You are on page 1of 28

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 3

ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA CHUN SHUI TANG
Giảng viên hướng dẫn: Thầy ĐỖ GIOAN HẢO

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Phương An - 2121001837

Huỳnh Mẫn Lan - 2121013116

Trần Ngọc Hân - 2121006832

Lê Thanh Mai - 2121013799

Nguyễn Quốc Thiện - 2021007959

Nguyễn Thị Yến Nhi - 2121011519

Dương Thị Kim Ngoan - 2121001783

Nguyễn Thị Thanh Ngân - 2121006772

Thành phố Hồ Chí Minh 2023

i
BẢNG PHÂN CÔNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Tên thành viên MSSV Công việc Thái độ Mức độ


tham gia hoàn thành
Powerpoint. Tổng
Huỳnh Phương An 2121001837 Tốt 100%
hợp bài
Phân tích bảng
Huỳnh Mẫn Lan 2121013116 Tốt 100%
SWOT
Phân tích bảng
Trần Ngọc Hân 2121006832 Tốt 100%
SWOT
Đối thủ cạnh
Lê Thanh Mai 2121013799 tranh. Nội lực Tốt 100%
doanh nghiệp
Chiến lược
Nguyễn Quốc QSPM. Giải pháp
2021007959 Tốt 100%
Thiện thực hiện chiến
lược
Nguyễn Thị Yến
2121011519 Mục tiêu Tốt 100%
Nhi
Chiến lược sử
Dương Thị Kim
2121001783 dụng ma trận Tốt 100%
Ngoan
BCG
Nguyễn Thị Thanh Giới thiệu thương
2121006772 Tốt 100%
Ngân hiệu

i
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Thương hiệu Chun Sui Tang Tea House tại Đài Loan.....................................7
Hình 1. 2 Menu trà sữa Chun Shui Tang.........................................................................9
Hình 1. 3 Sản phẩm Chocolate mint theo mùa của Gongcha........................................12

Hình 2. 1 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Chun Shui Tang 10

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1 Bảng so sánh của ba thương hiệu nổi tiếng Gongcha, Ding Tea, BoBapop tại
thị trường Việt Nam.......................................................................................................10

Bảng 3. 1 Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của thương hiệu 15

Bảng 4. 1 Ma trận QSPM của nhóm chiến lược SO, WO: 22


Bảng 4. 2 Ma trận QSPM của nhóm chiến lược ST, WT:.............................................23
Bảng 4. 3 Điểm hấp dẫn của các chiến lược được chọn (SO, WO, ST, WT)................23

iii
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC........i
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................iii
1. GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU.............................................................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................1
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh......................................................................................1
1.3. Thành tựu:........................................................................................................2
1.4. Các loại sản phẩm của trà sữa Chun Shui Tang...........................................2
1.5. Sơ lược về thị trường trà sữa tại Việt Nam...................................................3
2. THỰC TRẠNG.......................................................................................................4
2.1. Đối thủ cạnh tranh...........................................................................................4
2.2. Nội lực doanh nghiệp.......................................................................................7
3. MỤC TIÊU..............................................................................................................8
4. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC................................................................................10
4.1. Chiến lược SWOT..........................................................................................10
4.1.1. Các điểm mạnh (S):................................................................................10
4.1.2. Các điểm yếu (W):...................................................................................11
4.1.3. Các cơ hội (O):.........................................................................................11
4.1.4. Các thách thức (T):.................................................................................11
4.1.5. SO:............................................................................................................12
4.1.6. WO:..........................................................................................................12
4.1.7. ST:.............................................................................................................13
4.1.8. WT:...........................................................................................................14
4.2. Chiến lược sử dụng ma trận BCG................................................................14
4.2.1. Con chó....................................................................................................15
4.2.2. Dấu hỏi.....................................................................................................16
4.2.3. Ngôi sao....................................................................................................16
4.2.4. Con bò......................................................................................................16
4.3. Chiến lược QSPM..........................................................................................17

iv
4.4. Giải pháp thực hiện các chiến lược trong từng giai đoạn..........................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................22

v
1. GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1983, ông Lưu Hán Chiêu, người sáng lập ra thương hiệu Chun Shui Tang
Tea House tại Đài Trung một thành phố của Đài Loan, đã mang ý tưởng trà sữa uống
lạnh đến với đất nước này. Một lần du ngoạn đến xứ sở hoa anh đào, khi ông chứng
kiến cách người Nhật uống cà phê lạnh, ông đã về và pha trà lạnh đồng thời thử cho
những viên trân châu ngọt có mùi vị của đường cháy vào ly trà sữa cho khách hàng
của mình thưởng thức và được đón nhận rất tích cực.

Năm 1987: người sáng lập Chun Shui Tang, đã sáng tạo nên món trà sữa trứ
danh: trà sữa pha trứng (Bubble Milk Tea). Ý tưởng này đã thúc đẩy nhanh sự phát
triển của ngành công nghiệp trà sữa tại Đài Loan.

Năm 1992: Chun Shui Tang mở rộng quy mô kinh doanh và mở chi nhánh đầu
tiên ở Tokyo, Nhật Bản. Điều này đánh dấu sự xuất hiện của trà sữa Chun Shui Tang
bên ngoài Đài Loan và tiếp tục mở rộng vào nhiều quốc gia khác sau đó.

