You are on page 1of 26

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021


CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO

Học sinh: ………………………………………………….


Lớp: …………… Trường THPT: ………………………
PHẦN A - LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN (CK)
CĐ1: Khái quát về hiđrocacbon. Đồng đẳng, đồng đồng phân, danh pháp ankan
CĐ2: Tính chất và điều chế ankan
CĐ3: Tổng ôn ankan

CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ HIĐROCACBON NO


ĐỒNG ĐẲNG – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP ANKAN
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Khái quát về hiđrocacbon no
- Hiđrocacbon no là hiđrocacbon trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn C – C và C – H.
+ Hiđrocacbon no, mạch hở: ankan: CnH2n+2 (n ≥ 1)
+ Hiđrocacbon no, mạch vòng: xicloankan: CnH2n (n ≥ 3)
2. Đồng đẳng
- Công thức của hiđrocacbon bất kì: CnH2n+2-2k.
- Ankan là hiđrocacbon no, mạch hở (k = 0): CnH2n+2 (n ≥ 1).
3. Đồng phân
- Ankan từ C4 trở lên có đồng phân mạch cacbon (mạch thẳng và mạch nhánh).
- Bậc của một nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với cacbon đó.
4. Danh pháp
- Tên gọi IUPAC của ankan mạch thẳng (mạch không phân nhánh):

- Tên gọi IUPAC của ankan mạch nhánh:

Chú ý: - Chữ với số cách nhau bởi dấu “–”; số với số cách nhau bởi dấu “,”; chữ với chữ viết liền.
- Tên gọi thông thường: Dùng tiền tố iso (có 1 nhánh CH3 ở C2), neo (có 2 nhánh CH3 ở C2).

2
 BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Cho các công thức: CH4, C2H4, C3H8, C4H8, C5H10, C6H14. Công thức nào có thể là ankan? Công
thức nào có thể là của xiclo ankan?
Ankan: ……………………….…………… Xiclo ankan: ……………………….……………….
Câu 2: Viết các đồng phân và gọi tên (tên IUPAC và tên thông thường nếu có) của ankan có công thức
sau. Xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong các đồng phân của C4H10, C5H12.
C4H10 C5H12

C6H14
C7H16

Câu 3: Viết công thức cấu tạo của các ankan có tên gọi sau
pentan 2 – metylbutan

2,3 – đimetylbutan 3 – etyl – 2 – metylheptan

isopentan isoheptan

neopentan neohexan

Câu 4: Xác định công thức phân tử và số đồng phân cấu tạo của ankan X biết:
(a) Ankan X có phân tử khối là 30
……………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………...…
(b) Ankan X có tỉ khối so với hiđro là 28.
……………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………...…
(c) Ankan X có %mC = 83,72%.
……………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………...…
(d) Ankan X có mC : mH = 5.
……………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………...…
Câu 5: Viết các đồng phân và gọi tên gốc ankyl có công thức C3H7- và C4H9-.
C3H7- C4H9-

3
 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là của hiđrocacbon no?
A. Chỉ có liên kết đôi. B. Chỉ có liên kết đơn.
C. Có ít nhất một vòng no. D. Có ít nhất một liên kết đôi.
Câu 2. Ankan là các hiđrocacbon
A. no, mạch vòng. B. no, mạch hở. C. không no, mạch hở. D. không no, mạch vòng.
Câu 3: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 4. Các ankan như: CH4, C2H6, C3H8, … hợp thành dãy nào dưới đây?
A. đồng đẳng của axetilen. B. đồng phân của metan.
C. đồng đẳng của metan. D. đồng phân của ankan.
Câu 5. Nhóm nguyên tử CH3- có tên là
A. metyl. B. etyl. C. propyl. D. butyl.
Câu 6. Nhóm nguyên tử CH3CH2- có tên là
A. metyl. B. etyl. C. propyl. D. butyl.
Câu 7. Nhóm nguyên tử (CH3)2CH- có tên là
A. metyl. B. etyl. C. propyl. D. isopropyl.
Câu 8. Dãy các ankan được sắp xếp theo thứ tự tăng dần phân tử khối là
A. hexan, heptan, propan, metan, etan. B. metan, etan, propan, hexan, heptan.
C. heptan, hexan, propan, etan, metan. D. metan, etan, propan, heptan, hexan.

2. Mức độ thông hiểu (trung bình)


Câu 9. Khi nói về phân tử ankan không phân nhánh thì đặc điểm nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có cacbon bậc I và II. B. Chỉ có cacbon bậc I, II và III.
C. Chỉ có cacbon bậc II. D. Chỉ có cacbon bậc I.
Câu 10. Bậc của nguyên tử cacbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là

A. bậc I. B. bậc II. C. bậc III. D. bậc IV.


Câu 11. Trong phân tử sau đây, các nguyên tử cacbon:

A. 1 và 4 giống nhau; 2 và 3 giống nhau. B. 1 và 4 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.


C. 1, 4, 5, 6 giống nhau; 2 và 3 giống nhau. D. 2 và 3 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.
Câu 12. Số đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Số đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C6H14 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 14. Hiđrocacbon X có công thức cấu tạo:

Danh pháp IUPAC của X là

4
A. 2,3-đimetylpentan. B. 2,4-đimetylbutan. C. 2,4-đimetylpentan. D. 2,4-metylpentan.
Câu 15. Hiđrocacbon Y có công thức cấu tạo:

Danh pháp IUPAC của Y là


A. 2,3,3-metylbutan. B. 2,2,3-đimetylbutan. C. 2,2,3-trimetylbutan. D. 2,3,3-trimetylbutan.
Câu 16. Công thức cấu tạo thu gọn của 2,2-đimetylpropan là
A. (CH3)2CHCH2CH3. B. (CH3)4C. C. CH3CH2CH2CH2CH3.D. CH3CH2CH(CH3)2.
Câu 17. Công thức cấu tạo thu gọn của 2,3-đimetylbutan là
A. (CH3)2CHCH(CH3)2. B. (CH3)3CC(CH3)3. C. (CH3)2CCH(CH3)2. D. CH3CH2C(CH3)3.
Câu 18. Trong phân tử 2,2,4-trimetylpentan có bao nhiêu nguyên tử hiđro?
A. 8. B. 12. C. 16. D. 18.
Câu 19. Phần trăm khối lượng cacbon trong C4H10 là
A. 28,57 %. B. 82,76 %. C. 17,24 %. D. 96,77 %.
Câu 20. Theo chiều tăng dần số nguyên tử cacbon trong phân tử, phần trăm khối lượng cacbon trong
phân tử ankan
A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 21. Trong dãy đồng đẳng của metan, ankan nào có hàm lượng hiđro lớn nhất?
A. CH4. B. C3H8. C. C6H14. D. C10H22.
Câu 22. Phần trăm khối lượng cacbon trong ankan X là 83,33 %. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C3H8. C. C5H12. D. C10H22.
Câu 23. Phần trăm khối lượng hiđro trong ankan X là 25,00 %. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 24. Hàm lượng nguyên tố hiđro trong ankan X là 82,76 %. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

3. Mức độ vận dụng (khá)


Câu 25 (A.13): Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là
A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. B. 2,4,4-trimetylpentan. C. 2,2,4-trimetylpentan. D.2,4,4,4-tetrametylbutan.
Câu 26. Hiđrocacbon X có công thức cấu tạo:

Số nguyên tử cacbon và số nhánh trong mạch chính của X là:


A. 4 cacbon và 2 nhánh. B. 5 cacbon và 2 nhánh.C. 5 cacbon và 1 nhánh. D. 4 cacbon và 1 nhánh.
Câu 27. Hiđrocacbon Z có công thức cấu tạo:

Danh pháp IUPAC của Z là


A. 2,2,3-trimetylpentan. B. 2,3,3-trimetylpentan. C. 3-etyl-2,2-đimetylbutan.D. 2-etyl-3,3-đimetylbutan.
Câu 28. Hiđrocacbon T có công thức cấu tạo:

Danh pháp IUPAC của T là


A. 3-etyl-2,4-đimetylpentan. B. 2-metyl-3-propylpentan.
5
C. 2,4-đimetyl-3-etylpentan. D. 2-propyl-3-metylpentan.
Câu 29: Ankan X có công thức cấu tạo như sau:

Tên gọi của X là


A. 3- isopropylpentan. B. 2-metyl-3-etylpentan C. 3-etyl-2-metylpentan. D.3-etyl-4-metylpentan.
Câu 30: Ankan X có công thức cấu tạo như sau:

Tên gọi của X là


A. 2-metyl-2,4-đietylhexan. B. 2,4-đietyl-2-metylhexan.
C. 3,3,5-trimetylheptan. D. 3-etyl-5,5-đimetylheptan.

CHUYÊN ĐỀ 2: TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ ANKAN


KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Tính chất vật lí
- Các ankan không màu, nhẹ hơn nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng theo phân tử khối.
- C1 – C4: khí (khí gas); C5 – C17: lỏng (xăng, dầu); C18 trở lên: rắn (nến, sáp).
2. Tính chất hóa học
- Ankan chỉ gồm các liên kết đơn C – C, C – H bền vững nên trơ về mặt hóa học. PƯ đặc trưng của
ankan gồm phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa
(a) Phản ứng thế halogen (Cl2, Br2 /askt): CnH2n+2 + aCl2 CnH2n+2-aCla + aHCl
Chú ý: Từ C3H8 trở lên, PƯ tạo ra nhiều sản phẩm thế và tuân theo qui tắc “Ưu tiên thế vào H của C
có bậc cao hơn”.
(b) Phản ứng tách
- PƯ tách hiđro (bẻ gãy liên kết C – H): CnH2n+2 CnH2n+2-2k + kH2

THĐB: 2CH4 C2H2 + 3H2


- PƯ cracking (bẻ gãy liên kết C – C): CnH2n+2 CmH2m+2 + CqH2q (n = m + q)

(c) PƯ oxi hóa: CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n +1)H2O


Chú ý: Khi đốt cháy ankan ta luôn có: và ngược lại.
3. Điều chế

- Phương pháp vôi tôi xút: CnH2n+1COONa + NaOH CnH2n+2 + Na2CO3


- Riêng CH4 còn được điều chế bằng cách thủy phân Al4C3: Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
 BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau:
6
(a) Vì sao xăng dầu phải được chứa trong các bình chứa chuyên dụng và phải bảo quản ở những kho
riêng?
..........................................................................................................................................................
(b) Vì sao các tàu chở dầu khi bị tai nạn thường gây ra thảm họa cho một vùng biển rất rộng?
..........................................................................................................................................................
(c) Vì sao khi các chi tiết máy hoặc đồ dùng bị bẩn dầu mỡ người ta thường dùng xăng hoặc dầu hoả để
lau rửa?
..........................................................................................................................................................
(d) Vì sao khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập?
..........................................................................................................................................................

Câu 2: Viết PTHH xảy ra khi cho


(a) neopentan, isopentan, 3 – metylpentan tác dụng với Cl2 (as, tỉ lệ 1 : 1). Xác định sản phẩm chính.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
(b) Etan tác dụng với Br2 (as, tỉ lệ 1 : 2).
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
(c) Cracking pentan, isobutan.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
(d) Đốt cháy hoàn toàn butan, hexan.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
(e) Đốt cháy ankan ở dạng tổng quát. Tìm mối liên hệ giữa số mol CO 2, H2O và số mol ankan tham gia
phản ứng.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
(g) Đốt cháy hiđrocacbon ở dạng tổng quát. Tìm mối liên hệ giữa số mol CO 2, H2O và số mol
hiđrocacbon tham gia phản ứng.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 3: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

(1) ....................................................................... ( 4) .......................................................................


(2) ....................................................................... ( 5) .......................................................................
(3) ....................................................................... ( 6) .......................................................................
Câu 4: Xác định công thức cấu tạo và gọi tên IUPAC của X trong các trường hợp sau:
(a) Ankan X thể khí điều kiện thường, khi thế clo (as) chỉ cho một sản phẩm thế monoclo.
..........................................................................................................................................................
7
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
(b) Ankan X có tỉ khối hơi so với hiđro là 36. Khi X thế clo (as) thu được 4 sản phẩm thế monoclo.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
(c) Ankan X có %mC = 83,33%. Khi X thế clo (as) thu được một sản phẩm thế monoclo.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 2: Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?
A. Nước. B. Benzen. C. Dung dịch axit HCl. D. Dung dịch NaOH.
Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butan. B. Etan. C. Metan. D. Propan.
Câu 4: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 5: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
Câu 6: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là
A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan.
Câu 7. Nung nóng isobutan với xúc tác thích hợp thu được isobutilen C4H8, phản ứng đã xảy ra là
A. C4H8 + H2 C4H10. B. 2C4H10 C4H8 + C6H12.
C. C4H10 C4H8 + H2. D. C4H8 + C4H8 C4H10 + C4H6.
Câu 8. Khi đốt cháy một hiđrocacbon, thu được a mol CO 2 và b mol H2O. Trong trường hợp nào sau đây
có thể kết luận rằng hiđrocacbon đó là ankan?
A. a > b. B. a < b. C. a = b. D. a ≥ b.
Câu 9. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan thì:

A. . B. . C. . D. .
Câu 10. Trong công nghiệp, metan được điều chế từ
A. khí thiên nhiên và dầu mỏ. B. natri axetat.
C. nhôm cacbua. D. canxi cacbua.
Câu 11. Khi nung natri axetat (CH3COONa) với vôi tôi xút (NaOH/CaO), thu được sản phẩm hữu cơ X.
Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C2H6. C. C2H4. D. C2H2.
Câu 12. Khi cho nhôm cacbua vào nước thì thu được một sản phẩm hữu cơ dạng khí X. Tên gọi của X là
A. metan. B. etan. C. propan. D. butan.
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.
B. Crackinh butan.
C. Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
D. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
Câu 14 (QG.15): Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất
điện, sứ, đạm, ancol metylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của
metan là
8
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 15 (QG.19 - 201). Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong
chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. Cl2. B. CH4. C. CO2. D. N2 .
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 16: Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây?
A. Phân tử metan không phân cực. B. Metan là chất khí.
C. Phân tử khối của metan nhỏ. D. Metan không có liên kết đôi.
Câu 17. Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 18. Khi cho 2,2-đimetylpropan phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể tạo ra tối đa
bao nhiêu sản phẩm thế monoclo?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 19. Khi cho 2,3,4-trimetylpentan phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể tạo ra tối đa
bao nhiêu sản phẩm thế monoclo?
A. 4. B. 5. C. 8. D. 6.
Câu 20 (A.13): Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ
mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. neopentan. B. pentan. C. butan. D. isopentan.
Câu 21. Đồng phân cấu tạo nào của ankan có công thức phân tử C 5H12 chỉ tạo ra duy nhất một sản phẩm
thế khi phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng?
A. pentan. B. 2-metylbutan. C. 2,2-đimetylpropan. D. Không có đồng phân nào.
Câu 22. Khi phản ứng với brom (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng, 2-metylpentan có thể tạo ra sản phẩm chính là
dẫn xuất thế ở cacbon nào?

