You are on page 1of 106

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT


2023KHOAN – KHAI THÁC A K64NGUYỄN NGỌC CHUNG

NGUYỄN NGỌC CHUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
XỬ LÝ LẮNG ĐỌNG MUỐI TẠI GIẾNG 1X MỎ THỎ TRẮNG

NGÀNH: KHOAN – KHAI THÁC DẦU KHÍ

HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN NGỌC CHUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
XỬ LÝ LẮNG ĐỌNG MUỐI TẠI GIẾNG 1X MỎ THỎ TRẮNG
NGÀNH: KHOAN – KHAI THÁC DẦU KHÍ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN CHẤM

VŨ THIẾT THẠCH

HÀ NỘI, 2023
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG ĐỒ ÁN
Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí mỏ Thỏ Trắng trong bể Cửu Long................................................4
Hình 1. 2 Cột địa tầng-thạch học tổng hợp cấu tạo Thỏ Trắng theo kết quả khoan giếng
ThT-X1 và ThT-X2........................................................................................................10

Hình 2. 1 Tích tụ lắng đọng muối trong đường ống dẫn tới thiết bị xử lý dầu thô........27
Hình 2. 2 Lắng đọng muối lấy từ mỏ Bạch Hổ..............................................................27
Hình 2. 3 Lắng đọng muối trong OKT...........................................................................28
Hình 2. 4 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ hòa tan của CaCO3.......................................31
Hình 2. 5 Ảnh hưởng của áp suất riêng phần CO2 tới độ hòa tan của CaCO3...............31
Hình 2. 6 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ hòa tan của CaSO4.2H2O..............................33
Hình 2. 7 Ảnh hưởng của áp suất tới độ hòa tan của CaSO4.2H2O và CaSO4...............34
Hình 2. 8 Ảnh hưởng của hàm lượng NaCl tới độ hòa tan của CaSO4.2H2O và CaSO435
Hình 2. 9 Cơ chế hình thành tích tụ lắng đọng muối dưới sự có mặt của các hợp chất
tan trong nước chứa trong dầu.......................................................................................38
Hình 2. 10 Ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ lấy từ lắng đọng muối tới sức căng bề mặt
trên ranh giới pha...........................................................................................................39
Hình 2. 11 Ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ lấy từ lắng đọng muối tới động học tạo cặn
lắng đọng muối trong phòng thí nghiệm........................................................................40
Hình 2. 12 Ảnh hưởng của áp suất riêng phần của CO2 tới độ hòa tan trong nước của
CaCO3.............................................................................................................................41
Hình 2. 13 Ảnh hưởng của hàm lượng muối NaCl và áp suất riêng phần của CO2 tới độ
hòa tan của CaCO3 ở 25oC.............................................................................................42
Hình 2. 14 Ảnh hưởng của một số muối tan tới độ hòa tan của CaCO3........................43
Hình 2. 15 Ảnh hưởng của NaCl và áp suất riêng phần của CO2 tới độ hòa tan của
CaSO4.............................................................................................................................44
Hình 2. 16 Ảnh hưởng của một số muối tan tới độ hòa tan của CaSO4 (ở nhiệt độ 25oC)
........................................................................................................................................44
Hình 2. 17 Ảnh hưởng của hàm lượng NaCl tới độ hòa tan của BaSO4........................45
Hình 2. 18 Các lắng đọng dính ướt dầu và tích tụ với nhau trong vỉa...........................47
Hình 2. 19 Mặt cắt của giếng 7001-BK7 ngày 13/4/2010.............................................50
Hình 2. 20 Mặt cắt giếng 703-MSP7 ngày 04/07/2013.................................................51
Hình 2. 21 Tổng hợp các vị trí lắng đọng muối trong giếng khoan mỏ Bir Seba..........55
Hình 2. 22 Lắng đọng muối trong thiết bị gia nhiệt dầu thô T-1B giàn CNTT-2..........57
Hình 2. 23 Khả năng kết tủa CaCO3 theo tỷ lệ thể tích của MSP-8 và7P/ThTC-3 ở 70oC
........................................................................................................................................60

Hình 3. 1 Lắng đọng muối trong ống khai thác tại giếng 1X........................................65
Hình 3. 2 Chỉ số ổn định SI của nước vỉa O.T. ThT-1X và M.D. ThT-6X...................67
Hình 3. 3 Quy trình tạo mầm và phát triển mầm...........................................................71
Hình 3. 4 Khả năng hòa tan muối CaCO3 của một số hóa phẩm chelat........................76
Hình 3. 5 Khoảng pH phát huy hiệu dụng trong hòa tan và giữ các ion trong trạng thái
lơ lửng của một số hóa phẩm chelat...............................................................................77
Hình 3. 6 Quan hệ độ hòa tan – độ pH của một số hóa phẩm........................................78
Hình 3. 7 Hiệu quả ức chế của các loại hóa phẩm.........................................................80

Hình 4. 1 Cấu trúc giếng 1X..........................................................................................82


Hình 4. 2 Xử lý bằng tàu dịch vụ...................................................................................88
Hình 4. 3 Xử lý lắng đọng muối nhờ bố trí thiết bị trên giàn BK ThTC-2....................89
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN
Bảng 1. 1 Kết quả phân tích mẫu dầu vỉa......................................................................18
Bảng 1. 2 Tính chất lý - hóa dầu bề mặt các GK. ThT-1X............................................20
Bảng 1. 3 Tính chất lý - hóa dầu bề mặt các GK. ThT-1X và 2X.................................21
Bảng 1. 4 Thành phần và tính chất của khí tách............................................................23
Bảng 1. 5 Thành phần và tính chất của nước vỉa giếng ThT-1X...................................25

Bảng 2. 1 Độ hòa tan của CaSO4.2H2O trong nước cất (Ca2+ mg đương lượng/lít).......34
Bảng 2.2 Tình hình lắng đọng muối tại một số giếng ở mỏ Bạch Hổ...........................48
Bảng 2. 3 Khi hòa trộn nước Mioxen dưới và Oligoxen trên của giếng 6X..................53
Bảng 2. 4 Tình hình lắng đọng muối trong hệ thống thu gom của mỏ Bạch Hổ...........56
Bảng 2. 5 Tính toán chỉ số SI khi hòa trộn nước vỉa Oligoxen trên 7P/ThTC-3 và nước
đồng hành MSP-8...........................................................................................................58
Bảng 2. 6 Khả năng lắng đọng muối CaCO3 khi trộn lẫn nước ThTC-3.......................60

Bảng 3. 1 Động thái khai thác của một số giếng ở giàn ThTC-2...................................62
Bảng 3. 2 Kết quả phân tích thành phần thạch học của lắng đọng vô cơ......................64
Bảng 3. 3 Sự không tương thích giữa nước Oligoxen trên và Mioxen dưới ở giếng 1X
........................................................................................................................................66
Bảng 3. 4 Tính toán chỉ số SI khi hòa trộn nước vỉa Oligoxen trên giếng 1X và Mioxen
dưới giếng 6X.................................................................................................................68
Bảng 3. 5 Kết quả phân tích mẫu cặn lắng đọng trong ống khai thác của giếng 1X.....70
Bảng 3. 6 Khả năng tan các khoáng canxit của một số dung dịch axit..........................75
Bảng 3. 7 Khả năng hòa tan khoáng canxit của một số dung dịch axit và hỗn hợp axit75

Bảng 4. 1 Khối lượng riêng của dung dịch axit HCl với nồng độ khác nhau ở nhiệt độ
20oC................................................................................................................................85
Bảng 4. 2 Khối lượng riêng của dung dịch axit CH3COOH với nồng độ khác nhau ở
nhiệt độ 20oC..................................................................................................................86
Bảng 4. 3 Tổng hợp thể tích các hóa phẩm cần thiết (m3).............................................87
DANH MỤC CÁC QUY ĐỐI ĐƠN VỊ TRONG ĐỒ ÁN
- Áp suất:
1 Mpa = 106 Pa = 9.8 atm
1 Pa = 9.8 x 10-6 atm
1 bar = 0.987 atm
1 atm = 14.7 psi
1 psi = 0.068 atm
- Độ nhớt:
1 mPas = 1 CP = 6.895 x 108 lb.s/ƒt2
1 lb.s/ƒt2 = 0.145 x 10-6 Cp = 0.14501 x 108 mPas
1 mPas = 1 Cp = 1 cSt
- Độ thấm:
1 Darsy = 10-8 cm2 = 10-12 m2
STB/D = thùng chuẩn trong một ngày đêm
Bbl = thùng
- Chiều dài:
1 km = 3201 ft = 1000 m
1 foot = 0.305 m
- Diện tích:
1 acers = 4046.873 m2
- Thể tích:
1 m3 = 1000 lít
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN

1. ASPO : viết tắt tiếng Nga của asphaten, nhựa, hắc ín, parafin.
2. CNTT: công nghệ trung tâm
3. DC: đối chứng
4. EDTA: Ethylenediaminetetraacetic axit
5. ESP: máy bơm điện chìm
6. GTTB: giá trị trung bình
7. GTLN: giá trị lớn nhất
8. GTNN: giá trị nhỏ nhất
9. Giàn BK: giàn khai thác
10. MSP: giàn cố định
11. HEDTA: Hydroxy-ethylenediaminetriacetic axit
12. HTBM: hoạt tính bề mặt
13. TBLG : thiết bị lòng giếng
14. OKT: ống khai thác
15. O.T: Oligoxen trên
16. M.D: Mioxen dưới
17. VCĐG: vùng cận đáy giếng
18. XNLD : Xí nghiệp liên doanh
19. GK: giếng khoan
20. Kg : độ thấm
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT VỈA CHỨA MỎ THỎ
TRẮNG............................................................................................................................3
1.1 Tổng quan về mỏ Thỏ Trắng..................................................................................3
1.2 Cấu trúc địa chất của khu vực mỏ Thỏ Trắng........................................................4
1.2.1 Địa tầng............................................................................................................4
1.2.2 Đặc trưng thạch học và trầm tích của đá chứa, đá chắn mỏ Thỏ Trắng.........10
1.3 Tính chất chất lưu.................................................................................................16
1.3.1 Tính chất của dầu.......................................................................................17
1.3.2 Tính chất của khí hoà tan..........................................................................25
1.3.3 Tính chất của nước vỉa...............................................................................27
CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT LẮNG ĐỌNG MUỐI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẮNG
ĐỌNG MUỐI................................................................................................................30
2.1 Tổng quan về lắng đọng muối vô cơ................................................................30
2.2 Cơ chế hình thành lắng đọng muối...................................................................32
2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành lắng đọng muối....................................33
2.2.2 Cơ chế hình thành lắng đọng muối................................................................39
2.3 Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình lắng đọng muối............................40
2.3.1 Ảnh hưởng của điều kiện dòng chảy đến sự lắng đọng muối....................40
2.3.2 Ảnh hưởng của thành phần dầu tới lắng đọng muối..................................41
2.3.3 Ảnh hưởng của khí hòa tan và muối tan tới độ hòa tan của muối canxit
(CaCO3) và muối sunphat (CaSO4 .2H2O; CaSO4.0,5H2O và CaSO4)....................44
2.4 Ảnh hưởng của lắng đọng muối đến hoạt động khai thác dầu khí.......................49
2.4.1 Lắng đọng muối tại đáy giếng và vùng cận đáy giếng...............................50
2.4.2 Lắng đọng muối trong giếng khai thác......................................................51
2.4.3 Lắng đọng muối trong hệ thống thu gom, xử lý và vận chuyển...............59
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ LẮNG ĐỌNG MUỐI................................66
3.1 Động thái khai thác mỏ Thỏ Trắng...................................................................66
3.2 Lắng đọng muối CaCO3 ở giếng 1X mỏ Thỏ Trắng........................................67
3.3 Giải pháp xử lý lắng đọng muối......................................................................75
3.3.1. Biện pháp xử lý khi lắng đọng muối được hình thành..................................76
3.3.2. Biện pháp ngăn ngừa và ức chế quá trình hình thành lắng đọng muối.........82
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ HÓA PHẨM VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ CHO GIẾNG
1X...................................................................................................................................85
4.1 Cấu trúc giếng 1X.............................................................................................85
4.2 Xác định các thông số cần thiết........................................................................86
4.2.1 Thể tích các cột ống khai thác (OKT) và ống chống khai thác (OCKT):......87
4.2.2 Khối lượng các hóa phẩm để pha chế hỗn hợp axit.......................................88
4.3 Phần tính toán...................................................................................................91
4.4 Quy trình xử lý.................................................................................................92
CHƯƠNG V: CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........................94
5.1 An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý axit......................94
5.1.1 Những quy định chung..............................................................................94
5.1.2 Những quy định an toàn khi chuẩn bị thiết bị, máy móc cho việc xử lý
axit. 94
5.1.3 Yêu cầu an toàn khi bốc dỡ và vận chuyển hóa phẩm...............................95
5.1.4 Quy định an toàn khi chuẩn bị giếng để xử lý axit....................................95
5.1.5 Các quy định an toàn khi xử lý giếng bằng axit........................................96
5.2 Công tác bảo vệ môi trường.................................................................................99
5.2.1 Bảo vệ môi trường..........................................................................................99
KẾT LUẬN..................................................................................................................104
LỜI MỞ ĐẦU

Dầu khí là nguồn năng lượng và nguồn nguyên liệu chủ đạo trong nền kinh tế
thế giới, mang tính chất chiến lược của mỗi quốc gia. Ngành dầu khí nước ta đã có
những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Từ nhiều năm
nay dầu khí luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 30%
tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đến nay ngành dầu khí đã tự khẳng định mình là
một ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Trong những năm qua đã có những bước đi vững chắc trong lĩnh vực công nghệ
khoan, khai thác dầu khí cũng như xây dựng các công trình dầu khí.
Những cột mốc đáng ghi nhớ đó là sự ra đời của XNLD Việt - Nga Vietsovpetro
vào ngày 19/11/1981 trên cơ sở Hiệp định của hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô (cũ)
về việc thành lập XNLD Việt - Nga Vietsovpetro đã ký kết ngày 19/06/1981. Sau 5
năm tìm kiếm và thăm dò những tấn dầu đầu tiên đã được khai thác tại mỏ Bạch Hổ
vào năm 1986 và nhanh chóng đưa sản lượng dầu khai thác đạt 50 triệu tấn vào năm
1997 lên 100 triệu tấn năm 2001. Cho đến nay, tổng sản lượng khai thác dầu của
XNLD Việt - Nga Vietsovpetro từ 2 mỏ Rồng và Bạch Hổ đạt trên 200 triệu tấn cũng
như vận chuyển vào bờ hàng tỷ mét khối khí đồng hành, chiếm đến 50% tổng sản
lượng khai thác của toàn ngành. Nay XNLD Việt - Nga Vietsovpetro đã trở thành con
chim đầu đàn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Không dừng lại ở đó, năm 2010 đã tiến
hành khảo sát địa chấn 3D và phát hiện ra mỏ Thỏ Trắng nằm ở phía Tây Bắc mỏ Bạch
Hổ, lô 09-1.
Mỏ Thỏ Trắng được phát hiện theo kết quả khoan và thử vỉa giếng khoan ThT-
1X vào tháng 6 năm 2012 trên cơ sở nhận được dòng dầu công nghiệp từ trầm tích
Oligoxen trên, tháng 8 năm 2014 khi thử vỉa giếng khoan ThT-1X đã nhận được dòng
dầu công nghiệp từ trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen trên.
Sau khi tiến hành khai thác các giếng tại mỏ Thỏ Trắng thì XNLD Việt - Nga
Vietsovpetro đã gặp rắc rối liên quan đến vấn đề lắng đọng muối vô cơ tại các giếng
này. Hiện tượng lắng đọng muối vô cơ đã làm giảm khả năng khai thác và vận chuyển
dầu khí do làm giảm khả năng thấm của vỉa, gây tắc nghẽn giếng khai thác, các đường
ống dẫn cùng hệ thống bơm hút. Có nhiều phương pháp được áp dụng để kiểm soát và

1
xử lý vấn đề này. Một trong số đó là sử dụng hóa phẩm trong kiểm soát và sử lý đang
được sử dụng phổ biến nhất.
Để nắm vững và tìm hiểu sâu hơn giải pháp mà XNLD Việt - Nga Vietsovpetro
sử dụng để giải quyết vấn đề lắng đọng muối vô cơ ở mỏ Thỏ Trắng; được sự đồng ý
của Bộ môn Khoan - Khai thác, Khoa dầu khí, em đã tiến hành thực hiện Đồ án tốt
nghiệp với đề tài: “Xử lý lắng đọng muối tại giếng 1X mỏ Thỏ Trắng”. Với nội
dung chính là giải pháp xử lý lắng đọng muối và đề xuất phương án ức chế sự hình
thành lắng đọng muối tại giếng 1X.
Với kiến thức đã học kết hợp với thực tế, quá trình thực tập cùng với sự nỗ lực
của bản thân, sự cộng tác của bạn bè, sự giúp đỡ của XNLD Việt - Nga Vietsovpetro
và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy cùng các thầy cô trong bộ môn Khoan -
Khai thác, đồ án của em đã được hoàn thành. Mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực, song bản
đồ án chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, vậy em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản đồ án được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


Sinh viên
Nguyễn Ngọc Chung

2
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT VỈA CHỨA
MỎ THỎ TRẮNG
1.1 Tổng quan về mỏ Thỏ Trắng
Mỏ Thỏ Trắng nằm về phía bắc – tây – bắc mỏ Bạch Hổ, trong phạm vi lô 09-1,
thềm lục địa phía nam Việt Nam và cách thành phố cảng Vũng Tàu - nơi đặt cơ sở sản
xuất – kỹ thuật của XNLD Việt-Nga Vietsovpetro 120 km (hình 1.1). Độ sâu nước biển
tại vùng mỏ khoảng 50 m, thuận lợi cho việc sử dụng giàn khoan tự nâng để khoan.
Các kết quả nghiên cứu địa chất công trình cho thấy lớp đất đá đáy biển ở đây
thuận tiện cho việc xây dựng các công trình dầu khí. Cường độ địa chấn khu vực không
vượt quá 6 độ Richter. Khu vực mỏ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa về mùa hè, nhiệt
độ không khí 25-35oC, mùa đông là mùa khô, nhiệt độ khoảng 24-30°С. Gió mùa tây-
nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Trong thời gian này thường có các trận mưa lớn,
không kéo dài kèm lốc xoáy với tốc độ gió lên tới 256 m/s. Độ ẩm không khí tăng lên
đến 87 – 89%. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với gió mùa đông – bắc là
chủ yếu, gió mạnh đạt 20 m/s, gây nên các đợt sóng biển cao tới 10 m. Thời gian thích
hợp để tiến hành công việc ngoài biển là gió tây-nam: tháng 6 đến tháng 9 và thời kỳ
chuyển tiếp: tháng 4-5 và tháng 11, khi gió chuyển hướng. Các dòng hải lưu phụ
thuộc vào chế độ gió mùa và thủy triều. Tốc độ dòng chảy ở độ sâu 15-20 m đạt 85
cm/s, ở đáy biển khoảng 20 đến 30 cm/s. Nhiệt độ nước trong năm thay đổi từ 25 đến
30°С. Độ mặn nước biển dao động từ 33 đến 35 g/l.
Năm 2012, trên diện tích cấu tạo đã khoan hai giếng: ThT-1X và ThT-2X với
mục đích tìm kiếm – thăm dò các vỉa dầu khí trong lát cắt trầm tích. Kết quả thử vỉa
các giếng này đã nhận được các dòng dầu tự phun từ trầm tích Oligoxen trên. Tháng 8
năm 2014 khi thử vỉa giếng khoan ThT-1X đã nhận được dòng dầu công nghiệp từ
trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen trên.

3
1
Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí mỏ Thỏ Trắng trong bể Cửu Long

1.2 Cấu trúc địa chất của khu vực mỏ Thỏ Trắng.
1.2.1 Địa tầng
Cột địa tầng tổng hợp mỏ Thỏ Trắng được trình bày trên hình 1.2 và gồm các
trầm tích sau:
Plioxen + Đệ tứ
Điệp Biển Đông -(N2 + Q)
Trầm tích điệp Biển Đông chủ yếu là cát bở rời, hạt mịn đến hạt trung xen kẹp
với các lớp sét mỏng. Sét có màu xám sáng chứa nhiều xác sinh vật biển và glauconit.

