You are on page 1of 16

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

CHƯƠNG I

Tóm lược

1. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội có giai cấp. Nhà nước xuất hiện khi các mâu thuẫn giai
cấp trong xã hội đã phát triển đến mức không thể điều hòa, giai cấp thống trị lập ra nhà nước làm
nhiệm vụ thiết lập trật tự, ổn định của xã hội, duy trì và bảo vệ địa vị, quyền lợi cho giai cấp
thống trị.

2. Nhà nước luôn thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi kiểu nhà nước
khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, bản chất giai cấp và bản chất xã hội của Nhà nước
được thể hiện ở các mức độ khác nhau

. 3. Nhà nước là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, chịu sự chi phối của cơ sở hạ
tầng xã hội, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng khác của thượng tầng kiến
trúc xã hội. Vị trí của Nhà nước có được xuất phát từ những đặc trưng riêng có của Nhà nước.

4. Vị trí của Nhà nước trong xã hội đã xác định các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà
nước. Hai chức năng này của Nhà nước có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau. Trong đó,
chức năng đối nội là cơ bản, quyết định tính chất, mức độ của chức năng đối ngoại; chức năng
đối ngoại có tác động hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của chức năng đối nội.

5. Nhà nước đã trải qua 4 kiểu: Kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước
tư sản và kiểu nhà nước XHCN. Sự hình thành và phát triển thay thế kiểu nhà nước này bằng
kiểu nhà nước mới theo quy luật phát triển.

6. Hình thức nhà nước được nhìn nhận trên góc độ hình thức chính thể, hình thức cấu trúc của
Nhà nước và chế độ chính trị.
7. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức từ trung ương tới địa
phương để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Mỗi kiểu nhà nước khác nhau,
hình thức Nhà nước khác nhau, bộ máy nhà nước được tổ chức khác nhau.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích nguồn gốc hình thành nhà nước.


2. Phân tích bản chất của nhà nước, mối quan hệ giữa bản chất giai cấp và bản chất xã hội
của nhà nước.
3. Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước, mối quan hệ giữa chức năng đối nội với
chức năng đối ngoại của nhà nước.
4. Phân tích các đặc trưng của nhà nước
5. Phân tích vị trí của Nhà nước trong xã hội.
6. Trình bày các kiểu nhà nước, quy luật của sự thay thế các kiểu nhà nước.
7. Trình bày về hình thức chính thể. So sánh hình thức chính thể quân chủ với hình thức
chính thể cộng hòa; hình thức chính thể cộng hòa tổng thống với hình thức chính thể
cộng hòa đại nghị.
8. Trình bày khái niệm bộ máy nhà nước. So sánh nguyên tắc tập quyền và phân quyền
trong tổ chức bộ máy nhà nước.

Câu hỏi tình huống:

1. Nhà nước là gì? Nhà nước xuất hiện trong xã hội như thế nào?

2. Nhà nước có nguyên thủ quốc gia do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, làm việc theo
nhiệm kỳ có phải là Nhà nước theo hình thức chính thể quân chủ hay không?

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Nhà nước bắt đầu xuất hiện từ khi nào?

a) Ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất.

b) Ngay từ khi các tầng lớp, giai cấp xuất hiện

c) Khi mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội đã phát triển đến mức không thể điều
hòa.

d) Khi xã hội bước vào chế độ phong kiến.

2. Nhà nước do ai lập ra ?

a) Do thượng đế lập ra.

b) Dotoàndânthếgiớilậpra.

c) Docácgiaicấpbịtrịtrongxãhộilậpra.

d) Do giai cấp thống trị lập ra.

3. Nhà nước được giai cấp thống trị lập ra KHÔNG nhằm mục đích gì ?

a) Để quản lý xã hội.

b) Để bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị.

c) Để bảo vệ địa vị của kẻ yếu trong xã hội.

d) Để thiết lập trật tự, ổn định của xã hội.
4. Trong lịch sử các kiểu nhà nước nào sau đây đã tồn tại?

a) Quânchủ,cộnghòa.

b) Cổ đại, Trung đại, hiện đại.

c) Chủ nô, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa.

d) Chủ nô, phong kiến, tư sản.

