You are on page 1of 20

CHỦ ĐỀ 6 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

 TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Tốc độ phản ứng
Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm
tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm
trong một đơn vị thời gian.

Trong đó: C là độ biến thiên nồng độ (mol/l), t là độ biến thiên thời gian (s), x là hệ số tỉ
lượng.
Xét phản ứng tổng quát:
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

Trong đó:
là tốc độ trung bình của phản ứng.
Sự biến thiên nồng độ.
biến thiên thời gian.
C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2.
2. Biểu thức vận tốc phản ứng
Định luật tác dụng khối lượng: Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ
các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
Xét phản ứng: aA + bB cC + dD
Khi đó tốc độ phản ứng . Trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng ; và là
các hệ số tỉ lượng (chỉ một số phản ứng đơn giản ; ).

 CÁC DẠNG BÀI TẬP


DẠNG 1: TÍNH TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA PHẢN ỨNG
Phương pháp

Xét phản ứng: aA + bB   cC + dD


+ Gọi C1 là nồng độ (mol/l) của tác chất A tại thời điểm đầu t1.
+ Gọi C2 là nồng độ (mol/l) của tác chất A tại thời điểm sau t2.
+ Tốc độ trung bình được tính bằng độ biến thiên nồng độ (mol/l) trong khoảng thời gian t, ta có:

 BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1: Cho phản ứng


Ban đầu nồng độ oxygen là 0,024 mol/lít. Sau 5s thì nồng độ của oxygen là 0,02 mol/lít. Tính tốc
độ trung bình của phản ứng trên theo oxygen.
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức:

.
Tốc độ phản ứng trên tính theo oxygen

Câu 2: Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 450C :
1
N2O5(g) N2O4(g) + 2 O2(g)
Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N 2O5 là 2,08M. Tính tốc độ trung
bình của phản ứng theo N2O5.
Hướng dẫn giải
Tốc độ phản ứng trên tính theo N2O5

Câu 3: Cho phản ứng: 2H2O2(l)   2H2O(l) + O2(g) xảy ra trong bình dung tích 2 lít. Sau 10
phút thể tích khí thoát ra khỏi bình là 3,36 lít (đktc). Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo
H2O2) trong 10 phút.
Hướng dẫn giải

Ta có:

0,3  0,15
Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2):
Câu 4: Dung dịch hydrochloric acid phản ứng với dây magnesium, thể tích khí hydrogen thoát ra
được đo trong 80 giây đầu tiên của phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Tính tốc độ trung bình của phản ứng tạo thành khí hydrogen.
Hướng dẫn giải
Xét phản ứng: 2HCl + Mg MgCl2 + H2
Thời gian phản ứng: 80s
Thể tích khí hydrogen thu được: 32 cm3
Tốc độ trung bình của phản ứng:

Câu 5: Từ dữ liệu trong hình dưới đây:


a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng mà A biến mất trong khoảng thời gian từ 20 s đến 40 s.
b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng mà B xuất hiện trong khoảng thời gian từ 0s đến 40s.
Hướng dẫn giải
a) Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo A:

a) Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo B:

Câu 6: Xét phản ứng A + B  C với biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng là k[A][B]2.
Cho hình dưới đây, biết mỗi hộp biểu diễn một phản ứng. Hỗn hợp trong đó chất A là quả cầu màu
đỏ và chất B là quả cầu màu tím. Sắp xếp các hỗn hợp này theo thứ tự tăng dần tốc độ phản ứng.

Hướng dẫn giải


Nhận xét: Các hộp có thể tích bằng nhau, khi đó xem số lượng quả cầu A và B trong mỗi hộp ứng
với nồng độ của chất A và chất B. Sau đó áp dụng biểu thức để tính tốc độ tức thời
của phản ứng.
Hộp 1 chứa 5 quả cầu màu đỏ và 5 quả cầu màu tím:

Hộp 2 chứa 7 quả cầu màu đỏ và 3 quả cầu màu tím:

Hộp 3 chứa 3 quả cầu màu đỏ và 7 quả cầu màu tím:

Vậy tốc độ tăng dần theo thứ tự 2 < 1 <3


DẠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Phương pháp
1) Ảnh hưởng của nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt.
Khi tăng nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
2) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Thông thường khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 đến 4 lần. Khi đó:

Trong đó:

+ là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t1.

+ là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t2.


+ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
• Chú ý: quy tắc Van’t Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.
0
(cho biết tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi t  10 C ).
3) Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Chất làm giảm tốc độ phản ứng được gọi là chất ức chế phản ứng.

 BÀI TẬP MINH HỌA


Câu 1: Cho 6 gam kẽm (zinc) hạt vào một cốc đựng dung dịch sulfuric acid 4M (dư) ở nhiệt độ
250C. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện phản ứng sau đây
thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi) ?
1) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.
2) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
3) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 500C.
4) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đầu.
Hướng dẫn giải
1) Khi nghiền bằng dạng bột thì tăng diện tích tiếp xúc, tốc độ phản ứng tăng.
2) Giảm nồng độ thì tốc độ phản ứng giảm.
3) Tăng nhiệt độ từ 250C lên 500C thì tốc độ phản ứng tăng lên.
4) Tăng thể tích dung dịch acid (không phải pha loãng) nên nồng độ acid không đổi, do đó tốc
độ phản ứng không đổi.
Câu 2: Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ
tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 250C lên 750C?
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức:

Vậy tốc độ phản ứng tăng 32 lần so với ban đầu.


Câu 3: Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng
đó (đang tiến hành ở 300C) tăng lên 81 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ta có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff:

Áp dụng công thức:

Vậy phản ứng cần thực hiện ở 70oC


Câu 4: Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ phản ứng sẽ
giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 700C xuống 400C ?
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức:

Như vậy khi nhiệt độ giảm từ 700C xuống 400C thì tốc độ phản ứng giảm 64 lần.
Câu 5: Khi nhiệt độ tăng thêm 500C thì tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 1024 lần. Tính giá trị hệ
số nhiệt của tốc độ phản ứng trên.
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức:

Câu 6: Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình sau:
a) Đưa sulfur đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxygen, sự cháy diễn ra nhanh hơn.
b) Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
c) Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.
d) Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm.
e) Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.
g) Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh.
h) Để hầm thức ăn nhanh chín, người ta sử dụng nồi áp suất.
i) Để làm sữa chua, rượu… người ta sử dụng các loại men thích hợp.
Hướng dẫn giải
a) Do tăng nồng độ oxygen nên tốc độ phản ứng tăng lên.
b) Đậy nắp làm giảm nồng độ oxygen nên tốc độ phản ứng giảm.
c) Chất xúc tác V2O5 làm tăng tốc độ phản ứng.
d) Dây nhôm được nghiền thành bột tăng diện tích bề mặt tiếp xúc nên tăng tốc độ phản ứng.
e) Chẻ nhỏ củi là làm tăng diện tích tiếp xúc, nên phản ứng cháy diễn ra nhanh hơn.
g) Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp làm các phản ứng phân hủy thức ăn bởi vi khuẩn xảy ra chậm, nghĩa
là tốc độ phản ứng giảm.
h) Nồi áp suất làm tăng nhiệt độ, nên thức ăn nhanh chín hơn.
i) Men chính đóng vai trò là chất xúc tác, nên tốc độ phản ứng tăng.
Câu 7: Hãy cho biết người ta vận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp
sau:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để


đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

b) Hầm xương cần chặt nhỏ và dùng nồi áp suất,


khi đó xương sẽ nhanh mềm hơn.

c) Khi đốt than, sự cháy diễn ra nhanh và mạnh


khi các viên than được tạo các lỗ rỗng.

d) Phản ứng oxi hóa sulfur dioxide tạo thành


sulfur trioxide diễn ra nhanh hơn khi có mặt xúc
tác V2O5.

e) Dùng quạt thông gió trong bễ lò rèn.