4
Trầm tích được tích tụ trong điều kiện biển nông gần bờ, một vài chỗ chứa cacbonat.
Trầm tích của điệp phổ biến rộng khắp bể Cửu Long, chiều dày khoảng 600 m. hầu
như nằm ngang hơi thoải về phía đông.
Theo kết quả khoan, trong lát cắt trầm tích điệp Biển Đông không có các vỉa
chứa có tiềm năng dầu khí. Theo kết quả nghiên cứu địa vật lý giếng khoan, kết quả
phân tích mẫu mùn khoan giếng ThT-1Х, ThT-2X và tài liệu địa chấn, lát cắt điệp
Biển Đông bắt gặp ở khoảng chiều sâu 86 – 660m.
Mioxen trên
Điệp Đồng Nai (N13)
Trầm tích điệp Đồng Nai phổ biến rộng khắp bồn trũng Cửu Long. Tại khu
vực cấu tạo Thỏ Trắng, theo kết quả khoan các giếng ThT-1Х, ThT-2X, tài liệu karota
khí và kết quả phân tích mẫu mùn khoan, trầm tích điệp Đồng Nai nằm ở khoảng chiều
sâu 690 – 1240 m, bao gồm chủ yếu là cát hạt trung đến thô màu xám sáng, đôi khi
màu nâu hoặc nâu-xanh lá xen kẹp với các lớp sét kết và bột kết. Trong lát cắt điệp
Đồng Nai cũng không có các vỉa chứa có tiềm năng dầu khí. Trầm tích của điệp nằm
giữa SH-1 và SH-2 và hầu như nằm ngang, hơi nghiêng về phía đông.
Mioxen giữa
Điệp Côn Sơn (N12)
Trầm tích điệp Côn Sơn chủ yếu là cát kết hạt trung đến thô, bột kết xen kẹp với
các lớp sét đa màu và một vài lớp than mỏng. Ở khu vực cấu tạo Thỏ Trắng, tổng chiều
dày của điệp này thay đổi trong khoảng từ 950 m (GK.ThT-1Х) đến 970 m (GK. ThT-
2Х). Trầm tích của điệp được lắng đọng trong các điều kiện bồi tích sông và đầm lầy
gần bờ. Trầm tích hầu như nằm ngang và uốn theo nóc điệp Bạch Hổ và đơn nghiêng
về phía nam. Kết quả liên kết cho thấy trên mặt cắt địa chấn trầm tích của điệp nằm
giữa SH-2 và SH-3.
Theo kết quả khoan, karota khí cũng như tài liệu mẫu vụn thì trong lát cắt của điệp Côn
Sơn của khu vực này không có các vỉa chứa có tiềm năng dầu khí.
Mioxen dưới
Điệp Bạch Hổ (N11)
Trầm tích điệp Bạch Hổ có tổng chiều dày khoảng 1000-1500m phổ biến rộng
khắp trong lô 09-1 và trong khu vực nghiên cứu. Chúng được mở ra trong tất cả các
giếng khoan trên các cấu tạo Thỏ Trắng, Gấu Trắng, Bạch Hổ và Rồng. Trầm tích điệp

5
Bạch Hổ phủ bất chỉnh hợp góc lên các thành tạo điệp Trà Tân. Theo tài liệu địa chấn,
trầm tích điệp Bạch Hổ phân bố giữa hai tầng phản xạ địa chấn SH-3 và SH-7. Trầm
tích của điệp hình thành trong các điều kiện đồng bằng (có mặt các mảnh hữu cơ loại
1-2), 9 sông hồ (có mặt bào tử phấn hoa loại Botryococcus, Pediastrum …), vũng
vịnh, bồi tích biển gần bờ (rất giàu rong tảo biển loại Aptrodinium …). Theo kết quả
phân tích cổ sinh địa tầng các mẫu mùn khoan của GK. ThT-1Х, trong trầm tích của lát
cắt chứa các hóa đá Ammonia…, bào tử phấn loại Acrostichum aureum,
Crassoretitriletes nanhaiensis, Osmundacidites ..., chứng tỏ trầm tích của điệp thuộc
Mioxen dưới.
Trong khu vực cấu tạo Thỏ Trắng tổng chiều dày của điệp Bạch Hổ thay đổi
trong khoảng từ 984 m (GK. ThT-1Х) đến 1010 m (GK. ThT-2Х). Trầm tích của điệp
này bao gồm cát kết màu trắng – vàng đến nâu tối và sét kết màu xám, đôi chỗ màu
vàng–đỏ, nằm xen kẽ nhau. Trên cơ sở thành phần thạch học của trầm tích, điệp này có
thể chia ra hai phần: phần trên và phần dưới.
Trầm tích điệp Đồng Nai phổ biến rộng khắp bồn trũng Cửu Long. Tại khu vực
cấu tạo Thỏ Trắng, theo kết quả khoan các giếng ThT-1Х, ThT-2X, tài liệu karota khí
và kết quả phân tích mẫu mùn khoan, trầm tích điệp Đồng Nai nằm ở khoảng chiều
sâu 690 – 1240 m, bao gồm chủ yếu là cát hạt trung đến thô màu xám sáng, đôi khi
màu nâu hoặc nâu-xanh lá xen kẹp với các lớp sét kết và bột kết. Trong lát cắt điệp
Đồng Nai cũng không có các vỉa chứa có tiềm năng dầu khí. Trầm tích của điệp nằm
giữa SH-1 và SH-2 và hầu như nằm ngang, hơi nghiêng về phía đông.
Oligoxen trên
Điệp Trà Tân (Р32)
Trầm tích điệp Trà Tân nằm bất chỉnh hợp lên các thành tạo của điệp Trà Cú.
Trên mặt cắt địa chấn, trầm tích của điệp nằm giữa hai tầng phản xạ SH-7 và SH-11.
Trầm tích của điệp chủ yếu sự xen kẽ các lớp sét kết và bột-cát kết tướng đồng bằng
châu thổ, song hồ, bồi tích gần bờ và vũng vịnh. Trầm tích điệp Trà Tân có tuổi
Oligoxen muộn, được xác định theo kết quả phân tích cổ sinh địa tầng phân giải cao
các mẫu mùn khoan giếng ThT-1X bởi lần đầu tiên xuất hiện hóa đá Verrutricolporites
pachydermus, Cicatricosisporites dorogensis, Jussiena và chứa nhiều tàn dư thực vật
đặc trưng như Verrutricolporites pachydermus. Sự khác biệt của các tập sét kết điệp
Trà Tân là ở chỗ chúng chứa hàm lượng vật chất hữu cơ cao, đặc biệt trong phần dưới

6
của điệp (tập D). Chúng đồng thời là tầng sinh rất tốt và là tầng chắn cho các vỉa dầu
khí nằm bên dưới điệp. Các vỉa cát kết trong lát cắt của điệp này nằm xen kẹp với các
lớp sét acgillit và có tính thẩm chứa khá tốt, chúng là các đối tượng tiềm năng để thăm
dò dầu khí ở bồn trũng Cửu Long. Căn cứ vào thành phần thạch học, lát cắt điệp này có
thể chia ra ba phần. Trong phần trên (SH-7-SH-8), trầm tích chủ yếu là sự xen kẽ giữa
các lớp cát kết hạt mịn đến trung bình với sét kết màu nâu, nâu tối, nâu đen. Theo tài
liệu địa vật lý giếng khoan, phần này có các vỉa cát kết chứa dầu với độ rỗng thay đổi
từ 10 đến 17%; độ bão hòa dầu thay đổi từ 35 đến 52%. Kết quả thử vỉa từ cả 2 giếng
khoan thăm dò đều nhận được dòng dầu công nghiệp với lưu lượng thay đổi từ 90 m 3
đến 250 m3/ngày.
Trên phạm vi diện tích cấu tạo Thỏ Trắng, do cả hai giếng thăm dò ThT-1Х,
ThT-2Х chỉ khoan đến nóc tầng SH-8, các đặc trưng địa tầng thạch học của lát cắt từ
SH-8 trở xuống đến tầng đá móng được xác định tương tự theo lát cắt các giếng khoan
khoan trên phần phía tây bắc mỏ Bạch Hổ và giếng khoan TGT-1X trên cấu tạo Tê
Giác Trắng.
Theo kết quả khoan các giếng liên kết này, phần giữa của điệp Bạch Hổ (SH-8-
SH-10) bao gồm chủ yếu là các tập sét dày màu tối, xám đen xen kẹp với các lớp
mỏng bột kết và cát kết. Trong lát cắt còn bắt gặp các lớp mỏng đá vôi và than nâu.
Trong phần này không bắt gặp các vỉa đá chứa có tiềm năng dầu khí.
Phần dưới (SH-10 và SH-11) chủ yếu là cát kết hạt mịn đến hạt thô, màu nâu
tối, hoặc nâu đen, đôi chỗ gặp các lớp cuội kết, dăm kết. Theo kết quả minh giải tài liệu
địa chấn 3D, cấu tạo Thỏ Trắng có cấu trúc khép kín trong tầng SH-10 với trữ lượng
tiềm năng được dự báo là 2581 ngàn m3 dầu.
Tầng móng trước Kainozoi
Trên bình đồ cấu trúc, mặt móng ở khu vực cấu tạo Thỏ Trắng có cấu trúc đơn
nghiêng, kéo dài tuyến tính và nghiêng dần từ bắc xuống nam. Theo tài liệu thăm dò
địa chấn, mặt móng ở khu vực này chìm xuống khá sâu, đến 5400 m ở phía bắc và
6650 m ở phía nam và bị chia cắt bởi hai đứt gãy nghịch lớn chạy hầu như song song
với nhau theo phương tây bắc.

7
Hình 1. 2 Cột địa tầng-thạch học tổng hợp cấu tạo Thỏ Trắng theo kết quả khoan giếng
ThT-X1 và ThT-X2

1.2.2 Đặc trưng thạch học và trầm tích của đá chứa, đá chắn mỏ Thỏ Trắng
Mẫu lõi mỏ Thỏ Trắng được lấy ở 4 khoảng trong lát cắt trầm tích của các giếng
khoan ThT-1X và ThT-2X. Mẫu lõi đặc trưng cho trầm tích Oligoxen trên và Mioxen
dưới. Việc nghiên cứu đá trầm tích lục nguyên qua mẫu lõi và thạch học lát mỏng được

8
thực hiện bằng các phương pháp phân tích độ hạt, hàm lượng cacbonat và phân tích
nhiễu xạ rơnghen.

Trầm tích Oligoxen trên

Trầm tích Oligoxen trên được đặc trưng bởi mẫu lõi lấy từ các tầng sản phẩm 28 và 29.

Tầng sản phẩm 28 được đặc trưng bởi mẫu lõi lấy từ khoảng chiều sâu 3675,0-
3683.4 m trong giếng khoan ThT-2Х. Mẫu đá gồm cát kết (71.2%), argillit (26.8%) và
bột kết (2%). Chiều dày của vỉa cát trong khoảng lấy mẫu chiếm 6,5 m. Cát kết có màu
xám nhạt, hỗn hợp, loại arkoz, phân lớp, kiến không đồng nhất theo từng lớp, các lớp
với phân lớp mỏng bên trong không đồng đều. Kiến trúc của cát trong vỉa bị biến đổi
theo từng lớp từ hạt mịn, bột đến hạt trung và thô lẫn với vật liệu sạn kích thước 3-
4mm. Cát kết ít nhiều bị sét hóa, mica hóa yếu, xốp, thấm nước, gắn kết trung bình, vài
chỗ có mùi dầu nhẹ. Các mảnh vụn có dạng góc cạnh, tròn cạnh, sạn sỏi thường được
mài mòn tốt. Độ chọn lọc từ tốt đến trung bình và kém. Thành phẩm khoáng vật gồm
thạch anh (21-52%), felspat-kali (8.7-45%) và plagioclaz (9-20%). Xi măng sét màu
xám sáng đến trắng, loại màng xốp, hàm lượng khoảng 8-15%. Trong phần rỗng xi
măng sét có màu hung nhạt, có thể do thấm dầu.

Thành phần khoáng vật sét theo phân tích rơnghen chủ yếu là clorit (trong
khoảng 26.5-65.4%, 1 mẫu 91%) và kaolinit (20-60.3%, 1 mẫu 0%). Illit có mặt với số
lượng ít 4,8-19%, thành tạo lớp - hỗn hợp illit-smectit 3.6-12.5%, không có smectit. Xi
măng canxit, bazan, xốp phát triển thành lớp không đồng đều trong cát kết chiếm
khoảng 10-12%. Phần trên của vỉa cát, giữa cát kết quan sát thấy lớp mỏng dolomit (8
cm) màu nâu do thấm dầu. Dolomit dạng pelit, phân lớp dạng thấu kính mỏng không
đều, chứa hỗn hợp mảnh vụn cát kết hạt mịn (ít hơn 3%), lấm tấm pyrit (đến 3.7%).
Dolomit quan sát bằng mắt thường có lỗ rỗng đến 0,1 mm và nứt nẻ uốn lượn theo
chiều gần như thẳng đứng với dấu vết của vật chất hữu cơ. Sét kết acgillit trong
Oligoxen trên có thể thực hiện chức năng là tầng chắn mang tính cục bộ, bề dầy của
chúng trong khoảng lấy mẫu lõi là 1.9 m. Sét kết gần như màu đen, mịn, phân lớp
không rõ, đồng nhất, bị pyrit hóa mỏng không đều, các nứt nẻ nằm nghiêng với mặt
phằng gương trượt. Đá rắn chắc, chặt xít, chứa rải rác tàn dư thực vật màu đen, lấm tấm
pyrit và, có thể là tàn dư của photphat. Siderit phân thành lớp trong acgillit (chiếm

9
6.6% khối lượng đá). Theo kết quả phân tích nhiễu xạ rơnghen (3 mẫu) trong thành
phần khoáng vật sét có kaolinit (trung bình 30.8%), clorit (32.5%), illit (20.8%), hỗn
hợp dạng phân lớp illit-smectit (13%). Smectit được xác định chỉ có mặt trong một
mẫu (7%) lấy từ phần nóc của lớp. Tầng sản phẩm 29 được đặc trưng bởi mẫu lõi lấy
từ khoảng chiều sâu 3514.0-3522.0 m trong giếng khoan ThT-1X và từ khoảng chiều
sâu 3854.0-3869.0 m của GK. ThT-2X.

Theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, mẫu lõi và mẫu vụn slam, đá chứa tầng 29
gồm sét kết màu xám-tối đến đen xen kẹp với cát - bột mà xám sáng với bề dày phân
lớp từ 0.5-1-3 m đến 20 m. Đá chứa của tầng sản phẩm này trong cả hai giếng khoan có
đặc điểm thạch học tương tự nhau và chủ yếu là cát kết và bột kết, thỉnh thoảng xen
kẹp lớp sét mỏng, dày 3-6 cm. Cát kết có đặc điểm màu xám-sáng và cấu trúc phân
lớp theo từng lớp cấp hạt không đồng nhất với xu hướng kích thước hạt lớn dần từ dưới
lên trên theo lát cắt vỉa. Kiến trúc của cát thay đổi từ hạt mịn, lẫn bột đến hạt mịn-
trung và hạt trung-thô với hỗn hợp hạt sạn, kích thước 3-5 mm. Do vậy, cát kết có hàm
lượng bột giảm (từ 35-23% xuống 5.4%) và vật liệu sét giảm (từ 12-14% xuống 3-4%).
Cát kết dạng hỗn hợp, loại arkos, chủ yếu cấu tạo dạng khối với phân lớp trong lớp
không đều. Trong thành phần khoáng vật được xác định bao gồm thạch anh 30-40%,
feldspat 38-65% và các mảnh đá 5-7% gồm đá granitoid, phun trào và các mảnh đá
silic các loại. Kích thước hạt trung bình của cát kết từ 0.1-0.45 mm, độ chọn lọc từ
trung bình đến tốt, tiếp xúc giữa các hạt là tiếp xúc đường thẳng, uốn lượn, đôi chỗ tiếp
xúc dạng hút chồng nhau. Xi măng chủ yếu là sét, chiếm 3-14%, là loại lấp đầy và
màng-đứt quãng. Hàm lượng carbonat của cát kết thấp (0.1-0.6%), một vài khu vực
riêng biệt hàm lượng xi măng canxit dạng bazan lấp đầy chiếm cao đến 24.5%. Rải rác
phát triển xi măng silic thứ sinh loại lấp đầy. Bột kết trong phạm vi tầng sản phẩm có
bề dày từ 2-3 cm đến 1.55 m, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, chúng chứa thành phần
cát hạt nhỏ 0.25-0.1 mm khác nhau, hàm lượng thay đổi theo lát cắt từ 2.2 đến 44%, do
đó tiềm năng chứa của chúng có thể tăng lên.

Theo số liệu phân tích nhiễu xạ rơnghen, trong thành phần khoáng vật sét của
mảnh đá bột-cát kết các loại chủ yếu là kaolinit và clorit với hàm lượng trung bình lần
lượt là 41% và 30.5%, hàm lượng thủy mica chiếm trung bình 19.4%, hỗn hợp illit-
smectit 7.9%. Smectit chỉ xác định được trong một mẫu ở giếng khoan ThT-1X (tại

10
chiều sâu 3516.15m) chiếm 2.3%. Theo kết quả phân tích toàn bộ các mẫu đá, trong
một vài mẫu riêng lẻ chứa hàm lượng pyrit chiếm số lượng chiếm 1.8-2.5%. Đặc tính
thấm chứa của cát kết và bột kết đã được nghiên cứu qua 11 mẫu lát mỏng nhuộm nhựa
màu (GK. ThT-1X) và có các chỉ số thấm chứa khá cao. Độ rỗng hở thay đổi từ 11.2
đến 22.9%, một phần đáng kể là rỗng giữa hạt, kích thước 0.01-0.6 mm. Có giá trị độ
rỗng nhỏ nhất là các lớp bột kết lẫn nhiều sét. Đặc biệt là khoảng có xi măng canxit, độ
rỗng xuống đến 2.6%. Giá trị độ thấm trong giếng khoan ThT-1X đo được ở phòng Mô
hình hóa và Vật lý vỉa Viện NCKH&TK là tương đối thấp, thay đổi trong khoảng 0.1-
73.7 mD. Rõ ràng là độ thấm của đá chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tác nhân như độ
hạt, độ chọn lọc, mức độ nén ép của đá, thành phần và hàm lượng xi măng, và các biển
đổi thứ sinh khác.

Đối với cát kết, mức độ thấm chứa phụ thuộc trực tiếp vào đường kính trung
bình của hạt. Những hạt kích thước lớn hơn với mật độ = 0.3 – 0.4 mm thì độ thấm Kg
lớn hơn và nằm trong khoảng 29.0-73.7 mD. Ở cát kết hạt mịn và cát kết lẫn bột với
Md = 0.06-0.2 mm thì Kg chỉ nằm trong khoảng 0.1-2.0 mD. Tiếp xúc thứ sinh uốn
lượn giữa các hạt và kiểu xi măng trám cho thấy quá trình thành tạo đá của cát kết,
điều này dẫn tới không những làm thu hẹp tiết diện mà còn lấp kín từng phần các kênh
rỗng làm cho độ thấm của đá bị suy giảm. Ảnh hưởng lớn nhất đến độ thấm là thành
phần khoáng vật sét. Trong các mẫu đá đã nghiên cứu, tác động lớn nhất đến độ rỗng là
clorit tại sinh và đặc biệt là thủy mica ở dạng xi măng màng-ngắt quãng và màng - lấp
đầy với kích thước hạt nhỏ, dạng phiến. Kaolinit là khoáng vật dạng vảy lớn nhất (đóng
vai trò các hạt bột mịn), chúng hầu như không làm kém đi đặc tính thấm chứa và ảnh
hưởng không đáng kể tới sự suy giảm độ thấm của đá. Sét acgillit trong lát cắt của
phức hệ trầm tích Oligoxen trên có thể đóng vai trò là tầng chắn, hầu hết có màu đen,
phân lớp mỏng, với hỗn hợp hạt bột-cát không đều, dạng phân lớp với mức độ siderit
hóa khác nhau (13.2-66.7% theo phân tích toàn bộ đá). Trong thành phần khoáng vật
sét chủ yếu là kaolinit (trung bình 54%), illit (19.3%), clorit (15%), hỗn hợp thành tạo
illit-smectit (19.8%) và smectit (4.1%).

Trầm tích Mioxen dưới

Mẫu lõi đá trong lát cắt Mioxen dưới được lấy ở khoảng 3300.0 - 3308.0 m
trong giếng khoan ThT-1X và đặc trưng cho cấu trúc của tầng sản phẩm 25 (CSTĐ

11
3231.5 - 3326.5 m). Khi so sánh với tài liệu địa vật lý giếng khoan, khoảng lấy mẫu lẽ
ra phải hạ sâu xuống thêm 3 m tại chiều sâu 3303.0 - 3311.0 m. Bề dày tầng sản phẩm
trong lát cắt của giếng khoan là 95 m. Phân tích vật liệu mẫu lõi chỉ ra rằng, trong cấu
trúc của tầng sản phẩm có sự tham gia của cát kết, bột và sét kết. Bề dày của các lớp từ
0.3 - 1.9 m. Cát kết màu xám, hiếm khi màu xám-tối, thành phần gồm feldspat-thạch
anh, arkos, cấu trúc dạng khối và phân lớp dạng thấu kính, kiến trúc hạt mịn – trung,
lẫn với hỗn hợp hạt thô không đều (đến 1mm) từ 0,45 đến 8,5%, lẫn bột (trung bình
16%), sét hóa trung bình-yếu (từ 4.7% đến 10.7%). Cát kết có độ chọn lọc từ trung
bình đến tốt, với kích thước trung bình của hạt 0.1 - 0.28 mm. Cát màu xám-tối có
hàm lượng của vật liệu sét tăng đến 20% và bột tăng đến 37%. Trong thành phần
khoáng vật chủ yếu là feldspat 35-50%, ít hơn một chút là thạch anh 35 - 42%, các
mảnh đá chiếm 5-10% và một ít mica. Phần lớn feldspat bị pelit hóa và kaolinit hóa.

Xi măng trong cát kết là sét dạng màng và lấp đầy, đôi chỗ phát triển xi măng
canxit dạng cơ sở-lấp đầy (5-15%), làm giảm đáng kế đến đặc tính thấm chứa của đá.
Nhìn chung, mức độ carbonat của cát khoảng 0.1-0.8%. Tiếp xúc giữa các hạt là tiếp
xúc đường và uốn lượn, ít thấy tiếp xúc điểm. Bột kết trong khoảng lấy mẫu lõi có màu
xám-tối, có đặc trưng hàm lượng vật liệu sét cao (trung bình chiếm 23%), độ cát không
đều (2-14%, phân lớp đến 40%). Đá có vân kiểu thấu kính, phân lớp lượn sóng, lấm
tấm pyrite, hàm lượng của nó ở vài chỗ đến 3%. Bột kết theo thành phần độ hạt với hệ
số So = 1.6 - 1.8 có độ chọn lọc trung bình, đường kính hạt thay đổi trong phạm vi hẹp
0.03-0.06 mm. Xi măng sét ở dạng màng và lấp đầy, xi măng canxit dạng cơ sở phát
triển cục bộ vài nơi (đến 2.4%). Trong thành phần khoáng vật sét của cát kết và bột kết
chủ yếu là clorit (đến 70%), kaolinit trung bình chiếm 19.6%, thủy mica 6.9%, hỗn hợp
illit – smectit 3.3%. Trong khi đó kaolinit chỉ tham gia dưới dạng xi măng lấp đầy, còn
thủy mica-clorit đóng vai trò xi măng trám dạng màng, và do đó gây ảnh hưởng không
tốt cho

Đặc tính thấm của đá.