Hình 1. 1 Thương hiệu Chun Sui Tang Tea House tại Đài Loan
(Địa chỉ: 1B1, Số 9, Songshou Rd, quận Xinyi, Shinkong Mitsukoshi A9, Đài Bắc)
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh

Sứ mệnh của Trà Sữa Chun Shui Tang là mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm trà sữa tuyệt vời và chất lượng cao. Tạo ra những ly trà sữa ngon nhất, không

1
chỉ qua việc chọn lựa nguyên liệu tốt nhất mà còn qua quá trình chế biến tỉ mỉ và khéo
léo.

Tầm nhìn là trở thành một thương hiệu trà sữa hàng đầu, được biết đến trên toàn
thế giới. Và muốn lan tỏa văn hóa trà sữa độc đáo của Đài Loan và trở thành điểm đến
yêu thích của tín đồ trà sữa.

1.3. Thành tựu:

Sau khi ra mắt, trà sữa Chun Shui Tang đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng
ở Đài Loan và sau đó lan rộng ra các quốc gia khác trên toàn cầu. Thương hiệu nổi
tiếng này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người yêu thích trà sữa và trở thành
một biểu tượng của ẩm thực Đài Loan.

Trà sữa Chun Shui Tang nổi tiếng với vị trà thơm ngon và hương vị đặc trưng.
Điểm nổi bật của nó là sử dụng trà nguyên chất kết hợp với sữa tươi và các thành phần
khác để tạo ra một đồ uống độc đáo và phong cách.

Hiện nay, thương hiệu Chun Sui Tang Tea House vẫn trụ vững sau 20 năm thành
lập. 80-90% doanh số đến từ trà sữa trân châu truyền thống. Họ đã có khoảng 30 cửa
hàng trên khắp đất nước Đài Loan mặc cho sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trà
sữa.

1.4. Các loại sản phẩm của trà sữa Chun Shui Tang

Trà sữa Chun Shui Tang cung cấp một loạt các loại sản phẩm đa dạng để đáp ứng
sở thích của khách hàng. Dưới đây là một số loại sản phẩm phổ biến.

Trà sữa Pha Trứng (Bubble Milk Tea): Giá tham khảo: từ 45 ¥ đến 70 ¥

Trà sữa truyền thống: Giá tham khảo: từ 40 ¥ đến 60 ¥

Trà sữa đặc biệt (Specialty Milk Tea): Giá tham khảo: từ 50 ¥ đến 70 ¥

Trà sữa trái cây (Fruit Milk Tea): Giá tham khảo: từ 45 ¥ đến 65 ¥

Trà sữa đá xay (Frappe): Giá tham khảo: từ 60 ¥ đến 80 ¥

Trà sữa không đường (Sugar-free Milk Tea): Giá tham khảo: từ 40 ¥ đến 60 ¥

2
Hình 1. 2 Menu trà sữa Chun Shui Tang

1.5. Sơ lược về thị trường trà sữa tại Việt Nam

Thị trường trà sữa ở Việt Nam là một trong những thị trường đang phát triển
nhanh chóng và trở thành một phần của văn hóa tiêu dùng đương đại.

Thị trường trà sữa ở Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ
trong vài năm qua. Sự phát triển này có liên quan đến sự yêu thích của người tiêu dùng
đối với thức uống này, cùng với sự gia tăng của giới trẻ và sự lan truyền thông tin qua
mạng xã hội.

Thị trường trà sữa Việt Nam có sự đa dạng về loại hình và hương vị trà sữa. Với
sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế. Các thương hiệu
trà sữa cạnh tranh với nhau không chỉ về chất lượng sản phẩm, mà còn về dịch vụ, giá
cả, và kỹ thuật tiếp thị.

Và thị trường trà sữa Việt Nam thu hút được sự quan tâm của nhiều thương hiệu
trà sữa nước ngoài. Việt Nam được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các
thương hiệu trà sữa quốc tế mở rộng kinh doanh.

3
2. THỰC TRẠNG
2.1. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Gong Cha, Ding Tea, BobaPop, Share Tea,...
và các thương hiệu nhỏ lẻ khác

Hình 2. 1 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Chun Shui Tang

Bảng 2. 1 Bảng so sánh của ba thương hiệu nổi tiếng Gongcha, Ding Tea, BoBapop
tại thị trường Việt Nam

Thương Đặc điểm Giá thành Ưu điểm Nhược điểm


hiệu

GongCha Thương hiệu trà Dao động từ Sản phẩm chất Giá thành cao
cung đình đến từ 42.000- lượng thượng
Ít sự kiện quảng
Đài Loan, xuất 63.000đ/ ly hạng
bá, xúc tiến
hiện tại VN năm
→ mức giá Sức mạnh thương hiệu
2014. Thương hiệu
trung bình, thương hiệu, (thương hiệu tại
này rất khắt khe
cao có uy tín VN chỉ có 2 TVC
trong việc nhượng
trên kênh
quyền để đảm bảo Mạng lưới
YouTube chính
chất lượng sản phân phối
thức)
phẩm ở bất kì cửa rộng khắp
(1500 của

4
hàng nào hàng trên toàn
cầu)

Menu đa
dạng, topping
phong phú
(nổi bật là
milk foam)

