You are on page 1of 42

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM
-------------------------

BÁO CÁO TRIỂN LÃM NĂM HỌC 2023-2024

MÔN HỌC: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ LUẬT


THỰC PHẨM

CHỦ ĐỀ: Tìm hiểu về các hệ thống quản lý chất lượng được áp
dụng phổ biến tại Việt Nam - Bài thu hoạch từ hoạt động tham
quan các triễn lãm ngành Thực phẩm

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Bình


Lớp: DHTP16A
Mã HP: 420300301104
Nhóm thực hiện: Nhóm 13

STT Họ và Tên MSSV


1 Nguyễn Như Diễm Ái 20021631
2 Trịnh Đặng Phương Linh 20042571
3 Huỳnh Thị Mộng Thường 20028641
4 Nguyễn Bích Thủy 20026841
5 Trần Ngọc Trâm 20051801

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023


MỤC LỤ
C
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Mô tả chuỗi cung ứng thực phẩm và tổng hợp về sự tham gia của các bên có liên quan
trong chuỗi tại triển lãm...........................................................................................................4
1. Chuỗi cung ứng thực phẩm............................................................................................4
2. Giải thích [1]..................................................................................................................4
3. Nhận diện và liệt kê.......................................................................................................5
2. Tổng hợp các chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của các công ty tham gia triển lãm
đạt được....................................................................................................................................8
3. Giới thiệu sơ bộ về các hệ thống quản lý chất lượng mà các công ty tham gia triển lãm
đã áp dụng..............................................................................................................................14
4. Nhận xét và bài học kinh nghiệm thông qua đợt khảo sát thực tế...................................29
1. Các nhận xét về triển lãm, về chuỗi cung ứng, về các hệ thống quản lý chất lượng đã
tìm hiểu..............................................................................................................................29
2. Tầm quan trọng của các chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đối với hoạt động
của các công ty...................................................................................................................30
3. Rút ra được các bài học kinh nghiệm và định hướng cho bản thân.............................31
KẾT LUẬN............................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................34
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Phân công
STT Họ và tên MSSV Đánh giá
công việc
Phần 2
1. Nguyễn Như Diễm Ái 20021631 100%
Làm Word
Phần 4
2. Trịnh Đặng Phương Linh 20042571 100%
Làm PPT
Phần 1 Làm
3. Huỳnh Thị Mộng Thường 20028641 100%
PPT
Nhóm trưởng
4. Nguyễn Bích Thủy 20026841 Phần 1 100%
Làm Word
Phần 3
5. Trần Ngọc Trâm 20051801 100%
Làm PPT
LỜI MỞ ĐẦU

Triển lãm Quốc tế Thủy sản Vietfish (Vietfish 2023) diễn ra từ ngày 23 – 25/08/2023 tại
Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, quận 7,
Tp. Hồ Chí Minh. Triển lãm Thủy sản Vietfish là sự kiện thương mại mang tính chuyên
nghiệp, có quy mô lớn của ngành Thủy sản Việt Nam do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản (VASEP) tổ chức.

Sự kiện được tổ chức hàng năm, đến nay đã trải qua 24 kỳ tổ chức trở thành sân chơi
mang đẳng cấp quốc tế, là điểm đến đáng tin cậy cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
thủy sản cũng như các đối tác trong chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam Trong không
gian rộng hơn 8.000 m2, triển lãm quy tụ hơn 220 công ty với trên 420 gian hàng đến từ
Việt Nam cùng 14 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, , Ấn Độ,
Myanmar, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Bí, Mỹ, Hà
Lan, Úc; mang đến cơ hội kết nối kinh doanh, mở rộng thị trường hiệu quả với các đối tác
trên khắp thế giới đặc biệt là các thị trường trọng điểm trong khu vực Châu Á và Đông Nam
Á...

Với chủ đề “Điểm đến Kết nối Chất lượng”, triển lãm Vietfish 2023 sẽ tiếp nối những
thành công trong các năm qua, tiếp tục khẳng định chất lượng chính là thước đo giá trị của
thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới bên cạnh nâng cao tỉ trọng sản phẩm chế biến
sâu, đa dạng và tiện lợi.

Trước đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, xu hướng tiêu dùng thay đổi
nhanh chóng, làm giảm nhu cầu tổng thể và làm giảm đáng kể giá trị xuất khẩu các mặt
hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam. Trong khi đó, tiêu thụ thủy sản trong nước ngày càng
tăng khiến Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu lớn như Na Uy,
Canada... Ước tính nước này có dân số 100 triệu người và mức tiêu thụ bình quân đầu người
là 37 kg hải sản mỗi năm, một trong những mức cao nhất trên thế giới. Ngoài ra, tốc độ tăng
trưởng của thị trường Việt Nam cao nhất Đông Nam Á.

Vì vậy, từ cuối năm 2022 đến nay, các nước này liên tục tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại, hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Hơn nữa, có xu hướng tiêu dùng thực phẩm đóng
hộp và chế biến sẵn, thực phẩm khô và thực phẩm đông lạnh. Ở các thành phố lớn, chúng
tôi đang chứng kiến sự thay đổi lớn về lượng khách hàng trẻ tuổi. Đó chính là động lực để

1
các doanh nghiệp triển lãm Vietfish chú trọng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thiết thực,
thơm ngon, tiết kiệm và thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng trong nước trong thời
gian qua.

2
3
1. Mô tả chuỗi cung ứng thực phẩm và tổng hợp về sự tham gia của các bên có liên
quan trong chuỗi tại triển lãm.

1. Chuỗi cung ứng thực phẩm

Nguồn
nguyên liệu
thô

Trung tâm thu


mua nguyên
liệu thô

Công ty, Nhà Đại lý, Người


Nhà phân cửa hàng tiêu dùng
máy sản phối
xuất

Nhập
khẩu NL

2. Giải thích [1]

- Nguồn nguyên liệu thô: Thu mua ở hải sản ( cá, mực, tôm cua, hào,…) tại những nơi
có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tươi sống, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tự chủ trong
cung cấp giúp dễ quản lý và dự đoán được số lượng, chất lượng.

- Trung tâm thu mua: Trên cả nước hiện nay có 984 cơ sở đăng kí thu mua. Các cơ sở
đăng kí thu mua nguyên liệu của các tàu khai thác, chủ nuôi tôm và cá, sau đó phân phối lại
cho các nhà máy.

4
- Nhập khẩu nguyên liệu: nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước khác nhau
nhằm đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào không bị thiếu hụt,đảm bảo các
chỉ tiêu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

- Công ty, nhà máy sản xuất: ở giai đoạn này, các hải sản được chế biến thành các sản
phẩm ăn được

- Nhà phân phối: khi thực phẩm có thể ăn được thì sẽ bắt đầu phân phối đến nhà bán lẻ/
nhà cung cấp cần thiết. Nhà phân phối bán các mặt hàng, quản lý hàng tồn kho, giảm chi phí
và thực hiện các hoạt động khác để tăng giá trị cho mặt hàng sản phẩm.

