You are on page 1of 60

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ ÁN
KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH

Bắc Ninh, tháng 9/2016


MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................2
MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
PHẦN I. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC NINH......12
I.Thiết bị và hạ tầng mạng....................................................................................12
II.Phần mềm và cơ sở dữ liệu...............................................................................17
III.Nhân lực về công nghệ thông tin.....................................................................20
PHẦN II. KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH.........22
I.Các xu hướng phát triển chung về công nghệ thông tin....................................22
I.1. Xu hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng và mạng di động băng rộng
..............................................................................................................................22
I.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây......................................22
I.3 Xu hướng hội tụ thiết bị điện tử và viễn thông...............................................23
I.4 Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử..........................................................23
I.5 Xu hướng ứng dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số................................24
I.6 Xu hướng phát triển thương mại điện tử.........................................................24
I.7 Xu hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở...............................................24
II.Tổng quan về kinh nghiệm xây dựng CQĐT tại Đà Nẵng...............................25
III.Định hướng ứng dụng CNTT trong Chính quyền...........................................26
III.1Định hướng của Chính phủ........................................................................26
III.2Định hướng của tỉnh Bắc Ninh...................................................................27
IV.Tầm nhìn chiến lược xây dựng hệ thống Chính quyền điện tử.......................27
IV.1 Tầm nhìn hệ thống CQĐT Quốc gia........................................................27
IV.2 Chiến lược xây dựng hệ thống CQĐT Tỉnh Bắc Ninh............................30
V.Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh..................................................32
5.1.Sơ đồ tổng thể Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh..........................................32
5.2.Nền tảng triển khai CQĐT tỉnh Bắc Ninh...................................................34
5.2.1.Nền tảng dịch vụ CQĐT...........................................................................35
5.2.2.Nền tảng tích hợp ứng dụng.....................................................................37
5.2.3.Nền tảng phát triển ứng dụng...................................................................39
5.2.4.Kiến trúc ứng dụng nền tảng triển khai CQĐT tỉnh Bắc Ninh................41
5.3.Mô tả chi tiết các thành phần ứng dụng trong kiến trúc Chính quyền điện tử
tỉnh Bắc Ninh....................................................................................................50
5.3.1.Người Sử Dụng Hệ Thống.......................................................................50
5.3.2.Các Kênh truy cập thông tin, dịch vụ.......................................................50
5.3.3.Giao diện tương tác..................................................................................51
5.3.4.Ứng dụng..................................................................................................55
5.3.5.Dịch vụ dùng chung.................................................................................59
5.3.6.Các Dịch vụ dữ liệu..................................................................................62
5.3.7.Dịch vụ tích hợp ứng dụng tổng thể.........................................................63
5.3.8.Cơ sở hạ tầng............................................................................................63
5.3.9.Giám sát mô hình tổng thể.......................................................................65
5.4.Yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các thành phần trong Kiến trúc
CQĐT tỉnh Bắc Ninh.........................................................................................65
5.4.1.Các yêu cầu về nghiệp vụ.........................................................................65
5.4.2.Các yêu cầu về Kỹ thuật...........................................................................67
5.5.Các yêu cầu đối với các thành phần kiến trúc ở mức logic và đề xuất các
giải pháp triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh.........................................69
5.5.1.Các yêu cầu ở mức logic..........................................................................69
5.5.2.Đề xuất giải pháp triển khai.....................................................................74
5.6.Nguyên tắc và minh họa triển khai các ứng dụng CQĐT trên nền tảng
CQĐT tỉnh Bắc Ninh.........................................................................................76
5.6.1.Các nguyên tắc chung cho các ứng dụng.................................................76
5.6.2.Các nguyên tắc cho các ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng
Hỗ trợ xử lý nghiệp vụ......................................................................................77
5.6.3.Các nguyên tắc cho ứng dụng lõi dùng chung.........................................78
5.7.Các tiêu chuẩn CNTT áp dụng cho Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh..........79
5.7.1.Các tiêu chuẩn quy trình nghiệp vụ..........................................................80
5.7.2.Các tiêu chuẩn dữ liệu..............................................................................82
5.7.3.Các tiêu chuẩn ứng dụng..........................................................................83
5.7.4.Các tiêu chuẩn tích hợp ứng dụng............................................................85
5.7.5.Các tiêu chuẩn mạng................................................................................86
5.7.6.Các tiêu chuẩn an toàn.............................................................................86
PHẦN III. GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐẦU TƯ............................................88
I.Giải pháp và nội dung đầu tư về hạ tầng............................................................88
II.Giải pháp và nội dung đầu tư về dịch vụ dữ liệu .............................................88
2.1.Thiết kế CSDL tập trung tỉnh Bắc Ninh......................................................88
2.2.CSDL Bảng mã dùng chung........................................................................89
2.3.Xây dựng CSDL Cán bộ.............................................................................90
2.4.Xây dựng CSDL Công dân.........................................................................91
2.5.Xây dựng CSDL Doanh nghiệp..................................................................91
III.Giải pháp và nội dung đầu tư về dịch vụ nền tảng..........................................92
IV.Giải pháp và nội dung đầu tư về dịch vụ ứng dụng........................................92
V.Giải pháp và nội dung đầu tư về kênh giao tiếp.............................................107
VI.Cơ chế, chính sách........................................................................................108

3
VII. Đào tạo và truyền thông..............................................................................108
PHẦN IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN..............................................110
I.Căn cứ dự toán.................................................................................................110
II.Khái toán kinh phí thực hiện và phương án tài chính.....................................111
PHẦN V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN....................................................113
I.Lộ trình triển khai............................................................................................113
II.Tổ chức triển khai...........................................................................................114
PHẦN VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN............................................117
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................119

4
MỞ ĐẦU
I. Đặc điểm tình hình tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh với diện tích 823.1 km² với tổng dân số năm 2015 là
1.154.660 người, trong đó tổng dân số độ tuổi học đại học là 114.604 người.
Tổng số hộ gia đình là 331.079 hộ.
Bộ máy chỉnh quyền Tỉnh bao gồm 21 cơ quan cấp Tỉnh, 08 cấp huyện
(trong đó bao gồm UBND thành phố Bắc Ninh, UBND Thị xã Từ Sơn và 06
huyện) và 126 xã/ phường/ thị trấn.
Tỉnh Bắc Ninh có thành tựu phát triển kinh tế - xã hội với những con số
rất ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, quy mô kinh tế tăng nhanh và cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tăng trưởng kinh tế ở Bắc Ninh hiện nay duy trì ở mức hai con số. Năm
2016, GRDP đã đạt 127.690 tỷ đồng, gấp 63 lần năm 1997 và xếp thứ 6 toàn
quốc.
Nền kinh tế công nghiệp phát triển với tốc độ cao là động lực tăng
trưởng kinh tế đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả
nước. Tỉnh Bắc Ninh là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp quy mô cấp
quốc gia, nổi bật là các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử lớn.
Hệ thống hạ tầng giao tông và phát triển đô thị được đầu tư và phát triển
mạnh mẽ ở tỉnh Bắc Ninh tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi liên kết Bắc
Ninh với Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Song song với sự phát triển của kinh tế công nghiệp, thị trường hàng hóa
và dịch vụ mở rộng, ngoại thương có bước đột phá mạnh mẽ đưa Bắc Ninh
hội nhập với kinh tế thế giới. Mạng lưới viễn thông và hạ tầng CNTT được
đầu tư mới đã góp phần đảm bảo liên lạc thống suốt trên địa bàn tỉnh, rút ngắn
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Việc cải cách hành chính ở Bắc Ninh được tiến hành một cách mạnh mẽ
và đồng bộ. Tỉnh đang từng bước xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh,
nâng cá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công, tăng cường

5
công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đổi mới nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lý điều hành, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc của Nhân
dân từ cơ sở. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, các
cấp, các ngành sâu sát, giúp đỡ cơ sở, chủ động ngăn ngừa và giải quyết kịp
thời các vấn đề nảy sinh, đặc biệt là ở những nơi khó khăn và có diễn biến
phức tạp. Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện
để Nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia các hoạt động kinh
tế và xây dựng chính quyền. Đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, điều hành
và phong cách lãnh đạo của chính quyền các cấp. Cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính công;
chủ động hội nhập quốc tế; đánh giá mức độ hài lòng của nhân dân đối với
dịch vụ công: Duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
nằm trong nhóm tốt, đồng thời cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành
chính công (PAPI); lấy chất lượng và hiệu quả phục vụ và nâng cao mức hài
lòng của người dân và doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá, đáp ứng yêu cầu
phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân dựa trên những nỗ lực và thành tựu trong phát triển phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng hình ảnh Bắc Ninh phát triển toàn diện. 23
Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nêu cao vai trò,
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền; thực hiện tốt việc kê khai tài sản; phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể
giữa các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ; công khai, minh bạch các
cơ chế chính sách. Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, tăng cường phát
hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm.
II. Sự cần thiết xây dựng đề án

“Xác định công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương
thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong
những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững

6
đất nước” (trích Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị
khóa XI, về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế). Ngày 14/10/2015, Chính phủ
ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử trong đó giao nhiệm
vụ cho UBND các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách cho việc xây dựng Chính
quyền điện tử, triển khai cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử.
Nhằm đôn đốc các tỉnh triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo tinh
thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ đã có
Công văn số 9471/VPCP-KGVX ngày 16/11/2015 về việc triển khai thực
hiện Nghị quyết về Chính phủ điện tử; Công văn số 2779/VPCP-KGVX ngày
22/4/2016 về ban hành Danh mục các dịch vụ công trực tuyến thực hiện năm
2016, trong năm 2016, các tỉnh phải triển khai thực hiện 44 nhóm dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4. Thêm nữa, nhằm tiếp tục cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2016, Chủ
tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm cải
thiện môi trường kinh doanh, khẩn trương khai trương một số dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3, 4.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo hướng
tự xây dựng, đầu tư mới hệ thống dịch vụ công trực tuyến sẽ gặp rất nhiều
khó khăn do tỉnh Bắc Ninh chưa có kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực
tuyến và không thể hoàn thành xong trong năm 2016. Do vậy Sở Thông tin và
Truyền thông đề xuất phương án triển khai theo hướng sử dụng nền tảng
chính quyền điện tử, kinh nghiệm triển khai chính quyền điện tử và dịch vụ
công trực tuyến của thành phố Đà Nẵng để triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
III. Căn cứ pháp lý để xây dựng đề án

Các văn bản của Trung ương:


Chính phủ ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ
về Chính phủ điện tử có chỉ đạo “Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và
liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ điện tử cấp tỉnh, cấp

7
huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho
hoạt động của chính quyền điện tử cáp cấp”.
Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 của Chính phủ trong đó có chỉ đạo Bộ
thông tin và Truyền thông “trên cơ sở thành công của mô hình thí điểm Chính
quyền điện tử tại Đà Nẵng, tổ chức nhân rộng ra các địa Phương và Bộ, cơ quan
trong cả nước”;
Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;
Công văn 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản
1.0, làm cơ sở để các tỉnh, thành xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử;
Công văn số 2348/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cáp Bộ,
mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các văn bản quản lý
liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh cụ thể:
- Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bắc
Ninh;
- Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 30/1/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 30/1/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử
trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 345/2013/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định chế độ nhuận bút trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh;

8
- Quyết định số 358/2013/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan,
đơn vị, địa phương về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Chương trình thực hiện số 39-Ctr/TU ngày 26/02/2013 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) về Phát triển KH&CN
phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế;
- Chương trình hành động số 77/Ctr-TU ngày 27/4/2015 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế.
- Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 25/04/2016 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2016;
- Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển
Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;
- Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch nguồn nhân lực Công nghệ thông tin
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;
- Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 30/1/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
- Bắc Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Đưa
Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông”;
- Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 77/Ctr-
TU ngày 27/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-

9
NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Quyết định 1417/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh
Bắc Ninh.
- Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh
Bắc Ninh
IV. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

4.1. Mục tiêu của đề án

a. Mục tiêu chung

Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng chính
phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Căn cứ Quyết định
số 1796/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính viễn thông
và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số
36/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc
phê duyệt Quy hoạch nguồn nhân lực Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020; UBND Tỉnh Bắc Ninh lấy đó làm cơ sở cốt lõi để xây dựng chính quyền
điện tử của Tỉnh, gồm các mục tiêu tổng quát sau:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT nhằm phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cải cách hành chính, có kế hoạch đồng bộ với sự
phát triển chung của chính phủ; hướng tới chính quyền tỉnh Bắc Ninh là một
“Chính quyền điện tử” có nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và tổ chức; đáp ứng đầy đủ nhu
cầu thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội;
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên cơ sở bảo
đảm tính kế thừa, tận dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp với các chiến

10
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền
thông của Tỉnh để phát triển Chính quyền điện tử;
- Đảm bảo sẵn sàng và duy trình nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn
để đảm bảo vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử;
- Xây dựng chính quyền điện tử của Tỉnh gắn với xây dựng Trung tâm dịch
vụ hành chính công và cải cách thủ tục hành chính.
b. Mục tiêu cụ thể

- Ứng dụng công nghệ thông tin thông suốt trong quản lý và điều hành của
các cấp từ UBND Tỉnh đến các đơn vị cơ sở.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng như CSDL công dân, CSDL công chức,
CSDL thủ tục hành chính…, các phần mềm ứng dụng có khả năng phát triển, mở
rộng nhằm phục vụ điều hành và thực hiện tốt các Dịch vụ hành chính công đối với
các tổ chức và công dân.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt cho
hoạt động Chính quyền điện tử.
- Xây dựng các kênh giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, công
dân.
4.2. Nhiệm vụ của đề án

a. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

b. Xây dựng hệ thống phần mềm đồng bộ

c. Cung cấp các Dịch vụ hành chính công mức độ cao cho người dân

d. Kết nối doanh nghiệp, người dân với cơ quan nhà nước

4.3. Đối tượng áp dụng, phạm vi và quy mô đề án

a. Đối tượng áp dụng

b. Phạm vi, quy mô

11
PHẦN I. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC NINH
I. Thiết bị và hạ tầng mạng
1.1. Hệ thống thiết bị

1.2. Hạ tầng mạng

a) Mặt bằng và nguồn điện:


- Mặt bằng của Trung tâm Tích hợp dữ liệu: nằm tại tầng 3 tòa nhà UBND
tỉnh, diện tích của phòng đặt máy chủ khoảng 37,7m2, diện tích phòng
NOC khoảng 11,3m2.
Sơ đồ tổng thể:

- Sử dụng chung hệ thống điện với tòa nhà, nguồn điện của Trung tâm
được cấp từ tủ điện tầng 3 bằng cáp 2x10mm2, có hệ thống lưu điện với
công suất 40 KVA/32 KW cho toàn bộ hệ thống.
b) Hạ tầng thiết bị và phần mềm thương mại:
- Hệ thống máy chủ, thiết bị và phần mềm, gồm:
+ Máy chủ hệ thống thư điện tử;

12
+ Máy chủ hệ thống cổng thông tin điện tử;
+ Máy chủ hệ thống quản lý văn bản điều hành;
+ Máy chủ Lotus VPUBND, máy chủ hội nghị truyền hình, máy chủ
dùng để thử nghiệm và máy chủ Thanh tra tỉnh,
+ Các thiết bị lưu trữ, switch, firewall,...
- Hệ thống tủ Rack: đã có 5 tủ Rack để đặt các máy chủ.
- Hệ thống đường truyền: sử dụng 2 đường truyền là đường truyền mạng
số liệu chuyên dùng - VNPT Bắc Ninh và đường truyền leased line -
Viettel.
Thiết bị và các phần mềm bao gồm:
TT Hạng mục Mã hiệu Số lượng
I THIẾT BỊ PHẦN CỨNG
IBM X3650
1 Máy chủ ứng dụng 4 bộ
M4
Form factor: Rack
Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache
1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)
Memory: 24GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.
Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up to
16 Drives + 600GB 2.5in SFF G2HS 10K 6Gbps SAS HDD
2 Máy chủ CSDL - loại 1 IBM x3690 X5 2 bộ
Form factor: Rack
Processor: 2 x Intel Xeon E7-2870 up to 2.4 GHz (10-core);
Up to 2 Processor / 20 cores
Memory: 64 GB PC3-10600 DDR3; Up to 2TB.
Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up to
16 Drives + 600GB 2.5in SFF G2HS 10K 6Gbps SAS HDD
IBM X3650
3 Máy chủ CSDL loại 2 2 bộ
M4
Form factor: Rack
Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache
1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)
Memory: 24GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.
Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up to
16 Drives + 600GB 2.5in SFF G2HS 10K 6Gbps SAS HDD

13
TT Hạng mục Mã hiệu Số lượng
IBM X3650
4 Máy chủ Mail & File 2 bộ
M4
Form factor: Rack
Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache
1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)
Memory: 16GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.
Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up to
16 Drives
IBM X3650
5 Máy chủ LDAP & CAS 2 bộ
M4
Form factor: Rack
Processor: 2 x Intel Xeon E5-2630 (6C 2.3 GHz 15MB Cache
1333MHz; Up to 2 processors / 48 cores)
Memory: 16GB PC3-10600 DDR3; Up to 768GB.
Hard Disk: 2 x 300GB 15K 6Gbps SAS 2.5" Hot-Swap; Up to
16 Drives
IBM Storwize
6 Thiết bị lưu trữ dung lượng lớn 1 bộ
V3700
Cisco Catalyst
7 Switch L3 1 bộ
3750G-48TS
- 48 Ethernet 10/100/1000 ports
- 4 SFP-based Gigabit Ethernet ports
- 32-Gbps, high-speed stacking bus
- RAM: 128MB; Flash: 32MB
McAfee
Firewall
8 Firewall 1 bộ
Enterprise
S3008
Eaton DX
9 Thiết bị lưu điện UPS 20kVA/14kW (3 pha vào, 1 ra) 1 bộ
20k0VA
Công suất: 20kVA/14kW, 3 pha vào, 1 pha ra (online)
Công nghệ: On line Double Conversion IJBT with Micro-
controler
Bảo hành: 36 tháng và có xuất xứ: Eaton (USA), made in:
china
10 Tủ rack 42U dùng cho data-center IBM 42U 1100 2 bộ
mm

14
TT Hạng mục Mã hiệu Số lượng
Enterprise
- Loại 42U, 19 inch, màu đen, kích thước 2000x600x1070mm
11 Bổ sung RAID cho 03 máy chủ Chiếc 3
512MB Cache/RAID 5 Upgrade for
IBM System
12 Tủ đĩa NAS cho lưu trữ File và backup Chiếc 1
4 x Enterprise 3.5" SATA 6Gb/s HDD,
Ổ cứng SATA
3TB, 7200RPM
Bảo hành NAS 3 năm
II PHẦN MỀM HỆ THỐNG
1 Phần mềm Cơ sở dữ liệu: Oracle 11g Oracle 11g 2 PM
SYMC
2 Phần mềm backup BACKUP 1 PM
EXEC 3600
3 Antivirus Server/PC License cài đặt cho máy chủ (03 năm) License 5
Antivirus cho máy chủ Windows, quản
trị tập trung
4 Phần mềm ảo hóa vSphere License 1
5 Phần mềm quản trị mạng, hệ thống License 1
Nagios XI Enterprise Edition for 200
node
Phần mềm chính Bao gồm chi phí: Cài đặt, tích hợp hệ License 1
thống, hướng dẫn chuyển giao công
nghệ và hỗ trợ, bảo trì trong 1 năm
Incident Manager
Bao gồm chi phí: Cài đặt, tích hợp hệ
Quản lý sự kiện License 1
thống, hướng dẫn chuyển giao công
nghệ và hỗ trợ, bảo trì trong 1 năm
Network Analyzer
Bao gồm chi phí: Cài đặt, tích hợp hệ
Phân tích mạng License 1
thống, hướng dẫn chuyển giao công
nghệ và hỗ trợ, bảo trì trong 1 năm
Log Server
Bao gồm chi phí: Cài đặt, tích hợp hệ
Quản trị Log License 1
thống, hướng dẫn chuyển giao công
nghệ và hỗ trợ, bảo trì trong 1 năm
- Hệ điều hành server: CentOS (Linux)
Nền tảng
- Máy chủ: sẵn có của đơn vị

- Sơ đồ kết nối mạng tại Trung tâm THDL:

15
c) Hệ thống điều hòa và chữa cháy:
- Hệ thống điều hòa: được trang bị 2 điều hòa nhiệt độ với tổng công suất
48.000 BTU, 1 quạt thông gió, 1 quạt trần, và có thêm hệ thống điều hòa
chính xác loại thổi sàn Liebert 1030DA-Emerson với công suất 30KW
giúp duy trì thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định
24/7.
- Hệ thống chữa cháy bằng khí gồm: hệ thống báo cháy điều khiển chữa
cháy khí Notifier; hệ hống chữa cháy khí FM-200 Kidde và các phụ kiện
giúp đảm bảo an toàn cho các thiết bị trong Trung tâm THDL.
d) Các hệ thống khác:
- Hệ thống cáp mạng: chưa có hệ thống thang máng cáp tiêu chuẩn, tất cả
các dây mạng đi trên mặt sàn ở mức tương đối gọn gàng.
- Hệ thống phát hiện rò rỉ, ngập nước: chưa được trang bị.

16
- Hệ thống bảo vệ an ninh: được trang bị 2 camera giám sát từ năm 2003,
nhưng đã hỏng.

II. Phần mềm và cơ sở dữ liệu


2.1. Hiện trạng phần mềm tại tỉnh Bắc Ninh

Các ứng dụng phần mềm đang được triển khai tại Bắc Ninh có thể tóm tắt như
sau:
Các ứng
STT dụng phần Hiện trạng Tồn tại
mềm
1 Quản lý văn Sử dụng từ 2014, với - Mức sử dụng chưa cao
bản điều hành khoảng 3000 tài khoản chủ - Hệ thống hoạt động chậm
yếu tại các sở ngành, huyện, - Chưa sử dụng tính năng
thị xã, thành phố liên thông giữa các đơn vị
2 Một cửa điện Có 2 hệ thống cùng tồn tại: - Mức sử dụng chưa cao
tử - Hệ thống cũ (năm 2000): - Chưa đồng nhất và chưa
mô hình không phân tán liên thông giữa các đơn vị
- Hệ thống mới (2015): mô
hình tập trung
3 Dịch vụ công Đã áp dụng ở mức 2 cho tất - Dịch vụ công trực tuyến
trực tuyến cả các cấp mức 3, 4: ít và ở mức nhỏ lẻ
4 Hệ thống thư Đã cấp khoảng 6000 user - Mức sử dụng chưa cao
điện tử
5 Cổng thông Nâng cấp vào năm 2015 - Tương đối ổn định
tin - Đáp ứng nhu cầu của Tỉnh
Bảng 1: Bảng hiện trạng ứng dụng phần mềm tại Bắc Ninh

Chi tiết các ứng dụng như sau:

a. Quản lý văn bản điều hành:


- Địa chỉ: http://qlvbdh.bacninh.gov.vn/
- Đơn vị cung cấp : Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ I.F.S.C (một
Cty phần mềm ở Hà Nội)
- Công nghệ: PHP, My SQL
- Chủ đầu tư, Đơn vị vận hành: Trung tâm CNTT – Sở TTTT
- Địa điểm hosting: Trung tâm dữ liệu tỉnh
- Thời điểm vận hành: bắt đầu vận hành chính thức từ đầu năm 2014

17
- Phạm vi ứng dụng: đã cung cấp khoảng 3 nghìn tài khoản, ứng dụng tại
các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố (các xã chưa dùng)
- Thực tế sử dụng: mức độ sử dụng chưa cao, một số Sở đã triển khai
nhưng thực tế không dùng hoặc dùng rất ít, chủ yếu dùng cho văn bản
đến và nội bộ trong đơn vị, chưa dùng liên thông giữa các đơn vị
- Các tồn tại hạn chế: hệ thống chậm và không ổn định, đáp ứng khoảng
60% nhu cầu thực tế hiện tại, do một số nguyên nhân khách quan, chủ
quan như sau:
• Hệ thống chưa tối ưu, tốc độ chậm (ví dụ khi upload file dung
lượng lớn)
• Lãnh đạo các cơ quan chưa quyết tâm triển khai ứng dụng trong
đơn vị
- Kế hoạch, dự kiến: dự kiến mở rộng triển khai tới cấp xã

b. Một cửa điện tử


- Địa chỉ: http://motcua.bacninh.gov.vn/
- Đơn vị cung cấp : Trung tâm CNTT Viễn thông Tỉnh
- Công nghệ: .NET, SQL Server
- Chủ đầu tư, Đơn vị vận hành: Sở Nội Vụ
- Địa điểm hosting: Sở Nội Vụ
- Thời điểm vận hành: hiện vận hành song song 2 hệ thống cũ và mới (đều
do một nhà thầu cung cấp trên cùng một công nghệ):
• Hệ thống cũ: triển khai từ khoảng năm 2000, theo mô hình phân
tán, server đặt tại từng đơn vị, hệ thống này đang vận hành tại các
huyện, thị xã, thành phố và 1 số xã
• Hệ thống mới: trển khai từ năm 2015, theo mô hình tập trung,
server đặt tại sở Nội vụ, hệ thống này đang vận hành tại một số sở,
ngành
- Tính liên thông: chưa liên thông giữa các đơn vị
- Thực tế sử dụng: theo đánh giá chung thì mức độ sử dụng chưa cao, còn
nhiều sở ngành chưa ứng dụng

c. Dịch vụ công trực tuyến


18
- Dịch vụ công trực tuyến mức 2: Các cơ quan đều ban hành đầy đủ bộ
TTHC của đơn vị trên Cổng thông tin tỉnh.
- Dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4: nhìn chung là rất ít (có một số Sở
đang triển khai là Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư), đều ở
mức nhỏ lẽ và triển khai riêng tại mỗi đơn vị.
- Hiện Sở Khoa học Công nghệ đang triển khai thí điểm 40 DVCTT cho
một số sở, thực hiện từ giữa năm 2015 trên công nghệ: .NET, SQL
Server. Vấn đề tồn tại là triển khai trên mô hình không tập trung, đơn lẻ
tại từng đơn vị (dùng hạ tầng kỹ thuật của của mỗi đơn vị)

d. Hệ thống thư điện tử


- Địa chỉ: http://mail.bacninh.gov.vn
- Công nghệ: mã nguồn mở
- Đơn vị vận hành: Trung tâm CNTT – Sở TTTT
- Địa điểm hosting: Trung tâm dữ liệu tỉnh
- phạm vi ứng dụng: đã cấp tài khoản cho khoảng 6000 user (bao gồm các
CBCCVC cấp huyện và cấp xã, sở ngành và các đơn vị sự nghiệp) nhưng
thực tế mức độ sử dụng hằng ngày băng hộp mail này của cán bộ là chưa
cao.
- Nhu cầu đáp ứng: Đã đáp ứng được yêu cầu
- Kế hoạch, dự kiến: Không.

e. Cổng thông tin


- Địa chỉ: http://bacninh.gov.vn
- Đơn vị cung cấp : liên danh TEC-FPT
- Công nghệ: Liferay 6.0
- Chủ đầu tư, Đơn vị vận hành: Trung tâm CNTT – Sở TTTT
- Địa điểm hosting: Trung tâm dữ liệu tỉnh
- Thời điểm vận hành: bắt đầu vận hành chính thức từ đầu năm 2015
- Nhu cầu đáp ứng, phạm vi ứng dụng: hệ thống đáp vận hành tương đối
ổn định đáp ứng nhu cầu, phạm vi bao gồm cổng của Tỉnh và hơn 40
cổng thành phần của các huyện, thị xã, thành phố.
19
2.2. Hiện trạng cơ sở dữ liệu tỉnh Bắc Ninh

- Nhìn chung CSDL đang nhỏ lẻ và rải rác tại các đơn vị chuyên ngành,
chưa có CSDL dùng chung, các cơ sở dữ liệu nằm riêng lẻ trong các ứng
dụng chuyên ngành:
- Sở TNMT: đang làm dữ liệu đất đai (chưa xong)
- Sở KHĐT: có CSDL về ĐKKD chung toàn quốc, chưa được chia sẻ cho
các đơn vị khác trong tỉnh.
- Sở Tư pháp: hiện đã triển khai phần mềm Hộ tịch, nên nhìn chung đã có
CSDL Hộ tịch ở mức cơ bản. Phần mềm Hộ tịch triển khai từ năm 2012,
do nhà thầu FPT thực hiện.
- CSDL công dân: chưa có.