Bao bì ống hút


thân thiện với
môi trường

Ding Tea Được xem là “đỉnh Dạo động từ Sự bí mật về Các quán Dingtea
trà” tại Đài Loan, 25.000- công thức để trải nhiều nhưng
xuất hiện VN năm 49.000đ/ly pha trà cũng chưa có quán nào
2014 như chế biến thực sự đáp ứng
→ mức giá
trân châu đen được nhu cầu
trung bình,
nổi tiếng mà “sống ảo” của
phù hợp với
không hãng nhiều bạn trẻ ưa
học sinh, sinh
trà sữa nào có thích sử dụng các
viên; độ bình
thể làm được trang mạng xã hội
ổn giá cao
Menu đa dạng

Công nghệ
pha chế đảm
bảo vệ sinh an
toàn thực
phẩm

BobaPop Là thương hiệu trà Dao động Toàn bộ máy Không gian quán:

5
sữa xuất xứ từ Đài 34.000- móc và đa số các quán ở
Loan, đến VN vào 44.000đ/ly nguyên liệu để BobaPop có
năm 2013. Nổi làm nên từng không gian nhỏ
—> mức giá
tiếng với các loại ly trà sữa đều hẹp so với các đối
trung bình
nước sủi bọt đặc được nhập thủ khác
trưng khẩu từ nước
Tương tác trên
ngoài 100%
mạng xã hội còn
Danh tiếng kém
thương hiệu

Theo quan sát, hiện tại GongCha đang là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất với cùng
loại sản phẩm là trà cung đình. Vậy GongCha đã thực hiện những chiến lược gì để có
được vị thế như hiện nay:

- Đa dạng và phong phú các loại sản phẩm, phát triển các loại sản phẩm theo
mùa.
- Đề ra các chương trình khuyến mãi để trở nên gần gũi với nhiều khách hàng
hơn.
- Xây dựng các cửa hàng ngay tại các vị trí đắt địa, gần các khu ăn chơi sầm uất
của giới trẻ.
- Bắt kịp xu hướng chuyển đổi số của ngành F&B ở Việt Nam hiện nay,
GongCha đã có mặt trên hết các nền tảng Grabfood, ShopeeFood, Baemin.
Ngoài ra, GongCha đã phát triển app thương hiệu riêng của mình.

6
Hình 1. 3 Sản phẩm Chocolate mint theo mùa của Gongcha
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:

Các quán nước nổi tiếng nhưng kinh doanh loại sản phẩm khác: Highland,
Starbucks,...

Các quán bán thức uống khác: rau má, sinh tố, detox,..

2.2. Nội lực doanh nghiệp

R&D

- Có đội ngũ và phòng ban R&D riêng


- Đội ngũ nhân viên có nhiệm vụ chế tạo nên ít nhất năm loại đồ uống khác nhau
và nhiều loại đồ ăn nhẹ mới trong một năm để biến đổi sản phẩm cho hợp với
khẩu vị người Việt Nam
- Đội ngũ gồm 5 người, chi phí cho việc nghiên cứu là 100 triệu đồng/năm

Nhân lực

- Đưa những thợ pha chế đã được đào tạo từ Đài Loan có tay nghề cao sang 1 năm
để đào tạo và làm việc. Điều này sẽ giúp đào tạo được nguồn nhân lực chất
lượng, đảm bảo độ ngon và chất lượng của thức uống khi được đưa đến tay khách
hàng như ở nơi đất mẹ.
- Nhân viên phục vụ là các sinh viên thân thiện và hiếu khách, làm việc nhanh
chóng.

Marketing

- Giá của 1 sản phẩm nước uống sẽ dao động từ 55.000 - 85.000 đồng/ly, thức ăn
sẽ dao động từ 45.000 - 65.000 đồng/sản phẩm
- Doanh nghiệp xây dựng 2 cửa hàng lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
tại các vị trí trung tâm mặt tiền. Đồng thời liên kết với các nền tảng giao hàng
như Grab, Shopee,.. để giao hàng nhanh chóng và tiện lợi.
- Xây dựng trang thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội của Việt Nam:
Facebook, Tiktok,... để cập nhật các sự kiện quan trọng: ngày ra mắt, đợt sale,..

7
- Hợp tác với các người nổi tiếng để làm hình ảnh đại diện cho thương hiệu, dùng
độ nổi tiếng của họ để quảng bá sản phẩm đến nhiều nạo cú hit “Thương hiệu trà
sữa ngon nhất Đài Loan đã đến Việt Nam”gười tiêu dùng hơn.
- Để mọi người trông chờ và nôn nóng, hình thành trend “Trà sữa Chun Shui Tang
có thể ngon đến mức nào?” trên nền tảng tiktok

Sản xuất

- Chỉ sử dụng nguyên liệu hàng đầu được lấy trực tiếp từ đất mẹ
- Nhập khẩu toàn bộ máy móc từ Đài Loan, ngoài trừ các máy cần thiết để làm trà
sữa thì doanh nghiệp còn có một máy đo riêng được sử dụng để đo độ ngọt trong
thức ăn và nước uống để phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng
- Tự làm các loại topping, đặc biệt là trân châu đặc trưng của thương hiệu.
- Chế biến các món ăn nhẹ mang phong cách Trung Hoa

