You are on page 1of 76

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ UEH’’ NĂM 2023

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO MẬT THÔNG TIN


KHI THANH TOÁN TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm chuyên ngành: 1

TP. Hồ Chí Minh, tháng 02/2023


ii

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định những yếu tố và mức độ ảnh hưởng
đến bảo mật thông tin khi sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp giúp bảo mật thông tin
khi thanh toán trực tuyến. Với 9 nhân tố ban đầu được chúng tôi đề xuất là: mức độ mật
khẩu, tần suất đăng nhập, chu kỳ thay đổi mật khẩu, hình thức đăng nhập, hình thức xác
nhận đăng nhập, mạng Internet thường xuyên sử dụng đăng nhập, hình thức xác nhận
giao dịch, truy cập liên kết lạ, kênh thanh toán trực tuyến. Sau khi thu thập được 450
phiếu trả lời hợp lệ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bằng
phần mềm SPSS với cỡ mẫu là 450. Và cho ra kết quả có 04 nhân tố mang ý nghĩa thống
kê lên nhân tố phụ thuộc gồm: tần suất đăng nhập, hình thức xác nhận đăng nhập, mạng
Internet thường xuyên sử dụng đăng nhập, truy cập liên kết lạ. Từ kết quả đó, nhóm
nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị để sinh viên có thể xem xét và điều chỉnh thói quen,
hành vi khi sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến một cách an toàn và bảo mật thông
tin.
iii

MỤC LỤC
TÓM TẮT..........................................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................1
1.1.1. Saravanan Subbiah (2022) “Những thách thức và vấn đề về an ninh mạng:
Sử dụng ví điện tử tại Malaysia”................................................................................2
1.1.2. Kiran Kulshrestha (2022) “Phương pháp bảo mật tốt nhất cho giao dịch
trực tuyến”..................................................................................................................3
1.1.3. Semerikova, E. (2020) “Điều gì cản trở việc sử dụng thanh toán bằng điện
thoại thông minh ở Nga. Nhận thức về các rào cản công nghệ và an ninh”..............4
1.1.4. Bogdan-Alexandru Urs (2015) “Vấn đề an ninh và giải pháp trong hệ thống
thanh toán điện tử”.....................................................................................................4
1.1.5. Morufu Olalere, Victor O. Waziri, Idris Ismaila, Olawale S. Adebayo,
Ololade O (2014) “Đánh giá nhận thức về bảo mật thông tin các khách hàng của
các ngân hàng trực tuyến ở Nigeria”..........................................................................5
1.1.6. Mahesh Kumar và Sanjay Gupta (2020) “Nhận thức về bảo mật của người
dung ngân hàng điện tử của Ấn Độ: Một quy trình phân tích thứ bậc”.....................5
1.2. Lý do chọn đề tài...................................................................................................6
1.3. Mục tiêu đề tài......................................................................................................7
1.4. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................8
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................8
1.6. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................10
iv

2.1. Thanh toán trực tuyến.........................................................................................10


2.1.1. Định nghĩa thanh toán trực tuyến..................................................................10
2.1.2. Các hình thức thanh toán trực tuyến.............................................................10
2.1.3. Cơ chế hoạt động của thanh toán trực tuyến.................................................10
2.1.4. Lợi ích của thanh toán điện tử.......................................................................11
2.2. Bảo mật thông tin................................................................................................11
2.2.1. Định nghĩa.....................................................................................................11
2.2.2. Yếu tố bảo mật liên quan đến thanh toán điện tử..........................................12
2.2.3. Yếu tố hành vi của người tiêu dùng liên quan đến bảo mật thông tin các kênh
thanh toán..................................................................................................................12
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ..................................................................13
3.1. Thực trạng vấn đề bảo mật trên thế giới.............................................................13
3.2. Thực trạng vấn đề bảo mật tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á..........14
3.2.1. Tại Malaysia..................................................................................................14
3.2.2. Tại Việt Nam..................................................................................................14
3.3. Quy định, luật về an toàn và bảo mật thông tin..................................................16
3.3.1. Luật số 86/2015/QH13 – Luật an toàn thông tin mạng.................................16
3.3.2. Theo Thông tư số 29/2011/TT-NHNN, tại Điều 3.........................................16
3.3.3. Thông tư số 35/2016/TT-NHNN, Điều 3........................................................17
3.3.4. Khoản 2 Điều 46 Luật giao dịch điện tử năm 2005.......................................17
3.3.5. Khoản 2 Điều 387 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định....................17
3.3.6. Theo Điều 35 Luật giao dịch điện tử năm 2005............................................17
3.3.7. Điều 8 Thông tư 59/2015/TT-BCT.................................................................17
3.3.8. Quyết định số 630/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.................................................................................................18
3.3.9. Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010........................................................18
v

3.3.10. Điều 4, nghị định 117/2018/NĐ-CP..............................................................18


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................19
4.1. Thống kê mô tả...................................................................................................19
4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................19
4.1.2. Thống kê mô tả các biến định danh của các đáp viên...................................19
4.1.3. Thống kê mô tả các biến quan sát.................................................................21
4.2. Kiểm định thang đo Cronbach's Alpha...............................................................22
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................23
4.3.1. Phân tích nhân tố thang đo biến độc lập.......................................................23
4.3.2. Phân tích nhân tố thang đo biến phụ thuộc...................................................26
4.4. Kiểm định ma trận tương quan...........................................................................27
4.5. Kiểm tra mô hình cấu trúc..................................................................................28
4.5.1. Đánh giá đa cộng tuyến.................................................................................29
4.6. Kết luận...............................................................................................................37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.........................................................................................38
CHƯƠNG 6: CÁC KIẾN NGHỊ..............................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................44
PHỤ LỤC.........................................................................................................................48
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU.......................................................48
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ.............................................................52
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY....................................................54
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA........................55
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY.....................58
PHỤ LỤC 6: KIỂM TRA MÔ HÌNH CẤU TRÚC......................................................59
PHỤ LỤC 7: MÔ HÌNH CIA........................................................................................65
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thống kê mô tả thông tin nhân khẩu học.............................................................20


Bảng 2: Bảng Thống kê mô tả các biến quan sát...............................................................21
Bảng 3: Bảng tóm tắt kết quả Cronbach's Alpha...............................................................22
Bảng 4: Bảng KMO and Barlett’s Test..............................................................................24
Bảng 5: Bảng Tổng phương sai trích.................................................................................25
Bảng 6: Bảng Ma trận xoay...............................................................................................26
Bảng 7: Bảng KMO and Barlett’s Test..............................................................................26
Bảng 8: Bảng Tổng phương sai trích.................................................................................27
Bảng 9: Ma trận xoay........................................................................................................27
Bảng 10: Bảng kết quả tương quan Person........................................................................27
Bảng 11: Bảng đánh giá đa cộng tuyến.............................................................................29
Bảng 12: bảng chẩn đoán Casewise lần 1..........................................................................30
Bảng 13: Bảng chẩn đoán Casewise lần 2.........................................................................30
Bảng 14: Bảng chẩn đoán Casewise..................................................................................31
Bảng 15: Bảng mức độ phù hợp của mô hình lần 2...........................................................32
Bảng 16: Bảng phân tích ANOVA....................................................................................32
Bảng 17: Bảng kết quả kiểm định F..................................................................................33
Bảng 18: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu..........................................................................52
Bảng 19: Bảng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu................................................................53
Bảng 20: Bảng kết quả kiểm tra độ tin cậy........................................................................54
Bảng 21: Bảng phân tích nhân tố thang đo biến độc lập...................................................55
Bảng 22:Bảng Tổng phương sai trích................................................................................55
Bảng 23: Bảng Ma trận xoay.............................................................................................56
Bảng 24: Bảng phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc.............................................56
vii

Bảng 25: Bảng Tổng phương sai trích...............................................................................56


Bảng 26: Bảng Ma trận xoay.............................................................................................57
Bảng 27: Bảng kết quả phân tích tương quan và hồi quy..................................................58
Bảng 28: Bảng kiểm tra mô hình cấu trúc.........................................................................59
Bảng 29: Bảng mức độ phù hợp của mô hình lần 1...........................................................60
Bảng 30: Bảng chẩn đoán Casewise..................................................................................60
Bảng 31: Bảng chẩn đoán Casewise lần 2.........................................................................60
Bảng 32: Bảng chẩn đoán Casewise..................................................................................61
Bảng 33: Bảng mức độ phù hợp của mô hình lần 2...........................................................61
Bảng 34: Bảng ANOVA....................................................................................................62
Bảng 35: Bảng kết quả kiểm định F..................................................................................62
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1: Nhận thức của người tiêu dùng đối với rủi ro bảo mật thông tin cho các ngân
hàng công cộng, tư nhân và nước ngoài..............................................................................6
Hình 2: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu với hồi quy bội......................................34
Hình 3: Biểu đồ Histogram................................................................................................35
Hình 4: Biểu đồ Normal P-P Plot......................................................................................36
Hình 5: Biểu đồ Scatter Plot..............................................................................................37
Hình 6: Biểu đồ Histogram................................................................................................63
Hình 7: Biểu đồ Normal P-P Plot......................................................................................63
Hình 8: Biểu đồ Scatter......................................................................................................64
Hình 9: Mô hình CIA.........................................................................................................65
ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


1. Anova: Analysis of Variance

2. CHUKY: Chu kỳ thay đổi mật khẩu

3. DN: Hình thức đăng nhập

4. EFA: Exploratory Factor Analysis

5. GD: Hình thức xác nhận giao dịch

6. KENH: Kênh thanh toán trực tuyến

7. KMO: Kaiser – Meyer – Olkin

8. MANG: Mạng Internet thường xuyên sử dụng đăng nhập

9. MUCDO: Mức độ mật khẩu

10. Sig: Observed Significance level

11. SPSS: Statistical Package for the Social Sciences

12. TANSUAT: Tần suất đăng nhập

13. TC: Truy cập liên kết lạ

14. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

15. TTĐT: Thanh toán điện tử

16. UEH: Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh

17. VIF: Variance inflation factor

18. XN: Hình thức xác nhận đăng nhập


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tính đến năm 2021, 76% người trưởng thành trên toàn cầu hiện có tài khoản tại ngân
hàng, tổ chức tài chính khác hoặc tại nhà cung cấp tiền di động, tăng từ 68% vào năm
2017 và 51% vào năm 2011. Điều quan trọng là mức tăng trưởng về quyền sở hữu tài
khoản được phân bổ đồng đều trên toàn cầu nhiều quốc gia nữa. Mặc dù trong các cuộc
khảo sát trước đây của Findex trong thập kỷ qua, phần lớn sự tăng trưởng tập trung ở Ấn
Độ và Trung Quốc, những cuộc khảo sát năm nay cho thấy tỷ lệ sở hữu tài khoản đã tăng
hai con số ở 34 quốc gia kể từ năm 2017.
Đại dịch cũng dẫn đến việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số ngày càng nhiều. Ở các nền
kinh tế có thu nhập thấp và trung bình (ngoại trừ Trung Quốc), hơn 40% người trưởng
thành thực hiện thanh toán tại cửa hàng hoặc thanh toán trực tuyến cho người bán bằng
thẻ, điện thoại hoặc internet lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch. Điều này cũng đúng
với hơn một phần ba số người trưởng thành ở tất cả các nền kinh tế có thu nhập thấp và
trung bình đã thanh toán hóa đơn tiện ích trực tiếp từ tài khoản chính thức. Tại Ấn Độ,
hơn 80 triệu người trưởng thành đã thực hiện giao dịch thanh toán kỹ thuật số đầu tiên
sau khi đại dịch bắt đầu, trong khi ở Trung Quốc, hơn 100 triệu người trưởng thành đã
thực hiện.
Hai phần ba người trưởng thành trên toàn thế giới hiện thực hiện hoặc nhận thanh toán kỹ
thuật số, với tỷ lệ ở các nền kinh tế đang phát triển tăng từ 35% năm 2014 lên 57% vào
năm 2021. Ở các nền kinh tế đang phát triển, 71% có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tài
chính khác hoặc với một nhà cung cấp dịch vụ tiền di động, tăng từ 63% trong năm 2017
và 42% vào năm 2011. Các tài khoản tiền di động đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ về tài
chính toàn diện ở châu Phi cận Sahara.
Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết: “Cuộc cách mạng kỹ
thuật số đã thúc đẩy sự gia tăng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính trên
toàn thế giới, thay đổi cách mọi người thực hiện và nhận thanh toán, vay và tiết kiệm.
Tạo môi trường chính sách thuận lợi, thúc đẩy số hóa các khoản thanh toán và mở rộng
hơn nữa khả năng tiếp cận các tài khoản chính thức và dịch vụ tài chính cho phụ nữ và
người nghèo là một số ưu tiên chính sách nhằm giảm thiểu những đảo ngược trong quá
trình phát triển do các cuộc khủng hoảng chồng chéo đang diễn ra.”
2