Không gian rỗng của đá được nghiên cứu qua 12 mẫu lát mỏng nhuộm màu
cát kết và bột kết các loại. Cát kết và bột kết có đặc tính chứa từ trung bình đến cao, giá
trị trung bình độ rỗng hở là 12.85% (trong giải 7.3-19.1%). Không gian rỗng hầu
như chỉ liên quan đến rỗng giữa hạt, ít gặp lỗ hổng bên trong hạt, hiếm thấy các khe

12
nứt thạch học. Giá trị độ rỗng thấp nhất được xác định ở trong các lớp bột kết bị sét hóa
mạnh màu xám - tối (độ sét đến 24.7%) và trong cát kết với xi măng carbonat (độ
carbonat đến 15%). Các chỉ số về độ thấm khí theo số liệu của phòng thí nghiệm Mô
hình hóa và Vật lý vỉa thay đổi 0.1-92 mD, ứng với giá trị thấp nhất là các loại đá bột-
sét kết. Độ thấm ở khoảng này bị ảnh hưởng chủ yếu là do sự có mặt của xi măng
carbonat, độ chọn lọc trung bình của các mảnh vụn, sự gia tăng hàm lượng xi măng sét
với thành phần chủ yếu là clorit. Bề dày của các lớp sét trong khoảng lấy mẫu chiếm
1.9 m. Sét kết màu xám-tối, mịn lẫn với hỗn hợp hạt bột-cát không đều, pyrit hóa phân
tán, phân lớp mỏng, dạng thấu kính mỏng, nứt nẻ, với các mặt gương trượt. Sét acgillit
chứa các lớp vôi không đều, siderite phát triển dạng vón cục không thường xuyên.

Theo kết quả phân tích nhiễu xạ rơnghen, thành phần khoáng vật của hợp phần
sét pelit trong acgillit có sự khác biệt so với bột - cát kết về hàm lượng clorit thấp (đến
25%) và hàm lượng thủy - mica cao (đến 26%). Ngoài ra, một vài chỗ còn quan sát
thấy smectit (1.2%).

1.2.3 Đặc trưng vật lý đá của đá chứa và đá chắn theo mẫu lõi

Mẫu lõi được lấy trong trầm tích lục nguyên Oigoxen trên và Mioxen dưới của
giếng khoan ThT-1X. Khoảng lấy mẫu 3300 - 3308 m, lấy được 8 m, 100% (Mioxen
dưới). Khoảng lấy mẫu 3514 - 3522 m, lấy được 8 m, 100% (Oligoxen trên)

Kết quả nghiên vật lý đá từ mẫu lõi của tầng Oligoxen trên

Tổng độ phóng xạ tự nhiên: Khoảng thay đổi của tổng độ phóng xạ tự nhiên
được xác định từ 1.11 đến 3.89 pg.eq.Ra/g (trung bình Q tb = 2.33 pg.eq.Ra/g) qua
nghiên cứu 67 mẫu; Mật độ khung đá: Giá trị mật độ khung đá biến đổi trong khoảng
từ 2.62 đến 2.72 g/cm3 (trung bình tb =2.67 g/сm3) qua nghiên cứu 51 mẫu; Độ rỗng
hở: Độ rỗng thay đổi trong khoảng từ 2.29 đến 18.2% (trung bình Ø = 13.19%) theo
nghiên cứu 51 mẫu; Độ thấm: Độ thấm khí thay đổi trong khoảng từ 0.08 mD đến
73.46 mD (trung bình 5.33 mD) theo nghiên cứu 52 mẫu; Độ bão hòa nước dư: Độ bão
hòa nước dư thay đổi trong khoảng từ 41.81% đến 97.53% (trung bình Sw = 79.75%)
theo nghiên cứu 51 mẫu.

13
Qua phân tích các kết quả nghiên cứu mẫu lõi cho thấy đá có đặc trưng chứa
trung bình, độ thấm thấp và khả năng giữ nước trung bình, chứng tỏ chúng thuộc loại
đá chứa trung bình kém.

Kết quả nghiên cứu vật lý đá tầng Mioxen dưới

Tổng độ phóng xạ tự nhiên: Khoảng thay đổi của tổng độ phóng xạ tự nhiên
được xác định từ 1.58 đến 5.19 pg.eq.Ra/g (trung bình Q tb=2.8 pg.eq.Ra/g) theo
nghiên cứu 66 mẫu; Mật độ khung đá: Giá trị mật độ khung đá biến đổi trong khoảng
từ 2.63 đến 2.70 g/cm3 (trung bình 2.67 g/сm3) qua nghiên cứu 34 mẫu; Độ rỗng hở:
Độ rỗng thay đổi trong khoảng từ 7.38 đến 21.48% (trung bình Ø = 15.04%) theo
nghiên cứu 34 mẫu; Độ thấm: Độ thấm khí thay đổi trong khoảng từ 0,01 mD đến
92.57 mD (trung bình 19.69 mD) theo nghiên cứu 35 mẫu; Độ bão hòa nước dư: Độ
bão hòa nước dư thay đổi trong khoảng từ 36.48% đến 98.42% (trung bình 71.78%)
theo nghiên cứu 34 mẫu.

Qua phân tích các kết quả nghiên cứu mẫu lõi cho thấy đá lục nguyên Mioxen
dưới có đặc trưng chứa trung bình, độ thấm thấp và khả năng giữ nước trung bình,
chứng tỏ chúng thuộc loại đá chứa kém.

1.3 Tính chất chất lưu


Trong quá trình thử vỉa các giếng khoan thăm dò ThT-1X và 2X, đã lấy 13 mẫu
dầu vỉa từ các chiều sâu khác nhau của trầm tích Oligoxen trên. Tổng cộng lấy được 13
mẫu (3 mẫu song song cho mỗi lần lấy ở các khoảng khác nhau của các giếng khoan
ThT-1X_DST#1, ThT-1X_DST#2, ThT-2X_DST#1 và 4 mẫu song song từ ThT-
2X_DST#2), sau đó đã phân tích 4 mẫu.

Các mẫu sâu dầu vỉa được lấy bằng thiết bị lấy mẫu sâu hãng Kuster (thể tích
buồng mẫu 500 cm3) ở cùng độ sâu đo các thông số đáy giếng. Trong mọi rường hợp
các mẫu được lấy trong giếng khoan ở chế độ dòng dầu tự phun trong quá trình thử vỉa.
Việc lấy mẫu được thực hiện khi giếng hoạt động ở côn khai thác nhỏ nhất (6.35 mm)
để tránh hiện tượng tách khí tại điểm lấy mẫu sâu. Toàn bộ chất lưu được chuyển từ
bộ lấy mẫu sang bình thép chuyên dụng cùng với việc phân tích kiểm tra.

1.3.1 Tính chất của dầu

14
Mẫu dầu ở miệng giếng
Trong suốt quá trình thử vỉa các giếng khoan ThT-1X và ThT-2X, đã lấy từ
miệng giếng 8 mẫu dầu từ các đối tượng sau:
- Mioxen dưới: 01 mẫu.
- Oligoxen trên: 07 mẫu.
Tính chất của dầu tách được xác định theo các tiêu chuẩn phân tích dầu và các
sản phẩm dầu mỏ (ASTM hoặc GOST). Tổng hàm lượng nhựa và asphalten theo
phương pháp MARKUSSON.
Các mẫu dầu tách được phân tích tại Phòng thí nghiệm Phân tích dầu và các sản
phẩm dầu, Viện NCKH&TK
Các thông số dầu vỉa được trình bày trong bảng 1.1 các mẫu dầu vỉa lấy từ giếng
khoan ThT-2X có tính chất giống nhau.
Dầu từ giếng khoan ThT-2X có áp suất bão hoà, tỷ suất khí dầu và hệ số thể tích
cao hơn so với dầu giếng khoan ThT-1X. Tổng hợp các số liệu nghiên cứu và thử vỉa
cho thấy, dầu của các tập vỉa trong mỏ Thỏ Trắng đều chưa đạt mức bão hòa khí. So
sánh với phần lớn dầu mỏ trên thế giới, dầu vỉa mỏ Thỏ Trắng có tỷ suất khí dầu trung
bình (từ 129.1 đến 184.9 sm3/t ), độ nhớt thấp (nhớt trong điều kiện vỉa 0,488-0.571
mPa.s), tỷ trọng trung bình (tỷ trọng dầu tách ở 20oC từ 838 đến 844 kg/m3).
Các tính chất của dầu trong điều kiện chuẩn
Từ 8 mẫu dầu lấy được, 5 mẫu được phân tích toàn bộ các tính chất lý – hóa
theo 20 chỉ số, và còn 3 mẫu được phân tích nhanh 3 chỉ số. Kết quả xác định các
tính chất lý – hóa của dầu tách được trình bày trong bảng 1.2.
Dầu tầng Mioxen dưới GK. ThT-1X được đặc trưng bởi các giá trị sau:
- Tỷ trọng: 0.8596 g/cm3.
- Độ nhớt ở 50oC: 8.73 mm2/s.
- Hàm lượng lưu huỳnh: 0.082% khối lượng;
- Hàm lượng paraphin: 19.5% khối lượng;
- Hàm lượng nhựa và asphalten: 10.18% khối lượng.

15
Bảng 1. 1 Kết quả phân tích mẫu dầu vỉa

16
Dầu từ tầng Oligoxen trên của giếng khoan ThT-1X có các tính chất sau:
- Tỷ trọng: 0.8344-0.8460 g/cm3.
- Độ nhớt ở 50oC: 4.3-5.52 mm2/s.
- Hàm lượng lưu huỳnh: 0.057-0.068% khối lượng.
- Hàm lượng paraphin rắn: 19.8-22.6% khối lượng.
- Hàm lượng nhựa và asphalten: 4.82-6.25% khối lượng.

17
Bảng 1. 2 Tính chất lý - hóa dầu bề mặt các GK. ThT-1X

18
Bảng 1. 3 Tính chất lý - hóa dầu bề mặt các GK. ThT-1X và 2X

19
Dầu từ tầng Oligoxen trên của giếng khoan ThT-2X có các tính chất sau:
- Tỷ trọng: 0.8596 g/cm3.
- Độ nhớt ở 50oC: 9.71 mm2/s.
- Hàm lượng lưu huỳnh: 0.0755% khối lượng.
- Hàm lượng paraphin rắn: 20.5% khối lượng.
- Hàm lượng nhựa và asphalten: 6.94 % khối lượng.
Dầu Mioxen dưới của GK. ThT-1X và Oligoxen trên của GK. ThT-2X tương
đối giống nhau, dầu Oligoxen trên của giếng ThT-1X nặng hơn chút ít. Nói chung, dầu
thuộc loại bán nặng (tỷ trọng dao động từ 0.834 đến 0.860 g/cm 3); ít lưu huỳnh (hàm
lượng lưu huỳnh từ 0.057 đến 0.082% khối lượng); từ dầu ít nhựa cho đến nhựa (hàm
lượng nhựa và asphalten từ 4.8 đến 10.2 % khối lượng); hàm lượng paraphin cao (hàm
lượng paraphin từ 19.5 đến 22.6 %) và có hàm lượng phân đoạn sáng mầu cao (47 –
59% khối lượng). Theo phân loại công nghệ ( GOST 912-66 ) dầu có mã số IT1 М4
И2 П3 .

1.3.2 Tính chất của khí hoà tan.


Việc xác định thành phần của khí hòa tan trong dầu được thực hiện sau khi
tách từ thiết bị PVT trong điều kiện nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển. Kết quả được
nêu trong bảng 1.4.

Nhìn chung, khí được xếp vào bảng phân loại sau :

- Chứa ít nitơ: (N2 < 5.00 % mol);


- Chứa CO2 trung bình: (CO2 = -5 % mol);
- Không lưu huỳnh: ( S < 0.01 % mol)
- Heli thấp: (He – vết)
- Nhiệt lượng cháy cao: 48110 - 63300 kJ/Sm3
- Thuộc loại khí béo (hệ số béo a = C2H6 + lớn hơn /CH4 *100 trong khoảng 37.3
– 79.4 )

Theo hàm lượng cacbuahydrô quy lỏng (C5+), khí lấy từ giếng khoan ThT-1X
thuộc nhóm benzin cao (tiêu chí đánh giá: > 200 g/Sm3). Khí từ GK. ThT-2X thuộc
nhóm benzin trung bình (tiêu chí đánh giá: 50 - 200 g/Sm3 ) đến benzin cao.

20
Bảng 1. 4 Thành phần và tính chất của khí tách

1.3.3 Tính chất của nước vỉa


Tính chất lý - hóa của nước thu được được trình bày trong bảng 1.5. Các kết quả
này cho thấy, trong số 07 mẫu phân tích có 06 mẫu là nước vỉa ở các khoảng 3408 -
3485 m (Oligoxen trên), khoảng 3328 - 3370m (tầng 27 – Mioxen dưới) và 3105 -
3245m (tầng 25- Mioxen dưới), chỉ có 01 mẫu từ khoảng 3493 - 3658 m (Oligoxen
trên) là nước kỹ thuật.
Nước vỉa tầng Oligoxen trên
Nước vỉa ở Oligoxen trên của giếng ThT-1X chỉ nhận được từ khoảng 3408 -
3485m. Nước có đặc trưng môi trường kiềm nhẹ (рН=7.27 - 7.90), tổng khoáng hóa
trung bình (М=14.634 - 17.525 g/l), hàm lượng magiê và sulfate thấp (Мg 2+ =19 - 22
mg/l và SO42- = 37 - 84 mg/l), hàm lượng canxi cao (594 - 1607 mg/l).

21
Nước thuộc loại clorua canxi. Theo đặc trưng tổng độ khoáng hóa, thành phần ion
và giá trị của các hệ số rNa + /rCl- và rCa2+/rMg2+, trầm tích Oligoxen trên của giếng
ThT-1X được thành tạo ở điều kiện biển gần bờ và biển nông. Còn nước lấy từ khoảng
bắn 3493-3658 m Oligoxen trên của giếng khoan ThT-1X có môi trường kiềm nhẹ
(рН=7.57), tổng khoáng hóa ở mức trung bình (М=21.605 g/l), hàm lượng magiê thấp
(Мg2+ =19 - 22 mg/l), hàm lượng sulfate tương đối cao SO 42- =359mg/l), hàm lượng
canxi rất cao (4946 mg/l), hàm lượng natri thấp (2964 mg/l).
Nước thuộc loại clorua canxi. Theo những chỉ số này có thể kết luận rằng mẫu nước
từ khoảng bắn 3493 - 3658 m Oligoxen trên giếng ThT-1X là nước kỹ thuật và có thể
là dung dịch СаCl2. Biên độ thay đổi cụ thể và giá trị trung bình các tham số chính của
nước vỉa ở Oligoxen trên được thể hiện trên bảng 1.5.
Nước vỉa tầng Mioxen dưới
Nước vỉa ở Mioxen dưới của giếng ThT-1X thu được từ 2 khoảng 3328-3370 m
(tầng 27) và 3105-3245 m (tầng 25).
Nước vỉa lấy từ khoảng bắn 3328-3370 m (tầng 27) có môi trường kiềm nhẹ (
рН=7.20-7.40), tổng khoáng hóa tương đối cao (М=24.167-24.690 g/l), hàm lượng
magiê và sulfate thấp (Мg2+ =41-51 mg/l và SO42- =12-14 mg/l), hàm lượng canxi cao
(1890-1943 mg/l), nước thuộc loại clorua canxi.
Nước vỉa lấy từ khoảng bắn 3105-3245 m (tầng 25) có môi trường axit nhẹ
(рН=6.94-6,96), tổng khoáng hóa tương đối cao (М=26.421-27.103 g/l), hàm lượng
magiê và sulfate thấp (Мg2+ =38 mg/l và SO42- =39-136 mg/l), hàm lượng canxi cao
(3465-3728 mg/l), nước thuộc loại clorua canxi.
Theo đặc trưng tổng khoáng hóa, thành phần ion và giá trị của các hệ số rNa+ /rCl-
và rCa2+/rMg2+, trầm tích Mioxen dưới của giếng ThT-1X được thành tạo ở điều kiện
biển nông. Biên độ thay đổi cụ thể và giá trị trung bình các tham số chính của nước vỉa
ở Mioxen dưới được dẫn ra trong bảng 1.5.
Như vậy, trong Mioxen dưới (tầng 25 và 27) của giếng ThT-1Х lấy được nước vỉa
có tổng độ khoáng hóa từ 24.17 đến 27.10 g/l và ở Oligoxen trên của giếng này cũng
lấy được nước vỉa với tổng độ khoáng hóa từ 14.63 đến 17.53 g/l. Theo thân giếng từ
trên xuống dưới (tức là từ tầng 25 Mioxen dưới đến Oligoxen trên), tổng độ khoáng
hóa và hàm lương canxi trong nước vỉa giảm dần tương ứng từ 27.103 đến 14.634 g/l
và từ 3728 đến 594 g/l. Nước vỉa của các đối tượng này thuộc loại clorua canxi.

22
Bảng 1. 5 Thành phần và tính chất của nước vỉa giếng ThT-1X

100*rSO42-/rCl
Hàm lượng ion, mg/l
Khoảng bắn mìn, m

Tổng khoáng hóa g/l

(rCl--rNa+)/Mg2+
Tầng sản phẩm

Tỉ trọng, g/сm3

rCa+2/rMg+2
Ngày lấy mẫu

rNa+/rCl

Kết luận
pH

Na+ +K+
Cум Fe
HCO3-
SO42-

Mg2+
Ca2+
r28+29 Cl- Nước kĩ
1269 2.0 52. thuật, có
3493- 1/7/12 1.014 7.57 21.605 359 586 0 0 1.3 4946 57 2964 0.3 - 50
1 9 7 thể là dung
3658
dịch CaCl2
O.T
0.3 8.9 16.
16/7/12 1.019 7.9 14.634 8029 37 898 0 0 4.5 594 22 5049 0.9 - Nước vỉa
r28 4 1 4
3408-
3485 0.6 41. 51.
17/7/12 1.010 7.27 17.525 9784 84 952 0 0 2.5 1607 19 5076 0.8 - Nước vỉa
3 3 3

1425 2.2 0.0 21. 22.


28/7/12 1.016 7.2 24.167 12 483 0 0 1890 51 7478 0.8 - Nước vỉa
r-27 1 2 6 6 5
3328-
3370 1457 2.0 0.0 27. 28.
28/7/12 1.016 7.4 24.960 14 473 0 0 1943 41 7647 0.8 - Nước vỉa
M. 0 6 7 4 8
D
1605 0.2 0.6 56. 59.
r-25 6/8/12 1.018 6.96 27.103 136 532 0 0 3728 38 6609 0.6 - Nước vỉa
9 6 3 8 5
3105-
3245 1570 0.5 53. 55.
6/8/12 1.017 6.394 26.421 39 537 0 0 3465 38 6637 0.6 0.8 - Nước vỉa
4 4 3 3

23
CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT SA LẮNG MUỐI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
LẮNG ĐỌNG MUỐI

2.1 Tổng quan về lắng đọng muối vô cơ


Cặn lắng đọng muối vô cơ có thể xảy ra trong vỉa, VCĐG, OKT, đầu giếng và
trong hệ thống thu gom xử lý, vận chuyển dầu có thành phần khoáng vật và cấu trúc
phức tạp. Thành phần và cấu trúc này phụ thuộc vào thành phần hóa học của nước
đồng hành, điều kiện nhiệt độ, áp suất, đặc điểm khai thác mỏ và một số yếu tố khác.

Thành phần khoáng vật của cặn lắng đọng muối vô cơ có thể thay đổi theo thời
gian và theo chế độ khai thác dầu. Ở thời kỳ đầu khai thác, thành phần phổ biến nhất
của cặn lắng đọng muối vô cơ là các muối Canxit (CaCO3), Thạch cao (CaSO4.2H2O),
Anhydrit (CaSO4), Barit (BaSO4), Asentin (SrSO4), Halit (NaCl), .... Ở giai đoạn cuối
khai thác, xuất hiện thêm các muối sunphit mà phổ biến nhất là sunphit sắt (FeS).
Ngoài các khoáng vật phổ biến vừa nêu, cặn lắng đọng muối vô cơ có thể chứa các
khoáng vật vô cơ khác như: MgCO3, MgSO4, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, thạch anh
– SiO2, Biotit - MgCl2.6H2O, CaF2,… và một số chất hữu cơ như: asphalten, nhựa,
parafin, một số hợp chất thơm, hợp chất có trọng lượng phân tử cao,…

Sản phẩm lắng đọng muối vô cơ cũng có cấu trúc đa dạng. Căn cứ vào dạng cấu
trúc, người ta chia cặn lắng đọng muối vô cơ thành:
- Lắng đọng có cấu trúc tinh thể cỡ micro hoặc hạt nhỏ;
- Lắng đọng có cấu trúc lớp chắc đặc với các mức độ kết tinh khác nhau và có
chứa lẫn vật chất hữu cơ;
- Lắng đọng có cấu trúc tinh thể lớn;
- Lắng đọng có cấu trúc xốp.
Lắng đọng có cấu trúc tinh thể cỡ micro thường tạo ra ở những vị trí như cánh
bơm ly tâm, nắp van, đường ống dẫn, van điều chỉnh,... Lắng đọng ở nhiệt độ cao (bám
trên bề mặt ống trao đổi nhiệt, trên mặt thiết bị tách nước khỏi dầu thô) thường thuộc

24
loại cấu trúc này. Nói chung, trong các lắng đọng này, cấu trúc lớp không xuất hiện, vì
chúng là một thể thống nhất. Loại lắng đọng có cấu trúc này ít phổ biến. Hình 2.1 là
hình ảnh vật liệu tích tụ cặn lắng đọng muối trong đường ống dẫn tới thiết bị xử lý dầu
thô. Trong hình 2.2 là hình ảnh lắng đọng muối tại mỏ Bạch Hổ của XNLD Dầu khí
Vietsovpetro. Phần kết tinh tốt là phần có bề mặt mịn, ánh trong. Phần khác có màu
xám là phần có mức độ kết tinh không đồng đều và chứa nhiều tạp chất hữu cơ. Kiểu
cấu trúc cặn lắng đọng như đưa trong hình 2.2 đặc trưng cho chế độ khai thác thay đổi
theo thời gian.

Hình 2. 1 Tích tụ lắng đọng muối trong đường ống dẫn tới thiết bị xử lý dầu thô

Hình 2. 2 Lắng đọng muối lấy từ mỏ Bạch Hổ

Phổ biến nhất của cặn lắng đọng là dạng có cấu trúc lớp. Mặt cắt ngang của
dạng lắng đọng này trong ống thường có dạng ống hình trụ đặc trưng bởi kiểu định

25
hướng cấu trúc tinh thể phát triển theo hướng từ bề mặt về tâm. Lớp lắng đọng gần
thành ống thường là lớp tinh thể có cấu trúc micro xen lẫn với các hợp chất hữu cơ.
Tiếp theo là những lớp có cấu trúc tinh thể mịn, tinh thể trung bình và sau đó là lớp
tinh thể lớn hình kim. Lắng đọng kiểu này thường thấy trong ống khai thác và thiết bị
đầu giếng (hình 2.3). Theo điều kiện nhiệt động học, loại lắng đọng này có thể được
xếp vào loại có nhiệt độ trung bình.

