You are on page 1of 8

I. Benzoyl peroxide (BPO) là gì?

1. Khái niệm
2. Benzoyl peroxide trị mụn như thế nào?
3. Một số lưu ý khi trị mụn với BPO
4. Một số loại bệnh khác mà BP cũng hỗ trợ được
II. Benzoyl peroxide kết hợp với các hoạt chất khác
1. Benzoyl peroxide + Retinoids
2. Benzoyl peroxide và kháng sinh
3. Benzoyl peroxide và Salicylic acid/ BPO và Sulfur
III. Tóm tắt
1. Một số ý chính cần lưu ý khi dùng Benzoyl peroxide
2. Một số sản phẩm chứa Benzoyl peroxide
IV. Reference
Benzoyl peroxide (BPO) là một trong những hoạt chất bôi ngoài da được sử dụng rộng rãi nhất
để điều trị mụn. Nó có tác dụng kháng khuẩn mạnh (antibacterial), chống viêm (anti-
inflammatory) và làm tan mụn nhẹ (comedolytic). Benzoyl peroxide được ghi nhận điều phát ban
dạng mụn (acneiform eruption) từ năm 1934, mặc dù trước đó nó đã được sử dụng để điều trị
một số tổn thương ngoài da vào năm 1905 bởi Loevenhart. Vào năm 1958, Fishman là người đầu
tiên đề xuất Benzoyl peroxide là một phương pháp điều trị mụn hiệu quả. Sau đó, khi đã phát
triển các hệ nền sản phẩm phù hợp thì BPO bắt đầu được sử dụng rộng rãi [2].

Benzoyl peroxide thường được bán ở nhiều nồng độ khác nhau (2,5% - 10% và có khi đến 20%)
và nhiều loại nền khác nhau (gel, lotion, dung dịch (solution), kem, xà phòng, miếng pad, mặt nạ
hay các loại sửa rửa mặt). Ngoài ra, nó cũng thường được kết hợp với kháng sinh trong một số
loại thuốc bôi ngoài da. Nó cũng được kết hợp với Adapalene (một loại Retinoid) để điều trị mụn
và được FDA phê duyệt vào tháng 12 năm 2008 [2].

Hình 1: Cấu trúc hóa học của Benzoyl Peroxide [O2]

Benzoyl peroxide là một hợp chất hóa học (cụ thể là một peroxide hữu cơ) với cấu trúc là
(C5H5−C(=O)O−)2 và thường được viết tắt là (BzO)2. Nói về cấu trúc của nó thì có thể miêu tả là
hai nhóm Benzoyl (C5H5−C(=O)−, Bz) kết hợp với nhau bằng một cầu nối Peroxide (−O−O−) (Từ
đây chắc bạn cũng đoán được vì sao nó lại có then là Benzoyl peroxide :D). Nó là một chất rắn
dạng hạt màu trắng, có mùi của benzaldehyde, kém tan trong nước nhưng hòa tan trong aceton,
ethanol và nhiều dung môi hữu cơ khác. Benzoyl peroxide là một chất oxy hóa và thường dùng
trong mỹ phẩm để trị mụn viêm [O2].
Nhìn chung, Benzoyl peroxide tác động đến 3 sinh lý bệnh chính của mụn là: Kháng khuẩn
P.acnes (sau này đổi tên là C.acnes), hỗ trợ kháng viêm và cải thiện vấn đề sừng hóa. Ngoài ra,
BPO cũng có khả năng tiêu cồi nhẹ.

Benzoyl peroxide là chất ưa béo lipophilic và khi bôi lên da, nó có khả năng thâm nhập vào nang
lông tiết bã nhờn. Bên trong da, benzoyl peroxide giải phóng oxy gốc tự do và benzoic acid. Các
gốc tự do oxy hóa protein của vi khuẩn [2] và tiêu diệt chúng. Benzoic acid (một chất thường
đóng vai trò chất bảo quản thực phẩm) thì được thận đào thải nhanh chóng và bài tiết dưới dạng
nước tiểu [2].

Benzoyl peroxide là một chất chống vi khuẩn phổ rộng rất hiệu quả. Nó được phát hiện có hiệu
quả hơn trong việc làm giảm nồng độ acid béo tự do trong bã nhờn hơn là kháng sinh
tetracycline dạng uống, và hiệu quả không bị ảnh hưởng bởi các chúng P.acnes kháng thuốc. Bên
cạnh đó, BPO còn có tác dụng chống viêm nhẹ và tác động đến quá trình sừng hóa, làm tan mụn
- nó ảnh hưởng đến ba trong bốn yếu tố chính liên quan đến sinh lý bệnh của mụn. Tác dụng
chống viêm của BPO được cho thấy ở một số nghiên cứu. Ở nồng độ vi cực, nó ngăn chặn bạch
cầu trung tính giải phóng các loài oxy phản ứng (reactive oxygen species), một phần của phản
ứng viêm trong mụn trứng cá [O2].