Lần đầu tiên kể từ khi cơ sở dữ liệu Findex toàn cầu được bắt đầu vào năm 2011, cuộc
khảo sát cho thấy khoảng cách giới tính trong quyền sở hữu tài khoản đã được thu hẹp,
giúp phụ nữ có nhiều quyền riêng tư, bảo mật và kiểm soát tiền của họ hơn. Khoảng cách
đã thu hẹp từ 7 xuống 4 điểm phần trăm trên toàn cầu và từ 9 xuống 6 điểm phần trăm ở
các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, kể từ vòng khảo sát cuối cùng vào năm
2017.
Khoảng 36% người trưởng thành ở các nền kinh tế đang phát triển hiện nhận được tiền
lương hoặc khoản thanh toán của chính phủ, khoản thanh toán cho việc bán sản phẩm
nông nghiệp hoặc khoản thanh toán chuyển tiền trong nước vào tài khoản. Dữ liệu cho
thấy rằng việc nhận thanh toán vào tài khoản thay vì tiền mặt có thể thúc đẩy mọi người
sử dụng hệ thống tài chính chính thức – khi mọi người nhận thanh toán kỹ thuật số, 83%
đã sử dụng tài khoản của họ để thực hiện thanh toán kỹ thuật số. Gần hai phần ba sử dụng
tài khoản của họ để quản lý tiền mặt, trong khi khoảng 40% sử dụng nó để tiết kiệm –
tiếp tục phát triển hệ sinh thái tài chính.
1.1.1. Saravanan Subbiah (2022) “Những thách thức và vấn đề về an ninh mạng: Sử
dụng ví điện tử tại Malaysia”

Nhiều người sử dụng một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (với thẻ ghi nợ và
ngân hàng trực tuyến là phương thức chính). Rào cản chính của ví điện tử là do những lo
ngại về bảo mật cho rằng ví điện tử có thể dẫn đến gian lận thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ,
giao dịch bị thiếu, các trang web giả mạo giả mạo từ ví di động và rò rỉ thông tin chi tiết
ngân hàng. Vi phạm dữ liệu do lo ngại bao gồm các vấn đề về phần mềm và phần mềm
độc hại cũng như sợ rằng điện thoại di động đã bị tấn công.
Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp. Nghiên cứu này liên quan đến dữ liệu từ các
bài báo địa phương dưới dạng thứ cấp được thu thập từ các nguồn trực tuyến như tạp chí,
trang web và sách để phân tích và đưa ra bằng chứng bổ sung để hỗ trợ.
Bài nghiên cứu này đã phát hiện ra cơ sở hạ tầng đầy đủ, độ phức tạp của việc sử dụng ví
điện tử, rủi ro an ninh mạng và quyền riêng tư – tất cả các vấn đề cần được giải quyết để
khai thác công nghệ mới nổi này. Lý do chính khiến chính phủ quyết định thúc đẩy Ví
điện tử là nền kinh tế Malaysia đang suy yếu kể từ Covid-19, do thu nhập và chi tiêu của
người dân đều giảm.
3

Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế khác như: liên quan đến thắt
chặt an ninh mạng, các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử sẽ phải tuân theo những gì các tổ
chức tài chính còn lại đang làm và luôn cập nhật các xu hướng mới nhất. Các nhà cung
cấp sẽ phải tiếp tục kiểm tra hệ thống của họ và chủ động tìm hiểu bối cảnh bảo mật,
thông báo cho chính họ và khách hàng của họ về các cuộc tấn công an ninh mạng. Các
nhà khai thác ví điện tử có khả năng triển khai công nghệ để phát hiện và ngăn chặn gian
lận, cung cấp các giải pháp xử lý giao dịch và ủy quyền thanh toán kỹ thuật số cho các
công ty ví điện tử.
1.1.2. Kiran Kulshrestha (2022) “Phương pháp bảo mật tốt nhất cho giao dịch trực
tuyến”

Mỗi lĩnh vực kinh doanh đã nắm lấy công nghệ hiện đại và cung cấp các dịch vụ trực
tuyến cho khách hàng quen trong môi trường doanh nghiệp hiểu biết về công nghệ và
được thúc đẩy bởi công nghệ này. Sự phổ biến ngày càng tăng của ngân hàng trực tuyến
và các giao dịch trực tuyến đòi hỏi phải cung cấp cho khách hàng sự bảo mật, nhất quán,
mạnh mẽ và toàn vẹn khi thực hiện các giao dịch ngân hàng.
Vi phạm an ninh trực tuyến và tấn công mạng khiến hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử của chúng ta gặp rủi ro. Lừa đảo, hack trang web và các dịch vụ web không an
toàn là tất cả các ví dụ về các mối nguy bảo mật trực tuyến. Nhiều tin tặc có khả năng
xâm phạm mạng của công ty và giành quyền truy cập vào thông tin quan trọng. Chúng ta
sẽ tìm hiểu làm thế nào để ngăn chặn các giao dịch trực tuyến như là kết quả của luận án
này.
Phương pháp nghiên cứu định lượng đã được sử dụng cho bài nghiên cứu này, và các số
liệu được trình bày đều thu được từ bảng câu hỏi khảo sát.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi biết về loại biện pháp bảo mật mà mọi người ưa
thích khi thực hiện các giao dịch trực tuyến của họ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi mọi
vấn đề bảo mật. Chúng tôi biết về những rào cản mà mọi người đang gặp phải khi thực
hiện giao dịch trực tuyến. Các vấn đề liên quan đến bảo mật đối với giao dịch trực tuyến
là lừa đảo, lừa đảo qua internet, đánh cắp danh tính bằng phần mềm độc hại, gian lận đầu
tư, v.v. Nếu tôi phân tích câu hỏi này trong bài nghiên cứu của mình, chúng tôi có thể
phát hiện ra rằng hầu hết mọi người đều nói rằng họ không gặp bất kỳ rào cản nào khi
thực hiện trực tuyến giao dịch.
4

1.1.3. Semerikova, E. (2020) “Điều gì cản trở việc sử dụng thanh toán bằng điện thoại
thông minh ở Nga. Nhận thức về các rào cản công nghệ và an ninh”

Và đã có những phát hiện nhận thức về tính bảo mật còn thấp thấp và những lo ngại như
sợ mất điện thoại thông minh có dữ liệu thẻ thanh toán và việc nhập mật khẩu của điện
thoại thông minh ở những nơi công cộng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sử dụng thanh
toán bằng điện thoại. Hơn nữa, nhận thức về tốc độ có tác động tiêu cực đến xác suất
thanh toán bằng thiết bị di động, nghĩa là tốc độ của quá trình thanh toán trong mắt người
tiêu dùng càng chậm thì khả năng họ sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán NFC
càng ít.
Ngoài những phát hiện mà bài nghiên cứu tìm ra được, cũng có một số những hạn chế
của nghiên cứu chủ yếu liên quan đến vấn đề nội sinh với các rào cản công nghệ như rủi
ro hết pin và nhận dạng sinh trắc học không thành công do thiếu các biến có khả năng
dẫn đến việc giải quyết hạn chế. Ngoài ra, thiếu biện pháp để đo lường khảo sát rộng rãi
do không có đủ dữ liệu cần thiết.
1.1.4. Bogdan-Alexandru Urs (2015) “Vấn đề an ninh và giải pháp trong hệ thống
thanh toán điện tử”

Theo bài nghiên cứu “Bảo mật trong Hệ thống Thanh toán Điện tử” (J L. Camenisch, J.
M. Piveteau, M. A. Stadler), những hình thức thanh toán điện tử thường dùng hiện nay là:
Hệ thống thanh toán điện tử thông minh dựa trên thẻ (smart card-based e-payment
system), hệ thống thanh toán trực tuyến (Online payment system), Thanh toán dựa trên
điện thoại di động (Mobile phone based payment system), Hệ thống thanh toán ví điện tử
và séc điện tử (E-Wallet Payment System and the ECheque Payment System).
Theo Bogdan-Alexandru Urs ngày nay vấn đề an toàn đang là một trong những mối đe
dọa đối với hệ thống thanh toán điện tử là liên tục thay đổi và cực kì nhanh chóng. Các
loại mối đe dọa phổ biến gồm virus, worms, Trojan horses. Viruses có thể lan truyền
thông qua các email hoặc tải những tệp tin nhiễm virus. Những con virus này mang lại
những mối đe dọa phiền toái được xếp vào loại Denial of Services (DoS) tools vì loại này
làm gián đoạn truyền thông tin điện tử.
Giải pháp cho các vấn đề trên là cần triển khai một chương trình xác thực hiệu quả để
đảm bảo rằng các công cụ kiểm soát và xác thực phù hợp với tất cả các sản phẩm và dịch
vụ dựa trên thanh toán điện tử.
5

1.1.5. Morufu Olalere, Victor O. Waziri, Idris Ismaila, Olawale S. Adebayo, Ololade O
(2014) “Đánh giá nhận thức về bảo mật thông tin các khách hàng của các ngân
hàng trực tuyến ở Nigeria”

Bài nghiên cứu đánh giá mức độ nhận thức về bảo mật thông tin của các khách hàng sử
dụng ngân hàng trực tuyến ở Nigeria. Theo kết quả của bài nghiên cứu hầu hết người
dùng ngân hàng trực tuyến cho biết họ rất am hiểu về ngân hàng trực tuyến, tuy nhiên
phần lớn người dân cho biết thông tin của họ không bị xâm phạm hoặc xâm phạm khi
giao dịch ngân hàng trực tuyến vì rất ít người cho biết họ đã bị xâm phạm thông tin của
mình. Phân tích của cho thấy nhiều người được hỏi tin rằng ngân hàng trực tuyến an toàn
và bảo mật. Những người tin rằng có rủi ro liên quan đến hệ thống ngân hàng trực tuyến
là những người đã từng có lúc thông tin của họ bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là rất
nhiều người được hỏi thậm chí không nhận thức được rủi ro bảo mật liên quan đến ngân
hàng trực tuyến. Mặc dù, trong trường hợp mối đe dọa chia sẻ mã PIN/mật khẩu, kết quả
cho thấy một số lượng lớn người được hỏi tin rằng bằng cách chia sẻ mật khẩu, họ đặt
thông tin của mình vào rủi ro, điều này cho thấy họ nhận thức rõ mối đe dọa cụ thể này
nhưng trong lĩnh vực sử dụng mật khẩu có thể đoán được như một hình thức đe dọa, kết
quả cho thấy rằng nhiều người trả lời không biết. Khách hàng có trình độ đại học cần có
nhận thức về bảo mật thông tin. Ngoài ra, tỷ lệ vi phạm an ninh thông tin mà một số
người được hỏi gặp phải khi giao dịch ngân hàng trực tuyến có ảnh hưởng đến mức độ
nhận thức của họ về các cuộc tấn công của vi-rút và phần mềm độc hại.
1.1.6. Mahesh Kumar và Sanjay Gupta (2020) “Nhận thức về bảo mật của người
dung ngân hàng điện tử của Ấn Độ: Một quy trình phân tích thứ bậc”

Bài nghiên cứu điều tra nhận thức của người sử dụng ngân hàng điện tử liên quan đến rủi
ro trực tuyến đối với các ngân hàng công, tư nhân và nước ngoài.
Ba yếu tố, bảo mật, quyền riêng tư và niềm tin đã được xác định là có ảnh hưởng đáng kể
đến việc hình thành nhận thức của người dùng về rủi ro trực tuyến sau khi xem xét tài
liệu. Trong số ba yếu tố, rủi ro bảo mật được coi là yếu tố quan trọng nhất, có trọng số là
52%, tiếp theo là quyền riêng tư và độ tin cậy, lần lượt là 39% và 9%. Điều đó có nghĩa
là, người dùng quan tâm nhiều hơn đến tham số bảo mật cho giao dịch và ít quan tâm
nhất đến sự tin cậy. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này minh họa rằng người dùng
6

ngân hàng điện tử ở Ấn Độ coi ngân hàng khu vực công là an toàn nhất, tiếp theo là ngân
hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài.
Nghiên cứu cũng khẳng định rằng bên cạnh việc tiếp tục phát triển và hiện đại hóa cơ sở
hạ tầng bảo mật hiện có, các ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài cần giáo dục và
nhấn mạnh khía cạnh an toàn của mình để nỗ lực thuyết phục khách hàng. Hơn nữa, họ
nên phản ứng nhanh hơn với những lo ngại.