Tài chính

- Do là thương hiệu lớn nên có thể linh hoạt dùng lợi nhuận từ các cơ sở tại nước
khác để làm nguồn vốn đầu tư cho thị trường tại Việt Nam. Ước tính khoản vốn
đầu tư ban đầu là 5 tỉ đồng Việt Nam

Văn hóa

- Giữ lại một vài nét văn hóa đặc trưng của người Đài Loan trong cách bày trí sản
phẩm và xây dựng cửa hàng
- Tạo môi trường làm việc thoải mái, sử dụng tiếng Việt là chính, nhân viên chào
và cảm ơn khách hàng bằng tiếng Đài Loan.
3. MỤC TIÊU

Bà Lâm Tú Huệ, quản lý chuyên về phát triển sản phẩm của Chun Shui
Tang, người được coi là đã phát minh ra món trà sữa.

“Mục tiêu chính của chúng tôi tại Chun Shui Tang là thúc đẩy nền văn hóa trà của Đài
Loan và phát triển các sản phẩm sáng tạo. Nếu chúng tôi tập trung vào chất lượng sản
phẩm và kinh nghiệm làm trà, chúng tôi tin rằng khách hàng của chúng tôi sẽ đánh giá
cao điều đó và tiếp tục đến.”

8
Bảng 3. 1 Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của thương hiệu

MỤC TIÊU DÀI HẠN MỤC TIÊU NGẮN HẠN

Tăng doanh số bán hàng và thị Tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách
phần: Đạt tăng trưởng doanh số hàng: tăng tương tác trên mạng xã hội tại Việt
bán hàng hàng năm tối thiểu Nam, đạt ít nhất 10,000 lượt theo dõi trên các nền
40% trong vòng 5 năm kể từ khi tảng chính trong vòng 6 tháng đầu 2024.
gia nhập thị trường Việt Nam.
Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng: Tạo
chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt và
giảm giá (ít nhất 3 tháng/lần) để thu hút và duy
trì khách hàng trung thành.

Cải thiện chất lượng trải nghiệm và chăm sóc


khách hàng.

Mở ít nhất 40 cửa hàng mới tại Mở rộng mạng lưới cửa hàng: Mở 5 cửa hàng
các thành phố lớn (Hà Nội, Đà mới ở các quận trung tâm của Hà Nội và
Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Cần TP.HCM trong 6 tháng đầu 2024.
Thơ) trong 2 năm đầu kể từ khi
gia nhập thị trường Việt Nam

Tăng tương tác khách hàng và Tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ: Tạo ra ít nhất 3
phản hồi: Đạt ít nhất 80% đánh sản phẩm/dịch vụ mới phù hợp với sở thích của
giá tích cực trên các nền tảng người tiêu dùng Việt Nam và đưa vào hoạt động

9
đánh giá và xã hội của khách trong vòng 9 tháng đầu 2025.
hàng trong 3 năm đầu.
Hoàn tất việc nghiên cứu thị trường Việt Nam về
thói quen uống trà sữa, sở thích và đối thủ cạnh
tranh trong vòng 3 tháng.

Triển khai ứng dụng đặt hàng trực tuyến và đạt


mức tối thiểu 500 đơn hàng/tháng trong vòng 6
tháng.

4. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC


4.1. Chiến lược SWOT
4.1.1. Các điểm mạnh (S):

Uy tín thương hiệu mạnh (Chun shui tang là nơi sinh ra món trà sữa thịnh
hành, Top 3 thương hiệu trà sữa Đài Loan).

Nguồn nguyên liệu cao cấp nhập khẩu hoàn toàn từ Đài Loan.

Ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại: máy đo lượng đường, máy ủ trà,
máy diệt khuẩn trân châu,…

Đội ngũ nhân viên phục vụ thân thiện và hiếu khách, tốc độ làm việc
nhanh, nhân viên pha chế đều là các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp và
có nhiều kinh nghiệm trong ngành pha chế cũng như đồ ăn nhẹ.

Thực đơn ngoài các món trà sữa còn có thêm các món ăn nhẹ như mì bò,
các loại bánh ngọt và sủi cảo.

Không gian quán khá rộng được thiết kế theo nét văn hóa đậm chất Á
Đông truyền thống.

Hương vị đặc biệt (hạt trân châu được làm với kích thước nhỏ hơn thường
thấy, trà sữa đậm vị trà, vị trà rất thơm và thanh).

10
Thương hiệu đã tạo sự thu hút của khách hàng bằng cách đăng tải những
video giải trí thú vị giới thiệu các loại đồ uống cùng với những người có ảnh
hưởng trên mạng xã hội.

4.1.2. Các điểm yếu (W):

Do sử dụng nguồn nguyên liệu và máy móc cao cấp cùng với quy trình
pha chế đặc biệt và công phu nên giá cả khá cao.

Vào các giờ cao điểm, khách hàng sẽ đợi lâu.

Chưa có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng.

4.1.3. Các cơ hội (O):

Xu hướng đặt hàng online tăng cao nhất là về lĩnh vực đồ ăn và thức uống

Tiềm năng thị trường trà sữa lớn (hiện nay, trà sữa được xếp thứ hai trong
số những loại đồ uống được yêu thích nhất tại thị trường Việt Nam

Trà sữa Đài Loan có thể tạo ra một sự kết nối văn hóa giữa Đài Loan và
Việt Nam (Khách hàng có thể được trải nghiệm không chỉ món trà sữa, mà còn
cảm nhận và hiểu về văn hóa truyền thống và phong cách sống của Đài Loan.)

