You are on page 1of 34

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC – HIỂU

A-CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ ĐỌC HIỂU

1. Phương thức biểu đạt


2. Thể thơ
3. Các phép liên kết câu
4. Các phong cách ngôn ngữ (dành cho học sinh THPT)
5. Các thao tác lập luận
6. Các phương thức lập luận
7. Các biện pháp tu từ
8. Đặt nhan đề cho đoạn trích
9. Nêu nội dung chính của đoạn trích
10. Tìm những từ ngữ, hình ảnh… biểu đạt một nội dung nào đó
11. Theo tác giả, (A) là gì ?
12. Theo anh/chị, (A) là gì ?
13. Anh/chị hiểu ý kiến: “A” như thế nào ?
14. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “A” không? Vì sao?
15. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị là gì?
16. Bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/chị là gì?
17. Chỉ ra điểm giống nhau/ khác nhau của (A) & (B).

B - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ


STT NỘI DUNG GHI
CHÚ
1 - Phương thức biểu đạt
- Nêu nội dung cụm từ khóa
- Nội dung một vấn đề
- Đồng tình hay không đồng tình
- Phù hợp hay không phù hợp

3 Các phép tu từ trong tiếng Việt

4 Cách trả lời câu hỏi về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ.

5 - Các thể thơ truyền thống và hiện đại


- Nhận diện các phép liên kết
- Nhận diện các phương thức trần thuật
Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
6 - Các loại câu trong tiếng Việt
- Nội dung của văn bản và cách đặt tên văn bản
- Các lỗi văn bản thường gặp
- Chỉ ra một số biểu hiện của A

NỘI DUNG CHI TIẾT


Bài 1
- Phương thức biểu đạt
- Nêu nội dung cụm từ khóa
- Nội dung một vấn đề
- Đồng tình hay không đồng tình
- Phù hợp hay không phù hợp
1. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1.1 Lý thuyết

Stt PTBĐ NHẬN BIẾT VÍ DỤ


1 Tự sự - Trình bày diễn biến sự việc. Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu
- Có cốt truyện, sự việc, nhân vật. cá
- Nhận biết: văn xuôi (99%), thơ. Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng
Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa
Trần
( Nguyễn Duy, Đò Lèn)

- Làm rõ các đặc điểm của đối tượng. - Con sông Đà tuôn dài, tuôn
2 Miêu tả - Nhận biết: có các từ ngữ chỉ màu dài như một áng tóc trữ tình,
sắc, hình ảnh, tính chất… đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
- Nhận biết: trong thơ, văn xuôi. ây trời Tây Bắc bung nở hoa
xoan, hoa gạo tháng ba.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò
sông Đà).
- Dốc lên khúc khuỷu dốc
thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi
trời
Ngàn thước lên cao, ngàn
thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi
(Quang Dũng, Tây Tiến)
3 Biểu cảm - Bày tỏ (bộc lộ) tình cảm, cảm xúc. - Sông Mã xa rổi Tây Tiến ơi
- Nhận biết: từ ngữ cảm thán: Ôi, tiếc Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
thay, than ôi, trời ơi... từ ngữ thể hiện (Quang Dũng, Tây Tiến)
Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
tình cảm như: yêu, thương, ghét,
- Nhớ gì như nhớ người yêu
giận, nhớ mong,... Trăng lên đầu núi nắng chiều
- Có mặt trong thơ (99%) lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng
sương
Sớm khuya bếp lửa người
thương đi về.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
4 Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn “Trường học của chúng ta là
luận… trường học của chế độ dân
chủ nhân dân, nhằm mục đích
đào tạo những công dân và
cán bộ tốt, những người chủ
tương lai của nước nhà. Về
mọi mặt, trường học của
chúng ta phải hơn hẳn trường
học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì
thầy giáo, học trò và cán bộ
phải cố gắng hơn nữa để tiến
bộ hơn nữa
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề
giáo dục)

5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất,


phương pháp…
6 Hành chính – Trình bày ý muốn, quyết định nào đó,
công vụ thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa
người với người
1.2. Các dạng câu hỏi và cách trả lời
Dạng câu hỏi Trả lời Cách trình bày
1. Xác định PTBĐ chính 1 PTBĐ Câu (..): Phương thức biểu đạt chính: (….)