Hình 1: Nhận thức của người tiêu dùng đối với rủi ro bảo mật thông tin
cho các ngân hàng công cộng, tư nhân và nước ngoài.
1.2. Lý do chọn đề tài

Sau Đại dịch Covid-19 nhu cầu sử dụng tiền mặt của nước ta sụt giảm thay vào đó là sử
dụng các hình thức thanh toán bằng ví điện tử hay thanh toán thẻ. Đại dịch Covid - 19 có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen sử dụng các phương thức thanh toán của mọi người,
khi mà hầu hết hoạt động trong cuộc sống của mọi người đều diễn ra trực tuyến trên
Internet, bằng chứng là việc băng thông Internet toàn cầu đã tăng 35% vào năm 2020,
mức tăng lớn nhất trong một năm kể từ năm 2013. (Digital economy report 2021). Do đó,
sự tăng trưởng của thanh toán trực tuyến là điều không thể chối cãi, đương nhiên vẫn còn
những quan niệm sai lầm về sự an toàn và phù hợp với công nghệ của chúng để sử dụng
hàng ngày(Semerikova, 2019). Hiện nay, thị trường ví điện tử Việt Nam có hơn 40 ví
điện tử khác nhau đang hoạt động và có khoảng 57% dân số trưởng thành (Theo
Robocash) sử dụng ví điện tử, chiếm khoảng 3/5 tổng dân số nước ta. Trong đó, có
7

khoảng 80% người sử dụng ví điện tử có độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi, có thể thấy đây là độ
tuổi của giới trẻ Việt Nam. Cùng với đó Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng
hệ thống thanh toán ngân hàng qua Internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao
dịch trên Mobile Banking tại Việt Nam là 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh
điện thoại di động hiện đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng/ngày (Lê Thị Thúy Hằng và Hà
Quỳnh Mai, 2022). Trong thời đại " Kỷ nguyên số", thanh toán trực tuyến thay cho tiền
mặt đã trở thành thói quen cho nhiều người trẻ bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó.
Trong đó bao gồm cả sinh viên.
Việc sử dụng thanh toán trực tuyến rộng rãi mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích khác
nhau tuy nhiên, nó cũng mang đến cho chúng ta nhiều rủi ro bất cập. Rủi ro lớn nhất khi
sử dụng thanh toán trực tuyến mà chúng ta nhắc đến là bảo mật thông tin. Mặc dù các nhà
phân phối đã cố gắng xây dựng để nâng cao hệ thống bảo mật của các ứng dụng thanh
toán trực tuyến nhưng vẫn có những rủi ro xảy ra đối với các khách hàng như thông tin cá
nhân bị đánh cắp, mất tiền. Mức độ bảo mật thông tin của người sử dụng ở một số loại
ứng dụng thanh toán trực tuyến thực sự chưa quá cao. Hầu hết các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam đều đã cung cấp dịch vụ internet banking. Hạn chế đáng chú ý, phổ biến
nhất trong hoạt động TTĐT ở Việt Nam hiện nay đó là: Rủi ro do giả mạo và rủi ro do kỹ
thuật.
Những sinh viên khi sử dụng ví điện tử thường sẽ bỏ qua các cách bảo mật tài khoản của
mình một cách an toàn, do đó thông tin của họ rất dễ bị đánh cắp. Có rất nhiều nguyên
nhân cũng như yếu tố ảnh hưởng được đưa ra để giải thích cho vấn đề này. Chính vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán trực tuyến của sinh viên
tại Tp.HCM” là đề tài cho bài nghiên cứu này. Bài nghiên cứu sẽ chỉ ra và tìm hiểu rõ
những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến bảo mật thông tin khi thanh toán trực tuyến của sinh
viên.
1.3. Mục tiêu đề tài

Với bài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán trực tuyến của sinh viên
tại Tp.HCM”, chúng tôi đặt ra các mục tiêu sau:

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bảo mật thông tin khi sử dụng ví điện tử của
sinh viên đồng thời chỉ ra được những hành vi của người dùng mà tội phạm mạng
có thể dễ dàng khai thác để đánh cắp thông tin hoặc tấn công tài khoản.
8

 Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố có ý nghĩa thống kê đến việc bảo mật
thông tin khi sử dụng ví điện tử của sinh viên.
 Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho sinh viên để có thể nâng
cao tính an toàn khi sử dụng ví điện tử.
1.4. Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến bảo mật thông tin khi thanh toán
trực tuyến của sinh viên
 Đối tượng khảo sát: sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thống kê
thực trạng và đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin của người
dùng khi sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến tuyến, tần suất xảy ra của từng yếu
tố.

 Đầu tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành trong các
nghiên cứu trước đây. Tiếp đó, bảng khảo sát được thiết kế và đưa ra, nhóm chúng
tôi đã thảo luận và sửa đổi để đảm bảo tính rõ ràng và đúng đắn trước khi khảo sát
các đối tượng.
 Bước hai của bài nghiên cứu, nhóm tiến hành khảo sát và thống kê phân tích dữ
liệu thu thập được. Bảng câu hỏi khảo sát được lập thông qua Google Form và
khảo sát thông qua các nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram, ...
 Sau khi hoàn thành khảo sát, nhóm sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân
tích số liệu: Thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố
EFA, phân tích tương quan Pearson, phân tích quy hồi đa biến.
1.6. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

● Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
9

● Bài nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian 24 ngày từ ngày 5/2/2023 đến
ngày 28/2/2023.

● Với các đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi tại khu vực Hồ Chí
Minh
Phạm vi thời gian

● Dữ liệu thống kê từ 2010 đến nay và dữ liệu do nhóm tác giả thu thập trong năm
2023.
Phạm vi nội dung

● Thông tin, dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài nghiên
cứu khoa học, sách chuyên ngành về lĩnh vực thanh toán trực tuyến, thương mại
điện tử, ví điện tử và ngân hàng.

● Thông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra, thu thập thông qua khảo sát bảng câu
hỏi với hình thức google biểu mẫu đến các đối tượng khảo sát.
10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Thanh toán trực tuyến

2.1.1. Định nghĩa thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến là một hình thức thanh toán điện tử (Baike, 2017), một thuật ngữ
dùng để ám chỉ tất cả những hình thức chuyển tiền nào được thực hiện qua thiết bị điện tử
(Wikipedia).
2.1.2. Các hình thức thanh toán trực tuyến

Dự đoán vào năm nay (2023) tỷ trọng của tiền mặt trong thanh toán ngày càng giảm đi,
mà thay vào đó là sự tăng trưởng về các hình thức thanh toán trực tuyến (J.P.Morgan,
2020). Các hình thức thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến và đa dạng, được chia
làm 6 loại: Thanh toán qua mobile Banking, thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng SÉC
trực tuyến, thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng và bằng ví điện tử. Trong đó chuyển
khoản ngân hàng, thanh toán bằng thẻ và thanh toán bằng ví điện tử là những phương
pháp được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam (Statista, 2022).
Trên thực tế, người sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến đều phải thông qua việc
nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào các ứng dụng hoặc nền tảng thanh toán để có thể
thực hiện giao dịch hoặc là chi trả trực tiếp từ tài khoản ngân hàng nhưng thông qua hình
thức thanh toán khác. Cũng có thể nói những dịch vụ của ngân hàng trực tuyến được thực
hiện bởi các ví điện tử (Uddin & Akhi, 2014) và các giao dịch giữa những người tiêu
dùng, người tiêu dùng đến doanh nghiệp, người tiêu dùng đến máy móc và người tiêu
dùng đến trực tuyến đều có thể thực hiện được với ví di động (Shin, 2009).
2.1.3. Cơ chế hoạt động của thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến đang trên đà phát triển mạnh mẽ mà tiêu biểu là các hình thức tích
hợp của nó giúp cho người dùng sử dụng thuận tiện hơn. Tiêu biểu là ứng dụng phần
mềm mang tên là ví di động. Nó được xác định là hoạt động dựa trên Near Field
Communication (NFC) - một công nghệ không dây dùng để kết nối trong phạm vi hẹp
(GSMA, 2012) ứng dụng phần mềm này được cài đặt trên thiết bị di động và có chức
năng như là một thẻ kỹ thuật số cho mọi hoạt động giao dịch của khách hàng như là ví
vật lý. Nhưng trong thời đại kỹ thuật số bùng nổ như hiện nay, việc áp dụng những công
11

nghệ mới nhất được tích hợp vào ví di động chẳng hạn như mã QR hay công nghệ dựa
trên đám mây (U.S.Payments Forum, 2018), vì những sự thay đổi đó mà định nghĩa
GSMA không còn đầy đủ các điều kiện.
Có bốn thành phần chính cấu thành nên ví di động, đó là xác minh tính xác thực của
người dùng, các tính năng đa dạng cho phép thực hiện giao dịch nhanh chóng và an toàn
tại nơi bán hàng hoặc một khoảng cách nhất định, cộng thêm tính năng đảm bảo an toàn
là dự phòng thực hiện giao dịch và dự phòng đảm bảo (Sharma, Mangla, Luthra và Al-
Salti, 2018)
2.1.4. Lợi ích của thanh toán điện tử

Ví di động được định nghĩa đơn giản là một hình thức thanh toán trực tuyến cho phép
người dùng có thể thực hiện các giao dịch điện tử bằng các thiết bị như di động thay cho
việc sử dụng ví vật lý, và cho phép các giao dịch có thể thanh toán ngay tại điểm bán.
Theo Deka (2020), ví đi động có thể xem là một phương tiện mua hàng tức thì và thực
hiện toàn bộ các giao dịch chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Trong đó, người
dùng có thể lưu trữ lại toàn bộ thông tin cá nhân, chi tiết về ngân hàng, chi tiết về ví điện
tử, chi tiết mua sắm cũng như lịch sử thanh toán, ... Trong ví di động, người dùng có thể
sử dụng các thông tin thanh toán của họ cho nhiều giao dịch khác nhau như việc thanh
toán hóa đơn điện nước, thanh toán mua sắm trực tuyến, giao dịch chuyển tiền, giao dịch
đặt vé máy bay, vé xem phim, … Nói một cách tổng quát, ví di động được xem là phiên
bản số hóa của ví vật lý được chạy trên thiết bị di động, cho phép người dùng có thể lưu
trữ tiền, liên kết với các tài khoản ngân hàng khác nhau, thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ để
thực hiện các giao dịch trực tuyến mà không bị ảnh hưởng bởi không gian và thời gian.
Trong ví di động, có nhiều lớp xác thực trước thanh toán giao dịch như đăng nhập, xác
thực đăng nhập, xác thực giao dịch, ... những lớp này được cài đặt để bảo mật tài khoản
và những thông tin cá nhân mà người dùng đã lưu trữ.
2.2. Bảo mật thông tin