Nhu cầu tiêu thụ trà sữa tăng cao, đặc biệt là giới trẻ Việt ngày càng
chuộng trà sữa Đài Loan vì vậy thương hiệu sẽ có cơ hội lớn để mở rộng thị
trường tại Việt Nam

Thu nhập của người dân ngày càng tăng

4.1.4. Các thách thức (T):

Thị trường trà sữa Việt Nam đang trỗi dậy với sự xuất hiện của nhiều thương
hiệu nổi tiếng như Gong Cha, Ding Tea, BobaPop, Share Tea,... Khi thương hiệu Chun
Shui Tang mở rộng sang Việt Nam sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt

Là thương hiệu chưa từng xâm nhập vào thị trường Việt Nam

11
Xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế mới bao gồm các loại cà phê như cappuccino,
latte, espresso, cà phê muối, bên cạnh đó có rau má mix, trà trái cây,...gây ảnh hưởng
đến doanh thu của thương hiệu

Hàng nhái và các sản phẩm địa phương: Người tiêu dùng Việt Nam có thể thích
các nhãn hiệu địa phương hoặc các sản phẩm thay thế rẻ hơn bắt chước trà trân châu
Đài Loan, gây ra mối đe dọa cho việc gia nhập thị trường của Chun Shui Tang.

4.1.5. SO:

Tận dụng danh tiếng: Chun Shui Tang có thể tận dụng danh tiếng thương hiệu
mạnh mẽ từ Đài Loan để nâng cao nhận thức về thương hiệu tại Việt Nam và thu hút
những khách hàng đang tìm kiếm trải nghiệm trà sữa Đài Loan đích thực.

Mở rộng mạng lưới cửa hàng: Tận dụng thị trường trà sữa trân châu đang phát
triển bằng cách mở rộng mạng lưới cửa hàng của Chun Shui Tang trên khắp các thành
phố trọng điểm tại Việt Nam, đảm bảo phạm vi tiếp cận và khả năng tiếp cận rộng rãi
hơn cho khách hàng như: bán qua các kênh bán thương mại điện tử.

 Các sản phẩm trà sữa của Chun Shui Tang có tính độc đáo, có lợi thế cạnh tranh cao
hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trà sữa Đài Loan.

Thị trường mục tiêu của Chun Shui Tang khi vào Việt Nam có quy mô lớn

Chun Shui Tang đã và đang là một hãng lớn, có tiềm lực tài chính và nguồn lực
mạnh mẽ

Từ các ý trên, SO phù hợp với CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG khi bước
đầu xâm nhập thị trường Việt Nam.

4.1.6. WO:

Tiến hành nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường Việt Nam, bao
gồm sở thích của người tiêu dùng, xu hướng trà sữa trân châu địa phương và những
khoảng trống tiềm ẩn trên thị trường. Điều này sẽ giúp Chun Shui Tang xác định các
cơ hội đổi mới và tùy chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt
Nam.

12
Đưa ra mức giá cạnh tranh: Để vượt qua sự cạnh tranh, có thể xem xét đưa ra các
chiến lược định giá cạnh tranh hoặc các chương trình khuyến mãi đặc biệt để thu hút
những khách hàng nhạy cảm về giá mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của
họ.

Tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, tổ chức sự kiện,... để tiếp cận,
xây dựng hình ảnh đối với người tiêu dùng.

 Thời điểm ra mắt, khách hàng có thể chưa biết tới mặt hàng tung ra thị trường,
doanh số còn thấp, phải đầu tư nhiều vào các chiến lược marketing truyền thông nhằm
quảng bá sản phẩm đến khách hàng.

Chun Shui Tang đã có nguồn lực tài chính mạnh để đầu tư phát triển sản phẩm
mới phù hợp với thị trường mới.

Hiện nay, nhu cầu uống trà sữa không ngừng tăng lên, sản phẩm trà sữa chưa ở
trạng thái bão hòa.

Từ các ý trên, WO phù hợp với CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

4.1.7. ST:

Nâng cao sự khác biệt của sản phẩm: Tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm
độc đáo và chất lượng cao, nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, nhấn mạnh bản sắc
Đài Loan đích thực của Chun Shui Tang và cam kết sử dụng nguyên liệu cao cấp.

Hợp tác với những người có sức ảnh hưởng hoặc những người nổi tiếng: có thể
giúp tạo tiếng vang xung quanh thương hiệu và tạo ra hoạt động tiếp thị truyền miệng,
giúp Chun Shui Tang có được tầm nhìn và uy tín tại thị trường Việt Nam.

Mô hình đã thành công tại Đài Loan trong nhiều năm, có kinh nghiệm quản lý và
hoạt động hiệu quả. Điều này giúp giảm rủi ro trong việc thâm nhập vào thị trường
Việt Nam và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cục bộ.

 Chun Shui Tang đã tạo ra được giá trị đặc biệt và sự khác biệt trong dịch vụ, sản
phẩm, và trải nghiệm khách hàng.