III. Nhân lực về công nghệ thông tin


Tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Công nghệ thông tin tỉnh
có 18 thành viên, trong đó Trưởng ban là đồng chí Phó chủ tịch thường trực Ủy
ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng ban thường trực là đồng chí Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông. Ngoài ra, các thành viên còn lại là lãnh đạo các sở, ngành, ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Đối với cấp sở, 25/25 sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố có Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử thành phần. Đối với cấp huyện,
phòng Văn hóa Thông tin đã chủ động tham mưu 8/8 ủy ban nhân dân cấp huyện
thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển Công nghệ thông tin và Ban biên tập
cổng thông tin điện tử cấp huyện. Các ban chỉ đạo, ban biên tập đã chỉ đạo khá
thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức
cập nhật kịp thời một số thông tin trên các trang thông tin điện tử.
Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị đã bố trí được cán bộ chuyên trách về
công nghệ thông tin. Trong tổng số 52 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có
43/52 cán bộ trong biên chế; 09/52 cán bộ hợp đồng. Có 03 sở có bộ phận chuyên
trách về công nghệ thông tin riêng là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính,
Sở Giáo dục và Đào tạo; riêng Sở Tài nguyên Môi trường thành lập Trung tâm Kỹ

20
thuật – Công nghệ thông tin. Về trình độ chuyên môn, có 08 cán bộ có trình độ trên
đại học, 41 cán bộ có trình độ đại học, 03 cán bộ có trình độ cao đẳng. Hầu hết cán
bộ chuyên trách về công nghệ thông tin được đào tạo đúng chuyên ngành về công
nghệ thông tin như: điện tử viễn thông, tin học, công nghệ thông tin, toán tin ứng
dụng…
Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vị
liên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin nhằm bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin, quản trị chuyên sâu cho các cán bộ, công chức, viên chức. Thông qua
việc triển khai các dự án công nghệ thông tin, các cán bộ, công chức, viên chức
cũng thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn về kiến thức, kỹ năng công nghệ
thông tin liên quan, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, với những tồn tại của hệ thống thông tin nêu trên, trong thời gian
tới hàng loạt các CSDL dùng chung cho toàn tỉnh, các CSDL nền tảng, các dịch vụ
nền tảng, các dụng phần mềm, các dịch vụ công trực tuyến và cài đặt sử dụng nền
tảng eGov Platform thì nguồn nhân lực hiện tại của Tỉnh không đáp ứng và cần
phải tiếp tục được đào tạo để có thể nắm bắt, làm chủ công nghệ và vận hành hệ
thống mới xây dựng một cách có hiệu quả.

21
PHẦN II. KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH

I. Các xu hướng phát triển chung về công nghệ thông tin

I.1 . Xu hướng phát triển mạng truy nhập băng rộng và mạng di động băng
rộng
Công nghệ mạng truy nhập băng rộng sẽ nhanh chóng triển khai sử dụng các
thiết bị đầu cuối thông minh và được nâng cấp lên các công nghệ tiên tiến hơn như
xDSL (VDSL, VDSL2), công nghệ truy cập Internet bằng cáp quang FTTx
(FTTH, FTTB...). Sau đó, công nghệ FTTx sẽ thay thế hoàn toàn công nghệ xDSL
khi giá thành giảm và các công ty viễn thông sẵn sàng từ bỏ hẳn công nghệ DSL đã
khai thác hết vòng đời sản phẩm.
Công nghệ mạng Internet băng rộng không dây Wimax, LTE (Long Term
Evolution - tiến hoá dài hạn) sẽ phát triển mạnh và dần được thay thế cho cả dịch
vụ điện thoại di động và Internet truyền thống. Trong đó, LTE sẽ được chọn làm
nền tảng cho công nghệ 4G.

I.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây
Mô hình điện toán đám mây là mô hình mới, hay mô hình ứng dụng và khai
thác điện toán mới, được đánh giá là rất tiềm năng và mang lại hiệu quả cao. Công
nghệ điện toán đám mây đã chứng tỏ được ưu điểm của mình tại nhiều nước phát
triển trên thế giới. Nhiều triển lãm, hội thảo đã trình bày và giới thiệu sản phẩm
ứng dụng công nghệ điện toán đám mây rất thành công. Nhiều nước, cả Chính phủ
và các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ này cho toàn bộ nền tảng công nghệ
thông tin và tài nguyên tính toán của mình.
Sau nhiều nghiên cứu về nhu cầu điện toán đám mây của khách hàng cũng
như hiện thực hóa tầm nhìn của mình, nhiều hãng cung cấp dịch vụ công nghệ
thông tin đã tập trung vào ba giải pháp căn bản gồm: khả năng liên kết, tự động
hóa và nhận biết thiết bị đầu cuối. Sự phát triển công nghệ “điện toán đám mây”
cùng với các lợi ích đã được công nhận dự báo thị trường sẽ được mở rộng trên
nhiều nước và nhiều lĩnh vực.

22
I.3 Xu hướng hội tụ thiết bị điện tử và viễn thông
Việc triển khai nhanh chóng của công nghệ LTE trên toàn cầu được cho là sẽ
thúc đẩy sự hội tụ của các thiết bị điện tử và viễn thông như điện thoại thông minh
(smartphone), máy tính bảng (tablet) và máy tính cá nhân.
Bên cạnh đó, công nghiệp phần cứng ngày càng phát triển khiến cho những
thiết bị di động ngày nay trở thành những chiếc máy tính thực sự với tốc độ xử lý
đáng kinh ngạc và khả năng lưu trữ to lớn. Những hệ điều hành di động mã nguồn
mở làm cho việc xây dựng các ứng dụng ngày càng dễ dàng hơn. Sự xuất hiện của
điện thoại thông minh đã tạo tiền đề cho một khái niệm mới: máy tính bảng. Máy
tính bảng đang xóa mờ ranh giới giữa chính nó với máy tính xách tay. Với ưu điểm
nổi bật là kích thước và trọng lượng gọn nhẹ, máy tính bảng đang thu hút một
lượng lớn người dùng, đặc biệt là người dùng làm việc tại văn phòng. Dự đoán
trong tương lai, máy tính bảng sẽ trở thành một thiết bị di động quan trọng, gắn
liền với con người trong công việc cũng như trong cuộc sống.

I.4 Xu hướng phát triển Chính phủ điện tử


Cuộc cách mạng công nghệ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang tác
động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội trên toàn thế giới, đang tạo ra cơ hội cho những biến đổi cơ bản và
những thành công to lớn. Nhiều nước trên thế giới đã nắm bắt được cơ hội ứng
dụng công nghệ thông tin, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội
tạo ra những biến đổi vượt bậc, đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Một trong
những ứng dụng mạnh mẽ và thành công của công nghệ thông tin là Chính phủ
điện tử. Hiện nay, hầu hết các nước đang nhanh chóng triển khai kế hoạch và lộ
trình thực hiện chính phủ điện tử phù hợp với khả năng của nước mình.
“Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn”.
Chính phủ điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với quá trình đổi mới
tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho Chính phủ hoạt động
hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và phát huy dân
chủ mạnh mẽ hơn. Chính phủ điện tử đang trở thành mô hình phổ biến đối với
23
nhiều quốc gia, cung cấp dịch vụ, thông tin trực tuyến cho mọi người dân, doanh
nghiệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm, thuận lợi hơn ở khắp mọi nơi, mọi lúc.

I.5 Xu hướng ứng dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số


Chữ ký số là một dạng đặc biệt của chữ ký điện tử, được thực hiện bằng cách
sử dụng cặp khóa public/private của người gửi, đảm bảo được tính xác thực đặc
trưng cho người gửi. Chữ ký số đem lại những lợi ích cơ bản như: Xác định được
rõ ai đã ký vào thông điệp (xác định rõ nguồn gốc); thể hiện quyền sở hữu thông
điệp; chống phủ nhận chữ ký của mình; chống thay đổi thông tin, đảm bảo tính
toàn vẹn của nội dung thông điệp.
Chữ ký số và chứng thực chữ ký số sẽ ngày càng được ứng dụng và triển khai
khi chính phủ điện tử và thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, đảm
bảo an toàn cho các giao dịch và dịch vụ điện tử.

I.6 Xu hướng phát triển thương mại điện tử


Sự phát triển thị trường công nghệ thông tin còn được đánh dấu bởi sự phát
triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và
dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử đang phát triển
mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản
xuất, trước hết là chi phí văn phòng, bán hàng và tiếp thị; sẽ kích thích sự phát
triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức.
Lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí
và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà
để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng. Với các
doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một
cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

I.7 Xu hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở


Sử dụng phần mềm mã nguồn mở (open source) hiện nay không còn quá xa lạ
nhưng cũng chưa thực sự phổ biến trên thế giới. Chúng ta hiện vẫn còn chịu sự chi

24
phối lớn từ việc sử dụng phần mềm nguồn đóng, đặc biệt là hệ điều hành. Theo dự
đoán của Gartner “Cho đến năm 2015, hơn 90% số phần mềm thương mại sẽ chứa
những yếu tố của công nghệ mã nguồn mở. Nhiều công nghệ mã nguồn mở sẽ trở
nên mạnh hơn, ổn định hơn và được hỗ trợ tốt. Mã nguồn mở sẽ cung cấp những
cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức trong việc giảm chi phí đầu tư và
tăng lợi nhuận”. Đó chỉ là một trong những lợi ích mà phần mềm nguồn mở đem
lại, sự linh hoạt và khả năng đáp ứng của nó đã được chứng minh ngay trong lúc
này, khi hàng trăm phần mềm có mã nguồn mở được viết ra và được cả thế giới sử
dụng. Như vậy, mã nguồn mở có thể được xem là một trong những xu hướng quan
trọng cho tầm nhìn của công nghệ thông tin trong tương lai.

II. Tổng quan về kinh nghiệm xây dựng CQĐT tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng
CNTT và xây dựng CQĐT. Khác với các địa phương khác, thay vì chú trọng phát
triển các ứng dụng CNTT rời rạc, Đà Nẵng đi theo cách tiếp cận xây dựng nền tảng
Khung kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử toàn diện và tiên tiến làm cơ sở cho
một hệ thống Chính quyền điện tử liên thông giữa tất cả các cấp và các sở ban
ngành. Trong đó, hồ sơ thuộc các thủ tục hành chính được tiếp nhận, luân chuyển
và trả kết quả trên một hệ thống liên thông, tích hợp duy nhất trên nhiều cơ quan
khác nhau, nhiều lĩnh vực xử lý khác nhau. Từ đó nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ,
tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp.
Tháng 7/2014, Đà Nẵng đã khánh thành hệ thống thông tin Chính quyền điện
tử thuộc tiểu dự án phát triển CNTT-TT tại thành phố Đà Nẵng được World Bank
tài trợ. Hệ thống đã được hoàn thiện với các cơ sở dữ liệu nền tảng như CSDL Dân
cư, CSDL Thông tin địa lý, Hệ thống thông tin quản lý, CSDL Thủ tuc hành chính
và Hệ thống các Dịch vụ công trực tuyến… Đặc biệt, đối với CSDL thủ tục hành
chính đã có 1.196 Dịch vụ công mức độ 2 và 498 dịch vụ công trực tuyến mức độ
3 và mức độ 4 được xây dựng hoàn chỉnh, trải rộng trên nhiều lĩnh vực gồm: cấp
giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép lái xe,
cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư… và các ứng dụng hỗ trợ quản lý
chuyên ngành như quản lý giao thông công cộng, quản lý chất lượng nước, quản lý
25
điện chiếu sáng công cộng, quản lý hệ thống thoát nước, quản lý hạ tầng CNTT và
TT đồng bộ-liên thông.
Vừa qua, vượt qua 68 dự án đề cử, “Phát triển chính quyền điện tử TP Đà
Nẵng” là một trong 5 dự án được vinh dự nhận giải thưởng WeGO 2014. Đây là
giải thưởng thường niên của Tổ chức các địa phương xây dựng nền tảng chính
quyền điện tử trên thế giới (World e-governments organization of cities and local
governments - WeGO) do ngài Won-soon Park, Thị trưởng TP Seoul (Hàn Quốc)
làm Chủ tịch.
Tại nghị quyết đầu tiên của Chính phủ trong năm 2015 chỉ rõ “Tạo môi
trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một
trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong cả năm”. Chính phủ yêu cầu trên
cơ sở thành công của mô hình thí điểm chính quyền điện tử tại Đà Nẵng, Bộ Thông
tin và Truyền thông chủ trì, tổ chức nhân rộng ra các địa phương và Bộ, cơ quan
trong cả nước.

III. Định hướng ứng dụng CNTT trong Chính quyền

III.1 Định hướng của Chính phủ

Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và
truyền thông” nêu rõ:
Đến năm 2015: Cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới
người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi
thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng). 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh. Phổ cập
ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh.
Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã
hội quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý giao thông đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác vệ

26
sinh, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo thời
tiết.
Đến năm 2020: Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới. Việt
Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc
về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung
cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ,
nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất
nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.

III.2 Định hướng của tỉnh Bắc Ninh

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, phục vụ người
dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp tới đầu tư cho tỉnh
Bắc Ninh.

