nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra
nhiều thì trời sắp bão.
4 Kinh nghiệm về thời tiết: Tháng Giêng
rét đậm đến mức hoa rụng cánh, trơ đài;
tháng Hai rét ẩm ướt, thuận lợi cho sự
hồi sinh của cây cối sau mùa đông giá
buốt; tháng Ba có những đợt rét muộn,
tuy ngắn nhưng rất đậm và thường kèm
theo mưa phùn (gắn liền với chuyện
nàng Bân may áo cho chồng).

5 Kinh nghiệm dự báo thời tiết dựa vào


hiện tượng chuồn chuồn bay: Nếu chuồn
chuồn bay thấp nghĩa là trời sắp có mưa,
chuồn chuồn bay cao nghĩa là trời sẽ
nắng ráo, còn nếu chuồn chuồn bay ở
tầm trung (không cao, không thấp) thì
trời sẽ mát
6 Kinh nghiệm về hiện tượng tự nhiên:
Vào tháng Năm, đêm rất ngắn, trời mau
sáng; còn tháng Mười, ngược lại, ngày
rất ngắn, trời nhanh tối

3. Tìm hiểu thông điệp và ý nghĩa của tục ngữ


Các câu tục ngữ trong bài giúp con người dự báo thời tiết để sắp xếp công việc cho
phù hợp; giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên; nhận thức về
các hiện tượng tự nhiên...
4. Liên hệ, so sánh, kết nối văn bản với thực tế đời sống
Ví dụ:
Vào một chiều buổi hè, Nam và Phúc đang ngồi trên ven đê xem thả diều. Bỗng
Phúc chỉ tay lên trời và nói:
- Nam, nhìn kìa, trên bầu trời nhiều chuồn chuồn đang bay quá!
- Tớ nghe nói nhiều chuồn chuồn là báo hiệu sắp mưa đấy – Nam nói.
- Tớ nghe bà bảo còn phải phụ thuộc vào độ cao thấp mà chuồn chuồn bay mới xác
định chính xác được. – Phúc đáp lại
- Vậy á. Là như nào thế? – Nam hỏi
- Bà tớ bảo “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. –
Phúc nói
- Ồ. Bây giờ tớ mới biết đó. Chắc điều đó là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta
từ xưa nhỉ. – Nam hỏi Phúc.
- Chắc chắn là như vậy rồi- Phúc đáp lời.
*****************
Văn Bản 2:
Những Kinh Nghiệm Nhân Gian Về Lao Động Sản Xuất
I. Trải nghiệm cùng văn bản
II. Suy ngẫm cùng văn bản
1. Tìm hiểu đặc điểm thể loại của văn bản
a. Dấu hiệu nhận biết tục ngữ
Dấu hiệu của Minh chứng thể hiện qua các câu trong văn bản Những
thể loại tục kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
ngữ
Độ dài của các - Độ dài của các câu: 4 - 14 chữ.
câu: ngắn gọn
Có nhịp điệu. - Câu 1: nhịp 2/2
- Câu 2, 3: nhịp 4/4
- Câu 4: nhịp 3/3
- Câu 5: nhịp 3/2,3/2
- Câu 6: nhịp 2/2/2,4/4.
Hầu hết đều có Ví dụ: lụa- lúa; lâu-sâu, lạ-mạ...
vần lưng.
Thường có hai 5/6 các câu đều có ít nhất hai vế.
vế trở lên.
Nội dung: thể Thể hiện kinh nghiệm của dân gian về lao động sản xuất
hiện kinh
nghiệm của
nhân dân về
thiên nhiên, lao
động sản xuất,
con người và xã
hội.
Thường sử dụng So sánh (câu 1), nhân hóa (câu 6)
các biện pháp tu
từ
b. Đặc điểm về số chữ, số dòng, số vế
Câu Số chữ Số dòng Số vế
1 4 1 2
2 8 1 2
3 8 1 2
4 6 1 2
5 10 1 2

c. Đặc điểm về vần


Câu Cặp vần Loại vần Tác dụng
2 Lụa - lúa Vần sát
3 Lâu - sâu Vần cách
4 Lạ - mạ Vần sát
5 Tư - hư Vần sát Tạo nên sự hài hòa về âm thanh
Ba - hoa cho các câu.
6 Bờ - cờ Vần cách