13
Chun Shui Tang đã và đang tiếp cận khách hàng và thu hút nhiều khách hàng mới
biết đến thương hiệu của mình qua các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến

Chun Shui Tang là thương hiệu đã phát triển thành công tại Đài Loan, hiểu rõ thị
trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng cũng như nghiên cứu tốt đối thủ cạnh
tranh

Từ các ý trên, ST phù hợp với CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ PHẦN tại thị trường
Việt Nam.

4.1.8. WT:

Tăng cường định vị thị trường: Phát triển đề xuất giá trị mạnh mẽ làm nổi bật các
điểm bán hàng độc đáo của Chun Shui Tang, chẳng hạn như đặc sản và nguyên liệu
cao cấp, để tạo sự khác biệt với các sản phẩm nhái địa phương và khẳng định mình là
thương hiệu được nhiều người lựa chọn cho trải nghiệm trà sữa Đài Loan đích thực.

Đổi mới liên tục: Duy trì cách tiếp cận chủ động để theo dõi và thích ứng với các
xu hướng thay đổi tại thị trường Việt Nam, đảm bảo Chun Shui Tang luôn phù hợp và
mang đến những hương vị cũng như sản phẩm mới, thú vị thu hút người tiêu dùng.

 Chun Shui Tang đã tìm hiểu và xác định vị trí của thương hiệu trong lòng khách
hàng thông qua những thông điệp và hình ảnh thương hiệu

Thương hiệu luôn chú trọng phát triển các sản phẩm của mình, liên tục nâng cấp
và phát triển sản phẩm để tạo sự hấp dẫn và khác biệt trong thị trường trà sữa.

Từ các ý trên, WT phù hợp với CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG

4.2. Chiến lược sử dụng ma trận BCG

Đầu tiên, doanh nghiệp đã tiến hành 3 bước


 Bước 1: Xác định các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp.
Trà sữa Chun Shui Tang nổi tiếng với vị trà thơm ngon và đặc trưng. Một số sản phẩm
được coi là linh hồn của quán như: Trà sữa Pha Trứng, Trà sữa truyền thống , Trà sữa
đặc biệt, Trà sữa trái cây, Trà sữa đá xay, Trà sữa không đường. Trong đó, Trà sữa Pha
trứng và Trà sữa truyền thống được xem là sản phẩm chủ lực của Chun Shui Tang.

14
 Bước 2: Xác định doanh số của từng sản phẩm đó so với top 3 đối thủ đầu ngành.

Với mục tiêu gia nhập vào thị trường Việt Nam thì Chun Shui Tang đã định lấn sân
bằng con đường cạnh tranh sản phẩm độc quyền. Việc doanh nghiệp này đưa sản phẩm
ưu thế của mình (Trà sữa pha trứng, trà sữa truyền thống) mà ở các đối thủ hàng đầu
nghành như: Gongcha, DingTea, BobaPop lại không có. Theo báo cáo thống kê doanh
số bán hàng trong quí 1 năm 2023 của Chun Shui Tang thì doanh thu của Trà sữa Pha
trứng và Trà sữa truyền thống lần lượt là 22,4 tỉ và 35,5 tỉ. Một con số không hề nhỏ
đối với doanh nghiệp mới lấn sân sang một thị trường mới như Việt Nam. Thế nên mới
thấy được doanh nghiệp Chung Shui Tang đã rất khôn ngoan trong việc lựa chọn chiến
lược gia nhập vào thị trường Việt Nam.quả thật rất hay.

 Bước 3: Đưa các thông tin sản phẩm chủ lực lên ma trận BCG.

Trà sữa pha trứng cháy có màu sắc bắt mắt, ấn tượng với lớp kem trứng có màu vàng
tươi cùng tầng trà sữa đậm đà bên dưới. Trà sữa đậm vị trà cùng với lớp kem trứng
cháy thì ngọt, béo ngậy và thơm thoang thoảng, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng khi
thưởng thức.
Trà sữa truyền thống của Chun Shui Tang sở hữu vị trà tự nhiên cùng với sữa thêm các
loại topping như trân châu hay thạch các loại,…tạo ra một hương vị thơm ngon tuyệt
vời. Chiết xuất 100% từ trà tự nhiên, bột sữa nhập từ NewZealand, không chất bảo
quản và phẩm màu.
Sau khi xác định và thực hiện 3 bước trên, Chun Shui Tang sẽ tiến hành phân loại các
sản phẩm của mình thành 4 nhóm dựa trên ma trận BCG gồm: ngôi sao, con bò, con
chó và dấu hỏi.
4.2.1. Con chó

Trà sữa sủi bọt, trà sữa đậu đỏ, trà sữa dâu tây,... Đây là những sản phẩm đã bị
loại bỏ khỏi menu vì nếu tiếp tục kinh doanh thì cần có các biện pháp cải thiện hiệu
quả sản phẩm mà những sản phẩm này chỉ chiếm thị phần nhỏ, mức tăng trưởng thấp
và hầu như không mang lại lợi nhuận. Nên Chun Shui Tang đã xem xét và rút lui khỏi

15
các sản phẩm này để tập trung vào các sản phẩm có tiềm năng phát triển hơn. Điều này
giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực vào các sản phẩm mang lại
lợi nhuận cao hơn.