- Đại lý, cửa hàng: đây là quá trình sử dụng để cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu
dùng, bao gồm tất cả các việc, từ việc nhập các mặt hàng được phân phối đến bán đến tay
người tiêu dùng

- Người tiêu dùng: Người tiêu dùng mua thực phẩm từ nhà bán lẻ.

3. Nhận diện và liệt kê

 Nguồn nguyên liệu thô

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ CỬU


KHẨU THUỶ SẢN AN MỸ LONG (CL-FISH CORP.)
(ANMYFISHCO)

CÔNG TY TNHH DKSH CÔNG TY CỔ PHẦN TOH FISH


PERFORMANCE MATERIALS VIỆT Slogan: “from farm to family daily”
NAM

 Trung tâm thu mua nguyên liệu

5
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG TY TNHH THUỶ SẢN ANH
DỊCH VỤ HOÀNG TRẦN (HOANG KHOA (ANH KHOA SEAFOOD)
TRAN SEAFOOD) Slogan: “ Sự hài lòng của khách hàng là
chìa khóa thành công của chúng tôi”

CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN CÔNG TY TNHH THỦY SẢN


XUẤT NHẬP KHẨU KIÊN CƯỜNG SIMMY(SIMMY SEAFOOD)
(KIEN CUONG SEAFOOD)

 Nhập khẩu NL

CÔNG TY TNHH MTV THUỶ SẢN


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG TRƯỜNG PHÚC (TRUONG PHUC
NGHỆ HỢP TIẾN SEAFOOD CO.,LTD)

CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP


THUỶ SẢN SÀI GÒN (SEAPRODEX) KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ –
CASEAMEX

 Cty, nhà máy sản xuất

CÔNG TY TNHH ACE INGREDIENTS MEK SEA CONNECTION


VIỆT NAM

6
TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN TOH FISH
CÁ CỬU LONG (CLPANGAFISH

CORP.)

 Nhà phân phối

CÔNG TY TNHH PHỤ GIA THỰC CÔNG TY TƯ NHÂN TRÁCH NHIỆM


PHẨM PHA LÊ (CRYSTAL HỮU HẠN ALPHA MARINE
FOODTECH)
Slogan: “ Giữ tâm sáng để đi xa”

CÔNG TY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH


(GODACO SEAFOOD) VỤ QUỐC TẾ M&T

 Đại lý, cửa hàng

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THUẬN CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI THÀNH


7
FOODS
Slogan: “Nhà cung cấp thực phẩm
Slogan: “Thực phẩm sạch – Chất lượng
chuyên biệt”
xanh – Tiêu chuẩn quốc tế”.

CÔNG TY CỔ PHẦN ZC E & L


CÔNG TY TNHH JUN FAN FOODS

2. Tổng hợp các chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của các công ty tham gia triển
lãm đạt được.

HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC
CHẤT LƯỢNG
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CỬU LONG (CL-FISH CORP.)
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN AN MỸ ( ANMYFISHCO)
- CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY (CO MAY
IMEXCO)
ASC
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÁT HẢI (OCEAN
GIFT FOODS)
- CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (NAVICO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN LỘC KIM CHI ( LOC
KIM CHI SEAFOOD JSC)
- CÔNG TY CP THỦY SẢN SÓC TRĂNG
BAP - CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CỬU LONG (CL-FISH CORP.)

8
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU ( CASES)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CẦN THƠ ( CASESMEX)
- CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG TRANG KHÁNH (TRANG KHANH
SEAFOOD CO.,LTD)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÁT HẢI (OCEAN
GIFT FOODS)
- CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (NAVICO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU ( CASES)
- CÔNG TY CỔ PHẦN TNHH ANH KHOA ( ANH KHOA
SEAFOODS)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CỬU LONG (CL-FISH CORP.)
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY (CO MAY
IMEXCO)
BRC
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BẠN VÀ TÔI ( BNT
FOODS CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU ( CASES)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CẦN THƠ ( CASESMEX)
- CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG ( HAVUCO)
BSCI - CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT ( NAVICO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT ( QUOC VIET CORPRATION)

9
- CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN CÁ BIỂN HỒ AN
GIANG ( CABIENHO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT ( NAVICO)
- CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHÁT TIẾN ( FATIFISHCO)
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SÔNG
BIỂN ( SOBICO)
- CÔNG TY CP THỦY SẢN SÓC TRĂNG ( STAPIMEX)
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP
- CÔNG TY TNHH KẾT NỐI HẢI SẢN MEKONG
GLOBAL G.A.P
( MEKONG SEAFOOD CONNECTION)
- CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN MINH
PHÚ (MINH PHU SEAFOOD CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CÁ BIỂN HỒ AN GIANG ( CABIENHO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CẦN THƠ ( CASESMEX)
HACCP - CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CỬU LONG (CL-FISH CORP.)
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY (CO MAY
IMEXCO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BẠN VÀ TÔI ( BNT
FOODS CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU ( CASES)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CẦN THƠ ( CASESMEX)
- CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG ( HAVUCO)
- CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG TRANG KHÁNH (TRANG KHANH
SEAFOOD CO.,LTD)
- CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHÁT TIẾN ( FATIFISHCO)
10
- CÔNG TY TNHH HẢI NAM (HAI NAM CO.,LTD)
- CÔNG TY TNHH THỦY SẢN HAI NẮM ( HANAFISH)
- CÔNG TY CỔ PHẦN TNHH ANH KHOA ( ANH KHOA
SEAFOODS)
- CÔNG TY CỔ PHẦN AN MỸ ( ANMYFISH)
- CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY (CO MAY
IMEXCO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BẠN VÀ TÔI ( BNT
FOODS CORP)
HALAL
- CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG TRANG KHÁNH (TRANG KHANH
SEAFOOD CO.,LTD)
- CÔNG TY TNHH HẢI NAM (HAI NAM CO.,LTD)
- CÔNG TY TNHH THỦY SẢN HAI NẮM ( HANAFISH)
- CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP HẠ LONG - ĐÀ NẴNG -
(CANFOCO DANANG)
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY (CO MAY
IMEXCO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CẦN THƠ ( CASESMEX)
IFS - CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG ( HAVUCO)
- CÔNG TY TNHH THỦY SẢN HAI NẮM ( HANAFISH)
- CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHÁT TIẾN ( FATIFISHCO)
- CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP HẠ LONG - ĐÀ NẴNG
(CANFOCO DANANG)
- CÔNG TY CỔ PHẦN AN MỸ ( ANMYFISHCO).
IOS 9001 - CÔNG TY CỔ PHẦN TNHH ANH KHOA ( ANH KHOA
SEAFOODS)
- CÔNG TY TNHH THÀNH PHẦN ACE ( ACE
INGREDIENTS VIET NAM)
- CÔNG TY TNHH HẢI NAM (HAI NAM CO.,LTD)
11
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BẠN VÀ TÔI ( BNT
FOODS CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CẦN THƠ ( CASESMEX)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN LỘC KIM CHI ( LOC
KIM CHI SEAFOOD JSC)
- CÔNG TY CỔ PHẦN KHO LẠNH KỶ NGUYÊN MỚI
(NECS)
- CÔNG TY CỔ PHẦN TNHH ANH KHOA ( ANH KHOA
SEAFOODS)
- CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY (CO MAY
IMEXCO)
- CÔNG TY TNHH HẢI NAM (HAI NAM CO.,LTD)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CỬU LONG ( CLFISH)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
IOS 22000
CẦN THƠ ( CASESMEX)
- CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG TRANG KHÁNH (TRANG KHANH
SEAFOOD CO.,LTD)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÁT HẢI (OCEAN
GIFT FOODS)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN LỘC KIM CHI ( LOC
KIM CHI SEAFOOD JSC)
MSC - CÔNG TY TNHH HẢI NAM (HAI NAM CO.,LTD)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN HƯNG TRƯỜNG PHÁT
(AQUAMARINE – HTP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÁT HẢI ( OCEAN
GIFT FOODS)
- CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP HẠ LONG - ĐÀ NẴNG
(CANFOCO DANANG)
12
- CÔNG TY TNHH KẾT NỐI HẢI SẢN MEKONG
( MEKONG SEAFOOD CONNECTION)
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU ( CASES)
- CÔNG TY TNHH JUN FAN FOODS ( JUN FAN FOODS
CO.,LTD)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN HẢI SÁNG ( HASACO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN ( VINH HOAN CORP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÁT HẢI (OCEAN
GIFT FOODS)
SMETA - CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CÁ
BIỂN HỒ AN GIANG ( CABIENHO)
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU ( CASES)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN HƯNG TRƯỜNG PHÁT
(AQUAMARINE – HTP)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÁT HẢI (OCEAN
GIFT FOODS)
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN LỘC KIM CHI ( LOC
KIM CHI SEAFOOD JSC)
- CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SA KỲ ( SAKY FOODS)
FDA
- CÔNG TY TNHH HẢI ÂN (SEAGIFT CO.,LTD)
- CÔNG TY TNHH MTV ĐỒ HỘP HẠ LONG - ĐÀ NẴNG
(CANFOCO DANANG)
- CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VIỆT ( VIFOODS
CO.,LTD)
- CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CỬU LONG ( CLFISH)