Hình 2.3 Lắng đọng muối trong OKT

Lắng đọng có cấu trúc xốp đặc trưng cho điều kiện hình thành ở khoảng nhiệt
độ thấp như trong bể chứa dầu. Trong một số trường hợp, lắng đọng dạng này có thể
tạo trong đá chứa các hốc không đều có tinh thể khoáng vật vây quanh. Trong loại đá
này tồn tại những tinh thể hình kim lớn có kích thước lên tới 10-20 µm.
Thực tế khai thác dầu cho thấy, vật liệu vô cơ (phổ biến nhất là cát silic – SiO 2,
khoáng sét,…) luôn tồn tại trong dầu khai thác, trong trường hợp dầu khai thác có nước
đồng hành, muối vô cơ có thể kết tinh. Dù vật liệu kết tinh vô cơ có mặt trong lưu thể
khai thác, nhưng sự tích tụ cặn lắng đọng vẫn có thể không xảy ra, hoặc chỉ xảy ra tại
một số vị trí nhất định.

26
Việc tích tụ cặn lắng đọng muối vô cơ là một thực tế. Thế nhưng, khi đề cập về
nguyên nhân dẫn tới nguy cơ này thường dễ bị nhầm lẫn vì trên thực tế tồn tại nhiều
nguyên nhân hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tác động tới quá trình này. Có những
nguyên nhân mang bản chất hóa học, có những nguyên nhân mang bản chất vật lý và
có cả những nguyên nhân có sự tác động đồng thời của cả hai yếu tố này.

2.2 Cơ chế hình thành lắng đọng muối


2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành lắng đọng muối
Sự kết tinh muối vô cơ trong nước khai thác đồng hành là nguyên nhân sâu xa
dẫn tới sự hình thành tích tụ cặn lắng đọng muối vô cơ trong hệ thống khai thác, xử lý
và vận chuyển dầu. Các muối vô cơ tan trong nước bị kết tinh tạo kết tủa (lắng đọng)
khi điều kiện cân bằng, được thiết lập trước đó, thay đổi theo hướng không có lợi cho
độ hòa tan của chúng. Nghiên cứu cho thấy, độ hòa tan các muối vô cơ trong nước
giảm trong các trường hợp sau:
1. Sự tiếp xúc của các loại nước không tương hợp: nước vỉa và nước bơm ép trong
khai thác dầu mỏ thường chứa các cấu tử không tương hợp với nhau. Nước vỉa
thường chứa lượng lớn các ion HCO3-, Ca2+, Ba2+, Sr2+; trong khi nước bơm ép
lại giàu các ion SO42-, Mg2+, Ca2+. Mặt khác, một số ion trong 2 loại nước trên ở
nồng độ gần với điểm bão hòa nên khi chúng tiếp xúc với nhau sẽ gây ra hiện
tượng lắng đọng muối;
2. Khi điều kiện nhiệt động học thay đổi;
Ví dụ: Khi nhiệt độ, áp suất thay đổi thì độ hòa tan của muối trong nước thay
đổi và có thể trở nên quá bão hòa dẫn tới kết tinh muối.
3. Khi một, hoặc một vài muối, một hoặc một vài dạng ion mới tan vào nước tạo
muối với ion hòa tan sẵn trong nước trước đó, hoặc tác động tới ngưỡng bão
hòa của muối tan sẵn trong nước.
Cả 3 trường hợp nêu trên đều có chung tình trạng là sự mất cân bằng về nồng độ
của muối trong nước và vì thế nguyên nhân sâu xa nhất có thể dẫn đến tích tụ lắng
đọng muối chính là nguyên nhân kết tinh muối từ dung dịch nước trong những điều
kiện nhất định.

27
Khoáng vật thứ sinh trong vỉa thường chứa các khoáng canxit, thạch cao, zeolit,
halit,… Chúng được hình thành từ các hoạt động kiến tạo, thủy nhiệt và phong hóa.
Nước vỉa nội tại trong các vỉa chứa này thường được bão hòa bởi các loại muối hòa
tan. Nước bơm ép nhằm mục đích duy trì áp suất vỉa hoặc đẩy dầu cũng có thể trở nên
bão hòa khi các muối có trong vỉa tiếp tục hòa tan vào đó. Trong một số trường hợp,
tương tác giữa các muối tan có sẵn trong nước bơm ép với các khoáng có trong vỉa làm
nước trở nên quá bão hòa về một hoặc một vài loại khoáng nào đó làm chúng kết tinh,
gây lắng đọng (tích tụ) ngay trong vỉa (để phòng ngừa hiện tượng này, người ta thường
bổ sung chất chống lắng cặn vào nước bơm ép). Như vậy, khi còn nằm trong vỉa, nước
vỉa hoặc nước bơm ép đã chứa một lượng các muối hòa tan nào đó và thậm chí có thể
đã trở nên bão hòa đối với một số muối. Khả năng hòa tan và bão hòa muối trong nước
vỉa hoặc nước bơm ép phụ thuộc vào nguồn cung cấp ion tạo muối và điều kiện nhiệt
động học (nhiệt độ, áp suất) trong vỉa chứa.
Trong quá trình khai thác, nước đồng hành cùng dầu (chính từ nguồn nước vỉa
hoặc nước bơm ép được đề cập ở trên) đi qua vùng cận đáy giếng vào lòng giếng, theo
ống khai thác đi lên bề mặt vào các thiết bị xử lý. Tại hầu hết các vị trí, nước đồng
hành đi qua, áp suất, nhiệt độ thay đổi, tức điều kiện nhiệt động học thay đổi, làm một
số muối trở nên quá bão hòa và chúng kết tinh trong dòng chảy. Ở vị trí mà có các điều
kiện nhiệt động học thay đổi càng mạnh khả năng mất cân bằng càng lớn, mức độ kết
tinh càng mạnh. Dưới đây xin phân tích một số yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình
kết tinh muối vô cơ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kết tinh muối chính là các yếu tố ảnh hưởng
tới trạng thái mất cân bằng làm quá bão hòa muối (hoặc một số muối) trong nước. Thế
nhưng, như vừa được nhắc tới ở trên, hai trong ba yếu tố bất lợi trong thay đổi cân
bằng dẫn tới hiện tượng quá bão hòa thuộc về sự pha trộn giữa hai nguồn chứa muối
(nước hoặc muối) vào nước trước khi nó tới đáy giếng khai thác. Chính vì vậy, một khi
chú ý tới hiện tượng kết tinh muối vô cơ trong nước đồng hành, ta chỉ nên tập trung
vào các yếu tố xảy ra đối với dòng lưu thể khai thác đi lên từ đáy giếng tới hệ thống
thiết bị bề mặt (tức là chỉ tập trung vào các yếu tố nhiệt động học).
Hình 2.4 cho thấy độ hòa tan trong nước của CaCO 3 ở các nhiệt độ khác nhau.
Quan hệ này cho thấy, theo chiều tăng của nhiệt độ, độ hòa tan trong nước của CaCO 3
giảm dần. Điều này có nghĩa rằng, nếu dùng nước có nhiệt độ thường đã hòa tan một

28
lượng CaCO3 nào đó để bơm ép vào vỉa, thì khi gặp nhiệt độ cao bị hâm nóng lên,
muối CaCO3 sẽ kết tinh trong vỉa. Thế nhưng, mặt khác, quan hệ trên hình 1.4 cũng lại
cho thấy, nước bão hòa muối CaCO3 trong vỉa sẽ không thể tạo kết tinh khi nhiệt độ
của nó giảm đi. Nói cách khác, sự giảm nhiệt độ trong quá trình chất lưu đi lên từ vỉa
chưa phải là điều kiện để CaCO 3 kết tủa trong lòng giếng và trên bề mặt. Áp suất riêng
phần của CO2 mới là nguyên nhân chính gây kết tinh muối CaCO 3 tại vùng cận đáy
giếng, trong lòng giếng và trong hệ thống thiết bị xử lý, vận chuyển trên bề mặt. Hình
2.5 trình bày quan hệ độ hòa tan trong nước của CaCO 3 ở các áp suất riêng phần của
khí CO2.

Hình 2. 4 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ hòa tan của CaCO3

29
Hình 2. 5 Ảnh hưởng của áp suất riêng phần CO2 tới độ hòa tan của CaCO3

Quan hệ trên hình 2.5 cho thấy, áp suất ảnh hưởng tới độ hòa tan của CaCO 3
mạnh hơn nhiều so với nhiệt độ. Cụ thể là, ở điều kiện nhiệt độ khoảng 40 oC (tương
đương điều kiện nhiệt độ miệng giếng), độ hòa tan trong nước của CaCO 3 là khoảng 40
mg/l, thì trong điều kiện áp suất 10 at (cũng tương đương với áp suất miệng giếng), độ
hòa tan trong nước của CaCO3 là khoảng trên 400 mg/l, tức áp suất ảnh hưởng tới độ
hòa tan trong nước của CaCO3 lớn hơn trên 10 lần so với ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi
nhiệt độ biến thiên từ 140oC (nhiệt độ đáy giếng) đến 40 oC (nhiệt độ miệng giếng) độ
hòa tan của CaCO3 tăng từ 10 mg/l lên tới 40 mg/l. Trong điều kiện giếng tương tự, áp
suất giảm từ trên 100 at xuống 10 at, độ hòa tan của CaCO 3 giảm từ 1000 mg/l xuống
còn 500 mg/l. Điều này có nghĩa rằng, quá bão hòa đối với nước chứa muối CaCO 3 hòa
tan chỉ xảy ra theo cơ chế thay đổi áp suất riêng phần của CO 2. Kết luận này rất quan
trọng, vì khi xem xét điều kiện nhiệt động học, chúng ta thường chỉ chú ý nhiều tới
nhiệt độ. Ngoài vấn đề mang tính vật lý về thay đổi áp suất, CO 2 còn tác động tới khả
năng hòa tan và bão hòa của CaCO3 trong nước thông qua cơ chế hóa học. Chính vì

30
vậy, nhiều khi nhìn vào thành phần hóa học của nước, khó có thể xác định được
nguyên nhân sâu xa dẫn tới hiện tượng lắng đọng muối CaCO3.
Như đã biết, CO2 hòa tan trong nước tạo 3 sản phẩm:
CO2 + H2O ↔ H2CO3 (2.1)
H2CO3 ↔ H+ + HCO3- (2.2)
HCO3- ↔ H+ + CO32- (2.3)
Dạng tồn tại sản phẩm hòa tan của CO2: H2CO3 hay HCO3- hay CO32- phụ thuộc
vào độ pH của dung dịch nước. Cụ thể là khi pH của nước nhỏ hơn 6.4, CO 2 tồn tại
dưới dạng H2CO3. Khi pH thay đổi trong khoảng 6.3-10.3, trong nước tồn tại hai dạng
ion: CO32- và HCO3-, nhưng chủ yếu là dạng HCO3-. Khi nước có pH lớn hơn 10.3 thì
CO2 chỉ có mặt trong nước dưới dạng CO 32-. Như vậy, đối với nước chứa CO2 có pH
trong khoảng 6.4–10.3, khoảng thường gặp đối với nước đồng hành, muối canxit –
CaCO3 được tạo thành theo phản ứng:
Ca2+ + 2HCO3- → CaCO3 + CO2 ↑ + H2O (2.4)
Phản ứng trên cho thấy, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía kết tủa muối CaCO 3
khi CO2 tách khỏi dung dịch. Nói cách khác, nếu nước đồng hành có chứa đồng thời
các ion Ca2+, HCO3- nhưng chưa đạt quá bão hòa, thì trên đường đi lên, áp suất hạ, khí
CO2 tách ra có thể dẫn tới kết tủa khoáng canxit - CaCO 3. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
vị trí xảy ra tích tụ muối CaCO 3 chính là ở độ sâu nơi xảy ra tách khí CO 2. Như vậy,
yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự kết tinh muối CaCO 3 thông qua ảnh hưởng tới mức độ quá
bão hòa muối CaCO3 trong nước đồng hành theo lưu thể đi lên từ đáy giếng đến hệ
thống khai thác là sự suy giảm áp suất và sự tách khí CO 2. Sự thay đổi nhiệt độ dọc
theo hệ thống khai thác, ngược lại làm giảm khả năng quá bão hòa, giảm khả năng kết
tinh của CaCO3. Sự kết tinh muối sunphat (CaSO4, CaSO4.2H2O, SrSO4,...), do không
có mặt của pha khí xảy ra theo cơ chế đơn giản hơn. Phương trình hóa học tạo các
muối trên có dạng sau:
Ca2+ + SO42- → CaSO4 (2.5)
2+ 2-
Ca + SO4 + 2H2O → CaSO4. 2H2O (2.6)
2+ 2-
Sr + SO4 → SrSO4 (2.7)
Quy luật ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ hòa tan của muối CaSO 4.2H2O, dạng
phổ biến của lắng đọng muối sau CaCO 3 được giới thiệu trong hình 2.6. Hình 2.6 này
cho thấy, nói chung, ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường, độ hòa tan của CaSO 4.2H2O

31
giảm khi nhiệt độ tăng. Độ hòa tan này giảm còn một nửa khi nhiệt độ tăng từ 30 oC tới
100oC. Các số liệu này cho phép rút ra tính quy luật là muối CaSO 4.2H2O tan trong
nước đồng hành khi di chuyển từ đáy giếng lên bề mặt khó có thể kết tinh một cách dễ
dàng để rồi tạo điều kiện cho quá trình tạo cặn muối từ CaSO4.2H2O.

Hình 2. 6 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ hòa tan của CaSO4.2H2O

Ảnh hưởng của áp suất tới độ hòa tan trong nước của CaSO 4.2H2O và CaSO4
được trình bày ở hình 2.7.
Ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ và áp suất tới độ hòa tan trong nước của
CaSO4.2H2O thông qua ion Ca2+ được trình bày trong bảng 2.1. Theo số liệu này, độ
hòa tan của CaSO4.2H2O giảm khi nhiệt độ tăng và tăng khi áp suất tăng cao. Xác suất
xảy ra kết tinh CaSO4.2H2O sẽ cao với giếng có áp suất đáy cao nhưng đi liền với nhiệt
độ đáy thấp.

32
Hình 2. 7 Ảnh hưởng của áp suất tới độ hòa tan của CaSO4.2H2O và CaSO4

Bảng 2. 1 Độ hòa tan của CaSO4.2H2O trong nước cất (Ca2+ mg đương lượng/lít)

Áp suất Nhiệt độ (oC)


(at) 60 90 110 130 150
0 29.60 27.23 26.68 26.02 25.24
80 32.00 29.95 29.56 28.90 28.12
120 33.20 31.31 31.00 30.34 29.56
160 34.40 32.67 32.41 31.78 31.00
230 36.50 35.02 34.96 34.34 33.57
Quy luật trên cho thấy, áp suất mới chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khả
năng kết tinh CaSO4.2H2O. Muối tan cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới độ hòa tan của
CaSO4.2H2O và CaSO4 (hình 2.8).

33
Hình 2. 8 Ảnh hưởng của hàm lượng NaCl tới độ hòa tan của CaSO4.2H2O và CaSO4

Như vậy, yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự kết tinh muối CaSO 4.2H2O thông qua ảnh
hưởng tới mức độ quá bão hòa muối CaSO4.2H2O trong nước đồng hành theo lưu thể đi
từ đáy giếng lên hệ thống khai thác là sự suy giảm áp suất. Nhiệt độ thay đổi dọc theo
hệ thống khai thác, ngược lại làm giảm khả năng quá bão hòa, giảm khả năng kết tinh
của CaSO4.2H2O.
2.2.2 Cơ chế hình thành lắng đọng muối
Như trên đã phân tích, tình trạng quá bão hòa, sự thay đổi điều kiện nhiệt động
học là nguyên nhân gây kết tinh muối. Trên bình diện nghiên cứu tổng thể, người ta
cho rằng, cơ chế gây kết tinh muối lắng đọng liên quan tới 4 quá trình lý hóa sau:
- Sự quá bão hòa đối với muối của nước đồng hành trong khai thác;
- Sự tạo mầm kết tinh của muối;
- Sự phát triển của các tinh thể;
- Sự tái kết tinh chuyển pha.
Tất cả các yếu tố tác động tới 4 quá trình trên đều có thể ảnh hưởng tới nguy cơ
lắng đọng muối, cũng như cấu trúc của bản thân cặn lắng đọng muối. Sự thay đổi điều
kiện nhiệt động học (nhiệt độ, áp suất) là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng quá

34
bão hòa của muối tan trong nước, tạo điều kiện cần và đủ cho kết tinh muối từ nước.
Sự có mặt của các vật chất hữu cơ (asphalten, nhựa, hợp chất thơm,...), vô cơ (các hạt
vô cơ mịn như cát, sét,...) của bề mặt hấp phụ (bề mặt thiết bị, hoặc bề mặt cặn lắng
đọng,...), của bề mặt phân cách pha (khi khí tách ra từ pha lỏng) lại là những yếu tố ảnh
hưởng mạnh tới hiện tượng kết tinh thông qua thúc đẩy quá trình tạo mầm kết tinh. Thế
nhưng, như đã đặt vấn đề ở trên không phải cứ có muối kết tinh là có tích tụ cặn lắng
đọng muối. Các tinh thể muối kết tinh chỉ tụ lại thành lắng đọng muối khi gặp điều
kiện thuận lợi. Để có thể tạo tích tụ cặn lắng đọng, các tinh thể muối cần được liên kết
lại, hoặc được liên kết lên vật liệu nào đó. Để có thể liên kết lại, các hạt hoặc hạt và bề
mặt cần có điều kiện tiến lại gần nhau để lực hút phân tử Van-der-Waals, hoặc loại lực
hấp phụ nào đó phát huy tác dụng liên kết chúng. Dưới đây là một số yếu tố có ảnh
hưởng mạnh tới sự hình thành, tích tụ cặn lắng đọng muối.
2.3 Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình lắng đọng muối
Không phải cứ có muối kết tinh là có lắng đọng, tích tụ lắng đọng muối. Các
tinh thể muối kết tinh chỉ tụ lại thành lắng đọng muối khi gặp điều kiện thuận lợi. Đó
không chỉ là điều kiện quy định sự hình thành các tinh thể muối mà còn là điều kiện để
chúng phát triển và tích tụ. Để có tích tụ muối cần có thêm những yếu tác động khác
mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần dưới.
2.3.1 Ảnh hưởng của điều kiện dòng chảy đến sự lắng đọng muối
Thông thường các tinh thể nhỏ thường bị dòng chảy đưa đi xa khỏi vị trí chúng
sinh ra. Khi các tinh thể lớn lên tới một kích thước nào đó thì khả năng chúng bị cuốn
đi cũng nhỏ dần và khả năng lắng đọng lại lớn theo. Để có thể tạo lắng đọng muối các
tinh thể muối cần được kiên kết lại, hoặc được liên kết lên vật liệu nào đó. Chính vì
vậy, lắng đọng muối xuất hiện mạnh ở những vị trí có sự thay đổi mạnh về tốc độ dòng
chảy hoặc đổi hướng dòng chảy (van, bơm, khúc quanh …), vì tại đây, dòng chảy đã ép
các hạt tinh thể lại gần tạo điều kiện cho chúng liên kết với nhau và liên kết với mặt
thiết bị. Trong đường ống tiết diện đều, các tinh thể muối kết tinh tụ lại chậm hơn và
nguyên nhân ở đây là các tinh thể lơ lửng trong lưu thể chuyển động bên sát thành ống
có vận tốc rất nhỏ (do ma sát với thành ống, và do profin dòng chảy đã ép chúng vào
thành), nên rất dễ bị hấp phụ lên bề mặt ống vốn được bao phủ bởi lớp vật liệu hữu cơ.
Khi các hạt tiến quá gần các hạt khác hoặc bề mặt có sẵn, lực hút phân tử Van-đéc-van
sẽ giữ chúng lại trên bề mặt. Tại điểm tách khí trong cần khai thác, lắng đọng muối

35
cũng phát triển mạnh. Nguyên nhân ở đây là sự kết hợp của việc tăng đột biến xác suất
tạo mầm kết tinh khi xuất hiện của lượng lớn bề mặt phân cách pha khí-lỏng và của
việc dòng chảy rối đã làm tăng khả năng của các tinh thể trong va chạm và dẫn tới liên
kết giữa chúng. Trong nhiều nghiên cứu, người ta phát hiện rằng, ở chiều sâu
300÷360m, nơi thường xảy ra giãn nở mạnh của chất khí nói chung, khí CO 2 nói riêng,
lắng đọng muối được hình thành rất mạnh.
2.3.2 Ảnh hưởng của thành phần dầu tới lắng đọng muối
Hợp phần hữu cơ trong cặn lắng đọng thường chứa asphalten, nhựa, parafin
không no, các hợp chất thơm, hợp chất chứa lưu huỳnh, axit tan trong nước naphthen
và muối của các axit... Theo nghiên cứu, các thành phần trên thường chiếm tỷ lệ trong
phần hữu cơ như sau: parafin không no: 53,4÷64,8%, nhựa: 12÷36%, asphalten:
5,9÷24,3%, hợp chất thơm và các hợp chất tan trong nước: 0,276÷0,394%. Nghiên cứu
cho thấy, các hợp chất tan trong nước chứa trong dầu như các axit và muối của nó có
ảnh hưởng rất mạnh tới quá trình tạo cặn lắng đọng muối, ngược lại độ khoáng hóa của
nước làm giảm quá trình tạo cặn lắng đọng. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả
này, tại VCĐG, do tính rối của dòng chảy và sự pha trộn mạnh giữa nước và dầu,
những hợp chất tan trong nước chứa trong dầu chuyển sang tan trong nước và là
nguyên nhân chính gây ra lắng đọng muối tại VCĐG. Cụ thể hơn, vai trò của các hợp
chất tan trong nước là hấp phụ lên bề mặt các tinh thể muối, hydrophob hóa bề mặt của
chúng làm chúng dính lại với nhau và dính trên bề mặt kim loại.
Hình 2.9 mô tả cơ chế hình thành tích tụ lắng đọng muối với các hợp chất tan
trong nước chứa trong dầu. Cơ chế này tương tự như cơ chế được dùng trong kỹ thuật
tuyển nổi chọn lọc. Các hạt sau khi được hydrophob hóa bề mặt dễ dàng bám trên bề
mặt các bọt khí để đi lên, ra khỏi hỗn hợp cần tuyển, sau đó lại được tách khỏi bọt bằng
kỹ thuật phá bọt. Vì lý do tương tự, trong cặn lắng đọng muối thường có chứa những
bọt khí. Nghiên cứu cũng cho thấy, thành phần hữu cơ trong lắng đọng chính là các
chất HTBM có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt trên ranh giới pha.

