You are on page 1of 59

c

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

LỚP HỌC PHẦN: 2221101116803

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NGHIÊN CỨU MARKETING 2

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH


MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện GVHD: Ths. Huỳnh Quốc Tuấn


Lê Nguyễn Nguyệt 2021008320 Quản trị Marketing
Nương
Lê Thị Mỹ Hòa 2021008268 Truyền thông
Marketing
Nguyễn Thu Phương 202100832 Quản trị thương hiệu
6

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

LỚP HỌC PHẦN: 2221101116803

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NGHIÊN CỨU MARKETING 2

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH


MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện GVHD: Ths. Huỳnh Quốc Tuấn


Lê Nguyễn Nguyệt 2021008320 Quản trị Marketing
Nương
Lê Thị Mỹ Hòa 2021008268 Truyền thông
Marketing
Nguyễn Thu Phương 202100832 Quản trị thương hiệu
6

2
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
3
PHÂN CÔNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Tên thành viên Công việc Mức độ hoàn thành

Lê Nguyễn Nguyệt Nương Phân công, theo dõi bài


Phân tích SPSS
Đề xuất thang đo 100%
Viết phần 1.1;1.2;1.3, phụ lục
Chỉnh sửa bài, trình bày

Lê Thị Mỹ Hòa Hoàn thành mô hình đề xuất 100%


Phân tích SPSS
Hoàn thành kết luận – hàm ý
quản trị
Tham gia chỉnh sửa bài của
nhóm

Nguyễn Thị Yến Nhi Diễn giải thông tin về mẫu 100%
nghiên cứu, kiểm định độ tin
cậy thang đo Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA.

Nguyễn Thu Phương Lượt khảo tài liệu 100%


Viết mục 1.4.1, 2.2, Tài liệu
tham khảo

Lê Thị Hồng Na Diễn giải phân tích tương 100%


quan Pearson
Diễn giải phân tích hồi quy
Diễn giải kiểm định
Independent t – test
Diễn giải kiểm định ANOVA

i
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Tiến trình ra quyết định mua hàng............................................................3


Hình 1. 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................5

Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh..............................................................30

ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Bảng thống kê mô tả các biến định lượng của nghiên cứu.......................6
Bảng 2. 2: Kết quả Kiểm tra Chi-square của biến Giới tính và Thu nhập..................8
Bảng 2. 3 Kết quả Kiểm tra Chi-square của biến Năm học và Thu nhập...................9
Bảng 2. 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha....................................11
Bảng 2. 5: Kết quả phân tích EFA đối với thang đo các biến độc lập......................15
Bảng 2. 6: Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc............................................18
Bảng 2. 7: Bảng phân tích tương quan Pearson.......................................................19
Bảng 2. 8: Kết quả phân tích hồi quy_Bảng Model Summary.................................23
Bảng 2. 9: Kết quả kiểm định ANOVA...................................................................23
Bảng 2. 10: Các hệ số hồi quy trong mô hình..........................................................24
Bảng 2. 11: Kết quả kiểm định Independent Samples T - Test................................26
Bảng 2. 12: Kết quả kiểm định ANOVA giữa Quyết định mua và Số năm của sinh
viên.......................................................................................................................... 28
Bảng 2. 13: Kiểm định ANOVA giữa Quyết định mua và Thu nhập......................29

iii
MỤC LỤC

PHÂN CÔNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH...........................................i


DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................ iv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU.........................................1
1.1. Tên đề tài:....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của bài nghiên cứu:..........................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................1
1.4. Cơ sở lý thuyết:...............................................................................................2
1.4.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.......................................2
1.4.2. Định nghĩa về khái niệm của các biến đề cập trong mô hình nghiên cứu..3
1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................5
CHƯƠNG 2: XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................6
2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu..........................................................................6
2.2. Kiểm định mối liên hệ giữa các biến định tính...............................................7
2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo (hệ số cronbach’s Alpha)...........................10
2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA...............................................................14
2.4.1. Kết quả phân tích EFA của biến độc lập..............................................15
2.4.2. Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc.........................................18
2.5. Phân tích tương quan..................................................................................19
2.6. Hồi quy bội................................................................................................22
2.6.1. Kết quả kiểm định ANOVA....................................................................23
2.6.2. Kết quả hồi quy của từng biến................................................................24
2.7. Kiểm định Independent samples T - Test và ANOVA..................................26
2.7.1. Kiểm định T - Test..................................................................................26
2.7.2. Kiểm định ANOVA cho các biến nhân khẩu học....................................27

iv
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – HÀM Ý QUẢN TRỊ..................................................30
6.1. Kết luận:........................................................................................................30
6.2. Hàm ý quản trị:..............................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................i
PHỤ LỤC................................................................................................................iii
PHỤ LỤC 1: THANG ĐO....................................................................................iii
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT........................................................................vi
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU SPSS................................................xi

v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tên đề tài:

Với số lượng 247 trường đại học, cao đẳng, thành phố Hồ Chí Minh có tổng số sinh
viên lên đông nhất cả nước. Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ ngày càng phát
triển, đóng vai trò quan trọng trong việc học cũng như giải trí của sinh viên. Nhu
cầu mua laptop của sinh viên ngày càng lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, điều đó
đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc nghiên cứu hành vi ngày càng thay đổi của sinh
viên để từ đó các doanh nghiệp có thể nhận biết và thỏa mãn thị trường này. Đó
cũng là lý do mà nhóm lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua lap top của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.

1.2. Mục tiêu của bài nghiên cứu:

Mục tiêu của bài viết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing. Trong quá trình xác
định các yếu tố ảnh hưởng, nhóm đo lường, phân tích để tính toán mức độ ảnh
hưởng cũng như mối liên hệ, tác động giữa các yếu tố đó.

Từ kết quả đó, nhóm đưa ra nhận xét, đề xuất giải pháp cho các siêu thị, cửa hàng,
các doanh nghiệp…nhằm giải quyết các vấn đề cũng như đưa ra các chiến lược
marketing phù hợp, nắm bắt tối đa xu hướng của thị trường.

1.3. Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài bằng phương pháp định lượng, khảo sát bằng
bảng câu hỏi với số lượng ứng viên tham gia bao gồm 172 sinh viên trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các bài nghiên cứu trước, các
bài báo để tham khảo về kết quả nghiên cứu, đưa ra biện luận về những yếu tố ảnh
hưởng đã được chứng minh. Dữ liệu sơ cấp được lấy từ kết quả của bảng câu hỏi
được xây dựng theo phương pháp định lượng.

1
1.4. Cơ sở lý thuyết:

1.4.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
 Laptop (máy tính xách tay):

Máy tính xách tay (laptop) là một chiếc máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể mang xách
được. Laptop thường có một màn hình LCD hoặc LED mỏng gắn bên trong nắp
trên vỏ máy và bàn phím chữ kết hợp số ở bên trong nắp dưới vỏ máy (Jonathan
Strickland, 2009). 

Máy tính xách tay được thiết kế tích hợp màn hình, bàn phím, touchpad và loa trong
cùng một máy. Điều này cho thấy laptop có đủ chức năng như một chiếc máy tính
bàn, thậm chí không có thiết bị ngoại vi nào gắn liền với nó. Vậy nên nó có thể
được mang đi và làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau.

 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng:

Khái niệm hành vi người tiêu dùng:

Theo Philip Kotler, định nghĩa hành vi người tiêu dùng là: “Một tổng thể những
hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu cho tới khi
mua và sau khi mua sản phẩm Mô hình hành vi người tiêu dùng:

Mô hình hành vi người tiêu dùng xác định những yếu tố kích thích, tác động đến
việc đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. “Hộp đen” là tập hợp những
suy nghĩ, nhận thức của người tiêu dùng. Các yếu tố kích thích của marketing và
các tác nhân từ môi trường ngoài xâm nhập và tác động “hộp đen”. “Hộp đen” tiếp
nhận các kích thích đó và chuyển chúng thành những phản ứng đáp lại của người
mua như hành vi lựa chọn chủng loại, nhãn hiệu, nhà cung cấp cho đến tiến hành
mua hàng,….