A. C6. B. C2. C. C3. D. C4.


Câu 23. Nhiệt phân hoàn toàn 2-metylpropan với xúc tác thích hợp chỉ thu được metan và một sản phẩm
hữu cơ X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)2C=CH2. B. CH3CH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH3CH=CHCH3.
Câu 24. Cho phản ứng nhiệt phân sau:

Công thức cấu tạo thu gọn của X là


A. CH3CH2CH3. B. CH3CH=CH2. C. CH3CH=CHCH3. D. CH3CH2CH2CH3.
Câu 25: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?

A. O2. B. CH4. C. C2H2. D. H2.

Câu 26. Cho chuỗi phản ứng sau:


Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
9
A. CH4 và CHCl3. B. C2H6 và CH3Cl. C. CH4 và CH3Cl. D. (CH3COO)2Ca và CHCl3.

Câu 27. Cho phương trính hóa học : 2X + 2NaOH 2CH4 + K2CO3 + Na2CO3. Chất X là
A. CH2(COOK)2. B. CH2(COONa)2. C. CH3COOK. D. CH3COONa.
Câu 28. Khi dẫn ankan qua xúc tác kim loại (Fe, Pt, …), đun nóng thì có thể xảy ra phản ứng tách, khi đó:
A. ankan bị tách hiđro tạo thành xicloankan.
B. ankan bị bẻ gãy các liên kết CC tạo thành cacbon.
C. ankan không những bị tách hiđro tạo thành hiđrocacbon không no mà còn có thể bị bẻ gãy các liên kết
CC tạo ra các phân tử nhỏ hơn.
D. ankan bị oxi hóa hoàn toàn bởi oxi trong không khí, tạo thành CO2 và H2O.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, các ankan từ C 1 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái lỏng, từ
khoảng C18 trở đi ở trạng thái rắn.
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung đều giảm theo chiều tăng số
nguyên tử cacbon trong phân tử.
C. Ankan không tan trong nước nhưng tan trong dung môi không phân cực như dầu, mỡ.
D. Ankan đều là những chất không màu.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ankan không tan trong dung dịch NaOH hoặc H2SO4
B. Ankan tan tốt trong nước.
C. Các ankan từ C1 đến C4 là chất khí.
D. Các ankan nhẹ như metan, etan, propan là những khí không màu.
Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi đốt, các ankan có thể bị cháy tạo ra CO2 và H2O, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
B. Khi có xúc tác và nhiệt độ thích hợp, ankan bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành các hợp chất chứa
oxi như HCHO.
C. Trong sản phẩm cháy của ankan, số mol H2O luôn lớn hơn hoặc bằng số mol CO2.
D. Ankan không tác dụng được với KMnO4 hoặc H2SO4, dù đó cũng là những chất oxi hóa rất mạnh.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong phân tử ankan chỉ có các liên kết xích-ma  bền vững.
B. Ankan tương đối trơ về mặt hóa học, ở nhiệt độ thường không phản ứng với axit, bazơ và các chất oxi
hóa mạnh như KMnO4.
C. Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng hỗn hợp ankan và clo sẽ xảy ra phản ứng thế các nguyên tử cacbon trong
ankan bởi clo.
D. Trong phân tử ankan chỉ có các liên kết đơn CH và CC.
Câu 33. Tính chất nào sau đây không phải của ankan?
A. Khi không chiếu sáng thì không phản ứng được với brom, do vậy không làm mất màu dung dịch brom.
B. Phản ứng với clo khi đun nóng hoặc chiếu sáng, tạo thành hỗn hợp các dẫn xuất clo.
C. Phản ứng mãnh liệt với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, tạo thành CO2 và H2O.
D. Tan tốt trong các dung môi không phân cực như dầu mỡ, benzen, …
Câu 34. Để nhận biết metan và CO2, có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Dẫn qua nước brom, metan phản ứng làm mất màu nước brom còn CO2 thì không.
B. Dẫn qua dung dịch KMnO4, metan có phản ứng làm mất màu dung dịch còn CO2 thì không.
C. Dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, CO2 phản ứng tạo kết tủa trắng còn metan thì không.
D. Dẫn qua dung dịch HCl, metan có phản ứng thế còn CO2 thì không.
Câu 35. Để nhận biết metan và SO2, có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Dẫn qua dung dịch nước brom, metan phản ứng làm mất màu dung dịch còn SO2 thì không.
B. Dẫn qua dung dịch nước brom, metan không phản ứng nhưng SO 2 thì có phản ứng làm mất màu dung
dịch: SO2 + 2H2O + Br2 2HBr + H2SO4
C. Dẫn qua dung dịch HCl dư, metan có phản ứng thế còn SO2 thì không.
D. Dẫn qua dung dịch HCl dư, SO2 có phản ứng còn HCl thì không.

10
Câu 36. Để nhận biết CO2, SO2 và metan có thể dùng hai hóa chất nào trong các chất sau: Ca(OH) 2, Br2, HCl,
HBr?
A. Br2 và Ca(OH)2. B. Br2 và HCl. C. HBr và Ca(OH)2. D. HCl và Br2.
Câu 37 (C.07): Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng
với clo theo tỉ lệ sốmol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của
nhau. Tên của X là
A. butan. B. 2,3-đimetylbutan. C. 3-metylpentan. D. 2-metylpropan.
Câu 38 (A.08): Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích
khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C5H12. B. C3H8. C. C6H14. D. C4H10.
Câu 39 (C.08): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO 2 và 0,132 mol H2O. Khi X
tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan.
Câu 40 (C.12): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng,
thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là:
A. C2H2 và C3H4. B. C2H4 và C3H6. C. CH4 và C2H6 D. C2H6 và C3H8
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 41. Đồng phân cấu tạo nào của ankan có công thức phân tử C 6H14 tạo ra ít sản phẩm thế nhất khi
phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng?
A. 2,2-đimetylbutan. B. 2,3-đimetylbutan. C. 2-metylpentan. D. 3-metylpentan.
Câu 42. Đồng phân cấu tạo nào của ankan có công thức phân tử C 6H14 tạo ra nhiều sản phẩm thế nhất khi
phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng?
A. 2-metylpentan. B. 3-metylpentan. C. pentan. D. 2,2-đimetylbutan.
Câu 43. Cho các chất sau: metan, etan, propan, isobutan, neopentan. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với
clo (tỉ lệ mol 1:1, chiếu sáng) chỉ thu được duy nhất một dẫn xuất monoclo?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Cho các ankan sau: propan (I); 3-metylpentan (II); 2,2-đimetylbutan (III) và 2,3-đimetylbutan
(IV). Chất nào tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng thu được ba dẫn xuất monoclo?
A. II và III. B. I, III và IV. C. II, IV. D. Chỉ III.
Câu 45: Dãy ankan nào sau đây thỏa mãn điều kiện: mỗi công thức phân tử có một đồng phân khi tác
dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra 1 dẫn xuất monocloankan duy nhất?
A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14. B. CH4, C2H6, C5H12, C8H18.
C. CH4, C4H10, C5H12, C6H14. D. CH4, C2H6, C5H12, C4H10.
Câu 46. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Các hợp chất A, B, C lần lượt là:


A. C5H10, C4H8, C4H9Cl. B. CH4, C4H10, C4H9Cl. C. CH4, C4H8, C4H9Cl. D. H2, C5H10, C4H8.
Câu 47. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

X và Y lần lượt là:


A. metan và pentan. B. metan và 2-metylpropan.C. etan và 2,2-đimetylpropan.D. 2-metylpropan và etan.
Câu 48. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