Hướng dẫn giải
a) Vận dụng yếu tố nồng độ và nhiệt độ.
"Không khí nén" có nồng độ oxygen cao hơn không khí thường nên tốc độ phản ứng tăng. "Không
khí nóng" sẵn từ trước khi thổi vào lò cao sẽ làm toàn bộ nguyên vật liệu trong lò được sấy nóng,
đến khi than cốc trong lò cháy toả nhiệt, sẽ làm cho nhiệt độ trong lò cao hơn nữa, tiết kiệm nhiên
liệu, rút ngắn thời gian luyện gang.
b) Vận dụng yếu tố diện tích bề mặt tiếp xúc và nhiệt độ.
"Chặt nhỏ" xương để tăng diện tích tiếp xúc; nấu bằng "nồi áp suất" làm tăng áp suất dẫn đến nhiệt
độ tăng.
c) Vận dụng yếu tố diện tích bề mặt tiếp xúc.
Khi tạo lỗ rộng trên viên than tổ ong làm tăng diện tích tiếp xúc giữa carbon và oxygen không khí
nên tốc độ phản ứng tăng.
d) Vận dụng yếu tố chất xúc tác.
V2O5 là xúc tác của phản ứng oxi hoá SO2 và O2.
e) Vận dụng yếu tố nồng độ.
Quạt thông gió trong bễ lò rèn để thổi không khí từ ngoài vào, làm tăng nồng độ oxygen, do đó tốc
độ phản ứng cháy của than đá tăng.
Câu 8: Hãy nhận định đúng (Đ) hay sai (S) cho các phát biểu sau:
(1) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa lửa sẽ cháy to hơn. Như vậy, dầu hỏa đóng vai trò
chất xúc tác cho quá trình này.
(2) Để thực phẩm tươi lâu, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh. Ở nhiệt độ thấp, quá
trình phân hủy các chất diễn ra chậm hơn.
(3) Trong quá trình làm sữa chua, lúc đầu người ta phải pha sữa trong nước ấm và thêm
men là để tăng tốc độ quá trình gây chua. Sau đó làm lạnh để kìm hãm quá trình này.
(4) Tùy theo phản ứng mà có thể dùng một, một số hoặc tất cả yếu tố để tăng tốc độ phản
ứng.
Hướng dẫn giải
(1) Sai do chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong quá trình
phản ứng. Khi đốt củi, nếu dùng thêm dầu hoả thì dầu hoả là các hydrocarbon khi cháy sinh nhiệt
lớn làm phản ứng đốt cháy củi xảy ra nhanh hơn.

CxHy + O2 xCO2+ H2O H< 0


Sau khi cháy dầu hỏa bị tiêu hao, do đó dầu hỏa không phải là chất xúc tác.
(2) Đúng do nhiệt độ thấp nên tốc độ phản ứng phân huỷ chậm lại.
(3) Đúng do ban đầu men lactic là chất xúc tác và sử dụng nước ấm là yếu tố nhiệt độ cho phản ứng
lên men nên tốc độ phản ứng nhanh. Sau đó cho vào tủ lạnh để hạ nhiệt độ phản ứng làm tốc độ
phản ứng phân huỷ bị chậm lại kìm hãm quá trình lên men.
(4) Đúng do tuỳ thuộc vào tính chất của phản ứng, trạng thái của chất tham gia, chất sản phẩm mà
áp dụng một, một số hoặc tất cả các yếu tố để tăng tốc độ phản ứng.
Ví dụ: Xét phản ứng đốt cháy than: C(r) + O2(k) CO2(k)
Đập nhỏ than để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc; thổi thêm không khí vào để tăng nồng độ
oxygen cho phản ứng cháy.
 BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Xét phản ứng phân hủy hydrogen peroxide: 2H2O2 2H2O + O2. Thể tích khí
oxygen tạo thành được đo sau mỗi 20 giây. Giá trị tốc độ trung bình của phản ứng được tính sau
mỗi khoảng thời gian 20 giây được cho trong bảng sau:
Thời gian(s) 0 20 40 60 80 100
3
Thể tích khí oxygen (cm ) 0 48 70 82 88 88
3 -1
Tốc độ trung bình của phản ứng (cm s ) 2,4 1,1 x 0,3 0,0 0,0
a) Giải thích cách tính tốc độ phản ứng trung bình trong 20 giây đầu tiên.
b) Xác định giá trị của x trong bảng.
c) Giải thích tại sao tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.
Câu 2: Một nhóm học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho kẽm viên vào 25 ml dung dịch HCl 0,5 M.
Thí nghiệm 1: Cho kẽm bột vào 25 ml dung dịch HCl 0,5 M.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
b) Dựa vào đồ thị được cho dưới đây, tính tốc độ trung bình của phản ứng đối với thí nghiệm I
và thí nghiệm II. So sánh tốc độ phản ứng giữa thí nghiệm I và thí nghiệm II, giải thích.
Câu 3: Thực hiện bốn thí nghiệm sau đây để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
THÍ
NHIỆT ĐỘ
NGHIỆ CHẤT PHẢN ỨNG
PHẢN ỨNG
M
I Dây magnesium dư và 50 ml hydrochloric acid 1 M 300C
II Bột magnesium dư và 50 mL hydrochloric acid 1 M 300C
III Dây magnesium dư và 50 mL hydrochloric acid 1 M 400C
IV Dây magnesium dư và 50 mL sulfuric acid 1 M 400C
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở thí nghiệm I và IV.
b) Tính thể tích (đktc) khí lớn nhất thoát ra ở thí nghiệm I và IV.
c) Vẽ biểu đồ thể tích khí thoát ra theo thời gian của từng thí nghiệm I, II, III và IV trên
các trục được cung cấp bên dưới.
Giải thích sự khác nhau về tốc độ phản ứng trong các thí nghiệm.