2.2.1. Định nghĩa

Bảo mật thông tin là bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, tổ chức nhằm tránh khỏi sự đánh
cắp, ăn cắp bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc (Cổng thông tin điện tử TP. Hà Nội).
12

Thanh toán điện tử trở thành làn sóng lớn sau khi có sự xuất hiện của thương mại điện tử
vì ưu điểm không cần mang theo ví vật lý và có thể đồng bộ hoá dữ liệu ở nhiều nền tảng
(Ph. D Research Scholar, 2019). Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi về tính
bảo mật vẫn còn bỏ ngỏ và làm cho mọi người cảm thấy bất lực ở thời điểm hiện tại.
2.2.2. Yếu tố bảo mật liên quan đến thanh toán điện tử

Yếu tố bảo mật liên quan đến xác thực, xác minh thông tin và bảo mật dữ liệu (Chen,
2008). Quyền riêng tư và bảo mật cũng làm tăng trải nghiệm của người tiêu dùng và nó
cũng ảnh hưởng đáng kể đến khách hàng trước những rủi ro liên quan (Tran, 2020). Bên
cạnh đó, quyền riêng tư của ví điện tử là quyền mà khách hàng mong muốn thông tin và
giao dịch của họ được bảo mật (Chen, 2008). Quyền riêng tư bao gồm giữ thông tin
nguyên vẹn, không truy cập trái phép và không sử dụng thông tin cá nhân cho mục đích
phụ. Theo Liu và Pham (2016).
2.2.3. Yếu tố hành vi của người tiêu dùng liên quan đến bảo mật thông tin các kênh
thanh toán.

Dựa trên một số nghiên cứu như nghiên cứu của Soodan và cộng sự (2020), một trong
những yếu tố có ảnh hưởng nhất đến việc sử dụng ví điện tử hay các phương thức thanh
toán trực tuyến là sự riêng tư và khả năng bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng.
Thiếu bảo mật và sự riêng tư là một trong những vấn đề khiến khách hàng không muốn
mua hàng trừ khi họ được đảm bảo là họ được bảo vệ (Milberg, Smith & Bruke, 2000)
Donald và Rémy (2012) đã chỉ ra rằng tính bảo mật và quyền riêng tư trong thông tin cá
nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi. Moradi (2013) đã chỉ ra rằng bảo mật nhận
thức có mối quan hệ tích cực đối với ý định hành vi của người tiêu dùng đối với Ngân
hàng điện tử và Kumar (2018) tuyên bố rằng bảo mật là một chỉ số chính dẫn đến việc áp
dụng các phương thức thanh toán ví di động. Khách hàng có thể không tin tưởng nhà
cung cấp hệ thống thông tin và họ sẽ từ chối thực hiện bất kỳ giao dịch nào thông qua
thanh toán điện tử trừ khi các phương thức đáp ứng tính năng bảo mật và quyền riêng tư
được đưa vào ứng dụng (Gitau, et al., 2014). và mối quan tâm về bảo mật là một trong
những yếu tố chính hỗ trợ giao dịch tiền kỹ thuật số bằng ví điện tử (My Money Store,
2019).
13
14

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ


3.1. Thực trạng vấn đề bảo mật trên thế giới

The Bogdan-Alexandru Urs (2015), những hình thức thanh toán điện tử thường dùng hiện
nay là: Hệ thống thanh toán điện tử thông minh dựa trên thẻ (smart card-based e-payment
system), hệ thống thanh toán trực tuyến (Online payment system), Thanh toán dựa trên
điện thoại di động (Mobile phone based payment system), Hệ thống thanh toán ví điện tử
và séc điện tử (E-Wallet Payment System and the ECheque Payment System).
Theo Bogdan-Alexandru Urs ngày nay vấn đề an toàn đang là một trong những mối đe
dọa đối với hệ thống thanh toán điện tử là liên tục thay đổi và cực kì nhanh chóng. Các
loại mối đe dọa phổ biến gồm virus, worms, Trojan horses. Viruses có thể lan truyền
thông qua các email hoặc tải những tệp tin nhiễm virus. Những con virus này mang lại
những mối đe dọa phiền toái được xếp vào loại Denial of Services (DoS) tools vì loại này
làm gián đoạn truyền thông tin điện tử.
Giải pháp cho các vấn đề trên là cần triển khai một chương trình xác thực hiệu quả để
đảm bảo rằng các công cụ kiểm soát và xác thực phù hợp với tất cả các sản phẩm và dịch
vụ dựa trên thanh toán điện tử.
Bên cạnh đó, Ph. D Research Scholar (2019) cho biết thanh toán điện tử trở thành làn
sóng lớn sau khi có sự xuất hiện của thương mại điện tử vì ưu điểm không cần mang theo
ví vật lý và có thể đồng bộ hoá dữ liệu ở nhiều nền tảng. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng
đặt ra câu hỏi về tính bảo mật vẫn còn bỏ ngỏ và làm cho mọi người cảm thấy bất lực ở
thời điểm hiện tại. Ví kỹ thuật số có thể tăng tính bảo mật cho giao dịch vì ví không
chuyển chi tiết thẻ thanh toán đến trang web. Hầu hết dịch vụ ví kỹ thuật số cung cấp bảo
mật bổ sung để giữ an toàn cho tiền của bạn khỏi truy cập trái phép, thâm nhập của thiết
bị di động lạ và điều này đóng vai trò là chất xúc tác dẫn đến tăng trưởng theo cấp số
nhân trong việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số. Các yêu cầu bảo mật bao gồm quyền
riêng tư, tính ẩn danh, độ tin cậy và mức độ hệ thống thanh toán được hỗ trợ bởi khung
pháp lý. Tính bảo mật được nhấn mạnh, cả đối với người bán và người tiêu dùng, nhưng
nó thường được đóng khung trong một yếu tố có thể được mô tả chính xác nhất là nhận
thấy rủi ro. Hầu hết các khoản thanh toán được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán
di động là các khoản thanh toán vi mô và nếu vì lý do này hay lý do khác mà giao dịch
không thành công thì thiệt hại gây ra sẽ không đặc biệt lớn. Mọi người thấy đây là cách
15

thuận tiện hơn và tốn ít thời gian hơn để thực hiện thanh toán. Điện tử Giao dịch tiêu
dùng được thực hiện tại điểm bán hàng (POS).
3.2. Thực trạng vấn đề bảo mật tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á

Nhìn vào thị trường thanh toán của Đông Nam Á, khu vực này đang trải qua quá trình
chuyển đổi kỹ thuật số và dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ thanh toán thế hệ
tiếp theo mới. Việc áp dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến dựa trên ứng dụng di động
tiếp tục tăng nhanh trong khu vực do một số yếu tố thúc đẩy bao gồm tỷ lệ sử dụng di
động cao, sự thúc đẩy mạnh mẽ của chính phủ để tạo ra một xã hội không dùng tiền mặt
và việc chấp nhận thanh toán trực tuyến ngày càng tăng.
Theo Frost & Sullivan, hơn 140 triệu người dùng ở Đông Nam Á đã mua hàng thông qua
thanh toán không tiếp xúc vào năm 2022, tăng từ 137 triệu người dùng vào năm 2021.
Con số này cho thấy phạm vi tiếp cận rộng hơn của người tiêu dùng chấp nhận thanh toán
trực tuyến và trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến của người tiêu dùng ở Đông Nam Á
do tốc độ và sự tiện lợi của chúng.
3.2.1. Tại Malaysia

Thông tin cá nhân của ít nhất 380.000 khách hàng thanh toán điện tử đang bị cáo buộc
bán trên một diễn đàn chia sẻ dữ liệu trực tuyến với giá 300 USD. Giao dịch được đánh
dấu trên Twitter và được chia sẻ trên Facebook. Không rõ liệu cổng thanh toán có bị hack
hay không. Đây có thể chỉ là một vụ hack trang web thông qua e-pay.com.my, vì các chi
tiết được chia sẻ trong vụ rò rỉ phù hợp với trường thông tin người dùng của trang web.
Các sản phẩm khác như cổng thanh toán trực tuyến và thiết bị đầu cuối có thể không bị
ảnh hưởng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khách hàng Malaysia thanh toán điện tử nên
thay đổi tên người dùng và mật khẩu của họ, ngay cả khi họ có thể không phải là một
trong số 380.000 người dùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người dùng nên cân nhắc hủy kích
hoạt hoặc xóa tài khoản của mình cho đến khi e-pay Malaysia đưa ra tuyên bố chính thức
về việc này hoặc ít nhất là tránh thực hiện bất kỳ giao dịch nào thông qua trang web trong
thời gian này.
3.2.2. Tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt, bao gồm thẻ tín dụng, Internet Banking, ví điện tử và các ứng
16

dụng thanh toán kỹ thuật số khác. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích cực chấp
nhận thanh toán điện tử vì sự tiện lợi và nhanh chóng nên phương thức thanh toán này
được sử dụng nhiều hơn trong các giao dịch trực tiếp tại các cửa hàng và mua sắm trực
tuyến.
Tính tới tháng 9/2022, Việt Nam có 72.1 triệu người sử dụng Internet (đạt tỷ lệ 73.2%
dân số) trong cuộc sống hàng ngày, ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng
smartphone đạt khoảng 73.5%. Số lượng giao dịch trên kênh internet banking năm 2022
tăng gần 48% so với năm 2021 và giá trị giao dịch tăng hơn 1.328% từ 811.717 tỷ đồng
lên 10,868,458 tỷ đồng. Những thực tế này chứng tỏ Việt Nam là thị trường tiềm năng
cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, điều này cũng gây ra những lo ngại về an toàn. Đặc biệt tại Việt Nam, trong
bối cảnh Covid, giao dịch không tiếp xúc đang dần thịnh hành như một lựa chọn tối ưu
giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho các bên. Thanh toán kỹ thuật số ngày càng phổ biến
kéo theo hàng loạt rủi ro về an toàn, bảo mật. Nghiên cứu của Visa cho thấy: 51% người
tiêu dùng Việt Nam lo sợ bị phần mềm độc hại và vi rút xâm nhập vào điện thoại. 41%
trong số họ lo sợ bị lộ thông tin khi bên thứ ba có thể truy cập trái phép vào thiết bị.
Ở góc độ bảo mật, các chuyên gia đánh giá các hình thức lừa đảo đang có xu hướng gia
tăng. Khi người dùng ngày càng phụ thuộc vào Ví điện tử và các ứng dụng ngân hàng di
động, tội phạm mạng càng để mắt đến họ và phát hiện ra nhiều hình thức tấn công tinh vi
hơn. Những sự cố này sẽ gia tăng trong tương lai gần, vì vậy điều quan trọng là các thiết
bị cần được bảo mật và người dùng nhận thức được những rủi ro trực tuyến trong xã hội
kỹ thuật số. Trong năm 2021, gần 700.000 vụ lừa đảo sử dụng tin nhắn văn bản, email và
điện thoại để liên hệ với người dùng đã bị xử lý. Đây là hình thức tấn công phi kỹ thuật
được tội phạm mạng sử dụng để đánh cắp dữ liệu mật từ máy tính hoặc điện thoại thông
minh của người dùng, sau đó chúng sử dụng dữ liệu cho nhiều mục đích khác nhau như
ăn cắp tiền hoặc bán lại dữ liệu đánh cắp được.
Vào tháng 11 năm 2021 nhiều khách hàng của Momo đã có nhiều phản hồi về vấn đề
nhận được những cuộc điện thoại lừa đảo, nhiều nạn nhân kể lại họ nhận được cuộc gọi
thông báo là ‘Momo có gửi tặng mã quà tặng 300.000 đồng nhưng gửi email nhiều lần
không thấy bạn trả lời’. Nạn nhân cho biết, người mạo danh nhân viên công ty cho biết
“sẽ xác nhận lại để hoàn mã quà tặng vào tài khoản Momo, khi tổng đài gọi tới bạn hãy
ghi nhớ mã OTP để báo lại”. Do cả tin, sau khi nhận được cuộc gọi thông báo của tổng
17