11
X, Y lần lượt là:
A. butan, metan. B. pentan, propan. C. butan, pentan. D. pentan, metan.
Câu 49. Trong các phát biểu sau:
(1) Ankan không tan trong axit H2SO4 loãng (2) Ankan tan tốt trong dung dịch KMnO4
(3) Ankan tan tốt trong dung dịch NaOH đặc (4) Ankan tan tốt trong benzen
Những phát biểu không đúng là:
A. 1, 2 và 3. B. 1, 3 và 4. C. 1 và 2. D. 2, 3 và 4.
Câu 50. Nhỏ lần lượt hexan vào bốn ống nghiệm:
Ống nghiệm 1: chứa dung dịch KOH Ống nghiệm 2: chứa dung dịch H2SO4 đặc
Ống nghiệm 3: chứa dung dịch KMnO4 Ống nghiệm 4: chứa benzen
Hexan có thể tan trong những ống nghiệm nào?
A. 1, 2 và 3. B. 1, 2 và 4. C. chỉ 4. D. 3 và 4.
Câu 51 (C.12): Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm
ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
A. 33,33% B. 50,00% C. 66,67% D. 25,00%
Câu 52 (B.08): Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc
ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ,
áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
CHUYÊN ĐỀ 3: TỔNG ÔN ANKAN
10 ĐIỀU DẠY VỀ ANKAN
1. Ankan có công thức: CnH2n+2 (n ≥ 1).
2. Ankan từ C4 trở lên có đồng phân về mạch cacbon: C4H10 (2đp), C5H12 (3đp), C6H14 (5đp).
3. Bậc cacbon = số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon đó.
4. Khi gọi tên IUPAC của ankan: Mạch chính là mạch dài nhất, nhiều nhánh nhất; đánh số cacbon
mạch chính từ phía gần nhánh nhất sao cho tổng số chỉ vị trí nhánh là nhỏ nhất.
5. Khi gọi tên thông thường: Nếu C số 2 có 1 nhánh –CH3 thì thêm tiền tố “iso”; nếu C số 2 có 2
nhánh –CH3 thì thêm tiền tố “neo”.
6. Ở đk thường, ankan C1 – C4: khí (khí gas); C5 – C17: lỏng (xăng, dầu); C18 trở lên: rắn (nến, sáp).
7. Qui tắc thế vào ankan: Ưu tiên thế vào nguyên tử hiđro của cacbon có bậc cao hơn.
8. Công thức phân tử một số ankan khi thế halogen thu được một dẫn xuất mono duy nhất: CH 4,
C2H6, C5H12, C8H18.
9. Khi đốt cháy ankan ta luôn có: và ngược lại.

10. Một số phản ứng đặc biệt: (1) 2CH4 C2H2 + 3H2

(2) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3


(3) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

1. Ankan là hiđrocacbon no, mạch hở có công thức là ..................................


2. Bậc của một nguyên tử cacbon bằng ....................................... liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon
đó.
3. Số đồng phân của ankan: C4H10 (........đp), C5H12 (..........đp), C6H14 (.........đp).
4. Hoàn thành bảng sau:
Công thức Tên gọi
CH3 – CH2 – CH2 – CH3

12
CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH3
CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH3
isopentan

2, 3 – đimetyl butan

3 – etyl – 2 – metylpentan

5. Ở đk thường, ankan C1 – C4: ……………; C5 – C17: ………………..; C18 trở lên: ………………
6. Khi thế vào ankan, ưu tiên thế vào nguyên tử hiđro của nguyên tử cacbon có ...............................
7. Trong phòng thí nghiệm, metan được điều chế bằng phương pháp …………………. hoặc thủy phân
…………..
8. Hoàn thành các PTHH sau:
(1) CH4 + Cl2 …………….. + ………………..….
(2) CH4 + .....Cl2 ………….. + …………………..
(3) CH3-CH2-CH3 + Cl2 …………..….. + …….…

(4) …….CH4 …………… + …………..…


(5) C4H10 ……………. + H2
(6) C4H10 …………… + CH4
(7) C4H10 + ...O2 ............. + ………..
……………….. + …..….
(8) CnH2n+2 + ...O2 ........... + …...…..
(9) Al4C3 + …H2O → ……….. + ……....
9. Khi đốt cháy ankan ta luôn có .

ĐỀ LUYỆN ANKAN
20 câu – 30 phút

Câu 1: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 2 (QG.15): Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện,
sứ, đạm, ancol metylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan

A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 3 (QG.19 - 201). Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong
chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. Cl2. B. CH4. C. CO2. D. N2 .
Câu 4: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C6H14 ?

13
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 6 (A.13): Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là
A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. B. 2,4,4-trimetylpentan.
C. 2,2,4-trimetylpentan. D. 2,4,4,4-tetrametylbutan.
Câu 7 (A.13): Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol
1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. neopentan. B. pentan. C. butan. D. isopentan.
Câu 8: Ankan X có công thức cấu tạo như sau:

Tên của X là
A. 1,1,3-trimetylheptan. B. 2,4-đimetylheptan.
C. 2-metyl-4-propylpentan. D. 4,6-đimetylheptan.
Câu 9: Ankan X có công thức cấu tạo như sau:

Tên gọi của X là


A. 2-metyl-2,4-đietylhexan. B. 2,4-đietyl-2-metylhexan.
C. 3,3,5-trimetylheptan. D. 3-etyl-5,5-đimetylheptan.
Câu 10 (A.08): Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu
được là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 11 (B.12): Cho phương trính hóa học: 2X + 2NaOH 2CH4 + K2CO3 + Na2CO3
Chất X là
A. CH2(COOK)2. B. CH2(COONa)2. C. CH3COOK. D. CH3COONa.
Câu 12: Isohexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13: Dãy ankan nào sau đây thỏa mãn điều kiện: mỗi công thức phân tử có một đồng phân khi tác
dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra 1 dẫn xuất monocloankan duy nhất?
A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14. B. CH4, C2H6, C5H12, C8H18.
C. CH4, C4H10, C5H12, C6H14. D. CH4, C2H6, C5H12, C4H10.
Câu 14 (C.14): Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi
so với H2 bằng 75,5. Chất X là
A. 2,2-đimetylpropan B. pentan C. 2-metylbutan D. but-1-en
Câu 15 (C.07): Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng
với clo theo tỉ lệ sốmol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của
nhau. Tên của X là
A. butan. B. 2,3-đimetylbutan. C. 3-metylpentan. D. 2-metylpropan.
Câu 16 (C.08): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO 2 và 0,132 mol H2O. Khi X
tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan.
Câu 17 (C.12): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng,
thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là
A. C2H2 và C3H4. B. C2H4 và C3H6. C. CH4 và C2H6 D. C2H6 và C3H8
Câu 18 (C.12): Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm
ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
A. 33,33% B. 50,00% C. 66,67% D. 25,00%
14
Câu 19 (B.08): Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc
ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ,
áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 20 (C.07): Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không
khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO 2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể
tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 70,0 lít. B. 84,0 lít. C. 56,0 lít. D. 78,4 lít.

PHẦN B - CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ANKAN (LT)


Dạng 1: Bài toán về phản ứng thế
Dạng 2: Bài toán về phản ứng tách (tách H2 và cracking)
Dạng 3: Bài toán về phản ứng đốt cháy ankan

