You are on page 1of 26

CHỦ ĐỀ 7.

NHÓM HALOGEN
 TÓM TẮT LÝ THUYẾT
A. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Nhóm halogen hay nhóm VIIA gồm 5 nguyên tố fluorine (F) Z = 7; chlorine (Cl) Z = 17; bromine (Br) Z =
35; iodine (I) Z = 53; astatine (At) Z = 85, astatine là nguyên tố phóng xạ.
- Các nguyên tố halogen đều đứng ở cuối các chu kì, ngay trước các nguyên tố khí hiếm.
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
TRONG NHÓM HALOGEN
- Lớp electron ngoài cùng có 7 electron: ns2np5
- Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.
- Ở trạng thái kích thích trừ nguyên tử flo, các nguyên tử clo, brom, iot có thể có 3, 5, 7 electron độc thân.
Giải thích: F (Z = 7) 1s22s22p5 không có phân lớp d

B. CHLORINE (Cl2)
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CHLORINE (Cl2)
1. Tác dụng với kim loại

sodium chloride

iron(III) chloride
2. Tác dụng với hiđro

hydrogen chloride
3. Tác dụng với dung dịch kiềm

sodium hypochlorite
4. Tác dụng với muối của các halogen khác
Vì Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2 và I2 nên:

5. Tác dụng với các chất khử khác

Trang 158
ĐIỀU CHẾ CHLORINE
1. Trong phòng thí nghiệm.

2. Trong công nghiệp


Chlorine được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride (NaCl) bão hòa có màng
ngăn:

C. HIDRO CLORIDE - CLOHIDRIC ACID


1. Tính axit mạnh
Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với base, oxide base, muối và tác dụng với kim loại đứng
trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
2HCl + Cu(OH)2 CuCl2 + H2O
2HCl + BaO BaCl2 + H2O
2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 + H2O

(*)
Trong phản ứng (*) HCl vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính acid.
2. Tính khử

3. Điều chế: Trong phòng thí nghiệm


NaCl (S) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 (s) + HCl (g)
2NaCl (S) + H2SO4 (đặc) Na2SO4 (s) + 2HCl (g)
Hòa tan khí HCl vào nước cất, ta được dung dịch hydrochloric acid.

D. FLUORINE – BROMINE – IODINE


1. FLUORINE

(phản ứng nổ mạnh)


Hydrogen fluoride
SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O

Trang 159
silicon tetrafluoride

sodium fluoride
2. BROMINE
- Bromine có tính oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn fluorine và chlorine.

aluminum bromide

(phản ứng không gây nổ)


- Tính khử của HBr mạnh hơn HCl:

- HBr để lâu ngoài không khí có màu vàng nâu vì:

Lưu ý: HF và HCl không có phản ứng trên


- Bromine thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh:

bromic acid
- Brom tác dụng với nước:

Trong phản ứng trên, brom vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
- Điều chế bromine: nguyên tắc là oxi hóa bromide ion thành Br2 bằng chlorine.

E. IODINE

aluminum iodide

 Khí hydrogen iodide (HI) kém bền với nhiệt:

 Hydrogen iodide (HI) có tính khử mạnh, mạnh hơn HBr và HCl:

Ví dụ:

Trang 160
- Các phản ứng chứng tỏ tính oxi hóa của I2 yếu hơn Br2 và Cl2:

- Điều chế iodine: nguyên tắc là oxi hóa iodide ion thành I2 bằng chlorine.

 CÁC DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA


DẠNG 1: BÀI TẬP ĐƠN CHẤT HALOGEN

Câu 1: Xu hướng biến đổi tính chất của các halogen. Các nguyên tố nhóm VIIA gọi chung là nhóm các
nguyên tố halogen, trong dó “halogen” có nghĩa là “tạo ra muối”. Các nguyên tố nhóm này gồm:
fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I), astatine (At), tennessine (Ts).
Bảng sau tổng hợp những dữ liệu về các nguyên tố nhóm VIIA:
Nguyên tố Fluorine Chlorine Bromine Iodine
Số hiệu nguyên tử 9 17 35 53
Bán kính nguyên tử (nm) 0,064 0,099 0,114 0,133
Nguyên tử khối 19 35,5 80 127
Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66
Đơn chất F2 Cl2 Br2 I2
Trạng thái ở điều kiện thường khí khí lỏng rắn
Màu sắc lục nhạt vàng lục nâu đỏ đen tím
0
Nhiệt độ nóng chảy ( C) -219,6 -101,0 -7,3 113,6
0
Nhiệt độ sôi ( C) -188,1 -34,1 59,2 185,5
Quan sát bảng trên, hãy:
a) Nhận xét sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA. Giải thích cho sự biến đổi
đó?
b) Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trên. Từ đó, cho biết xu hướng
tạo ion của các nguyên tố nhóm VIIA theo quy tắc octet?
c) Nhận xét sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố nhóm VIIA. Từ đó, giải thích tại sao “trong tự
nhiên, Fluorine chỉ có thể tồn tại ở dạng hợp chất với số oxi hoá -1”?

Hướng dẫn giải


a) Trích bảng số liệu:
Nguyên tố Fluorine Chlorine Bromine Iodine
Bán kính nguyên tử (nm) 0,064 0,099 0,114 0,133
Nhận thấy: Bán kính nguyên tử tăng dần từ Fluorine đến Iodine.
Xu hướng này phù hợp với sự biến đổi bán kính nguyên tử trong một nhóm A. Điều này được giải thích là
do: Từ Fluorine đến Iodine, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng dần.
b) Các nguyên tử thuộc nhóm VIIA, điều này có nghĩa là: mỗi nguyên tử trên đều có 7 electron lớp ngoài
cùng. Như vậy, theo quy tắc octet: các nguyên tử trên có xu hướng nhận thêm một electron để đạt cấu hình
8 electron bền vững của khí hiếm: X + 1e X-
c) Trích bảng số liệu

Trang 161
Nguyên tố Fluorine Chlorine Bromine Iodine
Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66
Nhận thấy: Độ âm điện giảm dần từ Fluorine đến Iodine.
Xu hướng này cũng phù hợp với sự biến đổi độ âm điện trong một nhóm A. Trong đó, nguyên tố Fluorine là
nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố. Nói cách khác, nguyên tử Fluorine có khả
năng hút electron rất mạnh (tính phi kim của Fluorine rất mạnh, phản ứng mãnh liệt với rất nhiều chất), do
đó rất khó tìm được Fluorine tồn tại ở trạng thái đơn chất mà trong tự nhiên ta chỉ có thể tìm được nguyên
tố này ở dạng hợp chất với số oxi hoá -1.
Câu 2: Nguyên tố Astatine (số hiệu nguyên tử: 85, kí hiệu At) là nguyên tố phóng xạ thuộc nhóm VIIA và
được xếp ngay bên dưới iodine. Đây là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong vỏ Trái Đất và chủ yếu
tồn tại trong quá trình phân rã của các nguyên tố nặng hơn. Dựa vào xu hướng biến đổi của các halogen ở
trên, hãy:
a) Viết cấu hình electron. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của Astatine trong bảng tuần hoàn.
b) Cho biết giá trị bán kính nguyên tử (nm) nào sau đây phù hợp với Astatine nhất?
A. 0,147 B. 0,127 C. 0,049 D. 0,113
c) Dự đoán công thức cấu tạo của đơn chất Astatine và so sánh tính oxi hoá của Astatine với các halogen
còn lại.
d) Dự đoán trạng thái (rắn, lỏng hay khí) và màu sắc (tím, nâu hay đen) của Astatine.
Hướng dẫn giải
a) Astatine với số hiệu nguyên tử 85.
+ Cấu hình electron: [Xe] 4f145d106s26p5.
+ Vị trí trong bảng tuần hoàn: Ô 85, chu kì 6, nhóm VIIA.
b) Vì trong nhóm VIIA, bán kính nguyên tử tăng dần từ trên xuống dưới nên bán kính của astatine lớn hơn
iodine (0,133 nm).
Như vậy, giá trị bán kính nguyên tử phù hợp là 0,147 nm (đáp án A).
c) Tương tự các halogen khác, đơn chất Astatine có công thức At2 với công thức cấu tạo là: At – At.
Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ F2 đến I2. Như vậy ta có thể dự đoán tính oxi hoá tiếp tục giảm
đến At2. Nghĩa là At2 có tính oxi hoá yếu hơn các đơn chất halogen còn lại (F2, Cl2, Br2, I2).
d) Từ Fluorine đến Iodine:
+ Trạng thái tập hợp chuyển từ khí lỏng rắn.
+ Màu sắc của đơn chất đậm dần: lục nhạt vàng lục nâu đỏ tím đen.
Như vậy có thể dự đoán: Astatine là chất rắn, màu đen.
Câu 3: Calcium và fluorine kết hợp thành phân tử calcium fluorine, CaF2. Trong đó, nguyên tử nào đã
nhường và nhường bao nhiêu electron? Nguyên tử nào đã nhận và nhận bao nhiêu electron?
Hướng dẫn giải
- Các nguyên tố halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tố calcium có 2 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tử Fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên nhận 1 electron từ nguyên tử Calcium để đạt cấu
hình electron của khí hiếm