Câu 4: Cho phương trình hóa học của phản ứng X + 2Y   Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng
độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tính tốc độ trung bình
của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên.
Câu 5: Hệ số nhiệt độ của một phản ứng bằng 3,5. Ở 15 0C hằng số tốc độ của phản ứng này bằng
0,2 s-1. Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 400C.
Câu 6: Hãy giải thích các hiện tượng dưới đây:
a) Khi ở nơi đông người trong một không gian kín, ta cảm thấy khó thở và phải thở nhanh hơn.
b) Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình đựng khí oxygen nguyên chất.
c) Bệnh nhân suy hô hấp cần thở oxygen thay vì thở không khí (chứa 21% thể tích oxygen).
d) Cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt. (biết thành phần nước bọt chứa enzyme amylase và
lipase).
Câu 7: Cùng một lượng kim loại kẽm phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H2SO4 1M, nhưng
ở hai nhiệt độ khác nhau.
Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị bên.
a) Giải thích vì sao đường R ban đầu cao hơn đường S.
b) Vì sao sau một thời gian, hai đường R và S trùng nhau?
Câu 8: Cho 2 gam kẽm dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H 2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ thường.
Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản
ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?
a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều.
b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích.
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 500C).
Câu 9: Phản ứng A → sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t
= 0, t = 1 phút, t = 2 phút lần lượt là 0,1563M; 0,1496M; 0,1431M
a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và từ phút thứ nhất đến phút thứ hai.
b) Vì sao hai giá trị tốc độ tính được không bằng nhau.
 HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1:
a) Cách tính tốc độ phản ứng trung bình trong 20 giây đầu tiên.

2H2O2 2H2O + O2
Tốc độ phản ứng trung bình tính theo oxygen

b) Xác định x

c) Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian là do nồng độ hydrogen peroxide giảm.
Câu 2:
a) Phương trình phản ứng:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

b)
Dựa vào đồ thị và kết quả tính toán được nhận thấy: tốc độ phản ứng ở thí nghiệm 2 nhanh hơn
thí nghiệm 1 là do thí nghiệm 2 dùng bột kẽm làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với dung dịch, làm
cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Câu 3:
a), b)
Thí nghiệm I:

Thí nghiệm IV:

c) Đồ thị biểu diễn thể tích khí H2 thoát ra theo thời gian
Giải thích:
+ Thí nghiệm II dùng magnesium dạng bột làm tăng diên tích bề mắt tiếp xúc, nên tốc độ
phản ứng nhanh hơn thí nghiệm I.
+ Thí nghiệm III thực hiện ở nhiệt độ cao hơn nên tốc độ phản ứng nhanh hơn thí nghiệm II.

+ Thí nghiệm IV dùng dung dịch H2SO4 ; trong khi thí nghiệm I dùng dung
dịch HCl . Như vậy ở thí nghiệm IV nồng độ H+ lớn hơn nên tốc độ phản ứng nhanh
hơn thí nghiệm III.