DẠNG 1: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THẾ


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Tổng quát: CnH2n+2 + aX2 CnH2n+2-aXa + aHX (X = Cl, Br)
Nếu thế mono: CnH2n+2 + X2 CnH2n+1X + HX
- Axit HX sinh ra có thể được trung hòa bởi bazơ: HX + NaOH → NaX + H2O
- Nếu phản ứng cùng tỉ lệ mà có nhiều sản phẩm thế thì %mX trong mỗi sản phẩm thế là như nhau
và mdẫn xuất = .
 VÍ DỤ
Câu 1: Tính m hoặc V trong các trường hợp sau:
15
(a) Cho 4,48 lít khí etan (ở đktc) tác dụng với clo (as, tỉ lệ 1 : 1) vừa đủ, sau phản ứng thu được m gam
dẫn xuất monoclo. Tính m.
(b) Cho V lít khí butan (ở đktc) tác dụng với clo (as, tỉ lệ 1 : 2) vừa đủ, sau phản ứng thu được 25,4 gam
dẫn xuất điclo. Tính V.
Câu 2: Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của ankan X trong các trường hợp sau:
(a) (B.07): Khi brom hóa một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối
với hiđro là 75,5.
(b) Cho ankan X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được hai dẫn xuất monoclo Y1 và Y2. Trong Y1 và
Y2 đều có 45,22 % clo về khối lượng.
(c) Cho 1,08 gam ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được 2,265 gam dẫn xuất monobrom
duy nhất.
(d) Cho 5,8 gam ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1, thu được hai dẫn xuất monobrom có khối
lượng lần lượt là 11,1 và 2,6 gam.
Câu 3. Clo hóa 0,1 mol ankan A thu được duy nhất một sản phẩm hữu cơ là dẫn xuất clo B có khối lượng
9,9 gam. Công thức phân tử của B là
A. CHCl3. B. CH2Cl2. C. C2H4Cl2. D. C2H5Cl.
Câu 4: Cho ankan X tác dụng với clo (as), thu được 26,5 gam hỗn hợp các dẫn xuất clo (monoclo và
điclo). Khí HCl bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước, sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH, thấy
dùng hết 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H6. B. C4H10. C. C3H8. D. CH4.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 5. Brom hóa một ankan theo tỉ lệ mol 1:1 thu được duy nhất một dẫn xuất monobrom có tỉ khối hơi
so với hiđro là 75,5. Công thức phân tử của ankan là
A. C4H10. B. C5H12. C. CH4. D. C6H14.
Câu 6. Clo hóa ankan B theo tỉ lệ mol 1:1 thu được duy nhất một sản phẩm thế monoclo có 70,3 % clo về
khối lượng. Công thức phân tử của B là
A. CH4. B. C3H8. C. C5H12. D. C6H14.
Câu 7. Ankan A phản ứng với Cl2 (tỉ lệ mol 1:2) thu được duy nhất một sản phẩm có chứa 83,53 % clo về
khối lượng. Công thức phân tử của A là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 8. Cho 3,2 gam ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ tạo ra 19 gam monobrom duy nhất.
Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 9. Cho 2,16 gam ankan X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 3,195 gam dẫn xuất monoclo duy
nhất. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 10 (C.14): Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi
so với H2 bằng 75,5. Chất X là
A. 2,2-đimetylpropan. B. pentan. C. 2-metylbutan. D. but-1-en.
Câu 11. Cho 7,2 gam ankan X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 10,65 gam dẫn xuất monoclo duy
nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)2CHCH(CH3)2. B. CH4. C. (CH3)4C. D. CH3CH2CH2CH2CH3.
Câu 12 (C.07): Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng
với clo theo tỉ lệ sốmol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của
nhau. Tên của X là
A. butan. B. 2,3-đimetylbutan. C. 3-metylpentan. D. 2-metylpropan.
Câu 13. Cho ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được ba dẫn xuất monobrom. Cả ba dẫn
xuất đều có 52,98 % brom về khối lượng. Tên gọi của X là
A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. 2,2-đimetylpentan. D. pentan.
Câu 14. Cho ankan X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được sáu dẫn xuất monoclo Y 1, Y2, Y3, Y4,
Y5, Y6 đều có 26,39 % clo về khối lượng. Công thức phân tử của X là
16
A. C5H12. B. C6H14. C. C7H16. D. C8H18.
Câu 15. Cho ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được hỗn hợp hai dẫn xuất monobrom có
cùng thành phần phần trăm khối lượng brom là 58,39 %. X là
A. 2-metylpropan. B. butan. C. butan hoặc 2-metylpropan. D. 2-metylbutan.
Câu 16. Cho ankan Y tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được hỗn hợp hai dẫn xuất monoclo Z 1 và Z2
có cùng thành phần phần trăm khối lượng clo là 29,46 %. Công thức phân tử của Y là
A. 3-metylpentan. B. 2-metylpentan. C. 2,3-đimetylbutan. D. 2,2-đimetylbutan.
Câu 17. Cho 5,8 gam ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được hai dẫn xuất monobrom Y
và Z có khối lượng lần lượt là 11,1 gam và 2,6 gam. Tên gọi của X là
A. 2-metylpropan. B. butan. C. butan hoặc 2-metylpropan. D. 2,4-đimetylpentan.
Câu 18. Cho 8,6 gam ankan A tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được ba dẫn xuất monoclo có khối
lượng lần lượt là 3,4 gam; 4,05 gam và 4,6 gam. Công thức phân tử của A là
A. C6H14. B. C4H10. C. C7H16. D. C2H6.
Câu 19. Cho 12,9 gam ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được năm sản phẩm thế monoclo
có tổng khối lượng là 24,75 gam. Tên gọi của X là
A. 2-metylpentan. B. 3-metylpentan. C. 2,3-đimetylbutan. D. 2,2-đimetylbutan.
Câu 20. Cho 10 gam ankan X tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được sáu dẫn xuất monoclo với tổng
khối lượng là 13,45 gam. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C7H16. C. C8H18. D. C5H12.
Câu 21. Cho 18 gam X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được bốn dẫn xuất thế monobrom Y 1, Y2,
Y3, Y4 có tổng khối lượng là 37,75 gam. Tên gọi của X là
A. 2,2-đimetylpropan. B. 2,2-đimetylpentan. C. 2-metylbutan. D. 2-metylpentan.
Câu 22. Brom hóa 0,02 mol ankan X thu được 5,06 gam dẫn xuất brom Y. Công thức phân tử của Y là
A. CH2Br2. B. CHBr3. C. C2H4Br2. D. C3H5Br3.
Câu 23. Cho 0,25 mol ankan A tác dụng với brom chỉ thu được duy nhất một sản phẩm hữu cơ là dẫn
xuất brom B có khối lượng 37,75 gam. Tên gọi của A là
A. 2-metylbutan. B. 2,2-đimetylpropan. C. pentan. D. 2,3-đimetylpropan.
Câu 24. Trong phân tử hiđrocacbon X có 6 nguyên tử cacbon và chỉ có liên kết . Khi clo hóa X (tỉ lệ
mol 1:1, chiếu sáng) thu được hai sản phẩm thế monoclo là đồng phân của nhau. Tên gọi của X là
A. 2-metylpentan. B. 2,3-đimetylbutan. C. 3-metylpentan. D. 2,2-đimetylbutan.
Câu 25. Hai hiđrocacbon A và B đều có công thức phân tử C 5H12 cùng tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1
(chiếu sáng) thì A tạo ra một dẫn xuất monoclo duy nhất, B tạo ra bốn dẫn xuất. Tên gọi của A và B lần lượt là:
A. 2,2-đimetylpropan và butan. B. 2,2-đimetylpropan và 2-metylbutan.
C. 2-metylbutan và butan. D. 2-metylbutan và 2,2-đimetylpropan.

DẠNG 2: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG TÁCH (TÁCH H2 VÀ CRACKING)


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Phản ứng tách H2: CnH2n+2 CnH2n+2-2k + kH2
- Phản ứng cracking: CnH2n+2 CmH2m+2 + CqH2q (n = m + q)
- Phương pháp: BTKL: mT = mS ⇔ nT. = nS.
Chú ý: nkhí tăng = ; nếu k = 1 (tạo anken) ⇒ nkhí tăng = nankan phản ứng.
- Công thức tính nhanh hiệu suất phản ứng tách: Hỗn hợp ankan X Hỗn hợp Y

( là khối lượng mol trung bình của X, Y)


 VÍ DỤ
Câu 1. Tính m trong các trường hợp sau:
(a) Cracking m gam butan ở điều kiện thích hợp thu được 0,75 mol hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với H 2 là
11,2.
17
(b) Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm etan, propan và butan (xúc tác thích hợp) thu được 0,84 lít (ở đktc)
hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 16.