IV. Tầm nhìn chiến lược xây dựng hệ thống Chính quyền điện tử

IV.1 Tầm nhìn hệ thống CQĐT Quốc gia


Hệ thống thông tin CQĐT Quốc gia được xây dựng để hướng tới các mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Việc phát triển hệ thống thông
tin CQĐT Quốc gia cần đáp ứng được 6 định hướng chủ yếu sau:
- Phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn
- Thúc đẩy việc cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước
- Trợ giúp các cơ quan chính phủ ra quyết định chính xác và hiệu quả
- Xây dựng hình ảnh thân thiện của Chính phủ đối với người dân và các tổ
chức quốc tế
- Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước
- Tăng cường các hoạt động giám sát và phản biện xã hội của người dân và
doanh nghiệp
Các đối tượng tham gia sử dụng hệ thống thông tin CQĐT được chia làm 4
nhóm chính sau:
- Người dân bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài
27
- Doanh nghiệp và tổ chức khác
- Lãnh đạo và quản lý TW, Bộ ngành và Địa phương
- Cán bộ công chức làm việc tại TW, Bộ ngành và Địa phương
Hệ thống thông tin CQĐT phải được kết nối trao đổi thông tin với các hệ
thống bên ngoài gồm có:
- Các hệ thống thông tin của tổ chức chính trị xã hội khác (Đảng, MTTQ,
…)
- Các hệ thống thông tin của người dân và doanh nghiệp
- Các hệ thống thông tin của chính phủ và tổ chức quốc tế
- Các hệ thống ứng dụng trên Internet gồm mạng xã hội, dịch vụ thông tin
và các ứng dụng tiện ích

Hình 1: Mô hình ý niệm về ngữ cảnh của HTTT CQĐT Quốc gia

28
Khi phát triển hệ thống thông tin CQĐT cần phải cân nhắc tới tất cả các yếu
tố giới hạn tạo ra các cản trở trong quá trình triển khai thực tế gồm:
- Quá trình thay đổi tổ chức phải được thực hiện theo lộ trình, tránh sự xáo
trộn lớn về tổ chức gây ảnh hưởng trên diện rộng tại một thời điểm. Đặc
biệt cần phải đảm bảo tính không thay đổi của thể chế hiện tại của đất
nước.
- Trình độ ứng dụng CNTT của cấp Huyện, Xã còn rất yếu. Việc phổ biến
hệ thống thông tin CQĐT xuống tất cả các địa bàn bao gồm cả vùng sâu
và vùng xa sẽ gặp nhiều trở ngại lớn về nguồn lực thực hiện.
- Hệ thống thông tin CQĐT sẽ tạo ra một mối đe dọa thường trực về mất
an toàn an ninh thông tin. Phải có các biện pháp bảo vệ chủ quyền số, khả
năng thích ứng với chiến tranh mạng có thể xảy ra.
- Ngân sách dành cho đầu tư phát triển CNTT còn rất hạn hẹp trong bối
cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam. Cần ưu tiên huy động các nguồn
lực tài chính khác của xã hội dành cho việc phát triển HTTT CQĐT.
- Việc triển khai HTTT CQĐT sẽ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của một
bộ phận không nhỏ các cán bộ công chức. Các mâu thuẫn lợi ích cá nhân
sẽ phải được giải quyết bằng các biện pháp hành chính trong quá trình
triển khai HTTT CQĐT.
- Nhận thức lãnh đạo về CNTT còn thấp sẽ cản trở khả năng mang lại hiệu
quả thiết thực của HTTT CQĐT.
- Nguồn nhân lực phục vụ phát triển & ứng dụng CNTT vẫn còn thiếu và
chưa đủ chuyên nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp CNTT trong nước
còn chưa có kinh nghiệm triển khai các dự án ở quy mô lớn trong phạm
vi cả nước.
- Các nguồn dữ liệu hiện tại được tổ chức còn manh mún, thiếu tính tổng
thể dẫn đến sự trùng lặp và xung đột dữ liệu ở nhiều nơi.
- Các nguồn dữ liệu điện tử phần lớn chưa được công nhận đầy đủ về tính
pháp lí trong khai thác và sử dụng. Luôn có sự song hành giữa dữ liệu

29
điện tử và dữ liệu lưu trên giấy tờ dẫn đến việc tốn kém và sinh ra mâu
thuẫn của dữ liệu
- Cần phải có phương án hợp lí để tiếp tục khai thác nhiều hệ thống ứng
dụng CNTT được đầu tư một cách rời rạc và còn thiếu kiểm soát trong
một thời gian dài.

IV.2 Chiến lược xây dựng hệ thống CQĐT Tỉnh Bắc Ninh
Định hướng chiến lực nghiệp vụ cho hệ thống CQĐT trong tương lai là toàn
bộ các hoạt động trong các cơ quan chính quyền được vận hành trên nền tảng của
hệ thống thông tin điện tử gồm có:
- Hệ thống dịch vụ công điện tử (e-service) cho phép người dân và doanh
nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử với các cơ quan nhà nước trên môi
trường mạng
- Hệ thống thông tin điện tử (e-information) cho phép người dân và doanh
nghiệp được tiếp xúc đầy đủ thông tin của nhà nước trên môi trường
mạng
- Hệ thống tham dự điện tử (e-participation) cho phép người dân và doanh
nghiệp phản ánh thông tin, đóng góp ý kiến và bỏ phiếu trên môi trường
mạng
- Hệ thống tư vấn điện tử (e-consultation) cho phép người dân và doanh
nghiệp được tư vấn về pháp luật và xã hội thông qua môi trường mạng.
- Hệ thống trợ giúp ra quyết định điện tử (e-decision-making) cho phép cơ
quan quản lý thực hiện ra các quyết định với sự trợ giúp đầy đủ của các
hệ thống thông tin.
Trên thế giới đưa ra các cấp độ trưởng thành của hệ thống chính quyền điện
tử như hình vẽ sau:

30
Hình 2: Các cấp độ trưởng thành của hệ thống CQĐT
Trong mô hình trưởng thành này có thể thấy có 3 cấp độ:

- Cấp độ 1: Ứng dụng rời rạc.


- Cấp độ 2: Ứng dụng tích hợp
- Cấp độ 3: Ứng dụng tích hợp trên cùng một kiến trúc nền tảng
Nhiệm vụ chính của Chính quyền là cung cấp dịch vụ công. Trong chính
quyền điện tử lộ trình phát triển dịch vụ công trực tuyến trải qua 04 giai đoạn như
sau:

- Thủ công;
- Dịch vụ công trực tuyến rời rạc;
- Dịch vụ công trực tuyến tích hợp;
- Dịch vụ công trực tuyến một cửa.

31
Hình 3: Các cấp độ phát triển dịch vụ công trực tuyến
Hiện nay, hầu hết các hệ thống CQĐT được xây dựng đang ở giai đoạn dịch
vụ công trực tuyến rời rạc (tức là có một số dịch vụ công rời rạc, không liên thông
nghiệp vụ/dữ liệu, nằm tại các đơn vị khác nhau và được cung cấp trên các trang
thông tin điện tử khác nhau). Chiến lược phát triển CNTT đề xuất cho tỉnh Bắc
Ninh là tập trung nguồn lực để xây dựng ngay mức độ dịch vụ công trực tuyến một
cửa (mức độ cao nhất). Ở mức độ này hình thành “một cửa” cho cán bộ, “một cửa”
cho doanh nghiệp, “một cửa” cho công dân – tức là cán bộ, doanh nghiệp, công
dân chỉ truy cập vào “một cửa” – một địa chỉ duy nhất – để thực hiện hoặc khai
thác toàn bộ các dịch vụ, công việc có liên quan.

V. Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh

5.1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh


Hệ thống thông tin CQĐT tỉnh Bắc Ninh cần được xây dựng như một hệ
thống thành phần thuộc chính quyền địa phương. Hệ thống này phải có khả năng
trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các tất cả các hệ thống thông tin của bộ
ngành, liên ngành và của các địa phương khác.

32
Trên cơ sở Khung Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố do Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành và các đặc thù của tỉnh Bắc Ninh như đã phân
tích ở các phần trên,sơ đồ tổng thể kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh được xây dựng
như sau:

Hình 4: Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh


Hệ thống thông tin CQĐT tỉnh Bắc Ninh được thiết kế theo kiến trúc phân
tầng (layer-based architecture).Trong kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh, mỗi tầng
tương tác với các tầng phía trên và/hoặc phía dưới; và mỗi tầng bao gồm các thành
phần cần thiết để phục vụ (hỗ trợ) cho hoạt động của các thành phần thuộc tầng
liền kề phía trên.
Điểm khác biệt trong mô hình tổng thể này với Khung Kiến trúc chính quyền
điện tử cấp tỉnh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành là chúng tôi đổi tên lớp
Dịch vụ cổng, tích hợp dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng vào làm một lớp và
tách phần dữ liệu thành một lớp dịch vụ dữ liệu, dịch vụ tích hợp ứng dụng tổng
thể thay vì dịch vụ chia sẻ và tích hợp.

33
Lý do của việc này là dịch vụ cổng chưa thể hiện hết các kênh giao tiếp đặc
biệt là di động nên lớp này cần được tổng quát thành giao diện tương tác. Dịch vụ
công trực tuyến được coi là một phần của ứng dụng cấp tỉnh của tỉnh Bắc Ninh có
quan hệ chặt chẽ với các ứng dụng khác.
Lớp cơ sở dữ liệu cần được tách riêng để phục vụ cho mô hình tích hợp dữ
liệu tổng thể theo mô hình kiến trúc thông tin được miêu tả ở mục 3 bên dưới.
Dịch vụ tích hợp ứng dụng tổng thể thay vì dịch vụ chia sẻ và tích hợp bởi vì
dịch vụ tích hợp này còn cần phải tích hợp với các ứng dụng phía ngoài và không
chỉ có trong hệ thống chính quyền điện tử, ví dụ như hệ thống thành phố thông
minh, mạng xã hội. Việc chia sẻ nội bộ đã được đưa vào các ứng dụng lõi và dịch
vụ dữ liệu.

5.2. Nền tảng triển khai CQĐT tỉnh Bắc Ninh


Để triển khai kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh, thì một nền tảng triển khai
CQĐT cấp tỉnh cần được xây dựng mới. Nền tảng này được phân tách gồm 3 khối
chức năng chính là: Nền tảng dịch vụ CQĐT cấp tỉnh, nền tảng tích hợp ứng dụng
cấp tỉnh và nền tảng phát triển ứng dụng. Nền tảng này tuân thủ mô hình kiến trúc
tổng thể tích hợp dịch vụ chính quyền điện tử địa phương (LGSP) và cung cấp hầu
hết cho các lớp kiến trúc trong các ô được tô vàng, trừ phần các ứng dụng trong
hình vẽ sau:

34
Hình 5: Nền tảng CQĐT Tỉnh Bắc Ninh

5.2.1. Nền tảng dịch vụ CQĐT


Nền tảng dịch vụ CQĐT bao gồm Dịch vụ dùng chung và dịch vụ dữ liệu như
trên.
Trong mô hình kiến trúc ứng dụng đề xuất, các phần mềm ứng dụng cần được
triển khai trên cơ sở của một số dịch vụ dùng chung (chia sẻ) để hình thành một
nền tảng phát triển CQĐT. Các dịch vụ dùng chung tạo ra một môi trường thống
nhất để có thể quản lý tập trung các thông tin liên quan đến người sử dụng. Giải
pháp sử dụng nền tảng phát triển CQĐT dùng chung tránh được sự phân mảnh
thông tin rời rạc trong quá nhiều ứng dụng khác nhau gây khó khăn cho người
dùng trong quá trình sử dụng. Các dịch vụ dùng chung cơ bản của nền tảng phát
triển CQĐT cần có (nhưng không hạn chế):
a) Dịch vụ quản trị người dùng là hệ thống quản lý tập trung cho phép quản
lý tài khoản người dùng trong hệ thống CQĐT. Mỗi người được sở hữu một không
gian làm việc điện tử và được phân quyền sử dụng khai thác các ứng dụng. Các

35
phần mềm ứng dụng trong hệ thống CQĐT cần được phát triển trên cùng một nền
tảng quản trị người dùng duy nhất để từ đó có thể tạo ra một điểm truy cập và
không gian làm việc tập trung cho người dùng.
b) Dịch vụ quản trị lưu vết (logging and audit) hoạt động hỗ trợ việc lưu vết ở
mức hệ thống các hoạt động của người dùng và ứng dụng. Việc quản lý lưu vết tập
trung sẽ làm đơn giản hóa hoạt động giám sát của các quản trị viên, tăng cường
mức độ an ninh của hệ thống trong quá trình khai thác sử dụng.
c) Dịch vụ quản trị quy trình nghiệp vụ quản lý nhiều nghiệp vụ khác nhau có
thể phát sinh công việc đến một đối tượng người dùng. Hệ thống quản trị quy trình
nghiệp vụ tập trung cho phép quản lý thống nhất các công việc cần làm của người
dùng được tạo ra bởi các hệ thống ứng dụng khác nhau.
d) Dịch vụ quản trị thông báo quản lý tập trung các thông báo liên quan đến
người dùng được phát sinh bởi nhiều ứng dụng nghiệp vụ khác nhau trong đó có
các thông báo nhắc việc. Tiện ích này giúp người sử dụng không phải mất nhiều
thời gian truy cập vào từng ứng dụng khác nhau để kiểm tra các thông báo mới.
đ) Dịch vụ quản trị nội dung (ECM) là dịch vụ quản lý lưu trữ nội dung tập
trung cho nhiều nghiệp vụ khi cần đến việc lưu trữ hồ sơ tài liệu và tạo phiên bản.
Một hệ thống quản trị nội dung tập trung giúp tăng cường được tính hiệu quả và an
ninh của các dữ liệu cần phải lưu trữ.
e) Dịch vụ quản trị chứng thực điện tử cung cấp tiện ích xác thực chữ kí hoặc
tạo chữ kí điện tử của người dùng đối với các văn bản, dịch vụ được thực hiện
trong hệ thống CQĐT.
g) Dịch vụ quản trị thanh toán điện tử cung cấp tiện ích thanh toán điện tử để
thực hiện các giao dịch điện tử có thu phí trong hệ thống CQĐT. Việc sử dụng dịch
vụ dùng chung sẽ làm tiết giảm chi phí kết nối, đồng thời đơn giản hóa cho công
tác quản lý tài chính của cơ quan nhà nước.
h) Dịch vụ quản trị dữ liệu danh mục quản lý cấp mã số định danh duy nhất
cho các bộ danh mục và cung cấp thông tin chia sẻ về dữ liệu danh mục cho các
phần mềm ứng dụng. Dịch vụ này được vận hành với một CSDL danh mục dùng

36
chung để tra cứu thông tin về các mã số định danh như mã số công dân, mã số tổ
chức, mã số cán bộ, v.v. được tham chiếu dùng chung trong cả hệ thống CQĐT.
k) Dịch vụ quản trị dữ liệu GIS quản lý các lớp dữ liệu bản đồ nền dùng
chung cho tất cả các ứng dụng GIS trong toàn tỉnh. Các đối tượng dữ liệu bản đồ
nền cần được quản lý giống như các dữ liệu danh mục và có thể được cập nhật từ
các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ thông qua tích hợp dữ liệu. Dữ liệu GIS có thể
được cung cấp cho các ứng dụng đồng thời theo dạng số hoặc theo dạng ảnh
(raster).