2.Xác định PTBĐ (các, 1< PTBĐ Câu (..): Phương thức biểu đạt: (….); (….);
những) (…)

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
2. Dạng câu hỏi nêu nội dung cụm từ khóa

- Theo anh/ chị A là gì ?


A là từ khóa (niềm tin,
- Theo tác giả (A) là gì ? khát vọng)
A là từ khóa (thấu cảm là gì?; - Cách trả lời: tự tư duy
ý chí là gì?) trả lời dựa vào nội dung
- Cách trả lời: Chỉ việc copy đề thi
từ văn bản trong đề thì ra

3. Dạng câu hỏi nêu nội dung một vấn đề

Anh/chị hiểu ý kiến sau đây


như thế nào ?

Giải thích ý
kiến,(câu nói): Giải thích từ khóa Giải thích cả câu
…:

Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường

"ý chí": quyết tâm, nghị lực khi đứng trước khó khăn.
"con đường": ẩn dụ chỉ sự thành công của con người

Như vậy câu nói "Nơi nào có ý chí nơi đó có con


đường" nhấn mạnh vai trò của ý chí, nghị lực đối
với sự thành công của con người

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
Giải thích câu thơ Nghệ thuật- Nội dung

4. Dạng câu hỏi đồng tình hay không đồng tình ?


Em đồng tình với ý kiến “…”. Vì…
Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “…”. Vì sao ?

Em không đồng tình với ý kiến “…”. Vì…

BÀI 2
- THAO TÁC LẬP LUẬN
- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
- PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN

I. THAO TÁC LẬP LUẬN

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
Ví dụ minh họa
1. Giải thích
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái
huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa
khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức,
món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch,
duyên dáng và có quy mô vừa phải”.

2. Chứng minh
Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông
Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba,
Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào
cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng
lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia
Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”.
Câu nói đó bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn
mình

3. Bác bỏ
Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền
bạc không phải là vạn năng.
Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua được sắc đẹp
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua được ý thơ
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng
Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua được niềm vui
Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng không mua được lòng trung thành
Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lòng kính trọng
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua được trí tuệ
Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được hòa bình.
(Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.
17)

4. Phân tích
  Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng
bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ
về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
            Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với
những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước  khác nhau
với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con
người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những
truyền thống, những khát vọng.

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
  Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn
của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ,
những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ
mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác,
với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người
đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng
và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là
một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức
mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng
tốt”.

5. Bình luận
“… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người.
Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều
trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…
Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy
lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh.
Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ
đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình,
người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là
đội ơn”.

6. So sánh
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ
khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế
rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở
những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh,
nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi
bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu
cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn
cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”. (Chữ ta, bài Bản lĩnh
Việt Nam của Hữu Thọ)

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
GIẢI THÍCH VÀ MINH HỌA CỤ THỂ SƠ ĐỒ
1. PCNN SINH HOẠT
1.Ngôn - Khái niệm: Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ,
ngữ tình cảm,đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
sinh
hoạt –  Có 2 dạng tồn tại:

+ Dạng nói

+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,

2.PCNN Khái niệm Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được
sinh dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc
hoạt hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức.
Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để
trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
thân, bạn bè,…

- Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn


cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách
Đặc trưng thức giao tiếp…
- Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện
qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu
linh hoạt,..
- Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách
nói năng. Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của
người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích,
nghề nghiệp,…

Nhận biết Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại,
có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một
bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó
thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Ví dụ
Đây là phần bức thư của người con, gửi cho bố
“Bố ơi, bố có khỏe không? Con lợn sề nhà ta
nó đẻ hôm tháng trước được gần chục con bố
ạ. Bố ơi, bố cho con cái thước mấy lị quản bút
màu đỏ í…”
“Con Tạo hai – Bố Tiến”
(Lê Lựu)
Nhận xét: - Cách xưng hô thân mật: “bố ơi”, bố
ạ”…
- Những từ ngữ chỉ thấy trong sinh hoạt đời thường:
“mấy lị”, “í”…

2. PCNN NGHỆ THUẬT


1. Ngôn – Khái niệm: Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương,
ngữ nghệ không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con
thuật người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ
ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

–  Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng
thẩm mĩ.

–  Phạm vi sử dụng:

+  Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết,
phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu
(kịch, chèo, tuồng…)

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
+  Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí,
lời nói hằng ngày…

2.PCNN Khái niệm Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
nghệ thuật
Đặc trưng -Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện
pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…
- Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả
năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.
- Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại
nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng.
Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của
nhân vật trong tác phẩm.
Nhận biết Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một
bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác
phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách
ngôn ngữ nghệ thật.