- Nguyên tử Calcium có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên nhường 2 electron cho 2 nguyên tử Fluorine để đạt
cấu hình electron của khí hiếm

Câu 4: Để hình thành phân tử phosphorus trichloride (PCl3) thì mỗi nguyên tử chlorine và phosphorus đã
góp chung bao nhiêu electron hóa trị? Viết công thức Lewis của phân tử.
Hướng dẫn giải

Trang 162
- Nguyên tử phosphorus có 5 electron ở lớp ngoài cùng Có xu hướng nhận thêm 3 electron
- Nguyên tử chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng Có xu hướng nhận thêm 1 electron
- Trong phân tử phosphorus trichloride gồm 2 nguyên tố: P và Cl
+ Nguyên tử P có 5 electron ở lớp ngoài cùng Góp chung 3 electron độc thân để hình thành 3 liên kết
cộng hóa trị
+ Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng 3 nguyên tử Cl, mỗi nguyên tử góp chung 1 electron
độc thân để hình thành 3 liên kết cộng hóa trị với P
Khi đó, quanh P và Cl đều có 8 electron như khí hiếm Argon.

- Công thức Lewis của phân tử:


 Thí nghiệm lượng nhỏ và tính oxi hoá của halogen
Hoá học lượng nhỏ (Microscale chemistry) là một cách tiệm cận sáng tạo trong hoá học nhằm tổ chức,
thực hành các thí nghiệm lượng nhỏ nhằm thay thế với các thí nghiệm thông thường nhằm tiết kiệm
dụng cụ, hoá chất nhưng vẫn đạt được hiệu quả như thí nghiệm thông thường.
Câu 5: Tính oxi hoá giữa các halogen Cl2, Br2, I2 có thể được so sánh thông qua phản ứng thế halogen
trong dung dịch muối.
X2 + 2NaY 2NaX + Y2.
-
Trong phản ứng trên X2 oxi hoá Y tạo thành Y2, điều này chứng tỏ X2 có tính oxi hoá mạnh hơn Y2.
Một mô hình thí nghiệm lượng nhỏ được thiết kế như
sau nhằm đưa ra kết luận về tính oxi hoá giữa các
halogen:

- Dụng cụ, hoá chất: Một khay với 12 giếng ;


các dung dịch muối sodium chloride 0,10M, sodium
bromide 0,10M, sodium iodide 0,10M; nước chlorine
0,10% (w/v), nước bromine 0,10% (w/v), dung dịch
iodine 0,10M; nước cất.
- Cách tiến hành:
+ Cho 2 giọt nước chlorine, nước bromine và dung dịch
iodine vào lần lượt vào các giếng ở hàng A, B, C.
Nguồn: https://edu.rsc.org/
+ Cho 2 giọt nước cất, dung dịch sodium chloride, dung
dịch sodium bromide, dung dịch sodium iodide lần lượt
vào các giếng ở các cột 1, 2, 3, 4.
- Kết quả thí nghiệm:
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Hàng A x Vàng nhạt vàng cam Vàng nhạt nâu vàng
Hàng B Màu vàng cam x ?
(không đổi màu)
Hàng C Màu nâu vàng Màu nâu vàng x
(không đổi màu) (không đổi màu)
Câu hỏi:
a) Vai trò của việc sử dụng nước cất ở cột 1 là gì. Nêu màu sắc các dung dịch sau thí nghiệm ở cột 1?
b) Từ kết quả thí nghiệm trên, hãy so sánh tính oxi hoá giữa các halogen: Cl 2, Br2, I2. Viết các phương
trình hoá học minh hoạ?
c) Hãy xác định kết quả thí nghiệm còn thiếu ở hàng B, cột 4. Giải thích? Trang 163
d) Dung dịch I2 nói trên được pha với một lượng potassium iodide. Tại sao sử dụng dung dịch iodine nói
trên thay vì sử dụng nước iodine?
Hướng dẫn giải
a) Ở cột 1 sử dụng nước cất nhằm đóng vai trò đối chứng. Theo đó, ta so sánh màu sắc dung dịch ở cột 1
với các cột còn lại để dự đoán xem phản ứng có diễn ra ở những vị trí nào và sản phẩm tạo thành là gì.
Dự đoán màu sắc sau thí nghiệm ở cột 1:
Cột 1
Hàng A Màu vàng nhạt (của nước chlorine)
Hàng B Màu vàng cam (của nước bromine)
Hàng C Màu nâu vàng (của dung dịch iodine)
b) Từ hiện tượng, ta có thể dự đoán các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở các vị trí như sau:
Hàng Cột 2 Cột 3 Cột 4
A x Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2
B Br2 + NaCl không phản ứng x ?
C I2 + NaCl không phản ứng I2 + NaBr không phản ứng x
Như vậy, tính oxi hoá của Cl2 > Br2 > I2.
c) Theo kết quả trên, vì tính oxi hoá của Br2 > I2 nên ở hàng B, cột 4 đã xảy ra phản ứng:
Br2 + 2NaI 2NaBr + I2.
Như vậy, hiện tượng xảy ra là: Vàng cam Nâu vàng.
d) Trên thực tế, I2 ít tan trong nước hơn so với Cl2 hay Br2. Nước iodine chứa lượng ít I2 không đủ để tham
gia phản ứng cho hiện tượng đầy đủ.
Để tăng khả năng hoà tan của I2, người ta cho vào một lượng I - (dưới dạng KI) để tạo thành dung dịch
iodine. Ngoài ra, có thể thu được dung dịch iodine bằng cách sử dụng dung môi hữu cơ (benzene, hexane)
để hoà tan iodine.

Câu 6: Theo độ âm điện, boron trifluoride (BF3) là hợp chất ion, thực tế nó là hợp chất
cộng hóa trị, với công thức Lewis như sau:
a) Viết phương trình hóa học tạo chất trên từ các đơn chất.
b) Phân tử BF3 có bao nhiêu liên kết σ và bao nhiêu liên kết п.

Hướng dẫn giải


a) Phương trình hóa học: 2B + 3F2 → 2BF3
b) Trong phân tử BF3 có 2 liên kết đơn (mỗi liên kết đơn gồm 1 liên kết σ) , 1 liên kết đôi (gồm 1 liên kết σ
và 1 liên kết п).
Trong phân tử BF3 có 3 liên kết σ và 1 liên kết п.

Trang 164
Câu 7: Thí nghiệm của các halogen với bông sắt cũng thể hiện tương quan về tính oxi hoá giữa các
halogen.
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

Nguồn: https://www.aplustopper.com/
Các hiện tượng thí nghiệm không thứ tự như sau:
(a) Bông sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu.
(b) Bông sắt cháy vừa phải tạo thành làn khói màu nâu.
(c) Bông sắt cháy sáng mờ và từ từ, có ít chất rắn màu nâu tạo thành.
Các em hãy cho biết hiện tượng ứng với từng thí nghiệm ở trên. Viết các phương trình hoá học xảy ra ở
mỗi thí nghiệm?