đài, nạn nhân đã cung cấp mã OTP và bị kẻ gian lấy cắp số tiền trong ví MoMo. Kẻ gian
sau khi truy cập ứng dụng Momo của người dùng đã chuyển tiền đến các tài khoản khác
nhau. Số tiền nạn nhân bị kẻ gian lấy cắp tùy thuộc vào số dư trong ứng dụng, thông
thường dao động từ vài trăm đến hàng triệu đồng.
Đầu tháng 8/2021, hacker tung một số lỗ hổng nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng
Zalo và Zalo Pay, ứng dụng chat và thanh toán phổ biến nhất Việt Nam với hơn 100 triệu
người dùng trong nước, đã đăng tải một quảng cáo. Các chuyên gia ước tính nếu khắc
phục được những lỗ hổng này, kẻ tấn công có thể dễ dàng truy cập tài khoản người dùng
Zalo và xem toàn bộ tin nhắn, ảnh, dữ liệu cá nhân trong thời gian dài mà nạn nhân
không hề hay biết. Nếu những thông tin này bị rò rỉ, tiết lộ bởi bên thứ ba, hậu quả không
chỉ nặng nề đối với người dùng thanh toán trực tuyến mà còn ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh, uy tín của chính công ty.
Không chỉ giao dịch cá nhân, các tổ chức, đơn vị tài chính ngân hàng nếu không tỉnh táo
sẽ rất dễ bị thiệt hại. Vì vậy, việc hết sức thận trọng và tìm giải pháp bảo đảm cho sự phát
triển bền vững trong giai đoạn nhạy cảm này là vô cùng cần thiết.
3.3. Quy định, luật về an toàn và bảo mật thông tin

3.3.1. Luật số 86/2015/QH13 – Luật an toàn thông tin mạng

Luật này cung cấp các quy định về các hoạt động bảo mật thông tin mạng, quyền và
nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc đảm bảo bảo mật thông tin
mạng; Mật mã dân dụng; tiêu chuẩn kỹ thuật và chuẩn mực bảo mật thông tin mạng; kinh
doanh trong bảo mật thông tin; Phát triển con người cho bảo mật thông tin mạng; Quản lý
nhà nước về bảo mật thông tin mạng.
Đạo luật bảo mật thông tin liên lạc điện tử (ECPA) năm 1986 - bảo vệ một số thông tin
liên lạc bằng dây, bằng miệng và điện tử khỏi bị chặn, truy cập, sử dụng và tiết lộ trái
phép.
3.3.2. Theo Thông tư số 29/2011/TT-NHNN, tại Điều 3

Nguyên tắc chung đối với việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet của đơn vị cung
cấp dịch vụ: các ngân hàng phải “Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền
gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng theo quy định của pháp luật.” và đồng
18

thời “Mật khẩu khách hàng, khóa mã hóa và các mã khóa khác phải được mã hóa trong
quá trình giao dịch, trên đường truyền và lưu trữ tại đơn vị cung cấp dịch vụ.”
3.3.3. Thông tư số 35/2016/TT-NHNN, Điều 3

Nguyên tắc chung về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin cho việc
cung cấp dịch vụ Internet Banking, khoản 2 có quy định các ngân hàng phải “Đảm bảo bí
mật thông tin khách hàng; tính toàn vẹn dữ liệu giao dịch khách hàng và mọi giao dịch tài
chính của khách hàng phải được xác thực tối thiểu hai yếu tố.”
3.3.4. Khoản 2 Điều 46 Luật giao dịch điện tử năm 2005

Quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin
về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc
kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác”.
3.3.5. Khoản 2 Điều 387 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định

“Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết
hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho
mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác”.
3.3.6. Theo Điều 35 Luật giao dịch điện tử năm 2005

“Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và
thực hiện hợp đồng; việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy
định của Luật này và pháp luật về hợp đồng; khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử,
các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính
toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó”.
3.3.7. Điều 8 Thông tư 59/2015/TT-BCT

Quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động như
sau: Nếu ứng dụng di động có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá
nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng
giao dịch thanh toán trước khi thực hiện thanh toán. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở
hữu ứng dụng di động có chức năng thanh toán trực tuyến phải thực hiện các trách nhiệm
quy định tại Điều 74 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
19

3.3.8. Quyết định số 630/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với công tác an ninh
CNTT và dịch vụ, tiện ích thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ. Nâng cao chất lượng
quản lý rủi ro CNTT và tăng cường an ninh bảo mật các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và
thanh toán thẻ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3.3.9. Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010

Quy định “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp
thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường
hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc
được sự chấp thuận của khách hàng.”
3.3.10. Điều 4, nghị định 117/2018/NĐ-CP

Quy định “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp
thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân ang bao gồm mã khóa bí
mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách ang, thông tin xác thực khách
ang khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận
của khách ang đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách
hàng đó.”
20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thống kê mô tả

4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu

Để tiến hành kiểm định nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã thực hiện khảo sát trực tuyến đối
với sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm xem
xét đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin sinh viên khi họ sử dụng
các hình thức thanh toán trực tuyến.
Mô hình nghiên cứu được hợp thành bởi 9 thành phần, bao gồm Hình thức đăng nhập
ứng dụng thanh toán trực tuyến (DN), Hình thức xác nhận đăng nhập (XN), Hình thức
xác nhận giao dịch (GD), Mạng internet dùng để đăng nhập (MANG), Truy cập vào liên
kết lạ (TC) và Kênh thanh toán trực tuyến thường sử dụng (KENH), Mức độ mật khẩu
(MUCDO), Tần suất đăng nhập (TANSUAT), Chu kì thay đổi mật khẩu (CHUKY). Tất
cả các biến sử dụng thang đo từ 1 - 5 (five-point Likert scale) và trong đó 1 = hoàn toàn
không đồng ý và 5 = hoàn toàn đồng ý.
4.1.2. Thống kê mô tả các biến định danh của các đáp viên

Bằng hình thức thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến bằng Google biểu mẫu và khảo
sát bằng cách gửi đường liên kết thông qua Messenger và các nền tảng mạng xã hội khác,
bài kiểm tra khảo sát trực tuyến theo phương pháp chọn mẫu đã thu thập được 450 quan
sát hợp lệ từ những sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tiến hành đưa vào
nghiên cứu. Trong đó, 421 sinh viên đang sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến và
29 người chưa từng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến nhưng vẫn trả lời bảng khảo
sát.
21

Bảng 1: Thống kê mô tả thông tin nhân khẩu học

Theo kết quả nghiên cứu 450 quan sát hợp lệ thì phần lớn sinh viên đang sử dụng các ứng
dụng thanh toán trực tuyến (93.56%) trong tổng thể.
Đối với các sinh viên sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến (93.56%) chiếm phần lớn
là nữ (71.5%) đang học năm 2 (63.18%) và đa số là ở UEH (52.26%) trên tổng thể các
trường đại học còn lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với những sinh viên chưa sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến (6.44%) đa phần
là nữ (62.07%) có sự phân rải đều ở các năm học và hầu như là ở các trường đại học khác
(68.97%).
22

4.1.3. Thống kê mô tả các biến quan sát

Bảng 2: Bảng Thống kê mô tả các biến quan sát

Xét trên phương diện tổng thể, giá trị trung bình của các biến đều lớn hơn 3.0 trừ biến
Truy cập liên kết lạ (TC) là nhỏ hơn 3.0 (2.11) và độ lệch chuẩn của các biến dao động từ
0.971 đến 1.608 so với giá trị nhỏ nhất là 1 và giá trị lớn nhất là 5.
23

Từ đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi cho rằng, 8 trên tổng số 9 biến có khả năng sẽ ảnh
hưởng đến sự bảo mật của người dùng, cụ thể là sinh viên cũng. Tuy nhiên, vẫn chưa có
biến số nào đạt một giá trị vượt trội (trên 4.0) và cũng chưa định hình được các yếu tố có
thể tác động đơn lẻ đến sinh viên.
Để làm rõ vấn đề hơn, chúng tôi sẽ tiến hành các phương pháp nghiên cứu sâu hơn để
làm rõ những yếu tố nào sẽ tác động đến bảo mật thông tin của sinh viên thông qua việc
sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau.
4.2. Kiểm định thang đo Cronbach's Alpha

Bảng 3: Bảng tóm tắt kết quả Cronbach's Alpha

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach's Alpha phản ánh
mức độ tương quan giữa một cách gắn kết giữa các biến quan sát nằm trong cùng một
nhân tố. Đây được cho là một phép kiểm định độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach's
Alpha không thể tính riêng cho từng biến quan sát mà đo lường độ tin cậy của thang đo
bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Một biến quan sát đạt yêu
cầu khi hệ số tương quan tổng Corrected Item - Total Correlation ≥ 0.3 (Nunnally. J,
1987) và thang đo hệ số Cronbach's Alpha đủ điều kiện khi ≥ 0.6 (Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, nếu hệ số nằm trong khoảng từ 0.6 đến 0.7 về độ
tin cậy là hoàn toàn chấp nhận được (Nunnally & Bernstein, 1994).
Bảng tóm tắt kết quả hệ số Cronbach's Alpha cho từng nhân tố đều đạt kết quả yêu cầu về
kiểm định thang đo. Tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 và có
24

hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 nên các nhân tố là hoàn toàn có thể chấp nhận được và
được đưa vào các bước phân tích tiếp theo.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1. Phân tích nhân tố thang đo biến độc lập

Phân tích nhân tố khám phá (sử dụng kỹ thuật trích yếu tố Principal Component với phép
quay Promax) được thực hiện cho toàn bộ các biến quan sát.
Kết quả lần EFA đầu tiên: KMO = 0.828 > 0.5, sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05, như
vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Có 6 nhân tố được trích với tiêu chí
eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là 59.765%. Nhóm chọn ra các biến
quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5 thay vì chọn hệ số tải tương
ứng theo cỡ mẫu. So sánh ngưỡng này với kết quả ma trận xoay, có 8 biến xấu cần xem
xét loại bỏ. Nhóm sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong một lần phân
tích EFA. Từ 24 biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ DN3, GD3, GD4,
XN1, MANG3, XN3, DN5, TANSUAT và đưa 16 biến quan sát còn lại vào phân tích
EFA lần thứ hai.
Kết quả lần EFA thứ hai: KMO = 0.774 > 0.5, sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05, như vậy
phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Có 5 nhân tố được trích với tiêu chí
eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là 66.056%. Nhóm chọn ra các biến
quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5 thay vì chọn hệ số tải tương
ứng theo cỡ mẫu. So sánh ngưỡng này với kết quả ma trận xoay, có 2 biến xấu cần xem
xét loại bỏ. Nhóm tiếp tục sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong một lần
phân tích EFA. Từ 16 biến quan sát còn lại ở lần phân tích EFA thứ hai, loại bỏ XN4,
DN4 và đưa 14 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ ba.
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA hai lần, nhóm nghiên cứu sử dụng phương thức
loại một lượt các biến xấu và các biến không đạt giá trị hội tụ lần lượt qua các lần phân
tích tiếp theo cho đến khi đạt yêu cầu. Kết quả lần EFA thứ hai: KMO = 0.756 > 0.5, sig
Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05, như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Có 5
nhân tố được trích với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là
71.818%. Nhóm chọn ra các biến quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là
0.5 thay vì chọn hệ số tải tương ứng theo cỡ mẫu. So sánh ngưỡng này với kết quả ma
25

trận xoay, có 14 biến TC2, TC1, TC3, TC4, XN2, GD1, MANG2, MANG1, DN2, GD2,
DN1, DG5, CHUKY, MUCDO là các biến tốt.
Kết quả rút trích được 6 nhân tố với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai
trích là 59.765% cho thấy mô hình EFA là phù hợp, 6 nhân tố phân tích cô đọng được
59.765% biến thiên của các biến quan sát. Hệ số KMO là 0.828 (>0.5), ý nghĩa thống kê
của kiểm định Bartlett với Sig. = 0.000 (<0.5). Nhóm mong muốn chọn ra các biến quan
sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5 thay vì chọn hệ số tải tương ứng
theo cỡ mẫu. So sánh ngưỡng này với kết quả ở ma trận xoay, có
Bảng 4: Bảng KMO and Barlett’s Test
26