Ví dụ - Em tưởng giếng nước sâu


Em nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng nước cạn
Em tiếc hoài sợi dây
(Ca dao)
- Anh nhảy dù vào trái tim em
Rồi nhả đạn vào hàng rào thứ nhất
Nhưng trái tim em là tên hèn nhát
Đã đầu hàng từ phát súng đầu tiên

- Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất


Anh cho em kèm với một phong thư
Em không nhận và tình anh đã mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ

3.PCNN BÁO CHÍ


1. Ngôn – Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản
ngữ báo chí ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của
XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát
thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự,
tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi
thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

- Các phương tiện diễn đạt:


–  Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ
vựng đặc trưng.

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
–  Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.
–  Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn
đạt.

2.PCNN Khái niệm


báo chí Đặc trưng –  Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa
điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…
–  Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao
[ bản tin, tin vắn, quảng cáo,…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng
cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài
báo để dẫn dắt.
–  Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải
kích thích sự tò mò của người đọc
Nhận biết - Thông tin chính xác: thời gian, địa điểm, sự kiện, nhân vật,
diễn biến, kết quả)
- Nguồn trích dẫn (báo nào?)

Ví dụ BẢN TIN

Thấy thanh niên giật chiếc điện thoại của người đi đường,
nhóm “hiệp sĩ” ở quận Tân Bình cùng cảnh sát cơ động truy đuổi
kẻ gây án.

Ngày 28/9, Công an quận Tân Bình, TP.HCM đang tạm giữ
Trương Thế Nhựt Toàn (28 tuổi, ngụ quận Tân Bình) để điều tra
về hành vi Cướp giật tài sản.

Khoảng 20h30 ngày 27/9, 5 thành viên của nhóm “hiệp sĩ” quận
Tân Bình đi trên đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình thấy
một thanh niên có biểu hiện nghi vấn nên bám theo. Tới địa bàn
phường 9, gã trai trên giật chiếc điện thoại iPhone của một người
đi đường. Bị nạn nhân giằng co, kẻ gây án ngã xuống đường. Các
"hiệp sĩ" đã truy đuổi đồng thời hô hoán để nhận sự giúp đỡ của
người dân. Cảnh sát cơ động thuộc Công an TP.HCM đang tuần
tra gần đó nghe tiếng truy hô cùng phối hợp đuổi theo.

Tên cướp bị khống chế và đưa về trụ sở Công an phường 9.


Tại đây, thanh niên tên Toàn khai do thiếu tiền tiêu xài nên đi
giật điện tho (https://news.zing.vn/hiep-si-o-sai-gon-truy-duoi-
ten-cuop-giat-iphone)

4. PCNN CHÍNH LUẬN


1. Ngôn a/ Ngôn ngữ chính luận:
ngữ chính – Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các
luận
Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh
giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo
một quan điểm chính trị nhất định.

– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

b/ Các phương tiện diễn đạt:


– Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính
trị
– Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán
logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ
[Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]
– Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn
cho lí lẽ, lập luận.

2/PCNN Khái Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
chính luận niệm

Đặc – Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải
trung thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự
trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được
cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh
viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có
hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử
dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy…
nhưng…, để, mà,….
– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn
hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

Nhận -Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị,
biết xã hội, văn hóa, tư tưởng,…

-Có quan điểm của người nói/ người viết

-Dùng nhiều từ ngữ chính trị

– Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời
phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong  hội nghị, hội thảo, nói
chuyện thời sự , …

Ví dụ

5. PCNN KHOA HỌC


1.Văn bản –  VB khoa học gồm 3 loại:
khoa học
+ VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên
Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]
+ VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung
được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và
bài tập đi kèm,…
+ VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng
rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu,
hấp dẫn.
–  Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa
học, tiêu biểu là các VBKH.

Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,…] & viết [giáo án, sách,
vở,…]

2.PCNN Khái
khoa học niệm
Đặc –  Tính khái quát, trừu tượng :  
trưng + Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên
môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái
niệm khoa học.

+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học
trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)
–  Tính lí trí, logic:
+  Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+  Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

+  Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn
bản thể hiện một lập luận logic.