Hướng dẫn giải


Bản chất của các phản ứng trong ống tuýp là phản ứng của của halogen với sắt. Tính oxi hoá của halogen
càng lớn thì phản ứng càng mãnh liệt.
Do đó, độ mãnh liệt của phản ứng giữa sắt và Cl2 > Br2 > I2.
Như vậy, có thể kết luận các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Iodine thăng hoa phản ứng với sắt: Khí Cl2 sinh ra phản ứng với sắt: Hơi bromine phản ứng với sắt:
Fe + I2 FeI2 MnO2 + 4HClđ MnCl2 + 2Fe + 3Br2 2FeBr3.
Cl2 + 2H2O.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3.
(c) Bông sắt cháy sáng mờ và từ (a) Bông sắt cháy sáng tạo thành (b) Bông sắt cháy vừa phải tạo
từ, có ít chất rắn màu nâu tạo khói màu nâu. thành làn khói màu nâu.
thành.

Câu 8: Khi cho khí fluorine vào dung dịch sodium chloride thì fluorine phản ứng với nước mà không phản
ứng với sodium chloride. Vậy, hãy dự đoán giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nào dưới đây có
thể âm hơn so với phản ứng còn lại.
F2(aq) + H2O (l) → 2HF (aq) + 1/2 O2 (g)
F2(aq) + 2NaCl (aq) → 2NaF (aq) + Cl2 (g)
Hướng dẫn giải
- Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn càng âm Phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt
- Giá trị biến thiên enthalpy càng âm thì phản ứng diễn ra thuận lợi
- Khi cho khí fluorine vào dung dịch sodium chloride thì fluorine phản ứng với nước mà không phản ứng
với sodium chloride
Phản ứng của fluorine với nước diễn ra mãnh liệt hơn

Trang 165
Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng F2 với H2O âm hơn
Câu 9: Hãy giải thích vì sao các halogen không tồn tại tự do trong thiên nhiên?
Hướng dẫn giải
- Halogen là những chất oxi hóa mạnh, dễ dàng tác dụng với các chất khác trong tự nhiên: tác dụng với
nước, hydrogen,…tạo thành hợp chất.
Trong tự nhiên, các halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất mà không tồn tại ở dạng đơn chất.
Câu 10: Hãy viết phương trình hóa học để chứng minh chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine.
Hướng dẫn giải
Các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi hóa yếu hơn để
tạo ra các halogen có tính oxi hóa yếu hơn
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với NaBr tạo thành halogen có tính oxi hóa yếu hơn là Br2
Chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine
Câu 11: Trong công nghiệp, dung dịch sodium chlorine được đem điện phân để có phản ứng theo phương
trình hóa học sau:
NaCl (aq) + H2O (l) → A (aq) + X (g) + Y (g) (*)
Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến.
Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ sản xuất được hydrogen chlorine
a) Hãy cho biết công thức hóa học của A, X, Y
b) Hoàn thành phương trình hóa học (*)
Hướng dẫn giải
Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến là nước Javel: NaCl và
NaClO
Hai chất tác dụng với nhau để tạo thành nước Javel là: NaOH và Cl2
- Vì A ở dạng dung dịch, Y ở dạng khí
A là dung dịch NaOH, Y là khí Cl2
- Để sản xuất được hydrogen chloride cần: Cl2 và H2
- Mà Y là khí Cl2
X là khí H2
a) Công thức hóa học của A, X, Y lần lượt là: NaOH, H2, Cl2
b) Phương trình hóa học
2NaCl (aq) + 2H2O (l) → 2NaOH (aq) + H2 (g) + Cl2 (g)
Câu 12: Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy
xử lí và cấp nước. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt.
Lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá
trình phân phối trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà.
Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN 01 – 1: 2018/BYT), hàm lượng chlorine tự do đối với nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ 0,2 – 1 mgL-1. Nếu hàm lượng chlorine nhỏ hơn 0,2 – 1 mgL-1 thì không
tiêu diệt hết vi khuẩn và không xử lí được hết chất hữu cơ. Ngược lại, lượng chlorine trong nước lớn hơn 1,0
mgL-1 sẽ gây dị ứng
Carbon trong than hoạt tính sẽ tương tác trực tiếp với chlorine, giúp loại bỏ chlorine và các hợp chất
chlorine và các hợp chất chlorine bằng cơ chế hấp thụ bề mặt. Khi chiếu tia cực tím với cường độ cao vào
nước cũng làm giảm lượng chlorine. Các máy lọc nước RO (reverse osmosis: thẩm thấu ngược) cũng có thể
giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước một cách hiệu quả
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

Trang 166
a) Dấu hiệu nào cho thấy chlorine có trong nước sinh hoạt?
b) Vì sao người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt?
c) Cho biết một số phương pháp có thể loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt?
Hướng dẫn giải
a) Chlorine có mùi xốc, nên khi sử dụng nước sinh hoạt có chlorine, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi của nước
chlorine.
b) Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine
dư trong nước sinh hoạt còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối
trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà.
c) Một số phương pháp để loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt:
- Sử dụng máy lọc nước than hoạt tính.
- Phơi chậu nước ra ngoài ánh nắng mặt trời Tia cực tím với cường độ cao và nhiệt độ cao của mặt trời
hấp thụ vào nước làm chlorine bay hơi làm giảm nồng độ Chlorine trong nước.
- Sử dụng máy lọc nước RO (thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước.

DẠNG 2: HYDROGEN HALIDE VÀ CÁC HYDROHALIC ACID

Câu 1: Hydrogen halide là các hợp chất giữa hydrogen và halogen có công thức chung là H-X (với X là
F, Cl, Br, I,…). Các hydrogen halide đều là chất khí ở điều kiện thường.
Hãy gán các giá trị năng lượng liên kết với phân tử cho phù hợp. Biết các giá trị năng lượng liên kết
(không thứ tự) bao gồm: 431; 297; 364; 565.
Phân tử Giá trị năng lượng liên kết (kJ/mol)
H-F
H-Cl
H-Br
H-I

Hướng dẫn giải


Vì bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I, nên độ dài liên kết H-X tăng dần, năng lượng liên kết giảm dần.
Như vậy, các giá trị được gán như sau:
Phân tử Giá trị năng lượng liên kết (kJ/mol)
H-F 565
H-Cl 431
H-Br 364
H-I 297
Câu 2: Từ kết quả ở câu 1, hãy dự đoán trong 4 hợp chất trên:
a) Phân tử hydrogen halide (H-X) nào dễ bị phân huỷ bởi nhiệt nhất?
b) Tính acid của dung dịch hydrohalic acid (HX) nào mạnh nhất? (biết rằng hydrohalic acid là dung dịch thu
được khi hoà tan vật lí các hydrogen halide vào nước).
Hướng dẫn giải
a) Phân tử H-I có năng lượng liên kết có giá trị bé nhất, dễ bị phá vỡ nhất. Do đó, H-I dễ bị phân huỷ nhất.
b) Vì H-I dễ bị phá vỡ, nên nguyên tử H mang tính acid của H-I dễ dàng phân li khi hoà tan vào nước nhất.
Vì vậy, tính acid của dung dịch HI là mạnh nhất.