5. Trong lịch sử KHÔNG tồn tại kiểu nhà nước nào?

a) Cộng sản nguyên thủy


b) Chủnô.
c) Phongkiến
d) Tư sản

6. Trong lịch sử KHÔNG tồn tại hình thức chính thể nào?

a) Quân chủ tuyệt đối

b) Dân chủ

c) Cộng hòa

d) Quân chủ lập hiến

CHƯƠNG II

Tóm lược

1. Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên của xã hội có nhà nước. Nhà nước chủ nô
chịu sự ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng xã hội chiếm hữu nô lệ. Nhà nước là công cụ để giai
cấp chủ nô thực hiện sự thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng đối với các giai cấp khác
trong xã hội. Nhà nước chủ nô cũng thực hiện vai trò duy trì trật tự, ổn định của xã hội
chiếm hữu nô lệ, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp
khác trong xã hội ở những mức độ nhất định.

2. Nhà nước chủ nô thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại thông qua rất nhiều
phương diện hoạt động khác nhau.

3. Nhà nước chủ nô có hình thức chính thể quân chủ và hình thức chính thể cộng hòa. Xét
về hình thức cấu trúc, phổ biến nhất là hình thức cấu trúc đơn nhất. Xét về chế độ chính
trị, biện pháp để thực hiện quyền lực ở các nhà nước chủ nô phổ biến là bằng bạo lực,
phản dân chủ. Tuy nhiên ở một số nhà nước cộng hòa dân chủ thì biện pháp dân chủ lại
được thực hiện triệt để.

4. Bộ máy nhà nước chủ nô thời kỳ đầu có tính chất đơn giản, có nhiều tàn dư của chế độ
cộng sản nguyên thủy. Tuy vậy, để thích ứng với các chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước, bộ máy nhà nước chủ nô dần được hoàn thiện.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích quá trình hình thành của các nhà nước chủ nô.

2. Phân tích những điểm khác nhau cơ bản của sự hình thành các nhà nước chủ nô ở
phương Tây với phương Đông.

3. Phân tích đặc điểm của nhà nước chủ nô.

4. Phân tích chức năng của nhà nước chủ nô.

5. Trình bày các hình thức chính thể của các nhà nước chủ nô.

6. Trình bày khái quát về bộ máy nhà nước chủ nô.

Câu hỏi tình huống:

1. Tại sao những nhà nước đầu tiên hình thành trong lịch sử xã hội loài người lại được
gọi là nhà nước chủ nô?

2. Nhà nước chủ nô có vua không? có

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Tính giai cấp của nhà nước chủ nô được thể hiện như thế nào?

a) Nhà nước chủ nô do giai cấp chủ nô lập ra

b) Có nhiệm vụ bảo vệ địa vị, quyền lợi cho giai cấp chủ nô

c) là công cụ để duy trì sự thống trị về mọi mặt của chủ nô đối với nô lệ và
những người lao động khác.

d) Cả a, b, c đúng

2. Nhà nước chủ nô có đặc điểm gì?


a) Là kiểu nhà nước đầu tiên được hình thành trên thế giới

b) Tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ

c) Nhà nước chủ nô do giai cấp chủ nô lập ra để bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai
cấp chủ nô

d) Cả a, b, c đúng

3. Nhà nước chủ nô không có đặc điểm nào dưới đây?

a) Là kiểu nhà nước hình thành đầu tiên trên thế giới

b) Xuất hiện từ quá trình tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy

c) Tồn tại trong xã hội cộng sản nguyên thủy

d) Do giai cấp chủ nô lập ra

4. Nhà nước chủ nô phương Đông không có đặc điểm nào dưới đây?

a) Xuất hiện trước các nhà nước chủ nô phương Tây

b) Là kiểu nhà nước đầu tiên hình thành trên thế giới

c) Tồn tại trong xã hội phong kiến

d) Có nhiệm vụ bảo vệ địa vị, quyền lợi cho giai cấp chủ nô

5. Nhà nước chủ nô phương Đông không có đặc điểm nào dưới đây?

a) XuấthiệnsaucácnhànướcchủnôphươngTây

b) Tồntạitrongxãhộichiếmhữunôlệ

c) Dogiaicấpchủnôlậpra

d) Có nhiệm vụ bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai cấp chủ nô