BPO ban đầu được cho là có tác dụng ức chế tiết bã nhờn, nhưng trong nghiên cứu [11] thì tác
giả cho thấy BPO 5% tăng tỷ lệ tiết bã nhờn lên 22,5% sau 1-2 tháng sử dụng, có khả năng là do
nó làm giảm tắc nghẽn nang lông và cho phép bã nhờn được lưu thông tự do hơn [2] thay vì tích
tụ ở các tuyến bã nhờn và sinh mụn.

a) Mối liên hệ giữa nồng độ và hiệu quả và khả năng kích ứng

Một công thức chứa 2,5% BPO được so sánh với hệ nền tương tự với 5% BPO, 10% BPO hoặc
không chứa BPO trong 3 nghiên cứu mù đôi với 153 bệnh nhân bị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung
bình nặng. Công thức chứa 2,5% benzoyl peroxide có hiệu quả hơn giả dược không chứa BPO và
tương đương với nồng độ 5% và 10% trong việc giảm số lượng tổn thương viêm (sẩn và mụn
mủ). Các triệu chứng bong tróc, ban đỏ và bỏng rát khi sử dụng gel 2,5% ít xảy ra hơn so với nồng
độ 10% nhưng tương đương với gel 5%, do đó nồng độ BPO thấp sẽ phù hợp hơn với các bệnh
nhân có làn da dễ kích ứng. Công thức chứa 2,5% cũng làm giảm đáng kể vi khuẩn P. acnes và
phần trăm acid béo tự do trong lipid bề mặt sau 2 tuần sử dụng ngoài da [3].

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy gel 2,5% BPO giảm số vi khuẩn kỵ khí xuống 97% sau khi sử dụng 1
tuần, 2 lần mỗi ngày và con số này là 99% sau 2 tuần. Ngoài ra, khi sử dụng chung với các hoạt
chất có khả năng làm tan mụn thì BPO có thể làm giảm mức độ kích ứng dự kiến [3].

b) Mối liên hệ giữa BPO và lo ngại về oxy hóa da


Như đã nêu trên, BPO là một chất Oxy hóa và khi thoa lên da thì nó giải phóng gốc oxy tự do từ
đó làm giảm C.acnes mà không để cho C.acnes có thể kháng thuốc. Một số bạn lo lắng liệu nó có
gây lão hóa da hay không? Trong khi ai ai cũng chống Oxy hóa thì mình lại xài chất Oxy hóa là
sao? :((

Thực tế, tác giả trong tài liệu [5] cũng có đề cập đến vấn đề này. BPO tiêu diệt vi khuẩn bằng cách
tạo ra các loại oxy phản ứng trong nang bã nhờn.Vì nó gây ra sự hình thành gốc tự do, việc sử
dụng benzoyl peroxide có thể dẫn đến lão hóa da quá mức hoặc nhanh chóng.

Bác sĩ Dr.Dray trong video [O1] cũng có giải thích vấn đề này: liệu rằng việc sử dụng BPO liên tục
có gây hại cho da hay không, và các gốc tự do nó tạo ra có thể gây tổn thưởng DNA và các tế bào
da của chúng ta hay không. Bác sĩ cho rằng điều này không xảy ra, bởi vì ngoài việc giải phóng các
gốc oxy tự do, nó cũng giúp giảm sự hình thành các loại oxy phản ứng bằng cách kiểm soát mụn.
Quá trình viêm của mụn có thể thúc đẩy sự hình thành các gốc tự do, và bằng cách kiểm soát
mụn BPO sẽ giảm sử hình thành các gốc tự do [O1].