 Tiến trình ra quyết định mua:

Tiến trình ra quyết định mua của khách hàng thường trải qua 5 giai đoạn: nhận biết
nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, lựa chọn mua và đánh giá sau

2
khi mua. Tùy theo loại sản phẩm mà một số giai đoạn có thể bị bỏ qua hoặc đảo
lộn. 

Diễn biến trong tâm lý của khách hàng liên kết mật thiết đến tiến trình ra quyết định
mua. Còn mức độ phức tạp trong tiến trình mua liên quan chặt chẽ đến mức độ quan
tâm của cá nhân trong tình huống mua, càng quan tâm khi mua thì tiến trình mua
càng phức tạp.

Hình 1. 1: Tiến trình ra quyết định mua hàng


1.4.2. Định nghĩa về khái niệm của các biến đề cập trong mô hình nghiên cứu
Đặc điểm kỹ thuật: Đặc điểm kỹ thuật là yếu tố bao gồm các chỉ báo về các thông
số kỹ thuật, cấu tạo và thể hiện tính năng, khả năng hoạt động cơ bản của máy tính
xách tay (Phạm Hùng Cường & Phan Lê Thùy Trang, 2021). Đặc điểm kỹ thuật thể
hiện cảm nhận của người tiêu dùng về mức độ họ nghĩ và hiểu biết về đặc điểm kỹ
thuật của sản phẩm. Điều này có thể xuất phát từ quá trình tiêu dùng sản phẩm
(Nguyễn Văn Khánh, Lê Đỗ Ngọc Huyền, Nguyễn Thảo Ly, & Nguyễn Duy Trinh,
2021).

H1: Đặc điểm kỹ thuật có quan hệ thuận chiều với quyết định mua laptop của sinh
viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Tính năng tăng cường: Tính năng tăng cường là yếu tố bao gồm các chỉ báo về các
tính năng đặc biệt hỗ trợ thêm ngoài các tính năng cơ bản của máy tính xách tay,
như: bàn phím chống nước, màn hình cảm biến, … (Phạm Hùng Cường & Phan Lê

3
Thùy Trang, 2021). Tính năng tăng cường phản ánh mức độ hiểu biết về những tính
năng đặc biệt của sản phẩm và mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

H2: Tính năng tăng cường có quan hệ thuận chiều với quyết định mua laptop của
sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Khả năng kết nối và di động: Khả năng kết nối và di động phản ánh mức độ của cá
nhân hiểu biết về các khả năng kết nối của laptop với các thiết bị như mạng internet,
wifi,...và sự tiện lợi khi di động laptop để làm việc hay học tập và đáp ứng những
nhu cầu của họ về thông tin khả năng kết nối và di động trên thị trường (Nguyễn
Văn Khánh, Lê Đỗ Ngọc Huyền, Nguyễn Thảo Ly, & Nguyễn Duy Trinh, 2021)

H3: Khả năng kết nối và di động có quan hệ thuận chiều với quyết định mua laptop
của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Thương hiệu: Thương hiệu là các yếu tố bao gồm hình ảnh thương hiệu, định vị và
giá trị thương hiệu của công ty sản xuất và của công ty phân phối máy tính xách tay
(Phạm Hùng Cường & Phan Lê Thùy Trang, 2021).

H4: Thương hiệu có quan hệ thuận chiều với quyết định mua laptop của sinh viên
tại thành phố Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng từ xã hội: Định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) hay còn gọi
là ảnh hưởng xã hội là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân
đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi. Chuẩn mực chủ quan có thể được mô
tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay
không thực hiện một hành vi (Ajzen, The theory of planned behavior.
Organizational Behavior and Human Decision, 1991). Khi người ảnh hưởng tới
người tiêu dùng càng thân thiết, càng đáng tin cậy, thì người tiêu dùng có xu hướng
tin tưởng và dễ dàng đưa ra quyết định dưới sự ảnh hưởng đó.

H5: Ảnh hưởng từ xã hội có quan hệ thuận chiều với quyết định mua laptop của
sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Giá cả và điều kiện thanh toán: Giá cả và khả năng thanh toán là yếu tố bao gồm giá
cả, điều kiện thanh toán, các khuyến mãi và chiết khấu khi mua laptop (Phạm Hùng

4
Cường & Phan Lê Thùy Trang, 2021). Yếu tố giá cả luôn được đặt lên hàng đầu,
trước khi quyết định mua bất kỳ một sản phẩm nào thì trước tiên luôn xem xét yếu
tố giá có phù hợp để chi trả hay không (Nguyễn Văn Khánh, Lê Đỗ Ngọc Huyền,
Nguyễn Thảo Ly, & Nguyễn Duy Trinh, 2021).

H6: Giá cả và điều kiện thanh toán có quan hệ thuận chiều với quyết định mua
laptop của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Dịch vụ hậu mãi: Dịch vụ hậu mãi là một loại hình cung cấp dịch vụ và là một khâu
không thể thiếu trong quy trình Marketing của nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ.
Mỗi khi mua một sản phẩm, khách hàng thường rất quan tâm. Dịch vụ hậu mãi
thường bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, kiểm tra miễn phí sản phẩm, bảo dưỡng
định kỳ, sửa chữa (Nguyễn Văn Khánh, Lê Đỗ Ngọc Huyền, Nguyễn Thảo Ly, &
Nguyễn Duy Trinh, 2021).

H7: Dịch vụ hậu mãi có quan hệ thuận chiều với quyết định mua laptop của sinh
viên tại thành phố Hồ Chí Minh

1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhóm tác giả đã thực hiện tổng hợp các bài nghiên cứu liên quan, chọn lọc những
điểm nổi bật và điều chỉnh phù hợp với không gian, điều kiện nghiên cứu để tiến
hành đưa ra mô hình đề xuất gồm 7 yếu tố nêu trên ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1. 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

5
CHƯƠNG 2: XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được thu thập theo hình thức bảng câu hỏi khảo sát. Qua thu
thập dữ liệu khảo sát thực tế có 172 phiếu thu vào, trong đó 22 phiếu không đủ điều
kiện. Do đó, cỡ mẫu được chọn chính xác là 150 mẫu. Số liệu được xuất vào phần
mềm Excel và tiếp tục được nhập và phần mềm SPSS để phân tích định lượng.

Thao tác: Analyze > Descriptive Statistics > Frequencies Statistics. Đưa các biến
cần chạy thống kê mô tả từ mục bên trái sang mục bên phải Variable, chọn OK.

Bảng 2. 1: Bảng thống kê mô tả các biến định lượng của nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng Tần suất

Nam 50 33,3%
Giới tính
Nữ 100 66.7%

Tổng 150 100%

Dưới 3 triệu 112 74,7%

Thu nhập Từ 3 triệu đến 5 triệu 29 19,3%

Trên 5 triệu 9 6%

Tổng 150 100%

Năm 1 9 6%

Năm 2 57 38%
Năm học
Năm 3 72 48%

Năm 4 12 8%

6
Tổng 150 100%

Khảo sát về giới tính: Qua khảo sát thấy được, số lượng người tiêu dùng nam mua
laptop là 50 người (chiếm 33,3%) và có 100 người tiêu dùng là nữ (chiếm 66,7%).
Khảo sát cho thấy, người tiêu dùng mua laptop chủ yếu là nữ.

Khảo sát về thu nhập: Có 112 người có thu nhập dưới 3 triệu (chiếm 74,7%), có
29 người có thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu (chiếm 19,3%) và thu nhập trên 5 triệu
có 9 người. Theo khảo sát của nhóm tác giả, những người chủ yếu mua laptop có
thu nhập dưới 3 triệu.