6. Nhà nước chủ nô phương Đông tồn tại trên nền tảng xã hội có đặc điểm gì?

a) Xãhộicógiaicấpchủnôvànôlệ

b) Giai cấp nô lệ có số lượng không nhiều, không là lực lượng lao động sản xuất
chính trong xã hội
c) Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ không quá sâu sắc

d) Cả a, b, c đúng

7. Nhà nước chủ nô phương Đông tồn tại trên nền tảng xã hội không có đặc điểm nào
dưới đây?

a) Xã hội có giai cấp chủ nô và nô lệ
b) Giai cấp nô lệ có số lượng không nhiều, không là lực lượng lao động sản
xuất chính trong xã hội
c) Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ rất sâu sắc
d) Tư hữu đối với tư liệu sản xuất không phát triển

8. Nhà nước chủ nô phương Tây tồn tại trên nền tảng xã hội có đặc điểm gì?

a) Xã hội có giai cấp chủ nô và nô lệ
b) Giai cấp nô lệ có số lượng đông đảo, là lực lượng lao động sản xuất chính
trong xã hội
c) Mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ sâu sắc
d) Cả a, b, c đúng

9. Nhà nước chủ nô phương Tây tồn tại trên nền tảng xã hội không có đặc điểm nào
dưới đây?
a) Xãhộicógiaicấpchủnôvànôlệ

b) Giai cấp nô lệ có số lượng đông đảo, là lực lượng lao động sản xuất chính trong xã
hội

c) Mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ không quá sâu sắc

d) Tư hữu đối với tư liệu sản xuất phát triển

10. Nhà nước chủ nô có các chức năng đối nội nào?

a) Bảovệvàcủngcốchếđộsởhữucủachủnôđối với tư liệu sản xuất và đối với nô lệ, duy
trì các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và

những người lao động khác;

b) Trấn áp nô lệ và các tầng lớp người lao động

trong xã hội về mọi mặt;

c) Thực hiện các hoạt động kinh tế -xã hội.


d) Cả a, b, c đúng

11. Nhà nước chủ nô có các chức năng đối ngoại nào?

a) Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược;

b) Phòng thủ đất nước

c) Thực hiện các quan hệ đối ngoại, buôn bán với

các quốc gia khác.

d) Cả a, b, c đúng.

12.Nhà nước chủ nô không có chức năng đối nội nào dưới đây?

a) Bảovệvàcủngcốchếđộsởhữucủachủnôđối với tư liệu sản xuất và đối với nô lệ, duy
trì các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác;

b) Trấn áp nô lệ và các tầng lớp người lao động trong xã hội về mọi mặt;

c) Tiếnhànhcáccuộcchiếntranhxâmlược;

d) Thực hiện các hoạt động kinh tế -xã hội.

13.Nhà nước chủ nô không có chức năng đối nội nào dưới đây?

a) Bảovệvàcủngcốchếđộsởhữucủachủnôđối với tư liệu sản xuất và đối với nô lệ, duy
trì các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác;

b) Thực hiện các quan hệ đối ngoại, buôn bán với các quốc gia khác.

c) Trấn áp nô lệ và các tầng lớp người lao động trong xã hội về mọi mặt;

d) Thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội.

CHƯƠNG III

Tóm lược

1. Nhà nước phong kiến đa số được hình thành từ quá trình tan rã của xã hội chiếm hữu
nô lệ. Do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất dẫn đến những
thay đổi về cơ cấu các giai cấp trong xã hội và sự thay thế từ kiểu nhà nước chủ nô sang
kiểu nhà nước phong kiến. Tuy vậy, ở một số khu vực, một số nhà nước phong kiến xuất
hiện ngay từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy, không trải qua thời kỳ chiếm hữu
nô lệ.

2. Kiểu nhà nước phong kiến tồn tại trong hình thái kinh tế - xã hội phong kiến. Xã hội
phong kiến là xã hội duy trì trật tự đẳng cấp. Trong xã hội có nhiều tầng lớp, giai cấp
khác nhau mà giai cấp địa chủ nắm quyền thống trị. Nhà nước phong kiến là công cụ
chuyên chính chủ yếu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người
lao động khác, nhằm để củng cố và bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ phong
kiến.

3. Nhà nước phong kiến có các chức năng đối nội và đối ngoại để thực hiện các nhiệm vụ
đặt ra đối với nhà nước. Trong đó, chức năng đối nội cơ bản gồm có: (1) Bảo vệ chế độ
sở hữu của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột phong kiến đối với nông dân
và các tầng lớp người lao động khác; (2) Trấn áp nông dân và những người lao động khác
trong xã hội; (3) Thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội. Chức năng đối ngoại của nhà
nước phong kiến gồm có: (1) Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ; (2)
Phòng thủ đất nước và thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước khác.