Từ đó có thể hiểu rằng, một mặt BPO giải phóng các gốc Oxy tự do, mặt khác thì nó lại giảm sự
hình thành các loại oxy phản ứng được tạo ra từ phản ứng viêm và do đó nó không quá gây ảnh
hưởng đến da như chúng ta lo lắng! Thông thường, vấn đề này chỉ đáng lo khi bạn dùng trong
thời gian dài hoặc với liều lượng nhiều. Nếu bạn dùng với dạng rửa thì nguy cơ này sẽ được giảm
thiểu đáng kể hơn đây! Và việc dùng BPO dưới dạng rửa cũng được bác sĩ Dr.Dray khuyên dùng
hơn dạng leave-on (thoa thành phần hoạt chất lên mặt và giữ trên đó).

c) BPO gây bất hoạt hoặc giảm hiệu quả một số thành phần

Thông thường, khi được bôi cùng lúc với Tretinoin thì BPO được xem là có thể làm biến tính
tretinoin và giảm hiệu quả của nó [5]. Tuy vậy, không có nghĩa là bạn không thể dùng chung 2
hoạt chất này trong cùng một routine. Bạn có thể đơn giản dùng Tretinoin vào buổi tối và BPO
dạng rửa vào buổi sáng. Bên cạnh đó, BPO cũng không nên dùng chung một lúc với Dapsone
(một loại kháng sinh). Tuy vậy, BPO lại sử dụng chung được với Adapalene (thường được kết hợp
trong công thức có 2,5% BPO và 0,1 hoặc 0,3 adapalene) hoặc Tretinoin nhưng là dạng microgel -
với hệ vận chuyển vi cầu (microsphere) [O1].

Trong nghiên cứu được trích dẫn trong [6], tretinoin gel microsphere 0,04% kết hợp với sữa rửa
mặt chứa BPO 5% vào buổi sáng và kết quả cho thấy nó có hiệu quả tương tự như dùng BPO vào
buổi sáng và tretinoin vào buổi tối, mặc dù sự kết hợp này thường bị tránh do khả năng BPO
giảm tác dụng của tretinoin. Ngoài ra, tretinoin cũng nhạy cảm ánh sáng nên thường không dùng
vào buổi sáng. Tuy vậy với tretinoin dạng microsphere thì có độ ổn định cao hơn và ít bị phân
hủy quang hoc hơn [6].
d) BPO dạng rửa

BPO thường được sử dụng dưới dạng chấm mụn, nhưng có một loại BPO là BPO trong sản phẩm
rửa mặt được xem là nhẹ dịu hơn mà vẫn hiệu quả đấy! Nếu như bạn chấm mụn mà lỡ dùng
nhiều Benzoyl peroxide hay để lại trên da quá lâu thì cũng sẽ thường gặp tình trạng châm chích
và đỏ da khu vực xung quanh mụn. Do đó, để hạn chế vấn đề này, nhiều người sử dụng Benzoyl
peroxide dạng rửa mặt, bao gồm cả các bác sĩ da liễu khi kê đơn cho bệnh nhân đấy (bác sĩ da
liễu như Dr.Dray cũng khuyến khích sử dụng dạng rửa mặt) [12,O1].

Bạn có thể xem thêm hiệu quả cũng như hướng dẫn dùng BPO dạng rửa chi tiết này nhé:
https://callmeduy.com/bai-viet/short-contact-therapy-cach-dung-mot-so-active-ingredients-cho-
da-nhay-cam

e) BPO gây chai mụn?

Một số bạn thấy khi thoa BPO vào một số loại mụn thì nó làm mụn chai và không trồi lên. Tuy
nhiên, điều này không đúng hoàn toàn. Có nhiều tình trạng mụn mà vốn dĩ nó rất hiếm khi trồi
nhân lên, ví dụ như Nodular acne. Nodular acne có thể gây viêm và thường tạo mủ trong nốt
mụn. Do đó, khi bạn sử dụng BPO lên Nodular acne thì sẽ giúp mụn hết tình trạng viêm, sưng -
tuy vậy vốn dĩ nó đã có mủ nên nó sẽ không xẹp hoàn toàn mà bạn sẽ thấy nó ở yên ở đó - hay
mọi người thường gọi là “chai”. Trong trường hợp này, vốn dĩ loại mụn này sẽ không trồi lên chứ
không phải là BPO khiến nó bị chai đi - thực tế BPO đã giảm viêm và giúp nốt mụn không lớn to
thêm. Để xử lý tiếp tục, bạn có thể sử dụng các thành phần có khả năng tiêu cồi mụn mạnh hơn
như Azelaic acid, Tretinoin/Adapalene, hay Salicylic acid.

Bạn có thể đọc thêm bài này nhé (các trích dẫn cũng đã có trong bài này):

https://callmeduy.com/bai-viet/cam-nang-tri-mun-high-level-p1:-say-bye-to-mun-chai

Do đó, đừng sợ sử dụng BPO sẽ gây chai mụn. Mặc dù đúng là BPO không hiệu quả nhiều với các
loại mụn đầu trắng, đầu đen nhưng nó rất hiệu quả với các loại mụn viêm (xem trong link). Do đó
nếu bạn bị đúng các loại mụn viêm thì hãy thử BPO nhé!