5.2.2. Nền tảng tích hợp ứng dụng


Lý do chủ yếu cho việc thúc đẩy lựa chọn các hoạt động ứng dụng theo mô
hình SOA (Service-Oriented Architecture) chính là nhằm giải quyết bài toán tích
hợp được sự tồn tại đa dạng các hệ thống thông tin trong một hệ thống CQĐT. Đối
với nhiều nhà quản lý, mô hình SOA giữ một vị trí quan trọng trong việc xóa bỏ
các mô hình tích hợp truyền thống khá quen thuộc với họ, thông qua các tiêu chuẩn
công nghiệp và ứng dụng hiện đại. Một số phân tích đã ước lượng khoảng 30% chi
phí Công nghệ thông tin thông thường được sử dụng trong các hoạt động tích hợp.
Hiệu quả của nghiệp vụ sẽ phụ thuộc vào tính tích hợp, từ tích hợp quy trình, tích
hợp các thành phần của cơ quan, tổ chức, đến tích hợp các vấn đề liên quan đến
tách nhập các khối chức năng. Nói cách khác, chính giá trị về đẩy mạnh tính cạnh
tranh của cơ quan, tổ chức đã mang lại nhu cầu về tích hợp.
Các nghiên cứu gần đây cho biết công tác hỗ trợ tính tương thích ngược và
bảo trì hệ thống chiếm khoảng 80 đến 90% chi phí đầu tư CNTT, thay vì dành cho
hoạt động đầu tư vào các hệ thống mới. Đây là vấn đề gây trở ngại cho hầu hết các
giám đốc CNTT khi phân bổ kinh phí đầu tư và cũng chính là một trong các lý do
cho việc thiếu các chiến lược đầu tư CNTT theo chiều sâu như hiện nay. Nhu cầu
về tích hợp ứng dụng CNTT và quy trình được chi phối bới các yêu cầu về nghiệp
vụ, bao gồm:
- Nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu tách nhập của các nghiệp vụ;
- Cho phép phối hợp linh hoạt tổ chức và cấu trúc lại mô hình tổ chức;
- Củng cố ứng dụng và/hoặc hệ thống;
37
- Sáng kiến về tích hợp dữ liệu và kho dữ liệu (data warehousing);
- Xây dựng chiến lược nghiệp vụ nhằm tận dụng các hệ thống hiện tại
đáp ứng quy trình mới;
- Đạt được sự tuân thủ về quy định;
- Gắn kết các quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu năng.
Phương thức truyền thống cho việc tích hợp ứng dụng là kết hợp sử dụng các
giải pháp lớp giữa (middleware solutions) với kỹ thuật tích hợp điểm-điểm riêng
biệt. Các giải pháp này thường không có được tính bền vững cao, trong khi lại yêu
cầu chi phí bảo trì ngày một tăng.
Do vậy, giải pháp tích hợp mới cần phải loại trừ tất cả các kết nối tích hợp
trực tiếp điểm-điểm và cấu trúc lại việc tích hợp giữa các hệ thống, đơn vị có nhu
cầu dựa trên quan diểm mô hình SOA. Chí phí CNTT sẽ được tính toán để đảm
bảo kinh phí cho những giải pháp, dự án, bao gồm cả chi phí cho cán bộ chuyên
trách, chi phí bảo trì và đầu tư, duy trì hạ tầng CNTT. Đồng thời sự giảm bớt khối
lượng công việc dành cho việc tích hợp sẽ phải được ước lượng thông qua sử dụng
các dịch vụ có thể sử dụng lại được trong mô hình SOA và phân tích phản ứng của
người sử dụng đối với việc tích hợp này. Tuy rằng việc tích hợp thông qua hướng
dịch vụ yêu cầu nhiều quy định cũng như kế hoạch hơn các mô hình tích hợp trước
đó, kết quả thu được hoàn toàn tương xứng để quyết định đầu tư.
Từ các lí do trên, một hệ thống nền tảng tích hợp ứng dụng dựa trên mô hình
SOA cần được đầu tư trong hệ thống CQĐT. Hệ thống này thường bao gồm các
khối thành phần và dịch vụ sau:
a. Trục tích hợp dịch vụ - Enterprise Service Bus (ESB): cung cấp khả
năng kết nối cần thiết cho những dịch vụ trong toàn bộ hệ thống, bao
gồm cả dịch vụ liên quan tới thực hiện giao vận (transport), quản lý sự
kiện (event) và điều phối (mediation). ESB cho phép nhà phát triển tận
dụng giá trị của phương thức giao tiếp qua gửi nhận thông điệp mà
không phải thực hiện viết những đoạn mã chuyên biệt. ESB không chỉ
là một thành phần cần phải có mà còn là thành phần quan trọng trong
việc quản lý quy trình nghiệp vụ trong mô hình tích hợp theo kiến trúc

38
SOA. Thành phần ESB này cung cấp các công cụ giao tiếp (adapters)
cần thiết đểtích hợp với các hệ thống thông tin bên ngoài.
b. Dịch vụ tương tác (interaction services): cung cấp chức năng về CNTT
và dữ liệu đến người dùng cuối theo yêu cầu sử dụng của họ.
c. Dịch vụ xử lý: cung cấp dịch vụ điều khiển cần thiết để quản lý các
luồng và tương tác của nhiều dịch vụ, đáp ứng việc thực hiện quy trình
nghiệp vụ.
d. Dịch vụ thông tin: cung cấp các chức năng tập hợp, thay thế và chuyển
đổi nhiều nguồn dữ liệu khác nhau được thực hiện bởi nhiều cách thức
khác nhau.
e. Dịch vụ truy cập: cung cấp các chức năng bắc cầu cho những ứng dụng
cũ, ứng dụng chưa hoàn thiện, kho dữ liệu chính, và ESB nhằm kết hợp
dịch vụ có trong những ứng dụng hiện tại vào hệ thống SOA.
f. Dịch vụ đối tác: cung cấp tài liệu, giao thức, và chức năng quản lý đối
tác cho những quy trình nghiệp vụ có yêu cầu tương tác với đối tác bên
ngoài và nhà cung cấp.
g. Dịch vụ ứng dụng nghiệp vụ: cung cấp dịch vụ runtime cho phép
những thành phần ứng dụng mới có thể tích hợp vào hệ thống.

5.2.3. Nền tảng phát triển ứng dụng


Cũng như tất cả các hệ thống thông tin khác, hệ thống ứng dụng CQĐT cũng
cần được triển khai trên các nền tảng phát triển ứng dụng khác nhau nhưng có thể
tích hợp được với các công cụ cơ bản sau đây:
a. Dịch vụ quản trị CSDL không thể thiếu trong các hệ thống thông thông
tin truyền thống nhằm quản lý lưu trữ dữ liệu một cách có hiệu quả,
đơn giản hóa các truy vấn và đảm bảo tính an toàn và bảo mật đối với
các dữ liệu được lưu trữ. Phần lớn các hệ thống thông tin ngày nay khai
thác các hệ quản trị CSDL quan hệ và các thành phần mở rộng của nó
để mô hình hóa dữ liệu.
b. Dịch vụ quản trị dữ liệu lớn tạo nền tảng lưu trữ dữ liệu với khối lượng
lớn, có tốc độ tăng trưởng cao và đa dạng về chủng loại. Các hệ quản
39
trị dữ liệu lớn thường hỗ trợ tính toán song song trên dữ liệu và thường
không phải là quan hệ (NoSQL) như Hadoop, MongoDB.
c. Dịch vụ máy chủ ứng dụng web cung cấp môi trường phát triển và chạy
các ứng dụng trên nền tảng Web với các tính năng hỗ trợ quản lý không
gian, phiên làm việc và kiểm soát truy cập.
d. Dịch vụ danh bạ cung cấp các dịch vụ nền tảng quản lý mã định danh,
xác thực và chứng thực.
e. Dịch vụ đăng nhập một lần hỗ trợ quản lý phiên làm việc (đăng nhập và
đăng xuất) cho một người dùng trên tất cả các ứng dụng khác nhau.
f. Môi trường phát triển ứng dụng cung cấp các trình dịch, thư viện và bộ
khung hỗ trợ lập trình.

40
5.2.4. Kiến trúc ứng dụng nền tảng triển khai CQĐT tỉnh Bắc Ninh

Hình 6: Khung nhìn phân tầng của kiến trúc ứng dụng CQĐT tỉnh Bắc Ninh
Cụ thể bao gồm các tầng: Người sử dụng hệ thống, Các kênh trao đổi thông
tin, Giao diện tương tác với người dùng, Các ứng dụng trong không gian làm việc,
Các dịch vụ dùng chung, và Cơ sở hạ tầng.
a. Người sử dụng:
Mỗi người dùng, khi đăng ký tài khoản điện tử với hệ thống CQĐT tỉnh Bắc
Ninh sẽ được gắn với một loại đối tượng sử dụng thích hợp với vai trò và mục đích
sử dụng hệ thống. Thông tin về loại đối tượng sử dụng của một tài khoản điện tử
41
giúp hệ thống xác định được chính xác những thông tin và chức năng hệ thống nào
cần được cung cấp cho người dùng đó, và đồng thời giúp hệ thống kiểm soát được
giới hạn truy nhập và khai thác hệ thống của người dùng đó.
Đối với mỗi người dùng (sở hữu một tài khoản điện tử được đăng ký), sau khi
đăng nhập thành công vào hệ thống, sẽ được cung cấp một giao diện Không gian
làm việc bao gồm các thông tin và chức năng hệ thống được phép truy nhập đối
với người dùng đó.
b. Các Kênh trao đổi thông tin
Tầng này biểu diễn các kênh (các phương thức) mà hệ thống trao đổi thông
tin với người sử dụng. Hiện tại, người dùng sử dụng một trình duyệt web và một
đường kết nối Internet để tương tác với hệ thống. Các giao diện và tương tác với
người dùng của hệ thống được thiết kế để tối ưu cho việc hiển thị và hoạt động trên
các trình duyệt web, và dành cho người dùng sử dụng các máy trạm có khả năng
mạnh về kích thước màn hình hiển thị và phương thức nhập liệu (bàn phím, chuột),
bao gồm các máy tính để bàn và các máy tính xách tay.
Mặt khác, hệ thống cần cung cấp thêm kênh trao đổi thông tin dành cho các
người sử dụng di động. Môi trường sử dụng di động sẽ có những đặc điểm khác
biệt quan trọng so với môi trường sử dụng máy trạm, đặc biệt đối với: kích thước
màn hình của các thiết bị di động, các phương thức nhập liệu (input modalities),
tốc độ và tính không ổn định của kết nối Internet di động (mobile Internet
connection), và đặc điểm sử dụng của người dùng di động. Tất cả những đặc điểm
quan trọng này của môi trường sử dụng di động cũng cần được tính đến khi xây
dựng kênh trao đổi thông tin dành cho người dùng di động.
c. Giao diện tương tác với người dùng
Biểu diễn giao diện tương tác giữa người dùng và hệ thống CQĐT. Thông qua
giao diện tương tác này, hệ thống hiển thị các thông tin liên quan đến người dùng,
và thu nhận các thông tin cần thiết (cho việc xử lý của hệ thống) từ người dùng.
Giao diện tương tác người dùng của hệ thống được thiết kế là một cổng thông tin
(web portal), giúp mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cho người dùng trong việc
khai thác các chức năng và dịch vụ của hệ thống. Cụ thể, giao diện cổng thông tin

42
của hệ thống cho phép một điểm truy nhập thống nhất vào hệ thống; người dùng
chỉ cần biết một địa chỉ truy nhập hệ thống duy nhất, bất kể muốn khai thác chức
năng hoặc dịch vụ nào của hệ thống. Hơn nữa, giao diện cổng thông tin này còn
giúp mang lại sự thống nhất về cách thức truy cập và hiển thị thông tin đối với tất
cả các dịch vụ, ứng dụng, công cụ và thông tin được cung cấp bởi hệ thống.
Tất cả các người dùng đều sử dụng cùng một giao diện tương tác với hệ
thống, nhưng nội dung của giao diện này (các thông tin, các dịch vụ, các chức
năng, các công cụ) có thể khác nhau. Tùy thuộc vào vai trò và quyền hạn được xác
định cho mỗi tài khoản người dùng, thì người dùng sau khi đăng nhập hệ thống
thành công sẽ được cung cấp giao diện tương tác với hệ thống bao gồm các thông
tin, các dịch vụ, các chức năng và các công cụ phù hợp với vai trò và quyền hạn
của người dùng đó.
Đối với nội dung (các thông tin, các dịch vụ, các chức năng, các công cụ) của
giao diện tương tác với hệ thống, người dùng có thể thay đổi nội dung của giao
diện này cho phù hợp với thói quen và sở thích sử dụng của cá nhân. Đây chính là
tính năng tùy biến (customization) mà hệ thống CQĐT hỗ trợ cho các người dùng.
Lấy ví dụ, sử dụng tính năng tùy biến này, người dùng có thể bật/tắt hiển thị các
chức năng muốn/không muốn sử dụng, hoặc người dùng có thể thay đổi bố trí
(layout) của các thông tin hiển thị trong giao diện, … Người dùng có thể khai thác
tính năng tùy biến này bằng cách sử dụng chức năng “Quản Lý Tài Khoản”
(control panel) thuộc nhóm chức năng (portlet) “Trang cá nhân”.
d. Tích hợp với hệ thống có sẵn
Thành phần kiến trúc này cho phép hệ thống CQĐT hoạt động tích hợp được
với các hệ thống cung cấp các dịch vụ công đã được xây dựng (và đang được sử
dụng) của tỉnh Bắc Ninh. Việc thiết kế và cài đặt giải pháp để tích hợp với một hệ
thống cung cấp dịch vụ công đã có phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau đây:
- Các công nghệ (phần mềm và lập trình) đã được dùng để xây dựng hệ
thống đó;
- Các khả năng và mức độ cho phép truy nhập (để sửa đổi) đối với mã
nguồn chương trình của hệ thống đó; và