Câu 2. Cracking 2,24 lít hỗn hợp X gồm ba ankan thu được 5,264 lít hỗn hợp Y. Các thể tích khí đo
cùng điều kiện. Tỉ khối của hỗn hợp X so với hỗn hợp Y là
A. 2,35. B. 0,43. C. 1,18. D. 0,85.

Câu 3. Nung nóng 134,4 cm3 hỗn hợp ankan X (xúc tác thích hợp) thu được 168 cm3 hỗn hợp Y có tỉ
khối hơi so với hiđro là 20. Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng mol trung bình của
hỗn hợp X là
A. 50 g/mol. B. 25 g/mol. C. 250 g/mol. D. 5 g/mol.

Câu 4: Xác định công thức phân tử của ankan X biết


(a) Dẫn 1 mol ankan X qua xúc tác niken nung nóng, sau một thời gian thu được 2 mol hỗn hợp Y có tỉ
khối so với hiđro bằng 14,5.

(b) (A.08): Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí
đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12.

(c) Nung nóng V lít ankan X (xúc tác thích hợp) thu được 2V lít hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với hiđro
bằng 18. Các giá trị thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Câu 5. Phản ứng cracking propan diễn ra như sau: C 3H8 CH4 + C2H4. Cracking 0,2 mol propan,
sau phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H4 và C3H8 dư. Số mol metan bằng 0,07. Hiệu suất phản
ứng cracking là
A. 35 %. B. 7 %. C. 70 %. D. 65 %.

Câu 6: Tính hiệu suất phản ứng cracking ankan trong các trường hợp sau:
(a) Tiến hành crackinh 10 lít khí butan, sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí X gồm etan, metan,
eten, propilen, butan (các khí đo cùng điều kiện).

(b) Dẫn một lượng butan qua xúc tác niken nung nóng, giả sử chỉ xảy ra phản ứng cracking: C 4H10 ⟶
C3H6 + CH4. Sau một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với hiđro là 18,125.

(c) (C.12): Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm
ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75.

Câu 7: Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H 2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa
bị crackinh. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là
A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm ankan M và H 2, có tỉ khối hơi của X so với H 2 là 29. Nung nóng X để cracking
hoàn toàn M, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H 2 là 145/9. Công thức phân tử của M (biết rằng
số mol khí sinh ra khi cracking ankan gấp đôi số mol của nó).
A. C3H8. B. C6H14. C. C4H10. D. C5H12.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 9. Cracking a gam ankan X ở điều kiện thích hợp thu được 1,68 lít (ở đktc) hỗn hợp Y có tỉ khối so
với H2 là 9. Giá trị của a là
A. 1,35. B. 0,675. C. 2,70. D. 6,75.

18
Câu 10. Nhiệt phân a gam ankan (xúc tác thích hợp) thu được 896 ml (ở đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so
với heli là 5. Giá trị của a là
A. 0,8. B. 0,04. C. 0,2. D. 0,02.
Câu 11. Nung nóng hỗn hợp X gồm propan và butan (xúc tác thích hợp) thu được 560 ml (ở đktc) hỗn
hợp Y có tỉ khối so với H2 là 16. Khối lượng hỗn hợp X là
A. 0,8 gam. B. 0,4 gam. C. 0,04 gam. D. 0,2 gam.
Câu 12. Nung nóng hỗn hợp X gồm butan, pentan và hexan (xúc tác thích hợp) thu được 291,2 cm 3 (đktc)
hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với heli là 11. Khối lượng hỗn hợp X là
A. 5,72 gam. B. 0,286 gam. C. 2,86 gam. D. 0,572 gam.
Câu 13. Cracking 1,792 lít hỗn hợp A gồm C 4H10 và C6H14 thu được 4,032 lít hỗn hợp B có tỉ khối so với
hiđro là 20,5. Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp B là
A. 92,25. B. 46,13. C. 4,61. D. 9,22.
Câu 14. Nung nóng 336 ml hỗn hợp propan và butan (xúc tác thích hợp) thu được 840 ml hỗn hợp X gồm
H2, CH4, C2H4, C3H6, C3H8 (dư) và C4H10 (dư). Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tỉ khối của X so với
hỗn hợp ankan ban đầu là
A. 0,4. B. 0,8. C. 0,2. D. 5.
Câu 15 (C.12): Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm
ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
A. 33,33% B. 50,00% C. 66,67% D. 25,00%
Câu 16. Cracking hoàn toàn 1 mol ankan A thu được 5 mol hỗn hợp B có tỉ khối so với H 2 bằng 8,6.
Công thức phân tử của ankan A là
A. CH4. B. C3H8. C. C5H12. D. C6H14.
Câu 17. Nung nóng V lít ankan X (xúc tác thích hợp) thu được 2V lít hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với
hiđro bằng 14,5. Các giá trị thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Nếu ban đầu có 0,05 mol X
phản ứng thì có mấy mol Y tạo thành?
A. 0,05. B. 0,025. C. 0,1. D. 0,25.
Câu 18. Nung nóng V lít ankan A (xúc tác thích hợp) thu được 3V lít hỗn hợp B có tỉ khối hơi so với
hiđro bằng 12. Các giá trị thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của ankan
A là
A. C3H8. B. C4H10. C. C5H12. D. C6H14.
Câu 19. Nung nóng V lít ankan X (xúc tác thích hợp) thu được V lít hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli bằng
4. Các giá trị thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ
tạo ra một dẫn xuất thế monobrom duy nhất. Tên gọi của X là
A. metan. B. 2,2-đimetylpropan.
C. 2,3-đimetylbutan. D. 2,2,3,3-tetrametylbutan.
Câu 20. Cracking hoàn toàn một thể tích ankan A thu được ba thể tích hỗn hợp B (các thể tích khí đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của B so với H 2 bằng 16,67. A có cấu tạo mạch thẳng. Tên gọi
của A là
A. pentan. B. hexan. C. heptan. D. octan.
Câu 21. Nung nóng 1 mol butan (xúc tác thích hợp), giả sử chỉ xảy ra phản ứng cracking sau:
C4H10 CH4 + C3H6
Sau phản ứng, thu được 0,4 mol metan. Hiệu suất phản ứng cracking là
A. 60,00 %. B. 40,00 %. C. 66,67 %. D. 33,33 %.
Câu 22. Nung nóng 0,01 mol propan (xúc tác thích hợp), giả sử chỉ xảy ra phản ứng cracking sau:
C3H8 CH4 + C2H4
Sau phản ứng, thu được a mol C2H4. Hiệu suất phản ứng cracking theo a là
A.104.a%. B. (1-a)%. C. 100a%. D. 0,01a%.
Câu 23. Cracking 1 mol butan thu được hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 (dư) có tỉ khối với H2 là
18,125. Hiệu suất phản ứng cracking là
A. 40 %. B. 60 %. C. 30 %. D. 70 %.

19
Câu 24. Cracking 2,5 mol propan thu được hỗn hợp khí Y gồm CH 4, C2H4 và C3H8 (dư). Tỉ khối của Y so
với H2 là 13,75. Hiệu suất phản ứng cracking là
A. 60,00 %. B. 40,00 %. C. 80,00 %. D. 66,67 %.
Câu 25. Cracking a mol propan thu được hỗn hợp khí Y gồm CH4, C2H4 và C3H8 (dư). Tỉ khối của Y so
với H2 là 15. Hiệu suất phản ứng cracking là
A. 46,67 %. B. 93,33 %. C. 55,33 %. D. 6,67 %.
Câu 26. Cracking a mol butan thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H4, C2H6, C3H6 và C4H10 (dư). Tỉ khối
của X so với H2 là 17,06. Hiệu suất phản ứng cracking là
A. 70 %. B. 30 %. C. 40 %. D. 60 %.
Câu 27. Cracking pentan thu được hỗn hợp khí X chỉ gồm các ankan và anken. Tỉ khối của X so với H 2 là
22,5. Hiệu suất phản ứng cracking là
A. 60 %. B. 40 %. C. 30 %. D. 70 %.