Bảng 5: Bảng Tổng phương sai trích


27

Bảng 6: Bảng Ma trận xoay

4.3.2. Phân tích nhân tố thang đo biến phụ thuộc

Bảng 7: Bảng KMO and Barlett’s Test


28

Bảng 8: Bảng Tổng phương sai trích

Bảng 9: Ma trận xoay

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy chỉ số KMO = 0.549 > 0.5; Bartlett's
Sig = 0.000 < 0.05. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương
quan với nhau và phân tích nhân tố EFA là thích hợp.
Kết quả phân tích EFA cho thấy, với phương pháp trích nhân tố Principal Component
Analysis với phép xoay Varimax khi phân tích nhân tố cho 4 biến quan sát và phương sai
tích lũy được là 76.000% > 50%, hệ số Eigenvalue là 1.484 > 1 và các hệ số tải nhân tố
của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5. Do đó thang đo đạt yêu cầu và các biến đo lường
“Kênh thanh toán” đều được sử dụng cho phân tích tiếp theo.
4.4. Kiểm định ma trận tương quan

Bảng 10: Bảng kết quả tương quan Person


29

Từ bảng tương quan trên, ta có các giá trị Sig giữa các biến độc lập DN, XN, GD,
MANG, TC, TANSUAT và biến phụ thuộc KENH đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến độc
lập có quan hệ tương quan với biến phụ thuộc.
Ngoài ra, dựa vào kết quả phân tích ta thấy được 2 biến mức độ mật khẩu và KENH có
tương quan yếu -0.030 và Sig= 0.535. Có thể thấy rằng biến Mức độ mật khẩu không có
tương quan đến biến KENH.
4.5. Kiểm tra mô hình cấu trúc

Dựa trên quy trình để đánh giá mô hình cấu trúc theo Hair và cộng sự (2017), để kiểm tra
về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu, sự tác động cũng như cường độ của biến phụ
thuộc gây ra bởi các biến độc lập, nhà nghiên cứu phải tiến hành theo các bước sau đây :
(1) đánh giá các vấn đề đa cộng tuyến của mô hình cấu trúc; (2) đánh giá độ lớn và mức ý
nghĩa của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc; (3) đánh giá hệ số tác động f2 ; (4)
đánh giá hệ số xác định R2 ; (5) đánh giá sự liên quan của dự báo Q2
30

4.5.1. Đánh giá đa cộng tuyến

Để đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến, tác giả đã dựa vào hệ số variance inflation
factor (VIF) dựa vào bảng 11 cho thấy kết quả hệ số VIF của các cấu trúc khái niệm đều
nhỏ hơn 5 cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến
việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu và không hạn chế giá trị của R bình phương hay
làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy.
Bảng 11: Bảng đánh giá đa cộng tuyến

Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy lần đầu và thu được kết quả như bảng sau:
31

Bảng 12. Bảng mức độ phù hợp của mô hình lần 1

Bảng 12: bảng chẩn đoán Casewise lần 1

Nhóm nghiên cứu sau khi phân tích phát hiện 3 trường hợp bất thường là các biến quan
sát số 7, 101, 208 nên bỏ 3 quan sát đó và chạy lại quy hồi trên công cụ SPSS. Kết quả
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 13: Bảng chẩn đoán Casewise lần 2
32

Bảng 14: Bảng chẩn đoán Casewise

Nhóm nghiên cứu sau khi phân tích phát hiện 20 trường hợp bất thường nên bỏ 20 quan
sát đó và chạy lại quy hồi trên công cụ SPSS. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
33

Bảng 15: Bảng mức độ phù hợp của mô hình lần 2

Dựa vào phân tích mức độ phù hợp của mô hình từ phân tích hồi quy đa biến trên công cụ
SPSS ta có kết quả: Adjusted R Square hay còn gọi là R bình phương hiệu chỉnh là 0.516
tức 51,6 % sự biến thiên của biến phụ thuộc KENH được giải thích bởi 8 biến độc lập
DN, GD, XN, MANG, TC, mức độ mật khẩu, tần suất đăng nhập, chu kỳ đổi mật khẩu và
48,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc KENH được giải thích từ các biến bên ngoài mô
hình và sai số ngẫu nhiên.
Để kiểm định các liên hệ trong mô hình nghiên cứu biến phụ thuộc và biến độc lập, ta đặt
giả thuyết: H0: ß1 = ß2 = ß3 = ß4 = ß5 = ß6 = 0
Bảng 16: Bảng phân tích ANOVA

Từ bảng phân tích ANOVA ta thu được kết quả kiểm định F có giá trị Sig 0.00<0.05 =>
Bác bỏ giả thuyết H0 nên mô hình hồi quy nhóm xây dựng có ý nghĩa thống kê.
34

Bảng 17: Bảng kết quả kiểm định F

Biến Hình thức xác nhận giao dịch, Bạn thường xuyên đăng nhập ứng dụng thanh toán
trực tuyến bằng hình thức nào? Bao lâu thì bạn thay đổi mật khẩu định kỳ cho các ứng
dụng thanh toán trực tuyến?, Mức độ mật khẩu của bạn như thế nào? có giá trị Sig kiểm
định t lần lượt bằng 0.311; 0.622; 0.405; 0.153 > 0.05 nên 4 biến này không có ý nghĩa
trong mô hình hồi quy hay nói cách khác 2 biến này không có sự tác động lên biến phụ
thuộc kênh thanh toán thường sử dụng. Các biến còn lại gồm Bạn truy cập vào liên kết lạ
khi nào? Bạn thường xuyên sử dụng mạng internet nào để đăng nhập vào ứng dụng thanh
toán trực tuyến? Bạn thường xác nhận đăng nhập bằng hình thức nào? Bạn có đăng nhập
các ứng dụng thanh toán trực tuyến thường xuyên không? đều có Sig kiểm định t < 0.05,
35

do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc kênh thanh
toán thường sử dụng.
KENH = 0.169*DN+0.190*XN+0.250*MANG+0.383*TC

Trong đó:

● KENH: Kênh thanh toán thường sử dụng

● DN: Bạn có đăng nhập các ứng dụng thanh toán trực tuyến thường xuyên không?

● XN: Bạn thường xác nhận đăng nhập bằng hình thức nào?

● MANG: Bạn thường xuyên sử dụng mạng internet nào để đăng nhập vào ứng dụng
thanh toán trực tuyến?

● TC: Bạn truy cập vào liên kết lạ khi nào?


36

Hình 2: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu với hồi quy bội

Hình 3: Biểu đồ Histogram


Dựa vào biểu đồ Histogram, ta có thể thấy: Giá trị trung bình (Mean) =2.18E-16, tức gần
bằng 0 và độ lệch chuẩn 0.990 (xấp xỉ 1), đường cong phân phối có dạng hình chuông
nên ta chấp nhận phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn. Do đó, phân phối phần dư xấp xỉ
chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
37

Hình 4: Biểu đồ Normal P-P Plot


Giả định liên hệ tuyến tính

Ở mô hình hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc phải tồn tại mối quan hệ
tuyến tính. Phương pháp được sử dụng là biểu đồ Scatter Plot cho các giá trị phần chuẩn
hóa và giá trị dự đoán. Nếu phần dư chuẩn hóa phân bố tập trung ngẫu nhiên xung quanh
tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng, có thể kết luận giả định quan hệ
tuyến tính không bị vi phạm. Từ kết quả biểu đồ Scatter Plot, phần dư chuẩn hóa phân bố
ngẫu nhiên xung quanh đường tung độ 0, không tuân theo bất kỳ quy luật nào. Do đó có
thể khẳng định giả định về mối liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
38

Hình 5: Biểu đồ Scatter Plot.


Giả định không có tương quan giữa các phần dư:

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy hệ số Durbin-Watson là 1.930. Theo Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), các phần dư không có tương quan bậc nhất với nhau
nếu giá trị của hệ số Durbin-Watson gần bằng 2. Do đó, có thể kết luận mô hình không có
sự tương quan giữa các phần dư. Tức là giả định này không bị vi phạm.
4.6. Kết luận

Trong chương 4, chúng tôi trình bày kết quả thống kê mô tả từ các mẫu quan sát. Sau đó,
chúng tôi đánh giá mô hình đo lường thông qua kiểm tra độ tin cậy và tính hiệu quả của
thang đo bằng cách sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, độ tin cậy tổng hợp (CR), giá
trị phương sai trích(AVE). Cuối cùng, nghiên cứu cũng kiểm tra khả năng đa cộng tuyến
của thang đo thông qua chỉ số VIF, đồng thời cũng sử dụng hệ số tương quan R 2, hệ số
Effect Size f2, hệ số năng lực dự báo Q2 để đánh giá khả năng giải thích của các biến độc
lập.
39

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


5.1. Tổng quát

Giả thuyết P- Mức ý Kiểm định


Value nghĩa giả thuyết

Mức độ mật khẩu ảnh hưởng đến quyết định


0.000 0.05 Chấp thuận
lựa chọn kênh thanh toán của sinh viên.

Đăn Tần suất đăng nhập ảnh hưởng đến quyết định
g lựa chọn kênh thanh toán của sinh viên. 0.000 0.05 Chấp thuận
nhập

Chu kỳ thay đổi mật khẩu ảnh hưởng đến


quyết định lựa chọn kênh thanh toán của sinh 0.000 0.05 Chấp thuận
viên.

Hình thức đăng nhập ảnh hưởng đến quyết


0.311 0.05 Chấp thuận
định lựa chọn kênh thanh toán của sinh viên.

Hình thức xác nhận đăng nhập ảnh hưởng đến


quyết định lựa chọn kênh thanh toán của sinh 0.000 0.05 Chấp thuận
viên.

Mạng Internet thường xuyên sử dụng để đăng


nhập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh 0.622 0.05 Bác bỏ
thanh toán của sinh viên.

Giao Hình thức xác nhận giao dịch ảnh hưởng đến 0.405 0.05 Chấp thuận
dịch quyết định lựa chọn kênh thanh toán của sinh
40

Giả thuyết P- Mức ý Kiểm định


Value nghĩa giả thuyết

viên.

Truy cập liên kết lạ ảnh hưởng đến quyết định


0.000 0.05 Chấp thuận
lựa chọn kênh thanh toán của sinh viên.