43
- Các kiểu kết nối được hỗ trợ để kết nối tới hệ thống đó (ví dụ: web
service, truyền tin (message-based), giao diện lập trình ứng dụng
(functional API), dữ liệu được quản lý trong cơ sở dữ liệu).
Ví dụ, thành phần tích hợp với hệ thống sẵn có được thiết kế và cài đặt để cho
phép hệ thống CQĐT tỉnh Bắc Ninh hoạt động tích hợp với Hệ thống một cửa điện
tử đã và đang hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ hành chính công một
cách thống nhất – bất kể là công dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thủ tục hành
chính công tại hệ thống một cửa hiện tại hoặc tại hệ thống trực tuyến CQĐT tương
lai.
e. Các ứng dụng trong không gian làm việc
Tầng kiến trúc này biểu diễn các ứng dụng thuộc Không gian làm việc của
người dùng, bao gồm các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng lõi, và
các ứng dụng hỗ trợ.
- Các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến: Đây chính là các ứng dụng
dịch vụ công trực tuyến mà hệ thống CQĐT tỉnh Bắc Ninh cung cấp
đến các công dân, các doanh nghiệp.
- Các ứng dụng lõi: Đây là các ứng cung cấp các khả năng thiết yếu và
dùng chung bởi tất cả các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến. Tùy vào
yêu cầu và đặc điểm sử dụng thực tế của từng ứng dụng dịch vụ công,
thì mỗi ứng dụng dịch vụ công cần sẽ cần sử dụng (khai thác) các khả
năng liên quan được cung cấp bởi các ứng dụng lõi này. Nền tảng
CQĐT cung cấp các khả năng thiết yếu bao gồm: Quản lý tiến trình
công việc, Quản lý nội dung và tài liệu, Quản lý báo cáo, thống kê,
Quản lý thông tin địa lý.
- Các ứng dụng hỗ trợ: Đây là các ứng dụng hỗ trợ các hoạt động trao
đổi, cộng tác hàng ngày giữa các người dùng của hệ thống, bao gồm
các ứng dụng như trao đổi email, lịch làm việc, bản tin thông báo, chat,
…). Những ứng dụng hỗ trợ này sẽ bổ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ
hàng ngày giữa các cán bộ công chức của chính quyền Bắc Ninh và
giữa các cán bộ công chức với các công dân, các doanh nghiệp.

44
f. Các dịch vụ dùng chung
Tầng kiến trúc này biểu diễn các dịch vụ dùng chung cho tất cả các thành
phần của nền tảng CQĐT, bao gồm các nhóm dịch vụ: Các dịch vụ hosting các
ứng dụng, Các dịch vụ dữ liệu, Các dịch vụ định danh, xác thực, Các dịch vụ cấu
thành, Các dịch vụ giao tiếp, liên lạc, và Các dịch vụ hạ tầng.
- Các Dịch Vụ Hosting Các Ứng Dụng: Nhóm các dịch vụ này cung
cấp môi trường hoạt động cho các ứng dụng (các ứng dụng dịch vụ
công, các ứng dụng lõi, và các ứng dụng hỗ trợ) của không gian làm
việc của người dùng.
o Kiểm soát truy nhập: Dịch vụ này giúp kiểm soát việc truy
nhập đối với các thành phần và các tài nguyên của hệ thống.
o Quản lý cân bằng tải ứng dụng: Dịch vụ này cho phép máy chủ
ứng dụng thực hiện việc cân bằng tải đối với các ứng dụng đang
hoạt động, dựa trên dung lượng bộ nhớ chưa sử dụng hoặc mức
độ tài nguyên tính toán (CPU) chưa sử dụng.
o Quản lý không gian làm việc: Dịch vụ này giúp quản lý nội
dung của không gian làm việc của người dùng, cho phép bổ
sung/loại bỏ việc hiển thị thông tin, các dịch vụ, các chức năng,
hoặc các công cụ thuộc không gian làm việc đó.
- Các Dịch Vụ Dữ Liệu: Đây là các dịch vụ hỗ trợ việc lưu trữ, quản lý,
và xử lý dữ liệu.
o Lưu trữ dữ liệu: Dịch vụ này hỗ trợ việc quản lý sự tăng trưởng
trong việc lưu trữ dữ liệu một cách có hiệu quả, giúp đơn giản
hóa việc lưu trữ dữ liệu, và tăng cường tính an toàn và bảo mật
đối với các dữ liệu được lưu trữ.
o Mô hình hóa dữ liệu: Dịch vụ này cho phép tạo nên các mô
hình biểu diễn dữ liệu dựa trên các mô tả mô hình dữ liệu chuẩn
và sử dụng các kỹ thuật mô hình hóa dữ liệu.
o Quản lý dữ liệu địa lý và không gian: Dịch vụ này hỗ trợ việc
quản lý các dữ liệu không gian và địa lý. Các dữ liệu không gian
45
và địa lý này được khai thác bởi ứng dụng lõi Quản lý thông tin
địa lý (thuộc tầng Các ứng dụng trong không gian làm việc của
kiến trúc nền tảng CQĐT) và bởi một số các ứng dụng dịch vụ
công (ví dụ: Quản lý giấy phép xây dựng, Quản lý quyền sử
dụng đất, …).
o Quản lý dữ liệu mô tả: Dịch vụ này hỗ trợ việc lưu giữ và khai
thác các dữ liệu mô tả. Dữ liệu mô tả (metadata) được định nghĩa
là dữ liệu diễn giải (mô tả) về dữ liệu khác. Các dữ liệu mô tả
cung cấp các chi tiết của dữ liệu được biểu diễn trong mô hình
dữ liệu được chọn, ví dụ như: dữ liệu nguồn, các nguyên tắc để
đảm bảo chất lượng dữ liệu, các quy tắc xử lý để chuyển đổi dữ
liệu, các ứng dụng được phép sử dụng dữ liệu.
o Tích hợp dữ liệu: Dịch vụ này hỗ trợ việc tích hợp dữ liệu từ
nhiều nguồn dữ liệu để tạo nên một kho dữ liệu thống nhất, và
cho phép biểu diễn thống nhất đối với những dữ liệu (từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau) này.
- Các Dịch Vụ Định Danh, Xác Thực: Nhóm các dịch vụ này hỗ trợ
việc quản lý đinh danh người dùng, xác thực người dùng, đăng nhập
một lần, và quyền nhập của người dùng.
o Danh mục tài khoản người dung: Dịch vụ này hỗ trợ việc lưu
trữ, tổ chức và khai thác các thông tin về các tài khoản người
dùng đã được đăng ký trong hệ thống.
o Xác thực người dung: Dịch vụ này hỗ trợ việc xác thực định
danh người dùng. Khi đăng nhập hệ thống, người dùng sẽ được
yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xác thực (địa
chỉ email và mật khẩu đã đăng ký). Dịch vụ này sẽ giúp kiểm tra
các thông tin nhập vào này, đối chiếu với danh mục tài khoản
người dùng của hệ thống, để xác định thông tin đăng nhập có
chính xác với thông tin tài khoản người dùng tương ứng hay
không.

46
o Đăng nhập một lần: Dịch vụ này hỗ trợ cơ chế đăng nhập một
lần đối với tất cả các thành phần/hệ thống con liên quan của hệ
thống CQĐT. Tính năng đăng nhập một lần (Single sign-on –
SSO) liên quan đến việc quản lý việc xác thực người dùng của
nhiều hệ thống phần mềm có liên quan (cộng tác) nhưng hoạt
động độc lập với nhau. Người dùng chỉ cần đăng nhập thành
công vào một hệ thống, và xác thực người dùng này được lan
truyền và chấp nhận bởi tất cả các hệ thống liên quan còn lại.
Nhờ vậy, người dùng không phải mất thời gian và công sức lặp
lại việc đăng nhập vào các hệ thống liên quan
o Quản lý quyền truy nhập của người dùng: Dịch vụ này hỗ trợ
kiểm soát quyền truy nhập của người dùng đối với các chức năng
và tài nguyên của hệ thống. Quyền truy nhập của người dùng
được định nghĩa (xác định trước) dựa trên vai trò và mục đích sử
dụng hệ thống của người dùng đó.
- Các Dịch Vụ Cấu Thành: Nhóm các dịch vụ này cung cấp cho nền
tảng CQĐT các khả năng sinh mã duy nhất, giám sát hoạt động của hệ
thống, bảo mật trao đổi thông tin, quản lý việc xử lý tiến trình công
việc, quản lý thông tin địa lý và không gian, tích hợp với các hệ thống
sẵn có, và quản lý thanh toán trực tuyến.
o Sinh mã duy nhất. Đây là dịch vụ giúp sinh ra các mã/định danh
duy nhất (unique id/code). Ví dụ khai thác dịch vụ này để sinh ra
các định danh duy nhất cho các bản ghi dữ liệu (data record id)
và các mã công dân điện tử (e-citizen code).
o Kiểm tra, theo dõi hoạt động của hệ thống. Dịch vụ này cung
cấp khả năng lưu lại các thông tin nhật ký sử dụng và theo dõi
hoạt động của hệ thống. Cụ thể, dịch vụ này hỗ trợ việc giám sát
đối với các truy nhập của người dùng, các lỗi thực hiện của hệ
thống, và các thay đổi liên quan đến các danh sách (bao gồm cả 2
loại: danh sách quản lý theo phiên bản và danh sách không quản

47
lý theo phiên bản). Các khả năng giám sát hoạt động của hệ
thống được cung cấp bởi dịch vụ này sẽ giúp người quản trị hệ
thống phát hiện ra được các vấn đề, sự cố và thay đổi trong hoạt
động của hệ thống, một cách kịp thời và chính xác.
o Bảo mật trao đổi thông tin. Dịch vụ này cho phép việc bảo vệ
(dựa trên cơ chế mã hóa) đối với các trao đổi thông tin được
truyền qua đường kết nối Internet. Các trao đổi thông tin giữa
các máy trạm và các máy chủ, cũng như giữa các máy chủ, được
bảo vệ tránh khỏi các can thiệp, giả mạo, sử dụng bất hợp pháp
trên đường truyền thông tin.
o Giám sát các hoạt động xử lý nghiệp vụ. Dịch vụ này cung cấp
khả năng theo dõi và giám sát các hoạt động xử lý đối với các
tiến trình công việc. Dựa trên dịch vụ này, hệ thống cung cấp các
công cụ giúp những người quản trị việc xử lý các tiến trình công
việc theo dõi được hiện trạng và tiến độ thực hiện của các tiến
trình công việc.
o Quản lý việc xử lý luồng công việc. Dịch vụ này giúp quản lý
việc thực hiện các tiến trình công việc đã được định nghĩa trước
(đã được đăng ký trong hệ thống). Dịch vụ này là nền tảng của
cơ chế xử lý luồng công việc, cho phép tự động hóa tối đa việc
xử lý các nhiệm vụ, các thông tin, các sự kiện được định nghĩa
trong một tiến trình công việc. Trong hệ thống CQĐT, mỗi thủ
tục hành chính công sẽ được định nghĩa tương ứng bởi một tiến
trình công việc, trong đó xác định nhiệm vụ, thông tin và (nhóm)
người chịu trách nhiệm xử lý tại mỗi bước trong tiến trình đó.
o Quản lý thông tin địa lý và không gian. Trình bày về thành
phần CommonGIS (cung cấp các dịch vụ thông tin địa lý và
không gian, dùng chung cho tất cả các thành phần của hệ thống),
web map services (WMS), web feature services (WFS), data
catalogue, …

48
o Tích hợp với các hệ thống sẵn có. Dịch vụ này hỗ trợ nền tảng
CQĐT hoạt động tích hợp với các hệ thống nghiệp vụ có liên
quan sẵn có (các hệ thống đã được phát triển từ trước, và hiện tại
đang được sử dụng, khai thác).
o Quản lý thanh toán trực tuyến. Dịch vụ này hỗ trợ việc thanh
toán trực tuyến (e-payment). Dịch vụ này hoạt động kết hợp với
các dịch vụ hành chính công, cho phép người dùng khách hàng
(công dân, doanh nghiệp) có thể thực hiện việc thanh toán trực
tuyến đối với chi phí của thủ tục hành chính công đã sử dụng.
Dịch vụ thanh toán trực tuyến này sẽ kết nối với một nhà cung
cấp giải pháp thanh toán trực tuyến.
- Các Dịch Vụ Giao Tiếp, Liên Lạc: Kiến trúc CQĐT Bắc Ninh được
thiết kế theo kiến trúc hướng dịch vụ (Service-Oriented Architecture –
SOA). Kiến trúc của nến tảng CQĐT bao gồm tầng kiến trúc Các Dịch
Vụ Dùng Chung (Shared Services). Tầng kiến trúc này bao gồm các
nhóm dịch vụ dùng chung và cần thiết cho hoạt động của các ứng dụng
dịch vụ công và các ứng dụng lõi, cũng như là cho việc tích hợp với các
hệ thống sẵn có và các hệ thống bên ngoài khác. Khi tồn tại nhiều dịch
vụ được đăng ký trong hệ thống, thì sẽ cần phải cung cấp khả năng
quản lý và giám sát hoạt động của các dịch vụ này. Nhóm các dịch vụ
giao tiếp, liên lạc nhằm đáp ứng yêu cầu này, giúp hỗ trợ việc giao tiếp
và tương tác giữa các dịch vụ trong hệ thống.
- Các Dịch Vụ Hạ Tầng: Nhóm các dịch vụ này tương tác với các tài
nguyên lưu trữ, tính toán và truyền thông của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông của Bắc Ninh, nhằm cung cấp và quản lý các
tài nguyên cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động của các dịch vụ và ứng
dụng ở các tầng phía trên của kiến trúc CQĐT.
o Quản lý và giám sát tài nguyên. Dịch vụ này cho phép quản lý
việc cấp phát các tài nguyên cơ sở hạ tầng, và giám sát việc sử
dụng các tài nguyên đã được cấp phát.