Trang 167
Câu 3. Cho các giá trị năng lượng liên kết X-X trong các đơn chất halogen như sau: F-F (159 kJ/mol);
Cl-Cl (243 kJ/mol); Br-Br (193 kJ/mol); I-I (151 kJ/mol).
Phản ứng Mô tả
Giá trị
H2 (g) + F2 (g) 2HF (g)
H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g)
H2 (g) + Br2 (g) 2HBr (g)

H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)

a) Dựa vào giá trị đã gán ở Câu 1, biết năng lượng liên kết H-H (436 kJ/mol), hãy tính của từng
phản ứng trong bảng trên.
b) Từ kết quả ở câu a, hãy dự đoán phản ứng giữa halogen nào với hydrogen là thuận lợi nhất.
c) Tại sao phản ứng giữa H2 với F2, Cl2, Br2 hầu như xảy ra theo một chiều, còn phản ứng giữa H2 và I2 là
phản ứng hai chiều (phản ứng thuận nghịch)?
d) Hãy gán các mô tả sau cho các phản ứng ở bảng trên:
(1) Diễn ra khi đun nóng mạnh và phản ứng xảy ra chậm.
(2) Diễn ra mãnh liệt ngay cả trong bóng tối.
(3) Diễn ra mạnh khi đun nóng hoặc chiếu tia tử ngoại. Phản ứng có khả năng gây nổ.
(4) Diễn ra rất chậm và phản ứng không hoàn toàn.
Hướng dẫn giải
a) Giá trị của phản ứng: H2 + X2 2HX được xác định như sau:
= Eb (H2) + Eb (X2) – 2Elk (H-X)
Như vậy ta tính được giá trị năng lượng liên kết như sau:
Phản ứng
Giá trị
H2 (g) + F2 (g) 2HF (g) = 436 + 159 – 2 (565) = -535 kJ
H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g) = 436 + 243 – 2 (431) = -183 kJ
H2 (g) + Br2 (g) 2HBr (g) = 436 + 193 - 2 (364) = -99 kJ

H2 (g) + I2 (g) 2HI (g) = 436 + 151 - 2 (297) = -7 kJ

b) Giá trị càng âm thì phản ứng càng diễn ra thuận lợi, như vậy phản ứng giữa H2 và F2 là thuận lợi
nhất.
c) Vì H-I là chất dễ bị phân huỷ bởi nhiệt, do đó ở nhiệt độ diễn ra phản ứng, HI tạo thành dễ dàng bị phân
huỷ theo chiều nghịch:
2HI H2 + I2
Vì vậy, phản ứng giữa H2 và I2 là phản ứng thuận nghịch (hai chiều).
d) Từ so sánh các giá trị của phản ứng, ta gán các mô tả phù hợp như sau:
Phản ứng
Giá trị
H2 (g) + F2 (g) 2HF (g) (2) Diễn ra mãnh liệt ngay cả trong bóng tối.

H2 (g) + Cl2 (g) 2HCl (g) (3) Diễn ra mạnh khi đun nóng hoặc chiếu tia tử ngoại.

Trang 168
Phản ứng có khả năng gây nổ.
H2 (g) + Br2 (g) 2HBr (g) (1) Diễn ra khi đun nóng mạnh và phản ứng xảy ra chậm.

(4) Diễn ra rất chậm và phản ứng không hoàn toàn.


H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)

Câu 4: Một thí nghiệm được thể hiện như hình vẽ sau:
+ Bước 1: Gắn cylinder khí vào ống nghiệm (1), bơm dung dịch
hydrochloric acid đặc vào để khí thu được chiếm 1/2 thể tích
cylinder thì ngừng bơm acid.
+ Bước 2: Chuyển cylinder chứa khí đó tiếp tục qua gắn vào
ống nghiệm (2), bơm dung dịch hydrochloric acid vào để
lượng khí tổng thu được 2/3 thể tích cylinder thì ngừng bơm acid.
+ Bước 3: Ghim cylinder khí thu được vào nút cao su,
khi chiếu đèn UV vào cylinder khí thu được thì cylinder phát nổ.
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra trong từng bước của thí nghiệm.
b) Khi tiến hành thí nghiệm trên, cylinder thường được bọc giấy bạc. Ý nghĩa của việc sử dụng giấy bạc ở
đây là gì?
c) Nếu thay khí thoát ra trong ống nghiệm (1) bằng hơi iodine thì hiện tượng có như trên không? Tại sao?

Hướng dẫn giải


a) Bước 1: 2KMnO4 + 16HClđ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Bước 2: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2.
Bước 3: H2 + Cl2 2HCl.
b) Giấy bạc chặn được ánh sáng mặt trời nhưng cho tia UV xuyên qua. Do đó, để phản ứng giữa H 2 và Cl2
diễn ra mãnh liệt tại thời điểm chiếu tia UV thì ta cần bọc giấy bạc trước để tránh phản ứng xảy ra chậm
dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời (hoặc ánh sáng phòng thí nghiệm).
c) Nếu thay khí chlorine thoát ra bằng hơi iodine thì phản ứng không thành công vì phản ứng giữa H 2 và I2
không xảy ra dưới tác dụng của tia UV.
Câu 5: Xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide được thể hiện trong biểu đồ sau:

Nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi trong biểu đồ trên. Giải thích nhiệt độ sôi cao bất thường của
hydrogen fluoride.
Hướng dẫn giải.

Trang 169
- Với các giá trị nhiệt độ sôi trên, ta thấy các hydrogen halide đều là chất khí ở điều kiện thường.
- Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần. Nguyên nhân là do khối lượng phân tử tăng dần làm tăng năng
lượng cần cung cấp cho việc hoá hơi; ngoài ra còn do tương tác van der Waals tăng dần làm tăng khả năng
tập hợp giữa các phân tử.
- Theo quy luật trên, đáng ra HF phải có nhiệt độ sôi thấp nhất, tuy nhiên nó lại có nhiệt độ sôi cao nhất. Sự
bất thường này được giải thích dựa trên liên kết hydrogen liên phân tử giữa các phân tử HF.
 H – F  H – F  H – F  H – F 
Câu 6: Phản ứng của sodium chloride rắn, hay của sodium iodide rắn với sulfuric acid đặc là phản ứng oxi
hóa – khử? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Xét phản ứng của NaCl với H2SO4:
NaCl(s) + H2SO4(l) NaHSO4(s) + HCl(g)
-
Ion Cl không thể hiện tính khử, không có sự thay đổi số oxi hóa
Không phải phản ứng oxi hóa – khử.
- Xét phản ứng của NaI với H2SO4:
8NaI(s) + 9H2SO4(l) 8NaHSO4(s) + I2(g) + H2S(g) + 4H2O(g)
-
Ion I thể hiện tính khử và khử sulfur trong H2SO4 từ số oxi hóa +6 về số oxi hóa -2 trong H2S
Giải thích: Do ion Cl- có tính khử yếu hơn ion I-
Câu 7: Có thể điều chế được hydrogen bromide từ phản ứng giữa potassium bromide với sulfuric acid đặc,
đun nóng không? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Khi potassium bromide phản ứng với sulfuric acid đặc, đun nóng. Ta có phương trình:
2NaBr(s) + 3H2SO4(l) 2NaHSO4(s) + Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g)
Sản phẩm tạo thành không có HBr
Không thể điều chế hydrogen bromide từ phản ứng giữa potassium bromide với sulfuric acid đặc.
Câu 8: Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper(II) oxide.
a) Vì sao có thể sử dụng dung dịch hydrochloric acid để tẩy rửa copper (II) oxide?
b) Có thể sử dụng một số dung dịch thường có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper(II) oxide. Đó có thể là
dung dịch nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải
a) - Dung dịch hydrochloric acid hòa tan được oxide base, base
Sử dụng dung dịch hydrochloric acid để tẩy rửa lớp copper(II) oxide tạo thành dung dịch muối và nước

Trang 170
- Phương trình hóa học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
b) Các dung dịch có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper (II) oxide là: nước chanh, giấm ăn. Vì chúng có
tính acid, có thể loại bỏ được lớp copper (II) oxide:
Acid + Oxide base → Muối + Nước
Câu 9: Có bốn bình nhỏ được đậy bằng nút có ổng nhỏ giọt. Mỗi bình chứa một trong các dung dịch
sodium chloride, sodium bromide, sodium iodide, hydrochlodric acid nhưng tên hóa chất ghi trên nhãn đã bị
nhòe. Hãy thảo luận về hóa chất, dụng cụ cần dùng và trình tự tiến hành thí nghiệm để nhận ra mỗi bình
chứa dung dịch gì. Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả. Lặp lại thí nghiệm để kiểm tra kết quả
Hướng dẫn giải