Thông qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan và kết quả phân tích định lượng, nhóm
nghiên cứu đã xác định 8 nhân tố chính có ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh thanh toán
của sinh viên, qua đó ta có thể thấy được rằng những yếu tố này có tác động mạnh yếu
khác nhau đến việc bảo mật thông tin của sinh viên khi thanh toán trực tuyến của sinh
viên. Dựa vào hệ số Beta, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả cho thấy các biến độc
lập như “Truy cập liên kết ” có tác động lớn nhất với hệ số ꞵ = 0.316, “Mạng Internet
thường xuyên sử dụng” có ꞵ = 0.198, “ Tần suất đăng nhập” và “ Chu kỳ thay đổi mật
khẩu” có ꞵ =0.193, “Hình thức xác nhận đăng nhập” có ꞵ = 0.174, tiếp đến là “ Hình
thức xác nhận giao dịch” ꞵ = 0.065 và có tác động thấp nhất là “Hình thức đăng nhập”
với ꞵ = 0.022, cuối cùng là biến “Mức độ mật khẩu” không có tác động với ꞵ = -0.058.
Từ kết quả định lượng với mẫu khảo sát là 450, kiểm định thang đo bằng phân tích qua
các chỉ số Cronbach’s Alpha cho thấy biến “Truy cập liên kết lạ là nhân tố quan trọng
nhất ảnh hưởng mạnh đến việc bảo mật thông tin.
5.2. Giá trị của đề tài

Trong bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến bảo mật thông tin khi thanh toán trực
tuyến của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh, các thang đo đã được nhóm nghiên cứu kiểm
định dựa trên thang đo gốc từ các bài nghiên cứu trước đó của các học giả trong và ngoài
nước. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy được tác động mạnh hay yếu của của các biến độc
lập đến việc bảo mật thông tin khi thanh toán trực tuyến. Ngày nay, xã hội ngày càng
phát triển đi đôi với sự phát triển của công nghệ, do đó việc sử dụng thanh toán trực
tuyến là lựa chọn tối ưu của nhiều người, trong đó phải kể đến sinh viên. Song, vấn đề
bảo mật thông tin khi sử dụng thanh toán trực tuyến cũng là vấn đề nhức nhói và cần có
hướng giải quyết triệt để để người dùng có lòng tin hơn khi lựa chọn thanh toán trực
41

tuyến. Vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến bảo mật thông tin khi thanh toán
trực tuyến mang ý nghĩa cấp thiết đối với các kênh thanh toán, đặc biệt là ví điện tử và
ngân hàng – hai kênh thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, đề
tài có thể được xem là tư liệu tham khảo dùng để đối chiếu với các nghiên cứu trước đó
cho các độc giả, mang lại nhiều cách nhìn nhận đánh giá theo mỗi vấn đề khác nhau liên
quan đến việc bảo mật thông tin khi thanh toán trực tuyến.
5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu

Bên cạnh các kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Đầu tiên, do nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (lấy mẫu ngẫu nhiên
phi xác suất) với số lượng mẫu còn hạn chế (n = 450) cùng việc mẫu nghiên chỉ tập trung
ở những sinh viên theo học tại TP.HCM nên tính đại diện của mẫu còn thấp. Để khắc
phục hạn chế này, các nghiên cứu sau có thể khảo sát với cỡ mẫu lớn hơn, sử dụng
phương pháp lấy mẫu xác suất cùng việc mở rộng nghiên cứu sang nhóm ngành nghề
khác để tăng tính đại diện.
Thứ hai, do khảo sát chỉ tập trung nghiên cứu các bạn sinh viên, độ tuổi từ 18 đến 22, do
đó tính đại diện của mẫu còn thấp. Bên cạnh đó, vì đây là nhóm người trẻ tuổi, đa số đều
chưa thực sự ý thức và quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin bao gồm cả bảo mật thông
tin khi thanh toán trực tuyến. Mối quan tâm của họ chưa thực sự đặt trọng tâm vào vấn đề
bảo mật thông tin do đó có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của biến độc lập và biến
phụ thuộc. Để khắc phục hạn chế này, các nghiên cứu sau có thể mở rộng nghiên cứu
sang các phân khúc khác hoặc các ngành nghề có liên quan để thu kết quả chính xác nhất.
Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ mới giải thích được sự ảnh hưởng của 8 nhân tố đến bảo
mật thông tin khi thanh toán trực tuyến như: “Truy cập liên kết”, “Mạng Internet thường
xuyên sử dụng”, “Tần suất đăng nhập”, “Chu kỳ thay đổi mật khẩu”, “Hình thức xác
nhận đăng nhập”, “Hình thức xác nhận giao dịch”, “Hình thức đăng nhập” và “Mức độ
mật khẩu”. Như vậy, còn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật thông tin mà
nghiên cứu chưa tìm ra. Để khắc phục hạn chế này, các nghiên cứu sau có thể tìm kiếm,
bổ sung thêm những nhân tố khác.
42

CHƯƠNG 6: CÁC KIẾN NGHỊ


Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả kiến nghị một số hàm ý nhằm giúp người dùng
bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia thanh toán trực tuyến như sau
6.1. Đặt mật khẩu mạnh và độc nhất

Nếu người dùng chủ quan, mật khẩu có thể là một trong những khe hở lớn nhất để các tội
phạm đánh cắp thông tin người tiêu dùng, do đó việc thiết lập mật khẩu mạnh là quan
trọng để đảm bảo an toàn thông tin người dùng. Khi sử dụng các kênh thanh toán trực
tuyến, người dùng thường mắc một số lỗi phổ biến như sử dụng thông tin cá nhân chẳng
hạn như tên, năm sinh để đặt mật khẩu; chọn mật khẩu quá ngắn; đặt mật khẩu dựa vào
các từ phổ biến hoặc chuỗi các số đơn giản; sử dụng một mật khẩu cho nhiều kênh đăng
nhập; không cập nhật mật khẩu thường xuyên, ...
Những cách trên giúp người dùng ghi nhớ mật khẩu của mình dễ dàng, những điều này
tạo ra lỗ hổng lớn để những kẻ tấn công dễ dàng xâm nhập và đánh cắp thông tin. Do đó
khi thiết lập mật khẩu các kênh thanh toán trực tuyến, người dùng cần lưu ý một số điểm
sau: đặt mật khẩu dài hơn chẳng hạn như một cụm từ thay vì một từ đơn lẻ; sử dụng kết
hợp chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt; tránh sử dụng thông tin cá nhân và các
chuỗi ký tự phổ biến chẳng hạn như “1234”; không ghi nhớ thông tin đăng nhập trong
các trang web và ứng dụng thanh toán trực tuyến, ...
Người dùng cũng cần cập nhật các ứng dụng thanh toán trực tuyến như ví điện tử, e-
banking thường xuyên, thay đổi mật khẩu định kỳ khoảng 3 tháng một lần để giảm khả
năng mật khẩu bị kẻ tấn công đánh cắp hoặc giải mã. Bên cạnh đó, người dùng có thể cân
nhắc sử dụng trình quản lý mật khẩu (Password Manager) để bảo vệ tốt hơn khi sử dụng
đa nền tảng.
6.2. Kích hoạt xác thực hai yếu tố

Xác thực hai yếu tố hoặc đa yếu tố giúp người dùng có thêm lớp bảo mật thứ hai khi đăng
nhập hoặc thực hiện giao dịch trên các kênh thanh toán trực tuyến. Để vượt qua lớp bảo
mật thứ hai này người dụng có thể cần nhập mã đặc biệt, xác minh tài khoản thông qua
cuộc gọi điện thoại tự động, sử dụng xác minh sinh trắc học hoặc nhận dạng hình ảnh.
Điều này khiến kẻ tấn công khó mở được tài khoản ngay cả khi chúng có được thông tin
đăng nhập hoặc điện thoại của người dùng.
43

6.3. Tránh sử dụng wifi công cộng khi thanh toán trực tuyến

Bên cạnh sự tiện lợi, việc sử dụng wifi công cộng để thực hiện các giao dịch trực tuyến
có thể tìm ẩn nhiều nguy cơ như: tấn công xen giữa (Man-in-the-middle attacks) như tấn
công nghe lén (eavesdrop) các hoạt động sử dụng các kênh thanh toán hoặc các hoạt động
trực tuyến khác; truyền dữ liệu qua các mạng không được mã hóa; bị tấn công bởi phần
mềm độc hại (Malware), phần mềm gián điệp (Spyware), các điểm truy cập độc hại
(Malicious hotspots). Do đó người dùng cần tránh sử dụng wifi công cộng khi thực hiện
thanh toán trực tuyến.
Tuy nhiên trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, để đảm bảo an toàn thông tin người
dùng có thể tham khảo một số lưu ý như: tắt tính năng chia sẻ công khai, sử dụng các
website an toàn, cân nhắc sử dụng mạng riêng ảo (VPN).
Bảo mật thông tin cá nhân là một yếu tố quan trọng trong việc người tiêu dùng lựa chọn
kênh thanh toán nào để giao dịch trực tuyến, do đó nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị
để các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến như ngân hàng thương mại và ví điện
tử có giúp người dùng bảo mật thông tin của họ tốt hơn.
6.4. Nâng cao ý thức về bảo mật thông tin cho khách hàng

Thói quen và hành vi của người dùng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất
an toàn thông tin cá nhân, để khắc phục vấn đề trên, ngân hàng và các tổ chức tài chính
cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cần có những động thái để nâng cao nhận thức
của người tiêu dùng về bảo mật thông tin.
6.4.1. Phát triển chiến dịch nâng cao nhận thức

Để giáo dục khách hàng về các cuộc tấn công mạng và cách giảm thiểu rủi ro ngân hàng
và các tổ chức tài chính có thể dụng email, ứng dụng, tin nhắn văn bản và phương tiện
truyền thông xã hội, cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết và mẹo dễ hiểu và dễ sử
dụng. Việc gửi thông tin đến khách hàng thường xuyên sẽ rất quan trọng để củng cố tầm
quan trọng của nhận thức và phòng ngừa.
6.4.2. Đào tạo nhân viên

Ngoài việc đào tạo nhân viên về cách xác định và giảm thiểu các cuộc tấn công mạng,
các ngân hàng và các tổ chức tài chính cần hướng dẫn nhân viên để họ chia sẻ lại những
kiến thức đó với khách hàng.
44

6.5. Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của khách hàng bằng cách sử dụng Zero Knowledge
Proof:

Khi một khách hàng gọi vào trung tâm liên lạc, tất cả thông tin của người đó sẽ hiển thị
với người nhân viên cần xác minh họ: địa chỉ, số giấy phép lái xe, số an sinh xã hội của
họ, v.v. Điều gì ngăn cản các nhân viên sử dụng điện thoại di động của họ để chụp ảnh
thông tin nhận dạng cá nhân của khách hàng? Đó là một suy nghĩ đáng sợ, đặc biệt là với
rất nhiều công việc dịch vụ khách hàng hiện nằm ngoài tầm nhìn của người giám sát.
Nhân viên dịch vụ khách hàng không cần quá nhiều dữ liệu này.
Zero Knowledge Proof là một kỹ thuật mã hóa tiên tiến giúp các tổ chức giúp xác nhận
tính đầy đủ và đúng đắn của dữ liệu mà không cần tiết lộ những thông tin quan trọng đó
cho nhân viên. Tất cả nhân viên sẽ thấy các kết quả mà họ cần thấy (liệu một khoản thanh
toán có được thực hiện hay không, tài liệu đã được ký hay chưa, SSN của khách hàng có
được kiểm tra hay không) với dấu kiểm màu xanh lá cây xác nhận sự chấp thuận của nó
từ công ty bên thứ ba nào đã xác minh kết quả đó.
45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

[1] Bộ Công Thương (2015). Thông tư 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 ban hành
Thông tư quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di
động.

[2] Chính Phủ (2018). Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11/09/2018 ban hành Nghị
định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.

[3] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2017). Quyết định số 630/QĐ-NHNN ngày
31/03/2017 ban hành Quyết định ban hành kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn
bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

[4] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2011). Thông tư số 29/2011/TT-NHNN ngày
21/09/2011 ban hành Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ
ngân hàng trên Internet.