3. Giới thiệu sơ bộ về các hệ thống quản lý chất lượng mà các công ty tham gia triển
lãm đã áp dụng

a) Hệ thống quản lý chất lượng ASC

13
- ASC (Aquaculture Stewardship Council) Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành
lập 2009 bởi Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF và tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền
Vững Hà Lan IDH.

- Tiêu chuẩn ASC gồm các nguyên tắc:

Tuân thủ pháp luật.

Bảo tồn môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.

Bào tồn nguồn tài nguyên nước.

Bảo tồn đa dạng các loài và quần thể hoang dã.

Sử dụng có tạch nhiệm về thức ăn chăn nuôi và các nguồn tài nguyên khác.

Sức khỏe động vật.

Trách nhiệm xã hội

- Đối với người tiêu dùng, chứng nhận ASC có ý nghĩ vô cùng to lớn. Từ khi ASC được
thành lập thì khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn mặt hàng đảm bảo an toàn. Các sản phẩm
đạt chứng nhận ASC sẽ được phép dán nhãn chứng nhận trên bao bì. Ngoài ra, chứng nhận
này còn có thể góp phần xây dựng ngành thủy sản phát triển bền vững.

b) Hệ thống quản lý chất lượng BAP

- Được thành lập vào năm 1997, Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) là một
hiệp hội phi lợi nhuận quốc tế nhằm thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng thủy sản có trách
nhiệm thông qua vận động, giáo dục và biểu tình. Thông qua việc phát triển các tiêu chuẩn
chứng nhận Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP), GAA đã trở thành tổ chức
thiết lập tiêu chuẩn hàng đầu cho thủy sản nuôi

- Các điểm quan trọng trong tiêu chuẩn:

Trách nhiệm xã hội: Đảm bảo các quyền lợi và tuân thủ pháp luật; Quan hệ cộng đồng;
An toàn cho người lao động và mối quan hệ với nhân viên.

Trách nhiệm môi trường: Chất lượng nước, nước thải và quản lý bùn lắng, căn lắng;
Kiểm soát nguồn giống; Bảo quản và thải bỏ các nguyên liệu; Quản lý chất thải

An sinh động vật: Quản lý chất thải; An ninh sinh học và quản lý bệnh

14
An toàn thực phẩm: HACCP hay hệ thống tương đương Thu hoạch và vận chuyển; kiểm
soát thuốc và hóa chất

Truy xuất: Lưu trữ hồ sơ

- Vai trò: Chứng minh cho người mua thủy sản biết rằng nhà sản xuất có trách nhiệm
quan tâm đến môi trường và xã hội. Đồng thời BAP cũng sẽ chứng minh những biện pháp
an toàn thực phẩm có thể chấp nhận được cho trại nuôi. Nhiều khách hàng mong muốn đảm
bảo sản xuất có trách nhiệm và an toàn thực phẩm, vì người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm
phải được sản xuất bằng phương pháp kỹ thuật có trách nhiệm.

Biểu trưng chỉ định 1 sao Biểu trưng chỉ định 2 sao

Biểu trưng chỉ định 3 sao Biểu trưng chỉ định 4 sao
c) Hệ thống quản lý chất lượng BRC

- Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) ra đời vào năm 1998, đây là một tiêu
chuẩn toàn cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Hiệp hội
15
các nhà bán lẻ Anh. BRC Food Issue 8 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn được ban hành
năm 2018.

- BRC gồm 7 phần:

Cam kết: Cam kết từ cấp cao để phát triển liên tục

Hệ thống kiểm soát rủi ro HACCP

Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001

Tiêu chuẩn nhà xưởng: Cách bố trí, bảo trì các tòa nhà và cơ sở, có kiểm soát dịch hại và
quản lý nguồn chất thải một cách có hệ thống.

Kiểm soát sản phẩm: Có những yêu cầu về kiểm tra sản phẩm

Quy trình kiểm soát: Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ

Nhân viên: Nhân viên trực tiếp làm việc trong nhà máy như quần áo bảo hộ, vệ sinh cá
nhân, giấy khám sức khỏe, huấn luyện, đào tạo.

- Lợi ích của tiêu chuẩn BRC mà bạn cần biết.

Chứng nhận BRC được thừa nhận và chấp nhận của hiệp hội bán lẻ Anh Quốc.

Áp dụng tiêu chuẩn BRC vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp
giúp đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.

Thiết lập niềm tin với khách hàng và đối tác, duy trì danh tiếng cho thương hiệu.

Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng cơ hội hợp tác kinh doanh với các
nhà phân phối lẻ trong nước và tạo cơ hội để thâm nhập vào thị trường châu Âu, Bắc Mỹ.

Kiểm soát tốt quy trình sản xuất, hạn chế tối đa sai sót các sản phẩm không đạt chất
lượng, tiết kiệm chi phí.

Tiêu chuẩn BRC được xem là cơ sở để doanh nghiệp có thể đảm bảo được các điều kiện
thuận lợi nhất cho quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.