49
o Sao lưu dữ liệu. Dịch vụ này hỗ trợ việc sao lưu và khôi phục
dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tập trung của hệ thống.

5.3. Mô tả chi tiết các thành phần ứng dụng trong kiến trúc Chính quyền
điện tử tỉnh Bắc Ninh

5.3.1. Người Sử Dụng Hệ Thống


Tầng kiến trúc này biểu diễn những người sử dụng hệ thống CQĐT tỉnh Bắc
Ninh. Những người sử dụng hệ thống được phân chia thành 2 nhóm: Các khách
hàng của chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh, và các người dùng nội bộ (công chức,
viên chức) của chính quyền tỉnh.
Nhóm người dùng khách hàng bao gồm các công dân, các doanh nghiệp, các
tổ chức chính phủ và các tổ chức xã hội khác, có nhu cầu sử dụng (khai thác) các
dịch vụ hành chính công trực tuyến được cung cấp bởi chính quyền tỉnh Bắc Ninh
(không giới hạn phạm vi địa lý). Nhóm người dùng nội bộ bao gồm lãnh đạo, cán
bộ quản lý, người quản trị hệ thống và cán bộ xử lý.
Khi đăng ký tài khoản điện tử với hệ thống CQĐT tỉnh Bắc Ninh, mỗi người
dùng sẽ được gán với một loại đối tượng sử dụng thích hợp với vai trò và mục đích
sử dụng hệ thống riêng cho đối tương đó. Thông tin về loại đối tượng sử dụng của
một tài khoản điện tử giúp hệ thống xác định được chính xác những thông tin và
chức năng hệ thống nào cần được cung cấp cho người dùng đó, và đồng thời giúp
hệ thống kiểm soát được giới hạn truy nhập và khai thác hệ thống của người dùng
đó.
Đối với mỗi người dùng (sở hữu một tài khoản điện tử được đăng ký), sau khi
đăng nhập thành công vào hệ thống sẽ được cung cấp một giao diện Không gian
làm việc bao gồm các thông tin và chức năng hệ thống được phép truy nhập đối
với người dùng đó.

5.3.2. Các Kênh truy cập thông tin, dịch vụ


Kênh truy cập là các hình thức, phương tiện qua đó người sử dụng truy cập
thông tin, dịch vụ mà CQNN cung cấp. Các kênh truy cập chính bao gồm: các
trang thông tin điện tử/cổng thông tin điện tử, thư điện tử, điện thoại (cố định hoặc

50
di động), máy fax, kiosk hoặc có thể đến trực tiếp các CQNN. Trong giai đoạn đầu,
kênh truy cập chủ yếu là các trang thông tin điện tử và thư điện tử, sau đó mở rộng
đến các hình thức khác như: điện thoại di động (điện thoại thông minh hoặc máy
tính bảng) hoặc kiosk (thường được đặt ở không gian công cộng). Tại các
tỉnh/thành phố hiện nay, người dân thường đến trực tiếp bộ phận một cửa để thực
hiện các thủ tục hành chính nên cần trang bị mấy tính, kiosk để hỗ trợ .
Tầng kiến trúc này biểu diễn các kênh (các phương thức) mà hệ thống cung
cấp cho người sử dụng. Hiện tại, người dùng sử dụng một trình duyệt web và một
đường kết nối Internet để tương tác với hệ thống. Các giao diện và tương tác với
người dùng của hệ thống được thiết kế để tối ưu cho việc hiển thị và hoạt động trên
các trình duyệt web, và dành cho người dùng sử dụng các máy trạm có cấu hình
mạnh, kích thước màn hình hiển thị lớn và phương thức nhập liệu (bàn phím,
chuột), bao gồm các máy tính để bàn và các máy tính xách tay.
Trong tương lai, hệ thống cần cung cấp thêm kênh trao đổi thông tin dành cho
các người sử dụng di động. Môi trường sử dụng di động sẽ có những đặc điểm
khác biệt quan trọng so với môi trường sử dụng máy trạm như kích thước màn
hình của các thiết bị di động, các phương thức nhập liệu, tốc độ và tính không ổn
định của kết nối Internet di động, và đặc điểm sử dụng của người dùng di động.
Tất cả những đặc điểm quan trọng này của môi trường sử dụng di động cần được
tính đến khi xây dựng kênh truy cập thông tin dành cho người dùng di động.

5.3.3. Giao diện tương tác


Tầng kiến trúc này là giao diện tương tác giữa người dùng và hệ thống CQĐT
tỉnh Bắc Ninh. Thông qua giao diện tương tác này, hệ thống sẽ hiển thị các thông
tin liên quan cho người dùng, và thu nhận các thông tin cần thiết (cho việc xử lý
của hệ thống) từ người dùng. Giao diện tương tác người dùng của hệ thống được
thiết kế với nguyên tắc đăng nhập một lần và tích hợp tối đa lên một cổng thông tin
điện tử hoặc một ứng dụng di động, giúp mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cho
người dùng trong việc khai thác các chức năng và dịch vụ của hệ thống. Cụ thể,
giao diện này của hệ thống cho phép một điểm truy nhập thống nhất vào hệ thống;
người dùng chỉ cần biết một địa chỉ truy nhập hệ thống duy nhất hoặc dùng một
51
ứng dụng di động duy nhất, bất kể muốn khai thác chức năng hoặc dịch vụ nào của
hệ thống. Hơn nữa, giao diện này còn giúp mang lại sự thống nhất về cách thức
truy cập và hiển thị thông tin đối với tất cả các dịch vụ, ứng dụng, công cụ và
thông tin được cung cấp bởi hệ thống.
Giao diện tương tác là thành phần đảm bảo cho người sử dụng có thể truy cập
đến các thông tin trực tuyến và cũng là giao diện giữa người sử dụng với các dịch
vụ CPĐT. Giao diện tương tác cung cấp chức năng liên quan trực tiếp đến việc
quản lý người sử dụng dịch vụ (cả nội bộ và bên ngoài), quản lý nghiệp vụ tương
tác với người sử dụng. Thành phần này đảm bảo sự thống nhất quản lý về truy cập
đến cả người sử dụng dịch vụ và các ứng dụng dịch vụ thông qua các kênh truy cập
khác nhau.
Các dịch vụ cơ bản đề xuất được đưa vào thành phần này, bao gồm: Quản lý
nội dung, Tìm kiếm, truy vấn, Quản lý người sử dụng, đăng nhập một lần, Quản lý
biểu mẫu điện tử, Thông báo. Chi tiết được miêu tả ở phần sau:
Dịch vụ Cổng thông tin điện tử
Tầng kiến trúc này là giao diện tương tác giữa người dùng và hệ thống CQĐT
tỉnh Bắc Ninh. Thông qua giao diện tương tác này, hệ thống sẽ hiển thị các thông
tin liên quan cho người dùng, và thu nhận các thông tin cần thiết (cho việc xử lý
của hệ thống) từ người dùng. Giao diện tương tác người dùng của hệ thống được
thiết kế là một cổng thông tin điện tử, giúp mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cho
người dùng trong việc khai thác các chức năng và dịch vụ của hệ thống. Cụ thể,
giao diện cổng thông tin của hệ thống cho phép một điểm truy nhập thống nhất vào
hệ thống; người dùng chỉ cần biết một địa chỉ truy nhập hệ thống duy nhất, bất kể
muốn khai thác chức năng hoặc dịch vụ nào của hệ thống. Hơn nữa, giao diện cổng
thông tin này còn giúp mang lại sự thống nhất về cách thức truy cập và hiển thị
thông tin đối với tất cả các dịch vụ, ứng dụng, công cụ và thông tin được cung cấp
bởi hệ thống.
Cổng thông tin điện tử là thành phần đảm bảo cho người sử dụng có thể truy
cập đến các thông tin trực tuyến và cũng là giao diện giữa người sử dụng với các
dịch vụ CPĐT. Cổng thông tin điện tử cung cấp chức năng liên quan trực tiếp đến

52
việc quản lý người sử dụng dịch vụ (cả nội bộ và bên ngoài), quản lý nghiệp vụ
tương tác với người sử dụng. Thành phần này đảm bảo sự thống nhất quản lý về
truy cập đến cả người sử dụng dịch vụ và các ứng dụng dịch vụ thông qua các kênh
truy cập khác nhau.
Các dịch vụ cơ bản đề xuất được đưa vào thành phần này, bao gồm:
- Quản lý nội dung: là một thành phần riêng biệt của cổng thông tin
điện tử, có chức năng lưu trữ, quản lý và phân phối nội dung cho một
hoặc nhiều kênh trên cổng thông tin điện tử. Dịch vụ quản lý nội dung
là một tập hợp các nhiệm vụ và quy trình quản lý nội dung rõ ràng,
hướng tới công bố trên các cổng thông tin điện tử (và các kênh truy cập
tương tự) trong suốt vòng đời, từ lúc tạo ra cho đến khi lưu trữ. Dịch vụ
này là sự kết hợp giữa các yếu tố con người, các quy trình và công nghệ
cho phép các cổng thông tin điện tử quản lý nội dung thông tin điện tử
thông qua tất cả các giai đoạn vòng đời của nội dung. Dịch vụ này sử
dụng một cơ chế quản lý nội dung đa dạng, nhanh chóng và hiệu quả
cho người dùng để xây dựng, triển khai và duy trì nội dung của cổng
thông tin điện tử. Quản lý nội dung thường bao gồm các thành phần
con và có các chức năng cơ bản sau đây:
o Thành phần tạo nội dung: Thực hiện chức năng tạo nội dung;
o Thành phần soạn thảo: Thực hiện chức năng điều chỉnh thông
điệp nội dung và cách thức phân phối, gồm cả việc biên dịch và
định vị;
o Xuất bản: Thực hiện chức năng phát hành nội dung để sử dụng;
o Quản trị: Thực hiện chức năng quản lý cấp phép truy cập đến
các thư mục, tệp tin, thường được thực hiện bằng cách gán quyền
truy cập cho nhóm người dùng hoặc vai trò của người dùng.
- Tìm kiếm, truy vấn: Khi CQNN cung cấp càng nhiều thông tin trên
Cổng thông tin điện tử, việc tìm kiếm bằng từ khóa sẽ giúp người sử
dụng có thể nhanh chóng tìm thấy những thông tin cần thiết. Các thông
tin được cung cấp trên cổng thông tin điện tử không chỉ bao gồm thông
53
tin có cấu trúc (chẳng hạn như cơ sở dữ liệu), mà còn là thông tin phi
cấu trúc (như tệp tin .html, .txt,... ), do đó, Cổng thông tin điện tử tích
hợp một công cụ tìm kiếm để cung cấp chức năng tìm kiếm bằng từ
khóa.
- Quản lý người sử dụng, đăng nhập một lần: Quản lý người sử dụng
là một cơ chế xác thực để cung cấp cho những người quản trị cổng
thông tin điện tử một phương thức để xác định và kiểm soát trạng thái
người sử dụng đăng nhập vào cổng thông tin điện tử. Dịch vụ này cũng
cung cấp một cơ chế cấp quyền để xác định các quyền khác nhau của
người sử dụng. Quản lý người sử dụng là một chức năng cần thiết khi
cung cấp các dịch vụ trực tuyến trên cổng thông tin điện tử. Hầu hết cơ
chế quản lý người sử dụng dùng định danh/mật khẩu và mã xác nhận để
xác thực người sử dụng. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng cơ chế hạ tầng
khóa công khai để xác thực người sử dụng. Khi các CQNN xây dựng
các ứng dụng khác nhau, mỗi ứng dụng có tài khoản người sử dụng và
cơ chế xác minh mật khẩu riêng. Điều đó có nghĩa là người sử dụng
phải đăng nhập lại khi họ muốn sử dụng các hệ thống khác nhau. Đăng
nhập một lần là cơ chế liên thông xác thực bằng định danh giữa các hệ
thống khác nhau, người sử dụng chỉ cần đăng nhập duy nhất một lần và
có thể sử dụng, truy cập các hệ thống khác nhau.
- Quản lý biểu mẫu điện tử: Thành phần này sẽ xuất hiện khi các
CQNN cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. Tại các thành phần
phía sau (back-end), CQNN sử dụng thành phần này để đưa các biểu
mẫu hay các tệp tin lên cổng thông tin điện tử. Ở các thành phần phía
trước (front-end), người dùng có thể tải về các biểu mẫu hoặc các tập
tin này.
- Thông báo: Khi CQNN cung cấp chức năng ứng dụng trực tuyến trên
cổng thông tin điện tử, người sử dụng có thể nộp hồ sơ qua các ứng
dụng trên mạng Internet. Thông báo là một cơ chế mà các CQNN có
thể chủ động cung cấp cho người sử dụng biết trạng thái hiện tại của

54
việc xử lý công việc trực tuyến. Các kênh thông báo bao gồm: thư điện
tử, fax, tin nhắn ngắn,... Các kênh thông báo sẽ được tích hợp vào cổng
thông tin điện tử.
Tất cả các người dùng đều sử dụng cùng một giao diện tương tác với hệ
thống, nhưng nội dung của giao diện này (các thông tin, các dịch vụ, các chức
năng, các công cụ) thì có thể khác nhau. Tùy thuộc vào vai trò và quyền hạn được
xác định cho mỗi tài khoản người dùng, thì người dùng sau khi đăng nhập hệ thống
thành công sẽ được cung cấp giao diện tương tác với hệ thống bao gồm các thông
tin, các dịch vụ, các chức năng và các công cụ phù hợp với vai trò và quyền hạn
của anh ta.
Đối với nội dung (các thông tin, các dịch vụ, các chức năng, các công cụ) của
giao diện tương tác với hệ thống, người dùng có thể thay đổi nội dung của giao
diện này cho phù hợp với thói quen và sở thích sử dụng của cá nhân. Đây chính là
tính năng tùy biến mà hệ thống CQĐT tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ cho các người dùng.
Ví dụ với sử dụng tính năng tùy biến này, người dùng có thể bật/tắt hiển thị các
chức năng mà mình muốn hoặc không muốn sử dụng, hoặc người dùng có thể thay
đổi cách bố trí của các thông tin hiển thị trong giao diện, … Người dùng có thể
khai thác tính năng tùy biến này bằng cách sử dụng chức năng “Quản Lý Tài
Khoản” thuộc nhóm chức năng “Trang cá nhân” (portlet).