d. Đặc điểm hình thức câu tục ngữ số 1 và số 6 so với các câu 2,3,4,5
Về hình thức, câu số 1 rất ngắn, chỉ gồm bốn chữ; câu số 6 là một câu lục bát
e. Biện pháp tu từ trong tục ngữ
- Câu số 6 sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. ->Tác dụng: giúp cho việc miêu tả
(lúa chiêm) trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm.
2. Tìm hiểu chủ đề và thông điệp của văn bản
- Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ
mười) . Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa
tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái
lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây
nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông
=> Như vậy, theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa
tháng Tư thì ngược lại.
- Các câu tục ngữ trong bài giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và các
yếu tố khác trong lao động sản xuất. Đó là những kinh nghiệm quý báu của cha
ông trong lao động sản xuất

3. Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọc
Một số đặc điểm của tục ngữ Lưu ý khi đọc thể loại tục ngữ
- Nội dung: Tục ngữ thể hiện những kinh Khi đọc tục ngữ cần lưu ý:
nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao - Xác định số dòng, số chữ, vần, cấu trúc
động sản xuất, con người và xã hội. các vế trong các câu tục ngữ.
- Hình thức: - Xác định nghĩa của những từ ngữ khó
+ Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 hiểu.
chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ). - Chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo.
+ Có nhịp điệu, hình ảnh. - Tìm và phân tích hiệu quả của những
+ Hầu hết đều có vần và thường là vần biện pháp tu từ được sử dụng trong văn
lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được bản (nếu có).
gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là vần sát) - Tìm hiểu kinh nghiệm mà cha ông muốn
hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là gửi đến chúng ta qua mỗi câu tục ngữ.
vần cách).
+ Thường có hai vế trở lên, các vế đối
xưng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
+ Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện
pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người
và xã hội.

Đọc Kết Nối Chủ Điểm


Tục Ngữ Và Sáng Tác Văn Chương
I. Trải nghiệm cùng văn bản
II. Suy ngẫm cùng văn bản
Câu 1: Theo em, rét nàng Bân chính là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào
khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài
ngày. Đây là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ, chỉ trong khoảng thời ngắn. Rét
nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm cảm ấm
áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.
Câu 2: Theo lời tía nuôi của nhân vật tôi trong văn bản “Chim trời cá nước…” -
xưa và nay, câu tục ngữ này đã không còn đúng với xã hội họ đang sống
(Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim
về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế
hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ). Câu trả lời của nhân vật tía nuôi giúp
cho chúng ta hiểu rằng câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này nhưng
không phù hợp trong
hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh hiện nay, câu tục ngữ trên càng không phù hợp khi
việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Câu 3:
- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và
nay là:
+ Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về nhận thức cho người đọc
+ Khiến hình ảnh trong văn bản sinh động, hấp dẫn và dễ đi vào lòng bạn đọc hơn.
+ Việc nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp độc giả
nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu
tục ngữ này.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
+ Con trâu là đầu cơ nghiệp.
+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Câu 4: Những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ:
- Đặt tục ngữ vào ngữ cảnh của câu văn
- Nếu câu tục ngữ gắn liền với một câu chuyện thì cần đọc câu chuyện đó để có thể
hiểu chính xác ý nghĩa của câu tục ngữ
- Để có thể sử dụng tục ngữ đúng lúc, đúng chỗ, cần hiểu rõ ý nghĩa của tục ngữ và
cần lưu ý: đôi khi, ý nghĩa của câu tục ngữ có thể không còn phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại
************
Thực Hành Tiếng Việt
Thành Ngữ
Nói quá, Nói Giảm Nói Tránh
I. Tri thức tiếng Việt
1. Đặc điểm và chức năng của thành ngữ và tục ngữ
Tiêu chí so sánh Thành ngữ Tục ngữ