–  Tính khách quan, phi cá thể:


+  Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
+  Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính
chất cá nhân

Nhận Dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình
biết bày,…

Ví dụ “ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi
thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng
vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế
bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu
của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành
phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền
dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống
như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có
thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên
người của nạn nhân”.

6. PCNN HÀNH CHÍNH


1.VB hành –  VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
chính & Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà
Ngôn ngữ nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí
hành [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
chính
–  Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các VBHC. Đặc điểm:

+ Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định


+ Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao
+ Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được
tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

2.PCNN Khái
hành niệm
chình Đặc –  Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn
trưng mẫu nhất định
–  Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc
mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung.
Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều
chương, mục để tiện theo dõi
–  Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá
nhân [ nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân
trọng cảm ơn,…]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương,
khẩu ngữ,…
Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….

Nhận Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hai dấu
biết hiệu mở đầu và kết thúc

+Có phần tiêu ngữ (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn
bản

+Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
III. PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết cấu đoạn
văn)

1. Diễn dịch
a
b

A c

d
Câu chủ đề

Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát   đứng ở đầu
đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai
được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những
nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Ví dụ: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:
“ Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành
một cá tính sáng tạo(1).Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt,
cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng(2). Điêù ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất
của người làm thơ chân chính(3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để
cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa(4) .Trong khi sáng tác nhà
thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ
nọ(5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà
thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt
của mình trong những giây phút cầm bút”(6)..
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Bốn câu còn
lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn
dịch.                      

2. Quy nạp

a
b
c A
d

Câu chủ đề
Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
“Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
          Đêm nay rừng hoang sương muối
          Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).
Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
 Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện
thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý
nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần
gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng
trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở(8).
Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo  nên hình tượng
thơ để đời(9).
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ
“Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh
giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.

3. Tổng – Phân – Hợp


a
A
b C HỢP
c
TỔNG d

B PHÂN

“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây
sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau (hùa vào nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy?
Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta,
người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia,
khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe. Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng”.

4. Song hành

a b c d

5. Móc xích

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
BÀI 3
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi Tuyển sinh vào 10 môn Văn– Mẹ Sâu/0968193559 2
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

Biện pháp Khái Tác dụng Các kiểu/ Phân loại Dấu hiệu
tu từ từ niệm nhận
vựng biết

1. So So sánh - Làm tăng * Cấu tạo của biện pháp so sánh: Có các từ
sánh là đối sức gợi ngữ so
- A là B: “Người ta là hoa đất”
chiếu sự hình, gợi sánh:
vật, sự cảm cho sự “Quê hương là chùm khế ngọt” “là”,
việc này diễn đạt, “như”,
với sự câu văn - A như B: “bao
vật, sự thêm phần “Nước biếc trông như làn khói phủ nhiêu…
việc sinh động, bấy
khác có gây hứng Song thưa để mặc bóng trăng vào” nhiêu”.
nét thú với Tuy
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
tương người đọc. nhiên,
đồng “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ các em
- Giúp
rét nên lưu ý
người đọc
một số
(người Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng trường
nghe) dễ
nắm bắt tư Như xuân đến chim rừng lông trở biếc hợp, từ
ngữ so
tưởng, tình Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” sánh bị
cảm cảu [Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên] ẩn đi.
người nói
(người - Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
viết)
“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy


nhiêu”

[ca dao]

Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy


nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi
bị ẩn đi.

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 19


* Các kiểu so sánh:

- Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là Bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”


[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu


mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng

+ So sánh các đối tượng cùng loại

“Cô giáo em hiền như cô Tấm”

+ So sánh khác loại:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

[Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu


tượng và ngược lại:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh


Xuân]

“Công cha như núi Thái Sơn

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 20


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
ra”

[ca dao]

2.Nhân hóa Nhân - Làm tăng Các kiểu nhân hóa: Các từ
hóa là sức gợi chỉ hoạt
- Dùng những từ vốn gọi người để
biện hình, gợi động, tên
gọi vật: Ông trời nổi lửa đằng đông/
pháp tu cảm cho sự gọi của
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
từ sử diễn đạt con
(Trần Đăng Khoa)
dụng người:
- Làm cho
những từ - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, ngửi,
sự vật, đồ
ngữ chỉ tính chất của người để chỉ hoạt động chơi, sà,
vật, cây cối
hoạt tính chất của vật: anh, chị,
trở nên gần
động, …
gũi, sinh “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt
tính
động, thân đầu vội vã (Hữu Thỉnh)
cách,
thiết với
suy “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
con người
nghĩ, tên
hơn [Tây Tiến – Quang
gọi ...
vốn chỉ Dũng]
dành
"Sông Đuống trôi đi
cho con
người để Một dòng lấp lánh
miêu tả
đồ vật, Nằm nghiêng nghiêng trong kháng
sự vật, chiến trường kì”
con vật, [Bên kia sông Đuống – Hoàng
cây cối Cầm]
khiến
cho - Trò chuyện với vật như với người:
chúng
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
trở nên
sinh [ca dao]
động,
gần gũi,
có hồn
hơn.