Khảo sát về năm học: Sinh viên năm 1 có 9 người (chiếm 6%), sinh viên năm 2 có
57 người (chiếm 38%), sinh viên năm 3 có 72 người (chiếm 48%) và sinh viên năm
4 có 12 người (chiếm 8%).

2.2. Kiểm định mối liên hệ giữa các biến định tính

Mục đích: Kiểm định Chi bình phương được sử dụng khi chúng ta muốn
đánh giá xem liệu có mối quan hệ giữa hai biến định tính hay biến phân loại
(categorical variables) trong một tập dữ liệu hay không.

Cách thức tiến hành với SPSS như sau: Analyze > Descriptive Statistics >
Crosstab. Đưa lần lượt từng biến định tính cần phân tích vào 2 ô Row(s) và
Column(s). Nhấn vào hộp thoại Statistics, chọn ô Chi-square và Phi & Cramer’s
V, chọn Continue. Chọn OK để phân tích.

Ý nghĩa các đại lượng:

● Kiểm tra chi bình phương chỉ có nghĩa khi mà số quan sát đủ lớn. Nếu trong
bảng chéo 20% số ô có tần suất lý thuyết không >5 thì giá trị kiểm định
không còn đáng tin cậy nữa. Ở cuối bảng luôn có một dòng chỉ ra % số ô có
tần suất lý thuyết <5 ở trong bảng.

● Pearson Chi-square Sig.: Dựa vào giá trị này để kết luận là chấp nhận hay
bác bỏ giả thuyết H0
7
○ p-value (sig.) ≤ 0.05 là bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối quan
hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.

○ p-value (sig.) > 0.05 là chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa
các biến cần kiểm định.

● Likelihood Ratio là một số thống kê tương tự với Pearson Chi- Square. Đối
với cỡ mẫu lớn thì kết quả của 2 số này khá gần nhau.

● Linear-by-linear Association dùng để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa


2 biến được kiểm định. Con số này chỉ hữu dụng khi các biến ở cột và hàng
được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Nếu như các số này sắp xếp lộn xộn
thì bỏ qua nó.

Bảng 2. 2: Kết quả Kiểm tra Chi-square của biến Giới tính và Thu nhập

Giá trị df Ý nghĩa tiệm cận


(2-mặt)

Pearson Chi- 3.121a 2 .210


square

Tỷ lệ khả năng 3.049 2 .218


xảy ra

Sự liên kết .158 1 .691


Linear-by-linear

Số lượng các 150


trường hợp hợp lệ

8
Có 1 ô (chiếm 16.7% số ô trong bảng chéo) có tần số mong đợi nhỏ hơn 5. Tần số
a

tối thiểu là 3.00.

Kết quả:

Có 16.7% (< 20%) số ô có tần số mong đợi dưới 5 nên ta kết luận kết quả
kiểm định Chi-bình phương là đáng tin cậy.

Pearson Chi-square Sig. = 0.210 > 0.05 nên ta kết luận không có mối liên hệ
giữa Giới tính và Thu nhập của các sinh viên tại TP.HCM.

Bảng 2. 3 Kết quả Kiểm tra Chi-square của biến Năm học và Thu nhập

Giá trị df Ý nghĩa tiệm cận


(2 mặt)

Pearson Chi- 91.653a 6 .000


square

Tỷ lệ khả năng 53.196 6 .000


xảy ra

Sự liên kết linear- 33.376 1 .000


by-linear

Số lượng các 150


trường hợp hợp lệ

9
a
Có 6 ô (chiếm 50% số ô trong bảng chéo) có tần số mong đợi nhỏ hơn 5. Tần số tối
thiểu là .54.

Kết quả: Có 50% (>20%) số ô có tần số mong đợi dưới 5 nên ta kết luận kết quả
kiểm định Chi-bình phương giữa 2 biến Năm học và Thu nhập là không có ý nghĩa
và không đáng tin cậy.

2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo (hệ số cronbach’s Alpha)

Mục đích của phân tích: công cụ này giúp kiểm tra xem các biến quan sát của
nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không, có tốt không. Kiểm định này cho biết trong
các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái
niệm nhân tố, biến nào không. Cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả
lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm.

Thao tác với phần mềm SPSS: Analyze > Scale > Reliability Analysis… lần
lượt phân tích với từng thang đo. Tại Reliability Analysis đưa các biến quan sát của
mỗi nhân tố vào Items, tiếp theo chọn vào Statistics > Scale if item deleted >
Continue > OK để xuất kết quả ra output.

Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha: Theo
Hair và cộng sự (1998) cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 1 thì thang đo lường
là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là thang đo sử dụng được, từ 0.6 trở lên là thang đo lường đủ
điều kiện sử dụng. Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation
phải ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.

Ý nghĩa của các đại lượng:

● Cronbach's Alpha (Hệ số Cronbach's Alpha): hệ số Cronbach’s Alpha


giúp đo lường độ tin cậy của thang đo.

● N of Items: Số lượng biến quan sát

● Scale Mean if Item Deleted: Trung bình thang đo nếu loại biến

10
● Scale Variance if Item Deleted: Phương sai thang đo nếu loại biến

● Corrected Item-Total Correlation (Tương quan biến tổng): cho thấy mức
độ chặt chẽ giữa các biến quan sát tương ứng với biến tổng.

● Cronbach's Alpha if Item Deleted (Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại


biến): biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Nếu
giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha
của nhóm thì nên cân nhắc xem xét loại biến quan sát này.

Bảng 2. 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Trung bình thang Hệ số tương quan Hệ số Cronbach's


Biến
đo nếu loại biến biến tổng Alpha nếu bị loại
quan sát
biến

Thang đo Đặc điểm kỹ thuật: Cronbach's Alpha = 0,782

KT1 19,6600 0,626 0,726

KT2 19,5867 0,570 0,743

KT3 19,6867 0,542 0,746

KT4 19,9600 0,585 0,735

KT5 20,2467 0,386 0,793

KT6 19,8933 0,529 0,749

Thang đo Tính năng tăng cường: Cronbach's Alpha = 0,785

TC1 19,1800 0,549 0,750

TC2 19,2533 0,581 0,740

TC3 19,7400 0,555 0,759

11
Trung bình thang Hệ số tương quan Hệ số Cronbach's
Biến
đo nếu loại biến biến tổng Alpha nếu bị loại
quan sát
biến

TC4 18,8467 0,308 0,799

TC5 19,3733 0,647 0,722

TC6 19,0733 0,579 0,742

Thang đo Khả năng kết nối và di động: Cronbach's Alpha = 0,835

KN1 8,7200 0,611 0,849

KN2 8,6267 0,719 0,748

KN3 8,6800 0,766 0,699

Thang đo Thương hiệu: Cronbach's Alpha = 0,781

TH1 8,4267 0,599 0,725

TH2 8,3400 0,631 0,690

TH3 8,3400 0,625 0,696

Thang đo Ảnh hưởng từ xã hội: Cronbach's Alpha = 0,804

XH1 7,4333 0,681 0,701

XH2 7,7200 0,687 0,704

XH3 7,2867 0,608 0,779

Thang đo Giá cả và khả năng thanh toán: Cronbach's Alpha = 0,685

GC1 8,0933 0,473 0,625

12
Trung bình thang Hệ số tương quan Hệ số Cronbach's
Biến
đo nếu loại biến biến tổng Alpha nếu bị loại
quan sát
biến

GC2 8,2933 0,467 0,639

GC3 8,3200 0,564 0,505

Thang đo Dịch vụ hậu mãi: Cronbach's Alpha = 0,815

HM1 8,4400 0,689 0,725

HM2 8,5733 0,676 0,738

HM3 8,6267 0,638 0,777

Thang đo Quyết định mua: Cronbach’s Alpha = 0,672

QD1 7,8467 0,544 0,506

QD2 7,9800 0,430 0,648

QD3 8,0267 0,487 0,576

Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát qua SPSS

Kết quả kiểm định cho thấy, với từng thang đo Đặc điểm kỹ thuật, Tính năng
tăng cường, Khả năng kết nối và di động, Thương hiệu, Ảnh hưởng từ xã hội, Giá
cả và khả năng thanh toán, Dịch vụ hậu mãi, Quyết định mua đều có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha lớn nhất là 0,835
của thang đo Khả năng kết nối và di động, hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ nhất là
0,672 của thang đo Quyết định mua. Tất cả các thang đo đều có độ tin cậy
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6, tất cả biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng
lớn hơn 0,3. Các biến quan sát của từng thang đo đều có Cronbach’s Alpha nếu bị
13
loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng. Như vậy, có 7 thang đo là
đáng tin cậy, tất cả các biến được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
nhằm kiểm định giá trị thang đo.