Lưu ý:
- 4 dung dịch cần nhận biết là: NaCl, NaBr, NaI, HCl
- Hóa chất: Giấy quỳ tím, dung dịch silver nitrate
- Dụng cụ: 4 ống nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm và kết quả:
Bước 1: Lấy ở mỗi bình khoảng 2 mL dung dịch vào 4 ống nghiệm tương ứng
Bước 2: Sử dụng quỳ tím nhúng vào 4 dung dịch trong 4 ống nghiệm.
Ống nghiệm nào làm quỳ tím hóa đỏ Dung dịch hydrochlodric acid
Bước 3: Nhỏ khoảng 2 mL dung dịch silver nitrate vào 3 ống nghiệm còn lại và có những hiện tượng sau:
Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng AgCl Ống nghiệm đó chứa NaCl
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgBr Ống nghiệm đó chứa NaBr
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3
Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng AgI Ống nghiệm đó chứa NaI
NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3
Câu 10: Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate
vào ống nghiệm chứa từng dung dịch potassium fluoride, hydrochloric acid, sodium bromide.
Hướng dẫn giải
- Khi cho từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa từng dung dịch potassium fluoride,
hydrochloric acid, sodium bromide:
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng AgCl Ống nghiệm đó chứa HCl
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgBr Ống nghiệm đó chứa NaBr
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3
+ Ống nghiệm không có sự biến đổi do không có phản ứng hóa học xảy ra Ống nghiệm chứa KF
Câu 11: Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi của hydrogen bromide cao hơn nhiệt độ sôi của hydrogen
chloride
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào:
+ Khối lượng phân tử

Trang 171
+ Lực van der Waals
Nhiệt độ sôi của hydrogen bromide cao hơn nhiệt độ sôi của hydrogen chloride được giải thích như sau:
+ Khối lượng phân tử HBr (81) cao hơn khối lượng phân tử HCl (36,5)
+ Br có bán kính nguyên tử lớn, có nhiều electron hơn Cl
Tăng khả năng lưỡng cực HX
Làm tăng tương tác van der Waals giữa các phân tử
DẠNG 3: BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG
Câu 1: Hòa tan 15 gam muối NaI vào nước được 200 gam dung dịch X. Lấy 100 gam dung dịch X tác dụng
vừa đủ với khí Chlorine, thu được m gam muối NaCl. Tính giá trị của m ?
Hướng dẫn giải

Trong 200 gam dung dịch X có 0,1 mol NaI.

 Theo đề: Lấy 100 gam dung dịch X


Phương trình phản ứng:
0,05 mol  0,05 mol

Câu 2: Dẫn khí Clo vào 200 gam dung dịch KBr. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng muối tạo thành
nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 4,45 gam. Xác định nồng độ phần trăm KBr trong dung dịch ban đầu?
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng:
a mol  a mol
Ta có:

 Sử dụng tăng giảm khối lượng:


Câu 3: a) Cho 8,4 gam một kim loại R hóa trị II tác dụng vừa đủ với 24,85 gam chlorine. Xác định tên kim
loại R và tính khối lượng muối tạo thành.
b) Cho 17,92 gam kim loại M tác dụng với khí fluorine dư, thu được 36,16 gam muối. Xác định tên kim loại
M.
Hướng dẫn giải

a)

b)

Trang 172
N 1 2 3
M 18,67(loại) 37,33(loại) 56 (Fe: nhận)
Vậy kim loại M là Fe .
Câu 4: Cho 31,25 gam hỗn hợp muối kali của hai halogen X và Y thuộc 2 chu kỳ liên tiếp tác dụng với
dung dịch dư thu được 51,95 gam kết tủa. Tìm tên hai halogen trên.
Hướng dẫn giải
 Trường hợp 1: AgX và AgY đều kết tủa.
Gọi là công thức trung bình của 2 muối.

 Vậy
2 halogen trên là Chlorine và Bromine.
 Trường hợp 2: KF và KCl (chỉ có AgCl kết tủa)

Câu 5: Nước biển có chứa một lượng nhỏ muối sodium bromide và potassium bromide. Trong việc sản xuất
bromine từ các bromide có trong tự nhiên, để thu được 1 tấn bromine phải dùng hết 0,6 tấn chlorine. Hỏi
việc tiêu hao chlorine như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với lượng cần dùng theo lý thuyết?
Hướng dẫn giải
Gọi công thức muối bromua là: MBr (M : là Na và K)

Theo lí thuyết: 71 tấn  160 tấn


x tấn  1 tấn

. Mà lượng Cl2 thực tế đã dùng là 0,6 tấn.

(tiêu hao) = 0,6 – 0,44375 = 0,15625 tấn

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 1: Dung dịch HF có tính acid yếu nhất, các dung dịch HCl, HBr, HI đều là acid mạnh với độ mạnh tăng
dần. Giải thích xu hướng biến đổi tính acid từ HF đến HI.
Câu 2: Cho bốn lọ đựng các dung dịch hydrohalic acid nói trên được kí hiệu không thứ tự gồm: (A), (B),
(C), (D). Biết rằng:
+ Dung dịch (A) không màu, để một thời gian trong không khí thì chuyển thành màu vàng nâu do bị oxi hoá
bởi oxygen không khí (1).
+ Dung dịch (B) có tính acid yếu, dung dịch này có khả năng ăn mòn thuỷ tinh (có thành phần chính là
SiO2) do đó được sử dụng để khắc chữ trên thuỷ tinh (2).
+ Dung dịch (C) được tìm thấy trong dịch vị dạ dày của con người, có vai trò trong việc tiêu hoá thức ăn.
Khi cho dung dịch silver nitrate vào dung dịch (C) thì thấy xuất hiện kết tủa màu trắng (3).

Trang 173
+ Dung dịch (D) tác dụng được với dung dịch iron (III) cloride có chứa hồ tinh bột thì dung dịch xuất hiện
màu xanh sẫm (4).
a) Xác định các chất (A), (B), (C), (D). Viết phương trình hoá học của các phản ứng (1), (2), (3), (4).
b) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra khi cho dung dịch silver nitrate vào mỗi dung dịch (A), (B), (C), (D).
Viết phương trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, các hydrogen halide thường được điều chế theo các phương pháp sau:
Hợp chất Phương pháp điều chế
HF Phương pháp sulfate
HCl Phương pháp sulfate
HBr Thuỷ phân muối phosphorus trihalide
HI Thuỷ phân muối phosphorus trihalide
a) Viết phương trình hoá học điều chế HF và HCl theo phương pháp sulfate tương ứng từ CaF2 và KCl.
b) Tại sao không thể điều chế HBr và HI theo phương pháp sulfate? Viết các phương trình hoá học của phản
ứng điều chế chúng theo phương pháp thuỷ phân nói trên.
c) Cho sơ đồ thí nghiệm như sau:

Nêu hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (2). Giải thích.
Câu 4: Có thể phân biệt muối iodine và muối thường ngay trong nhà bếp một cách định tính như sau:

a) Ở bước 1 và bước 2, tại sao phải sử dụng lượng đủ nhiều muối, chanh và hồ tinh bột?
b) Ở bước 3, hiện tượng thu được đối với muối iodine khác gì so với muối thường? Tại sao nên làm phép
kiểm tra trên đĩa có màu trắng?
Câu 5: Chính phủ Việt Nam (2005) quy định muối iodine (muối iốt) là “muối thường có trộn Kali Iodate
(potassium iodate KIO3) theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y Tế”. Muối KIO 3 bền hơn so với KI nên được sử
dụng trong muối iodine đặc biệt với vùng có khí hậu nhiệt đới. Mặt khác, muối iodine chứa KIO 3 ít bị mất đi
tác dụng hơn so với muối iodine chứa KI trong quá trình nấu nướng.

Trang 174
a) Biết rằng (X) là đơn chất phi kim. Hãy xác định (X), (Y) và (Z) và hoàn thành 2 phương trình hoá học
trên.
b) Biết rằng hồ tinh bột được cho vào trước khi kết thúc phản ứng (2) với vai trò là chất chỉ thị màu nhằm
xác định lượng Na2S2O3 vừa đủ cần phản ứng với (X). Hãy cho biết dung dịch đổi màu như thế nào khi tiến
hành phản ứng (2).
Câu 6: Thực hiện kiểm định muối iốt Bạc Liêu (chủ yếu chứa NaCl và KIO 3,
tạp chất xem như không đáng kể), người ta thực hiện phép chuẩn độ ở Câu 2.
Khi lấy 50 gam mẫu muối này thì thấy lượng dung dịch Na 2S2O3 0,01 M cần
dùng là 7,56 mL.
Hãy tính hàm lượng iodine trong muối (mg/kg). Biết rằng hàm lượng iodine
trong muối được xác định như sau:
Muối iodine Bạc Liêu

Biết khối lượng mol của iodine là 127 g/mol.