Câu 28. Phản ứng nhiệt phân metan: 2CH4 C2H2 + 3H2
Nhiệt phân 1 mol metan, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm C 2H2, H2 và CH4 dư có tỉ khối so với
H2 bằng 5. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân metan là
A. 30 %. B. 40 %. C. 60 %. D. 70 %.

Câu 29. Nhiệt phân 1 mol metan, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm ba chất khí. Tỉ khối hơi của
hỗn hợp Y so với heli bằng 3,3. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân metan là
A. 10,5 %. B. 21,22 %. C. 79,0 %. D. 89,5 %.

Câu 30. Nhiệt phân một lượng metan, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm C 2H2, H2 và CH4 dư có
tỉ khối so với hiđro là 5,75. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân metan là
A. 39,13 %. B. 19,56 %. C. 60,87 %. D. 80,44 %.

DẠNG 3: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG CHÁY


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Phản ứng đốt cháy: CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n +1)H2O

Chú ý: Khi đốt cháy ankan ta luôn có: ; và ngược lại.


-
- BTKL:

- BTNT (C) ; (H)

(O)
 VÍ DỤ
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m1 gam pentan bằng V lít khí O2 vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí
CO2 và m2 gam nước. Biết rằng các thể tích đều đo ở đktc, tính V, m1, m2.

Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2
(đktc) và a gam H2O. Tính a.

Câu 3: Xác định công thức phân tử, viết các đồng phân và gọi tên X trong các trường hợp sau:
(a) (C.08): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O.

20
(b) Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cần vừa đủ 0,065 mol O 2. Dẫn sản phẩm tạo thành qua bình đựng
nước vôi trong dư thì thấy xuất hiện 4 gam kết tủa trắng.

(c) (C.12): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu
được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O.

(d) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y liên tiếp trong cùng dãy đồng đẳng, thu
được hỗn hợp gồm CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích là Các thể tích đo ở cùng điều kiện, M X
< MY.

(e) Đốt cháy hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng X và Y (M X < MY) thu được 5,28 gam
CO2 và 3,96 gam hơi nước.

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được
hỗn hợp sản phẩm gồm CO2 và H2O. Dẫn hỗn hợp sản phẩm lần lượt đi qua hai bình hóa chất:
Bình 1: chứa H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình phản ứng tăng lên 6,3 gam.
Bình 2: chứa Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện 25 gam kết tủa.
Công thức phân tử của các hiđrocacbon trong hỗn hợp X là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.

Câu 5 (C.07): Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không
khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO 2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể
tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 70,0 lít. B. 84,0 lít. C. 56,0 lít. D. 78,4 lít.

Câu 6 (B.08): Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc
ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ,
áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon Z thu được 2,688 lít CO 2 (đktc)và 2,52 gam nước. Z
tác dụng với clo khi có ánh sáng khuếch tán theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ tạo ra ba sản phẩm thế (trong đó có hai
sản phẩm thế vào nguyên tử cacbon bậc một). Tên gọi của Z là
A. 2,3-đimetylbutan. B. 2,2-đimetylbutan. C. 3-metypentan. D. 2-metylpentan.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Tên gọi của A

A. metan. B. etan. C. propan. D. butan.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon B thu được 13,44 lít CO 2 (đktc) và 13,5 gam hơi nước. Công
thức phân tử của B là
A. C4H8. B. C4H10. C. C3H8. D. C3H6.
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được 3,36 lít CO 2 (đktc) và 3,15 gam hơi nước. Công
thức phân tử của X là
A. C4H10. B. C5H12. C. C6H14. D. C7H16.
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được 4,704 lít CO 2 (đktc) và 4,41 gam hơi nước. Công
thức phân tử của X là
A. C4H10. B. C5H12. C. C6H14. D. C8H18.

21
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A cần vừa đủ 3,584 lít O2 (đktc), tạo ra 4,4 gam CO2. Công thức
phân tử của A là
A. CH4. B. C3H8. C. C5H12. D. C6H14.
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cần vừa đủ 17,92 lít (ở đktc) O 2. Dẫn sản phẩm cháy vào bình
đựng nước vôi trong dư thì thấy tạo ra 50 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử của X là
A. C4H10. B. C5H12. C. C6H14. D. C8H18.
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cần vừa đủ 2,8 lít O2 (đktc), sản phẩm tạo thành được dẫn qua
bình đựng nước vôi trong dư, tạo ra 8 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C4H10. B. C6H14. C. C8H18. D. C10H22.
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon Y thu được số mol H 2O gấp 1,5 lần số mol CO2. Công thức
phân tử của Y là
A. CH4. B. C2H6. C. C4H10. D. C4H6.

Câu 16. Đốt cháy 1 mol hiđrocacbon X thu được ít hơn 3 mol CO2 và . Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C3H8.
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lít butan (ở đktc) và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng
750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A. 9,85 gam. B. 12,40 gam. C. 19,70 gam. D. 23,30 gam.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 18, 19, 20
Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lít butan (ở đktc) và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 400 ml
dung dịch Ba(OH)2 0,2 M.
Câu 18. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A. 9,85 gam. B. 9,98 gam. C. 10,40 gam. D. 11,82 gam.
Câu 19. Khối lượng bình dung dịch Ba(OH)2 tăng lên
A. 5,56 gam. B. 6,10 gam. C. 6,65 gam. D. 10,08 gam.
Câu 20. Khối lượng dung dịch trong bình thay đổi như thế nào?
A. giảm 2,56 gam. B. tăng 4,28 gam. C. giảm 5,17 gam. D. tăng 6,26.
Câu 21 (C.08): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO 2 và 0,132 mol H2O. Khi X
tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan.
Câu 22 (C.10): Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (M Y > MX), thu
được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là
A. C2H6 B. C2H4 C. CH4 D. C2H2
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp hai ankan liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được
57,2 gam CO2. Công thức phân tử của hai ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C2H6 và C4H10.
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 9,64 gam hỗn hợp hai ankan liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được
29,04 gam CO2. Công thức phân tử của hai ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 3,39 gam hỗn hợp hai ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 10,34
gam CO2. Công thức phân tử của hai ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon mạch thẳng X và Y liên tiếp nhau trong cùng
dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích . Tên gọi của X là
A. metan. B. etan. C. propan. D. butan.
Câu 27. Đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon X thu được a mol CO2 và b mol hơi nước. Trong trường hợp nào
dưới đây, có thể kết luận X là hỗn hợp của các ankan?
A. a = 0,25; b = 0,225. B. a = 0,05; b = 0,04. C. a = 0,025; b = 0,03. D. a = 0,22; b = 0,22.
Câu 28. Đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon A, thu được a lít CO2 (đktc) và b gam hơi nước. Trong trường
hợp nào dưới đây thì có thể kết luận A là hỗn hợp của các ankan?
A. a = 4,48; b = 5,4. B. a = 6,72; b = 4,5. C. a = 1,792; b = 1,44. D. a = 7,84; b = 5,4.
22
Câu 29. Đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon X thu được hỗn hợp CO 2 và H2O. Nếu dẫn hỗn hợp sản phẩm
cháy qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, thấy khối lượng bình tăng lên 2,7 gam. Nếu dẫn bình qua bình chứa
dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Trong trường hợp nào sau đây, có thể
kết luận X là hỗn hợp ankan?
A. m = 7,1. B. m = 9,3. C. m = 11,5. D. m = 15,9.
Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ankan X cần vừa đủ 0,672 lít O 2 (ở đktc). Sản phẩm tạo thành được
dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thì thấy tạo ra m gam kết tủa. Trong trường hợp nào dưới đây thì
có thể kết luận X là hỗn hợp hai ankan?
A. m = 1,5. B. m = 2,0. C. m = 2,5. D. m = 2,2.
Câu 31. Đốt cháy hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng X và Y (M X < MY) thu được 22,44
gam CO2 và 14,58 gam nước. Biết Y có nhiều hơn X hai nguyên tử cacbon. Y là
A. metan. B. propan. C. butan. D. hexan.
Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm metan, etan và propan thu được 4,928 lít CO 2 (ở đktc) và
5,76 gam H2O. Số mol O2 cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp A là
A. 0,38. B. 0,54. C. 0,06. D. 0,43.
Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí thiên nhiên gồm CH 4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 18,144 lít
CO2 và 19,98 gam H2O. Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hỗn hợp khí thiên nhiên trên là (biết các thể
tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
A. 30,58 lít. B. 43,01 lít. C. 33,94 lít. D. 21,50 lít.
Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon Y thu được 8,96 lít CO 2 và 9 gam nước. Y tác dụng
với brom khi có chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra hai sản phẩm thế, trong đó có một sản phẩm thế vào
nguyên tử cacbon bậc ba. Tên gọi của Y là
A. 2-metylpropan. B. butan. C. 2-metylbutan. D. 2,3-đimetylbutan.
Câu 35. Hiđrocacbon mạch hở Y trong phân tử chỉ có liên kết đơn và có một nguyên tử cacbon bậc bốn.
Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,1 mol CO2 và 2,16 gam nước. Brom hóa Y (chiếu sáng) theo tỉ lệ mol
1:1 thì số dẫn xuất monobrom tối đa tạo thành là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 36. Hiđrocacbon mạch hở Z trong phân tử chỉ có liên kết  và một nguyên tử cacbon bậc bốn. Đốt
cháy hoàn toàn Z thu được 1,68 lít CO2 (đktc) và 1,575 gam H2O. Brom hóa Z (chiếu sáng) theo tỉ lệ mol
1:1, số dẫn xuất monobrom tối đa tạo thành là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