Giúp cho quá trình cải thiện tốt hơn về sức khỏe của cộng đồng, đồng thời nâng cao về
chất lượng, hiệu quả kiểm soát lĩnh vực thực phẩm trên thị trường.

d) Hệ thống quản lý chất lượng BSCI

16
- BSCI là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội do Hiệp hội ngoại thương (FTA), FTA là
hiệp hội kinh doanh toàn cầu về thương mại bền vững (Amfori) ban hành vào năm 2003.
Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc đánh giá sự phù hợp với trách nhiệm xã hội của tổ
chức

- Bộ Quy tắc này đưa ra 11 nguyên tắc mà các doanh nghiệp tham gia cần phải tuân thủ,
cụ thể như sau:

Nguyên tắc 1: Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể

Nguyên tắc 2: Trả thù lao công bằng Nguyên tắc 3: An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

Nguyên tắc 4: Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi

Nguyên tắc 5: Hệ thống quản lý xã hội và tác động phân tầng

Nguyên tắc 6: Hành vi kinh doanh có đạo đức

Nguyên tắc 7: Cẩm phân biệt đối xử

Nguyên tắc 8: Giờ làm việc đáp ứng yêu cầu

Nguyên tắc 9: Không sử dụng lao động trẻ em

Nguyên tắc 10: Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỷ luật

Nguyên tắc 11: Bảo vệ môi trường

- Lợi ích

Tạo ra một môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và công bằng cho tất cả mọi
người.

Sản phẩm được làm ra không phải bắt nguồn từ những lao động bị áp bức, cưỡng ép, lao
động là trẻ em...

Đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đối tác, đặc biệt là những đối tác
nước ngoài

Nâng cao lợi thế cạnh tranh, thương hiệu và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường Châu
Âu, Châu Mỹ.. Tăng năng suất, giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận

Tạo mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa người sử dụng lao động và người lao động.

e) Hệ thống quản lý chất lượng GLOBAL GAP

17
- GLOBALG.A.P bắt đầu từ năm 1997 với tên gọi EUREPGAP – một sáng kiến của các
nhà bán lẻ thuộc Euro-Retailer Produce Working Group. Bộ tiêu chuẩn EurepGAP được
thiết lập đầu tiên tại châu Âu, từ đó lan rộng sang các nước khác trên phạm vi toàn thế giới.
Đến ngày 7 tháng 9 năm 2007, EurepGAP đã đổi tên chính thức thành GlobalGAP.

- Các yêu cầu trong tiêu chuẩn Global GAP

Đảm bảo nguồn đất phải được cải tạo, làm sạch trước khi thực hiện canh tác. Hệ thống
nước tưới cần đảm bảo phải sạch sẽ không bị ô nhiễm.

Độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, đặc biệt là giống cây trồng phải được chọn
lựa kỹ càng đảm bảo sạch bệnh và có chất lượng tốt nhất. Thực hiện nghiêm túc công tác
kiểm tra nguồn gốc giống cây trồng ngay từ ban đầu sẽ giúp cho năng suất sau này tăng cao
hơn và không mắc bệnh hại sau này.

Một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP là hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật khi canh tác các và các loại phân bón, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của
nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.

Trong canh tác chỉ được phép sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có
trong danh mục được cho phép sử dụng. Hiện nay, vẫn rất khuyến cáo các nông trại sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn cho người lao
động, người sử dụng sản phẩm và không gây hại đến môi trường.

Để áp dụng tốt Global GAP thì cần quan tâm vào việc đầu tư nguồn giống tốt. Song song
với đó trong cả quá trình nuôi trồng thì nông trại cần phải ghi chép về toàn bộ quá trình của
chuỗi thực hành sản xuất. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại từng công
đoạn sản xuất, chế biến và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển sản phẩm Global
GAP.

Đảm bảo những tiêu chuẩn về “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), “Quản lí dịch hại
tổng hợp” (IPC), “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), và “Hệ thông phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP).

- Lợi ích:

Tiêu chuẩn Global GAP là tiêu chuẩn thực phẩm sạch quốc tế, giúp nhà sản xuất tăng
giá trị sản phẩm.

18
Gia tăng cơ hội kinh doanh, là chìa khóa đưa các doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường
quốc tế.

Thiết lập lòng tin giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, nổi bật trong cạnh tranh, thiết
lập lòng tin người tiêu dùng.

Hạn chế rủi ro liên quan đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến quy trình
sản xuất và quản lý.

Người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của nó so với các
thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đảm bảo sức khỏe cho khách hàng với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu.

Theo yêu cầu bắt buộc Global GAP giúp khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc
sản xuất của sản phẩm.

f) Hệ thống quản lý chất lượng HACCP

- Bộ tiêu chuẩn HACCP được hình thành trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II. Vào
những năm 1960, HACCP được xuất hiện khi cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ
(NASA) yêu cầu Pillsbury làm sao có thể nghiên cứu và chế tạo ra các loại thực phẩm phục
vụ cho các chuyến bay ra ngoài không gian của họ. HACCP được thiết kế để giảm thiểu các
rủi ro của các mối nguy đối với an toàn thực phẩm chứ không phải là hệ thống hoàn toàn
không có rủi ro như nhiều người vẫn nhầm lẫn.

- Các nguyên tắc của HACCP

Tiến hành phân tích mối nguy: Trong nguyên tắc đầu tiên của HACCP, chúng ta cần xác
định ra các mối nguy có thể làm ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm và tìm ra các biện pháp
kiểm soát thích hợp.

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CPP): Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại
từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy
hoặc khả năng xuất hiện của chúng.

Xác định các ngưỡng tới hạn của CPP: Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt
quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.

Thiết lập các thủ tục kiểm soát điểm tới hạn: Xây dựng hệ thống các chương trình thử
nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
19
Thiết lập các hành động khắc phục: Xác định các hành động khắc phục cần tiến hành khi
hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy
đủ.

Thiết lập thủ tục kiểm tra, xác minh: Xác định các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ
thống HACCP đang hoạt động hiệu quả.

Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ
tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và cách áp dụng
chúng.

- Lợi ích khi áp dụng HACCP:

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng

Nâng cao hình ảnh, sự uy tín của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh cao, cũng như khả năng mở rộng hay chiếm lĩnh thị trường cao

Giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu

Đảm bảo an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng

Nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm

Nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm được nâng cao

g) Hệ thống quản lý chất lượng HALAL

- Tiêu chuẩn Malaysia về thực phẩm Halal được sửa đổi lần cuối vào năm 2009, kể từ
khi thành lập lần đầu tiên vào 2004. Trong gần 10 năm tiêu chuẩn về thực phẩm Halal đã là
nguyên tắc hướng dẫn trong quy trình chứng nhận HALAL tại Malaysia và các quốc gia áp
dụng tiêu chuẩn này.

20
- Vào tháng 01/2019, phiên bản mới MS 1500:2019 của thực phẩm Halal đã được công
bố và quảng bá rộng rãi. Và đây cũng là phiên bản hiện hành.

- Lợi ích:

Khả năng thâm nhập vào thị trường lớn của người Hồi giáo – chiếm 20% dân số thế giới.
Bởi biểu tượng Halal của Malaysia được đánh giá cao và được các quốc gia Hồi giáo chấp
nhận.