4.2.2. Dấu hỏi

Trà sữa mới ra mắt như: trà sữa cho người ăn kiêng, trà sữa trân châu hoàng gia,
trà sữa sầu riêng,... Đây là những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhưng thị phần
nhỏ, mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Để tiếp tục duy trì thị phần và lợi nhuận
hiện có đồng thời tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm thì Chun
Shui Tang đã tiến hành thử nghiệm các sản phẩm này tại một số cửa hàng như: trung
tâm thương mại, chi nhánh lân cận,... trước khi triển khai rộng rãi. Sau đó, tăng cường
quảng bá và marketing trên mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Instagram,...). Điều này
giúp doanh nghiệp đánh giá tiềm năng của các sản phẩm này trước khi quyết định đầu
tư phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.

4.2.3. Ngôi sao

Trà sữa Chun Shui Tang, trà sữa truyền thống, trà sữa pha trứng,... Đây là những
sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao và thị phần lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Chun Shui Tang đã đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm này để tiếp tục
phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. Đồng thời
cũng đẩy mạnh quảng bá và marketing để tăng tính nhận diện thương hiệu. Điều này
đã giúp các sản phẩm này tiếp tục phát triển thị phần và tăng lợi nhuận nhanh chóng.

4.2.4. Con bò

Trà sữa matcha, trà sữa ô long, trà sữa socola,... Đây là những sản phẩm có tốc độ
tăng trưởng thấp nhưng thị phần lớn, mang lại nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp.
Sản phẩm này được bán chạy tại nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chun Shui Tang đã duy trì chất lượng và dịch vụ sản phẩm để giữ chân khách hàng.
Và tiếp tục duy trì các sản phẩm này để tận dụng thị phần hiện có. Đồng thời, doanh
nghiệp cũng đã triển khai các chương trình khuyến mãi để tăng doanh số.

 Tóm lại có thể thấy, chiến lược ma trận BCG là một công cụ hữu ích góp phần vào
thành công của Trà sữa Chun Shui Tang. Đây là một chiến lược hữu ích giúp Chun
16
Shui Tang phân bổ nguồn lực, nguồn vốn một cách hiệu quả, tập trung vào các sản
phẩm có tiềm năng phát triển và loại bỏ các sản phẩm không hiệu quả. Giờ đây, Trà
sữa Chun Shui Tang là một trong những thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất thế giới, với
hơn 500 cửa hàng trên khắp châu Á, châu Mỹ và châu u và đặc biệt là thị trường Việt
Nam

4.3. Chiến lược QSPM

Trên cơ sở các chiến lược được hình thành từ ma trận SWOT theo các yếu
tố quan trọng được tổng hợp thành SO, WO, ST, WT tương ứng với Chiến lược
xâm nhập thị trường, Chiến lược phát triển sản phẩm, Chiến lược mở rộng thị
phần và Chiến lược tăng trưởng tập trung.

Kết hợp khảo sát thực tế và các số liệu thống kê từ nội lực doanh nghiệp
(yếu tố bên trong) và thị trường ngành tại Việt Nam (yếu tố bên ngoài) để cho ra
điểm hấp dẫn (AS). Tổng điểm hấp dẫn (TAS) được xác định là kết quả của
nhân trọng số với điểm hấp dẫn (AS) ở từng yếu tố tương ứng từng hàng trong
bảng. Tổng điểm hấp dẫn càng cao thì phương án chiến lược đó càng hấp dẫn.

Bảng 4. 1 Ma trận QSPM của nhóm chiến lược SO, WO:

17
Bảng 4. 2 Ma trận QSPM của nhóm chiến lược ST, WT:

Dựa vào Bảng 3.1 và Bảng 3.2, ta có Bảng tổng hợp điểm hấp dẫn của các
chiến lược trong ma trận SWOT như sau:

Bảng 4. 3 Điểm hấp dẫn của các chiến lược được chọn (SO, WO, ST, WT)

 Nhận xét: Dựa vào tổng số điểm hấp dẫn của 4 chiến lược được đề xuất từ mô hình
SWOT, theo định hướng xâm nhập thị trường và xây dựng thương hiệu tại thị
trường Việt Nam, thương hiệu trà sữa Chun Shui Tang cần ưu tiên lựa chọn chiến
lược phù hợp trong 5 năm từ năm 2024 đến năm 2029 như sau:

Chiến lược thâm nhập thị trường (từ năm 2024 đến năm 2025)

Chiến lược phát triển sản phẩm (từ năm 2025 đến năm 2026)
18
Chiến lược mở rộng thị phần (từ năm 2026 đến năm 2028)

Chiến lược tăng trưởng tập trung (từ năm 2028 đến năm 2029)

4.4. Giải pháp thực hiện các chiến lược trong từng giai đoạn

Bên cạnh việc đề xuất 4 chiến lược, dựa vào phân tích SWOT, nhóm cũng
đưa ra giải pháp cụ thể để thực hiện 4 chiến lược trên trong 5 năm khi thâm
nhập vào thị trường Việt Nam như sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 2024 đến năm 2025 (Chiến lược thâm nhập thị
trường)

Theo công ty dịch vụ tư vấn Fortune Business Insights, giá trị thị trường
trà sữa toàn cầu đạt 2,02 tỷ USD và dự kiến đạt 3,39 tỷ USD vào cuối năm
2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7,2% trong giai đoạn trên.