Đặc điểm Là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của Mỗi câu diễn đạt
thành ngữ không phải là phép cộng đơn trọn vẹn một ý (một
giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nhận xét, một kinh
nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính nghiệm).
hình tượng và biểu cảm.
Chức năng - Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu Nhằm tăng thêm độ
hình ảnh và cảm xúc. tin cậy, sức thuyết
- Làm thành một bộ phận của câu hay phục về một nhận
thành phần phụ trong các cụm từ. thức hay một kinh
nghiệm.
2. Đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
a. Phân tích ví dụ
- Cách nói thánh thót như mưa ruộng cày: phóng đại mức độ, tính chất vất vả,
khó nhọc trong công việc nhà nông. Ý nghĩa của câu ca dao này là diễn tả nỗi vất
vả, cực nhọc của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo, vì thế chúng ta
nên trân trọng thành quả lao động của họ. Tác dụng của cách nói ấy là nhằm nhấn
mạnh, gây ấn tượng với người đọc và tăng sức biểu cảm cho câu nói (giúp người
nghe hình dung cụ thể hơn).
- Cách nói thôi đã thôi rồi ý muốn nói là “Bác Dương đã chết rồi” (căn cứ vào
“Dòng bát” Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta và tên bài thơ Khóc Dương
Khuê để suy luận ý nghĩa). Tác dụng: làm giảm cảm giác đau buồn, mất mát nặng
nề do sự việc mang lại.
b. Kết luận
- Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá
đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
II. Thực hành tiếng Việt
Câu 1: Xác định thành ngữ trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào
trong câu:
a. Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết.
b. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi.
c. Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.
Câu Thành ngữ Thành phần câu Tác dụng

a Vui như Tết Vị ngữ Làm cho lời nói, câu văn
trở nên giàu hình ảnh và
b Cưỡi ngựa xem Vị ngữ cảm xúc hơn.
hoa
c Tối lửa tắt đèn Trạng ngữ

Câu 2: Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của
chúng.
Stt Thành ngữ Giải thích
1 Đen như cột nhà Chỉ về làn da, rất đen, rất xấu. ở đây chỉ thái độ chê
cháy bai.
2 Đẹp như tiên Chỉ vẻ đẹp lý tưởng của người con gái.

3 Lớn nhanh như thổi Nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh

4 Hôi như cú mèo Chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu

5 Mình đồng da sắt Thân thể khoẻ mạnh, rắn chắc như sắt như đồng,
có thể chịu đựng được mọi gian lao, vất vả

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào
là tục ngữ? Dựa trên cơ sở nào em phân loại như vậy?
a. Ếch ngồi đáy giếng
b. Uống nước nhớ nguồn.
c. Người ta là hoa đất.
d. Đẹp như tiên
đ. Cái nết đánh chết cái đẹp.
Thành ngữ Tục ngữ
a. Ếch ngồi đáy giếng b. Uống nước nhớ nguồn
d. Đẹp như tiên c. Người ta là hoa đất
đ. Cái nết đánh chết cái đẹp.
*Cơ sở phân loại:
+ Thành ngữ: là một tập hợp từ cố định, thành ngữ là một bộ phận của câu hay
thành phần phụ trong các cụm từ.
+ Tục ngữ là một câu, diễn đạt một ý trọn vẹn.
Câu 4: Đặt câu có sử dụng các thành ngữ: nước
đổ đầu vịt, như hai giọt nước, trắng như tuyết.
- Tôi nói nó mãi mà nó cứ như “nước đổ đầu vịt”.
- Hai chị em giống nhau như “hai giọt nước vậy”.
- Cô gái kia có làn da “trắng như tuyết”.
Câu 5: Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười,
chưa cười đã tối” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy.
- Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười
đã tối” sử dụng biện pháp tu từ: Nói quá
- Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Câu 6: Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” trong câu sau có gì đặc biệt?
Xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt này.
Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng ngay và cây
Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ chúa ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với
Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!
(An-đéc-sen, Cô bé bán diêm)
- Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” đồng nghĩa với “chết”. Ở đây cô bé
bán diêm không nói “chết” tránh cảm giác quá đau buồn.
- Đây là biện pháp nói giảm nói tránh.
- Biện pháp này có tác dụng tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề
Câu 7: Tìm các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau và chỉ ra tác
dụng của chúng.
Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên
sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả chim đen
bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau
những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt.
Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và
gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực buồn nôn ọe
Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt
rụng trụi gần hết lá. Cồng cốc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ
nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa.
Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn
xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây
- Các hình ảnh so sánh:
+ “[...] vươn cổ dài như tàu bay”
+ “[...] tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng”.
+ “Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng
đen đang vươn tay múa”.
+ “Chim già đãy, đầu hói như ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống
chân”.
+ “Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây”.
- Tác dụng:
+ Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn.
+ Giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
***************
Đọc Mở Rộng Theo Thể Loại
Những Kinh Nghiệm Nhân Gian Về Con Người Và Xã Hội
I. Trải nghiệm cùng văn bản
II. Luyện Tập
1. Đặc điểm về số chữ, số dòng, số vế
Câu Số chữ Số dòng Số vế
1 4 1 2
6 8 1 2
8 8 1 2
9 8 2 2