3.Ẩn dụ Ẩn dụ là - Làm tăng Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:


cách gọi sức gợi

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 21


tên sự hình, gợi + Ẩn dụ hình thức - tương đồng về
vật, hiện cảm cho sự hình thức
tượng diễn đạt.
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
này
- Tăng tính [Truyện Kiều – Nguyễn Du]
bằng tên
hàm súc
sự vật, [hoa lựu màu đỏ
cho câu
hiện như lửa]
thơ, câu
tượng
văn,. + Ẩn dụ cách thức – tương đồng về
khác có
nét cách thức
tương “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
đồng với
nó [c
a dao]

[ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao


động]

“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

[Nguyễn Đức Mậu]

[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo


thành]

+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về


phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi


thuyền”

[ca dao]

[thuyền – người con


trai; bến – người con gái]

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -


chuyển từ cảm giác này sang cảm
giác khác, cảm nhận bằng giác quan
khác.

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 22


Tiếng rơi rất mỏng như là rơi
nghiêng”

[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng


Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

[Những cánh buồm – Hoàng Trung


Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh


Hải)

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu


Dụng]

Lưu ý:

- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ
vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá


thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể
để khám phá ý nghĩa.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

[Thương vợ - Tú Xương]

+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc,


phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ:
cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay
bầu,...

4.Hoán dụ Là biện Làm tăng Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:


pháp tu sức gợi
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
từ gọi hình gợi

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 23


tên sự cảm cho sự “Đầu xanh có tội tình gì
vật, hiện diễn đạt
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
tượng,
khái [Truyện Kiều - Nguyễn Du]
niệm
này “Bàn tay ta làm nên tất cả
bằng tên Có sức nguời sỏi đá cũng thành
sự vật,
hiện [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung
tượng, Thông]
khái
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa
niệm
đựng:
khác có
quan hệ “Vì sao trái đất nặng ân tình,
gần gũi
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
[Tố Hữu]

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự


vật:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”


[Việt Bắc - Tố Hữu]

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu


tượng

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc


nói A chỉ B nhưng khác nhau:

- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương


đồng [giống nhau]

- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần


gũi, hay đi liền với nhau.

5.Nói quá Là biện Giúp hiện Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ Những từ
pháp tu tượng, sự chồng yêu chồng bảo râu rồng trời ngữ

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 24


từ phóng vật miêu tả cho”. cường
đại quy được nhấn điệu,
“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi
mô, mức mạnh, gây khoa
hết tội
độ, tính ấn tượng, trương,
chất của tăng sức Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa phóng
sự vật, biểu cảm sạch mùi” đại so với
hiện thực tế
tượng [Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi]

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

[Việt Bắc - Tố Hữu]

6.Nói giảm, Là biện Tránh gây Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa
nói tránh pháp tu cảm giác thu đang đẹp nắng xanh trời”
từ dùng đau
⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử
cách thương,
dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm
diễn đạt ghê sợ
giác đau thương mất mát cho người
tế nhị, nặng nề,
dân Việt Nam.
uyển tránh thô
chuyển tục, thiếu
lịch sự

7.Điệp từ, Là biện Làm tăng Vídụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái


Các từ
điệp ngữ pháp tu cường hiệu nhà tranh, giữ đồng lúa chín” ngữ được
từ nhắc quả diễn lặp lại
⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm
đi nhắc đạt như nhiều lần
nhấn mạnh vai trò của tre trong công
lại nhiều nhấn trong
cuộc bảo vệ Tổ quốc.
lần một mạnh, tạo đoạn văn,
từ, cụm ấn tượng, - Điệp ngữ có nhiều dạng: thơ
từ gợi liên
tưởng, cảm + Điệp ngữ cách quãng:
xúc, vần “Buồn trông cửa bể chiều hôm,
điệu cho
câu thơ, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa
câu văn. xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 25


Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế


ngồi”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

+ Điệp nối tiếp:

“Mai sau

Mai sau

Mai sau

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”

[Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

+ Điệp vòng tròn:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

[Chinh phụ ngâm –


Đoàn Thị Điểm]

8. Chơi chữ Là biện Tạo sắc Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu
pháp tu thái dí mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”
từ sử dỏm, hài
dụng hước, làm
đặc sắc câu văn
về âm, hấp dẫn và
về nghĩa thú vị
của từ

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 26


CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
BPTT CÚ KHÁI TÁC DỤNG CƠ SỞ NHẬN BIẾT
PHÁP NIỆM

1. Điếp Là tạo ra Làm cho câu văn có


cấu trúc những câu tính chất cân đối, đối
cú pháp hoặc những xứng về ý và tạo ra
(câu) vế câu có tính nhạc, tác động về
chung một nhận thức và tình cảm
kiểu cấu tạo

2. Liệt kê Là sắp xếp Diễn tả đầy đủ, sâu sắc “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn
nối tiếp hàng hơn những khía cạnh ác mộng
loạt từ hay khác nhau của thực tế
cụm từ cùng hay tư tưởng, tình cảm. Em đã sống lại rồi, em đã
loại để diễn sống!
tả đầy đủ, sâu
sắc hơn Điện giật, dùi đâm, dao cắt,
những khía lửa nung
cạnh khác
nhau của Không giết được em, người
thực tế hay tư con gái anh hùng!”
tưởng, tình
cảm. [Người con gái anh hùng –
Trần Thị Lý]

3. Đảo Là biện pháp Nhấn mạnh và tăng Có nhiều cách đảo ngữ:
ngữ thay đổi trật tính gợi hình, gợi cảm
- Đảo VN lên trước CN:
tự thông cho sự diễn đạt
Mọc giữa dòng sông
thường của
xanh/Một bông hoa tím biếc.
các thành
(Thanh Hải)
phần trong
câu, cảu các - Đảo bổ tố lên đầu câu:
thành tố Vầng trăng ai xẻ làm
trong cụm từ đôi/Nửa in gối chiếc nửa soi
dặm trường(Nguyễn Du)

- Đảo danh từ lên trước


thành tố phụ trong cụm
danh từ: Lom khom dưới núi
tiều vài chú/Lác đác bên
sông chợ mấy nhà.

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 27


- Đảo bổ ngữ chỉ cách thức
lên trước động từ làm
thành tố chính trong cụm
động từ: Sấm/Ghé xuống
sân/Cười khanh khách (Trần
Đăng Khoa)

4. Đối ngữ Là biện pháp Làm cho câu thơ, câu Có hai loại đối ngữ:
sắp đặt theo văn, đoạn thơ, đoạn
- Đối ngữ tương phản: Gần
hình thức văn cân đối, nhịp
mực thì đen, gần đèn thì
sóng đôi hai nhàng và làm nổi bật
rạng (Tục ngữ).
từ, hai cụm nội dung cần diễn đạt
từ, hai vế - Đối ngữu tương hỗ: Nhớ
câu, hai câu nước đau lòng con quốc
có ngữ âm, quốc/ Thương nhà mỏi
có cấu tạo miệng cái gia gia.
ngữ pháp và
ý nghĩa cân (Đối trong một câu là tiểu
xứng với đối; Đối hai vế câu với nhau
nhau. gọi là bình đối)

5. Câu hỏi Là câu về -Bộc lộ cảm xúc - Câu hỏi có ý nghĩa khẳng
tu từ hình thức là định: Hỡi sông Hồng tiếng
- Tạo tính nhạc và sự
câu hỏi hát bốn ngàn năm/ Tổ quốc
biến hóa trong diễn đạt
nhưng thực bao giờ đẹp thế này chăng
chất là câu (Chế Lan Viên)
khẳng định.
- Câu hỏi có ý nghĩa phủ
định:Than ôi! Thời oanh liệt
nay còn đâu.