Ngoài mụn trứng cá, BPO cũng có thể hỗ trợ một số tình trạng da liễu khác như:

- Viêm tuyến mồ hôi mủ (tên khoa học là Hidradenitis Suppurativa)

- Viêm nang lông (Folliculitis)

- Bệnh Chốc (Impetigo)Lông mọc ngược (Ingrown hair).


Để chữa trị các tình trạng này trên cơ thể thì bạn có thể dùng các loại sữa tắm có BPO [O1]

Trước đây, combo Tretinoin và Benzoyl peroxide thường tránh sử dụng chung do khả năng làm
giảm tác dụng Retinoids bởi tác động Oxy hóa [6]. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, bạn có thể
dùng BPO buổi sáng, tretinoin buổi tối hoặc có thể kết hợp BPO dạng rửa và tretinoin gel
microsphere chung một buổi hoặc sử dụng BPO chung với adapalene (adapalene bền vững hơn).

Ba nghiên cứu đánh giá hiệu quả và khả năng dung nạp của sản phẩm kết hợp adapalene và BPO:
adapalene 0,1% / BPO 2,5% gel. Gel Adapalene / BPO không chỉ duy trì hiệu quả sau 6 tháng, mà
bệnh nhân đã cải thiện chất lượng cuộc sống khi điều trị. Mặc dù khả năng dung nạp tổng thể là
tốt trong tất cả các nghiên cứu, tuy nhiên trong một nghiên cứu của Troielli và cộng sự, kích ứng
đã xảy ra trong 2 tuần đầu. Tuy vậy, tình trạng này được cải thiện sau đó và bệnh nhân hài lòng
với cả hiệu quả điều trị và khả năng dung nạp [6]. Ở bệnh nhân mụn nặng hơn thì có thể thử
adapalene 0,3% kết hợp 2,5% BPO và công thức này được xem là cải thiện tốt hơn 68% so với
Adapalene 0,1% [4]. Một nguyên do mà nó thường được dùng là do BPO không gây ra kháng
thuốc như các loại kháng sinh dạng bôi [7].

Trong nghiên cứu ở [7] trên các bệnh nhân có P.acnes cao và có sử hiện diện của các quần thể
kháng kháng sinh ( erythromycin, tetracycline và clindamycin) thì khi sử dụng BPO tổng số lượng
vi khuẩn vẫn giảm đáng kể. Từ đó, tác giả kết luận rằng gel có chứa adapalene-BPO có thể giảm
hiệu quả sự xâm lấn trên da của P.acnes nhạy cảm và kháng kháng sinh sau 4 tuần.

Bài [8] cũng ủng hộ quan điểm BPO kết hợp Adapanele sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với chỉ
dùng Adapalene hay chỉ dùng BPO, với sự khác biệt đáng kể được quan sát thấy chỉ sau 1 tuần.
Khả năng kích ứng thì không quá đang kể và tương tự như chỉ sử dụng adapalene.

Kể từ khi ra đời thuốc kháng sinh dạng bôi vào giữa những năm 1970, các chủng P. acnes kháng
kháng sinh đã xuất hiện và gia tăng về số lượng trong nhiều năm. Có một số bằng chứng cho thấy
những bệnh nhân mắc các chủng kháng thuốc này khi sử dụng các kháng sinh bị kháng đó dạng
uống mà không kết hợp với các hướng điều trị khác thì không mang lại hiệu quả [2].

Thuốc kháng sinh dạng bôi, chủ yếu là clindamycin và erythromycin, thường được dùng do làm
giảm P.acnes và ít tác dụng phụ [2]. Tuy nhiên, sự kháng thuốc trên diện rộng là phổ biến, đặc
biệt là khi được dùng trong thời gian dài với liều lượng thấp [1]. Do đó không nên chỉ dùng kháng
sinh mà nên kết hợp với các loại thuốc khác. Một số sự kết hợp thường được sử dụng là 1%
clindamycin với tretinoin hoặc clindamycin hoặc erythromycin với benzoyl peroxide. Sự kết hợp
của benzoyl peroxide với một loại thuốc kháng sinh tại chỗ đã được chứng minh là làm giảm
nồng độ các chủng P. acnes kháng kháng sinh và có hiệu quả cao hơn so với sử dụng riêng biệt
một trong hai sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc tính diệt khuẩn tuyệt vời của benzoyl peroxide, cộng
với khả năng làm tan mụn và chống viêm kèm thêm của Retinoids sử dụng tại chỗ và nỗ lực giảm
thiểu việc sử dụng kháng sinh nên kháng sinh dạng bôi đang giảm dần [4]. Benzoyl peroxide bảo
vệ chống lại sự đề kháng bằng cách loại bỏ vi khuẩn kháng thuốc: Liên minh toàn cầu cải thiện
kết quả về mụn trứng cá (Global Alliance to Improve Outcomes in acne)(2003) khuyến cáo rằng
nếu phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn 2 tháng, nên sử dụng benzoyl peroxide
trong tối thiểu 5-7 ngày giữa các đợt điều trị kháng sinh để giảm các sinh vật kháng thuốc khỏi da
[10]. Bài nghiên cứu [9] cũng nêu ra khuyến cáo nên sử dụng BPO nếu sử dụng kháng sinh đường
uống dài ngày.