4. Nhà nước phong kiến, xét về hình thức chính thể, phổ biến là hình thức chính thể quân
chủ. Tuy nhiên cũng có một số nhà nước thiết lập chính thể cộng hòa. Hình thức cấu trúc
của các nhà nước phong kiến phổ biến vẫn là hình thức đơn nhất, hình thức liên bang rất
hãn hữu. Xét về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến áp dụng biện pháp bạo lực và
lừa dối để thực hiện quyền lực.

5. Bộ máy nhà nước được cấu tạo từ triều đình và các cơ quan địa phương. Hệ thống
quan lại được hình thành từ trung ương đến địa phương theo chế độ tiến cử, thi cử, thế
tập giúp nhà vua thực hiện quyền trị vì của mình trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ. Do các
nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà nước và quan điểm của người đứng đầu nhà nước,
mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nhà nước lại được tổ chức có những đặc điểm riêng.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích quá trình hình thành của các nhà nước phong kiến.

2. Phân tích những điểm khác nhau cơ bản của sự hình thành các nhà nước phong kiến ở
phương Tây với phương Đông.

3. Phân tích đặc điểm của nhà nước phong kiến. 4. Phân tích chức năng của nhà nước
phong kiến.

5. Trình bày các hình thức chính thể của các nhà nước phong kiến.

6. Trình bày khái quát về bộ máy nhà nước phong kiến.
Câu hỏi tình huống:

1. Các nhà nước phong kiến đều được hình thành từ sự tan rã của xã hội chiếm hữu nô lệ
hay không?

2. Có nhà nước phong kiến nào không có vua hay không?

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Cho biết nhận định nào dưới đây là đúng?

a) Tất cả các nhà nước phong kiến đều hình thành từ

sự tan rã của nhà nước chủ nô;

b) Tất cả các nhà nước phong kiến đều hình thành từ

sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy

c) Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước đầu tiên xuất hiện trong lịch sử

Cả a, b, c đúng

2. Cho biết nhận định nào dưới đây không đúng?

a) Có nhà nước phong kiến được hình thành từ sự tan rã của xã hội cộng sản
nguyên thủy

b) Có nhà nước phong kiến được hình thành từ sự tan rã của xã hội chiếm hữu
nô lệ

c) Nhà nước phong kiến tồn tại gắn liền với xã hội phong kiến

d) Các nhà nước phong kiến đều được hình thành từ sự tan rã của xã hội chiếm
hữu nô lệ

3. Cơ sở nền tảng của xã hội phong kiến có đặc điểm

gì dưới đây?

a) Xã hội tồn tại nhiều giai cấp khác nhau

b) Giai cấp địa chủ có vị trí thống trị trong xã hội
c) Địa chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, nhưng không sở hữu đối với người
nông dân.

d) Cả a, b, c đúng

4. Nhà nước phong kiến có đặc điểm gì?

a) Nhà nước phong kiến được hình thành trên nền tảng của xã hội phong kiến

b) Đặc điểm của xã hội phong kiến quy định tính chất, đặc điểm của nhà nước
phong kiến

c) Nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính chủ yếu của giai cấp địa chủ
phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác, nhằm để củng cố
và bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ phong kiến.

d) Cả a, b, c đúng.

5. Nhận định nào dưới đây về Nhà nước phong kiến là đúng?

a) Nhà nước phong kiến có nhiều điểm tiến bộ hơn nhà nước chủ nô

b) Nhà nước phong kiến đều hình thành từ sự tan rã của nhà nước chủ nô.