Thị trường trà sữa tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, việc một thương
hiệu trà sữa lớn tại Đài Loan lần đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam có
những lợi thế nhất định về danh tiếng có sẵn.

Mở rộng thị trường trà sữa tại Việt Nam qua các cửa hàng, chi nhánh trải
đều khắp các tỉnh thành (bắt đầu tập trung chủ yếu ở 3 thành phố lớn là Hồ Chí
Minh, Hà Nội và Đà Nẵng). Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Việt Nam
cũng nên được trao chuốt trong giai đoạn này vì đây là những bước chân đầu
tiên cho sự phát triển lớn mạnh của thương hiệu trà sữa Chun Shui Tang.

Giai đoạn 2: Từ năm 2025 đến năm 2026 (Chiến lược phát triển sản
phẩm)

Dựa vào các yếu tố đã nêu ra trong phân tích SWOT, có thể thấy yếu tố
giá cả nên được quan tâm ngay sau khi Chun Shui Tang đặt chân vào thị trường
Việt Nam. Để có chính sách giá tốt, doanh nghiệp cần phải kiểm soát tốt từ
khâu nguyên liệu đầu vào, các nguyên liệu có thể thay thế và chủ động hơn về
khâu vận chuyển để tiết kiệm được các khoản chi phí trung gian, đồng thời cải
tiến các quy trình tạo ra 1 ly trà sữa nhằm loại bỏ các bước dư thừa gây lãng phí

19
với mục đích cuối cùng là giảm giá thành sản phẩm để sản phẩm có đủ sức cạnh
tranh và thực hiện được chiến lược thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi được đẩy mạnh trong giai đoạn
này nhằm hướng người dùng tiếp cận các sản phẩm trà sữa của doanh nghiệp dễ
dàng hơn.

Giai đoạn 3: Từ năm 2026 đến năm 2028 (Chiến lược mở rộng thị phần)

Thị trường Việt Nam là một thị trường có tiềm năng trong lĩnh vực kinh
doanh F&B nói chung và trà sữa nói riêng. Sau 2 năm thực hiện các chiến lược
hỗ trợ doanh nghiệp bước đầu xuất hiện ở thị trường, với những thành tựu và
thế mạnh đã có trước đó, Chun Shui Tang hoàn toàn có thể trở thành đối thủ
cạnh tranh hàng đầu với các doanh nghiệp cùng ngành.

Lúc này, doanh nghiệp cần mở rộng thị phần của mình đến các tỉnh thành
nhỏ lẻ bằng cách khuyến khích, hỗ trợ các hình thức kinh doanh nhượng quyền
thương mại, đầu tư mở thêm các cửa hàng, các hình thức kinh doanh đơn giản
(xe trà sữa) cũng được xem xét phát triển.

Để đánh dấu sự lớn mạnh của mình, không thể thiếu các hình thức hỗ trợ
truyền thông, tài trợ chương trình, gameshow, kết hợp hình ảnh với những
người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, chiến dịch sử dụng ly giấy, hạn chế sử
dụng dụng cụ nhựa,... và yếu tố cuối cùng là không ngừng nghiên cứu phát triển
đưa ra các dòng sản phẩm mới để đuổi kịp sự thay đổi của thị trường.

Giai đoạn 4: Từ năm 2028 đến năm 2029 (Chiến lược tăng trưởng tập
trung)

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu của mình
trên thị trường Việt Nam, khẳng định mình là thương hiệu không chỉ được
nhiều người lựa chọn khi ở Đài Loan mà còn được đón nhận ở bất kỳ quốc gia
nào Chun Shui Tang đi đến.

Doanh nghiệp cần tăng cường định vị mình là thương hiệu cung cấp dòng
sản phẩm cao cấp, tương ứng với mức giá được đề ra làm nổi bật mình so với

20
các dòng sản phẩm nhái, cửa hàng địa phương mọc lên. Để làm được điều này,
từ khâu chế biến đến nguồn gốc nguyên vật liệu cần được doanh nghiệp kiểm
soát ở các cửa hàng lớn nhỏ trên toàn quốc.

Đổi mới liên tục: doanh nghiệp cần nắm bắt khẩu vị của người tiêu dùng
Việt Nam để liên tục cho ra các dòng sản phẩm mới để có thể duy trì sự quan
tâm của khách hàng, các hình thức khảo sát thị trường, các chiến dịch bảo vệ
môi trường làm nổi bật hình ảnh doanh nghiệp cần được tiếp tục duy trì nhằm
xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong lòng khách hàng.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ba Lô. (2016). Thưởng thức trà sữa Chun Shui Tang nổi tiếng nhất Đài Loan.
Retrieved from balodeplao.com.
Chun Shui Tang - Thương hiệu khai sinh ra trà sữa trân châu Đài Loan. (2022).
Retrieved from tomimarkets.net.
Chun Shui Tang. (2023). Retrieved from chunshuitang.com.tw.
Lịch sử trà sữa Đài Loan. (2022). Retrieved from olongha.com.
Trần Minh Hơp. (2021). Trà sữa trân châu trong cơn đại dịch. Retrieved from
cuoituan.tuoitre.vn.

22

You might also like