You are on page 1of 6

TTYT TP BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TYT PHƯỜNG 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: 34 /KH-TYT Bảo Lộc, ngày 24 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
QUÝ I NĂM 2024

Căn cứ Kế hoạch số 19/KH – TTYT ngày 16 tháng 01 năm 2024 của Trung
tâm Y tế Bảo Lộc: Kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm năm
2024;
Căn cứ Kế hoạch số 36/KH – TTYT ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Trung
tâm Y tế Bảo Lộc: Kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh Đái tháo đường năm
2024;
Căn cứ Kế hoạch số 67/KH – TTYT ngày 23 tháng 01 năm 2024 của Trung
tâm Y tế Bảo Lộc: Kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường quí I
năm 2024;
Trạm Y tế phường 2 xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống bệnh đái
tháo đường Quý I năm 2024 cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU:
- Tăng cường phát hiện sớm và can thiệp sớm, nhằm làm giảm sự tiến triển
của bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
- Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
II. CHỈ TIÊU:
Kế
TT Nội dung ĐVT
hoạch
Tổng số dân Người 21.581
Tổng số ≥ 40 tuổi Người 9.923
Tổng số người từ 30 - 69 tuổi Người 11.991
Số BN đang quản lý Người 123
Số BN tăng ĐTĐ ước mắc =2% DS Người 432
Số BN khám sàng lọc phát hiện người có nguy cơ cao hoặc
1 nghi ngờ mắc đái tháo đường cho nhóm người ≥ 40 tuổi ít Người 1.069
nhất 1 lần/năm (≥51%)
- Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được quản lý điều trị tại
2 Người >30
trạm y tế (30%)

3 - Tỷ lệ tiền đái tháo đường trong dân số 30-69 tuổi % <20


Kế
TT Nội dung ĐVT
hoạch
4 - Tỷ lệ đái tháo đường trong dân số 30-69 tuổi % <10

Tỷ lệ người đái tháo đường phát hiện được can thiệp dự


5 % >56
phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

Số người tiền đái tháo đường ước mắc 17.8% DS Người 3.718

6 Tỷ lệ người tiền đái tháo đường phát hiện % >20

Tỷ lệ người tiền đái tháo đường sau khi phát hiện được can
7 % >51
thiệp dự phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG


1. Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh nhân đái tháo đường tại cộng
đồng.
- Tiếp tục duy trì lồng ghép khám sàng lọc phát hiện sớm đái tháo đường,
đặc biệt nhóm người có nguy cơ cao (≥ 40 tuổi,...) bằng phiếu sàng lọc hoặc xét
nghiệm đường máu tối thiểu 1 lần/năm với nhiều hình thức: thăm người bệnh tại
nhà; khám sức khoẻ cho các công ty, các cơ quan... Kết hợp với Hội người cao tuổi,
Hội cựu chiến binh, các tổ chức xã hội khác...
2.1. Sàng lọc thụ động (sàng lọc tại cộng đồng)
- Hoạt động truyền thông: phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa
phương tích cực truyền thông bằng nhiều hình thức thiết thực, phù hợp về bệnh đái
tháo đường và tăng huyết, những nội dung liên quan đến khám sàng lọc đái tháo
đường cho người từ 40 tuổi trở lên.
- Quản lý người dân từ 40 tuổi trở lên trên địa bàn phường.
- Cán bộ y tế chuyên trách phòng chống đái tháo đường và Trạm Y tế tiến
hành khám lọc bằng phiếu khám sàng lọc phát hiện bệnh không lây nhiễm. Qua đó,
xác định những người có YTNC ( ≥ 6 điểm) để tiến hành sàng lọc mắc bệnh ĐTĐ.
(Không tiến hành đối với các trường hợp đã được chẩn đoán xác định mắc đái tháo
đường).
- Lập danh sách quản lý những người có YTNC (≥ 6 điểm) theo Tổ dân phố.
- Lập danh sách và viết Giấy mời những người có YTNC (≥ 6 điểm) đến địa
điểm và thời gian theo kế hoạch của Trạm y tế để làm xét nghiệm đường huyết lúc
đói.
- Làm xét nghiệm glucose máu lúc đói cho tất cả những người có YTNC
theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đánh giá kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói:
+ Đường huyết lúc đói < 5,6 mmol/L: Bình thường
+ Nếu đường huyết lúc đói từ: 5,6mmol/l đến 6,9mmol/l: Hướng dẫn đến
làm lại vào 1 buổi khác hoặc chuyển lên tuyến trên để được làm các xét nghiệm cần
thiết nhằm chẩn đoán xác định.
+ Đường huyết lúc đói ≥7,0 mmol/l: Chuyển hoặc hướng dẫn đối tượng đến
cơ sở y tế, nơi làm được xét nghiệm chỉ số Glucose máu bằng máu tĩnh mạch để
chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ.
- Căn cứ kết quả xét nghiệm đường huyết để xác định những người mắc
bệnh ĐTĐ (ĐTĐ mới phát hiện) và những người có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ
(tiền ĐTĐ). Lập danh sách những người có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ và “Danh
sách bệnh nhân ĐTĐ” (cả ĐTĐ cũ và mới phát hiện) của địa phương để thực hiện
công tác quản lý, quản lý và điều trị.
- Đối với những trường hợp có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
(Phiếu sàng lọc ≥ 6 điểm) nhưng qua khám sàng lọc bằng xét nghiệm đường huyết
không xác định mắc bệnh đái tháo đường thì trạm đưa vào danh sách quản lý đối
tượng có yếu tố nguy cơ đã khám sàng lọc.
- Đối với những trường hợp không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường (Phiếu sàng lọc < 6 điểm). Thì trạm đưa vào danh sách quản lý đối tượng đã
khám sàng lọc.
4.2. Sàng lọc chủ động
- Thực hiện sàng lọc cho tất cả người dân từ 40 tuổi trở lên đến khám bệnh
tại trạm Y tế vào sổ khám sàng lọc. Lập danh sách các đối tượng có YTNC để theo
dõi và tổ chức khám sàng lọc.
- Vào phần mềm khám chữa bệnh: https://yte-lamdong.vnpthis.vn/web_his/
Sokhambenhlon2016 ;Tên : main.ttytblc; Mật khẩu His@2016 để cập nhật danh
sách bệnh nhân đến khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Trung tâm mắc các bệnh
không lây nhiễm cập nhật vào sổ theo dõi, điều trị và quản lý trên phần mềm:
https://kln.tkyt.vn/dhis-web-commons/security/login.action theo quy định.
- Tuyên truyền, vận động tất cả các đối tượng có nhu cầu, đặc biệt các đối
tượng có yếu tố nguy cơ chủ động đến các cơ sơ y tế để khám và xét nghiệm đường
máu.
- Cung cấp bảng tự đánh giá yếu tố nguy cơ hoặc theo nhu cầu cá nhân.
4.3. Sàng lọc cơ hội
Các đối tượng đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe, khám bệnh
khác… tiến hành xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế để tăng cường cũng như
mở rộng phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường trên địa bàn.
4.4. Xử lý kết quả sàng lọc
- Những người được chẩn đoán ĐTĐ cần được chăm sóc điều trị theo hướng
dẫn chăm sóc quản lý bệnh ĐTĐ.
- Những người chưa mắc ĐTĐ nhưng bị “Rối loạn đường huyết lúc đói” (gọi
chung là “Tiền ĐTĐ”), hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ cần được áp dụng các
biện pháp phòng bệnh tích cực nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của ĐTĐ type 2.
Những đối tượng này cũng cần được sàng lọc định kỳ hàng năm hoặc 2 năm một
lần.
3. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:
- Phối hợp với văn hóa thông tin phường tổ chức truyền thông trên loa truyền
thanh phường: 1tháng/lần.
- Tổ chức tuyên truyền trên mọi hình thức: Tuyên truyền trong các buổi
khám chữa bệnh, lồng ghép trong các buổi họp của các ban ngành, đoàn thể để
nhân dân nhằm góp phần đưa công tác phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và đưa
vào quản lý, điều trị kịp thời.
4. Công tác thống kê báo cáo:
- Thực hiện hàng tháng, quý, hàng năm theo quy định.
- Cập nhật danh sách bệnh nhân đái tháo đường lên hệ thống phần mềm quản
lý bệnh không lây nhiễm theo quy định https://kln.tkyt.vn/dhis-web-
commons/security/login.action
5. Công tác giám sát:
- Hàng tháng giám sát những bệnh nhân đang quản lý trên địa bàn giúp bệnh
nhân phục hồi chức năng và kiểm soát tốt tình trạng bệnh, giảm biến chứng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân phường về hoạt động phòng
chống đái tháo đường.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện khám và điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường,
khám sàng lọc tại trạm để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo
đường cho người dân.
- Kết hợp tổ chức khám sàng lọc bệnh đái tháo đường với sàng lọc các bệnh
không lây nhiễm khác.
- Vào phần mềm khám chữa bệnh: https://yte-lamdong.vnpthis.vn/web_his/
Sokhambenhlon2016 ;Tên : main.ttytblc; Mật khẩu His@2016 để cập nhật danh
sách bệnh nhân đến khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Trung tâm mắc các bệnh
không lây nhiễm cập nhật vào sổ theo dõi, điều trị và quản lý trên phần mềm:
https://kln.tkyt.vn/dhis-web-commons/security/login.action theo quy định.
- Tiếp tục tổ chức Quản lý - tư vấn, điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.
- Căn cứ theo danh mục thuốc, danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt, căn cứ
vào tình hình thực tế tại đơn vị để dự trù thuốc ít nhất 2 nhóm thuốc điều trị bệnh
đái tháo đường theo quy định để tổ chức điều trị cho người bệnh mắc bệnh Đái tháo
đường.
- Truyền thông phòng chống đái tháo đường bằng các hình thức truyền thông
trực tiếp và gián tiếp.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể trong các hoạt
động phòng chống bệnh Đái tháo đường.
- Thực hiện báo cáo hàng tháng, quý, năm theo quy định.
- Báo cáo kết quả khám sàng lọc Đái tháo đường; Hoàn thành các thủ tục để
thanh quyết toán hoạt động khám sàng lọc đúng thời gian quy định.
- Tuyên truyền hàng ngày thông qua công tác khám chữa bệnh tại trạm.
Truyền thông trên hệ thống loa đài của địa phương 1 lần/tháng.
V. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG:
Thực hiện theo sự phân bổ của tuyến trên
VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Trung tâm Y tế Bảo Lộc:
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hỗ trợ chuyên môn cho tuyến cơ sở trong
các hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường.
Trên đây là kế hoạch hoạt động phòng chống đái tháo đường quý I năm 2024
của Trạm Y tế phường 2.
Nơi nhận: TRẠM Y TẾ
- TTYT TP Bảo Lộc (để báo cáo)
- UBND phường 2 (để báo cáo)
- Lưu TYT phường (thực hiện)

Lê Thị Phương

You might also like