Sự giảm đáng kể số lượng P. acnes trên bề mặt da và trong nang lông đã được ghi nhận chỉ sau 2
ngày sử dụng benzoyl peroxide 5% trong gel nước. Sữa rửa mặt có chứa benzoyl peroxide 6% là
cho thấy có khả năng làm giảm số lượng các chủng P. acnes nhạy cảm với kháng sinh và kháng
kháng sinh chỉ sau 3 tuần rửa một lần mỗi ngày trong 20 giây [2].

Trong số các liệu pháp kết hợp được nghiên cứu thì sự kết hợp giữa Clindamycin phosphate và
BPO là được nghiên cứu rộng rãi nhất, theo [9]. Hai nghiên cứu so sánh gel clindamycin 1,2% /
BPO 2,5% với adapalene 0,1% / BPO 2,5% đều báo cáo khả năng dung nạp tốt hơn với kết hợp
clindamycin / BPO và kết hợp này cũng ít gây kích ứng hơn [9].

Benzoyl peroxide cũng được nghiên cứu sử dụng chung với Salicylic acid và Sulfur, tuy nhiên
không phổ biến bằng kết hợp BPO và retinoids (adapalene) hoặc BPO + clindamycin.

BPO kết hợp với Salicylic acid: Kết hợp này thường dùng cho mụn dạng nhẹ - vừa. Kết hợp này
được ghi nhận là có hiệu quả tốt hơn so với chỉ sử dụng BPO riêng lẻ [8].

BPO kết hợp với Sulfur: Hỗn hợp này đã được nghiên cứu trong nghiên cứu [1] từ khá lâu. Kết
hợp này được sử dụng để điều trị 286 bệnh nhân trong nghiên cứu [1] và được nhận thấy là có
thể điều trị hầu hết các loại mụn mà không cần phải dùng kháng sinh kèm theo. Tuy vậy, tác
dụng không mong muốn nhẹ có thể diễn ra: 2,5% bệnh nhân phát triển dị ứng tiếp xúc.
Nồng độ: nên chọn nồng độ 2,5 hoặc 5% thì hiệu quả kháng khuẩn tốt nhưng ít kích ứng hơn
10%, và tốt nhất là nên dùng dưới dạng rửa. Hoặc nếu mụn viêm khá nhiều, bạn có thể dùng BPO
như một dạng mặt da - thoa toàn mặt trong khoảng 2p sau đó rửa đi và có thể sử dụng 3 lần/
tuần tùy theo tình trạng mụn.

Nên dùng kết hợp với các hoạt chất khác để trị mụn nhanh hơn (ví dụ như adapalene, tretinoin,
clindamycin hoặc salicylic acid); và nếu có dùng kháng sinh đường uống hay đường thoa thì phải
dùng BPO để ngăn tình trạng xuất hiện chủng khuẩn kháng kháng sinh.

Nếu dùng dạng leave-on lưu lại trên da, nên cẩn thận vì nếu BPO dính vào gối, áo do BPO có khả
năng tẩy chất liệu đó. Do đó, nếu bị mụn ở ngực hay lưng thì nên dùng BPO dạng rửa sẽ hạn chế
được nhược điểm này.

Sử dụng phù hợp với loại mụn: BPO sẽ phù hợp để chữa trị các loại mụn viêm hơn là các loại
mụn như đầu trắng, đầu đen. Nếu bạn bị nhiều loại mụn thì:

- Nếu bị mụn nhẹ - vừa: có thể dùng BPO kết hợp với salicylic acid hoặc adapalene
- Nếu bị mụn nặng: có thể dùng BPO kết hợp adapalene hoặc tretinoin; hoặc kết hợp thêm
azelaic hoặc kháng sinh nếu cần thiết (nên đi bác sĩ để kê kháng sinh phù hợp nhé)

https://callmeduy.com/bai-viet/cam-nang-tri-mun-high-level-p1:-say-bye-to-mun-chai

You might also like