Câu 7: Muối iodine có ý nghĩa to lớn trong
việc cung cấp lượng iodine cần thiết cho cơ
thể. Việc thiếu iodine là nguyên nhân dẫn
đến khuyết tật trí tuệ, ảnh hưởng xấu đến sự
tăng trưởng của cơ thể và đặc biệt gây ra
bệnh bướu cổ (căn bệnh thường được gây ra
bởi sự phì của tuyến giáp khi không được
cung cấp đủ lượng iodine cần thiết).
Bảng sau là khuyến cáo của Viện Dinh
dưỡng quốc gia Việt Nam về hàm lượng Bệnh bướu cổ gây ra bởi sự phì tuyến giáp
iodine cho mỗi người hằng ngày: khi không cung cấp đủ iodine cần thiết
Nhu cầu iodine Nhu cầu iodine
Nhóm tuổi Nhóm tuổi
g/người/ngày g/người/ngày
Trẻ em 0-5 90 Người trưởng thành
150
(tháng tuổi) 6-11 90 (19 tuổi trở lên)
Trẻ nhỏ 1-6 90 Phụ nữ có thai
200
(năm tuổi) 7-9 120 (trong cả thời kì)
Vị thành niên 10-12 120 Bà mẹ cho con bú
200
(năm tuổi) 13-18 150 (trong cả thời kì)
Nếu sử dụng muối iốt Bạc Liêu nói trên thì trung bình một người trưởng thành cần khoảng bao nhiêu gam
muối trong khẩu phần ăn hằng ngày? (Sử dụng kết quả tính được ở Câu 3 để xác định).
Câu 8: Đọc mẩu chuyện thú vị sau:

Trang 175
TAI NẠN VÀ CƠ HỘI HIẾM CÓ TRONG LỊCH SỬ
Vào giữa năm 1882, Martin là một thợ săn 19 tuổi người Canada gốc Pháp bị trúng đạn vào bụng và bị thủng dạ
dày. Điều kì diệu là khi vết thương lành lại thì dạ dày lại hợp nhất với thành bụng tạo thành một lỗ dò được đậy
bởi một lớp mô tránh thức ăn trào ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo được nghiên cứu. Bác sĩ của Martin là Beaumont
đã tiến hành nghiên cứu dịch vị dạ dày thông qua lỗ dò này. Một số phát hiện của ông như:
- Dịch vị dạ dày chứa hydrochloric acid.
- Dịch vị không có sẵn trong dạ dày mà chỉ được tiết ra khi tiêu hoá thức ăn.
- Thức ăn vào dạ dày có thể thoả mãn cơn đói kể cả khi ta không ăn.
Martin vẫn sống tiếp hơn 60 năm với lỗ dò trên bụng, hưởng thọ 83 tuổi.
a) Tại sao tai nạn trên lại là cơ hội hiếm có trong lịch sử?
b) Dựa vào hình vẽ sau, hãy chỉ ra vai trò của HCl trong tiêu hoá thức ăn ở dạ dày?

Câu 9: Một số bệnh liên quan đến acid HCl trong dạ dày như: (1) Bệnh khó tiêu; (2) Bệnh ợ chua; (3) Bệnh
trào ngược dạ dày.
a) Bệnh nhân (A) có nồng độ HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn 0,0001M thì người đó mắc bệnh nào
trong các bệnh trên?
b) Bệnh nhân (B) có nồng độ HCl trong dịch vị dạ dày lớn hơn 0,001M thì người đó mắc bệnh nào
trong các bệnh trên?
Câu 10: Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh liên quan đến cơ
vòng thực quản yếu, không khoá chặt dạ dày khi thức ăn
đang được tiêu hoá trong dạ dày khiến cho dịch vị dạ dày
trào ngược lên thực quản gây ra một số hệ luỵ như ợ hơi, ợ
nóng, ợ chua; buồn nôn; đau tức ngực,…
a) Hãy chỉ ra những nguyên nhân và triệu chứng của
bệnh trào ngược dạ dày
Nguyên nhân Triệu chứng

b) Tại sao trào ngược dạ dày thường dẫn đến ợ chua?


Câu 11: Đau dạ dày thường có nhiều nguyên nhân. Tuỳ vào nguyên nhân đau dạ dày mà các loại thuốc
tương ứng được sử dụng. Đau dạ dày thường xuất phát do thừa acid HCl trong dạ dày. Để chữa bệnh này,
một số loại thuốc như sau có thể được sử dụng.

Trang 176
a) Viết các phương trình hoá học giải thích sự giảm đau dạ dày do thừa acid của các loại thuốc trên. Tại sao
sử dụng thuốc muối Nabica dễ bị đầy hơi trong bụng, dễ gây ợ?
b) Theo em, các loại thuốc trên có chữa tận gốc căn nguyên của bệnh đau dạ dày do thừa acid không? Tại
sao?
Câu 12: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN: TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
 Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các
phân tử hay nguyên tử.
Tương tác van der Waals phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
+ Số lượng electron (số proton) trong nguyên tử.
+ Điểm tiếp xúc giữa các phân tử.
Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất và giải thích trạng
thái tồn tại của các chất.
 Độ bền của các liên kết theo thứ tự: liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > liên kết hydrogen > tương
tác van der Waals.
 Tương tác khuếch tán (London): là lực xuất hiện nhờ sự lưỡng cực tạm thời trong phân tử (đặc biệt
là các phân tử không phân cực). Các phân tử càng lớn và càng nhiều electron thì sự hỗn loạn của lớp vỏ
electron càng lớn dẫn đến hình thành càng nhiều các lưỡng cực tạm thời, từ đó tương tác khuếch tán giữa
các phân tử càng mạnh.
a) Trong các đơn chất halogen nói trên, loại tương tác van der Waals nào tồn tại chủ yếu? Giải thích?
b) Dựa vào tương tác van der Waals, hãy giải thích xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy/nhiệt độ sôi của
các nguyên tố halogen trong bảng trên?

 HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 1: Từ HF đến HI, độ mạnh acid tăng dần. Trong đó:
+ Dung dịch HF là acid yếu, do trong dung dịch nước, nó chỉ phân li thuận nghịch một phần.
+ Các dung dịch HCl, HBr, HI đều là acid mạnh do phân li hoàn toàn trong dung dịch nước.
Điều này được giải thích như sau: Bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I, dẫn đến độ dài liên kết H-X tăng
dần, độ bền liên kết do đó giảm dần. Vì vậy, khả năng phân li liên kết H-X tăng dần, dẫn đến tính acid tăng
dần từ HF đến HI.
Câu 2:

Trang 177
a) Xác định các dung dịch (A), (B), (C), (D) và các phản ứng (1), (2), (3), (4).
+ Dung dịch (A) là dung dịch HBr.
(1) 4HBr + O2 2Br2 + 2H2O.
+ Dung dịch (B) là dung dịch HF.
(2) 4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O.
+ Dung dịch (C) là dung dịch HCl.
(3) AgNO3 + HCl AgCl + HNO3.
+ Dung dịch (D) là dung dịch HI.
(4) 2HI + 2FeCl3 2FeCl2 + I2 + 2HCl.
b) Cho các dung dịch tác dụng với dung dịch AgNO3:
Dung dịch Hiện tượng Phương trình hoá học
(A) Xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgNO + HBr AgBr + HNO3
3