2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Mục đích của phân tích: Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một
tập hợp k biến quan sát thành một tập các nhân tố có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa
đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu (Hair J.F. Jr., Anderson R.E.,
Tatham, R.L. and Black W.C., 1998). Phương pháp này xem xét mối quan hệ giữa
các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến
quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.

Thao tác với phần mềm SPSS:

Với các biến độc lập: Analyze > Dimension Reduction > Factor… Giao
diện cửa sổ Factor analysis hiện ra. Đưa tất cả các biến quan sát của biến độc lập
cần thực hiện phân tích vào ô Variables (không đưa những biến quan sát đã bị loại
ở bước kiểm định Cronbach’s Alpha). Chọn Descriptive > KMO and Bartlett's
test of sphericity > Continue. Chọn Extraction > Method: Principal axis
factoring > Continue. Chọn Rotation > Promax > Continue. Chọn Options >
Suppress small coefficients > Absolute value below: .2 > Continue. Chọn OK để
phân tích EFA các biến độc lập.

Với biến phụ thuộc: Analyze > Dimension Reduction > Factor… Giao diện
cửa sổ Factor analysis hiện ra. Đưa tất cả các biến quan sát của biến phụ thuộc cần
thực hiện phân tích vào ô Variables (không đưa những biến quan sát đã bị loại ở
bước kiểm định Cronbach’s Alpha). Chọn Descriptive > KMO and Bartlett's test
of sphericity > Continue. Chọn Extraction > Method: Principal Components >
Continue. Chọn Rotation > Varimax > Continue. Chọn Options > Suppress
small coefficients > Absolute value below: .2 > Continue. Chọn OK để phân tích
EFA các biến phụ thuộc. 

14
Ý nghĩa của các đại lượng:

● Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích


hợp của phân tích nhân tố.

● Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để xem xét các biến
quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không.

● Trị số Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA.

● Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): thể hiện các nhân tố được
trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến
quan sát.

Các tiêu chuẩn trong phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích nhân tố là phù
hợp:

● Trị số của KMO phải đạt giá trị từ 0.5 đến 1 (0.5 ≤ KMO ≤ 1)

● Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) có sig Bartlett’s Test nhỏ
hơn 0.05

● Trị số Eigenvalue phải lớn hơn hoặc bằng 1

● Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) lớn hơn hoặc bằng 50%

2.4.1. Kết quả phân tích EFA của biến độc lập

Bảng 2. 5: Kết quả phân tích EFA đối với thang đo các biến độc lập

Biến Nhân tố
quan sát
1 2 3 4 5 6

KT1 0,717

KT2 0,799

15
KT3 0,583

KT4 0,704

TC1 0,645

TC2 0,740

TC3 0,680

TC5 0,701

KN1 0,625

KN2 0,860

KN3 0,866

TH1 0,647

TH2 0,721

TH3 0,716

XH1 0,812

XH2 0,799

16
XH3 0,664

HM1 0,792

HM2 0,762

HM3 0,733

Hệ số KMO = 0,821

Giá trị P của kiểm định Bartlett’s = 0,000

Phần trăm phương sai trích = 70,692%

Eigenvalue: 1,021

Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát qua SPSS

Theo kết quả trên, hệ số KMO = 0,821 > 0,5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích
nhân tố là thích hợp, giá trị P của kiểm định Bartlett’s có giá trị sig. là 0,000 < 0,5
cho thấy giữa các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong tổng thể. Thông
qua kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập, từ 27 biến cơ sở ban đầu sau
khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá 8 lần thì thu được kết quả gồm 20 biến
quan sát, các biến này đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 và có giá trị Eigenvalue = 1.137
> 1 với tổng phương sai trích = 53.729% (> 50%). Qua 8 lần phân tích, các biến
quan sát được chia thành 6 nhân tố, cụ thể:

- Nhóm nhân tố thứ nhất: nhận thức Đặc điểm kỹ thuật (KT) cho thấy 4 tiêu
chí đều tải vào một nhóm nhân tố, gồm 4 biến quan sát là KT1, KT2, KT3,
KT4. Cho thấy chúng có quan hệ ý nghĩa với nhân tố nhận thức Đặc điểm kỹ
thuật.

- Nhóm nhân tố thứ hai: nhận thức Tính năng tăng cường (TC) cho thấy 4 tiêu
chí đều tải vào một nhóm nhân tố, gồm 4 biến quan sát là TC1, TC2, TC3,

17
TC5. Cho thấy chúng có quan hệ ý nghĩa với nhân tố nhận thức Tính năng
tăng cường.

- Nhóm nhân tố thứ ba: nhận thức Khả năng kết nối và di động (KN) cho thấy
3 tiêu chí đều tải vào một nhóm nhân tố, gồm 3 biến quan sát là KN1, KN2,
KN3. Cho thấy chúng có quan hệ ý nghĩa với nhân tố nhận thức Khả năng
kết nối và di động.

- Nhóm nhân tố thứ tư: nhận thức Ảnh hưởng từ xã hội (XH) cho thấy 4 tiêu
chí đều tải vào một nhóm nhân tố, gồm 4 biến quan sát là XH1, XH2, XH3.
Cho thấy chúng có quan hệ ý nghĩa với nhân tố nhận thức Ảnh hưởng từ xã
hội.

- Nhóm nhân tố thứ năm: nhận thức Dịch vụ hậu mãi (HM) cho thấy 4 tiêu chí
đều tải vào một nhóm nhân tố, gồm 4 biến quan sát là HM1, HM2, HM3.
Cho thấy chúng có quan hệ ý nghĩa với nhân tố nhận thức Dịch vụ hậu mãi.

- Nhóm nhân tố thứ sáu: nhận thức Thương hiệu (TH) cho thấy 4 tiêu chí đều
tải vào một nhóm nhân tố, gồm 4 biến quan sát là TH1, TH2, TH3. Cho thấy
chúng có quan hệ ý nghĩa với nhân tố nhận thức Thương hiệu.

2.4.2. Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc

Bảng 2. 6: Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc

Nhân tố
Biến quan sát
1

QD1 0,821

QD2 0,729

QD3 0,784

18
Hệ số KMO = 0,647

Giá trị P của kiểm định Bartlett’s = 0,000

Phần trăm phương sai trích = 60,711%

Giá trị Eigenvalue: 1,821

Theo kết quả trên, Sig. = 0,000 cho thấy các biến quan sát tương quan với nhau
trong tổng thể. Chỉ số KMO = 0,647>0,5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích nhân tố
là thích hợp. Kết quả phân tích cho thấy có một nhân tố được trích tại Eigenvalue
bằng 1,821>1. Nhân tố này giải thích được 60,711% sự biến thiên dữ liệu của 3 biến
quan sát tham gia vào EFA.

2.5. Phân tích tương quan

Mục đích: Hệ số tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến
tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, đồng thời nhận diện vấn đề
đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.