Hơn nữa, chứng nhận Halal của Malaysia đảm bảo cho doanh nghiệp tham gia, khách
hàng, nhà cung cấp và bên liên quan rằng sản phẩm là Halal và tuân thủ Shariah.

h/ Hệ thống quản lý chất lượng IFS

- Được phát triển và xuất bản lần đầu tiên vào năm 2003 Tiêu chuẩn thực phẩm IFS hay
còn gọi là IFS Food là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tính tới thời điểm hiện tại, IFS version 7 là phiên bản mới nhất hiện nay của bộ tiêu
chuẩn về Hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Lĩnh vực chính trong IFS:

Quản trị và Cam kết: Xem xét cam kết của ban lãnh đạo cấp cao trong việc hỗ trợ tính
bền vững của văn hóa an toàn thực phẩm và chính sách đảm bảo chất lượng.

Hệ thống Quản lý Chất lượng và An toàn Thực phẩm: Bắt buộc phải đáp ứng các yêu
cầu pháp lý và an toàn thực phẩm cũng như các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của khách
hàng.

Quản lý nguồn lực: Quản lý nguồn nhân lực, điều kiện làm việc và điều kiện vệ sinh để
đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

Quy trình hoạt động: Sản xuất các sản phẩm an toàn, chất lượng theo quy cách của
khách hàng.

Đo lường, Phân tích và Cải tiến: Kiểm tra, xác nhận quy trình, quản lý các khiếu nại và
hành động khắc phục.

Food Defense Plan – Kế hoạch chống gian lần thực phẩm Bảo vệ tính toàn vẹn của công
ty và các sản phẩm được sản xuất.

- Vai trò:

21
Chứng nhận IFS FOOD được công nhận toàn cầu

Tiêu chuẩn IFS FOOD về Thực phẩm tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bằng
cách nâng cao tính an toàn và chất lượng của thực phẩm

Chứng chỉ IFS FOOD giúp nâng cao uy tín thương hiệu và sự tin cậy của khách hàng:

Áp dụng IFS FOOD giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội phát triển

i) Hệ thống quản lý chất lượng IOS9001

- Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 9001 có thể bắt nguồn từ những năm 1950 khi các cơ
quan chính phủ của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh thiết lập các tiêu chuẩn cho mua sắm quân
sự. Bản phê duyệt của tiêu chuẩn này đã được phê duyệt và thông qua Tiêu chuẩn ISO 9001
chính thức được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987.

- Phiên bản hiện hành: ISO 9001:2015 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO
9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).

- Các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

ISO 9001:2015 chỉ ra rằng đích đến của mọi hoạt động trong tổ chức là thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng và cố gắng vượt xa hơn mong đợi của họ.

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Nguyên tắc này nhấn mạnh tới tầm quan trọng và trách nhiệm của người

lãnh đạo trong việc định hướng, dẫn dắt và ban hành những quyết sách chính xác cho
doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Cốt lõi trong nguyên tắc thứ 3 của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 chính là đảm bảo sự
tham gia của nhân viên ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình

Để thực hiện nguyên tắc này, doanh nghiệp cần xác định các quá trình cần có trong hệ
thống và mục tiêu của những quá trình đó.

Nguyên tắc 5: Cải tiến

22
Do xu hướng của thị trường, thị hiếu của khách hàng và nhu cầu của người dùng luôn
thay đổi không ngừng nên việc thực hiện các cải tiến là điều cần thiết với mọi tổ chức,
doanh nghiệp.

Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên bằng chứng

Bằng chứng ở đây được hiểu là tất cả các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu, các con số, thông tin,
kết quả phản ánh bản chất của sự vật, sự việc hoặc sự kiện. Các bằng chứng này phải đảm
bảo tính chính xác, khách quan và đáng tin cậy để hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân
hoặc dự đoán kết quả trong tương lai khi ra quyết định.

Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ

Xét về mặt nội bộ, doanh nghiệp cần thiết lập môi trường làm việc công bằng, minh
bạch, đoàn kết, tạo là sự gần kết giữa các bộ phận, đội nhóm, có sự tương tác giữa các nhân
viên nhằm hướng tới mục tiêu phát triển chung của tổ chức.

- Lợi ích:

Lợi ích của ISO 9001

Liên tục cải tiến, hợp lý hóa hoạt động và giảm chi phí. Tăng cơ hội kinh doanh thành
công và tăng lợi thế cạnh trang trong đấu thầu. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Có khả năng phục hồi tốt hơn và xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững,

Cho thấy doanh nghiệp có khả năng quản trị doanh nghiệp mạnh mẽ.

Làm việc hiệu quả với các bên liên quan và chuỗi cung ứng trong nước, toàn cầu.

j) Hệ thống quản lý chất lượng IOS22000

- ISO 22000:2018 phiên bản mới nhất hiện tại đang được các doanh nghiệp áp dụng để
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2018, là phiên bản
mới nhất đã được sửa đổi từ phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên phát hành năm 2005. Tiêu chuẩn
này đã được cập nhật mới với cấu trúc cấp cao của ISO và đã được sửa đổi để đáp ứng mọi
thách thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay

- Ý nghĩa: Thực phẩm không an toàn có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tiêu chuẩn ISO
về quản lý an toàn thực phẩm giúp các cơ sở xác định và kiểm soát mối nguy về an toàn
thực phẩm, đồng thời kết hợp với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác như ISO 9001. Áp dụng

23
cho tất cả các loại nhà sản xuất, tiêu chuẩn ISO 22000 đảm bảo an toàn thực phẩm toàn cầu
trong chuỗi cung ứng và mang đến cho mọi người thực phẩm mà họ có thể tin tưởng.

- Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 mang lại nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp, bao gồm:

Tiêu chuẩn hóa tất cả các hoạt động từ quản lý tới sản xuất hoặc kinh doanh

Thay thế nhiều tiêu chuẩn khác về quản lý an toàn thực phẩm

Giảm chi phí bán hàng

Giảm nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm hoặc phàn nàn từ khách hàng

Gia tăng uy tín và sự hài lòng từ khách hàng

Cải thiện hiệu suất tổng thể trong doanh nghiệp

Thuận tiện khi tích hợp với các hệ thống quản lý khác

Nâng cao sự tin cậy trong truyền thông và công bố

Nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc

Giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát các mối nguy liên quan tới an toàn thực phẩm

Tạo cơ sở vững chắc khi đưa ra quyết định

Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch hiệu quả hơn

Là cơ sở để phát triển và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

k) Hệ thống quản lý chất lượng MSC

- Các nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) về đánh bắt thủy sản
bền vững đã được phát triển vào năm 1999 như là một phương pháp để thúc đẩy nghề đánh

24
bắt thủy sản bền vững. Tiêu chuẩn MSC chỉ áp dụng cho ngành đánh bắt thủy sản tự nhiên -
bất kể kích thước, chủng loại hoặc vị trí của chúng.