c) Nhà nước phong kiến luôn áp dụng hình thức chính thể quân chủ

Cả a, b, c đúng

6. Nhà nước phong kiến phương Đông có đặc điểm gì?

a) Dựa trên cơ sở công hữu đối với tư liệu sản xuất

b) Chủ yếu tồn tại dưới hình thức trung ương tập

quyền

c) Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo

d) Cả a, b, c đúng

7. Nhà nước phong kiến phương Đông có đặc điểm gì?
a) Sự chuyển hóa từ nhà nước chủ nô sang nhà nước phong kiến diễn ra từ từ,
không rõ ràng

b) Có sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền

c) Không phổ biến hình thức phân quyền cát cứ

d) Cả a, b, c đúng

8. Nhà nước phong kiến phương Tây có đặc điểm gì?

a) Dựa trên chế độ tư hữu đối với ruộng đất

b) Chủ yếu tồn tại dưới hình thức phân quyền cát cứ

c) Lãnh thổ chia thành nhiều lãnh địa do lãnh chúa

quản lý

d) Cả a, b, c đúng

9. Nhà nước phong kiến phương Tây có đặc điểm gì?

a) Sự chuyển hóa từ nhà nước chủ nô sang nhà nước phong kiến rõ ràng
b) Phổ biến là hình thức phân quyền cát cứ
c) Chịu ảnh hưởng nhiều của Thiên chúa giáo
d) Cả a, b, c đúng

10. Nhà nước phong kiến phương Đông không có đặc điểm nào dưới đây?

a) Sự chuyển hóa từ nhà nước chủ nô sang nhà nước phong kiến diễn ra từ từ,
không rõ ràng

b) Có sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền

c) Không phổ biến hình thức phân quyền cát cứ

d) Chịu ảnh hưởng nhiều của Thiên chúa giáo

11.Nhà nước phong kiến phương Đông không có đặc điểm nào dưới đây?

a) Có sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền
b) Không phổ biến hình thức phân quyền cát cứ
c) Chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo
d) Chủ yếu là hình thức phân quyền cát cứ

12. Bản chất giai cấp của nhà nước phong kiến được thể hiện như thế nào?

a) Nhà nước phong kiến là công cụ để giai cấp địa chủ phong kiến thực hiện sự
thống trị của mình đối với các giai cấp khác trong xã hội

b) Có nhiệm vụ bảo vệ địa vị cho giai cấp địa chủ phong kiến

c) Có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến

d) Cả a, b, c đúng

13.Nhà nước phong kiến có chức năng đối nội nào

dưới đây?

a) Bảo vệ chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột phong
kiến đối với nông dân và các tầng lớp người lao động khác;

b) Trấn áp nông dân và những người lao động khác trong xã hội;

c) Thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội.

d) Cả a, b, c đúng

14.Nhà nước phong kiến có chức năng đối ngoại nào dưới đây?

a) Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ;

b) Phòng thủ đất nước

c) Thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước khác.

d) Cả a, b, c đúng

15. Nhà nước phong kiến không có chức năng đối nội nào dưới đây?

a) Bảo vệ chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột phong
kiến đối với nông dân và các tầng lớp người lao động khác;

b) Trấn áp nông dân và những người lao động khác trong xã hội;
c) Thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội.

d) Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ;

CHƯƠNG IV

Tóm lược

1. Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước tồn tại trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản
chủ nghĩa. Nhà nước tư sản là công cụ chuyên chính tư sản để duy trì sự thống trị và bảo
về lợi ích của giai cấp tư sản, chống lại giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động
khác.

2. Nhà nước tư sản có chức năng đối nội: (1) Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản; (2)
Đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động khác về chính trị, tư tưởng; (3) thực hiện
các hoạt động kinh tế - xã hội. Chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản, gồm có: (1)
Gây ảnh hưởng quốc tế, khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế; (2) Tiến hành
chiến tranh xâm lược khi có điều kiện, phát triển các liên minh quân sự, kinh tế nhằm bảo
vệ chủ nghĩa tư bản trên toàn cầu; (3) Phòng thủ đất nước và phát triển quan hệ đối ngoại.

3. Hình thức chính thể của nhà nước tư sản rất đa dạng, bao gồm chính thể quân chủ lập
hiến và chính thể cộng hòa. Hình thức cấu trúc của nhà nước tư sản có hai loại: nhà nước
có hình thức cấu trúc đơn nhất và nhà nước có cấu trúc liên bang. Chế độ chính trị được
các nhà nước tư sản áp dụng để thực hiện quyền lực bằng phương thức bạo lực và
phương thức “tự do chủ nghĩa”.