 Thao tác trên SPSS: Analyze > Correlate > Bivariate … Hộp thoại
Bivariate Correlations xuất hiện, đưa các biến độc lập và biến phụ thuộc từ
cột bên trái sang bên phải. Chọn OK để phân tích tương quan.

Bảng 2. 7: Bảng phân tích tương quan Pearson

KT TC KN TH XH HM QĐ

KT Tương quan 1 .201* .377* .389 .105 .452* .457*


Pearson * *

Mức ý nghĩa .014 .000 .000 .201 .000 .000


Sig.

TC Tương quan .201* 1 .189* .243* .254* .208* .308*


Pearson * * * *

19
Mức ý nghĩa .014 .021 .003 .002 .010 .000
Sig.

KN Tương quan .377** .189* 1 .504* .326* .471* .344*


Pearson * * * *

Mức ý nghĩa .000 .021 .000 .000 .000 .000


Sig.

TH Tương quan .389** .243** .504* 1 .339* .528* .423*


Pearson * * * *

Mức ý nghĩa .000 .003 .000 .000 .000 .000


Sig.

XH Tương quan .105 .254** .326* .339* 1 .209* .231*


Pearson * * * *

Mức ý nghĩa .201 .002 .000 .000 .010 .004


Sig.

HM Tương quan .452** .208* .471** .528** .209* 1 .490**


Pearson

Mức ý nghĩa .000 .010 .000 .000 .010 .000


Sig.

QD Tương quan .457** .308** .344** .423** .231** .490** 1


Pearson

Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .004 .000


Sig.

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

20
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2022

 Khi nhìn vào Bảng phân tích tương quan Pearson, chúng ta cần quan tâm
đến giá trị sig. Mức ý nghĩa Sig. phải nhỏ hơn α = 0.05 thì tương quan r mới
có ý nghĩa.

Kết quả trong ma trận tương quan Pearson cho thấy tất cả các biến độc lập như đều
có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc Quyết định mua khi giá trị Sig. của
các biến độc lập này đều nhỏ hơn 0,05. Vậy tất cả các biến Đặc điểm kỹ thuật, Tính
năng tăng cường, Khả năng kết nối và di động, Thương hiệu, Ảnh hưởng từ xã hội,
Dịch vụ hậu mãi đều có mối tương quan đến quyết định mua laptop của sinh viên 
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

 Sau khi đánh giá xong sự tương quan giữa cặp biến, ta sẽ dựa vào giá trị r
(tương quan pearson) để đánh giá mức độ tương quan mạnh/yếu giữa các
biến phụ thuộc và các biến độc lập theo:
 r = 0: Hai biến không có tương quan tuyến tính
 r = 1; r = -1: Hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối. 
 r < 0: Hệ số tương quan âm. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y
giảm và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x giảm.
 r > 0: Hệ số tương quan dương. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y
tăng và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x cũng tăng. 

Về mối tương quan giữa các biến độc lập, hầu hết các cặp biến đều có mối tương
quan tuyến tính do giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 và hệ số tương quan của chúng thuộc
khoảng từ 0.105 đến 0.528, vì vậy có khả năng sẽ xảy ra đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập. Nhóm sẽ tiến hành kiểm tra hiện tượng này khi tiến hành phân tích hồi
quy tuyến tính bội và sử dụng hệ số lạm phát phương sai VIF (Variance inflation
factor).

21
2.6. Hồi quy bội

Mục đích: Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được cường độ
tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy được thực hiện
với 6 biến độc lập là “Đặc điểm kỹ thuật”, “Tính năng tăng cường”, “Ảnh hưởng
từ xã hội”, “Dịch vụ hậu mãi”, “Thương hiệu” và “Khả năng kết nối và di động”.
Do các biến khác đã bị loại ở Phần phân tích nhân tố khám phá efa. Giá trị của các
nhân tố được dùng để phân tích hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát.

Đặt KT, TC, KN, TH, XH, HM lần lượt là các giá trị “Đặc điểm kỹ thuật”,
“Tính năng tăng cường”, “Khả năng kết nối và di động”, “Thương hiệu”, “Ảnh
hưởng từ xã hội”, “Dịch vụ hậu mãi”. Áp dụng phân tích hồi quy vào mô hình, tiến
hành phân tích hồi quy đa biến với 6 nhân tố đã được kiểm định hệ số tương quan
(KT, TC, KN, TH, XH, HM) và biến phụ thuộc (QD), hệ số tự do của mô hình
(𝜷₀), hệ số hồi quy từng phần tương ứng với các biến độc lập ( 𝜷₁, 𝜷₂, 𝜷₃, 𝜷₄, 𝜷₅,
𝜷₆ ). Mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng như sau:
QD=𝜷₀ + 𝜷₁*KT + 𝜷₂*TC + 𝜷₃*KN + 𝜷₄*TH + 𝜷₅*XH + 𝜷₆*HM + e
Trong đó:
QD: là biến phụ thuộc chịu tác động của các biến khai thác
KT, TC, KN, TH, XH, HM: là các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc
𝜷₀: là hệ số chưa chuẩn hóa Beta, hay còn gọi là tung độ gốc
𝜷₁, 𝜷₂, 𝜷₃, 𝜷₄, 𝜷₅, 𝜷₆:  là hệ số hồi quy
e: là sai số ước lượng

Thao tác trên SPSS: Analyze > Regression > Linear… Đưa biến phụ
thuộc vào ô Dependent, các biến độc lập vào ô Independents. Chọn Statistics >
tick vào ô Collinearity diagnostics và Durbin-Watson > Continue. Chọn Plots,
tích chọn vào Histogram và Normal probability plot, kéo biến ZRESID thả vào ô
Y, kéo biến ZPRED thả vào ô X. Quay lại hộp thoại Linear Regression, chọn
Method: Enter, cuối cùng chọn OK để phân tích hồi quy.

22
Bảng 2. 8: Kết quả phân tích hồi quy_Bảng Model Summary

Mô hình R R² R² hiệu Độ lệch Durbin


chỉnh chuẩn của Watson
ước lượng

1 .601ª .361 .334 .56285 2.247

a. Biến độc lập: (hằng số): HM, TC, XH, KT, KN, TH

b. Biến phụ thuộc: QD

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2022

Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử
dụng hệ số R² hiệu chỉnh, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên
biến phụ thuộc. Căn cứ vào kết quá của bảng, hệ số R² hiệu chỉnh là 0.334 nhỏ hơn
R² là 0.361 chứng tỏ mô hình hồi quy phù hợp dữ liệu ở mức 33.4%. Cụ thể trong
trường hợp này, 6 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 33.4% sự thay đổi của biến phụ
thuộc “Quyết định mua laptop”, còn lại 66.6%% là do các biến ngoài mô hình và sai
số ngẫu nhiên.
Hệ số Durbin-Watson đạt 2.247 với mức ý nghĩa 5%, hệ số biến độc lập đưa
vào chạy hồi quy k’=6, kích thước mẫu n=150
Tra bảng DW ta có dL=1.400 và dU=1.863. Thấy DW=2.247 > dL=1,679.
Do dU < DW < 4-dU, kết luận rằng mô hình không có sự tự tương quan.

2.6.1. Kết quả kiểm định ANOVA

Bảng 2. 9: Kết quả kiểm định ANOVA

Mô hình Tổng bình Df Bình phương F Mức ý nghĩa


phương trung bình (p-value)

Hồi quy 25.609 6 4.268 13.473 .000

23
Phần dư 45.302 143 .317

Tổng 70.910 149

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2022

Phân tích phương sai, hệ số R2 cho thấy sự phù hợp của mô hình nghiên cứu,
tuy nhiên để suy ra tổng thể cần tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương
sai. Kết quả thu được giá trị F = 13.473 được dùng để kiểm định giả thuyết H0: hệ
số xác định tổng thể R2 = 0. Phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị số F có mức
ý nghĩa Sig. = 0,000 (nhỏ hơn 0,05), nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu
thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%
(0.05). Như vậy, ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có ít nhất 1 biến độc lập trong mô
hình ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

2.6.2. Kết quả hồi quy của từng biến

Bảng 2. 10: Các hệ số hồi quy trong mô hình

Mô hình Hệ số chưa Hệ số T Mức ý Tương quan chuỗi


chuẩn hóa chuẩn nghĩa
hóa (Sig.)