2. Đặc điểm về vần


Câu Cặp vần Loại vần Tác dụng
3. thầy - mày Vần cách Giúp cho các câu tục
4. thầy - tày Vần cách ngữ có vần có nhịp
5. cả - ngã Vần cách điệu, tạo sự hài hòa về
7. non – hòn Vần cách âm thanh hơn.
8. bạn – cạn Vần cách

3.Biện pháp tu từ trong tục ngữ


Cụm từ Nghĩa đen Nghĩa bóng Tên biện pháp tu
từ và tác dụng
của biện pháp tu
từ
“Ăn quả” Ăn quả ngọt trên cây hưởng thụ thành quả Ẩn dụ, làm cho
“nhớ kẻ Nhớ người bỏ công Biết ơn người đã tạo ra các câu tục ngữ trở
trồng sức ra trông thành quả nên giàu hình ảnh,
cây” giàu sức biểu cảm.
“sóng cả” sóng lớn, sóng to khó khăn, thử thách
“ngã tay chèo không vững, buông xuôi, từ bỏ trước
chèo” đuối sức, đuối tay khó khăn.
“mài sắt” mài một thứ được sự kiên trì, bền bì, cố gắng
làm bằng sắt vượt qua khó khăn thử
thách
“nên mài cục sắt để thành Đạt được thành quả
kim” chiếc kim khâu

4. Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáo


Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất
lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng
không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không
phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và
“lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau.
Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt
trong sự đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”.
Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó
đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
****************

Viết:
Viết Một Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Trong Đời
Sống
- Gợi ý:
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
+ Một số tình huống cần viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: trong
một bài báo, bức thư, bài dự thi, bài viết trên mục “Góc nhìn””của một số tờ báo,
bài xã luận,...

I. Hướng dẫn phân tích kiểu bài


Hs xem lại ở bài 6
II. Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài: Viết bài văn nghị luận (Khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một
câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề trong đời sống.
1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
a. Xác định đề tài
- Đề tài: Hs có thể chọn một số câu tục ngữ và danh ngôn như:
+ Thương người như thể thương thân
+ Uống nước nhớ nguồn
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim
b. Thu thập tư liệu
- Tìm đọc những câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về các vấn đề trong đời sống
- Chọn một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
2. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Liệt kê bất cứ suy nghĩ nào của em về câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà em đã chọn
b. Lập dàn ý
Đọc lại những ý đã tìm được đồng thời đối chiếu với yêu cầu của đề bài và cân
nhắc, chọn lựa, sắp xếp những ý kiến tiêu biểu thành dàn ý. Dàn ý cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu vì sao em lại có ý kiến như vậy
về câu tục ngữ/ danh ngôn này.
- Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm rõ lí lẽ
- Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
3. Bước 3: Viết bài
Khi viết bài, em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi đoạn văn chỉ nên trình bày một ý. Các ý phải tập trung vào chủ đề là câu tục
ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em đã chọn.
- Cần sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo liên kết trong bài.
- Có thể sử dụng các câu chuyện từ thực tế, các trích dẫn từ sách, báo hoặc từ
người lớn tuổi, có kinh nghiệm để tăng tính thuyết phục
4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

****************
Nói Và Nghe
Trao Đổi Một Cách Xây Dựng Tôn Trọng Các Ý Kiến Khác
Biệt

Gợi ý:
(1)
- Không thầy đố mày làm nên: Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan
trọng.
- Học thầy không tày học bạn: Học thầy không bằng học bạn.
=> Học thầy là rất quan trọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa. Hiểu như vậy,
hai câu tục ngữ trên không hề loại trừ nhau.
(2)
- Ai ăn mặn người ấy khát nước (làm điều không tốt thì tự người đó phải chịu hậu
quả)
- Đời cha ăn mặn, đời con khát nước (Cha mẹ làm việc xấu xa, con cái phải chịu
quả báo)
Hs có thể đưa ra các quan điểm khác nhau, từ quan điểm khác nhau, GV dẫn dắt
vào bài: Trong cuộc sống, chúng ta cũng thường xuyên gặp những tình huống mà ở
đó có những quan điểm đưa ra khác biệt nhau. Vậy làm thế nào để có thể trao đổi
về những quan điểm khác biệt như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay

I. Đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Đề tài: Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán
anh em xa mua làng giềng gần
- Mục đích nói: Để trao đổi với bạn bè một cách xây dựng và tôn trọng
- Không gian: Trong lớp học
- Thời gian trình bày: 5 phút

II. Chuẩn bị nội dung và cách thức trao đổi

1. Hoạt động trao đổi ý kiến


- Đại diện 1-2 nhóm học sinh thực hiện lại việc trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ
trước lớp
2. Hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm
Bảng kiểm

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt


Thể hiện trực tiếp, rõ ràng ý kiến về vấn đề cần trao đổi
Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục
Sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí
Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác
Bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng
Tôn trọng các ý kiến khác biệt

Bài tham khảo


Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã
hội như: quan hệ gia đình, anh em, họ hàng… “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
và “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là hai trong số các câu tục ngữ đó.
Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. “Giọt máu đào”
là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết
đối với cơ thể. Như vậy cho dù là một nhưng giot máu cũng quan trọng hơn ao
nước lã. Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào” nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ
huyết thống với nhau, “ao nước lã” được hiểu là những người xa lạ, người dưng.
Phép so sánh “hơn” đã thể hiện rõ lời nhận định: những người có quan hệ máu mủ,
huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Như vậy câu tục
ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên trong
gia đình. Bởi lẽ gia đình là nơi ta dựa dẫm, nơi ta có những người thân bao bọc,
che chở. Ở đó có những người hết lòng yêu thương, giúp đỡ khi ta gặp khó khăn.
Họ là những người sẵn sàng vì ta, họ cũng là những người luôn lo lắng cho ta. Ở
ngoài kia, chẳng ai cho không ta bất cứ điều gì. Việc gì ta cũng phải trả giá. Chỉ có
gia đình, người thân mới đến với ta vô điều kiện. Thứ đáng quý nhất, tình cảm
thiêng liêng nhất đó là tình cảm gia đình. Vì thế chúng ta cần phải có những nhận
thức đúng đắn trách nhiệm của mình. Làm tròn bổn phận của cá nhân trước gia
đình và những người ruột thịt. Gia đình là nền tảng của xã hội. Xây dựng gia đình
yêu thương, đoàn kết là ta đang góp phần làm đẹp xã hội.
Câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” lại cho ta một cách hiểu
khác. Thực ra chúng ta cũng phải biết được rằng trong câu nói như nhắc đến
chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi
người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng
xóm láng giềng kề bên. Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân
tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì
không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta
đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng
mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ
và như là những người thân vậy. Hơn nữa, trong một số trường hợp, đứng trước lợi
ích, con người dù có là ruột thịt cũng không vượt qua được chữ “tham”. Từ xa xưa,
ông cha ta cũng chẳng phải từng kể ra câu chuyện cây khế đó sao? Người anh vì
nghe lời vợ, vì tham lam của cải của cha mẹ. Anh ta đã dứt tình đuổi em ra khỏi
nhà và chỉ để dành cho mỗi cây khế. Trong xã hội hiện nay, anh em đâm chém
nhau vì tranh giành của cải cũng không còn là câu chuyện xa lạ. Điều đó cho thấy
rõ tình cảm anh em, tình cảm gia đình cũng có thể bị đánh đổi bởi vật chất, hư
danh. Ngược lại, những ao nước lã tưởng như chẳng liên quan kia, đôi lúc lại là
những người sẵn sàng giúp đỡ ta mỗi khi họa nạn. Biết rằng không phải ai cũng
may mắn có được những mối quan hệ tốt đẹp như vậy. Nhưng sự thật là nó vẫn tồn
tại và nhờ nó ta cũng thấy đời đẹp hơn.
Như vậy, ở các góc độ khác nhau, ta thấy cả gia đình và hàng xóm làng giềng
đều có tầm quan trọng đối với mỗi con người. Vì thế “Một giọt máu đào hơn ao
nước lã” và “Bán anh em xa mua láng giềng gần” thoạt nghe như là “tư duy nước
đôi”, mẫu thuẫn với nhau, nhưng thực ra hai câu tục ngữ trên không loại trừ nhau,
mà đồng hành để nhấn mạnh vai trò của cả quan hệ huyết thống lẫn quan hệ cộng
đồng. Theo tôi, ở bất cứ thời điểm nào, quá khứ, hiện tại hay tương lai hai câu tục
ngữ này sẽ mãi giữ nguyên giá trị của nó