- Câu hỏi bộc lộ cảm xúc:


Em là ai? Cô gái ay nàng
tiên?(Tố Hữu)

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 28


TÁC DỤNG (HIỆU QUẢ) CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Biện pháp tu từ Tác dụng


TỪ VỰNG

CÚ PHÁP

NGỮ ÂM Điệp âm

Điệp vần

Điệp thanh

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 29


CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI VỂ BIỆN PHÁP TU TỪ

CÁC DẠNG CÂU HỎI

Chỉ ra và nêu tác dụng của Nêu tác dụng của biện
biện pháp tu từ trong câu pháp tu từ (A) được sử
thơ (câu văn) : "...." dụng trong câu thơ (câu
văn) : "..."

1. Gọi đúng tên phép tu từ


Các bước trả lời

2. Chép đúng câu thơ (câu văn) có phép tu từ đó

3. Tác dụng (hiệu quả của phép tu từ đó)

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 30


CÁCH TRÌNH BÀY
Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ (câu văn) trên là : (…)
Tác dụng (Hiệu quả nghệ thuật): Nêu lý thuyết chung, nêu nội dung cụ thể.

VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
- Bước 1 (Gọi tên): Phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: Ẩn dụ.
- Bước 2 (Chỉ ra câu thơ…): Nhà thơ đã mang đến hình ảnh ẩn dụ đầy biểu cảm: Thấy một mặt
trời trong lăng rất đỏ.
- Bước 3: (Hiệu quả nghệ thuật): Phép so sánh đã làm cho hình ảnh thơ giàu sức gợi mang đến
giá trị biểu đạt cao (Lý thuyết). Mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”.
Mặt trời trong câu thơ là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống
mặt đất, duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời ở câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và
đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với
Bác Hồ. Đồng thời ca ngợi sự vĩ đại và bất tử của Bác Hồ trong lòng bao thế hệ dân tộc Việt. Bởi
Người đã soi đường chỉ lối cho Cách mạng, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
VÍ DỤ 2 (đề thi 2014 -2015)
Chỉ ra và nêu tác dụng của bptt trong câu:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
- Biện pháp tu từ: so sánh (Đất nước như vì sao).
Tác dụng: BPTT so sánh làm cho câu thơ : Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước trở nên sinh
động, gợi cảm. Đặc biệt, nhà thơ mượn hình ảnh thiên nhiên: vì sao sáng lung linh, trường tồn để
làm ngời lên sức sống bất diệt của đất nước.
VÍ DỤ 3 (câu 4 phần đọc hiểu: 2017 -2018)
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

- BPTT: Nhân hóa (giấy đỏ - buồn, nghiên – sầu)


- Tác dụng: BPTT nhân hóa làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ: (…). Qua đó, tác giả
làm nổi bật hình ảnh đáng thương của ông đồ, niềm thương cảm chân thành, nỗi tiếc nhớ
cảnh cũ người xưa của tác giả.
- VÍ DỤ 4: (Câu 3, đọc hiểu, đề thi: 2018 -2019): “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung
khổng lồ.
VÍ DỤ 2: Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu
hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 31


Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;” (Vội vàng – Xuân Diệu)
- Bước 1: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, liệt

- Bước 2: Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc: Của…này đây…/ Này đây… của ….
Liệt kê: tuần tháng mật. hoa của đồng nội, lá của cành tơ, khúc tình si của chim yến
anh.
- Bước 3: Hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ là tạo nên nhịp thơ dồn dập, nhấn mạnh vẻ đẹp
tươi non, phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân qua tâm hồn khát sống, khát yêu, khát khao
giao cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
THỂ THƠ

Thể thơ truyền thống

Lục bát Thất ngôn Song thất lục bát

Lục bát

Mình về mình có nhớ ta


Ta về ta nhớ những hoa cùng người
( Tố Hữu, Việt Bắc)

Gieo vần lưng và vần


Câu lục: 6 chữ Câu bát: 8 chữ chân

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 32


Thất ngôn

Thất ngôn bát cú Thất ngôn tứ tuyệt

Bài thơ: Chiều tối


Gieo vần: Độc vận
(Hồ Chí Minh)

Câu cá mùa thu


(Nguyễn Khuyến

Song thất lục bát: Hai câu thất, hai câu bát: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Các thể thơ hiện đại

Tự do Ngũ ngôn
Thơ 8 chữ
(không theo quy luật;
(Nhiều câu, mỗi câu 8 chữ)
câu dài ngắn khác nhau) (Thể thơ 5 chữ; Sóng (Xuân Quỳnh)

Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 33


Chuyên đề Đọc hiểu Ôn thi THPT Quốc gia– Mẹ Sâu/0968193559 Page 34

You might also like