Câu 4:
Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên

Câu 5: Áp dụng công thức :


k40 = k15.(3,5)2,5 = 4,6 s-1
Câu 6:
a) Ở nơi đông người, nồng độ oxygen giảm đi nhiều để cung cấp cho con người lượng
oxygen bị hao hụt và loãng nên con người bị thiếu oxygen nên cảm thấy khó thở và phải thở nhanh
hơn để lấy oxygen
b) Vì nồng độ oxygen trong bình cao hơn ngoài không khí, nên tàn đóm đỏ bùng cháy nhanh
hơn.
c) Khi con người bị suy hô hấp thì tốc độ hô hấp giảm, trong khi nồng độ oxygen ngoài không
khí thấp dẫn đến không đủ khí oxygen cung cấp cơ thể. Cần phải tăng nồng độ khí oxygen để tăng
tốc độ hô hấp.
d) Khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nhỏ giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn và enzyme có
trong nước bọt, các enzyme lipase và amylase là các chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất
đạm, chất béo và tinh bột. Do đó khi nhai kỹ giúp dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
Câu 7:
a) Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng sẽ tăng, do đó:
+ Đường R biểu diễn tốc độ phản ứng ở nhiệt độ cao hơn.
+ Đường S biểu diễn tốc độ phản ứng ở nhiệt độ thấp hơn.
b) Vì lượng kẽm và thể tích dung dịch H2SO4 dùng ở hai thí nghiệm đều bằng nhau, nên khi các
phản ứng kết thúc thì thể tích khí H2 thoát ra bằng nhau.
Sau một thời gian, hai đường R và S trùng nhau.
Câu 8:
a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều sẽ làm tăng diện tích bề mặt tiếp
xúc của kẽm với sulfuric acid nên làm tăng tốc độ phản ứng và làm tăng tốc độ thoát khí hydrogen.
b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích, làm giảm nồng độ của
chất tham gia phản ứng nên tốc độ phản ứng giảm.
c) Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng. Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng
0
50 C) sẽ làm cho tốc độ phản ứng tăng lên
Câu 9:

a) Áp dụng công thức:


Tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất

(M
phút-1)
Tốc độ trung bình của phản ứng từ phút thứ nhất đến
phút thứ hai

(M phút-1)
b) Nhận thấy vì sau một khoảng thời gian phản ứng, nồng độ chất tham gia phản ứng giảm
khi đó tốc độ phản ứng sẽ giảm dần.
 CÂU TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H 2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC).
Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 250C đến 500C.
D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.
Câu 2: Thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm với dung dịch hydrochloric acid của hai nhóm
học sinh được mô tả bằng hình sau :

Thí nghiệm nhóm thứ nhất Thí nghiệm nhóm thứ hai
Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do
A. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn kẽm miếng.
C. nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. áp suất tiến hành thí nghiệm nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất.
Câu 3: Cho 2 mẫu BaSO3 có khối lượng bằng nhau vào 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1M như
hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO3 tan nhanh hơn?

A. Cốc 1 tan nhanh hơn.


B. Cốc 2 tan nhanh hơn.
C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau.
D. BaSO3 tan nhanh nên không quan sát được.
Câu 4: Thực hiện 2 thí nghiệm như hình vẽ sau:

Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước?


A. Thí nghiệm 2 có kết tủa xuất hiện trước. B. Thí nghiệm 1 có kết tủa xuất hiện trước.
C. Kết tủa xuất hiện đồng thời. D. Không có kết tủa xuất hiện.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxygen từ muối potassium chlorate (KClO3).
Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng?
A. Nung potassium chlorate ở nhiệt độ cao.
B. Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao.
C. Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxi.
D. Dùng rất nhiều lượng KClO3.
Câu 6: Khi cho hydrochloric acid tác dụng với potassium permanganate (rắn) để điều chế khí
chlorine (Cl2), khí Cl2 sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng
A. hydrochloric acid đặc và đun nhẹ hỗn hợp.
B. hydrochloric acid đặc và làm lạnh hỗn hợp.
C. hydrochloric acid loãng và đun nhẹ hỗn hợp.
D. hydrochloric acid loãng và làm lạnh hỗn hợp.
Câu 7: Điều nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng?
A. Dùng chất xúc tác.
B. Làm tăng nồng độ của một trong các chất phản ứng.
C. Tăng kích thước hạt của một trong các chất phản ứng.
D. Tăng nhiệt độ.
Câu 8: Cho calcium carbonate phản ứng với dung dịch hydrochloric acid trong một bình nón. Đặt
bình nón cân bằng, đồng thời ghi lại khối lượng của bình khi phản ứng xảy ra. Biết rằng phản ứng
được thực hiện ở hai nhiệt độ khác nhau.
Chọn phương án đúng?
Nhiệt độ tương ứng với khối
Thay đổi khối lượng
lượng nào thay đổi nhanh hơn
A Giảm Nhiệt độ cao hơn
B Giảm Nhiệt độ thấp hơn
C Tăng Nhiệt độ cao hơn
D Tăng Nhiệt độ thấp hơn
Câu 9: Magnesium phản ứng với dung dịch acid loãng.
Người ta thu được khí hydrogen và đo thể tích của nó.
Kết quả được hiển thị trên đồ thị bên:
Giữa hai thời điểm nào phản ứng xảy ra nhanh nhất?
A. 0 và 1 phút.
B. 1 và 2 phút.
C. 2 và 3 phút.
D. 7 và 8 phút.
Câu 10: Thiết bị sau có thể được sử dụng để đo tốc độ phản ứng của một số phản ứng hóa học:

Cho các phản ứng sau:


(1) AgNO3(aq) + HCl(aq) → AgCl (s) + HNO3(aq)
(2) 2H2O2(aq) → 2H2O(l) + O2(g)
(3) MgO(s) + 2HCl (aq) → MgCl2(aq) + H2O(l)
(4) ZnCO3(s) + 2HCl (aq) → ZnCl 2(aq) + CO2(g) + H2O(l)
Hai phản ứng phù hợp với thiết bị trên là
A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 4.

Câu 11: Cho vào bốn ống nghiệm dung dịch acid với thể tích và nồng độ bằng nhau (acid dùng
dư), sau đó cho vào từng ống nghiệm một lượng kim loại như nhau. Thí nghiệm được biểu diễn như
hình vẽ bên dưới. Trong bốn ống nghiệm, ống nghiệm nào kim loại tan hoàn toàn trong thời gian
ngắn nhất?

Câu 12: Nồi áp suất dùng để hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120 0C so với 1000C
khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hoá học, ví dụ quá
trình biến đổi protein, chẳng hạn như thuỷ phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc
độ quá trình thuỷ phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho
nồi thường.
A. Không thay đổi. B. Giảm đi 4 lần.
C. Ít nhất tăng 4 lần. D. Ít nhất giảm 16 lần.

ĐÁN ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1.D 2.B 3.B 4.A 5.B 6.A 7.C
8.A 9.C 10.C 11.D 12.C
Câu 1: Đáp án D
- Khi thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột sẽ làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tốc độ
phản ứng tăng.
- Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M làm giảm nồng độ chất phản ứng nên sẽ
làm giảm tốc độ phản ứng.
- Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.
Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu thì thể tích dung dịch tăng nhưng nồng độ chất tham gia
phản ứng vẫn không đổi nên tốc độ phản ứng không thay đổi.
Câu 2: Đáp án B

Thí nghiệm nhóm thứ nhất Thí nghiệm nhóm thứ hai
Thí nghiệm của nhóm thứ 2 sử dụng bột Zn có diện tích bề mặt tiếp xúc với HCl nhiều hơn dây
Zn nên phản ứng xảy ra nhanh hơn nhóm thứ nhấy.

Câu 4: Đáp án A
Thí nghiệm 2 có đun nóng (tăng nhiệt độ) nên tốc độ phản ứng ở thí nghiệm 2 nhanh hơn, kết
tủa xuất hiện trước ở thí nghiệm 2.

Câu 5: Đáp án B
Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxygen từ muối potassium chlorate. Người ta nung
hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao để tăng tốc độ phản ứng vì
manganese dioxide là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng phân hủy potassium
chlorate.

Câu 9: Đáp án C

Dựa trên đồ thị nhận thấy tại thời điểm từ phút thứ 2 đến phút thứ 3 thể tích khí H2 tăng từ 6cm3
đến 18cm3 nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

Câu 10: Đáp án C

Thiết bị được hiển thị có thể được sử dụng để đo tốc độ của một số phản ứng hóa học có sản phẩm
thu được là chất khí nên phản ứng số (2) và (4) thỏa mãn thiết bị trên.
(2) 2H2O2(aq) → 2H2O(l) + O2(g)
(4) ZnCO3(s) + 2HCl (aq) → ZnCl 2(aq) + CO2(g) + H2O(l)
Bài 11: Đáp án D
Kim loại ở ống nghiệm D tan hoàn toàn trong thời gian ngắn nhất vì:
+ Zn dùng ở dạng bột.
+ Zn có tính khử mạnh hơn Cu.
+ Dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh hơn dung dịch HCl.

You might also like