(B) Không hiện tượng Không phản ứng


(C) Xuất hiện kết tủa trắng AgNO + HCl AgCl + HNO
3 3

(D) Xuất hiện kết tủa vàng AgNO3 + HI AgI + HNO3

Câu 3:
a) Điều chế HF và HCl:
CaF2 (s) + H2SO4 đặc 2HF + CaSO4.
KCl (s) + + H2SO4 đặc HCl + KHSO4 (hoặc K2SO4).
b) HBr và HI có tính khử mạnh, dễ dàng bị oxi hoá H2SO4 đặc.
2HBr + H2SO4 Br2 + SO2 + 2H2O.
8HI + H2SO4 4I2 + H2S + 4H2O.
Như vậy, sử dụng phương pháp sulfate với HBr và HI thì khó thu được sản phẩm mong muốn.
c) Ở ống nghiệm (1): NaCl (s) + + H2SO4 đặc HCl (g) + NaHSO4.
Ở ống nghiệm (2): HCl + NaOH NaCl + H2O
Ban đầu, dung dịch có màu hồng (do có NaOH), sau đó dung dịch mất màu (do NaOH bị trung hoà bởi
HCl).
Câu 4:
a) Lượng iodine trong muối rất ít, để nhìn thấy được màu sắc ta phải sử dụng lượng đủ nhiều muối; đồng
thời chanh và hồ tinh bột được dùng dư để phản ứng mau chóng cho kết quả.
b) Iodine (I2) tạo thành hoá xanh khi gặp hồ tinh bột. Do đó, ở đĩa muối iodine sẽ xuất hiện màu xanh (khá
nhạt nhưng đủ để quan sát thấy), trong đó ở đĩa muối thường không có hiện tượng gì.
Nên dùng đĩa màu trắng vì: Đĩa màu trắng có cùng màu với muối, do đó ta dễ dàng quan sát rõ hiện tượng.
Câu 5:
a) (X) là I2, (Y) là K2SO4, (Z) là NaI.
(1) KIO3 + 5KI + 3H2SO4 3I2 + 3K2SO4 + 3H2O.
(2) I2 + 2Na2S2O3 Na2S4O6 + 2NaI.
b) Trước khi phản ứng (2) kết thúc, còn I2 chưa phản ứng hết. Vì vậy, khi cho hồ tinh bột vào thì ban đầu
dung dịch có màu xanh.
Cho từ từ dung dịch Na2S2O3 vào đến khi dung dịch vừa hết màu xanh thì dừng lại. Điều đó chứng tỏ lượng
I2 vừa phản ứng hết, từ đó cho phép ta tính lượng Na 2S2O3 vừa đủ phản ứng, suy ra lượng I2 đã sinh ra từ
phản ứng (1).
Tóm lại, khi tiến hành phản ứng (2) với hồ tinh bột, dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu.
Trang 178
Câu 6:
Số mol Na2S2O3 = 0,01M 7,56 10-3 L = 7,56 10-5 (mol)
Xét phản ứng (2): I2 + 2Na2S2O3 Na2S4O6 + 2NaI.
3,78 7,56 10-5 (mol)
Xét phản ứng (1): KIO3 + 5KI + 3H2SO4 3I2 + 3K2SO4 + 3H2O.
1,26 3,78 10-5 (mol)
Như vậy, trong 50 gam muối iodine Bạc Liêu có chứa 1,26 10-5 (mol) KIO3, tương đương với khối lượng
iodine = 1,26 10-5 127 = 1,6 10-3 (g) = 1,6 (mg)

Hàm lượng iodine trong muối iodine Bạc Liêu .


Câu 7: Lượng muối iodine Bạc Liêu trung bình mà một người trưởng thành cần sử dụng để đảm bảo đủ
lượng iodine cần thiết là

(khoảng 4,7 gam)


Câu 8:
a) Vào thời điểm đó, con người chưa có nhiều hiểu biết về hoạt động của các nội tạng. Chính vì vậy, tai nạn
hi hữu này cung cấp một cơ hội hiếm thấy để nhìn thấy sự hoạt động nội tạng của một người sống, cụ thể là
nghiên cứu về hoạt động của dạ dày.
b) Hydrochloric acid đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá hình thành pepsin và phân cắt protein thành
những phân tử nhỏ hơn.
Câu 9:
a) Bệnh nhân (A) mắc bệnh khó tiêu.
Vì lượng acid trong dạ dày ít, không đủ để tiêu hoá thức ăn, dẫn đến chứng khó tiêu.
b) Bệnh nhân (B) mắc bệnh ợ chua.
Vì lượng acid trong dạ dày nhiều hơn bình thường, dẫn đến dư thừa nên phần acid dư (có vị chua) sẽ một
phần ở dạng hơi đi lên đến thực quản gây ợ chua.
Câu 10:
a) Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày:
Nguyên nhân Triệu chứng
Cơ vòng thực quản yếu, không khoá chặt dạ ợ hơi, ợ nóng, ợ chua; buồn nôn; đau tức
dày khi thức ăn đang được tiêu hoá trong dạ ngực,…
dày khiến cho dịch vị dạ dày trào ngược lên
thực quản
b) Trào ngược dạ dày làm cho acid trong dạ dày đi lên thực quản (tương tự với khi ta bị dư acid), làm hơi
acid có vị chua lên đến thực quản và đến miệng, gây ra ợ chua.
Câu 11:
a) Các phương trình hoá học:
(1) Thuốc Nabica: NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
(2) Magnesium hydroxide: Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O.
(3) Aluminium hydroxide: Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O.
Khi sử dụng thuốc Nabica, phản ứng trong dạ dày sinh ra khí CO 2 làm đầy hơi trong bụng, phần khí dư lên
thực quản sẽ gây ợ (tương tự khi ta uống nước có gas).
b) Các loại thuốc này chỉ có vai trò trung hoà phần acid dư tiết ra bởi dạ dày khi tiêu hoá thức ăn chứ không
tác động vào sự Câu tiết dịch vị của dạ dày, do đó không chữa tận gốc căn nguyên của bệnh đau dạ dày do
thừa acid.

Trang 179
Câu 12: a) Các đơn chất halogen đều tồn tại ở dạng X2. Chúng đều là các phân tử không phân cực. Do đó,
tương tác vander Waals giữa chúng chủ yếu là tương tác khuếch tán (London).
b) Trích bảng số liệu:
Đơn chất F2 Cl2 Br2 I2
Nhiệt độ nóng chảy (0C) -219,6 -101,0 -7,3 113,6
Nhiệt độ sôi (0C) -188,1 -34,1 59,2 185,5
Nhận thấy: Nhiệt độ sôi tăng dần từ F2 đến I2.
Giải thích: Từ nhận định “Các phân tử càng lớn và càng nhiều electron thì sự hỗn loạn của lớp vỏ electron
càng lớn, tương tác khuếch tán giữa các phân tử càng mạnh”, ta nhận thấy từ F 2 đến I2 các phân tử có độ lớn
tăng dần (vì bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I) và số electron tăng dần (vì số hiệu nguyên tử tăng dần).
Vì vậy, ta có thể kết luận: tương tác van der Waals tăng dần từ F2 đến I2.
Tương tác van der Waals càng lớn, các phân tử càng tập hợp và nhiệt độ để hoá lỏng hoặc hoá hơi chúng
càng tăng. Như vậy, nhiệt độ sôi tăng dần F2 đến I2.

 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về xu hướng biến đổi tính chất từ fluorine đến iodine?
A. Khối lượng phân tử tăng dần.
B. Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng dần.
C. Nhiệt độ sôi tăng dần.
D. Độ âm điện tăng dần.
Câu 2: Phương trình hoá học nào dưới đây là không chính xác?
A. H2 + Cl2 2HCl.
B. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2.

C. Cl2 + 6KOH đặc 5KCl + KClO3 + 3H2O.


D. I2 + 2KCl 2KI + Cl2.
Câu 3: Hãy nối các đơn chất halogen với các mô tả tương ứng.
Cột A Cột B
(Halogen) (Mô tả)
F2 Thăng hoa khi đun nóng.
Cl2 Dùng để sản xuất nước Javel
Br2 Oxi hoá được nước
I2 Chất lỏng, màu nâu đỏ
Câu 4: Khi tiến hành các thí nghiệm sau, phản ứng trong thí nghiệm nào là phản ứng tự oxi hoá, tử khử?
A. Đốt cháy sắt trong khí chlorine.
B. Dẫn khí chlorine vào dung dịch sodium hydroxide.
C. Cho khí chlorine trộn lẫn với khí hydrogen trong bình thuỷ tinh rồi chiếu tia tử ngoại.
D. Dẫn khí chlorine qua dung dịch potassium bromide.
Câu 5: Hãy nối các hydrohalic acid tương ứng với các mô tả phù hợp
Cột A Cột B
(Hydrohalic acid) (Mô tả)
Để lâu trong không khí thì bị oxi hoá cho dung dịch
HF
màu vàng nâu.
Tác dụng được với sulfuric acid đặc, nóng tạo ra
HCl
hơi có màu tím.