36
Hình 2. 9 Cơ chế hình thành tích tụ lắng đọng muối dưới sự có mặt của các hợp chất
tan trong nước chứa trong dầu

Hình 2.10 giới thiệu các đường thực nghiệm về ảnh hưởng của các hợp phần
hữu cơ tách từ cặn lắng đọng muối tại một số mỏ khác nhau ở Liên Bang Nga. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy, chính những hydrocacbon không no, đặc biệt là loại có chứa
vòng thơm – vốn được coi là chất hoạt tính bề mặt mạnh, có khả năng hấp phụ tốt lên
bề mặt tinh thể muối, sau chất hoạt tính bề mặt này là hợp chất chứa lưu huỳnh. Chính
vì vậy mà trong hầu hết các lắng đọng có chứa hợp chất hydrocacbon thơm, sau đó là
hợp chất chứa lưu huỳnh.

37
Hình 2. 10 Ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ lấy từ lắng đọng muối tới sức căng bề mặt
trên ranh giới pha

Vai trò lớn của các hợp chất hữu cơ tan trong nước có trong thành phần của dầu
mỏ cũng được thể hiện trên hình 2.11 dựa trên kết quả thí nghiệm động học tạo cặn
lắng đọng có sự tham gia của hợp chất hữu cơ lấy từ cặn lắng đọng. Kết quả thí nghiệm
trình bày ở hình 2.11 được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 300C, chỉ số Reynold
bằng 4000. Kết quả trên hình 2.11 cho thấy, khi có mặt của hợp chất hữu cơ chưng cất
từ cặn lắng đọng (đường cong số 2), khối lượng cặn lắng đọng tạo ra nhanh hơn nhiều
so với trường hợp không có mặt của hợp chất hữu cơ (đường cong số 1). Khối lượng
cặn lắng đọng tạo ra càng nhanh khi hàm lượng hợp chất hữu cơ chưng cất từ cặn lắng
đọng tăng lên (xem các đường cong số 2, 3 và 4). Nghiên cứu cấu trúc cặn lắng đọng
tạo thành sau thí nghiệm bằng phương pháp kính hiển vi điện tử cũng cho thấy, nguyên
nhân dẫn đến việc tăng mạnh khối lượng cặn lắng đọng là sự hấp phụ vật chất hữu cơ
trên bề mặt ống mẫu và hạt muối làm chúng kết bông lại. Nghiên cứu cũng cho thấy,
các hợp chất hữu cơ còn đóng vai trò lớn trong việc tạo độ bền cho cặn lắng đọng cũng
như tạo độ bền liên kết giữa cặn lắng đọng và bề mặt thiết bị. Thí nghiệm cho thấy, độ
bền khối cặn lắng đọng sau khi đã chưng cất tách phần hữu cơ thường bị giảm 20–40%
so với mẫu cặn ban đầu.

38
Hình 2. 11 Ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ lấy từ lắng đọng muối tới động học tạo cặn
lắng đọng muối trong phòng thí nghiệm

2.3.3 Ảnh hưởng của khí hòa tan và muối tan tới độ hòa tan của muối canxit
(CaCO3) và muối sunphat (CaSO4 .2H2O; CaSO4.0,5H2O và CaSO4)
 Đối với muối canxit - CaCO3:
Ngoài nhiệt độ, 2 yếu tố ảnh hưởng mạnh tới độ hòa tan của CaCO 3 trong nước là
áp suất riêng phần của CO2 và nồng độ muối NaCl.
Như đã phân tích ở trên, độ hòa tan của muối canxit phụ thuộc nhiều vào áp suất
riêng phần của CO2 hòa tan trong dung dịch. Trong môi trường nước cất ở 25 oC, áp
suất khí quyển (CO2 cân bằng trong đó) thì độ hòa tan của CaCO 3 là 53 mg/l. Thế
nhưng, cũng trong môi trường và điều kiện như vậy, nếu đẩy hết CO 2 hòa tan trong đó
thì độ hòa tan của CaCO3 chỉ còn là 14 mg/l, tức giảm khoảng 4 lần. Ảnh hưởng của áp
suất riêng phần của CO2 tới độ hòa tan trong nước của CaCO 3 được trình bày trong
hình 1.12.

39
Cũng từ kết quả hình 1.12, dễ nhận thấy rằng, muối NaCl tan trong nước có ảnh
hưởng mạnh tới độ hòa tan của CaCO 3. Ảnh hưởng đồng thời của hàm lượng muối và
áp suất tới độ hòa tan của CaCO3 được minh họa trên hình 1.13.

Hình 2. 12 Ảnh hưởng của áp suất riêng phần của CO2 tới độ hòa tan trong nước của
CaCO3

40
Hình 2. 13 Ảnh hưởng của hàm lượng muối NaCl và áp suất riêng phần của CO2 tới độ
hòa tan của CaCO3 ở 25oC

Tập hợp kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng áp suất riêng phần của CO 2 (PCO2)
từ 0,0012 at lên 0,95 at, độ hòa tan của CO 2 tăng khoảng 10 lần. Một số muối khác có
ảnh hưởng tới độ hòa tan của CaCO3 được giới thiệu trên hình 2.14.

41
Hình 2. 14 Ảnh hưởng của một số muối tan tới độ hòa tan của CaCO3

Một số thông tin vừa nêu trên cho thấy, áp suất riêng phần và thành phần ion tạo
muối trong nước có ảnh hưởng phức tạp tới độ hòa tan của CaCO 3. Chính vì vậy, việc
dự đoán khả năng kết tinh muối CaCO3 từ nước đồng hành là việc làm khó khăn.
 Đối với muối sunphat (CaSO4 .2H2O; CaSO4.0,5H2O và CaSO4):
Độ hòa tan của muối sunphat (CaSO 4 .2H2O; CaSO4.0,5H2O và CaSO4) cũng chịu
tác động rất mạnh của muối NaCl, nhưng hầu như không chịu tác động của hàm lượng
CO2 tan trong nước (xem hình 2.15). Ảnh hưởng của một số muối tan khác được minh
họa trong hình 2.16.

42
Hình 2. 15 Ảnh hưởng của NaCl và áp suất riêng phần của CO2 tới độ hòa tan của
CaSO4

Hình 2. 16 Ảnh hưởng của một số muối tan tới độ hòa tan của CaSO4 (ở nhiệt độ 25oC)

43
Thêm vào đó, hình 2.17 giới thiệu ảnh hưởng của hàm lượng NaCl tới độ hòa
tan của BaSO4, một trong các muối lắng đọng trong khai thác dầu khí. Trái ngược
trường hợp của CaCO3 và CaSO4, độ hòa tan của BaSO4 tăng khi nhiệt độ tăng. Như
vậy, phần nghiên cứu về ảnh hưởng của khí tan và muối tan tới độ hòa tan của muối
canxit (CaCO3) và muối sunphat (CaSO4 .2H2O; CaSO4.0.5H2O và CaSO4) cho thấy
mức độ phức tạp trong dự báo khả năng kết tủa muối tại mỏ dầu.

Hình 2. 17 Ảnh hưởng của hàm lượng NaCl tới độ hòa tan của BaSO4

2.4 Ảnh hưởng của lắng đọng muối đến hoạt động khai thác dầu khí
Hiện nay, hiện tượng lắng đọng muối vô cơ là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu
trong rất nhiều mỏ dầu khí tại Việt Nam ( Bạch Hổ, Rồng, Tê Giác Trắng, Cá Ngừ
Vàng, Rạng Đông, Thỏ Trắng,...) lắng đọng muối vô cơ vùng cận đáy giếng, trong
giếng, thiết bị khai thác và hệ thống thu gom - vận chuyển là nguyên nhân làm giảm
sản lượng khai thác và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác dầu khí.
Để dự đoán khả năng kết tủa của muối CaCO 3, chúng ta sử dụng chỉ số ổn định
nước Riznara (SI). Công thức tính của SI:
SI= 2pHs – pH (2.8)
Trong đó:

44
 pH là độ pH của nước
 pHs là độ pH ở trạng thái bão hòa CaCO3
- Với SI < 3.7, nước bão hòa CaCO3;
- Với 6.4> SI >3.7, nước có khả năng tạo kết tủa CaCO3 ;
- Với 6.9>SI>6.4, nước ổn định;
- Với 8.7>SI>6.9, nước tích cực;
- Với SI>8.7, nước rất tích cực, CaCO3 không thể hình thành.
2.4.1 Lắng đọng muối tại đáy giếng và vùng cận đáy giếng
Nước là dung môi tốt đối với nhiều chất và có thể chứa một lượng lớn ion có
khả năng tạo lắng đọng muối do tiếp xúc với các khoáng vật có trong tự nhiên, một số
ion có nồng độ bão hòa với các pha rắn của chúng. Nước biển có khuynh hướng trở
nên giàu các ion từ các sản phẩm phụ của sinh vật biển ví dụ như vi khuẩn sulfat hoặc
do quá trình bay hơi nước. Thành phần của nước biển thay đổi theo độ sâu của nước,
nước ở tầng sâu chứa nhiều các ion do tiếp xúc với các khoáng vật trầm tích.
Trong quá trình khai thác thứ cấp, nước biển được sử dụng làm nước bơm ép để
duy trì áp suất vỉa và nâng cao hiệu quả trong giai đoạn khai thác. Tuy nhiên việc bơm
ép nước đã nảy sinh vấn đề lắng đọng các muối vô cơ trong đáy giếng và vùng cận đáy
giếng.
Đối với giếng bơm ép, quá trình tăng áp suất và nhiệt độ khi nước bơm ép vào
vỉa gây lắng đọng các muối ở vùng cận đáy giếng. Đồng thời, khi nước bơm ép tác
động vào đá vỉa, xảy ra sự trao đổi ion và hòa tan đá vỉa, các ion Ca 2+, HCO3- được làm
giàu dẫn đến sự quá bão hòa nước bơm ép và quá trình lắng đọng muối cũng sảy ra.
Lắng động muối được tạo thành từ các muối vô cơ khác nhau, nhưng chủ yếu là
lắng đọng CaCO3 và CaSO4,ngoài ra còn có thể là BaSO4 và SrSO4. Lắng đọng này có
thể hình thành trong điều kiện khai thác tự nhiên hoặc do các nguồn nước không tương
thích (kết quả của việc khai thác nhiều tầng sản phẩm, nước bơm ép hoặc dung dịch có
nguồn gốc từ nước được bơm vào giếng thông qua kích thích vỉa như nứt vỉa thủy lực,
loại bỏ lắng đọng muối, quá trình dập giếng…). Sự đa dạng của các thành phần vật liệu
trong thành hệ vỉa gồm: cát, bột kết và sét có thể xâm nhập qua thành hệ, gây bít nhét
các kênh dẫn, làm giảm độ thấm vùng cận đáy giếng và ảnh hưởng đến lưu lượng khai
thác của giếng. Những hạt vật liệu này dính ướt dầu và tích tụ thành một khối lớn, xâm
nhập và tích lũy trong vùng cận đáy giếng (hình 2.18). Chất lỏng và khí trong vỉa phải

45
di chuyển qua các kênh dẫn bị bít nhét để đến đáy giếng dẫn đến việc nhiễm bẩn tích tụ
theo thời gian và làm giảm sản lượng khai thác của giếng.

Hình 2. 18 Các lắng đọng dính ướt dầu và tích tụ với nhau trong vỉa

2.4.2 Lắng đọng muối trong giếng khai thác


Tại mỏ Bạch Hổ, hiện tượng lắng đọng muối được phát hiện từ năm 1998 tại
nhiều giếng như 802-P8, 90-P6, 100- P6, 904-P9,... ở khoảng độ sâu từ 110-4250m
( bảng 2.2). Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi độ ngập nước ở các giếng ngày
càng tăng cao thì khả năng hình thành lắng đọng muối càng đáng chú ý. Bởi nguồn gốc
chính của muối là nước được khai thác lên cùng với dầu mà hình thành.

46
Bảng 2.2 Tình hình lắng đọng muối tại một số giếng ở mỏ Bạch Hổ

Thành phần khoáng


vật
Ngày lấy Vị trí
STT Kí hiệu giếng Loại % Ghi chú
mẫu lấy mẫu
Hàm
Khoáng vật
lượng
406-BK1 Độ dày lớp
Van tuần
1 12/5/1994 Zeolite lắng cặn
Móng hoàn
2cm
802-MSP8 CaCO3 63
Cần khai CaSO4 10
thác, độ MgCO3 1
2 12/10/1998
Móng sâu Fe tổng 0.9
3500m Zeolite, cát 19.5
Độ ẩm 5.6
90-MSP6 zeolite 56
Trong
SiO2 4.1
cần khai
CaCO3 +
3 15/10/1998 thác, độ 9.9
(F) CaSO4
sâu
MgCO3 0.4
4250m
Fe tổng 4.3
4 10/1/1998 Trong
cần khai
100-MSP6 thác, độ Fe2O3
sâu
4350m
Móng, bơm ép Trong Fe2O3
cần khai
thác, độ
sâu

47
4140m
100- P6 Cánh
5 1/12/1999 bơm CaCO3 77.3
Móng
tầng trên
904-MSP9 SiO2 15
Cần khai Phương
CaCO3 23
6 1999 thác, độ pháp Rơn-
Móng FeCl3.6H2O 22
sâu 3770 ghen
NaCl 16
417-BK2 31/12/2001 Van an CaCO3 86.2
toàn MgCO3 0.7
( van cắt CaCO4 0.6
7
Móng sâu), độ NaCl 0.7
sâu Fe3O4 2.7
110m SiO2 0.9

48
Hình 2. 19 Mặt cắt của giếng 7001-BK7 ngày 13/4/2010

49
Hình 2. 20 Mặt cắt giếng 703-MSP7 ngày 04/07/2013

Thông qua kết quả đo MMIT-24, quan sát thấy nhiều điểm bên trong ống khai
thác xuất hiện lắng đọng muối, những muối này phát triển theo hướng từ bề mặt hướng
về tâm ống ( hình 2.19 và hình 2.20). Chính tính lồi lõm của bề mặt cặn lắng đọng là
một trong những nguyên nhân làm tăng mạnh trở lực dòng chảy của lưu thể trong ống.
Các muối vô cơ có thể lắng đọng trên bề mặt bên trong của thiết bị trong quá
trình khai thác dầu khí. Lắng đọng muối xảy ra trong hầu hết các thiết bị lòng giếng,
nhưng hậu quả tiêu cực nhất của lắng đọng muối là trong quá trình khai thác dầu khí
bằng máy bơm điện chìm (ESP). Sự lắng đọng CaCO3 với mức độ lớn trên cánh quạt
của ESP là kết quả của sự tăng nhiệt độ chất lưu tạo ra, do nhiệt được tạo ra bởi động

50
cơ hoạt động chìm. Hậu quả của việc lắng đọng muối trên cánh quạt của ESP là làm bít
nhét khoảng không, làm dòng chất lưu không có khả năng đi qua. Nhưng ở Việt Nam,
khai thác dầu khi bằng bơm điện chìm là ít phổ biến mà chủ yếu là phương pháp khai
thác bằng gaslift.
Bên cạnh đó, những giếng khai thác ở nhiều tầng sản phẩm thì cũng là nguyên
nhân gây ra lắng đọng muối do phối trộn không tương thích của nước đồng hành trong
giếng khai thác. Nước giàu canxi ở Mioxen dưới và nước giàu bicacbonat ở Oligoxen
trên là nguyên nhân gây lắng đọng muối nghiêm trọng trong cần khai thác, ví dụ như ở
các giếng ThT-1X, ThT-6X khi khai thác đồng thời Mioxen dưới và Oligoxen trên. Sự
tạo thành muối của các giếng này có thể xảy ra ngay cả ở nhiệt độ 70oC (bảng 2.3).

51
Bảng 2. 3 Khi hòa trộn nước Mioxen dưới và Oligoxen trên của giếng 6X

Hàm lượng ion, mg/l


Thời gian

SI ở 70oC

SI ở 90oC
thực hiện

TKH, g/l
Khoảng
bắn, m Kết luận
Cl- SO42+ HCO3- CO32- OH- Ca2+ Mg2+ Na++K+

Khoảng thử vỉa 3167-3210m


20.12.14
3176- 3210 22.012 13008 1 454 0 0 2043 34 6462 3.99 2.69 NV
21.11.15 Khoảng làm việc 3401-3535m
10.02.16 3401-3535 2.591 598 30 927 144 0 17 5 869 4.45 3.7 NV
17.03.16 Khoảng làm việc 3091-3332, 3351-3393,3401-3535 m – Oligoxen trên + Mioxen dưới
Có thể NV
25.03.16 3091-3535 15.817 9191 37 449 0 0 1200 42 4897 3.7 2.5 31% O.T +
69% M.D
11.05.16 Xử lí cặn
14.05.16 Khoảng làm việc 3351-3393, 3401-3535m – Oligoxen trên
Hỗn hợp
21.06.16 6.054 3054 1 742 0 0 461 10 1788 3.21 2.3
nước vỉa
3351- 3535 O.T và một
08.07.16 5.740 2879 7 683 0 0 234 5 1932 3.67 2.79 phần nước
kỹ thuật

52
Dựa vào bảng 2.3, nước Oligoxen trên có một hàm lượng rất lớn của HCO 3- và
nước Mioxen dưới lại có một hàm lượng lớn ion Ca 2 + . Đó là điều kiện tiên quyết để
tạo ra CaCO3. Hàm lượng nước nguy hiểm nhất để tạo thành CaCO 3 là 15-30% Mioxen
dưới và 70-85% Oligoxen trên.
Lắng đọng muối cónhững ảnh hưởng lớn đến động thái khai thác của giếng và
đồng thời cũng có ảnh hưởng rất tiêu cực tới việc vận hành của TBLG trong quá trình
khai thác dầu. Cụ thể là nó làm tăng đáng kể lực cản dòng dẫn đến làm tăng tổn hao
thủy lực, từ đó làm cho điều kiện làm việc của ống nâng bị giảm sút nghiêm trọng, làm
tiêu hao năng lượng và giảm lưu lượng chất lỏng của giếng. Tại các vị trí xuất hiện
lắng đọng muối trên thành ống khai thác còn diễn ra hiện tượng ăn mòn và cũng chính
tại những vị trí này cường độ xuất hiện lắng đọng hữu cơ ASPO cao hơn gấp nhiều lần
so với những vị trí khác. Tại giếng có hiện tượng lắng đọng muối trong OKT sẽ làm
giảm tiết diện ngang của ống, do vậy sẽ không thể thả thiết bị khảo sát giếng xuống vị
trí yêu cầu để tiến hành công việc (hình 2.21).

53
Hình 2. 21 Tổng hợp các vị trí lắng đọng muối trong giếng khoan mỏ Bir Seba

2.4.3 Lắng đọng muối trong hệ thống thu gom, xử lý và vận chuyển
Từ thực tế khai thác có thể thấy muối lắng đọng tại nhiều vị trí trên hệ thống
khai thác từ đáy giếng lên trên bề mặt và trên đường ống dẫn dầu về tới tận hệ thống xử
lý. Bên cạnh những số liệu về lắng đọng muối ở trong giếng khai thác hay vùng cận
đáy giếng, ta tiếp tục lại có số liệu về lắng đọng muối trong hệ thống thu gom, xử lí và
vận chuyển chất lưu. Những số liệu đó được thể hiện trong bảng 2.4.

54
Bảng 2. 4 Tình hình lắng động muối trong hệ thống thu gom của mỏ Bạch Hổ

Thành phần khoáng vật


ST Ký hiệu Ngày lấy
Vị trí lấy mẫu Loại khoáng % Khối
T giếng mẫu
vật lượng
1 479-BK6 21/10/01 Côn CaSO4 39.9
CaCO3 65.6
2 440-BK6 18/01/02 Côn MgCO3 21.5
CaSO4 5.5
Giàn công CaSO4 63.4
Đường bơm từ giàn
nghệ trung
3 17/01/02 công nghệ trung tâm
tâm, tàu Nước , dầu 15.5
đến tàu Chí Linh
chứa dầu
MgCO3 29.5
CaCO3 27.3
Phim lọc đầu ra máy
CaSO4.2H2O 7.4
bơm, trên đường
Fe3O4 4.2
4 CTP2 06/2002 ống sau côn và trên
NaCl 0.3
giàn công nghệ
Caolinite,
trung tâm 5.9
Feldspat
Nước, dầu 15.5

Khi tiến hành thu gom và vận chuyển dầu, lắng đọng muối có thể xảy ra ở nhiều
vị trí như cụm manifold, đường ống thu gom, bình tách cao áp, bình tách thấp áp, bình
xử lí nước, máy bơm, thiết bị gia nhiệt,... Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
thu gom, xử lí và vận chuyển dầu. Ví dụ như trong hệ thống thu gom, xử lí và vận
chuyển dầu của giàn ThTC-2 đã xảy ra lắng đọng muối rất nghiêm trọng trong các thiết
bị điển hình là tắc phin lọc, hỏng cánh bơm dầu trên giàn MSP-8 ( khi dầu của giàn
ThTC-2 được đưa về xử lý ở giàn MSP-8); gây tắc ống thiết bị gia nhiệt dầu thô T-1B

55
trong hệ thống giàn CNTT-2 ( sau khi dầu của giàn ThTC-2 được chuyển về xử lý tại
CPP-2).

Hình 2. 22 Lắng đọng muối trong thiết bị gia nhiệt dầu thô T-1B giàn CNTT-2

Lắng đọng muối được hình thành khi tiến hành thu gom, xử lí và vận chuyển
dầu do thay đổi nhiệt độ, áp suất theo phương trình 2.9 hoặc cũng có thể là do sự phối
trộn không tương thích của các nước đồng hành từ các giếng khác nhau ( bảng 2.5).
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2 + H2O (2.9)
Phản ứng trên cho thấy, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía kết tủa muối CaCO 3
khi CO2 tách khỏi dung dịch. Nói cách khác, nếu nước đồng hành có chứa đồng thời
các ion Ca2+, HCO3- nhưng chưa đạt quá bão hòa, thì trên đường đi lên, áp suất hạ, khí
CO2 tách ra có thể dẫn tới kết tủa khoáng canxit - CaCO 3. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
vị trí xảy ra tích tụ muối CaCO3 chính là ở độ sâu nơi xảy ra tách khí CO2.