- Các nguyên tắc của Chuỗi Hành trình sản phẩm MSC là:

Mua hàng từ nhà cung cấp được chứng nhận

Các sản phẩm được chứng nhận có thể nhận diện được

Các sản phẩm được chứng nhận được tách riêng

Khả năng truy xuất nguồn gốc và khối lượng được ghi lại

Tổ chức có hệ thống quản lý

- Lợi ích:

Các sản phẩm dán nhãn MSC có thể có khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn.

Chuyên môn chứng nhận toàn cầu: Control Union Certifications hoạt động trên quy mô
toàn cầu và cung cấp một loạt các chương trình chứng nhận. Một số chương trình có thể
được liên kết với ASC, chẳng hạn như Nuôi trồng thủy sản GLOBALG.A.P., Nuôi trồng
thủy sản Hữu cơ EU, Chuỗi Hành trình sản phẩm của MSC và ISO 9001.

Chuyên môn địa phương: mạng lưới toàn cầu của chúng tôi giúp chứng nhận hiệu quả và
tiết kiệm chi phí hơn. Chúng tôi duy trì các thủ tục đánh giá và chứng nhận chuyên nghiệp
và nghiêm ngặt tương tự nhau tại tất cả các văn phòng của chúng tôi.

l) Hệ thống quản lý chất lượng SMETA

- Tiêu chuẩn SMETA được Tổ chức Sedex phát triển ngay khi thành lập và thuộc quyền
sở hữu của Tổ chức Sedex. Sedex là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích hoạt
động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung
ứng toàn cầu

- Bộ tiêu chuẩn SMETA 6.1 được cập nhật vào tháng 5/2019 thay thế cho phiên bản 6.0
được cập nhật vào tháng 4/2017 là phiên bản mới nhất hiện nay của Tiêu chuẩn về Đạo đức
kinh doanh và Trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn SMETA phiên bản 6.1 chính thức có hiệu
lực từ ngày 1/7/2019

- Bộ tiêu chuẩn SMETA tập trung vào những nội dung sau

Các quyền chung về UNGP


25
Hệ thống quản lý & triển khai mã

Lao động cưỡng bức: Không sử dụng lao động cưỡng bức hoặc không tự nguyên

Quyền tự do hiệp hội: Người lao động có quyền thành lập và tham gia các hiệp hội do họ
lựa chọn theo thỏa ước lao động tập thể

Sức khỏe và An toàn: Đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn

Lao động trẻ em và Lao động trẻ: Khong sử dụng lao động trẻ em, lao động dưới 18 tuổi
không được làm việc ca đêm trong điều kiện có hại

Tiền lương và phúc lợi: Trả lương và phúc lợi cho người lao động phù hợp với luật pháp
quốc gia

Giờ làm việc: Không làm việc quá 48h/tuần và phải được nghỉ tối thiểu 1 ngày/7 ngày
làm việc bình quân Phân biệt đối xử: Không dựa vào các yếu tố cá nhân để phân biệt đối xử
với người lao động

Việc làm thường xuyên: Cung cấp việc làm ổn định cho người lao động Kỷ luật: Không
sử dụng các hình thức kỷ luật về thể chất hoặc đe dọa khác Các vấn đề khác (Quyền làm
việc, Môi trường, Đạo đức kinh doanh)

Lợi ích cộng đồng

- Lợi ích:

Trở thành thành viên của SEDEX và có quyền truy cập vào kho dữ liệ phong phú để học
hỏi các kinh nghiệm trong hoạt động quản lý

Xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng an toàn, hiệu quả

Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Giảm thiểu các cuộc kiểm toán, điều tra và yêu cầu chứng chỉ của cơ quan chức năng với
doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phi vào việc thanh tra, kiểm toán, chứng nhận liên tục

Nâng cao hiệu quả hoạt động hướng tới đảm bảo đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã
hội

Củng cố uy tín của thương hiệu và hình ảnh công ty trong mắt khách hàng và đối tác
kinh doanh
26
m) Hệ thống quản lý chất lượng FDA

- Được thành lập vào tháng 6/1960 với tên gọi ban đầu là Cơ quan Thực phẩm, Thuốc và
Thuốc trừ sâu - gọi tắt là USDA. Say này FDA mới được đổi tên là Cục quản lý thực phẩm
và Dược phẩm và được biết đến với tên gọi này. Hiện Cục FDA có 223 văn phòng và 13
phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bỉ, Anh,..

- Tiêu chuẩn FDA là những quy định khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra để giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản
lý của mình lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Và bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa
sản phẩm của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được
giấy chứng nhận FDA.

- Lợi ích khi đạt chứng nhận FDA:

⁺ Đảm bảo lưu hành hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
⁺ Tăng giá trị sản phẩm.
⁺ Tăng cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp.
⁺ Nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp.

- Mục tiêu cuối cùng của FDA là bảo vệ sức khỏe của chính người dùng. Một doanh
nghiệp đạt chứng nhận FDA tức là sản phẩm của họ đảm bảo về thành phần và độ an toàn
cho người sử dụngQuá trình kiểm duyệt của cơ quan này sẽ giúp sàng lọc và góp phần tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao. Và chúng ta đều biết các sản phẩm tại Hoa Kỳ có chứng
nhận này được đánh giá rất cao.

- Với việc điều chỉnh các thành phần trong thuốc, thiết bị, thực phẩm và sác mặt hàng
khác, FDA có thể góp phần bảo vệ cộng đồng. Bộ tiêu chuẩn này cũng cung cấp một mức
độ bảo vệ để cố gắng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, các chất cấm và sản phẩm giả. Nếu
không đảm bảo yêu cầu nhà sản xuất chắc chắn sẽ bị thu hồi sản phẩm

- Với các doanh nghiệp Việt, nếu có được chứng nhận được cấp bởi Cục quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn sẽ được lưu hành tại
thị trường của xứ sở cờ hoa. Đó là một thị trưởng cực lớn mà mọi doanh nghiệp Việt đều
muốn hướng tới. Cùng với đó hệ thống sản xuất trong nước sẽ được nâng cao, tạo ra các sản
phẩm chất lượng để người tiêu dùng trong nước có thể sử dụng các sản phẩm chất lượng

Hình ảnh các chứng chỉ chất lượng


27
Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng
ASC BAP BRC

Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng
BSCI GLOBAL GAP HACCP

Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng
HALAL IOS9001 IOS22000

28
Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng
MSC SMETA FDA

4. Nhận xét và bài học kinh nghiệm thông qua đợt khảo sát thực tế

1. Các nhận xét về triển lãm, về chuỗi cung ứng, về các hệ thống quản lý chất
lượng đã tìm hiểu

Với sứ mệnh “Ngôi nhà hải sản châu Á”, Vietfish trở thành triển lãm hải sản quốc tế lớn
nhất. Quy mô lớn, tụ họp các nhà cung cấp, quản lý, các nhà bán lẻ, nhà sản xuất, chế biến
và xuất khẩu thủy sản ở trong nước và cả quốc tế được gặp gỡ và giới thiệu các sản phẩm
mới. Không chỉ vậy, Vietfish còn là nơi các doanh nghiệp thủy sản được tiếp cận với những
bộ phận khoa học tiên tiến, những kỹ thuật hiện đại thông qua các nhà cung cấp dịch vụ phụ
trợ cho ngành thủy sản.