𝜷 Std, Beta Hệ số Hệ số
error chấp phóng
nhận đại
phương
sai

Hằng số .432 .409 1.055 .293

KT .267 .084 .249 3.187 .002 .735 1.361

24
TC .137 .062 .155 2.192 .030 .890 1.123

KN .016 .083 .016 .196 .845 .646 1.548

TH .128 .092 .121 1.393 .166 .593 1.686

XH .052 .059 .065 0.873 .384 .819 1.222

HM .268 .087 .261 3.060 .003 .615 1.625

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2022

Qua bảng trên:

Xét các yếu tố có giá trị Sig. < 0.05 bao gồm KT, TC, HM với giá trị Sig. lần lượt
là 0.002, 0.03, 0.003 < 0.05 là có ý nghĩa.

Tiếp theo, độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai
VIF (Variance Inflation Factor) được sử dụng để xem xét vi phạm đa cộng tuyến
trong mô hình. Từ kết quả hồi quy, hệ số chấp nhận của các biến đều lớn hơn 0,1 và
hệ số phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10 đồng thời không vượt quá 2. Theo đó,
nhận định rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do mức ý nghĩa Sig. của
các nhân tố đều nhỏ hơn 0.05 nên chúng đều có tác động cùng chiều đến ý định
tham gia, có nghĩa là các hệ số hồi quy đều mang dấu dương. Giá trị hồi quy chuẩn
của các biến độc lập trong mô hình lần lượt như sau: Đặc điểm kỹ thuật là 0.267,
Tính năng tăng cường là 0.137 và Hậu mãi là 0.268.

𝜷₀ = 0.432

Vậy ta có mô hình hồi quy tuyến tính như sau:

QD= 0.432 + 0.267*KT + 0.137*TC + 0.268*HM + e

25
Kết quả cho thấy 3 biến độc lập đặc điểm kỹ thuật, Tính năng tăng cường và
Hậu mãi đều có giá trị Sig. < 0,05, hệ số hồi quy dương nên chúng có tác động tỷ lệ
thuận đối với quyết định mua của người tiêu dùng. Riêng các giả thiết H3, H4, H5
của các biến còn lại là Khả năng kết nối và di động, Thương hiệu và Ảnh hưởng từ
xã hội bị bác bỏ. Như vậy có 3 giả thiết H1, H2, H6 có ý nghĩa thống kê được chấp
nhận.

2.7. Kiểm định Independent samples T - Test và ANOVA

2.7.1. Kiểm định T - Test

 Kiểm định T - Test giữa biến giới tính và biến Quyết định mua

Mục đích: Kiểm định này dùng để kiểm tra có sự khác biệt giữa nam nữ đối
với nhu cầu tiêu dùng xanh hay không. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2008), với kiểm định T - test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau
của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ đồng đều
hoặc không của dữ liệu quan sát.
Thao tác trên SPSS: Analyze > Compare Means > Independent Samples
T-Test. Ở giao diện được mở ra, các bạn đưa biến định lượng vào mục Test
Variable(s), đưa biến định tính vào mục Grouping Variable. Sau đó nhấn vào mục
Define Groups... ngay bên dưới. Điền 2 ô trống lần lượt là 1 và 2. Quay lại hộp
thoại Independent-Samples T-Test, chọn OK.
Kết quả kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua với biến giới tính được thể hiện
trong bảng sau:

Bảng 2. 11: Kết quả kiểm định Independent Samples T - Test

Kiểm định Levene Kiểm định t

F Sig. T Sig (2 đầu)

Giả thiết phương sai bằng nhau .506 .478 -.892 .374

26
Giả thiết phương sai không bằng nhau -.880 .381

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2022

Giả thuyết 1:
H₀: Phương sai đồng nhất
H₁: Phương sai không đồng nhất
Kết quả thống kê Levene cho giá trị Sig. (màu vàng) = 0.478 > 0.05 (mức ý nghĩa).
Do đó chấp nhận giả thuyết H₀, cho thấy phương sai 2 giới tính giống nhau. Vì thế
trong kết quả kiểm định T-test, ta sử dụng kết quả giả thuyết phương sai bằng nhau
để kiểm định cặp giả thuyết.
Giả thuyết 2:
H₀: Không có sự khác biệt về quyết định mua giữa nam và nữ
H₁: Có sự khác biệt về quyết định mua giữa nam và nữ
Kết quả thống kê Leneve cho giá trị Sig T-test (màu xanh) đối với trường hợp
phương sai bằng nhau = 0.374 > 0.05 (mức ý nghĩa).
Do đó chấp nhận giả thuyết H₀. Như vậy, với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng
không có sự khác biệt về quyết định mua giữa nam nữ hay phương sai các nhóm giá
trị là đồng nhất.
Từ kết quả của kiểm định T-test, nhóm đi vào kiểm định ANOVA để tìm ra sự khác
biệt giữa các cặp biến định lượng so với định tính.

2.7.2. Kiểm định ANOVA cho các biến nhân khẩu học

a. Kiểm định ANOVA giữa Quyết định mua và Số năm của sinh viên

Mục đích: Kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các biến nhân
khẩu học trung bình (số năm sinh viên và thu nhập) đồng thời xác định mức độ ảnh
hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc trong nghiên cứu hồi quy.

Thao tác trên SPSS: Analyze > Compare Means > One-Way ANOVA…
Đưa biến phụ thuộc vào mục Dependent List, đưa biến định tính vào mục Factor. 

27
Ý nghĩa các đại lượng: Với bảng kiểm định ANOVA ta chỉ quan tâm đến
giá trị Sig.
 Nếu sig. < 0.05 chúng ta kết luận có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về Quyết
định mua laptop của sinh viên thuộc nhóm số năm/thu nhập khác nhau.

Nếu sig. < 0.05 chúng ta kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về Quyết
định mua laptop của sinh viên thuộc nhóm số năm/thu nhập khác nhau

Bảng 2. 12: Kết quả kiểm định ANOVA giữa Quyết định mua và Số năm của sinh
viên

Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

Between 1.587 3 .529 1.114 .346


Groups

Within 69.324 146 .475


Groups

Total 70.910 149

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2022

Từ bảng trên cho thấy kết quả phân tích ANOVA giữa Số năm của sinh viên và
Quyết định mua laptop. Với giá trị Sig. = 0.346 > 0.05 ta có thể kết luận không có
sự khác biệt về ý định tiêu dùng xanh giữa các nhóm tuổi khác nhau.

b. Kiểm định ANOVA giữa Quyết định mua và Thu nhập

Bảng 2. 13: Kiểm định ANOVA giữa Quyết định mua và Thu nhập

Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

28
Between .473 2 .236 .494 .611
Groups

Within 70.437 147 .479


Groups

Total 70.910 149

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2022

Từ bảng trên cho thấy kết quả phân tích ANOVA giữa Thu nhập và Quyết định mua
laptop. Với giá trị Sig. = 0.611 > 0.05 ta có thể kết luận không có sự khác biệt về
Quyết định mua laptop giữa các nhóm có thu nhập khác nhau.