56
Bảng 2. 5 Tính toán chỉ số SI khi hòa trộn nước vỉa Oligoxen trên 7P/ThTC-3 và nước đồng hành MSP-8
% Thể tích nước vỉa

% Thể tích nước

Hàm lượng ion, mg/l


O.T 7P/ ThTC-3

TKH, g/l

SI 40oC

SI 70oC

SI 90oC
MSP-8

pH

- 2- - 2- - 2+ 2+
Na+
Cl SO4 HCO3 CO3 OH Ca Mg
+K+

100 0 8.43 4.03 561 1 2186 29 0 12 8.0 1232 8.432 4.271 3.493
95 5 8.36 5.32 1429 12 2080 28 0 177 8.3 1585 3.415 2.170 1.326
90 10 8.28 6.61 2297 24 1793 26 0 342 8.5 1937 3.146 1.828 0.923
85 15 8.21 7.90 3165 35 1864 25 0 506 8.8 2290 3.094 1.711 0.751
80 20 8.13 9.19 4033 47 1761 23 0 671 9.0 2642 3.127 1.688 0.678
75 25 8.06 10.48 4901 58 1654 22 0 836 9.3 2995 3.204 1.714 0.659
70 30 7.98 11.76 5769 70 1548 20 0 1001 9.5 3347 3.306 1.773 0.677
65 35 7.91 13.05 6637 81 1442 19 0 1166 9.8 3700 3.424 1.854 0.721
60 40 7.83 14.34 7505 93 1335 17 0 1330 10.0 4052 3.554 1.951 0.786
55 45 7.76 15.63 8373 104 1229 16 0 1495 10.3 4405 3.693 2.063 0.868
50 50 7.68 16.92 9241 116 1123 15 0 1660 10.5 4758 3.841 2.187 0.965
45 55 7.61 18.21 10108 127 1016 13 0 1825 10.8 5110 3.998 2.323 1.077

57
40 60 7.53 19.50 10976 138 910 12 0 1990 11.0 5463 4.164 2.471 1.204
35 65 7.46 20.79 11844 150 803 10 0 2154 11.3 5815 4.341 2.634 1.348
30 70 7.39 22.08 12712 161 697 9 0 2319 11.5 6168 4.534 2.814 1.510
25 75 7.31 23.37 13580 173 591 7 0 2484 11.8 6520 4.746 3.015 1.696
20 80 7.24 24.66 14448 184 484 6 0 2649 12.0 6873 4.986 3.246 1.914
15 85 7.16 25.94 15316 196 378 4 0 2814 13.3 7225 5.267 3.520 2.176
10 90 7.09 27.23 16184 207 272 3 0 2978 12.5 7578 5.620 3.866 2.511
5 95 7.01 28.52 17052 219 165 1 0 3143 12.8 7930 6.117 4.357 2.992
0 100 6.94 29.81 17920 230 59 0 0 3308 13.0 8283 7.077 5.311 3.938
GTLN 8.43 29.81 17920 230 2184 29 0 3308 13.0 8283 7.077 5.311 3.938
GTNN 6.94 4.03 561 1 59 0 0 12 8 1232 3.094 1.688 0.659
GTTB 7.68 16.92 9241 116 1123 15 0 1660 10.5 4758 4.290 2.703 1.534

58
Theo bảng 2.5, trong giếng 7P giàn ThTC-3 hàm lượng bicarbonat rất cao (2186
mg/l), trong khi hàm lượng canxi rất nhỏ (12 mg/l) vì vậy khả năng tự lắng đọng muối
của bản thân nước vỉa Oligoxen trên ở giếng7P giàn ThTC-3 là hầu như không có ở
nhiệt độ nhở hơn 90oC. Tuy nhiên, khi có sự hòa trộn của nước giàu canxi như nước
đồng hành MSP-8, lắng đọng muối có thể sảy ra ngay cả ở nhiệt độ thấp (40 oC) khi có
tỉ lệ hòa trộn tương ứng.

Hàm lượng CaCO3 kết tủa theo tỷ lệ thể tích nước MSP-8/ThTC-3
1200

1000
Hàm lượng CaCO3 kết tủa, mg/l

800

600

400

200

0
0 0.25 0.5 0.75 1 1.25
Tỷ lệ thể tích của nước MSP-8/ThTC-3

Hình 2. 23 Khả năng kết tủa CaCO3 theo tỷ lệ thể tích của MSP-8 và 7P/ThTC-3 ở
70oC

Bảng 2. 6 Khả năng lắng đọng muối CaCO3 khi trộn lẫn nước ThTC-3

và MSP-8 trong 6 giờ

% Thể tích nước ThTC-3 85 80 75 50


% Thể tích nước MSP-8 15 20 25 50
Khối lượng CaCO3, mg/l 932 1002 962 695

59
Theo hình 2.23 và bảng 2.6, hỗn hợp 75-85% nước ThTC-3 và 15-25% nước
MSP-8 có nguy cơ kết tủa CaCO3 cao nhất, có thể tạo ra gần 1 kg/m 3 ở nhiệt độ 70oC
trong 6 giờ. Còn hỗn hợp 50%-50% có thể tạo ra gần 0,7 kg/m3. Vì vậy khi tiến hành
thu gom dầu về giàn xử lý trung tâm sẽ gặp nhiều khó khăn, ví dụ như áp suất giảm,
đường kính trong của ống vận chuyển giảm, làm hỏng bơm dầu dẫn đến giảm lưu
lượng vận chuyển của đường ống,…
Tóm lại, ảnh hưởng của lắng đọng muối đế quá trình khai thác, xử lý và vận
chuyển dầu khí là vô cùng lớn.
- Lắng đọng muối xảy ra trong vùng cận đáy giếng sẽ làm giảm độ thấm vùng cận
đáy giếng, giảm hiệu quả khai thác.
- Trong cần khai thác, và trong hệ thống đường ống, lắng đọng muối thường làm
giảm đường kính hiệu dụng dẫn đến tăng trở lực dòng chảy, ngăn cản dòng chất
lỏng đi từ vỉa lên bề mặt, làm tăng tổn hao năng lượng và làm giảm sản lượng
khai thác của giếng, trường hợp xấu có thể gây tắc ống khai thác và đường
ống…
- Dưới tác động của lắng đọng muối có thể gây kẹt, tắc các van, hệ thống bơm
chìm trong lòng giếng, bơm vận chuyển dầu, các thiết bị xử lý….
- Các giếng có lắng đọng muối trong ống khai thác sẽ bị thu hẹp tiết diện, việc
đưa các thiết bị khảo sát xuống sẽ trở nên khó khăn hơn.

60
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ LẮNG ĐỌNG MUỐI
3.1 Động thái khai thác mỏ Thỏ Trắng

Trong quá trình khai thác, một số giếng ở giàn ThTC-2 của mỏ Thỏ Trắng đã có
hiện tượng giảm lưu lượng khai thác, đồng thời gia tăng độ ngập nước sản phẩm và áp
suất vỉa giảm mạnh. Động thái khai thác của giàn ThTC-2 được thể hiện trong bảng
3.1.

Bảng 3. 1 Động thái khai thác của một số giếng ở giàn ThTC-2

Lưu lượng Lưu lượng

∆ Q = Qs- Qt
Ngày xử lí
dầu trước dầu sau khi
Đối tượng
Giếng
STT

khi xử lý xử lý
(Qt) ( Qs)
tấn/ ngđ tấn/ ngđ
1 6X/ThTC-2 OD+ OT 11.05.2016 158 277 119
2 20P/ThTC-2 OD+OT 13.05.2016 168 185 17
3 6X/ThTC-2 OT 14.06.2016 200 240 40
4 31XP/ThTC-2 OT 14.06.2016 16 16 0
5 1X/ThTC-2 OT 13.07.2016 144 170 26
6 6X/ThTC-2 OT 14.07.2016 161 214 53
7 26P/ThTC-2 OT 15.07.2016 140 252 112
8 20P/ThTC-2 OT 07.08.2016 50 171 121
9 6X/ThTC-2 OT 08.08.2016 164 199 35
10 1X/ThTC-2 OT 08.08.2016 170 185 15
11 1X/ThTC-2 OT 10.09.2016 51 139 88
12 6X/ThTC-2 OT 10.09.2016 162 239 77
13 1X/ThTC-2 OT 05.10.2016 124 132 8
14 6X/ThTC-2 OT 05.10.2016 101 162 61
15 20P/ThTC-2 OT 06.10.2016 92 97 5
16 20P/ThTC-2 OT 25.10.2016 40 90 50
17 6X/ThTC-2 OT 27.10.2016 75 150 75
18 6X/ThTC-2 OT 17.11.2016 97 150 53

61
19 26P/ThTC-2 OT 18.11.2016 83 108 25
20 20P/ThTC-2 OT 20.11.2016 48 74 26
21 1X/ThTC-2 OT 01.12.2016 54 75 21
22 1X/ThTC-2 OT 07.12.2016 63 134 71
23 1X/ThTC-2 OT 21.12.2016 80 91 11
24 6X/ThTC-2 OT 07.12.2016 70 181 111
25 6X/ThTC-2 OT 20.12.2016 88 121 33

Theo bảng 3.1, lưu lượng khai thác ở các giếng của giàn ThTC-2 giảm mạnh,
đồng thời độ ngập nước trong sản phẩm tăng. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm lưu
lượng khai thác, tăng độ ngập nước sản phẩm của các giếng ở mỏ Thỏ Trắng là do sự
lắng đọng muối vô cơ mà ở đây chủ yếu là muối CaCO3.

Sau khi tiến hành xử lý, tổng lưu lượng khai thác tăng 1245 tấn/ngđ. Mục đích
chính của việc xử lý là giảm mất mát sản lượng dầu do các muối không hòa tan đóng
trong TBLG và loại bỏ rủi ro dừng giếng hoàn toàn.

Giếng 6X là giếng có lưu lượng khai thác tăng mạnh nhất sau khi tiến hành xử
lý. Ở giếng 6X đã tiến hành 10 lượt xử lý và tổng lưu lượng khai thác tăng 657 tấn/ngđ.
Tiếp theo phải kể đến giếng 1X, giếng 1X cũng đã tiến hành xử lý 7 lần và tổng lưu
lượng khai thác tăng lên 240 tấn/ngđ.

3.2 Lắng đọng muối CaCO3 ở giếng 1X mỏ Thỏ Trắng


Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro đã tiến hành phân tích thành phần thạch học
các mẫu lắng đọng vô cơ từ các giếng thuộc các mỏ của Vietsopetro trong đó có mỏ
Thỏ Trắng. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.

62
Bảng 3. 2 Kết quả phân tích thành phần thạch học của lắng đọng vô cơ

Vô định Khoáng vật


STT Mẫu Canxit Thạch anh
hình khác
Ankerit,
siderit,
1 Lắng đọng 1 92-94% Ít Có
magnetit,
gơtit
Gơtit,
2 Lắng đọng 2 93-95% Ít Có
siderit
Sylvit,
3 Lắng đọng 3 94-96% Ít Có ankerit,
mangan
Gơtit,
4 Lắng đọng 4 94-96% Ít Có
ankerit

Thành phần lắng đọng vô cơ có thể là CaSO 4, CaCO3, SrSO4,... Tuy nhiên trong
các tích tụ cặn vô cơ từ các giếng của Vietsovpetro, khoáng vật muối sunphat CaSO 4,
SrSO4,... kém phổ biến hơn. Như vậy, khoáng vật quan trọng cần tập trung nghiên cứu
xử lý là khoáng canxit CaCO3 tại giếng của Vietsovpetro.
Sau khi đưa vào vận hành giàn ThTC-2 mỏ Thỏ Trắng, trong quá trình khai
thác, trong các giếng khai thác thường xảy ra hiện tượng lắng đọng muối với mức độ
lớn, ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng khai thác của giếng. Ngày 10/4/2016, hiện tượng
lắng đọng muối lần đầu tiên được xác định ở giếng 1X giàn ThTC-2 đã làm tắc nghẽn
ống khai thác.

63
a b

Hình 3. 1 Lắng đọng muối trong ống khai thác tại giếng 1X

Giếng 1X giàn ThTC-2 được thiết kế khai thác đồng thời hai tầng sản phẩm là
Oligoxen trên và Mioxen dưới, nhưng vấn đề có thể gặp phải tại giếng 1X là nước
đồng hành tại hai tầng sản phẩm này không tương thích với nhau, có khả năng dẫn đến
lắng đọng muối, mà chủ yếu là muối CaCO3 ( bảng 3.3).

64
Bảng 3. 3 Sự không tương thích giữa nước Oligoxen trên và Mioxen dưới ở giếng 1X

Hàm lượng ion, mg/l


Khoảng bắn,
Thời gian

SI ở 70oC

SI ở 90oC
thực hiện

TKH, g/l
Na+ Kết luận
m

Cl- SO42- HCO3- CO32- OH- Ca2+ Mg2+


+K+

Khoảng thử 3394- 3527 m – Oligoxen trên – tập 29


14/8
3394-3527 4.059 360 45 2408 24 0 16 10 1194 4.00 3.23 Nước vỉa
15/11 Khoảng làm việc 3365-3459m – Oligoxen trên – tập 29
16/1 3365-3459 3.883 359 2 2245 86 0 7 3 1181 4.48 3.7 Nước vỉa
3173-3291 m, 3315-3355 m, 3365-3459 m – Oligoxen trên + Mioxen dưới- tập 26-29
Có thể lắng đọng khi
16/3
3173-3459 10.839 5887 1 752 0 0 387 7 3805 3.57 2.52 nước vỉa là 56% O.T +
44% M.D
16/4 Xử lý cặn OKT
16/5 Khoảng làm việc 3315-3355m, 3365-3459m – Oligoxen trên- tập 28-29
Có thể lắng đọng khi
16/6 3315-3459 11.598 6462 12 634 0 0 630 16 3843 3.52 2.44 nước vỉa là 52% O.T +
48% M.D
Có thể lắng đọng khi
16/7 3315-3459 12.375 6904 1 673 0 0 689 6 4103 3.39 2.28 nước vỉa là 48% O.T +
52% M.D

65
Qua bảng 3.3, trong khoảng làm việc từ 3173-3459m ( tập 26-29), có thể sảy ra
lắng đọng với phần trăm nước vỉa của Oligoxen trên và Mioxen dưới lần lượt là 56%
và 44%. Với cùng khoảng nhiệt độ trên, số liệu lấy ngày 16 tháng 6 tại vị trí 3315-
3459m (tầng Oligoxen trên) cho thấy khả năng lắng đọng muối sẽ sảy ra ngay khi phần
trăm nước vỉa Oligoxen trên là 52% và Mioxen dưới là 48%.
Do thực tế, các thông số về thành phần của nước vỉa tầng Mioxen dưới của
giếng 1X vắng mặt nên để đánh giá khả năng thành tạo CaCO 3 về mặt lý thuyết ta sử
dụng các thông số nước vỉa của tầng Mioxen dưới của giếng 6X.
Kết quả phân tích nước vỉa được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.2. Từ các
kết quả thấy được rằng khả năng hình thành muối CaCO 3 sẽ xảy ra nguy hiểm nhất khi
thành phần nước Mioxen dưới là từ 15-30% và nước ở Oligoxen trên là từ 70-85%,
nhiệt độ để hình thành CaCO3 có thể là từ 40oC.

Hình 3. 2 Chỉ số ổn định SI của nước vỉa O.T. ThT-1X và M.D. ThT-6X

66
Bảng 3. 4 Tính toán chỉ số SI khi hòa trộn nước vỉa Oligoxen trên giếng 1X và Mioxen dưới giếng 6X

Hàm lượng ion, mg/l


%thể tích nước vỉa M.D ThT-6X
%thể tích nước vỉa O.T ThT-1X

pHs tại 40oC

pHs tại 70oC

SI tại 40oC

SI tại 70oC
K tại 40oC

K tại 70oC
TKH, g/l

Lực ion
Na++K+
pH

HCO3-

CO32-
SO42-

Mg2+
Ca2+
OH-
Cl-

4.48
100 0 8.66 3.88 359 2 2245 86 0 7 3 1181 0.052 2.006 1.381 7.20 6.57 5.731
3
2.31
95 5 8.56 4.79 991 2 2155 82 0 108.8 4.55 1445.05 0.07 2.067 1.422 6.08 5.44 3.606
6
1.95
90 10 8.46 5.70 1624 2 2066 77 0 210.6 6.1 1709.1 0.089 2.126 1.461 5.87 5.21 3.285
6
1.82
85 15 8.36 6.60 2256 2 1976 73 0 312.4 7.65 1973.15 0.108 2.181 1.498 5.78 5.10 3.190
5
1.79
80 20 8.27 7.51 2889 2 1887 69 0 414.2 9.2 2237.2 0.127 2.233 1.534 5.73 5.03 3.189
0

67
1.80
75 25 8.17 8.42 3521 2 1797 65 0 516 10.8 2501.25 0.145 2.282 1.567 5.70 4.99 3.237
8
1.85
70 30 8.07 9.32 4154 2 1708 60 0 617.8 12.3 2765.3 0.164 2.328 1.599 5.69 4.96 3.317
9
1.93
65 35 7.97 10.23 4786 2 1618 56 0 719.6 13.9 3029.35 0.183 2.372 1.630 5.69 4.95 3.418
4
2.02
60 40 7.87 11.13 5419 2 1529 52 0 821.4 15.4 3293.4 0.202 2.413 1.659 5.70 4.95 3.534
5
2.13
55 45 7.77 12.04 6051 2 1439 47 0 923.2 17 3557.45 0.220 2.452 1.686 5.72 4.95 3.662
1
2.24
50 50 7.67 12.95 6684 2 1350 43 0 1025 18.5 3821.5 0.239 2.489 1.713 5.74 4.96 3.800
7
2.37
45 55 7.57 13.85 7316 1 1260 39 0 1127 20.1 4085.55 0.258 2.524 1.738 5.76 4.97 3.946
4
2.51
40 60 7.47 14.76 7948 1 1170 34 0 1229 21.6 4349.6 0.277 2.557 1.762 5.9 4.99 4.100
0
2.65
35 65 7.37 15.67 8581 1 1081 30 0 1330 23.2 4613.65 0.295 2.588 1.784 5.82 5.01 4.261
4
2.80
30 70 7.27 16.57 9213 1 991 26 0 1432 24.7 4877.7 0.314 2.617 1.806 5.85 5.04 4.429
7
2.97
25 75 7.18 17.48 9846 1 902 22 0 1534 26.3 5141.75 0.333 2.644 1.826 5.89 5.07 4.606
0
3.14
20 80 7.08 18.39 10478 1 812 17 0 1636 27.8 5405.8 0.352 2.670 1.846 5.93 5.11 4.792
3
3.32
15 85 6.98 19.29 11111 1 723 13 0 1738 29.4 5669.85 0.370 2.695 1.864 5.98 5.15 4.990
8

68
3.52
10 90 6.88 20.20 11743 1 633 9 0 1839 30.9 5933.9 0.389 2.718 1.882 6.04 5.20 5.201
8
3.74
5 95 6.78 21.11 12376 1 544 4 0 1941 32.5 6197.95 0.408 2.740 1.899 6.10 5.26 5.429
6
3.98
0 100 6.68 22.01 13008 1 454 0 0 2043 34 6462 0.427 2.761 1.914 6.18 5.33 5.682
9
4.48
GTLN 8.66 22.01 13008 2 2245 86 0 2043 34 6462 0.427 2.761 1.914 7.2 6.57 5.731
3
1.79
GTNN 6.68 3.88 359 1 454 0 0 7 3 1181 0.052 2.006 1.381 5.69 4.95 3.189
0
2.63
GTTB 7.67 12.95 6684 2 1350 43 0 1025 18.5 3821.5 0.239 2.451 1.689 5.92 5.16 4.162
9

69
Cùng với phân tích thành phần nước vỉa, Vietsovpetro đã tiến hành phân tích
mẫu cặn lắng đọng bên trong ống khai thác của giếng 1X khi tiến hành sửa giếng thay
ống khai thác ( hình 3.1). Kết quả của phân tích được ghi lại trong bảng 3.5.
Bảng 3. 5 Kết quả phân tích mẫu cặn lắng đọng trong ống khai thác của giếng 1X

Mẫu a b
Trong ống khai
Vị trí lấy mẫu Trong mandrel
thác
Ngày lấy mẫu 01.05.2016 01.05.2016
Ngày phân tích 05.05.2016 05.05.2016
Không đồng đều, Không đồng đều,
Mô tả mẫu mảnh, màu đen, rắn, mảnh, màu
mùi khó chịu trắng- xám và vàng
Phương pháp phân
Thành phần Hàm lượng % Khối lượng
tích
ASTM D 3921-
Hàm lượng dầu 50.2 3.12
1996
Tổng Fe TCVN 2669-78 13.31 1.23
Chất không hòa tan
18.63 1.85
trong HCl
CaCO3 ASTM-D511 0.14 83.52
MgCO3 ASTM-D511 1.46 0.76

Bảng 3.5 chứng minh được rẳng ống khai thác có một lượng lớn muối CaCO 3
(83.52%) lắng đọng và rất ít muối khác lắng đọng (MgCO 3 0.76%). Bên cạnh đó, mẫu
a lại có hàm lượng dầu cao (50.2%), thành phần chất ăn mòn và chất không hòa tan
trong HCl cũng cao, lớn hơn 10 %. Chất không hòa tan trong HCl có thể là SiO 2. Vì
vậy, mẫu b là mẫu lắng đọng muối CaCO 3 còn mẫu a không phải mẫu lắng đọng muối
CaCO3.
Ngoài ra, khi tiến hành thu gom - vận chuyển dầu của giếng 1X cũng xảy ra
hiện tượng lắng đọng muối trong đường ống vận chuyển. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là
do sự không tương thích giữa các nguồn nước. Nhưng cũng tồn tại một nguyên nhân