Vietfish thu hút hơn 200 đơn vị tham gia triển lãm, với hơn 420 gian hàng, đại diện cho
14 quốc gia và khu vực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tận dụng công nghệ để đánh giá
chất lượng hải sản bằng các sản phẩm tươi sống hoặc thành phẩm đã được chế biến sẵn tại
gian hàng. Người tiêu dùng Việt có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức 100% hải sản Việt Nam
đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất và được vận chuyển tới 165 quốc gia trên thế
giới.

Với “Điểm đến kết nối chất lượng” là chủ đề chính, Vietfish lại một lần nữa khẳng định
về việc chất lượng sẽ là thước đo giá trị cho thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới bên
cạnh việc tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, đa dạng. Về mặt chất lượng sản phẩm, không
chỉ chú trọng vào khâu chế biến mà còn chú trọng về việc hàn gắn chặt chẽ tất cả các công

29
đoạn trong chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn cao nhất thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm,
thị trường và trách nhiệm xã hội

2. Tầm quan trọng của các chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đối với hoạt
động của các công ty

Với thị trường kinh doanh buôn bán ngày nay, nếu muốn giữ vững và phát triển được
chỗ đứng của mình trong xã hội thì cần phải có sự tín tưởng và công nhận từ những người
tiêu dùng. Và để được có được sự tín nhiệm đó thì chính doanh nghiệp đó cần phải đó sự
đảm bảo tuyệt đối về mặt chất lượng sản phẩm. Từ đó, chúng ta có được hệ thống đảm bảo
chất lượng.

Việc xây dựng được một hệ thống đảm bảo chất lượng tốt là một điều thiết yếu của một
doanh nghiệp. Vì trong xã hội ngày nay, hệ thống kiểm soát chất lượng được công
nhận đóng một vai trò quan trọng trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Sự công nhận cũng
giúp thu hút khách hàng mới hoặc mở rộng sang các thị trường mới bằng cách cung cấp cho
khách hàng tiềm năng xác nhận độc lập về khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng của
công ty bạn.

Và sau đây là công dụng của hệ thống đảm bảo chất lượng:

Tránh tổn thất nguyên liệu:

Từ việc kiểm tra chất lượng, ta có thể phát hiện các lỗi sai trong những giai đọan đầu của
việc sản xuất và chỉnh sửa lại vấn đề. Từ đó, giảm tránh được việc tổn thất từ các sản phẩm
lỗi

Đảm bảo được việc tuân thủ các tiêu chuẩn một cách tốt nhất:

Để các tiêu chuẩn trong quy trình sảnh xuất được duy trì, phần lớn các ngành đề bị rằng
bược về mặt pháp lý. Và để đảm bảo việc các quy tắc này được tuân thủ thì có các biện pháp
kiểm soát một cách chặt chẽ

Tăng mức độ trung thành của khách hàng:

Nếu sản phẩm hay dịch vụ của công ty đảm bảo được chất lượng tốt và an toàn thì việc
người tiêu dùng mua hàng nhiều lần và tiêu dùng thường xuyên sẽ không phải là chuyện gì
đáng ngạc nhiên

Tăng mức độ giới thiệu và nhận biết thương hiệu:

30
Những người tiêu dùng thường có xu hướng giới thiệu hay khuyên bảo những người
thân quen của họ sử dụng những thương hiệu cho ra những sản phẩm mà họ cảm thấy hài
lòng

Trao quyền cho nhân viên:

Vì phần kiểm tra chất lượng à một việc hết sức quan trọng nên việc nhân viên phải thực
hiện tốt trác nhiệm của mình là một nghĩa vụ. Và việc đó cải thiện tốt tinh thần của nhân
viên để thúc đẩy tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Đảm bảo cung cấp sản phẩm / dịch vụ tốt cho người tiêu dùng:

Quá trình kiểm soát chất lượng được thực hiện tốt giúp quá trình sản xuất ít sản phẩm bị
lỗi hơn, hạn chế các vụ kiện tụng và ít tốn chi phí để giải quyết về PR cho doanh nghiệp.

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín và đáng tin cậy hơn:

Xây dựng danh tiếng về sản phẩm chất lượng giúp doanh nghiệp được người tiêu dùng
ghi nhận và có được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành.

Tăng lợi nhuận:

Kiểm soát chất lượng tốt sẽ hạn chế việc thu hồi các sản phẩm bị lỗi và giảm tỷ lệ rời bỏ
khách hàng, dẫn đến doanh số bán hàng của công ty tăng lên.

Tất cả các tổ chức đều thừa nhận rằng việc cải thiện quản lý chất lượng giúp giảm thiểu
rủi ro không đáng có. Kiểm soát chất lượng tốt làm tăng lợi nhuận và cải thiện sự hài lòng
của nhân viên và khách hàng. Các tổ chức đang tìm cách tiếp cận chủ động với nhân viên,
khách hàng và lãnh đạo của mình bằng cách cải thiện quản lý chất lượng.

3. Rút ra được các bài học kinh nghiệm và định hướng cho bản thân

Bài học kinh nghiệm

Sau khi đẫ được tham gia triển lãm Vietfish, chúng em đã học được rất nhiều kiến thức
bổ ích từ công việc thực tế và kinh nghiệm quý báu của các doanh nghiệp trong buổi triễn
lãm

Ngoài ra, tôi còn học được cách làm việc, các quy trình và các cách giới thiệu sản phẩm
từ các doanh nghiệp

31
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc tôi vẫn gặp nhiều khó khăn và rút ra được một số bài
học như sau:

- Tôi còn thiếu tự tin nên còn chưa dám chủ động bắt chuyện và hỏi rõ những vấn đề mà
mình cần tìm hiểu. Thế là tôi đã đánh mất một cơ hội học tập thực sự. Tôi cần có thêm sự tự
tin, trau dồi kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm và rèn luyện khả năng giao tiếp tốt hơn.

Định hướng cho bản thân

Qua buổi triễn lãm hội thảo, chúng em hiểu rõ hơn về công việc, yêu thích ngành công
nghệ thực phẩm hơn và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho ngành.

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu thêm thông tin và nâng cao kiến thức về công nghệ thực
phẩm thông qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu và làm việc nhiều hơn để có thêm kinh nghiệm
thực tế.

Tiếp theo, tôi cần rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm: kỹ năng bán hàng, kỹ năng
chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp và đặc biệt phải có khả năng giao tiếp ngoại ngữ
tốt.

Vận dụng những kiến thức đã học, những bài học rút ra từ quá trình đi tham quan triển
lãm. Đó là những kiến thức thực tế vô cùng quý giá sẽ là nền tảng giúp phát huy nhân tài
sau khi tốt nghiệp để làm việc tại các công ty công nghệ thực phẩm.

Không ngừng hoàn thiện bản thân mỗi ngày để trở thành một doanh nghiệp thành công,
trở thành người có ích cho xã hội.