5.3.4. Ứng dụng


Bao gồm các ứng dụng cần thiết cho hoạt động nội bộ và cung cấp dịch vụ
công trực tuyếnthuộc Không gian làm việc của người dùng: các ứng dụng dịch vụ
công trực tuyến, các ứng dụng lõi (nội bộ, chuyên ngành, dùng chung) và các ứng
dụng hỗ trợ.
- Dịch vụ công trực tuyến
Các dịch vụ công trực tuyến mà CQNN cung cấp cho người dân và doanh
nghiệp bao gồm các dịch vụ cấp tỉnh do các sở, ban, ngành huyện, thị xã, thành
phố cung cấp. Việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến cần theo lộ trình phù
hợp. Danh mục nhóm các dịch vụ công các cấp được ưu tiên cung cấp trực tuyến
mức độ cao (3,4) tại tỉnh Bắc Ninh cần hướng tới đối tượng phục vụ là Công dân,
55
Doanh nghiệp và với các DVC có tần xuất sử dụng nhiều như Cấp phép xây dựng,
Xác nhận quy hoạch, Đăng ký kinh doanh… Chi tiết mô tả thiết kế và cài đặt đối
với từng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến được trình bày cụ thể trong tài liệu thiết
kế và cài đặt của từng ứng dụng theo lộ trình kế hoạch triển khai đến 2020 bên
dưới.
- Các ứng dụng chuyên ngành cho dịch vụ công trực tuyến.
Đây chính là các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mà tỉnh Bắc Ninh cung
cấp đến các công dân, các doanh nghiệp. Chi tiết mô tả thiết kế và cài đặt đối với
mỗi ứng dụng dịch vụ công trực tuyến được trình bày cụ thể trong tài liệu thiết kế
và cài đặt của ứng dụng đó.
Hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý chuyên ngành cung cấp các nghiệp vụ
cốt lõi của hệ thống CQĐT trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành khác nhau. Tất cả
các hệ thống csdl phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước được tạo dựng và duy trì
bởi các phần mềm ứng dụng chuyên ngành. Thông qua các quy trình nghiệp vụ
quản lý cụ thể mà thông tin được sản sinh, duy trì cập nhật liên tục bởi các cán bộ
cơ quan nhà nước.
Các phần mềm ứng dụng chuyên ngành cần được lập kế hoạch xây dựng theo
yêu cầu của các dịch vụ công đã được mô tả trong kiến trúc nghiệp vụ của hệ thống
CQĐT tỉnh Bắc Ninh. Một hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành khi xây
dựng có thể đáp ứng chức năng cho một nhóm các nghiệp vụ hoặc cả một lĩnh vực
quản lý phụ thuộc vào quy mô của nó. Tuy nhiên các phần mềm này phải có khả
năng triển khai phục vụ tại nhiều cấp khác nhau theo quy trình thủ tục hành chính
được quy định.
Một đặc điểm quan trọng bắt buộc đối với các phần mềm ứng dụng chuyên
ngành là phải có khả năng kết nối liên thông với các hệ thống một cửa điện tử và
cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Bắc Ninh để có thể ghép nối tạo thành một
quy trình khép kín cho việc cung cấp các dịch vụ công điện tử. Việc ghép nối này
có thể được thực hiện dựa trên cơ sở khai thác các dịch vụ dùng chung được cung
cấp bởi nền tảng phát triển CQĐT và nền tảng tích hợp ứng dụng được đầu tư đồng
bộ cho tỉnh Bắc Ninh.

56
Ngoài ra, các phần mềm ứng dụng chuyên ngành cũng cần được thiết kế để có
thể tích hợp theo chiều dọc với các hệ thống ứng dụng cùng lĩnh vực tại bộ ngành
(thuộc chính quyền điện tử quốc gia). Tích hợp theo chiều dọc sẽ đảm bảo thông
tin được thông suốt và luôn được tổng hợp cập nhật tại các cơ sở dữ liệu quốc gia
thuộc các lĩnh vực chuyên ngành.
- Các ứng dụng lõi dùng chung.
Đây là các ứng dụng cung cấp các khả năng thiết yếu và dùng chung bởi tất cả
các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến. Tùy vào yêu cầu và đặc điểm sử dụng thực
tế của từng ứng dụng dịch vụ công, mỗi ứng dụng dịch vụ công cần sử dụng (khai
thác) các khả năng liên quan được cung cấp bởi các ứng dụng lõi này. Hiện tại, nền
tảng CQĐT tỉnh Bắc Ninh cung cấp các khả năng thiết yếu bao gồm:
o Một cửa điện tử,
o Quản lý tiến trình công việc
o Quản lý nội dung và tài liệu
o Quản lý báo cáo, thống kê
o Quản lý thông tin địa lý
o Quản lý văn bản điều hành
o Quản lý công dân
o Quản lý doanh nghiệp
Các ứng dụng này cần được triển khai như các phần mềm dùng chung trong
toàn tỉnh để tránh sự thiếu đồng bộ và đầu tư nhiều lần. Các phần mềm ứng dụng
này sẽ được kế thừa và tiếp tục triển khai mở rộng trong toàn hệ thống chính quyền
tỉnh để đảm bảo đáp ứng được đúng các chỉ tiêu theo quy hoạch về ứng dụng
CNTT đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh.
Khi triển khai phát triển các phần mềm ứng dụng dùng chung cũng cần chú
trọng tới việc liên thông với hệ thống nền tảng phát triển CQĐT để đảm bảo một
môi trường làm việc thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tiếp cận sử
dụng. Việc xây dựng các hệ thống ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau và
không có sự liên thông chính là một trong những trở ngại gây khó khăn trong việc

57
triển khai đưa ứng dụng CNTT vào các công việc hàng ngày tại cơ quan nhà nước
hiện nay.
Bên cạnh các phần mềm ứng dụng dùng chung, một số phần mềm tiện ích hỗ
trợ cộng tác và hỗ trợ giao tiếp cán bộ cũng cần được tiếp tục đầu tư mở rộng.
Trong các phần mềm tiện ích thì hệ thống thư điện tử và hệ thống hội nghị truyền
hình trực tuyến được ưu tiên triển khai sớm nhất. Hai hệ thống tiện ích này đã
được đầu tư đưa vào sử dụng nhưng cần tiếp tục được triển khai mở rộng sử dụng
trên toàn bộ địa bàn tỉnh theo hướng quản lý tập trung như hiện nay.
- Các ứng dụng hỗ trợ.
Đây là các ứng dụng hỗ trợ các hoạt động trao đổi, cộng tác hàng ngày giữa
các người dùng của hệ thống, bao gồm các ứng dụng như trao đổi email, lịch làm
việc, bản tin thông báo, chat,…) và ứng dụng tổng hợp báo cáo thống kê phục vụ
lãnh đạo và điều hành. Những ứng dụng này sẽ hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ
hàng ngày giữa các cán bộ công chức của chính quyền tỉnh Bắc Ninh và giữa các
cán bộ công chức với các công dân, các doanh nghiệp.
- Các ứng dụng nội bộ.
Phần mềm ứng dụng quản trị nội bộ được sử dụng phổ biến tại các cơ quan
phục vụ cho các công tác quản trị như tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, quản lý tài
sản thiết bị, thi đua khen thưởng, thanh tra,… Tùy thuộc vào tính chất nghiệp vụ
của mỗi công tác nghiệp vụ mà chúng ta có thể sử dụng các loại phần mềm dạng
tiện ích (ví dụ phần mềm kế toán), hay phần mềm nội bộ để triển khai tại các cơ
quan. Đối với một số nghiệp vụ cần có sự liên thông cao và đòi hỏi tính chất quản
lý thông tin một cách tập trung như quản lý cán bộ thì có thể xây một hệ thống
thông tin tập trung để triển khai trong tất cả các cơ quan chính quyền của toàn tỉnh.
- Ứng dụng cấp quốc gia: Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/31IkpzL
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Đây là thành phần thể hiện các ứng dụng quy mô quốc gia được tỉnh Bắc
Ninh sử dụng. Các ứng dụng này được cung cấp bởi các HTTT và CSDLQG của
Trung ương và các Bộ ngành xây dựng và triển khai được tích hợp vào Hệ thống
CQĐT tỉnh thông qua Dịch vụ tích hợp ứng dụng. Danh mục các HTTT/CSDLQG

58
được cập nhật trong các Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của CQNN do Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

5.3.5. Dịch vụ dùng chung


Tầng kiến trúc này biểu diễn các dịch vụ dùng chung, chia sẻ cho tất cả các
thành phần của nền tảng CQĐT tỉnh Bắc Ninh, bao gồm các nhóm dịch vụ: Các
dịch vụ định danh, xác thực, Các dịch vụ cấu thành, Các dịch vụ giao tiếp, liên lạc.
a. Các Dịch vụ định danh, xác thực, cấp quyền
Nhóm các dịch vụ này hỗ trợ việc quản lý định danh người dùng, xác thực
người dùng, đăng nhập một lần, và quyền truy nhập của người dùng.
- Danh mục tài khoản người dùng. Dịch vụ này hỗ trợ việc lưu trữ, tổ
chức và khai thác thông tin về các tài khoản người dùng đã được đăng
ký trong hệ thống.
- Xác thực người dùng. Dịch vụ này hỗ trợ việc xác thực định danh
người dùng. Khi đăng nhập hệ thống, người dùng được yêu cầu cung
cấp các thông tin cần thiết cho việc xác thực (địa chỉ email và mật khẩu
đã đăng ký). Dịch vụ này sẽ giúp kiểm tra các thông tin nhập vào này,
đối chiếu với danh mục tài khoản người dùng của hệ thống, để xác định
thông tin đăng nhập có chính xác với thông tin tài khoản người dùng
Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/31IkpzL
tương ứng hay không. Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Đăng nhập một lần. Dịch vụ này hỗ trợ cơ chế đăng nhập một lần đối
với tất cả các thành phần/hệ thống con liên quan của hệ thống CQĐT
tỉnh Bắc Ninh. Tính năng đăng nhập một lần (Single sign-on – SSO)
liên quan đến việc quản lý việc xác thực người dùng của nhiều hệ thống
phần mềm có liên quan nhưng hoạt động độc lập với nhau. Người dùng
chỉ cần đăng nhập thành công vào một hệ thống, và xác thực người
dùng này được lan truyền và chấp nhận bởi tất cả các hệ thống liên
quan còn lại. Nhờ vậy, người dùng không phải mất thời gian và công
sức lặp lại việc đăng nhập vào các hệ thống liên quan
- Quản lý quyền truy nhập của người dùng. Dịch vụ này hỗ trợ kiểm soát
quyền truy nhập của người dùng đối với các chức năng và tài nguyên
59
của hệ thống. Quyền truy nhập của người dùng được định nghĩa (xác
định trước) dựa trên vai trò và mục đích sử dụng hệ thống của người
dùng đó.
b. Các Dịch vụ cấu thành
Nhóm các dịch vụ này cung cấp cho nền tảng CQĐT tỉnh Bắc Ninh các khả
năng sinh mã duy nhất, giám sát hoạt động của hệ thống, bảo mật trao đổi thông
tin, quản lý việc xử lý tiến trình công việc, quản lý thông tin địa lý và không gian,
tích hợp với các hệ thống sẵn có, và quản lý thanh toán trực tuyến.
- Sinh mã duy nhất. Đây là dịch vụ giúp sinh ra các mã/định danh duy
nhất (unique id/code). Hiện tại, hệ thống CQĐT tỉnh Bắc Ninh khai
thác dịch vụ này để sinh ra các định danh duy nhất cho các bản ghi dữ
liệu (data record id) và các mã công dân điện tử (e-citizen code).
- Kiểm tra, theo dõi hoạt động của hệ thống. Dịch vụ này cung cấp khả
năng lưu lại các thông tin nhật ký sử dụng và theo dõi hoạt động của hệ
thống. Cụ thể, dịch vụ này hỗ trợ việc giám sát đối với các truy nhập
của người dùng, các lỗi thực hiện của hệ thống, và các thay đổi liên
quan đến các danh sách (bao gồm cả 2 loại: danh sách quản lý theo
phiên bản và danh sách không quản lý theo phiên bản). Các khả năng
giám sát hoạt động của hệ thống được cung cấp bởi dịch vụ này sẽ giúp
người quản trị hệ thống phát hiện ra được các vấn đề, sự cố và thay đổi
trong hoạt động của hệ thống, một cách kịp thời và chính xác.
- Bảo mật trao đổi thông tin. Dịch vụ này cho phép việc bảo vệ (dựa trên
cơ chế mã hóa) đối với các trao đổi thông tin được truyền qua đường
kết nối Internet. Các trao đổi thông tin giữa các máy trạm (client
computers) và các máy chủ (server computers), cũng như giữa các máy
chủ, được bảo vệ tránh khỏi các can thiệp, giả mạo, sử dụng bất hợp
pháp trên đường truyền thông tin. 4125972
- Giám sát các hoạt động xử lý nghiệp vụ. Dịch vụ này cung cấp khả
năng theo dõi và giám sát các hoạt động xử lý đối với các tiến trình
công việc. Dựa trên dịch vụ này, hệ thống cung cấp các công cụ giúp

60

You might also like