70
khác là do chất lưu từ vỉa lên bề mặt đã chịu tác động từ sự thay đổi về nhiệt độ và áp
suất nên cũng dẫn đến lắng đọng muối.
3.3 Giải pháp xử lý lắng đọng muối
Trên thực tế, các biện pháp công nghệ tổng hợp thường được áp dụng để loại trừ
hoặc làm suy yếu từ nguyên nhân sâu xa dẫn tới hình thành muối vô cơ, điều kiện để
muối vô cơ xuất hiện ở dạng kết tinh, sự lớn lên của các tinh thể và sự tích tụ dẫn tới
hình thành lắng đọng muối. Quá trình hình thành lắng đọng được chia thành hai giai
đoạn: giai đoạn tạo mầm và giai đoạn phát triển mầm thành tinh thể.
Giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành lắng đọng là tạo mầm. Quá trình này
cũng được chia làm hai giai đoạn nhỏ là tạo mầm đồng thể và tạo mầm dị thể (hình
3.3).

a: Hình thành các cặp ion b: Cụm tiền tạo mầm c: Tạo mầm đồng nhất và phát triển tinh thể
d: Tạo mầm không đồng nhất e: Hấp phụ tinh thể f: Kết nối tinh thể

71
Hình 3. 3 Quy trình tạo mầm và phát triển mầm

 Quá trình phát triển mầm đồng thể


Đầu tiên các ion trong dung dịch bão hòa sẽ kết hợp với nhau tạo thành các cặp
ion không bền. Các đám nguyên tử tạo nên các hạt mầm tinh thể do sự biến đổi cân
bằng của nồng độ các ion trong dung dịch quá bão hòa. Kế đến các ion trong dung dịch
sẽ hấp phụ lên các vị trí chưa hoan chỉnh trên bề mặt mầm, làm tăng kích thước của
mầm. năng lượng cho quá trình phát triển mầm này được cung cấp bởi sự giảm năng
lượng tự do bề mặt mầm. năng lượng bề mặt này sẽ giảm nhanh theo sự gia tăng kích
thước mầm khi kích thước của mầm vượt qua ngưỡng bán kính tới hạn. điều này có
nghĩa là các mầm tinh thể lớn sẽ được ưu tiên phát triển, trong khi đó, các mầm nhỏ có
thể hòa tan trở lại. với độ quá bão hòa đủ lớn. bất kỳ mầm tinh thể nào hình thành cũng
được phát triển tiếp thành tinh thể và tạo thành chất lắng đọng. Trong trường hợp này,
mầm tinh thể đóng vai trò là tác nhân xúc tác cho quá trình hình thành lắng đọng.
Ngoài ra, tinh thể muối cũng có thể phát triển từ pha rắn đã có sẵn trong dung dịch.
Quá trình đó được gọi là quá trình phát triển mầm dị thể
 Quá trình phát triển mầm dị thể
Trong trường hợp này, các ion trong dung dịch bão hòa sẽ hấp phụ lên bề mặt
pha rắn đã có sẵn trong dung dịch. Pha rắn thứ hai này có thể là các tinh thể có sẵn, các
hạt bụi hay khuyết tật của bề mặt những chỗ gồ ghề trong đường ống khai thác, chỗ nối
giữa các đường ống. Sự có mặt của pha rắn thứ hai này làm giảm năng lượng hoạt hóa
cho quá trình hình thành lắng đọng. Ngoài ra, sự khuấy trộn cao cũng xúc tác cho quá
trình hình thành lắng đọng. Do đó, quá trình tích tụ lắng đọng có thể xảy ra tại những
vị trí có khuấy động cao trong hệ chảy. điều này giải thích tại sao lắng đọng hình thành
nhanh chóng trên bề mặt các thiết bị lòng giếng.
3.3.1. Biện pháp xử lý khi lắng đọng muối được hình thành
Xử lý lắng đọng đòi hỏi phải nhanh, không làm ảnh hưởng đến giếng, hệ thống
đường ống, môi trường vỉa, đồng thời phải hiệu quả trong việc ngăn chặn hiện tượng
tái lắng đọng. Kỹ thuật xử lý lắng đọng hiệu quả nhất phụ thuộc vào sự hiểu biết về
thành phần và kết cấu của muối lắng đọng. Việc lựa chọn kỹ thuật xử lý không phù hợp
sẽ làm hiện tượng lắng đọng muối xuất hiện trở lại nhanh hơn.

72
Phương pháp cơ học: việc xử lý lắng đọng muối bằng giải pháp cơ học đòi hỏi
nhiều kỹ thuật và dụng cụ thích hợp để nạo vét các lớp lắng đọng trong giếng và trong
đường ống, tiêu tốn nhiều thời gian và tổng chi phí lớn nên phương pháp này ít được sử
dụng.
Phương pháp dùng thuốc nổ để xử lý lắng đọng: thuốc nổ cung cấp năng lượng
va đập cao nên thường gây tổn thương cho đường ống. Để khống chế ảnh hưởng này,
loại vfa lượng thuốc nổ phải được lựa chọn cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với các lắng
đọng quá cứng trong đường ống thì không thể dùng chất nổ vì không an toàn với đuồng
ống.
Phương pháp sử dụng các động cơ dùng sức nước: phương pháp này có thể
dùng trong hệ đường ống cuộn (coiled tubing), năng lượng của nó phụ thuộc vào vận
tốc cung cấp nước và kích thước của động cơ. Tuy nhiên, khi động cơ không được
cung cấp đủ năng lượng để xử lý thì lắng đọng thì nó ngừng chạy và quá trình xử lý bị
ngừng lại.
Phương pháp hóa học: đây là giải pháp thường được lựa chọn đầu tiên và ít
tốn kém nhất, đặc biệt là khi các chất lắng đọng tồn tại ở những nơi mà biện pháp cơ
học thông thường không thể tiếp cận được hoặc không có hiệu quả kinh tế. Hầu hết các
xử lý hóa học được kiểm soát bằng cách cho hóa chất tiếp cận với bề mặt lắng đọng
( bơm ép hóa chất vào giếng). Tỉ số giữa diện tích bề mặt và khối lượng ( thể tích) của
lắng đọng là một thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc dộ của quá trình
xử lý lắng đọng bằng hóa chất. Ví dụ, các chất có độ rỗng hoặc độ xốp cao, làm tăng
khả năng tiếp xúc với các hóa chất được sử dụng; ngược lại độ rỗng, độ xốp thấp, có
hoạt tính kém với các tác nhân hóa học; điển hình là các lắng đọng muối được hình
thành trong đường ống khai thác, khó bị xử lý bởi hóa chất hòa tan.
Phương pháp hóa học dễ sử dụng hơn và thường có chi phí nhỏ hơn, nên được
áp dụng phổ biến hơn. Mặc dù vậy, trong sử dụng phương pháp hóa học, nếu không
tính toán kỹ chúng ta cũng có thể gặp một số trở ngại liên quan tới ăn mòn thiết bị và
sản phẩm hòa tan gây nhiễm bẩn vỉa sản phẩm. Chẳng hạn, do lắng đọng muối tạo lớp
phủ không đều trên mặt cần khai thác, nên nếu dùng axit HCl để hòa tan CaCO 3 thì khả
năng ăn mòn cần khai thác là hiện hữu.
Hai loại hóa chất thường được sử dụng trong xử lý là axit và các hợp chất
chelat, bên cạnh đó còn không thể thiếu được vai trò của chất hoạt động bề mặt và

73
dung môi. Các muối lắng đọng ngoài giàn khai thác thường xuyên đi kèm với những
hợp phần lắng đọng từ dầu thô: paraphin, nhựa, asphanten. Do vậy, tùy theo vị trí lắng
đọng, bản chất của chất lắng đọng mà đưa ra các dung dịch xử lý phù hợp. Các axit vô
cơ thường phản ứng nhanh với các muối cacbonat và làm chúng tan ra; tuy nhiên việc
sử dụng axit vô cơ làm tăng ăn mòn các thiết bị. Hơn nữa, nếu lượng axit sử dụng
không được tính toán chính xác thì lượng axit dư sẽ là chất khơi mào cực tốt cho quá
trình tái tạo lại muối CaCO3 càng mãnh liệt hơn. Ngoài ra, axit chỉ có tác dụng với
muối cacbonat; đối với các loại muối khác như muối sulfat thì hầu như không có tác
dụng. Các hợp chất chelat phản ứng tạo phức với các ion kim loại trên bề mặt tinh thể
và làm tinh thể tan ra.
Đối với các giếng thuộc mỏ Thỏ Trắng nói chung và giếng 1X nói riêng thì
muối bị lắng đọng chủ yếu gây nên ảnh hưởng trong khai thác và thu gom - vận chuyển
dầu khí đó là muối CaCO3.
Cặn lắng đọng tích tụ chứa khoáng canxit CaCO 3 có thể được xử lý bằng dung
dịch axit, chủ yếu là axit HCl. Khả năng hòa tan cacbonat canxi của HCl ở các nồng độ
khác nhau được giới thiệu ở bảng 3.7. Khả năng hòa tan theo khối lượng là tỷ lệ giữa
khối lượng chất bị hòa tan và khối lượng axit được quy về nồng độ 100%. Khả năng
hòa tan theo thể tích là tỷ số thể tích giữa vật liệu bị hòa tan và dung dịch axit có nồng
độ xác định nào đó.
Ngoài HCl, để xử lý đối tượng chứa cacbonat, người ta còn dùng các axit hữu
cơ như: axit axetic – CH3COOH, axit focmic – HCOOH và hỗn hợp của chúng. Axit
axetic và axit focmic phản ứng với cacbonat canxi theo các phương trình sau:
CaCO3 + 2CH3COOH → Ca(CH3COO)2 + H2O + CO2↑ (3.1)
CaCO3 + 2HCOOH → Ca(HCOO)2 + H2O + CO2↑ (3.2)
Muối axetat canxi và formiat canxi là các muối tan. Khả năng hòa tan cacbonat
canxi của axit axetic và axit focmic với các nồng độ khác nhau được trình bày ở bảng
3.7. Như vậy, về khả năng hòa tan khoáng canxit CaCO 3, các axit được xếp theo thứ tự
từ mạnh đến yếu như sau:
Clohiđric (HCl) > focmic (HCOOH) > axetic (CH3COOH)
Kết quả thực nghiệm về khả năng hòa tan cacbonat canxi của axit axetic và axit
focmic với các nồng độ khác nhau so với axit clohiđric được liệt kê ở bảng 3.7.

74
Bảng 3. 6 Khả năng tan các khoáng canxit của một số dung dịch axit

Theo khả năng hòa tan


(theo phương trình phản ứng)
Loại khoáng
STT Loại axit Theo Theo thể tích, thể tích đá/ thể tích axit có
vật
khối nồng độ khác nhau
lượng 5% 10% 15% 30%
1 clohidric 1.37 0.026 0.053 0.082 0.175
Canxit
2 focmic 1.09 0.020 0.041 0.062 0.129
CaCO3
3 axetic 0.83 0.016 0.031 0.047 0.096
Bảng 3. 7 Khả năng hòa tan khoáng canxit của một số dung dịch axit và hỗn hợp axit

Loại axit và nồng độ Khả năng hòa tan CaCO3


STT
Loại axit Nồng độ, % Lb/Mgal axit Kg/m3 axit
7.5 890 107
1 HCl 15 1840 219
20 2512 299
2 HCOOH 10 910 109
10 710 85
3 CH3COOH
15 1065 128
HCOOH + HCOOH: 7.5
4 2420 290
HCl HCl: 14
CH3COOH :
CH3COOH +
5 10 2380 285
HCl
HCl: 14
HCOOH + HCOOH: 9
6 1830 219
CH3COOH CH3COOH: 13
Chú thích: lb/Mgal = lb/1000 gal = 0.00011983 kg/m3

75
Trên thực tế, mặc dù HCl có khả năng hòa tan CaCO 3 rất tốt, nhưng vì mục đích
tránh ăn mòn thiết bị (OKT, TBLG) xu hướng ngày càng ít dùng HCl trong xử lý loại
trừ cặn lắng đọng muối cacbonat trong ống khai thác.
Việc sử dụng hỗn hợp trên cơ sở axit focmic và axit axetic trong thực tế là khá
phổ biến. Ưu điểm nổi bật của hỗn hợp này là tốc độ hòa tan nhanh, khả năng dung nạp
lớn trên một đơn vị thể tích hóa phẩm và tốc độ ăn mòn thấp (có thể ngâm qua đêm mà
không sợ ăn mòn thiết bị).
Phương pháp hóa học tiên tiến nhất trong xử lý loại trừ lắng đọng muối là sử
dụng các hợp chất chelat – chất tạo phức. Các chất này về phương diện hóa học có khả
năng tạo hợp chất phức với các ion kim loại như Ca 2+, Mg2+, Fe3+. Chúng có khả năng
hòa tan lắng đọng muối chứa các ion đó và sau đó tiếp tục giữ các ion đó ở trạng thái
hòa tan. Loại được dùng phổ biến trong các hóa phẩm vừa nêu là EDTA (Na hay NH 4+)
và DTPA.
Theo nghiên cứu của Akzo Nobel, chất chelat có hiệu quả cho CaCO 3 theo thứ tự từ
cao xuống thấp là: muối kali của EDTA (EDTA-K); HEDTA, muối natri của EDTA
(xem hình 3.4).

Hình 3. 4 Khả năng hòa tan muối CaCO3 của một số hóa phẩm chelat

76
Hình 3.5 cho thấy, các hóa phẩm được chọn có tác dụng tốt trong khoảng pH
khá rộng. Điều này tiện lợi cho công việc khi cần phối hợp nhiều phương pháp xử lý
khác nhau, đặc biệt là các phương pháp sử dụng các loại dung dịch có pH thấp (như
các dung dịch axit). Khoảng pH phát huy hiệu dụng trong hòa tan và giữ các ion trong
trạng thái lơ lửng của một số hóa phẩm chelat được giới thiệu trong hình 3.6.
Các thông tin có được trong các hình 3.4 và 3.5 cho thấy, bằng cách điều chỉnh
pH có thể điều chỉnh được tốc độ hòa tan CaCO 3 và như vậy có thể kiểm soát được các
ion mong muốn. Chẳng hạn, nếu muốn kiểm soát được cả ion Ca 2+ và ion Fe2+, ta cần
điều chỉnh pH dung dịch hóa phẩm về mức thấp. Cũng cần lưu ý rằng, khi điều chỉnh
pH của hóa phẩm có thể gặp phải vấn đề liên quan tới độ hòa tan của hóa phẩm khi pH
thay đổi. Hình 3.5 thể hiện quan hệ độ hòa tan – độ pH của một số hóa phẩm trên cơ sở
EDTA.

77
Hình 3. 5 Khoảng pH phát huy hiệu dụng trong hòa tan và giữ các ion trong trạng thái
lơ lửng của một số hóa phẩm chelat

78
Hình 3. 6 Quan hệ độ hòa tan – độ pH của một số hóa phẩm

Quan hệ trên hình 3.6 cho thấy muối kali và amonium của EDTA, không những
hòa tan mạnh hơn so với muối natri, mà còn hòa tan tốt trong cả môi trường pH thấp.
Khi dùng hóa phẩm trên cơ sở muối natri của EDTA, cần đặc biệt chú ý ảnh hưởng của
pH tới độ hòa tan.
3.3.2. Biện pháp ngăn ngừa và ức chế quá trình hình thành lắng đọng muối
Lắng đọng hình thành sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng
đến quá trình khai thác và giảm hệ số thu hồi dầu. Chi phí cho việc xử lý lắng đọng
muối đối với một mỏ dầu khí có thể lên đến hàng triệu đô la, đó là chưa kể lượng dầu
không thể thu hồi được. Mặt khác, các biện pháp xử lý lắng đọng muối không phải lúc
nào cũng hiệu quả như mong muốn. Cho nên, hướng giải quyết tối ưu nhất đối với vấn
đề này là ngăn chặn ngay từ đầu quá trình lắng đọng. Tuy nhiên do sự phức tạp của quá
trình hình thành và phát triển tinh thể cùng với điều kiện thực tế phức tạp nên biện
pháp ngăn chặn lắng đọng hiện nay chủ yếu dựa vào các mô hình dự đoán và kinh
nghiệm sẵn có.

79
Phương pháp sử dụng từ trường: cơ sở của phương pháp này là thiết lập một
từ trường phù hợp trong hệ thống giếng khai thác và đường ống. Từ trường này làm
cho các cấu tử phân cực, các mầm tinh thể mang điện tích trong nước bị nhiễm từ; các
cấu tử này sắp xếp theo một trật tự nhất định, cản trở sự kết tinh muối.
Phương pháp sử dụng hóa phẩm để ức chế lắng lắng đọng muối: đây là
phương pháp được ưu tiên lựa chọn để duy trì năng suất khai thác dầu. Cho đến nay,
đây được xem là phương pháp tiến tiến nhất và hiệu quả nhất để giữ cho giếng khai
thác không bị ảnh hưởng. Phương pháp này sử dụng các hóa phẩm có cấu trúc đặc biệt
có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển tinh thể của muối lắng đọng. Có hai
phương pháp chính sử dụng chất ức chế lắng đọng muối ngoài giàn:
- Bơm trước tiếp hóa phẩm xuống vỉa ở dạng tan trong nước bơm ép của các giếng
đang khai thác không có trang bị bộ thiết bị lòng giếng có line hóa phẩm xuống đáy
giếng;
- Bơm hóa phẩm xuống đáy giếng nhờ bộ thiết bị lòng giếng có trang bị line hóa
phẩm xuống đáy giếng.
Một chất ức chế tốt cần thỏa mãn những tiêu chuẩn sau:
- Ổn định tại môi trường vỉa;
- Ức chế lắng đọng ở ngưỡng nồng độ thấp;
- Lưu trú tại vỉa trong thời gian dài;
- Có thể xác định nồng độ chất ức chế trong nước biển.
Tiêu chuẩn về độ ổn định của chất ức chế tại môi trường vỉa đóng vai trò then
chốt trong việc lựa chọn chất ức chế; vì một chất ức chế chỉ có hoạt tính ức chế khi nó
ổn định về mặt hóa học tại môi trường khắc nghiệt của vỉa trong khoảng thời gian có
thể chấp nhận được.
Chất ức chế hoạt đọng theo 2 cơ chế:
- Ức chế sự tạo mầm tinh thể muối: chất ức chế có khả năng hấp phụ lên các tâm
hoạt tính của tinh thể, phá vỡ sự ổn định nhiệt của quá trình phát triển tinh thê. Sự
thu nhiệt của chất ức chế khi hấp phụ đã làm cho các mầm tinh thể tan ra.
- Kìm hãm quá trình phát triển tinh thể: chất ức chế óc tác dục xen cài vào mạng tinh
thể muối và kìm hãm quá trình lớn mạnh của tinh thể đang phát triển ( tinh thể
không đồng nhất). Sự hấp phụ không thuận nghịch của chất ức chế tại những vị trí

80
tinh thể muối phát triển bất thường đã ức chế quá trình phát triển tiếp theo của
chúng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hóa phẩm mang tính chất ức chế khả
năng hình thành lắng đọng muối. Một số loại hóa phẩm ức chế thường được sử
dụng ở các mỏ của Vietsovpetro những năm 2010-2013 là DMC- Descale 1 và
DMC- Descale 2, DPEC – Descale 1 và DPEC- Descale 2, VPI- SI01 và SI02,...
Các yêu cầu kỹ thuật đối cho hóa phẩm ức chế lắng đọng muối là:
- Loại chất ức chế: khả năng ức chế lắng đọng CaCO3;
- pH của hóa phẩm ≥ 3;
- Độ nhớt của hóa phẩm ở 25oC ≤ 120 cSt;
- Tan trong nước và nước biển;
- Tương thích với nước biển và dầu thô;
- Khả năng ức chế lắng đọng CaCO3 ở nhiệt độ 120oC, áp suất từ 80-100 atm.
Qua thí nghiệm, chọn được 6 hóa phẩm có khả năng thích hợp với các giếng ở
mỏ Thỏ Trắng lên đến 50% là:
- VPI-SI03 của viện dầu khí (VPI) với liều lượng 25ppm
- DPEC Antiscalant-2 của Công ty DPEC với liều lượng 100ppm
- Sosma Si-2708- của Công ty Scomi với liều lượng 50ppm
- Sci C300 của Công ty Dmc-Ws với liều lượng 25ppm
- CSD16 của Công ty Thuận Phong với liều lượng 100ppm
- VPI-SI04 của viện dầu khí (VPI) với liều lượng 100ppm

81
Hình 3. 7 Hiệu quả ức chế của các loại hóa phẩm

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ HÓA PHẨM VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ CHO


GIẾNG 1X
4.1 Cấu trúc giếng 1X
- Giếng khai thác 1X (hình 4.1) có cột ống khai thác (OCKT) với đường
kính ∅ 245mm và ∅ 178mm.
- ∅ 245mm có chiều dài đến 2830m, độ dày 11.99mm.
- ∅ 178mm có chiều dài từ 2830 đến 3577m, độ dày 10.36mm.
- Giếng khai thác tầng Oligoxen trên và Mioxen dưới.
- Khoảng mở vỉa của giếng: độ dài từ 3395m đến 3577m.
- Cấu trúc của bộ cần khai thác.
- Ống khai thác ∅ 89mm, độ dày 6.45mm, chiều dài 1811m.
- Ống khai thác ∅ 73mm, có độ dày 5.51mm, chiều dài 1584m.
- Đế ống khai thác đặt ở độ sâu 3395m.
- Độ rỗng trung bình của đất đá tầng sản phẩm 12%.
- Độ thấm trung bình 1.72mD.
- Hàm lượng cacbonat trung bình là 12%.