Trang 180
Acid yếu nhất trong các hydrohalic acid, có khả
HBr
năng ăn mòn thuỷ tinh.
HI Là một acid mạnh. Acid này có trong dịch vị dạ dày
Câu 6: Một thí nghiệm được bố trí như sau: Khí hydrogen chloride (HCl) được
đựng đầy trong một bình thuỷ tinh đậy bởi nắp cao su có ống thuỷ tinh có đầu
vuốt nhọn xuyên qua. Dốc ngược bình cho ống thuỷ tinh cắm vào một chậu
nước. Hiện tượng quan sát được như hình vẽ.

Thí nghiệm trên giải thích tính chất nào của khí hydrogen chloride?
A. Tính acid. B. Tính khử. C. Tính tan. D. Tính base.
Câu 7: Để nhận biết các dung dịch gồm: sodium chloride, potassium iodide,
hydrochloric acid, hydroiodic acid có thể dùng các thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. Dung dịch AgNO3 và dung dịch KOH.
C. Quỳ tím và dung dịch KOH. D. Quỳ tím và dung dịch AgNO3.
Câu 8: Cho phản ứng với phương trình hoá học như sau:
NaX(s) + H2SO4 (conc) HX(g) + NaHSO4.
Các hydrogen halide (HX) có thể điều chế theo phương pháp trên là
A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl.
C. HBr và HI D. HF, HCl, HBr và HI.
Câu 9: Silver halide nào sau đây có màu vàng nhạt?
A. AgF. B. AgCl. C. AgBr. D. AgI.
Câu 10: Cho các giá trị nhiệt độ sôi sau HF (19,5 C), HCl (-84,9 C), HBr (-66,70C), HI (-35,80C). Nguyên
0 0

nhân nào dẫn đến nhiệt độ sôi cao bất thường của HF?
A. Tương tác van der Waals của HF lớn hơn các hydrogen halide còn lại.
B. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn các hydrogen halide còn lại.
C. Liên kết hydrogen giữa các phân tử HF với nhau.
D. Độ bền liên kết HF lớn hơn các hydrogen halide còn lại.
Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen là
A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np6. D. (n-1)d10ns2np5.
Câu 12: Thép để lâu ngày trong không khí (đặc biệt là không khí ẩm) thường bị gỉ sét (có thành phần chính
là iron oxide). Dung dịch nào sau đây phù hợp để tẩy rửa gỉ sét?
A. Dung dịch nước chlorine. B. Dung dịch hydrochloric acid.
C. Dung dịch hydrofluoric acid. D. Dung dịch cồn iodine.
Câu 13: Tính tẩy màu của nước chlorine là do
A. HClO có tính oxi hoá mạnh. B. Cl2 có tính oxi hoá mạnh.
C. HCl là acid mạnh. D. HCl có tính khử mạnh.
Câu 14: Đặc điểm nào không phải đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm VIIA?
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.B. Đều có tính oxi hoá mạnh.
C. Đều có số oxi hoá -1. D. Tác dụng được với hydrogen.
Câu 15: Trên thực tế, để đựng dung dịch hydrofluoric acid người ta thường dùng lọ đựng teflon hoặc PE mà
không dùng lọ thuỷ tinh. Phương trình hoá học nào sau đây giải thích cho thực tế trên?
A. SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O. B. NaOH + HF NaF + H2O.
C. CaO + 2HF CaF2 + H2O. D. 2F2 + 2H2O 4HF + O2.

Trang 181
Câu 16: Một bạn học sinh tự thiết kế một thí nghiệm điện phân đơn giản
như sau: Cho hai lõi bút chì làm hai điện cực và nối với một nguồn điện
một chiều 9V và nhúng với dung dịch muối ăn (nồng độ 20%) đã khuấy
đều. Dung dịch thu được có tính tẩy màu.
Phương trình hoá học điện phân dung dịch muối ăn:
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
Dung dịch thu được có tên gọi là:
A. Xút ăn da.
B. Nước chlorine.
C. Nước Javel.
D. Nước muối sinh lý.
Câu 17: So sánh nào sau đây không hợp lí?
A. tính acid HF < HBr < HCl < HI.
B. tính khử HF < HBr < HCl < HI.
C. độ phân cực HF < HBr < HCl < HI.
D. năng lượng liên kết HF > HBr > HCl > HI.
Câu 18: Ý nào sau đây nói về ứng dụng của chlorine (Cl2)?
A. Làm sạch và khử trùng nước sinh hoạt. B. Sản xuất cryolite và teflon.
C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh. D. Làm chất sát trùng vết thương.
Câu 19: Chất nào sau đây có thể oxi hoá HF?
A. KMnO4. B. MnO2.
C. HNO3 đặc hoặc H2SO4 đặc. D. Không chất nào có thể oxi hoá được HF.
Câu 20: Cho khoảng 2 mL dung dịch sodium iodide loãng vào ống nghiệm, cho tiếp khoảng vài giọt nước
chlorine loãng và lắc nhẹ. Cho thêm tiếp 2 mL cyclohexane. Thêm tiếp vài giọt hồ tinh bột. Nhận định nào
sau đây là đúng?
A. Khi thêm hồ tinh bột thì dung dịch hoá xanh.
B. Chlorine tan tốt trong cyclohexane hơn iodine.
C. Trong phản ứng, sodium iodide đóng vai trò là chất oxi hoá.
D. Khi thêm cyclohexane thì lớp cyclohexane có màu vàng.
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.D 2.D 3. 4.B 5. 6.C 7.D 8.B 9.C 10.C
11.B 12.B 13.A 14.A 15.A 16.C 17.C 18.A 19.D 20.A
Câu 1: Đáp án D.
Câu 2: Đáp án D.
Câu 3: Hãy nối các đơn chất halogen với các mô tả tương ứng.
Cột A Cột B
(Halogen) (Mô tả)
F2 Thăng hoa khi đun nóng.
Cl2 Dùng để sản xuất nước Javel
Br2 Bốc cháy trong nước.
I2 Chất lỏng, màu nâu đỏ
Câu 4: Đáp án B.
Câu 5: Hãy nối các hydrohalic acid tương ứng với các mô tả phù hợp
Cột A Cột B

Trang 182
(Hydrohalic acid) (Mô tả)
HF Để lâu trong không khí thì bị oxi hoá cho
dung dịch màu vàng nâu.
Tác dụng được với sulfuric acid đặc, nóng tạo
HCl
ra hơi có màu tím.
Acid yếu nhất trong các hydrohalic acid, có
HBr
khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
Là một acid mạnh. Acid này có trong dịch vị
HI
dạ dày
Câu 6: Đáp án C.
HCl tan tốt trong nước làm giảm áp suất trong bình, nước chảy qua ống dẫn khí chảy vào bình.
Câu 7: Đáp án D.
NaCl KI HCl HI
Quỳ tím - - Đỏ Đỏ
AgNO3 Kết tủa trắng Kết tủa vàng đậm Kết tủa trắng Kết tủa vàng đậm
Câu 8: Đáp án B.
Không điều chế được HBr và HI theo phản ứng trên vì HBr, HI có tính khử mạnh.
Câu 9: Đáp án C.
AgF: không màu; AgCl: trắng; AgBr: vàng nhạt; AgI: vàng đậm.
Câu 12: Đáp án B.

Câu 14: Đáp án A.


Ở điều kiện thường: Br2 ở trạng thái lỏng; I2 ở trạng thái rắn.
Câu 16: Đáp án C.
Khí chlorine sinh ra sẽ tác dụng với NaOH tạo ra nước Javel.

Câu 20: Đáp án A.

gặp hồ tinh bột dung dịch hồ tinh bột màu trắng sẽ hoá xanh.

Trang 183

You might also like