4. Các nhà nước tư sản với các hình thức nhà nước khác nhau đều dựa trên học thuyết
phân quyền để tổ chức bộ máy nhà nước. Theo học thuyết này, quyền lực nhà nước được
phân chia thành các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; các nhánh quyền lực
này phải được trao cho các cơ quan khác nhau thực hiện; có sự kiềm chế đối trọng giữa
các nhánh quyền lực để bảo đảm không có sự lạm quyền. Về cơ bản, bộ máy nhà nước tư
sản gồm: Nghị viện, Chính phủ, Tòa án.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích quá trình hình thành của các nhà nước tư sản.

2. Phân tích đặc điểm của nhà nước tư sản.

3. Phân tích chức năng của nhà nước tư sản.

4. Trình bày các hình thức chính thể của các nhà nước tư sản.

5. Trình bày khái quát về bộ máy nhà nước tư sản.
Câu hỏi tình huống:

1. Hãy cho biết cách gọi nào đúng: “nhà nước tư bản” hay “nhà nước tư sản” ?

2. Trong hình thức nhà nước tư sản, có tồn tại vua không ?

CHƯƠNG V

Tóm lược

1. Nhà nước XHCN tồn tại gắn liền với hình thái kinh tế xã hội XHCN. Nhà nước XHCN
do nhân dân lập ra, thuộc về nhân dân, hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

2. Một số chức năng đối nội của nhà nước XHCN: (1) Củng cố và bảo vệ chế độ công
hữu và làm chủ tập thể đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; (2) Bảo đảm trật tự và
an toàn xã hội; (3) thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; (4) Thực hiện pháp
chế XHCN, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Một số
chức năng đối ngoại của nhà nước XHCN: (1) Bảo vệ tổ quốc, chống kẻ thù xâm lược;
(2) thiết lập các quan hệ đối ngoại giữa các nước trong khối XHCN và các nước khác, các
tổ chức quốc tế, khu vực nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, nâng
cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế và khu vực.

3. Về hình thức chính thể, các nước XHCN áp dụng hình thức chính thể cộng hòa dân
chủ. Theo đó, cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước do dân bầu ra, làm việc theo nhiệm
kỳ. Chính phủ do cơ quan quyền lực tối cao lập ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan này.
Về hình thức cấu trúc của các nước XHCN có nước áp dụng hình thức cấu trúc đơn nhất,
có nước áp dụng hình thức cấu trúc liên bang. Về chế độ chính trị, các nước XHCN đều
áp dụng phương pháp dân chủ trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.

4. Bộ máy của nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bộ máy nhà nước hợp thành từ
nhiều cơ quan và tổ chức nhà nước từ trung ương xuống địa phương, có cơ cấu tổ chức
phức tạp, phong phú và đa dạng. Mỗi cơ quan, tổ chức có vị trí, vai trò, chức năng và
nhiệm vụ riêng, nhưng chúng hợp thành một thể thống thống nhất, tổ chức và hoạt động
theo những nguyên tắc chung, cùng thực hiện các chức năng chung và nhằm đạt được
những nhiệm vụ đặt ra đối với nhà nước. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước XHCN
thường gồm các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.

5. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa,
là nhà nước kiểu mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột. Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, do Nhân dân làm
chủ; Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Theo Hiến pháp năm
2013, bộ máy nhà nước gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán
nhà nước.

6. Trong hệ thống chính trị, nhà nước đóng vai trò trung tâm, Đảng cộng sản thực hiện
vai trò lãnh đạo đối với nhà nước và cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội
đóng vai trò hỗ trợ cho nhà nước khi thực hiện quyền lực.

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Các cơ quan quyền lực nhà nước gồm có:

a) Quốc hội, Hội đồng nhân dân

b) Quốc hội, Chính phủ

c) Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

d) Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân.

2. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước gồm có:

a) Quốc hội, chính phủ

b) Chính phủ, Ủy ban nhân dân

c) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

d) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

3. Cơ quan tư pháp của nhà nước ta gồm có:

a) Quốc hội

b) Bộ tư pháp

c) Chính phủ

d) Tòa án nhân dân

4. Cơ quan là việc theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo là cơ quan nào trong số các cơ quan
sau đây:

a) Quốc hội
b) Chính phủ
c) Bộ
d) Ủy ban nhân dân

5. Thành viên Chính phủ không bao gồm chức danh nào dưới đây ?

a) Thủ tướng Chính phủ

b) Phó thủ tướng Chính phủ


c) Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

d) Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

You might also like