82
Hình 4. 1 Cấu trúc TBLG giếng 1X
4.2 Xác định các thông số cần thiết

83
4.2.1 Thể tích các cột ống khai thác (OKT) và ống chống khai thác (OCKT):
Thể tích trong của cột ống khai thác và ống chống khai thác được xác định theo
công thức :
n
V OKT =∑ Li . π . r 2i (4.1)
i=1

Trong đó: Li: chiều dài đoạn OKT(OCKT) thứ i.


ri: bán kính OKT(OCKT) thứ i.
ri2 = [(di - 2.ti )/2]2
với di : đường kính ngoài đoạn OKT(OCKT) thứ i.
ti : độ dày đoạn OKT(OCKT) thứ i.
- Thể tích bên trong cột ống khai thác:
 OKT ∅ 89mm có L1 = 1811 m; t1 = 0.00645 m; d1= 0.089 m;
 OKT ∅ 73mm có L2 = 1584 m; t2 = 0.00551 m ; d2 = 0.073 m;
- Thay các giá trị trên vào công thức (4.1), ta có:
VOKT = 1811 x  x[(0.089 - 2 x 0.00645)/2]2 + 1584 x  x[(0.073 - 2 x
0.00551)/2]2

= 8.23 + 4.78 = 13.01 (m3)


- Thể tích bên trong cột OCKT đoạn từ đế cột OKT(3395 m) đến độ sâu 3472 m:

Voc = (3472 - 3395) x  x [(0.178 - 2 x 0.01036)/2]2


= 1.5 (m3)
- Thể tích khoảng thân trần xác định theo công thức:

Vđ = h..r2 (4.2)
Trong đó: Vđ: thể tích khoảng thân trần.
h: Chiều dày đoạn mở vỉa.
r: bán kính khoảng thân trần.
Thay số ta có:
Vđ = (3577-3472) x  x (0.178/2)2 = 2.61 (m3)

84
- Tổng thể tích từ đế cột OKT đến đáy giếng:
Vo = Voc + Vđ = 1.5 + 2.61 = 4.01 (m3)
- Tổng thể tích lòng giếng giới hạn bởi hệ thống ống chống khai thác ( bỏ qua thể
tích cột ống khai thác chiếm chỗ) đến độ sâu đặt đế ống khai thác (3745m):
Vlg = Voc-245 + Voc-178 + Vo (4.3)
Voc-245 : thể tích cột OCKT ∅ 245mm
Voc-178 : thể tích cột OCKT ∅ 178mm
Áp dụng công thức (3.1):
Voc-245 = 2830 x  x [(0.245 - 2 x 0.01199)/2]2
= 108.52 (m3)
Voc-178 = (3395-2830) x  x [(0.178 - 2 x 0.01036)/2]2
= 10.97 (m3)
Vậy Vlg = 108.52 + 10.97 + 4.01 = 123.5 (m3)

4.2.2 Khối lượng các hóa phẩm để pha chế hỗn hợp axit
Thể tích axit cần thiết ( chưa pha chế) để pha chế 1m 3 dung dịch với nồng độ
cho trước xác định theo công thức:
10 . a . ρ
V= A (4.4)
Trong đó:
V: Thể tích axit cần thiết (chưa pha chế) (lít).
a: Nồng độ axit cần pha chế (%).

: Khối lượng riêng của dung dịch axit tương ứng với nồng độ cần pha chế (g/cm3).
A: hàm lượng axit nguyên chất trong 1 lít dung dịch axit có sẵn (kg/l).

Khối lượng riêng của dung dịch axit ứng với nồng độ khác nhau ở 20 oC được
cho trong bảng.

85
Bảng 4. 1 Khối lượng riêng của dung dịch axit HCl với nồng độ khác nhau ở nhiệt độ
20oC

Khối Nồng độ Hàm Khối Nồng Hàm lượng


lượng axít HCl, lượng lượng độ axít HCl, Kg/lít
riêng % HCl, riêng HCl, HCl, %
HCl, Kg/lít g/cm3
g/cm3
1,003 1 0,010 1,119 24 0,269
1,008 2 0,020 1,125 25 0,282
1,018 4 0,041 1,120 26 0,294
1,028 6 0,062 1,135 27 0,307
1,038 8 0,083 1,139 28 0,319
1,047 10 0,105 1,145 29 0,332
1,057 12 0,127 1,149 30 0,345
1,063 13 0,140 1,155 31 0,358
1,068 14 0,150 1,159 32 0,371
1,073 15 0,163 1,165 33 0,385
1,078 16 0,172 1,169 34 0,398
1,085 17 0,184 1,172 35 0,411
1,088 18 0,196 1,179 36 0,424
1,098 20 0,220 1,185 37 0,438
1,105 21 0,232 1,189 38 0,452
1,108 22 0,244 1,194 39 0,466
1,115 23 0,257 1,198 40 0,479

86
Bảng 4. 2 Khối lượng riêng của dung dịch axit CH3COOH với nồng độ khác nhau ở
nhiệt độ 20oC

Khối lượng Nồng độ Hàm lượng Khối lượng Nồng độ Hàm lượng
riêng axít CH3COOH riêng CH3COOH CH3COOH
CH3COOH CH3COOH (Kg/lít) CH3COOH (%) (Kg/lít)
(g/cm3) (%) ( g/cm3)
0,9996 1 0,010 1,0406 32 0,333
1,0012 2 0,020 1,0417 33 0,344
1,0025 3 0,030 1,0428 34 0,355
1,0040 4 0,040 1,0438 35 0,365
1,0055 5 0,050 1,0449 36 0,376
1,0069 6 0,060 1,0459 37 0,387
1,0083 7 0,071 1,0469 38 0,398
1,0097 8 0,081 1,0479 39 0,409
1,0111 9 0,091 1,10488 40 0,420
1,0125 10 0,101 1,0498 41 0,430
1,0139 11 0,112 1,0507 42 0,441
1,0154 12 0,122 1,0516 43 0,452
1,0168 13 0,132 1,0525 44 0,463
1,0182 14 0,143 1,0542 46 0,485
1,0195 15 0,153 1,0551 47 0,496
1,0209 16 0,163 1,0559 48 0,507
1,0223 17 0,174 1,0575 50 0,529
1,0236 18 0,184 1,0582 51 0,540
1,0250 19 0,195 1,0590 52 0,551
1,0263 20 0,205 1,0597 53 0,562
1,0276 21 0,216 1,0604 54 0,573
1,0288 22 0,226 1,0611 55 0,584
1,0301 23 0,237 1,0618 56 0,595
1,0313 24 0,248 ......... ...... ......
1,0326 25 0,258 1,0619 94 0,996
1,0338 26 0,269 1,0605 95 1,007
1,0349 27 0,279 1,0588 96 1,016
1,0361 28 0,290 1,0570 97 1,025
1,0372 29 0,301 1,0549 98 1,034
1,0384 30 0,312 1,0524 99 1,042
1,0395 31 0,322 1,0498 100 1,050

87
4.3 Phần tính toán
Hệ dung dịch được lựa chọn là hệ dung dịch axit muối với các thành phần axit
được lựa chọn:
- Axit HCl 10% và axit CH3COOH 5%
- Chất chống ăn mòn: WHT-8213 (3%) và WCI-1212 (1.25%)
- Nước
Axit sẵn có thường được sản xuất với nồng độ: HCl 35% và CH3COOH 100%
Áp dụng công thức ta được thể tích các axit sẵn có để pha chế 1m 3 dung dịch axit xử
lý:
10 ×a × ρ 10 ×10 × 1.047
V HCl−35 %= = =254.75 (lit) = 0.255 m3
A 0.411
10 ×a × ρ 10 × 5× 1.0055
V CH COOH−100 %= = =47.88 (lit) = 0.0479 m3
3
A 1.05
Theo kinh nghiệm thực tế thì cần dùng khoảng 0.2 m 3 dung dịch axit muối cho
1m3 thể tích giếng và vùng cận đáy giếng. Vậy thể tích dung dịch muối axit cần bơm ép
là:
Va =(VOKT + Vlg) x 0.2 = ( 13.01 + 123.5) x 0.2 = 27.302 m3
- Dung dịch muối axit:
VHCl-35% = 0.255 x 27.302 = 6.962 (m3)
VCH3COOH-100% = 0.0479 x 27.302 = 1.308 (m3)
VWHT-8213 = 0.03 x 27.302 = 0.82 (m3)
VWCI-1212 = 0.0125 x 27.302 = 0.34 (m3)
Tổng V= 9.43 (m3)
Lượng nước kỹ thuật dùng để pha chế dung dịch muối axit:
Vn = 27.302 – 9.43 = 17.872 (m3)
Bảng 4. 3 Tổng hợp thể tích các hóa phẩm cần thiết (m3)

axit Chất chống ăn mòn


Nước
HCl CH3COOH WHT-8213 WCI-1212

6.962 1.308 0.82 0.34 17.872

88
Ghi chú: thời gian phản ứng là 1 giờ.

4.4 Quy trình xử lý


Theo tính toán ở mục 4.3, cần pha chế 27.302 m3 dung dịch axit muối, ta có:
- Cho vào bồn pha chế 8.936 m3 nước (khoảng ½ lượng nước cần thiết).
- Cho thêm vào đó 1.308 m3 axit CH3COOH-100% .
- Cho tiếp vào 6.962 m3 axit HCl-35%, sau đó tiếp tục cho thêm 0.82 m3
chất chống ăn mòn WHT-8213,
- Dùng máy bơm trộn đều hỗn hợp dung dịch trên.
- 0.34 m3 chất chống ăn mòn WCI-1212 và 8.936 m3 nước còn lại sẽ được
bổ sung vào bình ở trên giàn trước khi tiến hành xử lý giếng.
Sơ đồ công nghệ khi tiến hành xử lý lắng đọng muối ở giếng 1X nói riêng và
giàn ThTC-2 được thể hiện ở hình 4.2 và hình 4.3.

Hình 4. 2 Xử lý bằng tàu dịch vụ

89
Hình 4. 3 Xử lý lắng đọng muối nhờ bố trí thiết bị trên giàn BK ThTC-2
Sau khi tiến hành xử lí lắng đọng muối CaCO 3, nhằm tránh sự hình thành trở lại,
đề xuất tiến hành bơm chất ức chế vào vỉa và vùng cận đáy giếng để ngăn ngừa quá
trình hình thành lắng đọng trong giếng và cũng như trong hệ thống công nghệ.

90
CHƯƠNG V: CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1 An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý axit
Do công việc phải tiếp xúc với axit trong điều kiện áp suất cao nên khả năng gây
nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh là rất cao và thường rất nghiêm
trọng. Vì vậy để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho con người, vật chất và môi trường
trước, trong và sau quá trình xử lý axit đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy
định về an toàn lao động.
5.1.1 Những quy định chung.
Các thành viên khi tham gia vào công tác xử lý hóa học giếng phải hiểu rõ
quy trình công nghệ xử lý hóa học cùng với cách vận hành máy móc, thiết bị
thành thạo và an toàn
Các thành viên khi bắt đầu tiến hành công việc xử lý giếng bằng hóa học
phải nắm vững các quy trình an toàn lao động hiện hành
Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động Phải biết cách sơ cứu, cách sử
dụng dụng cụ y tế
Khi xử lý giếng có thể xảy ra rò rỉ ở các chỗ nối đường ống, ở đầu bơm rót,
hư hỏng ở các bộ phận riêng của máy móc
Nguy hiểm có thể xảy ra khi thực hiện những công việc sửa chữa nào đó,
trong lúc bơm hóa phẩm vào giếng, khi công nhân đứng gần máy bơm, hệ thống
đường ống
Các thành viên của đội xử lý hóa học cần phải biết:
Nguyên lý hoạt động của các thiết bị giếng, các dụng cụ, đồng hồ đo lường
khi xử lý hóa học
Tính chất hóa học của các axit (HCl, HF…) và hóa phẩm sử dụng ở các
dạng khác nhau của công việc xử lý

91
5.1.2 Những quy định an toàn khi chuẩn bị thiết bị, máy móc cho việc xử lý axit.
Trạng thái thiết bị, máy móc để xử lý axit phải được bảo trì khi tiến hành công
việc một cách an toàn nhằm tránh sự cố.
Kiểm tra cẩn thận tình trạng làm việc của máy móc khi còn ở căn cứ sản xuất là
điều kiện chủ yếu cho công việc được an toàn khi xử lý ngoài giàn.
Trước khi chuyển thiết bị, dụng cụ, máy móc ra giàn phải kiểm tra các bộ phận
sau:
 Máy bơm + động cơ điện + khởi động từ.
 Các tấm bảo hiểm ở những phần chuyển động của máy.
 Van an toàn.
 Đồng hồ đo áp suất của máy bơm.
 Các đường ống cao áp.
Khi làm việc với axit luôn phải đặt gần đấy dung dịch Bicacbonat Natri 2% với thể
tích ít nhất là 5 lít để rửa và trung hòa axit trong trường hợp bị axit bắn vào người (vào
mắt), phải có ít nhất là 5 lít dung dịch axit boric để rửa mắt trong trường hợp axit bắn
vào mắt, dung dịch amoniac 10% với thể tích 1 lít. Ngoài ra phải dự trữ nước sạch để
rửa khi cần thiết.
5.1.3 Yêu cầu an toàn khi bốc dỡ và vận chuyển hóa phẩm.
- Các hóa phẩm cần được giữ trữ trong thùng kín và phải đê trong kho
chuyêndụng. Nếu đặt ngoài trời thì phải có mái che.
- Axit clohydric (HCl) cần phải được giữ trong bình kín và đặt trong thùng gỗ
chèn mùn cưa.
- Lỗ trên bồn đựng axit phải có nắp đậy và có phớt chịu được axit.
- Axit đã được pha chế chất chống ăn mòn được cho phép đựng trong thùng kim
loại chuyên chở.
- Chai thủy tinh đựng axit phải được đậy kín bằng nút.
- Thiết bị máy móc sử dụng trong xưởng axit phải được bảo dưỡng cẩn thận.
- Các ống cao su mềm dùng để nối với các bồn và bình phải tuyệt đối không bị rỉ.
- Bồn đựng axit bị ăn mòn nhiều nhất là ở những mối hàn, vì vậy các mối hàn từ
phía trong cần được hàn đắp thêm.

92
- Dịch chuyển các chai axit để trong thùng gỗ chỉ được phép hai người cùng làm,
không cho phép mang axit bằng vai, lưng. Nên dùng các xe đẩy chuyển dụng.
- Khi vận chuyển các chai axit clohydric bằng xe tải thì trên thùng xe không được
có người và hàng hóa khác.
- Khi rót axit từ thùng này sang thùng khác phải dùng xi-phông hay ống nối tự
chảy. Người rót phải đứng đầu gió, nếu rót axit đậm đặc phải mang tạp dề, đeo
kính bảo hộ, mang găng tay cao su.
5.1.4 Quy định an toàn khi chuẩn bị giếng để xử lý axit.
Bồn để axit phải có cầu thang và tay vịn.
Khi xử lý axit đậm đặc đựng trong các can thì bồn phải có mặt sàn thuận lợi
để rót axit từ can vào bồn chứa. Sàn phải đủ chỗ cho 2 người làm việc cùng lúc
phải có rào chắn, tay vịn.
Nếu di chuyển can axit khó khăn thì cần phải đổ axit vào bồn chứa có thể
tích không lớn và không cao. Sau đó dùng máy bơm để bơm vào thùng lớn.
Người rót axit đặm đặc phải đứng đầu gió, đeo kính bảo hộ, mang găng tay
cao su và tạp dề chống axit
5.1.5 Các quy định an toàn khi xử lý giếng bằng axit.
Để công tác xử lý giếng bằng axit đạt hiệu quả cao đồng thời đảm bảo an
toàn cho người, thiết bị và môi trường công việc này cần được chuyên môn hóa
Xử lý hóa học phải được tiến hành bởi một đội chuyên nghiệp được đào tạo
về xử lý hóa học và được chỉ đạo của người có trách nhiệm
Để tránh tai nạn cho tất cả mọi người, trước khi ép thử đường ống liên quan
cũng như trước khi bơm, phía tránh xa các đường ống cao áp, đứng ở nới an
toàn. Theo lệnh của người chỉ huy công việc tuần tự thực hiện công việc đã vạch
sẵn
Trước khi kiểm tra độ kín của đường ống phải kiểm tra độ tin cậy của tất cả
chỗ nối, siết lại toàn bộ các bộ phận bị lỏng. Không cho phép đường ống bị võng
để tránh rung động mạnh toàn bộ hệ thống đường ống
Toàn bộ hệ thống liên quan đến bơm axit phải được ép thử với áp suất gấp
1,5 lần áp suất làm việc dự kiến nhưng không vượt quá áp suất làm việc của cụm

93
thiết bị
Đường ống nối máy bơm này với đầu giếng là đường ống cứng cao áp,
đường ống này phải được cố định chắc chắn
Các bồn chứa hóa phẩm phải được thông với nhau và có van chặn để bơm
ép liên tục
Khi đo nồng độ axit HCl, nồng độ các hóa phẩm khác, các công việc tiếp
xúc với hòa phẩm, nhiệt độ, áp suất, công nhân phải được trang bị đầy đủ thiết bị
bảo hộ
Khi bơm axit hay các hóa phẩm vào giếng, cấm tiến hành các công việc liên
quan đến máy móc, hệ thống đường ống mà không ngừng bơm
Cấm sử dụng máy bơm nếu không có đồng hồ áp suất. Cấm tiến hành bơm
axit nếu tốc độ gió > 12m.s, khi có sương mù hay ban đêm
Yêu cầu an toàn khi kết thúc công việc.
- Sau khi kết thúc công việc bơm dung dịch hóa phẩm vào vỉa, các thiết bị và hệ
thống đường ống phải được rửa sạch bằng nước.
- Sau khi xả áp suất, đường nén và đường hút phải được thu gom.
- Khi xử lý hóa phẩm, cấm người không phận sự ở chỗ làm việc.
5.2 Công tác bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức cá nhân phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Nếu không bảo vệ
môi trường thì môi trường sẽ bị ô nhiễm dẫn đến suy thoái và sự sống trên trái đất dần
biến mất.

94
KẾT LUẬN

Vấn đề lắng đọng muối tại bề mặt OKT, hệ thống ống công nghệ và VCĐG là
một vấn đề vô cùng cấp bách tại mỏ Thỏ Trắng. Kết quả phân tích mẫu lắng đọng lấy
từ hiện trường mỏ Thỏ Trắng tại giếng 1X cho thấy lắng đọng muối CaCO3 là chủ yếu,
do vậy giải pháp cấp thiết là ngăn chặn lắng đọng CaCO3 ảnh hưởng đến hoạt động
khai thác.

Lắng đọng muối xuất hiện làm giảm độ thấm ở VCĐG, tăng hệ số nhiễm bẩn
(skin), ngăn dòng chất lưu tới đáy giếng đồng thời lắng đọng xuất hiện trong OKT, làm
giảm bán kính OKT và ngăn dòng chất lưu chảy lên bề mặt. Do vậy, hiện tượng lắng
đọng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác dầu khí.

Với công nghệ khai thác đồng thời hai đối tượng Oligocen và Mioxen, hiện
tượng lắng đọng xảy ra ngay tức thời và có thể xảy ra ngay cả ở nhiệt độ 70oC ( điều
kiện tại ống khai thác).

Để giải quyết tình trạng lắng đọng muối trong quá trình khai thác, Vietsovpetro
đã áp dụng các giải pháp bơm rửa giếng bằng dung dịch axit, tuy nhiên việc xử lý axit
nhiều có thể ảnh hưởng tới thiết bị lòng giếng và hệ thống hỗ trợ khai thác.

95
KIẾN NGHỊ
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác loại bỏ lắng đọng muối cần tiến hành khảo
sát tình trạng lắng đọng muối ở các giếng trước khi xử lý và xác định chính xác thành
phần hóa học loại cặn bẩn lắng đọng trong ống khai thác, để từ đó chọn được loại hóa
phẩm thích hợp.
Hiện tượng lắng đọng có thể xảy ra ngay tại đáy giếng và trong lòng ống khai thác,
thiết bị bề mặt ở điều kiện nhiệt độ thấp. Do vậy giải pháp bơm hóa phẩm ức chế lắng
đọng cần được triển khai sớm áp dụng để ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng tới hoạt
động khai thác.
Sau khi xử lý cần tiến hành gọi dòng nhanh để loại trừ trường hợp lớp cặn bẩn bị
hòa tan rơi vào vùng cận đáy gây ra nhiễm bẩn thêm vùng cận đáy. Trên cơ sở nghiên
cứu, hiện tượng lắng đọng có thể xảy ra đối với khu vực giàn Thỏ Trắng 3 và các khu
vực có tính chất nước vỉa tương tự, do vậy bộ TBLG cần được thiết kế có trang bị
đường hóa phẩm cho phép bơm hóa phẩm riêng xuống đáy giếng để ngăn ngừa lắng
đọng muối.
Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm hóa phẩm, công nghệ mới để dự báo, ngăn ngừa và
loại bỏ lắng đọng muối trong giếng khai thác, cũng như trong hệ thống thu gom và vận
chuyển dầu khí. Sau khi xử lý lắng đọng cần thiết phải tiến hành khảo sát để đánh giá
được hiệu quả và hiện trạng của thiết bị.

96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lê Xuân Lân (1993-2009), Bài Giảng Kỹ Thuật Mỏ Dầu Khí.
2. PGS.TS Cao Ngọc Lân, Bài Giảng Công Nghệ Khai Thác Dầu Khí.
3. Đỗ Thành Trung, Trần Thị Xuyên, Hoàng Anh Dũng, Nguyễn Quỳnh Anh
(2010), Nghiên cứu giải pháp công nghệ và hệ hóa phẩm phục vụ xử lý đồng
thời lắng đọng hữu cơ và vô cơ trong cần khai thác và hệ thống xử lý bề mặt
trên giàn khai thác, Báo cáo tổng kết đề tài Viện dầu khí Việt Nam, tr. 16-30.
4. Đỗ Duy Khoản, Ngô Hữu Hải, Vũ Minh Đức, Vũ Hồng Cường, Lưu Thanh Hảo
(2017), “Hiện tượng lắng đọng muối trong quá trình khai thác và các giải pháp
xử lý ở mỏ Bir Seba, lô 433a & 416b, Algeria”, tạp chí Dầu Khí, số 5 -2017,
tr.37-43.
5. Hoàng Long, Lê Thị Thu Hường, Đỗ Văn Hiền, Nguyễn Văn Đô (2014), “
Nghiên cứu đánh giá khả năng thành tạo và mức độ lắng đọng muối vô cơ trong
quá trình khai thác dầu khí”, tạp chí Dầu Khí, số 1-2014, tr. 44-51.
6. Bùi Đức Việt, Ngô Văn Tự, Đặng Của, Bùi Trọng Khải, Bùi Việt Phương
(2018), “Nghiên cứu, sản xuất chất phụ gia ức chế lắng đọng muối “ DPEC
Antiscalant-2” trong các giếng khoan khai thác dầu khí”, tạp chí Dầu Khí, số 3-
2018, tr. 20-27.
7. Từ Thành Nghĩa, Nguyễn Thúc Kháng, Lê Việt Hải, Phan Đức Tuấn, Nguyễn
Văn Trung ( 2017), Công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng các mỏ dầu khí ở thềm
lục địa Nam Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tr.81-101
8. Một số tài liệu tại viện NIPI và xí nghiệp khai thác của XNLD Vietsovpetro.

97

You might also like