ĐỀ TỔNG ÔN LÝ THUYẾT
Câu 1: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng tách. C. Phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng cộng.
Câu 2: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C5H12. B. C3H8. C. C4H10. D. C2H6.
Câu 3: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là
A. butan. B. etan. C. metan. D. propan.
Câu 4: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n (n ≥2). B. CnH2n+2 (n ≥1). C. CnH2n-6 (n ≥6). D. CnH2n-2 (n ≥2).
Câu 5. Nhóm nguyên tử CH3CH2- có tên là
A. metyl. B. etyl. C. propyl. D. butyl.
Câu 6. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm,
ancol metylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là
23
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 7 (QG.19 - 201). Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong
chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. Cl2. B. CH4. C. CO2. D. N2 .
Câu 8. Bậc của nguyên tử cacbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là

A. bậc I. B. bậc II. C. bậc III. D. bậc IV.


Câu 9. Nung nóng isobutan với xúc tác thích hợp thu được isobutilen C4H8, phản ứng đã xảy ra là
A. C4H8 + H2 C4H10. B. 2C4H10 C4H8 + C6H12.
C. C4H10 C4H8 + H2. D. C4H8 + C4H8 C4H10 + C4H6.
Câu 10. Khi đốt cháy một hiđrocacbon, thu được a mol CO2 và b mol H2O. Trong trường hợp nào sau đây
có thể kết luận rằng hiđrocacbon đó là ankan?
A. a > b. B. a < b. C. a = b. D. a ≥ b.
Câu 11: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12?
A. 4 đồng phân. B. 5 đồng phân. C. 3 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 12: Ankan X có công thức cấu tạo như sau:

Tên của X là
A. 1,1,3-trimetylheptan.B. 2-metyl-4-propylpentan. C. 4,6-đimetylheptan. D. 2,4-đimetylheptan.
Câu 13 (A.13): Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là
A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. B. 2,4,4-trimetylpentan.
C. 2,2,4-trimetylpentan. D. 2,4,4,4-tetrametylbutan.
Câu 14. Cho phương trính hóa học : 2X + 2NaOH 2CH4 + K2CO3 + Na2CO3. Chất X là
A. CH2(COOK)2. B. CH2(COONa)2. C. CH3COOK. D. CH3COONa.
Câu 15. Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 16 (A.13): Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ
mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. neopentan. B. pentan. C. butan. D. isopentan.
Câu 17. Khi phản ứng với brom (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng, 2-metylpentan có thể tạo ra sản phẩm chính là
dẫn xuất thế ở cacbon nào?

A. C6. B. C2. C. C3. D. C4.


Câu 18: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì tạo ra sản phẩm chính là
A. 2-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-3-metylbutan. C. 1-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-2-metylbutan.
Câu 19: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1,
thu được nhiều dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau nhất?
A. butan. B. pentan. C. neopentan. D. isopentan.
Câu 20: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là
A. isobutan và pentan. B. neopentan và etan. C. etan và propan. D. propan và isobutan.
Câu 21: Hai hiđrocacbon X và Y có cùng công thức phân tử C 5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, X
tạo ra 1 dẫn xuất duy nhất, còn Y cho 4 dẫn xuất. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. 2-metylbutan và pentan. B. 2,2-đimetylpropan và pentan.
24
C. 2,2-đimetylpropan và 2-metylbutan. D. 2-metylbutan và 2,2-đimetylpropan.
Câu 22: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây?
A. Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
B. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
C. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.
D. Crackinh butan.
Câu 23: Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây?
A. Phân tử metan không phân cực. B. Metan là chất khí.
C. Phân tử khối của metan nhỏ. D. Metan không có liên kết đôi.
Câu 24: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-clo-3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2. B. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.
C. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3. D. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
Câu 25. Hiđrocacbon T có công thức cấu tạo:

Danh pháp IUPAC của T là


A. 3-etyl-2,4-đimetylpentan. B. 2-metyl-3-propylpentan.
C. 2,4-đimetyl-3-etylpentan. D. 2-propyl-3-metylpentan.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, các ankan từ C 1 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái lỏng, từ
khoảng C18 trở đi ở trạng thái rắn.
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung đều giảm theo chiều tăng số
nguyên tử cacbon trong phân tử.
C. Ankan không tan trong nước nhưng tan trong dung môi không phân cực như dầu, mỡ.
D. Ankan đều là những chất không màu.
Câu 27. Tính chất nào sau đây không phải của ankan?
A. Khi không chiếu sáng thì không phản ứng được với brom, do vậy không làm mất màu dung dịch brom.
B. Phản ứng với clo khi đun nóng hoặc chiếu sáng, tạo thành hỗn hợp các dẫn xuất clo.
C. Phản ứng mãnh liệt với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, tạo thành CO2 và H2O.
D. Tan tốt trong các dung môi không phân cực như dầu mỡ, benzen, …
Câu 28. Cho các chất sau: metan, etan, propan, isobutan, neopentan. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với
clo (tỉ lệ mol 1:1, chiếu sáng) chỉ thu được duy nhất một dẫn xuất monoclo?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

X và Y lần lượt là:


A. metan và pentan. B. metan và 2-metylpropan.
C. etan và 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan và etan.
Câu 30. Nhỏ lần lượt hexan vào bốn ống nghiệm:
Ống nghiệm 1: chứa dung dịch KOH
Ống nghiệm 2: chứa dung dịch H2SO4 đặc
Ống nghiệm 3: chứa dung dịch KMnO4
Ống nghiệm 4: chứa benzen
Hexan có thể tan trong những ống nghiệm nào?
A. 1, 2 và 3. B. 1, 2 và 4. C. chỉ 4. D. 3 và 4.
25
26

You might also like