[5] Quốc Hội (2015). Luật số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015 ban hành Luật an toàn
thông tin mạng

[6] Quốc Hội (2015). Luật số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 ban hành Bộ Luật dân sự

[7] Quốc Hội (2010). Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 ban hành Luật các tổ chức
tín dụng.

[8] Quốc Hội (2005). Luật số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 ban hành Luật giao dịch
điện tử

[9] An toàn thông tin là gì? (2020). Truy cập ngày 27/02/2022, từ https://itsystems.vn/an-
toan-thong-tin-la-gi/

[10] Bùi Nhất Vương (2021). “Bài nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử”

https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/download/4076/3997/6177
46

[11] Tình hình mất an toàn trong thanh toán điện tử tại khu vực Đông Nam Á (2022).
Truy cập ngày 21/07/2022, từ

https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/154548/Tinh-hinh-mat-an-toan-trong-thanh-
toan-dien-tu-tai-khu-vuc-dong-Nam-A.html

II. Tài liệu nước ngoài

[1] Bosamia, M., & Patel, D. (2019). Wallet payments recent potential threats and
vulnerabilities with its possible security measures. Int. J. Comput. Sci. Eng

https://www.researchgate.net/profile/Mansi-Bosamia/publication/
332113623_Wallet_Payments_Recent_Potential_Threats_and_Vulnerabilities_with_its_p
ossible_security_Measures/links/5e77b4ed92851cf271a0ab8d/Wallet-Payments-Recent-
Potential-Threats-and-Vulnerabilities-with-its-possible-security-Measures.pdf

[2] Chauhan, M., Shingari, I., & Shingari, I. (2017). Future of e-wallets: a perspective
from under graduates’. International Journal of Advanced Research in Computer Science
and Software Engineering, 7(8), 146.

https://www.researchgate.net/profile/Isha-Shingari/publication/326087403_Future_of_e-
Wallets_A_Perspective_From_Under_Graduates%27/links/
5b568a94a6fdcc8dae3fcd44/Future-of-e-Wallets-A-Perspective-From-Under-
Graduates.pdf

[3] Dewi Rengganis (2023). Contactless Payments in Southeast Asia: Convenience and
Speed Drive Use. Truy cập ngày 28/02/2023, từ

https://www.frost.com/frost-perspectives/contactless-payments-in-southeast-asia-
convenience-and-speed-drive-use/

[4] Dhingra, M., Sachdeva, K., & Machan, C. M. (2020). Factors Impacting the Usage of
E-Wallets in National Capital Region. Turkish Journal of Computer and Mathematics
Education (TURCOMAT), 11(2), 675-686.
47

https://www.researchgate.net/publication/
353287279_Factors_Impacting_the_Usage_of_E-Wallets_in_National_Capital_Region

[5] Ensuring VietNam’s Digital payment security.

https://hongtien.vn/ensuring-vietnams-digital-payment-security/?
lang=en&fbclid=IwAR3WjdeP_GfUBCVNbutwV6RW9R5phVp6Njw3n9yyfVCrTqpuy
JWOAdVq9jA

[6] Hair, J. S., Black, B., Babin, B. J. & Anderson, R. E. (2010). Multivariate Data
Analysis: Global Edition (7th ed.). Pearson: New York. Từ
https://www.scirp.org/(S(i43dyn45teexjx-455qlt3d2q))/reference/ReferencesPapers.aspx?
ReferenceID=1841396.

[7] J.P. Morgan (2020) “2020 E-Commerce Payments Trends Report: Viet Nam”

https://www.jpmorgan.com/merchant-services/insights/reports/vietnam-2020

[8] Mombeuil, C., & Uhde, H. (2021). Relative convenience, relative advantage,
perceived security, perceived privacy, and continuous use intention of China’s WeChat
Pay: A mixed-method two-phase design study. Journal of Retailing and Consumer
Services, 59, 102384

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0969698920313928?
casa_token=RCixqnR2qvUAAAAA:lOVo21mfSHDIl_c8jRDB9MgSYrQ1Pl5G2AguZL
WfmvCa8e97jvNImY5Z7lRAfHLDYA5lfYMC

[9] PHAN, T. N., HO, T. V., & LE-HOANG, P. V. (2020). Factors affecting the
behavioral intention and behavior of using e-wallets of youth in Vietnam. The Journal of
Asian Finance, Economics and Business

https://koreascience.kr/article/JAKO202029062616426.pdf

[10] Singh, G. (2019). A review of factors affecting digital payments and adoption
behaviour for mobile e-wallets. International Journal of Research in Management &
Business Studies, 6(4), 89-96.
48

https://www.researchgate.net/profile/Gagandeep-Singh-Salhan/publication/
340385808_A_Review_of_Factors_Affecting_Digital_Payments_and_Adoption_Behavi
our_for_Mobile_e-wallets/links/5e86090f92851c2f52765878/A-Review-of-Factors-
Affecting-Digital-Payments-and-Adoption-Behaviour-for-Mobile-e-wallets.pdf

[11] Soodan, V., & Rana, A. (2020). Modeling customers' intention to use e-wallet in a
developing nation: Extending UTAUT2 with security, privacy and savings. Journal of
Electronic Commerce in Organizations (JECO), 18(1), 89-114.

https://www.igi-global.com/article/modeling-customers-intention-to-use-e-wallet-in-a-
developing-nation/241249

[12] Statista (2022) “ Major e-payment services used among customers in Vietnam as of
October 2022”

https://www.statista.com/statistics/1105406/vietnam-leading-e-payment-services/

[13] Teo, S. C., Law, P. L., & Koo, A. C. (2020). Factors affecting adoption of e-wallets
among youths in Malaysia. Journal of Information System and Technology Management,
5(19), 39-50.

http://www.jistm.com/PDF/JISTM-2020-19-12-04.pdf

[14] Threats Grow as Digital Wallet gain popularity (2021) “Threats Grow as Digital
Wallet gain popularity”

https://securityboulevard.com/2021/09/threats-grow-as-digital-wallets-gain-popularity/
49

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU


Xin chào tất cả mọi người! Chúng mình là nhóm sinh viên K47 đến từ Đại học UEH.
Hiện tại, chúng mình đang thực hiện dự án về đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo mật
thông tin khi thanh toán trực tuyến của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh". Mong các bạn
dành chút thời gian hoàn thành các câu hỏi trong form khảo sát.
Nhóm chúng mình xin đảm bảo mọi thông tin của các bạn cung cấp sẽ được bảo mật, chỉ
phục vụ cho bài nghiên cứu này và không dùng cho bất kì mục đích nào khác. Cảm ơn vì
sự đóng góp tích cực của bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành.
I. Thông tin cá nhân
1. Giới tính của bạn là gì?
o Nam
o Nữ
2. Bạn học trường nào?
o UEH
o Khác
3. Bạn là sinh viên năm mấy?
o Năm 1
o Năm 2
o Năm 3
o Năm 4
o Khác
4. Bạn có sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến không?
o Có
o Không
II. Thông tin khảo sát
50

Sau đây là một số phát biểu về các thói quen và hành vi khi thanh toán trực tuyến ảnh
hưởng đến việc bảo mật thông tin của sinh viên.
1. Mức độ mật khẩu của bạn như thế nào?
o Chỉ gồm chữ hoặc số
o Gồm chữ và số
o Gồm chữ thường, chữ in hoa và số
o Gồm chữ hoặc số và ký tự đặc biệt
o Gồm chữ, số và ký tự đặc biệt

2. Câu hỏi 1 2 3 4 5

Bạn có đăng nhập các ứng dụng thanh toán trực


tuyến thường xuyên không?

(1-Hiếm khi đến 5-thường xuyên)

Bao lâu thì bạn thay đổi mật khẩu định kỳ cho các
ứng dụng thanh toán trực tuyến? (tháng/ 1 lần)

Bạn thường xuyên đăng nhập ứng dụng thanh toán trực tuyến bằng hình thức
nào?

1-5 tương ứng: "Không bao giờ - Hiếm khi - Thỉnh 1 2 3 4 5


thoảng - Thường xuyên - Luôn luôn"

Nhận diện khuôn mặt

Vân tay

Mật khẩu

Hình vẽ
51

OTP

Bạn thường xác nhận đăng nhập bằng hình thức nào?

Xác nhận qua email

Xác nhận qua số điện thoại

Xác nhận qua QR code

Xác nhận qua thiết bị đăng nhập trước đây

Bạn thường xác nhận giao dịch bằng hình thức nào?

OTP

Vân tay

Mật khẩu

Mã pin

Nhận diện khuôn mặt

Bạn thường xuyên sử dụng mạng internet nào để đăng nhập vào ứng dụng
thanh toán trực tuyến?

Mạng 4G cá nhân

Wifi ở nhà

Wifi ở nơi công cộng (trường học, nơi làm việc, quán
cafe, ...)

Bạn thường sử dụng kênh thanh toán trực tuyến gì?


52

Ví điện tử

App ngân hàng

Thanh toán Payoo

Thanh toán di động (Mobile payment)

Bạn truy cập vào liên kết lạ khi nào?

1-5 tương ứng: "Rất không đồng ý - Không đồng ý - 1 2 3 4 5


Bình thường - Đồng ý - Rất đồng ý"

Nhận được tin nhắn giả mạo

Nhận được cuộc gọi giả mạo

Nhận được link lạ hay link rút gọn

Nhận được email rác

OTP

3. Tại sao bạn lại không sử dụng ví điện tử hoặc app ngân hàng để thanh toán?

■ Cảm thấy không an toàn

■ Quen sử dụng tiền mặt

■ Không có nhu cầu sử dụng

■ Mất thời gian giao dịch


53

■ Quá trình liên kết phức tạp

■ Ngại xác thực danh tính

■ Số lượng điểm chấp nhận thanh toán hạn chế (như tiệm tạp hóa, quán ăn, quán

nước, ...)

■ Khác
54

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ


I. THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU

Bảng 18: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu


55

II. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Bảng 19: Bảng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu


56

PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY


Bảng 20: Bảng kết quả kiểm tra độ tin cậy
57

PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
4.1. Phân tích nhân tố thang đo biến độc lập

Bảng 21: Bảng phân tích nhân tố thang đo biến độc lập

Bảng 22:Bảng Tổng phương sai trích


58

Bảng 23: Bảng Ma trận xoay

4.2. Phân tích nhân tố khám phá biên phụ thuộc

Bảng 24: Bảng phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc

Bảng 25: Bảng Tổng phương sai trích


59

Bảng 26: Bảng Ma trận xoay


60

PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
Bảng 27: Bảng kết quả phân tích tương quan và hồi quy
61

PHỤ LỤC 6: KIỂM TRA MÔ HÌNH CẤU TRÚC


Bảng 28: Bảng kiểm tra mô hình cấu trúc
62

Bảng 29: Bảng mức độ phù hợp của mô hình lần 1

Bảng 30: Bảng chẩn đoán Casewise

Bảng 31: Bảng chẩn đoán Casewise lần 2


63

Bảng 32: Bảng chẩn đoán Casewise

Bảng 33: Bảng mức độ phù hợp của mô hình lần 2


64

Bảng 34: Bảng ANOVA

Bảng 35: Bảng kết quả kiểm định F


65

Hình 6: Biểu đồ Histogram.

Hình 7: Biểu đồ Normal P-P Plot.


66

Hình 8: Biểu đồ Scatter.


67

PHỤ LỤC 7: MÔ HÌNH CIA

Hình 9: Mô hình CIA


Mô hình CIA kết hợp giữa ba yếu tố tính bảo mật thông tin (Confidentiality), tính toàn
vẹn của hệ thống (Integrity) và tính sẳn sàng của hệ thống (Availability). Đây được xem
là các yếu tố trọng tâm của an toàn thông tin, và các bộ phận này được xem xét như thuộc
tính, đặc tính và mục tiêu,… và là tiêu chí cơ bản của an toàn thông tin.

--- HẾT ---

You might also like