Ôn Tập
Câu 1
Tên văn bản Nội dung Thể loại
Những kinh nghiệm dân
gian về thời tiết
Những kinh nghiệm dân
gian về lao động sản xuất
Những kinh nghiệm dân
gian về con người và xã
hội

Tên văn bản Nội dung Thể loại


Những kinh nghiệm dân Thể hiện những kinh nghiệm của nhân Tục ngữ
gian về thời tiết dân về thiên nhiên, thời tiết.
Những kinh nghiệm dân Thể hiện những kinh nghiệm của nhân Tục ngữ
gian về lao động sản xuất dân về lao động sản xuất, con người và
xã hội.
Những kinh nghiệm dân Thể hiện những kinh nghiệm của nhân Tục ngữ
gian về con người và xã dân về con người, xã hội
hội

Câu 2: Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các
câu tục ngữ sau:
a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
b. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao
Én bay cao, mưa rào lại tạnh.
Câu Số chữ Số dòng Các vế Các cặp vần Biện pháp tu từ
a.
b.

Câu Số chữ Số dòng Các vế Các cặp vần Biện pháp tu từ


a. 8 1 2 đen – đèn Ẩn dụ
b. 14 2 2 thấp - ngập Đối lập, điệp ngữ
cao – rào

Câu 3: Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?
Yếu tố Thành ngữ Tục ngữ
Đặc điểm
Chức năng

Yếu tố Thành ngữ Tục ngữ


Đặc Là một cụm từ cố định, có thể làm Là một câu diễn đạt trọn vẹn một ý
điểm thành một bộ phận của câu (có thể (một nhận xét, một kinh nghiệm)
làm chủ ngữ, vị ngữ,...) hay làm Thí dụ:
thành phần phụ trong các cụm từ. Đói cho sạch, rách cho thơm
Ví dụ: Một nắng hai sương có thể Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.
làm một bộ phận của câu Thừa người nhà mới ra người ngoài
Mẹ tôi một nắng hai sương để chăm
lo cho gia đình
Chức Thành ngữ thường được sử dụng Tục ngữ được sử dụng chủ yếu
năng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức
trong các sáng tác văn chương với thuyết phục về một nhận thức hay
mục đích làm cho sự diễn đạt trở một kinh nghiệm
nên giàu hình ảnh và cảm xúc

Câu 4: Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp
nói giảm nói tránh.
- Câu sử dụng biện pháp nói quá
1. Thúy Kiều có nhân sắc nghiêng nước nghiêng thành.
2. Da bạn Mai trắng như tuyết.
3. Ngôi nhà to như cái cột đình.
- Câu dùng biện pháp nói giảm, nói tránh.
1. Các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng ngoài chiến trường.
2. Bác Hùng đã từ trần vào chiều qua.
3. Cô ấy trông không được xinh lắm nhưng rất dễ thương
Câu 5: Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình
bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn
về một vấn đề trong đời sống:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Bố cục đảm bảo: 3 phần
Câu 6: Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để
có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để
có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt:
- Tôn trọng ý kiến của người khác.
- Không chen ngang khi người khác đang trình bày.
- Không có thái độ khinh thường, dè bỉu ý kiến người khác.
- Tập trung, chú ý, lắng nghe ý kiến và quan điểm người khác.
- Có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý với thái độ cầu thị.
Qua bài đọc, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Qua bài đọc, em hiểu “trí tuệ dân gian” là những kiến thức, kinh nghiệm mà ông
cha ta đã đúc kết trong đời sống sinh hoạt qua những câu truyện ngụ ngôn, câu ca
dao,...đặc biệt là tục ngữ. Đây là những câu nói ngắn gọn, sâu sắc và giàu vần điệu,
được truyền từ đời này qua đời khác và được xem là bài học kinh nghiệm quý báu,
có thể dựa vào đó để dự đoán và có cách xử lý kịp thời các tình huống. Tục ngữ có
ý quan trọng với cuộc sống của chúng ta, chính vì thế chúng ta phải trân trọng kho
tàng phong phú này của cha ông

You might also like