29
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – HÀM Ý QUẢN TRỊ

6.1. Kết luận:

Qua quá trình phân tích như trên, mô hình đề xuất cuối cùng của nhóm như sau:

Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh


Từ 7 yếu tố ban đầu nhóm đề xuất, kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy chỉ còn
lại 3 yếu tố bao gồm dịch vụ hậu mãi, đặc điểm kỹ thuật, tính năng tăng cường có
quan hệ thuận chiều với quyết định mua của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh,
trong đó tác động mạnh mẽ nhất là dịch vụ hậu mãi với hệ số chuẩn hóa Beta là
0.268, tiếp theo là yếu tố đặc điểm kỹ thuật với hệ số chuẩn hóa Beta là 0.267, cuối
cùng là yếu tố tính năng tăng cường với hệ số chuẩn hóa là 0.137.

6.2. Hàm ý quản trị:

Lấy kết quả nghiên cứu làm cơ sở, nhóm có một số đề xuất:

Thứ nhất, dịch vụ hậu mãi đang tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định mua laptop
của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên ngày nay ngày càng có tài chính
và sẵn sàng chi trả cho một chiếc laptop với giá trị xứng đáng và dịch vụ thỏa mãn
nhu cầu của họ. Cụ thể ở đây là dịch vụ hậu mãi. Doanh nghiệp nên có những chính
sách bảo hành, sửa chữa và đổi trả sản phẩm miễn phí trong một khoảng thời gian
nhất định. Dịch vụ hậu mãi thường rất rườm rà, rắc rối, có khi lại không có hiệu quả
gì làm cho người mua rất không hài lòng. Doanh nghiệp cần suy nghĩ cải thiện dịch

30
vụ này. Đặc biệt, doanh nghiệp phải bảo đảm tính trung thực và thể hiện tinh thần
trách nhiệm của mình đối với mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra.

Thứ hai, vấn đề kỹ thuật cần được doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Theo kết quả
nghiên cứu, hệ số chuẩn Beta của yếu tố đặc điểm kỹ thuật chỉ nhỏ hơn 0.001 so với
yếu tố dịch vụ hậu mãi, thể hiện yếu tố đặc điểm kỹ thuật có vai trò không kém
phần quan trọng trong quyết định mua laptop của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường laptop hiện nay ngày càng cạnh tranh gay gắt, chính vì thế các doanh
nghiệp càng nên đầu tư vào bộ R&D để phát triển đặc tính kỹ thuật, nâng cấp chất
lượng của sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên.

Thứ ba, ngoài đặc tính kỹ thuật cơ bản của sản phẩm, sinh viên hiện nay ngày càng
chú trọng và có hứng thú, thích thú với những tính năng tăng cường của sản phẩm
như là màn hình cảm ứng, bàn phím chống nước, bàn phím tích hợp đèn led, …
Những tính năng tăng cường này không trực tiếp ảnh hưởng đến sản phẩm nhưng
giúp người mua thao tác sản phẩm dễ dàng hơn và có cảm giác sản phẩm “xịn xò”,
cao cấp hơn. Những tính năng tăng cường này là không giới hạn, doanh nghiệp có
thể cân nhắc đầu tư nghiên cứu và phát triển những tính năng tăng cường của sản
phẩm để thu hút sự chú ý của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh và thỏa mãn nhu
cầu ngày càng tăng của họ.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anjay Kumar Mishra, P. S. Aithal. (2021, June). Factors and Features Influencing
Laptop Users of Kathmandu, Nepal. International Journal of Case Studies in
Business, IT, and Education (IJCSBE), 5(1), 132-142.
doi:https://zenodo.org/record/3976932
Dr. V. Aslıhan Nasır, Sema Yoruker, Figen Güneş and Yeliz Ozdemir. (2006).
Factors influencing consumers' laptop purchases. Bogazici University,
Istanbul, Turkey. Retrieved 08, 2022 from
https://www.researchgate.net/publication/279749585_FACTORS_INFLUEN
CING_CONSUMERS%27_LAPTOP_PURCHASES?
fbclid=IwAR1u_JM9aM195bZBCBFXRZxOKMyNBLtsyGlwHCh-
kFO6uy979S47Vnj_sYM
Hair J.F. Jr., A. R. (1998). Multivariate Data Analysis. Prentice Hall.
Lưu Thị Thùy Vân. (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
laptop mới của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng. Luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng. Retrieved 08,
2022 from academia.edu:
https://www.academia.edu/34674384/Xemtailieu_nghien_cuu_cac_nhan_to_
anh_huong_den_quyet_dinh_mua_laptop_cua_sinh_vien_tai_thi_truong_da_
nang
Meseret, H. (2018). Factor affecting laptop computer buyers' purchase intetion in
Addis Ababa. Luận án Thạc sĩ, Đại học Addis Ababa, Marketing
Management. Retrieved August, 2022 from
https://scholar.archive.org/work/stkvkgyk65bupjojd2lpksghfi/access/
wayback/https://nadre.ethernet.edu.et/record/17464/files/HiruyMeseret.pdf
Nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp. (2021). Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH
(pp. 566-575). Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Retrieved August, 2022 from
https://www.researchgate.net/publication/359061424_NGHIEN_CUU_CAC
_YEU_TO_ANH_HUONG_DEN_QUYET_DINH_MUA_LAPTOP_CUA_
SINH_VIEN_DAI_HOC_CONG_NGHIEP_THANH_PHO_HO_CHI_MIN

32
H_THE_FACTORS_AFFECTING_ON_PURCHASE_INTENTION_OF_C
ONSUMERSCHOOSING_LAPTOP_BY_STUDENTS_IN
Nhóm sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật. (2018). Mô hình nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Laptop của sinh viên trường Đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Báo cáo môn học Nghiên cứu tiếp thị, Đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, Khoa Kinh tế. Retrieved August, 2022
from https://www.tailieudaihoc.com/3doc/5066014.html
Nhóm sinh viên trường Đại học Thương mại. (2019). Nghiên cứu sự ảnh hưởng của
các nhân tố cá nhân và tâm lý tới hành vi mua laptop của sinh viên. Đại học
Thương mại, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử, Hà
Nội. Retrieved 08, 2022 from
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/macroec
onomics/nghien-cuu-su-anh-huong-cua-cac-nhan-to-ca-nhan-va-tam-ly-toi-
hanh-vi-mua-laptop-cua-sinh-vien/6611502?origin=home-recent-1
TS. Phạm Hùng Cường, Phan Lê Thùy Trang. (2021, April). Quyết định mua máy
tính xách tay của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ(Số 8). Retrieved August, 2022 from
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quyet-dinh-mua-may-tinh-xach-tay-cua-
sinh-vien-cac-truong-dai-hoc-khoi-nganh-kinh-te-tren-dia-ban-thanh-pho-ho-
chi-minh-80899.htm
Wang Song Aoyan, Dr.Sayamol Nongbunnak. (n.d.). Factors affecting the
purchasing behavior of laptops in Bangkok. College of Innovative Business
& Accountancy. Bangkok. Retrieved August, 2022 from
https://grad.dpu.ac.th/upload/content/files/year9-1/9-10.pdf
Yeriko A. N. Tampi, Sifrid S. Pangemanan, Ferdinand J. Tumewu. (2016).
Consumer decision making in selecting laptop using analytical hierarchy
process (AHP) method (Study: HP, ASUS AND TOSHIBA). University of
Sam Ratulangi Manado. Retrieved 08, 2022 from
https://media.neliti.com/media/publications/2903-EN-consumer-decision-
making-in-selecting-laptop-using-analytical-hierarchy-process.pdf

33
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THANG ĐO

Nhân tố Biến quan sát Nguồn tham khảo

Đặc điểm kỹ thuật KT1: laptop có ổ cứng RAM với (Phạm Hùng Cường,
dung lượng lớn Phan Lê Thùy Trang,
2021)
KT2: Laptop có bộ vi xử lý với tốc
độ cao