32
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, chuỗi cung ứng thực phẩm là một sơ đồ hoàn thiện và chỉnh chu để có thể
phát triển ngành Công nghệ thực phẩm nói chung và Ngành thủy sản nói riêng. Là một quá
trình lớn và phức tạp đòi hỏi các đối tác từ mọi nơi trên thế giới hợp tác, đảm bảo các tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm và thực thi các thông lệ tốt nhất để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh đó thì hệ thống quản lí chất lượng trong buổi triển lãm được đánh giá cao. Để
cạnh tranh trong điều kiện hiện nay,các doanh nghiệp phải đạt và duy trì được chất lượng
với hiệu quả kinh tế cao, đem lại lòng tin trong nội bộ cũng như cho khách hàng và những
người cộng tác với doanh nghiệp về hệ thống hoạt động của mình. Muốn vậy doanh nghiệp
không thể áp dụng những biện pháp riêng lẻ. Trước hết phải có chiến lược, mục tiêu đúng.
Từ đó, phải có một chính sách hợp lý, một cơ cấu tổ chức và nguồn lực phù hợp để xây
dựng một hệ thống quản lý có hiệu quả và hiệu lực. Hệ thống này phải giúp cho doanh
nghiệp liên tục cải tiến chất lượng, thỏa mãn khách hàng và những người thường xuyên
cộng tác với doanh nghiệp. Từ đó chúng ta học hỏi được những kinh nghiệm sâu sắc thông
qua buổi triển lãm này

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tổng quan về Chuỗi cung ứng Thực phẩm, Babuki keys for better biz (2021)

[2] Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC (2021)

[3] Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Hkb All Right Reserved. Designed By Vietcore.
Tiêu chuẩn BAP (2022)

[4] Công ty TNHH Tư Vấn và Đào Tạo Chất Lượng Việt. BRC là gì? Tổng quan về tiêu
chuẩn BRC (2020)

[5] ISOCERT. Tiêu chuẩn BSCI (2021)

[6] Công ty TNHH tư vấn khoa học và Công nghệ SUTECH (SUTECH). Tiêu chuẩn
GlobalGAP: Thông tin cần biết (2021)

[7] ISOCUS. Tiêu chuẩn HACCP là gì? Nội dung, đối tượng áp dụng và lợi ích của HACCP
(2019)

[8] Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Chất lượng Việt. Tiêu chuẩn HALAL được áp dụng
như thế nào? (2019)

[9] Thư viện tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn IFS phiên bản 7 (IFS FOOD)

[10] BSI. Tiêu chuẩn ISO 9001 (2023)

[11] Cao Đẳng Công Nghệ Ladec. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn
thực phẩm – Để áp dụng thành công cần phải hiểu rõ – 12 nội dung chi tiết (2023)

[12] Công Ty TNHH Chứng Nhận KNA. Tiêu chuẩn MSC- Chương trình quản lý chuỗi
hành trình thủy sản (2023)

[13] Công Ty TNHH Chứng Nhận KNA. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SMETA là gì?

[14] Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Chất lượng Việt. FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA là gì?
(2020)

34
PHỤ LỤC 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM


Môn: Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm
Mã HP: DHTP16A - 420300301104
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình
Nhóm: 13
Nội dung thảo luận Thảo luận nội dung và phân công nhiệm vụ
Thời gian thảo luận: 20h00, 20/08/2023
Phương tiện: Microsoft teams
1. Danh sách thành viên tham gia buổi họp
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
1. Nguyễn Như Diễm Ái 20021631
2. Trịnh Đặng Phương Linh 20042571
3. Huỳnh Thị Mộng Thường 20028641
4. Nguyễn Bích Thủy 20026841 Nhóm trưởng
5. Trần Ngọc Trâm 20051801
2. Nội dung thảo luận nhóm
2.1. Thảo luận nội dung của bài báo cáo
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng phổ biến tại Việt
Nam - Bài thu hoạch từ hoạt động tham quan các triễn lãm ngành Thực phẩm

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Mô tả chuỗi cung ứng thực phẩm và tổng hợp về sự tham gia của các bên có liên quan
trong chuỗi tại triển lãm.
2. Tổng hợp các chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng mà các công ty tham gia triển
lãm đạt được.
3. Giới thiệu sơ bộ về các hệ thống quản lý chất lượng mà các công ty tham gia triển
lãm đã áp dụng
4. Nhận xét và bài học kinh nghiệm thông qua đợt khảo sát thực tế
KẾT LUẬN

35
2.2. Phân công nhiệm vụ
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC LẦN 1

Ghi
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
chú
Tổng hợp các chứng nhận
hệ thống quản lý chất
2002163 lượng mà các công ty
1. Nguyễn Như Diễm Ái
1 tham gia triển lãm đạt
được.

Mở đầu
Nhận xét và bài học kinh
2004257
2. Trịnh Đặng Phương Linh nghiệm thông qua đợt
1
khảo sát thực tế

Mô tả chuỗi cung ứng


thực phẩm và tổng hợp về
sự tham gia của các bên
2002864 có liên quan trong chuỗi
3. Huỳnh Thị Mộng Thường
1 tại triển lãm.
Kết luận

Mô tả chuỗi cung ứng


thực phẩm và tổng hợp về
sự tham gia của các bên
2002684 có liên quan trong chuỗi
4. Nguyễn Bích Thủy
1 tại triển lãm.
Kết luận

Giới thiệu sơ bộ về các hệ


thống quản lý chất lượng
2005180
5. Trần Ngọc Trâm mà các công ty tham gia
1
triển lãm đã áp dụng

Buổi thảo luận kết thúc vào lúc 21h30 cùng ngày.
Nhóm trưởng

Nguyễn Bích Thủy

36
PHỤ LỤC 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM


Môn: Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm
Mã HP: DHTP16A - 420300301104
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình
Nhóm: 13
Nội dung thảo luận Thảo luận nội dung và phân công nhiệm vụ
Thời gian thảo luận: 20h00, 24/08/2023
Phương tiện: Microsoft teams
3. Danh sách thành viên tham gia buổi họp
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
1. Nguyễn Như Diễm Ái 20021631
2. Trịnh Đặng Phương Linh 20042571
3. Huỳnh Thị Mộng Thường 20028641
4. Nguyễn Bích Thủy 20026841 Nhóm trưởng
5. Trần Ngọc Trâm 20051801
4. Nội dung thảo luận nhóm
4.1. Thảo luận nội dung sau khi đi triễn lãm
- Tổng hợp lại kết quả sau buổi tham quan triễn lãm
- Trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên về kết quả sau buổi tham quan triễn
lãm ngày 23/08/2023.
4.2. Phân công nhiệm vụ
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC LẦN 2

Ghi
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
chú
2002163
1. Nguyễn Như Diễm Ái Làm Word
1
2004257 Làm PPT
2. Trịnh Đặng Phương Linh
1
2002864
3. Huỳnh Thị Mộng Thường Làm PPT
1
4. Nguyễn Bích Thủy 2002684 Làm Word
37
1
2005180 Làm PPT
5. Trần Ngọc Trâm
1

Buổi thảo luận kết thúc vào lúc 21h30 cùng ngày.
Nhóm trưởng

Nguyễn Bích Thủy

38

You might also like