KT3: Laptop có độ phân giải, hiển


thị cao

KT4: Laptop có card đồ họa

KT5: Laptop có ổ đĩa quang

KT6: bàn phím và touchpad có độ


nhạy cảm

Tính năng tăng TC1: Laptop có bàn phím chống (Phạm Hùng Cường,
cường nước Phan Lê Thùy Trang,
2021)
TC2: Phụ kiện laptop đa dạng

TC3: laptop có màn hình cảm ứng/


xoay 360 độ/ tháo rời

34
TC4: laptop có khả năng nâng cấp
phần cứng (thêm RAM, thay ổ cứng
dung lượng lớn hơn)

TC5: laptop có nhận dạng vân tay,


giọng nói

TC6: laptop có khả năng nâng cấp


pin

Khả năng kết nối KN1: laptop có webcam (Nguyễn Văn Khánh,
và di động Lê Đỗ, Ngọc Huyền,
KN2: laptop có thể kết nối internet Nguyễn Thảo Ly,
không dây 2022)

KN3: laptop có khả năng kết nối


TC, audio, bluetooth

Thương hiệu TH1: Tôi sẽ chú ý đến hình ảnh (Lưu Thị Thùy Vân,
thương hiệu của sản phẩm khi chọn 2016)
mua laptop

TH2: Tôi chọn mua laptop của công


ty phân phối có thương hiệu chất
lượng dịch vụ tốt

TH3: Số lượng và độ tin cậy của


công ty phân phối ảnh hưởng đến

35
quyết định chọn mua laptop của tôi

Ảnh hưởng từ xã XH1: Tôi nghe theo lời khuyên của


hội người thân, bạn bè khi mua laptop

XH2: Tôi sẽ thay đổi quyết định


nếu người thân, bạn bè tôi không
ủng hộ loại laptop mà tôi muốn mua

XH3: Tôi sẽ thay đổi quyết định


nếu thấy đánh giá xấu về sản phẩm
trên internet khi chọn mua laptop

Giá cả và khả GC1: tôi lựa chọn laptop có giá cả (Lưu Thị Thùy Vân,
năng thanh toán phù hợp 2016)

GC2: tôi lựa chọn laptop có điều


kiện thanh toán tốt, thuận lợi

GC3: Các chương trình giảm giá,


khuyến mãi, chiết khấu phù hợp có
ảnh hưởng đến quyết định chọn
mua laptop của tôi

Dịch vụ hậu mãi HM1: tôi chọn mua laptop có chế (Lưu Thị Thùy Vân,
độ bảo hành tốt 2016)

HM2: Tôi chọn mua laptop của


công ty phân phối có nhiều điểm

36
bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật

HM3: Nhân viên bảo hành chuyên


nghiệp

Quyết định mua QD1: tôi tự tin khi quyết định mua (Lưu Thị Thùy Vân,
laptop mà tôi chọn 2016)

QD2: Tôi khuyến khích bạn bè và


người thân mua laptop khi có nhu
cầu

QD3: tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mua


laptop tại công ty phân phối đã từng
mua khi có nhu cầu

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT

Chào các bạn, nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. Mục
đích của nghiên cứu này là để phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng, cũng như mối
quan hệ và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố đó. Từ đó nhóm thảo luận và đưa ra
những giải pháp, phát hiện mới nhằm giúp các doanh nghiệp, cá nhân phát triển
hoạt động kinh doanh sản phẩm xanh cũng như xây dựng các chiến lược marketing
phù hợp. Do đó, chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn, hy vọng được giúp đỡ. Mọi
thông tin cá nhân của các bạn sẽ không được tiết lộ và chỉ dùng cho mục đích
nghiên cứu.

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!

PHẦN GẠN LỌC


37
Bạn có phải là sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

● Có

● Không (Vui lòng ngưng khảo sát)

PHẦN CHÍNH

Các bạn vui lòng đánh dấu X vào ô thể hiện quan điểm của bạn theo mức độ sau:

(1) hoàn toàn không đồng ý

(2) không đồng ý

(3) trung lập

(4) đồng ý

(5) hoàn toàn đồng ý

ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT (KT)

1 KT1: laptop có ổ cứng RAM với dung lượng lớn

2 KT2: Laptop có bộ vi xử lý với tốc độ cao

3 KT3: Laptop có độ phân giải, hiển thị cao

4 KT4: Laptop có card đồ họa

38
5 KT5: Laptop có ổ đĩa quang

6 KT6: bàn phím và touchpad có độ nhạy cảm

TÍNH NĂNG TĂNG CƯỜNG (TC)

1 TC1: Laptop có bàn phím chống nước

2 TC2: Phụ kiện laptop đa dạng

3 TC3: laptop có màn hình cảm ứng/ xoay 360 độ/ tháo rời

4 TC4: laptop có khả năng nâng cấp phần cứng (thêm RAM,
thay ổ cứng dung lượng lớn hơn)

5 TC5: laptop có nhận dạng vân tay, giọng nói

6 TC6: laptop có khả năng nâng cấp pin

39
KHẢ NĂNG KẾT NỐI VÀ DI ĐỘNG (KN)

1 KN1: laptop có webcam

2 KN2: laptop có thể kết nối internet không dây

3 KN3: laptop có khả năng kết nối TC, audio, bluetooth.

DỊCH VỤ HẬU MÃI (HM)

1 HM1: tôi chọn mua laptop có chế độ bảo hành tốt

2 HM2: Tôi chọn mua laptop của công ty phân phối có nhiều
điểm bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật

3 HM3: Nhân viên bảo hành chuyên nghiệp

QUYẾT ĐỊNH MUA (QD)

1 QD1: tôi tự tin khi quyết định mua laptop mà tôi chọn

40
2 QD2: Tôi khuyến khích bạn bè và người thân mua laptop khi
có nhu cầu

3 QD3: tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mua laptop tại công ty phân
phối đã từng mua khi có nhu cầu

THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Vui lòng cho biết thu nhập của anh chị

● Dưới 3 triệu

● Từ 3 triệu đến 5 triệu

● Trên 5 triệu

Anh/ chị là sinh viên năm:

● Năm 1

● Năm 2

● Năm 3

● Năm 4

Giới tính của bạn:

● Nam

● Nữ

Một lần nữa cảm ơn các bạn đã giúp đỡ nhóm thực hiện khảo sát này. Chúng tôi rất
cảm kích và biết ơn các bạn. Chúc một ngày vui vẻ đến với các bạn!

41
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU SPSS

 Thống kê mô tả
 Giới tính:

 Thu nhập:

 Năm học:

 Crosstabs
 Kiểm định Crosstabs giữa biến Giới tính và thu nhập

Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig. (2-


sided)

42
Pearson Chi-Square 3.121a 2 .210

Likelihood Ratio 3.049 2 .218

Linear-by-Linear Association .158 1 .691

N of Valid Cases 150

a. 1 cells (16.7%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is 3.00.

 Kiểm định Crosstabs giữa biến Năm học và thu nhập

Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig. (2-


sided)

Pearson Chi-Square 91.653a 6 .000

Likelihood Ratio 53.196 6 .000

Linear-by-Linear Association 33.376 1 .000

N of Valid Cases 150

a. 6 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is .54.

 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha


 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Đặc điểm kỹ thuật KT

43
 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Tính năng tăng cường TC

 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Khả năng kết nối và di động KN

 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Thương hiệu TH

44
 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Ảnh hưởng xã hội XH

 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Giá cả và khả năng thanh toán GC

45
 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Dịch vụ hậu mãi HM

 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho Quyết định mua QD

 Phân tích nhân tố khám phá EFA


 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến độc lập

46
47
 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc

48
 Phân tích tương quan:

 Phân tích hồi quy

49
 Kiểm định Independent Sample T test cho biến giới tính

 Kiểm định One Way ANOVA


50
 Kiểm định One Way ANOVA đối với biến Thu nhập

 Kiểm định One Way ANOVA đối với biến Sinh viên năm

51

You might also like